Ví như thơ của các nhà thơ: Nông Quốc Chấn, Nông Viết Toại, Triều Ân; Mai Liễu, Dương Thuấn, Lương Định, Triệu Lam Châu… dân tộc Tày; Bàn Tài Đoàn, Triệu Kim Văn… dân tộc Dao; Cầm Biêu,
Trang 1
HOÀNG THỊ HUỆ DINH
THƠ SONG NGỮ Y PHƯƠNG
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 602 22 01 21
LUẬN VĂ N THẠ C SĨ N GÔ N N GỮ
VÀ VĂN HO Á VIỆT N AM
Người hướng dẫn: PGS TS Trần Thị Việt Trung
Thái Nguyên, năm 2016
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Thị Việt Trung - người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo Khoa Văn
- Xã hội, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới nhà thơ Y Phương đã tận tình giúp
đỡ và cung cấp cho tôi những thông tin, tư liệu quý báu để tôi hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động viên, quan tâm, chia sẻ và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016
Tác giả Luận văn
Hoàng Thị Huệ Dinh
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Thị Việt Trung Các kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC ii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 11
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 12
5 Phạm vi nghiên cứu 13
6 Cấu trúc của luận văn 13
7 Đóng góp của luận văn 13
Chương 1 Y PHƯƠNG - NHÀ THƠ DÂN TỘC TÀY TIÊU BIỂU THỜI KỲ HIỆN ĐẠI 14
1.1 Vài nét về Y Phương - Nhà thơ Tày xứ “non nước Cao Bằng” 14
1.1.1 Tiểu sử của nhà thơ Y Phương 14
1.1.2 Sự nghiệp sáng tác của Y Phương 19
1.2 Quan niệm của Y Phương về sáng tác văn chương 27
Chương 2 BẢN SẮC TÀY TRONG THƠ SONG NGỮ Y PHƯƠNG 40
2.1 Bản sắc Tày trong ngôn ngữ thơ 41
2.2 Bản sắc Tày nhìn từ phương diện nội dung 49
2.2.1 Bức tranh thiên nhiên làng Tày xứ non nước Cao Bằng 49
2.2.2 Hình ảnh “người đồng mình” đầy yêu thương, tự hào nhưng thấp thoáng nỗi buồn xót xa 51 2.2.3 Tự hào về những phong tục, tập quán đẹp trong cộng đồng Tày 58
Trang 52.3 Cách diễn đạt và hình ảnh thơ đậm chất Tày 66
2.3.1 Cách diễn đạt đậm chất Tày 66
2.3.2 Một số hình ảnh thơ mang nét đặc trưng miền biên viễn 70
Chương 3 TÍNH HIỆN ĐẠI TRONG THƠ SONG NGỮ Y PHƯƠNG 76
3.1 Kế thừa thơ ca truyền thống trên cơ sở làm mới và sáng tạo 76
3.1.1 Kế thừa thơ ca truyền thống một cách sáng tạo 76
3.1.2 Hình ảnh thơ đậm chất miền núi, vừa quen thuộc, vừa mới mẻ 82
3.2 Tính hiện đại trong thơ song ngữ Y Phương 86
3.2.1 Hiện đại trong cách diễn đạt ý thơ 86
3.2.2 Hiện đại ở các vấn đề xã hội mà nhà thơ quan tâm 87
3.2.3 Hiện đại trong ngôn ngữ thơ 91
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Thơ ca hiện đại của các dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng, văn học
hiện đại các DTTS nói chung từ lâu đã được khẳng định là một bộ phận văn học có vẻ đẹp, và có sắc thái riêng, in đậm dấu ấn tâm hồn và giàu bản sắc văn hóa các dân tộc anh em với nhiều cá tính sáng tạo độc đáo Riêng trong lĩnh vực thơ ca, các nhà thơ dân tộc ít người đã đóng góp vào nền thơ ca hiện đại Việt Nam một tiếng nói riêng, đậm chất dân tộc và miền núi với nhiều gương mặt mới, nhiều giọng điệu khác nhau Mỗi người trong số họ đã tạo ra một tiếng nói, một gương mặt, một phong cách thơ riêng biệt, độc đáo Ví như thơ của các nhà thơ: Nông Quốc Chấn, Nông Viết Toại, Triều Ân; Mai Liễu, Dương Thuấn, Lương Định, Triệu Lam Châu… (dân tộc Tày); Bàn Tài Đoàn, Triệu Kim Văn… (dân tộc Dao); Cầm Biêu, Vương Trung, Lò Văn Cậy, Lò Cao Nhum… (dân tộc Thái); Mã Thế Vinh (dân tộc Nùng); Vương Anh, Bùi Tuyết Mai… (dân tộc Mường); Lò Ngân Sủn… (dân tộc Giáy); Lâm Quý… (dân tộc Cao Lan), Pờ Sảo Mìn… (dân tộc Pa Dí), Dư Thị Hoàn… (dân tộc Hoa); Inrasara… (dân tộc Chăm); Hùng Đình Quý, Mã A Lềnh… (dân tộc Mông); HơVê… (dân tộc Hơ Rê); Trần Thanh Pôn… (dân tộc Khmer)… Trong đó, nhà thơ Tày Y Phương nổi lên là một trong những nhà thơ Việt Nam tiêu biểu và xuất sắc nhất trong đội ngũ các nhà thơ người
DTTS hiện đại Với quan niệm “Văn chương là một việc làm trả ơn những người sinh thành và nuôi dưỡng mình”, gần 40 năm qua, ông lặng lẽ sáng tác,
lặng lẽ thử nghiệm và không ngừng lao động sáng tạo để có thể công bố khối lượng tác phẩm không hề “khiêm tốn”, bao gồm: 1 tập kịch, 3 tập tản văn, 2 trường ca, 7 tập thơ Trong đó có 2 tập thơ song ngữ Tày - Việt với tổng số
152 bài thơ Tên tuổi ông gắn với "Mùa hoa bội thu" những Giải thưởng: Giải
A Hội Nhà văn Việt Nam, 1987 (Tiếng hát tháng giêng - Thơ); Giải A Hội Nhà văn Việt Nam, 1992 (Lời chúc - Thơ); Giải B (không có giải A) Bộ
Trang 7Quốc phòng, 2000 (Chín tháng - Trường ca); Giải nhất cuộc thi Thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1984 (chùm thơ: Phòng tuyến Khau Liêu, Tên làng,
Nói với con) Ngoài ra ông còn được nhận nhiều giải thưởng khác của tuần
báo Văn nghệ của Hội Văn học nghệ thuật các DTTS Việt Nam Đặc biệt, ông
là một trong số ít các tác giả người DTTS được nhận Giải thưởng Nhà nước
về Văn học nghệ thuật (với 3 Tập thơ Tiếng hát tháng giêng, Chín tháng,
Lời chúc) Ông là một trong những nhà thơ dân tộc thiểu số hiếm hoi được
vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật Từ đây cho thấy, nghiên cứu về thơ Y Phương, đặc biệt là bộ phận thơ song ngữ - bộ phận thơ độc đáo, đặc sắc của ông, cái góp phần làm nên một Y Phương rất truyền thống, “rất Tày” nhưng cũng rất hiện đại - là một việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay
1.2 Đọc thơ Y Phương, ta thấy ở đó luôn thấm đẫm một tình yêu quê
hương, đất nước, yêu dân tộc của mình Nhưng điểm khác ở ông so với những nhà thơ lớp trước là ở cách ông đã thể hiện tinh thần ấy trên một quan điểm, một cách thức mới Nếu thơ Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Nông Viết Toại, Triều Ân… trực tiếp lấy hình ảnh quê hương, đất nước làm đề tài chủ đạo, họ làm thơ để hát lên tiếng ca hào sảng về tình yêu quê hương, đất nước, dân tộc, về những thay đổi lớn lao của số phận dân tộc, từ kiếp đói nghèo, nô
lệ được đứng lên làm chủ cuộc đời - thì thơ Y Phương lại là sự mở rộng biên
độ đề tài Ông viết rất nhiều đề tài khác nhau (về cuộc sống và con người miền núi trong cả chiến tranh lẫn thời bình; cuộc sống con người ở đô thị; viết
về tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa, về cái tôi cá nhân) với những nỗi niềm, khát vọng riêng từ sâu thẳm… Và ở đề tài nào Y Phương cũng thể hiện rất thành công So với các nhà thơ Tày nói riêng, các nhà thơ dân tộc thiểu số nói chung cùng thời thì Y Phương là một trong số ít nhà thơ có ý thức sâu sắc về việc cần phải sáng tác thơ bằng tiếng mẹ đẻ (sau đó mới dịch ra tiếng Việt) Đây là một đặc điểm, một nét đặc trưng riêng, thể hiện rất rõ, rất sinh động tính dân tộc, bản sắc dân tộc và lòng tha thiết với ngôn ngữ dân tộc của ông
Trang 8Vì thế, nghiên cứu thơ song ngữ của Y Phương sẽ thấy bản sắc Tày hiện lên một cách hết sức đậm nét, sinh động và cụ thể trong từng tác phẩm của ông Qua đó, ta nhận thấy sự trải nghiệm cuộc đời cũng như thấy được tầm cao và chiều sâu văn hóa ở trong ông Ông hiểu hơn ai hết - văn hóa là sức mạnh nội
sinh, là cội nguồn giá trị của dân tộc với những làng Tày: “Vách nhà ken câu hát”, với niềm tin “Còn quê hương thì làm phong tục”! Nhưng điều đáng
quý trọng ở nhà thơ Tày này là ông đã không bó hẹp ngòi bút của mình chỉ trong việc phản ánh cuộc sống sinh hoạt của người Tày - mà đã vượt lên, vươn xa như một dấu nối với thơ ca các dân tộc khác Chính vì thế mà thơ ông với sự mở rộng biên độ của đề tài, chủ đề nhưng vẫn thấm đẫm bản sắc
văn hóa “người đồng mình”, vẫn mở rộng, giao hòa với các vùng văn hóa
rộng lớn khác để cùng hòa vào dòng sông thơ ca của dân tộc Việt nói chung
Thừa kế và sở hữu một kho tàng văn hóa Tày truyền thống phong phú, ông đã sử dụng linh hoạt các thể thơ dân gian để giãi bày, truyền tải những lát cắt muôn màu về đời sống, sinh hoạt, phong tục tập quán, ngôn ngữ, ẩm thực, trang phục, trò chơi dân gian… của quê hương, dân tộc mình Ông vận dụng rất khéo léo chất dân ca Tày để tạo nên câu thơ trữ tình, giàu hình ảnh, giàu chất liên tưởng Y Phương biết chọn lọc trong kho tàng ngôn ngữ dân tộc mình những chất liệu đặc trưng để tạo nên thứ ngôn ngữ nghệ thuật riêng cho tác phẩm của mình Phong cách thơ ông vừa hiện đại vừa dân tộc, bởi ông đã kết hợp được truyền thống văn hóa, văn học của quê hương Cao Bằng, của dân tộc Tày với văn hoá của mọi miền quê khác của đất nước và đã chủ động tiếp cận với nền văn hoá, văn học hiện đại của dân tộc Việt thế kỷ XXI Đọc thơ Y Phương cảm nhận rõ sự mộc mạc, hồn nhiên mà lắng đọng do cách viết chân thành mà sâu sắc của ông Thế giới nghệ thuật của Y Phương thật đa dạng, phong phú nhưng vẫn có nét riêng (không gian riêng, thời gian riêng và những quy luật tâm lí riêng của con người miền núi ) Thế giới nghệ thuật ấy ứng với một quan niệm về hiện thưc, về cuộc sống, về con người của riêng
Trang 9ông Qua thế giới nghệ thuật ấy, người đọc có thể hình dung sự sáng tạo độc đáo cùng lối tư duy nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của nhà thơ
- Chính vì vậy, lựa chọn Thơ song ngữ Y Phương để làm đề tài nghiên
cứu - chính là đã lựa chọn phần đặc sắc nhất trong sáng tác thơ ca của ông, là
đã tìm đến những nét đặc điểm riêng biệt trong cả nội dung và hình thức thơ (đặc biệt là về ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ), cũng như đã chỉ ra được tư tưởng nghệ thuật của ông (tha thiết với văn hóa dân tộc, trở về với cội nguồn dân tộc trong sự sáng tạo và hiện đại hóa)
1.3 Trong sáng tác nói chung, Y Phương bao giờ cũng mang thông
điệp về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Nhà thơ đã đến và chinh phục những người yêu nền văn hóa Tày vốn rất rực rỡ, độc đáo, tràn đầy sức sống với một vẻ đẹp mới từ những góc nhìn mới về văn hóa Tày trong sự giao thoa,
nối kết với văn hóa của các dân tộc anh em khác trong“Ngôi nhà văn chương” chung Tiếp cận thơ song ngữ của Y Phương khiến ta càng hiểu
thêm về vẻ đẹp độc đáo của ngôn ngữ Tày, của lối tư duy nghệ thuật đậm chất Tày và cách diễn đạt theo kiểu người Tày thời kỳ hiện đại
- Là một nhà báo và cũng là người con của đồng bào dân tộc Tày, tôi
nhận thấy việc nghiên cứu Thơ song ngữ của nhà thơ Tày - Y Phương có rất
nhiều ý nghĩa Trước hết, tôi sẽ hiểu hơn về vẻ đẹp của thơ Tày khi được sáng tác bằng lối tư duy và bằng ngôn ngữ của chính người Tày; hiểu hơn về nhà thơ Y Phương cùng những đóng góp to lớn, đặc sắc của ông đối với thơ ca các DTTS nói riêng, thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung; hiểu hơn về vẻ đẹp của ngôn ngữ dân tộc mình, hiểu hơn về bản sắc văn hóa dân tộc mình và yêu mến, tự hào về dân tộc Tày - một dân tộc có truyền thống thơ ca, có kho tàng văn hóa giàu có, phong phú và đang từng bước đi trên con đường hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế…
Bên cạnh đó, nghiên cứu thơ song ngữ Y Phương cũng giúp ích rất nhiều cho công việc chuyên môn của tôi, bởi qua đây - tôi thêm hiểu hơn về
Trang 10ngôn ngữ Tày và cách sử dụng thứ ngôn ngữ mẹ đẻ trong quá trình tác nghiệp của mình tại các bản làng dân tộc Tày, cũng như có ý thức gìn giữ những nét đẹp truyền thống quý báu đó - thông qua việc thực hiện các tác phẩm báo chí
để góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc mình trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hôm nay
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Là nhà thơ DTTS có nhiều tác phẩm được công bố, được nhận nhiều Giải thưởng của Trung ương và địa phương, có nhiều bài thơ để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc, thơ Y Phương thực sự đã thu hút được nhiều người nghiên cứu, phê bình Y Phương đã được nhắc đến ngay từ một số công trình
nghiên cứu về thơ DTTS trước năm 2000, ví dụ như cuốn: Sự hình thành văn xuôi (trong cuốn 40 năm văn hóa nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam 1945-1985) của Phong Lê; Văn học các dân tộc thiểu số mười năm qua với vấn đề truyền thống và hiện đại (1986), Đinh Văn Định; Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (1995) của Lâm Tiến; Hùng Đình Quý (1997), Tiếng nói các nhà văn dân tộc thiểu số, Nhiều tác giả, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội; Tuyển tập văn học dân tộc miền núi, Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục, 1998 (Nông Quốc Chấn chủ biên); Phạm Quang Trung, Thổ cẩm dệt bằng thơ (phê bình, 1999); Lò Ngân Sủn (1999), Hoa văn thổ cẩm (Tập 2), NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội… Ngoài ra, còn có các cuốn: “Một mình trong cõi thơ”, NXB Văn hóa dân tộc, (2000) của Hoàng Quảng Uyên); “Nét đẹp văn hóa trong thơ văn và ngôn ngữ dân tộc”, 3 tập: 2003 - 2008 của TS Hoàng An; “Song thoại với cái mới” (2008) của Innasara;“Hương sắc miền rừng” (2008) của Mai Liễu…
Đặc biệt trong một số các công trình nghiên cứu chuyên sâu của các tác giả là những nhà nghiên cứu phê bình yêu quý và say mê văn chương dân tộc
thiểu số sau năm 2010 như: “Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiếu số Việt Nam hiện đại” 2010 (Trần Thị Việt Trung chủ biên); “Văn học dân tộc
Trang 11thiểu số Việt Nam - Diện mạo và đặc điểm”, 2011, (Trần Thị Việt Trung và
Cao Thị Hảo đồng chủ biên; “Thơ ca dân tộc H’Mông - Truyền thống và hiện đại” (2014) của Nguyễn Kiến Thọ; “Những người tự đục đá kê cao quê hương” (2015) của Lê Thị Bích Hồng; và gần đây nhất là công trình nghiên cứu khá quy mô, dày dặn hàng ngàn trang “Văn học dân tộc thiểu số Việt
Nam - Truyền thống và hiện đại”, 2015 (Trần Thị Việt Trung và Nguyễn Đức
Hạnh đồng chủ biên)…
Trong các cuốn sách nghiên cứu phê bình này, Y Phương đều được nhắc đến như một nhà thơ Tày tiêu biểu, xuất sắc nhất; và đóng góp đáng khẳng định nhất ở ông chính là ở mảng thơ, trong đó có thơ song ngữ Bởi trong các tập thơ này, Y Phương đã thể hiện rõ rệt và sinh động vẻ đẹp của bản sắc văn hóa Tày cũng như thể hiện được phong cách, tư tưởng nghệ thuật của mình
- Cũng chính vì vậy, Y Phương đã trở thành đề tài nghiên cứu của một
số luận văn Thạc sĩ Ngữ văn Ví dụ như: Luận văn Thạc sĩ với Đề tài “Bản sắc Tày trong thơ Y Phương và Dương Thuấn” của học viên Nguyễn Thị Thu
Huyền (Đại học Thái Nguyên), năm 2009; Luận văn Thạc sĩ của học viên
Sùng Thị Hương (Đại học Thái Nguyên) với Đề tài “Đặc sắc tản văn Y Phương”, năm 2013 ; và cũng đã trở thành một phần nội dung trong Luận án
Tiến sĩ của các nghiên cứu sinh: Đỗ Thị Thu Huyền (Viện Văn học) và Hà Anh Tuấn (Đại học Thái Nguyên) Trong các công trình nghiên cứu này, thơ
Y Phương và tản văn Y Phương đã được các tác giả nghiên cứu, giới thiệu ở một số phương diện cụ thể (Bản sắc dân tộc Tày trong tản văn Y Phương và trong thơ Y Phương), nhưng các tác giả này chưa đi vào nghiên cứu thơ song ngữ của nhà thơ Tày nổi tiếng này như một đề tài nghiên cứu chuyên biệt
Thơ Y Phương cũng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình văn học như: Tế Hanh, Phạm Hổ, Chu Văn Sơn, Nguyễn Hữu Tiến, Trúc Thông, Hồng Diệu, Thái Vĩnh Linh, Tạ Duy Anh, Đỗ Trung Lai,
Trang 12Trần Mạnh Hảo, Phạm Quang Trung, Trinh Đường, Vũ Nho, Bế Kiến Quốc, Nguyễn Trọng Hoàn, Vũ Quần Phương, Vân Long Tất cả các bài viết của các tác giả trên hầu như đều đánh giá cao tài năng của Y Phương, thể hiện sự đồng cảm với những vần thơ đầy tình yêu và lòng tự hào về quê hương, đất nước và dân tộc Tày của ông
Ví dụ như trong một số nhận xét sau của các nhà thơ, nhà nghiên cứu
phê bình Trong bài viết nhận xét, đánh giá về Tập thơ Tiếng hát tháng giêng
của Y Phương, Tế Hanh cho rằng: “câu thơ anh tự do phóng khoáng như một bản nhạc của núi rừng (…) Y Phương là một nhà thơ, một nhà thơ miền núi mới mẻ, thơ anh vừa hiện đại, vừa dân tộc, nhưng có cái gì hiện đại, hôm nay
và mai sau” [40,244] Tìm hiểu tập “Tiếng hát tháng giêng”, nhà thơ Phạm
Hổ cũng dành cho tập thơ này của ông những tình cảm yêu mến, trân trọng:
“đọc thơ hay, tôi thường bàng hoàng và sửng sốt (…) tôi đã trân trọng và yêu quý thơ anh ngay từ đầu” [40,249]
Nhà nghiên cứu văn học Chu Văn Sơn đã phát hiện ra “chất suy tư” và giọng điệu trữ tình chủ đạo trong thơ của Y Phương: “cái điềm tĩnh của suy
tư, không phải là lối sôi nổi giãi bày cảm xúc, kể lể lại sự kiện cho đã, cho thỏa mãn cái tôi, tất cả lắng vào suy tư, suy tư lắng vào những câu gọn, chắc ngỡ chỉ thuần duy lí, ngỡ khước từ tất cả những vần nhạc thông thường” [37] Ông nhấn mạnh: “Yếu tố hiện đại đã tìm thấy một cơ chế kết hợp hợp lí nào
đó với yếu tố truyền thống, điều khiển cơ chế ấy không thể là gì khác hơn lòng thiết tha với quê hương xứ sở, dân tộc” [37]
Đánh giá về tập thơ Lời chúc, Hồng Diệu cho rằng: “Có thể nhận ra
một đặc điểm của nhà thơ này: diễn đạt ý mình thật mạch lạc và kín đáo” [40,
280] Điểm thành công của tập Lời chúc là “cách so sánh gần với tự nhiên và
nhiều khi hồn nhiên, ngộ nghĩnh là một đặc điểm của người dân tộc thiểu số” [40, 282] Tập thơ“thấp thoáng cái riêng của anh, hoặc là ở ý tứ, hoặc là
ở câu chữ” Tìm hiểu những bài thơ trong tập thơ Lời chúc, nhà thơ Trúc
Trang 13Thông lại phát hiện một năng lực văn hóa hiếm có của Y Phương: không chỉ tái hiện bản sắc văn hóa Tày của mình mà còn tiếp tục khám phá về văn hóa
dân tộc mình: “Y Phương căng thẳng xuyên sâu vào những tầng vỉa vô hình của đời sống dân tộc anh (…) Y Phương không yêu dân tộc mình ở đầu lưỡi, lạm dụng chất dân tộc Qua tất cả những cảnh, hướng sinh hoạt vật chất và tinh thần hiện thực, những đam mê và đau khổ trần trụi, những chìm lặng không sao nói hết và sự thật cuộc đời… Y Phương tiếp tục phát hiện về dân tộc mình” [40,237]
Tập thơ Đàn then của Y Phương ra đời tiếp tục nhận được sự yêu quý
trân trọng của độc giả và các nhà nghiên cứu phê bình văn học Theo tác giả
Thái Vĩnh Linh, tập thơ có: “… bút pháp điêu luyện, ngôn ngữ chọn lọc, giữ được sự tinh tế của tình cảm pha lẫn cái dung dị mộc mạc đầy chất núi rừng”
[40,287]
Nhà văn Tạ Duy Anh lại cảm nhận về thơ Y Phương một cách ví von
và độc đáo: “như rượu ngon, thơ ông càng để lâu càng ngấm thời gian, có điều kiện để thanh lọc những tạp chất, trở nên tinh khiết; ông biết nhấn xuống cái ồn ào của bề mặt cuộc sống tìm đến cái tinh chất thơ ngọt ngào chắt ra từ tâm hồn Y Phương, đúng hơn là nó tự trào ra khỏi tâm hồn ông, lại được nấu
từ thứ men đắng của cuộc đời ông” [40,290]
Nhà thơ Đỗ Trung Lai đánh giá về trường ca Chín tháng của Y
Phương như sau: “Y Phương là một giọng điệu riêng trộn lẫn hài hòa lối nghĩ, lối nói của dân tộc anh và khả năng biểu cảm của tiếng Việt không bị rơi vào cảnh “xếp hàng một phía sau” trong việc viết về trường ca như nhiều người làm trường ca khác” [40,295] PGS.TS Trần Thị Việt Trung đánh giá
thơ Y Phương một cách toàn diện ở trên cả hai phương diện: Nội dung và Nghệ thuật, đặc biệt nhà nghiên cứu đã khẳng định có một sự kết hợp của tinh
thần dân tộc và tinh thần hiện đại trong thơ ông: “Có thể khẳng định Y
Trang 14Phương đã vươn tới sự hài hòa giữa tính dân tộc và tính hiện đại trong sáng tác của mình” [65]
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã chỉ ra mặt mạnh nhất, đặc sắc nhất của thơ
ông: “bình dị, chân chất, hồn nhiên, giấu cất mà còn he hé lộ thiên, lặng lẽ
mà bùng nổ, nhẩn nha như chính cuộc đời ông, con người ông Gặp thoáng qua bằng tay xã giao, đọc thoáng qua bằng cặp mắt xa lạ sẽ thấy anh này thơ nhàn nhạt, lạnh lẽo, tưng tửng, cứ nhấp nha nhấp nhổm những núi cùng non Nhưng nếu dùng tấm lòng để gặp, để đọc Y Phương và thơ ông sẽ không còn thấy nhàn nhạt, lành lạnh nữa mà lại ấm ấm, mằn mặn, mặn mòi như thể những câu thơ của ông cũng biết ứa nước mắt vậy” [40,301]
Tập thơ Tủng Tày (Vũ khúc Tày) của Y Phương lại mang một sắc thái
mới Nhà văn Lê Thị Bích Hồng nhận xét: Nếu như trong các tập thơ trước, anh mới rón rén thả thơ tình (có khi là cả bài, có khi là cả câu) trải vào các tập thơ (…), vượt qua sự dè dặt, anh dành một phần “Những người đội rượu”
cho thơ tình, nhưng phải đến “Vũ khúc Tày” cảm xúc ùa ập, trào trào như
núi lửa phun trào nham thạch, anh “trình làng” cả một tập thơ trọn vẹn 100% thơ tình [42,8] Với cái nhìn của một nhà lý luận phê bình văn học giàu
kinh nghiệm, nhà thơ Nguyễn Đức Hạnh cũng chỉ ra những điểm mới lạ và
sáng tạo trong tập thơ này: Thơ Y Phương giản dị như suối nguồn trong và sâu, nhìn xuống đáy thi thoảng gặp những hạt vàng lấp lánh - đó là những biểu tượng độc đáo có tính mơ hồ đa nghĩa (…) những biểu tượng ấy đã minh chứng cho tính hiện đại và cá tính sáng tạo, độc đáo của nhà thơ, bên cạnh tính truyền thống biểu hiện trong đề tài quen thuộc, trong hệ thống thi ảnh đậm sắc thái văn hóa miền núi nói chung, trong thơ Tày nói riêng… [42,259]
Hiện nay, bên cạnh những bài viết về thơ Y Phương của các tác giả nêu
trên và những bài viết được tập hợp trong tập “Thơ Y Phương”, còn một số
bài viết phê bình trên các báo, tạp chí của các tác giả khác viết về một số đặc điểm của thơ Y Phương, đặc biệt là những bài thơ viết về quê hương và con
Trang 15người miền núi, vùng cao của nhà thơ Các bài viết tập trung nói về những nội dung phản ánh con người, quê hương, phong tục… và một số đặc trưng nghệ thuật trong các sáng tác của ông Qua đó, khẳng định nét riêng độc đáo cũng như những đóng góp của Y Phương đối với thơ ca DTTS nói riêng, thơ ca Việt nói chung
Ngoài ra cũng có một số nhận xét về những điểm hạn chế của thơ Y Phương Tế Hanh đã thẳng thắn chỉ ra sự non nớt trong sáng tác nghệ thuật
của Y Phương là “nhiều chỗ vụng về đôi khi ngô nghê” [40,247] Chu Văn
Sơn chỉ ra nhược điểm của tập thơ “Tiếng hát tháng giêng” ở chỗ “vẫn còn
một số bài loãng, lép như Một ngày bình yên, Kỉ niệm đội chiếu bóng, Hương thơm trái thị” [40,269] Theo Trúc Thông, thơ Y Phương “không phải bài nào cũng hay, câu nào cũng quý, chữ nào cũng đẹp” [40,275]; Thái Vĩnh
Linh chỉ rõ hạn chế của tập “Đàn then” là: “một số bài còn lộ nhiều thô vụng
hay giản lược, một số bài có vẻ lời đi qua tứ” [40,287]; Trần Mạnh Hảo cũng cho rằng, thơ Y Phương “có nhiều bài hay và cả nhiều bài thơ chưa hay”
[40,309]…
Có thể thấy, điểm thống nhất ở các nhà nghiên cứu về thơ Y Phương là: Bên cạnh việc chỉ ra một số thiếu sót cần khắc phục của cây bút Y Phương, còn về cơ bản là những điểm mạnh, những mặt thành công của cây bút thơ này Họ đều khẳng định: Ông là nhà thơ DTTS tiêu biểu và xuất sắc, thơ của ông vừa có tính hiện đại, vừa có tính dân tộc Tác giả Trần Đăng
Suyền trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, Tập I khẳng định: “Những cây bút làm thơ sau 1975 xuất hiện ngày càng nhiều, đã và đang từng bước khẳng định vị trí của mình, tiêu biểu là Y Phương với tập Tiếng hát tháng giêng”
[30,15]
Năm 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tuyển chọn bài thơ “Nói với
con” của Y Phương đưa vào giảng dạy chính thức trong chương trình Ngữ
văn lớp 9 - hệ trung học cơ sở Đó là sự khẳng định tài năng thơ của ông và
Trang 16cũng là điều kiện để tác phẩm của ông đến được với đông đảo bạn đọc trong
cả nước
Tóm lại, qua các bài nghiên cứu, phê bình về thơ Y Phương, chúng tôi nhận thấy các tác giả bước đầu đã chỉ ra được những nét đặc điểm chính trong sáng tác của Y Phương Tuy nhiên, những bài viết này mới tập trung vào nghiên cứu tìm hiểu về từng mảng sáng tác, hoặc từng thể loại sáng tác (thơ, tản văn) của Y Phương - chứ chưa chú ý đến việc nghiên cứu riêng về mảng thơ song ngữ của ông Nhưng với chúng tôi thì những nghiên cứu, những ý kiến nhận xét, đánh giá của những người đi trước chính là những gợi ý quý báu cho việc triển khai hướng nghiên cứu đề tài của chúng tôi
Thơ song ngữ là một mảng sáng tác thành công, quan trọng và đặc sắc trong sự nghiệp sáng tác của Y Phương, nó đã thể hiện rất rõ quan điểm về sáng tác thơ ca bằng tiếng mẹ đẻ và tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật của tác giả Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu của mình để góp phần khẳng định những đóng góp, những giá trị đặc sắc của
Thơ song ngữ Y Phương, cũng như khẳng định sự đóng góp quan trọng của
ông đối với việc bảo tồn và phát huy vẻ đẹp truyền thống của thơ ca Tày nói riêng - trong quá trình vận động và phát triển của thơ ca DTTS Việt Nam hiện đại
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát toàn bộ các sáng tác
của nhà thơ Y Phương (Tiếng hát tháng giêng, Lời chúc, Đàn then, Trường
ca Chín tháng, Thơ Y Phương, Thất tàng lồm (Ngược gió), Đò trăng, Bài hát cho Sa, Tủng Tày (Vũ khúc Tày), đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu các tập
thơ song ngữ của Y Phương Cụ thể là các tập thơ: Thất tàng lồm (Ngược gió); Tủng Tày (Vũ Khúc Tày) ở cả 2 phương diện: Nội dung và nghệ thuật
Trang 173.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Luận văn hướng tới việc: Làm nổi bật những nét đặc sắc về nội dung
và nghệ thuật thơ song ngữ của Y Phương và những đóng góp quan trọng của tác giả thơ dân tộc Tày này đối với sự phát triển của thơ ca DTTS thời kỳ hiện đại
- Khẳng định sự yêu mến, trân trọng và tự hào về nguồn cội văn hóa Tày cùng niềm khao khát của tác giả đối với việc giữ gìn bản sắc dân tộc thông qua việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong thơ ca nói riêng, trong sáng tác văn chương nói chung của nhà thơ dân tộc Tày tiêu biểu, xuất sắc này
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ được quan niệm và quan điểm của tác giả về sáng tác văn chương nói chung và về việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong sáng tác thơ ca nói riêng
- Làm rõ đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong thơ song ngữ Y Phương; trên cơ sở đó, khẳng định những nét đặc sắc, “đậm đặc” chất Tày, nhưng cũng rất mới mẻ, hiện đại, cùng những đóng góp đáng khẳng định của tác giả đối với sự vận động và phát triển của thơ ca DTTS Việt Nam thời kỳ hiện đại
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã lựa chọn những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích tác giả, tác phẩm;
- Phương pháp thống kê, phân loại;
- Phương pháp so sánh, đối chiếu (so sánh với tác phẩm của các nhà thơ người DTTS khác…);
Trang 18- Phương pháp nghiên cứu liên ngành (văn hóa học, dân tộc học…);
- Vận dụng một số thao tác nghiên cứu của Thi pháp học
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung chính của Luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Y Phương - nhà thơ dân tộc thiểu số tiêu biểu thời kỳ hiện đại
Chương 2: Bản sắc Tày trong Thơ song ngữ Y Phương
Chương 3: Tính hiện đại trong Thơ song ngữ Y Phương
7 Đóng góp của luận văn
- Luận văn làm nổi bật một số đặc điểm riêng biệt về nội dung và nghệ thuật trong Thơ song ngữ Y Phương;
- Khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của nhà thơ Y Phương trong bộ phận thơ ca DTTS thời kì hiện đại
- Kết quả của Luận văn là một tài liệu tham khảo cho những người quan tâm nghiên cứu thơ ca DTTS và thơ ca Việt Nam nói chung, là một tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy thơ ca DTTS trong chương trình giáo dục ở
bậc Phổ thông nói riêng
Trang 19Chương 1
Y PHƯƠNG - NHÀ THƠ DÂN TỘC TÀY TIÊU BIỂU
THỜI KỲ HIỆN ĐẠI
1.1 Vài nét về Y Phương - Nhà thơ Tày xứ “non nước Cao Bằng”
1.1.1 Tiểu sử của nhà thơ Y Phương
Y Phương (Hứa Vĩnh Sước), sinh ngày 24 tháng 12 năm 1948, quê quán ở làng Hiếu Lễ, xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng (vì
vậy ông còn có “biệt danh” là Người trai làng Hiếu Lễ)
Y Phương đã rất may mắn khi được sinh ra và lớn lên ở Cao Bằng - xứ
sở non cao, nước biếc nơi biên viễn xa xôi của Tổ quốc Đây là nơi chứa đựng đầy các chiến tích, kỳ tích lịch sử chống giặc ngoại xâm, giữ nước cũng như những truyền thống văn hóa phong phú và đặc sắc của các tộc người DTTS Phải chăng vì thế mà mảnh đất Cao Bằng từ xưa đến nay đã sinh ta biết bao tướng võ anh hùng; bao nhà văn, nhà thơ DTTS nổi danh Từ thế kỷ III trước công nguyên, Cao Bằng gắn liền với quá trình hình thành liên minh các bộ lạc Tày cổ (Tây Âu và Âu Việt) phát triển thành nước Nam Cường Sau này, người anh hùng Nùng Trí Cao được nhà Lý giao cho cai quản đất Quảng Nguyên (nay là huyện Quảng Uyên), châu Tư Lang Đến năm 1050, Nùng Trí Cao đã lãnh đạo đồng bào DTTS nơi đây đứng lên khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Tống, giữ gìn vùng biên cương Tổ quốc
Đầu thế kỷ XV, nhà Minh xâm lược nước ta, bao thế hệ con em dân tộc người Cao Bằng đã đứng lên chống giặc ngoại xâm - bảo vệ quê hương, Tổ quốc, tiêu biểu như: Bế Khắc Thiệu và Nông Đắc Thái (dân tộc Tày) đã dấy binh dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh Nhiều trận chiến ác liệt xảy ra, trong đó có trận đánh ở Nà Khuổi (xã Hồng Việt, Hòa An), quân Bế Khắc Thiệu, Nông Đắc Thái đã tiêu diệt hơn 4.000 tên giặc, buộc giặc Minh phải rút quân Cuộc khởi nghĩa của Bế Khắc Thiệu góp phần cùng Lê Lợi đánh
Trang 20đuổi giặc Minh, giữ lại nền độc lập dân tộc Thời nhà Mạc, ở Cao Bằng nền kinh tế, văn hóa, giáo dục phát triến khá mạnh như: mở trường Quốc học, khuyến khích sáng tác thơ Nôm Tày, sáng tác lượn, then…; mở mang các chợ, giao lưu buôn bán sầm uất, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, thủy lợi, mở rộng đất canh tác để nâng cao đời sống của nhân dân các dân tộc và xây dựng triều nhà Mạc nơi đây Nửa đầu thế kỷ XIX, dưới chế độ cai trị của triều đình phong kiến nhà Nguyễn, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi Trong những người anh hùng Cao Bằng đứng lên khởi nghĩa phải kể đến những cái tên như: Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân (Nùng Văn Vân)… Từ năm 1886, Pháp từ Lạng Sơn sang đánh chiếm Cao Bằng, chúng đưa quân đi chiếm các châu, các bản, càn quét, giết người và cướp bóc dã man Nhân dân các dân tộc Cao Bằng đã nổi dậy chống Pháp ở nhiều nơi, trong đó có 3 phong trào chống Pháp diễn ra lâu nhất và gây cho Pháp nhiều thiệt hại nhất Đó là vào năm
1887, Triệu Phúc Tinh, Trương Khang, Lương Tuấn Tú theo đại thần Tôn Thất Thuyết lập căn cứ ở Lũng Tu, Tổng Cọt, Trà Lĩnh, mua hàng nghìn khẩu súng, diệt 300 tên Pháp do tên quan Năm ở Lạng Sơn sang đánh vào pháo đài
ở Lũng Tu, sau đó tên quan Năm Galieni ở Cao Bằng phải đưa đại bác và quân vào chi viện mới hạ được Lũng Tu Từ năm 1889-1892, trong 4 năm chống Pháp, Lục A Sung ở Phục Hòa, Quảng Uyên, Trùng Khánh đã đánh Pháp nhiều trận, diệt hằng trăm tên Pháp đi tuần tiễu trên sông Bằng trên mặt đất Từ năm 1890-1896, thủ lĩnh Mã Quốc Anh và Tằng A Hợp ở Hạ Lang đã chiến đấu 6 năm, tiêu diệt hơn 100 tên Pháp… [15, 15]
Được gieo mầm trên những mảnh đất có bề dày lịch sử giữ nước hào hùng cùng với nền văn hóa đa dân tộc đặc sắc, văn học Cao Bằng có điều kiện thuận lợi để “nảy mầm” và phát triển một cách “tươi tốt” Bởi lẽ ấy, mảnh đất Cao Bằng là nơi sinh ra bao nhiêu thế hệ nhà thơ, nhà văn ưu tú của cộng đồng các DTTS Việt Nam, đặc biệt là những người con dân tộc Tày
Trang 21Từ thế kỷ thứ XVII, văn học thành văn ở mảnh đất Cao Bằng đã hình thành với sự xuất hiện của Nông Quỳnh Văn và Bế Văn Phụng Đặc biệt cuối thế kỷ thứ XIX, nhà thơ người Tày Hoàng Đức Hậu đã sử dụng chữ Nôm Tày một cách thuần thục, sáng tác rất nhiều bài thơ để lại cho đời sau
Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, mảnh đất hào hùng và xinh đẹp này lại tiếp tục là cái nôi sinh ra nhiều nhà thơ, nhà văn DTTS như: Bàn Tài Đoàn (người dân tộc Dao); Hoàng Triều Ân, Vi Hồng, Cao Duy Sơn, Y Phương … (người dân tộc Tày) Nhà thơ Bàn Tài Đoàn đã sáng tác từ trước
cách mạng với tác phẩm Dặn vợ, dặn con (1944), và sau này là rất nhiều tác phẩm thơ có giá trị đặc sắc như: bài thơ nổi tiếng Muối cụ Hồ (1960); Xuân
về trên núi (1963); Kể chuyện đời (1968); tác phẩm ký Đời người Dao
(1985)… Ông đã mang về cho quê hương Cao Bằng nhiều giải thưởng văn học cao quý
Tiếp đến là tác giả Hoàng Triều Ân (người dân tộc Tày), ông có nhiều
tác phẩm thơ như: Tung Còn và suối đàn (1963), Kin mác (1969), Nắng
ngàn (1974), truyện ngắn Tiếng khèn A Pá (1980), tiểu thuyết Trên vùng mây trắng (2011), tiểu thuyết Cuộc chiến vì ngày mai (2013)… Ông đã được
trao nhiều Giải thưởng về Văn học Nghệ thuật của Trung ương và địa phương
Một tác giả nổi tiếng nữa phải kể đến là Vi Hồng, người dân tộc Tày, được sinh ra, lớn lên từ đất mẹ Cao Bằng và sau này trở thành thầy giáo dạy Văn ở Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc (nay là Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên) Ông có 19 đầu sách với nhiều tác phẩm văn xuôi tiêu biểu:
Vãi đàng (1980), Núi cỏ yêu thương (1984), Người trong ống và Gã ngược đời (1990), Tháng năm biết nói (1993)…
Nói đến Cao Bằng không thể không nhắc đến nhà văn Cao Duy Sơn, người dân tộc Tày Ông là người viết văn xuôi thành công nhất của Cao Bằng
với các tiểu thuyết như: Người lang thang (1992), Cực lạc (1995), Đàn trời
Trang 22(2006), Chòm ba nhà (2009)… Các tác phẩm của ông rất đặc sắc và đã đoạt
nhiều giải thưởng cao của Trung ương, địa phương và của khu vực ASEAN
Bên cạnh đó, nhà văn người dân tộc Tày - Hữu Tiến, người cũng gặt hái được nhiều thành công Ông đã có 7 đầu sách được xuất bản, trong đó có
tập truyện Đèo không lặng gió (xuất bản năm 2000, tái bản năm 2003) đoạt
giải B văn học DTTS Việt Nam (không có giải A) Các tập truyện ngắn đáng
chú ý của ông là Trăng gần (1993), Ngọn suối chân rừng (1997); Đèo
không lặng gió (2003)… Ông đã được trao 5 Giải thưởng khác của Trung
ương và địa phương
Nhà văn Hoàng Quảng Uyên, người dân tộc Tày cũng có nhiều tác phẩm được xuất bản Ông lấn sân vào nhiều lĩnh vực: Viết văn, viết báo, viết kịch bản phim, phê bình văn học… Có thể kể đến một số tác phẩm ký của ông
như: Thầy giáo đại học (1998), Vọng tiếng non ngàn (2011)… Và các công trình nghiên cứu của ông như: Một mình trong cõi thơ (2000), Đi tìm nhật ký
trong tù (2010)… Ông đã nhận được một số Giải thưởng văn học của Trung
ương và địa phương
Nhà văn Đoàn Lư là một cây bút sáng tác cả văn xuôi và thơ Ông đã xuất bản gần 20 đầu sách, trong đó có 4 đầu sách đoạt Giải thưởng của Trung
ương và địa phương Các tác phẩm của ông phải kể đến là Trăng rừng (1996), Ngựa hoang lộ xác (1998), Lena - kitti cô bé siêu nhân (2009)…
Nhà văn Đoàn Ngọc Minh là một cây bút nữ cũng gặt hái nhiều thành công Tác giả cho ra đời 8 tập truyện ngắn và 6 tập thơ, đoạt nhiều giải
thưởng của Trung ương và địa phương Tiêu biểu là các tập truyện: Dòng
sông kỷ niệm (1997), Cánh chim (1999), Gió xoay (2004)…
Và đặc biệt là nhà thơ Y Phương - nhà thơ ưu tú của Cao Bằng núi rừng, của văn học DTTS Việt Nam hiện đại nói chung Không chỉ sinh ra ở mảnh đất có truyền thống văn hóa, văn học, Y Phương còn được sinh ra trong
một gia đình tri thức DTTS Ông cụ thân sinh là Hứa Văn Cường - một thầy
Trang 23tào chữa bệnh cho nhiều người và rất thông thạo chữ Nôm Tày Mẹ ông là
Nông Thọ Lộc - một phụ nữ đảm đang, tài hoa và hết lòng vì chồng, vì con Cha ông là người có tài sáng tác được các bài văn than (khóc người chết) và
có nhiều khả năng khác (đặt lời bài hát cho các điệu dân ca Tày…) Suốt tuổi thơ, người cha cũng chính là người thầy đã dạy Y Phương tất cả những gì mà ông có được, nhất là những bài cúng, bài then cổ và chữ viết của người Tày Nhờ được cha truyền dạy, Y Phương đã viết thông thạo chữ Nôm Tày và hiểu sâu sắc hơn về văn hóa Tày Vì vậy đã tạo cho Y Phương một vốn liếng phong phú về chữ Nôm Tày, văn hóa, văn học Tày; giúp cho ông yêu thương, gắn bó, trân trọng vẻ đẹp văn hóa quê hương và tha thiết, tự hào với truyền thống văn hóa Tày, với quê hương Trùng Khánh thơ mộng
Y Phương sinh ra từ xứ non nước Cao Bằng - nơi có lịch sử giữ nước, đánh giặc và truyền thống văn hóa, văn học Ông lại sinh ra trong một gia đình tri thức DTTS - đây là nền tảng vững chắc giúp cho Y Phương gặt hái nhiều thành công trong sáng tác văn chương sau này Hơn nữa, bản thân Y Phương lại rất yêu, rất tự hào về bản sắc văn hóa, văn học của dân tộc, của quê hương mình và ông rất có ý thức giữ gìn, bảo tồn nó Vì lẽ đó, ông sáng tác văn chương không chỉ là niềm đam mê sáng tác nghệ thuật, mà còn là tình yêu, lòng tự hào về quê hương và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc mình
Y Phương là người con dân tộc Tày, đã được học hành và trưởng thành qua các môi trường khác nhau của cuộc sống thời hiện đại Lên 9 tuổi, Y Phương mới bắt đầu đi học và biết nói tiếng Kinh Năm 1968, dù chưa học hết cấp III nhưng ông đã xung phong đi bộ đội, tham gia đánh Mỹ và đánh giặc nơi biên giới Ông xuất ngũ, chuyển về công tác tại Cao Bằng năm 1981 Có
lẽ chính những ngày đi bộ đội, đã tăng thêm tình yêu quê hương, tình yêu Tổ quốc trong Y Phương Tình yêu ấy khiến cho ông càng có trách nhiệm với Tổ quốc, quê hương
Trang 24Để thực hiện giấc mơ hồi trẻ là được đi học, từ năm 1976 đến năm
1979, Y Phương đăng ký học trường Điện ảnh Việt Nam Từ năm 1982 đến năm 1986, Y Phương lại tiếp tục theo học Khóa II, Trường Viết văn Nguyễn
Du (cùng với Trần Đăng Khoa, Hà Đình Cẩn, Phùng Khắc Bắc, Đặng Ái, Thanh Kim, Nguyễn Trác, Pờ Sảo Mìn, Phạm Sông Hồng…) Những năm tháng đi học này đã mang đến cho Y Phương nhiều kiến thức bổ ích trong sáng tác văn chương Chính những kinh nghiệm, vốn sống và kiến thức học được trong các nhà trường đã giúp Y Phương trở thành một nhà thơ tiêu biểu, suất xắc của văn học DTTS Tày hiện đại
Năm 1986, ông về công tác tại Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Cao Bằng
và từ năm 1991, ông là Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin; năm 1993, ông
là Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Cao Bằng, Ủy viên Ban Chấp hành, Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI Đến nay (2016), ông là
Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng thơ - Hội Nhà văn Việt Nam
1.1.2 Sự nghiệp sáng tác của Y Phương
Là người có tâm hồn và năng khiếu văn chương, Y Phương đến với nghề văn như một “định mệnh”, một khát vọng của người con Tày yêu tha thiết quê hương miền núi cao biên giới của mình và luôn tự hào về truyền thống văn hóa giàu bản sắc của mình Đó là vào năm 1972, khi đơn vị mở cuộc thi Báo tường, chàng lính trẻ Y Phương tập tành gửi mấy bài thơ tham
dự Lúc đầu, ông chỉ nghĩ tham gia cho vui, tham gia với đồng đội lấy không khí… Thật bất ngờ, sau đó, nhóm cán bộ Phòng Văn nghệ Quân đội trong một chuyến công tác, đã “lựa” những bài khá nhất về để in báo trong đó có
hai bài thơ của ông là Bếp nhà trời, Dáng một con sông (được in vào số 6
năm 1973, cùng đợt với Hải Kỳ, Lâm Thị Hồng Tú, Hữu Thỉnh…) Tuy nhiên, Y Phương chỉ thật sự ghi dấu tên mình vào đời sống văn học Việt Nam
từ bài thơ Tiếng hát tháng Giêng Đây là bài thơ đoạt Giải A cuộc thi thơ Tạp
Trang 25chí Văn nghệ quân đội năm 1984 Và cũng từ ấy, cuộc đời ông gắn với thơ như duyên nghiệp và lẽ sống
Từ khi chạm ngõ “làng” văn chương đến nay, Y Phương đã có một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ với 1 tập kịch; 3 tập tản văn; 2 trường ca và 7
tập thơ Các tác phẩm tiêu biểu phải kể đến của ông là các tập thơ: Tiếng hát
tháng giêng (1986); Lời chúc (1987); Đàn then (1996); Thơ Y Phương
(2000); Thất tàng lồm - Ngược gió ( thơ song ngữ Tày - Việt, 2006); Bài hát
cho sa (2011); Tủng Tày - Vũ khúc Tày (thơ song ngữ Tày - Việt, 2015)
Ngoài ra còn có các tập trường ca tiêu biểu như: Chín tháng (1998), Đò trăng (2009), và các tản văn Tháng giêng, tháng giêng một vòng dao quắm (2009),
Kungfu Người Co Xàu (2010), Fừn nèn - Củi tết (2015) Ông đã đạt được
nhiều giải thưởng danh giá như: Giải A Hội Nhà văn Việt Nam, 1987 (Tiếng
hát tháng giêng - Thơ); Giải A Hội Nhà văn Việt Nam, 1992 ( Lời chúc -
Thơ); Giải B (không có giải A) Bộ Quốc phòng, 2000 (Chín tháng - Trường
ca); Giải Nhất cuộc Thi thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1984 (chùm thơ:
Phòng tuyến Khau Liêu, Tên làng, Nói với con) Ngoài ra ông còn được
nhận nhiều giải thưởng khác của tuần báo Văn nghệ của Hội Văn học nghệ thuật các DTTS Việt Nam Đặc biệt, ông là một trong số ít các tác giả người DTTS được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (với 3 Tập
thơ Tiếng hát tháng giêng, Chín tháng, Lời chúc)
Thơ Y Phương chủ yếu viết về quê hương, về con người miền núi dưới góc nhìn văn hóa, với những cảm nhận có phần trầm tư, sâu lắng nhưng vừa mang tính hiện đại, vừa đậm đà bàn sắc dân tộc Hồn thơ Y Phương là sự kết tinh từ khả năng nghệ thuật thiên phú, từ một quá trình lao động nghệ thuật gian khổ, từ vốn văn hóa sâu rộng được khởi nguồn từ nền văn hóa Tày đặc sắc, và sâu thẳm hơn cả là một tình yêu lớn dành cho quê hương, đất nước Từ những năm 1980 trở lại đây, Y Phương đã đạt được những thành công vang
dội và được bạn đọc đánh giá cao Theo tác giả Trần Thị Việt Trung thì “Y
Trang 26Phương đã góp một phần quan trọng đưa thơ Tày lên một tầm cao mới” [65, 207] Thơ Y Phương được đánh giá đã là thể hiện được tinh thần dân tộc, tinh
thần yêu nước dưới những góc nhìn và cách thể hiện mới; có giọng điệu đa thanh, ấm áp, trữ tình và luôn có ý thức tiếp nhận, sáng tạo cái mới bên cạnh việc giữ gìn, phát huy vốn văn hóa, văn học truyền thống của dân tộc Tày…
Thơ Y Phương thấm đẫm tinh thần yêu quê hương, đất nước, yêu dân tộc mình Nhưng sự khác biệt so với các nhà thơ thế hệ trước thể hiện rõ ở cách mà ông thể hiện tinh thần ấy Nếu thơ Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Triều Ân… trực tiếp lấy quê hương, đất nước làm đề tài chủ đạo, họ làm thơ để hát lên những tiếng ca hào sảng về tình yêu quê hương đất nước, về những đổi thay lớn lao của số phận dân tộc mình, từ kiếp đói nghèo, nô lệ được làm chủ cuộc đời mình - thì thơ Y Phương trải rộng trên một hệ thống đề tài: chiến tranh, cuộc sống và con người miền núi, đô thị, tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi và đặc biệt là cái tôi cá nhân và ở đề tài
nào ông cũng thể hiện rất thành công, để lại dấu ấn trong lòng người đọc
Sự phong phú về đề tài thể hiện sự trải nghiệm của cuộc đời ông, một
cuộc đời bắt đầu từ mạch nguồn Cái làng của mẹ sinh con/ Có ngôi nhà xây bằng đá hộc/ Có con đường trâu bò đi vàng đen kìn kịt/ Có niềm vui lúa chín
tràn trề/ Có tình yêu tan thành tiếng thác (Tên làng), đi qua khói lửa chiến
tranh và trưởng thành: Nhận khẩu súng, đeo ngôi sao/ Đi dép lốp đạp bao thằng xâm lược/ Ăn cơm muối vừng mà thắng giặc/ Lớn lên chân cứng đá
mếm (Thưa mẹ chúng con đã lớn); trải qua những thăng trầm của đất nước
và thời cuộc, tìm về và khẳng định mình trong quan hệ máu thịt với cội nguồn dân tộc, khẳng định bản lĩnh, tài năng của một nhà thơ và niềm tin vào con
người: Mặt trăng/ Mặt trời từ đâu mà có/ Mặt trời, mặt trăng ư?/ Từ chúng
ta ngước lên mà thành (Trò chuyện với các thần)
Niềm tin vào sức mạnh của chính mình, sức mạnh của Con Người không chỉ là niềm tin cá nhân của nhà thơ Niềm tin ấy có nguồn gốc sâu xa
Trang 27từ văn hóa tín ngưỡng - tôn giáo của dân tộc Tày và cái cội nguồn ấy đã nuôi dưỡng tâm hồn và tài năng thơ của Y Phương, giúp ông chiêm nghiệm và phát hiện ra những chiều kích khác của cuộc sống
Có thể thấy ở thơ Y Phương sự đổi mới không ngừng trong ý thức điều hòa quan hệ giữa lý trí và tình cảm, giữa cái riêng của cộng đồng Tày và cái
chung của cộng đồng dân tộc Việt Đó là sự tự nghiệm: Tôi có một dòng suối mơ/ Ra biển lớn vẫn chưa bằng lòng/ Bạc đầu sóng không một ngày ngơi
nghỉ/ Cả cuộc đời tự vặn mình sinh nở/ Chảy mãi hoài vào người (Tôi có một
dòng suối) Đó là ý thức về cội nguồn, truyền thống dân tộc, như những con
đường núi, như tên làng, như câu hát tháng Giêng, như lời ru của bà,…
không bao giờ mất đi Ông không chỉ ý thức được việc giữ gìn bản sắc dân tộc, mà còn chủ động kiếm tìm và hòa nhập với sự biến đổi của cuộc sống theo thời gian Điều đó làm cho thơ Y Phương vượt lên và ngày càng vươn tới các giá trị mới trong sáng tạo văn chương [65, 169]
Sự trải nghiệm cuộc sống, bản lĩnh và niềm tin cùng với tài năng và ý thức nghề nghiệp của nhà thơ tạo nên một giọng điệu đa thanh, vừa đằm thắm chất trữ tình vừa hào hùng chất sử thi, vừa hồn nhiên chân chất vừa sâu lắng tâm tư Điều đó là sự khác biệt rõ nét đối với giọng điệu mạnh mẽ, hào sảng mang đậm chất sử thi, vốn là giọng điệu chủ đạo thể hiện qua lối kể tả chân thực của các nhà thơ thế hệ trước
Y Phương sử dụng giọng điệu sử thi hào sảng và kiêu hãnh khi viết về
quê hương mình, dân tộc mình: Người đồng mình tự đục đá kê cao quê
hương/ Còn quê hương thì làm phong tục (Nói với con); Thắp sáng lên ngọn
đèn/ Lịch sử hiện dần lên mặt vải/ Dân tộc vừa bơi thuyền vừa hát trường ca
Khảm hải (Chín tháng) Và lớn hơn thế, là tình yêu, niềm tự hào và ý chí giữ
gìn đất nước, giữ gìn nền văn hóa làm nên đất nước: Ta quyết không lùi /Cả đất nước trong vòng tay ta giữ / Câu hát thiêng liêng lắm chứ / Hát bây giờ
còn để hát mai sau (Tiếng hát tháng Giêng) Nhưng cũng có những lúc, trong
Trang 28các bài thơ ấy lại mang giọng điệu đằm thắm, thiết tha, chân thành: Đất nước/ Chưa một ngày yên nghỉ/ Ngủ cũng đi/ Mà ăn cũng đi/ Biển réo đằng
kia… (Chín tháng), Em có buồn?/ Sao em bâng khuâng/ Quê hương mãi nghèo thế… (Tiếng hát tháng Giêng)… Đó là những vần thơ được viết từ trái
tim nhiều rung cảm tình đời, từ sự trải nghiệm và thấu hiểu của một người yêu nước yêu dân tộc, không chỉ có niềm lạc quan chiến thắng mà còn hiểu cả sự
bi tráng phía sau những chiến thắng ấy Đó là khó khăn, gian khổ và sự hy sinh, mất mát của bao con người, trong đó có những con người Tày của quê
hương ông - điều mà các nhà thơ Tày trước ông ít khi đề cập tới
Sự hòa nhịp giữa chất sử thi và chất trữ tình làm nên giọng điệu trữ tình
- sử thi, là giọng điệu chủ đạo của thơ Y Phương trong khoảng mười năm đầu Khoảng mười lăm năm trở lại đây, thơ Y Phương thể hiện một giọng điệu mới, giọng điệu trữ tình - thế sự Khi nhà thơ nhận ra những nét đẹp làm nên giá trị của cuộc sống quanh mình, lời thơ thể hiện sự đằm thắm, vui tươi:
Mồng một Tết thắp hương/ Khói đi lang thang/ Theo khói/ Gặp bưởi vàng/ Dọc đường làng/ Chọc là cười/ Bầy trẻ nhỏ vừa mổ vừa ăn vừa đem ra
nghịch/ Chân tay thơm quê hương/ Chúng nó nói giọng ông bà ngoại (Lời ru
quê ngoại)… [65, 171]
Bên cạnh niềm vui, thơ Y Phương cũng chất chứa những lo lắng, suy tư
về nhân tình thế thái, về những nỗi buồn, những hoài niệm… mang sắc thái, cung bậc khác nhau Đó là sự tù túng của vùng đất hay của thời cuộc, khiến
nhà thơ hoang mang: Những mùa dài sông Bằng không chảy/ Tôm cá đi thơ thẩn như người/ Mái chèo chạm nỗi lòng gợn sóng/ Đi đâu?/ Về đâu?/ Bè
ơi!(Những mùa sông Bằng không chảy); đó là nỗi lòng của một người
mẹ: Con thương mẹ bằng mưa/ Mưa một ngày đã nhạt/ Mưa cả tháng thì
sao (Lời mẹ)…; là nỗi lo lắng cho quê hương không thể nói hết lời trong câu
thơ buông lửng vừa hàm chứa những nỗi niềm, vừa độc đáo về cách diễn đạt,
và “bắt” người đọc phải tự hoàn tất cái khoảng trống thẩm mỹ ấy: Đời ông
Trang 29còn đun củi/ Đời cha đã chặt cành/ Đến đời con đun…cỏ/ Đất mỗi ngày mỗi
khó/ Người mỗi ngày mỗi…(Người mỗi ngày)
Còn đây là sự cô độc của một người miền núi ở nơi thị thành, một cá nhân bé nhỏ, xa lạ giữa dòng chảy khổng lồ của thế giới hiện đại, là nỗi đau
đớn đến xót xa, giống như nỗi đau của một cái cây đã bứt khỏi cội rễ: Đây đâu phải nhà mình / Không thấy cánh đồng lúa vàng / Bãi đá sau làng/ /
Mở cửa ra/ Nhà chồng lên nhà/ Nhà cũng guồng chân chạy/ Những dòng
sông người sôi lên ầm ào / Cháy khét/ Inh tai nhức óc/ (Cười nỗi gì)
Sự đa giọng điệu trong thơ Y Phương đã góp phần làm nên tính hiện đại trong thơ Y Phương bên cạnh tính truyền thống trong thơ ông
Thơ Y Phương là kết quả của một quá trình tự ý thức trong tiếp nhận và sáng tạo để đạt tới sự hài hòa giữa tính dân tộc và tính hiện đại Y Phương chủ động trong việc vận dụng hợp lý thi pháp cổ điển và hiện đại Trong thơ ông
có sự kết hợp hài hòa giữa lối trần thuật, phô diễn gần với diễn xướng dân
gian và lối viết cô đọng, súc tích, nói ít gợi nhiều của thơ hiện đại Các tác
phẩm Chín tháng, Tiếng vó ngựa trên đèo Heo, Người vùng cao, Lời ru quê
ngoại, Người mỗi ngày…, Mưa, Keng Pảng… thể hiện rõ điều này Trong
thơ Y Phương, ta thường bắt gặp những hình ảnh, ngôn từ, cách diễn đạt mang đậm chất Tày Đó là sử dụng cú pháp theo mạch liên kết thẳng, ít khi phá vỡ cấu trúc thông thường, thông tin thẩm mỹ đến trực tiếp; xây dựng những hình tượng thơ giàu tính biểu cảm, lối so sánh ví von, lối diễn đạt
mang phong vị dân gian: Núi như trăm voi rùng rình/ Suối như bạc ào ào chảy…/ Mẹ già ơi nhớ mẹ râm ran khắp người/ Như chàm đã kín nương/ Như
lúa trĩu đồi/ Mé yêu con bằng trời…(Người vùng cao); Bất ngờ/ Em đổ vào tôi/ Củi mục cành khô lại xanh chồi/ Hòn đá vỡ mọc lên cây nghiến (Yêu
muộn) Nhưng nếu như các nhà thơ trước ông dừng lại ở đấy, thì Y Phương đi
tiếp Ông luôn tìm tòi và thành công trong việc phá vỡ cấu trúc ngôn ngữ thông thường để cấu tạo lại (tái cấu trúc), tạo ra giá trị biểu đạt cao Ông rất
Trang 30giỏi trong việc lập tứ, bài thơ nào của ông cũng có tứ mới Đồng thời, ông hay tạo ra những phá cách về ngữ nghĩa, tạo ra những hình ảnh thơ lạ, có sức gợi
rất cao: Khi lửa tắt/ Nó thoát vào không khí/ Khi mặt trời lặn/ Nó thoát vào
không khí/ Khi mặt trăng lặn/ Nó thoát vào da thịt em (Da thịt em); Bàn tay mềm ra suối mọc thành cây/ Cầm ngọn khói dựng lên trời thẳng tắp (Em -
cơn mưa rào - ngọn lửa); Cháu tỉnh rồi/ Đôi mắt đen như chữ Hán/ Hau háu
nhìn (Lời chúc) Ông luôn cố gắng “lạ hóa” ngôn ngữ thơ, sáng tạo ra những
từ láy mới nhằm tạo ấn tượng thẩm mỹ cao hơn: Cỏ lấp lánh/ Khe khẽ ướt
(Ánh trăng), Lúc bấy giờ/ tốc tác hạt mưa/… Quả gì túng tính đấy mình ơi/…Quả gì nhúm nhím đấy mình ơi/… Mẹ nhằm nhì nói… (Chín
tháng), Cháu bé vừa đầy tháng/Non nỏn như vành trăng (Lời chúc)… [57]
Cùng với thơ ca, với 3 tập tản văn Tháng giêng, tháng giêng một vòng
dao quắm (2009), Kungfu người Co Xàu (2010), Fừn nèn - Củi tết (2015),
Y Phương đã in một dấu ấn mới, thành công mới trong sự nghiệp sáng tác của mình Tản văn Y Phương bám sát những vấn đề của cuộc sống đa sắc màu với bao phong tục, tập quán, bao cảnh sinh hoạt đời thường vừa quen, vừa lạ của con người miền núi Đó là những lát cắt muôn màu về đời sống, sinh hoạt, phong tục, tập quán, ngôn ngữ của con người vùng cao đậm bản sắc văn hóa tộc người Chất Tày được bộc lộ độc đáo trong trải nghiệm cuộc đời, trong tầm cao và chiều sâu của Y Phương
Tản văn Y Phương đã được nhiều cây bút phê bình văn học và độc giả
đánh giá cao Trong bài viết Dấu ấn văn hóa Tày qua Tản văn của Y
Phương của tác giả Trần Công Văn, tác giả đã triển khai ba vấn đề trong bài
viết của mình: Văn hóa ẩm thực của người Tày trong Tản văn của Y Phương; văn hóa tâm linh của người Tày trong Tản văn của Y Phương; khát vọng bảo tồn văn hóa dân tộc trong Tản văn của Y Phương [55] Trong từng tiểu mục
kể trên, Trần Công Văn đã phân tích, chứng minh các ví dụ cụ thể trong Tản
văn của Y Phương để đi tới một kết luận khoa học: “dấu ấn văn hóa
Trang 31Tày trong Tản văn Y Phương không chỉ biểu hiện ở ẩm thực, lễ tết, tâm linh
mà còn in đậm trong phương thức thể hiện, từ ngôn ngữ, giọng điệu cho đến hình ảnh đều mang dáng dấp, lối tư duy của người vùng cao (…) [55]
Tháng giêng - tháng giêng một vòng dao quắm của Y Phương nhẹ
nhàng mà tinh tế, giản dị mà sâu sắc, chứa chan tình nhân ái, hướng người đọc tới sự thanh cao của cái đẹp, cái thiện, cái rất thực, rất tự nhiên mang hồn cốt của người Tày Không bao quát một vấn đề lớn rồi luận giải kĩ lưỡng như
bài viết của Trần Công Văn, tác giả Tuy Hòa trong bài viết Một sự công
nhận dành cho thể loại Tản văn chỉ khái lược về tản văn của Y Phương
như một bài điểm sách được nhận giải thưởng của Hội Nhà văn năm
2010 Tuy vậy, trong bài viết ngắn này, Tuy Hòa đã chỉ ra một vài nét đặc sắc của Tản văn Y Phương: có một không gian văn hóa Tày độc đáo của vùng núi Cao Bằng; mạch nguồn cảm hứng của tản văn Y Phương là nỗi nhớ quê
hương của một người con xa xứ “Chuyển về Hà Nội sinh sống, Y Phương như một cánh chim khắc khoải đêm ngày nhớ nhung gió chuyển, mây bay”; chất thơ trong “Tản văn của Y Phương không chinh phục người đọc bằng ánh mắt sắc sảo, mà bằng cái nhìn âu yếm Có lúc Y Phương cao hứng, tung tẩy ý tứ theo bút pháp nhà thơ” [16]
Trong bài viết Tản văn - thể loại không dành cho người viết trẻ?, tác
giả Nguyễn Hồng Nga dành nhiều công sức để giới thuyết về thể loại tản văn, giới thiệu một số tác giả trẻ đã thành công với thể loại văn học này, và trong
đó tác giả đã dành cho tản văn của Y Phương lời chào đón trân trọng: “chỉ kể riêng trong một vài năm gần đây, người đọc đã đón nhận nhiều tập tản văn của thế hệ nhà văn đã định hình tên tuổi chào đời Đó là Y Phương, một nhà thơ Tày đã đến và chinh phục những người yêu tản văn với Tháng giêng - tháng giêng một vòng dao quắm” [33]
Tìm hiểu, đánh giá cả hai tập tản văn Tháng giêng - tháng giêng
một vòng dao quắm và Kungfu Người Co Xàu của Y Phương với cái nhìn
Trang 32sâu sắc, nhà phê bình Văn học DTTS Việt Nam hiện đại Lâm Tiến, với bài
viết Vẫn cứ xanh một màu rừng đã mang lại cho chúng ta ấn tượng sâu đậm
Trong bài viết này, nhà nghiên cứu, phê bình Lâm Tiến đã đề cập đến nhiều nét đặc sắc của Tản văn Y Phương, nhưng nổi bật nhất là: qua Tản văn - Y
Phương đã vẽ “chân dung tâm hồn” mình chân thật nhất: “ít ai viết tản văn
mà lại thể hiện con người mình rõ ràng và thực đến vậy”; Đó là hình ảnh quê
hương và con người vùng cao Co Xàu đẹp cả về thể chất lẫn tinh thần Đó là
chiều sâu văn hóa Tày trong tản văn Y Phương: “Mỗi tản văn của Y Phương như một lát cắt, một tầng vỉa làm lộ dần chiều sâu văn hóa của quê hương, của dân tộc (…), Y Phương viết tản văn với một tầm nhìn chủ động, áp đảo, với một màu xanh của rừng không thể nào pha lẫn” [64]
Với những thành công đã đạt được, có thể khẳng định, Y Phương là một trong những nhà thơ DTTS xuất sắc nhất thời kỳ hiện đại Ông sáng tác không phải là hoàn toàn do sự thôi thúc của bản năng mà sáng tác dưới những suy nghĩ, những quan niệm sâu sắc về trách nhiệm của người cầm bút, về sứ mạng của văn chương và lòng khao khát vươn tới cái đẹp, giữ gìn, trân trọng những vẻ đẹp của bản sắc quê hương… trong đời sống thời kỳ hiện đại Vì thế
mà thơ ông luôn tràn đầy xúc cảm, tình cảm nhưng luôn lấp lánh vẻ đẹp trí tuệ của một nhà thơ, nhà văn hóa, nhà tri thức Tày
1.2 Quan niệm của Y Phương về sáng tác văn chương
Y Phương là một trong những tác giả người DTTS có nhiều suy nghĩ, trăn trở về việc sáng tác văn chương Điều đó thể hiện sự ý thức sâu sắc của ông - một tri thức Tày, một người luôn tự hào về các giá trị văn hóa Tày… trong công việc sáng tác văn chương Quan niệm sáng tác văn chương đó đã
được bộc lộ qua rất nhiều tuyên ngôn của ông
- Với Y Phương, điều quan trọng nhất là phải biết sống và giữ gìn nhân
cách, kể cả trong sáng tác và đời sống thực Ông từng tâm niệm: “Cuộc đời tôi sống và viết như tờ giấy này, có thể nhàu nát và rách nhưng không mất lề”
Trang 33[34, 543] Với một cách nói thật khiêm tốn, nhà thơ thổ lộ: “Những gì mình làm được đấy là của ông bà cả thôi” [40, 270] Có thể thấy, nguyên tắc ấy đã
theo ông suốt từ khi có ý thức trở thành nhà văn, nhà thơ cho đến tận khi đã thành danh bây giờ
Sống giữa Thủ đô Hà Nội cũng là một dịp để nhà thơ tự nhận thức về mình và dân tộc mình Ông vẫn giao tiếp với vợ con bằng tiếng Tày để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Nhà thơ cảm thấy buồn khi thấy nhiều con em dân tộc ít người đã quên đi nguồn cội, quên đi bản sắc văn hóa của dân tộc
mình Y Phương tâm sự: “Cứ phải sống thẳng băng như đường mực Người làng dạy tôi như vậy - Nhất định không bao giờ quỳ gối và nói lời cong để lấy lòng mọi người” [36] Với Y Phương - ông luôn muốn vươn đến sự bình đẳng
- ngay cả trong văn học nghệ thuật Ông quan niệm không có văn học thiểu số
hay văn học đa số mà: “chỉ có tác phẩm văn học hay hoặc dở mà thôi Chỉ có nhà văn thực sự tài năng và… Tác phẩm văn học có giá trị cao tự nó đã nói lên điều đó” [35] Lời nói khắc cốt ghi tâm mà nhà thơ Y Phương học được ở nhà văn bậc đàn anh Vi Hồng: “Mình là người Tày, phải hiểu biết cặn kẽ, thấu đáo và chỉ viết những gì gắn bó máu thịt với người vùng mình Tuyệt đối không vay mượn Ở đời có vay có trả, chẳng ai cho không ai cái gì bao giờ
Tự làm lấy - Phận sự của nhà văn miền núi là làm sao giúp cho dân tộc mình canh chừng với kẻ ác, cái ác… Người miền núi thật thà ngây thơ nên rất
dễ mắc lừa” [48] Đọc thơ Y Phương, và cả những bài Tản văn giới thiệu
phong tục tập quán của người Tày, chúng ta càng thấm thía hơn quan niệm
sống và viết của nhà thơ Đúng như Y Phương bộc bạch: “Cuộc đời tôi sống
và viết như tờ giấy này, có thể nhàu nát và rách nhưng không mất lề” [34,
Trang 34một thứ chơi Chơi cho mình thích và cho người ta thích” [11, 252] Vì thế,
các tác phẩm của Y Phương luôn gắn với chiều sâu thế giới nội tâm của ông; được khơi nguồn từ sự sống, từ cuộc đời cụ thể, từ những trải nghiệm của riêng ông Thơ ca theo Y Phương đó là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ bằng thơ Ông tìm đến thơ để thể hiện những tâm tư, nỗi niềm, những trăn trở băn khoăn, day dứt… từ những điều mắt thấy, tai nghe Với Y Phương, văn chương chính là một kiểu “chơi” - sang trọng, công phu và giầu ý nghĩa, mang tính nhân văn cao Sáng tác văn chương là một trò chơi ngôn ngữ, bởi mỗi tác phẩm nghệ thuật là một công trình bằng ngôn từ, công trình ấy được xây dựng bằng các con chữ theo dụng ý nghệ thuật của nhà thơ Để có được những công trình nghệ thuật đặc sắc thì người nghệ sĩ phải lao động cật lực, huy động cả tình cảm, trí tuệ của mình trên từng trang viết, trong từng con chữ Với trò chơi ngôn ngữ này, Y Phương yêu cầu rất cao với bản thân Đó
là phải luôn thỏa mãn ý thích của mình và của người khác “Người khác thích” chính là việc Y Phương quan tâm đến độc giả, bởi lẽ trong quá trình
sáng tác văn chương mối quan hệ giữa nhà văn và công chúng rất mật thiết Khi đề cập đến mối quan hệ giữa nhà văn với độc giả nhà thơ Y Phương cho
rằng: “giữa nhà văn, nhà thơ với độc giả chỉ là những người bạn - thông tin với nhau về tâm hồn, thông qua hình tượng nghệ thuật - nhà văn và bạn đọc không hề có khoảng cách - Và coi họ như những người bạn thì mới có thể bộc bạch hết lòng mình” [22] Theo lí luận văn chương thì bốn thành tố tạo nên
chu kì một quá trình sáng tác và thưởng thức văn học bao gồm: thời đại, nhà văn, tác phẩm, bạn đọc, trong đó nhà văn - chủ thể sáng tạo đóng vai trò quan
trọng nhất Khi ví văn chương với trò chơi “là phải thấy hết sự tự nguyện, đam mê, không vụ lợi; chơi được cho mình thích và người khác thích thì đã hàm chứa những điều cao cả và tốt đẹp trong đó rồi”[9]
Y Phương đến với cuộc sống, với công việc sáng tạo bằng tâm hồn giàu cảm xúc và khả năng quan sát tinh tế Từ đó, nhà thơ phát hiện ý nghĩa sâu xa trong từng sự vật hiện tượng rồi truyền những cảm xúc của mình vào thế giới
Trang 35nội tâm của người đọc Để trở thành một nhà thơ có phong cách riêng, tạo dấu
ấn trong lòng độc giả thì bản thân Y Phương đã không ngừng trau dồi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, nhân cách sống, vốn văn hóa, nghệ thuật và đặc biệt là cách viết (nghệ thuật viết)… Đối tượng mà ông thực sự quan tâm chính
là độc giả - mà độc giả đầu tiên lại chính là bản thân tác giả Chỉ khi tác giả cảm thấy yêu thích đứa con tinh thần của mình thì ông mới để đứa con ra tiếp xúc với bạn đọc Theo Y Phương, độc giả trình độ ngày càng cao vì thế bản thân nhà thơ phải thường xuyên trau dồi kiến thức để theo kịp độc giả, và
“nhà văn nào có ý định răn dạy người đời là một sai lầm lớn” [22] Hơn nữa,
sáng tác cũng như thưởng thức nghệ thuật đều nhằm thỏa mãn nhu cầu được
giao tiếp Vì thế “trong sáng tác, dù ít dù nhiều, tác giả cũng phải đứng về phía người đọc mà viết, cho nên trong ngôn ngữ của tác giả đã có ngôn ngữ của người đọc” [12, 62] Và đặc biệt, ông hiểu rất rõ rằng: “không quan tâm tới khía cạnh giải trí là bỏ sót một khả năng tác động và tự giới hạn tầm ảnh hưởng của văn học trong đời sống thực tiễn" [12, 59] Đây là những quan
niệm rất mới, rất hiện đại của ông về chức năng của văn chương và trách nhiệm của nhà văn
- Trong quá trình sáng tác, ông đã luôn trung thành với “tuyên ngôn”
của mình: “Văn chương là một việc làm trả ơn những người sinh thành và
nuôi dưỡng mình” [34,776] Trả ơn nơi đã sinh ra ông - mảnh đất Trùng
Khánh, Y Phương viết về quê hương bằng tất cả tấm lòng mình Trùng Khánh
là vùng đất đầy tinh thần thượng võ và giàu truyền thống văn hóa Những làn điệu dân ca ở Trùng Khánh đã nuôi dưỡng tâm hồn nhà thơ Y Phương, nên
ông thường nói: “Những gì mình làm được, đấy là của ông bà cả thôi” [40, 270] Với Nguyễn Hữu Tiến, câu nói của Y Phương “thể hiện đức khiêm tốn, lòng tôn kính của anh đối với di sản văn hóa dân tộc” [40,271] Y Phương
viết rất nhiều về quê hương Trùng Khánh - nơi có cảnh đẹp thần tiên (thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao…), nơi có nhiều sản vật nổi tiếng, nơi cuộc sống thật bình yên, đoàn kết giữa các dân tộc anh em Và cũng là nơi “đầu
Trang 36sóng ngọn gió” khi quân xâm lược tràn sang Những bài thơ viết về quê
hương là những sáng tác thành công nhất của Y Phương, như Lên Cao Bằng,
Phòng tuyến Khau Liêu, Tên làng, Nói với con… Có thể khẳng định “anh là
một nhà thơ chung thủy với quê hương” [40, 271] Sự tha thiết với xứ sở dân
tộc mình chính là ngọn nguồn cảm hứng trong hầu hết các bài thơ của Y
Phương và là cốt lõi trong giọng hát Y Phương Vì tâm nguyện “Văn chương
là một việc làm trả ơn những người sinh thành và nuôi dưỡng mình” [34,776]
nên mục tiêu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc của nhà thơ rất rõ và luôn được hướng tới Y Phương có thể vẽ chân dung những người con của dân tộc mình, quê mình bằng những đường nét chắc, khỏe, chân thực mà gây lên một niềm xúc cảm đặc biệt:
Da thịt người da thịt đất đai
Cùng một màu đồng hun lặng lẽ
Nặng nhọc cười
Nặng nhọc người đàn bà đeo gùi
Nặng nhọc hai bầu vú mọng căng như nước
Nặng nhọc hai bầu vú phì nhiêu như đất
Đất nước
Sinh ra từ ngực người đàn bà
(Chín tháng)
Đọc những câu thơ này càng thể hiện lời nhận xét của nhà thơ Trúc
Thông: “Y Phương không yêu dân tộc mình ở đầu lưỡi, lạm dụng chất dân tộc Qua tất cả những cảnh huống sinh hoạt vật chất và tinh thần hiện thực, những đam mê và đau khổ trần trụi, những chìm lặng không sao nói hết và những sự thật cuộc đời… Y Phương tiếp tục phát hiện về dân tộc mình”
Trang 37[40,237] Vì mong muốn được làm một cái gì đó, làm một cái gì đó để trả ơn quê hương và con người vùng đất thương yêu nơi biên giới
Khi Y Phương rời xa quê hương cũng là một dịp để nhà thơ tự kiểm nghiệm tình cảm của mình với dân làng Sống giữa Thủ đô Hà Nội nhà thơ
cảm thấy cô đơn: “Người thì ở Hà Nội, nhưng hồn lại trở về làng - Người làng tôi là thảo dân Thảo dân nên được bền như đất, giàu có như đất, ngọt ngào như đất, nhân ái khoan dung như đất Ôi người làng tôi Họ đẹp biết
chừng nào” [36] Nhớ về họ, Y Phương viết những bài tản văn như: Còn có
một cái tết vía trâu, Về Trùng Khánh đắm trong mưa hạt dẻ, Hội tung còn làng tôi, Tết anh cả, Cầu và cây số mệnh, Bận rộn như lửa, Chuyện ma gà
và những giấc mơ đầy trứng, Hỏi người lòng cũng nông như vậy, Làm sao biết yêu sâu?
Có thể khẳng định, những quan niệm đó đã thể hiện được ý thức, trách nhiệm và những khát vọng của Y Phương đối với việc sáng tác văn chương…
Đó là ý thức, trách nhiệm của việc giữ gìn nét đẹp bản sắc văn hóa của dân tộc mình Vĩ lẽ đó, cả đời mình, Y Phương viết về quê hương Cao Bằng yêu dấu; viết về cuộc sống, con người, phong tục, tập quán và nét đẹp, bản sắc văn hóa quê hương Y Phương luôn khát khao cháy bỏng đem đến cho bạn đọc một cái nhìn chân thực và chuẩn xác nhất về cảnh sắc thiên nhiên và con người quê hương ông, cũng như cuộc sống và con người của đồng bào Tày ở Cao Bằng nói chung và quê hương Trùng Khánh nói riêng Bởi vậy, trong các tác phẩm của ông chất “miền núi” và “chất” Tày luôn thấm sâu và lan tỏa trên từng con chữ, câu văn… Điều này thể hiện rất rõ qua những bức tranh thiên nhiên núi rừng; qua phong tục tập quán trong các ngày lễ, tết, trong cưới xin, tang ma, các tập quán sinh nở, lễ đầy tháng tuổi và một số văn hóa tín ngưỡng dân gian dân tộc trong mỗi tác phẩm của ông
Những quan niệm sáng tác văn chương còn được bộc lộ từ chính trong
tác phẩm của Y Phương Điều dễ nhận thấy là Y Phương trong cuộc sống và
Trang 38Y Phương trong thơ là một Y Phương từng nói: “Ai cũng chỉ sống một lần Nên ta tranh thủ sống Tích cực sống Nhiệt tình sống Hăm hở sống Sống như cháy đến giọt cuối cùng Sống phải đáng sống Sống không làm con bù nhìn” [36] Ông phần nào bộc bạch quan niệm sống, quan niệm sáng tác của
mình qua bài thơ “Chén nước”: Anh tự biết mình như chén nước/ Chớ rót đầy
Cũng giống như những người nghệ sĩ tài ba khác, trước sau ông vẫn
nhất quán một xác tín nghề nghiệp:
Cao hơn cơm là nước Cao hơn nước là khí trời Cao hơn khí trời là em bồ-câu-lơ-mơ-thơ của ta
Không chỉ quan niệm văn chương là tình yêu, lẽ sống, là tất cả, Y Phương còn rất quan tâm đến nhu cầu thưởng thức của người đọc Chính vì lẽ
đó, thơ Y Phương thường ngắn gọn mà xúc tích, thông qua con chữ, nhà thơ
muốn nói với bạn đọc thật nhiều điều Bài thơ Chơi râu là một minh chứng -
“Buộc nhiều người phải giật mình”: Trời bảo/ Ứ thèm chơi với ta đâu./ Tùy thôi./ Trời bảo: Ta là đồ linh tinh, đồ dở hơi./ Tùy thôi/ Trời không chơi thì ta ngồi ta chơi râu ta
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Y Phương viết thơ bằng tiếng Tày (sáng tác song ngữ) cũng là để thể hiện tình cảm sâu nặng, tha thiết và tự hào
về bản sắc văn hóa, về truyền thống văn hóa, văn học của dân tộc Tày nơi quê hương biên giới vùng cao…
Trang 39Trên thực tế thì từ những thập niên 70, 80, 90 của thế kỷ trước, một số nhà văn, nhà thơ DTTS cũng có ý thức sâu sắc về vấn đề sáng tác thơ song ngữ, coi đây như là một biểu hiện của việc giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người
Ví dụ như các tác giả Nông Quốc Chấn, Nông Viết Toại, Lâm Tiến, Mã Thế Vinh, Mã A Lềnh…
Kể từ khi có mặt trong đời sống văn chương nước nhà thời kỳ hiện đại, văn học DTTS đã xuất hiện khá nhiều tác phẩm được sáng tác bằng hai thứ
tiếng (song ngữ) Ví dụ như: Trường ca Cưa khửn đông (Muối lên
rừng)-1964 của tác giả Nông Minh Châu; Dám kha Pác Bó (Dấu chân Pác
Bó)-1971 của nhà thơ Nông Quốc Chấn; Kin ngày phuối khát (Ăn ngay nói thẳng)-1971, Đét chang nâư (Nắng ban trưa)-1976 của Nông Viết Toại;
Tình rừng-1973 của La Đình Sơn; Vẹ tỉ tò đin hây (Vẽ bản đồ quê tôi)-1979
của nhà thơ Mã Thế Vinh; Gửi đồng bào Dao, Nơi ta ở-1979, Bước đường
tôi đi-1985 của Bàn Tài Đoàn; Peo phầy mí mỏt (Ngọn lửa không tắt)-1984
của Cầm Biêu; Người Mông nhớ Bác Hồ-1993 và Chỉ vì quá Yêu-1998 của
Hùng Đình Quý, cùng với hơn 40 truyện ngắn viết cho thiếu nhi H’Mông của
Mã A Lềnh; Suối nguồn du du -2002 của Triệu Kim Văn; Bỡ ngỡ-2005 của Hoàng Kim Dung; Dám kha cần ngám điếp-2005 và Co nghịu hưa cần-
2008 của Dương Khau Luông… Và chính họ, với những sáng tác “song ngữ” của mình đã góp phần làm nên nét độc đáo với sắc màu riêng - rất dân tộc và miền núi cho bộ phận văn học DTTS thời kỳ hiện đại
Những tác giả người DTTS cùng với tác phẩm thơ song ngữ của họ đã trở thành chiếc cầu nối để đồng bào các DTTS đến với văn học nước nhà Thể
hiện quan điểm về sáng tác bằng tiếng DTTS, trong cuốn “Một vườn hoa
nhiều hương sắc” nhà văn hóa – nhà thơ người dân tộc Tày Nông Quốc Chấn
viết: “Là người Tày, Nùng hoạt động văn học nghệ thuật, dĩ nhiên anh làm thơ, viết chuyện, viết kịch bản, sưu tầm ca dao, dân ca… anh không thể không biết tiếng dân tộc, thể hiện bằng tiếng nói, chữ viết dân tộc mình” [5]
Trang 40Nhà thơ người dân tộc Tày Dương Thuấn cũng là một tác giả có nhiều sáng tác song ngữ (Tày - Việt) Ông đã được nhận 2 kỷ lục Guiness Việt Nam gồm Bộ sách song ngữ Tày - Việt đầu tiên và Bộ Tuyển tập thơ dày nhất Việt
Nam (hơn 2.000 trang, gồm 3 tập) Ông cho rằng: “phải sáng tác bằng tiếng Tày thì mới cảm thấy thật sự là của mình” [59]
Mã A Lềnh, người con của dân tộc Mông cũng là một tác giả rất quan tâm đến việc sáng tác song ngữ Các tác phẩm của ông đều được sáng tác bằng hai thứ tiếng (Mông - Việt) Với ông, sáng tác song ngữ vừa để cho người dân tộc Mông đọc được, góp phần hội nhập; vừa để quảng bá cho dân tộc mình với các dân tộc anh em Thể hiện quan điểm trong sáng tác bằng
tiếng dân tộc, Mã A Lềnh từng phát biểu: “Chữ này sắp mất rồi Chỉ còn vài người lưu giữ Thôi, cứ viết, để kỷ niệm một thời…” [25]
Giống như nhiều tác giả luôn trăn trở, suy nghĩ về vấn đề sáng tác song ngữ và có nhiều tác phẩm song ngữ để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng bạn đọc vừa nêu trên, Y Phương cũng là một nhà thơ, nhà văn DTTS xuất sắc trong sáng tác song ngữ Hơn ai hết, Y Phương biết rằng sáng tác song ngữ là một hoạt động sáng tác đặc thù, chỉ có ở những nhà thơ người DTTS Những tác phẩm song ngữ, ngoài việc đóng góp cho sự phát triển phong phú, đa dạng của nền văn học nước nhà, còn góp phần bảo tồn chữ viết và nuôi dưỡng nét văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa của các DTTS Vì lẽ đó, ông cho
rằng:“Sáng tác thơ bằng tiếng dân tộc là rất cần thiết Đó cũng là một cách tốt nhất để góp phần bảo tồn văn hóa và chữ viết” [13]
Y Phương thể hiện rõ quan điểm của mình như vậy là bởi ông hiểu được ý nghĩa của việc sáng tác song ngữ Đó là sự biểu hiện và khẳng định sức mạnh, tiềm năng văn hóa của các dân tộc thiểu số, thể hiện niềm trân trọng, sự tự hào, tự tôn dân tộc, sự bình đẳng hòa hợp của anh em trong cả nước Người nghệ sĩ sẽ có nhiều thuận lợi khi sáng tác văn chương bằng tiếng
mẹ đẻ của mình Khi đó, người nghệ sĩ được phát huy vốn ngôn ngữ dồi dào