1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VỀ CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN SINH HỌC 12

35 1K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 166,5 KB

Nội dung

I. Lí do chọn đề tài Như chúng ta đã biết hiện nay khoa học kỹ thuật có tốc độ phát triển cực kỳ nhanh chóng bên cạnh đó sự gia tăng khối lượng kiến thức ngày một lớn, vì vậy giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với thời đại mới. Dạy học giải quyết vấn đề là một trong những phương pháp dạy học từ lâu đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong giảng dạy các môn học. Sở dĩ phương pháp này được ứng dụng phổ biến là bởi vì nó có rất nhiều ưu điểm trong đó một ưu điểm lớn nhất là phương pháp này là một phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính sáng tạo của người học. Sự lĩnh hội tri thức bằng cách giải quyết vấn đề do đó phát triển khả năng độc lập học tập. Bên cạnh đó phương pháp dạy học này hướng vào nhu cầu, khả năng, hứng thú của học sinh. Phát triển khả năng tư duy lôgic thấy được sự liên hệ mật thiết về nội dung kiến thức. Dạy học giải quyết vấn đề, từ lâu đã được nghiên cứu và vận dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng kiểu dạy học này còn rất nhiều hạn chế do những khó khăn nhất định. Phương pháp dạy học này nhằm nâng cao việc sử dụng các tình huống định sẵn trong dạy học qua đó giới thiệu cách học sinh học một cách có hiệu quả. Như vậy chúng ta đã thay đổi mục tiêu từ việc học sinh phải ghi nhớ, tiếp nhận thụ động bài học bằng khả năng tìm kiếm, xử lí và phát hiện thông tin của học sinh. Cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục của chúng ta từng bước được đổi mới. Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, sự phát triển của nền kinh tế xã hội và sự phát triển của khoa học giáo dục có mối quan hệ qua lại và tác động với nhau. Như vậy con người sống trong thời đại ngày nay đòi hỏi phải năng động, sáng tạo để thích ứng với nền kinh tế thị trường. Vì vậy mà yêu cầu đặt ra cho ngành giáo dục trong hiện tại và tương lai là phải đổi mới nội dung và phương pháp dạy học các môn ở trường phổ thông nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cao nhất của người học. Có nhiều phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm để nâng cao chất lượng dạy học nhưng đề tài chỉ đề cập đến phương pháp dạy học giải quyết vấn đề và áp dụng trong chương “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” sinh học 12 cơ bản. Phần sinh học 12 Chương II: Các quy luật sinh học là rất quan trọng việc cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức khoa học rất vững chắc về sự di truyền của các tính trạng qua các thế hệ của loài diễn ra theo những xu thế tất yếu mà người ta đã phát hiện được bằng phương pháp thực nghiệm là rất cần thiết. Những mối quan hệ nhân quả đã chi phối tính quy luật tất yếu của hiện tượng di truyền và biến dị. Chính sự nhân đôi của ADN đã là cơ sở cho sự nhân đôi của NST, đồng thời sự phân li và tổ hợp của NST theo những cơ chế xác định đã làm cho sự di truyền qua nhân diễn ra theo những quy luật chặt chẽ. Là chương có nội dung kiến thức khó, trừu tượng, vận dụng toán học, giáo viên đảm bảo cho học sinh biết được một cách sáng tạo các phương pháp nghiên cứu của khoa học hiện đại ở trình độ vừa sức và cần thiết, học sinh phải hiểu bản chất của các hiện tượng di truyền, các quy luật di truyền từ đó vận dụng để làm bài tập. Vì vậy tôi chọn đề tài: “sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề để dạy các quy luật di truyền sinh học 12 cơ bản”.

Trang 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết hiện nay khoa học kỹ thuật có tốc độ phát triển cực kỳ nhanh chóng bên cạnh đó sự gia tăng khối lượng kiến thức ngày một lớn, vì vậy giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với thời đại mới Dạy học giải quyết vấn đề là một trong những phương pháp dạy học từ lâu đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong giảng dạy các môn học Sở dĩ phương pháp này được ứng dụng phổ biến là bởi vì

nó có rất nhiều ưu điểm trong đó một ưu điểm lớn nhất là phương pháp này là một

phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính sáng tạo của người học Sự lĩnh hội tri thức bằng cách giải quyết vấn đề do đó phát triển khả năng độc lập học tập Bên cạnh đó phương pháp dạy học này hướng vào nhu cầu, khả năng, hứng thú của học sinh Phát triển khả năng tư duy lôgic thấy được sự liên hệ mật thiết về nội dung kiến thức Dạy học giải quyết vấn đề, từ lâu đã được nghiên cứu và vận dụng ở Việt Nam Tuy nhiên, việc sử dụng kiểu dạy học này còn rất nhiều hạn chế do những khókhăn nhất định Phương pháp dạy học này nhằm nâng cao việc sử dụng các tình huống định sẵn trong dạy học qua đó giới thiệu cách học sinh học một cách có hiệu quả Như vậy chúng ta đã thay đổi mục tiêu từ việc học sinh phải ghi nhớ, tiếp nhận thụ động bài học bằng khả năng tìm kiếm, xử lí và phát hiện thông tin của học sinh

Cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục của chúng ta từng bước được đổimới Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, sự phát triển của nền kinh tế xã hội và sự pháttriển của khoa học giáo dục có mối quan hệ qua lại và tác động với nhau Như vậy conngười sống trong thời đại ngày nay đòi hỏi phải năng động, sáng tạo để thích ứng với nềnkinh tế thị trường Vì vậy mà yêu cầu đặt ra cho ngành giáo dục trong hiện tại và tươnglai là phải đổi mới nội dung và phương pháp dạy học các môn ở trường phổ thông nhằmphát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cao nhất của người học

Có nhiều phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm để nâng cao

Trang 2

chất lượng dạy học nhưng đề tài chỉ đề cập đến phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

và áp dụng trong chương “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” sinh học 12 cơ bản.Phần sinh học 12 Chương II: Các quy luật sinh học là rất quan trọng việc cung cấp chohọc sinh hệ thống kiến thức khoa học rất vững chắc về sự di truyền của các tính trạng quacác thế hệ của loài diễn ra theo những xu thế tất yếu mà người ta đã phát hiện được bằngphương pháp thực nghiệm là rất cần thiết Những mối quan hệ nhân quả đã chi phối tínhquy luật tất yếu của hiện tượng di truyền và biến dị Chính sự nhân đôi của ADN đã là cơ

sở cho sự nhân đôi của NST, đồng thời sự phân li và tổ hợp của NST theo những cơ chếxác định đã làm cho sự di truyền qua nhân diễn ra theo những quy luật chặt chẽ Làchương có nội dung kiến thức khó, trừu tượng, vận dụng toán học, giáo viên đảm bảo chohọc sinh biết được một cách sáng tạo các phương pháp nghiên cứu của khoa học hiện đại

ở trình độ vừa sức và cần thiết, học sinh phải hiểu bản chất của các hiện tượng di truyền,

các quy luật di truyền từ đó vận dụng để làm bài tập Vì vậy tôi chọn đề tài: “sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề để dạy các quy luật di truyền sinh học 12 cơ bản”.

1 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng và sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề vào một số bài trong

chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền trong sách Sinh học 12 bằng phươngpháp dạy học giải quyết vấn đề Góp phần thực hiện nâng cao chất lượng giảng dạy vàhọc tập bộ môn

2 Đối tượng, khách thể nghiên cứu.

Dạy học giải quyết vấn đề cho nội dung chương II: Tính quy luật của hiện tượng ditruyền trong sách Sinh học 12

3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Đề tài này tôi nghiên cứu ở một số bài học chương II: tính quy luật của hiện tượng ditruyền, sinh học 12 chương trình sách giáo khoa ban cơ bản

Trang 3

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: thu thập các tài liệu liên đến phương pháp dạyhọc giải quyết vấn đề, logic học, …trên một số sách, các tạp chí, bài báo, công trìnhnghiên cứu khoa học và một số thông tin tài liệu trên các trang web điện tử có giá trị

Trang 4

PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

I Lịch sử nghiên cứu

I.1 Ở nước ngoài

Richard Suchman (1962) đã trình bày một phương pháp mới gọi là “đào tạo qua hội thoại” (inquiry training) Trong phương pháp này chú trọng đến vấn đề cách giáo viên đặtcác em học sinh vào các tình huống hóc búa, giúp các em tham gia trao đổi để tìm ra câu trả lời Qua đó các em tự nắm lấy đáp án của vấn đề “Đào tạo qua hội thoại”, “học khám phá” và “dạy học theo vấn đề” có quan hệ chặt chẽ với nhau Ở mỗi dạng giáo viên đều chú trọng và quan tâm đến hoạt động của học sinh Tất cả các phương pháp này đều định hướng cho học sinh phương pháp tư duy quy nạp (tư duy quy nạp bao giờ học sinh cũng thích thú hơn so vớiphương pháp tư duy diễn giải)

Điểm chung nữa của cả ba cách dạy trên, là học sinh tự tìm tòi, khám phá theo sự định hứơng của giáo viên để tự chiếm lĩnh kiến thức mới Thay vì truyền đạt cho các em các ý tưởng, các học thuyết, các sự việc, các sự kiện của thế giới Giáo viên trở thành người dẫn dắt các em đi tìm các ý tưởng, các học thuyết để khi giáo viên sử dụng phương pháp dạy học hướng dẫn Vì giáo viên sử dụng hệ thống các câu hỏi, các tình huống có vấn đề, để định hướng học sinh nghiên cứu Qua trả lời từng câu hỏi học sinh sẽ tiếp cận dần dần với vấn đề, cùng với sự trao đổi, tranh luận khi hoàn thành hệ thống câu hỏi giáo viên đưa ra học sinh sẽ thu nhận được toàn bộ kiến th c của bài Nghĩa là học sinh đã chiếm lĩnh được các ý tưởng các học thuyết đó và làm chủ nó

I.2 Ở việt nam

Từ những năm 60 của thế kỷ XX trở lại đây, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về dạy học nêu vấn đề với mục đích nâng cao chất lượng

Trang 5

dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh Hầu hết các giáo viên

đã làm quen với thuật ngữ dạy học nêu vấn đề

Trong lĩnh vực dạy học hoá học,Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang là người đã có nhiều nghiên cứu vận dụng dạy học dạy học giải quyết vấn đề Tiếp sau,có các tác giả: Nguyễn Cương, Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Đình Am, Dương Tất Tốn Gần đây, có luận

án tiến sĩ của Lê Văn Năm (2001), với nhan đề "Sử dụng dạy học nêu vấn đề- ơrixtic để nâng cao hiệu quả dạy học chương trình hóa đại cương và hóa vô cơ ở trường trung học phổ thông"

Trong lĩnh vực dạy học toán học nghiên cứu vận dụng dạy học dạy học giải quyết vấn đề,

có các tác giả: Phạm Văn Hoàn, Nguyễn Bá Kim…

Trong lĩnh vực dạy học vật lý các tác giả: Lê Nguyên Long, Nguyễn Đức Thâm, Phạm Hữu Tòng… đã nghiên cứu vận dụng dạy học dạy học giải quyết vấn đề

Trong lĩnh vực dạy học sinh học, Giáo sư Trần Bá Hoành là người sớm có những nghiên cứu về mặt lý luận và vận dụng thành công dạy học giải quyết vấn đề Bên cạnh đó, các tác giả Nguyễn Quang Vinh, Trần Doãn Bách (Hà nội), Nguyễn Như Ất (Thái nguyên)

đã vận dụng dạy học giải quyết vấn đề vào một số bài dạy cụ thể Tiếp sau đó là những đóng góp quan trọng của Đinh Quang Báo, Vũ Đức Lưu, Lê Đình Trung vào việc phát triển ứng dụng dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học sinh học

Trong luận án phó tiến sĩ của Đinh Quang Báo (1981) bảo vệ tại Liên xô (cũ) với

nhan đề “Phát triển hoạt động nhận thức của học sinh trong các bài học về sinh học trường phổ thông" đã sử dụng câu hỏi, bài tập để phát huy tính tích cực của học sinh

trong dạy học sinh học, tác giả đã thành công khi sử dụng biện pháp lôgíc để vạch ra phương hướng sử dụng chúng vào hoạt động tìm tòi của học sinh dựa trên cơ sở lôgíc

Trang 6

nội dung dạy học sinh học1 Nội dung luận án phần nào cũng thể hiện được tư tưởng dạy học nêu vấn đề

Luận án phó tiến sĩ của Nguyễn Đức Thành (1989), “Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các định luật di truyền” đã sử dụng bài tập nhằm rèn luyện một số kĩ năng cơ

bản giải bài tập Di truyền ở lớp 12 Tác giả đề xuất giải pháp sử dụng giải bài tập để tích cực hoá nhận th c của học sinh theo con đường suy diễn lý thuyết 1

Luận án phó tiến sĩ của Vũ Đức Lưu (1994) “Dạy học các quy luật di truyền ở THPT bằng bài toán nhận thức” là công trình nghiên cứu về dạy các quy luật di truyền

bằng bài toán nhận thức ở khâu nghiên cứu tài liệu mới, tác giả đã đề xuất và phân tích khá sâu sắc các nguyên tắc thiết kế, xác định các tiêu chuẩn cho phép mô hình hoá bài toán tổng quát và phương pháp sử dụng bài toán nhận thức trong dạy học các quy luật di truyền 2 Thực chất, nội dung luận án phản ánh việc vận dụng dạy học nêu vấn đề trong dạy học các quy luật di truyền ở trường phổ thông

Trong luận án phó tiến sĩ “Thiết kế và sử dụng bài toán nhận thức để nâng cao hiệu quả dạy học phần cơ sở vật chất và cơ chế di truyền trong chương trình sinh học ở bậc PTTH”, tác giả Lê Đình Trung (1994) đề xuất việc thực hiện ở giai đoạn nghiên cứu tài

liệu mới dạy phần cơ sở vật chất và cơ chế di truyền bằng bài toán nhận thức kết hợp cácbài tập tự lực với sách giáo khoa 3 Những bài toán nhận thức mà tác giả đề xuất là một khâu của dạy học nêu vấn đề

Trong cuốn "Dạy học giải quyết vấn đề trong bộ môn sinh học" (tài liệu bồi dưỡngthường xuyên cho giáo viên trung học phổ thông chu kỳ 1997 - 2000), các tác giả

Nguyễn Văn Duệ, Trần Văn

1Đinh Quang Báo (1981), "Phát triển hoạt động nhận thức của học sinh trong các bài học về sinh học trường phổ thông nớc CHXHCN Việt Nam".Tóm tắt luận án Phó tiến sĩ khoa học sư

.

Trang 7

Nguyễn Đức Thành (1989), Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các định luật di truyền, Luận án phó tiến sỹ Trường ĐHSP Hà Nội 2

Vũ Đức Lưu (1994), Dạy học các quy luật di truyền ở PTTH bằng bài toán nhận thức,

Luận án phó tiến sỹ, Trường ĐHSP Hà Nội 3

Lê Đình Trung (1994), Thiết kế và sử dụng bài toán nhận thức để nâng cao hiệu quả dạy học phần Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền trong chương trình sinh học ở bậc PTTH, Luận án Phó tiến sỹ Trường ĐHSP Hà Nội

Kiên, Dương Tiến Sỹ, đã trình bày về những đặc điểm của dạy học giải quyết vấn đề, thiết kế bài học và tổ chức dạy học giải quyết vấn đề

Nguyễn Phúc Chỉnh trong đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ, đã nghiên cứu "Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học sinh thái học ở trường trung học phổ thông" đã vận dụng dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học môn môn học

cụ thể ở trường trung học phổ thông Tài liệu chuyên khảo này là sản phẩm nghiên cứu của đề tài khoa học và công nghệ mang mã số B2002-03-192

Tóm lại, các tác giả trong nước đã nghiên cứu sâu về một số khía cạnh nào đó của lý luận của dạy học nêu vấn đề và việc vận dụng dạy học nêu vấn đề vào một số phân môn của sinh học

Tuy nhiên, việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học sinh học ở trường phổ thông còn nhiều hạn chế Theo những điều tra của chúng tôi, hầu hết các giáo viên sinh học đều đã tiếp xúc với khái niệm dạy học nêu vấn đề - dạy học giải quyết vấn

đề, nhưng chưa biết vận dụng dạy học nêu vấn đề trong các môn học cụ thể Vì vậy, một mặt cần phổ biến cho giáo viên đầy đủ cơ sở lý luận dạy học giải quyết vấn đề, mặt khác

2 Nguyễn Phúc Chỉnh (2004), Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học sinh thái học ở trường trung họcphổ thông, báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ mã số

Trang 8

cần đưa ra những quy trình hướng dẫn cụ thể với những ví dụ về vận dụng dạy học giải quyết vấn đề trong từng môn học cùng như từng chương, từng bài

Để dạy học giải quyêt vấn đề thực sự có chỗ đứng trong hệ thống phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học sinh học nói riêng cần tiến hành những biện pháp sau:

1. Tăng cường tuyên truyền và vận động vận dụng dạy học giải quyết vấn đề trongdạy học

2. Bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông những kỹ thuật cơ bản vận dụng dạy học giảiquyết vấn đề

3. Hình thành một chuyên đề (bắt buộc) về dạy học giải quyết vấn đề trong chươngtrình đào tạo giáo viên

Muốn thực hiện những biện pháp trên có hiệu quả, điều cốt lõi là mỗi giáo viên phải có ý thức đổi mới phương pháp dạy học, chủ động tìm tòi, tiếp cận và vận dụng dạy học giải quyết vấn đề

II Phương pháp dạy học giải quết vấn đề

Bản chất của dạy học giải quyết vấn đề là đặt ra trước học sinh một hệ thống các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề, kích thích học sinh tự giác, có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề, kích thích hoạt động tư duy tích cực của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề, tức là làm cho học sinh tích cực tự giác trong việc giành lấy kiến thức một cách

Trang 9

độc lập (Nguyễn Ngọc Quang (1989), Lý luận dạy học đại cương, Tập 2, Trường Cán bộ

quản lý trung ương)

Nói cách khác, bản chất của dạy học giải quyết vấn đề là giới thiệu cho học sinh một cách chính xác, đầy đủ về các vấn đề của tình huống, qua đó tạo động lực cho việc nghiên cứu và trao đổi của học sinh, từ đó học sinh có được những nội dung kiến thức Như vậy, dạy học giải quyết vấn đề có 3 đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Giáo viên đặt ra trước học sinh một loạt những bài toán nhận thức có chứa

đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và chưa biết, nhưng chúng được cấu trúc lại một cách sưphạm gọi là những bài toán nêu vấn đề ơritstic

Thứ hai: Học sinh tiếp nhận mâu thuẫn của bài toán như mâu thuẫn của nội tâm mình và

được đặt vào tình huống có vấn đề, tức là trạng thái có nhu cầu bên trong bức thiết muốn giải quyết bằng được bài toán đó

Thứ ba: Trong quá trình tổ chức giải bài toán, học sinh lĩnh hội một cách tự giác và tích

cực cả kiến thức cả cách giải và do đó có được tâm lý tích cực nhận thức một cách sáng tạo 3

Như vậy, khác với những kiểu dạy học truyền thống - học sinh chỉ nhằm mục đích là giải được bài toán và ghi nhớ kiến thức đã học được, trong dạy học giải quyết vấn đề thì việc xây dựng các bài toán nhận thức là mục đích quan trọng Chính các bài toán nhận thức đó sẽ gây ra nhu cầu và động cơ nhận thức, thúc đẩy sự tìm tòi sáng tạo của học sinh

Trang 10

2.1 Đặc điểm dạy học giải quyết vấn đề

Dạy học giải quyết vấn đề (hay còn gọi là dạy học nêu vấn đề) là một trong những phương pháp được vận dụng nhiều và có hiệu quả tốt trong quá trình dạy học, đặc biệt là trong xu hướng dạy học hiện đại, dạy học giải quyết vấn đề càng có ý nghĩa trong việc phát huy tư duy độc lập sáng tạo của người học Dạy học giải quyết vấn đề là một trong các phương pháp dạy học tích cực vớiquan điểm lấy học sinh là trung tâm quá trình dạy học Sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề nghĩa là thầy, cô giáo tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh theo con đường tạo các tình huống có vấn đề, các mâu thuẫn giữa các đã biết và cái chưa biết và sau đó giải quyết vấn đềđặt ra Thực chất của phương pháp là tổ chức hoạt động tìm tòi sáng tạo của học sinh nhằm giải quyết những vấn đề mới đối với họ

2.2 Tình huống có vấn đề trong quá trình dạy học

Là trạng thái tâm lý đặc biệt trong đó học sinh tiếp nhận mâu thuẫn khách

quan ( một khó khăn gặp phải trên bước đường nhận thức ) như một mâu thuẫn

nội tại của bản thân ( mâu thuẫn chủ quan ) tình huống này kích thích học sinh

tìm cách giải thích hay xuất hiện hành động mới

2.3 Các điều kiện tạo tình huống có vấn đề

Phải chỉ ra được điều chưa biết được cái mới trong mối quan hệ với cái

Trang 11

đã biết, với vốn cũ , đó là yếu tố trọng tâm của tình huống có vấn đề.

Tình huống đặt ra phải phù hợp với khả năng của học sinh các em có thể

tự giải quyết được dựa vào vốn kiến thức và bằng hoạt động tư duy

Bản chất của dạy học giải quyết vấn đề

Là đặt ra trước học sinh một hay một hệ thống những vấn đề nhận

thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển học sinh

vào tình huống có vấn đề, kích thích các em tự giác, có nhu cầu mong muốn giải

quyết vấn đề kích thích hoạt động tư duy tích cực trong quá trình giải quyết vấn

đề Dạy học giải quyết vấn đề là quá trình dạy học gồm các bước sau:

- Tạo tình huống có vấn đề và phát triển vấn đề

- Xây dựng giả thuyết và lập kế hoạch giải quyết vấn đề

- Thực hiện kế hoạch để kiểm tra giả thuyết và thảo luận kết quả thu

được

III Tình huống có vấn đề.

III.1 Khái niệm về tình huống có vấn đề

Bài toán nêu vấn đề có chứa đựng mâu thuẫn nhận thức Mâu thuẫn này phải có tác dụng sao cho chủ thể tiếp nhận nó không phải như một mâu thuẫn bên ngoài mà như

Trang 12

một nhu cầu bên trong Lúc đó chủ thể ở một trạng thái tâm lý độc đáo gọi là tình huống

có vấn đề

Tình huống có vấn đề là tổng thể nói chung những sự kiện, hiện tượng có quan

hệ với nhau diễn ra trong không gian, thời gian nào đó mà sự diễn biến của nó cần phải đối phó ( Viện ngôn ngữ học (1996), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng)

Trong dạy học, tình huống có vấn đề là một trạng thái tâm lý đặc biệt trong đó học sinh tiếp nhận mâu thuẫn khách quan (một khó khăn gặp phải trong bước đường nhận thức) như một mâu thuẫn nội tại của bản thân (mâu thuẫn chủ quan) tình huống này kích thích học sinh tìm cách giải thích hay xuất hiện hành động mới

Theo M.I Macmutop, tình huống có vấn đề đó là trở ngại về trí tuệ của con

người, xuất hiện khi anh ta chưa biết cách giải thích một hiện tượng, một sự kiện, một quá trình của thực tế, khi chưa thể đạt tới mục đích bằng cách thức hành động quen thuộc Tình huống này kích thích con người tìm tòi cách giải thích hay hành động mới Tình huống có vấn đề là quy luật của hoạt động nhận thức sáng tạo, có hiệu quả Nó quyđịnh sự khởi đầu của tư duy, hành động tư duy tích cực sẽ diễn ra trong quá trình nêu và giải quyết các vấn đề (M.I Mac mutov (1977), Tổ chức dạy học nêu vấn đề ở nhà

trường, Giáo dục, Maxcơva.)

Theo V.Okon, nét bản chất của tình huống có vấn đề là những lúng túng về lýthuyết và thực hành để giải quyết vấn đề, nó xuất hiện nhờ tính tích cực nghiên cứu củangười học

III.2 Cơ chế phát sinh tình huống có vấn đề trong dạy học

Trang 13

Trong dạy học giải quyết vấn đề, yếu tố quan trọng nhất là bài toán nhận thức

gây ra ở học sinh tình huống có vấn đề như thế nào Nói cách khác, cơ chế xuất hiện, hình thành trạng thái tâm lý này diễn ra như thế nào

Bản thân sự tồn tại của bài toán nhận thức chưa làm cho nó trở thành đối tượng của hoạt động nhận thức của học sinh trong bài lên lớp Nó chỉ trở thành đối tượng của hoạt động này khi nào nó làm xuất hiện trong ý thức của học sinh một mâu thuẫn nhận thức tự giác, một nhu cầu bên trong muốn giải quyết mâu thuẫn đó Khi học sinh chấp nhận mâu thuẫncủa bài toán (cái khách quan) thành mâu thuẫn và nhu cầu bên trong của bản thân mình (cái chủ quan) thì anh ta biến thành chủ thể của hoạt động nhận thức

Từ đó xuất hiện một hệ hoạt động nhận thức, gồm hai thành tố: chủ thể - học sinh

và đối tượng - bài toán nhận thức Hai thành tố này tương tác với nhau, thâm nhập vào

nhau, tồn tại vì nhau và sinh ra nhau trong một hệ thống trọn ven: sự nhận thức học

tập

III.3 Những đặc điểm cơ bản của tình huống có vấn đề

Theo tâm lý học, một tình huống có vấn đề bao gồm những tính chất sau:

1.Có mâu thuẫn nhận thức: Vấn đề có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái phải tìm Đó có thể là tri thức mới, cách thức hành động mới, kỹ năng mới Chủ thể phải ý thức được khó khăn trong tư duy hoặc hành động mà vốn hiểu biết sẵn có chưa đủ để vượt qua

2. Gây ra nhu cầu nhận thức: Khi mâu thuẫn khách quan trong bài toán nêu vấn đềchuyển hóa thành mâu thuẫn chủ quan bên trong của chủ thể sẽ gây ra nhu cầu nhận

Trang 14

thức cho chủ thể kích thích học sinh tìm cách giải quyết nhiệm vụ đặt ra và tốt nhất làcác tình huống gây cảm xúc ngạc nhiên, hứng thú, mong muốn giải quyết vấn đề

Phù hợp với khả năng của học sinh để gây niềm tin: học sinh phải có khả năng về trithức và cách thức hành động đủ để giải quyết được vấn đề Nếu một tình huống dù cóhấp dẫn nhưng lại vượt quá xa so với khả năng của học sinh thì các em cũng không sẵnsàng giải quyết

CÁC BƯỚC CỦA DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học) theo phương pháp đặt và giải quyếtvấn đề thường như sau:

vì vậy trong cùng một vấn đề học sinh có thể đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau

Trang 15

Trong dạy học giải quyết vấn đề học sinh có thể đưa ra các giả thuyết khác nhau vềcùng một vấn đề, giáo viên cần lựa chọn và tập trung sự trao đổi thảo luận của học sinhvào một vài giả thuyết điển hình

Trong bước này cần quyết định phương án giải quyết vấn đề, tức là cần giải quyếtvấn đề Các phương án giải quyết đã được tìm ra cần được phân tích, so sánh và đánh giáxem có thực hiện được việc giải quyết vấn đề hay không Nếu có nhiều phương án có thểgiải quyết thì cần so sánh để xác định phương án tối ưu Nếu việc kiểm tra các phương án

đã đề xuất đưa đến kết quả là không giải quyết được vấn đề thì cần trở lại giai đoạn tìmkiếm phương án giải quyết mới Khi đã quyết định được phương án thích hợp, giải quyếtđược vấn đề tức là đã kết thúc việc giải quyết vấn đề

3. Kết luận vấn đề

Đưa ra kết luận sau khi vấn đề được giải quyết, đó cũng là nội dung mới của bài

Trang 16

Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Dạy học giải quyết vấn đề sở dĩ áp dụng được vào thực tiễn giảng dạy ở trường phổ thông, vì nó dựa vào các cơ sở vững chắc về mặt khoa học thuộc các phương diện: triết học, tâm lý học và lý luận dạy học Tuy nhiên, chúng tôi cố gắng chứng minh thêm mặt cơ sở sư phạm của cách thức vận dụng dạy học giải quyết vấn đề để đạt hiệu quả cao cho môn sinh học

2.1 Cơ sở tâm lý học

Dạy học giải quyết vấn đề được thực hiện đối với người học là giải quyết tình huống vấn đề sau khi nó được đặt ra, ở đây giáo viên tổ chức hoạt động nhận thức của trò tức là chủ thể nhận thức vào một trường tâm lý nhận thức

Trước hết kích thích động lực ham muốn giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới dạng "đặt vấn đề", tiếp theo kích thích và hướng dẫn học sinh hoạt động tư duy theo hướng "giải quyết vấn đề" Tiếp cận phương pháp dạy học này khác về chất với cáchdạy - học thụ động đã đành mà còn khác xa với các cách dạy tích cực khác "không có vấn đề" Vậy dựa trên cơ sở tâm lý học nào mà tiếp cận cách dạy - học này lại có tác dụng ưu thế ?

Cách học này tạo cho học sinh thái độ tích cực nhận thức tiếp cận với sự tích cực tìm tòi của nhà khoa học, qua đó học sinh được rèn luyện phong cách tư duy khoa học trong học tập về cơ bản có những nét tương tự như của nhà khoa học trong hoạt động nhận thức khoa học

16

Trang 17

Theo các nhà tâm lý học, không phải hoàn cảnh nào cũng gây đuợc tính tích cực

tư duy của con nguời Muốn kích thích đuợc tư duy phải đồng thời có 2 điều kiện sau:

- Gặp tình huống có vấn đề (chứa đựng mục đích mới đòi hỏi có cách thức giảiquyết mới)

- Tình huống có vấn đề đó được cá nhân nhận thức đầy đủ chuyển thành nhiệm

Đức(2002), Giáo dục học đại cương, Tập I Nxb Giáo dục, Hà Nội)

Như vậy, con người chỉ bắt đầu tư duy tích cực khi nảy sinh nhu cầu nhận thức tức là khi đứng trước một khó khăn về nhận thức cần khắc phục - một tình huống có vấn đề Do đó, có thể nhấn mạnh: "tư duy bắt đầu ở nơi xuất hiện tình huống có vấn đề"

2.2 Cơ sở lý luận dạy học

Dạy học giải quyết vấn đề phát huy được tính tích cực nhận thức của học sinh vì

nó tạo ra và kích thích được động cơ tự giác học tập của chủ thể giúp học sinh có năng lực phát hiện (hoặc tiếp nhận) tình huống có vấn đề, biết giải quyết vấn đề đặt

ra để tiếp nhận (hoặc hoàn thiện, vận dụng) tri thức

17

Ngày đăng: 13/12/2016, 22:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Thành Hổ, 2003. Di truyền học. Nhà xuất bản giáo dục Khác
2. Trần Bá Hoành, 1996. Kỹ thuật dạy học sinh học. Nhà xuất bản giáo dục Khác
3. Ngô Văn Hưng, 2008. Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 môn sinh học. Nhà xuất bản giáo dục Khác
4. Nguyễn Kỳ, 1995. Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm. Nhà xuất bản giáo dục Khác
5. Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Văn Duệ, 2003. Dạy học sinh học ở trường THPT. Nhà xuất bản giáo dục Khác
6. Vũ Văn Vụ, Nguyễn Như Hiền, Vũ Đức Lưu và các tác giả, 2007. Sách giáo khoa sinh học 12 Nâng cao. Nhà xuất bản giáo dục Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w