1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hướng dẫn giải bài tập môn học kinh tế quốc tế

2 2,6K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 58,26 KB

Nội dung

Bài tập 3. Cho hàm cung và hàm cầu về sản phẩm X tại một nước nhỏ như sau Qdx = 270 – 2Px Qsx = 30 + Px Giá sản phẩm X trên thị trường thế giới là Pw = 60 USD Câu 1. Xác định giá cả và sản lượng X khi chưa có thương mại Khi chưa có thương mại, cân bằng cung cầu ở thị trường nội địa sẽ là: Qdx = Qsx => 270 – 2Px = 30 + Px Px = 80 USD, Qx = 110 đơn vị X Câu 2. Xác định cung, cầu và số lượng hàng nhập khẩu khi có thương mại tự do. Khi có thương mại tự do Px = Pw = 60 USD Cầu: Qdx = 270 – 2Px = 270 – 120 = 150 (X) Cung: Qsx = 30 + Px = 30 + 60 = 90 (X) Nhập khẩu = Qdx – Qsx = 150 – 90 = 60 (X) Câu 3. Giả sử chính phủ đánh thuế nhập khẩu lên sản phẩm X là t= 25%. Xác định cung, cầu và số lượng hàng nhập khẩu. Giá sản phẩm X có thuế: Pt = 600.25 + 60 = 75 USD. Cầu: Qdx = 270 – 2Px = 270 – 150 = 120 (X) Cung: Qsx = 30 + Px = 30 + 75 = 105 (X) Nhập khẩu = Qdx – Qsx = 120 – 105 = 15 (X) Câu 4. Tính toán chi phí và lợi ích của thuế quan. Chi phí là lợi ích của thuế quan bao gồm: Thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, thu ngân sách của chính phủ và tổn thất xã hội do đánh thuê. Thặng dư sản xuất tăng = ((Cung trước thuế + Cung sau thuế) Mức thuế )2= (90 + 105) 15 = 1.462,5 USD. Thặng dư tiêu dùng giảm = ((Cầu trước thuế + Cầu sau thuế) Mức thuế )2= (150 + 120) 15 = 2.025 USD. Ngân sách chính phủ tăng = Số lượng hàng nhập khẩu Mức thuế = 15 15 = 225 USD. Tổn thất do đánh thuế = Thặng dư tiêu dùng – Thặng dư sản xuất – Thu ngân sách = 337,5 USD.

Trang 1

Hướng dẫn giải bài tập môn học Kinh tế quốc tế

Bài tập 1 Cho bảng số liệu như sau:

Câu 1 Cơ sở thương mại giữa hai quốc gia là:

a Lợi thế tuyệt đối

b Lợi thế so sánh

c Chi phí cơ hội

d Không có thương mại

Trả lời: Chọn a vì mỗi quốc gia có một lợi thế tuyệt đối hơn quốc gia còn lại.

Câu 2 Khung tỷ lệ trao đổi giữa hai quốc gia?

Khung tỷ lệ trao đổi nghĩa là tỷ lệ trao đổi giữa 2 sản phẩm để thương mại diễn ra giữa 2 quốc gia Dựa vào

số liệu đã cho ta có:

Thái Lan sẽ xuất khẩu gạo sang Nhật Bản nếu họ có thể đổi 4 gạo lấy nhiều hơn 2 tivi (vì cùng hao phí hết 1 giờ lao động) Tương tự, Nhật Bản sẽ xuất khẩu tivi sang Thái Lan nếu họ có thể đổi 4 tivi lấy nhiều hơn 1 gạo (hay 16 tivi với 4 gạo) Vậy khung tỷ lệ trao đổi sẽ là:

2 tivi < 4 gạo < 16 tivi hoặc 1 tivi < 2 gạo < 8 tivi.

Câu 3 Chi phí cơ hội của từng sản phẩm ở hai quốc gia?

Thái Lan: Để sản xuất thêm 2 tivi thì phải cắt giảm sản xuất 4 gạo (đều hao phí 1 giờ lao động), vậy chi phí

cơ hội của tivi là 4/2 hay 2 Tương tự, để sản xuất thêm 4 gạo phải cắt giảm 2 tivi, vậy chi phí cơ hội của gạo ở Thái Lan là 2/4 hay là 1/2

Nhật Bản: Tương tự như trên, chi phí cơ hội của tivi là 1/4, chi phí cơ hội của gạo ở Nhật Bản là 4/1=4

Câu 3 Tỷ lệ trao đổi để lợi ích từ thương mại của 2 quốc gia bằng nhau?

Từ khung tỷ lệ trao đổi ở trên (2 tivi < 4 gạo < 16 tivi), ta thấy số tivi cần đổi với 4 gạo nằm ở trong khoảng

2 < x < 16 Tìm x sao cho lợi ích tính bằng tivi của hai nước bằng nhau => x = 9 Vậy tỷ lệ trao đổi là 4 gạo

= 9 tivi

Lợi ích của Thái Lan = 9 tivi - 2 tivi = 7 tivi

Lợi ích của Nhật Bản = 16 tivi - 9 tivi = 7 tivi

Bài tập 2 Cho bảng số liệu như sau:

Câu 1 Xác định yếu tố thâm dụng của từng quốc gia

Quốc gia 1:

Tỷ lệ (K/L) của sản phẩm B = 3/3 lớn hơn tỷ lệ (K/L) của sản phẩm A =1/2: B là sản phẩm thâm dụng vốn,

A là sản phẩm thâm dụng lao động

Quốc gia 2:

Tỷ lệ (K/L) của sản phẩm B = 4/2 lớn hơn tỷ lệ (K/L) của sản phẩm A =1/4: có B là sản phẩm thâm dụng vốn, A là sản phẩm thâm dụng lao động

Câu 2 Xác định sản phẩm xuất khẩu của từng quốc gia.

Trang 2

Trước tiên xác định yếu tố dư thừa của từng quốc gia.

Ta có giá cả của các yếu tố sản xuất PL/PK của quốc gia 1=3/4 lớn hơn quốc gia 2=1/2, suy ra:

Quốc gia 1 khan hiếm lao động, dư thừa vốn.

Quốc gia 2 khan hiếm vốn, dư thừa lao động.

Tiếp theo, xác định mô hình thương mại theo lý thuyết H-O là: Quốc gia sẽ xuất sản phẩm thâm dụng yếu

tố mà quốc gia đó dư thừa, nhập sản phẩm thâm dụng yếu tố mà quốc gia đó khan hiếm

Quốc gia 1 khan hiếm lao động, dư thừa tư bản: sẽ xuất khẩu sản phẩm B vì B thâm dụng vốn

Quốc gia 2 khan hiếm vốn, dư thừa lao động: sẽ xuất khẩu A vì A thâm dụng lao động.

Bài tập 3 Cho hàm cung và hàm cầu về sản phẩm X tại một nước nhỏ như sau

Qdx = 270 – 2Px

Qsx = 30 + Px

Giá sản phẩm X trên thị trường thế giới là Pw = 60 USD

Câu 1 Xác định giá cả và sản lượng X khi chưa có thương mại

Khi chưa có thương mại, cân bằng cung cầu ở thị trường nội địa sẽ là:

Qdx = Qsx => 270 – 2Px = 30 + Px

Px = 80 USD, Qx = 110 đơn vị X

Câu 2 Xác định cung, cầu và số lượng hàng nhập khẩu khi có thương mại tự do.

Khi có thương mại tự do Px = Pw = 60 USD

Cầu: Qdx = 270 – 2Px = 270 – 120 = 150 (X)

Cung: Qsx = 30 + Px = 30 + 60 = 90 (X)

Nhập khẩu = Qdx – Qsx = 150 – 90 = 60 (X)

Câu 3 Giả sử chính phủ đánh thuế nhập khẩu lên sản phẩm X là t= 25% Xác định cung, cầu và

số lượng hàng nhập khẩu.

Giá sản phẩm X có thuế: Pt = 60*0.25 + 60 = 75 USD

Cầu: Qdx = 270 – 2Px = 270 – 150 = 120 (X)

Cung: Qsx = 30 + Px = 30 + 75 = 105 (X)

Nhập khẩu = Qdx – Qsx = 120 – 105 = 15 (X)

Câu 4 Tính toán chi phí và lợi ích của thuế quan.

Chi phí là lợi ích của thuế quan bao gồm: Thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, thu ngân sách của chính phủ và tổn thất xã hội do đánh thuê

Thặng dư sản xuất tăng = ((Cung trước thuế + Cung sau thuế) * Mức thuế )/2= (90 + 105) * 15 = 1.462,5 USD

Thặng dư tiêu dùng giảm = ((Cầu trước thuế + Cầu sau thuế) * Mức thuế )/2= (150 + 120) * 15 = 2.025 USD

Ngân sách chính phủ tăng = Số lượng hàng nhập khẩu * Mức thuế = 15 * 15 = 225 USD

Tổn thất do đánh thuế = Thặng dư tiêu dùng – Thặng dư sản xuất – Thu ngân sách = 337,5 USD

Bài tập 4 Cho số liệu về tỷ giá như sau:

USD/VND = 21.560/650

USD/JPY = 116,29/50

Xác định tỷ giá JPY/VND

Tỷ giá mua JPY/VND = Tỷ giá mua USD/VND chia cho tỷ giá bán USD/JPY = 21.560/116,50 = 185,06

Tỷ giá bán JPY/VND = Tỷ giá bán USD/VND chia cho tỷ giá mua USD/JPY = 21.650/116,29 = 186,17

Ngày đăng: 13/12/2016, 23:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w