1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mô hình kinh doanh thừa phát lại tại việt nam

29 370 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 6,4 MB

Nội dung

Trang 1

LOI NOI DAU 1 Lí do nghiên cứu đề tài

Trong bối cảnh đất nước hiện nay, hầu hết các cơ quan nhà nước thực hiện

những công việc độc quyền như: xét xử, thi hành án, công chứng Dẫn đến hậu quả là nhà nước quản lý không triệt để, không thể thực hiện được một khối lượng công việc quá lớn, với một đội ngũ cán bộ số lượng ít, lại có những cán bộ không có chất lượng về tài lẫn đức Bên cạnh ấy, con người ngày càng tỉnh vi, hiện đại, nếu cách thức quản lý nhà nước không minh bạch, thiếu tính khoa học, khó uyễn chuyển thi sẽ không thể kiềm chế được các tệ nạn xã hội như: tham nhũng, lạm

phát, lạm quyên

Vì thế Đảng và nhà nước ta đã đề ra chủ trương “xã hội hóa một số dịch vụ hành chính pháp lý” với hy vọng sẽ đưa đất nước phát triển đi lên và hòa nhập với

thế giới trong xu thế toàn cầu hóa Cho nên các “Văn phòng Công chứng tư” bắt

đầu được nhà nước cho phép thành lập vào năm 2008, kết quả đã đạt được thật

đáng mừng Khối lượng, áp lực công việc đối với các công chứng viên giảm

xuống, như thế họ càng hăng say và nỗ lực để thực hiện công việc có hiệu quả một cách tôi đa Ngân sách nhà nước giảm một phần chi khá lớn cho việc công chứng,

nhưng lại có thêm một khoản thu đáng kể từ thuế của các phòng công chứng

Người dân vui mừng, hảo hức vì không phải chật vật, chờ đợi khi đi công chứng Còn các Văn phòng Cơng chứng tư đã hồn thành công việc rất tích cực và có hiệu

quả, bên cạnh sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, nhưng cũng không thiếu những chính sách ưu đãi, sự hỗ trợ từ phía các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyên địa

phương, đặc biệt là được sự hưởng ứng của mọi người

Trước sự làm việc hiệu quả của các phòng công chứng tư, đến ngày 01 tháng 7 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thí điểm chế định Thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh Thật ra Thừa phát lại đã xuất hiện ở nước ta từ thời Pháp thuộc nhưng sau đó dần dân biến mắt, và bây giờ Thừa phát lại được trở lại dưới mô hình kinh doanh của các tư nhân Vì thế người viết quyết

định chọn đề tài này nhằm mục đích: đưa mô hình kinh doanh Thừa phát lại đến

với mọi người, và tìm ra những khó khăn, thực trạng để cùng nhau đưa ra những

phương hướng hoàn thiện, để góp phần thúc đây quá trình xã hội hóa, cải cách tư

Trang 2

2 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Chế định Thừa phát lại mới được thành lập thí điểm tại Thành phố Hỗ Chí

Minh nên quy định pháp luật về Thừa phát lại không nhiều, và theo tiến trình phát

triển, thì ban đầu Thừa phát lại chỉ được hoạt động dưới mô hình Văn phòng Thừa phát lại theo hình thức kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhần hoặc Công ty hợp danh, nên người viết nghiên cứu đề tài “Mô hình kinh doanh Thừa phát lại tại Việt Nam” ở thời điểm mới bắt đầu thí điểm, và chỉ năm trong phạm vi địa bàn lãnh thô

Việt Nam

Người viết chủ yếu tập trung vào những nội dung sau:

Chương 1: Khái quát chung về mô hình kinh doanh Thừa phát lại tại Việt

Nam

Chương này sẽ trình bày những nội dung mang tính khái quát về Thừa phát

lại: lược sử hình thành và phát triển của Thừa phát lại; khái niệm, đặc điểm, vai trò của Thừa phát lại; mục tiêu xây dựng mô hình kinh doanh Thừa phát lai tại Việt Nam

Chương 2: Ózy định pháp luật hiện hành vệ mô hình kinh doanh Thừa

phát lại tại Việt Nam

Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định pháp luật hiện hành về điều kiện thành lập Văn phòng Thừa phát lại; hoạt động của Thừa phát lại; và vẫn đề xử lý vi phạm, khiếu nại, tố cáo, kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại

Chương 3: 7c trạng khi Việt Nam áp dụng mô hình kinh doanh Thừa pháp lại tại Việt Nam và phương hướng giải quyết

Ở chương này, người viết trình bảy những điểm hạn chế, thực trạng khi Việt Nam thiết lập chế định Thừa phát lại, và bên cạnh đó cũng đề ra những phương hướng giải quyết để hồn thiện mơ hình kinh doanh này

3 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu về mô hình kinh doanh Thừa phát lại tại Việt Nam là đề tài thu

hút sự quan tâm của khá nhiều người Để thực hiện đề tài này, người viết đã sử dụng tổng hợp các phương pháp như: phương pháp phân tích câu chữ, phương

pháp liệt kê, phương pháp so sánh, phương pháp chứng minh, phương pháp tiếp

cận thông tin (dựa trên quy định pháp luật, sách báo, tạp chí ), cùng một số

Trang 3

CHƯƠNG 1

KHÁI QT CHUNG VÉ MƠ HÌNH KINH DOANH THỪA PHÁT LAI TẠI VIỆT NAM

1.1 Lược sử hình thành và phát triển Thừa phát lại tại Việt Nam

Nước Pháp hình thành chế định Thừa phát lại từ khá sớm trên thế giới Ở Pháp, việc thi hành án được coi là việc tư, chí liên quan đến các đương sự với nhau và thông qua Thừa phát lại (là tổ chức nghề nghiệp) Việc chuyên bản án, quyết định đã có hiệu lực cho Thừa phát lại có giá trị như việc giao quyên thi hành án mà không cần giấy uỷ quyên riêng Tuy nhiên, Toà án vẫn giám sát việc thi

hành án, trực tiếp giám sát là Thâm phán thi hành án Trong quá trình thi hành án,

nếu có các vẫn đề tranh chấp phát sinh thì Thâm phán thi hành án sẽ giải quyết

Thừa phát lại tại Pháp còn được độc quyên tống đạt các văn bản, quyết định như

giấy triệu tập ra toà, các văn bản trong quá trình tố tụng, bản án, quyết định của toà Thừa phát lại còn thực hiện một số hoạt động (không độc quyên) như tư vẫn cho thân chủ, tham gia tổ tụng: điều hành bán đấu giá; lập các biên bản xác nhận

sự kiện pháp lý như hành vi gây rối trật tự công cộng, khiếm khuyết của các công trình xây dựng, hàng giả Thừa phát lại không phải là công chức nhà nước, được hành nghề theo quy chế tự do và hưởng thù lao từ lệ phí thi hành án thu được theo

một tỉ lệ nhất định Thừa phát lại chịu trách nhiệm trước Tòa án về những sai phạm chuyên môn, và chỊu trách nhiệm trước các tô chức chuyên môn của nghề hoặc trước Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẳm thâm quyền rộng về những sai phạm kỷ luật của mình

Vì thế khi Việt Nam dưới thời kì Pháp thuộc, Thừa phát lại bắt đầu xuất

hiện từ khi người Pháp tô chức Tòa án, đặt ra thủ tục tố tụng kiểu phương Tây Tiếng Pháp gọi Thừa phát lại là “huissier”, còn tiếng Hán việt gọi là “chưởng tòa”

hay là “mỗ tòa” Tại phiên tòa, Thừa phát lại có nhiệm vụ loan báo khai mạc, bế mạc phiên tòa, gọi tên các đương sự, nhân chứng, giữ trật tự phiên tòa, thông báo

nội quy phiên tòa Ngoài phiên tòa, Thừa phát lại còn có nhiệm vụ tống đạt các giấy tờ cần thiết của tòa đến các đương sự, thi hành án văn có hiệu lực của pháp

luật, triệu tập đương sự, lập các văn bằng theo quy định của pháp luật, lập vi bằng có giá trị chứng cứ để nộp cho tòa Thừa phát lại do Nhà nước bỗ nhiệm nhưng

Trang 4

được trả thù lao từ các khoản lệ phí thu được từ người được thi hành án theo một tỉ

lệ nhất định

Sau cach mang thang 8 nam 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, hệ thống cơ quan tư pháp mới được thiết lập trong cả nước Trên

cơ sở Sắc lệnh ngày 10 thang 10 năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc cho giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành

những Bộ luật chung thống nhất cho toàn quốc, nếu những đạo luật ấy không trái với các nguyên tắc độc lập của nhà nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hoà,

cho nên chế định Thừa phát lại tiếp tục được duy trì Tuy nhiên, tổ chức Thừa phát lại _ hình thức tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự đầu tiên của chế độ mới

không còn mang ý nghĩa là công cụ của chính quyền thực dân phong kiến như trước đây, không còn là bàn tay che chở cho giai cấp phong kiến, đàn áp tầng lớp

nô lệ, nông dân và trí thức, mà đã trở thành công cụ hữu hiệu, bàn tay đắc lực

trong việc thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án nhân dân Tại

nghị định số 37 ngày 01 tháng 12 năm 1945 về tổ chức Bộ Tư pháp của Bộ trưởng

Bộ Tư pháp quy định: “Ban công lại — Chế độ quản lý văn khế - Các đại tụng viện,

hộ giá viện, thừa phát lại - Công việc và trụ sở của các người kể trên”, Phòng Giám đốc Hộ vụ được thành lập, trong đó có Ban công lại thực hiện nhiệm vụ

quản lý tổ chức Thừa phát lại Đến ngày 24 tháng 01 năm 1946, Chủ tịch Chính

phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 13 về tổ chức các

tòa án và các ngạch thâm phán quy định: Ban Tư pháp xã có quyền thi hành những mệnh lệnh của các Thâm phán cấp trên bao gồm các bản án, quyết định của Tòa án

Như vậy, tô chức thi hành án dân sự đã được hình thành ngay trong những

năm đầu sau Cách mạng tháng 8 thành công, và tồn tại dưới hai hình thức là Thừa

phát lại và Ban Tư pháp xã Tuy tôn tại hai lực lượng thi hành án song song nhưng

việc thi hành án dù do Thừa phát lại hay Ban Tư pháp xã tiến hành, đều thê hiện

quyền lực Nhà nước và được đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước

Ngày 22 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 85 về cải cách bộ máy tư pháp và Luật tố tụng thì việc thi hành án dân sự được giao

cho Tòa án đảm nhiệm, Ban Tư pháp xã không còn thẩm quyền đó Cho đến năm 1993, sau khi Nhà nước ban hành Pháp lệnh Thị hành án ngày 21 tháng 4 năm

Trang 5

dân sự thực hiện, các Tòa án không còn đảm nhận công tác thi hành án dân sự nữa Và từ từ chế định Thừa phát lại biến mất

Sau nhiều năm áp dụng mô hình thi hành án công do các cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện, bên cạnh những ưu điểm, nó cũng bộc lộ những hạn chế, dẫn tới quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án không được bảo đảm, việc thi hành án bị kéo dài Do vậy, trong Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Bộ Chính trị đã chỉ

rõ phải “ từng bước xã hội hoá hoạt động thi hành án” Tiếp theo đó, Nghị quyết

số 49 của Bộ Chính trị ngày 02 tháng 6 năm 2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng xác định “ làm thí điểm ở một số địa phương về chế định Thừa phát lại, từng bước xã hội hoá các hoạt động bé tro tu phap”

Đặc biệt theo báo cáo tông kết ngành thi hành án dân sự Thành phó Hỗ Chí Minh năm 2008, hiện nay mỗi chấp hành viên phải thụ lý gần 500 việc/năm trong

khi chỉ tiêu của Cục Thi hành án là 80 — 100 việc/năm Năm 2008, tổng số việc thi

hành án tại Thành phố Hồ Chí Minh phải thi hành là hơn 91.000 việc nhưng cơ

quan này chỉ thi hành xong hơn 42.000 việc do thiếu nhân sự Ông Nguyễn Văn Lực, Trưởng thi hành án dân sự thành phố cho biết, hiện ngành thi hành án dân sự đang thiếu 52 biên chế, trong khi đó có 19 người nghỉ việc, còn cán bộ trẻ thì tranh

thủ đi học thêm để chờ cơ hội chuyển công tác."

Đề khắc phục tình trạng này, ngành tư pháp đã đề nghị Nhà nước cho thực

hiện chế định Thừa phát lại Điều này phù hợp với nội dung nghị quyết 49 ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị Đây sẽ là một tổ chức xã hội nghề nghiệp tự thu tự chi, Nhà nước không phải chi ngân sách mà chỉ quản lý, kiểm tra và thanh tra hoạt động của họ để bảo đảm hoạt động đúng pháp luật Dịch vụ Thừa phát lại sẽ giải quyết được nhiều công việc pháp lý quan trọng như tống đạt giấy triệu tập của Toả án khi cần thiết, lập biên bản khi nhận các sự kiện pháp lý có giá trị làm chứng, tài liệu để giải quyết các yêu cầu hợp thức hoá chủ quyền nhà đất, giải

quyết các khiếu nại, giải quyết tranh chấp dân sự, tranh chấp kinh tế, tranh chấp lao động, tranh chấp hành chính, căn cứ để xử lý vi phạm hành chính, giải quyết tố

cáo và xét xử hình sự Dịch vụ này giúp giải quyêt tranh châp, khiêu nại của

! “Thành lập Văn phòng Thừa phát lại: Tòa bớt bận, dân bớt phiền” tại

Trang 6

nhân dân được nhanh chóng chính xác, giảm bớt được việc khiếu nại nhiều lần, tránh được khiếu nại bất hợp lý

Vì thế ngày 19 tháng 02 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 224 phê duyệt Đề án “Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh” Thời gian bắt đầu thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 đến ngày 01 tháng 7 năm 2012 Đến ngày 05 tháng 9 năm 2009, sau đó Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định số 4211 quy định về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện thí điểm Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh

“Thừa phát lại” bắt đầu xuất hiện lại tại Việt Nam 1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Thừa phát lại 1.2.1 Khái niệm

1.2.1.1 Thừa phát lại

Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về

thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy

định của Nghị định và pháp luật có liên quan

Văn phòng Thừa phát lại là tô chức hành nghề của Thừa phát lại

1.2.1.2 Các khái niệm liên quan đến Thừa phát lại

Vi bang la van ban do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được

dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác

Tổng đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và cơ quan Thị hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật

1.2.2 Đặc điểm mô hình kinh doanh Thừa phát lại

Là một tổ chức xã hội nghề nghiệp tự thu tự chi, hoạt động dưới hình thức Văn phòng Thừa phát lại theo mô hình kinh doanh: Doanh nghiệp tư nhân (do một Thừa phát lại thành lập) hoặc Công ty hợp danh (do từ hai Thừa phát lại trở lên

thành lập), ngân sách nhà nước không phải chi cho tổ chức Thừa phát lại, mà chỉ

có những chính sách ưu đãi để thúc đây sự phát triển của mô hình đang thí điểm này

Hoạt động trong một số lĩnh vực tư pháp mà đáng lễ Tòa án, cơ quan Thị hành án thực hiện như: tống đạt giấy tờ; lập vi bằng: xác minh điều kiện thi hành

Trang 7

Chịu sự quản lý, kiểm tra và thanh tra của nhà nước vì hoạt động dưới mô hình kinh doanh, tự thu tự chi, nhưng Thừa phát lại thực hiện các công việc nhân danh quyền lực của nhà nước, và đặc biệt mô hình kinh doanh này đang trong thời gian thí điểm nên sự hỗ trợ, kiểm tra, thanh tra của Chính phủ, Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh và các

cấp cơ quan chính quyền khác là rất cần thiết 1.2.3 Vai trò của Thừa phát lại

1.2.3.1 Đối với nhà nước

Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước: xã hội hóa từng bước một số

hoạt động tư pháp, hành chính

Khi mô hình kinh doanh Thừa phát lại phát triển thì sẽ giảm được biên chế nhà nước, tính gọn bộ máy, giảm bớt ngần sách nhà nước, phục vụ nhân dân nhanh chóng, quản lý nhà nước hiệu quả

Tăng thêm nguồn thu ngân sách nhà nước (thuế Thu nhập doanh nghiệp)

Khi quyền lực nhà nước chuyển dần cho các tư nhân thì sẽ hạn chế lạm quyền, tham nhũng trong bộ máy nhà nước

1.2.3.2 Đối với Tòa án, cơ quan Thi hành án

Khối lượng công việc không còn nhiều, áp lực không còn nặng đối với các cán bộ cơ quan nhà nước

Ví dụ: Thư kí Tòa án giảm bớt việc tống đạt các văn bản của Tòa; Cơ quan

Thi hành án giảm bớt được lượng án tồn chưa được thi hành Và theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính (Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh)

cho biết chỉ cần Thừa phát lại làm giúp các việc như tống đạt các quyết định, giấy

tờ về thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án thì cũng sẽ giảm tải khoảng 30% khối lượng công việc cho chấp hành viên để họ tập trung vào nghiệp vụ chuyên môn.”

Việc thiết lập mô hình thi hành án tư nhân sẽ cạnh tranh công bằng với thi

hành án nhà nước sẽ rất có lợi cho người dân, các cơ quan thi hành án phải tự nỗ

lực để khẳng định uy tín của mình, hiệu quả công việc sẽ nâng lên

Việc thấm tra, xác minh, thu thập chứng cứ dễ dàng hơn, hạn chế vụ án bị ứ đọng, kéo dai

Trang 8

1.2.3.3 Đối với nhân dân

Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại được tiến hành nhanh chóng, chính

Những bản án tồn đang được người dân trông chờ thi hành sẽ có khả năng

được thực hiện

Là trợ thủ pháp lý đắc lực cho người dân thông qua việc hỗ trợ thu thập chứng cứ trước tòa, giúp người dân không phải đau đầu và ấm ức khi ra tòa

1.3 Mục tiêu xây dựng mô hình kinh doanh Thừa phát lại tại Việt Nam

Trong những năm qua, nhà nước ta đã thực hiện chủ trương xã hội hóa

trong một số lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, và đạt được những thành tựu

đáng kể như:

- Xã hội hóa giáo dục đào tạo: thúc đây đào tạo giáo dục phát triển mạnh

mẽ với sự ra đời của các trường dân lập, bán công, tư thục từ nhà trẻ mẫu giáo đến các trường phô thông, dạy nghề chuyên nghiệp, đại học

- Xã hội hóa y tế: phát triển những chính sách mở rộng dịch vụ y tế, cửa

hàng dược phẩm tư nhân, phòng khám miễn phí đã nâng cao khả năng phục vụ y tế cho nhân dân

- Đặc biệt xã hội hóa trong lĩnh vực tư pháp, hành chính: mạng lưới tô hòa

giải ở phường, xã được củng cố, Ban Thanh tra nhân dân ở đơn vị cơ sở, phường,

xã được hình thành, các văn phòng dịch vụ pháp lý của các Đoàn thể được hoạt động đã góp phần rất lớn vào việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện của nhân dân, én định trật tự xã hội, giảm bớt đáng kể công sức, thời gian, tiền bạc của nhà nước Bên cạnh đó một số chức danh mà trong giai đoạn bao cấp chỉ dành cho các cán bộ công chức nhà nước thực hiện thi hiện nay đã có sự thay đổi: bào chữa viên (đo cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đảm trách) đã trở thành luật sư, thành viên của các đoàn luật sư - một nghề tự do, không được làm

cán bộ, công chức; công chứng viên (do cán bộ các phòng công chứng của nhà nước phụ trách) làm việc ở các Văn phòng Công chứng tư

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, những ưu điểm kể trên của xã hội hóa,

một số lĩnh vực hành chính pháp luật còn bộc lộ không ít những tiêu cực, sai sót,

Trang 9

không mở rộng, xã hội hóa dịch vụ hành chính pháp lý công mà cần phải tiếp tục

củng cố, tăng cường quản lý Nhà nước có hiệu quả đi đôi với mở rộng xã hội hóa

các dịch vụ này, để giảm bớt việc cơ quan hành chính Nhà nước phải trực tiếp đảm

nhận công việc mà đáng lẽ để xã hội tự giải quyết, vừa giảm được biên chế Nhà

nước, tính gọn bộ máy, giảm bớt ngần sách vừa phục vụ nhân dân nhanh chóng hơn

Có nhiều biện pháp để thực hiện xã hội hóa các dịch vụ hành chính pháp lý, cải cách tư pháp, điển hình là hành lập dịch vụ Thừa phát lại Chấp hành viên (do cán bộ các cơ quan thi hành án của nhà nước phụ trách) sẽ được thực hiện thêm bởi những Thửa phát lại Chế độ dịch vụ thừa phát lại sẽ xã hội hóa được nhiều

công việc pháp lý quan trọng như tống đạt giấy triệu tập của Tòa án khi cần thiết, lập biên bản khi nhận các sự kiện pháp lý có giá trị làm chứng cứ, tài liệu để giải

quyết các yêu cầu hợp thức hóa chủ quyền nhà đất, giải quyết các khiếu nại, giải quyết tranh chấp dần sự, tranh chấp kinh tế, tranh chấp lao động, tranh chấp hành chính, căn cứ để xử lý vi phạm hành chính, giải quyết tố cáo và xét xử hình sự

Và việc thực hiện thí điểm Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm

mục tiêu xác định sự cần thiết và tính hiệu quả của Thừa phát lại trong hoạt động

tư pháp nói chung và Thị hành án dân sự nói riêng, xác định khả năng áp dụng mơ

hình này trong tồn quốc, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội

Trang 10

CHƯƠNG 2

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HANH VE MO HINH KINH DOANH THUA PHAT LAI TAI VIET NAM

2.1 Điều kiện thành lập Văn phòng Thừa phát lại 2.1.1 Văn phòng Thừa phát lại

2.1.1.1 Điều kiện thành lập Văn phòng Thừa phát lại”

Trụ sở Văn phòng Thừa phát lại có diện tích bảo đảm cho hoạt động, cho việc lưu trữ tài liệu và thuận tiện cho khách hàng: có các điều kiện vật chất cần thiết khác để hoạt động

Tổ chức văn phòng Thừa phát lại gồm:

- Trưởng văn phòng phải là Thừa phát lại, là người đại diện theo pháp luật

của Văn phòng Thừa phát lại

- Thừa phát lại là thành viên sáng lập, trong trường hợp nhiều người cùng

tham gia thành lập Văn phòng Thừa phát lại; Thừa phát lại làm việc theo hợp đồng

tại Văn phòng Thừa phát lại

- Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại là nhân viên Văn phòng Thừa phát lại,

giúp Thừa phát lại thực hiện các công việc nghiệp vụ pháp lý Thư ký nghiệp vụ

Thừa phát lại phải có các tiêu chuẩn quy định:

e Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;

e Không có tiền án;

e Có băng cử nhân luật;

e Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc

khác theo quy định của pháp luật

- Nhân viên kế toán;

- Nhân viên hành chính khác (nếu có)

2.1.1.2 Thú tục thành lập Văn phòng Thừa phát lại”

Thừa phát lại thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại gửi Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh để trình Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Hồ sơ gồm có:

- Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại;

Trang 11

- Đề án thành lập Văn phòng Thừa phát lại, trong đó nêu rõ về sự cần thiết thành lập; dự kiến về tổ chức, tên øọI; bộ máy giúp việc, trong đó nêu rõ số lượng, chức danh, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị của họ; địa điểm đặt trụ sở; các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện Kèm theo đề án phải có

các tài liệu chứng minh đủ điều kiện thành lập Văn phòng Thừa phát lại quy định như trên (điều kiện thành lập Văn phòng Thừa phát lại)

- Bản sao quyết định bố nhiệm Thừa phát lại

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh phải thâm định trình Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại Trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật 2.1.1.3 Đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại

Điều kiện để đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại: - Phải mở tài khoản và đăng ký mã số thuế;

- Phải ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi Thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách

nhiệm nghè nghiệp Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;

- Các tài liệu chứng minh điều kiện thành lập hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành

lập, Văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh Khi đăng ký hoạt động phải có đơn đăng ký hoạt động và giấy tờ chứng minh điều kiện đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại như quy định trên

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật Văn phòng Thừa phát lại được hoạt động kể từ ngày Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh cấp

giấy đăng ký hoạt động

Khi thay đổi trụ sở, tên gọi hoặc danh sách Thừa phát lại Văn phòng Thừa phát lại phải có thông báo ngay bằng văn bản cho Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí

Trang 12

Minh nơi đăng ký hoạt động Trong trường hợp thay đổi trụ sở hoặc tên gọi, Văn phòng Thừa phát lại được cấp lại giấy đăng ký hoạt động

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy đăng ký hoạt động hoặc cấp lại giấy đăng ký hoạt động do thay đổi trụ sở, tên gọi của Văn phòng

Thừa phát lại, Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh phải thông báo bằng văn bản cho Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan thống kê, Công an thành phố Hỗ Chí Minh, Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở

Người thành lập Văn phòng Thừa phát lại không được chuyên nhượng, cho thuê lại Văn phòng Thừa phát lại

2.1.2 Thừa phát lại

2.1.2.1 Tiêu chuẩn bỗ nhiệm Thừa phát lạ”

- Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt; - Không có tiền án;

- Có bằng cử nhân luật;

- Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thâm

phan, Kiém sat vién, Luat su; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên;

- Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư

pháp tô chức;

- Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật

2.1.2.2 Tham quyền bỗ nhiệm Thừa phát lại”

Bộ trưởng Bộ Tư pháp bố nhiệm Thừa phát lại trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh

2.1.2.3 Thủ tục bỗ nhiệm Thừa phát lại

Người muốn được bố nhiệm làm Thừa phát lại phải có hồ sơ gửi Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh Hồ sơ bao gồm: Đơn xin bố nhiệm làm Thừa phát lại; giấy chứng nhận sức khỏe; lý lịch cả nhân và phiếu lý lịch tư pháp; bản sao các

văn bằng, chứng chỉ và các giấy tờ cần thiết khác theo quy định như trên (tiêu

chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại)

Trang 13

Trong thời hạn không quá L5 ngày, kế từ ngày nhận hồ sơ, Giám đốc Sở Tư

pháp thành phố Hồ Chí Minh xem xét, nếu thấy có đủ điều kiện thì đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bố nhiệm Trường hợp Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh từ

chối thì phải trả lời bằng văn bản cho người nộp đơn xin làm Thừa phát lại

Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét bổ nhiệm Thừa phát lại trong thời hạn

không quá 30 ngày, kế từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị

Người được bổ nhiệm làm Thừa phát lại được Bộ Tư pháp cấp thẻ Thừa phát lại

2.1.2.4 Miễn nhiệm Thừa phát lại”

Miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân Thừa phát lại

Bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

- Không còn đủ tiêu chuẩn theo quy định như trên (tiêu chuẩn bố nhiệm Thừa phát lại)

- Bị mắt hoặc bị hạn chế năng lực hành vị dân sự;

- Không hành nghề Thừa phát lại kế từ ngày được bổ nhiệm từ 6 tháng trở

lên, trừ trường hợp có lý do chính đáng;

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành

nghề Thừa phát lại mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị xử lý vi phạm băng hình thức cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm;

- Bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật

Bộ trưởng Bộ Tư pháp tự mình hoặc theo đề nghị của Sở Tư pháp thành phó Hồ Chí Minh quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại

- Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Thừa phát lại trong trường hợp quy định như trên (theo nguyện vọng) phải có đơn xin miễn nhiệm gửi Sở Tư pháp thành phố

Hồ Chí Minh và văn bản đề nghị của Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh

- Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Thừa phát lại trong các trường hợp quy định

như trên (thuộc những trường hợp trên) phải có tài liệu liên quan làm căn cứ cho

việc đề nghị miễn nhiệm

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kê từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn

nhiệm Thừa phát lại, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại và quyết định thu hồi thẻ Thừa phát lại

Trang 14

2.2 Hoạt động của Thừa phát lại

2.2.1 Công việc Thừa phát lại được làm

2.2.1.1 Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự

#% Tham quyén, phạm vỉ tống đạt”

Văn phòng Thừa phát lại được quyền thỏa thuận để tống đạt các văn bản

của cơ quan Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan Thi hành án dân sự quận, huyện tại thành phố Hồ Chí Minh; Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các Tòa án nhân dân quận, huyện tại thành phố Hồ Chí Minh

Thừa phát lại có quyền thực hiện việc tông đạt các văn bản của Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự như trên ngoài địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

* Thú tục tổng đạt `

Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có thể giao thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại thực hiện việc tông đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận việc tống đạt phải

do chính Thừa phát lại thực hiện

Thủ tục thực hiện việc thông báo về thi hành án dân sự thực hiện theo quy

định của pháp luật về thi hành án dân sự

Thủ tục thực hiện việc tong dat van ban cua Toa án thực hiện theo quy định

của pháp luật về tố tụng

Việc tông đạt được coi là hoàn thành nếu đã được thực hiện theo thủ tục quy định như trên Thừa phát lại phải thông báo kết quả tống đạt, kèm theo các tài liệu chứng minh việc tông đạt hoàn thành cho cơ quan Thị hành án dân sự, Tòa án chậm nhất 02 ngày làm việc, kế từ ngày thực hiện xong việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác Kết quả tống đạt phải được ghi vào số thụ lý quyết định, giẫy tờ cần tống đạt

Văn phòng Thửa phát lại phải chịu trách nhiệm trước Tòa án, cơ quan Thị

hành án dân sự về việc tống đạt thiếu chính xác, không đúng thủ tục, đúng thời

hạn của mình; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định

Trang 15

* Thỏa thuận về việc tống đạt”

Thỏa thuận tống đạt được ký kết giữa Văn phòng Thừa phát lại với cơ quan Thi hành án dân sự hoặc Tòa án dưới hình thức hợp đồng và có các nội dung chính sau:

- Văn bản cần tong đạt; công việc cần thông báo; - Thời gian thực hiện hợp đồng:

- Thủ tục việc tống đạt hay thông báo;

- Quyén, nghĩa vụ của các bên; - Phí thực hiện tống đạt

Một cơ quan Thi hành án dân sự hoặc một Tòa án chỉ được ký hợp đồng

với một Văn phòng Thừa phát lại Một Văn phòng Thừa phát lại có quyền ký hợp đồng tống đạt với nhiều cơ quan Thi hành án dân sự hoặc nhiều Tòa án tại thành phố Hồ Chí Minh quy định như trên (thậm quyền, phạm vi tống đạt)

2.2.1.2 Lập vỉ bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức

* Thâm quyền, phạm vi lập vi bằng °

Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ trường hợp quy định những công việc Thừa phát lại không được làm, các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, đời

tư, đạo đức xã hội và các trường hợp pháp luật cắm

Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vị xảy ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

* Thú tục lập vi bằng

Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện Thư ký nghiệp vụ

Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa

phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện

Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp

chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực

Trong trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng

chứng kiến việc lap vi bang

Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể

ˆ Điều 24 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009

Trang 16

từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của

pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng

Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng,

Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh phải vào số đăng ký vi bằng Thừa phát lại

* Thỏa thuận về việc lập vi bằng

Cá nhân, tổ chức muốn lập vi bằng phải thỏa thuận với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung chủ yếu sau:

- Nội dung cần lập vi bằng;

- Địa điểm, thời gian lập vi bằng: - Chi phí lập vi bằng:

- Các thỏa thuận khác, nếu có

Việc thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản Người yêu cầu phải cung cấp các thông tin và các tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng, nếu có

2.2.1.3 Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự

* Thắm quyền, phạm vi xác minh điều kiện thi hành án

Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thâm quyền thi hành của các cơ quan Thi hành án dân sự tại thành phố Hỗ Chí Minh

Khi thực hiện, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong trường hợp đương sự cư trú, có tài sản hay có điều kiện thi hành án ngoài địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

* Thủ tục xác minh điều kiện thi hành án'”

Việc xác minh điều kiện thi hành án được tiến hành bằng văn bản yêu cầu hoặc trực tiếp xác minh Khi trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án của đương sự, Thừa phát lại phải lập biên bản Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

phải thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp

Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời cơ quan chuyên

môn hoặc chuyên gia đề làm rõ các nội dung cân xác minh

” Điều 29 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009

Trang 17

Các quy định khác về thủ tục xác minh điều kiện thi hành án thực hiện theo

quy định của pháp luật về thi hành án

* Thỏa thuận về xác minh điều kiện thi hành án ”

Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, lợi ích liên quan đến việc thi hành án thỏa thuận với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về

việc xác minh điều kiện thi hành án Văn bản thỏa thuận phải có các nội dung chủ yeu sau:

- Nội dung cần xác minh, trong đó nêu cụ thể yêu cầu xác minh về điều kiện tài sản hay các điều kiện khác của đương sự;

- Thời gian thực hiện việc xác minh; - Quyén, nghĩa vụ của các bên;

- Chi phi xác minh;

- Các thỏa thuận khác, nếu có

Văn phòng Thừa phát lại phải ghi nhận việc thỏa thuận trên vào số theo dõi

2.2.1.4 Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo

yêu cầu của đương sự

* Thắm quyên, phạm vỉ thi hành án của Thừa phát lại”

Thừa phát lại được quyền trực tiếp tổ chức thi hành theo đơn yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định:

- Bản án, quyết định sơ thâm đã có hiệu lực của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng;

- Bản án, quyết định phúc thâm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết

định sơ thâm của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng;

- Quyết định giám đốc thâm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt

văn phòng

Thừa phát lại có thể tổ chức thi hành các vụ việc quy định trên ngoài địa

bàn quận, huyện nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại nếu đương sự có tài sản, cư trú

hay có các điều kiện khác ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại

Trang 18

* Thú tục thi hành án của Thừa phát lại”?

Thừa phát lại thực hiện các thủ tục về thi hành án theo quy định của Nghị

định 61 của Chính phủ ngày 24 thang 7 nam 2009, trong trường hợp không có quy

định thì áp dụng theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự

* Thỏa thuận về thi hành án”"

Người yêu cầu thi hành án và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận về việc thi hành án Văn bản thỏa thuận thể hiện dưới hình thức hợp đồng và có các nội dung chủ yếu sau:

- Ngày, tháng, năm yêu cầu thi hành án;

- Các khoản yêu cầu thi hành theo bản án, quyết định; - Chi phí, phương thức thanh toán;

- Các thỏa thuận khác, nếu có

Văn phòng Thừa phát lại phải vào số thụ lý văn bản thỏa thuận về thi hành

án

2.2.2 Những việc Thừa phát lại không được làm”

Không được tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật cho phép

Thừa phát lại không được đòi hỏi bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng

Trong khi thực thí nhiệm vụ của mình, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thần thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, di và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì

Các công việc bị cắm khác theo quy định của pháp luật

2.2.3 Chỉ phí thực hiện công việc của Thừa phát lại”

Trang 19

Chỉ phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm

việc Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu có thể thỏa thuận thêm về các

khoản chi phí thực tế phát sinh gồm: chỉ phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan

cung cấp thông tin nếu có; tiền bồi dưỡng người làm chứng, người tham gia hoặc

chi phí khác nếu có

Chi phí tống đạt do Tòa án, cơ quan Thi hành án dân sự thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại:

- Đối với việc tống đạt mà theo quy định của pháp luật đương sự phải chịu

chi phí thì Tòa án, cơ quan Thi hành án dân sự thu và chuyên số tiền đó cho Văn phòng Thừa phát lại

- Đối với việc tống đạt mà theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước

chịu thì Tòa án, cơ quan Thi hành án dân sự chuyển cho Văn phòng Thừa phát lại Đối với việc trực tiếp tổ chức thi hành án, Văn phòng Thừa phát lại được thu chi phí theo mức phí thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phí thi

hành án dân sự Những vụ việc phức tạp, Văn phòng Thừa phát lại và bên yêu cầu

thi hành án có thể thỏa thuận về mức chi phí thực hiện công việc

Trường hợp người được thi hành án thuộc diện được miễn, giảm phí thi

hành án hoặc người phải thi hành án được miễn, giảm chỉ phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật thì Trưởng Văn phòng Thừa phát lại lập hồ sơ đề

nghị Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định miễn, giảm để làm thủ tục hoàn trả khoản tiền được miễn, giảm từ ngân sách nhà

nước cho Văn phòng Thừa phát lại

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tài chính hướng dẫn về chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại

2.2.4 Giải thể, chấm dứt hoạt động Văn phòng Thừa phát lại”

Việc xử lý trách nhiệm vật chất thực hiện theo quy định của pháp luật

doanh nghiệp

Hồ sơ thi hành án dân sự được chuyển cho cơ quan Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh bảo quản theo chế độ lưu trữ hồ sơ thi hành án dân sự Vi

bằng và các tài liệu liên quan được chuyên cho Sở Tư pháp thành phố Hỗ Chí Minh lưu trữ

Trang 20

2.3 Xứ lý vi phạm, khiếu nại, tố cáo, kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại 2.3.1 Xử lý vỉ phạm

2.3.1.1 Xử lý vi phạm đối với Thừa phát lại”

Tùy theo mức độ, tính chất vi phạm, Thừa phát lại có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Ngoài hình thức xử lý vi phạm hành chính quy định trên, Thừa phát lại có thể còn bị xử lý bằng hình thức sau: - Miễn nhiệm và thu hồi thẻ Thừa phát lại, trừ trường hợp việc xử lý vi phạm hành chính đã bao gồm hình thức xử lý này - Truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu có thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật e Thắm quyên xử lý vi phạm - Thâm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

- Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thâm quyền xử lý vi phạm băng hình thức miễn nhiệm và thu hồi thẻ Thừa phát lại

- Việc xử lý về trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự thực hiện theo quy

định của pháp luật

2.3.1.2 Xử lý vi phạm đối với Văn phòng Thừa phát lại

Tùy tính chất và mức độ vi phạm, Văn phòng Thừa phát lại có thể bị xử lý

bằng một trong các hình thức sau:

- Tạm đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03 tháng đến 12 tháng;

- Đình chỉ hoạt động và thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng

Thừa phát lại

Việc vi phạm của Văn phòng Thừa phát lại có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại

phải bồi thường theo quy định của pháp luật e Tham quyén xu ly vi pham:

- Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh có thâm quyền xử lý vi phạm với hình thức tạm đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03 tháng đến 12 tháng;

Trang 21

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có quyền xử lý vi phạm với hình thức đình chỉ hoạt động và thu hồi quyết định cho phép thành lập

Văn phòng Thừa phát lại

2.3.2 Giải quyết khiếu nại đối với việc thực hiện công việc tống đạt và thi hành án dân sự của Thừa phát lại”?

Đương sự và những người liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định,

hành vi của Thừa phát lại trong việc trực tiếp thi hành án dân sự và tống đạt, nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trải pháp luật, xâm phạm quyền, lợi

ich cua minh

Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau:

- Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định giải quyết lần đầu đối với khiếu nại của đương sự trong thời hạn 30 ngày, kê từ ngày nhận được khiếu nại

- Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của

Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh thì người khiếu nại có quyền khiếu

nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp Bộ trưởng Bộ Tư pháp giải quyết khiếu nại trong

thời hạn 45 ngày, kế từ ngày nhận được khiếu nại Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là quyết định giải quyết cuối cùng và có hiệu lực thi hành

2.3.3 Giải quyết tranh chấp việc lập vi bằng của Thừa phát lại”

Đối với việc lập vi bằng, nếu có tranh chấp thì các bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết

2.3.4 Giải quyết việc tô cáo hành vi trái pháp luật của Thừa phát lại”

Việc tố cáo hành vi trái pháp luật của Thừa phát lại của công dân, thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tô cáo và văn bản liên quan

2.3.5 Kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại”

Trang 22

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG KHI VIỆT NAM ÁP DỤNG MƠ HÌNH KINH DOANH THỪA PHÁT LẠI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT

3.1 Thực trang khi áp dụng mô hình kinh doanh Thừa phát lại tại Việt Nam

3.1.1 Thiếu tính khả thi

Đây là mô hình kinh doanh hoàn toàn mới tai Việt Nam, mặc dù trước đây đã từng được áp dụng tại Việt Nam, nhưng dưới thời Pháp thuộc nên ảnh hưởng

khá nhiều của giai đoạn phong kiến nên có thể xem đây là mô hình kinh doanh

hiện đại của nhà nước xã hội chủ nghĩa Vì thế sẽ ít người biết đến sự tồn tại của

Văn phòng Thừa phát lại, hay nói nôm na là cơ quan Thị hành án tư Bên cạnh đó,

mô hình này chỉ được thí điểm tại 5 quận tại thành phố Hồ Chí Minh (quận l, quận 5, quận 8, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình), vậy làm sao có thể đánh giá một cách tổng quát về chế định Thừa phát lại khi chỉ được thí điểm tại một địa bàn

bó hẹp, thật khó có tính kha thi 3.1.2 Lạm quyên, tham nhũng

Dẫn lại Nghị quyết về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Đảng:

"Từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức thủ tục để giao cho tô chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành

án" nhưng Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng vẫn phân vân: "Hành nghệ tự vấn pháp luật, hành nghệ luật sư, hành nghệ công chứng có thể, nhưng mà hành

nghệ vệ quyên thực thi quyên lực Nhà nước thì theo chúng tôi đây là vấn dé con rat kho hiéu".*' Tinh chat xã hội hóa công việc thi hành án khác hắn so với xã hội hóa giáo dục, y tế Khi công việc thi hành án được xã hội hóa, liệu tất cả các bản án sẽ đều được thi hành, hay họ là tư nhân, muốn thì kí hợp đồng, không muốn thì

thôi, mang bản chất của kinh doanh, vậy thì có phải sẽ có sự phân biệt càng lớn

giữa người giàu và người nghèo, đồng tiền sẽ có vai trò càng quan trọng, vì tiền là

mục đích hướng tới của các nhà doanh nghiệp, người có tiền thì được kí hợp đồng, còn không có tiền thì phải bó tay

Pháp luật quy định Thừa phát lại được thu phí theo nguyên tắc: đối với

những loại công việc mà nhà nước đã quy định về phí đang được áp dụng thì khi

thực hiện các công việc, Thừa phát lại thu phí theo các quy định hiện hành Còn

3! “Đại biểu Quốc hội băn khoăn về xã hội hóa thi hành án dân sự” tại

Trang 23

đối với những loại công việc mà hiện nay nhà nước chưa quy định về phí và một số công việc khó khăn, phức tạp, thì phí Thừa phát lại do Thừa phát lại và bên yêu

cầu thực hiện công việc thỏa thuận Vậy khoản phí Thửa phát lại theo quy định

pháp luật có phải quá cứng nhắc, vai trò của Thừa phát lại lúc này không còn là

một chủ thể kinh doanh mà là một chủ thể làm việc cho nhà nước, cho nên họ

không cân trở thành Thừa phát lại làm gì mà đi thẳng vào làm việc trong cơ quan nhà nước Còn khoản phí mà pháp luật không có quy định, thì vai trò đồng tiền càng được thể hiện Giả sử có 2 bên đối lập trong một vụ án thì Thừa phát lại sẽ lap vi bang cho bên nảo, liệu bên nào có nhiều tiền sẽ được ưu tiên hơn chăng?

Khi Tòa án hay cơ quan Thi hành án muốn yêu cầu Thừa phát lại làm một

số công việc thì phải giao kết hợp đồng với Thừa phát lại với tư cách của một nhà kinh doanh và một khách hàng, nhưng trên thực tế giống như một sự ra lệnh của cơ quan nhà nước với một tổ chức tư nhân, nếu không tuân theo sẽ có một sự bất lợi cho Thừa phát lại, vậy thì thà nhắm mắt chấp nhận chứ không thể từ chối Cho nên nếu Thừa phát lại hoạt động có hiệu quả, thực hiện công việc nhanh chóng, chính xác, triệt dé thì các thư kí Tòa án, các cơ quan Thi hành án sẽ “ngồi chơi xơi nước”, vả lại tiền trả cho công sức Thừa phát lại rút ra từ ngân sách nhà nước, các chấp hành viên không phải mắt tiền túi nhưng còn được hưởng tiền lương hàng

tháng

Bên cạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thê: Thừa phát lại, Tòa án, cơ

quan Thi hành án và các cơ quan nhà nước khác, thì chẳng khác nào quyền lực của Thừa phát lại được bảo vệ một cách tuyệt đối, khi Thừa phát lại có khiếu nại,

khiếu kiện thì chắc chăn việc giải quyết khó có sự công bằng, dẫn đến việc tham nhũng, lạm quyền ở Việt Nam tăng lên, trong khi nhà nước luôn tìm mọi biện

pháp đề đây lùi tệ nạn này

3.1.3 Vẫn đề cưỡng chế thi hành án

Quyền cưỡng chế thi hành án chỉ được trao cho cơ quan Thi hành án nhưng

bây giờ Văn phòng Thừa phát lại cũng có quyền cưỡng chế, trong khi đó Văn

phòng Thừa phát lại là một tổ chức tư nhân, do tư nhân thành lập và cũng chính tư nhân hoạt động Có phải quyền lực nhà nước đang dần dần chuyển vào tay các tô chức tư nhân, hay nói cách khác là quyền lực công đang trở thành quyên lực tư,

Trang 24

hướng nghĩ xa hơn là tương lai nhà nước mình sẽ không giữ được bản chất của chủ nghĩa xã hội mà đang đi theo con đường của các nước tư bản

Theo quy định, trường hợp cưỡng chế thi hành án cần huy động lực lượng

bảo vệ, Văn phòng Thừa phát lại phải lập kế hoạch, có văn bản gửi Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh kèm theo hồ sơ thi hành án dé vị này xem xét, ra quyết định cưỡng chế thi hành án, phê duyệt kế hoạch cưỡng

chế Đồng nghĩa là nhà nước trao quyền lực cho Thừa phát lại nhưng cũng để

Thừa phát lại bị lệ thuộc, vì nếu Thủ trưởng cơ quan Thi hành án không ra quyết định cho phép cưỡng chế hoặc ra quyết định ngừng việc cưỡng chế thì Thừa phát lại đành chịu thua Như thế, trên thực tế Văn phòng Thừa phát lại không thể độc lập, tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc thực thi nhiệm vụ thi hành án Thậm

chí, Văn phòng Thừa phát lại giống như một cơ quan cấp dưới của cơ quan Thi

hành án Vậy có thể nhận thấy rằng sẽ khó có sự cạnh tranh công bằng giữa các chủ thể có mối liên hệ phụ thuộc

Thực tế hiện nay, mặc dù cơ quan Thị hành án và Công an nằm ở vi trí

ngang nhau trong bộ máy nhà nước _ đều là những cơ quan thể hiện quyền lực nhà

nước, nhưng việc phối hợp cưỡng chế giữa cơ quan Thi hành án và Công an còn

nhiều bất cập, muốn lực lượng Công an tham gia thì cơ quan Thi hành án phải gửi văn bản đến trước hàng tháng, đến giờ cưỡng chế Công an không có mặt thì cũng

coi như đỗ bẻ, nhất là những vụ việc đương sự tụ tập chống đối Điều này đặt ra câu hỏi đối với trường hợp Thừa phát lại mà yêu cầu Công an phối hợp để tổ chức

cưỡng chế như cơ quan Thi hành án, có chắc tất cả các yêu cầu hợp lý của Thừa

phát lại đều được Công an hỗ trợ, vì một lý do đơn giản là Công an có trách nhiệm

riêng của họ

3.1.4 Phức tạp trong sự phối hợp giữa các cơ quan

Xuất hiện tổ chức tư thực hiện quyền lực công sẽ tạo ra một sự phối hợp

phức tạp giữa các chủ thê

- Trong sự phối hợp giữa Thừa phát lại và Công an trong việc cưỡng chế thi

hành án, phải tính toán như thế nào về chi phí thi hành án, khi Công an và các lực lượng khác tham gia cưỡng chế lại sử dụng ngân sách nhà nước, còn Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức tư, thu tiền của đương sự, có lẽ sau một vụ thi hành án là

Trang 25

- Trong một vụ thi hành án do Thừa phát lại đảm nhiệm, khi được thực thị lại cần đến lực lượng cơ quan Thị hành ăn sẽ tính toán chi phí như thế nao, hay két

quả là một sự hợp tác ăn ý, sẽ mất đi tính cạnh tranh công bằng

Ví dụ: Có một căn nhà được dùng để trả nợ cho đương sự _ đây là công việc của Thừa phát lại, còn việc nộp án phí, nộp lại tiền thu lợi bất chính thì lại

thuộc thâm quyên của cơ quan Thi hành án

3.1.5 Sự so sánh giữa mô hình kinh doanh Thừa phát lại và mật số công ty khác

Thừa phát lại có nhiệm vụ tống đạt giẫy tờ theo yêu cầu của Tòa án, nói rõ

hơn là chia sẻ công việc của thư kí Tòa án Như thế Thừa phát lại có giống những “chú đưa thư” làm trong bưu điện không? Vậy tại sao không giao việc làm này cho

bưu điện, đôi khi bưu điện còn hoàn thành tốt hơn Thừa phát lại, bởi Thừa phát lại không nhiều mà còn đảm đương quá nhiều việc, đặc biệt việc tống đạt văn bản,

giấy tờ tốn rất nhiều thời gian và nhân lực

Sự ra đời của các công ty đòi nợ thuê đã làm cho người dân vừa bức xúc, vừa bàng hoàng, lo lắng, bởi cách hành xử theo lối giang hồ được các công ty này

sử dụng phổ biến, đơn giản chỉ có cách này mới làm tròn nghĩa vụ mà họ cam kết

trong hợp đồng, nhưng điều này đã đi ngược lại đạo lý và hoàn toàn trái pháp luật, nên đang được các cơ quan quản lý về vẫn đề này ra sức nỗ lực để đầy lùi cách thức kinh doanh tai hại này Trong bối cảnh như vậy mà Văn phòng Thừa phát lại được đưa vào thí điểm, mô hình kinh doanh này có khác gì “công ty đòi nợ thuê”

không? Thừa phát lại thực hiện các công việc thi hành án như: xác minh tài sản để đòi tiền, đòi nhà theo yêu cầu của đương sự Nếu không đòi được thì dùng đến biện pháp cưỡng chế nhà nước, Thừa phát lại thật giỗng như một công ty đòi nợ thuê cấp cao bởi có thêm quyền cưỡng chế, hơn các công ty đòi nợ thuê bình

thường

Công ty thám tử ra đời theo nhụ cầu của người dân, đặc biệt dành cho giới

thượng lưu Chỉ người có tiền mới sử dụng đồng tiền yêu cầu những người thám tử

làm những việc điều tra, theo dõi để tìm chứng cứ theo hướng có lợi cho họ Thừa phát lại cũng thực hiện những việc tương tự như thế, có lẽ Thừa phát lại không

Trang 26

Tóm lại Thừa phát lại có thật nhiều công việc dé làm, giống như là một mô

hình kinh doanh được nhà nước đưa vào áp dụng, thu gom nhiều loại công việc

của những công ty khác cho nhà nước dễ quản lý, hay Thừa phát lại có bản chất giống các cách thức kinh doanh kể trên thì thật là đáng lo ngại, bởi ai cũng sợ khi

nhắc đến công ty đòi nợ thuê bởi bản chất dã man, và ai cũng bức xúc khi nhắc đến công ty thám tử khi họ hoạt động xâm phạm đến quyên riêng tư của người

dân Và một dấu hỏi lớn đang được đặt ra về chất lượng hoạt động của Thừa phát lại khi họ phải đảm đương quá nhiều trách nhiệm

3.2 Phương hướng giải quyết

Tất cả các khó khăn mà nhà nước nói chung, Thừa phát lại nói riêng đang

phải đối mặt và vượt qua đều với một mục tiêu: đưa chế định Thừa phát lại đi vào

cuộc sống người dân, để mọi người có thể tận dụng phát huy tối đa quyền lợi của chính mình; chuyển Văn phòng Thừa phát lại thành công ty Thừa phát lại, để các

tổ chức Thừa phát lại được mở rộng và nâng cao bản chất kinh doanh, mang lại tính cạnh tranh công bằng, thể hiện sự vượt trội thành quả việc xã hội hóa các

công việc trong lĩnh vực tư pháp, hành chính Trước những khó khăn và thực trạng

đã phân tích ở trên khi nhà nước Việt Nam quyết định thí điểm mô hình kinh doanh Thừa phát lại, người viết có một số biện pháp và cách giải quyết khá cụ thể

để tăng hiệu quả của mô hình kinh doanh mới này, mở rộng và nâng lên thành

công ty Thừa phát lại; thực hiện chính sách, chủ trương xã hội hóa của Đảng và

nhà nước

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường công tác tuyên truyền

Thừa phát lại mới được thí điểm từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 nên hoàn

toàn xa lạ đối với người dân, đặc biệt chỉ được thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh nên rất ít người biết đến Trong khi đó pháp luật quy định về vẫn đề này còn ít, lại có quá nhiều kẽ hở, có thể sẽ khiến người dân hiểu sai lệch theo hướng tiêu

cực, sẽ có nhiều Thừa phát lại và các cơ quan khác có liên quan bị vi phạm Cho nên Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có thâm quyền cần nghiên cứu sâu để ban

hành những quy định pháp luật có tính khoa học, kịp thời và có hiệu quả, để có thể quản lý cách dễ dàng, nếu xem thường việc này sẽ dẫn đến có những hậu quả khi

phát hiện thì nhà nước mới điều chỉnh, lúc này việc ban hành pháp luật không còn

Trang 27

Chế định Thừa phát lại nhằm phục vụ lợi ích của người dân nhưng họ hồn tồn khơng nhận biết sự có mặt của nó, vậy thì thành lập để làm gì? Thử hỏi hiện nay có bao nhiêu người biết đến Thừa phát lại, thậm chí chính những người cư trú tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh còn ngạc nhiên khi được nghe đến “Văn phòng Thừa phát lại” Vì thế công tác tuyên truyền trong giai đoạn này cực kỳ

quan trọng, các cấp chính quyền địa phương cần phối hợp với trung ương để tuyên truyền, phố biến sâu rộng trên báo đài, truyền hình, internet và nếu có thê cần

nên mở những lớp tuyên truyền tại cơ quan chính quyền từng địa phương

3.2.2 Nâng cao trình độ, khả năng làm việc của các Thừa phát lại

Không phải là mô hình kinh doanh mới mà coi nhẹ trình độ, khả năng thực hiện công việc của các Thừa phát lại, cứ bổ nhiệm rồi học từ từ sau vì số lượng

đang thiếu, nếu quan niệm như thế thì thà cứ giao các công việc này trở về vị trí cũ

cho các thư kí Tòa án, cơ quan Thi hành án mà không cần thành lập chế định Thừa phát lại Vì vậy mặc dù số lượng ít nhưng đảm bảo chất lượng thì sẽ thấy được hiệu quả của việc thí điểm mà nhà nước đang thực hiện

Nhà nước cần mở thêm nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, mời những người

có trình độ uyên thâm để truyền đạt, nâng cao trình độ chuyên môn của các Thừa phát lại nhằm thực hiện các công việc có hiệu quả một cách tối đa và có tính khoa học

3.2.3 Nhà nước cần quần lý và hỗ trợ một cách sâu sắc

Bất kì lĩnh vực nào, bất cứ ngành nghề nào, đặc biệt là những ngành nghề

mới, và càng quan trọng hơn trong lĩnh vực cải cách tư pháp, xã hội hóa một số việc công thành dịch vụ, nhà nước cần không ngừng có những biện pháp quản lý,

những chính sách hỗ trợ tích cực để đạt được mục tiêu đã đề ra

Đội ngũ cán bộ nhà nước nói chung, cán bộ cấp chính quyền địa phương và

các cơ quan chuyên ngành nói riêng phải luôn hỗ trợ, hợp tác với Thừa phát lại,

giúp họ thực hiện các công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả và khoa học Nếu

như một cơ quan, hay cá nhân nào đó không chịu hợp tác, phối hợp khi Thừa phát

lại có yêu cầu chính đáng, hợp lý dẫn đến công việc không thực hiện được, hoặc có hậu quả không tốt thì nhà nước cần có những chế tài nghiêm khắc đối với

những cơ quan, cá nhân này

Nhà nước nên ban hành nhiều chính sách ưu đãi quyền lợi cho người làm

Trang 28

mới này Nhà nước có thê tổ chức khen thưởng cho Thừa phát lại nói riêng, Văn

phòng Thừa phát lại nói chung khi họ hoàn thành tốt công việc, và tất nhiên sự đạo

đức cũng là một thước đo không kém phân quan trọng

Bên cạnh sự ưu đãi, nhà nước cũng không thể lỏng lẻo về mặt quản lý Chỉ

có sự quản lý đúng đăn, sâu sắc thì mới đưa mô hình kinh doanh Thừa phát lại đến ranh giới mà nhà nước và mọi người đang mong đợi _ đó là Thừa phát lại mang

quyền lực nhà nước nhưng không tham những, lạm quyền, và càng không mang

bản chất của một công ty đòi nợ, không giống hình thức hoạt động của một công

Trang 29

KETLUAN °

Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về Thừa phát lại, một mô hình kinh doanh mới được Chính phủ cho phép thành lập thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, người viết nhận thấy đây là mô hình kinh doanh có rất nhiều ưu điểm:

- Giảm bớt gánh nặng cho Tòa án và cơ quan Thị hành án;

- Góp phần đảm bảo cho luật pháp được thực thị; - Bảo vệ quyền lợi của công dân;

- Giúp giải quyết tranh chấp, khiếu nại của nhân dân được nhanh chóng

chính xác, giảm được việc khiếu nại nhiều lần, tránh được khiếu nại vô lý, khiếu

nại đông người;

- Làm bộ máy nhà nước được tính gọn

Ngược lại cũng không thiếu những mặt hạn chế, tiêu cực, đặc biệt là mô hình kinh doanh mới thì càng có nhiều khuyết điểm cần được loại bỏ và sửa đổi như:

- Sẽ thật để dàng có sự giống nhau về bản chất giữa Thừa phát lại và công ty đòi nợ, hoặc công ty thám tử nếu nhà nước không quản lý chặt chẽ

- Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức tư nhân mà được mang quyền lực nhà

nước thì vẫn đề tham nhũng, lạm quyền sẽ tăng cao

- Các Thừa phát lại sẽ để dàng lợi dụng kẽ hở pháp luật để vi phạm vì các

quy định pháp luật về chế định Thừa phát lại còn ít và chưa rõ ràng

Tuy nhiên không phải thấy khó mà dừng, thấy sợ mà lui nhưng khi Thừa phát lại được thiết lập thì nhà nước cùng nhân dân phải phối hợp, mạnh mẽ vượt

qua những khó khăn, thử thách, tìm ra những biện pháp khắc phục, để có thể hoàn

Ngày đăng: 12/12/2016, 10:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w