1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chất lượng cuộc sống của dân cư Việt Nam

14 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 82 KB

Nội dung

Vấn đề chất lượng cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư là nội dung chủ yếu trong chiến lược phát triển con người, đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia, là vấn đề được nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam hết sức quan tâm. Trong chương trình Địa lí Việt Nam lớp 12, Chất lượng cuộc sống là một trong những nội dung quan trọng nằm trong phần Địa lí dân cư. Tuy nhiên, trong phạm vi một tiết học, những đặc điểm về chất lượng cuộc sống ở Việt Nam chưa thể được tái hiện một cách cụ thể, chi tiết. Xuất phát từ thực tế đó, tôi lựa chọn chuyên đề “Chất lượng cuộc sống của Việt Nam” nhằm truyền tải đến cho các em học sinh những nội dung chi tiết, cụ thể, sâu sắc hơn về bức tranh chất lượng cuộc sống ở nước ta.

Trang 1

Më ®Çu

I Lí do lựa chọn chuyên đề

Vấn đề chất lượng cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư là nội dung chủ yếu trong chiến lược phát triển con người, đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia, là vấn

đề được nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam hết sức quan tâm

Trong chương trình Địa lí Việt Nam lớp 12, Chất lượng cuộc sống là một trong những nội dung quan trọng nằm trong phần Địa lí dân cư Tuy nhiên, trong phạm vi một tiết học, những đặc điểm về chất lượng cuộc sống ở Việt Nam chưa thể được tái hiện một cách cụ thể, chi tiết

Xuất phát từ thực tế đó, tôi lựa chọn chuyên đề “Chất lượng cuộc sống của Việt Nam” nhằm truyền tải đến cho các em học sinh những nội dung chi tiết, cụ thể, sâu sắc hơn về bức tranh chất lượng cuộc sống ở nước ta

II Đối tượng, thời gian

1 Đối tượng

Đối tượng hướng tới của chuyên đề bồi dưỡng này là học sinh chuyên Địa lí, học sinh giỏi môn Địa lí các cấp ở trường trung học phổ thông và học sinh ôn thi Đại học môn Địa lí

2 Thời gian

Chuyên đề “Chất lượng cuộc sống ở Việt Nam” được giảng dạy trong thời lượng 90 phút

III Giới hạn, mục đích của chuyên đề

1 Phạm vi giới hạn

Trang 2

Phạm vi nội dung kiến thức khi giảng dạy chuyên đề này là đặc điểm chất lượng cuộc sống ở Việt Nam thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cuộc sống: Thu nhập bình quân đầu người và xóa đói giảm nghèo, giáo dục văn hóa, y tế và chăm sóc sức khỏe Đặc biệt, chất lượng cuộc sống ở Việt Nam được đánh giá tổng quát qua xếp hạng Chỉ số phát triển con người (HDI)

2 Mục đích

- Về kiến thức: Thông qua chuyên đề, giáo viên giúp học sinh hiểu rõ bản chất đánh giá chất lượng cuộc sống, thấy được đặc điểm tình hình chất lượng cuộc sống ở Việt Nam

- Về kĩ năng: Thông qua các số liệu chi tiết về chất lượng cuộc sống, học sinh được rèn luyện các kĩ năng về đọc và phân tích bảng số liệu, rút ra các nhận xét quan trọng và cần thiết

Trang 3

Néi dung chÝnh

Phần 1: Kiến thức cơ bản

I Đặc điểm chất lượng cuộc sống ở Việt Nam

Con người đã thực sự trở thành mục tiêu của sự phát triển, với phương châm hành động “phát triển vì con người” Việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân về thể chất và trí tuệ, tinh thần và vật chất là đích phấn đấu của mỗi quốc gia Các thước đo chất lượng cuộc sống con người đó chính là thu nhập bình quân đầu người; giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo, lao động việc làm và thất nghiệp; những tiến bộ về y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội khác

1 Thu nhập bình quân đầu người

Trong những năm qua, công cuộc đổi mới của Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội Nhờ duy trì được nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao, trung bình mỗi năm tổng sản phẩm trong nước tăng khoảng 7,5% nên đời sống vật chất và tinh thần của phần lớn dân cư đã từng bước được ổn định và cải thiện GDP bình quân đầu người mỗi năm tăng khoảng 6%

Như vậy trong vòng 15 năm, từ 1991 đến 2005, tổng GDP tăng 11 lần, còn GDP bình quân đầu người tăng 8,8 lần GDP/người tính theo USD thực tế cũng tăng từ 220 USD/người năm 1991 lên 289 USD/người năm 1995, 402 USD/người năm 2000, 638 USD/người năm 2005, đạt khoảng 720 USD/người năm 2006 và 830 USD/người năm 2007 Với mức thu nhập 638 USD/người năm 2005, nước ta xếp thứ 131, còn nếu xếp theo tỉ giá sức mua tương đương (PPP) thì với 3010 USD/người nước ta đứng thứ 118 trên tổng

số 181 nước Điều này đã chứng tỏ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã hướng vào sự phát triển xã hội, vào sự phát triển con người

Trang 4

Song do mức tăng trưởng giữa các vùng khác nhau nên mức chênh lệch giữa các vùng về GDP/người khá lớn Vùng cao nhất là Đông Nam Bộ, GDP/người gấp 2,5 lần mức trung bình của toàn quốc và gấp 5,4 lần vùng thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc Còn GDP/người của toàn vùng Trung du và miền núi phía Bắc chỉ bằng 0,45 lần mức trung bình của cả nước Các vùng khác cũng có GDP/người thấp hơn mức trung bình của cả nước: vùng Duyên hải miền Trung chỉ bằng 0,60 lần, vùng Tây Nguyên 0,66 lần, vùng Đồng bằng sông Cửu Long 0,86 lần và vùng Đồng bằng sông Hồng 0,9 lần

Xu thế chung ở Việt Nam về thu nhập của dân cư trên phạm vi cả nước

và theo các vùng lãnh thổ là tăng đều qua các năm, song đã hình thành khá rõ những nhóm vùng với các mức thu nhập khác nhau

Khoảng cách về thu nhập giữa vùng có mức thu nhập thấp nhất (Tây Bắc)

và vùng có mức thu nhập cao nhất (Đông Nam Bộ) ngày càng lớn: 2,1 lần năm 1995, 2,5 lần năm 1999 lên 3,1 lần năm 2005 Nguyên nhân chủ yếu là

do chính sách điều tiết ngân sách giữa các tỉnh, chính sách hỗ trợ phát triển vùng và chính sách ưu đãi xã hội của Nhà nước đối với các vùng kém phát triển thực hiện chưa hợp lí và hiệu quả

THU NHẬP VÀ CHÊNH LỆCH VỀ THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU

NGƯỜI GIỮA CÁC VÙNG (theo giá thực tế)

Các vùng Thu nhập bình quân

đầu người (triệu đồng)

Chênh lệch của từng vùng so với cả nước

(lần)

1995 1999 2005 1995 1999 2005

Trang 5

Cả nước

Đồng bằng sông Hồng

Đông Bắc

Tây Bắc

Bắc Trung Bộ

Duyên hải Nam Trung Bộ

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

2,47 2,41 1,93 1,93 1,92 2,11 2,89 4,07 2,66

3,54 3,36 2,52 2,52 2,55 3,03 4,14 6,33 4,10

5,50 6,30 4,60 3,20 3,80 5,00 4,70 10,00 5,70

1,00 0,97 0,78 0,78 0,78 0,85 1,17 1,64 1,08

1,00 0,95 0,71 0,71 0,72 0,86 1,17 1,79 1,16

1,00 1,14 0,83 0,58 0,69 0,90 0,85 1,82 1,04

Nguồn: Niên giám thống kê 2000, 2005

2 Xoá đói giảm nghèo

Xoá đói giảm nghèo đã trở thành Chương trình Quốc gia và được coi là một trong những thành công lớn nhất của quá trình phát triển xã hội ở Việt Nam từ đầu thập niên 1990 đến nay Tại hội nghị Thượng đỉnh Thế giới năm

2005 tại Niu Ioóc, UNDP đã đánh giá Việt Nam là một trong những nước điển hình trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỉ về xoá đói giảm nghèo – Tính theo tiêu chuẩn quốc tế, tỉ lệ dân số sống dưới mức 1 USD/ngày

và 2 USD/ngày (tính theo PPP) đã giảm nhanh, từ 50,8% và 87% năm 1990 xuống còn 10,6% và 53,4% năm 2004 Chính sự gia tăng thu nhập một cách khá vững chắc đã cho phép người dân nâng cao đáng kể mức chi tiêu cho cuộc sống, góp phần giảm mạnh tỉ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ Còn theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình (tính theo tiêu chuẩn quốc tế), tỉ lệ

Trang 6

nghèo đói đã giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 28,9% năm 2002 và 19,5% năm 2004, tức là tỉ lệ người nghèo đã giảm 3 lần so với 11 năm trước đó

Mặc dù công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng vẫn chưa vững chắc Nếu lấy chuẩn nghèo là ngưỡng thu nhập 2 USD/ngày thì tỉ lệ nghèo của Việt Nam đang ở mức cao (trên 53%) Ngay cả

tỉ lệ 19,5% theo tiêu chuẩn nghèo quốc tế mà nước ta thường áp dụng cũng vẫn rất cao, cứ 5 người dân có 1 người nghèo

– Nghèo theo tiêu chuẩn Việt Nam

Chuẩn nghèo là thước đo để xác định các hộ nghèo và tỉ lệ đói nghèo Nước ta đã lấy mức thu nhập đầu người/tháng làm tiêu chuẩn đánh giá đói nghèo Qua các giai đoạn phát triển kinh tế, do mức sống và mức đáp ứng nhu cầu có nhiều thay đổi, nên chuẩn nghèo cũng có những thay đổi và như vậy tỉ lệ hộ đói nghèo cũng có những đột biến ở thời điểm tính theo chuẩn nghèo mới

Như vậy, dựa theo các tiêu chuẩn đánh giá nghèo đói khác nhau qua các giai đoạn, tỉ lệ hộ nghèo của nước ta cũng thay đổi theo xu hướng giảm dần Giai đoạn 1992 – 1997, mặc dù có hai chuẩn nghèo áp dụng song sự chênh lệch không lớn, nên không có tính đột biến, thành tựu xoá đói giảm nghèo rất đáng kể Trong 5 năm, tỉ lệ đói nghèo giảm 12,3%, bình quân mỗi năm giảm gần 2,5% với 235,5 nghìn hộ/năm

Giai đoạn 1998 – 2000, chuẩn nghèo có sự thay đổi nhưng không nhiều

về mặt lượng, tỉ lệ hộ nghèo đã giảm tiếp tục tuy không lớn (5,7%) nhờ tác động của công tác xóa đói giảm nghèo

Trang 7

Giai đoạn 2001 – 2004, tính theo chuẩn mới, cả nước giảm gần một nửa

số hộ nghèo và gần 9% tỉ lệ hộ đói nghèo trong vòng có 4 năm Đây là giai đoạn thành công nhất trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ NGHÈO ĐÓI CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Loại hộ

Thu nhập bình quân đầu người/tháng

1992-1995

1995-1997

1998-2000 2001-2004 2005-2010

thôn

< 8 kg gạo

< 13

kg gạo

< 13 kg gạo (tương đương 45000đ)

Thành thị < 13

kg gạo

Nghèo

Nông thôn : + Miền núi, hải đảo + Đồng bằng, trung du

< 15 kg gạo

< 15

kg gạo

< 20

kg gạo

< 15 kg gạo (55000đ)

< 20 kg gạo (70000đ)

80000đ

100000đ

<200000đ

Thành thị

< 20 kg gạo

< 25

kg gạo

< 25 kg gạo (90000đ)

150000đ <260000đ

Trang 8

Khi chuẩn nghèo mới năm 2005 được áp dụng, tỉ lệ nghèo đói trong cả nước tăng lên đáng kể, từ 8,3% năm 2004 lên 21,9% năm 2005

Mặc dù tất cả các vùng lãnh thổ, nông thôn và thành thị đã có những tiến

bộ trong công cuộc xoá đói giảm nghèo nhưng tình trạng nghèo đói vẫn chủ yếu tập trung ỏ khu vực nông thôn (30%) so với 5% ở khu vực thành thị và ở một số vùng

Tỉ lệ nghèo đói trong một số dân tộc ít người còn rất cao, như Vân Kiều (82,2%), Pa Cô (76,5%), Dao (54,3%), Ba Na (53,3%), Mông (52,0%)

3 Giáo dục - đào tạo

Giáo dục được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nâng cao chất lương dân số, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Dân số là đầu vào của nền giáo dục Quy mô và tốc độ tăng dân số quyết định quy mô và tốc độ phát triển trường, lớp, đội ngũ giáo viên Ở nước ta, dân số dưới 15 tuổi tuy đã giảm nhiều từ 42,5% năm 1979 xuống còn 28% năm 2005 nhờ kết quả của công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình, song số dân trong độ tuổi đi học vẫn tăng đều hằng năm

Từ sau năm học 1999 – 2000, số học sinh tiểu học bắt đầu giảm, còn số học sinh THCS và THPT tăng dần Kết quả giảm tỉ suất gia tăng dân số của Việt Nam đã tạo tiền đề thuận lợi cho việc đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, tỉ lệ người lớn biết chữ tăng lên 91% như hiện nay

Cả nước phấn đấu đạt phổ cập giáo dục THCS vào năm 2010 Số trường lớp và giáo viên tăng đều qua các năm nhưng vẫn không theo kịp số lượng gia tăng của trẻ nhập học Cho đến năm học 2005 – 2006, nước ta có trên 27 nghìn trường phổ thông với 780,5 nghìn giáo viên Trong vòng 15 năm qua, mỗi năm nhà nước xây thêm gần 10 nghìn lớp học và đào tạo thêm trên 25 nghìn

Trang 9

giáo viên Tuy nhiên, số giáo viên vẫn thiếu trầm trọng, đặc biệt là giáo viên tiểu học ở các vùng núi và vùng dân tộc ít người Về chất lượng lớp học thì ở trong tình trạng chưa đáp ứng được yêu cầu về diện tích, ánh sáng, trang thiết

bị Ở Việt Nam, bình quân mỗi học sinh chỉ có 0,43m2 phòng học, trong đó THPT là 2,47m2 và Tiểu học là 0,15m2 Để theo kịp số lượng nhập học đang tăng lên trong các khu vực đông dân, nhiều địa phương đã phải dùng đến biện pháp cho học hai hoặc ba ca trong ngày, đặc biệt là đối với tiểu học Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập Bên cạnh hệ công lập, hệ ngoài công lập trong những năm gần đây đã phát triển mạnh để khai thác nguồn lực của xã hội, chia sẻ với nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân Dân số cũng là đầu ra của giáo dục, đó chính là lực lượng lao động qua đào tạo phổ thông và chuyên nghiệp Đến năm 2005, cả nước đã có 255 trường cao đẳng và đại học với 48,6 nghìn giảng viên và hơn 1,4 triệu sinh viên, 286 trường trung học chuyên nghiệp với 13,7 nghìn giáo viên, 453,2 nghìn học sinh, 157 trường dạy nghề với 172 nghìn học sinh Sự phát triển của giáo dục – đào tạo như vậy đã làm thay đổi đáng kể cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn kĩ thuật của cả nước Trình độ học vấn của lực lượng lao động nhìn chung đã tăng lên, nhất

là ở bậc học THCS và THPT, nhưng không đồng đều giữa các bậc, các vùng

Cơ cấu của lực lượng lao động theo trình độ học vấn có sự chênh lệch giữa các vùng Vùng có tỉ lệ lực lượng lao động mù chữ cao nhất là Tây Bắc (17,6%), tiếp đến là Tây Nguyên (10,5%), thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng (0,6%), Bắc Trung Bộ (1,9%) Các vùng còn lại có tỉ lệ mù chữ dao động từ 2,6% đến 5,9% Vùng có tỉ lệ lực lượng lao động tốt nghiệp THPT cao nhất

là Đồng bằng sông Hồng (28,8%) và Đông Nam Bộ (32,7%), thấp nhất là Tây Bắc (11,6%) và Đồng bằng sông Cửu Long (11,4%) Nhìn chung, trình

độ học vấn phổ thông của lực lượng lao động ở các vùng Tây Nguyên, Tây

Trang 10

Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long còn thấp khá nhiều so với các vùng khác, nhất là so với vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ

Trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động trên cả nước ngày càng được nâng cao, số người qua đào tạo ngày càng tăng, từ 12,3% năm

1996 lên 15,5% năm 2000 và đạt 25% năm 2005, tức là mỗi năm tăng thêm được 1,3% nhưng vẫn còn thấp xa so với mục tiêu 40% đến năm 2010 ghi trong Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng Đối với lao động nữ và đối với một số vùng như Tây Bắc, Tây Nguyên tỉ lệ trên còn thấp hơn nữa

Đối với lao động đã qua đào tạo thì cơ cấu cũng chưa hợp lí Nếu tỉ số người tốt nghiệp các cấp đào tạo theo chuẩn mực của thế giới là 1 cao đẳng, đại học/4 trung cấp chuyên nghiệp/10 đào tạo nghề, thì ở nước ta tỉ số tương ứng là 1/0,98/3,02, tạo nên tình trạng “thiếu thợ nhiều hơn thiếu thầy” Chất lượng đào tạo như vậy còn nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các vùng kinh tế trọng điểm và các khu đô thị tập trung về số lượng, về cơ cấu ngành nghề cũng như kĩ năng tay nghề Nhiều ngành, nhiều vùng còn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao, kĩ năng tay nghề giỏi Nhiều doanh nghiệp còn thiếu những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, hội đủ các yếu tố ngoại ngữ, tin học và chuyên môn

4 Về y tế và chăm sóc sức khoẻ

Sức khoẻ là vốn quý, là điều kiện quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia, là tương lai của mỗi dân tộc Sức khỏe là một yếu tố cơ bản của chất lượng cuộc sống dân cư, vừa là mục đích, vừa là điều kiện của sự phát triển Việc chăm sóc tốt sức khỏe sẽ làm tăng nguồn nhân lực về mặt số lượng nhờ kéo dài tuổi lao động

Trang 11

Tuổi thọ trung bình của cả nước đã đạt mức cao đáng kể so với điều kiện kinh tế và mức sống hiện tại Xu hướng tăng tuổi thọ vẫn tiếp tục diễn ra: từ 58,0 tuổi năm 1970, tăng lên 65,3 tuổi năm 1989; 68,6 tuổi năm 1999 và 71,3 tuổi năm 2005, dự kiến sẽ đạt 75 tuổi vào năm 2020 Như vậy tuổi thọ trung bình của nước ta hiện nay cao hơn 5 tuổi so với mức trung bình của thế giới, hơn 7 tuổi so với nhóm nước đang phát triển và cao hơn 3 tuổi so với toàn khu vực Đông Nam Á Tuy nhiên tuổi thọ trung bình giữa các vùng có khác nhau tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và mức sống, lối sống của người dân Những vùng phát triển như Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng có tuổi thọ trung bình khá cao, trên 72 tuổi, còn những vùng Tây Bắc, Tây Nguyên có tuổi thọ trung bình thấp, dưới 65 tuổi

Tuy số lượng giường bệnh và cán bộ y tế tăng liên tục qua các năm, nhưng tính bình quân trên một vạn dân về y tá và giường bệnh không những không tăng mà còn giảm, hơn nữa lại phân bố không đồng đều giữa các vùng, khiến cho việc phòng chống bệnh tật và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân chưa thật sự đảm bảo So với mức bình quân đảm bảo về y tế trên một vạn dân của toàn thế giới (12,2 bác sĩ và 24,1 y tá) thì ở Việt Nam các chỉ số này mới bằng một nửa

Tình trạng thể lực chung của người Việt Nam tuy đã được cải thiện đáng

kể (tuổi thọ tăng liên tục và ở mức khá cao, tỉ suất chết thấp) song tầm vóc và thể lực vẫn còn khá nhiều hạn chế Chiều cao và trọng lượng cơ thể thấp hơn

so với những người cùng lứa tuổi ở các nước, tỉ lệ người gầy còn cao Sau 30 năm (1975 – 2005), chiều cao trung bình của thanh niên đã tăng được 4,5 – 5

cm, trọng lượng trung bình tăng được 3 – 3,5 kg, tỉ lệ người gầy và quá gầy vẫn còn chiếm tới 46%

Đó là giảm tỉ suất tử vong ở trẻ sơ sinh xuống dưới 15 năm 2010 và dưới

10 năm 2020, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng theo cân nặng của trẻ em dưới 5 tuổi

Ngày đăng: 08/12/2016, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w