Văn bản trên đề cập vấn đề tác hại giữa những thói quen xấu hút thuốc, uống rượu bia nhiều hay tiếp xúc với thuốc sâu ở người đàn ông khi muốn có con, đến các thế hệ con của ông ta.. Từ
Trang 1ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN BẢN 1
Trong xã hội xưa, người dân lao động là những người thấp cổ bé họng Quanh năm họ sống trong tù túng, đói nghèo và thường xuyên bị áp bức, bất công Thế nhưng thực tại nghiệt ngã không thể nào dập tắt ngọn lửa hi vọng trong tâm hồn họ Dẫu cuộc sống có đen tối đắng cay, họ vẫn ngóng vọng đến ngày sáng tươi, hạnh phúc Niềm tin bền bỉ ấy, họ gửi trọn vào những câu chuyện cổ tích Họ tin: “Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu/ Cây khế chua có đại bàng đến đậu/ Chim ăn rồi trả ngọt cho ta…” (Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm) Họ tin điều tốt đẹp sẽ tiêu diệt cái xấu, lòng nhân ái sẽ đẩy lùi sự ích kỉ họ tin công bằng sẽ thay thế bất công, tình yêu thương sẽ chiến thắng hận thù Niềm tin là dây neo bền vững nhất để người lao động tồn tại giữa biển đời mênh mông Tin để sống mãnh liệt hơn.
a Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
b Phân tích hiệu quả của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Niềm tin là
dây neo bền vững nhất để người lao động tồn tại giữa biển đời mênh mông”.
c Trình bày một ví dụ để khẳng định vai trò của niềm tin đối với con người trong cuộc
sống – “Tin để sống mãnh liệt hơn”.
VĂN BẢN 2
CHA ĂN MẶN, CON KHÁT NƯỚC
Đàn ông hút thuốc, uống bia, rượu nhiều hoặc bị tiếp xúc với thuốc trừ sâu trong lúc muốn có con sẽ có thể gây hại không những đến đứa trẻ chưa ra đời mà còn đến các thế hệ sau Đó là kết luận của các chuyên gia thuộc Đại học Rutgers ( Mĩ) sau khi thực hiện các thí nghiệm trên động vật trong phòng thí nghiệm Theo báo Telegraph, kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa những hành động trên và tỉ lệ gia tăng các chứng vô sinh ở đàn ông cũng như sảy thai, chết non ở trẻ Các nhà khoa học khẳng định những thói quen xấu ở nam giới sẽ dẫn đến biến đổi gien và những thay đổi này sẽ truyền sang các thế hệ sau.
(Nguồn: báo Thanh niên số 51, ngày 20-2-2008)
a Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Vì sao?
b Văn bản trên đề cập vấn đề gì và phù hợp với những người đọc nào?
c Tiêu đề sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó?
Gợi ý
a Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học
Lí do: Nội dung bàn về vấn đề khoa học phổ cập, đó là tác hại của rượu, bia, thuốc lá …ảnh hưởng đến việc sinh con Dùng từ ngữ khoa học: thí nghiệm, biến đổi gien….Câu văn, đoạn văn có kết cấu chặt chẽ theo quan hệ nhân-quả
b Văn bản trên đề cập vấn đề tác hại giữa những thói quen xấu ( hút thuốc, uống rượu bia nhiều hay tiếp xúc với thuốc sâu) ở người đàn ông khi muốn có con, đến các thế hệ con của ông ta Đó là kết quả nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học
Văn bản này phù hợp với đông đảo người đọc, kể cả những người đọc không thuộc chuyên ngành khoa học
c Tiêu đề sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ
Ý nghĩa: Cảnh báo nếu bậc cha mẹ làm những điều thất đức, sau này con cháu họ hứng chịu Trong văn bản trên, việc ăn mặn của đàn ông thể hiện ở hành vi hút thuốc, uống rượu bia nhiều hay tiếp xúc với thuốc sâu Còn việc khát nước thể hiện con của họ sẽ bị gây hại
VĂN BẢN 3
“Thưa quý vị! Đã phải trải qua những cuộc chiến tranh ngoại xâm tàn bạo và đói nghèo cùng cực nên khát vọng hòa bình và thịnh vượng của Việt Nam chúng tôi càng cháy bỏng Chúng tôi luôn nỗ lực tham gia kiến tạo hòa bình, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh của chúng ta Việt Nam đã sẵn sàng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ Chúng tôi sẵn lòng đóng góp nguồn lực, dù còn nhỏ bé, như sự tri ân đối với bạn bè quốc tế đã giúp chúng tôi giành và giữ độc lập, thống nhất đất nước, thoát khỏi đói nghèo Việt Nam đã và sẽ mãi mãi là một đối tác tin cậy, một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế…”.
(Trích bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước phiên thảo luận cấp cao của Đại Hội đồng LHQ khóa 68)
a Xác định phong cách ngôn ngữ chức năng của đoạn văn?
b Phương thức liên kết?
Trang 2c Hãy đặt tiêu đề cho đoạn văn?
VĂN BẢN 4
Chứng kiến sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chứng kiến những dòng chảy yêu thương của dân tộc giành cho Đại tướng, rất nhiều người bày tỏ sự xúc động sâu sắc Thượng tá Dương Việt Dũng chia sẻ: “Sự ra đi của Đại tướng là một mất mát lớn lao đối với gia đình và nhân dân cả nước Nhưng qua đây, tôi cũng thấy mừng là những người đến viếng Đại tướng không chỉ có những cựu chiến binh mà rất đông thế hệ trẻ, có không ít những em còn rất nhỏ cũng được gia đình đưa đi viếng… Có nhiều cụ già yếu cũng đến, cả những người đi xe lăn cũng đã đến trong sự thành kính Chưa khi nào tôi thấy người ta thân ái với nhau như vậy.
(Theo Dân trí)
a Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
b Nội dung của văn bản trên? Hãy đặt tên cho văn bản?
c Viết bài nghị luận xã hội về bản tin trên (không quá 600 từ).
VĂN BẢN 5
Tnú không cứu sống được vợ, được con Tối đó, Mai chết Còn đứa con thì đã chết rồi Thằng lính to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó Nhớ không, Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày Còn mày thì bị chúng nó bắt, mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại Còn tau thì lúc đó tau đứng sau gốc cây vả Tau thấy chúng
nó trói mày bằng dây rừng Tau không nhảy ra cứu mày Tau cũng chỉ có hai bàn tay không Tau không ra, tau quay đi vào rừng, tau đi tìm bọn thanh niên Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúng nó đi tìm giáo mác Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa? Nhớ lấy, ghi lấy Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!
(Trích trong Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)
a Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn?
b Câu nói “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” có ý nghĩa gì?
Gợi ý:
a Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (khẩu ngữ)
b - Câu nói của cụ Mết – già làng – là câu nói được đúc rút từ cuộc đời bi tráng của Tnú và từ thực tế đấu tranh của đồng bào Xô Man nói riêng và dân tộc Tây Nguyên nói chung: giặc đã dùng vũ khí để đàn áp nhân dân ta thì ta phải dùng vũ khí để đáp trả lại chúng.
- Thực tế, khi chưa cầm vũ khí đánh giặc, dân làng Xô Man chịu nhiều mất mát: anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị chặt đầu, mẹ con Mai bị giết bằng trận mưa roi sắt, Tnú bị đốt cụt mười đầu ngón tay… Vì vậy con đường cầm vũ khí đánh trả kẻ thù là tất yếu.).
VĂN BẢN 6
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
Có con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng
sợ Ếch cứ tưởng bầu trời bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể Một năm nọ, trời mưa
to làm nước dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ra ngoài Quen thói cũ, nó nhâng nháo đưa mắt lên nhìn bầu trời chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
a Văn bản trên thuộc loại truyện gì?
b Khi sống dưới giếng ếch như thế nào? Khi lên bờ ếch như thế nào?
c Ếch là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho ai? Bầu trời và giếng tượng trưng cho điều gì?
d Câu chuyện trên để lại cho anh, chị bài học gì?
Gợi ý:
a Văn bản trên thuộc loại truyện ngụ ngôn.
b Khi sống dưới giếng ếch thấy trời chỉ là cái vung con mình là chúa tể Khi lên bờ ếch nhâng nháo nhìn trời và bị trâu dẫm bẹp
c Ếch tượng trưng cho con người Giếng, bầu trời tượng trưng cho môi trường sống và sự hiểu biết của con người
d Câu chuyện trên để lại cho ta bài học về tính tự cao, tự đại và giá trị của sự hiểu biết Tự cao tự đại có thể làm hại bản thân Sự hiểu biết của con người là hữu hạn, vì vậy điều quan trọng nhất trong cuộc sống là phải luôn làm một học trò Biết thường xuyên học hỏi và khiêm nhường
Trang 3VĂN BẢN 7
Chị Phan Ngọc Thanh (người Việt) cùng chồng là Juae Geun (54 tuổi) đã làm nhân viên lau chùi trong khu chung cư được 5 năm Họ có 2 con: con trai lớn 6 tuổi, bé gái 5 tuổi Ước mơ đổi đời đã đưa họ lên chuyến phà tới Jeju Phà SeWol gặp nạn và gia đình chị chỉ có một chiếc áo phao duy nhất Trong khoảnh khắc đối mặt giữa sự sống và cái chết họ quyết định mặc chiếc áo phao duy nhất cho cô con gái nhỏ và đẩy bé ra khỏi phà Bé được cứu sống nhưng hiện nay những nhân viên cứu hộ vẫn chưa tìm thấy người thân của bé.
(Internet Pháp luật đời sống - ngày 16/4/2014)
a Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
b Nội dung của văn bản là gì?
c Suy nghĩ hình ảnh cái phao trong văn bản?
Gợi ý
a Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí
b Văn bản trên nói về:
Hoàn cảnh gia đình chị Thanh/ Lý do gia đình chị lên chuyến phà/ Việc chìm phà Sewol (Hàn Quốc)/ Chiếc áo phao duy nhất cứu sống em bé của gia đình
c Có thể có nhiều suy nghĩ khác nhau:
Áo phao trao sự sống/ Áo phảo biều tượng của tình yêu gia đình/ trước sự sống còn, tình yêu thương đã bừng sáng
VĂN BẢN 8
Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm Nó là một cái tâm sự không tiết ra được Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít Nó giống như cái trạng huống thở than của một cảnh ngộ tri âm Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng
Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuối thu dầm
dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím.
(Trích Chùa đàn - Nguyễn Tuân)
a Hãy nêu chủ đề của đoạn trích? Thử đặt nhan đề đoạn trích?
b Trong đoạn văn có rất nhiều câu bắt đầu bằng từ "Nó" được lặp lại nhiều lần Biện pháp
tu từ được sử dụng là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
c Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu văn: "Tiếng đàn hậm hực, chừng như
không thoát hết được vào không gian" ? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
d Từ "Nó" được sử dụng trong các câu ở đoạn văn trích trên là ám chỉ ai, cái gì? Biện pháp
tu từ gì được nhà văn sử dụng trong việc nhắc lại từ "Nó"?
e Trong đoạn văn, Nguyễn Tuân sử dụng rất nhiều tính từ chỉ tính chất Anh/chị hãy thống kê 5 từ láy chỉ tính chất.
Gợi ý
a - Chủ đề: Những sắc thái ngậm ngùi nỗi đau của tiếng đàn.
- Nhan đề: Cung bậc tiếng đàn
b - Biện pháp tu từ: Lặp cấu trúc (Điệp cấu trúc)
- Phép liên kết thế: Đại từ "nó" ở câu 3 thế "tiếng đàn" ở 2 câu trước đó.
c - Biện pháp tu từ: cách nhân hóa
- Tác dụng: nhằm thể hiện âm thanh tiếng đàn như tiếng lòng của một cá thể có tâm trạng, nỗi niềm đau khổ
d - Từ "Nó" ám chỉ tiếng đàn
- Biện pháp tu từ: điệp từ
VĂN BẢN 9
Tại Thế vận hội đặc biệt dành cho những người tàn tật có chín vận động viên đều bị tổn thương về mặt thể chất và tinh thần, cùng tập trung về vạch xuất phát để dự cuộc thi 100m Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao về vạch với quyết tâm giành chiến thắng Trừ một cậu bé Cậu cứ vấp ngã liên tục trên đường đua Và cậu bật khóc Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ, ngoái
Trang 4lại nhìn Rồi họ quay trở lại Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị chứng dow dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:
- Như thế này em sẽ thấy tốt hơn.
Rồi tất cả chín người họ khoác tay nhau sánh vai về đích Tất cả khán giả trong sân vận động đều
đứng dậy vỗ tay hoan hô không dứt Câu chuyện này đã lan truyền qua mỗi kì Thế vận hội về sau”.
a Khi cậu bé ngã, bật khóc có mấy vận động viên quay trở lại?
b Từ câu chuyện trên hãy viết 3 bình luận về chiến thắng.
VĂN BẢN 10
Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3 Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa
hè Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.
– Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở – nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 dola.
Anh mỉm cười và nói với nó:
– Đến đây chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua cho cô bé và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ
xe về nhà không Nó vui mừng nhìn anh trả lời:
– Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.
Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp Nó chỉ vào ngôi
mộ và nói:
– Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.
(Quà tặng cuộc sống)
Câu 1: Hãy đặt cho văn bản trên một cái tên mà em cho là phù hợp
Câu 3: Phần in đậm trong câu văn: “Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu -
nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 đola” được gọi là thành phần gì của câu?
a.Nội dung câu chuyện trên là gì?
b.Theo em hai nhân vật: em bé và anh thanh niên, ai là người con hiếu thảo? Vì sao?
c.Tại sao người thanh niên lại hủy điện hoa để cả đêm lái xe về trao tận tay mẹ bó hoa? d.Thông điệp mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là gì?
Câu 8: Hành động nào của nhân vật người thanh niên để lại ấn tượng sâu đậm nhất với em? Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hành động đó
Câu 10: Trong văn học có nhiều tác phẩm viết về tình mẫu tử, hãy kể tên một số tác phẩm viết về đề tài này mà em đã học hoặc đã đọc (Hoặc 5 câu ca dao, tục ngữ)
Câu 11: Đọc xong văn bản, em có suy nghĩ gì về cách ứng xử với cha mẹ của một số người qua những mẩu tin sau?
Sáng 26/3, Nguyễn Duy Linh (25 tuổi, trú huyện Thanh Oai) bị TAND Hà Nội xét xử về tội giết người Nạn nhân là mẹ của bị cáo (Theohttp://vnexpress.net ngày 26/3/2014) - Cụ Nguyễn Văn Quý (84 tuổi) và cụ Nguyễn Thị Chén (82 tuổi), ngụ thôn Đồng Lư, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai,
Hà Nội đang sống trong góc nhà nhỏ hẹp khoảng dăm m2, chiếc giường xin được ở đâu nên hai chân còn, hai chân phải lấy gạch kê lên Tám năm qua, cả 2 cụ bị con cái đẩy ra đường dù đã dựng
vợ, gả chồng cho con cái yên ấm Hiện tại, cụ ông ngày ngày ra đồng mò cua bắt ốc về nuôi cụ bà qua những ngày đói khổ
(Theo http://vietnamnet.vn ngày 27/12/2013) Gợi ý
a Nội dung câu chuyện: ngợi ca lòng hiếu thảo của cô bé mồ côi và bài học về cách ứng xử với các đấng sinh thành trong cuộc sống.
b Trong câu chuyện trên, cả cô bé và anh thanh niên đều là những người con hiếu thảo Vì cả hai người đều nhớ đến mẹ, đều biết cách thể hiện lòng cảm ơn đến mẹ Tuy nhiên hành động cảm ơn của hai người lại bộc lệ theo hai cách khác nhau Mẹ cô bé đã mất, cô vẫn muốn tự
Trang 5tay đặt bó hoa hồng lên mộ mẹ Anh thanh niên cũng muốn tặng mẹ hoa nhưng vì xa xôi nên muốn dùng dịch vụ gửi quà Nhưng sau khi chứng kiến tình cảm của cô bé dành cho mẹ anh
đã nhận ra được ý nghĩa thực sự của món quà.
c Người thanh niên hủy điện hoa vì anh được đánh thức bởi hành động cảm động của cô bé Vì anh hiểu ra rằng, bó hoa kia không mang lại hạnh phúc và niềm vui bằng việc anh xuất hiện cùng với tình cảm chân thành của mình dành cho mẹ Và điều mẹ cần ở anh là thấy anh mạnh khỏe, an toàn Đó là món quà ý nghĩa nhất với mẹ.
d Thông điệp mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là: cần yêu thương trân trọng đấng sinh thành, nhất là người mẹ đã chịu nhiều vất vả, hi sinh Trao và tặng là cần thiết nhưng trao và tặng như thế nào mới là ý nghĩa là điều mà không phải ai cũng làm được
VĂN BẢN 11
Ai có thể đếm được đã bao năm tháng, bao đời người đã đi qua mà cái Tết về đại thể vẫn là một?
Tết gia đình.
Tết dân tộc.
Tết đậm đà phong vị cộng đồng, quãng giải lao giữa hai chặng đường vất vả, gian nan.
Vẫn là ngày hăm ba cúng ông Táo, đêm ba mươi cúng tất niên, hái cành lộc Vẫn là ngày mồng một he hé cửa đón đợi người xông nhà, dặn dò nhau ý tứ giữ gìn kiêng cữ cho khỏi dông cả năm dài Ngày đầu xuân, cơm nguội không rang để cho đời khỏi khô kháo, nhà không quét cho tài lộc khỏi thất tán Vẫn là mùi hương hoa ngan ngát nơi bàn thờ ấy Vẫn là làn không khí mới mẻ, hơi
bỡ ngỡ, trịnh trọng ấy Vẫn những gương mặt cởi mở, chan hoà giữa khung cảnh trời đất tươi đẹp
vì được niềm phấn chấn của con người thâm nhập giao hoà.”
(Trích Mùa lá rụng trong vườn - Ma Văn Kháng)
a Đoạn văn trên khẳng định điều gì?
b Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên là gì? Nêu tác dụng
của biện pháp nghệ thuật đó?
c Cụm từ hai chặng đường vất vả, gian nan là để chỉ điều gì?
d Đặt tiêu đề cho đoạn văn trên.
Gợi ý
a Đoạn văn trên khẳng định: Tết cổ truyền của dân tộc bao đời nay vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống và giàu bản sắc
b Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên là điệp ( lặp) cấu trúc câu ( Tết…; Vẫn là…)
-Tác dụng: nhấn mạnh những nét đẹp truyền thống, những bản sắc của Tết cổ truyền dân tộc qua bao đời nay vẫn không thay đổi
c Cụm từ hai chặng đường vất vả, gian nan là để chỉ một năm cũ vừa qua đi và một năm mới đang sắp đến với bao gian nan,vất vả mà mỗi người đã và sẽ trải qua.
d Tiêu đề cho đoạn văn: có thể có cách đặt tiêu đề khác nhau nhưng phải thể hiện được nội dung chính của đoạn văn ( Ví dụ: Tết cổ truyền của dân tộc; Tết cổ truyền và bản sắc dân tộc; Tết cổ truyền – hồn Việt xưa và nay…)
VĂN BẢN 12
Kết thúc tiểu thuyết Suối nguồn , nhà văn Ayn Rand đã để cho nhân vật chính Howard Roark phát biểu như sau:
“Trong những thế kỉ qua, đã có những người đặt bước chân đầu tiên của họ trên những con đường mới; họ không được trang bị vũ khí gì ngoài tầm nhìn riêng của họ Họ có mục đích khác nhau, nhưng tất cả đều có một số điều chung: bước chân của họ là bước chân đầu tiên, con đường của họ là con đường hoàn toàn mới, nhãn quan của họ không hề do vay mượn, và phản ứng mà họ nhận được luôn là sự căm ghét Những nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những nhà tư
tưởng… đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ Động cơ máy đầu tiên bị coi là ngu xuẩn Chiếc máy bay đầu tiên bị coi là không tưởng Chiếc máy dệt đầu tiên bị coi là con ác quỷ Việc gây mê bị coi là tội lỗi…Nhưng những người đó, với tầm nhìn không vay mượn, vẫn tiếp tục tiến lên Họ đã chiến đấu, họ đã đau khổ và họ phải trả giá.Nhưng họ đã chiến thắng.”
a Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Trang 6b Đoạn văn trên nói lên điều gì?
c Hãy đặt tên cho đoạn văn ấy?
d Theo anh/chị vì sao “Những nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những nhà tư tưởng…
đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ”
Gợi ý
a Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận
b – Đoạn văn trên bàn về những người đi tiên phong, những người khai sáng Những người đi tiên phong trong mọi lĩnh vực của cuộc sống (như khoa học, nghệ thuật, văn hoá…) ban đầu đều chịu thiệt thòi, đau khổ, thậm chí phải trả giá đắt…vì thường không được mọi người đương thời hiểu, đồng tình và ủng hộ ngay.
– Nhưng với bản lĩnh, khát vọng cống hiến, đặc biệt là khả năng sáng tạo, những người đó thường đạt được thành công, trở thành người chiến thắng và có những đóng góp to lớn cho cộng đồng, cho nhân loại.
c Những người đặt bước chân đầu tiên/ Những người đi khai phá/ Đi trước bình minh…
d Vì trong những bước chân đầu tiên trên con đường mới, những người sáng tạo thường đơn độc
vì những ý tưởng, những công trình mà họ đưa ra thường không dễ chấp nhận ngay được, bởi nó vượt qua khỏi suy nghĩ, tầm nhìn của mọi người đương thời.
VĂN BẢN 13
Đọc, trong nghĩa đó là một trò chơi Nơi mỗi người đọc có ba nhân vật chồng lên nhau, tác động lên nhau Một là người đọc bằng xương bằng thịt, hai chân đụng đất, vẫn còn ý thức liên hệ với thế giới bên ngoài Hai là, người đọc bị lôi cuốn, đang ngao du trong thế giới tưởng tượng của cảm xúc Đó là người đang chơi Ba là, người đọc suy tư, đưa vào trò chơi sự chú ý, sự suy nghĩ, sự phán đoán của tri thức Đó là phút giây của trí tuệ có khả năng đưa người đọc lùi ra khỏi bài văn,
mở một khoảng cách để diễn dịch Người đọc vẫn ý thức rằng mình đang chơi nhưng biết phán đoán Ba tay chơi là một trong việc đọc, chơi với nhau một trò chơi tinh tế khiến người đọc vừa bị lôi cuốn vừa biết dừng lại, vừa tham dự vừa cách biệt với bài văn Tư thế của người đọc văn là vậy: tham dự và cách biệt qua lại không đứt quãng.
(Trích Chuyện trò – Cao Huy Thuần, NXB Trẻ, 2013)
a Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn văn?
b Đoạn văn được viết theo kiểu nào?
c Nêu nội dung chính của văn bản?
d Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Gợi ý
a Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn văn: Phân tích
b Đoạn văn được viết theo kiểu: Diễn dịch
c Nêu nội dung chính của văn bản: Cách đọc, tư thế của một người đọc văn thật sự.
d Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ: Phong cách ngôn ngữ khoa học.
VĂN BẢN 14
“Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái
“ (1)Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi Ông hiện phụ trách quân lực của cả một vùng Ông vừa cất xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng hơn) và sắm xe hơi mới Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành tráng được gắn sát chiếm diện tích gần nửa bức tường chính diện Thôi thì đủ thương hiệu rượu danh tiếng: từ Chivas, Hennessy, Napoleon, Johnnie Walker cho tới Vodka xịn tận bên Nga… được gia chủ bày khá ngay ngắn trên
kệ Ông đi giới thiệu cho chúng tôi xuất xứ từng chai rượu: chai này thằng bạn đi nước ngoài về tặng, chai kia đồng nghiệp cho, chai nọ do cấp dưới biếu với giọng khá hào hứng cũng như thể hiện sự am hiểu về rượu ngoại….
…(2)Câu chuyện thứ hai tôi muốn đề cập với các bạn thói quen đọc sách của người Do Thái
“Trong mỗi gia đình Do Thái luôn luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang đời khác Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi Để sách hấp dẫn trẻ, phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương cho các em chú ý.” Tác giả Nguyễn Hương trong bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện” (đăng trên trang tin điện tử Cinet.com của Bộ VH-TT-DL) kể với chúng ta như vậy.
Trang 7…(3)Câu chuyện về cái “tủ rượu” của ông tá hải quân trong câu chuyện đầu bài và cái “tủ sách” của người Do Thái, hay câu chuyện “văn hóa đọc” của người Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với khoảng cách phát triển hiện tại giữa chúng ta với thế giới Để đất nước và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là phải làm sao để “văn hóa đọc” của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách Muốn phát triển như Âu-Mỹ, Nhật hay người
Do Thái, trước hết phải học hỏi văn hóa đọc từ họ Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào
và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.”
(Dẫn theo
http://vanhoagiaoduc.vn/tu-ruou-cua-nguoi-viet-va-tu-sach-cua-nguoi-do-thai-19029.html) Câu 1 Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm)
Câu 2 Các ý trong đoạn trích trên được trình bày theo kiểu nào? (0,25 điểm)
Câu 3 Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của toàn bộ đoạn trích trên (0,5 điểm)
Câu 4 Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 giải pháp để phát triển “văn hóa đọc” của người Việt Trả lời trong khoảng 5-7 dòng (0,5 điểm)
ĐÁP ÁN
Câu 1 Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí
Câu 2 Các ý trong đoạn trích trên được trình bày theo kiểu quy nạp
Câu 3 Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự
hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú.
Câu 4 Nêu ít nhất 02 giải pháp để phát triển “văn hóa đọc” của người Việt theo quan điểm riêng
của bản thân, không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
– Điểm 0,5: Nêu ít nhất 02 giải pháp để phát triển “văn hóa đọc” của người Việt.
– Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Nêu 02 giải pháp để phát triển “văn hóa đọc” của người Việt nhưng không phải là quan điểm riêng của bản thân mà nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho;
VĂN BẢN 15
Trong những ngôi biệt thự của các gia đình quyền quý, tỉ phú đều có một phòng thư viện gia đình rộng lớn với bao sách quý Theo bạn, họ giàu, do vậy họ có thể mua được tất cả những gì mình thích, hay họ có những gì của ngày hôm nay là do say mê đọc sách từ rất sớm ?
Một nhà thông thái nào đó đã từng nói “Mỗi con người là tổng thể của những cuốn sách họ đã đọc” Tại sao việc đọc sách lại quan trọng đến vậy? Trước hết, từ ngữ là tổng thể của các ý nghĩ Mỗi một từ mới học được tương đương với một sáng kiến Ai cũng biết, đã là sáng kiến thì vô giá Với lí do như vậy, nhiều người cho rằng số tiền kiếm được của bạn sẽ tương đương với số từ vựng bạn sở hữu Đọc sách giúp ta luyện óc tưởng tượng Nhân loại sẽ không ở vị trí ngày hôm nay nếu không có óc tưởng tượng phong phú ! (…)
Lí do thứ hai khiến ta nên đọc sách là độc giả có thể trau dồi kiến thức trong vòng vài giờ đồng hồ, trong khi đó để viết ra một cuốn sách, tác giả đã không ngừng học hỏi, nghiên cứu cùng bao người khác, chắt lọc những gì giá trị nhất trong một thời gian dài Chúng ta không cần phải vấp ngã trên đường đời để từ đó rút ra những bài học cao quý Kiến thức về mọi chủ đề đều đã được ghi lại rất cẩn thận ở đâu đó Công việc duy nhất của độc giả là miệt mài tìm kiếm Hãy tin rằng, một cuốn sách, nếu đến với bạn đúng lúc, có thể thay đổi cả cuộc đời bạn…
(Theo hoathuytinh.com)
Câu 1 Tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào trong văn bản trên?
Câu 2 Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “Chúng ta không cần phải vấp ngã trên đường đời
để từ đó rút ra những bài học cao quý” ?
Câu 3 Anh/chị suy nghĩ gì về tác dụng khác của việc đọc sách (không trùng lặp với quan điểm của tác giả) Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
Thao tác lập luận phân tích
Trang 8Vì: Đọc sách sẽ giúp chúng ta có những kiến thức, kinh nghiệm, những vốn sống quý báu trong đời
sống.
Đọc sách giúp tâm hồn ta trở nên phong phú, tăng cường khả năng giao tiếp, rèn luyện năng lực
tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo )
VĂN BẢN 16
Đề thi của Sở GD&ĐT Gia Lai được lấy trích đoạn trong bài viết Thắp mình để sang xuân của tác giả Đoàn Công Lê Huy Đoạn trích như sau:
“Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa Nhưng chỉ có con người mới biết nuôi lửa và truyền lửa Lửa xuất hiện khi có tương tác, ít ra là 2 vật tạo lửa Lửa là kết quả của số nhiều Cô bé bán diêm là số đơn Cô đã chết vì thiếu lửa, để rồi từ đó loài người đã cảnh giác thắp nến suốt mùa Giáng sinh để cho không còn em bé bán diêm phải chết vì thiếu lửa Nước Việt hình chữ “S”, hiện thân của số nhiều, lẽ nào không biết nuôi lửa và truyền lửa, lẽ nào thiếu lửa? Không có lửa, con rồng chẳng phải là rồng, chỉ là con giun con rắn Không có lửa, làm gì có “nồng” nàn, “nhiệt” tâm! Làm gì có “sốt” sắng, “nhiệt” tình, đuốc tuệ! Làm gì còn “nhiệt” huyết, “cháy” bỏng! Sẽ đâu rồi “lửa” yêu thương? Việc mẹ việc cha, việc nhà việc nước, làm gì với đôi vai lạnh lẽo, ơ hờ? Không có lửa,
em lấy gì “hun” đúc ý chí, “nấu” sử sôi kinh? Em không thể “woot!” cũng chẳng “hot”, sống đời thực vật vô tri như lưng cây, mắt lá, đầu cành, thân cỏ… Cho nên: Biết ủ lửa để giữ phẩm cách – người, nhân cách – Việt Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội Thế nhưng: Nếu không có lửa, sao thành mùa xuân?”
Sau đó đề bài yêu cầu thí sinh:
1 Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích
2 Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng thao tác lập luận gì
3 Nêu nội dung chính của đoạn trích
4 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 dòng) thể hiện sự cần biết của việc “nuôi lửa” ở lứa tuổi học sinh.
5 Anh/chị hiểu nghĩa của từ "lửa" trong văn bản trên là gì? Theo tác giả nếu như thiếu "lửa" cuộc sống sẽ ra sao? Từ đó anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn bàn luận về việc giữ lửa trong lứa tuổi học sinh.
VĂN BẢN 17
“ Chàng thanh niên nọ lúc nào cũng than vãn số mình không tốt, không thể giàu có được Một ngày, một ông lão đi qua, nhìn thấy vẻ mặt ủ ê của anh ta bèn hỏi:
- Chàng trai, sao trông cậu buồn thế, có việc gì không vui à?
- Cháu không hiểu tại sao cháu làm việc chăm chỉ vất vả mà vẫn nghèo – chàng trai buồn bã nói.
- Nghèo ư, cháu là một người giàu có đấy chứ.
- Chưa ai nói với cháu như vậy cả, cháu rất nghèo.
- Giả sử ta chặt một ngón tay cái của cháu, ta trả cháu 3 đồng tiền vàng, cháu có đồng ý không.
- Không ạ.
- Giả sử ta chặt của cháu một bàn tay, ta trả cháu 30 đồng tiền vàng, cháu đồng ý không?
- Không bao giờ!
- Vậy ta muốn lấy đi đôi mắt của cháu, ta trả cháu 300 đồng tiền vàng, cháu thấy thế nào?
- Cũng không được ạ.
- Vậy, ta trả cháu 3000 đồng tiền vàng để cháu trở thành một ông lão như ta, già cả, lú lẫn được không?
- Đương nhiên là không ạ.
- Cháu muốn giàu Vậy ta sẽ đưa cho cháu 30.000 đồng tiền vàng để lấy đi mạng sống của cháu Cháu thấy thế nào?
- Cháu cảm ơn ông! Cháu đã hiểu, cháu cũng là một người giàu có.
(Theo Internet) Câu 1 Hãy xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên.
Câu 2 Ông lão đã giúp chàng trai nhận ra “cháu cũng là một người giàu có” bằng cách nào? Câu 3 Hãy đặt nhan đề cho câu chuyện.
Trang 9Câu 4 Từ câu chuyện trên, anh/chị hiểu như thế nào về “sự giàu có” của mỗi chúng ta (trả lời từ 7 – 10 câu)
VĂN BẢN 18
Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình mà còn phải biết quan tâm tới những người khác Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này.
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về” Nhưng tự bản thân mình đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thực sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác Nhưng xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.
Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta nhận lại được nhiều nhất.
(Trích Lời khuyên cuộc sống)
Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản trên (0.5 điểm)
Câu 2: Trong văn bản trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0.5 điểm)
Câu 3: Hãy giải thích vì sao người viết cho rằng: “ Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thực sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình.” ? (1.0 điểm)
Câu 4: Cho biết suy nghĩ của em về quan điểm của người viết: “ Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta nhận lại được nhiều nhất” Trình bày bằng đoạn văn 5 – 7 dòng (1.0 điểm)
VĂN BẢN 19
Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói đến cái đẹp, cái lớn quê mình
Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh
mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngập màu xanh Những năm tháng xa quê, dông
tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kênh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mịt khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xoá sương mù sau Tết Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về con rạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng cho người đập đá Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa ngoài đồng bãi
Như con chiên ngoan mơ về “ Đất Hứa”, tôi da diết mong gặp lại cây đa bến Miễu, cây me già Đá Chẹt, con đường quanh co lồi lõm lên Pháo Đài Tôi nhớ những dòng nước lấp lánh từ triền đá cao
ào ào đổ xuống, róc rách len vào khe đá rồi thong thả bò qua con đường trải đá, chảy xuống xóm làng
(Trích Tản văn Mai Văn Tạo)
Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn
Nêu nội dung chính của đoạn văn trên
Xác định và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn
Viết đoạn văn kể về một kỉ niệm tuổi thơ mà em nhớ nhất (8 – 10 dòng)
c o n v n b n d i ây và tr l i các câu h i sau:
Bây gi khó mà nói ờ đượ c cái ng c nhiên c a làng th Vi t Nam h i Xuân Di u ạ ủ ơ ệ ồ ệ đế n Ng ườ đ ớ i ã t i gi a chúng ta ữ với một trang phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không làm thân
Trang 10của điệu thơ, một cái gì rất Việt Nam, đã quyến rũ ta Đọc những câu thơ:
Nếu hương đêm nay say dậy với trăng rằm,
Sao lại trách người thơ tình lơi lả ?
hay là:
Chính hôm nay gió dại tới đồi
Cây không hẹn để ngày mai sẽ mát
Trời đã thắm, lẽ đâu vườn cứ nhạt
Đắn đo gì cho lỡ mộng song đôi !
ta thấy cái hay ở đây không phải ý thơ, mà chính là cái lối làm duyên rất duyên của Xuân Diệu, cái vẻ đài các rất hiền lành của điệu thơ.
Nhưng thơ Xuân Diệu chẳng những diễn đạt được cái tinh thần cố hữu của nòi giống Vả chăng tinh thần một nòi giống có cần gì phải bất di bất dịch Sao lại phải bắt ngày mai giống hệt ngày hôm qua? Nêu ra một mớ tính tình, tư tưởng, tục lệ, rồi bảo: người Việt nam là phải thế, là một điều tối vô lý Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này Xuân diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết…
(Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam, tr.102)
1 Đọc đoạn 1 từ Bây giờ khó mà nói được …đến tình đồng hương vẫn nặng xem các từ ngữ nào nói lên phong cách đa dạng của nhà thơ Xuân Diệu và phong cách đó là gì?
2 Đọc đoạn 2 và đoạn 3 em thấy chúng có quan hệ như thế nào với đoạn 1?
3 Bằng hiểu biết về thơ Xuân Diệu, em hãy viết tiếp đoạn 3 để làm sáng tỏ ý kiến của tác giả Hoài Thanh
4 “Vả chăng tinh thần một nòi giống có cần gì phải bất di bất dịch Sao lại phải bắt ngày mai giống hệt ngày hôm qua? Nêu ra một mớ tính tình, tư tưởng, tục lệ, rồi bảo: người Việt Nam
là phải thế, là một điều tối vô lý”
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, ý kiến trên của Xuân Diệu gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Xin đừ ng lãng phí n ướ c!
Trong đờ i s ng chúng ta, th tài s n th ố ứ ả ườ ng b h y ho i, lãng phí nhi u nh t là ị ủ ạ ề ấ
n ướ c Trong ý th c nhi u ng ứ ề ườ i, n ướ c là th tr i sinh, có th s d ng “vô t ” “x ứ ờ ể ử ụ ư ả láng”, không c n gi gìn gì h t! Nh ng ó là nh m l n l n c a m t t m m t h n h p ầ ữ ế ư đ ầ ẫ ớ ủ ộ ầ ắ ạ ẹ Các nhà khoa h c ã cho bi t n ọ đ ế ướ c ng t trên trái ọ đấ t này là có h n T ng s ạ ổ ố
n ướ c ng t trên trái ọ đấ ướ t c tính ch có ch a ỉ ư đế n m t t ki lo mét kh i S n ộ ỉ ố ố ướ đ c ó
c coi là cho n m 1990 khi nhân lo i có 3 t ng i D ki n n n m 2025
nhân lo i s thêm ba t ng ạ ẽ ỉ ườ i n a, thành sáu t ng ữ ỉ ườ i thì ngu n n ồ ướ c l y âu cho ấ đ
?
đủ
Trên th gi i không ph i n ế ớ ả ướ c nào c ng may m n ũ ắ đượ c tr i cho ờ đủ n ướ c ng t ọ dùng N c Xinh – ga – po hoàn toàn không có n c ng t, ph i mua n c c a
Ma – lai – xi – a v ch bi n M t s n ề ế ế ộ ố ướ ở ậ Đ c C n ông c ng x y ra tranh ch p v ũ ả ấ ề ngu n n ồ ướ c Trong khi ó, công nghi p càng phát tri n thì l đ ệ ể ượ ng n ướ c dùng trong công nghi p càng nhi u, n ệ ề ướ c th i công nghi p càng làm cho sông ngòi, ao h b ô ả ệ ồ ị nhi m, làm gi m l ễ ả ượ ng n ướ ă c n, ch n nuôi và tr ng tr t ă ồ ọ
Liên h p qu c ã ra l i kêu g i b o v ngu n n ợ ố đ ờ ọ ả ệ ồ ướ c ng t, ch ng ô nhi m, ọ ố ễ Chúng ta hãy ti t ki m n ế ệ ướ c, gi gìn n ữ ướ c cho chúng ta và cho mai sau
(Theo Thanh Ba, báo Nhân dân Ch nh t) ủ ậ Câu 1: Em hãy ch ra ph ỉ ươ ng th c bi u ứ ể đạ t chính c a v n b n trên ủ ă ả
Câu 2: thao tác l p lu n o n 3 ậ ậ ở đ ạ
Câu 3: Theo tác gi âu là nguyên nhân ch y u d n ảđ ủ ế ẫ đế n ngu n n ồ ướ c b lãng phí? ị Câu 5: Hãy t ưở ng t ượ ng đế n 2025 khi th gi i ế ớ đạ t ng ưỡ ng trên 6 t ng ỉ ườ i, ngu n n ồ ướ c không đủ cung c p thì loài ng ấ ườ ẽ ố i s s ng ra sao? Câu 6: Có ng ườ i nói n ướ c là kh i ngu n c a s s ng, không có n ở ồ ủ ự ố ướ c không có s s ng Ti t ki m n ự ố ế ệ ướ c cho chúng ta hôm nay là gi gìn s ữ ự
s ng cho con cháu mai sau Suy ngh c a anh ch ? ố ĩ ủ ị
Đọc văn bản:
(1) Liệu bạn có hạnh phúc hơn nếu bạn giàu có hơn? Nhiều người tin rằng “có’’ Nhưng các nhà nghiên cứu trong nhiều năm qua chỉ ra rằng người có tiền bạc dồi dào hơn chỉ hạnh phúc hơn rất ít so với người có thu nhập thấp, thậm chí chưa chắc đã hạnh phúc hơn
(2) Tính trung bình, dân Mĩ giàu hơn dân Niu Di-lân nhưng họ không hạnh phúc hơn Người dân ở những nước giàu có như Áo, Pháp và Đức dường như cũng chẳng hạnh phúc hơn là bao so với những người dân ở các nước nghèo hơn như Bra-xin, Cô-lôm-bi-a và Phi-líp-pin Tuy nhiên, so sánh giữa các nước có nền văn hoá khác nhau thì rất khó Song nếu so sánh các mức thu nhập ở cùng một nước trong các thời điểm khác nhau thì cũng cho thấy tăng thu nhập không làm thay đổi đáng kể hạnh phúc của con người (trừ mức thu nhập quá thấp) Ngày nay, dân Mĩ giàu có hơn so với năm mươi năm trước nhưng họ không hạnh phúc hơn Một gia đình Mĩ thu nhập trung bình vào khoảng 50000 – 90000 USD/năm có mức hạnh phúc gần giống với những gia đình Mĩ khá giả, thu nhập hơn 90000USD/năm Theo khảo sát mới đây của tờ Nam Phương cuối tuần (Quảng Châu, Trung