MỤC LỤC Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để phát triển đồng bộ và hiện đại hoá ngành xuất bản phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá PGS.TS Trần Văn Hỏi Định hướng, phát triển sự
Trang 1DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC CAP BO
PHAT TRIEN DONG BO VA HIEN DAI HOA
NGANH XUAT BAN PHUC VU SU NGHIEP
CONG NGHIEP HOA-HIEN DAI HOA DAT NUGC
CO QUAN CHU TRI: PHAN VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN
CHU NHIEM DE TÀI : Thạc sĩ Trần Đăng Hanh
THƯ KÝ ĐỀ TÀI : PGS.TS Trần Văn Hải
HA NOI -1999
IC
6/14 L6
Trang 2DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC CAP BO
PHAT TRIEN DONG BO VA HIEN DAI HOA
NGANH XUAT BAN PHUC VU SU NGHIEP
CÔNG NGHIỆP HOÁ-HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC
CƠ QUAN CHỦ TRÌ : PHẦN VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
CHU NHIEM DE TÀI : Thạc sĩ Trần Đăng Hanh
THU KY DE TAI : PGS.TS Trần Văn Hỏi
HÀ NỘI -1999
BIE
6/44 Lơu
Trang 3LỰC LƯỢNG NGHIÊN CỨU
1- TS Nguyễn Đình Nhã - Cục trưởng Cục Xuất bản, Bộ Văn hoá Thông
Trang 4MỤC LỤC
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để phát triển đồng bộ và hiện đại
hoá ngành xuất bản phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá
PGS.TS Trần Văn Hỏi Định hướng, phát triển sự nghiệp xuất bản sách trong những thập
ñÌ0 8
TS Nguyén Dinh Nhã Phát triển đồng bộ và hiện đại hoá ngành xuất bản nước ta
Th.s Trần Ding Hanh
Đa dạng hoá mô hình tổ chức các cơ sở xuất bản sách trong thời kỳ
Ngô Sĩ Liên Mấy vấn đề về đổi mới đào tạo cán bộ xuất bản vì sự nghiệp công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất THƯỚC S Snnnnn Hee ereereierse
PGS.TS Trần Văn Hải
Ung dụng công nghệ tin học vào việc phát triển ngành in Việt Nam,
góp phần phát triển đồng bộ và hiện đại hoá ngành xuất bản
Trang 5MỞ ĐẦU
1- Tính cấp bách của đề tài
Cùng với công cuộc đổi mới, nhất là sau khi có chỉ thị 08-CT/TW ngày
31 tháng 3 năm 1992 của Ban bí thư (khóa VI] về nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí xuất bản, ngành xuất bản nước ta đã có chuyển biến tích cực và tiến bộ nhiều mặt
Chỉ thị 22-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 1997 “Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí - xuất bản”, đã ghi nhận những thành tích, đóng góp tích cực của ngành vào thắng lợi của công cuộc đổi mới,
đồng thời nêu ra những thiếu sót, khuyết điểm cần được khắc phục Chỉ thị đã
đề ra những nhiệm vụ quan trọng mà các ngành, các cơ quan, trong đố có ngành xuất bản phải thực hiện để khắc phục những thiếu sót, nhược điểm trên, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng Thực tiễn hoạt động xuất bản từ ngày có Chỉ thị 22-CT/TW đến nay đặt
ra yêu cầu cần tiếp tục thực hiện có kết quả hơn nữa các nhiệm vụ trọng yếu
mà bản chỉ thị đã đề ra
Mặt khác, sau Đại hội VIH của Đảng, cùng với việc tiếp tục quán triệt nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Dang ta đã thông qua nhiều Nghị quyết rất quan trọng, trong đó có Nghị quyết Trung ương II về phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học là quốc sách hàng đầu, Nghị quyết Trung ương V về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc đân tộc” Là một hoạt động văn hoá đặc thù, một
công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng - văn hoá, ngành xuất bản cần phải được cải tiến về phương thức hoạt động, đổi mới về tổ chức, tiếp cận và áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại để góp phần tích cực của mình thực hiện ' các mục tiêu mà Đảng đề ra trong những Nghị quyết trên
Về phía quản lý của Nhà nước, Luật xuất bản được ban hành 7-1993 và các văn bản dưới luật kèm theo, qua mấy năm thực hiện cần thiết phải được
sửa đổi , bổ sung, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động xuất bắn và
Trang 6giao lưu văn hoá với các nước khác Sự yếu kém trong công tác quản lý, tổ chức, cán bộ, chính sách tài chính chưa phù hợp cũng là những nguyên nhân
làm cho hoạt động xuất bản chưa đạt được kết quả mong muốn
Bản thân ngành xuất bản vốn bao gồm ba hoạt động kế tiếp hỗ trợ lẫn nhau : biên tập - xuất bản; in; phát hành sách, qua thời kỳ chuyển đổi cơ chế, mối quan hệ đó trở nên bất ốn định, không chặt chẽ, cho đến nay vẫn chưa
được khôi phục và phát huy trong điều kiện mới
Những lý do trên đây, cùng với những nguyên nhân khác nữa đòi hỏi
phải tiến hành nghiên cứu thực trạng, đề ra những giải pháp để có thể nâng
hoạt động xuất bản lên ngang tầm với những nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước
và xã hội đặt ra cho ngành
Phân viện Báo chí và Tuyên truyền đã đăng ký và được Học viện
chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Bộ khoa học công nghệ và môi trường
chấp nhận cho nghiên cứu đê tài “Phát triển đồng bộ và hiện đại hoá ngành xuất bản phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”
2- Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây Phân viện Báo chí và Tuyên truyền đã tiến
hành triển khai nghiên cứu và nghiệm thu đạt kết quả tốt những để tài về hoạt
động xuất bản sách sau đây:
ị
* “Đổi mới phương thức đào tạo cử nhân biên tập xuất bản ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh hiện nay,
do PTS Trần Van Hải làm chủ nhiệm, để tài được nghiệm thư năm 1996
Mục đích của đề tài là “đánh giá đúng thực trạng công tấc đào tạo cử
nhân biên tập - xuất bản trên cơ sở đó đề xuất được các kiến nghị nhằm đổi
mới phương thức đào tạo cử nhân biên tập xuất bản ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền ” (Trích mở đầu báo cáo tổng luận)
* “Hoạt động xuất bản sách trong cơ chế thị trường nước ta hiện nay: thực trạng và giải pháp đổi mới”, do PGS.PTS Trần Văn Hải làm chủ nhiệm,
H
Trang 7đề tài được nghiệm thu năm 1998 đạt kết quả xuất sắc
Mục tiêu của đề tài là “Nêu ra những giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, phát triển hoạt động xuất bản đáp ứng yêu cầu sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta hiện nay” (Trích mở đầu báo
cáo tổng luận)
-' Ban Tư tưởng -Văn hoá Trung ương và Bộ Văn hoá- Thông tín cùng
phối hợp tổ chức Hội nghị công tác báo chí xuất bản toàn quốc tháng 8-1997 tổng kết 5 năm thực hiện chỉ thị 08 của Ban bí thư nhằm đánh giá công tác báo chí, xuất bản, đề ra phương hướng nhiệm vụ và những biện pháp tiếp tục
đổi mới và phát triển sự nghiệp báo chí xuất bản trong thời kỳ mới Sau Hội nghị đã xuất bản Ký yếu Hội nghị báo chí xuất bản toàn quốc:
“Tiếp tục đổi mới và tăng cường lãnh đạo quản lý công tác báo chí xuất bản” Hà Nội - 1997
Tập kỷ yếu bao gồm Chỉ thị 22-CI/TW của Bộ chính trị ngày 17-10-
1997 “Tiếp tục đổi mới và tăng cường lãnh đạo quản lý công tác báo chí xuất bản” các bài phát biểu có tính chất đánh giá;định hướng và chỉ đạo công tác báo chí xuất bản trong thời gian tới của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước
Đây là tài liệu rất quý giá giúp ngành xuất tản khái quát được thực trạng
và định hướng bước đi của ngành, đòi hỏi ngành phải tiếp tục cụ thể hoá tìm
ra giải pháp phát triển ngành xuất bản trong thời gian tới
' Sau hội nghị toàn quốc đó, Cục xuất bản Bộ Văn hoá - thông tin đã cho xuất bản tập ký yếu viết cho Hội thao Khoa học : “Hoạt động xuất bản trong
cơ chế thị trường”
“Những bản tham luận của Hội thảo khoa học này sẽ rất có ích trong việc hoàn thiện những văn bản pháp quy của ngành, đưa hoạt động xuất bản phát triển đúng hướng của Đảng, góp phần to lớn cho sự nghiệp phát triển
Il
Trang 8đất nước hiện nay cũng như những năm đầu của thế kỷ XXT' (Trích lời nói
đầu của Kỷ yếu)
Nhìn chung vấn đề phát triển ngành xuất bản ở Việt Nam được các công trình nghiên cứu trên để cập đến từng mặt, hoặc đề cập ở cấp độ định hướng,
khái quát hoá Việc phát triển đồng bộ và hiện đại hoá ngành chưa được lý
giải một cách hệ thống và chưa được cụ thể hoá thông qua các giải pháp khả thi
* Hoạt động xuất bản có biểu hiện khác nhau ở các khu vực trên thế giới
Ở các nước Phương Tây và Nhật Bản diễn ra quá trình liên kết tập trung
đa quốc gia hoá và hiện đại hoá - chuyên môn hóa hoạt động xuất bản
Các tập đoàn xuất bản lớn ra đời bằng cách mua các NXB nhỏ Các tập
đoàn xuất bản hoạt động như một công ty công nghiệp tuân theo quy luật
cạnh tranh, cung cầu, quy luật thị trường, ít được nghiên cứu về lý luận, về cơ
bản không phù hợp với quan điểm xuất bản vô sản của ta
Ở Nhật Bản, Tổ chức ngành xuất bản Nhật vẻ sự nghiệp văn hoá xuất
bản “Tầm nhìn thế kỷ XXT”, năm 1995, dé cập đến 7 vấn để riêng biệt có liên
quan đến hoạt động xuất bản
Giữa thập kỷ 90 Trung, Quốc có tổ chức hội thảo, tung ra những vấn đề mới như :thay đổi cách nhìn vai trò biên tập viên chủ yếu như người tổ chức
và người hoạt động xã hội; nâng cao vị trí của người phát hành, cổ phần hoá, hiện đại hoá , chuyên môn hoá hoạt động xuất bản các vấn đề trên chưa
được kết luận và chưa có giải pháp tổng thể
_— Có nhiều công trình nghiên cứu về xuất bản ở thế giới thứ ba, đánh giá cao vai trò xuất bản bản địa, nhập khẩu sách Vấn đề bản quyền, xuất bán
sách giáo khoa, phân phối sách, áp dụng công nghệ mới, tư nhân hoá xuất
bản được đề cập nhiều trong công trình “Xuất bản và phát triển” Có thể tìm
thấy trong công trình này những bài học bổ ích cho ngành xuất bản nước ta
IV
Trang 93- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Từ việc khảo sát xu thế chung của ngành xuất bản sách trên thế giới,
xuất phát từ tính đặc thù và thực trạng xuất bản ở nước ta, việc nghiên cứu đề tài hướng tới mục tiêu tìm ra các giải pháp tác động bên trong và từ bên
ngoài ngành xuất bản để phát triển ngành một cách đồng bộ, trên cơ sở vật
chất và kỹ thuật tiên tiến, hiện đại phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp CNH-
HĐH đất nước
4- Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, các tác giả đã xuất phát trước hết từ những vấn đề lý luận chung để kết hợp với thực tiễn hoạt động của ngành xuất bản như một ngành văn hoá đặc thù hoạt động trong điều kiện của cơ chế thị trường, dưới sự lãnh đạo và quản
lý của Đảng và Nhà nước
Dựa trên sự phân tích những tài liệu thực tế thu thập được, đối chiếu với chức năng nhiệm vụ của ngành, các tác giả một mặt khẳng định những thành tích, đồng thời tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thiếu sót, khuyết điểm trong hoạt động xuất bản, từ đó đề ra giải pháp cụ thể thúc đẩy hoạt động này lên một bước mới, phục vụ kịp những nhu cầu của cuộc sống Nói cách khác,
dé tai đã được nghiên cứu chủ yếu dựa trên các phương pháp khảo sát điều tra phân tích và tổng hợp, phương pháp lôgic và lịch sử, kết hợp lý luận với thực tiễn, đi từ bộ phận đến toàn thể và ngược lại, nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu có ý nghĩa thực tiễn
5- Lực lượng nghiên cứu
Tham gia nghiên cứu có các đồng chí phụ trách những công tác chủ chốt hoặc gắn bó lâu năm với ngành xuất bản, chủ yếu ở Cục xuất bản, Bộ Văn hoá - Thông tin và Khoa Xuất Bản, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền:
l) TS Nguyễn Đình Nhã - Cục trưởng Cục xuất bản, Bộ Văn hoá - Thông tin
Trang 102) PGS.TS Trần Văn Hải -Chủ nhiệm Khoa Xuất Bản, Phân viện Báo chí
và Tuyên truyền
3) Th.s.Trần Đăng Hanh Phó chủ nhiệm Khoa Xuất Bản, Phân viện Báo
chí và Tuyên truyền
4) Đồng chí Ngô Sĩ Liên nguyên Chủ nhiệm Khoa Xuất Bản, Phân viện
Báo chí và Tuyên truyền
5) Cử nhân Lê Thị Phúc - giảng viên Khoa Xuất Bản, Phân viện Báo chí
và Tuyên truyền
6) Cử nhân Nguyễn Thị Lam Giang - Phòng Phát hành sách Cục xuất ban, Bộ Văn hoá - Thông tin
Ngoài ra các tác giả tham khảo rộng rãi các bài viết, các tư liệu của cán
bộ, chuyên viên trong và ngoài ngành xuất bản trong và ngoài nước Vì vậy kết quả nghiên cứu là sự kế thừa và tổng hợp sự đống góp của toàn ngành trong phạm vi cả nước
6- Nội dung đề tài
Đây là một để tài có phạm vi bao quát rất rộng mà khả năng và điều kiện nghiên cứu có hạn Các tác giả dựa trên những thành quả nghiên cứu đã đạt được trước đó, các kết quả điều tra khảo sát của toàn ngành và sự nghiên cứu
cá nhân tập hợp làm rõ 3 vấn đề chính:
1- Yêu cầu khách quan phát triển đồng bộ và hiện đại hoá ngành xuất bản phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước
2- Thực trạng phát triển đồng bộ và hiện đại hoá hoạt động xuất bản
trong những năm đổi mới
3- Định hướng và các giải pháp đảm bảo phát triển đồng bộ và hiện đại hoá ngành xuất bản phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất `
nước
VI
Trang 11TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CUA DANG
DE PHAT TRIEN DONG BO VA HIEN DAI HOA NGANH
XUẤT BẢN PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ ˆ
_ HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC
PGS.TS.Trần Văn Hỏi
Chủ nhiệm Khoa Xuất bản
1/- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xuất bản là yêu
câu khách quan của sự nghiệp đổi mới đất nước
Xuất bản là một bộ phận quan trọng của đời sống văn hoá xã hội Đó là
một quá trình hoạt động đồng bộ, nối tiếp và hoàn chỉnh của ba bộ phận: biên tập, im (nhân bản) và phát hành, nhằm tạo ra nhiều bản thảo sách có chất lượng, nhân lên thành nhiều bản, và đưa chúng đến bạn đọc Bởi vậy, xuất bản
là bộ phận thiết yếu của đời sống văn hoá, góp phần cơ bản thực hiện các
nhiệm vụ cơ bản của hoạt động văn hoá, vun đắp và hoàn thiện nhân cách con
người theo những yêu cầu cụ thể của thời đại
Trong xã hội có giai cấp, xuất bản tất yếu trở thành công cụ đấu tranh giai cấp, trở thành thứ vũ khí sắc bén trên lĩnh vực chính trị tư tưởng Giai cấp thống trị dùng xuất bản phẩm và bộ máy xuất bản để truyền bá hệ tư tưởng, đường lối giai cấp, thực hiện sự thống trị của mình trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá Các giai cấp bị trị cũng đùng sách báo làm công cụ để tập hợp giai cấp, giáo dục ý thức cách mạng, nhằm đấu tranh giành chính quyền về tay mình C.Mác đã chỉ rõ: "Xuất bản biến cuộc đấu tranh vật chất thành cuộc đấu tranh tinh thần, cuộc đấu trảnh của lý luận, lý trí và hình thái"C).” Cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt đó đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của các đảng chính trị - bộ phận tiên phong, yếu tố tự giác của một giai cấp Do đó, trong xã hội có giải cấp, xuất bản tất yếu chịu sự lãnh đạo của Đảng, trở thành công cụ sắc bến và thiết chế để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng trong cách mạng xã hội
C ¿Mác - Ang ghen Tuyển tập H1982 T3 trang 182'
Trang 12
-1-Đảng cộng sản Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, ngay từ khi
ra đời đã sử dụng sách báo và xuất bản làm công cụ vận động, giáo dục quần
chúng cách mạng, giáo dục ý thức tự giác, tập hợp lực lượng để giành chính quyền năm 1945, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà; lãnh đạo nhân dân
tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ lập nên chiến công vĩ
đại giành độc lập hoàn toàn cho tổ quốc, thống nhất đất nước, hoàn thành triệt
để cuộc cách mạng đân tộc đân chủ nhân dân; đưa cả nước bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Trong suốt
70 năm qua, hoạt động xuất bản Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu dưới sự lãnh đạo của Đảng Sách, báo xuất bản đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục quần chúng cách mạng, giáo dục hệ tư tưởng, nâng cao dân trí, Xây đựng
nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Xây dựng con người
Việt Nam mới yêu nước và yêu CNXH, có ý trí tự lực tự cường, có trí tuệ và
đạo đức, thể lực, đang,ra sức phấn:đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng văn minh trên con đường tiến lên CNXH
Trong gần 15 năm thực hiện đổi mới toàn diện đất nước, hoạt động xuất bản ở nước ta có nhiều biến đổi quan trọng Hoạt động xuất bản đã góp phần
đáng kể làm nên những thành tích lớn của công cuộc đổi mới như : kiên định
truyền bá và bảo vệ chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh , tuyên
truyền đường lối đổi mới của Đảng, góp phần giữ vững ổn định chính trị đất
nước; phục vụ sự nghiệp giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí, xây dựng nguồn
nhân lực cho sự nghiệp đổi mới kinh tế, phục vụ tốt hơn nhu cầu văn hoá đa
dạng của nhân dân, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, thực hiện giao lưu văn hoá, tiếp thu những tính hoa văn hoá, khoa học - công nghệ của thế giới, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, chống lại "âm mưu diễn biến hoà bình " của kể thù v.v Cùng với thành tựu đó, ngành xuất bản cũng có nhiều thay
đổi vẻ tế chức, cơ chế, phương thức hoạt động Mặc dù hoạt động xuất bản
không cồn trong điều kiện bao cấp của nhà nước , mặc dù sự viện trợ của các nước XHCN không có trong điều kiện "mở cửa", xuất bản Việt Nam đã đứng
Trang 13vững trong cơ chế thị trường; hầu hết các nhà xuất bản, nhà in, cơ sở phát
hành đã đổi mới phương thức hoạt động, giữ vững sự tồn tại và có những bước
phát triển mới Nhiều cơ sở in đã nhanh chóng tiếp thu được thành tựu khoa học - công nghệ mới, hiện đại hoá nhanh Nhiều cơ sở phát hành đối mới
phương thức kinh doanh phục vụ, thích ứng với cơ chế thị trường, đáp ứng
ngày càng tốt hơn các.nhu cầu xã hội về xuất bản phẩm Chính sự cố gắng đó
đã tạo nên những thành tích rất đáng tự hào của ngành xuất bản nước ta
Bảng 1 (Số liệu của Cục Xuất bản)
Năm | Xuất bản số | Bản sách đã Năm Xuất bản số | Bản sách đã
đầu sách xuất bản đầu sách xuất bản
lần, châu Á 1,2 lần or Việt Nam, tính đến năm 1998 số đầu sách và bản sách
đã tăng gấp 3 lần so với năm 1992 Đến năm 1998, xuất bản sách ở nước ta đã đáp ứng được nhu cầu về sách của toàn dân là 2,13 bản sách/đầu người | Những thành tíclí đó không thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng Đảng ta luôn coi trọng "binh chủng" xuất bản trên mặt trận văn hoá - tư tưởng Cùng với đường lối đổi mới trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, Đảng ta đã xây dựng đường lối đổi mới trên lĩnh vực văn hoá xã hội Đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng ban hành nhằm tăng cường lãnh đạo, quản lý công tác xuất bản, báo chí Chỉ thị 63 của Ban Bí thư TW Đảng(25/7/1990) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí xuất bản , nêu rõ : Hoạt động báo chí xuất bản đã bước đầu đổi mới, song còn nhiều khuyết điểm, có những khuyết điểm nghiêm trọng như có cơ sở hoạt động xuất bản không đúng tôn chỉ mục đích,
Trang 14chức năng của mình, một số nhà xuất bản cho ra những ấn phẩm xấu có nội dung chống lại đường lối quan điểm của Đảng Chỉ thị cũng nêu một số ý kiến chỉ đạo quan trọng đối với hoạt động báo chí xuất bản như : lãnh đạo nâng cao chất lượng nội dụng chính trị, tư tưởng của báo chí, xuất bản ; định hướng cho việc quy hoạch mạng lưới báo chí, xuất bản , in, phát hành chơ hợp
lý và có hiệu quả thiết thực, phù hợp với tình hình nước ta; tăng cường kiểm tra nội dung chính trị tư tưởng trong sách báo, nâng cao ý thức trách nhiệm và năng lực, phẩm chất chính trị của cán bộ báo chí xuất bản; lãnh đạo các cơ quan nhà nước xây dựng hệ thống luật pháp về báo chí xuất bản
Chỉ thị này đã được phổ biến và triển khai thực hiện trong tất cả các cơ quan báo chí, xuất bản Sau hơn một năm thực hiện, tình hình xuất bản vẫn có nhiều vấn để bức xúc Nói chung,các cấp, các ngành còn chưa quán triệt sâu sắc nội dung chỉ thị trên, nên việc thực hiện đạt hiệu quả thấp, không đều
Nhiều khuyết điểm mà chỉ thị 63 - CT/ TƯ nêu nên ra vẫn chưa được sửa chữa, hoặc sửa chữa còn ít, có khuyết điểm còn nặng nề hơn và có việc giải quyết
quá chậm
Trước tình hình đó, ngày 31/3/1992, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra
chi thi 08/CT/TU "Tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản” Chi thi này cũng nhằm khẳng
định trong thời kỳ đổi mới, sách báo nước ta đã có những tiến bộ rõ rệt Công
tác xuất bản đã đáp ứng một phần nhu cầu nhiều mặt trong đời sống tình thần
của người dân, truyền bá Chủ nghĩa Mac Lé nin, tuỷên truyền đường lối đổi mới, nâng cao dân trí Phương tiện in ấn sách báo được tăng cường, có tiến bộ
nhanh về kỹ thuật Song, chỉ thị này cũng chỉ rõ "bên cạnh những tu điểm cơ
bản nói trên, công tác báo chí, xuất bản còn nhiều khuyết điểm, nhược điểm trong đó có những khuyết điểm nghiêm trọng kéo dài" ® Xuất bản sách vẫn
còn lộn xôn Còn có nhiều cuấn sách kém chất lượng, có nội dung độc hại; có
hiện tượng xuất bản không đúng tôn chỉ mục đích, không đúng luật Việc quản
?) Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác báo chí, xuất bản Nxb tư tưởng - Văn hoá, TI,
1992, tr.6
Trang 15ly in còn lỏng lẻo Công tác phát hành còn yếu Đặc biệt, khuynh hướng
thương mại hoá, chạy theo lợi nhuận khá nặng nề và kéo dài, được nhắc nhở và
bị đư luận lên án nhưng vẫn chưa được sửa chữa
Trên cơ sở đó, chỉ thị 0§ đã nêu rõ những việc cần làm của các cấp, các
ngành, đặc biệt là các cơ quan báo chí, xuất bản, để tăng cường chỉ đạo và quản lý việc xuất bản báo chí Chỉ thị khẳng định: Báo chí, xuất bản dù là cơ
quan của Đảng, của nhà nước, các đoàn thể quần chúng hay của tổ chức xã hội
đều đặt đưới sự lãnh đạo của Dang và hoạt động theo pháp luật." (Ö Hoạt động
theo báo chí xuất bản phải thực hiện tốt vai trò vừa là tiếng nói của Đảng, của
nhà nước, của các đoàn thể vừa là diễn đàn của nhân đân Báo chí, xuất bản
cần giữ vững định hướng chỉ đạo, hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích, đúng pháp luật tuân theo sự quản lý của nhà nước Chi thị còn nhấn mạnh nhiệm vụ sắp xếp lại hệ thống báo chí, xuất bản theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả chính trị, tư tưởng , văn hoá; quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, kiện toàn các cơ quan chỉ đạo của Đảng và cơ quan quản lý nhà nước về báo chí,
xuất bản Chỉ thị 08 của Ban Bí thư đã được Hội nghị toàn quốc, Báo chí, xuất
bản năm 1992 thảo luận, góp ý bổ sung Tại hội nghị này, những nội dung của
chỉ thị 08 đã được giải thích, minh hoạ bằng nhiều báo cáo tham luận; Các quan điểm chỉ đạo của Đảng đã được phân tích và quán triệt một cách sâu sắc; những yêu cầu của chỉ thị đã được cụ thể hoá thêm và nêu ra nhiều giải pháp
thực hiện thiết thực
Cùng với việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về định hướng chỉ thị, thông qua các nghị quyết, Chỉ thị, Đảng ta còn tăng cường sự lãnh đạo thông qua bộ máy quản lý của nhà nước Thực hiện nghị quyết của Đẳng về xây dựng nhà nước pháp quyền, nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước trên Tinh vực xuất bản, thi hành chỉ thị 08 của Ban Bí thư, nhà nước ta đã xây dựng , ban hành Luật xuất bản, các Nghị định của Chính phủ và các văn bản pháp luật:
(7) Nang cao chất lượng, hiệu quả công tác báo chí, xuất bản Nxb tư tưởng - Văn hoá, T1,
1992, tr.8
Trang 16khác về xuất bản góp phần vào việc tăng cường quản lý hoạt động xuất bản Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện để hoạt động xuất bản phát triển
mạnh mẽ, lành mạnh, đúng định hướng mà Đảng ta dã đề ra
Đường lối của Đảng đã nhanh chóng đi vào hoạt động thực tiễn xuất bản
Từ sau chỉ thị 08, hoạt động xuất bản nước ta có nhiều tiến bộ, đã có bước phát triển mới quan trọng Phát biểu của đồng chí Nguyễn Đức Bình, uỷ viên Bộ chính trị, tạt Hội nghị táo chí xuất bản toàn quốc tháng 8/1997 chỉ rõ: "Hoạt động báo chí và xuất bản của chúng ta đã có nhiều tiến bộ, có bước phát triển
mới quan trọng Sự phát triển trên lĩnh vực này thể hiện một cách toàn diện cả :vê số lượng, chất lượng, về nội dung, hình thức, cả về phương tiện kỹ thuật và
công nghệ, cả về quy mô, phạm vi tác động cũng như vai trò, ý nghĩa thực tế
của báo chí, xuất bản trong đời sống xã hội" (Ó) Những thành tựu đó đã làm
cho hoạt động báo chí, xuất bản nước ta có đóng góp tích cực vào thành tựu
chung của cách mạng, giữ gìn sự ổn định vẻ chính trị, thúc đẩy công cuộc đổi
mới về mọi phương diện, nhất là về kinh tế và dân chủ hoá xã hội
Bên cạnh ưu điểm, hoạt động xuất bản, sau 5 năm thực hiện Chỉ thị
08/CT-TW, còn bộc lộ những khuyết điểm mới, hạn chế mới
- Khuynh hướng thương mại hoá, xa rời tôn chỉ mục đích, mà Chỉ thị 08
năm 1992 đã chỉ ra, yêu cầu phải khắc phục, đến nay vẫn còn khá nghiêm
trọng, ẩn dưới những nết biểu hiện mới: ra sách chuyên đề, sách học thêm, in
- lậu, nối bản tuỳ tiện v V
- Chất lượng chính trị, văn hoá, khoa học, nhất là chất lượng chính trị của
một số xuất bản phần còn thấp Vẫn còn những cuốn sách xuất bản mang quan
điểm không đúng quan điểm của Đảng, trái với nhiệm vụ công tác tư tưởng
gây những tác động xấu cho đời sống chính trị, văn hoá
- Chưa xây đựng được quy hoạch phát triển tổng thể của ngành, quy hoạt
đào tạo bồi đưỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển của hoạt động
xuất bản
đ) Tiếp tục đổi mới và tăng cường lãnh đạo quản lý công tác báo chí xuất bản Cục xuất
bản, 1997, tr.30
Trang 17
-6-Trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động xuất bản nước ta, kiểm điểm 5
năm thực hiện chỉ thị 08/CT-TW của báo chí, xuất bản nước ta, Bộ chính trị đã
ra chỉ thị số 22-CT/TW "Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý
công tác báo chí, xuất bản " Chỉ thị 22 khẳng định những ưu điểm và thiếu sót
của hoạt động báo chí, xuất bản như những báo cáo tại hội nghị tổng kết tháng
10/1997 đã nêu lên, đồng thời nhấn mạnh các nhiệm vụ quan trọng của báo
chí, xuất bản góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội VIII của Dang
Chỉ thị nêu lên những quan điểm và định hướng lớn trong hoạt động xuất bản
sách báo như : Báo chí, xuất bản.phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản
lý của nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; phải bảo đảm tính tư tưởng , tính chân thật, tính chiến đâu và tính đa dạng của các xuất bản phẩm;
phải tiếp tục phát triển đi đôi với quản lý tốt sự nghiệp báo chí, xuất bản Chỉ
thị 22 cũng chỉ rõ những công việc trước mắt phải làm trong công tác quản lý báo chí xuất bản của các cơ quan Đảng các cấp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động xuất bản ; báo chí, nâng cao chất lượng đào tạo
cần bộ báo chí xuất bản , để tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với
hoạt động quan trọng này :
1ỊI- Những yêu cầu và giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với hoạt động xuất bản trong giai đoạn hiện nay
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng là cột mốc đánh dấu một giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam - giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đại hội chỉ rõ mục tiêu của cách mạng nước ta trong những năm đầu thế kỷ XXI là : tiếp tục đổi mới toàn điện đất nước, phấn đấu đến
2020 đưa nước ta thành nước công nghiệp, có nhịp độ phát triển khá, cơ cấu kinh tế hợp lý, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh theo, định hướng xã hội chủ nghĩa Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trở thành nhiệm
vụ trọng tâm, chủ yếu của sự nghiệp đổi mới Sự nghiệp này đang đặt ra những yêu cầu to lớn đối với công tác tư tưởng văn hoá nói chung và với hoạt động xuất bản nói riêng +
Trang 181: Hoạt động xuất bản phải góp phần khẳng định và truyền bá cơ sở lý luận của cách mạng Việt Nam , khẳng định và tuyên truyền đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng , xây dựng hệ tư tưởng khoa học và ý thức
tự giác cách mạng cho quần chúng Xuất bản phải bám sát thực tiễn công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần tổng kết và phổ biến kinh nghiệm tiên tiến,
đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực, chống lại âm mưu "Diễn biến hoà
lực phù hợp với yêu câu của thời đại Nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực với những phẩm chất mới về trí tuệ và đạo đức, bồi dưỡng nhân tài, tiếp thu
những thành tựu mới của van minh nhân loại đang là những đòi hỏi cao của xã hội đối với ngành xuất bản nước ta Hiện nay, ti lệ lao động đã qua đào tao
nước ta còn rất thấp (năm 1998 tỉ lệ này là 17,8%), cơ cấu đào tạo còn bất hợp
lý Việc đào tạo về tri thức và tay nghề cho đội ngũ lao động hiện nay là đòi hỏi rất cấp bách Ngoài việc đào tạo trên lớp, đào tạo trong thực tiễn thì sách là
công cụ học tập thiết yếu, rẻ tiền, rất tiện lợi cho mọi người Sách không chỉ
giúp cho đào tạo trong nhà trường (sách giáo khoa) mà con là công cụ để tự
đào tạo (sách khảo cứu, phổ thông, hướng dẫn sản xuất) để tích luỹ tri thức, kinh nghiệm suốt đời : Tự học và học suốt đời để bổ sung và đổi mới tri thức
cũng là đặc trưng nổi bật của con người trong thế kỷ XXI Sự nghiệp "trồng người” được Đảng và nhà nước ta coi là quốc sách hàng đầu Việc xuất bản sách cho giáo dục đào tạp nguồn nhân lực cũng phải được Đảng quan tâm đầu tiên trong việc đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH Hiện nay, việc xuất bản sách giáo
khoa, giáo trình nước ta vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu của cuộc sống Nhiều
vùng nông thôn, vùng sâu, vũng núi xa xôi học sinh vẫn thiếu sách giáo khoa Nhiều trường đại học, sinh viên còn thiếu hoặc "không mua nổi” giáo trình học tập Về chất lượng sách giáo khoa, giáo trình còn chưa cao, còn hiện tượng
Trang 19
-8-"loạn" về sách tham khảo, học thêm, sách giáo khoa không phù hợp trình độ
người học Sách phổ thông tri thức, cẩm nang nghề nghiệp, hướng dẫn tay
nghề còn nghèo nàn Sách khảo cứu cồn đất và chất lượng còn thấp và không đều Thực tế đó, càng đồi hỏi sự quan tâm lãnh đạo của Đáng trong định hướng
phát triển , trong cơ chế lãnh đạo quản lý, chỉ đạo chính sách đầu tư để việc
xuất bản sách cho nghiên cứu học tập được tốt hơn đáp ứng nhu cầu đào tạo
nguồn nhân lực cho CNH, HĐH
3- Yêu cầu xây dựng nên văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc cũng đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
Văn hoá chính là cái nôi đào luyện và hoàn thiện nhân cách con người
Con người cần cho CNH, HĐH đất nước phải là những con người có nhân cách toàn diện về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn Đó là những con người được hưn đúc từ
nơi văn hoá truyền thống dân tộc, biết phát huy những truyền thống đó để tạo
ra động lực cho sự phát triển đất nước hôm nay, đồng thời luôn bổ sung, làm
giàu thêm truyền thống
Việc xây dựng, phát triển văn hoá dân tộc còn ảnh hướng quyết định đến việc phát huy nhân tố con người , kích thích tính tích cực của con người, tạo ra nhân cách con người đáp ứng yêu cầu mới của đất nước Biết kế thừa có phê
phán các đi sản văn hoá truyền thống dân tộc là yêu cầu quan trọng của đời
sống văn hoá nói chung và xuất bản nói riêng Điều đó đòi hỏi phải được định
hướng đưới sự lãnh đạo của Đẳng Xuất bản phải xuất phát từ quan điểm, đường lối xây dựng , phát triển đất nước của Đảng mà chọn lọc để kế thừa di sản nào và từ bổ di sản nào để sách báo luôn có thể tạo động lực cho sự phát triển Xuất bản cũng phải từ quan điểm CNH, HĐH hiện tại của Đảng để xây
dựng những truyền thông văn hoá mới, đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời
Thời đại hiện nay là thời đại bùng nổi thông tin Các dân tộc đều trở
thành láng giếng của nhau Không gian và thời gian đều rút ngắn lại bởi các
phương tiện truyền thông hiện đại Nền văn hoá đân tộc sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu không thực hiện sự giao lưu văn hoá quốc tế Trong giao lưu,
Trang 20
-9-những tỉnh hoa văn hoá dân tộc được bảo tồn, phát huy, kết hợp với -9-những giá
trị cao quý của văn hoá nhân loại, tại thành động lực to lớn cho sự phát triển
mạnh mẽ và bền vững của mỗi dân tộc Thực hiện sự giao lưu văn hoá như vậy đòi hỏi phải đứng vững trên những quan điểm khoa học và cách mạng của Đảng, có tiểm năng văn hoá khoa học vững chắc Trong điều kiện thế giới có nhiều biến động phức tạp, đứng trước âm mưu "điển biến hoà bình" về văn hoá, sự "toàn cầu hoá " vệ thông tin hiện nay, việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xuất bản ở khía cạnh này cũng có ý nghĩa quan trọng Nếu "đóng cửa" mà thiếu một đường lối đúng đắn, thiếu sự lãnh đạo và quản lý chặt chế cũng bị rơi vào nanh vuốt của chủ nghĩa thực dân mới, bị đồng hoá, trở thành "cái bóng mờ" của người khác -
4- Cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang tác động nhiều chiều đến hoạt động xuất bản đòi hỏi phải giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo
Cũng như đối với các ngành kinh tế, cơ chế thị trường đã tạo thêm động
lực cho sự phát triển hóạt động xuất bản Xuất bản nước ta cũng trở thành một
ngành có tính chất kinh doanh, có mang lại lợi nhuận Điều đó làm cho nhiều lực lượng xã hội, nhiều tiềm năng của tất cả các thành phần kinh tế được huy
động vào hoạt động xùất bản Số lượng xuất bản phẩm tăng lên nhanh chóng
Chủng loại sách, hình thức sách đa dạng, phong phú hơn, đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của bạn đọc Quy luật thị trường đã điêu tiết hoạt động xuất bản phát triển gắn bó hơn với nhu cầu thực tế, tránh quan liêu, khấc phục hiện tượng sách ứ đọng, lãng phí trong sự nghiệp xuất bản Cơ chế thị trường cũng cho phép xã hội hoá nhanh chóng hoạt động xuất bản, làm cho nó phát triển rộng rãi trong xã hội , kích thích tính năng động, sáng tạo của những người làm xuất bản Tuy nhiên, cơ chế thị trường cũng tác động tiêu cực đến hoạt động xuất bản trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là hiện tượng "thương mại hoá” xuất bản , coi lợi nhuận là trên hết, bất chấp mục tiêu văn hoá - tư tưởng của xuất bản Đây là một thiếu sót nghiêm trọng, kéo đài mà hoạt động xuất bản nước ta
chưa khắc phục được
Trang 21
-10-Nền xuất bản Việt Nam đang được phát triển trong cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa Sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của nhà nước chính là nhân tố định hướng phát triển của xuất bản trong cơ chế thị trường Sự lãnh đạo đó bảo đảm phát huy được mặt tích cực của cơ chế thị trường, hạn chế và đi đến khắc phục được những mặt tiêu cực của nó đối với xuất bản , bảo đảm xuất bản không chỉ phát triển về số lượng, mà ngày càng nâng cao hơn về chất lượng, không những tăng cường được giá trị vật chất cho
sự phát triển mà còn nâng cao giá trị văn hoá , xã hội của hoạt động này Bởi
lẽ, chỉ có trên cơ sở mục tiêu phát triển văn hoá - xã hội của Đảng cộng sản -
_ tất cả vì con người , cho hạnh phúc con người , lấy đó làm cứu cánh thì hoạt
động xuất bản mới cớ thể làm tròn vai trò cao quý của mình đối với sự phát
triển bển vững của dân tộc , không bị tha hoá bởi thế lực đồng tiền trong cơ chế thị trường theo CNTB
Thực tiễn cách mạng trong gần 15 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đã cho ta rõ rằng : càng đi vào đổi mới, đi vào cơ chế thị trường, mở cửa, chúng ta càng phải giữ vững, tăng cường đổi mới sự lãnh đạo của Đảng Bởi vì
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là vấn đề có tính nguyên tắc, là quy luật của cách mạng xã hội XHCN, là nhân tố định hướng quyết định cho con đường tiến lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN của Việt Nam Không có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản cũng không thể có độc lập dân tộc vững chắc, không có quyền
làm chủ thật sự của nhân dân, không có nhà nước của dân, đo dan và vì dân
đúng nghĩa của nó và càng không thể có chủ nghĩa xã hội Để hoạt động xuất
bản nước ta phất triển có chất lượng và hiệu quả phục vụ tốt hơn công cuộc đổi
mới, chúng ta phải khẳng định : Đảng lãnh đạo xuất bản là nguyên tắc hàng đầu, bất đi bất dịch Hơn lúc nào hết, hoạt động xuất bản Việt Nam lúc này
càng phải dé cao nguyên tắc tính đảng, luôn luôn tuân thủ nguyên tắc này
trong toàn bộ tổ chức hoạt động, trong phương thức công tác cũng như trong mỗi hành động cụ thể của cán bộ xuất bản Chúng ta luôn phải đặt hoạt động xuất bản trong sự nghiệp cách mang XHCN, trong công cuộc đổi mới vĩ đại
do Đảng cộng sản lãnh đạo, thực hiện đúng nguyên tắc tính đẳng mà Lê Nin đã
¬ =
Trang 22nêu ra : "Báo chí phải trở thành cơ quan của các tổ chức Đảng Các nhà văn nhất thiết phải tham gia các tổ chức của Đảng Các nhà xuất bản và các kho
sách , hiệu sách và cáẻ phòng đọc sách, các thư việc và các nơi bán sách báo,
tất cả những cái đó đều phải trở thành của Đảng, chịu trách nhiệm trước Đảng”
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xuất bản hiện nay cần được chú ý trên cả ba phương diện : vạch ra được chiến lược, định hướng
phát triển xuất bản đúng đắn, khoa học; nâng cao chất lượng công tác tổ chức,
cán bộ; tăng cường hoạt động kiểm tra, uốn nắn kịp thời những sai lầm, thiếu
sót Do đó, để tăng cường sự lãnh đạp của Đảng, chúng ta cần thực hiện tốt
các giải pháp sau đây:
1/- Về tổ chức, cần kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động các cơ quan tham mưu của Đảng trên lĩnh vực báo chí xuất bản, trước hết là bộ phận tham mưu trong các ban, ngành trung ương, xây dựng các trung tâm nghiên cứu khoa học về lý luận và thực tiễn hoạt động Đây là bộ phận trí tuệ, đầu não giúp Đảng ta hoạch định được đường lối, chiến lược phát triển đúng dan Muốn vậy tổ chức tham mưu này phải đủ cán bộ và năng lực, bám sát thường xuyên hoạt động thực tiễn của ngành, có tâm nhìn chiến lược của Đảng, có trình độ cao về lý luận và nghiệp vụ xuất bản Trong những năm qua, bộ phận tham mưu Về xuất bản cho Đảng ở trung ương còn bất cập trước yêu cầu phát
triển của hoạt động xuất bản Cán bộ chuyên theo dõi về xuất bản ở Ban tư
tưởng văn hoá TW, Ban khoa giáo TW , các ngành, các cấp uý Đảng ở các tỉnh, thành còn quá mỏng về số lượng, ít người am hiểu thực tiễn xuất bản, ít
người có trình độ lý luận chính trị, trình độ khoa học, nghiệp vụ xuất bản cao
Do đó, khả năng xây dựng , định hướng chiến lược phát triển , năng lực chỉ
đạo, tổ chức thực hiện:Nghị quyết về xuất bản của các cấp uy Đảng còn nhiều
hạn chế Những thành tựu khoa học hiện đại trên lĩnh vực xuất bản của thế giới chưa được nghiên cứu vận dụng để xây dựng chiến lược và chỉ đạo hoạt động
(5 ) V.I Lê nin : Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M.1979, T12, tr123 - 124
Trang 23
-12-xuất bản Việt Nam
Do vậy, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực này cần phải tăng cường về tổ chức và nâng cao năng lực các cơ quan tham mưu của Đảng
về xuất bản Các cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan chủ quản phải chịu trách nhiệm về mọi mặt quản lý và chỉ đạo chặt chẽ xuất bản của cấp mình, ngành mình, đơn vị mình Kiện toàn các cơ quan chỉ đạo, quản lý xuất bản của cấp uỷ Đảng và chính quyền Sắp xếp lại tổ chức, xác định phạm vi trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ về phối hợp công tác giữa các cơ quan Đảng và chính quyền trong lãnh đạo hoạt động xuất bản Tăng cường cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực cho các cơ quan tham mưu, lãnh đạo, quản lý hoạt động xuất bản của Đảng, trước hết là ở Ban Tư tưởng - văn hoá Trung ương, Bộ Văn hoá - Thông tin, Ban Tuyên giáo, Sở Văn hoá - Thông tin của các tỉnh, thành trực
thuộc Trung ương
2/- Nâng cao tính Đảng của đội ngũ cán bộ trong các cơ quan xuất bản
Nhân tố quyết định nâng cao chất lượng công tác xuất bản là đội ngũ cán bộ
xuất bản, các cán bộ biên tập, ở các nhà xuất bản, cán bộ công nhân viên ngành-in và cán bộ phát hành sách Đảng lãnh đạo hoạt động xuất bản bằng đường lối và thông qua đội ngũ đẳng viên của mình trong các cơ quan xuất bản Mọi cơ sở xuất bản nước ta hiện nay đều hoạt động theo định hướng của Đảng Mỗi cán bộ xuất bản phải trở thành người của Đảng, dù là đẳng viên hay không phải đáng viên, đều hoạt động theo nguyên tắc tính đảng của xuất bản
vô sản Mỗi cán bộ xuất bản phải thường xuyên rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng “kiên định vững vàng, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, đề cao phê bình, tự phê bình, tu dưỡng đạo đức lối sống, phấn đấu xứng đáng là những người lính gác trên mặt trận tư tưởng - văn hoá của Đảng - Mặt khác, Đảng cần thống nhất quản lý, chỉ đạo công tác đào tạo bồi dưỡng, thường xuyên nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ Đầu tư xây dựng và phát triển hiện đại hoá các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học
về xuất bản, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng cao cho lĩnh vực
quan trọng này, đồng thời, cung cấp cho Đảng những căn cứ khoa học để
Trang 24
-13.-hoạch định đường lối, chiến lược phát triển sự nghiệp xuất bản
3/- Tăng cường đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các cơ
quan Nhà nước về quản lý hoạt động xuất bản
Đảng lãnh đạo hoạt động xuất bản là lãnh đạo toàn điện cả về đường lối,
cả về tổ chức hoạt động Song sự lãnh đạo ấy không thể thay thế và không
đồng nhất với quản lý nhà nước về xuất bản Nhà nước có chức năng quản lý hoạt động xuất bản ở tầm vĩ mô thông qua bộ máy quản lý và các công cụ quản lý đặc biệt của mình Nhà nước quản lý xuất bản thông qua pháp luật và
chính sách, thông qua các công cú quyền lực có sự mạnh cưỡng chế đối với
mọi công dân, Đảng lãnh đạo toàn diện hoạt động xuất bản thể hiện qua sự lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước Đảng không được bao biện, làm thay các cơ quan nhà nước, không can thiệp vào nhiệm vụ quản lý xuất bản của nhà nước Đảng thông qua quan điểm chỉ đạo, đường lối, thông qua đội ngũ cán
bộ đảng và đẳng viên trong cơ quan Nhà nước để thực hiện sự lãnh đạo của
mình Quan điểm, đưởng lối của Đáng phải được quán triệt và thể chế hoá
trong luật pháp, chính sách của Nhà nước Nghị quyết của Đảng phải được các
cán bộ, đảng viên trong các cơ quan nhà nước thực hiện nghiêm chỉnh Như
vậy, tăng cường lãnh đạo của Đảng cũng có nghĩa là tăng cường và phát huy hiệu lực quản lý của nhà nước đối với hoạt động xuất bản Đó là sức mạnh tác động của các bộ phận khác nhau trong cùng một chủ thể lãnh đạo, quản lý xã
hội ; là sự tác động bằng các phương tiện khác nhau của một nhân tố định
hướng, là sự thể hiện khác nhau vai trò chủ động, tự giác của nhân tố chủ quan, của hệ thống chính trị đối với sự ñghiệp phát triển xuất bản nước ta trên con
đường tiên lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa /
Trang 25
-14-SUY NGHĨ VỀ ĐỊNH HƯỚNG, PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP
XUẤT BẢN SÁCH TRONG NHỮNG THẬP NIÊN TỚI
TIẾN SĨ NGUYÊN ĐÌNH NHÃ
Cục trưởng cục xuất bản
Phân viện Báo chí và tuyên truyền đang triển khai nghiên cứu đề tài “Phát
triển đồng bộ và hiện đại hoá ngành xuất bản phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước” Bán tham luận này trình bày một vài điểm về định hướng phát triển `
hoạt động xuất bản trơng thời gian tới Chúng tôi ý thức rất rõ rằng đây là công việc hết sức khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức của nhiều người, vì
vậy chúng tôi để xuất một số suy nghĩ ban đầu gợi mở để chúng ta cùng tham khảo -
Trước hết xin nói về đặc trưng, tính chất của ngành xuất bản Theo Luật Xuất bản thì Øoạt động xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hoá tư
tưởng, thông qua việc sản xuất, phổ biến những xuất bản phẩm đến nhiêu
người, không phải là hoạt động đơn thuần kinh doanh Xuất bản theo nghĩa rộng bao gôm cả lĩnh vực xuất bản; in và phát hành xuất bản phẩm
Như vậy, hoạt động xuất bản vừa là hoạt động văn hoá tư tưởng, vừa là hoạt động sản xuất vật chất Nó chịu tác động chi phối đồng thời của hoạt động văn hoá tư tưởng và của các quy luật hoạt động kinh tế Đặc điểm này ảnh hưởng rất sâu sắc và xuyên suốt toàn bộ hoạt động xuất bản
Chỉ có trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng sự tác động đồng thời của các qui luật thuộc hai lĩnh vực khác nhau trên đây chúng ta mới hiểu rõ và quản lý tốt loại hoạt động đặc thù này Để xác định được chiến lược phát triển ngành
chúng ta pha làm rõ được những căn cứ, xuất phát điểm cho hoạt động đó
I.NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC VÀ QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN THỜI GIAN TỚI
Để định hướng phát triển sự nghiệp xuất bản từ nay đến năm 2010, phải
dựa vào một số căn cứ nhất định.Trước hết.là phải căn cứ vào đường lối chính
Trang 26
-15-sách phát triển nền kinh tế xã hội, nhất là của ngành văn hoá thông tin của nước ta từ năm 2000 đến 2010 theo tỉnh thần nghị quyết Đại hoọi VIE cia Đảng Thứ hai là phải xuất phát từ thực trạng hoạt động xuất bản hiện nay với
tất cả những thành tựu đã đạt được và những hạn chế, khuyết điểm cần khắc
phục
Muốn định hướng chiến lược và quy hoạch phát triển ngành văn hoá
thông tin, cần có dự báo tổng quan về kinh tế xã hội của nước ta trong mối
tương quan với các nước trong khu vực và với thế giới Trên cơ sở định hướng
phát triển đó cần xác định được rõ mục tiêu tổng quát, bước đi và mục tiêu cụ
thể từng giai đoạn, giới hạn của quy hoạch Để thực hiện được các mục tiêu tổng quất và cụ thể trên đây chúng ta cần đến các nguồn lực và các giải pháp lớn Nhưng những cơ sở này hầu như chưa có đầy đủ, rất khó có được những ý kiến chuẩn xác Muốn tránh được sự xác định chủ quan, tuỳ tiện, cần phải có
sự tìm tòi nghiên cứu có cơ sở và khoa học
1- Thực trạng hoạt động xuất bản và tổ chức hệ thống xuất bản hiện
nay
a- Những thành tựu của công tắc xuất bản trong thời kỳ đổi mới
Trong 14 năm thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước, 7 năm thực hiện
chỉ thị 08 của Trung ương về báo chí, xuất bản, đặc biệt là từ khi Luật Xuất
bản được ban hành (tháng 7 năm 1993), hoạt động xuất bản đã có những cố
gắng và thành tựu to lớn, góp phần đáng kể vào su nghiệp đổ mới, đáp ứng tốt nhu cầu về xuất bản phẩm của toàn xã hội, phục vụ đắc lực các nhiệm vụ đám
bảo an ninh chính trị phát triển kinh tế, giáo dục và khoa học kỹ thuật
Sách và văn hoá phẩm đã có sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng, đa
dang vé dé tai, phong phú về nội dung và hình thức ngày càng đẹp hơn Thông
qua hoạt động xuất bản, nhiều tác phẩm tốt, nhiều công trình nghiên cứu có giá trị thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau, nhiều đi sản văn hoá tỉnh thần được công bố rộng rãi
Hiện nay cả nướe có 42 nhà xuất bản Tuy số nhà xuất bản không tăng
nhưng số đầu sách và số bản sách tăng rất đáng kể Nếu năm 1992 chỉ xuất bản
Trang 27
-16-4076 đầu sách thì năm 1996 số đầu sách xuất bản là 8263 với trên lố7 triệu
ban Đạt được lượng là 5,8 tờ báo và 2,3 bản sách trên đầu người mỗi năm là một thành tựu to rất lớn của ngành báo chí, xuất bản nước ta Số lượng xuất bản về đầu sách và lượng bản được là ra trong bản sau:
SỐ LIỆU XUẤT BẢN 1992-1999
Sự phát triển của công nghệ in gắn liền với sự phát triển của báo chí và
xuất bản Với 365 cơ sở in, trong đó 165 là các doanh nghiệp in Nhà nước, tốc
đệ ốp-xét hoá nhanh hơn dự kiến, ngành ¡in là một trong 5 ngành công nghiệp phát triển ở nước ta Nếu năm 1996 cả nước ta có 1250 máy ¡n, thì đến năm
1997, con số này đã xấp xi 1400 máy, trong đó có những máy in 4 màu tờ rời hoặc in cuộn thuộc thế hệ mới nhất của thế giới Cho đến năm 1998, báo Nhân
đân đã cùng một lúc in được tại 7 điểm trong toàn quốc Tổng sản lượng ngành
in năm 1991 mới có 75 ti trang in, tiếp tục tăng đến nay đạt xấp xỉ 185 tỉ trang
in Dé là thành tựu nổi bật nhất của ngành in cả về cơ sở vật chất và hoạt động
sản xuất kinh đoanh
Hoạt động phát hành sách cũng có những tiến bộ khả quan Cả nước hiện nay (tính đến tháng 12-1997) có 723 hiệu sách quốc doanh Trong đó đã xuất hiện những siêu thị sách lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Bên cạnh việc tăng số lượng trong mạng lưới cửa hàng, hệ thống phát hành sách quốc doanh đã vươn lên làm chủ thị trường sách Thành tựu của ngành phát hành
*
Trang 28
-17-sách được nêu ra trong bảng 2
Công tác xã hội hoá ngành phát hành sách cũng được mở rộng, cho đến
nay con số đại lý và cửa hàng sách tư nhân đã lên hơn 6000 điểm trong cả nước Công tác xuất nhập khẩu sách báo cũng được quan tâm Trong 5 năm qua(1993-1997), đã xuất khẩu trực tiếp 440 ngàn bản sách và hơn I triệu tờ
báo đến 40 quốc gia trên thế giới Năm 1995 nhập 650 ngàn bản sách và 630
ngàn tờ báo Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng từ 631.152 USD năm 1993 lên 2.593.907 USD năm 1997 ,
b) Những yếu kém, tôn tại trong quản ly hoạt động xuất bản
Đi đôi với những thành tựu đạt được, việc tổ chức quản lý hoạt động xuất
bản còn khá nhiều yếu kém, công tác xuất bản còn có những biểu hiện lệch
lạc cần được khắc phục sớm SỐ
- Hoạt động trong cơ chế thị trường công tác xuất bản bị chỉ phối khá
mạnh mẽ Một số nhà xuất bản đôi lúc còn xa rời tôn chỉ, mục đích của mình, chạy theo lợi nhuận đơn thuần, có xu hướng thương mại hoá khá rõ Việc liên doanh liên kết thực hiện chưa đúng quy định Nhiều nhà xuất bản số lượng, đầu sách xuất bản quá lớn, vượt khả năng biên tập cửa mình, dẫn đến tình trạng bán giấy phép, Khoán trắng cho tư nhân, nhà xuất bản không kiểm soát
nổi sản phẩm của mình Đó là nguyên nhân dẫn đến nhiều sai phạm xảy ra
trong hoạt động xuất bản, cả về nội dung, hình thức, lượng bản, giá cả
- Việc thi hành Luật Xuất bẩn và các quy định về xuất bản chưa được nghiêm túc:
- Các nhà xuất bản xây dựng kế hoạch dé tài không trên cơ sở bản thảo,
Trang 29cơ quan chủ quản cũng căn cứ vào đó để xác định, dẫn đến kế hoạch đề tài quá
xa với kế hoạch thực hiện Tình trạng thay tên, “đội mũ” sách tuỳ tiện không phải là ít Việc nộp lưu chiểu thường chậm, thiếu và có khi không nộp, nhưng cũng không được xử lý-nghiêm túc ‘
Nhiều địa phương cấp giấy phép xuất bản nhất thời quá thẩm quyền của mình Hơn thế nữa loại sách này lại không nộp lưu chiểu đầy đủ, gây khó khăn cho sự quản lý
Tinh trang in lau, in quá số lượng khá phổ biến đối với sách giáo khoa, từ
điển lịch các loại và một số xuất bản phẩm khác Hiện tượng tư nhân mượn tư
cách pháp nhân Nhà nước luồn vốn vào các cơ sở in để kinh doanh thu lợi là
điều nhức nhối cẩn giải quyết Các cơ sở in phát triển tuỳ tiện, thiếu quy
hoạch, gây lãng phí, một bộ phận công nhân in không có việc làm, đời sống rất khó khăn việc cạnh tranh giữa các cơ sở in là những thực tiễn cần có biện pháp
xử lý
Thị trường xuất bản phẩm cũng có những vấn để nổi cộm, tư nhân chỉ
phối thị trường, nhiều sách cấm lưu hành, sách có nội dung xấu, sách mê tín đị đoan, sách nhập lậu đũng được bầy bán công khai ở hầu hết các địa phương
Tổ chức bộ máy quản lý của ngành xuất bản còn bất cập so với yêu cầu,
kể từ Cục Xuất bản cho đến các sở Văn hoá thông tin, từ lãnh đạo các nhà xuất
bản đến đội ngũ biên tập viên Thanh tra chuyên ngành theo Luật cũng chưa
triển khai nên việc thanh tra, kiểm tra không thường xuyên, xử lý vi phạm về xuất bản thường chậm, không kịp thời và chưa nghiêm túc
2 Một số chỉ tiêu và dự báovẻ phát triển kinh tế- xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động xuất bản ở nước ta
Chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới với nhiều thời cơ thuận lợi, đồng
thời cũng đối mặt với những thử thách to lớn Nếu chỉ xem xét các chỉ tiêu về
kinh tế thì nước ta thuộc vào số các nước kém phát triển nhưng kết hợp những
chỉ tiêu văn hoá xã hội thì Việt Nảm có thể coi là thuộc các nước đang phát
triển Thí du tỷ lệ người đân biết chữ ở Việt Nam năm 1992 là 88%, trong khi
đó ở các nước kém phát triển chỉ là 61% Nước ta còn có một số chỉ tiêu khá
'
Trang 30
-19-hơn các nước có nền kinh tế thành công ở châu Á, chẳng hạn số cán bộ đại học
trên một triệu đân số ở nước ta là 4.500 người, trong khi đó ở Malaixia chỉ là 1.800 và ở Indonéxia chi 1a 1.300 (tất nhiên chưa tính đến chất lượng đào tạo)
Đó là những yếu tố tạo nên tiềm năng quan trọng, là tài nguyên con người của Việt Nam Luc lượng lao động được đào tạo tương đối lớn (so với các nước có cùng thu nhập như Việt Nam), ta có 70.000 cán bộ trên đại học, gần 700.000 người có trình độ đại học và cao đẳng, trên 2 triệu công nhân kỹ thuật với hệ
thống trường phổ thông rộng khắp và gần 100 trường đại học, cao đẳng, gần
300 đơn vị nghiên cứu Đây là đối tượng quan trọng mà hoạt động xuất bản
cần quan tâm Theo tính toán, thì sự phát triển của Việt Nam 1990, tương
đương mức phát triển của Malaixia năm 1973, của Trung Quốc năm 1977, của Thái Lan năm 197/8, và Inđônêxia năm 1980 Đến năm 2010 thì Việt Nam ở
mức phát triển như Thái Lan hiện nay Đây cũng là căn cứ về tăng trưởng kinh
tế để từ đó tính đến tăng trưởng trong hoạt động xuất bản của Việt Nam trong thời gian tới Từ căn cứ này, cùng với mức tăng trưởng kinh tế - xã hội hiện nay, Nhà nước ta đã vạch ra mục tiêu xây dựng Việt Nam năm 2020, lúc đó,
Việt Nam căn bản sẽ trở thành một nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo
định hướng xã hội thử nghĩa, có nên công nghiệp phát triển, nền kinh tế năng động, đủ sức cạnh tranh, sánh vai, hội nhập với các nước trong khu vực Đông Nam Á Việt Nam sẽ hội nhập với nên văn minh thế giới, thể hiện vai trò xứng
đáng của mình ở khu vực châu Á-Thái Binh Dương Việt Nam sẽ trải qua một chặng đường của xã hội công nghiệp và có đủ điều kiện để bước vào xã hội
thông tin Xã hội Việt-Nam sẽ đạt tới sự phát triển hài hoà về các mặt kinh tế,
chính trị, xã hội văn hoá và giáo dục với tỉnh thần hoà hợp dân tộc, thống nhất quốc gia cùng ý chí độc lập, tự cường trong mối quan hệ sâu rộng hợp tac va giao lưu quốc tế Đó là mẫu hình và mục tiêu phấn đấu của đất nước, mà theo,
đó sự nghiệp xuất bản phải thể hiện vai trò trong mục tiêu chung đó
Theo tính toán có cơ sở khoa học, Việt Nam vào năm 2020 sẽ có :
106,5 triệu dân, với cơ cấu đân số hợp lý, có
Trang 3171 triệu người trong tuổi lao động, cán bộ khoa học kỹ thuật 70 người/ vạn dân,
Tốc độ đổi mới công nghệ 15-20% năm,
Đô thị hoá dân số 50-60%,
Đầu tư cho nghiên cứu khoa học 4% GDP, -
GDP tính theo đầu người là 5000 - 6000 USD,
Phổ cập giáo dục trung học cơ sở (cấp IID trong độ tuổi
Ngoài Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có dân số từ 6-9 triệu dân còn
hình thành hơn 1000 đô thị, các trung tâm kinh tế ở tất cả các miền
Tất cả các chỉ số đó có ý nghĩa lớn trong việc quy hoạch phát triển ngành xuất bản Ví dụ bố trí các nhà xuất bản phụ thuộc vào các trung tâm mới, số sách bình quân đầu người tăng, thu nhập bình quân cao thì nhu cầu về xuất
bản phẩm cũng tăng theo Tỷ lệ người đi học, người làm nghiên cứu, cán bộ
văn hoá thông tin tăng thì nhu cầu về sách báo.cũng tăng Mức sống vật chất của các vùng sẽ không còn chênh lệch thì nhu cầu hưởng thụ xuất bản phẩm
cũng tăng theo v.v Tất cả những điều đó đặt cHo chúng ta phải suy nghĩ ngay
từ bây giờ để có những bước đi thích hợp cho các năm 2000, 2010 của ngành xuất bản
Căn cứ vào những mục tiêu về kinh tế - xã hội của nước ta, căn cứ vào
những tiểm năng và nguồn lực về xuất bản , đựa vào nhu cầu về xuất bản phẩm
của nhân dân khi đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trên cơ sở tổ chức hệ thống xuất bản hiện nay để xác định những mục tiêu cơ bản và định
hướng lớn cho hoạt động xuất bản trong thời gian tới
Để ước tính sự gia tăng của số lượng sách, ta tham khảo kết quả dự báo
một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội của Việt Nam từ nay đến năm 2020 theo bảng
sau:
Trang 32Chỉ tiêu dự báo đến năm 2020 Bảng 3
Lao động xã hội (triệu người) 39 45,1 58,5 70,8
Theo bảng 1 trong 5 năm, số cuốn (đầu) sách và số bản đều tăng khoảng
2 lần, bình quân đầu người tăng từ 0,7 bản/ người năm 92 lên 2,3 bản/ người năm 96 tức là tăng hơn 3 lần Theo tính toán ban đầu, đến năm 2000, với 82 triệu dân và 3 bản sách/ đầu người ta cũng cần có 250 triệu bản sách Từ con
số này ta có thể suy ra vào năm 2020 với 106,5 triệu dân, với thu nhập hơn
6000 USD/ người gấp hơn 15-16 lần hiện nay sẽ là những con số khổng lồ về
sách mà ngành xuất bản cần đáp ứng
Với con số 42 nhà xuất bản hiện nay thì số lượng nhà xuất bản của ta là
rất khiêm tốn so với 5000 nhà xuất bản của Nhật Bản và về qui mô thì các nhà
xuất bản của ta còn quá nhỏ bé so với những công ty lớn ở Cộng hoà Liên Ban Đức, Pháp hay Mỹ Đối với các nước này, xuất bản đã trở thành ngành kinh tế
kỹ thuật phát triển, khả năng xuất bản được tận dụng để nâng cao đân trí, phục
vụ kế hoạch kinh tế quốc dân và giao lưu văn hoá với các nước trên thế giới Cũng với sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục trong những năm tới ngành xuất bản Việt Nam chắc chắn sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế- xã hội nước ta và tiếp cận dần dần với trình độ xuất bản của thế giới
Mục tiêu của ngành xuất bản là đáp ứng tốt nhất nhu cầu về xuất bản phẩm cho toàn xã hột trên tất cả các lĩnh vực khoa học, văn hoá nghệ thuật phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cho nhu cầu cuộc sống tỉnh thần của các thành viên trong xã hội
Trang 33
-22-Dự báo tổng quan về sự phát triển kinh tế, xã hội nước ta đến năm 2000
và các năm sau (có sơ sánh với các nước trong khu vực) trên đây là cơ sở rất
quan trọng để chúng tạ tính toán cho sự phát triển của hoạt động xuất bản thời
II- ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH XUẤT BẢN ĐẾN ĐẦU
THẾ KỶXXI
Căn cứ vào sự phân tích về thực trạng tình hình xuất bản hiện nay, về tổng
quan phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta trong đầu thế kỷ XXI, chúng tôi xin
nêu một số suy nghĩ về phương hướng quy hoạch ngành xuất bản, in và phát
hành sách trong thời gian tới
1- Về phát triển hoạt động xuất bản _
Trong những năm tới cần hoàn thiện và cho xuất bản những bộ sách đã tổ chức xuất bản trong những năm 90 như: Nguyên lý chủ nghĩa Mác- Lê nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; các lãnh tụ Đảng cộng sản và dân tộc; Tổng tập văn học Việt Nam ; Các công trình đánh dấu bước phát triển mới của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, toàn tập ) Đồng thời khai thác những di sản văn hoá đang lưu giữ ở kho Hán Nôm và tận dụng mọi khả năng để khai thác các tư liệu khác đang được lưư giữ ở kho Hán Nôm và các tư liệu khác đang được lưu giữ
ở nước ngoài (Việt kiểu, các viện nghiên cứu khoa học, các trung tâm lưu trữ
và thư viện lớn của nước ngoài) nhằm mục đích hình thành từng bước những kho đữ liệu thông tin phục vụ cho công tác xuất bản ; Ngân hang ban thảo của nhà nước và kho dữ liệu ở các nhà xuất bản lớn; Ngành xuất bản phải hoạch định lại chức năng, nhiệm vụ của các nhà xuất bản hiện có Sau khi ổn định hoạt động cần có định hình đầu tư của nhà nước để các nhà xuất bản hoạt động đúng định hướng và có thể chia làm 3 loại nhà xuất bản là : Những nhà xuất bản mang tính chất quốc gia phục vụ nhiệm vụ giáo dục,
tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đẳng và Nhà nước;
Những nhà xuất bản thuộc Bộ; ngành đáp ứng yêu cầu của các Bộ, ngành Những doanh nghiệp xuất bản hoạt động theo cơ chế thị trường, theo tỉnh thần của pháp luật quy định
1
Trang 34
-23-Muốn có được sự đa dạng đó phải xắp xếp ổn định trung tam dio tao trint
độ đại học cho ngành, tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ biên tập viên cho các nhà xuất bản,tiến tới đào tạo trình độ trên đại học cho ngành xuất bản
Ngành xuất bản cân phải có trung tâm tư liệu được nối mạng với thông tin quốc tế; có quy trình biên tập bằng các phương tiện hiện đại, máy tính, chế bản
in thử tại nhà xuất bản .,Rút ngắn quy trình biên tập để sách được xuất bản nhanh hơn Đồng thời đưa vào và thành lập hoạt động các nhà xuất bản điện tử sản xuất băng, đĩa CD-ROM, máy tra cứu từ (từ điển biết nói) và các vật liệu làm sách theo sự phát triển của nền khoa học hiện đại trong thời đại bùng nổ thông tin
Để thực hiện được những điểu vừa trình bày trên đây, chúng ta cần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản luật và dưới luật vẻ xuất bản cho phù
hợp với tình hình hiện' đại, cần ban hành quy chế xuất bản - kiểm tra đĩa CD-
ROM và nghị định về việc xuất bản -in-phát hành của các tổ chức nước ngoài
ở Việt Nam
Trên cơ sở đó, ban hành các chế độ chính sách về cách sử dụng thuế lợi tức cho đầu tư tái xuất bản , về việc xác định rõ nhà xuất bản là doanh nghiệp, doanh nghiệp công ích hay sự nghiệp có thu và cần ban hành chế độ nhuận bút
| Truéc mat viéc quy hoạch toàn ngành, theo tỉnh thần chỉ thị 384 (quy
định chức nang nhà xuất bản ) phải hoàn tất, thành lập các trung tâm nhà xuất
ban (nhà xuất bản ,in¿ phát hành), cần thiết thành lập nhà xuất bản cho các
khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Tay Bác, Việt Bắc, đồng
bằng sông Hồng, miền trung, nhà xuất bản Tôn Giáo có chức năng xuất bản
sách tôn giáo cần có hướng hoạt động rõ ràng hơn -
2-Về hoạt động của ngành in: Cần bdo ddm một số mục tiêu chủ yếu
sau đây: :
a) Nang cao nang lực sản xuất của ngành để đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm về sản lượng quy đổi sang trang in(13x19)cm là 10% Đến năm 2020 đạt từ 250 đến 260 tỉ tráng in, trong đó không tính các loại bao bì,
1
_24
Trang 35-nhãn sản phẩm in trên các màng phức hợp không phải là giấy và sản lượng của các hộ sản xuất nhỏ ïn lụa thủ công
b) Đẩy mạnh công việc chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng tỷ
lệ các mặt hàng cao cấp và mặt hàng có giá trị để đạt được mức tăng bình quân
hàng năm là 8% về giá trị sản lượng
c) Tiếp tục đổi mới công nghệ thiết bị, đồng bộ 3 giai đoạn:
(1) sắp chữ - chế bản - tạo mẫu;
(2) qua trinh in;
(3) qua trinh hoan thién san phẩm;
Nâng cao thời gian khai thác thiết bị, hiệu quả quản lý, thực hành tiết kiệm và chú trọng bồi dưỡng tay nghề an toàn lao động cho đội ngũ công nghệ
kỹ thuật để hàng năm có thể tang năng xuất lao động bình quan d đầu người từ
10 đến 12%
d)Thực hiện được những mục tiêu nói trên, toàn ngành sẽ đạt mức tăng
thu nhập bình quân đầu người khoảng 10% hàng năm
Muốn đạt được các mục tiêu vừa nêu, trước mắt cần phân bố lực lượng
sản xuất của ngành theo chủ trương mà Bộ văn hoá - Thông tin đã vạch ra là : Tiếp tục xây dựng hai trung tâm in lớn của thủ đô Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh, tạo điểư kiện để hai trung tam này có công nghệ tiên tiến, thiết
bị hiện đại bằng nguồn vốn Nhà nước và tín dụng, đồng bộ ở cả ba giai đoạn công nghệ, có đội ngũ công nhân lành nghề, cần bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật
đủ năng lực quản lý, điểu hành sẵn xuất, đảm bảo in được những sản phẩm trọng yếu của Trung vong- Đồng thời xây dựng một số cơ sở in mạnh ở các
thành phố lớn và khu công nghiệp như Hải Phòng, Đà Nắng, Cần Thơ để đáp
ứng nhu cầu tại chỗ và các địa phương lân cận, hỗ trợ các địa phương trong việc sản xuất một số sản phẩm chất lượng cao về tạo mẫu và chế bản, giúp các
địa phương đào tạo công nhân lành nghề để có thể làm chủ công nghệ và thiết
bị in mới
- Đối với các cơ sở in địa phương, nhất là các tỉnh miền núi và các tỉnh có
nhiều khó khăn thì không phát triển thêm cơ sở in mới mà tập trung củng cố
Trang 36
-25-các xí nghiệp hiện có phục vụ -25-các nhu cầu ¡n tại chễ, đặc biệt là in báo của Đảng bộ địa phương Đồng thời cần tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan, các
ngành hữu quan để đổi mới công nghệ, thiết bị, từng bước vươn lên đảm nhiệm
thêm những nhu cầu khác của xã hội Tuy theo diéu kiện về địa lý, kinh tế, xã hội mà xác định quy mô và năng lực công nghệ thích hợp
- Ngay từ bây giờ, cần chuẩn bị về mọi mặt để tạo những tiền để quan
trọng cho việc xây dựng trung tâm in thứ 3 của-cả nước ở miền Trung và Tây
Nguyên
Song song với việc đưa một số công nghệ mới vào nước ta trong những năm tiếp theo, cần tiếp tục ở một trình độ cao hơn quá trình ốp-xét hoá đã được định hướng đúng đắn fừ những năm trước Thời gian tới cần đành một số vốn thích đáng để hiện đại hoá hai giai đoạn công nghệ trước và sau in, mở ra khả năng tạo mẫu và chế bản đạt trình độ khu vực và quốc tế, nâng cao chất lượng
khâu đóng sách và hoàn thiện sản phâm để có thể đẩy mạnh việc in gia công
cho nước ngoài
Trong quá trình đầu tư phải tuân thủ các qui định của Chính phủ về quản
lý đầu tư, xây dựng và đấu thầu để bảo đảm lựa chọn đứng công nghệ hiện đại, phù hợp với phương án sản phẩm và giá cả hợp lý Phải xem xét kỹ lưỡng từng
trường hợp đầu tư máy đã qua sử dụng để ngăn chặn việc đưa những công nghệ
lạc hậu vào nước ta :
Quan tâm hơn nữa và có cơ chế, chính sách hữu hiệu thúc đẩy việc nghiên cửa khoa học kỹ thuật và kinh tế tạo điều kiện giúp các cán bộ quản lý, cán bộ
kỹ thuật trau đồi kiến thức, nắm bắt kịp thời xu thế và diễn biến của khoa học
công nghệ và thị trường in trong nước và thế giới Cần đổi mới cách quản lý và
sử dụng có hiệu quả hơn ngân sách cho công tác nghiên cứu khoa học của
ngành ¡n, gắn liền với việc nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật với các
viện nghiên cứu , các trường đại học và các cơ sở sản xuất in
- Về thiết bị, cần nghiên cứu chế tạo những máy móc đơn giản, thiết bị
phụ trợ cho các xí nghiệp In địa phương
-26
Trang 37Về vật liệu in cần nghiên cứu, xây dựng một cơ sở sản xuất bản in ốp
xét tráng sắn, đầu tư nâng cấp các cơ sở sản xuất mực ¡n để tiến tới sản xuất
mực In cao cấp ở trong nước
Tiếp tục thực hiện định hướng đúng đắn đã được kết luận tại Hội nghị ngành in năm 1995 là chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng các sản
lượng ấn phẩm có giá trị cao, trong đó sách khoảng trên 10%, báo chí trên
15% và còn có xu hướng tăng (chủ yếu do tăng trang, tăng kỳ và màu sắc), bao
bì nhãn hàng trên giấy tờ quản lý, các loại chứng tờ, chứng chỉ, sổ sách các
loại
Trong những năm tới cần tập trung nghiên cứu và đầu tư vào lĩnh vực in các sản phẩm bao bì trên các loại vật liệu khác nhau như màng mỏng phức hợp, giấy thông thường, cát tông và kim loại Đặc biệt cần gắn việc nghiên cứu
nói trên với việc bảo vệ môi trường, ưu tiên sử dụng các công nghệ không gây
ô nhiễm hoặc các vật liệu không phải tốn kém khi xử lý rác thải đo khối lượng
bao bì tiêu dùng ngày càng tăng lên Đây đang là vấn đề nan giải và tốn kém từ
kinh nghiệm của các nước công nghiệp phát triển
Trong chiến lược ‘san phẩm của ngành in, phải đành một vi trí xứng đáng
cho vấn đề in sách "giáo khoa, giáo trình, phục vụ cho giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu của đất nước
Trong thời gian tới cần xem xét tiến hành cổ phân hoá và gọi vốn đầu tư
nước ngoài theo tỉnh thần Nghị quyết 90/CP của Chính phủ ở các lĩnh vực sản xuất bao bì, nhãn hàng, sản xuất và sửa chữa cơ khí ngành in, sản xuất vật liệu
¡n, đào tạo công nhân lành nghề và tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ Ưu tiên xem xết các dự án ứng dụng công nghệ hiện đại hoá, không gây ô nhiễm
môi trường, tao ra sin phẩm và thị trường mới, đặc biệt là thị trường nước
Đình chỉ thành lập các cơ sở in nội bộ, không trang bị máy móc In công
nghiệp có công suất lớn cho các cơ sở ¡in nội bộ đã được thành lập Các cơ
quan, tổ chức có nhu cầu in những tài liệu lưu hành nội bộ chỉ được mua sắm,
sử dụng các thiết bị in văn phòng để tránh lãng phí và ngăn chặn việc vượt rào
—
Trang 38tham gia kinh doanh như những năm vừa qua Mặt khác, cần phối hợp với co
quan chủ quản và các-cơ quan hữu quan xem xét cụ thể từng trường hợp dé
chuyển những cơ sở in thực sự không được bao cấp của ngân sách sang hoạt động kinh doanh, góp phần tăng thu cho ngân sách và tạo điều kiện để cơ sở in
hoạt động đúng pháp luật và có hướng phát triển
3- Về hoạt động phát hành sách
Đây là khâu cuối cùng, là đầu ra của hoạt động xuất bản và in, vì vậy
hướng phát triển của hoạt động nay cần dựa trên cơ sở phát triển của xuất bản,
in Phải thực hiện đầy đủ Luật Xuất bản và các văn bản dưới luật, phục vụ công tác thông tin đối ngoại và giao lưu văn hoá của Đảng và Nhà nước ta, đồng
thời cũng phải thực hiện tốt tỉnh thân Nghị quyết 90/CP của Chính phủ về xã
hội hoá hoạt động văn hoá thông tin
Định hướng hoạt động phát hành sách trong thập niên tới theo các mặt
Trước hết, về công tác tổ chức phải nhanh chóng thành lập Tổng công ty
sách Việt Nam trên cơ sở sáp nhập hệ thống phát hành sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và đào tạo và hệ thống phát hành sách của ngành văn hoá đo Bộ Văn
hoá - Thong tin quan lý Đảm bảo Tổng công ty sách đủ mạnh để thoả mãn yêu cầu về tất cả các loại sách và văn hoá phẩm trong trong toàn quốc và thực
hiện chức năng xuất nhập khẩu sách của nước ta, tiến tới tất cả các công ty sách các tỉnh đều là thành viên của Tổng công ty sách Việt Nam
Thứ hai là đầu tư và phát triển sự nghiệp phát hành như : xây dựng các
siêu thị sách lớn ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nang va mot số thành
phố lớn khác, đảm bảơ mỗi tỉnh, thành phố có một trung tâm sách khang trang,
xứng đáng là trung tâm văn hoá với đầy đủ ý nghĩa của nó; hiện đại hoá ngành phát hành sách, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong hoạt động phát hành sách, thiết lập lại hệ thống thông tin để điểu phối cung cầu sách trong cả nước; thành lập Tổng đại lý sách, Trung tâm sách Việt Nam ở các nước trong khu vực, các nước có nhiều người Việt Nam sinh sống và các nước có giao lưu văn hoá thường xuyên với Việt Nam
_28
Trang 39-Thứ ba là đào tạo và cơ chế chính sách : nâng cao chất lượng đào tạo trình
đệ đại học ngành phát hành sách trong trung tâm đào tạo ngành xuất bản Chú ý đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ và quản lý kinh tế, phổ cập trình độ đại học và trung cấp cho cán bộ, nhân viên phát hành sách Về cơ chế, chính sách, để sách đến được vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, sách đến được với người nghèo cần tăng cường nguồn kinh tế tài trợ, đặt hàng sách hàng nám; tăng cường trợ giá, cước vận chuyển cho sách đi miền núi, vùng sâu, vùng xa; Tăng cường chế độ trợ giá cước cho sách báo xuất khẩu
Khẳng định rõ ngành phát hành sách là hoạt động truyền bá văn hoá, cần
có chính sách đầu tư vốn, tài trợ, thuế, đầu tư xây dựng các trung tâm sách, cửa
hàng sách, để hoạt động này không bị thương mại hoá đơn thuần
Do đó trong việc triển khai nghị quyết 90/CP của Chính phủ về xã hội hoá hoạt động văn hoá - thông tin thì phát hành sách là hoạt động có điều kiện xã
hội hoá mạnh mẽ hơn Có thể cho tư nhân mở các siêu thị sách, các công ty
trách nhiệm hữu hạn về kinh doanh sách và văn hoá phẩm, mở rộng mang ludi đại lý và có cơ chế thích đáng để các đại lý thực hiện luật mà vẫn kinh doanh
tốt
Để hoạt động phát hành sách đi vào nẻ nếp, có trật tự ký cương cần thành
lập hệ thống thanh tra chuyên ngành của hoạt động xuất bản theo Luật Xuất
bản Có như, vậy mới:đảm bảo thị trường sách và văn hoá phẩm phát triển
mạnh mẽ, lành mạnh , đúng định hướng và đúng pháp luật
Hy vọig những suy nghĩ ban đầu trên đây sẽ góp phần vào việc quy hoạch phát triển của hoạt động xuất bản, nhằm đưa sự nghiệp xuất bản phát triển mạnh mẽ hơn, theo đúng định hướng mà chỉ thị 22/CT/TW của Bộ chính
trị đã để ra cho hoạt động báo chí, xuất bản cả nước, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà./
Trang 40
-29-PHAT TRIEN DONG BO VA HIEN DAI HOA
NGÀNH XUẤT BẢN NƯỚC TA
Th.s Trần Đăng Hanh
P.CN khoa xuất bản
1- VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN HIỆN NAY
1- Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, trong khoảng thời gian thập
niên rưỡi vừa qua ngành xuất bản nước ta đã khởi sắc và đạt được nhiều thành
tựu đáng kể
Về mặt số lượng, số đầu sách được xuất bản hàng năm, tổng số lượng bản, tổng số trang in đều tăng dần theo thời gian, nhất là trong mười năm gần
Riêng sách giáo khoa thường chiếm số lượng lớn cả về số đầu sách, lượng
bản Về tổng số trang in thì đã tăng vượt bậc Nếu như năm học 1996-1997
tổng lượng bản đạt 130 triệu bản thì băn 1998 đã xuất bản được 3.176 đầu sách với 156,4 triệu bản, được bán với giá hạ, chỉ bằng 40 - 50% giá bán các loại sách khác Hơn 20 triệu giáo viên và học sinh đã được cung cấp sách để dạy và
Các sách lý luận chính trị đã được quan tâm chú ý đúng mức Các bộ sách
về nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, vẻ tư tưởng Hồ Chí Minh, về đường
lối chính sách của Đảng vẫn được tiếp tục xuất bản đều đặn Ngoài NXB chính trị quốc gia ấn hành một nửa số bản sách chính trị - xã hội , các NXB
khác như Khoa học xã hội, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, 'Thanh niên,
Lao động, Văn hoá thông tin cũng ín loại sách này Năm 1996 cả nước in
1443 cuốn sách chính trị - xã hội với hơn 4,5 triệu bản, đạt bình quân 0,6 cuốn/người , chiếm 1/4 tổng số bản sách các loại Sách chính trị - xã hội đã đạt
yêu cầu chất lượng góp phần nâng cao sự giác ngộ chính trị, hiểu biết của nhân dân về đường lối của Đảng ta, về tình hình chính trị quốc tế Có những cuốn còn đạt tiêu chuẩn quốc tế về in ấn như Mác - Ăng ghen toàn tập, Hồ Chí Minh
toàn tập, cố một Việt Nam như thế
-30