1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế hoạch chất lượng SSG Tower (Pearl plaza) Hòa Bình thi công

114 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 5,82 MB

Nội dung

Kế hoạch chất lượng công trình cao ốc SSG Tower (Pearl Plaza) tại đường Điện Biên Phủ, thành phố Hồ Chí Minh do công ty xây dựng Hòa Bình lập nhằm đảm bảo chất lượng kỹ thuật của công trình xây dựngBiện pháp thi công, biện pháp tổ chức thi công nhà cao tầng.

Trang 1

HOA BINH CORPORATION

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH ĐỊA ỐC HOÀ BÌNH

Tel : 8.39321183, Fax : 84 - 8.39302097, E-mai : hoabinh@hcm.vnn.vn

Trang 2

KẾ HOẠCH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

CÔNG TRÌNH: SSG TOWER

CHƯƠNG I : BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG

1 THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN

2 TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT THI CÔNG ÁP DỤNG

3 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TẠI VĂN PHÒNG

4 TỔ CHỨC BỐ TRÍ THI CÔNG TẠI CÔNG TRƯỜNG

5 BIỆN PHÁP PHỐI HỢP CÁC ĐƠN VỊ TRÊN CÔNG TRƯỜNG

CHƯƠNG II : BIỆN PHÁP THI CÔNG

1 BIỆN PHÁP THI CÔNG CHÍNH

2 CÔNG TÁC GIA CÔNG VÀ LẮP DỰNG CỐP PHA

3 CÔNG TÁC GIA CÔNG VÀ LẮP DỰNG CỐT THÉP

4 CÔNG TÁC BÊ TÔNG

5 CÔNG TÁC LẮP DỰNG GIÀN GIÁO BAO CHE

6 CÔNG TÁC XÂY

7 CÔNG TÁC TÔ TRÁT

CHƯƠNG III : KẾ HOẠCH CHẤT LƯỢNG

1 MỤC TIÊU KẾ HOẠCH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

2 NỘI DUNG

3 THUẬT NGỮ

4 PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

5 QUY TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

6 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

CHƯƠNG IV : BIỆN PHÁP BẢO QUẢN VẬT TƯ

THIẾT BỊ

1 QUY TRÌNH CUNG ỨNG VẬT TƯ CHO CÔNG TRÌNH

2 BIỆN PHÁP BẢO QUẢN CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ THIẾT BỊ

CHƯƠNG V : BIỆN PHÁP ĐÃM BẢO TIẾN ĐỘ

THI CÔNG

1 BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO TIẾN ĐỘ TRONG MÙA MƯA BÃO

2 BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO TIẾN ĐỘ KHI MẤT ĐIỆN

3 QUY TRÌNH KIỂM SOÁT TIẾN ĐỘ

Trang 3

CHƯƠNG I:

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG

DỊCH VỤVĂN PHÒNG VÀ CĂN HỘ SSG TOWER

MỤC LỤC

1 THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN

2 TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT THI CÔNG ÁP DỤNG

3 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TẠI VĂN PHÒNG

4 TỔ CHỨC BỐ TRÍ THI CÔNG TẠI CÔNG TRƯỜNG

5 BIỆN PHÁP PHỐI HỢP CÁC ĐƠN VỊ TRÊN CÔNG TRƯỜNG

Trang 4

1 THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN

1.1 Tổng quan/ Giới thiệu dự án

1.2 Thuận lợi và khó khăn dự án

2 TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT THI CÔNG ÁP DỤNG

2.1 Công tác tổ chức thi công

2.2 Công tác trắc đạc

2.3 Công tác thi công phần khung

2.4 Công tác hoàn thiện

2.5 Hệ thống chất lượng, an toàn sức khỏe và môi trường

3 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TẠI VĂN PHÒNG

4 TỔ CHỨC BỐ TRÍ THI CÔNG TẠI CÔNG TRƯỜNG

4.1 Quy trình hướng dẫn tổ chức thi công

4.2 Công tác nhận mặt bằng thi công

4.3 Tổ chức tổng mặt bằng thi công, hàng rào, biển báo

4.4 Tổ chức bố trí văn phòng tạm, kho bãi

4.5 Tổ chức lực lượng thi công

4.6 Tổ chức bố trí thiết bị thi công

4.7 Tổ chức bố trí công tác điện, chiếu sáng, nước thi công và thông tin liên lạc

4.8 Tổ chức giao thông trên công trường

5 BIỆN PHÁP PHỐI HỢP CÁC ĐƠN VỊ TRÊN CÔNG TRƯỜNG

5.1 Mục đích

5.2 Nội dung quy định

5.3 Quy trình phối hợp với nhà thầu thi công Dự ứng lực

Trang 5

1 THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN

1.1 Tổng quan/ Giới thiệu dự án

1.1.1 Vị trí và điều kiện hiện hữu

- Dự án Trung tâm thương mại, siêu thị, dịch vụ, văn phòng và căn hộ cao cấp SSG

Tower tọa lạc tại khu chợ Văn Thánh, 561A Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình

Thạnh, với tổng mức đầu tư khoảng 2000 tỷ đồng Dự kiến hoàn thành vào năm 2014,

dự án là tổ hợp văn phòng, thương mại, căn hộ cao cấp với diện tích 5983.2 m2 sẽ đáp

ứng như cầu ngày càng tăng về nơi cư trú, văn phòng, thương mại của thành phố Hồ

Chí Minh

- Phía Tây Nam tiếp giáp đường Điện Biên Phủ; Phía Tây Bắc tiếp giáp đường D1;

Phía Đông Nam tiếp giáp hẻm; Phía Đông Bắc tiếp giáp hẻm

- Hiện tại dự án đang trong giai đoạn thi công phần hầm và dự kiến hoàn thành vào

- Hạng mục chức năng: Khối đế (5 tầng + 1 lửng); Khối tháp 1 – Khu văn

phòng cho thuê (27 tầng); Khối tháp 2 – Khu căn hộ (19 tầng)

1.2 Thuận lợi và khó khăn dự án

1.2.1 Thuận lợi

- Hòa Bình đã cử đoàn cán bộ kỹ thuật, quản lý đi khảo sát công trình và điều kiện hiện

hữu nên nắm rõ được những khó khăn và thuận lợi khi thi công công trình; tại công

trình có sẵn trạm điện và nơi cung cấp nước sử dụng cho thi công, hệ thống hàng rào

tạm của Chù đầu tư…

- Hòa Bình có nhiều kinh nghiệm thi công các công trình cao tầng như Khách sạn Le

Meridien SaiGon, Cao ốc văn phòng Ree, M&C Tower, Keang Nam HaNoi

Landmark Tower, Kumho Asiana Plaza…

- Ban chỉ huy công trình là những người đã thi công các công trình có quy mô tương tự

và lớn hơn, các đội được phân công thi công dự án này là những đội có tổ chức tốt và

có nhiều kinh nghiệm, đội ngũ kỹ sư trong ban chỉ huy công trường là những cá nhân

có nhiều kinh nghiệm đã thi công những công trình tương tự nên nắm bắt dễ dàng và

hoàn tất công trình hơn sự mong đợi của Chủ đầu tư

- Các công tác thuộc gói thầu có thể được khởi công ngay sau khi thông báo trúng thầu

nhờ vào sự có sẵn máy móc thiết bị và vật tư thi công

- Hòa Bình đã từng thi công các công trình với sự tham gia của nhiều nhà thầu phụ, nhà

cung cấp thiết bị, do đó Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án không phải bận tâm đến các

vấn để tranh chấp liên quan đến phạm vi công việc, sự phối hợp thực hiện

- Với mong muốn là một đối tác lâu dài nên chắc chắn công trình được sự quan tâm sát

sao về chất lượng và tiến độ thực hiện

1.2.2 Khó khăn

- Tiếng ồn, khói bụi…phải hạn chế ít nhất đến vực dân cư xung quanh và đáp ứng được

mức độ quy định của chính quyền địa phương và quy định trong tài liệu kỹ thuật

Trang 6

- Phối hợp với các nhà thầu khác trên công trường, nếu không quản lý chặt chẽ và cụ

thể bất kỳ sự chậm trễ nào cũng đều ảnh hưởng đến tổng tiến độ thi công

2 TIÊU CHUẪN KỸ THUẬT THI CÔNG ÁP DỤNG

2.1 Công tác tổ chức thi công

- TCVN 4055:1985 Tổ chức thi công

- TCVN 4516:1988 Hoàn thiện mặt bằng xây dựng – quy phạm thi công và

nghiệm thu

2.2 Công tác trắc đạc

- TCXDVN 9360:2012 Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và

công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học

- TCXDVN 9068:2012 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – Yêu cầu

chung

- TCXDVN 9399:2012 Quy trình kỹ thuật quan trắc chuyển bị ngang công trình

2.3 Công tác thi công phần khung

- TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối Quy phạm thi

công và nghiệm thu

- TCVN 5593:1991 Công trình xây dựng dân dụng Sai số hình học cho phép

- TCXDVN 296:2004 Giàn giáo – các yêu cầu về an toàn

- TCVN 1651:1985 Thép cốt bê tông cán nóng

- TCVN 3105:1993 Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng – lấy mẫu, chế tạo và

bảo dưỡng mẫu thử

- TCVN 3106:1993 Hỗn hợp bê tông năng Phương pháp thử độ sụt

2.4 Công tác hoàn thiện

- TCVN 4085:1985 Kết cấu gạch đá Quy phạm thi công và nghiệm thu

- TCVN 1450:1986 Gạch rỗng đất sét nung

- TCVN 1451:1986 Gạch đặc đất sét nung

- TCVN 4314:1986 Vữa xây dựng yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 4459:1987 Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa xây dựng

- TCVN 5674:1992 Công tác hoàn thiện trong xây dựng Thi công và nghiệm

thu

2.5 Hệ thống chất lượng, an toàn sức khỏe và môi trường

- ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng

- TCVN ISO 14001:2005 Hệ thống quản lý Môi trường – Các yêu cầu và Hướng dẫn

sử dụng

- BS OHSAS 18001:2007 Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp – Các

yêu cầu

3 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TẠI VĂN PHÒNG

Các Phòng ban trong công ty hỗ trợ, tiến hành công tác chuẩn bị theo kế hoạch chi tiết

cho từng hạng mục cụ thể để Ban chỉ huy Công trường (BCHCT) triển khai trong suốt

quá trình thi công

3.1 Ban chỉ huy Công trường

- Tiến hành phân công cán bộ kỹ thuật trực tiếp triển khai theo dõi giám sát công trình

Thành lập tổ trắc đạc và bộ phận thí nghiệm hiện trường để luôn luôn bám sát công

trường theo dõi giám sát chất lượng công trình theo đúng yêu cầu kỹ thuật

Trang 7

- Nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế cũng như thực tế hiện trường để có biện pháp tham mưu

cho BCHCT, hỗ trợ cho đội thi công hiệu quả tốt nhất

- Bám sát hiện trường, phối hợp cùng đội thi công hoàn chỉnh hồ sơ nghiệm thu thanh

quyết toán công trình cũng như hồ sơ hoàn công công trình

- Tổ trắc đạc cùng với công nhân trắc địa luôn luôn bám sát công trường để kiểm tra

giám sát tọa độ và cao độ thi công trong suốt quá trình thi công

- Tổ thí nghiệm với các thiết bị lấy mẫu và kiểm tra mẫu thí nghiệm luôn bám sát công

trường để kiểm tra toàn bộ vật liệu trước khi đưa vào sử dụng cho công trình, nếu vật

liệu không thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật của dự án sẽ được loại bỏ và yêu cầu vật tư

mới

3.2 Bộ phận cung ứng vật tư

- Căn cứ vào tiến độ thi công, kế hoạch cung ứng vật tư theo tiến độ để tính toán khối

lượng vật tư, vật liệu yêu cầu của công trình

- Tiến hành ký kết các hợp đồng kinh tế với các nhà cung ứng đã được hệ thống quản lý

chất lượng của Công ty đánh giá để tổ chức cung ứng vật tư, cấu kiện cần thiết theo

tiêu chuẩn quy cách thiết kế quy định và tiến độ thi công trên cơ sở sử dụng tối đa vật

liệu sẵn có tại địa phương

- Liên hệ chặt chẽ với BCHCT về tình hình thi công tại công trường để cung ứng vật tư,

vật liệu kịp thời, phù hợp không để tình trạng thiếu hoặc dư thừa ảnh hưởng đến tiến

độ thi công công trình

3.3 Bộ phận máy móc thiết bị

- Lên kế hoạch chi tiết để điều động xe máy thiết bị thi công phù hợp với từng hạng

mục thi công công trình, luôn luôn đáp ứng kịp thời và hiệu quả cho công tác thi công

công trình Tránh tình trạng thiết bị đưa ra công trình phải nằm chờ đợi không có việc

làm gây lãng phí

- Vận chuyển cung ứng vật tư: bố trí hợp lý, đủ số lượng phương tiện trên cơ sở chủ

động, bám sát kế hoạch thi công cho từng hạng mục công việc

- Bố trí bộ phận bảo dưỡng, sửa chữa cơ động, bám sát hoạt động của thiết bị tại công

trình, kịp thời khắc phục các hỏng hóc nhỏ, để bảo trì bảo dưỡng ngay tại công trình

- Lập kế hoạch dự phòng máy móc thiết bị để không ảnh hưởng đến tiến độ công trình

- Luôn luôn có kế hoạch dự phòng khi cần thiết phải tăng cường nhân lực để đẩy nhanh

tiến độ thi công trong từng giai đoạn, đảm bảo công trình trình hoàn thành theo đúng

thời gian qui định

3.5 Bộ phận tài chính

- Chuẩn bị nguồn kinh phí để kịp thời cung cấp cho công tác phục vụ thi công đảm bảo

tiến độ công trình

- Phối hợp với các bộ phận khác để tổ chức, phân bổ nguồn vốn, thu chi của dự án

- Có kế hoạch dự phòng nguồn kinh phí khi cần thiết

3.6 Bộ phận an toàn lao động

Trang 8

- Lên kế hoạch, quy an toàn lao động chi tiết cho công trường Phổ biến cụ thể đến từng

cán bộ công nhân viên tham gia thi công trong công trình Luôn bám sát công trường

kiểm tra phát hiện những vị trí hoặc thiết bị máy móc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao

động, bên cạnh đó cũng luôn kiểm tra nhắc nhở cán cộ công nhân tham gia thi công

luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện đúng các nội quy về an toàn lao động

để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra

- Dự trù kinh phí để trang bị bảo hộ an toàn lao động cho tất cả các cán bộ, công nhân

viên tham gia thi công trên công trường, kiểm tra định kỳ công trường, nhanh chóng

báo cáo Ban Giám đốc để có phương án giải quyết kịp thời

Trang 9

4 TỔ CHỨC BỐ TRÍ THI CÔNG TẠI CÔNG TRƯỜNG

4.1 Quy trình hướng dẫn tổ chức thi công

HỌP PHỔ BIẾN THÔNG TIN

VÀ TIẾP NHẬN HỒ SƠ/ MEETING

DISSEMINATING INFORMATION AND RECEIVING RECORDS

KIỂM TRA/

CHECK Đủ/

enough

BƯỚC/

STEP

LIÊN HỆ CÁC BÊN LIÊN QUAN

CONTACTING RELEVANT PARTIES

TIẾP NHẬN VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG

RECEIVING AND LAND CLEARANCE

LẬP SƠ ĐỒ BỐ TRÍ MẶT BẰNG THI CÔNG

SETTING CONSTRUCTION SITE LAYOUT

PHÊ DUYỆT

APPROVAL

DỰNG CÔNG TRÌNH TẠM VÀ CÁC HẠNG MỤC PHỤ TRỢ

SETTING TEMPORARY BUIDING

BCHCT/

Site management

(Kèm theo bản vẽ bố trí mặt bằng)/

enclosed drawing of land layout)

CĐT/ Owner

Bản vẽ bố trí mặt bằng/ land layout drawing

Danh mục kiểm tra công tác chuẩn bị (hạng mục phụ trợ)

Checklist of work preparation (extra-works)

BP Trắc đạc/

Survey staff

CHT/ Site manager CĐT / Owner

ISO công trường/

General drawing, project location, landmark position, altitude

Đo đạc và tính toán số liệu/

measuring and numeric calculation

LƯU ĐỒ CHUẨN BỊ/ FLOWCHART OF PREPARATION

TRIỂN KHAI THI CÔNG

NHẬN CÔNG TRÌNH/ RECEIVING

CONSTRUCTION SITE

LẬP KẾ HOẠCH (xem lưu đồ LKH)

PLANNING (seeing on plainning flowchart)

Trang 10

LƯU ĐỒ LẬP KẾ HOẠCH/ FLOWCHART OF PLANNING

GĐ dự án/ Project manager CHT/ Site manager

START

LƯU HỒ SƠ

RECORDING

KẾT THÚC

ISO công trường/ ISO secretary

BM-07/QT-CL-03 BM-09/QT-CL-03 BM-12/QT-CL-03

BM-04/QT-CL-15 Phiếu chuyển giao tài liệu

LẬP KẾ HOẠCH ĐỂ QUẢN TRỊ RỦI RO

RISK MANAGEMENT PLANNING

LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ THÔNG TIN

INFORMATION MANAGEMENT PLANNING

TGĐ/ Genaral manager PTGĐ kỹ thuật/ Deputy technical General manager CHT/ Site manager CHT/ Site manager

Chỉnh sửa

Correction

LẬP KẾ HOẠCH TRÌNH DUYỆT

SUBMISSION PLANNING

BM-11/QT-CL-03 BM-13/QT-CL-03

KHÁI QUÁT CÔNG TRÌNH

CONSTRUCTION SUMMARY

BM-03/QT-CL-03 BM-04/QT-CL-03 BM-06/QT-CL-03

BM-08/QT-CL-03

CHT/ Site manager

BM-14/QT-CL-03

GĐ dự án/ Project manager CHT/ Site manager

CHT/ Site manager

P Nhân sự/ Personel Dept

CHT/ Site manager Ban MMTB/ Plants and equipment unit

P.Vật tư/ Material Dept.

GĐ dự án/ Project manager CHT/ Site manager

GĐ dự án/ Project manager CHT/ Site manager

Trang 11

4.2 Công tác nhận mặt bằng thi công

- Sau khi được bàn giao mặt bằng, Nhà thầu sẽ nhanh chóng triển khai công việc dọn

dẹp, chuẩn bị mặt bằng để triển khai thi công ngay

- Trên cơ sở mốc chuẩn của Chủ đầu tư bàn giao, nhà thầu sẽ tiến hành xây dựng mạng

lưới định vị chuẩn cho công trình, bảo quản trong suốt quá trình thi công Cao độ

chuẩn của công trình được xác định trên cơ sở cao độ chuẩn được bàn giao từ Chủ

đầu tư, nhà thầu sử dụng máy thủy bình để xác định cao độ chuẩn của công trình và

được bắn gửi vào các vật bên ngoài công trình sau đó bắn chuyển vào công trình

- Sau khi nhận mặt bằng thi công, nhà thầu bố trí mặt bằng tổ chức thi công: xây dựng

văn phòng làm việc, xây dựng các kho chứa vật liệu, lán trại công nhân, hệ thống cấp

thoát nước công trường, điện thi công, đường giao thông nội bộ, tập kết đầy đủ thiết

bị, máy móc phục vụ thi công

- Những biện pháp chuẩn bị về tổ chức, phối hợp thi công gồm có:

o Thỏa thuận thống nhất với các cơ quan có liên quan về việc kết hợp sử dụng, năng lực lao động của địa phương và những công trình, những hệ thống kỹ thuạt hiện đang hoạt động gần công trình xây dựng để phục vụ thi công như:

hệ thống đường giao thông, mạng lưới cung cấp điện, mạng lưới cung cấp nước và thoát nước, mạng lưới thông tin liên lạc…

o Xác định những tổ chức tham gia xây lắp trong dự án

o Nghiên cứu thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình đã được phê duyệt và những điều kiện xây dựng cụ thể tại địa phương trước khi quyết định những biện pháp chuẩn bị về tổ chức, phối hợp thi công và các công tác chuẩn bị khác

o Cần phải chuẩn bị các công tác bên ngoài mặt bằng công trường bao gồm: hệ thống kho bãi, thông tin liên lạc, đường ống nước và công trình lấy nước, tuyến thoát nước và các công trình phụ xử lí nước thải…

o Xây lắp các nhà tạm phục vụ thi công

o Đảm bảo hệ thống cấp nước phòng cháy và trang bị chữa cháy, những phương tiện liên lạc và còi hiệu chữa cháy

o Tận dụng tối đa mạng lưới đường sá hiện có, nếu không có hoặc không tận dụng được thì mới làm đường thi công tạm, nguồn điện thi công phải được lấy

từ những hệ thống điện hiện có hoặc kết hợp sử dụng những công trình cấp điện cố định có trong thiết kế; về cấp nước thi công, trước hết phải tận dụng những hệ thống cung cấp nước đang hoạt động gần công trường

4.3 Tổ chức tổng mặt bằng thi công, hàng rào, biển báo

Nhà thầu triển khai các công tác chuẩn bị triển khai thi công, cụ thể:

- Trình toàn bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật chi tiết: biện pháp, tiến độ, tổ chức nhân lực,

danh mục máy móc thiết bị, sơ đồ bố trí hiện trường và những giấy tờ pháp lý, các tài

liệu có liên quan đến việc thi công do Chủ đầu tư duyệt tới các cơ quan quản lý

chuyên ngành hữu quan như: giao thông, thuỷ lợi cũng như các bên có liên quan để

phối hợp giải quyết các công trình ngầm liên quan đến công trình thi công

- Dựng bảng hiệu tại vị trí bên trên tường rào bao che thể hiện rõ các nội dung như: Tên

và phối cảnh công trình; tên đơn vị Chủ đầu tư; Tư vấn thiết kế; Tư vấn giám sát và

tên Đơn vị thi công, Trụ sở làm việc của công ty, văn phòng ban chỉ huy công trường,

thời gian làm việc trong ngày để nhân dân, chính quyền địa phương và các đơn vị cơ

Trang 12

quan, cá nhân có công trình trong khu vực lân cận được biết để thuận tiện cho việc

liên hệ

- Phối hợp với công an, đội quản lý trật tự trị an của địa phương trên địa bàn thi công

nhằm đảm bảo trật tự, an ninh ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, gây rối trật tự an

toàn xã hội trong suốt thời gian thi công, nâng cao tinh thần trách nhiệm chung

- Tại các góc của tường rào có bố trí hệ thống đèn pha chiếu sáng bảo vệ Phòng bảo vệ

được bố trí để giữ an ninh chung cho công trường

- Nhà thầu bố trí các lan can an toàn trên lối đi chính, các rào chắn tại vị trí lỗ mở của

sàn trệt để tránh xảy ra tai nạn lao động trong quá trình thi công

- Ngoài ra, trên mặt bằng thi công Nhà thầu bố trí các biển báo:

o Biển chỉ lối đi

o Biển báo nguy hiểm

o Biển báo cấm

o Biển báo cấm lửa hoặc dễ cháy, nổ

o Các biển báo an toàn lao động

o Đèn báo ban đêm

o Nội quy chung và nội quy riêng

4.4 Tổ chức bố trí văn phòng tạm, kho bãi

4.4.1 Cổng ra vào và hàng rào tạm:

- Hiện tại công trình đã được Chủ đầu tư bố trí hàng rào xung quanh, và một cổng

chính hiện hữu ngay vị trí đường D1

- Để thuận tiện cho vận chuyển vật liệu thi công và công tác bê tông, nhà thầu bố trí

thêm 02 cổng ra vào tại vị trí đường D1 và đường hẻm song song với đường D1 Lối

tiếp cận chính vào công trường tại 02 vị trí cổng này

4.4.2 Nhà bảo vệ

- Ngoài lực lượng bảo vệ chính của Chủ đầu tư, nhà thầu bố trí các 02 nhà bảo vệ kích

thước 2x2m gần các bãi gia công cốt thép và cốp pha bên trong công trình Bố trí lực

lượng bảo vệ trực và kiểm soát lượng vật tư, phương tiện vận chuyển cũng như lượng

người trong khu vực thi công 24/24

4.4.3 Văn phòng công trình

- Để thuận tiện trong quá trình thi công và tạo không gian mặt bằng rộng rãi trên cao độ

sàn trệt, văn phòng làm việc của Nhà thầu được bố trí tại Tầng hầm 1 của dự án bao

gồm: Văn phòng làm việc chính, phòng y tế, phòng họp, kho chứa vật liệu, máy móc

thi công, thiết bị an toàn

- Văn phòng làm việc được bố trí dựa vào số lượng nhân sự của dự án, được trang bị

đầy đủ các tiện ích phục vụ cho công việc như: bàn ghế, máy tính, máy photocopy,

máy fax…đảm bảo phục vụ tốt cho công tác thi công

- Nhà thầu sẽ niêm yết danh sách, số điện thoại liên hệ Ban chỉ huy công trường, Đơn

vị tư vấn giám sát, Chủ đầu tư, Công an địa phương và các bên liên quan…để tiện cho

việc liên hệ trong quá trình thi công

4.4.4 Hệ thống kho bãi, lán trại cho các tổ đội thi công

- Hệ thống lán trại phục vụ cho dự án trong suốt quá trình thi công được bố trí thành

các khu vực chính: lán trại tạm cho các tổ đội thi công, khu vực bãi gia công cốt thép,

bãi gia công cốp pha, và bãi tập kết các vật khác phục vụ công tác xây tô

- Khu vực lán trại tạm cho tác tổ đội thi công được bố trí ngay tại tầng hầm 1

Trang 13

- Khu vực bãi gia công cốt thép, cốp pha, các vật tư khác được bố trí ngay tại sàn trệt

để đảm bảo thuận lợi cho quá trình vận chuyển, gia công trong suốt thời gian thi công

- Các vật liệu rời như cát, đá, gạch xây…được xếp ngoài trời và phủ bạt, tính toán

lượng tiêu thụ và có kế hoạch cung ứng đầy đủ đảm bảo tiến độ thi công

- Các vật liệu dễ cháy…sẽ được lưu trong các phòng chưa hoàn thiện và được trang bị

đầy đủ các bình chữa cháy và các biển báo nguy hiểm

4.4.5 Nhà vệ sinh

- Nhà thầu bố trí nhà vệ sinh; phục vụ cho cán bộ BCH công trình và phục vụ cho công

nhân thi công trên công trình Nhà thầu thực hiện việc rút hầm tự hoại 01tháng/lần

- Tại các vị trí thuận lợi đều bố trí thùng rác, tránh tình trạng vứt rác bừa bãi trên hiện

trường Mỗi tuần hai lần được chuyển ra khỏi công trường

4.4.6 Cầu rửa xe

- Trên lối vào công trình Nhà thầu bố trí cầu rửa xe tại vị trí cổng ra vào với hệ thống

máy bơm và ga thu nước để rửa các phương tiện thi công ra khỏi công trường, đảm

bảo vệ sinh môi trường

4.5 Tổ chức lực lượng thi công

- Dựa vào diện tích mặt bằng công trường nhà thầu sẽ huy động số công nhân cốt thép,

cốp pha, bê tông cho phù hợp với diện tích và với tiến độ thi công Tránh bố trí quá

nhiều công nhân trên cùng một diện tích thi công, dẫn đến tình trạng dẫm chân nhau

trong khi thi công, giảm năng suất lao động

- Tiến độ huy động nhân lực thi công được trình bày trong Hồ sơ dự thầu

- Tổ chức chuyên nghiệp hóa các đội: nhằm giảm giá thành khi xử lý các công tác kỹ

thuật cùng loại giống nhau

4.6 Tổ chức bố trí thiết bị thi công

- Bố trí trạm trộn hồ thuận tiện cho việc tiếp nhận cát, xi măng để cung cấp vữa xây

dựng

- Thiết bị vận chuyển vật liệu: nhà thầu sử dụng 02 cẩu tháp (bán kính 60m và 45m) và

02 vận thăng (loại 02 lồng) để thiết bị vận chuyển vật liệu và công nhân trong quá

trình thi công

- Các thiết bị thi công khác được vận chuyển vào và ra khỏi công trường cho phù hợp

với tiến độ thi công yêu cầu Tránh việc sử dụng bừa bãi và lãng phí các tài nguyên,

thiết bị

- Tiến độ huy động thiết bị thi công được trình bày trong mục sau

4.7 Tổ chức bố trí công tác điện, chiếu sáng, nước thi công và thông tin liên lạc

4.7.1 Giải pháp cấp điện, chiếu sáng

- Tại công trường đã có Trạm điện hiện hữu với công suất 560 kVA, Nhà thầu sẽ liên

hệ với Công ty điện lực để lắp đặt đồng hồ điện cung cấp nguồn điện cho máy móc

thiết bị tại công trường và sử dụng trong suốt quá trình thi công Ngoài ra Nhà thầu

còn bố trí một máy phát điện dự phòng đảm bảo tiến độ thi công trong trường hợp mất

điện hoặc có sự cố về điện xảy ra

- Toàn bộ hệ thống dây dẫn điện đều được treo trên các cột gỗ dọc theo hàng rào công

trường và phân nhánh đến điểm tiêu thụ, các hộp cầu dao có nắp che chắn bảo vệ đảm

bảo an toàn điện cho người thi công Nếu có yêu cầu đặc biệt về an toàn điện, hệ

thống dây cáp ngầm PVC sẽ chôn vào đất

Trang 14

- Ngoài ra, Nhà thầu sẽ thiết kế và trang bị hệ thống đèn chiếu sáng ban đêm cho các

khu vực văn phòng, cổng chính, cổng phụ (nếu có), dọc theo hàng rào tạm, tại vị trí

kho bãi và tập kết thiết bị, các chốt bảo vệ, lán trại các đội và văn phòng các nhà thầu

phụ đảm bảo đủ ánh sáng nếu thi công ban đêm và đề phòng xảy ra mất cắp trên công

trường

4.7.2 Giải pháp cấp thoát nước

- Nhà thầu liên hệ với Đơn vị thủy cục cung cấp nước lắp đặt đồng hồ, đảm bảo đáp

ứng đủ nguồn nước phục vụ cho các công tác trộn vữa, trộn bê tông…và trong trường

hợp bị mất nguồn cung cấp nước, Nhà thầu sẽ vận chuyển nguồn nước khác đạt yêu

cầu

- Hệ thống các đường ống và van khóa được bố trí tới từng khu vực thi công, sử dụng

bơm có đủ sức cấp nước tới vị trí xa nhất của công trường, cung cấp nước cho các

công tác chính như: tưới nền, bảo dưỡng bê tông, vệ sinh thiết bị ra vào công

trường…

- Tổ chức thoát nước trên tổng mặt bằng: bố trí các rãnh thu nước dọc theo tường rào

tạm, hệ thống hố ga thu nước tại các góc của công trình và thoát ra hệ thống cống

chính của khu vực

4.7.3 Giải pháp thông tin liên lạc

- Để phục vụ cho thông tin liên lạc trong quá trình thi công, nhà thầu sẽ liên hệ với đơn

vị cung cấp dịch vụ internet Ngoài ra chúng tôi cũng trang bị điện thoại di động, hoặc

máy bộ đàm cho các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật để thuận tiện cho công tác điều hành, quản

lý tại công trường

4.8 Tổ chức giao thông trên công trường

4.8.1 Bố trí giao thông trên tổng mặt bằng

- Nhà thầu bố trí hệ thống giao thông vào và ra công trình, trường hợp cần thiết sử dụng

cổng phụ nhà thầu sẽ xin ý kiến trước khi thực hiện, kết hợp đường giao thông nội bộ

như trên bản vẽ tổng mặt bằng thi công đảm bảo không ảnh hưởng đến các hệ thống

hạ tầng bên dưới Bên trong công trình hệ thống đường và bãi thi công thiết kế tính

đến việc dự trù sắp xếp, bố trí các bãi vật tư cũng như đảm bảo lưu thông cho các loại

xe trong toàn bộ quá trình thi công

- Nhà thầu sẽ thi công hệ thống giao thông xung quanh

- Các loại vật liệu cồng kềnh như đối trọng, sắt thép, các loại chất thải sẽ được vận

chuyển vào thời gian quy định của thành phố để tránh ảnh hưởng tới hoạt động giao

thông của khu vực

4.8.2 Giải pháp đảm bảo giao thông nội bộ trong công trường

- Để các công trình hiện trạng còn lại vẫn đảm bảo hoạt động bình thường, Nhà thầu tổ

chức bố trí hệ thống cổng và hàng rào công trình Nhà thầu sẽ tính toán các khoảng

cách còn lại để đảm bảo giao thông nội bộ trong công trường

- Thiết lập hệ thống các biển báo giao thông tại các vị trí dễ nhận biết

- Đặt các biển báo hướng dẫn giao thông trên công trường

5 BIỆN PHÁP PHỐI HỢP CÁC ĐƠN VỊ TRÊN CÔNG TRƯỜNG

Nhà thầu đề xuất biện pháp phối hợp với Chủ đầu tư, Tư vấn Quản lý dự án, Tư vấn giám

sát thi công, Đơn vị Kiểm định chất lượng công trình

5.1 Mục đích

Trang 15

- Quy trình này nhằm mục đích thể hiện rõ các mối quan hệ phối hợp giữa Nhà thầu

xây lắp, đơn vị Tư vấn giám sát, Tư vấn quản lý dự án, Ban quản lý dự án của Chủ

đầu tư (nếu có), Chủ đầu tư, trong công tác quản lý dự án Xây dựng

- Quy trình này được ban hành để các bên nhanh chóng nắm bắt được toàn bộ quá trình

thực hiện, đạt kết quả tốt nhất cho việc thực thi công Dự án

- Các căn cứ xây dựng quy trình:

- Các văn bản pháp lý về quản lý chất lượng công trình:

o Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công;

o Hồ sơ dự thầu của Nhà thầu thi công

o Hợp đồng ký kết giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu thi công;

o Hợp đồng ký kết giữa Chủ đầu tư và Đơn vị thiết kế;

o Hợp đồng ký kết giữa Chủ đầu tư và Đơn vị Tư vấn quản lý dự án;

o Hợp đồng ký kết giữa Chủ đầu tư và Đơn vị Tư vấn giám sát

5.2 Nội dung quy định

- Các đơn vị có liên quan và các từ viết tắt:

- Các cuộc họp công trường:

o Để quản lý và điều hành công trình đúng tiến độ, nhà thầu đề xuất kế hoạch tổ chức các cuộc họp công trường như sau:

o Giao ban hàng tháng: giữa Chủ đầu tư - Nhà thầu - TVGS - Tư vấn thiết kế -

tư vấn kiểm định chất lượng: mỗi tháng 1 lần, vào ngày thứ 6 của tuần cuối tháng Thành phần tham dự là đại diện có thẩm quyền của các bên

o Nội dung cuộc họp hàng tháng

 Nhà thầu và TVGS báo cáo tiến độ và chất lượng thi công công trình, trình bày các đề xuất và kiến nghị (nếu có)

 CĐT có ý kiến giải quyết các đề xuất và kiến nghị của các bên trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của CĐT đã được quy định theo luật xây dựng và các nghị định liên quan Đối với những vấn đề vượt quá them quyền của Chủ đầu tư sẽ được ghi nhận trong biên bản họp

và Chủ đầu tư sẽ có tờ trình gửi cấp có thẩm quyền để giảI quyết

 Nghiệm thu khối lượng công việc thực hiện trong tháng để làm cơ sở thanh toán cho nhà thầu Giao ban hàng tuần: giữa Ban quản lý dự án (đại diện CĐT) - nhà thầu - TVGS: mỗi tuần 1 lần, vào ngày thứ hai

Nếu là tuần cuối tháng thì buổi giao ban tuần thay bằng buổi giao ban tháng Thành phần tham dự là đại diện có thẩm quyền của các bên tại công trường

- Nội dung cuộc họp hàng tuần

o Nhà thầu cáo tiến độ và chất lượng thi công công trình, trình bày các đề xuất

và kiến nghị (nếu có)

o Tư vấn giám sát báo cáo đánh giá tiến độ và chất lượng thi công công trường, trình bày các đề xuất và kiến nghị (nếu có)

Trang 16

o Ban QLDA giải quyết các đề xuất và kiến nghị của nhà thầu và TVGS Giao ban nội bộ của nhà thầu; Vào sáng thứ 7 hàng tuần Thành phần tham dự Giám đốc dự án, chỉ huy trưởng/ phó công trường, cán bộ kỹ thuật thi công, cán bộ quản lý chất lượng, các đội trưởng, các thầu phụ…

- Nội dung cuộc họp nội bộ hàng tuần

o Đánh giá chất lượng và hiệu quả công việc trong tuần

o Rút kinh nghiệm về những sai sót và biện pháp khắc phục

o Nghiệm thu nội bộ công việc trong tuần

o Triển khai công việc của tuần tiếp theo

o Họp triển khai kỹ thuật của nhà thầu khi cần thiết:

o Thành phần tham dự: Chỉ huy phó phụ trách thi công, cán bộ kỹ thuật thi công

có liên quan, đội trưởng hoặc nhà thầu phụ có liên quan

o Giao nhiệm vụ thi công cho đội trưởng hoặc nhà thầu phụ

o Giao nhiệm vụ giám sát kỹ thuật cho cán bộ kỹ thuật liên quan

o Triển khai bản vẽ thi công và các yêu cầu kỹ thuật, tiến độ đi kèm

5.3 Quy trình phối hợp với nhà thầu Dự ứng lực

5.3.1 Mục đích

- Quy trình này nhằm thiết lập nguyên tắc cho việc phối hợp công việc với Nhà thầu thi

công kết cấu bê tông cốt thép và Nhà thầu thi công Dự ứng lực

- Quy trình này được chuẩn bị nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tính trình tự trong việc

phối hợp giữa hai bên trong các công việc, trách nhiệm, quyền lợi và quan hệ hợp

đồng giữa các bên

- Quy trình này không thay thế, sửa đổi các điều khoản hợp đồng, mang tính chất làm

rõ bổ sung phương thức để các bên có thể phối hợp tốt và thông tin rõ ràng trong quá

trình triển khai dự án

- Trong quá trình thực hiện, các bên có thể để xuất sửa đổi quy trình để phù hợp với

việc triển khai dự án

5.3.2 Nguyên tắc chung và trách nhiệm của các bên:

- Tiến độ dự án, chất lượng thi công và an toàn lao động thi công dự ứng lực sẽ phụ

thuộc chủ yếu vào việc phối hợp và hỗ trợ của các bên trong suốt giai đoạn thi công

trên công trường

- Các nguyên tắc phối hợp và yêu cầu đối với Nhà thầu chính hỗ trợ phải được thống

nhất giữa các bên trước khi bắt đầu công tác thi công dự ứng lực

- Chi phí phải trả (nếu có) cho việc nhận sự hỗ trợ/ sử dụng trang thiết bị của Nhà thầu

chính cần được làm rõ và thống nhất với nhà thầu chính trước khi bắt đầu thi công

- Giám đốc dự án chịu trách nhiệm thiết lập và thống nhất nguyên tắc phối hợp nêu

trong quy trình này với Nhà thầu thi công dự ứng lực

- Chỉ huy trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp theo dõi, hướng dẫn và phối hợp trên công

Trang 17

 Thiết bị nâng chuyển : cẩu tháp vận chuyển cáp và vận thăng vận chuyển xi măng

 Nguồn điện nước tạm phục vụ thi công

 Bảo vệ, an ninh, nhà vệ sinh công trường

5.3.3.2 Sự phối hợp trong quá trình thi công:

o Trình tự thi công sàn dự ứng lực tóm tắt như sau:

 Kéo căng cáp và bơm vữa

o Các công tác của Nhà thầu dự ứng lực sẽ phối hợp với Nhà thầu chính tại thời điểm thi công thép thường và đường ống kỹ thuật, sẽ có sự phối hợp như sau:

 Các bên cùng nghiệm thu và chuẩn bị công tác đổ bê tông

 Công tác bê tông, kéo cáp và bơm vữa:

 Nhà thầu chính tháp ván khuôn hoàn thành trước ngày kéo căng

 Nhà thầu chính hỗ trợ sàn thao tác và bao che tại vị trí kéo căng (neo sống)

 Cung cấp hỗ trợ nguồn điện phục vụ kéo căng

 Hỗ trợ cẩu tháp vận chuyển kích trường hợp kéo căng bó cáp dầm

 Hỗ trợ vận thăng vận chuyển xi măng và thiết bị cần thiết

 Cung cấp hỗ trợ nguồn nước sạch để trộn vữa

o Nhà thầu thi công cáp dự ứng lực phải:

 Tuân thủ chính sách an toàn lao động, an ninh công trường của nhà thầu chính

 Tham khảo và phối hợp với nhà thầu chính liên quan tới việc bố trí công trường và tổng mặt bằng thi công

 Tuân thủ tổng tiến độ thi công của nhà thầu chính

 Thực hiện đúng các quy trình sử dụng các tiện ích phục vụ thi công như cẩu tháp, vận thăng, chiếu sáng, điện, nước của nhà thầu chính

 Tiến độ thi công cho từng sàn phải thống nhất với nhà thầu chính trước khi bắt đầu công việc

Trang 18

LƯU ĐỒ QUẢN LÝ THẦU PHỤ

LƯU ĐỒ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM BIỂU MẪU BƯỚC

BẮT ĐẦU

CẬP NHẬT THƠNG TIN HĐTP

2

GIÁM SÁT THỰC HIỆN HỢP ĐỔNG

NGHIỆM THU CƠNG VIỆC

DUYỆT

LƯU HỒ SƠ

KẾT THÚC Y

P TGĐ phụ trách

Cơng trường Phịng hợp đồng P.QS

BM-01a/QT-CL-06: NT nội bộ cơng việc xây dựng

BM-03a/QT-CL-06: NT nội bộ lắp đặt thiết

bị tĩnh

BM-14/QT-CL-07:Giấy đề nghị tạm ứng BM-15/QT-CL-07:Giấy đề nghị thanh tốn

Hồ sơ liên quan

BM-12/QT-CL-07: Biên bản đề nghị phạt thầu phụ.

TẠM ỨNG CHO NHÀ CUNG CẤP

ĐÁNH GIÁ VÀ THƯỞNG THẦU PHỤ

6

LẬP ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG/ QUYẾT TỐN TRÊN ERP

BCHCT Thầu phụ

7

BM-13/QT-CL-07:Bảng kê chi tiết KL BM-14/QT-CL-07:Giấy đề nghị tạm ứng BM-15/QT-CL-07:Giấy đề nghị thanh tốn

BM-13/QT-CL-07:Bảng kê chi tiết KL BM-14/QT-CL-07:Giấy đề nghị tạm ứng BM-15/QT-CL-07:Giấy đề nghị thanh tốn

N

Phịng hợp đồng Phịng QS

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG & KINH DOANH ĐỊA ỐC HÒA BÌNH

o0o

Trang 19

-CHƯƠNG II :

BIỆN PHÁP THI CÔNG

DỊCH VỤVĂN PHÒNG VÀ CĂN HỘ SSG TOWER

MỤC LỤC

1 BIỆN PHÁP THI CÔNG CHÍNH

2 CÔNG TÁC GIA CÔNG VÀ LẮP DỰNG CỐP PHA

3 CÔNG TÁC GIA CÔNG VÀ LẮP DỰNG CỐT THÉP

4 CÔNG TÁC BÊ TÔNG

5 CÔNG TÁC LẮP DỰNG GIÀN GIÁO BAO CHE

6 CÔNG TÁC XÂY

7 CÔNG TÁC TÔ TRÁT

Trang 20

6 BIỆN PHÁP THI CÔNG CHÍNH

7.4 Các lỗi thi công và biện pháp khắc phục

8 CÔNG TÁC GIA CÔNG VÀ LẮP DỰNG CỐT THÉP

8.1 Công tác chuẩn bị

8.2 Công tác gia công

8.3 Công tác lắp dựng

8.4 Các lỗi thi công và biện pháp khắc phục

9 CÔNG TÁC BÊ TÔNG

9.1 Công tác chuẩn bị

9.2 Công tác kiểm tra và lấy mẫu

9.3 Công tác đổ bê tông

9.4 Các lỗi thi công và biện pháp khắc phục

10 CÔNG TÁC LẮP DỰNG GIÀN GIÁO BAO CHE

Trang 21

3 BIỆN PHÁP THI CÔNG CHÍNH

3.1 Khối podium

- Nhà thầu sử dụng phương án cốp pha truyền thống (ván ép + thép hộp) cho các kết

cấu chính như cột, dầm sàn, vách lõi thang sử dụng hệ gangform bên trong

- Giàn giáo bao che: sử dụng hệ giàn giáo khung bao quanh theo chu vi mặt bằng, dùng

cho việc xây tô bên ngoài và ngăn cản vật liệu rơi

3.2 Khối tháp

- Tương tự biện pháp sử dụng cho khối poidum

4 CÔNG TÁC GIA CÔNG VÀ LẮP DỰNG CỐP PHA

4.1 Công tác chuẩn bị

- Bề mặt cốp pha phải bằng phẳng, kín, đủ độ cứng, được vệ sinh sạch

- Cây chống, thanh đứng, gông phải đủ độ cứng, không bị cong vênh và mất ổn định

khi đổ bê tông

- Cốp pha, thanh đứng, cây chống, gông phải được thiết kế đảm bảo các loại tải trọng

khi đổ bê tông bao gồm: tải đứng, tải ngang

- Trắc đạc để xác định các trục tim ngang, dọc của cột, vách, dầm sàn

- Gia công cốp pha:

o Quét dầu lên bê mặt cốp pha

o Nẹp góc (nếu có)

o Ghép ván cốp pha với các thanh đứng tạo thành từng mặt riêng biệt (đối với

cột, vách)

o Các thanh đứng phải đảm bảo sao cho cốp pha không bị phình do tải trọng khi

đổ bê tông (phải tính toán cho phù hợp)

4.2 Công tác lắp dựng

Trang 22

4.2.1 Trước khi lắp dựng

o Nghiệm thu cốt thép, thép chờ trước khi lắp dựng

o Phối hợp với các bộ phận cơ điện nghiệm thu phần M&E

o Dùng vòi nước vó áp để vệ sinh (đối với cột, vách) trước khi lắp dựng cốp pha

 Hệ thống cây chống đảm bảo để giữ ổn định hệ thống cốp pha khi chịu tải trọng và tác động trong quá trình đổ bê tông

 Trụ chống phải đặt vững chắc trên nền cưng, không bị trượt và không

bị biến dạng khi chịu tải trọng và tác động trong quá trình thi công

 Chèn khe hở chân cột (vách): sau khi cố định hoàn chỉnh, có thể dùng vữa xi măng, cát… để chèn tô trống chân cột (vách)

Trang 23

 Trước khi lắp dựng ván khuôn tiến hành dùng máy thủy bình dẫn cote chuẩn của công trình vào các cột đã đổ bê tông để lấy cote cao độ của đáy dầm.

 Đầu tiên tiến hành trải ván đáy dầm trước, sau đó tiến hành tấn ván thành và dùng sắt hộp để định vị trí, kích thước hình học, giữ ổn định cho ván khuôn dầm Dùng sắt hộp liên kết các dầm đỡ sàn với dàn sắt hộp đã rãi sẵn trên giàn giáo sắt

 Sau khi lắp dựng ván khuôn dầm, dùng máy kinh vĩ, máy thủy bình, thước đo, ke vuông, kiểm tra bằng phẳng, tim cốt, kích thước của các cấu kiện

4.2.2.4 Vật liệu sử dụng làm ván khuôn:

 Ván ép dày 18mm, sử dụng sắt hộp 50x50, 50x100 (hoặc 45x90) để đỡ đáy dầm, sàn, để chống phình sử dụng ty

 Cây chống: chủ yếu bằng sắt hộp, hoặc khung giàn giáo hoặc cây chống đơn có điều chỉnh

 Một số loại cốp pha khác nếu có yêu cầu từ Chủ đầu tư

o Kiểm tra cốp pha trong và sau khi đổ bê tông

Trang 24

 Kiểm tra sự ổn định của cây chống trong suốt quá trình đổ bê tông để khắc phục kịp thời nếu bị mất ổn định

 Kiểm tra lại độ thẳng đứng của cột sau khi đổ bê tông (bằng dọi, máy trắc đạc…)

- Khi tháo ván khuôn tránh va chạm mạnh hoặc gây chấn động làm sứt mẻ kết cấu, phải

đảm bảo ván khuôn không bị hư hỏng

- Trước khi tháo giàn giáo chống đỡ ván khuôn chịu tải trọng, phải tháo ván khuôn mặt

bên để xem xét chất lượng của bê tông Nếu bê tông quá xấu, nứt nẻ và rỗ nặng thì chỉ

khi nào bê tông được xử lý thì mới tháo hết ván khuôn và giàn giáo

- Kết cấu dạng console, chỉ được tháo dỡ cột chống khi bê tông đạt cường độ 100% và

đã có đủ đối trọng chống lật

- Việc chất tải từng phần lên kết cấu sau khi tháo dỡ ván khuôn, giàn giáo được tính

toán theo cường độ bê tông đã đạt được, loại kết cấu và đặc trưng tải trọng để tránh

các vết nứt và các hư hỏng khác đối với kết cấu

- Việc chất tải toàn bộ lên các kết cấu sau khi tháo dỡ ván khuôn, giàn giáo chỉ được

thực hiện khi bê tông đã đủ cường độ thiết kế

- Tháo dỡ ván khuôn, giàn giáo của kết cấu phải theo yêu cầu sau:

o Phải tháo dỡ từ trên xuống dưới, từ các bộ phận thứ yếu đến các bộ phận chủ yếu

o Trước khi tháo cột chống, phải tháo nêm và đệm chân cột

o Khi tháo dỡ ván khuon, trước hết phải tháo cột chống ở giữa, sau đó tháo dần

các cột chống ở xung quanh theo hướng từ trong ra ngoài

Trang 25

4.4 Các lỗi thi công và biện pháp khắc phục

1.Các lỗi thường gặp và cách khắc phục & phòng ngừa

Các lỗi thường gặp Biện pháp khắc phục & phòng ngừa

Bố trí các thanh đứng và gông không phù hợp

làm cho cốp pha bị phình khi đổ bê tông Tính toán để bố trí các thanh đứng và gông cho phù hợp

 Cột (vách) bị nghiêng, bị xoay, lệch

 Cây chống bị mất ổn định khi đổ bê tông

 Phải chỉnh cho cột thật thẳng đứng trước khi

đổ bê tông

 Kiểm tra hệ cây chống trong quá trình đổ bê tông (nếu mất ổn định thì khắc phục ngay)

 Chống hai bênh mép cột để cột không bị xoay

Chân cột (vách) không chèn kín làm mất nước bê

tông

Chèn kín chân cột (vách)

Thanh đứng

Gông

Chống cột Dây rọi

Chèn chân cột

Trang 26

2 Công tác sức khỏe an toàn và môi trường

+ Bị chấn thương do sử dụng máy móc gia công và

các dụng cụ thủ công không hoàn hảo, đã hư

hỏng hoặc do công nhân vận hành, thao tác

không đúng kỹ thuật

+ Công nhân bị ngã khi lắp đặt và tháo dỡ cốp pha

do chỗ làm việc không bảo đảm an toàn hoặc

không mang dây an toàn, sử dụng dàn giáo

không đáp ứng về yêu cầu an toàn chịu lực và ổn

định nên bị gãy đổ, sàn thao tác không có lan can

bảo vệ

+ Cốp pha, dụng cụ, vật liệu đổ rơi từ trên cao

xuống, do lắp đặt và tháo dỡ cốp pha không đúng

quy trình kỹ thuật, ném, vứt vật từ trên cao

+ Dẫm phải đinh, va quệt vào các cạnh sắc nhọn

của cốp pha do sau khi tháo dỡ xong, không xếp

cốp pha gọn gàng vào đúng nơi quy định

+ Sau mỗi ca làm việc các thiết bị phải được vệ sinh sạch sẽ và trả lại kho công trường

+ Sắp xếp gọn gàng và phân loại các vật tư làm cốp pha đúng chổ quy định

Chân cột chèn không kín

Trang 27

+ Tháo dỡ cốp pha và cây chống không phù hợp

+ Giằng chống không đảm bảo

+ Bị rung

+ Chống trên đất không ổn định, shoring không

thẳng đứng

+ Không giám sát tốt công tác đổ bê tông

+ Thiếu kiểm tra các chi tiết liên kết cốp pha

4.5 Tính toán kiểm tra cốp pha:

(Xem Phụ lục 1 đính kèm)

Trang 28

5 CÔNG TÁC GIA CÔNG VÀ LẮP DỰNG CỐT THÉP

5.1 Công tác chuẩn bị

- Thép dùng trong kết cấu bê tông cốt thép phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế

- Cần có các chứng chỉ kỹ thuật kèm theo và cần lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra (Cần

chọn 3 mẫu thử kéo, 3 mẫu để thử uốn nguội từ những thanh khác nhau của một lô

hàng; khối lượng mỗi lô nhỏ hơn hoặc bằng 50 tấn);

- Thiết bị và dụng cụ gia công cốt thép phả hoạt động tốt và an toàn;

- Cốt thép cần đảm bảo:

o Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vây sắt và các lớp rỉ;

o Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính, nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích thiết diện thực tế còn lại;

- Cốt thép phải được kê và che bạt trong quá trình bảo quản

- Coupler (ống nối) phải thí nghiệm trước khi nhập kho

5.2 Công tác gia công

5.2.1 Duỗi thẳng thép

o Bằng búa đập: áp dụng cho các thanh cốt thép nhỏ cong queo

o Bằng máy uốn: áp dụng cho các thanh cốt thép có đường kính hơn 24mm

o Bằng tời: áp dụng cho thép cuộn, có thể dùng gập nếu không có tời

5.2.2 Đánh rỉ

o Bằng bàn chảy sắt: áp dụng cho mọi loại cốt thép

o Bằng hóa chất tẩy rỉ Rustkill

o Nếu trong quá trình sửa thẳng bằng tời thì không cần đánh rĩ, bởi vì trong quá trình kéo thẳng dây thép giãn ra làm bong các vẩy rỉ sét

5.2.3 Cắt và uốn

o Cắt: cắt thép theo bản vẽ shopdrawing được duyệt (buộc thành từng loại riêng biệt có bảng tên thép và tên cấu kiện)

Trang 29

o Uốn: uốn thép theo bản vẽ shopdrawing được duyệt (buộc thành từng loại riêng biệt có bảng tên thép và tên cấu kiện)

o Nối thép, nối cốt thép bằng cách buộc phải đảm bảo:

 Việc nối buộc cốt thép được thực hiện theo thiết kế, trong một mặt cắt ngang của tiết diện kết cấu không nối quá 25% diện tích tổng cộng của mặt cắt ngang đối với thép tròn trơn và không quá 50% đối với cốt thép có gờ

 Khi nối buộc, cốt thép ở vùng chịu kéo thép trong trơn phải uốn móc

 Trong các mối nối cần buộc ít nhất là 3 vị trí (ở giữa và hai đầu)

 Chiều dài nối buộc tuân thủ theo phụ lục A nhưng không nhỏ hơn 250mm

 Số lượng mối nối buộc không nhỏ hơn 50% số điểm giao nhau theo thứ tự xen kẽ

Trang 30

5.3 Công tác lắp dựng

5.3.1 Thép móng đơn

5.3.1.1 Công tác chuẩn bị

 Nghiệm thu bê tông lót

 Kiểm tra cốt thép đã gia công (chiều dài, góc uốn, rỉ…)

 Túi dựng dụng cụ gồm: mốc xoay, kẻm buộc, các dụng cụ khác liên quan

5.3.1.2 Lắp dựng

o Buộc lưới thép trước khi lắp vào hố móng:

 Buộc cốt thép thành khung bằng thép kẽm theo yêu cầu thiết kế

 Lắp đặt lưới thép vào vị trí móng

 Kê khung thép bằng con kê

 Cố định vị trí của thép chờ

o Buộc lưới thép trực tiếp trong hố móng:

 Lưới thép được buộc trực tiếp trong hố móng

 Kê khung thép bằng con kê

Trang 31

 Túi dựng dụng cụ gồm: mốc xoay, kẻm buộc, các dụng cụ khác liên quan.

 Phối hợp với bộ phận M&E

5.3.2.2 Lắp dựng

 Nối thép dọc vào thép chờ

 Lồng thép đai vào (cột); đặt thép ngang vào thép dọc (vách)

 Dùng dây kẽm buộc thép đai vào thép chủ

 Trong mọi trường hợp, các góc của đai thép với thép chịu lực phải buộc hoặc hàn dính 100%

 Buộc con kê vào khung thép

 Dùng chống hoặc dây cố định tạm khung thép

Trang 32

5.3.3 Thép dầm sàn

5.3.3.1 Công tác chuẩn bị

 Vệ sinh thép chờ

 Kiểm tra cốt thép đã gia công (chiều dài, góc uốn, rỉ…)

 Túi dựng dụng cụ gồm: mốc xoay, kẻm buộc, các dụng cụ khác liên quan

 Phối hợp với bộ phận M&E

5.3.3.2 Lắp dựng cốt thép dầm

 Lồng thép đai vào thép chủ

 Dịch chuyển cả bộ (thép chủ và thép đai) vào vị trí thiết kế

 Dùng dây kẽm buộc thép đai vào thép chủ

 Trong mọi trường hợp, các góc của đai thép với thép chịu lực phải buộc hoặc hàn dính 100%

5.3.3.3 Lắp dựng cốt thép sàn

Trang 33

 Dùng lưới dánh dấu vị trí của những cây thép vào cốp pha sàn;

 Dùng dây kẽm buộc những thanh thép con cóc vào lớp trên để đỡ lớp thép trên;

 Đặt thép đúng vị trí đã đánh dấy

 Dùng dây kẻm buộc những chỗ giao nhau của lưới thép

 Số lượng mối nối buộc (theo tiêu chuẩn TCVN)

o Cố định cốt thép

 Cố định vị trí cốt thép không để biến dang trong quá trình đổ bê tông

 Các con kê cần đặt tại ciác vịt rí thích hợp tùy theo mật độ cốt thép nhưng không lớn hơn 1m một điểm kê Con kê có chiều dày bằng lớp

bê tông bảo vệ cốt thép và được làm bằng các vật liệu không ăn mòn cốt thép, không phá hủy bê tông

5.4 Các lỗi thi công và biện pháp khắc phục

1 Một số lỗi khi thi công thép, cách khắc phục & phòng ngừa

Trang 34

Lỗi khi thi công thép Biện pháp khắc phục & phòng ngừa

Cốt thép đưa vào sử dụng không phù hợp Kiểm tra thật kỹ trước khi nhận hàng (Có chứng chỉ xuất xưởng, kết quả thử đạt yêu cầu) Cốt thép gia công không đúng thiết kế Nghiên cứu thật kỹ bản vẽ trước khi gia công

Chiều dày lớp bê tông không đủ Thép phải được cố định vững chắc trước khi đổ

Cốt thép lắp đặt không đúng thiết kế (thép sau khi

gia công để không ngăn nắp,…) Cốt thép sau khi gia công nên buộc thành từng lô theo chủng loại và số lượng để tránh nhầm lẫn

khi sử dụng (buộc thành từng loại riêng biệt có bảng tên thép và tên cấu kiện)

Cốt thép bị rỉ sét Khi chưa sử dụng phải kê lên và che chắn thật

kỷ không để bị ẩm ướt, lắp dựng xong phải đổ

bê tông ngay để tránh cốt thép bị rỉ sét

Con kê làm sai lệch lớp bê tông bảo vệ (Con kê

đặt thưa, chiều cao con kê không đúng,…)

Các con kê cần đặt tại các vị trí thích hợp nhưng không lớn hơn 1m một điểm kê Con kê được làm bằng các vật liệu không ăn mòn cốt thép, không phá hủy bê tông

Trang 35

Thép chờ và chi tiết đặt sẵn không đúng

Nghiên cứu thật kỹ hồ sơ thiết kế để xác định chính xác vị trí, kích thước và số lượng các chi tiết đặt sẵn

Chiều dài đoạn nối không đủ (nối chồng) Tính toán thật chính xác chiều dài cấu kiện và

ra đề tay thép (với số chi tiết và số lượng cụ thể)

Đầu nối không đảm bảo (nối bằng coupler) Kiểm tra (thí nghiệm) coupler trước khi lắp đặt

Cốt thép lắp dựng bị cong vênh (do cẩu lắp không

phù hợp; chất thép lên khung thép đã lăp dựng;

Trang 36

pha

2 Công tác sức khỏe an toàn và môi trường

Gây tổn thương thân thể (bị thương tay, chân, chấn

thương

 Hướng dẫn trước khi sử dụng thiết bị

 Phải đeo găng tay, kính phòng hộ và khẩu trang

 Máy phải được cố định chắc chắn va che chắn

Trang 37

Ngã cao  Cấm đi lại trên khung, dàn thép đang lắp dựng

 Lắp đặt cốt thép trên cao phải làm sàn thao tác Cấm đứng trên cốt thép đã lắp đặt để làm việc

 Phải đeo dây an toàn khi làm việc trên cao

Lồng thép bị đổ do không được cố định tạm trước

khi lắp đặt cốp pha Lồng thép phải được cố định tạm khi chưa lắp đặt cốp pha

Trang 38

+ Hàn trên cao phải lắp sàn hứng bên dưới, che chắn bảo vệ, không để các giọt kim loại nóng đỏ, các vật liệu khác rơi trúng người ở dưới

 Ảnh hưởng mắt + Mang kính bảo hộ khi hàn

 Ngạt thở + Cấm hàn ở các hầm, bể kín đang có áp suất hoặc đang chứa chất dễ cháy nổ

+ Thông gió khi làm việc trong điều kiện thiếu không khí Thiết lập được phiếu an toàn ghi

rõ điều kiện thông gió, thiết bị bảo hộ

 Cháy + Loại bỏ các chất dễ cháy khỏi khu vực làm việc

+ Che phủ tất cả các vật liệu dễ cháy bằng các tấm phủ chịu lửa, cử người canh chừng trong suốt quá trình hàn và nửa giờ sau khi kết thúc việc hàn và trang bị đầy đủ dụng cụ chữa cháy

+ Sau khi kết thúc công việc phải kiểm tra cẩn thận tất cả các biểu hiện có thể gây cháy + Hàn trên cao phải làm sàn thao tác bằng vật liệu không cháy

 Điện giật + Các dụng cụ hàn phải đảm bảo an toàn;

+ Mỗi máy hàn phải được cấp điện từ một cầu dao riêng và phải được tiếp đất

+ Các cực điện vào, ra được bấm đầu cos;

+ Lót ván để cách điện khi hàn nơi ẩm ướt;

+ Dây điện phải được đi trên giá đỡ hoặc luồn

Trang 39

trong ống khi đặt trên đất

+ Kiểm tra các dụng cụ hàn Đóng mở mạch điện hàn bằng cầu dao che kín

+ Trang bị phích cấm công nghiệp + Ngừng việc phải ngắt cầu dao điện

Sập sàn công tác do xếp dự trữ quá nhiều cốt thép

trên sàn công tác Không được cốt thép trên sàn công tác

Vấp ngã khi đi lại Sắt thép sau khi gia công thừa phải phân loại và

sắp xếp gọn gàng (ghi chú kích thước) để có thể tận dụng lại thép thừa có thể sử dụng được nhằm tránh lãng phí (môi trường)

Trang 40

6 CÔNG TÁC BÊ TÔNG

6.1 Công tác chuẩn bị

- Yêu cầu về vật liệu: các vật liệu sản xuất bê tông phải đúng thiết kế, tránh bẩn hoặc bị

lẫn lộn cỡ hạt và chủng loại, có chứng chỉ kỹ thuật và kiểm tra thí nghiệm đạt yêu cầu

- Yêu cầu về hỗn hợp bê tông:

o Để đảm bảo chất lượng thành phần bê tông được chọn như sau:

 Thành phần vật liệu phải được thiêt kê1 thông qua phòng thí nghiệm

 Cấp phối bê tông phải được Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát phê duyệt

o Khi cần tăng độ sụt hỗn hợp bê tông phải đảm bảo giữ nguyên tỉ lệ N/X

- Vận chuyển bê tông: bê tông được vận chuyển đến công trình bằng xe trộn, mỗi xe

đến công trường phải kèm theo phiếu xuất hàng có ghi đầy đủ các thông tin liên quan

đến chất lượng bê tông và thời gian xuất xưởng

- Yêu cầu về thiết bị: máy bơm bê tông phải hoạt động tốt, đường ống, cần bơm phải

được kiểm tra an toàn

6.2 Công tác kiểm tra và lấy mẫu

6.2.1 Kiểm tra độ sụt bê tông

6.2.1.1 Chuẩn bị dụng cụ

 Thanh thép tròn trơn đường kính 16mm, dài 600mm hai đầu múp tròn

 Phễu đổ hỗn hợp

 Thước lá kim loại dài 30cm chính xác tới 0.5cm

 Côn thử độ sụt là khuôn hình tròn nón cụt, được tẩy sạch bê tông cũ, dùng giẻ ướt lau mặt trong của côn

6.2.1.2 Lấy mẫu

 Mẫu được lấy mỗi lần giao hàng tại nơi đổ bê tông

 Các mẫu được chứa trong các dụng cụ đựng sạch, không hút nước và không bị mất nước và bị tác dụng của nhiệt độ cao Thời gian lấy xong một mâu đại diện không kéo dài quá 15 phút

 Thể tích hỗn hợp cần lấy khoảng 8 lít khi hỗn hợp bê tông có cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu tới 40mm; khoảng 24 lít khi hỗn hợp bê tông có

cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu bằng 70 hoặc 100mm

6.2.1.3 Tiến hành thử

 Dùng côn N1 để thử hỗn hợp bê tông có cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu tới 40mm, côn N2 để thử hỗn hợp bê tông có cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu bằng 70 đến 100mm

 Đặt côn lên nền ẩm, cứng, phẳng, không thấm nước, đứng lên gối đặt chân để giữ cho côn cố định trong quá trình đổ và đẩm hỗn hợp bê tông

 Đổ hỗn hợp bê tông qua phễu vào côn làm 3 lớp, mỗi lớp chiêm khoảng một phần ba chiều cao của côn Sau khi đổ từng lớp dùng thanh thép tròn chọc đều trên toàn mặt hỗn hợp bê tông từ xung quanh vào giữa

 Khi dùng côn N1 mỗi lớp chọc 25 lần, khi dùng côn N2 mỗi lớp chọc 56 lần

 Lớp đầu chọc suốt chiều sâu

 Lớp sau chọc xuyên sâu vào lớp trước 2 – 3cm

Ngày đăng: 06/12/2016, 18:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w