1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

21 906 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 7,17 MB

Nội dung

Trang 2

LOI NOI DAU

Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, khi các doanh nghiệp ngày càng có điều kiện được thành lập với nhiều hình thức khác nhau và trong nhiều ngành nghề khác nhau thì việc liên kết, hợp tác hay thậm chí là cạnh tranh nhau đang ngày càng trở nên phố biến Bên cạnh những hợp đồng hợp

tác, những giao kết “thuận buồm xuôi gió” vẫn còn tôn tại khá nhiều những

mâu thuẫn, bất đồng thậm chí vi phạm quyền lợi lẫn nhau giữa các doanh

nghiệp Từ đó gây ra những thiệt hại cho các bên và cho cả nền kinh tế thị

trường Chính vì vậy, thuật ngữ “tranh chấp thương mại” hay “tranh chấp

kinh doanh” đã là thuật ngữ quen thuộc trong đời sống kinh tế xã hội ở các

nước trên thế giới và mới được sử dụng rộng rãi, phố biến ở nước ta trong may nam gần day

Tranh chap thuong mai là một hiện tượng phố biến và thường xuyên diễn ra trong hoạt động của nền kinh tế thị trường Do tính chất thường xuyên cũng như hậu quả của nó gây ra cho các chủ thể tham gia tranh chấp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung, pháp luật Việt Nam cũng đã sớm có những quan tâm nhất định đến hoạt động này, cũng như các phương thức

giải quyết nó thể hiện thông qua các quy định cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật

Ngay từ năm 1994, hệ thống pháp luật Việt Nam về thương mại cũng

đã đưa ra một số khái niệm khác nhau để biểu đạt loại tranh chấp này Tuy

không xây dựng được một khái niệm chuẩn mực về tranh chấp kinh tế nhưng

cũng đã liệt kê được các tranh chấp được coi là tranh chấp kinh tế thuộc

thâm quyền giải quyết của tòa án kinh tế và trọng tài kinh tế Đến năm 1999,

khái niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên được đề cập đến trong Luật

thương mại ngày 10/5/1999 Năm 2003, Pháp lệnh trọng tài thương mại

được ban hành ngày 25/2/2003 tuy không đưa ra định nghĩa về tranh chấp

thương mại nhưng thông qua khái niệm vệ “hoạt động thương mại” đã tạo được sự tương đồng trong quan niệm về “thương mại” và “tranh chấp

thương mại” của pháp luật Việt Nam với chuẩn mực chung của pháp luật và thông lệ quốc tế; từ đó mở màn cho việc xem xét tiếp theo của các văn bản

pháp luật khi đề cập đến lĩnh vực thương mại, tranh chấp thương mại — một

Trang 3

mại” và liệt kê những nội dung của loại tranh chấp này, thực chất là các

tranh chấp thương mại theo hướng tiếp cận của Luật thương mại 2005 Tuy có sự khác nhau về cách thức biểu đạt và ngôn ngữ sử dụng nhưng nhìn

chung quan niệm về tranh chấp thương mại được thể hiện qua các quy định trong các văn bản pháp luật thời gian gần đây là khá nhất quán

Tóm lại, có thể hiểu: Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất

đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực

hiện các hoạt động thương mại Các tranh chấp thương mại chủ yếu là

những tranh chấp phát sinh giữa các thương nhân với nhau; ngoài ra trong

những trường hợp nhất định, các cá nhân, tổ chức (không phải là thương nhân) cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại như: tranh chấp giữa công ty và thành viên công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau

Tìm hiểu về tranh chấp thương mại là cơ sở quan trọng để tìm hiểu và

áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại Trên thế giới cũng như ở Việt Nam tồn tại 4 phương thức giải quyết tranh chấp thương mại cơ bản, bao gồm:

se Thương lượng;

e Hòa giải;

e Trọng tài thương mại; e Toa an

Ca 4 phuong thức nay đều có những ưu điểm và tầm quan trọng riêng của nó Nhưng trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng em xin phép tìm hiểu

riêng vê hình thức trọng tài thương mại, từ đó nghiên cứu sâu thêm về thâm

Trang 4

NOI DUNG CHINH

I/ Khai quát chung về trọng tài thương mại:

1/ Khái niệm trọng tài thương mại:

Khi xảy ra tranh chấp trong kinh doanh, doanh nghiệp sẽ cần đến việc phân xử Hiện nay có 2 phương pháp giải quyết bang tai phan la toa an va trọng tài thương mại Trên thế giới, tại các nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp trọng tài để giải quyết tranh chấp

Vậy chúng ta cần phải hiểu trọng tài thương mại là gì? Pháp luật Việt Nam hiện hành không đưa ra một khái niệm cụ thể về trọng tài thương mại

nhưng ta có thê hiểu: Trọng tài thương mại là hình thức tài phán mà quyền lực của nó được tạo nên bởi chính các bên trong quan hệ tranh chấp thương

mại Tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự, pháp luật quy định nguyên tắc loại trừ thâm quyền của tòa án khi các bên đã lựa chọn trọng tai 2/ Các hình thức trọng tài thương mại:

Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức, đó là trọng tài vụ việc

(trọng tài ad-hoc) và trọng tài thường trực

2.1⁄ Trọng tài vụ việc:

Có thê định nghĩa rằng, trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do

các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ tranh chấp giữa các

bên và trọng tài vụ việc sẽ tự chấm dứt tôn tại khi giải quyết xong vụ tranh

chấp Đây là hình thức trọng tài xuất hiện sớm nhất và được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới

Từ định nghĩa trên, ta có thể rút ra được một số đặc điểm của trọng tài vụ việc như sau:

© Thứ nhát, trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp

và tự châm dứt hoạt động (tự giải thể) khi giải quyết xong tranh chấp

e_ Thự hai, trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ

máy điều hành và không có danh sách trọng tài viên riêng Trọng tài

viên được các bên chọn hoặc được chỉ định có thể là người có tên

hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất cứ trung tâm trọng tài nào se Tứ ba, trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho minh, mà quy tắc tố tựng để giải quyết vụ tranh chấp phải được các

Trang 5

là quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài có uy tín ở trong nước va

quốc tễ

Ở Việt Nam, hình thức trong tai vu viéc lần đầu tiên được quy định tại Pháp lệnh trọng tài thương mại một cách cụ thể, rõ rang về cách thức hình thành, quy trình tố tụng cũng như giá trị của pháp quyết và cơ chế đảm bảo thi hành

quyết định của trọng tài vụ việc Có thể khăng định rằng, diện mạo của trọng

tài vụ việc ở Việt Nam được khắc họa rõ nét kê từ khi ban hành Pháp lệnh

trọng tài thương mại 2003

2.2/ Trọng tài thường trực:

Ở các nước trên thế giới, trọng tài thường trực thường được tổ chức

dưới những hình thức đa dạng như: các trung tâm trọng tài, các hiệp hội

trong tai hay các viện trọng tài nhưng chủ yếu và phố biến được tổ chức đưới dạng các trung tâm trọng tài

Theo pháp luật Việt Nam, trọng tài thường trực được tổ chức đưới dang các trung tâm trọng tài Ta có định nghĩa: Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng và có trụ sở giao dịch ôn định

Từ khái niệm về trung tâm trọng tài trên, ta có thể đưa ra một số đặc trưng cơ bản về hình thức trọng tài này như sau:

e_ Thứ nhất, các trung tâm trọng tài là tô chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước Thê hiện:

- Các trung tâm trọng tài được thành lập theo sáng kiến của các trọng

tài viên sau khi được cơ quan nhà nước có thâm quyền cho phép chứ không phải được thành lập bởi Nhà nước Do đó, nó không nằm trong hệ thống cơ

quan quản lý Nhà nước cũng không thuộc hệ thống cơ quan xét xử Nhà nước

- Hoạt động của trung tâm trọng tài theo nguyên tắc tự trang trải mà không được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước

- Trọng tài viên duy nhất hoặc hội đồng trọng tài không nhân danh quyên lực nhà nước mà nhân danh người thứ ba độc lập ra phán quyết

- Dù không được thành lập bởi Nhà nước nhưng trung tâm trọng tài

van luôn đặt dưới sự quản lý và hỗ trợ của Nhà nước, thông qua các hoạt

động như: ban hành các văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của trung tâm trọng tài; cấp, thay đối, bỗ sung hay thu hồi

giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của các trung tâm trọng tài; hỗ trợ trung tâm trọng tài trong việc hủy hoặc không hủy quyết định trọng tài,

hỗ trợ trong việc cưỡng chế thi hành quyết định trọng tài

e_ Thứ hai, các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập

với nhau Giữa các trung tâm trọng tài không tồn tại quan hệ phụ

Trang 6

e_ Thứ ba, tô chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ Cơ câu của trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành và các trọng tài viên của trung tâm Cụ thể:

- Ban điều hành gồm có chủ tịch, một hoặc các phó chủ tịch trung tâm trọng tài và có thể có tông thư ký trung tâm trọng tài do chủ tịch trung tâm trọng tài cử

- Các trọng tài viên trong danh sách trung tâm trọng tài có thể tham

giai vào việc giải quyết tranh chấp khi được chọn hoặc chỉ định

e Thr tu, mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng Thẻ hiện:

- Tùy theo khả năng chuyên môn của đội ngũ trọng tài viên, mỗi trung

tâm trọng tài có quyên tự xác định về lĩnh vực hoạt động của mình, đồng thời có thể mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi lĩnh vực hoạt động trên cơ sở sự

chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thâm quyên

- Mỗi trung tâm trọng tài đều có điều lệ riêng, đặc biệt là quy tắc tố

tụng riêng được xây dựng căn cứ vào đặc thù về tổ chức, hoạt động của

trung tâm và không trái với quy định của pháp luật về trọng tài thương mại Khi giải quyết tranh chấp, hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất phải tuân thủ quy tắc tố tụng này

- Việc xây dựng quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài thường

dựa trên cơ sở là một sô bản quy tac trong tai hay mot SỐ công ước quốc tế

có liên quan cũng như bản quy tắc tố tụng của một số trung tâm trọng tài

quốc tế có uy tín

e_ Thứ năm, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiễn hành bởi

các trọng tài viên của trung tâm Việc chọn hoặc chỉ định trọng tài viên tham gia giải quyết tranh chấp chỉ được giới hạn trọng danh sách trọng tài viên của trung tâm Vì vậy, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài chỉ được tiễn hành bởi các trọng tài viên của chính trung tâm 3/ Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại:

Trọng tài thương mại là một trong 4 hình thức giải quyết tranh chấp thương mại Đây là một hình thức giải quyết tranh chấp khá đơn giản, nhanh chóng và có nhiều ưu điểm Tuy nhiên, để áp dụng hình thức này trong việc giải quyết tranh chấp, các chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp cần tuân thủ một số những nguyên tắc cơ bản sau:

3.1⁄ Nguyên tic thỏa thuận trọng tài:

Nguyên tắc này được hiểu như sau: tranh chấp thương mại chỉ được

giải quyết tại trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận

Trang 7

đồng trọng tài vẫn giải quyết thì quyết định của hội đồng sẽ bị hủy Đây là nguyên tắc quan trọng và có tính quyết định đối với việc có hay không áp

dụng hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Nếu không có nguyên

tắc này thì những nguyên tắc sau cũng trở thành vô nghĩa và không cân thiết Chính vì vậy mà nó được đưa lên làm nguyên tắc đầu tiên và cũng là nguyên tắc cần áp dụng trước tiên khi tiễn hành xem xét một vụ tranh chấp bằng hình thức trọng tài thương mại

3.2⁄/ Nguyên tắc trọng tài viên độc lập, vô tư, khách quan:

Một số tổ chức trọng tài yêu câu trọng tài viên xác nhận bằng văn bản

răng họ đang và sẽ độc lập với các bên và yêu cầu trọng tài viên trình bày

bất kỳ sự kiện hoặc chỉ tiết nào có thê khiến các bên nghi ngờ về tính độc lập

của họ Điều này cho thấy, việc giải quyết tranh chấp một cách công bằng, tính độc lập của các trọng tài viên đối với các bên là vẫn đề được quan tâm đặc biệt Trọng tài viên phải có đủ cách điều kiện nhất định để đảm bảo rằng họ độc lập, vô tư, khách quan trong việc giải quyết tranh chấp Để trở thành

một trọng tài viên của một trung tâm trọng tài, công dân Việt Nam cân hội tụ

đầy đủ những điều kiện quy định tại điều 12 Pháp lệnh trọng tài thương mại

Khi tham gia giải quyết tranh chấp thương mại, trọng tài viên phải

thật sự là người thứ ba độc lập, vô tư, không liên quan đến các bên có tranh chấp cũng như không có bất kỳ lợi ích nào dính đáng đến vụ tranh chấp đó Nếu vi phạm những quy định trên, trọng tài viên phải từ chối giải quyết vụ

tranh chấp hoặc các bên có quyền yêu cầu đổi trọng tài viên vụ tranh chấp Trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài viên phải căn cứ vào

các tình tiết của vụ tranh chấp, xác mình sự việc nếu thấy cân thiết và phải căn cứ vào các chứng cứ mà mình thu thập được chứ không thể bị chi phố

bởi bất kỳ tổ chức, cá nhân nào Không ai có quyên can thiệp, chỉ đạo vào việc giải quyết tranh chấp của trọng tài viên Quyết định của trọng tài viên

phải đúng với sự thật khách quan

Tại điều 54 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 còn quy định: Nếu trọng tài viên không vô tư, không khách quan trong việc giải quyết tranh chấp thương mại, vi phạm nghĩa vụ của trọng tài viên thì quyết định của hội đồng trọng tài có trọng tài viên đó sẽ bi hủy bỏ

3.3⁄ Nguyên tắc trọng tài viên phải căn cứ vào pháp luật:

Đây được coi là một nguyên tắc rất quan trọng trong mọi thủ tục tố

tụng cũng như giải quyết mọi vẫn đề của đời sông xã hội trong điều kiện nhà nước pháp quyên Vì vậy, để _giai quyết tranh chấp thương mại một cách công bằng, hợp lý, bảo vệ quyên và lợi ích chính đáng của các bên; trọng tài

viên — người được các bên có tranh chấp lựa chọn để giải quyết tranh chấp

Trang 8

Nếu trọng tài viên không căn cứ vào pháp luật, nhận hối lộ hoặc có

hành vi vi phạm đạo đức trọng tài viên thì các bên có quyền yêu cầu thay đôi

trọng tài Tư tưởng chỉ đạo đối với trọng tài viên là pháp luật, chỉ có căn cứ vào pháp luật, trọng tài viên mới giải quyết được các tranh chấp một cách vô tư, khách quan Có như vậy mới được các nhà kinh doanh tín nhiệm

3.4/ Nguyên tắc trọng tài viên phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên:

Các bên tranh chấp có quyền thỏa thuận với nhau về nhiều vẫn đề liên

quan đến thủ tục giải quyết tranh chấp mà trọng tài viên phải tôn trọng, nếu không sẽ dẫn đến hậu quả là quyết định của hội đồng trọng tài sẽ bị tòa án hủy theo yêu câu của các bên

Có thê thay rang, thông qua thỏa thuận trọng tai, quyền hạn của hội đồng trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp là do các bên giao cho họ Cụ

thể như:

e Các bên thỏa thuận chọn trung tâm trọng nào nào, hình thức trọng tài nao thi chỉ có trung tâm trọng tài đó và hình thức trọng tài đó có thâm quyền giải quyết

e_ Các bên lựa chọn trọng tài viên nào thì trọng tài viên đó có quyền giải

quyết

e_ Các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một trọng tài viên duy nhất giải quyết thì chỉ có trọng tài viên đuy nhất đó có quyền giải quyết

e_ Các bên có quyên thỏa thuận địa điểm giải quyết vụ tranh chấp

e Cac bên có quyên thỏa thuận thời hạn thực hiện các thủ tục cần thiết

cho việc giải quyết

e Các bên có quyền thỏa thuận thời gian mở phiên hợp giải quyết vụ

tranh chấp

Như vậy, có thể thấy nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên tham gia tranh chấp là một trong những nguyên nhắc tiên quyết của việc áp dụng

hình thức trọng tài thương mại Và chỉ có trong tố tụng trọng tài — hình thức

giải quyết tranh chấp do các bên lựa chọn, các bên mới có quyền thỏa thuận nhiều vấn đề như vậy và trọng tài viên bắt buộc phải tuân theo

3.5⁄ Nguyên tắc giải quyết một lẫn:

Một trong những mục đích quan trọng nhất của việc giải quyết tranh

chấp thương mại là nhanh chóng, tránh dây dưa kéo dài, làm ảnh hưởng đến

hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Chính vì vậy mà ngày nay, dé

cac tranh chap thuong mai gitta cac nha kinh doanh co thê được giải quyết nhanh chóng và đứt điểm, các tô chức trọng tài phi chính phủ đã ra đời để

đáp ứng yêu cầu đó của các nhà kinh doanh

Với tư cách là một tô chức phi chính phủ, trọng tài thương mại không

Trang 9

không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm như bản án sơ thâm

của tòa án, cũng không có thủ tục giám đốc thâm, tái thâm Tố tụng trọng tài

chỉ có một trình tự giải quyết, tức là các tranh chấp thương mại chỉ được giải

quyết một lần tại trọng tài

Nếu quyết định của trọng tài không bị tòa án hủy bỏ theo đơn yêu cầu của một trong các bên mà bên phải thi hành không tự nguyện thi hành thì

sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài,

bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi

hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi

hành, thi hành quyết định trọng tài

H/ Thâm quyền của trọng tài thương mại:

Trọng tài thương mại được thành lập là để giải quyết các tranh chấp

thương mại Nhưng tranh chấp thương mại cũng chỉ có thé thuộc thâm quyên giải quyết của trọng tài thương mại nếu các bên có tranh chấp có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài này có hiệu lực

Khác với thầm quyên của tòa án, thâm quyền của trọng tài chỉ là thâm quyền vụ việc, nếu được các bên có “vụ việc” lựa chọn đích danh Các

nguyên tắc phân định thắm quyền theo lãnh thô, theo trụ sở hoặc chỗ ở của bị đơn và theo sự thỏa thuận của nguyên đơn không được áp dụng trong tố

tụng trọng tài Thâm quyền của trọng tài không được phân định theo lãnh thổ, vì các bên có tranh chấp có quyền thỏa thuận lựa chọn bất kỳ một tổ

chức trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho họ, không phụ thuộc vào nơi ở cũng như trụ sở của nguyên đơn hay bị đơn, cũng không phân định theo

cấp xét xử, vì chỉ có một cấp trọng tài và lại càng không phân định theo sự lựa chọn của nguyên đơn, vì trọng tài chỉ có thẩm quyên giải quyết nếu các

bên có thỏa thuận trọng tài

Khi các bên đã thỏa thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết bằng con

đường trọng tài, tức là họ đã trao cho hội đồng trọng tài thâm quyền giải

quyết tranh chấp và phủ định thâm quyền xét xử đó của tòa án trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc các bên hủy thỏa thuận trọng tài

Nói tóm lại, trọng tài thương mại có thâm quyền giải quyết các tranh

chấp nào được pháp luật quy định là tranh chấp thương mại, tranh chấp này phát sinh trong hoạt động thương mại giữa cá nhân kinh doanh và tô chức

kinh doanh và các bên có thỏa thuận trọng tài Nếu thiếu 1 trong 2 điều kiện

trên, vụ việc sẽ không thuộc thâm quyền giải quyết của trọng tài thương mại Sau đây, trên cơ sở Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 và các văn

bản pháp luật hiện hành có liên quan, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về

Trang 10

1/ Tranh chap thuộc thâm quyên giải quyết của trọng tài thương mại phải là tranh chấp thương mại giữa các cá nhân, tỗ chức kinh doanh:

Như ta đã biết, trong hoạt động giao kết hợp đồng giữa 1 bén la

thương nhân với một bên là các cá nhân, tổ chức (không phải là thương

nhân), nếu có phát sinh tranh chấp thì Luật thương mại 2005 cho phép bên

có hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi (bên có hành vi dân sự) có thể

chọn áp dụng Luật thương mại để giải quyết

Về bản chất, hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên

trong giao dịch với thương nhân không phải là hoạt động thương mại thuần túy nhưng bên không nhằm mục đích sinh lợi đã chon áp dụng Luật thương mại thì quan hệ này trở thành quan hệ pháp luật thương mại và tranh chấp phát sinh từ quan hệ này phải được quan niệm là tranh chấp thương mại Ví

dụ như: tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty hay tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau thực chất là tranh chấp thương mại hiểu

theo nghĩa rộng vì tranh chấp này phát sinh từ hoạt động đầu tư với mục

đích sinh lợi

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, loại tranh chấp nói trên không thuộc thâm quyên của trọng tài vì không thỏa mãn điều kiện các

bên tranh chấp là cá nhân kinh doanh hoặc tô chức kinh doanh (điều 2 Nghị định số 25/2004/NĐ - CP ngày 15/01/2004 của Chính phủ quy định chỉ tiết

thi hành một số điều của pháp lệnh trọng tài thương mại) và cũng không

thuộc loại tranh chấp về kinh doanh, thương mại theo điều 29 Bộ luật tố tụng

dân sự 2004 Bởi vậy, tranh chấp này theo pháp luật Việt Nam hiện hành thuộc thâm quyền giải quyết của tòa dân sự, song bên có hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi có thể chọn áp dụng Luật thương mại để giải quyết

Tương tự, các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ cũng chỉ thuộc thâm quyên của trọng tài khi các bên tranh chấp là cá nhân, tổ chức có

đăng ký kinh doanh

Tóm lại, trọng tài thương mại Việt Nam chỉ có thâm quyền giải quyết

các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại giữa các bên là cá nhân kinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh Như vậy, so với pháp luật một số nước trên thế giới, pháp luật Việt Nam ta không mở rộng hoàn toàn thâm quyên của trọng tài thương mại

2/ Giữa các bên tranh chấp phải có thồa thuận trọng tài hợp lệ: 2.1/ Thỏa thuận trọng tài:

' Phap luật về trọng tài của Ailen quy dinh trong tai có thẳm quyền giải quyết mọi tranh chấp hợp đồng nếu các bên có thoả thuận, trừ hợp đồng lao động Thậm chí trọng tài còn có thẳm quyên giải quyết đối với những yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trang 11

Trước hết, có thể hiểu thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên

về việc giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại Như vậy, các bên có thể thỏa thuận

trọng tài trước khi có tranh chấp hoặc sau khi có tranh chấp Khác với việc

giải quyết tranh chấp tại tòa án — cơ quan tài phán nhà nước, khi có tranh

chấp phát sinh, bên có quyên và lợi ích hợp pháp bị vi phạm có quyền đệ đơn yêu cầu tòa án có thâm quyên giải quyết mà không cần có sự thỏa thuận trước, việc giải quyết tranh chấp băng trọng tài đòi hỏi phải có sự thỏa thuận

của các bên Nguyên tắc chung là “không có thỏa thuận giải quyết bằng

phương thức trọng tài, không có tố tụng trọng tài”

Thỏa thuận trọng tài có thể là một thỏa thuận riêng hoặc là thỏa thuận trong hợp đồng và phải được lập thành văn bản Các hình thức thỏa thuận qua thư, điện báo, Telex, Fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thê

hiện ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài đều được coi

là thỏa thuận trọng tài Ngay cả khi hợp đồng giữa các bên không được thể hiện bằng văn bản thì thỏa thuận trọng tài vẫn phải lập thành văn bản Khi nộp đơn kiện cho trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải nộp kèm theo thỏa thuận trọng tài Nếu không có thỏa thuận trọng tài, trung tâm trọng tài sẽ không có thâm quyên giải quyết

2.2/ Thỏa thuận trọng tài hợp lệ:

Thỏa thuận trọng tài hợp lệ là thỏa thuận trọng tài đó không bị vô hiệu Điều này có nghĩa là, ngay cả khi có thỏa thuận trọng tài nhưng nếu thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu thì trọng tải cũng không có thâm quyên giải quyết Các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu được quy định tại điều 10

Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003

Sau đây, trên cơ sở điều 10 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003,

chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu, từ

đó kéo theo việc loại trừ thâm quyền của trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp trong những trường hợp này:

- Thứ nhát, tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại (ví dụ: tranh chấp hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa văn phòng luật sư hoặc công ty

luật sư với doanh nghiệp Pháp luật Việt Nam không quan niệm đây là tranh

chấp kinh doanh, thương mại)

Với cách quy định này dường như nhà làm luật có sự trùng lặp giữa thỏa thuận trọng tài không có hiệu lực với vụ việc không thuộc thâm quyên

của trọng tài? Bản thân lí do tranh chấp không thuộc hoạt động thương mại đã loại trừ thâm quyên của trọng tài Như vậy, quy định thỏa thuận trọng tài

bị vô hiệu trong trường hợp này thực sự không có ý nghĩa

- Thứ hai, người kí thỏa thuận trọng tài không có thâm quyền kí kết Quy

định này cần được hiểu ở hai khía cạnh

Trang 12

Ở khía cạnh thứ nhất, một bên kí thỏa thuận trọng tài không có năng

lực chủ thể (ví dụ: chi nhánh, văn phòng đại diện)

Ở khía cạnh thứ hai, người kí thỏa thuận trọng tài không phải là người đại diện hợp pháp cho pháp nhân hoặc kí thay cá nhân không được ủy

quyên

- Thự ba, một bên kí thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự

đây đủ (người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế

năng lực hành vi dân sự)

- Thứ í, thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ về đôi tượng tranh chấp hay tô chức trọng tài có thâm quyên giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thỏa thuận bố sung (ví dụ: Điều khoản trọng tài ghi chung chung như “Tranh chấp giữa các bên được giải quyết tại

cơ quan trọng tài Việt Nam”)

Cốt lõi của thỏa thuận trọng tài là phải thể hiện rõ ý chí và sự thống nhất ý chí của các bên trong việc lựa chọn tổ chức trọng tài có thâm quyên Còn những sai sót về mặt kỹ thuật trong soạn thảo điều khoản trọng tài

không làm sai lệch ý chí của các bên thì sẽ không không làm cho thỏa thuận trọng tài vô hiệu (ví dụ: Trong hợp đồng giữa một bên là doanh nghiệp của Việt Nam với một bên là doanh nghiệp nước ngoài có ghi: “Mọi tranh chấp phát sinh giữa các bên được giải quyết tại tòa án trọng tài Việt Nam bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam” Thỏa thuận trọng tài này không bị coi là vô hiệu mặc dù khái nệm “tòa án trọng tài” không phù hợp với tên gọi thực của hình thức trọng tài mà các bên hướng tới Đó là sai sót về mặt kỹ thuật nhưng không làm sai lệch ý chí của các bên trọng việc lựa chọn tô chức trọng tài, đó là Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên canh

Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam Vì vậy, thỏa thuận này hoàn toàn có hiệu lực

- Thự năm, thỏa thuận trọng tài không được lập thành văn bản (ví dụ: Các bên thỏa thuận miệng, trao đôi qua điện thoại )

- Thứ sáu, bên kí kết thỏa thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe dọa và có yêu cầu

tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu

Như vậy, thỏa thuận trọng tài bị coi là vô hiệu khi thỏa thuận đó không thê hiện đầy đủ, thể hiện không đúng ý chí của các bên hoặc ý chí của các bên không phù hợp quy định của pháp luật Thỏa thuận trọng tài vô hiệu không

tạo ra thâm quyên cho trọng tài Khi đó vụ việc sẽ thuộc thâm quyền của tòa

án

* Những van để cần lưu ý trong việc xác định thấm quyên của trọng tài thương mại trong hoạt động giải quyêt tranh chấp thương mại:

Trang 13

Nham hướng dẫn nghiệp vụ cho các thâm phán trong việc phân biệt thâm quyên giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại giữa trọng tài và tòa án, từ đó thực hiện các biện pháp hỗ trợ tư pháp đối

với hoạt động của trọng tài, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết

số 05/2003/NQ - HĐTP ngày 31/7/2003 của Hội đồng thâm phán Tòa án

nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh trọng tài thương mại Theo đó trong hoạt động thụ lí giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của tòa án, người có thâm quyên thụ lí cần lưu ý những

vẫn đề sau trong hoạt động nghiệp vụ:

- Thứ nhát, khi có người khởi kiện yêu câu tòa án giải quyết vụ tranh chấp

phát sinh trong hoạt động thương mại, tòa án phải yêu cầu người khởi kiện

cho biết trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài

hay không Đồng thời, tòa án phải kiểm tra, xem xét các tài liệu gửi kèm theo đơn kiện để xác định Cụ thể, tòa án phải kiểm tra trong hợp đồng có điều khoản trọng tài không hoặc có văn bản nào đó ghi nhận sự thỏa thuận của các bên về việc lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp không Thao tác này sẽ giúp cho người thụ lí, ngay từ đầu đã có thể xác định được vụ việc có thỏa thuận trọng tài chưa, tránh trường hợp thụ lí rồi mới phát hiện vụ tranh

chấp đã có thỏa thuận trọng tài

- Thr hai, kiềm tra thỏa thuận trọng tài có bị vô hiệu không Để kiểm tra thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu, người có thâm quyên thụ lí cần dựa vào điều

10 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 để xem xét Tuy nhiên, cần chú ý

một số trường hợp sau:

e Thỏa thuận trọng tài do người không có thâm quyền kí không bị vô hiệu nếu được người có thâm quyền chấp nhận Vì vậy, khi phát sinh tranh

chấp mà một bên yêu cầu tòa án giải quyết, tòa án cần yêu câu người có

thâm quyên kí kết thỏa thuận trọng tài cho biết ý kiến băng văn bản có chấp nhận thỏa thuận trọng tài do người không có thâm quyền kí kết không Nếu

người có thâm quyền kí kết đó không chấp nhận thì vụ việc mới thuộc thâm quyên giải quyết của tòa án

Quy định này được xây dựng trên cơ sở kế thừa Nghị quyết số

04/2003/NQ — HDTP ngày 27/5/2003 của Hội đồng thâm phán Tòa án nhân

dân tôi cao hướng dẫn á áp dụng một SỐ quy định của pháp luật trong việc giải

quyết các vụ án kinh tế Theo Nghị quyết này, hợp đồng do người không có

thâm quyên kí không bị vô hiệu nêu người có thảm quyền biết và không

phản đối Cũng cần lưu ý đó là sự kế thừa trong xây dựng pháp luật, không phải vì hợp đồng không bị vô hiệu nên hệ quả là điều khoản trọng tài cũng

không bị vô hiệu theo Điều khoản trọng tài tồn tại độc lập với hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng

tài

Trang 14

e Thỏa thuận trọng tài không xác định rõ đối tượng tranh chấp hoặc tô

chức trọng tài cụ thể nào có thắm quyền cũng không bị vô hiệu nếu sau đó các bên có thỏa thuận bố sung Vì vậy, người thụ lí cần kiểm tra giữa các

bên có thỏa thuận bồ sung về việc xác định đối tượng tranh chấp hoặc hội

đồng trọng tài cụ thể có thâm quyền giải quyết tranh chấp khong Vi du:

Trong hợp đồng các bên quy định vụ việc thuộc thâm quyên giải quyết của trọng tài mà không ghi rõ tổ chức trọng tài cụ thê nao co tham quyén nhung

sau đó các bên có văn bản thỏa thuận chỉ định rõ tổ chức trọng tài có thầm quyên là Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam

Thỏa thuận bổ sung có thể được thể hiện ở một văn bản độc lập như phụ lục hợp đồng, văn bản ghi nhớ giữa hai bên hoặc thê hiện trong công

văn, tài liệu trao đổi qua lại trong quá trình thực hiện hợp đồng

- Thứ ba, cần kiểm tra khi được nguyên đơn cho biết băng văn bản sẽ khởi kiện tại tòa án hoặc khi được tòa án thông báo về việc nguyên đơn đã nộp đơn khởi kiện yêu câu tòa án giải quyết vụ tranh chấp thì trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của nguyên đơn hoặc thông báo của tòa án, bị đơn có văn bản phản đối không; có xuất trình được tài liệu

chứng minh rằng trước đó các bên đã có thỏa thuận trọng tài không

Sở dĩ như vậy bởi, mặc dù các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng

nếu nguyên đơn kiện ra tòa án mà bị đơn không phải đối thì coi như các bên có thỏa thuận mới là lựa chọn tòa án giải quyết thay cho thỏa thuận trọng tài

hoặc bị đơn có phản đối nhưng không chứng minh được giữa các bên đã có thỏa thuận trọng tài thì được coi như là không có thỏa thuận trọng tài

- Thứ tư, cần kiểm tra các bên có thỏa thuận nào khác không, có quyết định

của tòa án hủy quyết định trọng tài không

Khi quyết định trọng tài bị hủy thì quyết định trọng tài đó không có giá trị thi hành Các bên có thể thỏa thuận lại để vụ tranh chấp tiếp tục được

giải quyết bởi một hội đồng trọng tài tại trung tâm trọng tài hoặc hội đồng trọng tài do các bên thành lập Nếu các bên không đạt được sự thỏa thuận thì

một bên có thê kiện ra tòa án, khi đó tòa án sẽ có thâm quyền giải quyết vụ việc này Tuy nhiên, vẫn đề chưa rõ là thời hiệu được xác định như thế nào,

thời gian theo kiện tại trọng tài có tính vào thời hiệu khởi kiện hay không? Đây là van đề cần được Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn cụ thé

HI/ Ưu điểm và nhược điểm của trọng | tài thương mại so với tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại:

1/ Ưu điểm:

Trang 15

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức trọng tài có một số ưu thế so với giải quyết băng con đường tòa án, sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể về những ưu thế này:

- Thự nhất, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại không mang ý chí quyền lực nhà nước (không nhân danh quyên

lực nhà nước như phán quyết của tòa án) mà chủ yêu được giải quyết dựa trên nền tảng ý chí tự định đoạt của các bên tranh chấp hoặc phán quyét cua bên thứ ba độc lập (được các bên lựa chọn) theo thủ tục linh hoạt mêm dẻo, từ đó đảm bảo tối đa quyền định đoạt của các bên tranh chấp mà không bị ràng buộc nghiêm ngặt, chặt chẽ bởi thủ tục tố tụng như giải quyết tại tòa án - Thứ hai, phương thức giải quyết tranh chap bang trong tài thương mai còn đảm bảo tôi đa uy tín cũng như bí mật (xử kín) của các bên tranh chấp, gop phan củng cố và duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa các bên Điều này là rất quan trọng với các doanh nghiệp vì nó liên quan đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp

- Tứ ba, các trọng tài viên là những chuyên gia hàng đầu Ví dụ như Trung tam trong tai quoc te Việt Nam có toi 117 trong tai vién trong nudc va 6 trong tài viên quốc tế là những chuyên gia đầu ngành của hầu hết các ngành

trọng yếu Trình độ của các trọng tài viên thường là tiến sĩ, thấp cũng là cao

học và hầu hết đều được đào tạo ở nước ngoài

- Thứ tư, việc xét xử bằng cơ chế trọng tài tuân theo nguyên tắc xét xử một

lần nên quyết định của trọng tài thương mại có giá trị chung thâm Quyết định của trọng tài thương mại buộc các bên phải thi hành ngay, nếu không sẽ được chuyền sang cơ quan thi hành án dân sự thi hành Quyết định của trọng tài thương mại không bị kháng cáo kháng nghị Điều này có nghĩa là ngay sau khi hội đồng trọng tài công bố quyết định trọng tài, các bên phải thi hành

quyết định trọng tài, trừ trường hợp một trong các bên làm đơn yêu cầu tòa án hủy quyết định trọng tài đó

2/ Nhược điểm:

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế, phương thức giải quyết tranh chấp

thương mại bằng trọng tài thương mại cũng có những khó khăn, trở ngại khó tránh khỏi, đó là:

- Thứ nhất, sự thành công của quá trình giải quyết tranh chấp bằng con

đường trọng tài thương mại chủ yếu phụ thuộc vào thái độ thiện chí và hợp

tác của các bên tranh chấp Mà các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay vẫn

chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc lường trước các tranh chấp sẽ phát sinh nên van còn tình trạng mơ hồ về hình thức trọng tài thương mại nói riêng, cũng như các phương thức giải quyết tranh chấp khác nói chung

- Thứ hai, việc thực thi các kết quả đã đạt được trong quá trình giải quyết

tranh chấp bằng con đường trọng tài phần lớn phụ thuộc vào sự tự nguyện

Trang 16

thi hành của bên có nghĩa vụ thi hành ma không có cơ chế pháp lý vững

chắc đê đảm bảo thi hành và nêu có thì việc thực thi đó thường phức tạp và tốn kém

IV/ Thực trạng việc áp dụng hình thức trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại ở Việt Nam:

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả và khá thông dụng trên thế giới, song tại Việt Nam trọng tài thương mại lại rất mờ nhạt Con đường tài phán này hiện không nhận được sự quan tâm của doanh nghiệp Điểm qua hoạt động của các trung tâm trọng tài trong thời

gian gần đây, ta có thể rút ra được một số thực trạng tiêu biểu về tình hình áp

dụng hình thức trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp ở Việt Nam ta hiện nay, đó là:

- Thứ nhát, về phía các trung tâm trọng tài: Theo kết quả nghiên cứu về sự cần thiết và việc sử dụng trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại

Việt Nam do Bộ tư pháp tiễn hành mới day cho thay có đến 75% ý kiến cho

răng cần thiết thành lập trung tâm trọng tài, tuy nhiên, hiện nay trên cả nước mới có 6 trung tâm trọng tài (3 trung tâm tại Hà Nội, 2 trung tâm tại Thành

phố Hồ Chí Minh, 1 trung tâm tại Cần Thơ) Thực ra trước đó cũng có I

trung tâm trọng tài tại Bắc Giang, tuy nhiên trung tâm này thành lập ra do khó khăn về trụ sở rồi cũng giải tán Tuy nhiên, ngoài Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (bên cạnh Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam)

là còn có doanh nghiệp gõ cửa, các trung tâm trọng tài khác hầu như “ngồi

chơi xơi nước”

Bên cạnh đó, theo thứ trưởng Bộ tư pháp Hoàng Tiến Liên: Trung tâm

trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) mỗi năm chỉ xử lý được 20 — 25 vụ Các

trung tâm trọng tài khác khoảng 5 đến 7 vụ, thậm chí có trung tâm trọng tài không có vụ nào

Như vậy, trước vận hội mới, khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO thì các trung tâm trọng tài thương mại đang đứng trước tình hình “nước sôi lửa bỏng” Các tổ chức trọng tài thương mại hiện nay

thực sự yếu cả về tổ chức, chất lượng cũng như năng lực trọng tài viên “Nếu

không có sự hỗ trợ của Nhà nước, cứ dé các trung tâm trọng tài tự “bơi” trong hoạt động như các văn phòng luật sư hoặc các trung tâm, câu lạc bộ thì sẽ đến ngày sập tiệm”

? Theo luật sự Nguyễn Hồn g Khởi phát biểu trong cuộc hợp toạ đàm về sử dụng trọng tài thương mại tại Việt Nam do Bộ Tư pháp tô chức ngày 20/12/2006

Trang 17

- Thiz hai, vé phía các doanh nghiệp: Theo tài liệu thỗng kê, có tới 84% doanh nghiệp không biết đến việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Điều

này cũng dễ hiệu bởi còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh theo lỗi

cũ, khi xảy ra tranh chấp thì “nhờ” cơ quan chủ quản hoặc Bộ chủ quản giải

quyết

Bên cạnh đó, theo thông kê của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, trong khoảng 2 năm trở lại đây, trong các vụ tranh chấp thương mại, có đến gần 60% vụ việc xảy ra giữa các doanh nghiệp trong nước với các đối tác

nước ngoài Và doanh nghiệp Việt Nam thường thua thiệt trước các doanh

nghiệp nước ngoài đo thiếu kinh nghiệm thương trường và kém hiểu biết về

trọng tài thương mại Có thê xem qua 2 ví dụ sau đây như một điên hình cho

việc thiếu hiểu biết về trọng tài thương mại 3),

e Vi du 1: VIAC đã từng phải từ chối giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa giữa một công ty Đài Loan và chi nhánh công ty À có trụ sở

tai Ba Ria — Ving Tau voi ly do điều khoản về cơ quan giải quyết

tranh chấp trong hợp đồng ghi rất chung chung là “nếu có tranh chấp

sẽ nhờ trọng tài Việt Nam giải quyết” Do mắt nhiều thời gian để nhờ trọng tài phân xử, cuối cùng vụ việc được đưa ra Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu giải quyết nhưng cũng bị đình chỉ vì đã quá thời

hiệu khởi kiện

e Vi du 2: Vừa qua, công ty Dâu tắm tơ Việt Nam đã bị trọng tài

Geneva (Thụy 5ï) buộc phải thanh toán gần nửa triệu USD cho công

ty Kyunggi Silk (Han Quéc) trong một vụ tranh chấp kéo dài 3 năm, kèm theo đó Công ty Dâu tam tơ Việt Nam phải thanh toán gần

40.000 USD tiền phí trọng tài

Thông thường, các điều khoản về giá cả, chất lượng hàng hóa, thời

gian giao hàng, phương thức thanh toán vẫn được các doanh nghiệp chú

trọng hơn là các điều khoản về giải quyết tranh chấp Chính tâm lý đó đã tạo ra những sai sót không đáng có cho các doanh nghiệp trong quá trình thực

hiện hợp đồng Trong nhiều hợp đồng, doanh nghiệp viết là: “nếu có tranh chấp thì sẽ nhờ công an giải quyết? hoặc “nhờ Ủy ban nhân dân” chứng tỏ

doanh nghiệp chỉ hiểu một cách nôm na, đại khái về trọng tài thương mại

Có trường hợp có thỏa thuận về trọng tài nhưng lại ghi là “nếu không đồng ý

với phán quyết của trọng tài thì có thê nhờ Tòa án giải quyết” Trong trường hợp này thì cả trọng tài và tòa án đều “bó tay”

Cũng đã có những trường hợp doanh nghiệp đã chọn chính xác VLAC nhưng quy tắc tô tựng trong hợp đồng thì doanh nghiệp lại chọn theo quy tắc

° Theo lời phát biểu của ông Nguyễn Minh Chí - Chủ tịch trưng tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

trong cuộc phỏng vân với phóng viên báo Hải quan

Trang 18

cua trong tai thuong mai Pari VIAC da tu choi không thụ lý vì nếu theo quy tắc tố tụng cua trong tai thương mại Pari thì rất khó trong việc chọn trọng tài

viên, quy tắc tố tụng, gặp rắc rôi trong phí trọng tải và một số vẫn đề về địa điểm xử lý tranh chấp

- Thứ ba, về phía các trọng tài viên: Các trọng tài viên hiện nay đều là những người kiêm nhiệm trong các lĩnh vực thương mại Vì vậy, một số

trọng tài viên còn chưa chuyên nghiệp, ví dụ như yêu cầu về quy tac t6 tung

Điều này một số trọng tài viên còn chưa nắm được

Cùng với đó, các tranh chấp ngày càng sâu và phức tạp, nhất là những

tranh chấp có yếu tố nước ngoài Hiện nay cũng tồn tại thực trạng có một sô

it trong tai viên chưa nắm chắc kiến thức pháp luật quốc tế bao gôm luật các nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên hoặc sắp là

thành viên, từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng xét xử

- Thứ tư, về phía các quy định của pháp luật hiện hành: Bức xúc lớn nhất hiện nay còn vướng mắc là trong việc thi hành phán quyết trọng tài Mặc dù theo Pháp lệnh trọng tài thương mại và Bộ luật tổ tụng dân sự, quyết định của trọng tài có giá trị như một bản án nhưng Pháp lệnh thi hành án lại

không quy định điểm này Từ đó, cơ quan thi hành án có thê vin vào đây để

không thị hành các quyết định của trọng tài Và như vậy, các bên tranh chấp

bị mất lòng tin vào trọng tài va lại tin tưởng vào tòa án nhiều hơn Điều này lại không phù hợp với thiết chế trọng tài trên thế giới

Bên cạnh đó, một số văn bản pháp luật còn chưa tương thích với nội dung trong Pháp lệnh trọng tài thương mại và cam kết WTO; một số quy định trong Pháp lệnh trọng tài thương mại còn chưa phù hợp với luật đầu tư,

luật doanh nghiệp ; bản thân tố tụng trọng tài trong Pháp lệnh trọng tài

thương mại cũng chưa sát với thực tiến

Ngoài ra, theo Pháp lệnh trọng tài thương mại, trọng tài chỉ có thầm

quyền giải quyết các tranh chấp trong phạm vi hoạt động thương mại Điều

này đã làm các trung tâm trọng tài mất đi một lượng khách hàng đáng kể trong lĩnh vực ngoài hoạt động thương mại

V/ Một số giải pháp chung để hoàn thiện hình thức trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại:

- Thứ nhất, một số nhà chuyên môn cho răng không có cơ sở khoa học nào lí giải cho việc thu hẹp phạm vi thâm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của trọng tài so với tòa án Vì vậy, việc sửa đôi pháp luật trọng tài trong thời gian tới nên mở rộng thầm quyên cho trọng tài, tạo điều kiện cho các bên được quyền tự do lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp

phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế

Trang 19

- Thứ hai, cần phải xây dựng Luật về trọng tại thương mại thay cho Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 Tuy nhiên, cần phải có sự găn kết với Pháp lệnh thi hành án mà hiện nay đang làm thành Luật thi hành án để giữa 2 đạo

luật này có sự hài hòa, không để tình trạng khi luật đi vào cuộc sống lại không biết vận dụng luật nào Có thể, khi đó ý chí của người thực thi quyết định lại quyết định chứ không phải là luật quyết định

- Thứ ba, các doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ

bản về trọng tài thương mại Khi ký kết hợp đồng cần lưu ý phải ghi rõ trung tâm trọng tài nào sẽ xử lý khi tranh chấp xảy ra Các thỏa thuận càng chỉ tiết càng tốt Ví dụ như: Luật áp dụng cho thủ tục tố tụng là luật nào? Luật áp dụng cho nội dung vụ tranh chấp là luật nào? Ngôn ngữ xử lý? Nhưng

doanh nghiệp cần lưu ý, trọng tài viên không phải luật sư của mình mà sẽ là người công tâm đứng ra giải quyết vụ việc và chỉ tuân theo pháp luật

- Thứ tư, đề cơ chê trọng tài trở thành một thành tố không thể thiếu trong

hoạt động thương mại thời gian tới, các trung tâm trọng tài nói chung và VIAC nói riêng vẫn cần phải liên tục khang định năng lực xét xử của mình

Các trung tâm trong tài cần tiễn tới không chỉ là chỗ dựa tin cậy của doanh

nghiệp Việt Nam mà có thể còn là sự lựa chọn của các doanh nghiệp nước ngoài trong các giao thương quốc tế

- Thứ năm, cần nâng cao hơn nữa trình độ, năng lực của các trọng tài viên,

tăng cường tập huấn, đào tạo thêm kỹ năng nghiệp vụ về tố tụng trọng tài

Đồng thời tranh thủ và tận dụng sự hỗ trợ của nhà nước về kinh phí, trụ sở

Trên đây là một số các giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện các vấn đề liên quan đến hoạt động trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại Hy vọng với những giải pháp này, trong

tương lai các trung tâm trọng tài sẽ ngày càng trở nên phát triển, sé có nhiều

những vụ án được giải quyết bằng thủ tục trọng tài với thời gian ngắn và

hiệu quả cao hơn

Trang 20

KET LUAN

Trọng tài thương mại là một trong bốn hình thức cơ bản để giải quyết

tranh chấp thương mại được quy định ở hầu hết các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam Khi phát sinh tranh chấp, doanh nghiệp lựa chọn hình thức trọng tài thương mại sẽ có rất nhiều ưu điểm như: doanh nghiệp được lựa chọn tô chức trọng tài, địa điểm, ngôn ngữ, thời gian tiến hành các hoạt động tố tụng của trọng tài Ngoài ra, việc xét xử bang hình thức trọng tài còn giữ được bí mật cho các chủ thể tham gia tranh chấp, đảm bảo uy tín của các chủ và có tính minh bạch cao trong xét xử Và cuôi cùng, quyết định của trọng tài có giá trị chung thâm và có hiệu lực cưỡng chế ngay

Ở Việt Nam ta, trong điều kiện đầu tư nước ngoài vào nước ta ngày cang gia tăng, hoạt động thương mại càng sôi nổi thì tranh chấp thương mại giữa các nhà đầu tư và thương gia ngày càng nhiều hơn Đây cũng là điều

bình thường trọng đời sông thương mại Theo thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng

Tiên Liên, điều quan trọng nhất là Nhà nước phải tạo hành lang pháp lý giải

quyết các tranh chấp này Đáp ứng được nhu cầu này, Đảng và Nhà nước ta

đã cho ban hành một số các văn bản quy định về các hoạt động tranh chấp,

giải quyết tranh chấp thương mại nói chung và hoạt động trọng tài thương

mại nói riêng Những văn bản này đã tạo điều kiện cho các trung tâm trọng

tài hoạt động và phát triên đúng hướng, cũng như tạo điều kiện các doanh

nghiệp tìm hiểu và tiếp cận với hình thức giải quyết tranh chấp này

Trên thế giới, việc giải quyết tranh chấp thương mại thông qua trọng tài là phương thức được các doanh nghiệp ưa chuộng nhất Tuy nhiên ở Việt Nam, tất ít doanh nghiệp biết đến trọng tài thương mại, mà có biết thì lại co vẻ chưa mặn mà với cơ chế giải quyết này hoặc bỏ qua cơ chế giải quyết

bằng trọng tài để tìm đến sự can thiệp của cơ quan tài phán Nhà nước là tòa án Điều này là trái với thông lệ quốc tế Vậy câu hỏi đặt ra là: nguyên nhân

từ đâu lại có sự khác biệt như vậy? Sau khi tìm hiểu về thực trạng việc áp

dụng hình thức trọng tải trong hoạt động giải quyết tranh chấp ở Việt Nam

hiện nay, có thé thay được nguyên nhân trọng tài thương mại của chúng ta bị “bỏ qua” là những vấn đề rất cấp bách cần được khắc phục

Như vậy, để đây mạnh và phát huy hơn nữa ưu thế của trọng tài

thương mại ở Việt Nam, đòi hỏi phải có sự quan tâm cũng như nỗ lực của

toàn Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành có liên quan, kết hợp với việc trang

bị kiến thức cơ bản cho các doanh nghiệp về trọng tài thương mại Có như

vậy, hoạt động trọng tài của ta mới có thé phat trién mét cach phù hợp với

Trang 21

pháp luật và thông lệ quốc tế, từ đó tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho các

doanh nghiệp bước vào sân chơi hội nhập

219

TAI LIEU THAM KHAO

Giáo trình Luật thương mại Tập II, Trường Đại học Luật Hà Nội,

NXB Công an nhân dân Hà Nội - 2006 Luật thương mại 2005

Bộ luật tố tụng dân sự 2004

Pháp lệnh trọng tài thương mại 2004

Pháp lệnh thi hành án

Nghị định số 25/2004/NĐ — CP của Chính phủ ngày 15/1/2004 quy

định chỉ tiết thi hành một số điều của pháp lệnh trọng tài thương mại

Nghị quyết số 04/NQ —- HĐTP của Hội đồng thâm phán Tòa án nhân

dân tối cao ngày 27/5/2003 hướng dẫn áp dụng một số quy định của

pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế

Nghị quyết số 05/2003/NQ —- HĐTP của Hội đồng thâm thán Tòa án

nhân dân tối cao ngày 31/7/2003 hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh trọng tài Thương mại

Bài viết “Cần phải có Luật trọng tài Thương mại” của phóng viên

Minh Huệ, đăng trên trang web htfp://viac.org.vn — trang web chính

thức của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, bên cạnh Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam

10 Bài viết “Vì soa bỏ qua trọng tài?” của phóng viên Minh Tú, đăng trén trang web http://www.dddn.com.vn

11 Bài viết “Trọng tài thương mại “chạy đua” với hội nhập” của phóng viên Thanh Lan, dang trén trang web http://www.vniawfind.com.vn ngay 29/1/2007

12 Bài việt “Trọng tài kinh tê mới chỉ là “trang sức” của phóng viên Vũ

Hạnh, đăng trên trang web http://www/vovnews.vn ngày 1/12/2007

Ngày đăng: 05/12/2016, 02:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w