A MO DAU
I, LI DO CHON DE TAI:
-Tiéu học là cấp học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người, đặt nền tảng cho giáo dục phô thông và các cấp học trên
Là những chủ nhân tương lai của đất nước, đòi hỏi học sinh phải có vốn kiến
thức cần thiết
-Giúp học sinh có vốn kiến thức đó, nhiệm vụ của môn tiếng Việt ở tiểu
học nhằm trang bị cho các em những kiến thức về hệ thống tiếng Việt, chuẩn tiếng Việt, rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiép Trong đó phân môn “Luyện từ và câu” là một trong những phân môn quan trọng có ý nghĩa to lớn trong chương trình tiêu học Luyện từ và câu giúp học sinh mở rộng, hệ thống hoá vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu Rèn cho học sinh một số kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu Bồi
dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói - viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp, rèn luyện phát triển tư duy, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp cho học sinh
-Việc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng phân môn "Luyện từ và câu" sẽ giúp các em làm giàu vốn từ, vốn tri thức về tâm hồn Từ đó, các em tích luỹ cho
mình những kiến thức cần thiết, tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn
khác trong tiếng Việt như: Chính tả, Tập làm văn, Đồng thời học tốt các môn học khác như: Toán, Tự nhiên-xã hội, Am nhac, Mi thuat, Dac biét la khoi dậy
trong tiềm thức tâm hồn học sinh lòng yêu quý sự phong phú của tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Trang 2II MUC DICH NGHIÊN CỨU:
-Là một giáo viên tiêu học trực tiếp giảng dạy lớp 4 theo chương trình sách
giáo khoa mới, tôi không khỏi băn khoăn suy nghĩ về vấn đề này Làm thế nào để đồng nghiệp và bản thân có được phương pháp dạy "Luyện từ và câu"cho học
sinh một cách tối ưu? Làm thế nào dé sự tiếp thu kiến thức của các em có hiệu
quả? Đề học sinh nắm vững kiến thức và vận dụng từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt là
chiếc chìa khoá mở cánh cửa tri thức khoa học?
III DOI TUO'NG VA PHAM VI NGHIEN CUU:
- Hoc sinh lớp 4 4 trường tiêu học
1V NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
-Khái quát những vẫn đề lí luận cơ bản về năng lực sử dụng vốn từ, kĩ năng dùng từ đặt câu, sử dụng dấu câu của học sinh lớp 4
-Thực tiễn và tình hình dạy Luyện từ và Câu cho học sinh lớp 4 Trường tiêu học
V CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
-Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc sách báo, tạp chí, sách giáo
viên, sách tham khảo
-Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiền: Quan sát, phỏng vấn, phương pháp phân tích, đánh giá, tông kết kinh nghiệm
-Phương pháp thống kê tốn học
-Ngồi các phương pháp trên tôi còn sử dụng một số phương pháp khác
Trang 3CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH NOI DUNG CHUONG TRINH DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4
I MUC DICH DAY LUYEN TU VA CAU CHO HỌC SINH LỚP 4: 1 Hinh thanh va phat trién ki nang tiéng Viét:
-Thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử
dụng tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi Sách giáo khoa tiếng Việt 4 tiếp tục lẫy nguyên tắc giao tiếp làm định hướng cơ bản Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt
thông qua tất cả các phân môn Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu
Phân môn luyện từ và câu được học từ lớp 2, song đến lớp 4 mới có những tiết
học dành riêng dé trang bi kiến thức cho hoc sinh Các em được mở rộng, hệ
thống hoá vốn từ, được trang bị kiến thức sơ giản về từ, câu, kĩ năng dùng từ đặt
câu, sử dụng dấu câu Giai đoạn này, trẻ em có sự thay déi dang kể Các em thích
diễn đạt, thích vận dụng từ ngữ hay để nói, viết Thế nhưng tư duy các em phát
triển chưa hoàn thiện, các em chưa hiểu nghĩa từ, chưa nắm chắc kiến thức ngữ
pháp tiếng Việt Vì vậy, việc giúp các em hình thành và phát triển kĩ năng sử
dụng tiếng Việt là rất quan trọng Các em nắm chắc kiến thức về từ ngữ, ngữ
pháp tiếng Việt để học tốt các phân môn tiếng Việt và các môn học khác, là cơ
sở nên tảng cho việc học tập các bậc học trên
2 Sử dụng từ, câu tiếng việt giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, nắng lực tư duy:
-Thông qua các bài Tập đọc, Ké chuyện, Tập làm văn, Luyện từ và
câu học sinh được rèn luyện và phát triỀn trí tưởng tượng ngay từ các bài thơ,
bài văn Các em hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu, sử dụng dấu câu để nói,
viết đúng, viết hay, vận dụng một số biện pháp tu tử Từ đó, các em có thể trau dồi kĩ năng vận dụng từ ngữ đưa vào ngữ cảnh phù hợp, sinh động, có thói quen
Trang 4dùng từ đúng, nói viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao
tiếp và thích học tiếng Việt
3 Giúp học sinh ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt, văn
hóa trong giao tiếp để trẻ tích luỹ những hiểu biết cân thiết về
tiếng Việt:
-Quá trình học "Luyện từ và câu" giúp các em biết sử dụng từ ngữ phù hợp
trong giao tiếp hàng ngày với bạn bè, bố mẹ và mọi nguoi xung quanh Bồi dưỡng cho các em biết thưởng thức cái đẹp, biết thể hiện những buồn, vui, yêu,
ghét của con người Từ đó, học sinh biết phân biệt đẹp, xấu, thiện, ác để hoàn
thiện nhân cách cho bản thân Hình thành và bồi dưỡng kĩ năng sử dụng tiếng
Việt chính là tạo điều kiện cho các em trở thành những nhà ngôn ngữ học trong
tương lai
II NOI DUNG VÀ MỨC ĐỘ CÂN ĐẠT: 1 Đối tượng để học sinh làm bài:
-Là những bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm, những bài tập về từ, câu 2 Yêu cầu cần đạt:
-Nắm kiến thức vẻ từ ngữ qua các chủ điểm
-Nắm kiến thức sơ giản về câu
-Rèn cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu
-Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp
3 Nội dung dạy học:
Phân môn luyện từ và câu ở lớp 4 được dạy trong 62 tiết : HKI : 32 tiết ; HKII 30 tiết Bao gồm các nội dung sau:
Trang 5-Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống hoá theo trường nghĩa tương đương các chủ điểm + HK I: 9 tiết Nhân hậu — Đoàn kết( tuần 2,3) Trung thực — Tự trọng ( tuần 5,6) Ước mơ ( tuần 9) Ýchí — Nghị lực( tuần 12,13) Đồ chơi — Trò chơi ( tuần 15;16) + HK II: 10 tiết Tài năng ( tuần 19) Sức khoẻ ( tuần 20) Cái đẹp ( tuần22, 23) Dũng cảm ( tuần 25, 26)
Du lich — Tham hiểm ( tuần 29,30) Lạc quan — Yêu đời ( tuần 33,34)
-Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống thông qua các bài tập Tìm từ ngữ theo chủ điểm Tìm hiểu nắm nghĩa của từ; Phân loại từ ngữ Tìm hiểu nghĩa của thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm; luyện sử dụng từ ngữ
* Tiếng , cấu tạo từ:( 5 tiết)
-Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cầu tạo của tiếng, cầu tạo của từ + Cấu tạo của tiếng tuần 1: 2 tiết
+ Từ đơn và từ phức tuân 3: I tiết + Từ ghép và từ láy tuần 4: 2 tiết
-Các dạng bài tập : Nhận diện và phân tích cầu tạo của tiếng , từ; Phân loại từ theo cẫu tạo; Tìm từ theo kiểu cấu tạo; Luyện sử dụng từ
* Từ loại : (9 tiết)
-Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cẫu tạo từ loại của tiếng Việt
+ Danh từ ( tuần 5,6,7,8: 5 tiết gồm cả cách viết danh từ riêng)
+ Động tù( tuân 9 và 11: 2 tiết)
Trang 6+ Tính từ ( tuần L1 và 12: 2 tiết)
-Các dạng bài tập: Nhận diện tử theo loại; Luyện viết danh từ riêng; Tìm và phân loại từ theo từ loại; Luyện sử dụng từ
* Câu : 26 tiết
-Cung cấp các kiến thức sơ giản về cẫu tạo, công dụng, và cách sử dụng
các kiểu câu:
+ Câu hỏi : tuân 13,14,15 — 4 tiết
+ Câu kể : tuần 16,17,19,20,21,22,24,25,26 — 12 tiết bao gồm các kiểu
câu: ai lam gi; ai thé nao, ai la gi?
+ Câu khiến : tuan 27,29- 3 tiết + Câu cảm : tuần 30 — 1 tiết
+ Thêm trạng ngữ cho câu: tuần 31,32,33,34 - 6 tiết
-Các dạng bài tập: Nhận dạng các kiểu câu; Phân tích cấu tạo câu; Đặt câu theo mẫu nhằm thực hiện các mục đích cho trước; Lựa chọn kiểu câu để đảm bảo
lịch sự trong giao tiếp; Luyện sử câu trong các tình huống khác nhau; Luyện mở
rộng câu
* Dấu câu: 3 tiết
-Cung cấp kiến thức về công dụng và luyện tập sử dụng các dấu câu : + Dấu hai chấm ( tuần 2: 1 tiết )
+ Dấu ngoặc kép ( tuân 8: l tiết )
+ Dấu chấm hỏi( tuần 13 học cùng câu hỏi)
+ Dấu gạch ngang ( tuần 13: I tiết )
-Các dạng bài tập: Tìm công cụ của dấu câu; Luyện sử dụng dấu câu ( đặt
dấu câu vào chỗ thích hợp, tập viết câu , đoạn có sử dụng dẫu câu)
TI1/ CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1) Cung cấp kiến thức mới:
-Giáo viên tổ chức cho HS làm các bài tập ở phần nhận xét theo các hình
thức:
Trang 7+ Trao đổi từng nhóm ( tổ; bàn; hoặc 2,3HS)
+ Tự làm cá nhân, qua đó HS rút ra kết luận theo các điểm cần ghi nhớ về
kiến thức
2) Luyện tập và mở rộng vốn từ:
-Giáo viên cho học sinh nhắc lại một số kiến thức có liên quan, rồi tô chức cho học sinh làm các bài tập theo các hình thức trao đôi nhóm, thi đua giữa các
nhóm, cá nhân Cần lưu ý các vấn đề sau:
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ yêu cầu của bài tập
+ Chữa mẫu cho học sinh một phần hoặc 1 bài để hướng dẫn cách làm
+ Hướng dẫn học sinh làm vào vở ( bảng con, bảng phụ, bảng nháp )
Trang 8CHUONG II
CƠ SỞ THỰC TIẾN CỦA VIỆC DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HOC
SINH LỚP 4
I THUC TRANG DAY LUYEN TU VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4
1 Đối với giáo viên:
-Những năm gần đây, do ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của
phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Phong trào đổi mới phương pháp dạy học đã được phát động rộng rãi trong các trường Tiểu học Vận
dụng phương pháp theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học đã đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Tuy nhiên, việc dạy phân
môn luyện từ và câu không ít giáo viên vẫn chưa thoát khỏi quỹ đạo của phương
pháp dạy học truyền thống Một số giáo viên vẫn coi học sinh tiểu học là đối tượng nói theo, làm theo khuôn mẫu Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 cũ tách từ ngữ,
ngữ pháp thành hai phân môn riêng biệt Sách giáo khoa Tiếng Việt mới tích hợp
từ ngữ, ngữ pháp thành phân môn luyện từ và câu Do đó việc tiếp cận phương pháp dạy học phù hợp với sách giáo khoa mới phần nào còn khó khăn
-Chính vì vậy cần cải tiến phương pháp dạy học "Luyện từ và câu" theo
hướng tích cực hoá hoạt động của người học dé gid hoc sinh dong, hap dan, hiéu
quả Là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 4, khi nghiên cứu về phương pháp day
học phân môn "Luyện tử và câu” Tôi đã thấy được mục đích, yêu cầu của một đơn vị kiến thức mà học sinh được chiếm lĩnh thuộc hệ thống vẫn đề nào trong
bài giảng Mặt khác tôi biết cách phối hợp nhịp nhàng, khoa học và logic giữa
kiến thức về từ và câu
-Với đặc thù của phân môn luyện từ và câu là trang bị những kiến thức cơ
bản về từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt để các em học tốt các môn học khác Bởi vậy,
việc bồi dưỡng và nâng cao hiểu biết về từ, câu, kĩ năng sử dụng tiếng Việt văn hoá góp phân kích thích sự phát triển tư duy, hoàn thiện nhân cách cho học sinh
Trang 9-Phải nói rằng việc nắm kiến thức từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt của học sinh
lớp 4 mà tôi trực tiếp giảng dạy đầu năm học còn rất yếu Các em chưa hiểu nghĩa
của từ, câu tạo từ, vốn từ của các em còn nghèo, không diễn đạt một cách trôi chảy những cảm nhận của mình Nên các em dùng từ còn sai, khi nói, viết chưa trọn câu Câu văn các em đặt chưa đạt yêu cầu Song một điều kiện thuận lợi là các em được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập, cùng với sự tận tình
của giáo viên các em thích tìm hiểu, khám phá kiến thức về tiếng mẹ đẻ
II CAC BIEN PHÁP THUC HIEN
1 Trước khi lên lớp:
-Đầu năm họp cha mẹ học sinh, tôi đã báo cáo tình hình học tập của từng
em Cho cha mẹ học sinh hiểu tầm quan trọng của vốn từ ngữ, ngữ pháp tiếng
Việt, bàn bạc cách giúp các em học tập ở nhà Đặc biệt là ôn các kiến thức đã học ở lớp 2-3, các bài đã học, định hướng những việc cần làm cho bài mới Vì vậy,
khi lên lớp các em không bỡ ngỡ trước câu hỏi của giáo viên Khi lập kế hoạc bài
dạy, tôi luôn chú trọng đến đối tượng học sinh để lựa chọn nội dung, hình thức
dạy - học hiệu quả nhất
- Irong quá trình lên lớp tôi luôn tìm câu hỏi gợi mở giúp học sinh giải
nghĩa từ hoặc phát hiện ra lỗi đặt câu thông qua các chủ điểm của môn tiếng
Việt và chủ điểm tung don vi hoc cua phân môn Luyện từ và câu, tạo cho các em nguồn cảm hứng, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, con người Tôi đành
nhiều thời gian nghiên cứu kiến thức tiếng Việt để bản thân có vốn hiểu biết
nhằm phân tích mở rộng cho các em
2 Các biện pháp thực hiện trên lớp:
2.1 Tạo sự gần gũi hứng thú ban đầu cho các em:
-Kiêm tra bài cũ đê giáo viên năm bắt việc học ở nhà của học sinh, nhưng
nêu chỉ đơn thuân là kiêm tra kiên thức của bài học trước sẽ gây cho học sinh
cảm giác nhàm chán hoặc "sợ” Vì vậy, hình thức kiêm tra là rat quan trong dé
Trang 10gây hứng thú học tập cho học sinh Có thể kiểm tra bằng nhiều hình thức như:
hoi - dap giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh, trò chơi
* Vi du: Bài mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết ( tuần 3) khi kiểm tra
bài cũ tôi đã thực hiện băng cách cho học sinh chơi trò chơi: Xếp các từ ghép có
tiêng “nhân” vào hai cột
" Nhân" có nghĩa "Nhân" có nghĩa
là người là lòng thương người
Nhân dân Nhân hậu
Công nhân Nhân đức
Nhân tài Nhân từ
Thi đua giữa hai đội, đội nào xếp nhanh và đúng thì sẽ thắng
-Phan giới thiệu bài, dẫn dắt vào bài học cũng là một nghệ thuật Lời vào
bài chỉ cần ngắn gọn, vừa đủ, không xa xôi dài dòng để học sinh cảm thấy hấp dân, muôn tìm hiệu, muôn nghe cô giảng
2.2 Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu:
-Việc phân tích ngữ liệu giúp học sinh năm vững yêu cầu của bài tập và thực hành tốt nhằm rút ra kiến thức Giáo viên cần cho học sinh đọc thầm, trình bày yêu cầu của bài tập, giải thích thêm cho học sinh nắm rõ yêu cầu bài tập Tổ
chức cho học sinh làm bài tập bằng nhiều hình thức như: cá nhân, nhóm Sau đó
báo cáo kết quả, cả lớp cùng tham gia trao đôi, nhận xét, học sinh tự rút ra kết luận Giáo viên chỉ khẳng định kết luận đúng hoặc bô sung Trao đỗi với học
sinh, sửa lỗi cho học sinh hoặc tổ chức cho học sinh góp ý và đánh giá cho nhau
trong quá trình làm bài Giáo viên không nhất thiết phải giải nghĩa từ mà gợi ý
Trang 11cho học sinh liên tưởng, so sánh đê tìm nghĩa của từ Với những từ ngữ trừu tượng, ít gân gũi học sinh, giáo viên cân đưa vào hoàn cảnh cụ thê đê học sinh hiệu nghĩa Cuôi cùng giáo viên so két, tông kêt ý kiên cua hoc sinh
* Ví dụ : Khi dạy bài "Động từ" ( tuần 9), ở phần nhận xét sau khi cho học
sinh: đọc kĩ, thảo luận theo cặp tìm các từ chỉ hoạt động của người, các từ chỉ
trạng thái của vật, rồi trình bày kết quả trước lớp Giáo viên sẽ chốt lại: Các từ
nêu trên là động từ Vậy động từ là gì? Học sinh trả lời — giáo viên khẳng định và ghi bảng (Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật )
2.3 Dạy nội dung mở rộng và hệ thống hoá vốn từ:
-Từ ngữ được mở rộng và hệ thống hoá trong phân môn Luyện từ và câu ở
lớp 4 bao gồm các từ thuần Việt, Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ phù hợp với chủ
điểm của từng đơn vị học Để học sinh hiểu nghĩa và biết dùng từ ngữ, thành
ngữ, tục ngữ thuộc các chủ điểm Giáo viên cần gợi ý cho học sinh liên tưởng,
so sánh hoặc tra từ điển để tìm hiểu nghĩa Với những từ ngữ trừu tượng, ít gần gũi với học sinh, cần đưa chúng vào văn cảnh cụ thể để làm rõ nghĩa
-Giáo viên cần làm cho học sinh hiểu rõ tên chủ điểm Từ đó, học sinh có cơ sở tìm thêm các từ khác theo chủ điểm đã cho Căn cứ vào từng đối tượng học
sinh, giáo viên cần lựa chọn biện pháp dạy học cho phù hợp Tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều được tham gia thực hành theo năng lực của mình từng bước vươn
lên đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng
* Ví dụ: Khi dạy bài - Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng
Bài tập 4: Có thê dùng thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây để nói về tính
trung thực hoặc lòng tự trọng:
- Thang như ruột ngựa
- Giấy rách phải giữ lẫy lê - Thuốc đắng giã tật
Trang 12- Đói cho sạch rách cho thơm
-Cho học sinh thảo luận nhóm 4, đọc kĩ nội dung bài tập, xác định yêu câu,
trao đối tìm hiểu nghĩa của từng thành ngữ, tục ngữ ( cả nghĩa đen lẫn nghĩa
bóng) Rôi học sinh tiên hành phân loại, sau đó báo cáo kêt quả trước lớp, lớp
nhận xét, bô sung, thông nhât kêt quả Nêu câu nào các em chưa hiệu nghĩa giáo
viên phải giải thích cho các em rõ Ngoài ra, cho các em tìm thêm một sô câu
thành ngữ, tục ngữ có nội dung theo chủ điêm và yêu câu học thuộc đê vận dụng
*Vi du: Khi dạy bài - Mở rộng vôn từ: Ước mơ
-Học sinh bước đâu tìm được một sô từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đâu băng tiêng ước, băng tiêng mơ, ghép được từ ngữ, hiệu ý nghĩa và nhận biệt được
sự đánh giá của từ ngữ đó
-Bài tập 2: Tìm thêm những từ cùng nghĩa với “ ước mơ”
-Bãt đầu băng tiêng “ước”: ước ao, ước muôn, ước vọng, ước mong -Bắt đầu băng tiêng “mơ”: mơ tưởng, mơ ước, mơ mộng
-Đôi với bài tập này các em chỉ cân tìm thêm một thành tô thứ hai đứng sau thành tô đã cho đê tạo nên một từ cùng nghĩa với “ ước mơ”
-Nêu một ví dụ minh họa về một loại ước mơ Như chúng ta biết trong
cuộc sống ai cũng có những ước mơ của mình Có những ước mơ chính đáng và
không chính đáng Từ đó, học sinh có thể lấy bất kỳ một ví dụ cho mỗi loại ước
mơ sao cho thích hợp Như “ Ước mơ sau này sẽ làm thầy(cô) giáo, làm kĩ sư,
làm bác sĩ tài giỏ1”
2.4 Dạy kiến thức về từ, câu, kĩ năng dùng từ, đặt câu và sử dụng dấu câu:
-Kiến thức tiếng Việt là cả một kho tàng phong phú Ngay từ khi mới bập
bẹ biết nói, các em đã biết dùng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp Thế nhưng đến lớp 4
các em mới bước đâu phân tích câu tạo của từ, câu, từ loại, cách sử dụng dâu câu
Trang 13-Trong mỗi bài học gồm 3 phân: Nhận xét, ghi nhớ, luyện tập Theo quan điểm tích hợp phần nhận xét ( cung cấp ngữ liệu ) thường rút ra từ những bài tập
đọc mà học sinh đã học, các ngữ liệu đều mang tính điển hình cao Giáo viên cần
giúp học sinh khai thác tối đa ngữ liệu được cung cấp Khi dạy các kiến thức về
từ, học sinh thường gặp khó khăn trong việc nhận diện, phân biệt từ phức, từ phép tông hợp, từ ghép phân loại, từ láy Theo chương trình từ ngữ, ngữ pháp lớp
4 cũ, học sinh chỉ biết đơn giản về cấu tạo của ba từ loại: từ đơn, từ ghép, từ láy
Việc phân tích từ ghép có nghĩa tông hợp, có nghĩa phân loại, từ ghép và từ láy, học sinh phải căn cứ trên nghĩa của từ Vì vậy, dé giúp học sinh nhận ra hệ thông từ, nhận xét về mặt câu tạo giáo viên cân:
-Giáo viên giúp học sinh thao tác ghép các từ với từng phần trong sơ đồ
lần lượt theo thứ tự tầng bậc
* Ví dụ: Khi dạy bài " Luyện tập về từ ghép, từ láy " ( tuần 4)
-Giáo viên hướng dẫn học sinh phân loại từ " bánh trái" ( chỉ chung cho các loại bánh ) nên là từ ghép có nghĩa tổng hợp
-Giáo viên đặt câu hỏi: Hãy kể tên một số loại bánh mà em biết ? (bánh
rắn, bánh cuốn, bánh mì )
-Bánh rán, bánh cuốn, bánh mì là chỉ riêng cho một loại bánh nên là từ
ghép có nghĩa phân loại
-Khi học sinh không phân biệt được từ ghép và từ láy, giáo viên cần giải
nghĩa cho học sinh về từ ghép là từ gồm có hai tiếng có nghĩa trở lên tạo thành, các tiếng đó bổ sung nghĩa cho nhau tạo nên nghĩa mới (Ví dụ : Từ "bờ bãi" cả
hai tiếng đều có nghĩa) Còn từ láy là từ gồm hai tiếng trở lên phối hợp theo cách
lặp âm hay van hoặc lặp hoàn toàn cả âm lẫn vân ( Ví dụ: Từ "luôn luôn", "rì
rào") Vì vậy "bờ bãi " là từ ghép không phải từ láy mặc dù phần âm đầu giống
nhau
Trang 14- Trong kiến thức về từ loại, phân danh từ học sinh rất khó khăn trong việc nhận diện danh từ chỉ khái niệm, danh từ chỉ đơn vị Vì vậy, khi dạy phan nay
giáo viên cần đưa ba dấu hiệu để giúp học sinh nhận diện danh từ chỉ khái niệm
`
là :
-Những từ chỉ sự vật có thể cảm nhận bằng trí óc như: đạo đức, kinh
nghiệm, Những từ được chuyền hoá từ động từ hoặc tính từ khi ghép với các từ
sự ", " cuộc", " lòng ", như: lòng kiên nhãn, sự hi sinh,
-Thường là từ gốc Hán như : Truyền thống, Tổ quốc,
-Đối với việc giúp học sinh phân tích và nhận diện danh từ chỉ đơn vị với
các tiểu loại danh từ khác, cần chỉ cho học sinh thay rang các từ chỉ đơn vị như: cái, con, tam, dẫy, cơn, có thê kết hợp với các từ chỉ số lượng là: một, hai, các,
vài, lũy, trong khi đó không phải từ chỉ sự vật nào cũng có thê kết hợp được với từ chỉ số lượng
-Các danh từ chỉ sự vật nếu không thê biểu thị một sự vật đơn thê như: ban, ghé, ao, nguoi, ma biểu thị các sự vật tồn tại thành tong thể như: nước,
mưa, quần áo, thì không thể kết hợp với từ chỉ số lượng Giáo viên có thể cung
cấp cho học sinh một số danh từ chỉ loại thường gặp như:
Danh từ chỉ loại đi với vật thể: cái, con, cây, quả, người, ( người thợ,
cây bàng, con khi, .) ông, bà, ( ông bác sĩ, bà kĩ sư, .)
Danh từ chỉ loại đi với danh từ chất thể ( vải, nước, nhôm, đồng ) : cục, thanh, tắm, giọt, hạt, ( Ví dụ như: tắm vải, giọt nước, .) Danh từ chỉ loại đi
với danh từ chỉ hiện tượng: cơn, làn, trận, (cơn mưa, trận bão, .)
-Khi dạy kiến thức sơ giản về câu, học sinh dễ nhằm lẫn vị ngữ trong câu
kế ai thế nào ? là động từ chứ không phải là tính từ Các em thường có xu hướng xác định mọi câu kể có động từ thuộc câu kế Ai làm gì? Các em quen với động từ
là từ chỉ hành động bởi khái niệm " trạng thái", " tình thái" chưa được hình thành
Trang 15bằng động tác hoặc hình vẽ với những ví dụ để học sinh hình dung sự khác nhau
giữa hành động và trạng thái
-Hành động thê hiện trực tiếp những đặc điểm vận động của chủ thê (Ví dụ
: chạy, nhảy, viết, di, .) Trạng thai thé hién mối liên hệ giữa vận động của thực
thê trong một hồn cảnh hoặc khơng gian, thời gian ( Ví dụ: Mặt trời tod nang
Bé Hoa ngu Hoa nở rộ trong vườn )
-Giáo viên nên giới thiệu thêm một số động từ chỉ trạng thái thường dùng
thể hiện ý nghĩa về sự cần thiết như: cần, nên, phải, Từ chỉ khả năng như: có
thể, không thê, Từ thê hiện ý chí, ý định: toan, định, dám, Từ thể hiện sự
mong muốn: mong ước, ước mơ, Từ thể hiện ý nghĩ hay nhận xét: nghĩ, tưởng,
xem, cho, ( Ví dụ: Tôi cbo rắng hoa hồng đẹp nhất)
- Việc nhận diện trạng ngữ cũng là một vấn đề khó đối với các em Về vai
trò ngữ pháp, trạng ngữ là thành phần phụ không bắt buộc phải có mặt trong câu, nhưng thêm phân trạng ngữ cho câu là để phản ánh đây đủ tình cảm, nhận thức chủ quan của người nói VỀ cấu tạo trạng ngữ là một cụm từ có hoặc không có quan hệ từ đúng trước Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu
Trạng ngữ ở đầu câu dễ gặp nhất, học sinh dễ nhận thay còn trạng ngữ ở giữa câu và cuối câu học sinh khó nhận diện Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 chỉ nêu trường
hợp trạng ngữ đứng ở đầu câu nhưng nếu học sinh đặt những câu có trạng ngữ ở
vị trí khác, giáo viên vẫn chấp nhận và chỉ cho học sinh thấy vị trí linh hoạt của
trạng ngữ
-Khi dạy bài “ Luyện tập về câu hỏi” tuần 14 Ở bài này học sinh phải đặt
được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu; nhận biết một số từ nghi vẫn và đặt
câu hỏi với các từ nghi vẫn; bước đầu biết được một dạng câu có tử nghi vấn
nhưng không dùng để hỏi
- Ví dụ: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được gạch dưới sau đây:
Trang 16b) Trước giờ học chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ c) Bên cảng lúc nào cũng động vui
-Đê đặt được câu hỏi cho các bộ phận câu được gạch dưới, học sinh phải
hiểu bộ phận gạch dưới biểu đạt nội dung gì? Từ dùng để hỏi bộ phận đó là những từ nghi vẫn nào.Tìm được các từ đó và đặt thêm dấu chấm hỏi cuối câu là chúng ta giải quyết được van dé
a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai?
b) Trước giờ học chúng em thường làm gì? c) Bến cảng như thế nào?
2.5 Dạy học sinh tích luỹ kiến thức:
-Học tiếng Việt, sử dụng tiếng Việt cũng như con người bước vào cuộc đời
đều phải mang theo mình những hành trang cần thiết, đó là những kinh nghiệm, những bài học vê cuộc sông, những hiệu biêt vê thê giới xung quanh
-Muốn học tốt môn Tiếng Việt, giáo viên cần cho học sinh hiểu tam quan
trọng của việc tích luỹ kiến thức Nguồn kiến thức về cuộc sống xung quanh, tình
cảm gia đình, cộng đồng và những cảnh vật trong cuộc sống đó là: bờ tre, giếng
nước, đường làng, Nguồn kiến thức vô cùng quan trọng để các em tích lũy đó
là kiến thức sách vở trong chương trình tiểu học, sách báo, tạp chi, Muốn có
được kiến thức ấy, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát thực tế, ghi chép váo kí ức, lập cuốn số tay " Từ điển tiếng Việt" ghi thành từng mục từ ngữ hay theo chủ đề từ cùng nghĩa, trái nghĩa, tục ngữ, ca dao, châm ngôn, những gương người tốt,
việc tốt Sắp xếp thành chuyên mục như vậy sé dé tim, dé lay dé van dụng đặt
câu, dùng từ ngữ khi giao tiếp
* Ví dụ: Khi dạy bài " Mở rộng vốn từ: Dũng cảm" ( tuần 26 )
Bài tập 1: Tìm những từ ngữ cùng nghĩa và trải nghĩa voi tr " dũng cảm",
các em có thể dùng "Từ điển tiếng Việt " của mình đề thi đua tìm được nhiều từ
Trang 17cùng với các bạn hoặc các em sẽ ghi chép thêm những từ ngữ của các bạn tìm được mà trong số mình chưa có
- Từ cùng nghĩa : quả cảm, gan dạ, gan góc, anh dũng,
- Từ trái nghĩa: nhát gan, nhút nhát, hèn nhát, bạc nhược,
2.6 Thủ thuật lên lớp của giáo viên và công tác chủ nhiệm:
-Một yếu tỗ quan trọng góp phần quyết định thành công hay không của
một tiết dạy đó là thủ thuật lên lớp của giáo viên Để tiến trình giờ dạy hợp lí,
đảm bảo thời gian và sử dụng các phương pháp, hình thức dạy - học hài hoà giáo
viên cần phải nghiên cứu phân bố thời gian từng phần cho hợp lí Lúc nào giáo viên giảng giải, lúc nào học sinh làm việc, trò chơi như thế nào để gây hứng thú
cho các em Lời giảng, giọng nói của giáo viên âm áp, nhẹ nhàng, truyền cảm sẽ
làm cho tiết học hiệu quả hơn Vì vậy lời nói của giáo viên cần tự nhiên, chuẩn
và đủ, dẫn dắt, chuyển ý ngắn gọn có sự logic, hợp lí Cần chấm chữa bài, sửa lỗi, đánh giá thường xuyên và cho học sinh tham gia vào quá trình đánh giá
-Giáo viên chủ nhiệm có một vai trò hết sức quan trọng, giáo viên chủ
nhiệm thường là người dạy chủ yếu của lớp, đồng thời tổ chức lãnh đạo, điều
hành, kiểm tra đánh giá mọi hoạt động và mỗi quan hệ ứng xử trong phạm vi lớp
mình phụ trách, nhằm hình thành nhân cách của học sinh Với vai trò, vị trí như
vậy giáo viên chủ nhiệm còn là cầu nối liền giữa nhà trường và xã hội
Đề trở thành người giáo viên chủ nhiệm giỏi thì ngồi những cơng việc trên,
người giáo viên phải rèn cho mình những năng lực sau: -Phải quan tâm chăm sóc, gần gũi với học sinh
-Phải xây dựng nê nếp học tập tốt, có quy định về nội quy của lớp
-Phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các em thực hiện tốt nội quy, né nép của trường, lớp
2.7 Tổ chức nhóm học tập và hướng dẫn học sinh được
làm việc với sách giáo khoa đạt hiệu quả :
Trang 18-Dé giúp các em khai thác có hiệu quả nội dung bài học, luyện tập cách
giao tiếp, thảo luận cặp, nhóm là hình thức học tập rất có hiệu quả Khi thảo luận
các em được nói, nghe bạn nói, nhận xét vì thế tập cho các em tự tin, mạnh dạn trong học tập Việc dạy học theo nhóm là đề cao vai trò tự hợp tác trách nhiệm cá nhân với tập thê Đồng thời dạy học theo nhóm rèn luyện cho học sinh những kĩ
năng: Biết lắng nghe lựa chọn, tiếp nhận ý kiến của người khác để bổ sung vào sự hiểu biết của mình và học sinh biết trình bày ý kiến của mình cho bạn nghe và
biết được công tác tổ chức, điều khiên
- Tóm lại, hoạt động nhóm giúp cho học sinh có hứng thú học tập và giúp
cho học sinh học sôi động hơn Từ đó tăng hiệu quả giờ học, còn phương pháp
thực hành thì giúp các em biết vận dụng kiến thức vào thực tế và củng có kiến
thức cho các em Tạo hứng thú cho các em bằng phương pháp nêu gương, thi đua
giữa các cả nhân, giữa các nhóm, tô qua các trò chơi học tập
-Sách giáo khoa là phương tiện học tập nên bất kì lúc nào học sinh cũng làm việc với sách giáo khoa Đọc mục nhận xét, làm bài tập, dùng bút chỉ gạch chân những từ ngữ trọng (âm, quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa, đọc ghi nhớ, Ngoài ra, còn sử dụng tranh ảnh, vật thật và các phương tiện dạy học khác
đúng lúc
2.8 Dạy kiến thức về từ và câu theo hướng tích hợp các phân mồn tiếng Việt và các môn học khác trong chương trình :
-Kiến thức Tiếng Việt vốn bắt nguồn từ đời sống thực tế Nó sẽ trở nên hữu ích nếu biết gắn vào cuộc sống của trẻ và lớp học sẽ trở nên sinh động hơn
dẫn đến học sinh học tập hiệu quả hơn nếu giáo viên biết tích hợp nhiều hoạt động cho một đơn vị kiến thức Hệ thống các chủ điểm là trục để phối hợp các môn, phân môn Việc cung cấp kiến thức gắn bó hơn với việc rèn luyện kỹ năng
thông qua các biện pháp dạy học Học sinh làm việc nhiều trên lớp cũng như ngoài lớp Từ đó, học sinh chủ động hơn trong hoạt động học, giờ học trở nên
thiết thực, nhẹ nhàng hấp dẫn
Trang 19câu trong chương trình môn học, tôi còn sửa chữa và giảng thêm về kiên thức từ, câu trong các tiết học khác như: Chính tả, Tập làm văn, Kế chuyện, Toán
* Vị dụ : Khi giải toán học sinh đặt lời giải sai nghĩa hoặc không chặt chế, tôi hướng dẫn các em cách chọn lời giải ngắn gọn, đủ ý Trong các tiết Tập đọc,
Kê chuyện vào những lúc thích hợp tôi thường khuyến khích học sinh nhận nghĩa
của từ, cho học sinh vận dụng từ ngữ dé dat câu
2.9 Tổ chức trò chơi hoc tập và tham quan:
- Tham quan là một hình thức để học sinh được học ngoài hiện trường, thực tế như tham quan các khu du lịch, đồng ruộng, , nhà bảo tàng, khu di tích lịch sử, văn hoá, biên Tham quan có tác dụng nhiều mặt đối với sự phát triển của học sinh Học sinh có điều kiện tiếp cận trong thực tế với các nội dung đã được học
trong lớp Từ đó các em lĩnh hội kiến thức dễ hơn, chắc hơn, nhớ kĩ hơn Liên hệ
thực tễ với bài học, học sinh phát triển kĩ năng quan sát, so sánh, óc tÒ mò, trí
tưởng tượng, bồi dưỡng hứng thú học tập, tăng cường sự hiểu biết
-Ví dụ: Khi dạy bài “ Du lịch - Thám hiểm” tuần 29,30 Sau khi dạy bài này giáo viên có thể tô chức cho học sinh đi tham quan các điểm du lịch tại địa
phương như: Lăng Hoàng Gia, Lăng Trương Định, biển Tân Thành qua tham
quan các em hiểu biết được lịch sử và những cảnh đẹp ở địa phương Qua đó học sinh có thê viết một đoạn văn tả các đi tích, cảnh đẹp mình đã tham quan
-Tro choi hoc tập: Đây là một loại hoạt động không thể thiếu được trong
mọi lứa tuổi Trò chơi giúp các em phát triển trí tuệ và tiếp thu bài học một cách
hiệu quả Vì vậy tổ chức trò chơi chú ý những đặc tính: Vui- Khoẻ- An toàn- Có ích; trong đó bao gồm cả giải trí được xem là một yếu tố cơ bản của trò chơi
-Trò chơi học tập là một hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn học sinh, có
hai đặc điểm cơ bản sau:
.Mục tiêu và nội dung trò chơi phục vụ cho kiến thức và kĩ năng trọng tâm của bài học, đó là nội dung chính của bài học và mang đầy đủ tính chất của mộttrò
Trang 20TIT KẾT QUÁ:
-Nhờ áp dụng các biện pháp trên nên chất lượng môn tiếng Việt so với đầu
năm có nhiều tiến bộ rõ nét Trước đây các em chưa hiểu nghĩa từ, vận dụng từ còn sai, đặt câu còn khô khan, rời rạc, chưa đủ ý hoặc dài dòng Nay các em đã
hiểu nghĩa của từ theo từng chủ điểm, biết giải nghĩa từ, vận dụng từ vào trong
hoàn cảnh giao tiếp cụ thể Các em đã biết dùng từ hay, giàu hình ảnh, biết phát hiện câu chưa đúng Đặc biệt các em đã biết vận dụng để làm các bài tập làm văn
hay Kết quả là qua các đợt kiểm tra định kì như sau:
Trang 21CHUONG III
BAI HOC KINH NGHIEM
-Day kiến thức Luyện từ và câu cho học sinh là một mắt xích quan trọng
trong chuỗi kiến thức tiếng Việt Vì thế, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ
chuyên môn vững vàng, có vốn kiến thức về tiếng Việt phong phú, nắm chắc các
biện pháp tu từ, ngữ nghĩa để phân tích nhằm mở rộng vốn hiểu biết cho các em
Giáo viên cần nắm vững cấu trúc chương trình, đặc điểm tâm lí trẻ để lựa chọn
phương pháp dạy học phù hợp, đạt hiệu quả cao
-Xuất phát từ cơ sở thực tiễn, tôi xin đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong việc dạy Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 như sau:
-Lựa chọn phương pháp dạy học có hiệu quả Sử dụng tốt các câu chuyên ý,
chuyển đoạn, tạo ra sự liên kết chặt chế, lôgic của bài dạy Giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh tích cực, chủ động, sáng tao chiếm lĩnh tri thức
-Trước khi lên lớp, giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài học, hiểu rõ ý đồ sách giáo khoa Có thiết kế khoa học, hệ thống câu hỏi ngắn gọn rõ ràng dễ
hiểu Lập kế hoạch và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp
-Giong nói nhẹ nhàng, truyên cảm, âm áp, lời nói tự nhiên, chuân và đủ
nghe, không giảng giải dài dòng Kêt hợp với ánh mắt, nét mặt, cử chỉ tạo vẻ hâp
dẫn, tránh giờ học khô khan gây nhàm chán, mắt hứng thú học tâp của học sinh -Sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học, sách giáo khoa, tranh ảnh,
các tài liệu liên quan
-Phân nhóm học tập để học sinh giúp đỡ nhau, học hỏi cái hay, cái đúng,
giúp học sinh tự phát hiện lỗi của bạn và của mình để sửa chữa
-Chú ý đến từng đối tượng học sinh, khuyến khích và hướng dẫn học sinh
khá giỏi giúp đỡ những em còn yếu
-Chấm chữa bài, sửa lỗi cho học sinh ở trong tiết Luyện từ và câu và các tiết học khác Cho điểm phù hợp, kịp thời, động viên, khuyến khích học sinh
tham gia vào quá trình đánh giá
Trang 22-Tô chức các trò chơi trong tiết học phù hợp, thường xuyên thay đổi hình
thức để gây hứng thú cho học sinh
-Giáo viên phải có vốn hiệu biết nhất định và kiến thức xã hội Do vậy cần
phải tăng cường dự giờ thăm lớp, trao đôi, học hỏi kinh nghiêm ở đồng nghiệp
-Dạy kiến thức tiếng Việt không nên chỉ dừng lại ở môn Luyện từ và câu
hay các phân môn của tiêng Việt mà cân dạy ở tât cả các môn học khác
-Kết hợp chặt chế với cha mẹ học sinh, thường xuyên trao đối kết quả học
tập cũng như bàn biện pháp phối hợp để nâng cao chất lượng học tập cho các em
*Tóm lại để chuẩn bị cho một giờ lên lớp, giáo viên cần phải chuẩn bị rất
chu đáo về mọi công việc như: Đồ dùng dạy học, giáo án và thâm nhập giáo án một cách kĩ càng Khi đứng lớp phải bình nh, tự tin, tác phong nhanh nhẹn,
ngôn ngữ truyền đạt rõ ràng để làm sao hướng dẫn học sinh cho hiểu nội dung bài một cách dễ dàng Đồng thời khai thác nội dung một cách hiệu quả để phát huy tính sáng tạo của học sinh
Trang 23-Dạy học là cả một quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách
cả về trí tuệ, tình cảm va thé chat cho hoc sinh Hành trang cho các em bước vào Cuộc sống học tập, lao động sau này chính là vốn tri thức và kĩ năng cơ bản mà
nhà trường tiểu học đã vun đắp cho các em Dạy kiến thức tiếng Việt là bồi
dưỡng thêm nét đẹp về tâm hồn, giúp các em thêm yêu quý và giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt Vì vây, dạy Luyện từ và câu cho học sinh không phải một sớm một chiều mà là cả một quá trình nỗ lực phan đấu của học sinh, kết hợp với
lòng say mê nghề nghiệp, yêu trẻ của giáo viên mới đáp ứng yêu cầu phát triển
của xã hội
-Xây dựng và phát triển quan hệ, kết hợp với lực lượng giáo dục trong và
ngoài nhà trường theo phương châm xã hội hóa giáo dục nhằm mục tiêu giáo dục
học sinh
-Thông thường trẻ ở Tiểu học tin tưởng tuyệt đối vào giáo viên, đặc biệt là
giáo viên chủ nhiệm Do đó phẩm chất và năng lực của giáo viên chủ nhiệm là
nhân tố hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo chất lượng giáo dục nói chung Thực hiện tốt các cuộc vận động “ Học tập và làm theo tâm gương đạo đức Hồ
Chi Minh” và cuộc vận động “Hai không” “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo
đức tự học và sáng tạo” và phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
-Năm 2010 — 2011, năm học “ Tiếp tục dối mới quản lí và nâng cao chất
lượng giáo dục Đề đạt được những mong muốn đó, bản thân tôi ngay từ bây giờ
tôi xác định rằng muốn trở thành một người giáo viên thực sự thì trước hết phải
có lòng yêu nghề, mến trẻ, lòng say mê nghè nghiệp, ý chí quyết tâm cao và luôn
học hỏi chuyên môn nghiệp vụ Phải có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, đối
với nghề nghiệp và xã hội
Người viết