Sự bay hơi, sự ngưng tụ1 Sự bay hơi, sự ngưng tụ a.Định nghĩa - Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở mặt thoáng chất lỏng - Sự ngưng tụ là quá trình chuyển ngược lại
Trang 1VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VẬT LÍ-ĐỊA LÍ - HÓA HỌC
TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
“SỰ BAY HƠI ,SỰ NGƯNG TỤ VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC”
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Linh
Trang 2Nội dung báo cáo:
• 1 Tuyên bố lý do báo cáo
• 2 Giới thiệu đại biểu
• 3 Mời đại diện các nhóm lên trình bày báo cáo:
- Nhóm 1: Chủ đề 1: Sự bay hơi, sự ngưng tụ và sự hình thành mây, sương mù, mưa
- Nhóm 2: Chủ đề 3: Sự bay hơi, sự ngưng tụ và sự hình thành mưa axit
- Nhóm 3: Chủ đề 3: Sự bay hơi, sự ngưng tụ và vòng tuần hoàn nước
- Nhóm 4: Chủ đề 4: Nguyên nhân và thực trạng ô nhiễm nước tại Việt Nam
• 4 Học sinh các nhóm khác đặt câu hỏi để hỏi về chủ đề có liên quan
GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức
• 5 Đánh giá: bình chọn các nhóm có nội dung trình bày hay nhất,
nhóm có phương pháp trình bày hấp dẫn nhất Giáo viên biểu dương các nhóm có bản báo cáo tốt
Trang 3I Sự bay hơi, sự ngưng tụ
1) Sự bay hơi, sự ngưng tụ a.Định nghĩa
- Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí
ở mặt thoáng chất lỏng
- Sự ngưng tụ là quá trình chuyển ngược lại từ thể khí ( hơi ) sang thể lỏng
Trang 4b)Đặc điểm
- Sự bay hơi diễn ra đồng thời với sự ngưng tụ
- Sự bay hơi và ngưng tụ diễn ra ở bất cứ nhiệt độ nào
- Trong quá trình bay hơi nhiệt độ của chất lỏng không đổi
- Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, diện tích bề mặt chất lỏng, áp suất khi ở sát phía trên bề mặt chất lỏng
Trang 5c) Nguyên nhân
Một số phân tử nước ở mặt thoáng có động năng chuyển động nhiệt lớn nên chúng thắng được công cản do lực hút của các
phân tử nước nằm trên bề mặt của nước và thoát ra khỏi mặt
nước trở thành các phân tử hơi nước Đồng thời xảy ra quá trình ngưng tụ do một số phân tử hơi nước chuyển động nhiệt hỗn
loạn va chạm vào mặt nước bị các phân tử nằm trên bề mặt của nước hút chúng vào.
Trang 62) Hơi khô và hơi bão hòa
+ Khi tốc độ bay hơi lớn hơn tốc độ ngưng tụ, áp suất hơi tăng dần, hơi trên bề mặt chất lỏng là hơi khô
+ Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, hơi ở trên mặt chất lỏng là hơi bão hòa có áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bão hòa
+ Áp suất hơi bão hòa không tuân theo định luật Bôi Lơ Mariot, không phụn thuộc thể tích chỉ phụ thuộc bản chất chất lỏng và
nhiệt độ chất lỏng
Trang 7Chủ đề 1
Sự bay hơi, sự ngưng tụ và điều kiện ngưng đọng hơi
nước, sự tạo thành mây, sương mù, mưa.
Trang 81) Sự ngưng đọng hơi nước
Hơi nước sẽ ngưng tụ khi có hạt nhân ngưng đọng như bụi,khói, muối và một trong hai điều kiện:
- Không khí chứa hơi nước đã bão hòa mà vẫn được cung cấp hơi nước
Trang 92) Mưa
- Các hạt nước trong đám mây vận động, kết hợp với nhau, ngưng
tụ thêm, kích thước lớn hơn và rơi xuống thành mưa
- Tuyết rơi: Nước rơi khi nhiệt độ ở 00 C, không khí yên tĩnh
- Mưa đá:
+ Xảy ra trong điều kiện không khí nóng, oi bức.
Trang 10Chủ đề 2: Mưa axit
Mưa axít là hiện tượng mưa mà nước mưa có độ pH thấp dưới 5,6
Nguyên nhân
+ Đây là hậu quả của quá trình phát triển sản xuất do con
người sử dụng các nhiên liệu hóa thạch như: than đá, dầu
mỏ và các nhiên liệu khác axit H2SO4 là thành phần chủ yếu của mưa axit
Trang 12b) Tác hại của mưa axit
+ Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ)
+ Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất + Mưa axit ảnh hưởng đến hệ thực vật trên trái đất,
+ Mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm, làm giảm tuổi thọ các công trình xây
dựng
+ Mưa axit phá hủy các tượng đài làm từ đá cẩm thạch,
đá vôi, đá phiến
Trang 14Chủ đề 2: Tìm hiểu về vòng tuần hoàn nước
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành mưa rơi xuống biển
+ Vòng tuần hoàn lớn: Nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây được gió đưa vào sâu lục địa Ở vùng vĩ độ thấp, núi thấp mây gặp lạnh tạo thành mưa; ở vùng vĩ độ cao, núi cao, mây gặp lạnh tạo thành tuyết; mưa nhiều và tuyết tan chảy theo sông và các dòng ngầm từ lục địa
ra biển, biển lại bốc hơi
Trang 15a) Thực trạng ô nhiễm nước tại Việt Nam
Hầu hết các sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có dân cư đông đúc và nhiều các khu công nghiệp lớn này đều bị ô nhiễm Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp đều không được xử lý mà đổ thẳng vào các
ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại Vùng Châu thổ Sông Hồng và Sông Mê Kông Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay cả bệnh viện cũng không được trang
bị hệ thống xử lý nước thải.Do đó, nhiều ao hồ và sông ngòi tại
Hà Nội ,thành phố Hồ Chí Minh đã bị ô nhiễm nặng
Trang 16+ Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ
nghệ có các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy
+ Ô nhiễm hoá học do chất vô cơ
+ Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp
Ô nhiễm này chủ yếu do hiện tượng khai thác mỏ dầu, vận chuyển ở biển, và các chất thải bị nhiễm xăng dầu, nông
dược, chất tẩy rửa
+ Ô nhiễm vật lý
Trang 195 Biện pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước
+ Không vứt rác thải xuống sông hồ, kênh rạch
+ Phải xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi cho chảy vào môi trường tự nhiên
+Tham gia các hoạt động tổng vệ sinh môi trường
+ Tuyên truyền cho người dân nầng cao ý thức bảo vệ tài nguyên nước
Trang 21Tổng kết và đánh giá kết quả báo cáo
• - Dựa trên kết quả báo cáo của các nhóm giáo viên đánh giá kết quả làm việc của các nhóm đồng thời rút kinh nghiệm về những mặt còn hạn chế trong quá trình viết và trình bày báo cáo của các nhóm
• - Giáo viên hướng dẫn HS hoàn thiện, bổ sung báo cáo