Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, việc soạn thảo, thỏa thuận và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu là một trong những việc quan trọng nhất, nó quyết định xem có thể thực hiện việ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing
TIỂU LUẬN
MÔN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU
Đề tài: Phân tích hợp đồng nhập khẩu thép của
Tập đoàn Hoa Sen
Giảng viên hướng dẫn: GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân
6 Lê Đinh Minh Tâm
7 Nguyễn Quang Sinh
8 Nguyễn Hoàng Minh Trân
9 Nguyễn Thị Cẩm Tú
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2016
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 5
1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN 6
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN 6
TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH CỦA TẬP ĐOÀN HOA SEN 9
Tầm nhìn 9
Sứ mệnh 9
BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ 10
Cơ cấu tổ chức 10
Bộ máy nhân sự 11
CƠ SỞ VẬT CHẤT 12
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN HOA SEN TỪ 2013 – 2016 16
Tình hình hoạt động và kinh doanh năm 2013 16
Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2014 20
Tình hình sản xuất và kinh doanh năm 2015 25
Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2016 27
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN HOA SEN TRONG THỜI GIAN TỚI 28
2 THỰC TRẠNG (ÁP DỤNG INCOTEMS, TTQT) VÀ PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TÔN HOA SEN VỚI CÔNG TY NIPPON 28 GIỚI THIỆU 28
Kết cấu của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 28
Phần giới thiệu hợp đồng thông thường có các thông tin sau: 28
Phần giới thiệu trong hợp đồng nhập khẩu của công ty tôn hoa sen với công ty Nippon 29
CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG HỢP ĐỒNG: 30
Hàng hóa (commodity) 30
Điều kiện giao hàng (shipping terms) 43
Điều kiện thanh toán (payment terms) 49
Điều khoản bất khả kháng (Force majeure) 61
Điều khoản trọng tài (Arbitration) 64
3 ĐỐI CHIẾU HỢP ĐỒNG VỚI CÁC ĐỐI TÁC KHÁC CỦA HOA SEN 68
Trang 3HỢP ĐỒNG VỚI HANGZHOU 68
Giá 68
Điều khoản về giao hàng 69
Điều kiện thanh toán 69
Bộ chứng từ 71
HỢP ĐỒNG VỚI SHANG CHEN 72
Giá 72
Bộ chứng từ 74
Điều khoản về giao hàng 75
Điều kiện thanh toán 77
Điều khoản trọng tài giữa hợp đồng Nippon, với hợp đồng Hangzhou và hợp đồng Shangchen 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 82
PHỤ LỤC 1 HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THÉP HOA SEN VÀ NIPPON STEEL 82
PHỤ LỤC 2 HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THÉP HOA SEN VỚI HANGZHOU 90
PHỤ LỤC 3 HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THÉP HOA SEN VÀ SHANG CHEN 101
Trang 4MỤC LỤC HÌNH
Hình 1 Mô hình Tập đoàn Hoa Sen 10
Hình 2 Sơ đồ tổ chức Tập đoàn Hoa Sen 11
Hình 3 Biểu đồ thị phần tôn năm 2012 và 11 tháng đầu năm 2013 18
Hình 4 Biểu đồ thị phần ống thép năm 2012 và 11 tháng đầu năm 2013 18
Hình 5 Biểu đồ cơ cấu doanh thu theo kênh bán hàng 19
Hình 6 Biểu đồ cơ cấu doanh thu thuế nhóm sản phẩm 20
Hình 7 Biểu đồ tăng trường sản lượng tiêu thụ thành phẩm và doanh thu thuần 21
Hình 8 Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất 2013 -2014 22
Hình 9 Biểu đồ thị phần tôn năm 2013 và 11 tháng đầu năm 2014 23
Hình 10 Biểu đồ thị phần ống thép năm 2013 và 11 tháng đầu năm 2014 23
Hình 11 Biểu đồ cơ cấu doanh thu theo kênh bán hàng 2013 - 2014 24
Hình 12 Biểu đồ cơ cấu doanh thu theo nhóm sản phẩm 2013 - 2014 24
Hình 13: Biểu đồ thị phần tôn năm 2014 và 11 tháng đầu năm 2015 26
Hình 14: Biểu đồ thị phần ống thép năm 2014 và 11 tháng đầu năm 2015 26
MỤC LỤC BẢNG Bảng 1 So sánh kết quả kinh doanh niên độ tài chính 2012 - 2013 với kế hoạch 17
Bảng 2 So sánh kết quả kinh doanh niên độ tài chính 2013 - 2014 với kế hoạch 21
Bảng 3 So sánh kết quả kinh doanh niên độ tài chính 2014 - 2015 với kế hoạch 25
Bảng 4 Bảng số liệu về tình hình hoạt động quý 3 và 9 tháng đầu năm 2016 28
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói, năm 2016 là một năm rất nhộn nhịp với sự phát triển và hội nhập toàn diện của Việt Nam trên trường Thế giới, đặc biệt là trên phương diện kinh tế Cùng với việc có hiệu lực của cộng đồng kinh tế ASEAN (EAC), Việt Nam bước đầu gia nhập TPP và việc kí kết hàng loạt FTA đã mở ra nhiều cơ hội và thử thách cho các doanh nghiệp nội địa Do vậy, lĩnh vực xuất nhập khẩu là mảng phải chịu nhiều sức ép lớn khi
số lượng các đơn hàng trong và nước gia tăng đáng kể Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, việc soạn thảo, thỏa thuận và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu là một trong những việc quan trọng nhất, nó quyết định xem có thể thực hiện việc giao dịch mua bán hay không, và cũng liên quan lớn đến việc thực hiện như thế nào, cũng như kết quả của việc giao dịch Vì thế một hợp đồng xuất nhập khẩu là thứ tiên quyết
và tối quan trọng đối với các giao dịch quốc tế
Bên cạnh đó, kết hợp với thực tế có sự hướng dẫn của tập đoàn Hoa Sen Việt Nam, chúng em đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các hợp đồng nhập khẩu một mặt hàng cụ thể tại một công ty và các giải pháp hoàn thiện” và thực nghiệm nghiên cứu với những hợp đồng nhập khẩu thép cán nóng tại tập đoàn Hoa Sen
Quá trình thực hiện đề tài cũng là cơ hội để chúng em rút ra được những bài học kinh nghiệm từ những hợp đồng được kí kết của một tập đoàn lớn, nhận xét và đưa ra những ý kiến đóng góp hoàn thiện bản hợp đồng một cách tốt nhất
Do thời gian thực hiện đề tài không nhiều cũng như khả năng còn hạn chế nên bài phân tích của chúng em có thể còn nhiều sai sót, mong cô xem xét và góp ý để nhóm chúng em bổ sung thêm kiến thức và có thể học hỏi sâu hơn về những bản hợp đồng này
Trang 61 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN
Nói đến Tập đoàn Hoa Sen không thể không nhắc tới vị chủ tịch tập đoàn - ông Lê Phước Vũ, người đã khởi nghiệp chỉ với 2 chỉ vàng tương đương với 650000 đồng vào năm 1994 Qua 7 năm tích góp kinh nghiệm trong quá trình hoạt động kinh doanh chỉ với một xưởng bán tôn nhỏ ở ngã 4 An Sương, quận 12, TPHCM, ông đã quyết định thành lập công ty cổ phần Hoa Sen, tiền thân của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen sau này Tính đến nay, tập đoàn đã có 7 công ty con và tổng số chi nhánh phân phối bán
lẻ lên đến gần 200 chi nhánh, trong đó có 6 tổng kho trên cả nước Hoa Sen Group có trụ sở chính tại số 09 ĐL Thống Nhất, KCN Sóng Thần II, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương và Văn phòng đại diện tại 183 Nguyễn Văn Trỗi, phường 10, quận Phú Nhuận, TP.HCM
Với số vốn điều lệ ban đầu 30 tỷ đồng cùng với 22 nhân viên và 3 chi nhánh phân phối bán lẻ trực thuộc, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen đã được thành lập vào ngày 8/8/2001 Hoa Sen Group phát triển theo mô hình công ty mẹ - công ty con, hướng mục tiêu trở thành tập đoàn kinh tế năng động, bền vững, tập trung chủ yếu trên các lĩnh vực: tôn – thép, vật liệu xây dựng, bất động sản, đầu tư tài chính, cảng biển và logistics Ngay
từ những năm đầu thành lập, Hoa Sen đã đưa vào hoạt động Nhà máy thép cán nguội với công suất thiết kế 180.000 tấn/năm, dây chuyền sản xuất tôn mỏng công nghệ hiện đại NOF ứng dụng công nghệ lò nung trong môi trường không ôxy, mạ và xử lý bề mặt tôn bằng khí nitơ và hydro có công suất thiết kế 150.000 tấn/năm và 02 dây chuyền tôn màu có công suất thiết kế 45.000 tấn/năm/dây chuyền Đến hết năm 2008, Hoa Sen có tổng 75 chi nhánh phân phối – bán lẻ trên toàn quốc Một sự thay đổi trong cách tính năm tài chính của tập đoàn là niên độ tài chính của doanh nghiệp bắt đầu từ ngày 01/10
và kết thúc vào ngày 30/09 của năm sau được áp dụng vào ngày 01/10/2008
Từ năm 2008 đến năm 2009, Hoa Sen tiếp tục mở rộng chi nhánh và tăng lên 82 chi nhánh phân phối – bán lẻ Ngày 05/12/2008 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi Tập đoàn Hoa Sen đã niêm yết 57.038.500 cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM với mã chứng khoán HSG Trong 1 năm này, Hoa Sen cho khởi công Giai đoạn
Trang 71 Dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen – Phú Mỹ tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào ngày 13/05/2009, với tổng số vốn đầu tư lên đến 2.321 tỉ đồng Giai đoạn 2009 - 2010, tổng số 93 chi nhánh của tập đoàn đã có mặt trên khắp cả nước và để tăng vốn điều lệ từ 570,385 tỷ đồng lên 700 tỷ đồng, công ty đã phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư lớn và cán bộ công nhân viên Cùng thời gian này, khai trương và đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất tôn dày công nghệ NOF công suất 450.000 tấn/năm và dây chuyền phủ màu công suất 180.000 tấn/năm thuộc Dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ Phát hành cổ phiếu thường và cổ phiếu trả cổ tức niên độ tài chính (NĐTC) 2008 cho cổ đông, tăng vốn điều lệ từ 700 tỷ đồng lên 839,960 tỷ đồng Tiếp tục phát hành cổ phiếu trả cổ tức NĐTC 2008 – 2009 cho cổ đông, tăng vốn điều lệ từ 839,960 tỷ đồng lên 1.007,907 tỷ đồng
Năm 2010 - 2011 là dấu mốc quan trọng kỷ niệm 10 năm thành lập Tập đoàn Hoa Sen Công ty đã thành lập thêm 13 chi nhánh phân phối – bán lẻ, nâng tổng số chi nhánh phân phối – bán lẻ lên 106 chi nhánh Giai đoạn 1 của Dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ cũng đã được hoàn thành và cuối năm tập đoàn có tổng doanh thu xuất khẩu đạt tới 101 triệu USD
Giai đoạn năm 2011 - 2012, công ty đã đạt mục tiêu trở thành một trong những doanh nghiệp xuất khẩu tôn hàng đầu Đông Nam Á với doanh thu xuất khẩu đạt 180 triệu USD Cũng trong năm này hệ thống nhận diện thương hiệu mới của tập đoàn cũng
đã được công bố Số chi nhánh lúc này đã được tăng thêm 2 và có tổng số 108 chi nhánh phân phối - bán lẻ
Năm 2012 - 2013, quyết định đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất tôn mỏng công nghệ NOF công suất thiết kế 120.000 tấn/năm thuộc Giai đoạn 2 Dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ Lúc này tập đoàn nâng lên tổng số 115 chi nhánh Hơn thế nữa, Tập đoàn Hoa Sen đạt Top 100 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và Top 30 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2012 Ngoài ra, Tập đoàn Hoa Sen cũng vinh dự đạt Top 10 Sao Vàng đất Việt 2013 và Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu về trách nhiệm xã hội Tập đoàn Hoa Sen vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba
Trong năm 2013 - 2014, Hoa Sen quyết định thành lập thêm 35 chi nhánh phân phối – bán lẻ, nâng tổng số chi nhánh phân phối – bán lẻ tính đến ngày 31/12/2014 lên
150 chi nhánh Đưa vào hoạt động các dây chuyền thuộc Giai đoạn 2 Dự án Nhà máy
Trang 8Tôn Hoa Sen Phú Mỹ gồm: 02 dây chuyền cán nguội công suất thiết kế 200.000 tấn/năm/dây chuyền, 01 dây chuyền sản xuất tôn dày công nghệ NOF công suất thiết kế 400.000 tấn/năm, 01 dây chuyền phủ màu công suất thiết kế 150.000 tấn/năm, nâng tổng công suất thiết kế các dây chuyền hiện nay của Tập đoàn lên gần 1 triệu tấn thép cán nguội và 1,2 triệu tấn tôn mạ mỗi năm Cùng năm này để có thể nâng cao năng lực sản xuất, Tập đoàn đã đầu tư Dự án Nhà máy Ống thép Hoa Sen Bình Định và Nhà máy Tôn Hoa Sen Nghệ An Ngày 08/01/2014, Tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên trong lĩnh vực Kim loại và Khai khoáng nhận danh hiệu “Công ty được quản
lý tốt nhất Châu Á năm 2014” do Tạp chí Tài chính uy tín thế giới EUROMONEY, Vương quốc Anh trao tặng Tập đoàn Hoa Sen được Tạp chí Forbes bình chọn vào Top
“50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam” năm 2014 Nói không quá khi năm 2014 là năm của Tập đoàn Hoa Sen khi liên tiếp nhận được những danh hiệu lớn có uy tín trên thế giới và Việt Nam Tiếp tục vào tháng 11/2014, 03 thương hiệu sản phẩm: Tôn Hoa Sen, Ống nhựa Hoa Sen và Ống kẽm Hoa Sen được Bộ Công Thương công nhận là Thương hiệu Quốc gia năm 2014
Giai đoạn năm 2014 – 2015, dường như tham vọng của Hoa Sen chưa bao giờ tắt khi tập đoàn liên tiếp mở rộng thêm chuỗi chi nhánh phân phối của mình Trong giai đoạn này, tập đoàn đã thành lập thêm 40 chi nhánh phân phối – bán lẻ Vậy là Hoa Sen tính tới cuối năm 2015 đã có 190 chi nhánh và con số này sẽ tiếp tục tăng Ngày 28/03/2015, khánh thành và đưa vào hoạt động Giai đoạn 1 Nhà máy Ống thép Hoa Sen Bình Định do Công ty TNHH MTV Hoa Sen Bình Định thuộc Tập đoàn Hoa Sen làm chủ đầu tư Giai đoạn 1 của Dự án bao gồm 09 dây chuyền sản xuất ống thép Tháng 04/2015, Tập đoàn Hoa Sen là công ty duy nhất ở Việt Nam được chọn vào danh sách các Công ty tăng trưởng toàn cầu do Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức và bình chọn Ngày 19/06/2015, khánh thành Nhà máy Tôn Hoa Sen Nghệ An tại KCN Nam Cấm thuộc Khu kinh tế Đông Nam, tỉnh Nghệ An và khởi công Dự án Nhà máy Hoa Sen Nghệ An tại KCN Đông Hồi Vào tháng 07/2015, nhằm mở rộng quy mô đầu tư, Dự án Nhà máy Ống thép Hoa Sen Bình Định được đổi tên thành “Dự án Nhà máy Ống thép, Ống nhựa Hoa Sen Bình Định” Tháng 12/2015, Nhà máy sản xuất ống thép Hoa Sen
Bình Định đã chính thức đi vào hoạt động với quy mô các máy móc thiết bị gồm 09 dây
chuyền sản xuất ống thép cùng nhà xưởng và trang thiết bị với tổng giá trị 101 tỷ đồng
Trang 9Ngày 18/09/2015, Ban Quản lý các KCN tỉnh Hà Nam đã chính thức cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án Nhà máy Hoa Sen Hà Nam Ngày 09/10/2015, Dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Nghệ An được đổi tên thành “Dự án Nhà máy Hoa Sen Nam Cấm – Nghệ An”
Dù chưa hết năm tài khóa 2016 nhưng Tập đoàn Hoa Sen cũng đã có những thành tựu nhất định tính đến thời điểm hiện tại Ngay từ tháng 01/2016, dự án Nhà máy Thép Hoa Sen Nhơn Hội - Bình Định với tổng vốn đầu tư dự toán 2,000 tỷ đồng và công suất 200,000 tấn/năm đã được tổ chức lễ động và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào 01/2017 Không dừng lại đó, nhằm mở rộng quy mô ngày 17/3/2016, Lễ khởi công xây dựng dự án Nhà máy Hoa Sen Hà Nam ta ̣i cu ̣m công nghiê ̣p Kiê ̣n Khê I, thi ̣ trấn Kiê ̣n Khê, huyê ̣n Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam với tổng vốn đầu tư dự toán khoảng 3.000 tỷ đồng đã được
tổ chức Nhà máy ống nhựa Hoa Sen Bình Định đã được tổ chức lễ khánh thành vào ngày 15/4/2016 Ngày 16/6/2016, Tập đoàn Hoa Sen nhận được giấy chứng nhận top
50 doanh nghiệp hiệu quả nhất Việt Nam năm 2016, giúp công ty trở thành doanh nghiệp
có 3 năm liên tiếp nhận được danh hiệu này
TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH CỦA TẬP ĐOÀN HOA SEN
Tầm nhìn
Trở thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam và khu vực ASEAN trong lĩnh vực sản xuất và phân phối vật liệu xây dựng thông qua chiến lược phát triển bền vững dựa trên 5 lợi thế ca ̣nh tranh cốt lõi: Quy trình sản xuất kinh doanh khép kín, hệ thống phân phối – bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng, chuỗi thương hiệu mạnh, thân thiện và hướng đến cộng đồng, hệ thống quản trị và văn hoá doanh nghiệp đặc thù, tiên phong đầu tư đổi mới công nghệ để mang lại giá trị gia tăng cao nhất cho cổ đông, người lao động và xã hội
Sứ mệnh
Cung cấp những sản phẩm mang thương hiệu Hoa Sen với chất lượng quốc tế và giá hợp lý, đa dạng nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần thay đổi diện mạo kiến trúc đất nước và phát triển cộng đồng
Trang 10BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ
Cơ cấu tổ chức
Mô hình Tập đoàn Hoa Sen và sơ đồ tổ chức Tập đoàn Hoa Sen như sau
Hình 1 Mô hình Tập đoàn Hoa Sen (Nguồn: Báo cáo thường niên NĐTC 2014 – 2015)
Trang 11Hình 2 Sơ đồ tổ chức Tập đoàn Hoa Sen
(Nguồn: Báo cáo thường niên NĐTC 2014 – 2015)
Bộ máy nhân sự
- Hội đồng Quản trị của Tập đoàn Hoa Sen gồm:
Ông Lê Phước Vũ Chủ tịch Hội đồng Quản Trị
Ông Trần Ngọc Chu Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị
Ông Trần Quốc Chí Thành viên Hội đồng Quản trị
Ông Phạm Gia Tuấn Thành viên Hội đồng Quản trị
Ông Lý Văn Xuân Thành viên Hội đồng Quản trị
- Ban Tổng Giám đốc gồm:
Trang 12Ông Trần Ngọc Chu Tổng Giám đốc
Ông Trần Quốc Trí Phó Tổng Giám đốc Trực
Ông Hoàng Đức Huy Phó Tổng Giám đốc phụ trách Kiểm soát
Ông Vũ Văn Thanh Phó Tổng Giám đốc phụ trách Tài chính & Marketing Ông Nguyễn Minh Khoa Phó Tổng Giám đốc phụ trách Sản xuất – Cung ứng Ông Hồ Thanh Hiếu Phó Tổng Giám đốc phụ trách Kinh doanh
Ông Nguyễn Văn Quý Phó Tổng Giám đốc phụ trách Đầu tư và Dự án
Ông Phan Duy Quang Quyền Phó Tổng Giám đốc phụ trách Xuất khẩu
- Ban Kiểm soát gồm:
Ông Lê Vũ Nam Trưởng Ban Kiểm soát
Ông Lê Đình Hạnh Thành viên Ban Kiểm soát
CƠ SỞ VẬT CHẤT
Theo báo cáo tình hình sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép tháng 3 và quý 1
năm 2016 của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa công bố, ở lĩnh vực ống thép hàn,
Hoa Sen dẫn đầu thị trường, chiếm 22,56% thị phần Sản lượng tiêu thụ toàn quý 1 của Hoa Sen là 92.557 tấn trong khi đó sản xuất được 59.920 tấn, bám sát Hoa Sen là Hòa Phát với 22,3% thị phần Ở sản phẩm tôn SPM, các thành viên VSA sản xuất đạt 354.192 tấn, tiêu thụ 262.972 tấn, tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái Xuất khẩu đạt 99.964 tấn, tăng 50% so với cùng kỳ Trong đó Hoa Sen dẫn đầu thị trường, chiếm 34,1% thị phần Toàn Quý 1, Hoa Sen tiêu thụ 218.838 tấn tôn mạ, gấp hơn 2 lần so với đơn vị đứng thứ hai là Nam Kim (tiêu thụ 96.094 tấn) Có thể nói ở lĩnh vực này Hoa Sen vẫn chưa có đối thủ mạnh Hoa Sen là doanh nghiệp bán hàng trong nước lớn nhất ở sản phẩm tôn mạ Đặc biệt Sự kiê ̣n Tâ ̣p đoàn Hoa Sen xuất khẩu lô hàng 20.000 tấn tôn thành phẩm đến Hoa Kỳ diễn ra vào ngày 29/2/2016, ta ̣i cảng SSIT, tỉnh Bà Ri ̣a – Vũng Tàu là một cột mốc quan trọng trong hành trình đi chinh phục các thị trường xuất khẩu lớn nhất toàn cầu, và trong nỗ lực gia tăng doanh thu từ xuất khẩu trong tổng doanh thu hàng năm Hoa Sen Group đã tạo ra sự đột phá đối với xuất khẩu của ngành tôn thép Việt Nam Bởi xưa nay, ngành tôn thép Việt Nam đang phải chật vật cạnh tranh với các
Trang 13Tập đoàn đa quốc gia ở những thị trường lớn, và tăng trưởng xuất khẩu của DN tôn thép Việt Nam vẫn thường thấp hơn so với kim ngạch nhập khẩu vào nội địa
Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, từ một công ty cổ phần tư nhân nhỏ với
số vốn điều lệ ban đầu 30 tỷ đồng, Tập đoàn Hoa Sen đã vươn lên trở thành doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tôn, thép số 1 Việt Nam và là nhà xuất khẩu tôn, thép hàng đầu khu vực Đông Nam Á Với 8 nhà máy sản xuất có quy mô lớn và hơn 200 chi nhánh phân phối – bán lẻ trải dài trên khắp cả nước, Tập đoàn Hoa Sen tự hào là doanh nghiệp dẫn đầu về sản xuất, kinh doanh tôn, thép tại Việt Nam khi chiếm gần 40% thị phần tôn
và 20% thị phần ống thép Hiện nay, Tập đoàn Hoa Sen đang cung cấp ra thị trường 3 nhóm sản phẩm chính gồm: Tôn Hoa Sen, Ống thép Hoa Sen, Ống nhựa Hoa Sen với 4 cam kết “bán đúng giá, đúng tiêu chuẩn, đúng chất lượng, được bảo hành” Các sản phẩm của Tập đoàn Hoa Sen được mang tới tận tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ thống mạng lưới chi nhánh trải dài khắp cả nước Hiện nay, tổng số chi nhánh bán lẻ của Tập đoàn Hoa Sen đa ̣t hơn 200 chi nhánh trên toàn quốc Không dừng lại ở
đó, mục tiêu đến cuối năm 2017, số lượng chi nhánh của Tập đoàn Hoa Sen sẽ đạt khoảng 300 chi nhánh Hệ thống chi nhánh phân phối – bán lẻ là nền tảng quan trọng nhất để Tập đoàn Hoa Sen thực thi chiến lược “mua tận gốc, bán tận ngọn”
Những năm gần đây, Hoa Sen liên tục triển khai các dự án xây dựng các nhà máy lớn tại khu vực miền Trung – miền Bắc để các sản phẩm mang thương hiệu Hoa Sen không chỉ hiện diện trên các chi nhánh phân phối – bán lẻ mà còn có mă ̣t ở khắp các vùng miền trên cả nước, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của thi ̣ trường Trong giai đoạn
2015 - 2016, Tập đoàn Hoa Sen đầu tư mở rô ̣ng các dự án nhằm nâng cao năng lực sản xuất và cung ứng của Tập đoàn gồm: Dự án Nhà máy Hoa Sen Nghệ An tại KCN Đông Hồi, dự án Nhà máy Hoa Sen Nam Cấm – Nghệ An, dự án Nhà máy Ống thép, Ống nhựa Hoa Sen Bình Định, Dự án Nhà máy Hoa Sen Hà Nam
Điển hình như dự án Nhà máy Hoa Sen Hà Nam do Công ty TNHH MTV Hoa Sen Hà Nam làm chủ đầu tư, được xây dựng trên diê ̣n tích khu đất 20,4 ha với tổng vốn đầu tư dự toán 3000 tỷ đồng Nhà máy được đầu tư các dây chuyền công nghê ̣ hiê ̣n đa ̣i bao gồm: 24 dây chuyền sản xuất ống thép mạ kẽm tự động với công suất 200.000 tấn/năm; 02 dây chuyền xẻ băng cho ống thép mạ kẽm với công suất 200.000 tấn/năm;
02 dây chuyền mạ kẽm nhúng nóng ống thép với công suất 110.000 tấn/năm; 10 dây
Trang 14chuyền cán ống thép đen với công suất 110.000 tấn/năm; 04 dây chuyền xẻ băng cho ống thép đen với công suất 110.000 tấn/năm; 22 dây chuyền sản xuất ống nhựa UPVC/HDPE với công suất 51.000 tấn/năm; 04 hệ trộn trung tâm với công suất 51.000 tấn/năm; 32 dây chuyền ép phụ kiện nhựa uPVC với công suất 4.000 tấn/năm Nhà máy dự kiến sản xuất các nhóm sản phẩm chính bao gồm: ống thép, ống thép ma ̣ kẽm nhúng nóng, ống nhựa uPVC và phụ kiện, ống nhựa HDPE Dự án bao gồm 2 giai đoa ̣n và dự kiến cho ra những sản phẩm đầu tiên vào đầu năm 2017, hoàn thành cả hai giai đoa ̣n vào tháng 9/2018 Dự án Nhà máy Hoa Sen Hà Nam là mô ̣t trong những dự án tro ̣ng điểm, nằm trong kế hoa ̣ch mở rô ̣ng sản xuất của Tâ ̣p đoàn Hoa Sen
Hay như dự án nhà máy ống nhựa Hoa Sen Bình Định do Công ty TNHH MTV Hoa Sen Bình Định làm chủ đầu tư, xây dựng trên diện tích khu đất 4.6 ha với tổng vốn đầu tư dự kiến 367 tỷ đồng bắt đầu thi công từ tháng 1/2016 Nhà máy ống nhựa Hoa Sen Bình Định được đầu tư dây chuyền sản xuất tiên tiến theo công nghệ châu Âu với
hệ thống trộn trung tâm hiện đại nhất Việt Nam có công suất thiết kế lên đến 24,000 tấn/năm Kết hợp với công nghệ đùn ống của hãng Cincinnati (Đức), Nhà máy có thể sản xuất được các cỡ ống từ 21mm đến 315 mm với nhiều quy cách và màu sắc khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Ngoài đầu tư về công nghệ, Tập đoàn Hoa Sen còn chú trọng thiết lập quy trình quản lý chất lượng sản phẩm một cách nghiêm ngặt khi trang bị phòng thí nghiệm với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ, Đức, Nhật Bản, Canada,… như máy đo ngẫu lực lưu biến, máy đo chỉ số chảy, máy đo sức bền vật liệu, máy thử áp suất thủy tĩnh, máy thử va đập,… cho chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế
Vào tháng 3/2016, Tập đoàn Hoa Sen xây thêm nhà máy 5.000 tỷ đồng đặt tại khu công nghiệp Đông Hồi (thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) dự kiến cho ra sản phẩm đầu tiên Khu công nghiệp Đông Hồi nằm phía Bắc Nghệ An, trong vùng kinh tế trọng điểm, cách cảng nước sâu Nghi Sơn (Thanh Hóa) 5km, cách ga Hoàng Mai 1km và 5km so với quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam Nhờ địa lợi, đây là địa điểm thuận tiện để xuất
nhập nguyên vật liệu, dễ vận chuyển hàng hóa sang Lào, Thái Lan…Dự án có tổng diện
tích 35 ha, gồm dây chuyền cán nguội với tổng công suất thiết kế một triệu tấn mỗi năm,
2 dây chuyền tôn mạ (500.000 tấn một năm) Nhà máy cũng được thiết kế để tái sinh axit, tẩy rỉ, cắt biên và cuộn tôn với công suất thiết kế hàng trăm nghìn tấn mỗi năm
Trang 15Cùng ngày, đơn vị cũng khánh thành nhà máy Tôn Hoa Sen Nghệ An tại khu công nghiệp Nam Cấm (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) Dự án được đầu tư 200 tỷ đồng, gồm 12 dây chuyền sản xuất ống thép với tổng công suất thiết kế 100.000 tấn một năm, một dây chuyền xẻ băng công suất 100.000 tấn một năm Hiện nhà máy có 6 dây chuyền ống thép đi vào hoạt động Sau khánh thành giai đoạn một, nhà máy dự kiến sẽ hoạt động đầy đủ công suất từ tháng 12/2016 Cả hai dự án sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động
sẽ tạo công ăn việc làm cho khoảng 1.000 lao động, nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cung cấp sản phẩm tôn, thép của tập đoàn, đáp ứng nhu cầu của các tỉnh miền Trung và miền Bắc, tăng sản lượng xuất khẩu sang thị trường Lào, Thái Lan, Myanmar Tóm lại, với những nỗ lực không ngừng phát triển và vươn xa, đẩy mạnh mở rộng thị trường nội địa cũng như xuất khẩu bằng việc mở rộng quy mô sản xuất, hiện đại hoá dây chuyền thiết bị công nghệ, kỹ thuật cao chính là chiến lược chủ đạo mà Tập đoàn Hoa Sen đang theo đuổi, những nội dung đó sẽ được trình bày tóm tắt qua bảng sau trong suốt giai đoạn 15 năm hình thành và phát triển
Các chi nhánh và công ty con Năng lực sản xuất
Trang 16tế chưa mạnh mẽ, sức mua của thị trường thấp, chi phí tăng cao Riêng với ngành thép, năm vừa qua cũng gặp nhiều khó khăn do sức mua yếu, nguồn cung dư thừa, sản phẩm thép sản xuất trong nước phải cạnh tranh khốc liệt với thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc
Kết thúc niên độ 2012 - 2013, Tập đoàn Hoa Sen đã hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh mà Đại hội đồng cổ đông đã đề ra với các chỉ tiêu kinh doanh đều vượt so với kế hoạch Cụ thể, sản lượng tiêu thụ và doanh thu của Tập đoàn lần lượt đạt 601.671 tấn và 11.760 tỷ đồng, tăng 111% và 107% so với kế hoạch đề ra Riêng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế niên độ vừa qua đã vượt xa kế hoạch với con số 581 tỷ đồng, đạt 145%
so với kế hoạch mà Đại hội đồng cổ đông đã đề ra Mặc dù nhu cầu thị trường vẫn còn suy giảm nhưng sản lượng tiêu thụ của Tập đoàn đã tăng mạnh Hệ thống chi nhánh
Trang 17phân phối tiếp tục được mở rộng với việc tăng số lượng chi nhánh từ 108 lên 115, mở rộng phạm vi bao phủ thị trường và ngày càng nhanh chóng đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu cũng có mức tăng trưởng
ấn tượng với việc tiêu thụ gần 280.000 tấn sản phẩm tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, đóng góp xấp xỉ 252 triệu USD doanh thu xuất khẩu, tương ứng 45% tổng doanh thu trong NĐTC 2012 - 2013
tính
Kế hoạch NĐTC 2012-2013
Thực hiện NĐTC 2012-2013
So sánh kết quả thực hiện với kế hoạch
Lợi nhuận sau thuế
hợp nhất
Bảng 1 So sánh kết quả kinh doanh niên độ tài chính 2012 - 2013 với kế hoạch
Trang 181.5.1.2 Thị phần của tập đoàn theo sản phẩm
Hình 3 Biểu đồ thị phần tôn năm 2012 và 11 tháng đầu năm 2013
(Nguồn: Báo cáo thường niên NĐTC 2012 – 2013)
Hình 4 Biểu đồ thị phần ống thép năm 2012 và 11 tháng đầu năm 2013
(Nguồn: Báo cáo thường niên NĐTC 2012 – 2013) Qua 2 biểu đồ, có thể thấy rõ Tập đoàn Hoa Sen dẫn đầu thị phần sản xuất và tiêu thụ tôn với 40.1%, bỏ xa các đối thủ cạnh tranh khác như Sun Steel, Phương Nam, Blue Scope… Đối với thị phần Ống thép của Hoa Sen trong năm 2013 chiếm 14,2%, giúp
Trang 19Tập đoàn duy trì vị thế là một trong ba doanh nghiệp dẫn đầu thị phần ống thép trong nước
1.5.1.3 Cơ cấu doanh thu của tập đoàn
Niên độ tài chính 2012 - 2013, kênh xuất khẩu đã có bước phát triển vượt bậc, mang về cho Tập đoàn xấp xỉ 252 triệu USD doanh thu, chiếm 45% tổng doanh thu của Tập đoàn, cùng với hệ thống chi nhánh phân phối với 33% doanh thu trở thành hai kênh tiêu thụ chủ lực của Tập đoàn Hoa Sen
Hình 5 Biểu đồ cơ cấu doanh thu theo kênh bán hàng (Nguồn: Báo cáo thường niên NĐTC 2012 – 2013) Nhóm sản phẩm tôn bao gồm các mặt hàng tôn kẽm, tôn lạnh, tôn kẽm màu, tôn lạnh màu, tôn đen màu tiếp tục là nhóm sản phẩm chủ lực, đóng góp 63% doanh thu toàn Tập đoàn Tiếp theo đó là nhóm sản phẩm thép bao gồm các sản phẩm thép dày
mạ kẽm, ống thép mạ kẽm, ống thép đen, xà gồ mạ kẽm, xà gồ đen đóng góp 32% doanh thu
Trang 20Hình 6 Biểu đồ cơ cấu doanh thu thuế nhóm sản phẩm (Nguồn: Báo cáo thường niên NĐTC 2012 – 2013)
Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2014
1.5.2.1 Nhận xét chung
Năm 2014, kinh tế trong nước đã ghi nhận một số chuyển biến tích cực, tuy nhiên nhìn chung chưa có sự phục hồi rõ rệt Tăng trưởng kinh tế năm 2014 tuy có tốt hơn năm 2013 song vẫn thấp hơn so với kỳ vọng và tiềm ẩn nhiều rủi ro Nhu cầu thị trường
có cải thiện nhưng chưa đủ tạo sức bật cho nền kinh tế Các chi phí đầu vào như xăng dầu, điện, đặc biệt là cước phí vận tải tăng cao trong năm 2014 khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn Trong bối cảnh chung đó, ngành thép trong nước năm vừa qua cũng chưa có nhiều chuyển biến Các diễn biến bất lợi của giá thép cán nóng và giá bán thép thành phẩm trong nước đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp Áp lực cạnh tranh từ các mặt hàng thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc ngày càng khốc liệt do tình trạng dư thừa sản lượng thép tại quốc gia này Trong khi đó ở kênh xuất khẩu, các động thái phòng vệ thương mại liên tiếp tại Indonesia, Úc đối với một số mặt hàng tôn thép từ Việt Nam thời gian qua khiến cho tình hình xuất khẩu cũng gặp không
ít trở ngại
Kết thúc NĐTC 2013 – 2014, sản lượng tiêu thụ thành phẩm đạt 810.226 tấn sản phẩm các loại, đạt 116% so với kế hoạch Doanh thu đạt 14.990 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch, trong đó doanh thu xuất khẩu đạt 5.948 tỷ đồng, tương đương 282 triệu USD Lợi nhuận sau thuế đạt 410 tỷ đồng, tương đương 68% so với kế hoạch đề ra
Trang 212014
So sánh kết quả thực hiện với kế hoạch
Lợi nhuận sau thuế
Bảng 2 So sánh kết quả kinh doanh niên độ tài chính 2013 - 2014 với kế hoạch
(Nguồn: Báo cáo thường niên NĐTC 2013 – 2014)
Hình 7 Biểu đồ tăng trường sản lượng tiêu thụ thành phẩm và doanh thu thuần
(Nguồn: Báo cáo thường niên NĐTC 2013 – 2014) NĐTC 2013 – 2014, các chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ và doanh thu của Tập đoàn đều vượt kế hoạch đề ra và tiếp tục giữ mức tăng trưởng tốt so với niên độ tài chính trước
Cụ thể so với NĐTC 2012 – 2013, mức tăng trưởng sản lượng tiêu thụ thành phẩm đạt 35%, mức tăng doanh thu là 27% Đây là kết quả rất đáng khích lệ trong bối cảnh tình hình kinh tế còn nhiều bất lợi Một trong những cơ sở quan trọng để Tập đoàn Hoa Sen duy trì được mức tăng trưởng sản lượng tiêu thụ và doanh thu ổn định như trên là việc đưa vào hoạt động các dây chuyền chính thuộc Giai đoạn 2 Dự án Nhà máy Tôn Hoa
Trang 22Sen Phú Mỹ Đến nay các dây chuyền này đều đã đi vào hoạt động ổn định, nâng tổng công suất thiết kế các dây chuyền hiện nay của Tập đoàn lên 1 triệu tấn thép cán nguội
và 1,2 triệu tấn tôn mỗi năm, tạo cơ sở đẩy mạnh sản lượng bán hàng, tăng doanh thu
và lợi nhuận Cùng với đó, các kênh bán hàng cũng đã nỗ lực tối đa để hoàn thành chỉ tiêu được giao Kênh xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng mạnh với việc tiêu thụ 336.197 tấn sản phẩm tại 52 quốc gia và vùng lãnh thổ, đóng góp 282 triệu USD doanh thu, tăng 12% so với doanh thu NĐTC trước Hệ thống chi nhánh phân phối – bán lẻ được mở rộng trong NĐTC 2013 – 2014 đạt sản lượng tiêu thụ 298.805 tấn, tương ứng doanh thu 5.540 tỷ đồng, chiếm 37% tổng doanh thu, cùng với kênh xuất khẩu đóng vai trò là hai kênh tiêu thụ chủ lực của Tập đoàn Các kênh tiêu thụ khác của Tập đoàn cũng đều có
sự gia tăng về doanh thu so với NĐTC trước
(Nguồn: Báo cáo thường niên NĐTC 2013 – 2014)
Lợi nhuận sau thuế trong NĐTC 2013 – 2014 đạt 410 tỷ đồng, giảm 29% so với NĐTC 2012 – 2013 và tương đương 68% kế hoạch đề ra Nguyên nhân chính là do giá thép cán nóng thế giới (nguyên liệu của các doanh nghiệp thép trong nước) liên tục giảm
kể từ nửa cuối năm 2013 đến nay, kéo theo giá bán thép thành phẩm trong nước giảm nhiều hơn so với mức giảm giá thép nguyên liệu, dẫn đến biên lợi nhuận gộp thấp hơn
so với kỳ vọng Nếu không có sự tích cực của các kênh bán hàng trong việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, tăng mạnh sản lượng tiêu thụ và doanh thu, mức lợi nhuận có thể
sẽ còn thấp hơn so với con số 410 tỷ đồng đạt được
Hình 8 Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất 2013 -2014
Trang 231.5.2.2 Thị phần của tập đoàn theo sản phẩm
Hình 9 Biểu đồ thị phần tôn năm 2013 và 11 tháng đầu năm 2014
(Nguồn: Báo cáo thường niên NĐTC 2013 – 2014)
Hình 10 Biểu đồ thị phần ống thép năm 2013 và 11 tháng đầu năm 2014
(Nguồn: Báo cáo thường niên NĐTC 2013 – 2014) Trong năm 2014, Tập đoàn Hoa Sen vẫn giữ vững vị thế dẫn đầu thị phần tôn trong nước, chiếm 36,9% thị phần Trong 11 tháng đầu năm 2014, Hiệp hội Thép Việt Nam đón nhận sự gia nhập của một số thành viên mới Điều này làm cho thị phần tôn của Tập đoàn Hoa Sen trong năm 2014 giảm nhẹ so với năm 2013 mặc dù sản lượng tiêu thụ vẫn tăng mạnh Về thị phần Ống thép của Tập đoàn Hoa Sen trong năm 2014 chiếm 18,2% (tăng 3,7% so với năm 2013), đứng thứ hai về thị phần tiêu thụ ống thép cả nước
Trang 241.5.2.3 Cơ cấu doanh thu của tập đoàn
NĐTC 2013 – 2014, các kênh tiêu thụ nội địa vẫn giữ vai trò chủ đạo với 60,4% doanh thu của Tập đoàn Kênh xuất khẩu chiếm 39,6%
Hình 11 Biểu đồ cơ cấu doanh thu theo kênh bán hàng 2013 - 2014
(Nguồn: Báo cáo thường niên NĐTC 2013 – 2014) Nhóm sản phẩm tôn bao gồm các mặt hàng tôn kẽm, tôn lạnh, tôn kẽm màu, tôn lạnh màu, tôn đen màu tiếp tục là nhóm sản phẩm chủ lực, đóng góp 54,7% doanh thu Tập đoàn Tiếp theo là nhóm sản phẩm thép bao gồm các sản phẩm thép dày mạ kẽm, ống thép mạ kẽm, ống thép đen, xà gồ mạ kẽm, xà gồ đen đóng góp 39,2% doanh thu Nhựa và các sản phẩm khác lần lượt chiếm 2,5% và 3,6% doanh thu
Hình 12 Biểu đồ cơ cấu doanh thu theo nhóm sản phẩm 2013 - 2014
(Nguồn: Báo cáo thường niên NĐTC 2013 – 2014)
Trang 25Tình hình sản xuất và kinh doanh năm 2015
1.5.3.1 Nhận xét chung
Nhìn chung trong NĐTC 2014 – 2015, Tập đoàn Hoa Sen đã đạt được những kết
quả kinh doanh ấn tượng Sản lượng tiêu thụ thành phẩm đạt 1.020.793 tấn, vượt 13%
so với kế hoạch đề ra ban đầu là 900.000 và vượt 26% so với năm 2013 Doanh thu
thuần đạt 17.447 tỷ đồng, tăng 6% so với kế hoạch nhờ vào sản lượng tăng mạnh, trong
đó doanh thu xuất khẩu đạt xấp xỉ 314 triệu USD, chiếm 40% cơ cấu doanh thu toàn
Tập đoàn Chính điều này đã giúp lợi nhuận sau thuế của tập đoàn đạt 653 tỷ đồng, vượt
45% so với kế hoạch đề ra và tăng 59% so với cùng kỳ năm ngoái
Lợi nhuận sau thuế
Bảng 3 So sánh kết quả kinh doanh niên độ tài chính 2014 - 2015 với kế hoạch
(Nguồn: Báo cáo thường niên NĐTC 2014 – 2015)
Trang 261.5.3.2 Thị phần của tập đoàn theo sản phẩm
Trong năm 2015, thị phần tôn của tập đoàn chiếm 38,2% Như vậy, tập đoàn với kết quả tăng trưởng ấn tượng đã giữ vững vị thế dẫn đầu thị phần tôn trong nước Ngoài
ra thị phần tiêu thụ ống thép của tập đoàn cũng chiếm vị trí thứ 2 với 19,1% thị phần tiêu thụ ống thép cả nước, chỉ đứng sau tập đoàn Hòa Phát (23,1%)
(Nguồn: Báo cáo thường niên NĐTC 2014 – 2015)
Hình 14: Biểu đồ thị phần ống thép năm 2014 và 11 tháng đầu năm 2015
(Nguồn: Báo cáo thường niên NĐTC 2014 – 2015) 1.5.3.3 Cơ cấu doanh thu của tập đoàn
Tập đoàn vẫn chủ yếu bán hàng thông qua các kênh nội địa là chủ yếu với 60% và doanh thu thông qua xuất khẩu chiếm 40%
Hình 13: Biểu đồ thị phần tôn năm 2014 và 11 tháng đầu năm 2015
Trang 27Nhóm sản phẩm tôn bao gồm các mặt hàng tôn kẽm, tôn lạnh, tôn kẽm màu, tôn lạnh màu, tôn đen màu tiếp tục là nhóm sản phẩm chủ lực, đóng góp 56% doanh thu Tập đoàn Tiếp theo là nhóm sản phẩm thép bao gồm các sản phẩm thép dày mạ kẽm, ống thép mạ kẽm, ống thép đen, xà gồ mạ kẽm, xà gồ đen đóng góp 42% doanh thu Sản phẩm nhựa chiếm 2% doanh thu
Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2016
Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) đã cho công bố kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm niên độ tài chính 2015 - 2016 của công ty mẹ Vào quý 3 năm
2016 lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ Tập đoàn Hoa Sen đạt hơn 395 tỷ đồng, tăng 76% cùng kỳ năm trước Do đó, qua 9 tháng kinh doanh thì lũy kế 9 tháng đạt 821 tỷ đồng, tăng 119% cùng kỳ năm trước Biên lợi nhuận của quý 3 năm 2016 được cải thiện hơn đạt 10,9%, lũy kế 9 tháng đạt 10,8% trong khi cùng kỳ năm trước đạt lần lượt 8,6%
và 6,2%
Doanh thu tài chính của Tập đoàn Hoa Sen nếu so với mảng kinh doanh chính gần như không đáng kể, tập đoàn giảm được chi phí tài chính mạnh trong năm 2016, mức giảm 43% trong quý 3 và 29% trong 9 tháng niên độ 2015 - 2016
Cụ thể, doanh thu quý 3 năm 2016 của công ty mẹ đạt gần 7.980 tỷ đồng, tăng nhẹ 8,9% cùng kỳ niên độ trước, lũy kế 9 tháng đạt hơn 20.900 tỷ, giảm 12% cùng kỳ niên
Tỷ suất lợi nhuận gộp 10,9% 8,6% 27% 10,8% 6,2% 73% Doanh thu tài chính 7,83 6,04 29,6% 33,61 19,41 73,2% Lợi nhuận khác -4,58 2,68 -270,9% -6,45 3,91 -265% Lợi nhuận trước thuế 494,25 286,84 72,3% 1048,48 488,37 114,7% Lợi nhuận sau thuế 395,28 223,7 76,7% 821,33 374,5 119,3%
Trang 28Bảng 4 Bảng số liệu về tình hình hoạt động quý 3 và 9 tháng đầu năm 2016
Khai thác hiệu quả các dây chuyền, máy móc thiết bị tại những dự án đã đi vào hoạt động và những dự án đầu tư mở rộng như Dự án Nhà máy Hoa Sen Bình Định, Dự
án Nhà máy Hoa Sen Nam Cấm – Nghệ An, Dự án đầu tư mở rộng Nhà máy Vật liệu Xây dựng Hoa Sen Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai đối với những
dự án đầu tư mới bao gồm Dự án Nhà máy Hoa Sen Nghệ An, Dự án Nhà máy Hoa Sen Nhơn Hội – Bình Định, Dự án Nhà máy Hoa Sen Hà Nam nhằm phân bổ đồng đều năng lực sản xuất tại các vùng miền, tạo nguồn cung sản phẩm liên tục cho hệ thống chi nhánh phân phối trải dài từ Bắc vào Nam, đồng thời góp phần tối ưu hóa thời gian và chi phí vận chuyển
Thực hiện tốt chiến lược marketing thông qua các kênh truyền thông, các hoạt động cộng đồng, từ thiện, nhằm tăng cường nhận diện thương hiệu Hoa Sen trên thị trường
2 THỰC TRẠNG (ÁP DỤNG INCOTEMS, TTQT) VÀ PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TÔN HOA SEN VỚI CÔNG TY NIPPON
GIỚI THIỆU
Kết cấu của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
- Về nguyên tắc, các bên tự do thể hiện các nội dung thỏa thuận
- Nhìn chung, một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường gồm ba phần:
Phần giới thiệu
Các điều kiện và điều khoản của hợp đồng
Phần kết thúc hợp đồng
Phần giới thiệu hợp đồng thông thường có các thông tin sau:
- Tiêu đề: hợp đồng, bản thỏa thuận
Trang 29- Định nghĩa về các hàng hóa, dịch vụ phức tạp hoặc các thuật ngữ được gắn một
ý nghĩa riêng cho hợp đồng đang đề cập , không theo cách hiểu thông thường
- Cơ sở ký kết hợp đồng
- Thỏa thuận tự nguyện giữa các bên
Phần giới thiệu trong hợp đồng nhập khẩu của công ty tôn hoa sen với công
ty Nippon
SALES CONTRACT
Date: 2 Aug., 2011 Ref.: 1W10R0124
Between: NIPPON STEEL TRADING CO., LTD
Add: 2-1, Otemachi 2 - Chome, Chiyoda-ku, Tokyo 100-0004 Japan Tel: 813 6225 3806 Fax: 813 6225 3941
Bank: The Bank of Tokyo – Mitsubishi, UFJ, Ltd – Head Office Represented by: Mr Takenori Nakano/General Manager
Hereinafter called the Seller
And: HOA SEN GROUP (HSG)
Add: No 9 Thong Nhat Boulevard, Song Than II Industrial Park, Binh Duong Province, Vietnam
Tel: 84 650 3790954 Fax: 84 650 3791223 Represented by: Mr Tran Ngoc Chu/General Director Hereinafter called the Buyer
The Buyer agrees to buy and the Seller agrees to sell the material mentioned below subject to the following terms and conditions
Phân tích
- Tiêu đề: sales contract ( hợp đồng mua bán )
- Số hợp đồng: 1W10R0124
Trang 30- Địa điểm ký kết: được ghi ở cuối hợp đồng ( ở Tokyo )
- Thời gian ký kết: được ghi ở cuối hợp đồng (2/8/2011)
- Tên và địa chỉ các bên:
Bên bán: NIPPON STEEL TRADING CO., LTD
Địa chỉ: 2-1, Otemachi 2 – Chome, Chiyoda-ku, Tokyo 100-0004 Japan
Số điện thoại: 813 6225 3806 Fax: 813 6225 3941
Ngân hàng: The Bank of Tokyo – Mitsubishi, UFJ, Ltd – Head Office Đại diện bởi: Ông Takenori Nakano/Tổng Giám đốc
Bên mua: HOA SEN GROUP (HSG)
Địa chỉ: Số 9 Đại lộ Thống Nhất, Khu Công nghiệp Sóng Thần 2, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
Số điện thoại: 84 650 3790954 Fax: 84 650 3791223
Đại diện bởi: Ông Trần Ngọc Chu/Tổng Giám đốc
- Thỏa thuận tự nguyện giữa các bên: Bên mua đồng ý mua và Bên bán đồng ý bán các loại vật liệu được đề cập dưới đây theo các điều khoản và điều kiện được liệt kê
CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG HỢP ĐỒNG:
Hàng hóa (commodity)
- Name of good: Hot Rolled Steel Sheet in coil
- Quality: Prime grade
(MT)
Unit price (USD/MT) Amount (USD)
Trang 31Total amount in words: US One Million, Eight Hundred Thirty Five Thousand Only
- Specification: SAE1006, mill’s edge, others as per technical protocol attachment
- Price term: CFR FO Ho Chi Minh Port or Phu My Port, Vietnam
- Delivery allowance: +/- 10% per size and in total
- Coil I.D: 30’’
- Coil weight: As per technical protocol attachment of contract No 1W10R0124
- Packing: Mill export standard
- Weight: By actual weight net for net
- Inspection: Mill’s inspection to be final
- Manufacture: Nippon Steel Corporation
- Origin: Japan
Bản dịch
- Tên hàng hóa: Thép cán nóng dạng cuộn
- Chất lượng: Loại hảo hạng
Trang 32Tổng 2,500 1,835,000.00 Tổng tiền bằng chữ: Một triệu tám trăm ba mươi lăm nghìn đô la Mỹ chẵn
- Quy cách: SAE 1006, mép cán, những đặc điểm khác tùy theo từng giao thức
kỹ thuật đính kèm
- Điều kiện giá cả: CFR FO cảng Hồ Chí Minh hay cảng Phú Mỹ, Việt Nam
- Dung sai giao hàng: +/-10% với mỗi kích cỡ và với toàn bộ
- Đường kính trong cuộn: 30 inch
- Trọng lượng cuộn: Theo từng giao thức kỹ thuật đính kèm của hợp đồng số 1W10R0124
- Đóng gói: Tiêu chuẩn đóng gói xuất khẩu
- Trọng lượng: theo trọng lượng tịnh thực tế
- Kiểm duyệt: kiểm định xuất xưởng cuối cùng
- Nhà sản xuất: Nippon Steel Corporation
- Xuất xứ: Nhật Bản
Tên hàng
Có nhiều phương pháp ghi tên hàng phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất, yêu cầu của từng mặt hàng Và trong hợp đồng này thì tên hàng được xác định bằng cách sử dụng tên thương mại của mặt hàng Đối tượng mua bán trong hợp đồng là “Thép cán nóng dạng cuộn” Đây là tên gọi chính xác và ngắn gọn giúp phân biệt loại thép này so với các loại thép nhập khẩu khác hiện nay như: thép cán nguội dạng cuộn hay thép cuộn
mạ kẽm… Đồng thời nó cũng được xem là điều khoản quan trọng không thể thiếu giúp cho các bên tránh được những hiểu lầm có thể dẫn đến tranh chấp thương mại sau này Thép cán nóng dạng cuộn được sản xuất từ nguyên liệu quặng sắt, hoặc thép phế liệu, bổ sung các thành phần hợp kim cần thiết qua quy trình nấu, đúc, cán tạo thành phôi thép thành phẩm Phôi này sau đó được gia nhiệt cán lại, tạo hình để ra quy cách, chiều dày sản phẩm theo mục đích sử dụng Dễ nhìn nhận bằng mắt thường là sản phẩm
có màu xám đen, gần biên có màu xanh hình thành trong quá trình làm nguội thép Thép
cuộn cán nóng được sử dụng rộng rãi trong kiến trúc xây dựng, thiết bị gia dụng, ngành công nghiệp ô tô, khung gầm xe tải, bình gas, container, boong tàu thuyền, ngành công
Trang 33nghiệp nhẹ Có thể để thép cuộn cán nóng ngoài trời một thời gian dài và không cần bao
Về quy cách: thép cán nóng dạng cuộn sẽ được xác định dựa trên tiêu chuẩn SAE1006 (Society of Automotive Engineers) Có 2 loại mép là mép cán và mép xén Mép cán là mép ngoài nhận được khi cán nóng Các mép cán có thể có những chỗ mép bị nứt, mép bị xé, hay mép bị lẹm mỏng Mép xén là mép nhận được bằng cách cắt, xẻ hay xén mép cán của sản phẩm cán Trong hợp đồng có nêu rõ là mép cán Tập đoàn Hoa Sen và Nippon Steel đã ký kết hợp đồng thỏa thuận về chất lượng thép dựa trên bảng tiêu chuẩn SAE1006 và còn các điều khoản khác thì sẽ được dựa trên giao thức kỹ thuật đính kèm Và trong hợp đồng cũng đã ghi rõ là: “AS PER TECHNICAL PROTOCOL ATTACHMENT”
- Bản tiêu chuẩn SAE1006 của thép cuộn cán nóng:
Trang 34Trọng lượng cuộn (tấn) Max 25 tấn, Min 11 tấn
Hệ số chuyển chở an toàn
(đường kính ngoài / chiều rộng)
Max 2.8
500mm hoặc ít hơn 500mm hoặc ít hơn
Bề mặt và bôi dầu Giống như khi cán và không bôi dầu
Điều kiện cạnh Cạnh không xén mép
Chiều dày không phù hợp (m)
Trong phạm vi 10m cho cả đầu và đuôi băng thép cho phép chiều dày không phù hợp có dung sai chiều dày không quá 15% so với quy định
Độ Crown (µm) Min 25 µm, max 50 µm Vị trí đo là 25mm tính từ
cạnh băng thép
Trang 35Dung sai điểm nhô (mm) Max 0.02mm
Dung sai độ phẳng (mm)
Max 20mm Sai lệch tính từ mặt phẳng
Dung sai cạnh băng thép (µm) Max 50 µm
(Nguồn: Hiệp hội thép và kim loại Việt Nam - Steel and Metals Association Vietnam) Đơn vị đo lường số lượng là tấn Đây là duy nhất một cách hiểu trên toàn thế giới
và được sử dụng nhiều trong các hợp đồng ngoại thương Phương pháp quy định số lượng phỏng chừng với dung sai là 10% trên mỗi kích cỡ và toàn bộ Ví dụ: với 700 tấn (+/- 10%) tức là bên Nippon giao hàng từ 630 tấn đến 770 tấn được coi là hoàn thành giao hàng đúng số lượng của thép cuộn có kích cỡ 1.60mm x 930mm x dạng cuộn Tương tự với các loại thép cuộn cán nóng có kích cỡ khác được nêu trong hợp đồng Với tổng số lượng của hợp đồng là 2500 tấn (+/-10%), tức là bên Nippon sẽ giao hàng
từ 2250 tấn đến 2750 tấn trên tổng khối lượng thì được coi là hoàn thành giao hàng đúng số lượng
Về đồng tiền thanh toán tính theo đồng USD Đồng USD là đồng tiền tương đối mạnh và ổn định trên thị trường Sử dụng phương pháp quy định giá cố định được khẳng định lúc ký hợp đồng và không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng Ví dụ:
1 tấn thép cán nóng có kích cỡ 1.60mm x 930mm x dạng cuộn sẽ được tính với giá 737 USD Đối với mỗi kích cỡ thép cuộn cán nóng khác nhau sẽ có số lượng được mua khác nhau và đơn giá vì thế cũng khác nhau
Trang 36Hợp đồng này quy định rõ đường kính của một cuộn chính xác là 30 inch và trọng lượng một cuộn được xác định theo những giao thức kỹ thuật riêng đã đươc đính kèm với hợp đồng này Việc quy định như vậy sẽ dễ dàng trong việc xác định hàng hóa, tính
toán và xếp dỡ hơn
Nhận xét
- Chất lượng được mô tả đầy đủ và chính xác, được quy định theo tiêu chuẩn có sẵn Vì đây là hàng công nghiệp nên khi được nêu rõ sẽ áp dụng theo những thông số kỹ thuật chặt chẽ thì sẽ dễ dàng kiểm tra giám định hơn Cụ thể trong hợp đồng trên hai bên đã thỏa thuận các điều khoản như SAE1006 và các điều khoản khác sẽ được dựa theo bảng giao thức kỹ thuật kèm theo
- Hợp đồng nên quy định dung sai giao hàng do người mua hay người bán quy định Ngoài ra cũng nên ghi trong hợp đồng giá hàng thỏa thuận cho dung sai nhằm giảm rủi ro do biến động về giá cả thị trường gây ra
- Khi ghi kèm điều kiện cơ sở giao hàng thì nên ghi chính xác, đầy đủ là CFR
FO (Incoterms 2010)
Giá cả
Điều kiện CFR trong incoterms:
- “Tiền hàng và cước phí” có nghĩa là người bán phải giao hàng lên tàu hoặc mua hàng để giao hàng như vậy Rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa
di chuyển khi hàng được giao lên tàu Người bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng đến quy định (Với Incoterms 2010 điều kiện này chỉ áp dụng với vận tải biển hoặc vận tải đường thủy nội địa)
- Khi sử dụng các điều kiện CFR người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi người bán giao hàng cho người chuyên chở theo cách thức được quy định cụ thể trong mỗi điều kiện, chứ không phải hàng tới nơi đến
- Điều kiện này có hai điểm tới hạn, vì rủi ro di chuyển và chi phí được phân chia ở các địa điểm khác nhau Trong khi hợp đồng luôn chỉ rõ cảng đến thì nó
có thể lại không chỉ rõ cảng xếp hàng – là nơi mà rủi ro di chuyển sang người mua
Trang 37- Các bên xác định càng cụ thể càng tốt địa điểm đến đã thỏa thuận, vì các chi phí cho đến địa điểm đó do người bán chịu Người bán nên ký các hợp đồng vận tải đến đúng địa điểm này Nếu theo hợp đồng chuyên chở, người bán phải trả các chi phí liên quan đến việc dỡ hàng tại địa điểm chỉ định ở cảng đến, thì người bán không có quyền đòi lại chi phí đó từ người mua trừ phi hai bên có thỏa thuận khác
- Người bán phải, hoặc giao hàng lên tàu, hoặc mua hàng đã giao để vận chuyển hàng đến cảng đến Ngoài ra, người bán phải ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa hoặc “mua” một hợp đồng như vậy Từ “mua” ở đây áp dụng cho việc bán hàng nhiều lần trong quá trình vận chuyển (bán hàng theo lô) rất phổ biến trong mua bán hàng nguyên liệu
- CFR không phù hợp khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở trước khi hàng được giao lên tàu, ví dụ hàng đóng trong container, mà thường là giao hàng tại bến, bãi Trong trường hợp này nên sử dụng điều kiện CPT
- CFR đòi hỏi người bán thông quan xuất khẩu cho hàng hóa (nếu có) Tuy vậy, người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khâu, trả bất kỳ loại thuế nhập khẩu nào hay tiến hành bất kỳ một thủ tục hải quan nhập khẩu nào
Điều khoản FO:
- Theo điều kiện miễn dỡ hàng FO (Free out): Theo cách quy định này người vận chuyển phải chịu trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu ở cảng xếp hàng nhưng họ được miễn trách nhiệm và chi phí dỡ hàng khỏi tàu ở cảng dỡ hàng Điều kiện này tương đương với điều kiện FOLI (Free out Liner in)
- Ngoài ra, trong hợp đồng thuê tàu chuyến chi phí xếp dỡ hàng hóa thường được quy định theo các phương thức như sau:
- Theo điều kiện tàu chợ (Liner Terms/ Berth Terms/ Gross Terms): Theo cách quy định này, người vận chuyển phải chịu trách nhiệm và chi phí về việc xếp hàng lên tàu (loading), sắp xếp hàng hóa trong tàu (Stowage), chèn lót (Dunnage), ngăn cách (Separation) và dỡ hàng (Discharging)
- Theo điều kiện miễn xếp hàng FI (Free in): Theo cách quy định này người vận chuyển được miễn trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu ở cảng xếp hàng
Trang 38nhưng phải chịu trách nhiệm và chi phí dỡ hàng ở cảng dỡ hàng Điều kiện này tương đương với điều kiện FILO (Free in Liner out)
- Theo điều kiện miễn xếp dỡ hàng FIO (Free in and out): Theo cách quy định này người vận chuyển được miễn trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu và
dỡ hàng khỏi tàu Điều kiện FIO không nói rõ người vận chuyển có được miễn phí sắp xếp hàng (Stowage), san cào hàng (Trimming) trong hầm tàu hay không, vì vậy tốt nhất cần ghi rõ FIOST (Free in and out, stowed and trimmed): miễn chi phí và trách nhiệm xếp, dỡ hàng cũng như sắp xếp và san trải hàng
- Như vậy, nếu có chi phí sắp xếp hàng hóa (Stowage) đối với hàng đóng bao và chi phí cào san trải hàng (Trimming) đối với hàng rời thì trong hợp đồng thuê tàu phải nói rõ do ai chịu: người vận chuyển hay người thuê vận chuyển Nếu miễn cho người vận chuyển thì thêm chữ S và T sau các thuật ngữ FI, FO, FIO để thành FIS hay FOS hay FIOT
Nhận xét
- Về việc nhập khẩu theo điều khoản CFR:
Nhập theo điều kiện CFR tiềm ẩn rủi ro cho nhà nhập khẩu
Do người xuất khẩu được quyền lựa chọn hãng vận chuyển và hãng vận chuyển này có thể hùa theo người xuất khẩu để lừa dối người nhập khẩu
Ví dụ như ký lùi vận đơn (bill of lading) hay chưa nhận hàng hoặc hàng chưa lên tàu mà phát hành vận đơn để hòng làm bằng chứng cho nhà nhập khẩu phải trả tiền hàng cho nhà xuất khẩu (khi điều kiện thanh toán quy định trả ngay sau khi giao hàng)
Hay như rủi ro tiềm ẩn là người bán sẽ chọn hãng vận tải giá rẻ, và theo quy luật “tiền nào, của nấy”, dịch vụ cũng kém theo mức độ rẻ, thời gian chuyển tải dài ngày Trong khi nếu nhập khẩu theo điều kiện FOB thì người nhập khẩu chủ động chọn hãng vận tải, do vậy biết rõ lịch trình lô hàng và có những quyết định phù hợp
Như vậy, để hạn chế rủi ro thay đổi ngoài ý muốn từ nhà xuất khẩu thì ngoài việc tìm hiểu kỹ đối tác, các nhà nhập khẩu còn phải lưu ý đến các yếu tố ràng buộc khác như phải có giấy chứng nhận số lượng, chất lượng hàng hóa
Trang 39của một cơ quan trung gian có uy tín, nhờ nhà vận chuyển giám sát việc đóng hàng, giao hàng, kiểm đếm… để tránh những sự cố đáng tiếc
Gợi ý về hình thức nhập theo FOB
Theo Incoterms, nhập khẩu theo điều kiện CFR – Cost and Freight (tiền hàng và
cước phí) sẽ không giảm thiểu rủi ro cho nhà nhập khẩu so với khi nhập theo điều kiện
FOB – Free On Board (giao hàng lên boong tàu) Vì lẽ cả điều kiện CFR và FOB giống
nhau ở chỗ rủi ro được chuyển từ người bán qua người mua ngay sau khi hàng qua lan can tàu; chỉ có khác nhau là trách nhiệm chi phí Theo CFR thì người bán phải chịu chi phí vận chuyển tới cảng đến Do vậy, các nhà xuất nhập khẩu cần phân biệt rõ ràng giữa trách nhiệm rủi ro với trách nhiệm chi phí
Ngược lại, nhập theo điều kiện FOB sẽ có nhiều lợi ích cả trên bình diện quốc gia
và cho doanh nghiệp nhập khẩu Trên bình diện quốc gia, nhập khẩu theo điều kiện này thì các nhà nhập khẩu Việt Nam đã góp phần làm giảm chi tiêu ngoại tệ (giá mua FOB
rẻ hơn CFR) Trên bình diện doanh nghiệp, khi ký kết hợp đồng nhập khẩu theo điều kiện FOB có nghĩa là họ đã giành quyền quyết định vận tải và bảo hiểm hàng hóa về cho mình Họ sẽ chủ động thương lượng hợp đồng vận tải, bảo hiểm, do đó mà cũng có thể tiết kiệm chi phí khi họ thương lượng được giá cước vận tải tốt hơn, phí bảo hiểm
rẻ hơn
Về điều khoản FO
Cần lưu ý các thuật ngữ trên là thuật ngữ hàng hải về thuê tàu quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển trong việc xếp dỡ hàng hóa chứ không phải giữa người bán và người mua, đây không phải thuật ngữ thương mại vì vậy nên tránh việc lắp ghép tùy tiện với các điều kiện thương mại trong Incoterms như kiểu CIF FO hay FOB FI v.v rất dễ hiểu nhầm, gây ra tranh chấp Ví dụ: nếu người mua CFR một lô hàng rời muốn mình không chịu phí dỡ hàng tại cảng đích thì phải thỏa thuận với người bán một cách rõ ràng rằng “người mua được miễn mọi chi phí dỡ hàng kể cả phí dỡ hàng ở cảng đích: the buyer shall be free of all the cost
of goods discharging at the destination port including lighterage if any” Trên cơ sở đó người bán khi thuê tàu sẽ thỏa thuận với người vận chuyển một cách phù hợp với hợp đồng mua bán
Về cảng gửi hàng
Trang 40Vì đây sẽ là nơi mà Hoa Sen, tức đơn vị nhập khẩu tiến hành chuyển giao rủi ro nên Hoa Sen cần thống nhất, đàm phán kĩ tên cảng đến (thay vì để 2 lựa chọn là cảng
Hồ Chí Minh hoặc cảng Phú Mỹ)
Qui định về đóng gói
- Bên thực hiện: bên xuất khẩu (Nippon Steel Trading Co., LTD)
- Điều khoản này cho biết chi tiết về tiêu chuẩn đóng gói hàng hoá; cụ thể mô tả
về quy cách, điều kiện tiêu chuẩn để đóng gói xuất khẩu mặt hàng thép (ví dụ mỗi cuộn dây phải được dán một nhãn ghi rõ số lượng, kích thước, trọng lượng tịnh, trọng lượng như thế nào, trọng lượng và số lượng cuộn tối đa…) Điều khoản này cũng rất quan trọng, vì nếu được quy định rõ ràng, 2 bên sẽ làm rõ những điều kiện giúp bảo vệ hàng hoá khi vận chuyển và tránh những rủi ro, bất trắc xảy ra
- Thực tế, trong hoạt động thương mại, bao bì giữ một vị trí rất quan trọng vì nó
có những chức năng sau đây:
Chứa đựng hàng hoá theo tiêu chuẩn đơn vị
Bảo vệ hàng hoá, tránh những tổn thất thiệt hại do tác động của môi trường bên ngoài, của tự nhiên hoặc do những hành động cố ý của con người
Làm tăng giá trị của sản phẩm do tính thẩm mỹ của bao bì
Gợi ý, kích thích nhu cầu người tiêu dùng
Hướng dẫn người tiêu dùng cách sử dụng hàng hoá
Phân biệt hàng hoá của hợp đồng này với hàng hoá của hợp đồng khác
Chính vì vậy việc cung cấp bao bì là yêu cầu không thể thiếu đối với doanh nghiệp nói chung và đối với thương nhân kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng do đó khi thương thảo hợp đồng ngoại thương các bên cần thoả thuận điều khoản này một cách cẩn thận
Nhận xét
Về điều khoản này trong hợp đồng ngoại thương, 2 bên đã có quy định khá chung chung, chưa cụ thể Hợp đồng cần quy định bao bì phải phù hợp với tính chất hàng hoá (thép), phương tiện vận chuyển bằng đường biển, và theo tiêu chuẩn xuất khẩu, do ai cung cấp (người bán hay người mua) phải quy định cụ thể trong hợp đồng, nếu là tiêu chuẩn của Nhật thì có thể quy định theo tiêu chuẩn JIS