Khái niệm: - Phản hồi là nói lại bằng ngôn ngữ của mình hoặc nhắc lại vấn đề, cảm xúc của thân chủ một cách cô đọng hay làm sáng tỏ điều thân chủ cảm thấy và đạt được sự tán thành của th
Trang 1Kỹ năng phản hồi
I Khái niệm:
- Phản hồi là nói lại bằng ngôn ngữ của mình hoặc nhắc lại vấn đề, cảm xúc của thân chủ một cách cô đọng hay làm sáng tỏ điều thân chủ cảm thấy và đạt được sự tán thành của thân chủ
- Việc nhắc lại vấn đề, cảm xúc của thân chủ phải được thực hiện một cách khách quan, không được gắn vớ sự suy luận, đánh giá của nhà tham vấn
Thực chất đó là sự tiếp nhận va truyền tin về hành vi
II Các loại phản hồi:
- Có 3 loại phản hồi chính: phản hồi thông tin, phản hồi cảm xúc và phản hồi soi sáng
a Phản hồi thông tin ( phản hồi nội dung):
- NTV nói lại bằng những điều mình nghe thấy, quan sát thấy từ thân chủ
- Nhưng không phải lúc nào NTV cũng lặp lại hoàn toàn từng lời của TC
- NTV nên chọn những chi tiết, nội dung quan trọng nhất của điều
TC đã nói rồi diễn đạt lại một cách rõ ràng hơn với ngôn từ của mình
- Các câu mởi đầu có thể sử dụng:
+ Nếu tôi nghe không nhầm…
+ Hình như anh chị vừa nói rằng…
+ Không biết tôi hiểu có sai không, ý chị là…
+ Như vậy là…
+ Có lẽ…
b Phản hồi cảm xúc:
- NTV nói lại điều cảm thấy, nhấn mạnh cảm xúc và những yếu tố tình cảm đằng sau câu nói của thân chủ
- Cách phản hồi của NTV khuyến khích TC đối mặt với những cảm xúc thật của mình chứ không tránh né
- Các câu mở đầu có thể sử dụng:
+ tôi có cảm giác là a/c phải…
+ Thật không dễ dàng gì khi anh chi phải…
+ Nghe những câu anh chị nói, tôi hiểu……
Vd : tôi có cảm giác là chị rất đau khổ mỗi khi nhắc tới bố chị
c Phản hồi soi sáng( phản hồi kết hợp phản ánh nội dung và cảm xúc) :
Trang 2- NTV có thể phản hồi kết hợp cả nội dung và cảm xúc để làm sáng
tỏ mối liên hệ giữa nội dung vấn đề TC đưa ra và những cảm xúc
ẩn chứa trong đó
III Biểu hiện của phản hồi tích cực :
- Tóm tắt được những điểm chính trong câu chuyện của TC
- Lắng nghe tích cực
- Biết kết hợp giữa phản hồi bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
IV Khi nào thì phản hồi tích cực xuất hiện ?
- TC tỏ vẻ sẵn sàng, có nhu cầu hiểu rõ vấn đề
- Mang tính chất mô tả khách quan những gì thân chủ bày tỏ, không phải ý kiến nhận định riêng của NTV : ‘ anh đã không đến’ không phải là anh đã thất hứa
- Phản hồi phải mang tính cụ thể
- Nói về những hành vi quan sát được
- Phản hồi lại những điều mà TC vừa thể hiện
- Phản hồi phải đúng lúc đúng tâm trạng, hoàn cảnh
- Phản hồi cần có điểm nhất nhất định, nên tập trung vào một điểm
cụ thể
- NTV không được đòi hỏi một sự thay đổi mà cung cấp dữ kiện cho TC
- Phản hồi của NTV nhằm mục đích giú đỡ TC làm sáng tỏ vấn đề
V Những cản trở trong quá trình phản hồi :
- TC chưa sẵn sàng nghe
- NTV phản hồi mang tính phê phán hay đánh giá
- Phản hồi không được mang tính chung chung
- Khi phản hồi NTV bàn về động cơ, ý đồ hành vi của TC
- Điều thân chủ thể hiện trước lâu rồi, NTV phải gợi lại
- Phản hồi không đúng lúc, không có khả năng tiếp nhận
- Kh phản hồi NTV đưa ra nhiều điểm, nhiều khía cạnh
- Bắt buộc phải thay đổi theo cái mà NTV ch là đúng
- Khi phản hồi NTV lại chứng minh cho TC thấy sự yếu kém của anh ta
VI Hiệu quả của phản hồi tích cực :
- Phản hồi tích cực sẽ giúp lắng nghe tích cực
- TC được an ủi, kích lệ, quý trọng
- Giúp TC nhận thức lại vấn đề của mình
- Làm chậm lại để thân chủ tự đưa ra khám phá về mình
- NTV không hiểu sai, không suy diễn những gì TC nói