1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề thủy thủ tàu cá

105 270 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 611,5 KB

Nội dung

Hướng dẫn thực hiện các môn học, mô đun đào tạo nghề: Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Thủy thủ tàu cá” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề.. Mô đun

Trang 1

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ

TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

NGHỀ: THỦY THỦ TÀU CÁ

(Phê duyệt tại Quyết định số 481 /QĐ-BNN-TCCB ngày 4 tháng 7 năm 2014 của

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Trang 3

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Phê duyệt tại Quyết định số 481 /BNN-TCCB ngày 7 tháng 4 năm 2014 của

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Thủy thủ tàu cá

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức

khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề Thủy thủ tàu cá

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 01 môn học và 06 mô đun.

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1 Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Biết các kiến thức cơ bản và các quy định có liên quan đến việc hàng hải và khai thác thủy sản

+ Liệt kê được các nhiệm vụ của nghề Thủy thủ tàu cá

+ Liệt kê được các công việc của từng nhiệm vụ

+ Trình bày được quy trình của từng công việc và yêu cầu kỹ thuật của từng bước

- Kỹ năng:

+ Thực hiện được các công việc trong quá trình bảo quản thân tàu và sử dụng thành thạo các thiết bị boong;

+ Sử dụng thành thạo dây và dụng cụ liên kết dây;

+ Thực hiện được các công việc lắp ráp, sửa chữa ngư cụ;

+ Thực hiện được các công việc lái tàu và trực ca;

+ Thực hiện được các công việc bảo quản thủy sản;

+ Thực hiện được các công tác an toàn lao động trên biển

Trang 4

+ Có ý thức chấp hành các quy định về an toàn trên biển.

2 Cơ hội việc làm:

Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề Thủy thủ tàu cá, người học

có khả năng làm Thủy thủ trên các tàu khai thác thủy sản, các tàu dịch vụ nghề cá hoặc các tàu công vụ nghề cá…

II THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1 Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 3 tháng

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học : 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khoá học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 16 giờ)

2 Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học tập: 480 giờ

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:

+ Thời gian học lý thuyết: 90 giờ

+ Thời gian học thực hành: 350 giờ

Trang 5

III DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO; THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP

Mã mô

đun Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra (*)

MH01 Kiến thức cơ bản của thủy thủ

IV CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết xem tại các mô đun kèm theo)

V HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH

ĐỘ SƠ CẤP

1 Hướng dẫn thực hiện các môn học, mô đun đào tạo nghề:

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Thủy thủ tàu cá” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề Khi người học học đủ các môn học, mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khoá học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề

Theo yêu cầu của người học, người sử dụng lao động, cơ sở dạy nghề có thể chọn dạy độc lập từng mô đun (như mô đun MĐ01Bảo quản thân tàu và sử dụng thiết bị boong, mô đun MĐ05 Bảo quản thủy sản) hoặc dạy kết hợp một số mô đun

Trang 6

với nhau (như mô đun MĐ02 Sử dụng dây và dụng cụ liên kết dây với mô đun MĐ03 Lắp ráp và sửa chữa ngư cụ ) Sau khi kết thúc khóa học, cơ sở dạy nghề cấp cho người học: Giấy chứng nhận học nghề (đã hoàn thành các mô đun đã học).Chương trình nghề “Thủy thủ tàu cá” gồm 01 môn học và 06 mô đun sau:

- Môn học 01: “Kiến thức cơ bản của thủy thủ tàu cá” có thời gian học tập là 44 giờ, trong đó có 30 giờ lý thuyết, 10 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra Môn học này trang bị cho người học các kiến thức pháp lý có liên quan đến việc hàng hải và khai thác thủy sản

- Mô đun 01: “Bảo quản thân tàu và sử dụng thiết bị boong” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra hết mô đun Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện được các công việc: Làm vệ sinh tàu, Làm sạch bề mặt trước khi sơn, Sơn tàu, Sử dụng tời, Sử dụng cẩu, Sử dụng neo

- Mô đun 02: “Sử dụng dây và dụng cụ liên kết dây” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện được các công việc: Chầu dây thừng, Chầu dây cáp, Thắt nút dây, Sử dụng dụng cụ liên kết dây, Buộc và mở dây buộc tàu, Bảo quản dây và dụng cụ liên kết dây

- Mô đun 03: “Lắp ráp và sửa chữa ngư cụ” có thời gian học tập là 72 giờ, trong

đó có 10 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Chuẩn bị lắp ráp

và sửa chữa ngư cụ, Đan lưới, Cắt lưới, Ráp áo lưới, Ráp áo lưới vào dây giềng, Ráp phao, chì vào giềng, Vá lưới, Bảo quản ngư cụ

- Mô đun 04: “Lái tàu và trực ca” có thời gian học tập là 60 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị lái tàu, Lái tàu căn bản, Lái tàu hành trình, Thực hiện luật tránh va, Trực ca khi neo tàu,Trực ca bờ

- Mô đun 05: “Bảo quản thủy sản” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện được các công việc: Bảo quản nước đá;Chuẩn bị dụng cụ, vật tư bảo quản; Xử lý thủy sản trước khi bảo quản; Bảo quản cá; Bảo quản tôm; Bảo quản mực; Bảo quản cua, ghẹ

- Mô đun 06: “Thực hành an toàn” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Thực hành cứu người rơi

Trang 7

xuống biển, Thực hành cứu sinh, Thực hành phòng và chữa cháy, Thực hành cứu thủng, Thực hành cấp cứu, Phát tín hiệu cấp cứu,Thực hành an toàn lao động.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong từng môn học, mô đun, kiểm tra hết môn học, mô đun và kiểm tra

kết thúc khoá học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-

BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh

và Xã hội

2 Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học:

TT Nội dung kiểm tra Hình thức kiểm tra Thời gian kiểm tra

Không quá 60 phút Không quá 12 giờ

3 Các chú ý khác:

Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm không trùng mùa cá, chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí học tập thành từng giai đoạn trùng với chu kỳ hoạt động của chuyến biển để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua sản xuất thực tế Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn

Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi tham quan các cơ sở sản xuất, các đội tàu hành nghề khai thác thủy sản có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công;

Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khoá và hoạt động văn hoá, thể thao khác khi có đủ điều kiện

Cần tổ chức việc lớp học thật linh hoạt, phù hợp với điều kiện sản xuất của từng địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để bà con ngư dân có thể theo học Cụ thể như sau:

+ Về thời gian: Chia khóa học thành nhiều đợt tập trung có thể dài ngắn khác nhau, tùy theo điều kiện sản xuất của bà con ngư dân

+ Về địa điểm: Nên tổ chức tại địa phương, nơi cư trú của đa số bà con ngư dân

+ Về phương pháp: Nên kết hợp giữa việc học lý thuyết, thực tập, thực hành trên lớp với việc thực hành trên biển, trên cơ sở đảm bảo nội dung chương trình.+ Việc đánh giá kết quả học tập: Cơ bản là đánh giá theo năng lực thực hành nghề./

Trang 8

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Kiến thức cơ bản của thủy thủ tàu cá.

Mã số môn học: MH01 Nghề: Thủy thủ tàu cá

Trang 9

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC:

KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA THỦY THỦ TÀU CÁ

Mã số môn học: MH 01

Thời gian môn học: 44 giờ (Lý thuyết: 30 giờ, Thực hành 12 giờ;

Kiểm tra hết môn học: 2 giờ)

I VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC

1 Vị trí: Môn học Kiến thức cơ bản của thủy thủ tàu cá là môn học duy nhất

trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Thủy thủ tàu cá; được giảng dạy đầu tiên trước khi dạy các mô đun nghề

2 Tính chất: Môn học Kiến thức cơ bản của thủy thủ tàu cá là môn học

trang bị những kiến thức tối thiểu cho thủy thủ tàu cá để có thể tiếp thu các mô đun tiếp theo trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Thủy thủ tàu cá

Môn học này được tổ chức giảng dạy trên lớp

II MỤC TIÊU MÔN HỌC:

1 Kiến thức

+ Trình bày được những nội dung cơ bản trong hàng hải

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về khai thác thủy sản

+ Trình bày được những nội dung cơ bản của quy định quốc tế liên quan đến thủy thủ tàu cá

+ Trình bày được những nội dung cơ bản của các quy định trong nước liên quan đến thủy thủ tàu cá

2 Kỹ năng

+ Thao tác được hải đồ

+ Tra cứu được thủy triều

+ Vận dụng được các quy định pháp luật trong thực tế lao động sản xuất

3 Thái độ

Có ý thức bảo quản tốt dụng cụ, trang thiết bị, có ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường

Trang 10

III NỘI DUNG MÔN HỌC:

1 Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số

TT Tên các bài trong môn học Tổng Thời gian

số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1 Bài 1: Những nội dung cơ bản trong hàng hải 10 7 3

2 Bài 2:Kiến thức cơ bản về khai thác thủy sản 12 8 3 1

3 Bài 3: Các quy định quốc tế có liên quan 10 8 2

4 Bài 4: Các quy định trong nước liên

quan đến thủy thủ tàu cá

2 Nội dung chi tiết:

Bài 1: Những nội dung cơ bản trong hàng hải

Thời gian: 10giờ Mục tiêu:

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản trong hàng hải

+ Mô tả và trình bày công dụng đượcmột số máy móc và dụng cụ hàng hải.+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về thủy triều, thời tiết, thông tin thời tiết xấu

+ Thao tác được hải đồ; tra cứu được lịch thủy triều

Trang 11

1.3 Đơn vị tính khoảng cách trên biển và tốc độ chạy tàu

5.2 Dự báo thời tiết bằng kinh nghiệm

5.3 Thông báo tình hình thời tiết

B Câu hỏi và bài tập

1 Câu hỏi

2 Bài tập

C Ghi nhớ

Bài 2: Kiến thức cơ bản về khai thác thủy sản

Thời gian: 12giờ Mục tiêu:

+ Trình bày được một số kiến thức về ngư trường

+ Trình bày được một số kiến thức về ngư loại

+ Trình bày được một số kiến thức về ngư cụ

A Nội dung

1 Ngư trường

1.1 Vùng biển vịnh Bắc bộ

1.2 Vùng biển miền Trung

1.3 Vùng biển Đông Nam bộ và Tây Nam bộ

1.4 Ngư trường của một số nghề khai thác chính

2 Ngư loại

2.1 Một số loài cá nổi có giá trị kinh tế

2.2 Một số loài cá đáy có giá trị kinh tế

2.3 Một số loài thủy đặc sản

Trang 12

Bài 3: Các quy định quốc tế có liên quan

Thời gian: 10giờ Mục tiêu:

+ Trình bày được một số kiến thức về các vùng nước trên biển

+ Trình bày được một số kiến thức về các quy tắc tránh va

+ Trình bày được một số kiến thức về Các quy định về thông tín hiệu.+ Vận dụng được các quy định pháp luật vào thực tế lao động sản xuất

2.2 Nội dung liên quan

3 Luật Thông tín hiệu quốc tế

3.1 Tìm hiểu

3.2 Nội dung liên quan

4 Luật Hàng hải

4.1 Tìm hiểu

4.2 Nội dung liên quan

B Câu hỏi và bài tập

1 Câu hỏi

2 Bài tập

C Ghi nhớ

Bài 4: Các quy định trong nước có liên quan

Thời gian: 10giờ

Trang 13

Mục tiêu:

+ Trình bày được một số kiến thức về Luật Thủy sản và các quy định liên quan

+ Trình bày được các quy định vềchức trách thuyền viên tàu cá

+ Trình bày được các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản

+ Trình bày được các quy định trong việc đảm bảo an toàn cho tàu cá

+ Vận dụng được các quy định pháp luật vào thực tế lao động sản xuất

A Nội dung

1 Tìm hiểu Luật Thủy sản và các quy định liên quan

1.1 Tìm hiểu tổng quát

1.2 Ý nghĩa của Luật Thủy sản và các quy định liên quan

2 Chức trách thuyền viên tàu cá

2.1 Khái niệm về thuyền viên tàu cá

2.2 Trách nhiệm của thuyền viên tàu cá

2.3 Chức trách, nhiệm vụ của thuyền trưởng tàu cá

2.4 Nhiệm vụ cụ thể của các chức danh khác

3 Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

3.1 Khi hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam

3.2 Khi hoạt động khai thác ngoài vùng biển Việt Nam

3.3 Những hành vi bị cấm trong hoạt động khai thác thủy sản

4 Quy định trong việc đảm bảo an toàn cho tàu cá

4.1 Các loại giấy tờ của tàu cá và thuyền viên phải có

4.2 Khi có tin bão, áp thấp nhiệt đới

4.3 Cho tàu cá hoạt động

4.4 Khi tàu gặp nạn

4.5 Trường hợp bất khả kháng

4.6 Quy định về trang thiết bị an toàn tối thiểu trên tàu cá

4.7 Quy chế thông tin đối với tàu cá hoạt động trên biển

B Câu hỏi và bài tập

1 Câu hỏi

2 Bài tập

C Ghi nhớ

IV ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC:

1 Tài liệu giảng dạy:

Giáo trình dạy nghề môn học Kiến thức cơ bản của thủy thủ tàu cá trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Thủy thủ tàu cá

2 Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ:

Trang 14

01 Máy tính, 01 máy chiếu, 01 phim tài liệu, các slide hình ảnh.

3 Điều kiện về cơ sở vật chất:

- 01 Phòng học có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30 người

- Trang thiết bị, dụng cụ

- Vật liệu tiêu hao (cho lớp 30 học viên)

Trang 15

V PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1 Phương pháp đánh giá:

- Đánh giá kiến thức: dùng phương pháp Thi (trắc nghiệm hoặc vấn đáp)

- Đánh giá kỹ năng nghề: đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, có thể sử dụng phương pháp Quan sát kết hợp Kiểm tra chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm học viên thực hiện

- Học viên phải hoàn tất các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc môn học

2 Nội dung đánh giá

- Kiến thức:

+ Trình bày được những nội dung cơ bản trong hàng hải

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về khai thác thủy sản

+ Trình bày được những nội dung cơ bản của quy định quốc tế liên quan đến thủy thủ tàu cá

+ Trình bày được những nội dung cơ bản của các quy định trong nước liên quan đến thủy thủ tàu cá

- Kỹ năng:

+ Thao tác được hải đồ

+ Tra cứu được thủy triều

+ Vận dụng được các quy định pháp luật trong thực tế lao động sản xuất

- Chương trình áp dụng cho các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các vùng duyên hải Bắc bộ, miền Trung, miền Đông nam bộ và miền Tây nam bộ

Trang 16

- Ngoài đối tượng học chính là người lao động nông thôn, chương trình có thể sử dụng để giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, cho các lao động khác có nhu cầu;

- Là môn học giảng dạy lý thuyết đòi hỏi việc bố trí phòng học phù hợp với phương pháp dạy ( có đủ các trang thiết bị phục vụ giảng dạy)

2 Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học đào tạo:

- Giáo viên cần cập nhật các thông tin về nghề Thủy thủ tàu cá trong nước và trên thế giới, tránh tình trạng giới thiệu kiến thức đã lạc hậu, hoặc không phù hợp với thực tế Nên sử dụng câu đơn giản, dễ hiểu khi giảng bài

- Chia nhóm để học viên có thể trao đổi, giúp đở nhau trong học tập

- Kiểm tra từng cá nhân nhưng gắn liền với nhóm để tạo không khí thi đua, sôi nỗi và kích thích tinh thần tương trợ trong học tập

- Giáo viên có thể sử dụng phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) …để phát huy tính tích cực của học viên

- Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa để hỗ trợ trong giảng dạy

3 Những trọng tâm chương trình cần chú ý

+ Trình bày đượcnhững nội dung cơ bản trong hàng hải

+ Trình bày đượcnhững kiến thức cơ bản về khai thác thủy sản

4 Tài liệu cần tham khảo:

(1) Cục Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản, Tài liệu bồi dưỡng Thuyền trưởng – Máy trưởng tàu cá, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1996.

(2) Cục Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản, Tài liệu bồi dưỡng Thuyền trưởng tàu cá ven biển loại nhỏ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1993.

(3) Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Các văn bản pháp quy về quản lý tàu cá, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, 2008.

(4) Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Quy định pháp luật về quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Nxb Lao động, Hà Nội, 2000.

(5) Vụ Pháp chế, Bộ Thủy sản, Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Lao động, Hà Nội, 2006.

(6) Luật Hàng hải và hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2002

Trang 17

(7) Phòng Bảo đảm hàng hải, Công ước 1972 về quy tắc quốc tế tránh va tàu trên biển, Nxb Bộ tư lệnh Hải quân, 1980

(8) Nguy cấp và an toàn, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, 1988

(9) Tiêu Văn Kính, Nghiệp vụ Thuyền trưởng tập 1 và tập 2, Nxb Giao thông

vận tải, Hà Nội, 1989

(10) Hội Nghề cá Việt Nam, Bách khoa thủy sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,

Trang 18

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Bảo quản thân tàu

và sử dụng thiết bị boong.

Mã số mô đun: MĐ01

Nghề: Thủy thủ tàu cá

Trang 19

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN:

BẢO QUẢN THÂN TÀU VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ BOONG

Mã số mô đun: MĐ 01

Thời gian mô đun: 72 giờ (Lý thuyết: 10 giờ, Thực hành 58 giờ;

Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ)

I VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN

1 Vị trí: Mô đun Bảo quản thân tàu và sử dụng thiết bị boong là một mô đun

chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Thủy thủ tàu cá; Được giảng dạy sau môn học MH01, các quy định liên quan đến việc khai thác thủy sản và trước mô đun MĐ02 Sử dụng dây và các dụng cụ liên kết dây Mô đun Bảo quản thân tàu và sử dụng thiết bị boong có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học

2 Tính chất: Mô đun Bảo quản thân tàu và sử dụng thiết bị boong là một

trong những mô đun trọng tâm trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Thủy thủ tàu cá Phần lý thuyết được giảng dạy trên lớp, phần thực hành có thể tổ chức tại cơ sở đào tạo nhưng nếu thực hành ngay trên các tàu khai thác thủy sản thì hiệu quả là cao nhất

II MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

1 Kiến thức

Trình bày được quy trình Làm vệ sinh tàu, Làm sạch bề mặt trước khi sơn, Sơn tàu, Sử dụng tời, Sử dụng cẩu, Sử dụng cẩu và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn

2 Kỹ năng

+ Thực hiện quy trình làm vệ sinh tàu đúng yêu cầu kỹ thuật

+ Thực hiện quy trình làm sạch bề mặt trước khi sơn đúng yêu cầu kỹ thuật.+ Thực hiện quy trình sơn tàu đúng yêu cầu kỹ thuật

+ Thực hiện quy trình sử dụng tời đúng yêu cầu kỹ thuật

+ Thực hiện quy trình sử dụng cẩuđúng yêu cầu kỹ thuật

+ Thực hiện quy trình sử dụng neođúng yêu cầu kỹ thuật

3 Thái độ

Trang 20

Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, các quy định về bảo hộ lao động, an toàn trên biển, có ý thức bảo quản tốt dụng cụ, trang thiết bị, có ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

III NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1 Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số

TT

Tên các bài trong mô đun Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

2 Bài 2: Làm sạch bề mặt trước khi sơn 12 1 11

2 Nội dung chi tiết:

Bài 1: Làm vệ sinh tàu

Thời gian: 8 giờ Mục tiêu:

+ Trình bày được quy trình làm vệ sinh tàu

+ Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn

+ Thực hiện quy trình làm vệ sinh tàuđúng yêu cầu kỹ thuật

A Nội dung

1 Chuẩn bị

1.1 Mục đích, ý nghĩa

Trang 21

1.2 Dụng cụ, thiết bị cần có

1.3 Những yêu cầu khi thực hiện

1.4 Quy trình thực hiện

1.5 Những lưu ý khi thực hiện

2.5 Những lưu ý khi thực hiện

3 Làm vệ sinh thượng tầng kiến trúc

4.5 Những lưu ý khi thực hiện

5 Làm vệ sinh ballest và két nước

5.1 Mục đích, ý nghĩa

5.2 Dụng cụ, thiết bị cần có

5.3 Những yêu cầu khi thực hiện

5.4 Quy trình thực hiện

5.5 Những lưu ý khi thực hiện

B Câu hỏi và bài tập thực hành

1 Câu hỏi

Trang 22

2 Bài tập thực hành.

C Ghi nhớ

Bài 2: Làm sạch bề mặt trước khi sơn

Thời gian: 12 giờ Mục tiêu:

+ Trình bày được quy trình làm sạch bề mặt trước khi sơn

+ Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn

+ Thực hiện quy trình làm sạch bề mặt trước khi sơn đúng yêu cầu kỹ thuật

3.5 Những lưu ý khi thực hiện

4 Làm sạch bề mặt gỗ trước khi sơn

4.1 Mục đích, ý nghĩa

Trang 23

Bài 3: Sơn tàu

Thời gian: 12 giờ Mục tiêu:

+ Trình bày được quy trình sơn tàu

+ Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.+ Thực hiện quy trình sơn tàu đúng yêu cầu kỹ thuật

A Nội dung

1 Tìm hiểu về sơn

1.1 Các loại sơn thường dùng trên tàu biển

1.2 Cấu tạo sơn

1.3 Bảo quản sơn

1.4 An toàn khi sử dụng sơn

Trang 24

5.5 Những lưu ý khi thực hiện

6 Sơn bằng dụng cụ cơ khí

7.5 Những lưu ý khi thực hiện

B Câu hỏi và bài tập thực hành

1 Câu hỏi

2 Bài tập thực hành

C Ghi nhớ

Trang 25

Bài 4: Sử dụng tời

Thời gian: 12 giờ Mục tiêu:

+ Trình bày được quy trình sử dụng tời

+ Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.+ Thực hiện quy trình sử dụng tời đúng yêu cầu kỹ thuật

A Nội dung

1 Tìm hiểu về tời

1.1 Cấu tạo tời

1.2 Hoạt động của máy tời

1.3 An toàn khi sử dụng tời

2 Khởi động, kiểm tra

2.1 Mục đích, ý nghĩa

2.2 Dụng cụ, thiết bị cần có

2.3 Những yêu cầu khi thực hiện

2.4 Quy trình thực hiện

2.5 Những lưu ý khi thực hiện

3 Thu dây bằng tang thành cao

3.1 Mục đích, ý nghĩa

3.2 Dụng cụ, thiết bị cần có

3.3 Những yêu cầu khi thực hiện

3.4 Quy trình thực hiện

3.5 Những lưu ý khi thực hiện

4 Thu dây bằng tang ma sát

Trang 26

5.1 Mục đích, ý nghĩa

5.2 Những yêu cầu khi thực hiện

5.3 Quy trình thực hiện

5.4 Những lưu ý khi thực hiện

6 Kết thúc dùng tời và bảo quản tời

6.1 Mục đích, ý nghĩa

6.2 Dụng cụ, thiết bị cần có

6.3 Những yêu cầu khi thực hiện

6.4 Quy trình thực hiện

6.5 Những lưu ý khi thực hiện

B Câu hỏi và bài tập thực hành

1 Câu hỏi

2 Bài tập thực hành

C Ghi nhớ

Bài 5: Sử dụng cần cẩu

Thời gian: 12 giờ Mục tiêu:

+ Trình bày được quy trình sử dụng cẩu (cần cẩu)

+ Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.+ Thực hiện quy trình sử dụng cẩu đúng yêu cầu kỹ thuật

A Nội dung

1 Tìm hiểu về cần cẩu

2 An toàn khi sử dụng cần cẩu

3 Những hư hỏng của cần cẩu, nguyên nhân và cách khắc phục

4 Khởi động và kiểm tra

4.1 Mục đích, ý nghĩa

4.2 Dụng cụ, thiết bị cần có

4.3 Những yêu cầu khi thực hiện

4.4 Quy trình thực hiện

Trang 27

4.5 Những lưu ý khi thực hiện

5 Liên kết dây cẩu hàng với vật nâng

7.3 Những lưu ý khi thực hiện

8 Bảo dưỡng cẩu

8.1 Mục đích, ý nghĩa

8.2 Quy trình thực hiện

8.3 Những lưu ý khi thực hiện

B Câu hỏi và bài tập thực hành

+ Trình bày được quy trình sử dụng neo

+ Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn

Trang 28

+ Thực hiện quy trình sử dụng neo đúng yêu cầu kỹ thuật.

A Nội dung

1 Tìm hiểu về neo

1.1 Công dụng

1.2 Hệ thống neo

1.3 An toàn khi sử dụng neo

2 Quy trình sử dụng neo

2.1 Chuẩn bị neo

2.2 Thả neo

2.3 Thu neo

2.4 Bảo dưỡng hệ thống neo

B Câu hỏi và bài tập thực hành

1 Câu hỏi

2 Bài tập thực hành

C Ghi nhớ

IV ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:

1 Tài liệu giảng dạy:

Giáo trình dạy nghề mô đun Bảo quản thân tàu và sử dụng thiết bị boong trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Thủy thủ tàu cá

2 Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ:

01 Máy tính, 01 máy chiếu, 01 phim tài liệu, các slide hình ảnh

3 Điều kiện về cơ sở vật chất:

- 01 Phòng học có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30 người

- Phòng thực hành có đủ hệ thống cấp điện, nước

- Trang thiết bị, dụng cụ

Trang thiết bị, dụng cụ Số lượng

Bộ dụng cụ làm sạch bề mặt trước khi sơn (dụng cụ thủ

công và cơ khí)

30

Bộ bảo hộ lao động sơn tàu và làm việc trên cao, ngoài 30

Trang 29

- Vật liệu sử dụng cho lớp 30 học viên

- Cơ sở thực hành, thực tập: Tại phòng thực hành và trên tàu đánh cá của cơ

sở sản xuất, công ty hoặc hộ gia đình

4 Điều kiện khác:

Học viên có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động, 35 áo phao nếu thực hành trên tàu hành trình, chuyên gia hướng dẫn tối thiểu có trình độ trung cấp chuyên ngành khai thác hàng hải, có kinh nghiệm giảng dạy và công tác thực tiễn

V PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1 Phương pháp đánh giá:

- Đánh giá kiến thức: dùng phương pháp Thi (trắc nghiệm hoặc vấn đáp)

- Đánh giá kỹ năng nghề: đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, có thể sử dụng phương pháp Quan sát kết hợp Kiểm tra chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm học viên thực hiện

- Học viên phải hoàn tất các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô đun

2 Nội dung đánh giá

- Kiến thức:

Trình bày được quy trình làm vệ sinh tàu, làm sạch bề mặt trước khi sơn, sơn tàu, sử dụng tời, sử dụng cẩu, sử dụng neovà yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn

- Kỹ năng:

Trang 30

+ Thực hiện quy trình làm vệ sinh tàu đúng yêu cầu kỹ thuật.

+ Thực hiện quy trình làm sạch bề mặt trước khi sơn đúng yêu cầu kỹ thuật.+ Thực hiện quy trình sơn tàu đúng yêu cầu kỹ thuật

+ Thực hiện quy trình sử dụng tời đúng yêu cầu kỹ thuật

+ Thực hiện quy trình sử dụng cẩu đúng yêu cầu kỹ thuật

+ Thực hiện quy trình sử dụng neo đúng yêu cầu kỹ thuật

- Thái độ:

Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, các quy định về bảo hộ lao động, an toàn trên biển, có ý thức bảo quản tốt dụng cụ, trang thiết bị, có ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường

VI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN

1 Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun Bảo quản thân tàu và sử dụng thiết bị boong áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020

- Chương trình mô đun Bảo quản thân tàu và sử dụng thiết bị boong có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác trong Chương trình dạy nghề sơ cấp Thủy thủ tàu cá cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng

- Chương trình áp dụng cho các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các vùng duyên hải Bắc bộ, miền Trung, miền Đông nam bộ và miền Tây nam bộ

- Ngoài đối tượng học chính là người lao động nông thôn, chương trình có thể sử dụng để giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu;

- Là mô đun giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận, tránh các nguy hiểm … và bố trí phòng học phù hợp với phương pháp dạy ( có đủ các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và thực hành)

2 Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:

Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt

- Giáo viên cần cập nhật các thông tin về nghề Thủy thủ tàu cá trong nước và trên thế giới, tránh tình trạng giới thiệu kiến thức đã lạc hậu, hoặc không phù hợp với thực tế Nên sử dụng câu đơn giản, dễ hiểu khi giảng bài

Trang 31

- Dạy lý thuyết phần nào thực hành ngay phần đó.

- Cần cho học viên thực hành nhiều lần để đạt đến kỹ năng thành thạo

- Chia nhóm để học viên có thể trao đổi, giúp đở nhau trong thực hành

- Kiểm tra từng cá nhân nhưng gắn liền với nhóm để tạo không khí thi đua, sôi nỗi và kích thích tinh thần tương trợ trong học tập

a Phần lý thuyết

- Giáo viên có thể sử dụng phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) …để phát huy tính tích cực của học viên

- Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa để hỗ trợ trong giảng dạy

b Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành qua thực hiện các công việc thực tế

- Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện làm mẫu các thao tác trong bài thực hành và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép;

- Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ;

- Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục

3 Những trọng tâm chương trình cần chú ý

- Phần lý thuyết:

+ Quy trình làm sạch bề mặt, sơn tàu và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.+ Quy trình bảo quản và sử dụng tời và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.+ Quy trình bảo quản và sử dụng cẩu và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.+ Quy trình sử dụng neo và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn

- Phần thực hành:

+ Thực hiện quy trình sử dụng tời đúng yêu cầu kỹ thuật

+ Thực hiện quy trình sử dụng cẩu đúng yêu cầu kỹ thuật

+ Thực hiện quy trình sử dụng neo đúng yêu cầu kỹ thuật

+ Thực hiện quy trình Sơn tàu đúng yêu cầu kỹ thuật

Trang 32

4 Tài liệu cần tham khảo:

- Hội nghề cá Việt Nam: Bách khoa thủy sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,

2007

- Nguyễn Hữu Lý, Công tác thủy thủ, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, 1991.

- Trường kỹ thuật đường sông II, Giáo trình thuyền nghệ, Đồng Tháp 1987.

- Trường Công nhân kỹ thuật đường thủy thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình thuyền nghệ, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, 1990.

- Đinh Văn Sơn, Kỹ thuật sơn, Nxb Thanh niên, 1999.

- Các tài liệu, hình ảnh trên internet

Trang 33

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Sử dụng dây và dụng cụ liên kết dây

Mã số mô đun: MĐ02

Nghề: Thủy thủ tàu cá

Trang 34

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN:

SỬ DỤNG DÂY VÀ DỤNG CỤ LIÊN KẾT DÂY

Mã số mô đun: MĐ 02

Thời gian mô đun: 72 giờ (Lý thuyết: 10 giờ, Thực hành 58 giờ;

Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ)

I VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN

1 Vị trí: Mô đun Sử dụng dây và dụng cụ liên kết dây là một mô đun chuyên

môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Thủy thủ tàu cá;được giảng dạy sau mô đun MĐ01 Bảo quản thân tàu và sử dụng thiết bị boong; trước

mô đun MĐ03 Lắp ráp, sửa chữa ngư cụ Mô đun Sử dụng dây và dụng cụ liên kết dây có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học

2.Tính chất: Mô đun Sử dụng dây và dụng cụ liên kết dây là một trong

những mô đun trọng tâm trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Thủy thủ tàu cá Phần lý thuyết được giảng dạy trên lớp, phần thực hành có thể tổ chức tại cơ sở đào tạo nhưng nếu thực hành ngay trên các tàu khai thác thủysản thì hiệu quả là cao nhất

II MỤC TIÊU MÔ ĐUN

1 Kiến thức

+ Trình bày được quy trình chầu dây thừng;

+ Trình bày được quy trình chầu dây cáp;

+ Trình bày được quy trình thắt nút dây;

+ Trình bày được quy trình sử dụng dụng cụ liên kết dây;

+ Trình bày được quy trình buộc và mở dây buộc tàu;

+ Trình bày được quy trình bảo quản dây và dụng cụ liên kết dây;

+ Trình bày được yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn

2 Kỹ năng

+ Thực hiện quy trình Chầu dây thừng đúng yêu cầu kỹ thuật

+ Thực hiện quy trình Chầu dây cáp đúng yêu cầu kỹ thuật

+ Thực hiện quy trình Thắt nút dâyđúng yêu cầu kỹ thuật

+ Thực hiện quy trình Sử dụng dụng cụ liên kết dâyđúng yêu cầu kỹ thuật

Trang 35

+ Thực hiện quy trình Buộc và mở dây buộc tàuđúng yêu cầu kỹ thuật.

+ Thực hiện quy trình Bảo quản dây và dụng cụ liên kết dây đúng yêu cầu kỹ thuật

3 Thái độ

Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, các quy định về bảo hộ lao động, an toàn trên biển, có ý thức bảo quản tốt dụng cụ, trang thiết bị, có ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường

III NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1 Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số

TT

Tên các bài trong mô đun Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

4 Bài 4: Sử dụng dụng cụ liên kết dây 12 2 10

6 Bài 6: Bảo quản dây và dụng cụ liên

2 Nội dung chi tiết:

Bài 1: Chầu dây thừng

Thời gian: 12giờ Mục tiêu:

+Trình bày được quy trình chầu dây thừng

+ Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn

Trang 36

+ Thực hiện quy trình chầu dây thừng đúng yêu cầu kỹ thuật.

A Nội dung

1 Tìm hiểu về dây thừng tổng hợp

1.1 Nguyên liệu làm dây thừng tổng hợp

1.2 Cấu tạo thừng tổng hợp

2 Chuẩn bị chầu dây thừng (đấu dây thừng)

2.1 Tìm hiểu việc chuẩn bị chầu dây thừng

2.2 Cách chuẩn bị chầu dây thừng

3 Chầu dây thừng mối ngắn

3.1 Tìm hiểu về chầu dây thừng mối ngắn

3.2 Quy trình chầu dây thừng mối ngắn

4 Chầu dây thừng mối dài

4.1 Tìm hiểu chầu dây thừng mối dài

4.2 Quy trình chầu dây thừng mối dài

5 Chầu khuyết đầu dây thừng

5.1 Tìm hiểu chầu khuyết đầu dây thừng

5.2 Quy trình chầu khuyết đầu dây thừng

6 Chầu đầu dây thừng

6.1 Tìm hiểu về chầu đầu dây thừng

6.2 Quy trình chầu đầu dây thừng

7 Kiểm tra sau khi chầu dây

7.1 Tìm hiểu việc kiểm tra sau khi chầu dây

7.2 Quy trình kiểm tra

B Câu hỏi và bài tập thực hành

1 Câu hỏi

2 Bài tập thực hành

C Ghi nhớ

Bài 2: Chầu dây cáp

Thời gian: 12 giờ Mục tiêu:

+ Trình bày được quy trình chầu dây cáp

+ Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.+ Thực hiện quy trình chầu dây cáp đúng yêu cầu kỹ thuật

A Nội dung

1 Tìm hiểu về dây cáp

Trang 37

1.1 Tìm hiểu chung

1.2 Quy cách dây cáp

2 Chuẩn bị chầu dây cáp

2.1 Lấy cáp ra khỏi cuộn

2.2 Chuẩn bị dụng cụ chầu cáp

3 Chầu nối dây cáp mối ngắn

3.1 Tìm hiểu chầu cáp mối ngắn

3.2 Quy trình chầu mối ngắn

4 Chầu nối dây cáp mối dài

4.1 Tìm hiểu chầu cáp mối dài

4.2 Quy trình chầu cáp mối dài

5 Chầu khuyết đầu dây cáp

5.1 Tìm hiểu chầu khuyết đầu dây cáp

5.2 Cách chầu khuyết đầu dây cáp thứ nhất

5.3 Cách chầu khuyết đầu dây cáp thứ hai

6 Kiểm tra sau khi chầu dây cáp

B Câu hỏi và bài tập thực hành

+ Trình bày được quy trình thắt nút dây

+ Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.+ Thực hiện quy trình thắt nút dây đúng yêu cầu kỹ thuật

A Nội dung

1 Tìm hiểu việc thắt nút dây

1.1 Tìm hiểu tổng quát

1.2 Những yếu tố để tạo thành một nút dây hoàn hảo

1.3 Một số khái niệm cần biết khi sử dụng dây - nút

1.4 Phân loại nút dây

Trang 38

8.2 Nút khóa chụp đầu đơn

8.3 Nút cô dây buộc tàu

8.4 Nút buộc lưỡi câu

B Câu hỏi và bài tập thực hành

Trang 39

1 Câu hỏi

2 Bài tập thực hành

C Ghi nhớ

Bài 4: Sử dụng dụng cụ liên kết dây

Thời gian: 12 giờ Mục tiêu:

+ Trình bày được quy trình sử dụng dụng cụ liên kết dây

+ Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn

+ Thực hiện quy trình sử dụng dụng cụ liên kết dây đúng yêu cầu kỹ thuật

3.1 Tìm hiểu ma-ní xoay

3.2 Tìm hiểu về tải trọng ma-ní xoay

3.3 Quy trình sử dụng ma-ní xoay

3.4 Những lưu ý khi sử dụng ma-ní xoay

4 Sử dụng vít chai (tăng đơ)

4.1 Tìm hiểu về vít chai

4.2 Tìm hiểu về lực kéo căng của vít chai

4.3 Quy trình sử dụng vít chai

4.4 Những lưu ý khi sử dụng vít chai

5 Sử dụng khuyên lót khuyết đầu dây

5.1 Tìm hiểu về khuyên lót khuyết đầu dây

5.2 Tìm hiểu về các loại khuyên lót

5.3 Quy trình sử dụng khuyên lót

6 Sử dụng ma-ní xiết cáp

6.1 Tìm hiểu về ma-ní xiết cáp

6.2 Quy trình sử dụng ma-ní xiết cáp

6.3 Những lưu ý khi sử dụng ma-ní xiết cáp

Trang 40

Bài 5: Buộc và mở dây buộc tàu

Thời gian: 12 giờ Mục tiêu:

+ Trình bày được quy trình buộc và mở dây buộc tàu

+ Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.+ Thực hiện quy trình buộc và mở dây buộc tàu đúng yêu cầu kỹ thuật

A Nội dung

1 Tìm hiểu về công tác buộc tàu

1.1 Tìm hiểu tổng quát

1.2 Tìm hiểu thiết bị buộc tàu

2 Chuẩn bị buộc tàu

2.1 Tìm hiểu về công việc chuẩn bị buộc tàu

2.2 Tiến hành chuẩn bị buộc tàu

2.3 Những lưu ý khi chuẩn bị buộc tàu

3 Quăng dây buộc tàu

3.1 Tìm hiểu về quăng dây buộc tàu

3.2 Quy trình quăng dây buộc tàu

4 Buộc dây

4.1 Tìm hiểu về công tác buộc dây

4.2 Quy trình buộc tàu

5 Tháo dây buộc tàu

5.1 Tìm hiểu về tháo dây buộc tàu

5.2 Quy trình tháo dây buộc tàu

Ngày đăng: 03/12/2016, 10:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w