1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối liên hệ giữa đảng viên đương chức với cấp ủy (và cộng đồng dân cư) nơi cư trú thực trạng và giải pháp

64 300 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 2,78 MB

Nội dung

Trang 1

THÀNH UỶ ĐÀ NẴNG BAN TỔ CHỨC

BẢO CÁO TỔNG HỢP

KẾT QUẢ NGHIÊN CỬU ĐỀ TÀI KHOA HOC CAP THANH PHO

Trang 2

- Cơ quan quấn lý: Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường thành phố Đà Nẵng

- Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân đân thành phố Đà Nẵng

- Cơ quan chủ trà Ban Tổ chức Thành uỷ Đà Nẵng

- Ban Chủ nhiệm đề tài: Thạc sĩ Bùi Văn Tiếng (Chủ nhiệm), Cử nhân Nguyễn Lãng, Cử nhân Ngô Quang Phúc

- Cơ quan phối hợp chính: Các đảng uỷ phường, xã; Ban Tổ chức các quận, huyện uỷ; Ban Tuyên giáo Thành uỷ; Ban Tổ chức Trung ương Đảng; Phân viện Đà Nẵng thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trang 3

MO DAU

I- TINH CAP THIET CUA ĐỀ TÀI:

Thực hiện yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng nêu trong Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay: "Đảng viên đang 'ông tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chỉ uy, đẳng uỷ cơ sở nơi cư trú theo quy định cụ thể của Bộ Chính trị và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú", từ quý II năm 1999, Đà Nang đã triển khai chủ trương đưa đẳng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp (gọi tắt là đểng viên đương chức) về giữ mối liên hệ thường xuyên (về mặt thuật ngữ, xin thống nhất dùng cụm từ "giữ mối liên hệ” thay cho cụm từ "sinh hoạt” vẫn quen dùng lâu nay) với cấp uy (và cộng đồng dân cư) nơi cư trú

Nhìn chung việc quán triệt nhận thức tư tưởng và triển khai tổ chức thực hiện là tốt, được Trun g ương đánh giá cao, được đảng viên đương chức và cấp uỷ các cấp đồng tình ủng hộ Tính đến cuối năm 1999, toàn thành phố Đà Nẵng có 100% số đẳng viên đương chức được giới thiệu về giữ mối liên hệ với cấp uỷ nơi cư trú của mình (trừ những đảng viên công tác lưu động, thường xuyên làm việc xa nơi cư trú, liên tục trực chiến hoặc làm nhiệm vụ đặc biệt được miễn) Duong nhiên so với các tĩnh thành có số lượng dang viên đương, chức đông thì số lượng chỉ hơn một vạn đẳng viên đương chức của Đà Nẵng là một thuận lợi lớn, song tỷ lệ 100% vừa nêu cũng /Ùể hiện được quyết tâm của Thành uỷ Đà Nẵng muốn tr tển khai đồng bộ, đồng loạt ngay từ đầu, trên cơ xở chuẩn bi chu đáo để có thể bỏ qua giai đoạn thí điểm rút kinh nghiệm Lần sinh hoạt đầu tiên được nhiều cấp uỷ nơi cư trú tổ chức tốt, chuẩn bị chu đáo; được đảng viên đương chức chấp hành nghiêm chính, dự họp đông đủ, thái độ nghiêm túc

Tuy nhiên, giống như mọi chủ trương của Đảng trong quá trình thâm nhập vào cuộc sống, bản thân chủ trương và việc tổ chức thực hiện chủ trương đưa đẳng viên đương chức về giữ mối liên hệ thường xuyên với cấp uỷ (và cộng đồng dân cư) nơi cư trú - một chủ trương vừa mang tính cấp bách trước mắt vừa mang tính cơ bản lâu dài - khó có thể hoàn thiện ngay từ đầu, đặc biệt là đối với các quy định của Thành uỷ cùng với quá trình triển khai các quy định này ở cơ sở, đồi hỏi phải không ngừng được bổ sung, cập nhật hố cho hồn chỉnh Mặt khác, tuy thời gian hãy cồn quá ngắn để những hạn chế thiếu sót, những chỗ bất hợp lý có điều kiện bộc lộ hết, đồng thời để có độ lùi cần thiết cho việc nhận chân đầy đủ những thiếu sót hạn chế bất hợp lý ấy

Trang 4

(đây cũng chính là khó khăn không nhỏ của các tấc giả để tài), song qua theo

đõi thực tế tình hình ở một số tổ chức đảng và đảng viên có liên quan, có thể

thấy xuất hiện khá nhiều vấn đề cẩn sớm được đánh giá đúng mức, lý giải thấu đáo, nhanh chóng từn ra cách khắc phục có hiệu quả Chẳng hạn, các

buổi sinh hoạt định kỳ của đẳng viên đương chức do chị uÿ nơi cư trú tổ chức

vốn chỉ là phương tiện để đạt mục đích tăng cường mối liên hệ thường xuyên giữa đảng viên đương chức với cấp uÿ (và cộng đồng dân cư) nơi cư trú, nâng cao chất lượng quản lý đẳng viên nhưng dường như đang được nhận thức như là cứu cánh; hoặc chất lượng các buổi sinh hoạt định kỳ của đẳng viên đương chức đo chi uỷ nơi cư trú tổ chức ở các lần sau có phần hạn chế hơn lần đầu tiên cả về nội dung lẫn hình thức Trong lúc đó, ngoài hai bài viết (một trên báo Đà Nẵng của tác giả Bùi Văn Tiếng, một trên báo Nhân Dân của các tác giả Đức Lượng, Thuận Hữu) và hai phóng sự truyền hình, đến nay vẫn chưa có một sự khảo sát mang tính khoa học trên địa bàn thành phố về vấn dé nay,

do vậy chưa đủ cơ sở để thẩm định bản thân chủ trương và việc tổ chức thực hiện chủ trương, nhất là thẩm định các quy định cũng như thực tế triển khai

các quy định hiện hành của Thành uy Đà Nẵng về việc đưa dang viên đương

chức về giữ mối liên hệ với cấp uỷ (và cộng đồng dân cư) nơi cư trú Vì thế

việc nghiên cứu đề tài "Mối liên hệ giữa đẳng viên đương chức với cấp nở (và cộng đồng dân cư nơi cư trú) - thực trạng và giải pháp" là hết sức cần thiết và cấp bách

II- MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHAM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1- Mục tiêu:

Trên cơ sở khảo sát thực tế tình hình giới thiệu đẳng viên đương chức giữ mối liên hệ thường xuyên với cấp uỷ (và cộng đồng dân cư) nơi cư trú ở Đà Nẵng từ sau Chỉ thị số 18-CT/TU của Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nắng về việc giới thiệu đẳng viên đang công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp về tham gia sinh hoạt với cấp uỷ nơi cư trá và Quy định số 76-QĐÐ/TW của Bộ Chính trị về việc các đẳng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiép, đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chỉ uỷ, đẳng Hỷ cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú đến nay, đề xuất giải pháp để Thành uỷ Đà Nẵng điều chỉnh, bổ sung các quy định hiện hành về việc giới thiệu đẳng viên đương chức thuộc Đảng bộ thành phố giữ mối liên hệ thường xuyên với cấp uỷ (và cộng đồng dân cư) nơi cư trú, góp phần tang cường mối liên hệ thường xuyên giữa dang viên đương chức với cấp uỷ (và cộng, đồng dân cư) nơi cư trú, nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt định kỳ của dang viên đương chức do cấp uỷ nơi cư trú tổ chức (cũng như chất lượng các buổi họp 16 dan phố, tổ nhân dân mà dang viên đương chức là nòng cốt), nâng cao chất lượng phối

Trang 5

hợp quản lý đảng viên giữa cấp uỷ nơi đẳng viên đương chức công tác với cấp uỷ nơi đảng viên đương chức cư trú, cũng như nâng cao chất lượng kiểm tra giám sát của các cấp uỷ trên cơ sở có liên quan (trong đó phần

khảo sát tình hình là cơ sở, phần đề xuất giải pháp là trọng tâm)

2- Đối tượng và phạm vi:

Đối tượng và phạm ví nghiên cứu của để tài này là đẳng viên đang công tác tại các cơ quan (Quy định 7ó-QĐI/TW của Bộ Chính trị nêu rõ cơ quan Ở đây bao gồm các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể; các cơ quan trong quân đội, công an ở các cấp), các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, sinh hoạt đẳng tại các tổ chức cơ sở đẳng thuộc Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng - tức đẳng viên đương chức thuộc diện phải thực hiện các quy định của Thành uỷ Đà Nắng về giữ mối liên hệ thường xuyên với cấp uy (va cộng đồng dân cư) nơi cư trú (là đối tượng nghiên cứu chủ yếu), cũng như các cấp nỷ nơi đẳng viên đương chức sinh hoạt và cấp Hỷ nơi đảng viên đương chức cư rủ, kể cả 47 bí thư đẳng ủy cơ sở phường xã trong toàn thành phố - tức đối tượng thực hiện các quy định của Thanh uy Da Nang về tổ chức cho đảng viên đương chức giữ mối liên hệ thường xuyên với cấp uỷ (và cộng đồng dân cư) nơi cư trú (cũng là những đối tượng nghiên cứu chính)

Theo quy định hiện hành, đảng viên đương chức thuộc Đảng bộ Thành phố Đà Nắng nhưng công tác lưu động, thường xuyên làm việc xa nơi cư trú, liên tục trực chiến hoặc làm nhiệm vụ đặc biệt thì được phép miễn thực hiện chủ trương giới thiệu về giữ mối liên hệ thường xuyên với cấp uỷ nơi cư trú Tuy có đặt vấn đề tiếp cận đối tượng này và có tính đến như một yếu tố đáng kể khi đề xuất các giải pháp sắp tới, song các tác giả đề tài không xem đây là đối tượng nghiên cứu chính

Từ quý I năm 2001, một số tổ chức cơ sở đẳng ở các tỉnh bạn, chủ yếu là Quảng Nam, hoặc ở ngay trên địa bàn Đà Nắng mà không ihuộc Đảng bộ thành phố, cũng bắt đầu giới thiệu đẳng viên đương chức của cơ quan, đơn vị mình về giữ mối liên hệ với cấp uỷ nơi cư trú, song do điều kiện chưa cho phép, các tác giả đề tài không đưa đối tượng này vào phạm vi nghiên cứu (đương nhiên vẫn tính đến như một yếu tố đáng kể khi đề xuất

các giải phấp sắp tới)

Về phương diện đối tượng và phạm vi, các tác giả đề tài cũng chỉ có điều kiện tdp ung nghiên cứu mối liên hệ giữa đẳng viên đương chức với cấp „ở nơi cư trá, do vậy mà cụm từ "và cộng đồng dân cứ" được đặt

Trang 6

trong dấu ngoặc đơn ;iẩm thể hiện tính chất gián tiếp khi tiếp cận mối liên hệ giữa đảng viên đương chức với cộng đồng dân cư nơi cư trú

3- Phương pháp:

3.1- Điều tra xã hội học, khảo sát thực tế, tổng quan tài liệu và

các thông tin hữu quan:

Ban chủ nhiệm để tài đã xây dựng 4 mẫu phiếu thăm dò ý kiến dành cho các đối tượng: đảng viên đương chức; bí thư tổ chức đảng nơi cư trú (chi uy chỉ bộ trực thuộc dang uỷ xã ¡ phường); bí thư đẳng uy xã phường; bí thư tổ chức đảng cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp (đính kèm); sau đó tổ chức tập huấn cộng tác viên và thông qua đội ngũ này để phát hành cả thây 750 phiếu (với 4 đối tượng vừa nêu, cụ thể là 250 phiếu đành cho đảng viên đương chức, 300 phiếu dành cho bí thư chi bộ trực thuộc dang uy xã phường nơi cư trú, 47 phiếu dành cho bí thư đảng uỷ xã phường và 153 phiếu dành cho bí thư cấp uỷ cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp) Chủ nhiệm đề tài còn trực tiếp đi nghiên cứu thực tế ở hai thành phố lớn là Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh

3.2- Thống kê để tổng hợp và phân tích số liệu:

Trên cơ sở thu hồi đủ 750 phiếu thăm dò ý kiến đã phát hành, Ban chủ nhiệm để tài tiến hành xử lý thông tim trên may vi tinh, théng ké theo từng mẫu phiếu nhằm phục vụ cho việc tổng hợp và phân tích số liệu

3.3- Tham vấn chuyên gia:

Phương pháp này được sử dụng nhằm tranh thủ ý kiến của một số chuyên gia trong công tác xây dựng đảng, cụ thể là để thu thập những đánh giá, nhận xét sâu về các nội dung liên quan tới đề tài Quá trình tham vấn chuyên gia được tập trung vào hai hoạt động chính: tổ chức hội thảo khoa học và tổ chức thẩm định bản thảo báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài

Hội thảo khoa học được tổ chức vào ngày 5-4-2001 với mục đích tìm lời đáp từ các chuyên gia về câu hỏi chủ yếu: Làm thế nào để chủ trương đưa đẳng viên đương chức về giữ mối liên hệ thường xuyên với cấp uỷ (và cộng đồng dân cư) nơi cư trú đang được triển khai ở thành phố Đà Nắng với những kết quả nhất định không bị rơi vào tình trạng "đầu voi đuôi chuột", "giữa đường đứt gánh", hoặc hình thức chủ nghĩa? Nói cách khác, hệ thống giải pháp được vận dụng trong suốt thời gian qua cần được bổ

Trang 7

sung điều chỉnh như thế nào để nâng cao hơn nữa hiệu quả tổ chức đưa đảng viên đương chức về giữ mối liên hệ thường xuyên với cấp uỷ (và cộng đồng dân cư nơi cư trú)? Ban chủ nhiệm đề tài đã thu thập được nhiều thông tin bổ ích, nhất là những thông tin chung quanh các vấn để nổi cộm về phương diện giải pháp sau đây:

- Trước hết là quy trình giới thiệu - tiếp nhận như hiện nay đã thật hợp lý chưa? Lộ trình £ổ chức cơ sở đẳng cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp - đẳng viên đương chức - đẳng nỷ xã phường - đảng viên đương chức - chỉ uỷ chỉ bộ trực thuộc đẳng uỷ xã phường - đẳng viên đương chức - tổ chức cơ sở đẳng co quan, doanh n ghiệp, đơn vị sự nghiệp đã ổn chưa? Vai trò quản lý của tổ chức đảng trên cơ sở nằm ở đâu trong lộ trình này?

- Những địa bàn quá ít đẳng viên đương chức cư trú thì xác định vai trò trung tâm tiếp nhận - quản lý đảng viên đương chức là cñi Hỷ chỉ bộ trực thuộc đẳng „ỷ xã phường có hợp lý không?

- Chức năng của tổ đảng viên (đương chức) nên như thế nào? Chỉ giúp cấp uỷ nơi cư tú trong việc triệu tập đảng viên của tổ dự sinh hoạt như quy định hiện nay đã đủ chưa?

- Thời gian tổ chức sinh hoạt định kỳ như thế nào là phù hợp? Bao nhiêu lần sinh hoạt định kỳ trong năm là vừa (biện nay 2 lần/năm)? Có cần thống nhất trong toàn xã phường, hoặc toàn quận huyện, hoặc toàn thành phố một khoảng thời gian nhất định cho mỗi lần tổ chức sinh hoạt (hiện nay chỉ thống nhất là tháng đầu tiên của mỗi sáu tháng)? Mỗi lần sinh hoạt nên kéo đài bao lâu?

- Mối liên hệ giữa vấn đề địa điểm tổ chức sinh hoạt định kỳ với việc thành lập tổ dang viên đương chức (đúng hơn là với số lượng đẳng viên đương chức trong mỗi tổ) và với thời gian tổ chức sinh hoạt định kỳ (một lần/ cùng một lúc/ tất cả các tổ đẳng viên đương chức; hoặc một lần/ một số buổi khác nhau/ một số tổ đẳng viên đương chức) nên như thế nào?

- Nội dung sinh hoạt định kỳ của lần sinh hoạt đầu tiên ở nhiều nơi trong thành phố được đánh giá là đạt yêu cầu, được chuẩn bị chu đáo, thông tin cho đẳng viên đương chức nắm được những tình hình cơ bản ở địa phương, song nội dung những lần sinh hoạt tiếp theo nên như thế nào (vì những lần sinh hoạt tiếp theo sẽ không có phần giới thiệu kỹ về tình hình địa phương - tức là không có một nội dung rất quan trọng của lần sinh hoạt đầu tiên)? Hiện nay nhiều chỉ Hỷ nơi cư trú cũng đã tổ chức xong lần sinh

Trang 8

hoạt thứ tư, nội dung sinh hoạt cần thêm bớt những gì để không trở nên đơn điệu, nhàm chán?

- Việc nhận xét định kỳ hằng năm của chỉ uỷ nơi cư trú đối với đẳng viên được giới thiệu về giữ mối liên hệ nên như thế nào?

- Tuy nhiên, điều căn cốt nhất của chủ trương đưa đảng viên đương chức về giữ mối liên hệ thường xuyên với cấp uỷ (và cộng đồng dân cư) nơi cư trú là làm sao tạo được fính chất thường xuyên (chứ không chỉ và chủ yếu cũng không phải là qua các lần sinh hoạt định kỳ) Muốn vậy, người đảng viên đương chức phải tham gia sinh hoạt tổ dân phố như thế nào?

- Về việc tăng cường hiệu lực quản lý của cấp uỷ nơi Cư trú, các cấp uy noi cu trú tuy có thuận lợi hơn cấp uy nơi công tác trong việc giám sát đẳng viên tại gia đình, song nếu đơn độc mấy đồng chí trong chi uỷ, thậm chí cả chỉ bộ đi nữa, thì chắc chắn không thể làm tốt được chức năng này Vì thế cần có cơ chế như thế nào để cấp uỷ nơi cư trú có thể phát huy được

tai mắt của quần chúng và các đoàn thể ở địa phương, có thể tập hợp đầy đủ và tiếp thu có chọn lọc ý kiến của đông đảo nhân dân về mọi đẳng viên

đương chức trên địa bàn?

- Có nên tận dụng khai thác tiềm năng của đẳng viên đương chức về

giữ mối liên hệ với cấp uỷ (và cộng đồng dân cư) nơi cư trú đồng góp cho sự phát triển trên các lĩnh vực của địa phương ở quy mô toàn phường (toàn xã)? Nếu nên thì dùng giải pháp nào?

Ngoài ra tại Hội thảo khoa học này, các chuyên gia cũng đóng góp ý

kiến về một số vấn đề mang tính bản chất của chủ trương giới thiệu đảng

viên đương chức về giữ mối liên hệ thường xuyên với cấp uỷ nơi cư trú, chẳng hạn như thế nào là mối liên hệ? mối liên hệ bao hàm những nội dung gì thể hiện ở những hình thức nào?

Về việc tổ chức thẩm định dự thảo báo cáo tổng hợp kết quả nghiên

cứu đề tài, Ban chủ nhiệm để tài đã mời đồng chí Phí Văn Chỉ, Vụ trưởng Vụ Cơ sở đảng và đẳng viên - Ban Tổ chức Trung ương cùng PGS.TS

Nguyễn Văn Chỉnh, Phó giám đốc Phân viện Đà Nẵng - Học viện Chính

trị quốc gia Hồ Chí Minh đọc dự thảo lần thứ nhất và đóng góp nhiều ý kiến rất xác đáng để Ban chủ nhiệm đề tài kịp thời bổ sung, hoàn chỉnh dự thảo lần cuối cùng

Trang 9

CHUONG THU NHAT

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA CHỦ TRƯƠNG

GIỚI THIỆU ĐÁNG VIÊN ĐƯƠNG CHỨC GIỮ MỐI LIÊN HỆ VỚI CẤP UỶ (VA CONG DONG DAN CU) NOI CU TRU

1- TONG QUAN CO SO LY LUAN VA THUC TIEN:

Có thể tiếp cận vấn dé quan điểm của Trung ương Đảng và của Thành

uy Da Nẵng về mối liên hệ giữa đảng viên đương chức với cấp uy (và cộng đồng dân cư) nơi cư trú trên hai góc độ: mối liên hệ giữa đảng viên đương chức với cấp uỷ nơi cư trú và mối liên hệ giữa đảng viên đương chức với cộng đồng dân cư nơi cư trú

1- Về mối liên hệ giữa đảng viên đương chức với cấp uỷ nơi cư

trú:

Đảng ta xây dựng hệ thống tổ chức cơ sở đảng theo đơn vị lãnh thổ

cơ sở (vđ, phường) và theo đơn vị sản xuất hoặc nơi làm việc Chi bộ trực thuộc đẳng uỷ cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc theo nơi ở của đẳng viên, có trách nhiệm giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đẳng viên Như vậy, mỗi đảng viên chỉ sinh hoạt đẳng tại một tổ chức cơ sở

đẳng nói chung và tại một chỉ bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở nói riêng Điều

đó cũng có nghĩa là đảng viên đương chức chỉ sinh hoạt đẳng, chỉ chịu sự giáo dục, quản lý và phân công công tác của chi bộ trực thuộc dang uy co sở và của đảng uỷ cơ sở ở cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp mà mình công tác (kể cả đối với đẳng viên sinh hoạt đẳng tại các chỉ bộ cơ quan, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đảng uỷ cơ sở xã, phường) Trong hoàn cảnh kháng chiến, chỉ bộ trực thuộc đẳng uỷ cơ sở và đẳng uỷ cơ SỞ CƠ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có điều kiện để quản lý gần như toàn

bộ thời gian hoạt động thường nhật của đảng viên đương chức thuộc cơ

quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, bởi số đông đẳng viên đương chức lic bay gid sng “tdp thé", ăn - ở - làm việc ngay tại cơ quan, đơn vị

Giờ đây tình hình đã khác Ngoài giờ hành chính, hầu hết đẳng viên đương chức (không loại trừ đẳng viên đương chức thuộc lực lượng vũ trang)

đều trở về sống với gia đình riêng và trong khoảng thời gian này, dẫu sâu

sát đến đâu, chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở và đẳng uỷ cơ sở cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp cũng khó lòng chu toàn trách nhiệm quản lý đảng viên của mình Đặc điểm này dẫn đến tình trạng nêu trong Chỉ thị số 18-CT/TU của Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nắng: "Thời gian qua, trong đảng bộ thành phố, số đông đẳng viên công tác và sinh hoạt đẳng ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có ý thức giữ mối liên hệ

Trang 10

thường xuyên với địa phương nơi cư trú, nghiêm túc chấp hành và giáo dục gia đình chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, nội quy, quy định của địa bàn dân cú, tích cực tham gia sinh hoạt tổ dân phố, không ít đồng chí còn trực tiếp đảm nhận một số công việc của địa phương Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phan đẳng viên thiếu gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, thờ ở với công tác quần chúng, công tác xã hội ở nơi cư trú" Chính vì bộ phận thiếu gương mẫu này mà Trung ương Đẳng

và Thành uỷ Đà Nẵng buộc phải nghĩ đến một giải pháp bổ cứu vào "chỗ

trống" vừa nêu "trong việc quản lý, kiểm tra đẳng viên thực hiện nhiệm vụ đẳng viên và nghĩa vụ công dân ở nơi cư trú” (Quy định 76-QĐÐ/TW của Bộ Chính trị): giới thiệu đảng viên đương chức về giữ mối liên hệ với cấp uý nơi cư trú nhằm tạo thêm một kênh quản lý mới tại nơi mà đảng viên đương chức cùng gia đình sinh sống

Để thiết lập mối liên hệ giữa đảng viên đương chức và cấp uỷ nơi cư trú, Quy định 76-QĐ/TW của Bộ Chính trị một mặt yêu cầu đảng viên đương chức "ích cực tham gia các cuộc họp (nếu có) do đại điện cấp uỷ phường, xã hoặc chỉ uỷ nơi cư trú triệu tập, góp ý kiến với chỉ uy, dang uy 0 nơi cư trú về các công việc chủng của địa phương", mặt khác giao nhiệm vụ cho cấp uỷ nơi đảng viên cư trú "định kỳ và khi cần thông báo cho đẳng viên biết tình hình, nhiệm vụ của địa phương có liên quan để đẳng viên nắm được thông tin, gương mẫu thực hiện, vận động gia đình và nhân dân thực hiện" Chỉ thị 18-CT/TU của Ban Thường vụ Thành uy Đà Nẵng còn nêu cụ thể hơn: "Chỉ uỷ nơi cư trú có trách nhiệm thông báo với các đẳng viên được giới thiệu dự sinh hoạt hai nội dung chủ vế: tình hình thực hiện công tác xã hội, an ninh trật tự, vận động quân chúng trong 6 tháng trên địa bàn dân cư đo chỉ bộ quản lý; tình hình thực hiện các mặt CÔNG tác trên đối với từng đẳng viên được sinh hoạt và gia đình họ, nhấn mạnh những trường hợp thiếu gương mẫu Mỗi đảng viên được giới thiệu sinh hoạt ( ) tuỳ theo hiểu biết của mình mà tham gia ý kiến với chi uy noi cut tr về việc lãnh đạo đảng viên và nhân dân trên địa bàn làm tốt các mặt công tác xã hội, an nình trật tự và vận động quân chúng hoặc có thể trực tiế? tham gia

một số việc cụ thể thuộc Các lĩnh vực HêH trên"

2- Về mối liên hệ giữa đảng viên đương chức với cộng đồng dân

cư nơi cư trú:

Mối liên hệ giữa đảng viên đương chức với cộng đồng dân cư nơi cư trú không tách rời mối quan hệ máu thịt giữa đảng viên với nhân dân Lê- nin timg quan niệm người cộng sản chỉ là một giọt nước trong biển cả nhân dân Trong một nước có mấy trăm triệu người dân, chỉ có mấy chục vạn

Trang 11

đẳng viên thôi Sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ chỗ Đảng liên hệ chặt chế với nhân dân Lê-nin khẳng định: "Chúng ta cần có những đẳng viên có liên hệ thực tế, thường xuyên với quân chúng và biết lãnh đạo quần chúng" Một trong những nguy cơ lớn nhất và đáng sợ nhất đối với Đảng - như Lê-

nin vẫn thường xuyên nhắc nhở - là sự cắt đứt mối liên hệ với quần chúng

Nhận thức rõ vấn đề cốt tử này, ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã hết

sức để cao mối quan hệ dân - đảng: Diéu lệ vốn rắt của Đẳng (ngày 3-2-

1930) quy định 5 trách nhiệm của đẳng viên, trong đó hai điểm đầu tiên thuộc công tắc tuyên truyền, vận động quần chúng và tham gia phong trào quần chúng (xem Lê Huy Bảo-Điểu lệ Đảng từ đại hội đến đại hội (lý luận va thuc tién)-NXB Chinh tri quốc gia-Hà Nội-2000-trang 93) Điều lệ

Đảng Cộng sản Việt Nam (bổ sung, sửa đổi) do Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX của Đảng vừa thông qua ngày 22-4-2001 cũng nêu rõ một trong những nhiệm vụ của đảng viên là phải: "liên hệ chặt chế với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tỉnh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tính cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi Ở; tHyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước " (điều 2, chương I) Trong điều kiện Đẳng cầm

quyền, mỗi đảng viên - nhất là đẳng viên đương chức suốt ngày công tác ở

cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp dễ có nguy cơ xa dân, tách rời với cộng đồng dân cư nơi cư trú - càng phải ý thức sâu sắc, quan tâm suy nghĩ để có hành động nhằm phát huy được truyền thống gắn bó giữa Đảng với quần chúng

Quy định 76-QĐ/TW của Bộ Chính trị cho rằng mục đích của việc giới thiệu đảng viên đương chức thường xuyên giữ mối liên hệ với cấp uỷ nơi cư trú không chỉ nhằm tạo thêm một kênh quản lý mới tại nơi mà đẳng viên đương chức cùng gia đình sinh sống như đã phân tích trên, mà cồn nhằm làm cho mỗi đảng viên đương chức "gẩn gỗi nhân đân, góp phần củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân; khắc phục những biển hiện sống va dân, thiếu trách nhiệm với các công việc của đân nơi cư #rú" Muốn thế, từng đảng viên đương chức phải "gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân; tuyên truyền, vận động gia đình và nhân đân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các công tác xã hội ở nơi cư trú, các quy định của xóm, tổ dân cứ" Chỉ thị 18-CT/TU của Ban Thường vụ Thành tỷ Đà Nắng cũng yêu cầu các đẳng viên đương chức được giới thiệu giữ mối liên hệ thường xuyên với cấp uý nơi cư trú phải ” liên hệ trách nhiệm của mình về chấp hành và vận động gia đình chấp hành chính sách của Dang, pháp luật Nhà nước, nội quy, quy định của địa bàn dân củ”

Trang 12

Trong các quy định nêu trên, chủ đề chính được xác định là thường xuyên giữ mối liên hệ Mối liên hệ này nhìn chung rất rộng và rất phổ biến, được biểu hiện qua hai khía cạnh trực tiếp hoặc gián tiếp, nghĩa là tự giao tiếp, tiếp xúc hoặc phải qua tổ chức làm trung gian khi giao tiếp, tiếp xúc Mối liên hệ còn thể hiện thuần tuý do cả hai phía tự nguyện, tự giác giao tiếp, tiếp xúc cùng có lợi; có mối liên hệ trung tâm, thông qua trung tâm để điều phối, điều hành - như thành lập các tổ đảng viên đương chức, có tổ trưởng, tổ phó, lại có mối liên hệ cứng, thông qua quy chế để ràng buộc - chẳng hạn quy định mỗi năm có hai lần sinh hoạt định kỳ buộc các đối tượng nhất thiết phải thi hành, xem đó là một căn cứ để nhận xét đánh giá đảng viên

Tóm lại, qua nghiên cứu quan điểm của Trung ương Đảng và của Thanh uy Da Nang về mối liên hệ giữa đẳng viên đương chức với cấp uỷ (và cộng đồng dân cư) nơi cư trú, có thể thấy đây không chỉ là việc làm có ý nghĩa nhất thời, đáp ứng yêu cầu của cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay, mà còn là vấn đề có tính cơ bản, lâu dài của Đảng ta

I- QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA THÀNH UỶ ĐÀ NẴNG VỀ VẤN ĐỀ NÀY: Căn cứ Chương trình hành động của Thành uỷ Đà Nắng thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 ( lần 2), ngày 2 tháng 7 năm 1999, Ban Thường vu Thanh uy Ba Nang ban hành Chỉ thị số 18-CT/TU Ngày 9 tháng 7 năm 1999, Ban Tổ chức Thành uỷ Đà Nắng có Hướng dẫn số 58§8-CV/TC hướng

dẫn thực hiện Chỉ thị nói trên Có thể hình dung các quy định của Thành ủy

Đà Nẵng về việc giới thiệu đảng viên đương chức thường xuyên giữ mối liên hệ với cấp uỷ nơi cứ trú trên những nét đại thể như sau:

1- Ngay từ tháng 6 năm 1979, Ban Bí thư Trung ương (khoá IV) đã ra Quyết định số 50-QĐÐ/TW về việc đẳng viên đang công tác về tham gia sinh hoạt với chỉ bộ nơi cứ trú tại Hà Nội, nhưng không có sơ kết và hướng dẫn thực hiện mở rộng Tuy nhiên, trên cơ sở đó, Thành uỷ Hà Nội vẫn kiên trì chỉ đạo trong nhiều năm theo hai hình thức "đẳng viên sinh hoạt hai nơi” và "nhóm đẳng viên cùng phố", qua thực hiện đã đạt được kết quả nhất định, nhưng còn nhiều khó khăn, chưa tạo được sự thông suốt Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VID) về một số vấn đề đổi mới và chỉnh đốn đẳng, có 4 thành uý, tỉnh uỷ (Hà Nội, Lào Cai, Bến Tre, Đắc Lắc) chủ động ra thông trí, chỉ thị làm thí điểm việc giới thiệu đảng viên đương chức tham gia sinh hoạt, công tác nơi cư trú Đến hết quý Ï năm 1999, theo thống kê của Ban Tổ chức Trung ương, đã có 11 tỉnh uỷ, thành uỷ ra chỉ thị, thông tri hoặc kế hoạch hướng dẫn thực hiện chủ trương này với 3 hình

thức tổ chức hoạt động:

Trang 13

- Lập "nhóm đẳng viên cùng phố" do cấp uỷ phường, xã đứng ra tổ chức, cử nhóm trưởng, nhóm phó và tổ chức sinh hoạt riêng (Hà Nội, Hải Phòng)

- Giới thiệu đẳng viên đương chức về sinh hoạt trực tiếp với chỉ bộ nơi cư trú (gọi là đảng viên sinh hoạt hai nơi) như Đắk Lắk

- Giới thiệu đảng viên về sinh hoạt với tổ dân phố, thôn ấp thông qua hướng dẫn của chỉ bộ nơi cư trú (Thành phế Hồ Chí Minh)

Như vậy, trong khu vực các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên cũng như trong cả nước, Đà Nắng không phải là địa phương tiên phong làm sớm việc này Người Đà Nắng nhạy cảm với cái mới; song mặt khác cũng ngại những việc làm hình thức chủ nghĩa, chạy theo phong trào, không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp Mãi đến khi có Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) thì mọi việc dần trở nên sáng tỏ hơn Nghị quyết chỉ nêu vốn vẹn một câu ngắn gọn như đã trích dẫn: "Đảng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chỉ uỷ, đẳng Hỷ cơ sở nơi cứ trú theo quy định cụ thể của Bộ Chính trị và gương miễu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú", song lại là chỗ dựa pháp lý

rất cơ bản để có thể bắt đầu, và Đảng bộ Đà Nắng quyết định vào cuộc với

Chỉ thị 18-CT/TU của Ban Thường vụ Thành uỷ

Hiếm có một chỉ thị nào của Ban Thường vụ Thành uý được chuẩn bị

công phu như là chỉ thị này Sau khi cơ quan tham mưu là Ban Tổ chức Thành uỷ dự thảo xong, chỉ thị được đưa ra lấy ý kiến tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố (mở rộng), sau đó Ban Thường vụ Thành uý

còn bàn đi tính lại, cân nhắc từng câu chữ rồi mới chính thức ban hành Nói

như vậy để thấy Thành uỷ Đà Nắng ý thức rất rõ tinh phic tap cha van dé

Trong quá khứ đã đôi lần để xướng và làm thử việc đưa đẳng viên đương

chức về địa phương sinh hoạt, song không thành công, còn lần này, khi gắn liền với cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thì rõ ràng phải thật

chắc thắng mới có thể tiến hành, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả

chung của toàn bộ cước vận động - đó là nhận thức mà cũng là nỗi lo của Đà Nẵng khi khởi sự, tức là vào khoảng giữa năm 1999

Chỉ thị 18-CT/TU của Ban Thường vụ Thành uỷ nêu rõ hai xuất phát

điểm mà Thành uỷ Đà Nắng dùng làm cơ sở thực tiễn để đề ra chủ trương

giới thiệu đẳng viên đương chức về giữ mối liên hệ với cấp uỷ nơi cư trú: - Thời gian qua, trong đảng bộ thành phố, số đông đẳng viên công tác và sinh hoạt đảng ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có ý thức

Trang 14

giữ mối liên hệ thường xuyên với địa phương nơi cư trú, nghiêm túc chấp hành và giáo dục gia đình chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, nội quy, quy định của địa bàn dân cư, tích cực tham gia sinh hoạt tổ dan phố, không ít đồng chí còn trực tiếp đảm nhận một số công việc của địa phương Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận đảng viên thiếu gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, thờ ơ với công tác quần chúng, công tác xã hội ở nơi cư trú

- Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIH của Đảng thông qua ngày 01-7-1996 đã nêu rõ một trong những nhiệm vụ của đảng viên là phải: "lên hệ chặt chế với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tỉnh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tính cực tham gia công tác quân chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở, tiyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ` (điêu 2, chương ]) Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay cũng đề ra chủ trương: "Đểng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, don vị sự nghiệp thường vuyên về tham gia sinh hoạt với chỉ dỷ, đẳng uy co sé noi cu trú theo quy định cụ thể của Bộ Chính trị và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công đân nơi cư trú `

Khẳng định được những điểm xuất phát như trên là rất có ý nghĩa về mặt phương pháp luận Điểm xuất phát được đề cập trước tiên là thực trạng mối liên hệ giữa đẳng viên đương chức với cấp uỷ (và cộng đồng dân cư) nơi cư trú Đây không phải là sự khái quát có tính chất công thức (¡4 nhiều,

khuyết ít), để từ đó có thể yên tâm Khi dám nhìn thẳng vào sự thật là trong

đảng bộ vẫn còn "một bộ phận đẳng viên thiếu gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, thờ ở với công tác quân chúng, công tác xã hội ở nơi cứ trú", chắc chắn cấp uỷ nào cũng cảm thấy bức xúc và không thể trì hoãn việc tìm

ra giải pháp khắc phục

Điểm xuất phát thứ hai được nhac đến là các văn kiện của Đảng, từ Điều lệ Đảng đến Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) Đáng chú ý là ở đây chưa thấy nhắc tới Quy định số 76-QĐ/IW của Bộ Chính trị Điều này cũng hợp lý vì Quy định số 76-QÐ/TW của Bộ Chính trị được ban hành vào ngày 15-6-2000, gần một năm sau khi Chỉ thị số 18-CT/TU của Ban Thường vụ Thành uy Đà Nẵng ra đời

2- Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng đã sớm xúc tiến việc điều tra khảo sát thực tế, với hai nội dung:

Trang 15

- Một là, yêu cầu từng tổ chức cơ sở đảng ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp trong toàn đảng bộ thành phố thống kê và lập danh sách đẳng viên của mình theo đơn vị xã phường nơi cư trú Mục đích

điều tra khảo sát theo nội dung này là để xác định tổng số đẳng viên đương

chức của cả đảng bộ thành phố cần được giới thiệu về giữ mối liên hệ thường xuyên với cấp uỷ nơi cư trú là bao nhiêu, số lượng thống kê theo từng đơn vị xã phường cụ thể như thế nào, đông nhất khoảng mấy trăm, và ít nhất là mấy người

- Hai là, yêu cầu từng đảng uỷ xã phường thống kê và lập danh sách các tổ chức đảng trực thuộc mình, rong đó đặc biệt chú ý đến các chỉ bộ đân cư (chì bộ đường phố hoặc chi bộ thôn)

Kết quả điều tra khảo sát cho thấy số lượng đảng viên đương chức thuộc diện cần được giới thiệu ở Đà Nẵng &há nhiều (10.679 đồng chí), gần xấp xỉ số lượng đẳng viên hiện sinh hoạt đẳng tại xã phường (10.939 đồng

chí), và được phân bố không đồng đều (có đơn vị rất đông như các phường

Hoà Cường: 809, Hải Châu I: 706, Thạch Thang: 754; có đơn vị rất ír như

các xã miền núi Hoà Bắc: 11, Hoà Phú: 2, Hoà Ninh: 9), song mhìn chung vẫn có đến 30147 xã phường có số lượng từ 100 đồng chí trở lên Theo tính toán ban đầu, nếu xác định đơn vị đầu mối là chỉ bộ dân cư thì bình quân mỗi chỉ bộ đân cư sẽ tiếp nhận trên dưới 100 đẳng viên đương chức về tham gia sinh hoạt

Với số liệu thống kê như trên, Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng đã thống nhất nhận định: đơn vị đầu mối để tổ chức cho đẳng viên đương chức về giữ mối liên hệ với cấp HỆ nơi cư trú không thể là đẳng uỷ xã phường (Nghị quyết Trung ương 6 lần 2 yêu cầu là giữ mối liên hệ với chỉ uỷ, đảng uy cơ sở nơi cư trú), mà chỉ có thể là chỉ uỷ của chỉ bộ dân cư, chứ không

phải là bản thân cấp uy cơ sở xã phường như Quy định số 76-QD/TW cia

Bộ Chính trị đã nêu

3- Có hai ý kiến khác nhau về việc tổ chức cho đẳng viên đương chức sinh hoạt định kỳ bao nhiêu lần trong năm: mỗi quý một lần và mỗi năm hai lần Ban Thường vụ Thành uy Da Nang thiên về phương án mỗi năm hai lần, với lý do là quý hồ tỉnh bất quý hồ đa, bai lần nhưng tổ chức chu đáo, có hiệu quả thiết thực thì vẫn hơn nhiều lần mà làm lấy rồi, làm qua loa chiếu lệ Tất nhiên cũng có người cho rằng chỉ với hai lần được mời dự sinh hoạt trong năm, nếu một đảng viên đương chức nào đó bận đi công tác xa, vắng mặt một hoặc cả hai lần thì hoá ra đảng viên ấy hầu như không sinh hoạt được mấy với cấp uỷ nơi cư trú Sau khi cân nhắc, phương án được Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng chọn lựa vẫn là hai lân mỗi năm,

Trang 16

cụ thể là định kỳ vào /háng đâu tiên của sáu tháng, chỉ uỷ chỉ bộ dân cư chọn thời gian thích hợp để mời đảng viên đương chức đến sinh hoạt (ưu ý không được ghép chung với sinh hoạt chỉ bộ thường kỳ) Các buổi sinh hoạt này tốt nhất nên tổ chức vào ngày chủ nhật, tạo điểu kiện cho đảng viên đương chức được dự sinh hoạt đông đủ hơn là tổ chức vào thời điểm khác, nhất là vào giờ hành chính của các ngày làm việc trong tuần Những trường

hợp vắng có lý do chính đáng không dự được một hoặc cả hai lần, được xử

lý như sau:

- Tuỳ theo điều kiện cụ thể và số lượng đẳng viên đương chức được giới thiệu về, chỉ uỷ cÖi bộ dân cư quyết định rổ chức một hay nhiều lần sinh hoạt trong mỗi sáu tháng, sao cho tất cả đẳng viên được giới thiệu đều được sinh hoạt với chỉ uỷ sáu tháng một lần Trường hợp vì lý do chính đáng, đẳng viên được mời mà không thể dự sinh hoạt thì đẳng viên đó phải có trách nhiệm chủ động gặp riêng chỉ uỷ chỉ bộ đân cư để được thông báo lịch sinh hoạt lần khác (nếu có), hoặc được phổ biến lại nội dung lần sinh hoạt đã vắng mặt Nếu đảng viên đi học tập trung hoặc đi công tac xa qua sáu tháng thì cấp uỷ cơ sở nơi đẳng viên công tác và sinh hoạt đảng phải kịp thời thông báo bằng văn bản với chỉ uỷ ch bộ dân cư để chỉ uỷ chỉ bộ đân cư biết mà không mời đảng viên sinh hoạt trong sáu tháng đó

Thành uỷ Đà Nẵng rất có ý thức phân biệt việc sinh hoạt đẳng (cua đẳng viên nói chung) với việc sinh hoạt với cấp uỷ nơi cư trú (của dang viên đang công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp), thể hiện qua sự lưu ý: "không được ghép chung với sinh hoạt chỉ bộ thường Kỳ” và qua số lần sinh hoạt trong năm: "z؆ cả đẳng viên được giới thiện đều được sinh hoạt với chỉ tỷ sâu thắng một lần"

4- Đây là công việc phức tạp, làm thận trọng từng bước là đúng, nhưng nếu /àm điểm trước thì sẽ dẫn đến tình trạng cùng công tác chung một cơ quan, một doanh nghiệp, hay một đơn vị sự nghiệp mà đảng viên đương chức này được giới thiệu về giữ mối liên hệ với cấp uy noi cu trú (nơi được chỉ đạo làm điểm), còn đảng viên đương chức khác lại không như thế Và lại địa bàn Đà Nắng gọn, đẳng viên đương chức Đà Nắng trên dưới một vạn là khá nhiều chứ không phải „á nhiều Sau khi cân nhắc kỹ những lẽ nêu trên, Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nắng thống nhất kết luận: zểi

chuẩn bị thật tốt (có biểu hiện rõ là nhận thức tư tưởng đã được vận động

thông suốt, thao tác nghiệp vụ đã được tập huấn kỹ lưỡng, kinh nghiệm của các tỉnh thành làm trước việc này đã được khai thác cao độ, sự chỉ đạo của Trung ương để được tranh thủ tối đa, việc vận dụng vào thực tiễn của địa

phương đã được tính toán sát hợp), thì có thể tiến hành đơng loạt trong

tồn đẳng bộ, bỏ qua giai đoạn làm điểm rút kinh nghiệm

Trang 17

5- Để từng tổ chức đảng và đảng viên trong đảng bộ thông suốt nhận thức tư tưởng, Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng cho rằng không thể vận động chung chung, dàn trải cùng lúc nhiều nội dung, mà phải chọn nội dung dào là cốt lõi nhất để tập trung tuyên truyền giải thích; và gợi ý nội dung đó có thể là !ý do phải đặt ra vấn đề giới thiệu đảng viên đương chức giữ mối liên hệ thường xuyên với cấp Hỷ nơi cư trú trong bối cảnh toàn Đảng đang tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn đảng theo tỉnh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2)?

Thành uý Đà Nẵng nhận thức rằng tự phê bình và phê bình là rất cần

thiết, là khâu đột phá trong cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn đảng lần này; đồng thời cũng quan niệm không nên xem cuộc vận động xây dựng, chỉnh đến đẳng lần này chỉ có vấn đề tự phê bình và phê bình Về cơ bản, nội dung tự phê bình và phê bình là cái - đã - điển - ra, trong khi điều cốt lõi để cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn đảng trước thểm thiên niên kỷ mới đạt kết quả thiết thực, xoay chuyển tình hình tốt lên rõ rệt dường như lại nằm ở cái - sắp - vảy - đến Và cái - sắp - xảy - đến ấy tốt hay không tốt, tốt đến mức nào là tuỳ thuộc vào tới đây, Đảng ta quản lý đảng viên của mình ra sao Bài học rút ra được từ cái - đã - điễn - ra là phần lớn những sai trái trong Đảng đều bất nguồn từ khâu quản lý đẳng viên, cho nên để cái - sếp - xảy - đến được tốt, cần phải tăng cường hiệu lực quản lý đẳng viên Quản lý đẳng viên đương chức một cách toàn diện là nhiệm vụ chính của tổ chức đảng nơi công tác, xưa nay là thế mà bây giờ vẫn vậy Trong khi tự

phê bình và phê bình, chắc chắn các cấp uỷ sẽ liên hệ kiểm điểm sâu sắc

cái - đã - điển - ra trong công tác quan ly dang viên của mình, từ đó mà phấn đấu cho cái - sếp - xảy - đến được tốt đẹp hơn Và giờ đây, theo chủ trương của Trung ương Đảng, cần hình thành thêm một kênh quản lý đẳng viên thông qua việc giới thiệu và tiếp nhận đẳng viên đương chức giữ mối liên hệ thường xuyên với cấp uỷ nơi cư trú

Bằng nhiều con đường khác nhau, qua hội nghị triển khai, qua báo Đảng địa phương, ban tổ chức các cap uy gilt vai trò chủ công trong việc quán triệt một cách sâu rộng nhận thức nêu trên, từ đó làm cho mọi người

hiểu rằng tổ chức tốt việc giới thiệu đẳng viên đương chức giữ mối liên hệ

thường xuyên với cấp uỷ nơi cư trú chính là đã tích cực góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), đồng thời cũng góp phần đáng kể vào thành công chung của cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn đẳng do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo

Việc giới thiệu đảng viên đương chức về giữ mối liên hệ với cấp uỷ nơi cư trú cũng được cơi là một trong những biện pháp nhằm tăng cường hiệu lực quan lý đẳng viên trong tình hình mới và là một trong những tiêu

Trang 18

chuẩn quan trọng để xem xét phân tích chất lượng đảng viên và phân loại

tổ chức đảng năm 1999 và các năm tiếp theo Đối với đẳng viên bỏ sinh hoạt với chỉ uỷ nơi cư trú 2 lần/năm thì cấp uỷ cơ sở nơi đẳng viên công tác và sinh hoạt đẳng phải dat vin dé xem xét tư cách đẳng viên đó Các tổ chức đảng không lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt những quy định trên thì không được công nhận là tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh

6- Việc giới thiệu, tiếp nhận được xúc tiến theo trình tự sau đây: - Cấp uỷ cơ sở nơi đẳng viên đang công tác và sinh hoạt đẳng giới thiệu với cấp uý cơ sở xã, phường nơi đảng viên cư trú theo mẫu thốn g nhất toàn thành phố (ghi vào giấy giới thiệu mẫu GT1)

- Cấp uỷ cơ sở xã, phường lưu giấy giới thiệu mẫu GT1; sau đó căn cứ vào địa bàn dân cư mà đẳng viên cư trú để giới thiệu chuyển tiếp với chỉ uỷ chỉ bộ dân cư (ghi vào giấy giới thiệu mẫu GT2)

- Chi uỷ chỉ bộ dân cư tiếp nhận, lưu giấy giới thiệu mẫu GT2, ghi vào phiếu tiếp nhận sinh hoạt mẫu GT3 để giao cho đẳng viên mang nộp lại cho cấp uỷ cơ sở nơi công tác và sinh hoạt đảng; đồng thời lập danh sách theo dõi (theo mẫu ST) và rực tiếp tổ chức cho đẳng viên sinh hoại Tuỳ theo số lượng đảng viên được giới thiệu về tham gia sinh hoạt, chỉ uỷ chi bộ

dân cư có thể thành lập một hay nhiều tổ đảng viên, mỗi tổ tối đa từ 15 đến 20 đồng chí, cử tổ trưởng, tổ phó phụ trách tổ và giúp chỉ uỷ chỉ bộ dân cư

trong việc triệu tập đẳng viên của tổ dự sinh hoạt

Việc thành lập "tổ đẳng viên" ởĐà Nẵng với một chức năng duy nhất được quy định là giúp chỉ uỷ nơi cư trú trong việc triệu tập đẳng viên của tổ dự sinh hoạt không giống như việc thành lập "nhóm đẳng viên" ở Hải

Phòng Điểm nổi bật của Hải Phòng là yêu cầu đẳng viên đương chức phải

tham gia sừth hoạt nhóm đêu đặn, giám sát và đôn đốc lẫn nhau phát huy val trò tiền phong gương mẫu, giữ gìn đạo đức và phẩẩm chất lối sống của người đẳng viên trong mối quan hệ với nhau và với quần chúng nhân dân ở đường phố, thôn, xóm (những chỗ in dam đo các tác giả đề tài nhấn mạnh), và định kỳ 6 tháng, một năm mỗi đẳng viên tự báo cáo sinh hoại, công tác ở địa phương vào nội dung phê bình, tự phê bình ở tổ đẳng, chỉ bộ cơ quan, doanh nghiệp để kết hợp với việc nhận xét, đánh giá phân loại đẳng viên và thực hiện bình bầu các danh hiệu thì đưa của đơn vị Quan hệ giữa trưởng, phô nhóm (do đẳng uỷ phường, xd, thị trấn cứ ra) với đẳng viên trong nhóm là quan hệ đại diện, quan hệ đông chí, bình đẳng Nội dung trao đổi trong nhóm chỉ là những vấn đề ở địa phương, đường phố, khu phố, thôn, xóm nơi ở (không bàn đến Chuyện ở cơ quan, doanh nghiệp,

Trang 19

đơn vị sự nghiệp ) Phương pháp sinh hoạt nhóm là gặp gố, thông tim truyền miệng giữa trưởng, phó nhóm với dang viên trong nhóm và ngược lại Thống nhất sinh hoạt nhóm đẳng viên cùng phố (nhóm đẳng viên HƠi Cư trú) trong toàn Đảng bộ thành phố vào địp sơ kết 6 tháng và tổng kết hàng năm Trường hợp đột xuất và theo định kỳ hàng năm cân nhận xét đẳng viên để thông báo về cấp uỷ cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thì nhất thiết phải họp nhóm và lấy ý kiến của tập thể đẳng viên trong nhóm về dự kiến phân loại đối với đẳng viên trong nhóm (theo 3 loại: thực hiện tốt, thực hiện khá, thực hiện chưa tốt) Trong khi chưa có điều kiện về kinh phí hoạt động của nhóm đẳng viên cùng phố (nhóm đẳng viên nơi cư trú), các nhóm có thể vậy dựng quỹ trên cơ sở tự nguyện của đảng viên trong nhóm và chỉ sử dụng quỹ này vào việc phục vụ sinh hoạt nhóm hoặc thăm hoi nhau khi ốm đau

- Trường hợp đẳng viên chuyển đơn vị công tác khác (ra khỏi tổ chức cơ sở đảng đã giới thiệu trước đây) thì cấp uỷ cơ sở nơi chuyển đi cũng như bản thân đảng viên đó phải kịp thời thêng báo cho chỉ uý chỉ bộ dân cư biết

để quan hệ với cấp uỷ cơ sở nơi chuyển đến Trường hop đảng viên bị kỷ

luật khai trừ, xoá tên trong danh sách đẳng viên thì cấp uỷ cơ sở nơi đẳng viên công tác cũng thông báo cho chi uỷ chi bộ dân cư biết

- Trường hợp đảng viên chuyển nơi cư trú ra khỏi xã, phường đã tiếp

nhận sinh hoạt trước đây thì đẳng viên phải kịp thời thông báo cho cấp uỷ cơ sở nơi công tác và sinh hoạt đẳng biết để giới thiệu lại với cấp uỷ xã, phường nơi cư trú mới theo đúng thủ tục trình tự nêu trên Nếu chuyển nơi cư trú đến dia ban dân cư khác trong cùng xã, phường thì chỉ uỷ nơi cư trú cũ bàn giao việc theo dõi đảng viên cho chi uy nơi cư trú mới (kèm theo giấy thiệu mẫu GT2)

Có thể nói quy trình giới thiệu - tiếp nhận như trên nhìn chung là hợp lý, không quá đơn giản dễ dẫn đến khả năng thiếu nghiêm túc, cũng không

quá phức tạp gây phiền hà cho người thực hiện; đồng thời đã dự lường được

một số trường hợp biến động có thể xảy ra trong quá trình giới thiệu - tiếp nhận Cần nói thêm, các biểu mẫu giới thiệu - tiếp nhận đều được in sẵn để tạo sự thống nhất về hình thức văn bản và từng loại có màu khác nhau

nhằm tránh nhầm lẫn

7- Tổ chức cho đảng viên đương chức sinh hoạt theo những nội

dung nào là vấn đề quan trọng nhất cần được bàn bạc thật kỹ, chỉ đạo thật chặt Đúng Điều lệ Đảng hay không đúng Điều lệ Đảng, đẳng viên đương chức về sinh hoạt với tư cách đảng viên giữ mối liên hệ thường xuyên với cấp uỷ nơi cư trú hay với tư cách người cán bộ lãnh đạo đến tiếp dân và giải

Trang 20

quyết kiến nghị của dân theo thẩm quyền của mình tất cả đều tuỳ thuộc vào việc xác định nội dung sinh hoạt như thế nào Ở trên đã có lưu ý rằng chỉ uỷ chỉ bệ dân cư không được ghép buổi sinh hoạt của đảng viên đương chức được tổ chức mỗi năm hai lần với buổi sinh hoạt thường kỳ của toàn thể đẳng viên trong chỉ bộ được tổ chức "hang tháng Lưu ý này nhằm nhấn mạnh nguyên tắc sinh hoạt đẳng là mối đẳng viên chỉ sinh hoạt đẳng tại một tổ chức dang duy nhất Mặt khác, Ban Tổ chức Thành uỷ đã hướng dẫn thống nhất rằng chi uỷ chỉ bộ dân cư tổ chức cho đẳng viên đương chức được giới thiệu về chi bộ mình sinh hoạt theo những nội dung dưới đây:

- Mỗi lần sinh hoạt, chỉ uỷ chỉ bộ dân cư phân công đồng chí bí thư chỉ bộ hoặc một chỉ uỷ viên chủ trì và thông báo với các đẳng viên được giới thiệu dự sinh hoạt hai nội dung chủ yếu: một là, đánh giá tình hình thực hiện công tác xã hội, an ninh trật tự, vận động quần chúng trong sáu tháng trên toàn địa bàn dân cư do chỉ bộ quản lý; hai là, đánh giá tình hình thực hiện các một công tác trên đối với từng đẳng viên được giới thiệu sinh hoạt và gia đình họ, nhấn mạnh những trường hợp thiếu gương mẫu Trong lần sinh hoạt đầu tiên, có thể kết hợp giới thiệu tổng quan về đặc điểm tình hình của chỉ bộ và của địa bàn dân cư thuộc trách nhiệm quản lý của chi bộ

- Mỗi đảng viên được giới thiệu sinh hoạt tự liên hệ trách nhiệm của mình về chấp hành và vận động gia đình chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, nội quy, quy định cua dia ban dan cu; đông thời tuỳ theo hiểu biết của mình mà hiến kế với chỉ tỷ về việc lãnh đạo đảng viên, nhân dân trên địa ban làm tốt các mặt công tác xã hội, an ninh trật tự và

vận động quần chúng; mặt khác tuỳ điêu kiện cụ thể trực tiếp tham gia

một số công việc cụ thể thuộc các lĩnh vực nêu HrÊn

Day là những quy định rất quan trọng nhằm đảm bảo cho chủ trương của Thành uỷ được thực hiện thắng lợi Đương nhiên ở đây chỉ có thể quy định một cách chung nhất các nội dung sinh hoạt, đối với chỉ uỷ nơi cư trú cũng như đối với đảng viên dự sinh hoạt, không thể nêu cụ thể hơn được

Cần nói thêm là trong khi Thành uỷ Đà Nẵng không đề cập đến yêu

câu đẳng viên đương chức phải tham gia sinh hoạt định kỳ với tổ dân phố, tổ nhân dân thì Thành tỷ Thành phố Hồ Chí Minh lại đặc biệt đề cao yêu cầu này, quy định tất cả đẳng viên đương chức đều phải tham gia sinh hoạt

tổ dân phố, tổ nhân dân ở nơi cư trú, trường hợp có lý do chính đáng không

dự sinh hoạt định kỳ tổ dân phố, tổ nhân dân được thì đẳng viên đương chức phải cử người có trách nhiệm của gia đình đi thay và hướng dẫn nội

Trang 21

dung để người đó tham gia ý kiến Theo Thành uỷ Thành

phố Hồ Chí Minh,

mục đích việc đẳng viên tham gia sinh hoạt tổ dân

phố, tổ nhân dan ở nơi cự trú là nhằm nâng cae trách nhiệm của đẳng viên

không những chỉ ở nơi

làm việc mà cả ở nơi Cí trú, góp phần tuyên truyền chủ

trương, đường lối,

chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của thành phố đối với nhân dân đông thời góp sức với địa phương chăm lo xây dựng đẳng, chính quyền và đời sống nhân đân; 4w đấy củng cố thêm quan điểm quân chúng của đảng viên, giúp đảng viên gân dân, sát dân hơn

và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng

và Nhà nước ở địa bàn dân cư; mặt khác, tạo điều kiện cho quần chúng

tham gia kiểm tra sinh hoạt của đẳng viên tai dia ban dan cu

g- Vé viéc nhan xét dinh ky hang nam của chỉ uỷ

nơi cư trú đối

với đảng viên được giới thiệu về giữ mối liên hệ, theo quan niệm của Thanh uy Da Nang, đối tượng được chỉ uỷ nơi cư trú lập bản nhận xét định kỳ hàng năm là những đảng viên được giới thiệu về giữ mối liên hệ thường xuyên nhưng bỏ sinh hoạt định ky nhiêu lân không có lý do chính đáng, thái độ khi sinh hoại thiếu nghiêm túc, bản thân và gia đình có những vi phạm trong việc chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật

Nhà nước, nội đu, quy định của địa bàn dân cư

Từ giữa quý IV trở đi, qua quá trình theo dõi việc sinh

hoạt của từng đảng viên trong cả năm, khi xét thấy có đối tượng nêu

trên, chi uy noi cw trú tiến hành lập bản nhận xét (theo mẫu N%) Thời

điểm "fừ giữa quý IV trở đi" là quy định chung, mang tính phổ quát, còn trong một số trường hợp cụ thể, cấp uỷ cấp trên có thể đề nghị chi uy nơi cư trú tiến hành việc nhận xét định kỳ vào thời điểm sớm hơn Chẳng hạn để tạo điều kiện thực hiện

tốt chủ trương của Bộ Chính trị nêu tại Chỉ thị số 54-CT,

/IW về Đại hội đẳng bộ các cấp tiến tới Đại hột đại biểu toàn quốc lần

thie IX cha Dang yéu cau phai tham khảo ý kiến của chỉ uỷ nơi cư trú

và của đại biểu nhân dân đối với người được dự kiến giới thiệu tham gia cấp

uỷ các cấp, Ban Tổ chức Thành uy 44 có công văn để nghị các chỉ uy noi

cu tra trong toan thành phố hoàn thành việc nhận xét định kỳ năm 2000 về đẳng viên đương chức chậm nhất trong tháng 7: Bản nhận xét phải được tap thé chi uỷ thông qua, đồng chí bí thư chi bộ thay mặt chỉ uỷ ký tên; sau đó chuyển cho cấp uỷ cơ SỞ Xã, phường để ký tên đóng dấu xác nhận và chuyển theo đường công văn về cấp uy co sO nơi đối tượng đó công tác và sinh hoạt đảng

Trang 22

bộ trực thuộc cấp uy cơ sở xã, phường nơi đảng viên cư trú (cho nên không yêu cầu phải nhận xét định kỳ đối với tất cả đẳng viên được giới thiệu về sinh hoạt); mặt khác cũng đề phòng trường hợp thiếu khách quan, vô tư của người nhận xét (vì vậy yêu cầu đấy phải là nhận xét của cả tập thé chi uy va có xác nhận của đảng uỷ xã phường trước khi gửi về cơ quan, đơn vị người được nhận xét đang công tác) Đồng thời cũng không ngại quy định mỗi năm chỉ nhận xét một lần, với một đối tượng hẹp là không kịp thời, không phát huy hết tác dụng của cấp uỷ nơi cư trú, bởi "ngoài việc phản anh, gdp ý kiến bằng văn bản theo định kỳ, cấp uỷ cơ sở nơi đẳng viên công tác, sinh hoạt đẳng và chỉ dở chỉ bộ nhỏ cần giữ mối liên hệ thường xuyên, kịp thời phan ánh và thông tín cho nhau những vấn đề cần thiết liên quan đến đẳng viên để nâng cao hiệu lực quản lý đẳng viên" (Chỉ thi 18 - CT/TU cia Ban Thường vụ Thành uỷ)

Trong khi đó, như đã giới thiệu trên kia, Thành uỷ Hải Phòng quy định n ằng trường hop đột xuất và theo định kỳ hàng năm cân nhận xét đẳng viên để thông báo về cấp nỶ cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thì nhất thiết phải họp nhóm và lấy ý kiến của tập thể đẳng viên trong nhóm về dự kiến phân loại đối với đẳng viên trong nhóm (theo 3 loại: thực hiện tốt, thực hiện khá, thực hiện chưa tốt) Còn đối với Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh, do đặc biệt đề cao yêu câu đẳng viên đương chức phải tham gia sinh hoạt định kỳ với tổ dân phố, tổ nhân dân nên đã quy định chỉ lấy y kiến của Ban điều hành tổ dân phố (tổ nhân dân) hoặc tổ trưởng tổ dân phố (tổ nhân dan) Vé quy dinh nay, mot sé đẳng viên ở Thành phố Hồ Chí Minh tả ra băn khoăn vì cho rằng nếu như tổ trưởng tổ dân phố (tổ nhân dân) có vấn đề về lịch sử chính trị mà lại góp ý nhận xét đảng viên là không hợp lý; mặt khác cũng có tình trạng tổ trưởng tổ dân phố (tổ nhân đân) là quân chúng, trình độ có hạn, dẫn đến tâm lý nể nang, không muốn đụng chạm, vì thế ý kiến nhận xét của họ không thể khách quan, toàn điện (đã có trường hợp tổ tr tưởng tổ dân phố nhận xét đẳng viên, đảng viên biết được và không đông ý lời nhận xét đó thì tổ dân phố phải đến đẳng uy phường vín rút lại ý kiến nhận xét của mình)

Trang 23

CHƯƠNG THỨ HAI

THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC CHO ĐẢNG VIÊN

ĐƯƠNG CHỨC GIỮ MỐI LIÊN HỆ VỚI CAP UY (VA CONG DONG DAN CU) NƠI CƯ TRÚ TRONG THỜI GIAN QUA

I- KET QUA TONG HOP PHIEU THAM DÒ Ý KIẾN:

Kết quả tổng hợp 750 phiếu thăm dò ý kiến về thực trạng đẳng viên

đương chức về giữ mối liên hệ thường xuyên với cấp uỷ (và cộng đồng dân cư) nơi cư trú, cũng như thực trạng các cấp „ở nơi đẳng viên đương chức sinh hoạt và cấp uỷ nơi đẳng viên đương chức cư trá tổ chức cho đẳng viên đương chức giữ mối liên hệ thường xuyên với cấp uỷ (và cộng đồng dân cư) nơi cư trú như sau:

1.1- 250 phiếu của dang viên đương chức:

Câu 1- Đề nghị đồng chí cho biết một số chỉ tiết về bản thân: Tất

cả đều giới thiệu về mình đúng yêu cầu khảo sát

Câu 2- Tham gia các buổi sinh hoạt định kỳ do chỉ uỷ nơi cư trú

tổ chức, đồng chí đã :

- Nghe dai dién Chi uy trao déi vé tinh hinh dia phuong:

250 /250 phiéu = 100 %

- Phát biểu ý kiến trong cuộc họp: 202 /250 phiếu = 80,8 %

Nhấn mạnh gia đình cán bộ, đẳng viên phải gương mẫu trong cộng đồng dân cư, thường xuyên thực hiện nghĩa vụ công dân, vận động đồng góp quỹ hỗ trợ chương trình xoá đói giảm nghèo

Trang 24

nước dự: - Tham gia quyên góp theo sự vận động của địa phương: 248 /250 phiếu = 99,2 % - Nhận lời đảm trách một số nhiệm vụ theo yéu cau cia chi uy: 147 /250 phiếu = 58,8 %

- Thực hiện một số công việc khác: 82 /250 phiếu = 32,8%

Tham gia vào lực lượng dân phòng

Thư kệ các kỳ họp tổ, thông báo thời gian họp

Tham gia tổ hoà giải và cùng tổ dân phố thu các qHỹ ở địa phương Tham gia các công trình công ich nhu ddp đề, đào kênh mương

Giúp tổ trưởng dân phố phổ biến một số chủ trương của Đảng, Nhà

Tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự

Câu 3- Đồng chí đánh giá như thế nào về các buổi sinh hoạt đã a4) Phần trao đổi của đại điện Chi uy:

- Chuẩn bị chu đáo, nhiều thông tin bổ ích: 225 /250 phiếu = 90%

- Chuẩn bị thiếu chu đáo, rất ít thông tin hoặc thông tin không cần

thiết:

25 /250 phiếu = 10%

- Thẳng thắn góp ý phê bình những đảng viên và gia đình đẳng viên thiếu gương mẫu:

239 /250 phiếu = 95,6%

- Một số đánh giá khác: 96 /250 phiếu = 38,4 %

Trang 25

Chỉ uỷ có chuẩn bị kỹ nội dung sinh hoạt, song chưa hiểu hết được

đẳng viên đương chức và còn thiếu thông tin

Trong buổi họp phát biểu sôi nổi và đóng góp ý kiến tối

Hiểu biết thêm tình hình kinh tế“vã hội thông qua các đẳng viên khác

Nêu cao vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái

Một số đảng viên đương chức còn nhận thức hời hợt về chủ trương này, nên tham gia sinh hoạt còn miễn cưỡng

b) Phần đóng sóp của đảng viên dự sinh hoạt:

-Tham gia thảo luận sôi nổi: 222 /250 phiếu = 88,8 % - Hầu như ít ai phát biểu: 0/250 phiéu = 0 %

- Một số đánh giá khác: 96 / 250 phiếu = 38,4 %

Đa số các đẳng viên đương chức khi về giữ mối liên hệ với cấp Hỷ nơi cư trú đều cô mong muốn đóng góp một phần nhỏ để vây dựng địa phương

Đảng viên đương chức trao đổi thông tin cho địa phương biết về tình hình kinh tế“vĩ hội

Đảng viên đương chức khi về giữ mối liên hệ với cấp uỷ nơi cư trú tạo mối quan hệ gắn bô hơn với địa phương và có ý thức hơn trong việc xây dựng nề) sống văn hoá mới

Tham gia vây dựng đường phố, quy chế dân chủ, an tồn giao thơng

Câu 4- Trong các cuộc họp tổ dân phố (thôn), gia đình đồng chí ai là người thường xuyên dự họp:

- Bản thân đồng chí: 179 /250 phiếu = 71,6 %

- Đảng viên khác trong gia đình: 46 /250 phiếu = 18,4 %

Trang 26

- Người ngoài hai đối tượng trên: 25 /250 phiếu = 10 % Câu 5- Đông chí đã tham gia công tác dân vận ở nơi cư trú như

thế nào:

-Chủ yếu là bản thân và gia đình gương mẫu phấn đấu thực hiện tốt

các cuộc vận động ở địa phương: 209 /250 phiếu = 83,6 %

- Bản thân trực tiếp tham gia vận động một bộ phận nhân dân nơi cư trú (fự nguyện hoặc phán công theo yêu cầu của địa phương):

108 /250 phiếu = 43,2 %

- Xin nêu tóm tắt về các lần vận động này:

Vận động giữ gìn vệ sinh và môi Hường

Ủng hộ đông bào bị bão lụt, làm cầu Sông Hàn, quỹ đền ơn đáp nghĩa, trẻ em lang thang co nhé, quy quốc phòng-an ninh

Vận động thực hiện xây dựng khu đân cư văn hoá mới, giữ gì trật 1W an nình

Câu 6- Đồng chí cảm nhận về tác dụng của chủ trương giới thiệu

đảng viên đương chức giữ mối liên hệ thường xuyên với cấp uy (va

cộng đông dân cư) nơi cư trú như thế nào:

- Qua đấy bản thân tạo thêm được nhiều mối quan hệ mới (do biết được cấp uỷ nơi cư trú, các đảng viên đương chức cùng sống ở địa phương):

139 /250 phiếu = 55,6 % - Qua đấy bản thân điều chỉnh được (heo hướng tốt hơn) một số quan hệ với cộng đồng dân cư nơi cư trú (do nhận thức rằng mình là đảng viên cần phải gương mẫu nhằm đáp ứng yêu câu công tác dân vận của đẳng):

2 /250 phiếu = 0,8 %

- Qua đấy bản thân thu hoạch thêm được nhiều thông tin bổ ích về tình hình kinh tế- xã hội ở địa bàn cư trú : 134 /250 phiếu = 53,6 %

Trang 27

Có sinh hoạt với cấp uỷ nơi cư trú mới hiểu sâu hơn về công tác xây dựng đảng ở địa phương

Đáy là chủ trương đúng có tác dụng tốt đối với đẳng viên đương chức, tạo mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau giữa đẳng viên đương chức và cấp HỶ nơi cử trú, cũng như tình làng nghĩa xóm đoàn kết tốt hơn xưa

Đảng viên đương chức hưởng ứng tham gia các cuộc vận động và chấp hành các chủ trương tốt hơn trước

Câu 7- Đánh giá chung nhất của đồng chí:

- Về chất lượng của buổi sinh hoạt định kỳ

Tốt 100/250 phiếu = 40 %

Khá 36 /250 phiếu = 14,4 %

Trung bình 2 /250 phiếu = 0,8 %

- Về tác dụng của chủ trương giới thiệu đảng viên đương chức giữ mối liên hệ thường xuyên với cấp uỷ (và cộng đồng dân cư):

Tốt 121 /250 phiếu = 48,4 %

Kha: 16 /250 phiéu = 6,4 %

Trung binh 1 /250 phiếu = 0,4 %

1.2- Qua 153 phiếu của bí thư cấp uy co quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp:

Câu 1- Đề nghị đồng chí cho biết một số chỉ tiết về bản thân: Tất

cả đều giới thiệu về mình đúng yêu cầu khảo sát

- Tổng số đẳng viên đương chức do 153 đẳng uỷ (chi uỷ) giới thiệu

về các chỉ uý chi bộ dân cư (theo số giấy giới thiệu GT 1):

2.225 đồng chí

Trong đó số đã nộp lại phiếu tiếp nhận sinh hoat mau GT 3:

2.211/2.225 đông chí = 99,3 %

Trang 28

- Số đảng viên đương chức thuộc diện được miễn tham gia sinh hoạt với cấp uỷ'nơi cư trú:

Công tác lưu động, thường xuyên xa nơi cư trú: 13 đồng chí

Liên tục trực chiến: 9 đồng chí

Làm nhiệm vụ đặc biệt: (đo yêu cầu bảo mật, không công bố số liệu)

Câu 2- Đồng chí cảm nhận về tác dụng của chủ trương giới thiệu

đẳng viên đương chức giữ mối liên hệ thường xuyên với cấp uy (và

cộng đồng dân cư) nơi cư trú như thế nào:

- Qua đấy cả đảng viên đương chức và cấp uỷ của đồng chí tạo thêm

đựoc mối quan hệ mới: 142 /153 phiếu = 92,8 %

- Qua đấy đảng viên đương chức điều chỉnh được (theo hướng tốt

hơn) một số quan hệ với cộng đồng dân cư nơi cư trú (đo nhận thức rằng

mình là đẳng viên cần phải gương mẫu): 141 /153 phiếu = 92,1 %

- Qua đấy đảng viên đương chức thu hoạch thêm đựoc nhiều thông tin bổ ích về tình hình kinh tế- xã hội ở địa bàn cư trú:

146 / 153 phiéu = 95,4 % - Qua đấy các cấp uỷ địa phương: thu hoạch thêm được nhiều thông tin bổ ích về tình hình kinh tế- xã hội của thành phố, quận, huyện từ đẳng viên đương chức:

104 /153 phiếu = 67,9 % - Qua đấy cấp uỷ của đồng chí có thêm được một kênh thông tin đáng tin cậy trong việc quản lý đảng viên đương chức:

139 /153 phiéu = 90.8 % - Những cảm nhận khác:

Đảng viên đương chức về giữ mối liên hệ với cấp uỷ nơi cư trú là chủ trương đúng, giáp cho đẳng viên hiểu biết thêm tình hình về nơi mình sinh sống, thắt chặt mối quan hệ và giáp cho đẳng viên đương chức tự giác song nghiêm khắc với bản thân mình, thông qua đó để tu dưỡng rèn luyện tốt hơn

Trang 29

Nên có thông tin 2 chiêu để đẳng viên đương chức và cấp dỷ địa

phương nắm và hiểu được tình hình chung của xã hội

Qua đấy đảng viên đương chức và gia đình chấp hành và gương mẫu hơn trước, cũng như việc thực hiện các khoản thu của địa phương

Câu 3- Đồng chí đã nhận được phiếu nhận xét (mẫu NX) đo các chi uy noi cu trú dùng để phản ánh về những đảng viên đương chức mà bản thân và gia đình thiếu gương mẫu ở địa phương chưa:

- Đã nhận: 0 Bao nhiêu trường hợp: 0

- Chưa nhận: 153

Hoặc cấp uỷ nơi đảng viên đương chức trong cơ quan đơn vị đông chí dang cư trú đã trực tiếp liên hệ với đồng chí để phản ánh về đối tượng này chưa:

- Đã liên hệ: 7 Bao nhiêu trường hợp: S0

- Chưa liên hệ: 146

Hoặc đồng chí đã chủ động liên hệ với các cấp uỷ nơi đảng viên đương chức trong cơ quan đơn vị đồng chí đang cư trú để tìm hiểu về đối tượng này chưa:

- Đã liên hệ: 11 Bao nhiêu trường hợp: 81

- Chưa liên hệ: 142

Câu 4- Đánh giá chung nhất của đồng chí:

- Về tình hình trao đổi thông tin giữa cấp uỷ nơi đẳng viên đương

Trang 30

Chưa đạt yêu cầu 2 /153 phiếu = 1,3 % - Về tác dụng của chủ trương giới thiệu đảng viên đương chức giữ mối liên hệ thường xuyên với cấp uý (và cộng đồng dân cư) nơi cư trú:

Tốt 134 /153 phiếu = 87,5 %

Khá 19 /153 phiếu = 12,4%

1.3-.Qua 300 phiếu của bí thư chỉ bộ trực thuộc đảng uỷ xã phường (trong đó có 280 bí thư chỉ bộ dân cư và 20 bí thư chỉ bộ dân quân tự vệ):

Câu 1- Đề nghị đồng chí cho biết một số chỉ tiết về bản thân: Tất cả đều giới thiệu về mình đúng yêu cầu khảo sát

- Số đẳng viên đương chức do 280 chỉ uỷ chỉ bộ dân cư đang quản lý (căn cứ vào số giấy giới thiệu mẫu GŒT2): 9.583 đông chí

Câu 2- Đồng chí đã mời đảng viên đương chức tham gia sinh hoạt mấy lần (20 Bí thư chỉ bộ Dán quản tự vệ không trẻ lời câu này):

- Sinh hoạt 1 lần: 10/280 phiếu = 3,57 %

- Sinh hoạt 2 lần: 90 /280 phiếu = 32,14%

- Sinh hoạt 3 lần: 180 /280 phiếu = 64,28%

- Lần thứ nhất có 1.095 đảng viên được mời mà không tham gia sinh hoạt được, trong đó 748 người (68,3%) liên hệ để báo cáo lý do xin vắng

mặt

- Lần thứ hai có 1.336 đẳng viên được mời mà không tham gia sinh hoạt được, trong đó 877 người (65,6%) liên hệ để báo cáo lý do xin vắng

mặt

- Lần thứ ba có 1.089 đẳng viên được mời mà không tham gia sinh hoạt được, trong đó 715 người (66,2 %) liên hệ để báo cáo lý do xin vắng

mặt

Trang 31

Câu 3 - Lý do thường gặp nhất (20 Bí thư chỉ bộ Dán quân tự vệ không trả lời câu này):

- Bận đi công tác xa vào hôm được mời: 189 /280 phiếu = 67,5 %

- BỊ đau ốm không đến dự họp được: 62 /280 phiếu = 22,14%

- Cuộc họp tổ chức vào giờ làm việc, không thể thu xếp để dự họp: 21 /280 phiếu = 7,5 %

- Các lý do khác: 122 /280 phiếu = 43,5%

Họp-tốt mà đẳng viên đương chức lại bận đi học các lớp ban đêm Tổ trưởng quên báo cho dang viên đương chức đi họp

Đảng viên đương chức quên ngày họp

Gia đình đẳng viên đương chức có người thân bị đau nằm viện phải vao vién tréng nom

Đảng viên đương chức bận ải đám cưới, đám giỗ Đảng viên đương chức thay đổi chỗ ở không báo cáo

Không rõ lý do

Câu 4- Đồng chí đánh giá như thế nào về các đảng viên đương

chức khi đến dự những buổi sinh hoạt định kỳ vừa qua:

Trang 32

- Không có phản ứng khi bị góp ý phê bình trong cuộc họp vì bản

thân và gia đình đã thiếu gương mẫu: 98/ 300 phiếu = 32,6%

- Phản ứng khi bị góp ý phê bình trong cuộc họp vì bản thân và gia

đình đã thiếu gương mẫu: 13 /300 phiếu = 4,3%

- Một số đánh giá khác: 151/ 300 phiếu - 50,3 %

Đảng viên đương chúc tham gia sinh hoạt sôi nổi và tích cực tham gia các phong trào ở địa phương

Đa số đẳng viên đương chức thực hiện tốt đúng quy định, một số cá

biệt ý thức kém đi họp là để khỏi bị điểm danh vắng mặt

Do nắm không chắc tình hìmh ở địa phương nên đẳng viên đương

chức ít phát biểu, còn thụ động khi tham gia sinh hoạt

Câu 5 - Trong các cuộc họp tổ dân phố (họp thôn) thuộc phạm vỉ quản lý của chỉ bộ đồng chí, gia đình đảng viên đương chức ai là người thường xuyên dự họp (20 Bí thư chỉ bộ Dân quân tự vệ không trả lời câu nay):

- Ban than dang viên đương chức: 133 / 280 phiéu = 47,5 %

- Đảng viên hưu trí trong hộ: 111/280 phiếu = 39,6 %

- Người ngoài hai đối tượng trên : 36/280 phiếu = 12,8%

Câu 6- Đảng viên đương chức đã tham gia công tác dân vận ở địa phương nơi cư trú như thế nào:

- Chủ yếu là bản thân và gia đình gương mẫu phấn đấu thực hiện tốt

các cuộc vận động ở địa phương: 268 /300 phiếu = 89,3%

- Bản thân trực tiếp tham gia vận động một bộ phận nhân dân nơi cư trú (tự nguyện hoặc theo phân công của địa phương):

70 / 300 phiếu = 23,3 % - Xin nêu tóm tắt về các lần vận động này:

Trang 33

Ủng hộ đông bào bão lụt, xây dựng cầu Sông Hàn, lập quỹ khuyến học, giúp đỡ trể em nghèo, làm nhà bia tưởng niệm liệt sĩ, vận động đóng góp làm đường khu dân cư

Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới, gia đình văn hoá, chống các tệ nạn xã hội

Câu 7- Đồng chí cảm nhận về tác dụng của chủ trương giới thiệu

đảng viên đương chức giữ mối liên hệ thường xuyên với cấp uỷ (và

cộng đông dân cư) nơi cư trú như thế nào:

- Qua đấy chỉ uỷ tạo thêm được mối quan hệ mới (với cấp uy cdc co’ quan, doanh nghiệp và các đẳng viên đương chức sống ở địa phương):

206 / 300 phiếu = 68,6% - Qua đấy đẳng viên đương chức điều chỉnh duge (theo hướng tốt

hơn) một số quan hệ với cộng đồng dân cư nơi cư trú (áo nhận thức rằng

mình là đẳng viên cần phải gương mẫn):

269 /300 phiếu = 89,6 % - Qua đấy đẳng viên đương chức có điểu kiện đóng góp nhiều hơn cho địa phương:

214/300 phiếu = 71,3%

- Qua đấy chỉ uỷ thu hoạch thêm đựoc nhiều thông tin bổ ích về tình

hình kinh tế- xã hội của thành phố, quận, huyện từ đảng viên đương chức:

148 / 300 phiếu = 49,3%

- Những cảm nhận khác: 166 /300 phiếu = 55,3%

Thông qua sinh hoạt với cấp dở địa phương đảng viên đương chức đã vận động gia đình chấp hành tốt chủ trương và thực hiện tốt nhiệm vụ người công dân

Làm cho khu dân cư đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, gắn bó với cấp uỷ và cộng đông dân cư , hạn chế được nhiều tiêu cực

Đảng viên đương chức còn đè dặt ít phê phán cấp uỷ địa phương

Trang 34

Nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn, mang tính hình thức

Câu 8- Đối với những đảng viên đương chức mà bản thân và gia

đình thiếu gương mẫu ở địa phương cư trú, đồng chí đã phải sử dụng

nhiều phiếu (mẫn NX) để nhận xét chưa (20 Bí thự chỉ bộ Dán quan tự

vệ không trả lời câu này):

Đã sử dụng: 42 Bao nhiêu trường hợp: 57

Chưa sử dụng: 238

Hoặc đã phải gặp riêng cấp uỷ nơi công tác để phản ánh chưa:

Đã gặp: 30 Bao nhiêu trường hợp: 47

Chưa gặp: 250

Hoặc được cấp uỷ nơi công tác chủ động gặp để tìm hiểu về đối

tượng này chưa:

Đã gặp: 35 Bao nhiêu trường hợp: S1

Chưa gặp: 245

Câu 9- Đánh giá chung nhất của đồng chí:

- Về sự đóng góp của đảng viên đương chức đối với địa phương cả trong và ngoài phạm vi các buổi sinh hoạt:

Tốt 149/ 300 phiếu = 49,6 %

Khá 92 / 300 phiếu = 30,6 %

Trung bình 54/300 phiếu = 18 %

Chưa đạt yêu câu 5 /300 phiếu = 1,6%

- Về tác dụng của chủ trương giới thiệu đảng viên đương chức giữ

mối liên hệ thường xuyên với cấp uý (và cộng đồng dân cư) nơi cư trú:

Tốt 209 / 300 phiếu = 69,6 %

Trang 35

Khá 53 / 300 phiếu = 17,6 %

Trung bình 32 /300 phiếu = 10,6%

Chưa đạt yêu cầu 6/300 phiếu = 2 %

1.4- Qua 47 phiếu của bí thư đảng uỷ xã phường:

Câu 1- Đề nghị đồng chí cho biết một số chỉ tiết về bản thân: Tất

cả đều giới thiệu về mình đúng yêu cầu khảo sát

- Tổng số đảng viên đương chức do 47 Đảng uỷ xã (phường) đang

quản lý (căn cứ vào số giấy giới thiệu mẫu GT 1): 12 408 đẳng viên Câu 2- Đồng chí đã giới thiệu đảng viên đương chức đến nộp giấy TT1 về tham gia sinh hoạt với bao nhiêu chỉ uỷ trực thuộc: 414 chi uy - Đảng uỷ phường Hoà Cường giới thiệu 932 đảng viên đương chức, đông nhất

- Đảng uỷ xã Hoà Bắc và Hoà Phú giới thiệu 8 đẳng viên đương chức, ít nhất

- Có số lượng đảng viên đương chức về sinh hoạt đông nhất: Chi uỷ

Xuân Hà A, phường An Khê (156 đồng chủ

- Có số lượng đảng viên đương chức về sinh hoạt ít nhất ( đồng chí): 9 chi uy ( Hoa Vang =7 ; Son Tra = 1 ; Ngũ Hành Sơn =] )

- 27 chỉ uỷ chi bộ dân cư không có đảng viên đương chức về tham gia sinh hoạt

- 76 đồng chí đẳng viên đương chức đã được tiếp nhận sinh hoạt

nhưng sau đó đến liên hệ chuyển hộ khẩu ra khỏi phường (xã)

- 17 đồng chí đẳng viên đương chức từ các phường (xã) khác chuyển

hộ khẩu và giấy GTI về

Câu 3- Đồng chí đánh giá như thế nào về các buổi sinh hoạt đã tham đự:

a) Phần trao đổi của đại điện Chỉ uỷ :

- Chuẩn bị chu đáo, nhiều thông tin bổ ích: 44 /47 phiếu = 93,6%

Trang 36

- Chuẩn bị thiếu chu đáo, rất ít thông tin hoặc thông tin không cần thiết:

3/47 phiếu = 6,3 % - Thang than góp ý phê bình đảng viên và gia đình đảng viên thiếu

gương mẫu: 39/47 phiếu = 82,9 %

- Một số đánh giá khác: 14 147 phiếu = 29,7 %

Đa số nhận xét đảng viên đương chức còn ít phát biểu, thiếu thông

tin, địa điểm sinh hoạt chật hẹp

b) Phần đóng góp của đảng viên dự sinh hoạt:

- Tham gia thảo luận sôi nổi: 33/47 phiếu = 70,2 % - Hầu như it ai phát biểu, chỉ nghe thông tin một chiều từ chi uy: 9/47 phiếu = 19,1 % - Nhận lời đảm trách một số công việc theo yéu cau cua chi uy: 28/47 phiếu = 59,5 % - Tích cực tham gia quyên góp theo sự vận động của địa phương: 41/47 phiếu = 87,2 % - Một số đánh giá khác: 24/47 phiếu = 51 %

Đa số các đảng viên về tham gia sinh hoạt tích cực, đều đặn, tham gia đóng góp phong trào địa phương

Phần nhiều đẳng viên họp còn im lặng và thì hành theo quy định, một số đẳng viên đi sinh hoạt ít phát biểu xây dựng, ngại đi họp, đặc biệt có một số đẳng viên chưa tham gia sinh hoạt lần nào và không báo cáo xin phép (như ở xã Hoà Nhơn)

Câu 4- Đông chí cảm nhận về tác dụng của chủ trương giới thiệu

đảng viên đương chức giữ mối liên hệ thường xuyên với cấp uỷ (cộng đồng dân cư) nơi cư trú như thế nào:

- Qua đấy cả đảng viên đương chức và cấp uỷ nơi cư trú đều tạo thêm

được nhiều mối quan hệ mới: 44/ 47 phiếu = 93,6 %

Trang 37

- Qua đấy đảng viên đương chức điều chỉnh được (heo hướng tốt

hơn) một số quan hệ với cộng đồng dân cư nơi cư trú (đo nhận thức rằng

mình là đẳng viên cần phải gương mẫu ): 26/47phiếu = 55,3%

- Qua đấy đảng viên đương chức có điều kiện đóng góp nhiều hơn

cho địa phương: 38/47 phiếu = 80,8 %

- Qua đấy đảng viên đương chức thu hoạch thêm được nhiều thông tin bổ ích về tình hình kinh tế- xã hội ở địa bàn cư trú:

45/47 phiếu =95,7 % - Qua đấy các cấp uỷ địa phương thu hoạch thêm nhiều thông tín bổ ích về tình hình kinh tế -xã hội của quận huyện, thành phố từ đẳng viên đương chức:

25/47phiếu = 53,1 %

- Những cảm nhận khác: 20/47phiếu = 42,5 %

Day la chủ trương đúng cô tác dụng tốt đối với đẳng viên đương chức, tạo mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau, nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ của đẳng viên, rút ngắn được khoảng cách và tâm lý xem nhẹ địa phương, tham gia góp ý xây dựng trong cộng đồng dân cư không những bản

thân đẳng viên đương chức mà còn đối với gia đình

Câu 5- Đối với những đảng viên đương chức mà bản thân và gia đình thiếu gương mẫu ở địa phương cư trú, các chỉ uỷ đã phải sử dụng phiếu nhận xét (mẫu NX) chưa:

- Đã sử dụng: 10/47 Bao nhiêu trường hợp: 22

- Chưa st dung: 37/47

Hoặc cấp uỷ nơi công tác đã phải chủ động liên hệ để fìm hiểu về

đối tượng này chưa:

- Đã liên hệ: 8/47 Bao nhiêu trường hợp: 30

- Chưa liên hệ: 39/47

Câu 6- Đánh giá chung nhất của đồng chí:

Trang 38

Tốt 26/ 47 phiếu = 55,3 %

Khá 21/47 phiếu = 44,6 %

Trung bình 0/47 phiếu = 0%

- Về tác dụng của chủ trương giới thiệu đảng viên đương chức giữ

mối liên hệ thường xuyên với cấp uỷ (và cộng đồng dân cư):

Tốt - 39/ 47 phiếu = 82,9 %

Khá 06/ 47 phiếu = 12,7 %

Trung bình 02! 47 phiếu = 4,2 %

II- NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SAU HAI NĂM ĐÀ NẴNG TRIỂN KHAI THUC HIEN CHU TRUONG NAY:

1- Còn quá sớm để đánh giá một cách toàn diện và tương đối thực chất về kết quả thực hiện chủ trương đưa đẳng viên đương chức về giữ mối liên hệ thường xuyên với cấp uỷ nơi cư trú Tuy nhiên về đại thể, trên cơ sở những thông tin chính xác khách quan, cố hàm lượng khoa học nhất định (nêu trong phần I, chương thứ hai), có thể sơ bộ rút ra mấy nhận xét về những cái chưa được và cái được như sau:

1.1- Trước hết là về những cái chưa được:

- Một số cấp uỷ cơ quan, đơn vị giới thiệu đảng viên về giữ mối liên

hệ thường xuyên với cấp uỷ (và cộng đồng dân cư) nơi cư trú còn nặng tính hình thức, thiếu kiểm tra đôn đốc, chưa phối hợp chặt chế với cấp uỷ địa

phương trong việc giới thiệu và quản lý đảng viên

- Một bộ phận đảng viên do nhận thức chưa đầy đủ mục đích, ý nghĩa của chủ trương này, cho là gò ép, bắt buộc nên chưa tự giác tham gia, sinh hoạt hình thức (có một số biểu hiện thiếu tích cực như: chỉ đến nộp giấy

mời để gọi là có mặt rồi bỏ về hoặc ngồi họp nhưng không để tâm mấy đến

nội dung sinh hoạt )

- Nội dung và hình thức tổ chức sinh hoạt còn lúng túng Theo nhận xét chung, trong các buổi sinh hoạt định kỳ, về phía chỉ uỷ chi bộ dân cư, nội dung “đánh giá tình hình thực hiện công tác xã hội, an nình trật tự, vận động quần chúng trong sáu tháng trên toàn địa bàn dân cư do chỉ bộ quản lý" được chuẩn bị và thể hiện tốt hơn nội dung “đánh giá tình hình thực

Trang 39

hiện các mặt công tác trên đối với từng đẳng viên được giới thiệu sinh hoạt và gia đình họ, nhấn mạnh những trường hợp thiếu gương mẫu; còn về phía đẳng viên đương chức, nội dung ”ø liên hệ trách nhiệm của mình về chấp hành và vận động gia đình chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, nội quy, quy định của địa bàn dân cư” hầu như không được đề cập,

mà mức độ thể hiện nội dung "Øỳ theo hiểu biết của mình mà hiến kế với

chỉ ý về việc lãnh đạo đẳng viên, nhân dân trên địa bàn làm tốt các mặt công tác xã hội, an ninh trật tự và vận động quần chúng" cũng còn thấp so

với yêu cầu và tiềm lực

- Đối với những cơ sở tiếp nhận quá đông đẳng viên, việc tổ chức

sinh hoạt gặp nhiều khó khăn (địa điểm, chỉ đạo của cấp uý địa phương và

kinh phí hoạt động )

1.2- Tuy nhiên, những cái gọi là ciu⁄ được nêu ở phần 1.1 chủ yếu xuất phát - nếu không muốn nói là chỉ xuất phát - từ sự đánh giá chất lượng các buổi sinh hoạt định kỳ Chất lượng các buổi sinh hoạt định kỳ là rấĩ quan trọng trong việc thẩm định kết quả thực hiện chủ trương giới thiệu đảng viên đương chức về giữ mối liên hệ với cấp uỷ nơi cư trú của một địa phương, một địa bàn dân cư, song không phải là zoàz bộ kết quả thực hiện chủ trương này Sinh hoạt định kỳ dẫu sao cũng chỉ là khoảnh khắc, là giờ cao điểm của toàn bộ quá trình thường xuyên liên hệ Trong cả quá trình thường xuyên liên hệ ấy, có những kết quả quan sát được và những kết quả không quan sát được Vì thế nói đến cái được là phải nói đến những kết quả quan sát được và cả những kết quả không quan sát được

- Tính đến thời điểm khảo sát (cuối năm 2000), toàn thành phố Đà Nắng có 12 408 đảng viên đương chức được giới thiệu về giữ mối liên hệ thường xuyên với cấp uy nơi cư trú (rừ những đẳng viên công tác Ở xa nơi cư trú, công tác thường xuyên lưu động; bộ đội, công an liên tục trực

chiến), đạt 100% Bản thân tỷ lệ này đã là một kết quả đáng kể

- Và hoàn toàn có thể khẳng định đây đúng ià một trong những biện pháp để tăng cường hiệu lực quản lý đảng viên đương chức Như đã nói trên, quản lý đảng viên đương chức chủ yếu là nhiệm vụ của cấp uy noi dang viên sinh hoạt đẳng và công tác, song ngoài tám giờ làm việc hằng

ngày, năm hoặc sáu ngày làm việc hằng tuần, phần lớn thời gian còn lại

đảng viên đương chức sinh sống với gia đình tại địa phương nơi cư trú, vì thế đưa đảng viên về giữ mối liên hệ thường xuyên với cấp uỷ nơi cư trú chính là đã thiết lập thêm một kênh quản lý mới đối với đẳng viên đương

chức Có thể nói đưa được 100% đảng viên đương chức về giữ mối liên hệ

thường xuyên với cấp uỷ nơi cư trú là một trong những hành động thiết

Trang 40

thực (và lâu đài) của Thành uỷ Đà Nẵng thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2)

- Nhiều đồng chí cấp uỷ xã phường và chỉ uy chỉ bộ dân cư còn cho rằng phát huy vai trò cấp uỷ nơi cư trú trong việc quản lý đẳng viên cũng chính là phát huy vai trò của từng đẳng viên đối với nhân đân nơi CH trú Người đảng viên đương chức dù ở cương vị xã hội nào cũng đều sống giữa nhân dân, sống giữa tình làng nghĩa xóm, cho nên phải tự mình gắn bó với nhân dân ngay khi còn công tác, phải ít nhiều đóng góp cho địa phương không chỉ với tư cách công dân mà còn với tư cách người cộng sản Vì thế, có đồng chí bí thư chi bộ dân cư chủ trì sinh hoạt đã phát biểu như một lời tâm sự: "Ø¿ họp tổ dân pho không nhất thiết phải là đẳng viên, bởi chỉ cần đủ tuổi thành niên là có thể thay mặt gia đình âự họp, song nếu gia đình có đẳng viên, nhất là đẳng viên đương chức thì tốt nhất các đông chí đẳng viên nên cố gắng thu xếp để đi họp" Đương nhiên, đảng viên đương chức sinh hoạt định kỳ với cấp uỷ nơi cư trú frong tư cách công chức - đẳng viên, vì thế có /ính cách bắt buộc - phải làm và một nhà có bao nhiêu đảng viên đương chức thì có bấy nhiêu người phải dự đây đủ các lần sinh hoạt định kỳ ấy; còn khi đẳng viên đương chức họp tổ dân phố rong tt cách công đân - đẳng viên, đại điện cho hộ gia đình, bởi vậy chỉ có tính chất vận động - nên làm và mỗi nhà chỉ cần một đẳng viên đương chức cố gắng thu xếp để đi họp là được

- Có nhiều đồng chí còn mong các đảng viên đương chức cư trú tại địa phương nhưng không sinh hoạt đảng với đảng bộ thành phố (hư ngành hàng không dân dụng, ngành đường sắt hay một số cơ quan, doanh nghiệp

trung ương khác đóng trên địa bàn Đà Nẵng) sớm được các tổ chức đẳng ở

trung ương giới thiệu về giữ mối liên hệ cấp uy nơi cư trú

- Quản lý đẳng viên đương chức ở đây còn cá nghĩa là quản lý luôn cả gia đình họ, qua đó cấp uỷ nơi cư trú có thể phát huy Zác đựng tích cực đối với những đảng viên và gia đình đẳng viên gương mẫu; đồng thời hạn chế rác động không tích cực đối với các trường hợp thiếu gương mẫu Đó là

chưa kể để có thể giám sát, quản lý có hiệu quả đối với đảng viên và gia

đình đảng viên đương chức, bản thân các đồng chí cấp uỷ nơi cư trú và gia đình mình cũng phải gương mẫu, phát huy tác dụng tốt ở địa phương

- Mặt khác, qua sinh hoạt với cấp uỷ nơi cư trú, nhiều đẳng viên đương chức cảm thấy có trách nhiệm hơn đối với gia đình mình (dé néu không trở thành gia đình gương mẫu thì chí ít cũng không phải là gia đình thiếu gương mẫu) và có rách nhiệm hơn đốt với địa phương Ngay tại lần -sinh hoạt đầu tiên, một số đẳng viên đương chức có điểu kiện đã xung

Ngày đăng: 02/12/2016, 12:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w