BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN MÔN HỌC NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN Đề tài: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biế
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN HỌC NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
Đề tài:
Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường
sinh thái
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thúy
Mã sinh viên: 1414410224 Lớp: Anh 1- Khối 1- KTQT- K53 Giảng viên hướng dẫn: Thầy Trần Huy Quang
Hà Nội, 2014
Trang 2MỤC LỤC
A Lời mở đầu………
B Nội dung………
I Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến………
1 Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến………
2 Tính chất của các mối liên hệ………
3 Ý nghĩa phương pháp luận………
II Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái………
1 Khái quát về mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường sinh thái………
2 Ảnh hưởng của các hoạt động tăng trưởng kinh tế với môi trường sinh thái………
2.1 Hoạt động công nghiệp………
2.2 Hoạt động nông nghiệp………
2.3 Hoạt động kinh tế biển………
2.4 Hoạt động giao thông vận tải trên đất liền………
3 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới tăng trưởng kinh tế…………
4 Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường………
C Kết luận………
Trang 3A.Lời mở đầu
Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận phát triển
về kinh tế.Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của mỗi quốc gia.Tuy nhiên, cùng với sự phát triển với tốc độ nhanh chóng của khoa học và công nghệ, nền kinh tế của các nước phát triển mạnh mẽ đồng thời môi trường cũng bị tàn phá khá nặng nề Và một vấn đề được đặt ra ở đây đối với mỗi quốc gia
đó là: làm sao để phát triển nền kinh tế mà không làm ảnh hưởng tới môi trường sống của chúng ta Có lẽ đây là một câu hỏi khá nan giải Để giải quyết vấn đề này, tăng trưởng kinh tế phải kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái Cơ sở lý luận cho vấn đề này đúng đắn nhất chỉ có thể là triết học Mác- Lenin Chính vì vậy em quyết định chọn đề tài: “Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái” để nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài trên, bản thân em muốn góp một phần nhỏ bé vào việc tìm kiếm con đường phát triển của Việt Nam trong những năm tới nhằm đưa Việt Nam thành một nước phát triển trên thế giới
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu đề tài còn nhiều thiếu sót, vậy em rất mong nhận được sự bổ sung và chỉnh sửa của thầy!
Trang 4B.Nội dung
I Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
1 Khái niệm về mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến
Từ xưa, con người đã có khát vọng tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh Vì thế con người luôn thắc mắc: Các sự vật, các hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định mỗi liên hệ đó?
Trong lịch sử triết học, để trả lời những câu hỏi đó ta thấy có nhiều quan điểm khác nhau Đối với câu hỏi thứ nhất, những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia Chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau Nếu giữa chúng có sự quy định lẫn nhau thì cũng chỉ là những quy định bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên Tuy vậy trong số nhưng người theo quan điểm siêu hình cũng có một số người cho rằng các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với nhau
và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, song các hình thức liên hệ khác nhau không
có khả năng chuyển hóa lẫn nhau Trái lại, theo những người theo quan điểm biện chứng, các sự vạt, hiện tượng, quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy địh, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau
Trả lời cho câu hỏi thứ hai, cũng có 2 quan điểm khác nhau Những người theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan và khách quan cho rằng cái quyết định mối liên
hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau của sự vật hiện tượng là một lực lượng siêu tự nhiên như trời hay ở ý thức, cảm giác của con người Trong khi đó, những người theo quan điểm duy vật biện chứng lại khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới
là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng Các sự vật, hiện tượng tạo
Trang 5thành thế giới dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu thì chúng vẫn chỉ
là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất- đó chính là thế giới vật chất Nhờ có tính thống nhất đó chúng tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những mối liên hệ xác định Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định: khái niệm mối liên hệ dung để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới Còn khái niệm mối liên
hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới
2 Tính chất của các mối liên hệ
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ gồm ba tính chất cơ bản là tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú
Các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng của thế giới có tính khách quan Sự quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng là cái vốn có, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí con người, con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình,
Tính phổ biến của các mối liên hệ thể hiện ở chỗ: không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác; đồng thời, cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên
hệ bên trong của nó, tức là, ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kì một thành phần, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần, yếu tố khác
Trang 6Quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin còn nhấn mạnh tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ, biểu hiện ở chỗ: sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau Mối liên hệ có thể chia thành nhiều loại: mối liên hệ bên trong
và bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu, mối liên hệ tất nhiên và ngẫu nhiên, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp… Các mối liên hệ này có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện tượng
Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, vì mỗi loại mối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mặt xích của mối liên hệ phổ biến Tuy vậy, sự phân chia đó lại rất cần thiết, vì mỗi loại mối liên hệ có vị trí và vai trò xác định trong sự vận động và phát triển của sự vật, Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để có cách tác động phù hợp nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình
3.Ý nghĩa phương pháp luận
Vì các mối liên hệ là sư tác động qua lại, chuyển hóa, quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, tính phổ biến nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện, tránh cách xem xét phiến diện Do đó khi nhận thức bất kì một sự vật hiện tượng nào chúng ta phải nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại của chính sự vật đó với sự vật khác Đây chính là quan điểm toàn diện Có như vậy sự vật mới nhận thức được đúng đắn Đồng thời quan điểm toàn diện đòi hỏi
Trang 7chúng ta phải biết phân biệt đươc từng mối liên hệ , xác định được vị trí, vai trò của chúng trong sự vận động, phát triển và tồn tại của sự vật Trên cơ sở đó, trong hoạt động thực tiễn, ta có các phương pháp tác động phù hợp vào sự vật, đem lại hiệu quả cao nhất Để thực hiện mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh” thì một mặt chúng ta phải phát huy nội lực của đât nước, mặt khác phải biết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hóa mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn cầu hóa kinh tế đưa lại
Vì các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú- sự vật, hiện tượng khác nhau, không gian, thời gian khác nhau các mối liên hệ biểu hiện khác nhau nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm lịch sử- cụ thể Quan điểm này đòi hỏi chúng ta khi nhận thức và xử lí các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong từng tình huống cụ thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc
xử lí các vấn đề thực tiễn
II.Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
1.Khái quát về mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường sinh thái
Giữa môi trường sinh thái và tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ biện chứng chặt chẽ Môi trường sinh thái là toàn bộ các điều kiện vô cơ, hữu cơ của hệ sinh thái ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và mọi hoạt động khác của con người Nó
là những điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người Còn tăng trưởng kinh tế là hoạt động nhằm cải thiện và phát triển đời sống của con người Như chúng ta đã biết, môi trường sinh thái được sinh ra và tồn tại trong tự nhiên, nó tồn tại khách quan độc
Trang 8lập với ý thức của con người Tuy nhiên sự phát triển của môi trường hoàn toàn phụ thuộc vào con người, con người có thể tác động làm cho môi trường tốt lên hoặc xấu đi Tăng trưởng kinh tế được sinh ra, tồn tại và phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào con người nên nó tồn tại chủ quan Mối quan hệ giữa môi trường sinh thái và tăng trưởng kinh tế được thông qua một thực thể đó là con người: môi trường sinh thái chịu tác động trực tiếp của con người, mà sự tác động đó do chính những hoạt động tăng trưởng kinh tế của con người gây ra Môi trường là địa bàn diễn ra các hoạt động tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần cho các hoạt động kinh tế của con người Các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên vào mục đích tăng trưởng kinh tế của con người dù ít hay nhiều cũng đề gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường Khi môi trường xấu đi, nó cũng gây những tác động trở lại nhất định đến việc tăng trưởng phát triển kinh tế của con người cũng như chính bản thân con người
2 Ảnh hưởng của các hoạt động tăng trưởng kinh tế tới môi trường sinh thái
Nhìn chung các hoạt động nhằm tăng trưởng kinh tế của con người đều có ảnh hưởng xấu đến môi trường Trong những hậu quả xấu do phát triển kinh tế gây
ra đối với môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên mà ô nhiễm môi trường là những hậu quả nặng nề nhất
2.1 Hoạt động công nghiệp
Việt Nam là một nước đang phát triển theo chiều hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng phát triển thì nhu cầu khai thác các thành phần môi trường để làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất ngày càng gia tăng Quá trình này thể hiện mối liên hệ cơ bản giữa tăng trưởng kinh tế
và môi trường đồng thời cũng là một vấn đề nan giải Việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hao kiệt về tài nguyên, đặc
Trang 9biệt là tài nguyên rừng Chặt cây rừng lấy gỗ làm nguyên liệu cho xây dựng, cho công nghiệp sản xuất gỗ ép, giấy… khiến diện tích rừng ngày một thu hẹp Nếu như năm 1945 độ che phủ rừng nước ta đạt 43% thì tính đến tháng 12 năm 2000 độ che phủ rừng chỉ còn 29,8% và đang ngày càng thu hẹp
Cùng với sự ra đời của hàng loạt các công ty, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, theo ước tính hiện nay trên cả nước tổng lượng chất thải rắn khoảng 49.000 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn công nghiệp chiếm khoảng 27.000 tấn/ngày Phần lớn chất thải rắn công nghiệp này chưa đc xử lí đúng cách mà thuần túy chỉ được chôn chung lẫn với rác thải sinh hoạt hay thậm chí đổ ngay tại nhà máy gây nguy hại rất lớn đối với môi trường sống
Ngoài ra trong quá trình sản xuất, các công ty, nhà máy thường thải ra một lượng nước thải khá lớn Đặc biệt khoảng 90% các cơ sở sản xuất cũ chưa có hệ thống xử lí nước thải Các nhà máy xí nghiệp nếu có tiến hành xử lí thì cũng chỉ xử
lí sơ qua rồi thải thẳng ra nguồn nước mặt, gây ô nhiễm nghiêm trọng nhiều dòng sông Ngày 13 tháng 9 năm 2008, đoàn kiểm tra liên ngành đã bắt quả tang Công
ty Vedan đóng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai xả một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý ra sông Thị Vải Theo ước tính, Vedan có thể xả nước thải tới 5.000
m3/ngày ra sông
Ô nhiễm môi trường không khí do khí thải của các ngành nhiệt điện, công nghiệp hóa chất gây nên Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, nồng độ bụi trung bình tại các điểm đo đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 6 lần Tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí, nồng độ bụi đo trong 1 giờ từ 4 đến 4,7 mg/m3, gấp 13 đến 16 lần trị số cho phép Nồng độ các chất khí độc hại như CO, CO2, SO2,… trong không khí xung quanh nhiều nhà máy và khu công nghiệp đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ
Trang 101,5 đến 2,5 lần Ô nhiễm không khí không chỉ gây mất mĩ quan mà còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người
2.2 Hoạt động nông nghiệp
Nước ta là một nước có nền kinh tế có xuất phát điểm từ nông nghiệp và cho đến nay, nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế Hoạt động sản xuất nông nghiệp không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu nước ngoài Kim ngạch xuất khẩu khoáng sản và hàng hóa nông lâm, thủy hải sản chiếm tới 63% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Nước ta đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình này hứa hẹn nhiều cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu to lớn của thị trường quốc tế Tuy nhiên
đi đôi với sự gia tăng của các hoạt động sản xuất là khả năng gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường ngày càng lớn
Trong trồng trọt, để tăng sản lượng nông sản nhằm phục vụ nhu cầu lớn trong nước và xuất khẩu, nông dân thường sử dụng các chất kích thích, phân bón, thuốc trừ sâu… cho cây trồng Trước hết là việc lạm dụng phân bón quá mức gây thoái hóa đất trồng Việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất do các loại hóa chất ngấm vào Người nông dân ý thức chưa cao sau khi sử dụng không thu gom vỏ, bao bì của các loại thuốc trừ sâu, khiến những bao bì rác thải này lưu lại trong đất không phân hủy, làm ảnh hưởng tới đất trồng
Ngành chăn nuôi hàng năm đóng góp khoảng 73 triệu tấn chất thải, trong đó chỉ có 30-60% chất thải được xử lí, còn lại xả thẳng ra môi trường
Ngoài ra, ở các đồng bào dân tộc miền núi, hiện tượng đốt phá rừng bừa bãi làm nương rẫy cũng gây ra những thiệt hại cho môi trường: thu hẹp diện tích trồng rừng, có thể gây cháy rừng, làm mất cân bằng hệ sinh thái