1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Quy trình và phương pháp nuôi cá biển

95 679 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 29 MB

Nội dung

Trang 1

eee UONG PHAP tak LUAN VAN NUOI CA BIEN he À `, 3 W & as 4 2 = ~

DE TAI: QUY TRINH VA PH

Trang 2

Mục lục

LOI NOI DAU ecececccscsescscsesesesscececscacscecscacacscevavansvsvecsesvavsvansssasacecavacaes 3 BAI MO DAU uu ecececcesesescscscsessscececscscscecscacacacevavavsvevecsessansvecsesesssasecavacaes 5 I KHAI NIEM, VI TRI VA NHIỆM VỤ MÔN HỌC - s55 =¿ 5

1 Khãi nIỆm: -. cọ ng ng ng ren 5 2 VỊ trí và nhiệm VU MON! 00 ee ecececccceeeececcceeceeuscsceccsseeeevsessseeeeuseeeseseeseees 5

3 Mục đích yêu CẦU: tt 1H 1H HH TT TT ng ng re: 5

Il CAC TIEU CHUAN TUYEN CHON MOT DOI TUONG CA BIEN DUA VAO NUOL.u.ccccssesscsssesesssscscsssscsscsscessvssssvsvsscsvsnsssessrstsesssevessseveeeees 5

Ill TINH HINH NUOI CA BIEN TREN THE GIOI VA O VIET NAM 6

1.TRÊN THE GIGI cccccccccscscsssesecscscecscessscecsvsvssecavacscevavsvsesevavevseeeeen 6

1.1 Khu vực Tây Bac Aur cceccccscscccssssssscsececscssssscecacsesessssnsvevevetsvarenevees 7

1.2 Khu vực Địa Trung Hải 22x hen, 11 1.3 Khu vite Nam MY ccccccccccccceccececeeeececeeeeeeecececceeeeeeseeeeeeeeeeeeeegs 13

1.4 Khu vực Đông Á và Đông Nam Á G6 Street 14

2 Ở VIỆT NAM Gv 11111 111 171111 15

Churong ID: — 17

I DAC DIEM SINH HOC CUA CA CHEM (Lates calcarifer Bloch,

PP 17

1 Hệ thống phân loại và hình thái - 5 - xxx SE ekv ve cerveere 17

1.2 Hình thái và đặc điểm nhận 2/2115 SA 18

2 Phân ĐỒ - (<5 S311 1311 3111 1111513111315 7111111 1115111 111113 19

3 Khả nảng thích ứng với môi trường 5- sex xe rerxcee 20 4 Đặc điểm dinh dưỡng - tt TT KH Tre 21

6 Vong 8vì 1v 80.01 22

7 Đặc điểm sinh sản của cá Chẽm St Sa St Sa ve eveEeEeErererrersred 23

Trang 3

LOI NOI DAU

Trong những năm gân đây, tình hình ni tơm ở nước ta đã và đang gặp một số khó khăn nhất định Môi trường ô nhiễm, dịch bệnh lây lan ngày càng nghiêm trọng, khó giảm sát, quản lý Cộng đông dân cư ở các vùng nuôi tôm trước đây đang gặp nhiêu khó khăn về đời sống, nợ nân khơng có khả năng chỉ trả Để góp

phần cải thiện và phát triển 6n định nghề nuoi trong thuy san o Viét Nam, van

đề đặt ra là cần nghiên cứu phát triển đa dạng hóa các đối tượng ni, các hình

thức nuôi, luân canh xen vu Dé tận dụng hệ thông ao đìa ni tơm dang bo

khơng, hoang phí, đơng thời đẩy mạnh phát triển nuôi cá lông trên biển, việc

nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản, sản xuất giỗng nhân tạo và nuôi thương

phẩm các loài cá biển có giá trị kinh tế là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay

Việt Nam có lợi thế bờ biển dài 3260km với nhiều eo vịnh, nhiều diện tích đất

ven biển cho nên rất thuận lợi để phát triển nuôi cả biển cả về nuôi lông trên biển và nuôi trong ao đất Mặt khác, chúng ta còn gân thị trường tiêu thụ cả

biển sống lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Hông Kông, Nhật Bản Cho nên phát

triển nuôi biển là một trong những định hướng của nước ta từ nay đến 2010 Nhưng thực tế trong những năm vừa qua tốc độ phát triển của ngành còn chậm và chưa phát huy được tiềm năng và lợi thế Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản,

sản lượng cả biển nuôi của Việt Nam năm 2004 mới chỉ đạt 13.865 tấn trong khi

đó mục tiêu đề ra đến 2010 sản lượng nuôi phải đạt 200.000 tấn Qua đánh giá phân tích thì có rất nhiễu ngun nhân ảnh hưởng tuy nhiên một trong những yếu tổ quan trọng đề Việt Nam chưa đẩy nhanh được tốc độ phát triển nuôi cả

biển là chưa chủ động được con giống (Lê Xân, 2006)

Bên cạnh việc quy hoạch, sắp xếp lại và định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản bên vững, nghệ nuôi cá biển ở nước ta bat dau có những bước phát triển đáng kế Nhiễu loài cả có giả trị kinh tế đã và đang được nghiên cứu nuôi

như: cá Mú (Epinephelus spp) cá Giò (Rachycenron canadum), cad Hong

Trang 4

calcarijfer) đã được nghiên cứu trên nhiều khia cạnh khác nhau Hiện đã có qui trình sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm hoàn thiện

Hiện nay, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá biển ở nước ta mới bắt đầu hình thành, từng bước được cải thiện, nâng cao và tiếp thu kinh nghiệm của thể giới Nên các qui trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm chưa được hoàn thiện Cơng trình ni (cụ thể là lông nuôi) đa phần là qui mô nhỏ đơn giản Kỹ thuật nuôi biến đổi hàng ngày và phát triển một cách đa dạng tùy theo điêu kiện từng vùng Vì vậy, trong phạm vì cuốn sách này không thể cung cấp đến độc giả tất cả những cải tiến kỹ thuật, những giải pháp kỹ thuật đặc thù theo từng địa phương, những biến đổi liên tục qua từng vụ, từng năm Chúng tôi hy vọng với những đặc điểm sinh học cơ bản của các đổi tượng cá biển nuôi, những qui trình kỹ thuật cũng như kinh nghiệm sản xuất, được trình bày trong tài liệu này sẽ giúp cho bạn đọc tích lũy và hệ thông được các kiến thức cần thiết dé tìm hiểu sâu hơn về các đối tượng cá biển nuôi Hiểu rõ hơn và nắm được các bước cơ bản, chủ yếu của các qui trình kỹ thuật nuôi, thông qua đó dễ dàng tiếp cận với bắt cứ một giải pháp kỹ thuật nuôi mới hoặc một phương pháp nuôi mới nào khác, để cải tiễn, áp dụng đẩy mạnh nghề nuôi cá biển phát triển nhanh, ôn định và bên vững

Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã sử dụng các tư liệu, các kết quả

nghiên cứu về sản xuất giỗng và nuôi thương phẩm cá biển của nhiễu tác giả

trong và ngoài nước Tuy nhiên, có một số vấn đê được tham khảo từ các bài giảng, các ghỉ chép không rõ nguồn gốc, nên không thể tránh khỏi sự thất lạc

xuất xứ, khó khăn cho việc trích dân tài liệu tham khảo Rất mong được sự

lượng thứ của các tác giả và xin chân thành cảm ơn Mặc dù đã có nhiều cổ

gắng, nhưng bài giảng vẫn không thể trảnh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận

Trang 5

Chương I:

BAI MO DAU

I KHAI NIEM, VI TRI VA NHIEM VU MON HOC

1 Khai niém:

Kỹ thuật nuôi cá biển là một môn học chuyên nghiên cứu các đặc điểm sinh học chủ yếu và những qui trình kỹ thuật ni của một số đối tượng cá biển có

giá trị kinh tế

2 VỊ trí và nhiệm vụ môn:

- Kỹ thuật nuôi cá biển là một trong những môn học chuyên mơn chính của

sinh viên ngành Nuôi trồng Thủy sản

- Giúp cho sinh viên vận dụng kiến thức tông hợp từ các môn học cơ bản, cơ sở để tìm hiểu, năm được các đặc điểm sinh học chủ yếu của các lồi cá biển ni Đồng thời cung cấp cho sinh viên những thông tin, những qui trình kỹ

thuật nuôi đã đúc kết từ thực tế sản xuất, nghiên cứu trong và ngoài nước 3 Mục đích yêu câu:

Sinh viên phải năm được các đặc điêm sinh học của các loài cá biên kinh tê

nuôi Các biện pháp kỹ thuật ni đê có thê áp dụng vào thực tÊ sản xuât và nghiên cứu, sau khi tốt nghiệp ra trường

II CÁC TIỂU CHUAN TUYEN CHON MOT DOI TUONG CA BIEN DUA VÀO NUÔI

+ Khi chọn một đối tượng cá biển đưa vào nuôi cần dựa vào các tiêu chuẩn

Sau:

- _ Là loài cá có giá trị kinh tế, đặc biệt là có giá trị xuất khâu - _ Có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh

- _ Có phân bố gần khu vực ni hoặc khả năng thích ứng với điều kiện môi trường tốt

- Nguồn giống: có giống tự nhiên xuất hiện hàng năm và có khả năng

Trang 6

Có thể ăn các loại thức ăn thay thế thức ăn mục lụccủa loài, đặc biệt là

thức ăn tổng hợp

Sức đề kháng khỏe, ít bệnh tật

+ Một sô vân đê cân nghiên cứu trước khi đưa một đôi tượng cá biên vào

nuoi:

Nghiên cứu sản xuất con giống nhân tạo của các đối tượng cá biển nuôi

đã được lựa chọn

Nghiên cứu xây dựng các hệ thống cơng trình ao nuôi bán thâm canh,

thâm canh và lơng ni thích hợp, hữu hiệu trong việc kiểm soát dịch

bệnh và chất thải Đặc biệt chú ý đến vẫn đề ô nhiễm môi trường

Nghiên cứu chế biến thức ăn công nghiệp cho các đối tượng cá biển ni Tìm kiếm nguồn protein thay thế cho bột cá và sử dụng một cách

hiệu quả các loại thức ăn đã có

Nghiên các biện pháp phòng và trị bệnh cá

Triển khai nghiên cứu, nuôi thử nghiệm để xây dựng các qui trình kỹ

thuật Các mơ hình ni

Qui hoạch, phân vùng phát triển dài hạn với cơ cấu đối tượng nuôi và

mức độ phát triển (diện tích, số lồng, sản lượng ) phù hợp với điều kiện

kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và các ngành có liên quan Việc lựa chọn đối tượng nuôi và xây dựng kế hoạch nghiên cứu phát

triên công nghệ mang tính chiến lược rất cao Chọn lựa đúng với kế hoạch hợp lý sẽ giảm thiểu những rủi ro và tăng thêm cơ hội thành công

của nghề nuôi cá biển

Sau khi nuôi thử nghiệm thành cơng, hồn thiện qui trình kỹ thuật, từ đó chuyển giao cơng nghệ nuôi cho người đân phát triển nuôi đại trà, công

nghiệp với qui mô lớn

Ill TINH HINH NUOI CA BIEN TREN THE GIOI VA O VIET NAM 1.TREN THE GIGI

Nuôi cá biển phục vụ xuất khẩu tuy mới phát triển vào những năm 80 của thể

Trang 7

Lĩnh vực này đang phát triển rất mạnh, trên thế giới có thể chia làm 4 khu vực có nghề ni cá biển phát triển mạnh nhất hiện nay: Tây Bắc Âu, Dia Trung Hải, Nam Mỹ, Đông Á và Đông Nam Á Nhìn chung nghé ni cá biển xuất

khẩu có một số đặc điểm nỗi bật: các đối tượng nuôi không nhiều, hầu hết là

những loài q hiễm có nhu cầu ngày càng cao trên thị trường thế giới Nhưng

nguôn lợi tự nhiên của chúng lại rất hạn chế và đã bị khai thác kiệt quệ Phương

thức nuôi cá ở các nước tiên tiến hiện nay chủ yếu là công nghiệp và các thành tựu khoa học công nghệ mới nhất được áp dụng nhanh chóng: cơng nghiệp ni

cá biển phát triển rất nhanh và lan rộng nhưng ít gây ô nhiễm tới môi trường

biển; sản phẩm xuất khâu đều là mặt hàng có giá trị cao nên hiệu quả kinh tế của

hoạt động này rất thuyết phục

1.1 Khu vực Tây Bắc Âu:

Đây là khu vực đứng đầu thế giới về nuôi cá biển xuất khẩu cả về sản lượng, trình độ khoa học công nghệ, hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường

Đặc điểm nỗi bật của nghề nuôi cá biển ở Tây Bắc Âu là chọn đúng đối tượng có nhu cầu cao và luôn tăng lên không chỉ ở Châu Âu mà còn trên phạm vi thế

giới Đó là cá Hồi Dai Tay Duong (Salmo saiar) Đã gần 3 thập kỷ phát triển

nuôi cá Hồi Đại Tây Dương phục vụ xuất khâu, nhưng đến nay lĩnh vực này vẫn

phát triển vững chắc và đầy triển vọng Kết quả to lớn mà các nước như Na Uy,

Anh, Pha-rôi-e, Đan Mạch thu được, đã cỗ vũ nhiều quốc gia ở các khu vực

khác học tập và phát triển rất có hiệu quả

1.1.1 Nuôi cá biển xuất khẩu ở Na Uy

Na Uy đang dẫn đầu thế giới về nuôi cá biển xuất khâu trong suốt nhiều

thập kỷ

qua và trong tương lai còn tiếp tục phát triền mạnh hơn nữa Vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hạm tàu khai thác cá biển hùng mạnh của Na Uy bị khủng

hoảng trầm trọng do mắt các ngư trường quốc tế Nghẻ cá dựa hắn vào khai thác

lúc đó bị suy giảm trầm trọng Để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này, Na Uy

đã chọn chiến lược mũi nhọn phát triển nghề cá là nuôi nhân tạo cá biển phục vụ xuất khâu Toàn bộ sức mạnh kinh tế và khoa học công nghệ được ưu tiên cho

nghề nuôi cá biến

Với mục tiêu chủ yếu là xuất khẩu, nên người ta đã tập trung nghiên cứu, dự

Trang 8

chỉ chọn một đối tượng ưu tiên hàng đầu là cá Hồi Đại Tây Dương Cho đến nay thực tiễn chứng tỏ sự lựa chọn lúc đó là rất đúng đắn

Ngay từ đầu, việc phân công trách nhiệm trong nghẻ nuôi cá Hồi cũng khá

mạch lạc, rõ ràng Chính phủ Na Uy giao trách nhiệm cho các cơ quan nghiên

cứu khoa học nghề cá tập trung vào việc nghiên cứu sản xuất giỗng nhân tạo chất lượng cao, chế biến thức ăn công nghiệp cho cá ở tất cả các giai đoạn, nghiên cứu các công nghệ nuôi tăng sản, nghiên cứu cách phòng, chữa bệnh cho cá nuôi và các biện pháp bảo vệ môi trường biển khỏi bị ô nhiễm Các cơ quan

thiết kế và đóng tàu cá được giao nhiệm vụ thiết kế chế tạo các thiết bị nuôi cá

công nghiệp như hệ thống lồng đặt ở biển, các hệ thống trại ương cá giống, các

máy móc cơ khí hóa và tự động hóa phục vụ nuôi cá Các ngân hàng có nhiệm vụ cấp tín dụng và hoàn toàn thõa mãn các dịch vụ về tài chính cho mọi nhu cầu

phục vụ muôi cá “Hội những người nuôi cá Hồi Na Uy” được thành lập để tập

hợp tất cả các chủ trang trại chuyên nuôi cá Hồi trong một tô chức với các qui

định về nghĩa vụ và quyên lợi thiết thực Vì mục tiêu chủ yếu của nghề cá Na Uy nói chung và ni cá Hồi nói riêng là xuất khâu nên “Hội những nhà xuất

khẩu cá Hồi Na Uy” cũng được thành lập ngay sau đó Càng về sau tô chức này lại càng phát huy tác dụng và tỏ ra là rất cần thiết, góp phần to lớn vào phát triển nghề nuôi cá biển xuất khẩu của Na Uy Đề củng cố và tiếp tục phát triển vững chắc lĩnh vực này trên thế giới, Na Uy cịn có đóng góp quan trọng vào việc thàh lập “Thị trường cá Hồi quốc tế” mà thành viên hiện nay là các nước: Na Uy,

Anh, Chile, Canada, MV

Sản lượng cá Hồi nuôi của Na Uy gần 3 thập kỷ qua tăng trưởng rất nhanh va

luôn gây ngạc nhiên cho các giới quan sát (*)Hiện nay Na Uy chiếm 65% sản

lượng nuôi cá Hồi Đại Tây Dương của thế giới và chiếm 33% tổng sản lượng

nuôi tất cả các loại cá Hồi trên thế giới

Cá Hồi Đại Tây Dương là loài cá q hiếm ln có giá tri cao trên thị trường

thủy sản thế giới Với sản lượng 310 nghìn tấn (1997) tuy chỉ chiếm 11% tổng

Trang 9

Phương thức nuôi cá ở Na Uy là nuôi công nghiệp theo chu kỳ khép kin Cac cơ sở sản xuất con giống nhân tạo không chỉ hoàn toàn đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước Tây Bắc Âu khác Công nghiệp sản xuất thức ăn nhân tạo rất phát triển và ngày càng hoàn thiện Các loại thức ăn cho mọi q trình ni đều khơng chỉ có chất lượng cao mà cịn có khả năng phòng và chữa bệnh cho cá Hình thức ni chủ yếu là nuôi lồng biển hoặc nuôi trong các bề bê tông xây sát biển Năng suất nuôi cá thương phẩm đạt khoảng 10kg/m° lồng trong một vụ nuôi Cá thương phẩm khối lượng từ 2 — 4kg/con

Do mục tiêu là xuất khẩu nên người ta đặc biệt chú trọng phát triển công nghiệp bảo quản và chế biến cá nuôi Các sản phẩm xuất khẩu từ cá Hồi nuôi

đều là các mặt hàng có giá trị cao và rất đa dạng Mặt hàng xuất khẩu chủ lực là

cá Hồi tươi nguyên con (đã moi ruột, móc mang) Khối lượng xuất khâu tăng rất nhanh từ 141 nghìn tấn năm 1994 lên 205 nghìn tấn năm 1997 đạt giá trị 725

triệu USD Mặt hàng cá Hồi đơng giữ vị trí thứ 2 với khối lượng xuất khâu 47 nghìn tấn, đạt giá trị 180 triệu USD (1997) Các sản phẩm cao cấp khác như cá Hồi phi lê, cá Hồi đông phi lê, cá Hồi hun khói, cá Hơi đóng hộp có khối lượng ít Tổng khối lượng các sản phẩm cá Hồi xuất khâu của Na Uy năm 1997 là 278 nghìn tấn, đạt giá trị 1,08 tỷ USD

Nghề nuôi cá biển xuất khâu của Na Uy đạt được thành tích kỳ diệu, trở thành

lĩnh vực sản xuất rất lớn và đạt hiệu quả cao Sản phẩm cá nuôi chỉ chiếm 11%

tong sản lượng thủy sản, nhưng đã đóng góp 36% giá trị xuất khâu thủy sản của

Na Uy Gần đây Na Uy đã vượt Mỹ và trở thành cường quốc số 2 thế giới về xuất khẩu thủy sản (3,3 tỷ USD năm 1997), Riêng cá Hồi nuôi nhân tạo phục vụ xuất khẩu đã vượt 1 tỷ USD/năm là điều mà chưa quốc gia nào đạt được

Tuy nhiên nghề nuôi cá biển xuất khâu của Na Uy phát triển nhanh, đạt kết quả lớn, nhưng họ cũng đã gặp khơng ít khó khăn Tình hình dịch bệnh thường xuyên, có thể dẫn đến thất bại hồn tồn nếu khơng có các biện pháp phịng

chống hiệu quả và kịp thời Vẫn đê gây ô nhiễm môi trường biến cũng là vấn đề

rất lớn Điều đáng chú ý là đã gần 3 thập kỷ tiến hành nuôi cá tăng sản, nhưng

nhìn chung nước biển ven bờ của Na Uy vẫn giữ được trong sạch Đây cũng là

thành tựu lớn của họ đóng góp cho kinh nghiệm nuôi trồng thủy thế giới Tuy

vậy, khó khăn lớn nhất cho nghề nuôi cá biển của Na Uy là tìm được đầu ra, thị trường Ôn định cho sản phẩm xuất khẩu Hiện nay, việc cạnh tranh trên thị

trường cá Hồi nuôi thế giới vẫn rất gay gắt Các nước khác như Anh, Đan Mạch,

Chi lê, Mỹ, Canada ln tìm cách hạ giá thành sản phẩm cá nuôi và giành giật

Trang 10

quyết liệt thị trường Do vậy giá xuất khẩu cá Hồi nuôi tiếp tục giảm Mặc du

vậy, Na Uy vẫn rất lạc quan vào lĩnh vực nuôi cá biển xuất khâu của họ Năm 1998, Na Uy đã xây dựng xong dự án nuôi cá biển xuất khâu đến năm 2010

trong tương lai gần, họ sẽ vẫn là cường quốc hàng đầu thế giới về lĩnh vựuc này

Mục tiêu là 1 triệu tấn cá biển nuôi vào năm 2010, trong đó một nửa là cá hôi Đại Tây Dương, một nửa là cá Tuyết, cá Bơn và cá Thu Bắc Đại Tây Dương

1.1.2 Các quốc gia Tây Âu khác

+ Anh: nước Anh đứng thứ 2 Tây Âu về nuôi cá Hồi Riêng sản lượng nuôi

ca Héi Dai Tay Duong (Salmo salar) da lén dén 75 nghin tan nim 1997, tang 10

lần so với sản lượng năm 1987 Nghè nuôi cá Hồi Đại Tây Dương của Anh chủ yếu ở vùng biển thuộc Scotland Tại đây có 54 công ty chuyên nuôi cá Hồi Đại

Tây Dương

Nhìn chung, nuôi cá Hồi của Anh đạt trình độ cao khơng kém gì Na Uy Phương thức ni cơng nghiệp đạt trình độ cơ giới hóa và tự động hóa tất cao

Tất cả các cơ sở nuôi cá Hồi đều được trang bị máy tính ngay từ thập kỷ 80 Thể

tích các lông nuôi cá đạt 7,3 triệu m” nước Mức tăng trưởng sản lượng gân đây

rất cao, đạt trung bình 10% năm Năng suất ni trung bình đạt 9,5kg/mỶ lồng trong một vụ nuôi Cá thương phẩm 2 — 2,5kg/con

Điều khác biệt của nghề nuôi cá Hồi ở Anh là không phải xuất khẩu toàn bộ

sản lượng như Na Uy mà chỉ khoảng một nửa Do nhu cầu của thi trường trong nước rất cao Nên một mặt họ vẫn xuất khẩu cá Hôi nuôi sang EU Một mặt họ

vẫn nhập từ Na Uy, Pha-rơi-ê Anh cịn là quốc gia nuôi cá Hồi nước ngọt nỗi

tiếng ở châu Âu Sản lượng đạt 17 nghìn tấn năm 1997 Đây cũng là lồi cá q

hiém được ưa chuộng không kém gì cá Hồi biển

+ Quân đảo Pha-rôi-ê: Quốc đảo này chỉ có 47 nghìn người, nhưng lại có tổng sản lượng thủy sản tới 260 nghìn tấn, trong đó có 18 nghìn tân cá Hơi ni

Có lẽ, đây là quốc gia có sản lượng cá ni bình qn trên đầu người cao nhất

thế giới Hằng năm họ xuất khẩu trên 200 nghìn tấn hải sản, thu về 350 triệu

USD (1997), trong đó có 72 triệu USD từ xuất khẩu cá Hồi nuôi

Sự thành công của Na Uy đã khích lệ quốc gia hải đảo nhỏ bé này phát triển

nghề nuôi cá Hồi xuất khâu Sản lượng tăng rất nhanh từ 13 nghìn tấn năm 1995 lên 18 nghìn tấn năm 1997, trong đó xuất khẩu 15 nghìn tấn sản phẩm cá Hồi nguyên con ướp lạnh Sản lượng cá nuôi chiếm 7% tổng sản lượng thủy sản,

Trang 11

của họ tuy mới ra đời, nhưng đã có đóng góp rất lớn cho việc phát triển sản xuất

và xuất khẩu thủy sản, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất của quốc gia này Ngoài các quốc gia Tây Bắc Âu nêu trên, nghề nuôi cá biển xuất khẩu đang

phát triển mạnh ở Aixơlen, Airơlen, Đan Mạch, Hà lan và Phần lan Các đối tượng nuôi chủ yếu là cá Hồi Đại Tây Dương, cá Bơn, cá Tuyết, cá Thu Trong

tương lai nghê nuôi cá biên ở Tây Au được col là hướng mới đây triên vọng

1.2 Khu vực Địa Trung Hải

Nghề nuôi cá Vược xuất khẩu của Hy Lạp nhanh chóng thu được kết quả ngoài mong đợi, châm ngòi cho sự bùng nỗ lĩnh vực này ra toàn khu vực ven Địa Trung Hải Vốn có nghề ni hải sản nói chung và ni cá nói riêng kém phát triển, vùng Địa Trung Hải bỗng dưng trở thành khu vực sôi động nhất với

mức tăng sản lượng cá nuôi nhanh nhất thế giới Điều rất đặc biệt là nhiêu quốc

gia Hồi giáo Bắc Phi và Trung Đơng, vốn khơng có truyền thống nuôi cá biển,

cũng đang khân trương thực thi các dự án lớn về nuôi cá và kết quả thu được

cũng đáng bắt ngờ (72 nghìn tấn, năm 1997)

Như vậy chỉ sau thời gian rất ngăn vùng biên Địa Trung Hải đã trở thành khu vực nuôi cá Vược lớn nhất thế ĐIỚI Đến cuối thế kỷ XX, sản lượng cá Vược

nuôi ở đây sẽ đạt 100 nghìn tấn Ngoài cá Vược là chủ lực, nhiêu nước đã phát triển nuôi cá Hồi, cá Tâm gốc Nga, cá Ngừ vây xanh, cá Chình và cá Rô Phi,

nhưng chỉ chiếm 3% sản lượng

Dẫn đầu về nuôi cá biển ở khu vực này là Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Tây Ban Nha Các quốc gia Hồi giáo như: Ai Cập, Tuynidi, Ma Rốc, Xiri mãi tới

năm 1994 — 1995 mới bắt đầu tiễn hành nuôi cá biển, nhưng chỉ sau 2 năm đã đạt sản lượng vài nghìn tấn cá Vược/mỗi nước

+ Hy Lạp: Mãi đến năm 1986 Hy Lạp mới thí nghiệm ni nhân tạo hai loài cá Vược Địa Trung Hải đang có nhu cầu rất cao ở thị trường Italia Họ dự đốn

rằng 2 lồi cá này đã bị khai thác kiệt quệ và trong tương lai có nhu cầu tiêu thụ

ngày càng tăng không chỉ ở Italia mà còn ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha

Hai đối tượng được chọn nuôi là cá Vược chau Au (Dicentrachus labrax) va ca Trac Vang (Sparus aurata) theo tỷ lệ tương ứng là 52% và 48% Do ngay từ đầu nghề nuôi cá đã theo phương thức công nghiệp, nuôi băng lồng biển, thức ăn

tổng hợp, chất lượng cao, phòng trừ bệnh tốt nên sản lượng tăng nhanh Chất

lượng cá đông xuất khâu đáp ứng thị trường thu được kết quả thật bất ngờ

Trang 12

Sản lượng cá nuôi của Hy Lạp tăng nhanh từ con số 0 năm 1986 lên 21 nghìn

tan (1996) và 28 nghìn tấn (1997) Chỉ sau 10 năm, Hy Lạp từ chỗ khơng có nghề ni cá biển, đã trở thành quốc gia nuôi cá biển xuất khẩu lớn nhất khu vực

Địa Trung Hải và dẫn đầu châu Âu và sản xuất cá Vược Hiện nay, Hy Lạp có

220 cơ sở sản xuất cá Vược.Trong đó gần một nửa tự sản xuất được con giỗng

nhân tạo Tất cả các cơ sở sản xuất đều là tư nhân và là thành viên của “Liên

hiệp nuôi trồng hải sản Hy Lạp”

Nuôi cá Vược xuất khâu nhanh chóng trở thành lĩnh vực sản xuất mũi nhọn

của nghề cá Hy Lạp Xuất khâu đạt 140 triệu USD năm 1997 Chính kết quả này

đã thúc đây phong trào nuôi cá Vược xuất khẩu lan ra nhanh chóng khắp các nước quanh khu vực Đia Trung Hải

+ Italia: Nghề nuôi cá Vược ở Italia cũng phát triển rất nhanh và đạt 7.500 tấn

năm 1997, đứng thứ 3 ở khu vực Địa Trung Hải Đặc điểm nỗi bật của nghề ni cá biển Italia là trình độ khoa học công nghệ và chun mơn hóa cao Các công ty nuôi thủy sản của Italia không tập trung hồn tồn vào ni cá thương phẩm

mà họ còn sản xuất cá Vược giống để xuất sang khắp các quốc gia ven Địa Trung Hải Hầu như 12 quốc gia đang phát triển nuôi cá Vược ở Địa Trung Hai đều nhập khâu con giống từ Italia Các công ty sản xuất cá giống tập trung ở vùng đảo Xixin (miền Nam Italia) Ngoài ra, các công ty của Italia còn xuất

khẩu rộng rãi các máy móc, trang thiết bị phục vụ nuôi cá, thức ăn cơng nghiệp

và tƠ hợp các lồng nuôi cá biển Nghề nuôi cá Vugc 6 Italia chỉ phục vụ nhu cầu

nội địa, vì Italia là thị trường tiêu thụ cá vược lớn nhất EU

+ Thổ Nhĩ Kỳ: Là quốc gia có sản lượng cá Vược nuôi đứng thứ 2 ở khu vực

Địa Trung Hải (11.000 tắn năm 1997) Nghè nuôi cá Vược của Thô Nhĩ Kỳ phát

triển cả ở Địa Trung Hải và biên Bắc Hải Công nghệ ni đạt trình độ cao, chủ

yêu nhập khâu từ các nước thành viên EU Phương thức nuôi công nghép bang

lông biển Cả nước có 90 cơng ty và trang trại nuôi cá Vược Sản phẩm cá nuôi

vừa phục vụ nhu cau cho khách du lịch nước ngoài ngày càng tăng, vừa xuất

khẩu một phần sang thị trường Italia Năm 1997, xuất khẩu cá Vược nuôi đạt 21

triệu USD

+ Pháp: Từ 1992 đến 1997 sản lượng cá Vược nuôi của Pháp tăng lên 10 lần

đạt 4.800 tắn, đứng vào hàng các nước sản xuất cá Vược chính ở Địa Trung Hải

pháp có 60 cơng ty và trang trại chuyên nuôi cá Vược Giống như Italia, các công ty nuôi cá của Pháp rât năng động Sản phâm của họ rât đa dạng, vừa xuât

Trang 13

khẩu cá giỗng, vừa xuất khẩu cơng nghệ, máy móc phục vụ nuôi cá, chủ yếu cho các quốc gia Bắc Phi

+ Tây Ban Nha: Từ năm 1991 đến 1997 sản lượng cá Vược nuôi của Tây Ban

Nha tăng 12 lần và đạt 6.300 tấn, đứng hàng thứ 4 ở khu vực Địa Trung Hải

Tây Ban Nha là quốc gia nuôi trồng hải sản lớn nhất ở khu vực Địa Trung Hải Đối tượng nuôi chủ yếu của họ là Vẹm Xanh (200 nghìn tấn/năm) Ngồi ra họ cịn ni nhiều loài khác như cá Hồi biển, cá Bơn, cá Ngừ Vây Xanh và cá Vược

là đối tượng quan trọng nhất Tây Ban Nha là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn

nhất Tây Âu, nên sản phẩm nuôi không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước

Các quốc gia Hồi giáo Bắc Phi như Ai Cập, Tuynidi, Ma Rốc, Angiêri cũng

đang rất quan tâm phát triển nuôi cá biến, đặc biệt là cá Vược Từ năm 1994 —

1995, hầu như tất cả các nước Bắc Phi ven Đia Trung Hải đã có nghề nuôi cá

Vược Do mạnh dạn nhập khẩu công nghệ nuôi cá biển tiên tiễn của Tây Au, nén

sản lượng của họ tăng rất nhanh 1.3 Khu vực Nam Mỹ

Nghề cá Nam Mỹ nỗi tiếng từ lâu với các quốc gia khai thác hải sản hàng đầu

thế giới như Pêru, Chilê, Argentina gần đây, phong trào nuôi hải sản xuất khâu

phát triển rất nhanh với các nước mới như Equado, đứng thứ 2 thế giới về nuôi

tôm xuất khâu Đặc biệt Chilê, chỉ sau một thời gian ngắn đã trở thành quốc gia nuôi cá biển xuất khẩu hàng đầu Tây Bán Cầu và đứng thứ 2 thế giới

+ Chilê: Nghề cá Chilê được FAO đánh giá là có hiệu quả nhất ở Châu Mỹ La

tinh Trước đây nghề cá mang tính độc canh, chỉ tập trung khai thác cá nỗi kém

giá trị để chế biến bột cá xuất khâu, nên hiệu quả không cao Từ cuối thập kỹ 80 thế kỷ XX, Chilê đã đề ra chính sách mới, coi nuôi cá biển xuất khẩu là hướng

quan trọng khơng kém øì khai thác Chỉ sau một thời gian ngắn, công nghiệp nuôi cá Hồi xuất khâu lớn mạnh, đạt kết quả bất ngờ, vượt quá sự mong đợi Sản lượng cá Hồi nuôi năm 1988: 5 nghìn tấn, đến năm 1998 đạt 205 nghìn tấn

Tốc độ tăng trưởng của nghề nuôi cá Hỗi xuất khâu của Chilé đã gây ngạc nhiên lớn cho các giới quan sát Theo tuyên bố mới đây của ông Chủ tịch hiệp

hội những người ni cá Hồi Chilê, thì giá thành sản xuất một đơn vị sản phẩm cá Hồi của họ là thấp nhất thế giới Nguyên nhân chủ yếu để họ đạt được điều này là điều kiện tự nhiên của Chilê rất lý tưởng cho việc phát triển nuôi cá Hồi

Trang 14

kha trong sach, co điều kiện nhiệt độ lý tưởng cho việc nuôi tăng sản cá Hồi

bằng lồng: có cơng nghiệp bột cá lớn thứ 2 thế giới, cung cấp đầy đủ bột cá chất lượng cao nhất cho công nghiệp sản xuất thức ăn tổng hợp phục vụ nuôi cá Họ

mạnh dạn nhập khẩu công nghệ nuôi cá biển tiên tiến nhất của Na Uy, Nhật,

Canada, Mỹ

Vì mục tiêu là xuất khẩu nên các sản phẩm cá Hồi nuôi của Chilê khá đa dạng

và đạt tiêu chuẩn rất cao Mặt hàng xuất khâu chủ lực của Chilê là cá Hồi ướp đông nguyên con, chiếm 70% khối lượng, cá Hồi tươi chỉ chiếm 25%, 5% là cá Hồi đóng hộp Thị trường xuất khâu chủ yếu là Nhật Bản (60%), tiếp theo là Mỹ (30%), còn lại là các thị trường Châu Á Xuất khẩu cá Hồi ni của Chilê nhanh chóng trở thành lĩnh vực thu ngoại tệ lớn Năm 1995, xuất khâu 77 nghìn tấn, đạt 320 triệu USD, bằng gần một nửa giá trị xuất khẩu 1,06 triệu tấn bột cá (660 triệu USD) Năm 1997, giá trị xuất khẩu cá Hồi đạt 700 triệu USD, vượt xa giá trị xuất khẩu bột cá Mục tiêu phân đấu của họ là đạt 300 nghìn tấn vào cuối thế ky XX, dé sau do không chỉ đuôi kịp mà còn vượt Na Uy Mức 1 tỷ USD xuất khẩu cá biển nuôi của họ dần trở thành hiện thực

1.4 Khu vực Đông Á và Đông Nam A

Đây là khu vực có nghề nuôi cá biển sớm nhất và cho sản lượng lớn nhất (ước

tính khoản I triệu tắn/năm) Tuy vậy, ở đây sản phẩm tuy rất lớn nhưng chủ yếu

phục vụ nhu cầu nội địa, những lồi cá biển ni có sản lượng lớn nhất (cá Măng Biển) thì ít có giá trị xuất khâu Một số lồi cá ni có giá trị xuất khẩu

cao lại có sản lượng vùa ít, vừa bap bênh, trình độ kỹ thuật, sản xuất rất chênh

lệch giữa các nước Có nước đạt trình độ đỉnh cao của thế giới (Nhật Bản, Đài

Loan), nhưng còn nhiều nước vẫn nuôi cá biển với trình độ thấp, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển nuôi cá với bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn

lợi

+ Đài Loan: Là quốc gia đạt được nhiều thành tích ni cá biển xuất khâu của

khu vực Đến nay họ nuôi nhân tạo được hàng chục loài cá biên, trong đó có nhiều lồi có gia tri xuất khẩu rất cao như cá Mú, cá Hồng, cá Chẽm Họ không chỉ xuất khẩu cá ni thương phẩm, mà cịn xuất cả cá bố mẹ, cá giống, thức ăn

cho cá, các máy móc, thiết bị phục vụ nuôi cá, chuyển giao công nghệ nuôi cá và

liên doanh với nước ngồi trong lĩnh vực ni cá biên Nhìn chung, trình độ

khoa học công nghệ về nuôi cá biển của Đài Loan, tuy chưa bằng Nhật Bản,

nhưng cũng vào hàng tiên tiễn ở khu vực Châu A — Thái Bình Dương Sản lượng

Trang 15

cá biển nuôi của Đài Loan không nhiều, khoảng 100 nghin tan/nim, sản phẩm

có giá trị xuất khẩu chỉ khoảng 1⁄3

Đối tượng cá biển nuôi ở Đài Loan khá phong phú Các loài cá biển ni có giá trị xuất khẩu cao trước hết là cá Chếm (Lafes calcarjer), đạt sản lượng ôn

định 10 nghìn tắn/năm (1996) Họ xuất khâu chủ yếu là cá sống sang thị trường Hồng Kông, Singapo, Nhật Bản Cá Mú Đen (4canthopagrus macrocephalus) được nuôi rộng rãi với sản lượng 7.000 tấn (1996) Đây là sản phẩm xuất khẩu

rất quan trọng Giá cá sống 8-9 USD/kg Cá Mú (Epinepheius spp) là những lồi

cá ni có giả trị kinh té cao, san luong 2.000 — 4.000 tân/năm Giá cá sống 20—

22 USD/kg Ngồi ra, họ cịn nuôi cá Hing (Lutjanidae), san lugng 190 tan, cá

Mu Bac (Pagrus major) 110 tấn, cá Trác Vàng (Sparidae) 1.133 tắn (1996) Các loài này đều có giá trị xuất khẩu cao

+ Các nước Đông Nam Á: Tuy là khu vực có sản lượng ni cá biển rất lớn, nhưng sản phẩm chủ yếu là cá Măng Bién ít có giá trị xuất khẩu Tuy có nhiều

điều kiện thuận lợi, nhưng nghề nuôi cá biển xuất khẩu ở khu vực này còn rất

nhỏ bé, chưa tạo được sản phẩm có gia tri cao, có sản lượng lớn

Đối tượng quan trọng nhất hiện nay là cá Chẽm (Lates calcarifer) dugc nudi 6 Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippine sản lượng 2.000 — 3.000 tắn/năm ở mỗi nước Sản phẩm xuất khâu chủ yếu ở dạng cá sống sang Singapo, Hồng

Kông Cá Mú (Epinephelus spp) cũng được nuôi, nhưng sản lượng cịn tất ít

Malaysia có nghề ni cá Hồng xuất khẩu, chủ yếu là loài Lanus argentimaculafus đạt sản lượng khá khoảng 2.000 tắn/năm (1996) Giá cá sống 6

— 6,5 USD/kg Singapo đang liên doanh với một tập đồn ni cá Vược cua Hy

Lạp để đây mạnh, phát triển nuôi cá vược Philippine liên doanh với Nhật thí

nghiệm nuôi cá Ngừ vây vàng bằng lồng đặt ở ngoài khơi

2 Ở VIỆT NAM

Ở Nước ta, nghề nuôi cá biển cũng có từ lâu đời theo hình thức lấy giống tự

nhiên vào đầm nước lợ và nuôi theo hình thức dân gian cơ truyền, khoa học

công nghệ khơng có gì là đặc sắc và rõ nét Gần đây một số đẻ tài nghiên cứu

trên đối tượng cá biên đã được đề cập đến: Nghiên cứu kỹ thuật vớt và sản xuất

giống, ương nuôi, vận chuyển giống cá Mú, cá Cam, cá Vược từ năm 1991 — 1995

Trong những năm gần đây đã có một số cơ quan nghiên cứu sản xuất giỗng

nhân tạo một sơ lồi cá biên có giả trị kinh tê:

Trang 16

- Nam 2001 Vién Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I đã nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo thành công lồi cá GIị (Rachycenfron canadum)

- Năm 2002 — 2004, Viện Nghiên cứu Hải sản - Hải Phòng đã sản xuất thành

công giỗng cá Mú mỡ (Epinepbelus tauvina) cá Mú đen (Epinephelus

malabaricus)

- Năm 2000 - 2004, Khoa Nuôi trồng Thuỷ sản - Trường Đại học Thuỷ sản đã

nghiên cứu sinh sản nhân tạo, ương giống và nuôi thương phẩm thành cơng hai

lồi cá Chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) và cá Chẽếm mõm nhọn

(Psammoperca waigiensis Cuvier & Valenciennes, 1882)

Việt Nam có bờ biển dài hon 3.260km, có nhiều vũng, vịnh, eo biển, đầm

phá, tiềm năng rất lớn và rất thuận lợi cho phát triển nghề nuôi cá biển Nghề

nuôi cá biển ở Việt Nam đang bắt đầu phát triển mạnh ở Quảng Ninh, Hải

Phòng các tỉnh miền Trung và Nam Bộ Gần đây, nuôi cá Mú, ca Chém, ca Gio, cá Hồng lan rộng ra nhiều địa phương ven biển và thu được kết quả tốt Tuy

nhiên so với tiềm năng thì nghề nuôi cá biển xuất khẩu của nước ta còn quá khiêm tốn Cả nước chỉ có vài cơ sở sản xuất giỗng cá biển với qui mô nhỏ của

các Viện Nghiên cứu NTTS L II, HH, Trường Đại học Nha Trang và một cơ sở

của Đài Loan Giống cá biển sản xuất nhân tạo hàng năm với số lượng ít không đủ đáp ứng cho nhu cầu nuôi thương phẩm Lồng ni cịn thơ sơ đơn giản, qui

mô nhỏ, năng suất, sản lượng còn thấp Vì vậy, các khâu quyết định như chọn

đối tượng nuôi chiến lược, công nghệ sản xuất con giống nhân tạo, công nghệ sản xuất thức ăn tổng hợp cho mọi giai đoạn nuôi, công nghệ sản xuất lồng nuôi

cùng các máy móc, trang thiết bị, tìm sản phẩm chế biến chiến lược, tìm thị

trường xuât khâu ôn định và phát triên thực tê còn rât nhiêu việc phải làm

Trang 17

Chuong II:

DAC DIEM SINH HOC CUA MOT SO LOAI CA BIEN NUOI O VIET NAM

I DAC DIEM SINH HOC CUA CA CHEM (Lates calcarifer Bloch, 1790)

Ca Chém (Lates calcarifer) hay con goi la cac Vược là loài cá có giá tn

kinh tế ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Châu Á — Thái Bình Dương Cá

Chém được sản xuất giống và nuôi thương phẩm tại Thái Lan, Indonesia,

Malaysia, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Australia, Trung Quốc, Việt Nam trong các ao nước lợ, nước ngọt cũng như nuôi lồng ở vùng ven biển Do giá trị thương phẩm khá cao nên cá trở thành đối tượng nuôi hấp dẫn cho các cơ sở nuôi thủy sản quy mô nhỏ và vừa

Năm 2000, Thái Lan là nước có sản lượng cá Chẽm nuôi lớn nhất thế giới Sản lượng đạt 7.670 tắn Trong đó ni ao là 1.414 tấn và nuôi lồng là 6.256

tan, dat giá trị L7.356.000 USD ở Australia, cá Chẽm chủ yếu nuôi trong các ao nước ngọt và lông đặt trong các hồ nước ngọt ven sông, năm 2000 đạt sản lượng

15.000 tấn, giá trị đạt khoảng 4.950.000 USD

Ở Việt Nam, cá Chẽm chủ yếu được nuôi trong các ao đất ở các tỉnh miền

Tây Nam bộ, nguôn giống chủ yếu thu từ tự nhiên, hình thức nuôi chủ yếu là

quảng canh Hiện nay ở nước ta đã nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo thành

công, song chưa phô biến đại trà, hiện nay cá đã được đưa vào nuôi lồng Ở

Quảng Ninh, nuôi thương phẩm ở các ao đất ở Tây Nam bộ, Trung bộ nhưng số

lượng không nhiều Nhìn chung, do hạn chế về nguồn giống và thị trường nên

nuôi cá Chẽếm ở Việt Nam chưa phát triên 1 Hệ thông phân loại và hình thái

1.1 Phân loại: Theo Greenwood (1976), cá Chém Lates gém 8 loai trong

đó lồi Lafes calcarifer phân bỗ ở các vùng biển thuộc Tây Thái Bình Dương va

Ấn Độ Dương, còn 7 loài khác phân bố ở Châu Phi Nguyễn Nhật Thi (1991),

khi nghiên cứu về hình thái phân loại và đặc điểm nhận dạng đã xác định ở Việt

Nam chỉ có một lồi cá Chẽếm duy nhất và được xếp vào hệ thống phân loại như

Sau:

Ngành động vật có xương sống: Vertebrata

Trang 18

Lớp cá xương: Osteichthyes

Bộ cá vược: Perciformes

Ho ca Son bién: Centropomidae

Giống cá Chẽm: Lates

Loài cá Chẽm: Lates calcarifer

Tén Viét Nam: ca Chém, ca Vược

Tén Tiéng Anh: Giant Perch, White Seabass, Baramundi

1.2 Hình thải và đặc điểm nhận dang:

Cá Chếẽm có thân dài hẹp, cuống đuôi khuyết sâu Đầu nhọn, nhìn bên lõm phía lưng, và lỗi phía trước vây lưng Miệng rộng hơi so le, hàm trên chồm tới

phía sau mắt, răng dạng lông nhung, khơng có sự hiện diện của răng nanh Mép

dưới của xương trước nắp mang có gai cứng, nắp mang có một gai nhỏ và một

vảy bên có răng cưa trước đầu đường bên Vay lưng có 7 — 9 gai cứng và L0 — L1 tia mềm; tia vây ngực ngắn và trịn có các rãnh răng cưa cứng và ngăn phía

trên gốc, vây lưng và vây hậu môn có rãnh bao phủ, vây hậu mơn có 3 gai và 7 —

9 tia mềm, vây đi trịn vảy có dạng lược rộng

Mau sắc thay đôi theo giai đoanh phát triển: Giai đoạn cá giỗng thường có màu nâu ô liu ở phía trên với các màu bạc ở phía bên và bụng khi cá sống trong môi trường nước biển, và màu vàng nâu trong môi trường nước ngọt Giai đoạn trưởng thành cá có màu xanh lục hay vàng nhạt ở phần trên và màu bạc ở phần

bụng

itm ie te lian

Trang 19

Hinh 1: Hinh dang bén ngoai ca Chém (Lates calcarifer)

2 Phân bố

2.1 Phân bố theo địa lý: Cá Chẽm phân bỗ rộng ở vùng nhiệt đới và cận

nhiệt đới thuộc Tây Thái Bình Dương và ấn Độ Dương, giữa kinh tuyến 50°

Đông đến 160° Tây; vĩ tuyến 26° Bac dén 25° Nam Ca Chém cịn tìm thấy phía

Bắc Châu Á, phía Nam kéo dài đến Qeenland (Australia), phía Tây đến Đông

Châu Phi (PAO, 1974)

2.2 Phân bố theo vùng sinh thái: Cá Chẽm là loài rộng muối, có thể sống

được trong môi trường nước ngọt, lợ, mặn và có tính di cư xi dịng Cá thành

thục sinh dục thường tìm thấy ở vùng ven biển, cửa đầm, đến mùa sinh sản cá

Chếm thường đi cư ra vùng biển có độ mặn cao và Ôn định 30 — 32 ppt dé dé trứng, bãi đẻ có độ sâu từ 10 — 15 m Trứng trôi nỗi Âu trùng mới nở có chiều dai 1,21 — 1,65 mm, trung binh 1,49 mm, thường phân bố ở vùng ven bờ biển,

nhờ sóng gió đưa dần vào gần các cửa sông vùng nước lợ, cá bột cỡ trên lcm có thể gặp trong các thủy vực nước lợ Trong điều kiện tự nhiên cá Chẽếm lớn lên ở vùng cửa sông nước ngọt, nước lợ và khi thành thục lại di cư ra vùng biển có độ

man cao, 6n dinh (S > 30 ppt) dé dé trimg

Trang 20

- ` - — À

r z

= ấ _% run = : ae :

ey ee ee a ˆ Tu

Hinh 2: Phân bố địa lý của cá Chém 3 Khả nảng thích ứng với môi trường

3.1 Độ mặn: Độ mặn ảnh hưởng đến khả năng điều hòa áp suất thâm thấu của cá nói riêng và thủy sản nói chung Khi độ mặn giảm cá sử dụng oxy hòa tan

hơn cho quá trình hơ hấp, biểu hiện thông qua sự tăng quá trình trao đổi chat,

quá trình điều hịa áp suất thâm thấu, nếu không thủy sinh vật có thê chết khi độ muối giảm Tuy nhiên cá Chẽm là loài rộng muối cho nên nó có thê sống và sinh trưởng bình thường trong thủy vực có độ muối dao động từ 0 — 32 ppt, thậm chí

là 35 ppt

3.2 Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cá Chém sinh trưởng và phát triển

khoảng 26 — 32 °C, khoảng thích hợp nhất là 28 — 319 Nếu nhiệt độ giảm dưới 20 °C, cá bắt mỗi kém, chậm phát triển, tỷ lệ sống thấp, nhiệt độ tiếp tục giảm đến 15 °C cá bắt đầu chết

3.3 pH: Độ pH có liên quan đến khả năng điều hòa áp suất thâm thấu của

thủy sinh vật và hàm lượng khí độc trong môi trường nước như: HS, NH¿, ,

do vậy, pH có ảnh hưởng tất lớn đến đời sống thủy sinh vật nói chung và cá nói

riêng Độ pH thích hợp cho cá Chẽm sinh trưởng và phát triển là 7— 9, tốt nhất

là từ 7,5 — 8,5; pH từ 5 — 7 và từ 9 — II kéo dài cá sinh trưởng chậm hoặc khơng

có khả năng sinh sản; pH nhỏ hơn 4 hoặc lớn hơn I1 cá sẻ chết

3.4 Oxy hoa tan: Oxy là nhân tô cần thiết cho sinh vật nói chung và cá nói riéng dé thực hiện q trình trao đơi chất, phục vụ cho hoạt động sống bình

thường của cơ thể, nếu thiếu Oxy sinh vật sẽ chết Hàm lượng Oxy thích hợp cho cá Chém sinh trưởng và phát triển là trên 3 mgO+/I Ở phạm vi từ 1 - 3

Trang 21

mgO,/l sé anh hưởng đến sinh trưởng của cá, ở hàm lượng dưới 1 mgO,/1 ca c6

thê bị chết

4 Đặc điểm dinh đưỡng

Cá Chẽm là loài cá dữ ăn thịt, thức ăn thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển

của cá:

* Giai đoạn mới nở từ I — 3 ngày tuổi, dinh dưỡng băng nỗn hồng

* Giai đoạn (cá bột) 3 — L5 ngày tuổi, kích thước dưới 1cm, thức ăn chủ yếu

là Rotifer, động vật phù du khác, ấu trùng giáp xác, ấu trùng động vật thân

mềm

* Giai đoạn l — L5 cm, ở ngoài tự nhiên thức ăn chủ yếu của cá Chẽm là ấu

trùng nhuyễn thể, âu trùng giáp xác, tôm, cá nhỏ Khi phân tích dạ dày mẫu cá

thu từ tự nhiên cỡ I — 10 cm, chủ yếu là động vật, cá, tơm nhỏ, có một ít tảo

khuê cá bắt mỗi ngẫu nhiên, chiếm khoảng 20% (Kungvakij, 1971)

* Giai đoạn sắp trưởng thành và trưởng thành cá ăn mỗi động vật hoàn toàn

Khi phân tích dạ dày mẫu cá thu từ tự nhiên, kích thước trên 20 cm thấy rằng:

trong dạ dày chứa 100% là môi động vật, trong đó 70% là giáp xác (tôm, cua

nhỏ) và 30% là cá nhỏ Những loài cá tìm thấy trong ruột cá Chếm là cá Liệt

(Leiognatus sp), cá Đôi (Mugil sp)

* Trong điều kiện sản xuất giống nhân tạo, cho ăn chủ yếu là Rotifer

(Branchionus plicatilis) 6 giai đoạn từ 3 đến 12 ngày tuôi

- Sau 12 ngày tuổi đến cỡ 2,5 cm, thức ăn chủ yếu là Nauplius Artemia, Copepoda,

- Từ 2,5 — 5 cm, thức ăn chủ yếu cho cá là Artemia trưởng thành, các loại

giáp xác nhỏ và tập cho cá ăn thức ăn tổng hợp, cá tạp băm nhuyễn

- Từ 5 — L5 cm, thức ăn chủ yếu là cá nhỏ, tôm và cá tạp băm nhỏ

* Trong nuôi thương phẩm và nuôi vỗ thành thục cá Chẽm bố mẹ chủ yếu

là cho ăn cá Mối, cá Nục, cá Đối, cá Liệt, cá Trích, tơm, mực, thức ăn chế biến,

thức ăn tổng hợp

5 Đặc điểm sinh trưởng

Tốc độ sinh trưởng của cá Chẽm có dạng đường cong sigma (6) Cá tăng

trưởng chậm ở giai đoạn đầu, khi đạt 30 — 30 g, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn và chậm lại khi đạt khối lượng khoảng 4 kg/con O ngoài tự nhiên cá tuôi 1 đạt

chiều dài 30 cm, tuổi 3” đạt chiều dai 58 cm, tuổi 4” đạt chiều dai 69 cm, tudi 6

— 9” đạt chiều dài từ 85 — 100 cm Thậm chí có con sống trên 30 năm có chiều

Trang 22

dai hon 150 cm, nặng khoảng 55 kg Khi khai thác người ta thường bắt được cá có chiều dài từ 50 — 70 cm, khối lượng từ 2 — 5 kg/con Trong điều kiện môi trường nuôi, cá mới nở có chiều dài trung bình 1,49 cm, sau 20 ngày uơng cá đạt

cỡ 1-2 cm, sau 30 ngày cỡ 2-3 cm, sau 40 — 50 ngày đạt cỡ cá giống 4-6 cm Từ

cỡ này trở lên có thể đưa ra ao hoặc lồng nuôi thơng phẩm Sau 8 tháng ni cá có thể đạt 600g - Ikg/con Sau 1 năm đạt cỡ 800 —1,5 kg/con Sau 2 —- 3 năm có thé dat 3 — 5 kg/con

6 Vong doi cua ca Chém

Việc nghiên cứu vòng đời của cá Chẽm có ý nghĩa hết sức to lớn cho quá trình nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo

Cá Chẽm trải qua phần lớn thời gian sinh trưởng (2 - 3 năm) trong các thủy

vực nước lợ cửa sông, vũng vịnh, đầm nỗi liền với biển Cá có tốc độ tăng

trưởng nhanh thường đạt cỡ 3 — 5 kg sau 2 — 3 năm Cá trưởng thành tuổi 3” — 4”

đi cư từ vùng nước lợ cửa sông ra biển nơi có độ mặn cao, ôn định từ 30 — 32

ppt để phát triển tuyến sinh dục và sinh sản sau đó Cá thường đẻ trứng theo chu kỳ trăng (thường lúc khởi đầu tuần trăng hay trăng tròn) đẻ vào buôi tối (18 — 22 giờ) và cá thường đẻ vào lúc thủy triều lên Điều này giúp trứng và ấu trùng trôi

dạt vào vùng gần bờ, nơi mà ấu trùng sẽ phát triển thành con giống, sinh truởng

và phát triển đến giai đoạn trưởng thành Lại đi cư ra vùng biển có độ mặn cao

thành thục và đẻ trứng Hiện tại, chưa xác định được là sau khi đẻ trứng cá bố

mẹ có di cư ngược trở lại khu vực sinh trưởng không hay ở lại vùng biển xung quanh bãi đẻ

Smith (1965) cho rằng, nếu cá sống cả đời trong nước ngọt, có thể đạt khối lượng 19,3 kg, nhưng tuyến sinh dục không phát triển Trong môi trường nước

lợ, cá Chẽm đạt chiều đài 1,7 m đã được tìm thấy ở vùng Indonesia — Australia

(Weber & Beaufort, 1936)

Trang 23

- Ghi chú z Đường đã xác định :————> So Bat de ' Đường chưa xác định: - " (độ mặn tử ` -32pp) ¿ - ` * A A

Trung trôi nồi

Dir qumuor dong Au tring phat trién

Bãi sinh Hưởng

; ; ~ + Bãi sinh trưởng của ca con

(thủy vực nước ngọt hoặc lợ) (đô mặn 25 - 30 ppÐ)

Hình 3: sơ đồ đi cư của cd Chém (Lates calcarifer Bloch)

7 Dac diém sinh san cua ca Chém

7.1 Sự phân biệt đực cái và chuyển doi giới tính

* Phân biệt đực và cái: Cá Chẽm là lồi rất khó phân biệt giới tính ngoại trừ vào mùa sinh sản Sau đây là một vài đặc điêm đê phân biệt giới tính đực và cải:

- Mõm của cá Chẽếm đực hơi cong, của cả cái thì thắng

- Cơ thê cá đực thon hơn cá cái Đo vòng bụng, nêu củng chiêu dài thì ca cái có vịng bụng lớn hơn

- Khôi lượng cá cái lớn hơn cá đực khi cùng tuôi

- Những vảy gân lô huyệt của cá đực dày hơn cá cái vào mùa sinh sản

- Vào mùa sinh sản bụng cá cái hơi phông to hơn cả đực

* Sự chuyên đổi giới tính: Cá Chẽm là lồi cá có sự chun đơi giới tính từ

con đực thành con cái Trong giai đoạn đâu của đời sông hâu hệt là cá đực,

thường chúng trải qua ít nhất một lần tham gia sinh sản, sau đó chuyên thành cá

cái Vì vậy phần lớn những cá có kích thước lớn trong đàn cá tham gia sinh sản là cá cái Ngoài tự nhiên, sự chuyên đổi giới tính thường được phát hiện ở giai

đoạn khi cá đạt cỡ tuôi 6” - 7” và kích thước khoảng 90 cm, tuy nhiên trong điều

kiện ni nhân tạo kích thước này có thê nhỏ hơn Vào giai đoạn đâu của đời

sống khối lượng từ 1,5 — 3,5 kg phần lớn là cá Chẽm đực, nhưng khi đạt đến 5 —

7kg phần lớn trở thành cá cái Mặc dù vậy, trong quần thể đàn cá vẫn có một số

Ít phát triển trực tiếp thành cá đực hoặc cá cái, mà không trải qua giai đoạn chuyền đổi giới tính

7.2 Tuổi và kích thước thành thục sinh dục

Trang 24

Tuỗi thành thục sinh dục lần đầu của cá Chẽm khoảng 3” — 4", khéi luong 3 — 6 kg/con Tuy nhiên trong điều kiện nuôi nhốt, ti và kích cỡ thành thục có thể nhỏ hơn Tuôi 2” - 3”, khối lượng tương ứng là 2 — 4 kg/con Cá cái thành

thục tốt có đường kính trứng từ 0,4 — 0,5 mm, trứng thường có màu vàng rơm và

có giọt dầu giúp trứng trôi nồi trong nước 7.3 Mùa vụ sinh sản và sức sinh san

* Mùa vụ sinh san cua ca Chém: Ca Chém đẻ quanh năm (Kungvankl)), nhưng thời gian chính vụ là từ tháng 4 đến tháng 8 Ngoài tự nhiên, cá có chiều

đài 1 cm có thể thu được nhiều vào tháng 5 đến tháng 8 (Bhatia và Kungvankij,

1971)

Cá đực và cái thành thục, trước khi đẻ 1 tuần cá ngừng ăn Khi cá đực và cá

cái chín muỗi sinh dục sẽ bơi lội thành từng cặp, thường xuyên ở tầng mặt khi

sắp đẻ trứng Cá đẻ làm nhiều đợt kéo đài khoảng 1 tuần, thời gian đẻ trứng vào lúc chiều tối (18 — 22 giờ)

* Sức sinh sản: Cá Chẽm có sức sinh sản tương đối lớn và có liên quan đến trọng lượng và kích thước của cá Trọng lượng của cá từ 5,5 — I1 kg cho khoảng 2,1 — 7,1 triéu tring (Wongsomnuk va Maneewongsa, 1976), Anon (1975) cho

rang cá có trọng lượng 12 kg cho 7,5 triệu trứng; cá có trọng lượng 19,5 kg cho

8,5 triệu trứng và cá 22 kg cho 17 triệu tring

7.4 Phát triển phôi

Thời gian phát triển phôi phụ thuộc vào các điều kiện môi trường, đặc biệt là nhiệt độ nước Trong khoảng nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ càng cao thời gian

phát triên của phôi càng ngăn

Trang 25

inten — —

Giai đoạn phôi thân kmh Giai đoạn phôi mâm

6h * (10h 35 )

Trứng sắp nở (14h) Âu trùng

Hình 4: Phái triển phôi của cá Chếm (Kungvankj, 1981)

Ở điều kiện nhiệt độ 28 — 30 °C, độ mặn 30 — 32 ppt: Trứng sau khi thụ tinh

30 -35 phút, lần phân cắt đầu tiên xảy ra Sự phân chia tiếp tục sau mỗi 15 - 25

phút và trứng phát triển đến giai đoạn nhiều tế bào trong vòng 3 giờ Sự phát

triển phôi của trứng trải qua các giai đoạn: phôi nang, phôi vị, phôi thần kinh và

phôi mâm Tim phôi bắt đầu hoạt động sau 15 giờ và sau 17 — 18 giờ, trứng nở thành ấu trùng (cá bột)

Bảng

¬ LA Thời gian sau khi đẻ

Giai phát triên phôi -

Trang 26

Phôi nang 3 03 Phôi vị 7 00 Phôi thần kinh 9 10 Phôi mam 11 50 Tim hoạt động 15 30 Trứng nở 18 00 7.5 Cú bột (Âu trùng)

Chiều dài của cá bột (âu trùng) mới nở dao động từ 1,21 — 1,65 mm trung

bình 1,49 mm Nỗn hồng có đường kính trung bình 0,86 mm, có một giọt dầu

năm ở phía trước nỗn hồng làm cho cá mới nở nỗi theo chiều thắng đứng hay nghiêng khoảng 45° so với mặt phẳng năm ngang Lúc đầu hình thành sắc tổ

khơng đồng loạt: mắt, ơng tiêu hóa, huyệt và vây đuôi trong suốt 3 ngày sau khi

nở, nỗn hồng hâu như được sử dụng hết và giọt dầu cịn khơng đáng kẻ Ở giai

đoạn này miệng mở ra và hàm bắt đầu cử động, cá bột bắt đầu ăn thức ăn bên

ngồi

Có ít nhất hai giai đoạn hình thành sắc tố ở giai đoạn nhỏ của cá Chẽm Giai

đoạn 10 — 12 ngày sau khi trứng nở, sắc tố có màu xám sậm hay đen; giai đoạn

tiếp theo 25 — 30 ngày tuôi lúc âu trùng đạt cỡ cá hương (2 — 3cm), cá chuyền

sang màu xám bạc, cá khỏe thì bơi lội chủ động và cơ thể có màu vàng nhạt hơn,

cịn cá yếu thì cơ thể có màu đen hay sậm

Il DAC DIEM SINH HOC CUA CA CHEM MOM NHON (Psammoperca

waigiensis Cuvier & Valenciennes, 1828)

Ca Chém Mém nhon (cá Vược Cát) là loài cá có kích thước thương phẩm

khơng lớn lắm, thường có khối lượng 300-500 g/con, nhưng có giá trị cao Giá bán cá sống từ 120.000 — 130.000 đồng/kg Thị trường xuất khẩu rộng như:

Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông, nhưng lượng khai thác ngoài tự nhiên không lớn Những nghiên cứu về loài cá này trên thế giới và Việt Nam

trước đây chưa nhiều tuy nhiên hiện nay đối tượng này đã nghiên cứu sinh sản

nhân tạo thành công ở Việt Nam, đang tiến hành nghiên cứu nuôi thương phẩm

Việc khép kín vịng đời lồi cá này có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc phát

triên nghê nuôi lông trên biên 1 Phân loại và hình thái

a Hệ thông phân loại

Trang 27

Ngành động vật có xương sống: Vertebrata Lớp cá xương: Osteichthyes

Bộ cá Vược: Perciformes

Ho ca son bién: Centropomidae Giống: Psammoperca

Loài: P waigiensis

Tên Việt Nam: Cá Vược (Nam Bộ), cá Thầy Bói (Khánh Hịa), cá Chém Mom nhọn

Tên tiếng Anh: Sandbass (Britain) Glass eye Perch (Australia) b Hình thái nhận dang

Thân hình thoi dẹp bên, đầu thót nhọn, chiều dài thân bằng 2,6 - 3,3 chiều

cao Đầu to vừa, mõm nhọn, mắt to có màu đỏ, hơi lỗi, chiều dài đầu bằng 3,5 -

3,8 chiều đài mõm, bang 3,5 — 5,6 đường kính mắt, trên hai hàm, xương khẩu

cái, trên lưỡi đều có răng nhỏ dạng lơng nhung Mỗi bên có hai lỗ tai cách xa nhau, lỗ trước nhỏ hình ống ở gần mép hàm trên, lỗ sau hình tam giác ở sát viền mắt trước Rìa đưới của xương nắp mang trước trơn nhãn, rìa sau có gai răng cưa, phía dưới góc có một gai lớn dẹp, trên nắp mang có phủ vảy

Vay lưng có hai cái, vây lưng thứ nhất có 7 gai cứng khỏe, gai thứ 3 đài

nhất, vây lưng thứ hai có một gai cứng và 12-13 tia mềm Gốc vây hậu môn

ngắn, khởi điểm ở ngang dưới gốc tia mềm thứ 3 của vây lưng có 3 gai cứng và 8 tia mềm, gai thứ hai to và khỏe

Mau sắc thân có màu nâu sáng, ở phía lưng có màu nâu sẵm, phía trên và

phía bụng có màu xám bạc Khi ở dưới nước cá có màu sáng, nhưng khi đưa lên

khỏi mặt nước cá có màu nâu sâm

Psammoperca waigiensis

Hình dạng bên ngoài của cả Chếm Mõm nhọn (P waigiensis)

Trang 28

2 Phân bố

a Phan bé theo dia ly

Cá Chẽm Mõm nhọn (P wøigiensis) là lòai phân bố tương đối rộng, dọc

theo bờ biển các nước như: Ấn Độ, Srilanca, Vịnh Bengal, Bắc Australia, Giunea, Malaysia, Indonesia, Philippines, Nhat Ban, Trung Quéc, Đài Loan Ở Việt Nam, cá Chẽếm Mõm nhọn phân bố dọc theo bờ biến các tỉnh như: Quảng

Ninh — Hai Phong, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Khánh

Hịa, Bình Thuận, Vũng Tàu, Nam Bộ và quần đảo Trường Sa, song sản lượng

đánh bắt không lớn

:

_ eS

Ho es, ~ n › =

Hình Phân bố địa lý của cá Chẽm Mõm nhọn (P waigiensis)

b Phân bỗ theo sinh thái

Cá Chẽm Mõm nhọn là loài cá sống đáy biển Thường gặp ở các hốc đá và

các kẻ nứt của các rạn, trong các rạn san hơ, nơi có nhiều thực vật lớn như rong

biển và cỏ biển Ban ngày thường ấn mình trong các bụi rong hoặc các hang đá,

cá thường hoạt động nhiêu về đêm, là loài ăn thịt, tính hung đữ, săn bắt cá tôm ở

đáy, cả tầng giữa và tầng mặt

3 Khả năng thích ứng với môi trường

Theo M.Weber L.F.de Beaufort (1929), K.Matsubara (1955), Nguyễn Hữu

Phụng, Đồ Thị Như Nhung (1995), đây là loài cá sống ở vùng đáy ven biến

Những nghiên cứu về khả năng thích ứng với môi trường của ca Chém Mom nhọn không nhiều Nhưng từ các thực nghiệm về sản xuất giống loài cá này cho thấy: Cá Chếm Mõm nhọn là loài cá rộng muối, ngay từ cá bột chúng đã có khả năng sống được ở độ mặn từ 5 — 35 ppt thậm chí 37 ppt, cá sinh trưởng và phát

triển tốt ở độ mặn từ 24 -30 ppt, pH dao động từ 7,0 — 8,5, nhiệt độ từ 24 —

Trang 29

31°C, ham lượng oxy hòa tan lớn hơn 5 mg/1, hàm lượng NHạ < 0,043 mg/1, NO; <0,019 mg/L

4 Tinh 4n

Cá Chếm Mõm nhọn là loài cả dữ ăn thịt, ngoài tự nhiên, cá hoạt động bắt

môi nhiều vào ban đêm, thức ăn chủ yếu là cá và giáp xác Trong sản xuất và

ni thịt thì thức ăn có thay đơi theo từng giai đoạn

* Cá mới nở đến 3 ngày tuôi dinh dưỡng bằng nỗn hồng

* Giai đoạn cá con đến cỡ 5cm ca an Rotifer, Copepoda, cdc loai du tring giáp xác, động vật thân mêm và các loại động vật phù du khác

* Cá cở 5 — 15 cm, ăn các loại tơm cá, động vật kích thước nhỏ * Giai đoạn cá trưởng thành ăn thit tôm, cá và động vật thân mềm

* Trong nuôi thương phẩm và nuôi võ thành thục cá Chẽm bố mẹ chủ yếu

là cho ăn cá Mối, cá Nục, cá Đối, cá Liệt, cá Trích, tôm, mực, thức ăn chế biến,

thức ăn tông hợp

5 Đặc điểm sinh trưởng

Cá Chẽm Mỡõm nhọn có tốc độ sinh trưởng không lớn lắm Trong điều kiện

tự nhiên, cá tuổi 1” có chiêu dài 215,8 mm, trọng lượng 136,7 g; tuổi 2” dài

256,2 mm, trọng lượng 233,4 g; tudi 3”, dài 276,9 mm, trọng lượng 3l 1,8 g; tudi 4”, đài 314,4 mm, trọng lượng 466 g; tuôi 5”, dài 403,3 mm, nặng 876,7 g; tudi 6`, dai 430 mm, trong long 1300 g Trong diéu kién nudi, cd 1 ngay tuôi dài 2,74 mm; 3 ngày tudi dai 2,9 mm; 8 ngay tuôi dài 4,5 mm; 12 ngày tudi dai 6,7

mm; 30 ngày tuổi dài 15,7 mm, cá vượt đàn có thể dài tới 35 mm, sau 3 tháng

nuôi đạt cỡ giống 60 — 80 mm, thời gian nuôi từ khi cá mới nở đến cỡ thương

phẩm 300 — 500 g là khoảng 12 — 15 tháng

6 Đặc điểm sinh sản của cá Chẽếm Mõm nhọn

a Tuổi và kích thước tham gia sinh sản lần dau

Tuổi thành thục sinh dục lần đầu tiên của cá Chẽm Mõm nhọn là 2” với

chiều dài 240 — 265 mm, trọng lượng 200 — 380 g Tuôi tham gia sinh sản lần

đầu tiên của cá đực và cá cái như nhau (đây là điểm khác so với cá Chẽm (Lates calcarifer) tuôi thành thục của cá cái là 5” và cá đực là 3”) Điều đặc biệt là trong quá trình nghiên cứu về cấu trúc truổi và tỷ lệ đực cái ở vùng biển Việt

Nam thấy rằng: nhóm tuổi càng cao tỷ lệ đực càng thấp, ở tuôi 5” và 6” gần như không có con đực nào Tỷ lệ đực/cái cũng chênh lệch lớn, tỷ lệ cá đực cao hơn

nhiều so với cá cái tương ứng là 60,9% và 39, 1%, nhưng trọng lượng và tuổi

Trang 30

của cá đực lại thấp hơn cá cái, do nhóm tuổi 2” và 4” ngoài tự nhiên chiếm chủ yếu (88,4%) cịn nhóm ti 5” và 6” rất thấp

b Hệ số thành thục và sức sinh sản

Hệ số thành thục và sức sinh sản là những chỉ tiêu quan trọng trong sinh sản nhân tạo Dựa vào đó người ta có thể lập ra những kế hoạch sản xuất phù

hợp như xác định lượng cá bố mẹ cần nuôi vỗ, lượng cá bột, từ đó chuẩn bị bẻ,

thức ăn v.v

Hệ số thành thục là tỷ lệ phần trăm của khối lượng tuyến sinh dục trên khối

lượng thân cá bỏ nội quan Tuy nhiên hệ số thành thục của cá Chẽếm Mõm nhọn

tương đối thấp Ở giai đoạn II, hệ số thành thục dao động từ 0,32 — 0,71% giai

đoạn III từ 1,14 — 1,48%, giai đoạn IV, hệ số thành thục tăng rõ rệt, giao động từ

3,18 — 6,30% Sự tăng trọng về buồng trứng chủ yếu là tăng về số lượng và

trọng lượng của té bao trứng Kích thước trứng giai đoạn IV đạt 0,37 mm,

trương nước sau khi đẻ là 0,82 mm và có giọt dầu giúp cho trứng nỗi Đối với cá

đực, tuyến sinh dục phát triển ở giai đoạn III ty 1,00 — 1,105% dat gia tri cao

nhất ở giai đoạn IV từ 1,33 — 4,28% Ở giai đoạn này toàn bộ ống sinh dục căng

phông, chứa đầy tinh dich mau trang sữa, khi vuốt nhẹ dọc theo lườn bụng có

tinh dịch chảy Tra

Sức sinh sản của cá Chẽm Mõm nhọn không lớn lắm, sức sinh sản càng cao khi khối lượng càng lớn Sức sinh sản tuyệt đối lớn dao động từ 140.000 — 327.600 trứng /cá cái, sức sinh sản tương đối giao động từ 636 — 891 trứng/g cá cái (bảng) Theo E.Woynarovich và L Hova'th (1984), thơng thường những lồi cá có kích thước lớn, sinh trưởng nhanh thi sức sinh sản cao Tuy nhiên cá Chếm Mõm nhọn là cá có kích thước sinh sản nhỏ, nhưng sức sinh sản tương đối lớn

so vơi kích thước của cá Điều này có thể do kích thước trứng nhỏ (trung bình

0,37 mm) và tỷ lệ hao hụt ngồi tự nhiên lớn Vì vậy, sức sinh sản lớn cũng là

một đặc điểm thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của môi trường, để đảm bảo

sự phát triển của quần đàn

Bang Suc sinh sản tuyệt đối và tương đổi của cá Chẽm Mm nhọn

Sức sinh sản tuyệt số ; k Sức sinh sản tương đôi

Trọng lượng cá (g) , đối oo (trứng /g ca cai) , ma

(trứng /ca cai)

220 140.000 636 260 171.000 657

Trang 31

300 199.500 665 350 243.000 694 400 323.000 811 440 327.000 819

* Mùa vụ sinh sản: Sự thành thục và sinh sản của cá biển nói chung và cá Chẽm Mõm nhọn nói riêng, phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống như: nhiệt độ, độ mặn, dòng chảy, dinh dưỡng v.v .Tổng hợp các yếu tố sinh thái tác động

lên sự thay đổi sinh lý của cá Hoạt động sinh sản thường diễn ra vào mùa có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trứng và cá con sau khi nở Cá Chẽm

Mom nhọn là loài cá đẻ theo đợt, rải rác nhiều lần trong năm, nhưng đẻ rộ vào tháng 3 đến tháng 8

* Các giai đoạn phát triển của phôi: Sự phát triển của phôi bắt đầu từ lúc

trứng thụ tinh, trương nước đến giai đoạn phân cắt tế bào phôi nang, phôi vị,

phôi thần kinh, giai đoạn hình thành bọc mắt và mầm đuôi, giai đoạn nở Thời gian nở của phôi chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ nước, trong khoảng nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ càng cao thì thời gian nở càng nhanh Trong điều kiện nhiệt

độ từ 28 — 30°C va d6 man 33 — 35 ppt, pH 7,6 - 7,8 thì thời gian nở là 14 giờ

(bảng)

Bảng Tóm tắt các giai đoạn các đoạn phát triển của phôi cá Chẽm Mõm

nhọn (P waigiensis)

pos yk Thoi gian sau thy tinh

Các giai đoạn phát triên

Giờ Phút Trứng thụ tính - 5

Giai đoạn phân cắt 2 tế bào - 15

Giai đoạn phân cắt 4tế bào - 25

Giai đoạn phân cắt 8 tế bào - 35

Giai đoạn phân cắt nhiều tế bào 1 30

Cia1 đoạn phôi nang (Morula) 3 10

Cia1 đoạn phôi vị (Gastrula) 4 20

Giai đoạn phôi thần kinh 6 5

Giai đoạn phôi bọc mắt, mầm đuôi 10 35

Trang 32

Trứng nở 14

Hình (giống cá Chém)

Giai đoạn phát triển của cá bột kéo dài từ khi mới nở đến trước giai đoạn cá

con (cá hương), tức là các bộ phận cơ thể đã phát triển đầy đủ và được chia

thành hai giai đoạn:

Giai đoạn dịnh dưỡng bằng túi nỗn hồng là từ lúc nở đến lúc túi nỗn

hồng tan biến Đặc trưng của giai đoạn này là dinh dưỡng thụ động Cá bột mới

nở bơi chậm, và thường lơ lửng ở tầng giữa nhờ có giọt dầu, toàn thân cá trong

suốt Giai đạon này phát triển rất nhanh, chỉ sau vài giờ cá có thể bơi nhanh

nhẹn hướng lên trên một góc 45°, khi đến mặt nước, cá ngừng bơi và rơi tự do

xuống phía dươi sau đó lại từ từ bơi lên Cá bột I ngày tuỗi, túi nỗn hồng lớn

mau vàng nhạt, sắc tố đen chiếm hầu hết nỗn hồng, cá hoạt động mạnh, có thê

bơi theo chiều năm ngang mặt nước, kích thước cơ thê đạt 2,7 4mm cá hai ngày

tuôi cá hoạt động mạnh ở tầng mặt sau 48 giờ túi nỗn hồn teo nhỏ lại, miệng bắt đầu mở và một số con đã sử dụng thức ăn ngồi, do đó có thể cung cấp tảo

đơn bào và luân trùng để cho ăn đón đầu Khi đạt 3 ngày tuổi, nỗn hồng tiêu

gần hết, cá sử dụng thức ăn ngoài nhiều hơn nên phải bố sung thêm luân trùng

và tảo đơn bào, giai đoạn này cá đạt chiều dài 2,9 mm

Giai đoạn dinh dưỡng bên ngoài là lúc cá sử dụng thức ăn hoàn toàn bên

ngoài, giai đoạn này số lượng và chất lượng thức ăn đóng vai trị rất quan trọng

quyết định đến tỷ lệ sống của cá bột Giai đoạn cá bột kết thúc khi sắc tố và các bộ phận cơ thể hình thành đây đủ cá có hình dạng như cá trưởng thành

II ĐẶC DIEM SINH HOC CA GIO (Rachycentron canadum Linnaeus, 1766)

Cá Giò là loài cá thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao, phân bố rộng ở vùng

nhiệt đới và cận nhiệt đới Cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, trong điều kiện nuôi sau 12 thang, ca co thé dat trong luong 5 — 6 kg va 2 nam có thé dat 8 — 10 kg

Trong tự nhiên cá Giò đánh bắt nhiều ở vịnh Mexico, phổ biến là chiều dài 0,8 — 1,2 m nang tir 8 — 25 kg/con, ở độ tuổi 2” — 5” (Frank et all, 1999)

Cá Giị hiện nay được ni phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như: Đài

Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, .Ở Đài Loan cá Giò được

bắt đầu nuôi lần đầu tiên vào năm 1992 (Yu,1999), nam 1997 đã sản xuất được con giống với số lượng lớn (Yoh, 1999) Ngày nay cá Giò trở thành đối tượng

nuôi phố biến của công nghiệp nuôi cá lồng trên biển ở Đài Loan Năm 1998,

Trang 33

Đài Loan sản xuất duoc khoảng 1,4 triệu con giống, năm 1998 sản xuất được 3 triệu con giống, trong đó 2 triệu con được xuất sang Nhật Bản, Trung Quốc và

Việt Nam Tại Đài Loan, giả cá GIò thịt 6 — 8 kg/con gia khoang 4 USD/kg

Ở Việt Nam, cùng với một số loài cá khác như: cá Mú, cá Hồng, cá Giị là

đối tượng có nhiều triển vọng đối với nghề nuôi cá lông trên biển Năm 2001,

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Hải sản Hải Phòng đã thử nghiệm sản xuất thành

công và cho ra khoảng 3,2 vạn con cá Giò giống cỡ 5 — 6 em và khoảng 1,3 van con giống cỡ 15 cm Ở nước ta cá Giị được ni thương phẩm chủ yếu ở vịnh

Hạ Long, Hải Phòng, Cửa Lò - Nghệ An, Khanh Hoa, Ba Ria — Ving Tau Gia

cá Giò tại thị trường nội địa khoảng 40.000 — 60.000 đồng/kg

1 Phân loại và hình thái a Phan loai

Nam 1766 Linnaeus lẫy tên khoa học đầu tiên của cá Gid 1a Rachycentron canadus sau đó đơi tên là Rachycenron canadum (Linnaeus, 1766) Ngoài ra nó

cịn có một số tên khoa học khác như: Apolectus niger Block 1793, Elacate

atlantica Cuvier & Valencienenes 1892, Rachycentron pondicerrianum Jordan

1905, Theo hé thông phân loại của PAO, 1974 cà GIò thuộc:

Ngành: Vertebrata Lớp: Osteichthyes

Bộ: Perciformes

Ho: Rachycentridae

Giống: Rachycenfron

Loài: Rachycentron canadum

Tên tiếng Anh: Black King fish hoặc Cobia Tên Việt Nam: Cá Giò hoặc cá Bớp

b Đặc điểm hình thái

Hinh dang bén ngodi ca Gio (Rachycentron canadum)

Trang 34

Than ca Gio thon dai co hinh ngu lôi, dau dep va rong, mat nho miéng rong,

hàm dưới nhô dài hơn hàm trên, răng dạng lông nhung phân đều ở hai hàm, lưỡi và vòm miệng Vây lưng thứ nhất có 6-9 tia vây cứng ngắn và khỏe, giữa các tia khơng có màng liên kết, vây lưng thứ hai có các màng liên kết giữa các tia vây mềm Vây ngực nhọn dài, vây hậu môn tương tự như vây lưng thứ hai nhưng ngắn hơn Vây đi cá cong trịn, khi trưởng thành lõm vào hình trăng khuyết,

thùy trên dài hơn thùy dưới Vây tắm nhỏ nằm sâu trong lớp da dày, đoạn dưới

của đường bên xếp hơi giống hình lượn sóng, đoạn sau thắng

Màu sắc: Lưng và hai bên sườn có màu nâu sậm, dọc thân có hai dải trăng

bạc hẹp, chạy dài từ mắt đến cuống đi, bao phía trên và dưới hai dải này là các

dai mau xám xanh Ở giai đoạn cá con các dải xám xanh này rất rõ và trở nên mờ ở cá trưởng thành Phía bụng có màu trắng sữa hoặc vàng nhạt Hầu hết các

vây có màu nâu sậm hoặc xám tro ở vây hậu môn

2 Đặc điểm phân bo

Cá Giị là lồi cá sống nổi, phân bố rộng ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt

đới: ở phía tây Đại Tây Dương từ Mỹ tới Argentina bao gồm vịnh Mexico và toàn bộ biển Caribean, vào những tháng mùa Thu và mùa Đông, chúng di cư xuống phía Nam va vùng nước ấm ngồi khơi, nơi có nhiệt độ 20 — 30°C, đến mùa Xuân chúng di cư ngược lên phía Bắc dọc theo bờ Đại Tây Dương Ở Đông

Đại Tây Dương phân bố từ Marocco đến Nam Châu Phi Ở vùng biển Ấn Độ

Dương - Tây Thái Bình Dương phân bố từ Châu Phi và Nhật Bản đến Australia,

ở vùng biển phía Đơng Thái Bình Dương cá Giị khơng được tìm thấy Ở Việt

Nam cá Giị phân bơ ở các vùng biên từ Băc vào Nam

h : = ` - 3

he Se ee / ie Sie

Hình Phân bố địa lý của cả Giò (Rachycentron canadum)

Trang 35

3 Đặc điểm mơi trường sống

Cá Giị là lồi cá nổi có thể sống ở nhiều dạng môi trường khác nhau như:

Chất đáy là cát, bùn, sỏi hoặc sống quanh các rạn san hơ ngịai khơi xa bờ và

những nơi có sự chia cắt dòng chảy của nước Ngồi ra chúng cịn có thể sống ở

các vịnh, lạch và rừng ngập mặn ven bờ biển

4 Tính ăn

Ca Gio là loài cá dữ, phàm ăn Thức ăn của chúng là những loài giáp xác,

mực, cá nhỏ như cá Đối, cá Hanh, Giai đoạn ấu trùng, giai đoạn cá con, ăn

động vật phù du và các loại ấu trùng côn trùng, ấu trùng giáp xác, động vật thân mêm và các loại tôm cá nhỏ Thức ăn ưa thích của cá Giị là cua, nên chúng còn có tên gọi khác là “Crabeater” Cá Giò thường tập trung thành đàn 3 — 100 con, bắt mỗi khi di cư dọc vùng nước nông ven bờ Người ta còn phát hiện thấy

chúng thường bơi theo các loài cá khác như cá Đuối, cá Mập, Rùa và ăn bất cứ thứ gì mà các lồi này không ăn hết

5 Đặc điểm sinh trưởng:

Cá Giò là loài cá tăng trưởng nhanh Kích thước cá đánh bắt được ngoài tự

nhiên thường có chiều dài từ 50 — 120 cm, có con chiều dài tới 200 cm, nặng 68

kg Cá mới nở có chiều dài khoảng 2 — 3cm Sau thời gian 30 — 40 ngày, có

chiêu dài 4 — 6cm, sau 2 tháng đạt chiều dài 8 —- 10cm Khi nuôi thương phẩm, sau thời gian nuôi 10 — 12 tháng cá có thể đạt khối lượng: 4 — 6kg/con

6 Đặc điểm sinh san

a Tuổi và kích thước thành thục

Ở vịnh Chesapeake cá cái thành thục ở tuổi 3” và cá đực 2” Trong điều kiện ni, cá Giị có thể thành thục sớm hơn

b Mùa vụ và sức sinh sản: Cá Giò thường tụ tập thành đàn lớn khi đẻ trứng

vào tháng 5 đến tháng 9 hàng năm Mỗi lần đẻ thường kéo dài từ 9 — 12 ngày và

chúng đẻ khoảng 20 lần trong một mùa Chúng thường đẻ trứng ở ngoài khơi

vào chiều tối và ban đêm, trứng và tinh trùng được phóng thích ra môi trường nước, khi đẻ thì màu sắc của cơ thể chuyển từ màu nâu sang màu sáng hơn

Trứng cá Giị có hình cầu đường kính trung bình là 1,24 mm, 24 - 36 giờ sau

khi thụ tỉnh thì trứng nở Âu trùng mới nở dài 2,5 mm và chưa có sắc tổ Năm ngày sau khi nở thì mắt và miệng phát triển cho phép cá có thể bắt mỗi Dọc cơ

thê lúc này có hai vạch màu vàng nhạt có thể nhìn thấy được Khi cá 30 ngày

ti thì có hình dạng như cá trưởng thành với hai dải màu chạy dọc cơ thể từ đầu

xuống cuống đuôi

Trang 36

IV DAC DIEM SINH HOC CA HONG (Lutjanus spp)

Ca Héng (Lusjanus spp) la d6i tượng có giá trị kinh tế cao, tốc độ tăng

trưởng tương đối cao, thịt thơm ngon và được thị trường thế giới ưa chuộng, đặc

biệt là thị trường Châu Á như Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Hiện đang

được nuôi ở nhiều nước trên thế giới như: Hồng Kông, Malaysia, Philippine,

Indonesia, Thai Lan, Australia va mot số nước Nam Mỹ khác Hình thức ni là

nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất, nguồn giống thu từ tự nhiên và một phân giống sản xuất nhân tạo, thức ăn sử dụng chủ yếu là cá tạp

Sản lượng cá Hồng nuôi trên thế giới năm 1997 khoảng 1.954 tấn, giá trung bình cá Hồng khoảng 5,4USD/kg Sản lượng tập trung chủ yếu ở các nước như: Đài Loan, Hồng Kông và Malaysia, còn các nước khác như Thái Lan,

Philippine sản lượng khơng đáng kẻ

1 Hình thái, phần loại a Hệ thông phân loại

Theo hệ thống phân loại, cá Hơng có vị trí phần loại như sau:

Ngành: Vertebrata Lớp: Osteichthyes Bộ: Perciformes Ho: Lutjanidae Giống: Lutjanus Loài: L argentimaculatus Forskal, 1775 Tén tiéng Việt: Cá Hồng bạc, cá Hồng anh bac

Tên tiếng Anh: Mangrove red snapper hoac Silver red snapper

Loài : L erythropterus Bloch, 1790 Tên tiếng Việt: Cá Hồng

Tên tiếng Anh: Crimson snapper, Redfin snapper b Hình thái nhận dang

Ca Hing bac (L argentimaculatus) than hinh thoi dep, chiéu dai than bang 2,5 — 2,9 lần chiều cao thân Thân có màu nâu hồng tía, bụng có màu trắng, xám bạc Cá chưa trưởng thành có một dãy gồm 8 vạch màu hơi trắng vắt qua hai

bên, có một hoặc hai sọc xanh ngang qua nắp mang Chiều dài thân lớn nhất là 150cm

Trang 37

Hình Hình dang bén ngodi ca Hong bac (L argentimaculatus)

Cá Hồng đỏ (L eryfhropterus) thân hình thoi dẹp, chiều dài thân bằng 2,4 — 2,6 lần chiều cao thân Đầu to, miệng rộng, hàm trên mỗi bên có hai răng nanh Vảy dạng lược cứng bao phủ toàn thân, cả trên nắp mang và ở má Thân có màu đỏ tươi, bụng có màu hồng nhạt, các vây màu đỏ, ria sau vây đuôi có màu đen xám Chiều dài lớn nhất là 81,6 cm, thường gặp cỡ 40 — 50cm

Hình Hình dạng bên ngoài cá Hồng L erythropterus

Trang 38

2 Đặc điểm phân bo a Phân bố theo địa lý

Giống cá Hồng (1Lufamwus) có 65 lồi, phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới Từ Ấn Độ Dương — Tây Thái Bình Dương, Đơng Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, kéo dài từ Đông Châu Phi đến Nhật Bản và Australia, chúng có mặt ở hầu hết các nước Đông Nam Á Ở nước ta, cá Hồng phân bố khắp mọi nơi từ Bắc vào Nam, từ vùng nước nông ven bờ lẫn ngồi khơi

Hình phân bố địa lý của cá Hồng

b Phân bố theo sinh thái

Chúng phân bố chủ yếu ở các vùng cửa sơng nước lợ và ngồi khơi, cá

Hồng trưởng thành thường di cư từ vùng nước nông ven bờ ra vùng nước sâu từ 10 — 100 m, nơi có các rạn đá ngầm và san hô đề sống và đẻ trứng

Cá Hồng sống và sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 16 — 33 °C Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất là từ 26 — 30 °C Khi còn nhỏ, chiều đài khoảng 2,5 cm, cá sống

chủ yếu ở khuc vực nước lợ cửa sông và rừng ngập mặn, nơi có độ mặn trên l5

ppt Khi trưởng thành cá thường sống ở gần đáy và di cư ra vùng nước sâu nơi

có độ mặn cao và pH ôn định, chất đáy là rạn đá, san hô, đá sỏi hoặc các nên đá

cứng

3 Đặc điểm dinh dưỡng

Trang 39

Cá Hồng là loài cá đữ ăn thịt, hàm trên có những đơi răng nanh khỏe

Cường độ bắt mỗi mạnh nhất vào lúc gần tối, thức ăn chủ yếu là các loài cá nhỏ,

giáp xác và các loài động vật không xương sống khác Giai đoạn cá con ăn động

vật phù du, âu trùng giáp xác, âu trùng nhuyễn thể, giai đoạn ấu niên ăn tôm, cá nhỏ Trong sịnh sản nhân tạo, khi cá mới nở cho ăn Rotifer nhỏ (kích thước <

100 u) và trứng nhuyễn thể kích thước 60 — 90 u Khi cá đạt chiều dài 1cm cho

an Artemia nauplii, copepoda, khi ca c&é 4 — 5 cm trở lên cho ăn Artemia trưởng thành, cá tạp băm nhỏ, thức ăn tông hợp Trong nuôi thương phẩm và cá bố me

cho ăn cá tạp, giáp xác, mực 4 Đặc điểm Sinh trưởng

Cá Hồng có tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh: Khi mới nở có chiều

dail,57 - 1,87 mm, sau thời gian ương 33 ngày đạt chiều dài 31mm; sau 3 tháng đạt chiều dài 75 mm trọng lượng 7,5 g Cá giống cỡ 34g sau 10 tháng nuôi đạt trọng lượng trên 900 g và đạt 2300g sau 22 tháng nuôi

5 Đặc điểm sinh sản

Tuổi thành thục lần đầu của cá khoảng 3”— 4”, trọng lượng cơ thê 3 — 4

kg/con Sức sinh sản lần đầu là từ 100.000 — 500.000 trứng/cá cái

Mùa sinh sản của cá Hồng từ cuối tháng 1 đến tháng I1, tuy nhiên cá đẻ rộ

vào tháng 4 đến tháng 8 Cá đẻ vào buỗi tối, thường từ 1 — 4 giờ sáng, trùng với

khi thủy triều lên Bãi đẻ là nơi có độ sâu 18 — 37 m, chat đáy là cát hoặc cát san

hô, nơi có độ mặn cao và Ôn định Trứng sau khi thụ tinh có đường kính khoảng

0,78 —- 0,81 mm, đường kính giọt dầu khoảng 0,15 — 0,16 mm Thời gian phát triển của phôi phụ thuộc vào nhiệt độ nước, sau l5 — 24 giờ trứng sẽ nở ra cá bột Giai đoạn phát triển phôi và cá bột mới nở sống trôi nỗi, được song , gi0, thủy triều đưa vào vùng nước nông ven bờ đề sinh trưởng và phát triển

Trong điều kiện nhân tạo, ở nhiệt độ 28 — 30 °C, độ mặn 33 ppt, L5 — L7 giờ

sau khi thụ tính trứng sẽ nở ra cá bot Ở nhiệt độ 34,5 °C thời gian nở là L2 giờ,

nhiệt độ 25 °C thời gian nở là 24 giờ Cá bột mới nở có chiều dài từ 1,56 — 1,87

mm và có khối nỗn hồng to ở bên dưới, ở phía trước có giọt dầu nhỏ giúp cá

có thể nỗi trong nước Sắc tổ phân bố rải rác ở cả đầu, khắp cơ thể và cả trên bề

mặt khối noãn hoàng Sau 3 ngày tuổi nỗn hồng tiêu gần hết, cá đạt chiều dài

3,13 mm và bắt đầu ăn thức ăn ngoài Khi đạt chiều dài 28,4 mm, lúc này cá có hình dạng giống cá trưởng thành

V ĐẶC DIEM SINH HOC CUA CA CAM (Seriola dumerili)

Trang 40

Cá Cam (Seriola dumerili) là lồi cá có giá trị kinh tế cao, hiện được sản

xuất giống và nuôi ở nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, .Năm 1997, ở Nhật Bản có 1.724 trai voi 15.898 lồng nuôi cá Cam, đạt sản lượng

138.376 tấn và giá trị 147,5 tỷ yên Hàn Quốc năm 1985, sản lượng cá Cam nuôi

khoảng 3.000 tấn, nhưng đến năm 1997 sản lượng tụt xuống chỉ còn vài trăm tắn, do chuyển sang nuôi các đối tượng khác như cá Bơn, cá Rockfish, Đài Loan cá Cam được sản xuất giống đại trà và nuôi lồng trên biển với các đối

tượng khác nhau, kích thước lồng từ (10 x 10 x 10m) đến (14 x 14 x 14m) năng suất đạt 6.000 — 15.000 kg/lồng

Ngoài ra cá Cam cịn được ni ở Mỹ, Mexico và một số nước Châu Âu,

Australia, Malaysia Cá Cam nuôi ở các nước này chủ yếu là loài Seriola lalandi

Ở Việt Nam, cá Cam chủ yếu được nuôi ở Đà Nang 1a loai Seriola dumerili

và Seriola nigrofasficiafa, nguồn giỗng thu gom từ tự nhiên, nuôi trong lồng nỗi

trên biển, thức ăn là cá tạp Thị trường xuất khẩu chính là Nhật Bản, giá từ

80.000 — 120.000 đồng/kg, tuy nhiên sản lượng nuôi không lớn 1 Phân loại và hình thái

a Phan loai

Theo hệ thống phân loại cá Cam có vị trí phân loại như sau: Ngành: Vertebrata Lớp: Osteichthyes Bộ: Perciformes Ho: Carangidae Giống Seriola Loài : S lalandi S dumerili S nigrofasticiata

Tên tiếng Việt: cá Cam

Tén tiéng Anh: Greater Amberjack, Yellowtail kingfish

b Hình thái

Lồi S đwmnerili có thân dạng hình thoi, dẹp bên Chiều dài bằng 2,9 — 3,2

lần chiều cao Hai vây lưng ở gần sát nhau, vây lưng thứ nhất có một gai hướng về phía trước, thân có màu xám hoặc màu ô liu ở phía trên và màu trắng bạc ở phía dưới, vây màu xám sẵm

Ngày đăng: 02/12/2016, 07:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w