Những ứng dụng mang tính kỹ thuật cao đã được áp dụng trong hoạt động của nhiều ngành như xây dựng, cơ khí, công nghiệp in ấn, dệt may, dầu khí, khí tượng thuỷ văn,… Chính vì vậy kinh t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KINH TẾ THÔNG TIN
ĐỀ TÀI 06: THÔNG TIN KINH TẾ CÓ NHIỆM VỤ VÀ VAI TRÒ GÌ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ( HAY TRONG CÁC TỔ CHỨC KINH DOANH) THÔNG TIN KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP THƯỜNG DÙNG NHỮNG NGUỒN NÀO?
Giảng viên hướng dẫn Lê Thanh Huệ
Sinh viên thực hiện
Trang 2Mục lục
Trang 3Lời mở đầu
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ với những thành tựu kỳ diệu của
nó đang tác động mạnh mẽ tới mọi hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng Cùng với sự phát triển nhanh chóng của tin học và vai trò ngày càng nổi trội của thông tin sau cuộc cách mạng về quản lý, từ hai thập kỷ nay thế giới đã bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin đã và đang từng bước đi vào tất cả các lĩnh vực, chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội Cùng phát triển với khoa học công nghệ, hoạt động quản lý đang có nhiều đổi mới theo xu thế hiện đại hoá đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của xu thế hội nhập và phát triển kinh tế Công nghệ thông tin càng ngày càng phát triển, càng có nhiều phát minh sáng chế được ứng dụng vào đời sống xã hội nhằm giải phóng sức lao động, làm phong phú thêm đời sống vật chất, tinh thần của con người Hơn nữa ứng dụng CNTT trong xã hội, người dân và doanh nghiệp đã có những chuyển biến tích cực Mọi tầng lớp xã hội ở mọi miền đất nước đều được tạo điều kiện để có thể khai thác, sử dụng thông tin điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của mình Việt Nam đã trở thành một trong những nước có số lượng người dùng Internet cao nhất Tháng 6/2010,
tỷ lệ số hộ gia đình có máy tính đạt 14,76% tăng hơn 6 lần so với năm 2002 Tỷ lệ số hộ gia đình có kết nối Internet đạt 12,84% tính đến tháng 12/2010 Đa số các doanh nghiệp
đã có kết nối Internet để phục vụ hoạt động (khoảng 90%), với 67,7% doanh nghiệp đã
có mạng cục bộ LAN và việc ứng dụng phần mềm trong quản lý điều hành bắt đầu được chú trọng Các dịch vụ công cộng (giáo dục, đào tạo từ xa, chẩn đoán bệnh từ xa, thư viện điện tử, ) đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận Những ứng dụng mang tính kỹ thuật cao
đã được áp dụng trong hoạt động của nhiều ngành như xây dựng, cơ khí, công nghiệp in
ấn, dệt may, dầu khí, khí tượng thuỷ văn,…
Chính vì vậy kinh tế thông tin giữ vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển của kinh tế, xã hội nói chung và các doanh nghiệp nói riêng Các nguồn thông tin kinh tế được các doanh nghiệp tìm kiếm và tận dụng triệt để, áp dụng cho kỹ thuật và công tác quản lý
Trang 4ĐỀ TÀI: THÔNG TIN KINH TẾ CÓ NHIỆM VỤ VÀ VAI TRÒ GÌ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ( HAY TRONG CÁC TỔ CHỨC KINH DOANH) THÔNG TIN KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP THƯỜNG DÙNG NHỮNG NGUỒN NÀO?
I MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
- Hiểu được thế nào là kinh tế thông tin.
- Nắm được đặc điểm và đặc trưng của nền kinh tế thông tin
- Nhiệm vụ và vai trò của kinh tế thông tin trong doanh nghiệp
- Làm rõ nguồn thông tin kinh tế mà các doanh nghiệp thường dùng
II NỘI DUNG
1 Khái niệm về kinh tế thông tin
Khi kiến thức, nói rộng hơn là sự hiểu biết trở thành nguyên liệu đầu vào và nguồn gốc của giá trị trong nền kinh tế, người ta gọi đó là nền kinh tế thông tin Và thông tin, lúc này, trở thành tín hiệu điều khiển các quyết định kinh tế Vậy chúng ta cùng tìm hểu thông tin là gì?
1.1 Thông tin là gì?
Khái niệm “ Thông tin” mới bắt đầu trở thành đối tượng của nghiên cứu khoa học
và kỹ thuật từ giữa thế kỷ 20 này, và từ chỗ là đối tượng của khoa học, nó đã nhanh chóng được nhận thức như là nội dung cơ bản của hoạt động điều khiển và quản lý, rồi là nội dung chủ yếu của một nền kinh tế mới và một nền văn minh mới của loài người Người ta đã nói đến thông tin như là một trật tự, là quyền lực, là nguồn tài nguyên chủ chốt của một nên kinh tế và là yếu tố cơ bản của một nền kinh tế mới, một xã hội mới –
xã hội thông tin
Thông tin là quyền lực khi ta nhận thức được rằng cái quyền điều khiển, quản lý, lãnh đạo thực chất phải được thể hiện ở năng lực thực hiện các quy trình xử lý thông tin
để mang lại thông tin trật tự cho đối tượng
Trang 5Thông tin trở thành một nguồn tài nguyên quốc gia quan trọng khi nền kinh tế phát triển đến giai đoạn mà nội dung “ Thông tin “ bao trùm khắp các hoạt động sản xuất và kinh doanh, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong bản thân các sản phẩm hàng hóa và dịch
vụ, khi mà khu vực “Thông tin” đóng góp một tỉ trọng lớn(40% hoặc cao hơn) phần giá trị gia tăng trong thu nhập quốc dân của một nền kinh tế phát triển, hay nói một cách khác khi nền kinh tế chuyển sang giai đoạn “ nền kinh tế của thông tin và trí tuệ”
Và, trong một tương lai, khi thông tin trở thành của mọi người và đến được với mọi người, khi mọi nhu cầu ngày càng phong phú về thông tin của mọi thành viên xã hội trong mọi mối quan hệ gia lưu về kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống, vv.đều được đáp ứng một cách nhanh chóng Thuận lợi, thì xã hội sẽ trở thành xã hội thông tin, với chất lượng sống cao hơn của con người trong một giai đoạn văn minh mới
Sự tiến hóa trong vai trò của thông tin kể trên gắn liền với những bước tiến vũ bão của ngành kỹ thuật máy tính và Công nghệ thông tin trong mấy thập niên vừa qua, từ việc
ra đời những máy tính điện tử thuộc các thế hệ đầu tiên vào những năm 50, 60 với chức năng chủ yếu là tính toán khoa học kĩ thuật; đến các máy tính có khả năng lưu trữ và xử
lý thông tin lớn của nhưng năm 60, 70 có khả năng ứng dụng trong kinh tế, quản lí; sự ra đời của các máy tính vào những năm 80 với số lượng hàng chục hàng trăm triệu thâm nhập vào mọi nơi của thế giới; sự kết hợp và liên kết rộng rãi giữa các máy tính và các mạng truyền thông phủ khắp thế giới trong thập niên gần đây; và trong một tương lai gần,
là hệ thống mạng lưới các đường thông tin cao tốc (xa lộ thông tin) với khả năng truyền thông đa phương tiện (multimedia ) phủ khắp nơi và nối đến từng nhà đang được hoạch định và thực hiện trong nhiều nước trên thế giới
Nền kinh tế thông tin đã là một thực tế trong nhiều nước khắp năm châu và xã hội thông tin cũng đang được hình thành và sẽ trở thành thực tiễn ở nhiều nước phát triển khi loài người bước sang thế kỷ 21
1.2 Nền kinh tế thông tin là gì?
Nền kinh tế “ hậu công nghiệp” hiện được nhiều học giả của trường phái khoa học
xã hội gọi là “nền kinh tế tri thức”, còn các học giả của các trường phái khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin gọi là “nền kinh thế thông tin – kinh tế số” Các khái niệm
“kinh tế tri thức”, “kinh tế thông tin” hay “kinh tế số” hiện được dùng với nghĩa gần tương đương, chúng đều nhấn mạnh và khẳng định vai trò động lực phát triển kinh tế toàn cầu của thông tin, tri thức, công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông
Trang 6- Hội tụ và tích hợp truyền thông và công nghệ xử lý dữ liệu vào công nghệ thông tin.
- Ảnh hưởng mạnh mẽ của các ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh tế ví dụ như phần đông người làm việc chuyên môn có nhu cầu cao (khối lượng và chất lượng) về
sử dụng thông tin, đa số sản phẩm cung cấp cho xã hội thuộc nhóm chứa đựng nhiều thông tin
- Ứng dụng mạng lưới công nghệ thông tin rộng khắc các tổ chức kinh tế, và quá trình mang lại kết quả là một hệ thống kiểm soát có độ linh hoạt cao và tính cưỡng bức thấp, đồng thời, có năng lực thúc đẩy tiến trình hội nhập, toàn cầu hóa
Tuy vậy, mọi hệ thống kinh tế vận hành trên nền tảng công nghệ thông tin đều phải cùng tồn tại với khu vực sản xuất có qui mô lớn, trong đó, kiến thức không phải là nguyên liệu đầu vào cơ bản Đây chính là điểm vẫn tiếp tục gây tranh cãi về những những khác biệt cơ bản giữa các nền kinh tế hiện đại và truyền thống
Trong giai đoạn chuyển đổi, các quyết định kinh tế tiếp tục chịu nhiều tác động của các kế hoạch, mục tiêu đã định trước nhưng vai trò của yếu tố thông tin đang ngày một tăng lên đáng kể
2 Đặc điểm của nền kinh tế thông tin
Cho tới nay, nhiều nhà chiến lược kinh tế hàng đầu trên thế giới đều thống nhất KTTT có 10 đặc điểm chính sau đây:
- Ý tưởng đổi mới và phát triển công nghệ mới trở thành chìa khóa cho việc tạo ra việc làm mới và nâng cao chất lượng cuộc sống Nền KTTT có tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu dịch chuyển nhanh
- Tìm các công nghệ mới trở thành loại hình hoạt động quan trọng nhất Doanh nghiệp nào cũng có thể tìm ra công nghệ mới; không còn sự phân biệt giữa phòng thí nghiệm với công xưởng, đồng thời xuất hiện nhiều doanh nghiệp chuyên về sản xuất công nghệ
- Công nghệ thông tin được tiến hành rộng rãi trong mọi lĩnh vực, mạng thông tin phủ khắp nước và trên thế giới, liên kết các tổ chức, gia đình và các quốc gia Thông tin trở thành nguồn tài nguyên quan trọng Mọi lĩnh vực hoạt động của con người đều có sự tác động của thông tin
- Dân chủ hóa được thúc đẩy vì mọi người đều dễ dàng truy cập thông tin mà mình cần Mọi người dân đều có thể biết được các chủ trương, chính sách một cách chính xác,
Trang 7kịp thời Các cơ quan chức năng không thể hoạt động trái luật Mối liên kết giữa chính quyền và người dân bền vững.
- Về giáo dục và đào tạo (đầu tư cho con người): được đầu tư cao hơn hẳn so với các dự án đầu tư về cơ sở vật chất (nhà máy, công xưởng, khai thác nguyên nhiên liệu ) Mọi người học tập thường xuyên bằng các loại hình đào tạo đa dạng: học ở trường, học
từ xa, học trên mạng thông tin
- Tri thức trở thành vốn quý nhất và là nguồn lực hàng đầu để tăng trưởng Vốn tri thức không giống như các loại vốn vật chất khác (máy móc, tiền, vàng ) dễ hư hao hoặc mất đi khi sử dụng, tri thức và thông tin dễ chuyển giao và chia sẻ
- Chu kỳ đổi mới của xã hội ngày càng ngắn, càng nhanh, năng lực sáng tạo của con người mở ra vô tận Công nghệ đổi mới rất nhanh, có khi chỉ tính từng ngày, từng tháng Vì vậy, các doanh nghiệp muốn tồn tại phải luôn đi tìm công nghệ mới và phải luôn đổi mới công nghệ và sản phẩm
- Các doanh nghiệp vừa phải cạnh tranh, vừa phải hợp tác để phát triển ở cả trong nước và quốc tế Triết lý "cả hai cùng có lợi" thấm rộng trong mọi hoạt động của con người
- Các sản phẩm và thị trường ngày càng có tính toàn cầu Nhiều nước cùng tham gia vào sản xuất một sản phẩm Một sản phẩm được tiêu thụ ở nhiều thị trường nhiều nước
- Dù xu hướng thông tin, tri thức mang tính toàn cầu hóa nhưng bản sắc văn hóa dân tộc phải được chú ý giữ gìn để tránh bị hòa tan, để tạo thêm sức mạnh nội sinh
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế tri thức với những thách thức to lớn trước mắt Chúng ta cần thấy được thời cơ và từng bước tiến vào nền kinh tế tri thức, san bằng khoảng cách phát triển với thế giới, đưa đất nước tiến nhanh, mạnh trong những thập kỷ tới
3 Đặc trưng của nền kinh tế thông tin
Nền kinh tế thông tin có những đặc trưng sau đây:
- Hỗ trợ chức năng xử lý dữ liệu trong các hoạt động nghiệp vụ từ giao dịch đến phân tích, lưu trữ và ra quyết định
- Sử dụng cơ sở dữ liệu thống nhất, có nhiều chức năng xử lý dữ liệu
Trang 8- Cung cấp thông tin cho các nhà quản lý, tạo điều kện để họ thâm nhập vào cơ sở
Nhân công chính Nông dân Công nhân trong nhà máy Nhân công tri thức
Quan hệ lao động Con người và đất đai Con người và máy móc Con người và con người Công cụ chủ yếu Công cụ cầm tay Máy móc Công nghệ thông tin
Như vậy, thời đạị mà chúng ta đang sống là thời đại thông tin, xã hội của chúng ta thực sự là xã hội công nghệ thông tin Thời đại thông tin dược phân biệt với những thời đại khác bởi 5 đặc điểm quan trọng:
- Thời đại thông tin xuất hiện do sự xuất hiện của các hoạt động xã hội dựa trên nền tảng thông tin
- Kinh doanh trong thời đại thông tin phụ thuộc vào công nghệ thông tin được sử dụng để thực hiện công việc kinh doanh
- Trong thời đại thông tin năng xuất lao động tăng lên nhanh chóng
- Hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin xác định sự thành công trong thời đại thời đại thông tin
- Trong thời đại thông tin, công nghệ thông tin có mặt trong hầu hết các sản phẩm
và dịch vụ
Trang 9Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các doanh nghiệp đang có xu hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin Mới trước đây 10 năm, các doanh nghiệp Việt Nam hầu như còn hết sức xa lạ với cái gọi là sử dụng hệ thống thông tin cho mục đích quản lý Chỉ
có một số các ông chủ doanh nghiệp giàu có sử dụng hệ thống máy tính như một vật trưng bày để khuyếch trương thanh thế doanh nghiệp Nhưng giờ đây, đó không còn là điều mới mẻ nữa mà phần nào đã trở thành công cụ không thể thiếu trong công tác quản
lý ở mọi cơ quan khác nhau, từ các cơ quan hành chính sự nghiệp tới các cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh tạo ra của cải vật chất cho toàn xã hội Các doanh nghiệp đã cảm nhận được những lợi ích của việc sử dụng máy tính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, và để lưu trữ khai thác, xử lý những thông tin sẵn có trong doanh nghiệp
Trong khoảng vài năm trở lại đây, không chỉ có các hệ thống máy tính cục bộ lên ngôi mà ở Việt Nam đã xuất hiện hệ thống mạng thông tin quốc tế - Internet Việc sử dụng Internet đã giúp cho các doanh nghiệp tăng khả năng kinh doanh lên rất nhiều và
đó là một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy một nước còn lạc hậu về trang thiết bị
và kỹ thuật như nước ta đầu tư vào phát triển hệ thống truyền tin qua mạng Internet
Những lý do mà mạng Internet có thể giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng kinh doanh là:
- Internet có khả năng trao đổi thông tin nhanh chóng từ nơi này tới nơi khác, giúp cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty đa quốc gia có khả năng thiết lập hệ thống liên lạc và trao đổi những kế hoạch hành động một cách nhanh chóng và đúng lúc
- Internet là mạng lưới tiếp thị lớn nhất mà ngày nay các doanh nghiệp có thể sử dụng để tiếp cận các khách hàng trực tiếp và gián tiếp của mình ở mọi nơi trên thế giới
Internet đã tạo ra một bầu không khí hoàn toàn mới trong thế giới kinh doanh, với những lợi thế và thách thức mới Tại Việt Nam, môi trường kinh doanh cũng ngày càng mang tính cạnh tranh cao, những doanh nghiệp nào sớm cải tiến trong khâu quản lý nhờ việc áp dụng CNTT thì coi như đã nắm được trong tay công cụ cạnh tranh hữu hiệu
Trang 10Theo khảo sát của IDC, doanh số thị trường PC Việt Nam đã đạt 610.000 chiếc trong quý 4/2014 và tổng số PC trong năm 2014 đã đạt 2,13 triệu chiếc, giúp thị trường đạt mức tăng trưởng 2% so với năm trước Điều này khiến Việt Nam trở thành thị trường duy nhất phát triển ở châu Á Việt Nam nằm trong Top 10 nước châu Á - Thái Bình Dương và top 30 thế giới về gia công phần mềm theo báo cáo của Tập đoàn Gartner (2014) TP Hồ Chí Minh và Hà Nội tiếp tục nằm trong top 100 thành phố hẫn dẫn về gia công phần mềm, trong đó, TP Hồ Chí Minh xếp thứ 17 và Hà Nội xếp thứ 22 (2014).
Điều đó cho thấy đây là một môi trường tốt để áp dụng CNTT trong việc quản lý doanh nghiệp nhằm tăng hiệu quả hoạt động Trong khi không ít doanh nghiệp chỉ dùng máy tính để thực hiện các thao tác văn phòng đơn giản thì một số đáng kể đã nhanh chóng
áp dụng các phần mềm quản lý kinh doanh giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian và tiết kiệm nhân lực Các doanh nghiệp này nhanh nhạy trong việc thiết lập website để làm công
cụ quảng bá và bán hàng, điều hành thông qua mạng nội bộ, thực hiện các giao dịch điện
tử, chia sẻ dữ liệu online…
Trang 11Công ty TNHH Thời trang Cái Ô, với nhãn hiệu thời trang Umbrella cũng là một trong những doanh nghiệp sớm ứng dụng CNTT trong công tác quản lý Ra đời cách đây
4 năm, là một doanh nghiệp trên 50 nhân lực, Umbrella đã nhanh chóng “số hóa” các hoạt động của mình như các phần mềm bán hàng, chương trình báo cáo thuế online và xuất hóa đơn trực tuyến Công ty cũng xây dựng website www.umbrella-fashion.com để quảng bá thương hiệu
Traphaco tăng 20% doanh thu nhờ ứng dụng CNTT trong năm 2015 Nhờ hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) quản lý bán hang nhận được phản hồi ngay về doanh
số của từng loại thuốc mà nhà thuốc đã nhập trước đó Thay vì mất thời gian ghi chép, tổng hợp số liệu, nhập liệu và gửi báo cáo về công ty, tất cả thao tác và kết quả làm việc được hiển thị trên toàn hệ thống, giúp trình dược viên tiết kiệm thời gian Không những vậy, việc quản lý bán hàng bằng CNTT còn giúp trình dược viên lên kế hoạch khoa học nhất về lộ trình bán hàng
4.1.1 Thay đổi ranh giới kinh doanh
Sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) ngày nay báo trước một
thời kỳ mới với những thay đổi xã hội lớn lao CNTT như một công nghệ chung xâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế xã hội
CNTT sẽ thay đổi các điều kiện thị trường và vị trí của các đối tác trong cấu trúc chuỗi cung cấp, người tiêu dùng sẽ giữ vai trò quan trọng thiết yếu trong toàn bộ chuỗi này CNTT đang có khuynh hướng xóa nhòa các biên giới, không thừa nhận sự biệt lập,
mở ra không gian rộng rãi hơn nhiều cho những người tham gia sáng tạo, CNTT như một thách thức đồng thời cũng là công nghệ quan trọng phổ biến nhất, lan tỏa mạnh nhất
và hứa hẹn nhất giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu Chính CNTT sẽ là một nguồn lực tạo ra những bứt phá quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam, nền kinh tế có tới 97% GDP từ các DNVVN, tìm được chỗ đứng trong cạnh tranh toàn cầu Vấn đề là phải hướng đến việc tìm ra con đường để CNTT thâm nhập, lan tỏa nhanh nhất vào trong các DNVVN, nâng sức cạnh tranh của DNVVN
Trang 124.1.1.1 Tác động của công nghệ thông tin đến sự phát triển của các ngành công
nghệ cao.
Về thực chất, nền kinh tế mới là nền kinh tế xử lý thông tin, trong đó các máy tính
và các công nghệ truyền thông và viễn thông (các mạng máy tính) là những công cụ chủ chốt và mang tính chiến lược, bới chúng sản xuất ra và trao đổi các nguồn thông tin đa được vật chất hoá, có tính cốt tử đối với sự phát triển của xã hội Dịch vụ hiện nay chiếm
tỷ lệ trên 60% trong tổng sản phẩm của toàn thế giới
Nhờ có công nghệ thông tin mà nhiều ngành mới, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ được tạo ra Các ngành truyền thống được hiện đại hoá và tiếp tục phát triển Như vậy, khoa học công nghệ trong đó có công nghệ thông tin đang đưa nền sản xuất xã hội từng bước chuyển từ nền sản xuất công nghiệp, dựa chủ yếu vào máy móc và tài nguyên thiên nhiên, sang nền sản xuất tri thức dựa chủ yếu vào trí lực và thông tin
Đối với các nước đang phát triển, việc khai thác trực tiếp thành quả nghiên cứu khoa học trong các doanh nghiệp không ngừng được tăng cường, là một trong những nguồn lực cơ bản để cải tạo các cơ sở sản xuất hiện có, tạo ra các lĩnh vực sản xuất mới, nâng cao trình độ công nghệ quốc gia, tạo năng lực đi thẳng vào các công nghệ hiện đại;
có điều kiện thích nghi nhanh công nghệ nhập, tiến tới tạo ra công nghệ của riêng mình
Đổi mới ngày càng trở thành kết quả của sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và các tổ chức hoạt động khác dựa vào tri thức Số lượng các mạng lưới khoa học này ngày nay có một diện tương tác rộng lớn ở quy mô toàn cầu
4.1.1.2 Tác động của công nghệ thông tin đến sự phát triển thị trường
Công nghệ thông tin và truyền thông được ứng dụng rộng rãi trong mọi hoạt động của cuộc sống Mạng thông tin máy tính phủ khắp thế giới và trong mỗi nước, nối với hầu hết các tổ chức, các gia đình Mọi người sử dụng thông tin trong các hoạt động của mình là một nhu cầu tự nhiên không thể thiếu được trong cuộc sống Người ta có thể lựa chọn sản phẩm, thăm dò các dịch vụ công cộng, yêu cầu sao cầu sao chép một cuốn sách, tạp chí, báo, băng video, dữ liệu hoặc tài liệu tham khảo bằng bất kỳ ngôn ngữ nào với một máy tính nối mạng
Thương mại điện tử là một phát kiến quan trọng, nó sẽ chi phối phần lớn các hoạt động của xã hội trong tương lai, các doanh nghiệp có được thông tin phong phú về thị trường và đối tác, dễ dàng tạo dựng và củng cố quan hệ bạn hàng, rút ngắn chu kù sản xuất kinh doanh, nhanh chóng tạo ra nhiều sản phẩm mới Thương mại điện tử sẽ trực tiếp giúp cho sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp nhanh chóng chuyển tiếp sang
Trang 13nền kinh tế tri thức.Thương mại điện tử đặc biệt có ý nghĩa với các nước đang phát triển (nhất là đối với các công ty nhỏ, các vùng biệt lập, xa xôi, ít có cơ hội giao dịch, thiếu thong tin, thiếu đối tác), vì bằng phương tiện điện tử họ có thể dễ dàng tiếp xúc với thị trường rộng lớn trong nước cũng như nước ngoài.
4.1.2 Thay đổi phát triển công nghệ và ứng dụng
a Khác nhau giữa DNVVN và các doanh nghiệp lớn
Có sự khác biệt đáng kể giữa các DNVVN và các doanh nghiệp lớn Theo Rothwell và Dodgson thì có thể phân biệt các lợi thế từ cải tiến thành lợi thế vật chất và lợi thế hành vi [3] Sức mạnh của các doanh nghiệp lớn chủ yếu xuất phát
từ lợi thế vật chất, liên quan tới tính kinh tế về qui mô và phạm vi, sự sẵn có của các công cụ tài chính rẻ tiền, cách thức bù trừ rủi ro và có năng lực tốt hơn về con người và phương tiện chuyên môn hóa [2] Mặt khác, sức mạnh tương đối của các doanh nghiệp nhỏ hơn lại xuất phát từ các lợi thế hành vi liên quan tới các vấn đề như: động cơ làm việc của nhân viên cao hơn; dễ chấp nhận sự thay đổi và ứng biến trong công việc hơn; tri thức ẩn chứa vào các kỹ năng độc đáo; truyền thông hiệu quả hơn; sự linh hoạt do các quá trình ra quyết định ít quan liêu hơn; hợp tác quản trị tốt hơn Các đặc điểm chung của các DNVVN là thiếu tri thức và thiếu thời gian để thu nhận kiến thức về các kỹ năng quản trị, hướng vào tăng trưởng và tầm nhìn ngắn hạn, hướng ngoại kém, điều này đồng nghĩa với việc nhận thức quá chậm về các dấu hiệu từ môi trường, vị thế tài chính yếu khiến mức đầu tư thấp, và thiếu các phương tiện để đào tạo nhân viên trong công ty [4]
- Các doanh nghiệp thuộc loại hai tập trung vào phát triển, đưa vào ứng dụng và thương mại hóa các công nghệ trong các sản phẩm, dịch vụ hay quá trình công nghệ,
Trang 14quản lý của họ Các DNVVN thường rơi vào loại này, chẳng hạn trong các ngành chế tạo, xây dựng và dịch vụ kinh doanh thương mại.
- Loại thứ ba là các doanh nghiệp dịch vụ như khách sạn, cung cấp thực phẩm, bán
lẻ, và vận tải Nhiều DNVVN rơi vào loại này
Chúng ta vẫn thường thấy những ứng dụng công nghệ thông tin phổ biến hiện nay trong các DNVVN Việt Nam là các phần mềm kế toán, rất giản đơn và cục bộ Ngày nay, các ứng dụng CNTT trong DNVVN không chỉ là kế toán mà nó cũng có nhiều ứng dụng định hướng chiến lược Hợp tác ngày càng tăng và việc tích hợp hơn nữa là vấn đề sống còn cho ứng dụng công nghệ thông tin trong các DNVVN Định hướng tích hợp chủ yếu bao gồm:
- Định hướng chiến lược hướng đến các vấn đề như các dạng hợp tác, các thay đổi cấu trúc trong toàn ngành dọc, các phương pháp marketing, các kênh phân phối
- Định hướng tổ chức hướng về các vấn đề như cấu trúc tổ chức, phương pháp quản trị, huấn luyện, tổ chức lao động
- Định hướng công nghệ hướng đến các sản phẩm hay dịch vụ, các hệ thống chế tạo, các hệ thống thông tin, xử lý dữ liệu điện tử
Các khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin ở các DNVVN
Đặc biệt trong các doanh nghiệp nhỏ, việc đưa ra các kiểu công nghệ thông tin mới nhất không phải lúc nào cũng suôn sẻ Có thể kể ra một số lý do cho điều này
Trước tiên, DNVVN thường không có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực công nghệ thông tin, phần vì họ vốn chỉ chú ý vào các hoạt động tác nghiệp, do đó, dành rất ít thời gian cho các hoạt động cải tiến và chiến lược Điều này cũng cản trở họ tích lũy kiến thức riêng về các phát triển mới nhất
Thứ hai, DNVVN thường không biết các nguồn thông tin mà họ nên tham khảo Điều này khiến họ tụt hậu về công nghệ, không hiểu biết đầy đủ về các khả năng của CNTT và không nhận thức được lợi thế của một ứng dụng cụ thể
Thứ ba, CNTT có thể dẫn đến các lợi thế không thể đoán trước Nhiều doanh nghiệp nhỏ vì thế không thể xác lập chính xác nhu cầu của họ nếu không có sự trợ giúp của các chuyên gia bên ngoài Những người cung cấp giải pháp CNTT có khuynh hướng cung cấp hệ thống mở rộng, phức tạp hơn cần thiết và thường không cho biết các thông tin chính xác về thời gian cần cho việc học cách vận hành hệ thống
Trang 15Thứ tư, cải tiến bằng CNTT thường bắt đầu với quá trình công nghệ sản xuất, loại cải tiến này yêu cầu thay đổi nhiều về các chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm các bộ phận so với các loại cải tiến khác Nó làm thay đổi từ bên trong tổ chức và các công việc, nhiệm vụ của các nhân viên Các doanh nghiệp tụt hậu về công nghệ chủ yếu là do rất nhiều hạn chế về tổ chức Điều cần thiết là phải thiết lập được quá trình xử lý thông tin và tiêu chuẩn hóa mà điều này lại hay thiếu trong các DNVVN, do phương pháp làm việc của họ thường không chính thức Hơn nữa, ứng dụng CNTT vì mục đích cải tiến cũng yêu cầu tầm nhìn chiến lược thích đáng
4.1.3 : Sự thay đổi về đầu tư
Chi phí đầu tư cho lĩnh vực CNTT của các DN trong những năm vừa qua không thay đổi nhiều, chủ yếu tập trung vào phần cứng Năm 2014, chi phí đầu tư cho phần cứng chiếm 43%, phần mềm 23%, nhân sự và đào tạo 18% (BĐ 2) Hầu hết các DN có trang bị máy tính, 98% DN có máy tính để bàn và máy tính xách tay, 45% doanh nghiệp có máy tính bảng
Trang 16BĐ: Cơ cấu chi phí đầu tư cho CNTT của DN
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương); Báo cáo Thương mại điện
Hệ thống thông tin kinh doanh sản xuất bao gồm:
- HTTT kinh doanh: theo dõi dòng thông tin thị trường, thông tin công nghệ và
đơn đặt hàng của khách hàng Nhận thông tin sản phẩm từ HTTT SX Theo phân tích và đánh giá để đưa ra các kế hoạch SX phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty
Trang 17- HTTT sản xuất: nhận kế hoạch sản xuất từ HTTT kinh doanh quản lý thông tin nguyên vật liệu của các nhà cung cấp, theo dõi quá trình sản xuất cập nhật thông tin và tính tổng chi phí của quá trình sản xuất cùng với thông tin sản phẩm để chuyển qua HTTT kinh doanh làm cơ sở cho hệ thống thông tin kinh doanh xác định giá, chiến lược trong quá trình phát triển của công ty.
Các hệ thống thông tin kinh doanh và sản xuất theo cấp quản lý
Mức quản lý Các hệ thống thông tin kinh doanh và sản xuất
Tác nghiệp
- Hệ thống quản trị thông tin nguồn nhân lực
- Hệ thống quản trị thong tin nguồn khách hàng
- Hệ thống thông tin mua hàng
- Hệ thống thông tin nhận hàng
- Hệ thống thông tin kiểm tra chất lượng
- Hệ thống thông tin giao hàng
- Hệ thống thông tin kế toán chi phí giá thành
Chiến thuật
- Hệ thống thông tin quản trị hàng dự trữ và kiểm tra
- Hệ thống thông tin hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
- Hệ thống thông tin Just-in-time ( thời gian thực)
- Hệ thống thông tin hoạch định hàng dự trữ
- Hệ thống thông tin phát triển và thiết kế sản phẩm
Chiến lươc
- Phát triển cơ cấu bán hàng
- Lên kế hoạch và đánh giá công nghệ, mở rộng đối tượng bán hàng
- Xác định lịch trình sản xuất, chiến lược marketing
- Thiết kế bố trí sản xuất trong doanh nghiệp
4.3 Cơ cấu lao động
Là hình thức tồn tại của tổ chức, biểu thị việc sắp xếp theo trật tự nào đó các bộ phận của tổ chức cùng các mối quan hệ giữa chúng