1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ hội và thách thức trong nền kinh tế thông tin việt nam

41 1,8K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

Ngày nay,công nghiệp hóa- hiện đại hóa đòi hỏi có sự áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì ngành công nghệ thông tin cần được nổ lực nhiều hơn nữa, hệ thống công nghệ mới được áp dụn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

KINH TẾ THÔNG TIN

2015.

Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Thanh Huệ

Lớp học phần: Tin Kinh Tế

Nhóm sv thực hiện

PHÂN CÔNG TÌM HIỂU :

Phạm Văn Tiến:Bao quát toàn bộ đề tài, tìm hiểu nền kinh tế thông tin năm 2015,chỉnh sửa đinh

dạng văn bản.

Trang 2

Vũ Ngọc Phú: Giới thiệu và tìm hiểu thực trạng về nền kinh tế thông tin.

Nguyễn Ngọc Khánh: Cơ hội của nền Kinh tế thông tin.

Phùng Văn Dung: Thách thức của nền kinh tế thông tin.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CNTT là 1 ngành nghề rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, có ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề khác nhau của xã hội

Trang 3

Ngày nay,công nghiệp hóa- hiện đại hóa đòi hỏi có sự áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì ngành công nghệ thông tin cần được nổ lực nhiều hơn nữa,

hệ thống công nghệ mới được áp dụng vào những tiến bộ khoa học kỹ thuật , trong sản xuất trong kinh doanh và trong mọi lĩnh vức đời sống của con người.Đó là sự phát triển của xã hội liên tục và không ngừng nghỉ chính vì vậy công nghệ thông tin luôn đổi mới,luôn cải tiến để đi cùng thời đại

Gần đây nhất Ngày 3 tháng 2 năm 2016, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (TMĐT và CNTT) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016 Thứ trưởng nhấn mạnh Bộ Công Thương với vai trò đóng góp hơn 70% GDP của cả nước, trong đó TMĐT là một trong những kết cấu hạ tầng quan trọng của lĩnh vực thương mại, do vậy mục tiêu đặt ra trong năm 2016 là hết sức quan trọng đối với Lãnh đạo Cục và toàn thể các đồng chí công chức, viên chức Để đạt được mục tiêu đặt ra, Cục TMĐT

và CNTT cần đảm bảo hệ thống an ninh, an toàn mạng trong TMĐT; phát triển toàn diện và bền vững định hướng tổng thể TMĐT gắn với mục tiêu phát triển kinh tế đất nước giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hội nhập quốc tế, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Mục tiêu cuối cùng Thứ trưởng nêu rõ, cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển TMĐT để từ đó đánh giá, dự báo và đưa ra nhu cầu đáp ứng công việc không những cho cơ quan QLNN mà còn phục vụ cho các địa phương, hiệp hội

và doanh nghiệp Đó là cơ hội cũng như thách thức của công nghệ thông tin nước ta hiện nay

Trang 4

I Giới thiệu về Kinh tế thông tin

1.1 Công nghệ Thông tin và Kinh tế Thông tin.

Công nghệ Thông tin (tiếng Anh: Information Technology hay là IT) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin phục vụ cho mọi lĩnh vực trong đời sống như kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng

Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng khi nền kinh tế phát triển đến giai đoạn mà nội dung thông tin bao trùm mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong bản thân các hàng hóa, dịch vụ Sự tiến hóa trong vai trò của thông tin gắn liền với những bước tiến vũ bão của ngành kỹ thuật máy tính Từ việc ra đời những máy tính điện tử đầu tiên vào những năm

50, 60 với chức năng chủ yếu là tính toán khoa học kỹ thuật, đến các máy tính

có khả năng lưu trữ và xử lý thông tin lớn hơn của những năm 60, 70 có khả năng ứng dụng trong kinh tế, quản lý Sự ra đời của các máy tính vào những năm 80 với số lượng hàng trăm triệu thâm nhập vào mọi nơi trên thế giới Và hiện nay, khi mà hệ thống mạng lưới các đường thông tin cao tốc(xa lộ thông tin) với khả năng truyền thông đa phương tiện (multimedia) được triển khai khắp mọi nơi, thì vai trò của thông tin càng được khẳng định

Những năm chiến tranh đói khổ qua đi thay vào đó là một cuộc sống hiện đại, đầy tri thức, thông tin và công nghệ Nhiều học giả của các trường phái khoa học xã hội gọi đó là “nền kinh tế tri thức”, còn các học giả của các trường phái khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin gọi là “nền kinh tế thông tin – kinh

tế số” Các khái niệm "kinh tế tri thức", "kinh tế thông tin" hay "kinh tế số" hiện được dùng với nghĩa gần tương đương, chúng đều nhấn mạnh và khẳng định vai trò động lực phát triển kinh tế toàn cầu của thông tin, tri thức, công nghệ và truyền thông

Trang 5

1.2 Đặc điểm và vai trò của Kinh tế thông tin ở Việt Nam.

a Đặc điểm của kinh tế thông tin

Là nền kinh tế lớn mạnh và phát triển nhờ áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong mọi tổ chức: Từ cá nhân hộ gia đình, đến các doanh nghiệp ,nhà

trường và đặc biệt là bộ máy quản lý nhà nước, muốn tồn tại và làm việc có hiệu quả thì việc áp dụng CNTT là điều bắt buộc Hơn thế nữa, ngày nay mạng internet và thương mại điện tử đang dần khẳng định vai trò và vị thế trong đất nước mình Dần dần, người dân sẽ có thói quen mua hàng qua mạng, doanh nghiệp sẽ nộp thuế qua mạng,học sinh được trừ tiền qua thẻ ngân hàng, nhà nước sẽ quản lý chứng minh thư qua mạng,.v.v đó là hướng đi tích cực là tiến

bộ cố gắng của chúng ta

Lao động tri thức và sáng tạo: năng suất lao động là thước đo đánh giá hệ

thống chính sách, động lực của sự tăng trưởng bền vững Mà để có được năng suất lao động cao điều tiên quyết là cần đội ngũ nhân lực tri thức khoa học.Đòi hỏi người lao động luôn tìm tòi học hỏi không ngừng nghỉ, tiếp thu nhưng thay đổi

Phát triển bền vững: Xã hội kinh tế thông tin được xây dựng trên nền tảng

là tri thức, công nghệ, khoa học và thông tin Nó là sự kết hợp hài hòa giữa bản sắc văn hóa người Việt Nam và văn minh nhân loại Kinh tế thông tin sẽ phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa

Toàn cầu hóa: Đây là cơ hội cũng là thách thức lớn cho nền kinh tế thông

tin, vươn ra thế giới đồng nghĩa với việc cạnh tranh khốc liệt và hợp tác hiệu quả Khi công nghệ và thông tin đạt đến mức toàn cầu hóa, thì khoảng cách địa

lý, đất nước, văn hóa giữa các vùng miền dần xóa mờ, kinh tế thương mại được kết nối và thế giới sẽ chuyển mình thay đổi thực sự Nhìn lại Việt Nam, 11/1/2007-2016 sau 9 năm kể từ khi ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại nhận định, nhờ sự cam kết và thực hiện các cam kết, Việt Nam đã từng bước chuyển dịch cơ cấu

Trang 6

kinh tế, nghiên cứu, tạo dựng khung pháp lý, đưa ra những quy định theo thông

lệ quốc tế, chủ động hội nhập đời sống thương mại toàn cầu

Thúc đẩy quá trình dân chủ: Quản lý phi tập trung, thông tin công khai,

đầy đủ và kịp thời

b Vai trò của Kinh tế thông tin ở Việt Nam

Thông tin là một nhu cầu và thuộc tính của loài người Mọi diễn biến sự kiện của các vùng lãnh thổ, hay tri thức khoa học - xã hội đều được phổ biến và tiếp nhận bởi thông tin Vì vậy mà thông tin đáp ứng nhu cầu hiểu biết và tìm hiểu cuộc sống của con người, là động lực để thúc đẩy sự phát triển Có thể nói, thông tin gắn bó hữu cơ với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, góp phần quan trọng cho sự tiến hóa nhân loại

Các ngành công nghiệp thông tin là bộ phận tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Nhu cầu về dịch vụ và hàng hoá thông tin từ những người tiêu dùng ngày càng tăng lên Các phương tiện thông tin đại chúng như máy tính cá nhân, nhạc số, phim kỹ thuật số, truyền hình kỹ thuật số, trò chơi điện tử, là thuộc vào các ngành công nghiệp thông tin và đang có sự bùng nổ về tăng trưởng Các ngành nghề như lập trình máy tính; thiết kế hệ thống; tin học ứng dụng trong tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và bất động sản; viễn thông và nhiều ngành nghề liên quan đến thông tin khác cũng đang tăng lên không ngừng cả ở phạm vi quốc gia lẫn quốc tế, và đang tạo ra cơ hội để kinh tế phát triển nhanh nếu có chiến lược và bước đi thích hợp, kịp thời trong việc phát triển những ngành nghề đó.Ngày xưa thì việc truyền tin từ nơi này sang nơi khác thì rất tốn thời gian

và sức lực Ngày xưa thì việc truyền tin thông qua những người vận chuyển hay buôn bán từ các vùng này sang các vùng khác, người đưa tin, thời Trung Cổ có

cách truyền tin cực kỳ hay là dùng chim bồ câu Năm 1875 A Lexander GrahamBell phát minh ra chiếc điện thoại đầu tiên Nhờ chiếc máy này mà con

người dù ở đâu, không còn phụ thuộc vào khoảng cách địa lý đều có thể liên lạc

và thông tin với nhau ngay tức thì Hiện nay, trong cuộc sống con người, mọi hoạt động đều không thể thiếu vai trò của thông tin, đây là điều kiện quan trọng

Trang 7

để thực hiện hay quyết định một công việc Việc chuyển tải và tiếp nhận thông

tin một cách nhanh chóng đã “thúc đẩy tiến trình phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội” Các công ty quốc tế hoạt động, cạnh tranh nhau nhờ nắm bắt

và khai thác được khối lượng thông tin nhanh chóng và hữu ích Nhờ đó mà người lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn và mang tính sống còn

Công nghệ phát thanh, truyền hình ngày một phát triển với quy mô và tốc

độ rộng lớn là bước tiến vượt bậc của công nghệ thông tin Đặc biệt là sự xuất hiện của internet, điều này đã thực sự làm nên một cuộc cách mạng thông tin của thời đại chúng ta Nhờ đó mà con người có thể giao tiếp với nhau vào bất cứ thời điểm nào, có thể tiếp nhận được cả âm thanh và hình ảnh trong cùng một thời điểm Vì vậy mà nhiều người cho rằng, thế giới ngày nay là thế giới phẳng Mọi diễn tiến sự kiện cuộc sống, mọi tri thức đều được phổ biến ở phạm vi toàn cầu Rất thuận tiện cho sự tiếp nhận thông tin của con người, xóa nhòa đi mọi khoảng

cách về hiểu biết tri thức và trình độ phát triển Chúng ta có thể nói: “Cách

mạng thông tin thúc đẩy cách mạng khoa học kỹ thuật”.

Việt Nam đang ở trong thời kỳ đang phát triển, mọi lĩnh vực kinh tế, khoa học – kỹ thuật chậm so với thế giới, vì thế phải nắm bắt lấy lợi thế của công nghệ thông tin để giúp ích cho đất nước,đưa Việt Nam trở thành quốc gia văn minh - tiến bộ

II Thực trạng phát triển kinh tế thông tin ở Việt Nam

2.1 Nhóm chỉ số CNTT&TT cơ bản về tình hình phát triển kinh

tế thông tin

a Số người sử dụng Internet

Sự phát triển nền kinh tế thông tin của các quốc gia phụ thuộc nhiều vào trình độ khai thác, ứng dụng Internet của cộng đồng người sử dụng, điều kiện cơ

Trang 8

sở hạ tầng công nghệ thông tin và mức độ xã hội hoá các lĩnh vực trong cuộc sống trên mạng máy tính nói chung, nhất là Internet.

Hình 1: Độ tuổi của người sử dụng Internet so với tổng số dân

Trung bình mỗi người Việt Nam sử dụng 1,4 thuê bao di động.

Hình 2 : Tỉ lệ người sử dụng internet (năm 2014)

Thống kê cho thấy Việt Nam đang có 41 triệu người dùng Internet, chiếm

44% tổng dân số cả nước Hiện nay, cũng có khoảng 28 triệu tài khoản mạng xã

Trang 9

hội đang hoạt động tại Việt Nam Con số 41 triệu thể hiện mức tăng 10% trong

số lượng người dùng Internet tại Việt Nam so với cùng kỳ năm trước

b Đường truyền băng thông rộng và hạ tầng mạng Internet ở Việt Nam

Việt Nam hiện đang dần được bao phủ dày đặc bởi internet băng thông rộng, khi

tính đến hết tháng 6, cả nước có 8,19 triệu thuê bao internet băng thông rộng cố định, gồm cả cáp đồng (ADSL) và cáp quang (FTTx), tăng gấp đôi so với năm

2011 Độ phủ (số đường băng rộng/hộ gia đình) đạt 37%, tức cứ 3 hộ gia đình thì có hơn một hộ sử dụng băng thông rộng cố định

Thị trường cáp quang bùng nổ từ tháng 4/2013, cả nước mới có 210.000 thuê bao cáp quang thì đến tháng 4/2016 con số này đã là 4,5 triệu, gấp 21 lần chỉ sau 3 năm

Với sự ra đời của trạm trung chuyển quốc gia VNNIC, một lượng lớn các lưu lượng trao đổi trong nước giữa các nhà cung cấp dịch vụ kết nối đã được lưu chuyển trong nước, làm giảm thiểu băng thông kết nối quốc tế, tăng chất lượng của dịch vụ Internet trong nước

c Số máy tính điện tử, số điện thoại di động

Hình 3: Các thương hiệu được người dùng ưa chuộng nhất

Trang 10

Hiện 100% xã trên toàn quốc có máy điện thoại Các hoạt động của người dùng di động bao gồm:

Tính đến hết năm 2012, cả nước có 91 ISP Trong số đó, 3 công ty có thị phần Internet đứng đầu Việt Nam: VNPT, Viettel và FPT Với sự xuất hiện của cáp quang (4/2013) đã làm cho tốc độ đường truyền được cải thiện một cách rất

dõ dàng.VNPT và Viettel cung cấp cả dịch vụ truy cập Internet cố định: ADSL, FTTx và di động 2.5G/3G (tương lai là 4G) FPT chỉ cung cấp dịch vụ Internet

cố định: ADSL, FTTx

Biểu đồ thị phần ADSL và FTTx của các nhà cung cấp internet :

Trang 11

Hình 5:Biểu đồ thị phần ADSL và FTTx ( Bộ TTTT )

Địa điểm truy nhập Internet vẫn chủ yếu từ nhà và nơi làm việc

Hình 6: Tốc độ internet(Thống kê infoQ)

Trang 12

Nhận thấy tầm quan trọng của internet nói riêng và cơ sở hạ tầng CNTT nói chung trong cuộc sống hằng ngày, không chỉ riêng các trung tâm thành thị

mà còn tới những vùng nông thôn, vùng trung du, biển đảo… Bởi vậy việc phát triển quy mô cơ sở hạ tầng là vô cùng cấp thiết

Xếp hạng mức độ Ứng dụng CNTT tổng thể của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ta có bảng sau(19 tỉnh có vị trí XH cao nhất) :

Xếp hạng theo tiêu chí thành phần về hạ tầng kỹ thuật CNTT của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (22 tỉnh có vị trí cao nhất):

Trang 13

Công ty hiện đại mà cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) hiệu quả thì có lợi thế cạnh tranh đáng kể ở mức độ chiến lược Hơn nữa, do sự phát triển liên tục của doanh nghiệp, chẳng hạn như mở rộng mạng lưới chi nhánh, vươn

ra các thị trường mới, phức tạp hóa của các quy trình, tất cả những điều này đòi hỏi cần phải phức tạp hóa không ngừng các hệ thống phần mềm của công ty Do

đó, nhu cầu về quản lý CNTT một cách hợp lý, đặc biệt là đối với các công ty lớn, luôn được đặt lên hàng đầu Không đi đâu xa như các nhà mạng viễn thông lớn ở Việt Nam họ đã vươn ra các tỉnh trong nước Viettel khai trương 3 thị trường lớn tại châu Phi là Cameroon, Burundi và Tanzania

Trang 14

Trong Báo cáo đánh giá về xã hội thông tin của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), chỉ số phát triển CNTT-TT của Việt Nam tụt 2 bậc, từ 86/155 năm 2012 xuống 88/157 năm 2013, vẫn xếp vị trí thứ 4 khu vực Đông Nam Á

và đứng 14/28 nước châu Á - Thái Bình Dương Việt Nam tiếp tục được ITU đánh giá cao về ứng dụng CNTT với thứ hạng 83/155 năm 2013 Theo xếp hạng được công bố trong Báo cáo CNTT toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), thứ hạng chỉ số sẵn sàng kết nối NRI của Việt Nam năm 2013 đạt 84/148 nước, giữ nguyên so với năm 2012 Trong đánh giá này, mức độ sẵn sàng trong Chính phủ Việt Nam được xếp thứ hạng 58/148 và đặc biệt giá cước viễn thông, Internet của Việt Nam gần như thấp nhất thế giới, được xếp hạng 8/148 Đối với xếp hạng về chỉ số kỹ năng của ITU, đến năm 2013, Việt Nam đang xếp

vị trí 101 trên tổng số 155 quốc gia, giữ nguyên so với năm 2012 Đặc biệt, trong lĩnh vực công nghiệp CNTT, Việt Nam vẫn nằm trong 10 quốc gia gia công phần mềm hấp dẫn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời, TP

Hồ Chí Minh và Hà Nội tiếp tục nằm trong nhóm 20 và 30 thành phố gia công phần mềm hấp dẫn nhất thế giới

Có thể khẳng định, năm 2013 là một năm đầy khó khăn, thách thức, song ngành CNTT-TT vẫn tiếp tục khẳng định vị thế của mình và đã có đóng góp không nhỏ trong việc phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ của nền kinh tế quốc dân và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

III Cơ hội Kinh tế thông tin ở nước ta

3.1 Phát triển công nghiệp nội dung số

a Phát triển công nghiệp

Quan điểm của Bộ Bưu chính Viễn thông cho rằng: “Công nghiệp nội dung số (DCI) là ngành giao thoa giữa 3 nhóm ngành: CNTT, viễn thông và ngành sản xuất nội dung Công nghiệp nội dung số là ngành thiết kế, sản xuất, xuất bản, lưu trữ, phân phối, phát hành các sản phẩm nội dung số và dịch vụ liên

Trang 15

quan Nó bao gồm nhiều lĩnh vực như: tra cứu thông tin, dữ liệu số, giải trí số, nội dung giáo dục trực tuyến, học tập điện tử, thư viện và bảo tàng số, phát triển nội dung cho mạng di động, giải trí số (trò chơi trực tuyến, trò chơi tương tác), thương mại điện tử…

Trên thế giới, ngành công nghiệp nội dung số đã có bước phát triển mạnh mẽ

và đạt doanh thu lớn Chỉ riêng năm 2002, tổng doanh thu của ngành này trên toàn cầu là 172 tỷ USD, năm 2006 là 430 tỷ USD và năm 2014 là xấp xỉ 1,7 nghìn tỉ USD Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ có doanh số tăng mạnh nhất

Theo các chuyên gia dự báo tới năm 2020, nhân lực ngành công nghiệp nội dung số sẽ cần tới 148.000 người, với doanh thu bình quân đạt 13.500 USD/người/năm, mở ra cơ hội việc làm cho hàng trăm ngàn lao động có tay nghề

Tại Việt Nam, tiềm năng của thị trường đối với nội dung số là rất lớn Năm 2010, doanh thu của lĩnh vực công nghiệp nội dung số đạt mức 1 tỷ USD Với hạ tầng mạng viễn thông và Interrnet phát triển bền vững với tổng doanh thu viễn thông đạt 7,4 tỷ USD trong năm 2013 Tổng số thuê bao điện thoại đạt

130 triệu thuê bao, trong đó thuê bao di động chiếm 95% và số thuê bao 3G đã gần chạm mốc 20 triệu Số thuê bao Internet băng rộng đạt trên 22,4 triệu thuê bao, đạt tỷ lệ 24,93 thuê bao/100 dân Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi khó khăn của nền kinh tế nhưng năm 2013, lĩnh vực nội dung số vẫn đạt doanh thu 1.407 triệu USD, tăng 13,9% so với năm 2012 Với đề án phát triển CNTT và truyền thông

đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ nay đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu nằm trong top 10 nước dẫn đầu về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số

Tính đến 25/12/2014, Tổng doanh thu công nghiệp CNTT ước tính đạt hơn

27 tỷ USD Các doanh nghiệp phần mềm tiếp tục giữ vững thị trường xuất khẩu, dịch vụ CNTT tiếp tục phát triển khá, đa dạng các loại hình dịch vụ Tổng số nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp CNTT ước đạt 350.000 người

Trang 16

Về ứng dụng CNTT, 100% cơ quan nhà nước có trang/Cổng thông tin điện tử, cung cấp hơn 100.000 dịch vụ công trực tuyến các loại phục vụ người dân và doanh nghiệp Hệ thống đào tạo nhân lực CNTT tiếp tục được duy trì ổn định với khoảng 290 cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng và gần 150 cơ sở đào tạo nghề về CNTT truyền thông.

Bắt nhịp với tốc độ phát triển như đó, Việt Nam cần một nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng sáng tạo, đủ sức cạnh tranh trong phạm vi khu vực

và thế giới Các chuyên gia trong lĩnh vực này đều có chung nhận định Việt Nam cần đầu tư mạnh vào việc đào tạo để có đội ngũ nhân lực có tay nghề đồng thời xác định được động lực cho những người tham gia vào ngành và từ đó tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên

b Công nghiệp CNTT

Hình 7 :Doanh thu ngành công nghiệp CNTT

Ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ CNTT, Bộ TT&TT với việc công bố một

số nội dung cơ bản của Sách trắng CNTT-TT 2014, đã thu hút đông đảo người nghe về những con số

“Trong giai đoạn 2013 - 2014, thứ hạng của Việt Nam hầu như ít biến động trên bản đồ CNTT-TT thế giới Mặc dù vậy, điểm sáng nhất của Việt Nam được các tổ chức quốc tế nhìn nhận vẫn thuộc về công nghiệp CNTT khi nước ta vẫn nằm trong Top 10 nước gia công phần mềm hấp dẫn nhất khu vực châu Á

Trang 17

-Thái Bình Dương; TP.HCM và Hà Nội vẫn được xếp Top 20, Top 30 các thành phố hấp dẫn nhất về gia công phần mềm”, ông Đường cho biết.

Theo Sách trắng CNTT 2014, ngành công nghiệp CNTT tiếp tục khởi sắc với tổng doanh thu công nghiệp CNTT năm 2013 đạt trên 39 tỷ USD, tăng 55%

so với năm 2013 Trong đó, lĩnh vực công nghiệp phần cứng - điện tử tăng trưởng mạnh doanh thu nhờ hoạt động xuất khẩu Doanh thu công nghiệp phần cứng - điện tử năm 2013 đạt 36,8 tỷ USD (tăng trưởng 59,2% so với năm trước), chiếm 93% tổng doanh thu toàn ngành, trong đó xuất khẩu điện thoại di động chiếm tỷ trọng trên 60% Công nghiệp phần mềm và nội dung số sau thời kỳ đối mặt với nhiều khó khăn, đã có những bước chuyển khả quan với tổng doanh thu khoảng 2,6 tỷ USD.Định hướng phát triển trong những năm tiếp theo của ngành Công nghiệp CNTT Việt Nam có một số cơ hội lớn như: Việt Nam là thành viên của WTO, có thể hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu, cơ hội thu hút FDI trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài và cơ hội outsourcing do việc mở cửa thị trường thế giới

3.2 Phát triển thương mại điện tử

a.Tiềm năng phát triển của thương mại điện tử từ mức độ chi tiêu.

Thương mại điện tử phát triển bởi Việt Nam là quốc gia đông dân với khoảng 90 triệu dân, đứng thứ 14 trên thế giới, thứ 8 Châu Á và thứ 3 khu vực Đông Nam Á, con số này báo hiệu đây là một thị trường tiềm năng khổng lồ

Nước ta lại nằm trong nhóm có cơ cấu dân số trẻ nhất thế giới, ¾ (gần 69%) dân số nằm trong độ tuổi tiềm năng trở thành người tiêu dùng (15 – 64 tuổi) Người Việt có tỉ lệ chi tiêu tiêu dùng cao, có thể chiếm tới 60 – 70% thu nhập Điều này chắc chắn sẽ tạo nên một sự đột biến trong thị trường kinh doanh bán lẻ tại các khu vực kinh tế phát triển, nhất là thành thị

Yếu tố quyết định sức mua của thị trường chính là thế hệ trẻ bởi đó là những người có nhiều nhu cầu trong nhiều lĩnh vực nhất Thế hệ trẻ không chỉ

Trang 18

có khả năng tạo ra xu hướng tiêu dùng và thị trường của những loại hàng hóa họ muốn mà còn có khả năng tác động đến tâm lý, hành vi và nhu cầu tiêu dùng của những nhóm tuổi khác trong xã hội.

Hình 8 :Sự tiện lợi của TMDT

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng trưởng doanh thu thực của các lĩnh vực có liên quan đến hàng tiêu dùng ở Việt Nam dự tính sẽ đạt 140 tỷ USD vào năm 2016, và sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tiếp theo Tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2020 được

dự báo sẽ thuộc loại cao nhất trong khu vực ASEAN, đạt 8%, cao hơn cả Indonesia và Malaysia 5%, và Philippines, Thái Lan, Singapore cùng là 4%

b Tiềm năng phát triển của KTTT qua sự phát triển của Internet

Việt nam là quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng Internet nhanh nhất trong số các quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trên thế giới

Bên cạnh đó, công nghệ để hình thành thị trường điện tử đã rẻ đi rất nhiều Thêm vào đó là xu hướng kết nối nhiều thông tin chào hàng khác nhau thông qua các giao diện lập trình ứng dụng để thành lập một thị trường chung có mật độ chào hàng cao Ngoài ra, dân số Việt Nam là dân số trẻ, tiếp thu công

Trang 19

nghệ mới nhanh, lại rất nhanh nhạy trong các lĩnh vực kinh doanh trên mạng chính là tiền để để TMĐT phát triển mạnh mẽ hơn.

Tốc độ tăng trưởng Internet của Việt nam đứng thứ 15 trên thế giới Bảng

số liệu thống kê :

Hình 9:Thống kê tốc độ tăng trưởng Internet (Nguồn IBM)

c KTTT trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

Với đặc điểm giao dịch không cần gặp mặt nên TMĐT thời gian đầu cũng khó khăn trong việc gây dựng niềm tin ở khách hàng sử dụng dịch vụ Nhưng bắt kịp với xu thế này, hệ thống ngân hàng đã có những cải tiến đáng kể nhằm xóa nhòa đi sự hoài nghi của khách hàng

Nhiều ngân hàng đầu tư xây dựng hệ thống ngân hàng lõi, hệ thống chuyển mạch, cung cấp một loạt các dịch vụ thanh toán trực tuyến, Intenet banking… Toàn bộ thông tin về số tài khoản, mã giao dịch, lịch sử giao dịch của khách hàng đều được giữ kín tuyệt đối tránh trường hợp bị lợi dụng cho các mục đích không minh bạch Nhờ vậy,người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm với mọi giao dịch, bạn không cần phải di chuyển nhiều để được nhìn tận mắt sản

Trang 20

phẩm, không phải mang nhiều tiền mặt giao dịch bên người với tâm trạng lo lắng, bất an nữa

Bạn chỉ cần ngồi nhà, mọi thao tác giao dịch thương lượng chỉ cần thực hiện trên một màn hình máy tính hay vài cuộc điện thoại

Hình 10:Hệ thống thanh toán

3.3 Đào tạo nguồn lực phục vụ cho CNTT

Trong mấy thập niên gần đây đổi mới giáo dục đào tạo là xu thế toàn cầu Vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, khoa học và công nghệ trên thế giới phát triển như vũ bão tạo ra những bước tiến nhảy vọt, đặc biệt trong các lĩnh vực điện tử - viễn thông, tin học và công nghệ thông tin

Những thành tựu của sự phát triển này đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội trong từng quốc gia và trên phạm vi toàn cầu Để diễn đạt bước ngoặt trong tiến trình phát triển của nhân loại người ta đã nói đến một thời đại tin học với sự bùng nổ thông tin và công nghệ đổi mới nhanh đến mức chóng mặt Đó chính là nền tảng khoa học – công nghệ của quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của kinh tế tri thức Những chuyển biến hết sức mạnh mẽ này đã

Ngày đăng: 30/11/2016, 22:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w