1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP

91 554 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 14,1 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG KHOA VẬT LÝ BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU QUAN SÁT THẦY (CÔ) GIẢNG DẠY TRONG MỘT TIẾT HỌC ĐỂ NHẬN XÉT CÁCH MÀ THẦY (CÔ) THỂ HIỆN NHẰM TẬP TRUNG SỰ CHÚ Ý CỦA HỌC SINH VÀO BÀI HỌC Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hằng Phạm Thị Thơm Lê Thị Ánh Tuyết Đặng Thị Mỹ Nhung Trần Nguyễn Thanh Tùng Đà Nẵng, tháng 9 năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chúng tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố ở các nghiên cứu khác. Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Học viên 1. Nguyễn Thị Hằng 2. Phạm Thị Thơm 3. Lê Thị Ánh Tuyết 4. Đặng Thị Mỹ Nhung 5. Trần Nguyễn Thanh Tùng   LỜI CẢM ƠN Để thực hiện được đề tài nghiên cứu này, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học, cung cấp tài liệu học tập và nghiên cứu, mang lại những tri thức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn bạn bè đã ủng hộ, các anhchị khóa trên đã giúp đỡ nhiệt tình để chúng tôi hoàn thành đề tài. Mặc dù rất cố gắng, nhưng do thời gian có hạn nên bài báo cáo không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, kính mong sự góp ý của Thầy và các bạn. Đà Nẵng, ngày 30 tháng 9 năm 2016 Nhóm tác giả 1. Nguyễn Thị Hằng 2. Phạm Thị Thơm 3. Lê Thị Ánh Tuyết 4. Đặng Thị Mỹ Nhung 5. Trần Nguyễn Thanh Tùng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 2 LỜI CẢM ƠN 3 MỤC LỤC 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 7 DANH MỤC CÁC BẢNG 9 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 12 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 15 1. Lý do chọn đề tài: 15 2. Mục đích nghiên cứu 15 3. Khách thể nghiên cứu 15 4. Đối tượng nghiên cứu 15 5. Giả thuyết khoa học 16 6. Phạm vi nghiên cứu 16 7. Nhiệm vụ 16 8. Phương pháp nghiên cứu 16 9. Đóng góp của đề tài 17 10. Cấu trúc của đề tài 17 11. Kế hoạch nghiên cứu 19 PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 19 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 19 1.1 Tổng quan về phương pháp quan sát (PPQS) 19 1.1.1 Khái niệm 19 1.1.2 Phân loại 19 1.1.3 Đặc điểm của PPQS. 20 1.1.4 Những lưu ý khi thực hiện PPQS 21 1.1.5 Các bước tiến hành 21 1.2 Tổng quan về phương pháp phỏng vấn 22 1.2.1 Khái niệm phương pháp phỏng vấn 22 1.2.2 Các loại phỏng vấn 22 1.2.3 Một số quy tắc cho việc thực hiện phỏng vấn. 23 1.3 Tổng quan về phương pháp giảng dạy. 24 1.3.1 PPGD truyền thống 25 1.3.2 PPGD tích cực 26 1.3.2.1 Bản chất của PPGD tích cực. 26 1.3.2.2 Những đặc trưng của PPGD tích cực. 26 1.3.2.3 Một số phương pháp dạy học tích cực. 26 1.4 Tổng quan về phương pháp học 30 1.5 Văn bản chỉ đạo 31 1.5.1 Nhiệm vụ trọng tâm 31 1.5.2 Nhiệm vụ cụ thể 31 1.5.2.1 Thực hiện nhiệm vụ giáo dục 31 1.5.2.2 Đổi mới phương pháp dạy học 32 1.5.2.3 Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá 32 1.5.2.4 Đổi mới hình thức tổ chức dạy học 33 1.6 Vai trò, trách nhiệm của giáo viên và học sinh. 33 1.6.1 Vai trò, trách nhiệm của giáo viên. 33 1.6.1.1 Vai trò của người giáo viên. 33 1.6.1.2 Trách nhiệm của người giáo viên. 33 1.6.2 Vai trò, trách nhiệm của học sinh. 34 1.6.2.1 Vai trò của học sinh. 34 1.6.2.2 Trách nhiệm của học sinh. 34 Tiểu kết chương 1 35 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 36 2.1 Thực trạng hoạt động dạy của giảng viên ở các Trường Đại học hiện nay. 36 2.2 Thực trạng hoạt động học của sinh viên ở các Trường Đại học hiện nay. 36 2.3 Hoạt động khảo sát thực trạng hoạt động dạy và học của giảng viên và sinh viên Trường ĐHSP – ĐHĐN. 36 2.3.1 Mục đích khảo sát 36 2.3.2 Nội dung khảo sát 37 2.3.3 Phương pháp và đối tượng khảo sát. 37 2.3.3.1 Phương pháp khảo sát. 37 2.3.3.2 Đối tượng khảo sát 43 2.3.4 Mô tả quá trình quan sát, khảo sát. 43 2.3.5 Tiến trình quan sát, khảo sát. 44 Tiểu kết chương 2 44 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM 45 3.1 Tổng hợp, phân tích kết quả. 45 3.1.1 Tổng hợp, phân tích kết quả của bảng quan sát 45 3.1.1.1 Về giảng viên 45 3.1.1.2 Về sinh viên 46 3.1.2 Tổng hợp, phân tích kết quả khảo sát sinh viên. 47 3.1.2.1 Nội dung bài giảng 47 3.1.2.2 Phương pháp giảng dạy. 53 3.1.2.3 Tổ chức hoạt động dạy học. 61 3.1.2.4 Thái độ của giảng viên. 67 3.1.2.5 Năng lực của giảng viên. 72 3.1.2.6 Phương pháp học của sinh viên. 76 3.1.3 Tổng hợp, phân tích kết quả phỏng vấn giảng viên, sinh viên. 86 3.1.1.3 Tổng hợp, phân tích kết quả phỏng vấn giảng viên. 86 3.1.1.4 Tổng hợp, phân tích kết quả phỏng vấn sinh viên. 87 3.2 Đánh giá kết quả khảo sát. 88 3.2.1 Thuận lợi 88 3.2.1.1 Thuận lợi đối với giảng viên 88 3.2.1.2 Thuận lợi đối với sinh viên 88 3.2.2 Khó khăn 89 3.2.2.1 Khó khăn đối với giảng viên. 89 3.2.2.2 Khó khăn đối với sinh viên. 89 3.2.3 Kết luận 90 3.2.4 Đề xuất biện pháp 90 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91 1. Kết luận 91 2. Kiến nghị 92 PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

KHOA VẬT LÝ

BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

QUAN SÁT THẦY (CÔ) GIẢNG DẠY TRONG MỘT TIẾT HỌC ĐỂ NHẬN XÉT CÁCH MÀ THẦY (CÔ) THỂ HIỆN NHẰM TẬP TRUNG SỰ CHÚ Ý CỦA HỌC SINH

VÀO BÀI HỌC

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hằng

Phạm Thị Thơm

Lê Thị Ánh TuyếtĐặng Thị Mỹ NhungTrần Nguyễn Thanh Tùng

Đà Nẵng, tháng 9 năm 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chúng tôi thực hiện.Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực vàchưa được công bố ở các nghiên cứu khác

Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện được đề tài nghiên cứu này, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đếnthầy giáo PGS.TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ chúng tôitrong suốt quá trình học, cung cấp tài liệu học tập và nghiên cứu, mang lại những trithức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn bạn bè đã ủng hộ, các anh/chị khóa trên đã giúp đỡ nhiệt tình đểchúng tôi hoàn thành đề tài

Mặc dù rất cố gắng, nhưng do thời gian có hạn nên bài báo cáo không tránh khỏi nhữnghạn chế và thiếu sót, kính mong sự góp ý của Thầy và các bạn

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 2

LỜI CẢM ƠN 3

MỤC LỤC 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 7

DANH MỤC CÁC BẢNG 9

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 12

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 15

1 Lý do chọn đề tài: 15

2 Mục đích nghiên cứu 15

3 Khách thể nghiên cứu 15

4 Đối tượng nghiên cứu 15

5 Giả thuyết khoa học 16

6 Phạm vi nghiên cứu 16

7 Nhiệm vụ 16

8 Phương pháp nghiên cứu 16

9 Đóng góp của đề tài 17

10 Cấu trúc của đề tài 17

11 Kế hoạch nghiên cứu 19

PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 19

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 19

1.1 Tổng quan về phương pháp quan sát (PPQS) 19

1.1.1 Khái niệm 19

1.1.2 Phân loại 19

1.1.3 Đặc điểm của PPQS 20

1.1.4 Những lưu ý khi thực hiện PPQS 21

Trang 5

1.1.5 Các bước tiến hành 21

1.2 Tổng quan về phương pháp phỏng vấn 22

1.2.1 Khái niệm phương pháp phỏng vấn 22

1.2.2 Các loại phỏng vấn 22

1.2.3 Một số quy tắc cho việc thực hiện phỏng vấn 23

1.3 Tổng quan về phương pháp giảng dạy 24

1.3.1 PPGD truyền thống 25

1.3.2 PPGD tích cực 26

1.3.2.1 Bản chất của PPGD tích cực 26

1.3.2.2 Những đặc trưng của PPGD tích cực 26

1.3.2.3 Một số phương pháp dạy học tích cực 26

1.4 Tổng quan về phương pháp học 30

1.5 Văn bản chỉ đạo 31

1.5.1 Nhiệm vụ trọng tâm 31

1.5.2 Nhiệm vụ cụ thể 31

1.5.2.1 Thực hiện nhiệm vụ giáo dục 31

1.5.2.2 Đổi mới phương pháp dạy học 32

1.5.2.3 Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá 32

1.5.2.4 Đổi mới hình thức tổ chức dạy học 33

1.6 Vai trò, trách nhiệm của giáo viên và học sinh 33

1.6.1 Vai trò, trách nhiệm của giáo viên 33

1.6.1.1 Vai trò của người giáo viên 33

1.6.1.2 Trách nhiệm của người giáo viên 33

1.6.2 Vai trò, trách nhiệm của học sinh 34

1.6.2.1 Vai trò của học sinh 34

1.6.2.2 Trách nhiệm của học sinh 34

Tiểu kết chương 1 35

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 36

Trang 6

2.1 Thực trạng hoạt động dạy của giảng viên ở các Trường Đại học hiện nay 36

2.2 Thực trạng hoạt động học của sinh viên ở các Trường Đại học hiện nay 36

2.3 Hoạt động khảo sát thực trạng hoạt động dạy và học của giảng viên và sinh viên Trường ĐHSP – ĐHĐN 36

2.3.1 Mục đích khảo sát 36

2.3.2 Nội dung khảo sát 37

2.3.3 Phương pháp và đối tượng khảo sát 37

2.3.3.1 Phương pháp khảo sát 37

2.3.3.2 Đối tượng khảo sát 43

2.3.4 Mô tả quá trình quan sát, khảo sát 43

2.3.5 Tiến trình quan sát, khảo sát 44

Tiểu kết chương 2 44

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM 45

3.1 Tổng hợp, phân tích kết quả 45

3.1.1 Tổng hợp, phân tích kết quả của bảng quan sát 45

3.1.1.1 Về giảng viên 45

3.1.1.2 Về sinh viên 46

3.1.2 Tổng hợp, phân tích kết quả khảo sát sinh viên 47

3.1.2.1 Nội dung bài giảng 47

3.1.2.2 Phương pháp giảng dạy 53

3.1.2.3 Tổ chức hoạt động dạy học 61

3.1.2.4 Thái độ của giảng viên 67

3.1.2.5 Năng lực của giảng viên 72

3.1.2.6 Phương pháp học của sinh viên 76

3.1.3 Tổng hợp, phân tích kết quả phỏng vấn giảng viên, sinh viên 86

3.1.1.3 Tổng hợp, phân tích kết quả phỏng vấn giảng viên 86

3.1.1.4 Tổng hợp, phân tích kết quả phỏng vấn sinh viên 87

3.2 Đánh giá kết quả khảo sát 88

Trang 7

3.2.1 Thuận lợi 88

3.2.1.1 Thuận lợi đối với giảng viên 88

3.2.1.2 Thuận lợi đối với sinh viên 88

3.2.2 Khó khăn 89

3.2.2.1 Khó khăn đối với giảng viên 89

3.2.2.2 Khó khăn đối với sinh viên 89

3.2.3 Kết luận 90

3.2.4 Đề xuất biện pháp 90

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91

1 Kết luận 91

2 Kiến nghị 92

PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.3.2: So sánh đặc trưng của PPGD truyền thống và PPGD tích cực 28Bảng 3.1.1.1: Thống kê các ý kiến đánh giá về giảng viên 45Bảng 3.1.1.2: Thống kê các ý kiến đánh giá về sinh viên 46Bảng 3.1.2.1.1: Thống kê các mức độ đánh giá “Nội dung giảng dạy được lấy trong

giáo trình” 47Bảng 3.1.2.1.2: Thống kê các mức độ đánh giá “Nội dung giảng dạy liên hệ với thực

tế” 49Bảng 3.1.2.1.3: Thống kê các mức độ đánh giá “Nội dung giảng dạy vừa sức” 50Bảng 3.1.2.1.4: Thống kê các mức độ đánh giá “Nội dung giảng dạy mang tính gợi

mở để sinh viên tự nghiên cứu” 51Bảng 3.1.2.1: Thống kê mức độ tán thành của các ý kiến về Nội dung bài giảng

52Bảng 3.1.2.2.1: Thống kê các mức độ đánh giá “Giảng viên kết hợp nhiều phương

pháp” 53Bảng 3.1.2.2.2: Thống kê các mức độ đánh giá “Giảng viên cho bài tập lớn, sinh viên

báo cáo dưới dạng tiểu luận, đồ án” 55Bảng 3.1.2.2.3: Thống kê các mức độ đánh giá “Giảng viên tương tác tích cực với

sinh viên trong giờ học” 56Bảng 3.1.2.2.4: Thống kê các mức độ đánh giá “Giảng viên sử dụng các phương tiện

dạy học hiện đại” 57Bảng 3.1.2.2.5: Thống kê các mức độ đánh giá “Giảng viên đảm bảo kế hoạch giảng

dạy theo lịch trình” 58Bảng 3.1.2.2: Thống kê mức độ tán thành của các ý kiến về Phương pháp giảng

dạy của giảng viên 60Bảng 3.1.2.3.1: Thống kê các mức độ đánh giá “Giảng dạy kết hợp cho sinh viên làm

việc nhóm, thuyết trình” 61

Trang 10

Bảng 3.1.2.3.2: Thống kê các mức độ đánh giá “Sinh viên được biết về hình thức học

tập trước khi học” 63Bảng 3.1.2.3.3: Thống kê các mức độ đánh giá “Khi giảng bài, giảng viên chỉ đọc

nội dung trong giáo trình” 64Bảng 3.1.2.3.4: Thống kê các mức độ đánh giá “Giảng viên dành hầu hết thời gian

trên lớp cho nội dung chính, quan trọng” 65Bảng 3.1.2.3: Thống kê mức độ tán thành của các ý kiến về Hình thức tổ chức hoạt

động dạy của giảng viên 65Bảng 3.1.2.4.1: Thống kê các mức độ đánh giá “Giảng viên có thái độ tôn trọng và

ứng xử đúng mực với sinh viên” 67Bảng 3.1.2.4.2: Thống kê các mức độ đánh giá “Giảng viên quan tâm đến tình hình

học tập và mức độ tiếp thu của sinh viên” 69Bảng 3.1.2.4.3: Thống kê các mức độ đánh giá “Giảng viên rất nghiêm túc khi lên

lớp” 70Bảng 3.1.2.4: Thống kê mức độ tán thành của các ý kiến về Thái độ của giảng viên

71Bảng 3.1.2.5.1: Thống kê các mức độ đánh giá “Giảng viên có vốn tri thức và tầm

hiểu biết rộng ở lĩnh vực chuyên môn” 72Bảng 3.1.2.5.2: Thống kê các mức độ đánh giá “Giảng viên có trình độ thạc sĩ trở

lên” 73Bảng 3.1.2.5.3: Thống kê các mực độ đánh giá “Giảng viên được đào tạo ở nước

ngoài” 74Bảng 3.1.2.5: Thống kê mức độ tán thành của các ý kiến về Năng lực của giảng

viên 75Bảng 3.1.2.6.1: Thống kê các mức độ đánh giá “Sinh viên tìm hiểu, chuẩn bị bài

trước khi lên lớp” 77Bảng 3.1.2.6.2: Thống kê các mức độ đánh giá “Sinh viên thường xuyên chú ý, tập

trung nghe giảng” 78Bảng 3.1.2.6.3: Thống kê các mức đánh giá “Sinh viên sử dụng phương tiện hỗ trợ

học tập” 79Bảng 3.1.2.6.4: Thống kê các mức đánh giá “Sinh viên tích cực tham gia xây dựng

bài, trao đổi với giảng viên” 80

Trang 11

Bảng 3.1.2.6.5: Thống kê các mức độ đánh giá “Sinh viên xem lại bài học, làm bài

tập khi về nhà” 82Bảng 3.1.2.6.6: Thống kê các mức đánh giá “Sinh viên tích cực tham gia học nhóm”

83Bảng 3.1.2.6: Thống kê mức độ tán thành của các ý kiến về Phương pháp học của

sinh viên 85

Trang 12

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.2.1.1 Tỷ lệ các mức độ đánh giá “Nội dung bài giảng được lấy từ trong

giáo trình” 48Biểu đồ 3.1.2.1.2 Tỷ lệ các mức độ đánh giá “Nội dung giảng dạy liên hệ với thực

tế” 49Biểu đồ 3.1.2.1.3 Tỷ lệ các mức độ đánh giá “Nội dung giảng dạy vừa sức” 50Biểu đồ 3.1.2.1.4 Tỷ lệ các mức độ đánh giá “Nội dung giảng dạy mang tính gợi mở

để sinh viên tự nghiên cứu” 51Biểu đồ 3.1.2.1 Tỷ lệ mức độ tán thành của các ý kiến về Nội dung bài giảng 53Biểu đồ 3.1.2.2.1 Tỷ lệ các mức độ đánh giá “Giảng viên giảng dạy kết hợp nhiều

phương pháp” 54Biểu đồ 3.1.2.2.2 Tỷ lệ các mức độ đánh giá “Giảng viên cho bài tập lớn, sinh viên

báo cáo dưới dạng tiểu luận, đồ án” 55Biểu đồ 3.1.2.2.3 Tỷ lệ các mức độ đánh giá “Giảng viên tương tác tích cực với sinh

viên trong giờ học” 56Biểu đồ 3.1.2.2.4 Tỷ lệ các mức độ đánh giá “Giảng viên sử dụng các phương tiện

dạy học hiện đại” 57Biểu đồ 3.1.2.2.5 Tỷ lệ các mức độ đánh giá “Giảng viên đảm bảo kế hoạch giảng

dạy theo lịch trình” 59Biểu đồ 3.1.2.2 Tỷ lệ mức độ tán thành của các ý kiến về Phương pháp giảng dạy

của giảng viên 61Biểu đồ 3.1.2.3.1 Tỷ lệ các mức độ đánh giá “Giảng dạy kết hợp cho sinh viên làm

việc nhóm, thuyết trình” 62Biểu đồ 3.1.2.3.2 Tỷ lệ các mức độ đánh giá “Sinh viên được biết về hình thức học

tập trước khi học” 63Biểu đồ 3.1.2.3.3 Tỷ lệ các mức độ đánh giá “Khi giảng bài, giảng viên chỉ đọc nội

dung trong giáo trình” 64

Trang 13

Biểu đồ 3.1.2.3.4 Tỷ lệ các mức độ đánh giá “Giảng viên dành hầu hết thời gian trên

lớp cho nội dung chính, quan trọng” 65Biểu đồ 3.1.2.3 Tỷ lệ mức độ tán thành của các ý kiến về Hình thức tổ chức hoạt

động dạy của giảng viên 67Biểu đồ 3.1.2.4.1 Tỷ lệ các mức độ đánh giá “Giảng viên có thái độ tôn trọng và ứng

xử đúng mực với sinh viên” 68Biểu đồ 3.1.2.4.2 Tỷ lệ các mức độ đánh giá “Giảng viên quan tâm đến tình hình học

tập và mức độ tiếp thu của sinh viên” 69Biểu đồ 3.1.2.4.3 Tỷ lệ các mức độ đánh giá “Giảng viên nghiêm túc khi lên lớp”

70Biểu đồ 3.1.2.4 Tỷ lệ mức độ tán thành của các ý kiến về Thái độ của giảng viên

71Biểu đồ 3.1.2.5.1 Tỷ lệ các mức độ đánh giá “Giảng viên có vốn tri thức và tầm hiểu

biết rộng ở lĩnh vực chuyên môn” 72Biểu đồ 3.1.2.5.2 Tỷ lệ các mức độ đánh giá “Giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên”

73Biểu đồ 3.1.2.5.3 Tỷ lệ các mực độ đánh giá “Giảng viên được đào tạo ở nước ngoài”

74Biểu đồ 3.1.2.5 Tỷ lệ mức độ tán thành của các ý kiến về Năng lực của giảng viên

76Biểu đồ 3.1.2.6.1 Tỷ lệ các mức độ đánh giá “Sinh viên tìm hiểu, chuẩn bị bài trước

khi lên lớp” 77Biểu đồ 3.1.2.6.2 Tỷ lệ các mức độ đánh giá “Sinh viên thường xuyên chú ý, tập

trung nghe giảng” 78Biểu đồ 3.1.2.6.3 Tỷ lệ các mức đánh giá “Sinh viên sử dụng phương tiện hỗ trợ học

tập” 80Biểu đồ 3.1.2.6.4 Tỷ lệ các mức đánh giá “Sinh viên tích cực tham gia xây dựng bài,

trao đổi với giảng viên” 81Biểu đồ 3.1.2.6.5 Tỷ lệ các mức độ đánh giá “Sinh viên xem lại bài học, làm bài tập

khi về nhà” 82Biểu đồ 3.1.2.6.6 Tỷ lệ các mức đánh giá “Sinh viên tích cực tham gia học nhóm”

84

Trang 14

Biểu đồ 3.1.2.6 Tỷ lệ mức độ tán thành của các ý kiến về Phương pháp học của

sinh viên 85

Trang 15

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Giáo viên là người tác động đến học sinh không chỉ qua những kiến thức truyền đạt

mà còn qua đạo đức lối sống, tình yêu đối với nghề và học sinh Là tấm gương sáng đểhọc sinh noi theo người giáo viên cần có những hành vi, cử chỉ đúng đắn, lối sống lànhmạnh, văn minh Ngoài ra giáo viên cần có tinh thần nghĩa vụ, tinh thần nhân đạo, lòngtôn trọng con người, thái độ công bằng, tính ngay thẳng, giản dị, khiêm tốn; tính mụcđích, tính nguyên tắc, tính kiên nhẫn, tính tự kiềm chế, biết chiến thắng thói hư tật xấu;

kỹ năng điều khiển tình cảm, tâm trạng của bản thân cho phù hợp với tình huống sưphạm

Bên cạnh truyền đạt kiến thức, có phẩm chất đạo đức tốt người giáo viên cần cólượng kiến thức sâu rộng để đáp ứng nhu cầu học sinh qua việc học hỏi, tìm tòi, nghiêncứu khoa học để trao dồi kiến thức cho bản thân Nhưng để có thể truyền thụ kiến thứccho học sinh một cách hiệu quả thì người giáo viên cần có những phương pháp dạy phùhợp, tích cực để lôi cuốn học sinh vào bài giảng của mình, để khuyến khích, nâng cao ýthức học tập của học sinh, theo đó mà hiệu quả giảng dạy và học tập được nâng lên Trên thực tế, hiện nay trong một số tiết học do phương pháp dạy cũng như sự đầu tư

và chuẩn bị của giáo viên còn hạn chế nên chưa thu hút được học sinh, nhiều học sinhchưa thực sự tập trung nghe giảng cũng như học tập một cách tích cực Đây là vấn đềchưa thể giải quyết một cách triệt để trong nhà trường Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề

tài nghiên cứu “Quan sát thầy (cô) giảng trong một tiết học để nhận xét các cách mà

thầy (cô) thể hiện nhằm tập trung sự chú ý của học sinh vào bài học” nhằm tìm ra

nguyên nhân và biện pháp giải quyết cho nhữnng vấn đề trên

4 Đối tượng nghiên cứu

Cách giảng dạy của giáo viên và sự chú ý của học sinh

Trang 16

5 Giả thuyết khoa học

Nếu chúng ta đề xuất được các biện pháp phù hợp để cải tiến chất lượng giảng dạy,nâng cao ý thức về tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy và học thì hiệu quảgiảng dạy và học tập sẽ tốt hơn và hoàn thiện hơn

6 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: Cách giáo viên truyền đạt, sự chú ý của học sinh

- Không gian: Một số phòng học nhà B3, Trường ĐHSP - ĐHĐN

- Thời gian: 13h-17h ngày 20/9/2016

7 Nhiệm vụ

Giải quyết được mục đích nghiên cứu:

- Nghiên cứu lý thuyết:

+ Các văn bản chỉ đạo

+ Lý thuyết về phương pháp quan sát

+ Lý thuyết về phương pháp dạy học

+ Lý thuyết về phương pháp học

- Nghiên cứu thực tiễn, hệ thống hóa các vấn đề xảy ra trong thực tế

Đề ra các biện pháp giải quyết:

+ Thiết lập bảng câu hỏi dành cho quan sát viên

+ Thiết lập phiếu khảo sát sinh viên

+ Thiết lập bảng câu hỏi phỏng vấn sinh viên, giáo viên

+ Chuẩn bị các phương tiện đồ dùng, máy móc, thiết bị để thực hiện

- Đưa ra kết luận và hướng giải quyết

+ Phân tích, xử lí số liệu quan sát

+ Đưa ra các đánh giá thông qua số liệu đã xử lí

+ Đưa ra giải pháp và kết luận

8 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lý thuyết: Đọc tài liệu, phân tích và tổng hợp các phương pháp dạy

Trang 17

- Nghiên cứu thực tiễn: Quan sát các tiết học, ghi lại hình ảnh, phỏng vấn sinh viên,phát phiếu điều tra.

- Thống kê bằng các phương pháp Toán học, sử dụng các phần mềm đánh giá

4 Đối tượng nghiên cứu

5 Giả thuyết khoa học

6 Phạm vi nghiên cứu

7 Nhiệm vụ nghiên cứu

8 Phương pháp nghiên cứu

Phần 2: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài

1.1 Tổng quan về phương pháp quan sát

Trang 18

Chương 2: Nội dung nghiên cứu.

2.1 Thực trạng hoạt động dạy của giảng viên ở các trường Đại học hiện nay.2.2 Thực trạng hoạt động học của sinh viên ở các trường Đại học hiện nay.2.3 Khảo sát thực trạng của hoạt động dạy và học ở Trường ĐHSP – ĐHĐN 2.3.1 Mục đích khảo sát

2.3.2 Nội dung khảo sát

2.3.3 Phương pháp và đối tượng khảo sát

2.3.4 Mô tả quá trình quan sát

3.1.2 Tổng hợp, phân tích bảng khảo sát sinh viên

3.1.3 Tổng hơp, phân tích kết quả phỏng vấn giảng viên và sinh viên.3.2 Đánh giá kết quả khảo sát

Phần 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO

11 Kế hoạch nghiên cứu

 5- 7/9/2016: Lựa chọn đề tài và nhận nhiệm vụ từ giảng viên hướng dẫn

Trang 19

 8- 10/09/2016: Sưu tầm tài liệu cho đề tài, xây dựng đề cương nghiên cứu.

 11- 15/10/2016: Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá

 16-17/09/2016: Khảo sát, lấy ý kiến, quan sát

 8-21/09/2016: Xử lý số liệu

 22-25/09/2016: Phân tích, đánh giá số liệu

 26-30/09/2016: Viết báo cáo, hoàn thành báo cáo

 01-02/09/2016: Thời gian dự trữ hoàn thành báo cáo

 03/10/2016: Báo cáo đề tài nghiên cứu

PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Tổng quan về phương pháp quan sát (PPQS)

1.1.1 Khái niệm

Là phương pháp sử dụng các giác quan cùng với ngôn ngữ viết và các phươngtiện kỹ thuật (máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm, ) một cách có chủ định, có kếhoạch để ghi nhận, thu thập thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu

1.1.2 Phân loại

- Dựa vào cách quan sát:

 Quan sát trực tiếp: Người quan sát tiếp cận đối tượng nghiên cứu một cách trựctiếp

 Quan sát gián tiếp: Người quan sát tiếp cận đối tượng nghiên cứu một cách giántiếp qua camera

 Quan sát công khai: có sự thông báo trước cho người được quan sát

 Quan sát bí mật: Cho hiệu quả cao do tình huống xảy ra hoàn toàn tự nhiên ,hành vi của người được quan sát thể hiện đúng thực chất của nó

- Dựa vào số lượng người quan sát:

Trang 20

 Quan sát cá nhân: Phương pháp này phụ thuộc nhiều vào chủ quan người quansát.

 Quan sát tập thể: Có phạm vi quan sát rộng và độ tin cậy cao do có thể sử dụngphối hợp kết quả quan sát nhiều người

- Dựa vào phương tiện quan sát:

 Quan sát bằng mắt

 Quan sát bằng camera

 Quan sát bằng kính hiển vi điện tử

 Quan sát bằng đầu dò có gắn camera

Ngoài ra còn có phương pháp quan sát có chủ định và quan sát không có chủ định…

 Quan sát có chủ định: Người quan sát xác định trước mục đích, lên kế hoạch cụthể, lựa chọn thời gian, điạ điểm, chuẩn bị phương tiện

 Quan sát không có chủ định: Người quan sát bất chợt nhìn thấy sự vật, hiệntượng cần nghiên cứu và ghi lại bằng giấy bút, máy ảnh…

Khi sử dụng phương pháp quan sát cần kết hợp một số phương pháp phụ như: tổng hợp

ý kiến đồng nghiệp, phỏng vấn, khảo sát bằng phiếu đánh giá…

- Chủ thể quan sát là con người, nên dễ có những sai lệch do chủ quan của mỗi người,

có thể thu được những kết quả khác nhau, không đúng như bản chất của đối tượng

- Phương pháp quan sát có thể gây những ảnh hưởng nhất định đến đối tượng nghiêncứu (hoạt động không bình thường) nên dễ thu được những kết quả không đúng với

Trang 21

thực tế Vì vậy khi sử dụng cần phải sử dụng các phương pháp khác Chẳng hạn nhưhỏi ý kiến của đòng nghiệp đi cùng, phỏng vấn hay phiếu khảo sát…

1.1.4 Những lưu ý khi thực hiện PPQS

- Xác định rõ đối tượng quan sát: Với mỗi đối tượng quan sát có cách thức quan sátriêng Nhằm đảm bảo tính tự nhiên của hiện tượng, quá trình nghiên cứu

- Tránh thời điểm không thuận lợi cho tâm lý, sức khỏe người quan sát Xác định rõràng mục đích, nhiệm vụ quan sát

- Tuyệt đối không được có tính chất cá nhân trong phiếu quan sát

1.1.5 Các bước tiến hành

 Bước 1: Xác định mục đích, nội dung, đối tượng quan sát

 Bước 2: Lựa chọn thời gian, thời điểm và địa điểm thực hiện quan sát

 Bước 3: Lựa chọn phương pháp, cách thức quan sát

 Bước 4: Tiến hành quan sát

 Bước 5: Ghi chép và lưu trữ kết quả quan sát được theo kế hoạch đã chuẩn bị Cóthể lựa chọn một trong số các cách ghi chép sau:

- Ghi chép công khai

- Ghi chép lại theo hồi tưởng

- Ghi chép theo các mẫu phiếu dùng để ghi thông tin

- Ghi bằng phương tiện phim ảnh, ghi âm,…

 Bước 6: Kiểm tra lại kết quả quan sát được Có thể sử dụng một số biện pháp kiểmtra như sau:

- Trò chuyện, trao đổi với những người cùng tham gia quan sát để có kết luậnchính xác

- So sánh với những tài liệu có liên quan với kết quả quan sát được

- Quan sát lặp lại

Trang 22

1.2 Tổng quan về phương pháp phỏng vấn

1.2.1 Khái niệm phương pháp phỏng vấn

Đây là một phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếpbằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra Trong cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn nêunhững câu hỏi theo một chương trình được định sẵn dựa trên những cơ sở luật số lớncủa toán học

1.2.2 Các loại phỏng vấn

Phỏng vấn cá nhân

Phỏng vấn có tiêu chuẩn hóa: Vai trò của điều tra viên chỉ là giải thích sáng tỏ cho

người được nghiên cứu về cuộc điều tra đang tiến hành, và đặt câu hỏi dưới dạngnguyên xi như nó đã trình bày từ trước

- Ưu điểm: Số liệu thu thập có thể so sánh trực tiếp với nhau, dễ tổng hợp với việckiểm định giả thuyết

- Nhược điểm: Yêu cầu theo trình tự gò bó nên ít khi dùng để điều tra về tâm lý.Mặt khác, đòi hỏi việc xây dựng các câu hỏi, sắp xếp trật tự các câu hỏi, cũngnhư cách thức tiến hành phải được quy định chặt chẽ

Phỏng vấn không tiêu chuẩn hóa (phỏng vấn tự do): Chỉ các câu hỏi khung là cố

định, còn các câu hỏi thăm dò có thể thay đổi cho phù hợp với người được hỏi vàngữ cảnh thực hiện

- Ưu điểm: Tạo tâm lý thoải mái cho người điều tra và người được điều tra

- Nhược điểm: Đòi hỏi người điều tra phải có trình độ học vấn cao, biết nóichuyện và lái câu chuyện theo đúng phương hướng

Phỏng vấn bán tiêu chuẩn: Một số câu hỏi có tính chất quyết định được tiêu chuẩn

hóa, còn các câu hỏi khác có thể phát biểu tùy tình hình cụ thể

- Ưu điểm:

 Người phỏng vấn có thể giải thích cho người được phỏng vấn về mục đích cuộcphỏng vấn, nội dung các câu hỏi…qua đó nâng cao được tinh thần sẵn sàng trảlời được chính xác của người được phỏng vấn

 Chức năng của các câu hỏi kiểm tra có tác dụng tốt hơn

 Người phỏng vấn có khả năng tạo thêm hàng loạt những thông tin bổ sung quantrọng để đánh giá đối tượng khảo sát

Trang 23

- Nhược điểm:

 Trong một thời gian nhất định, người phỏng vấn chỉ có thể phỏng vấn một sốlượng hạn chế những người điều tra Khi số lượng người được phỏng vấn tănglên, chi phí sẽ tăng lên và thời gian sẽ bị kéo dài ra Để tiến hành phỏng vấn thìnhững cán bộ phỏng vấn phải được đào tạo và làm chủ được kỹ thuật phỏng vấn

Do đó, chi phí để đào tạo họ cũng khá tốn kém

 Trong những trường hợp, phỏng vấn thiếu khéo léo đã dẫn đến thái độ mâuthuẫn, không đồng tình của người được phỏng vấn Từ đó làm cho họ từ chối trảlời hoặc trả lời sai không chính xác Ngược lại, cán bộ phỏng vấn có thể cónhững tác động gợi ý mạnh mẽ làm cho người trả lời bị chi phối không nói đúngđược ý kiến của bản thân

 Xử lý thông tin phức tạp, tốn kém

 Phỏng vấn sâu: Là cuộc phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia hoặc đi sâu tìm hiểumột vấn đề chính trị hay kinh tế, xã hội hóc búa nào đó

Phỏng vấn nhóm

Là phỏng vấn một nhóm người trong cùng một thời gian và địa điểm nhằm làm sáng

rõ một chủ đề nào đó Cần nắm chắc và sử dụng thành thạo 3 nguyên tắc: nghệ thuật đặtcâu hỏi - nghệ thuật lắng nghe - nghệ thuật biến cuộc phỏng vấn thành một cuộc điều trasáng tạo

1.2.3 Một số quy tắc cho việc thực hiện phỏng vấn.

- Lựa chọn cán bộ cho việc thực hiện phỏng vấn: giới tính, nghề nghiệp, trình độ họcvấn

- Chọn các ngữ cảnh phỏng vấn phải tiêu chuẩn hóa: Cố gắng sao cho môi trườngđảm bảo tương đối đồng đều, có một bầu không khí tin cậy, trung thực, nghiêm túc,vui vẻ

- Cần nghiên cứu các đặc điểm ngôn ngữ giao tiếp, cách ứng xử khi gặp tình huốngđặc biệt

- Cần nghiên cứu nội dung phỏng vấn bao gồm: Lập các câu hỏi riêng biệt hoặc viếtcác câu hỏi trả lời cho đến sắp xếp và trình bày nội dung đó một cách khoa học saocho đạt hiệu quả thông tin cao nhất

Trang 24

1.3 Tổng quan về phương pháp giảng dạy.

Phương pháp giảng dạy (PPGD) là một thành tố hết sức quan trọng của quá trìnhdạy học Khi đã xác định được mục đích, nội dung chương trình giảng dạy, thì PPGDcủa giáo viên sẽ quyết định chất lượng quá trình dạy học

Trong triết học, vấn đề phương pháp được đề cập từ khá nhiều Thuật ngữ

“phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp: “Metodos”, có nghĩa là con đường, cáchthức vận động của một sự vật hiện tượng Trong thực tế, phương pháp giảng dạy haycòn được gọi là phương pháp dạy học thường được hiểu là cách thức tiến hành các hoạtđộng của người dạy và người học nhằm thực hiện một nội dung dạy học đã được xácđịnh Định nghĩa về phương pháp dạy học được diễn đạt theo những cách khác nhautheo mỗi tác giả Tác giả Phan Trọng Ngọ (2005) đã định nghĩa PPGD là những conđường, cách thức tiến hành hoạt động dạy học Tác giả Phạm Viết Vượng (2000) đã đưa

ra định nghĩa một cách chi tiết: phương pháp là con đường, là cách thức mà chủ thể sửdụng để tác động nhằm chiếm lĩnh hoặc biến đổi đối tượng theo mục đích đã định

Tóm lại: PPGD là những con đường, cách thức hoạt động phối hợp của giáo viên và

học sinh nhằm thực hiện một nội dung dạy học đã được xác định và chủ thể của hoạt động dạy là giáo viên, người tổ chức mọi hoạt động học tập của học sinh, chủ thể của hoạt động học là học sinh, chủ thể tích cực trong nhận thức, rèn luyện, tu dưỡng bản thân.

PPGD của giáo viên có ảnh hưởng lớn đối với chất lượng đào tạo, đổi mới PPGD

và đánh giá hiệu quả của PPGD luôn luôn được quan tâm trong công tác đào tạo

Vai trò của giáo viên là đảm bảo được kết quả giảng dạy có hiệu quả nhất MỗiPPGD đều có những điểm mạnh và những điểm yếu Do đó trong quá trình giảng dạygiáo viên nên kết hợp các phương pháp với nhau

Mỗi PPGD dù cổ điển hay hiện đại đều nhấn mạnh lên một khía cạnh nào đó của

cơ chế dạy-học hoặc nhấn mạnh lên mặt nào đó thuộc về vai trò của người thầy Cho dùcác PPGD thể hiện hiệu quả như thế nào thì nó vẫn tồn tại một vài khía cạnh mà ngườihọc và người dạy chưa khai thác hết

Trang 25

người thầy làm trung tâm Theo Frire – nhà xã hội học, nhà giáo dục học nổi tiếngngười Braxin đã gọi PPGD này là “Hệ thống ban phát kiến thức”, là quá trình chuyểntải kiến thức từ thầy sang trò Thực hiện lối giảng dạy này, giáo viên là người thuyếttrình, diễn giảng, là “kho tri thức sống”, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suynghĩ theo Với PPGD truyền thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là kháchthể, là quỹ đạo Giáo án dạy theo PPGD này được thiết kế theo kiểu đường thẳng,hướng từ trên xuống Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theophương pháp truyền thống có tính hệ thống, tính logic cao

- Đặc điểm của PPGD truyền thống:

 Giáo viên vẫn giữ vị trí trung tâm

 Giáo viên quan tâm chủ yếu tới cách trình bày: rõ ràng, logic,…

 Giáo viên chưa quan tâm đến “cái mà học sinh cần nắm được”

 Kiến thức được trực tiếp và dưới dạng có sẵn

 Giáo viên có vai trò gần như tuyệt đối trong việc kiểm tra và đánh giá

Phương pháp điển hình của PPGD truyền thống là phương pháp thuyết trình Đặcđiểm cơ bản nổi bật của phương pháp thuyết trình là thông báo - tái hiện Vì vậy,phương pháp thuyết trình còn có tên gọi là phương pháp thuyết trình thông báo - táihiện Phương pháp này chỉ rõ tính chất thông báo bằng lời của thầy và tính chất tái hiệnkhi lĩnh hội của trò Giáo viên nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, chuẩn bị bài giảng vàtrực tiếp điều khiển thông báo luồng thông tin tri thức đến học sinh Học sinh tiếp nhậnnhững thông tin đó bằng việc nghe, nhìn, cùng tư duy theo lời giảng của thầy, hiểu, ghichép và ghi nhớ Như vậy, những kiến thức đến với học sinh theo phương pháp này gầnnhư đã được thầy “chuẩn bị sẵn” để trò thu nhận, sự hoạt động của trò tương đối thụđộng Phương pháp thuyết trình chỉ cho phép người học đạt đến trình độ tái hiện của sựlĩnh hội tri thức

Thuyết trình kiểu thuật chuyện: Giáo viên có thể thông qua những sự kiện kinh tế

- xã hội, những câu chuyện hoặc tác phẩm văn học, phim ảnh… làm tư liệu để phântích, minh họa, khái quát và rút ra nhận xét, kết luận nhằm xây dựng biểu tượng, khắcsâu nội dung kiến thức của bài học

Trang 26

PPGD tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thứccủa người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ khôngphải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để giảng dạy theoPPGD tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với giảng dạy theo PPGD truyềnthống.

1.3.2.1 Bản chất của PPGD tích cực.

- Khai thác động lực học tập trong bản thân người học

- Coi trọng lợi ích và nhu cầu của người học

- Tạo khả năng để người học thích ứng tốt với đời sống xã hội

- Giáo viên hướng dẫn phương pháp học theo nhóm, ở lớp, ở nhà

- Một số phương pháp tiêu biểu cho PPGD tích cực: PPGD nêu vấn đề để người học

tự giải quyết, phương pháp vấn đáp, PPGD theo dự án, PPGD theo nhóm, phươngpháp thảo luận, PPGD thông qua đồ án môn học,…

1.3.2.3 Một số phương pháp dạy học tích cực.

- PPGD nêu vấn đề

Đặc trưng của PPGD nêu vấn đề là PPGD mà giáo viên nêu ra các vấn đề để sinhviên tìm tòi giải quyết, qua PPGD này học sinh có thể thu được những kiến thức tốtnhất, cập nhật nhất, kiến thức bao phủ trên một diện rộng, học sinh chủ động tự giáctrong học tập PPGD này làm chuyển đổi các hoạt động học sinh từ thụ động sang tínhtích cực, chủ động và giáo viên

- PPGD qua vấn đáp tìm tòi

Vấn đáp (đàm thoại) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra những câu hỏi để họcsinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó họcsinh lĩnh hội được nội dung bài học

Có ba phương pháp (mức độ) vấn đáp:

 Vấn đáp tái hiện

Trang 27

 Vấn đáp giải thích- minh họa

 Vấn đáp tìm tòi (đàm thoại Ơxrixtic)

Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh thực hiện mộtnhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành, tự lựclập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm,kết quả dự án là những sản phẩm có thể giới thiệu được như các bài viết, tập tranh ảnhsưu tầm, chương trình hành động cụ thể…

- PPGD thông qua việc làm đồ án môn học

Khác với PPGD nêu vấn đề, PPGD thông qua việc làm làm đồ án môn học đòi hỏihọc sinh phải tự đặt câu hỏi cho bản thân để tự nghiên cứu Đặc trưng của PPGD thôngqua việc làm đồ án môn học là học sinh thu được nhiều kiến thức, kỹ năng và nâng caokhả năng kiểm soát tình huống thông qua những phát hiện trong quá trình tiến hành đồ

án Ngoài ra người học hiểu biết hơn về chính mình, những hạn chế của bản thân, đánhgiá được những nhu cầu của bản thân và cách thức mà mình đã tiến hành Đồ án mônhọc đòi hỏi học sinh phải có khả năng tổng hợp kiến thức, có khả năng dự đoán, sángtạo và tư duy đổi mới Trong quá trình xây dựng đồ án luôn đòi hỏi học sinh phải có sựtrao đổi, thảo luận giữa người học và người dạy nhằm giải thích và thống nhất mục tiêu

Từ đó người học luôn thấy được lợi ích và tạo được động cơ học tập bởi đồ án luôn gắnliền với mục tiêu và các phương tiện để đi đến mục tiêu đó

Trong PPGD này học sinh phát triển các khả năng như: tính tự chủ, tính sáng tạo,khả năng phân tích một vấn đề và khả năng quan hệ xã hội Học sinh được làm chủ hànhđộng của mình tuỳ theo mục tiêu cần đạt

- PPGD theo nhóm

PPGD theo nhóm đang là một trong những phương pháp tích cực nhằm hướng tớimục tiêu giúp học sinh tham gia vào đời sống xã hội một cách tích cực, tránh tính thụđộng, ỷ lại Trong phương pháp này học sinh làm việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ và

Trang 28

mỗi thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia vào nhiệm vụ đã được phân công sẵn

mà không cần sự giám sát trực tiếp của giáo viên

Đặc trưng của PPGD này là học sinh ý thức được khả năng của mình, nâng cao niềmtin của học sinh vào việc học tập, khả năng ứng dụng khái niệm, nguyên lý, thông tin về

sự việc vào giải quyết các tình huống khác nhau Ngoài ra, học sinh có thể cải thiện mốiquan hệ xã hội giữa các cá nhân thông qua việc làm việc theo nhóm

- PPGD thảo luận

Giáo viên nêu ra hệ thống câu hỏi để hướng dẫn lớp thảo luận Trong quá trình thảoluận, giáo viên có thể đưa ra các gợi ý để giúp nội dung thảo luận luôn sôi nổi và điđúng hướng Tùy theo nội dung vấn đề mà giáo viên nên hoặc không nên tổng kết thảoluận và giải đáp các câu hỏi

Hầu hết học sinh sẽ cảm thấy bỡ ngỡ khi lần đầu tham gia học tập với phương phápnày, đặc biệt khi họ được yêu cầu phân tích, đánh giá, đưa ra quan điểm, giải pháp riêngcủa mình về những vấn đề đặt ra Vì vậy phương pháp này đạt hiệu quả nếu giáo viên cónhững hướng dẫn ban đầu về mặt phương pháp

Có thể so sánh đặc trưng của PPGD truyền thống và PPGD tích cực:

Quan niệm

Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức,

kĩ năng, tư tưởng, tình cảm

Học là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện,

luyện tập, khai thác và xử lý thông

tin,… tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.

Bản chất

Truyền thụ tri thức, truyền thụ và chứng minh chân lí của giáo viên.

Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh Dạy học sinh cách tìm ra

Chú trọng hình thành các năng lực (sáng tạo, hợp tác,…) dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai.

Trang 29

Nội dung Từ sách giáo khoa và giáo viên

Từ nhiều nguồn khác nhau: sáchgiáo khoa, các tài liệu khoa họcphù hợp, thí nghiệm, thực tế…:gắn với:

Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhucầu của học sinh

Tình huống thực tế, bối cảnh vàmôi trường địa phương

Những vấn đề học sinh quan tâm

Hình thức tổ

chức

Cố định: Giới hạn trong lớp học,

giáo viên đối diện với cả lớp

Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ởphòng thí nghiệm, ở hiện trường,trong thực tế…, học cá nhân, họcđôi bạn, học theo cả nhóm, cả lớpđối diện với giáo viên

Bảng 1.3.2 So sánh đặc trưng của PPGD truyền thống và PPGD tích cực

Trang 30

Học tập hiệu quả là một quá trình dày công khổ luyện Cho dù có tư duy tốt hay tưduy không tốt thì học tập đúng phương pháp sẽ đem lại thành công nhất định Vậy bảnthân chủ thể cần suy nghĩ và lên kế hoạch cho bản thân một phương pháp học tập hiệuquả nhất để gặt hái thành công.

Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học nổi tiếng cho thấy có hai phương pháp họctập hiệu quả cao nhất, còn được gọi là hai phương pháp vàng, cụ thể 2 phương pháp vàngnhư sau:

- Phương pháp tự kiểm tra (Self – Testing).

Tự kiểm tra là việc người học tự thực hành để kiểm tra chính mình ngoài thời giantrên lớp Theo phương pháp này người học có thể dùng các tấm bìa ghi những từ khóaquan trọng hoặc trả lời câu hỏi cuối bài trong sách giáo khoa Mặc dù đa số người họcđều không thích các bài kiểm tra nhưng hàng trăm thí nghiệm cho thấy, tự kiểm tra giúpcải thiện việc học và giúp ghi nhớ được lâu Trong một nghiên cứu, các sinh viên đại họcđược yêu cầu ghi nhớ các cặp từ, một nửa trong số đó sau đó được tham gia một bài kiểmtra trí nhớ tức thời với các cặp từ này Một tuần sau, các sinh viên này nhớ được 35% cáccặp từ trong bài kiểm tra, so với chỉ có 4% đối với những sinh viên không tham gia kiểmtra

- Phương pháp phân bố thời gian ôn tập ( Distributed Practice).

Học sinh thường tập trung học nhồi ngay trước khi có bài thi hoặc kiểm tra Tuy nhiênnghiên cứu cho thấy việc giãn cách thời gian ôn tập sẽ giúp đạt hiệu quả cao hơn nhiều.Trong một thí nghiệm kinh điển, học sinh học các từ tiếng Anh được dịch ra từ các từtrong tiếng Tây Ban Nha, sau đó ôn lại trong sáu phiên Một nhóm ôn trong các phiênliên tiếp nhau, một nhóm ôn các phiên cách ngày và số còn lại ôn các phiên cách nhau 30

Trang 31

ngày Thực tế cho thấy các học sinh trong nhóm cuối nhớ bản dịch tốt nhất Một phântích trên 254 nghiên cứu được thực hiện với 14.000 người tham gia, kết quả cho thấynhững sinh viên ôn tập cách quãng nhớ được khoảng 47% nội dung học, trong khi nhữngngười học dồn chỉ nhớ được 37%.

Phương pháp này cũng không khó để thực hiện Mặc dù sách giáo khoa thường gộpcác bài tập lại với nhau theo chủ đề, nhưng người học có thể từ ngắt quãng chúng ra theocách của mình Tuy nhiên, điều này đòi hỏi người học phải lên kế hoạch trước, và phảivượt qua trở ngại chung là thói quen trì hoãn việc ôn bài

Ngoài ra, còn có một số phương pháp hạng nhì như: Phương pháp hỏi đáp chi tiết(elaborative interrogation), Phương pháp Tự Giải thích (Self-Explanation), Phương phápthực hành xen kẽ (Interleaved Practice),…

1.5.2 Nhiệm vụ cụ thể

1.5.2.1 Thực hiện nhiệm vụ giáo dục

“Tạo điều kiện cho các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên được chủ động lựa chọn nộidung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn,đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo hình thức, phươngpháp và kĩ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kĩnăng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường các hoạt động nhằm giúphọc sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.”

“Tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồnghọc sinh ở trong và ngoài nhà trường Cung cấp rộng rãi thông tin về tình hình phát triểnkinh tế - xã hội, nhu cầu của thị trường lao động, nhằm định hướng các hoạt động giáodục đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, phục vụ nhu cầu của địa phương.”

Trang 32

“ Tiếp tục thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; chú trọngtuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; sử dụng năng lượng tiếtkiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phóvới biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông,…theo hướng dẫn của Bộ GDĐT Chú ý cập nhật các nội dung học tập gắn với thời sự quêhương, đất nước, số liệu thống kê đối với các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, ” “Tuần sinh hoạt tập thể" đầu năm học mới theo Công văn số 3633/BGDĐT- GDTrHngày 26/7/2016, quan tâm đối với các lớp đầu cấp nhằm giúp học sinh làm quen với điềukiện học tập, sinh hoạt và tiếp cận phương pháp dạy học và giáo dục trong nhà trường.”

1.5.2.2 Đổi mới phương pháp dạy học

“Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh theo tinhthần Công văn số 3535/BGDĐT- GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương pháp "Bàntay nặn bột" và các phương pháp dạy học tích cực khác; đổi mới đánh giá giờ dạy giáoviên, xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy dựa trên Công văn số 5555/BGDĐT- GDTrHngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT; đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, cácphương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng côngnghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học; tập trung dạy cách học, cách nghĩ; bảo đảmcân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng và định hướng thái độ, hành vi cho họcsinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá phù hợp các đối tượng học sinh khác nhau;khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường tổ chức dạy họcthí nghiệm - thực hành của học sinh

Tiếp tục quán triệt tinh thần giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kĩ thuật - toán(Science - Technology - Engineering – Mathematic: STEM) trong việc thực hiện chươngtrình giáo dục phổ thông ở những môn học liên quan Triển khai thí điểm giáo dục STEMtại một số trường đã lựa chọn (có hướng dẫn riêng).”

1.5.2.3 Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá

“Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá qua các hoạt độngtrên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kếtquả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thựchành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,…) vềkết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nóitrên thay cho các bài kiểm tra hiện hành.”

1.5.2.4 Đổi mới hình thức tổ chức dạy học

Trang 33

“Đa dạng hóa các hình thức dạy học, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; tăngcường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức dạy học thông quaviệc sử dụng các mô hình học kết hợp giữa lớp học truyền thống với các lớp học trựctuyến nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như tăng cường sự công bằng trong việctiếp cận các dịch vụ giáo dục chất lượng cao Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiệncác nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh họctập ở nhà, ở ngoài nhà trường.”

“Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học đối với học sinh trung học; động viên họcsinh trung học tích cực tham gia Cuộc thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật theo Công văn số1290/BGDĐT- GDTrH ngày 29/3/2016 của Bộ GDĐT Tăng cường hình thức học tậpgắn với thực tiễn thông qua Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn

đề thực tiễn dành cho học sinh trung học theo Công văn số 3844/BGDĐT- GDTrH ngày09/8/2016.”

1.6 Vai trò, trách nhiệm của giáo viên và học sinh.

1.6.1 Vai trò, trách nhiệm của giáo viên

1.6.1.1 Vai trò của người giáo viên.

- Giáo viên là người giáo dục và đào tạo học sinh – thế hệ tương lai của dân tộc, của đấtnước; là“ người gieo hạt giống vàng của chân lý”, “ nhà kiến trúc mẫu người tương laicủa đất nước”

- Trong nhà trường, giáo viên đóng vai trò chủ đạo, có nghĩa là giáo viên không chỉ làngười truyền đạt thông tin mà còn là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnhquá trình nhận thức và quá trình hình thành nhân cách của học sinh

- Giáo viên là cái “dấu nối” giữa nền văn hoá xã hội và việc tái sản xuất nền văn hoá đó

ở thế hệ trẻ, là người “ chuyển giao ngọn đuốc của nền văn minh”, “ sợi dây chuyềngiữa các thế hệ”

1.6.1.2 Trách nhiệm của người giáo viên.

- Trước tiên, bản thân người thầy giáo phải cải tạo tư tưởng bản thân mình và “cần xâydựng tư tưởng dạy học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân” Đó là những ngườiyêu nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu, chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ, khôngngừng trau dồi đạo đức cách mạng, phải có chí khí cao thượng, với tinh thần cáchmạng “tiên ưu hậu lạc” Trên tinh thần nắm vững quan điểm của Chủ nghĩa Mác –Lênin “bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”, nhằm nâng cao chấtlượng dạy và học, để xứng đáng là “người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa”,

Trang 34

Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Người huấn luyện phải học tập mãi thì mới làm tốt đượccông việc của mình.

- Phải thường xuyên tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp sưphạm để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo Thầy cô giáo là nhữngngười đi khai sáng trí tuệ, mở mang tri thức, thắp sáng ngọn lửa tâm hồn cho học sinh,thông qua giáo dục mà đánh thức cái tiềm năng trong mỗi học sinh, khơi dậy và pháttriển cái nội lực đó của họ

- Thầy không chỉ dạy cho học sinh học, mà còn phải từng bước dạy cho học sinh biết tựhọc, tự đọc sách, tìm tòi, tra cứu, phát hiện ra điều mới

- Giáo viên không chỉ dạy tri thức khoa học, dạy kỹ năng, kỹ xảo; phát triển trí tuệ họcsinh mà còn truyền bá cho họ thế giới quan khoa học, lý tưởng, niềm tin đúng đắn,khơi dậy và bồi dưỡng cho họ những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, năng lực sáng tạocủa một người công dân Giáo viên phải giáo dục học sinh về tâm hồn, về đạo lý,công lý phải thông qua “dạy chữ” mà “dạy người” Giáo viên phải giáo dục nhâncách học sinh bằng chính nhân cách của mình, cho nên không có máy móc nào hiểuđược con người, tác động đến con người sâu sắc bằng chính con người

1.6.2 Vai trò, trách nhiệm của học sinh.

1.6.2.1 Vai trò của học sinh.

- Học sinh là một thành phần, yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến tương lai đất nước,như Bác đã căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việtnam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được haykhông, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”

- Thế hệ học sinh tương lai sẽ là niềm tự hào dân tộc, là lớp người tiên phong trongcông cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước

- Tương lai đất nước là vận mệnh, là số phận của đất nước mà mỗi công dân sẽ gópphần xây dựng, phát triển, trong đó quan trọng nhất là thế hệ trẻ, là thế hệ học sinhsau này

1.6.2.2 Trách nhiệm của học sinh.

- Phấn đấu học tập, xác định động cơ học tập đúng đắn, có kế hoạch, mục tiêu học tập

rõ ràng

- Chú tâm học tập, biết nghiên cứu, tìm tòi, khám phá những cái mới

Trang 35

- Học phải đi đôi với hành, biết vận dụng kiến thức được học vào đời sống, không họcvẹt, học qua loa cho xong vì đó chính là cách học không biết khai sáng ngọn lửa trithức mà dần dần sẽ giết chết tri thức.

- Rèn luyện tính tự chủ, tự giác trong học tập

- Thường xuyên, liên tục trau dồi về lý tưởng, đạo đức

- Sống có văn hóa, lành mạnh, chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước, quy định của Nhà trường

Các văn bản chỉ đạo về đổi mới phương pháp giảng dạy.

Vai trò, trách nhiệm của giáo viên và học sinh trong việc giảng dạy và học tập.

Kết quả nghiên cứu trên là cơ sơ lí luận cho chúng tôi thiết kế phiếu khảo sát làm cơ sởtiến hành khảo sát thực trạng giảng dạy và học tập ở Trường ĐHSP – ĐHĐN

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trang 36

2.1 Thực trạng hoạt động dạy của giảng viên ở các Trường Đại học hiện nay.

Trong nhà trường, hoạt động dạy của giảng viên là một nhiệm vụ trọng tâm Đápứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học, các giảng viên đã có nhiều cố gắng trong việctruyền đạt cho sinh viên cũng như hình thành cho sinh viên các kĩ năng cần thiết

Phần lớn các thầy cô đã đảm bảo các yêu cầu về giảng dạy như đảm bảo đúng lịchtrình dạy học, nỗ lực hoàn thiện bản thân để nâng cao chất lượng dạy học

Tuy nhiên, chất lượng sinh viên vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu thời đại: tỉ lệ sinhviên thất nghiệp cao, sinh viên thiếu các kĩ năng mềm… Điều này đặt ra những câu hỏi

về triển khai đổi mới phương pháp giáo dục đã được thực hiện một cách triệt để

Từ đó ta thấy vẫn còn một số nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình, phươngpháp của giảng viên cũng như một số giảng viên sử dụng phương pháp chưa đúng cầnđược khắc phục Đó là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết

2.2 Thực trạng hoạt động học của sinh viên ở các Trường Đại học hiện nay.

Hoạt động học luôn là tâm điểm song song với quá trình dạy, phương pháp học củasinh viên luôn là yếu tố bên cạnh quan trọng không kém phương pháp giảng dạy củagiảng viên

Chất lượng học tập hiện nay chưa cao, chưa đủ đáp ứng nhu cầu xã hội

Sinh viên chưa thực sự tích cực trong việc học tập cũng như có định hướng đúngđắn cho bản thân trong quá trình học tập

Giải quyết một số yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến việc học cũng nhưpháp học tập hiệu quả đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu của sinh viên cũng nhưnhà giáo dục

2.3 Hoạt động khảo sát thực trạng hoạt động dạy và học của giảng viên và sinh viên Trường ĐHSP – ĐHĐN.

2.3.1 Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng của hoạt động dạy và học ở Trường Đại học Sư Phạm – ĐHĐN

2.3.2 Nội dung khảo sát

- Nội dung bài giảng của giảng viên

- Phương pháp giảng dạy của giảng viên

- Hình thức tổ chức hoạt động dạy học

Trang 37

- Thái độ của giảng viên.

- Năng lực của giảng viên

- Cách học của cá nhân sinh viên

2.3.3 Phương pháp và đối tượng khảo sát.

2.3.3.1 Phương pháp khảo sát.

Để khảo sát thực trạng dạy và học ở Trường Đại học Sư Phạm – ĐHĐN, chúng tôi đã sửdụng một số phương pháp sau:

Dùng phiếu khảo sát:

PHIẾU KHẢO SÁT SINH VIÊN

Xin chào Anh/Chị!

Nhằm tìm hiểu cặn kẽ hơn về phương pháp giảng dạy của thầy (cô) và hoạt động học củasinh viên, chúng tôi tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về sự mong muốn của sinhviên đối với giảng viên trong nhà trường Những thông tin mà anh/chị cung cấp sẽ giúpchúng tôi đề xuất những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học cũng nhưbước đầu xây dựng cho mình những định hướng đúng đắn trong công tác giảng dạy Vìvậy, xin anh/chị hãy vui lòng nhận xét một cách trung thực, khách quan và mang tính xâydựng (Bằng cách đánh dấu X vào phiếu khảo sát dưới đây)

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!

Họ và tên: Giới tính: Anh/chị đang học chuyên ngành:

Các mức độ đánh giá:

Hoàn toàn không đồng

Trang 38

1 2 3 4 5

Nhận định của anh/chị về cách giảng dạy của giảng viên

Đánh giá về nội dung bài giảng

1. Nội dung giảng dạy được lấy từ trong

4 Nội dung giảng dạy mang tính gợi

mở để anh/chị tự nghiên cứu

Đánh giá về phương pháp giảng dạy của giảng viên

5.

Giảng viên kết hợp nhiều phương

pháp giảng dạy để thu hút tập trung,

gây hứng thú cho bài giảng

6 Giảng viên cho bài tập lớn, sinh viên

báo cáo theo dạng tiểu luận, đề án

7

Giảng viên tương tác tích cực với

sinh viên trong giờ học: đặt nhiều

câu hỏi, kiểm tra độ tiếp thu bài

giảng,…

8

Giảng viên sử dụng các phương tiện

dạy học hiện đại (máy chiếu, laptop,

…)

9

Giảng viên đảm bảo kế hoạch giảng

dạy theo lịch trình (không cắt giảm

giờ học của sinh viên)

Đánh giá về hình thức tổ chức hoạt động dạy học của giảng viên

10

Tổ chức hoạt động dạy kết hợp với

làm việc nhóm, thuyết trình, báo cáo,

thu hoạch…

Trang 39

11 Sinh viên được biết về hình thức họctập trước khi học.

12 Khi giảng bài, giảng viên chỉ đọc lạinội dung giáo trình

13

Giảng viên dành hầu hết thời giantrên lớp cho những nội dung chính vàquan trọng

Đánh giá về năng lực của giáo viên

14

Giảng viên có vốn tri thức và tầmhiểu biết sâu rộng ở lĩnh vực chuyênmôn

15 Giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên

16 Giảng viên được đào tạo ở nướcngoài

Đánh giá về nhân cách của giảng viên

17.

Giảng viên quan tâm tới tình hìnhhọc tập và mức độ tiếp thu của họcsinh

18 Giảng viên có thái độ tôn trọng vàứng xử đúng mực với sinh viên

19 Giảng viên rất nghiêm túc khi lênlớp

Nhận định cách học của cá nhân sinh viên

20. Anh/chị tìm hiểu, chuẩn bị bài trước

Trang 40

bài, trao đổi với giảng viên.

24 Anh/chị xem lại bài học, làm bài tập

khi về nhà

25 Anh/ chị tích cực tham gia học nhóm

Ngoài những ý kiến trên, anh/chị có ý kiến, đề xuất gì thêm?

CHÂN THÀNH CẢM ƠN ANH/CHỊ ĐÃ HỢP TÁC!

Quan sát: Quan sát trực tiếp và đánh giá tình hình giảng dạy và học tập của giảng

viên và sinh viên, sử dụng các phương tiện hỗ trợ như máy ảnh, máy quay phim,ghi âm,…Ngoài ra còn dự giờ một số tiết học bình thường

BẢNG CÂU HỎI DÀNH CHO QUAN SÁT VIÊN

3 Thầy (cô) tương tác với sinh viên

trong quá trình giảng dạy

4 Thầy (cô) có áp dụng những

phương pháp dạy học tích cực

trong giờ học

5 Thầy (cô) sử dụng những phương

tiện khoa học kỹ thuật trong giảng

dạy

Ngày đăng: 30/11/2016, 15:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức tổ chức - Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP
Hình th ức tổ chức (Trang 29)
BẢNG CÂU HỎI DÀNH CHO QUAN SÁT VIÊN - Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP
BẢNG CÂU HỎI DÀNH CHO QUAN SÁT VIÊN (Trang 40)
BẢNG CÂU HỎI ĐỂ PHỎNG VẤN GIẢNG VIÊN, SINH VIÊN - Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP
BẢNG CÂU HỎI ĐỂ PHỎNG VẤN GIẢNG VIÊN, SINH VIÊN (Trang 41)
Bảng 3.1.1.1 Thống kê các ý kiến đánh giá về giảng viên - Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP
Bảng 3.1.1.1 Thống kê các ý kiến đánh giá về giảng viên (Trang 45)
Bảng 3.1.2.1.1 Thống kê các mức độ đánh giá “Nội dung giảng dạy được lấy trong giáo trình” - Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP
Bảng 3.1.2.1.1 Thống kê các mức độ đánh giá “Nội dung giảng dạy được lấy trong giáo trình” (Trang 47)
Bảng 3.1.2.1.2 Thống kê các mức độ đánh giá “Nội dung giảng dạy liên hệ thực tế” - Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP
Bảng 3.1.2.1.2 Thống kê các mức độ đánh giá “Nội dung giảng dạy liên hệ thực tế” (Trang 48)
Bảng 3.1.2.1.3 Thống kê các mức độ đánh giá “Nội dung giảng dạy vừa sức” - Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP
Bảng 3.1.2.1.3 Thống kê các mức độ đánh giá “Nội dung giảng dạy vừa sức” (Trang 50)
Bảng 3.1.2.1.4 Thống kê các mức độ đánh giá “Nội dung giảng dạy mang tính gợi mở để sinh viên tự nghiên cứu” - Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP
Bảng 3.1.2.1.4 Thống kê các mức độ đánh giá “Nội dung giảng dạy mang tính gợi mở để sinh viên tự nghiên cứu” (Trang 51)
Bảng 3.1.2.1 Thống kê mức độ tán thành của các ý kiến về Nội dung bài giảng - Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP
Bảng 3.1.2.1 Thống kê mức độ tán thành của các ý kiến về Nội dung bài giảng (Trang 52)
Bảng 3.1.2.2.1 Thống kê các mức độ đánh giá “Giảng viên kết hợp nhiều phương pháp” - Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP
Bảng 3.1.2.2.1 Thống kê các mức độ đánh giá “Giảng viên kết hợp nhiều phương pháp” (Trang 53)
Bảng 3.1.2.2.2 Thống kê các mức độ đánh giá “Giảng viên cho bài tập lớn, sinh viên báo cáo dưới dạng tiểu luận, đồ án” - Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP
Bảng 3.1.2.2.2 Thống kê các mức độ đánh giá “Giảng viên cho bài tập lớn, sinh viên báo cáo dưới dạng tiểu luận, đồ án” (Trang 54)
Bảng 3.1.2.2.4 Thống kê các mức độ đánh giá “Giảng viên sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại” - Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP
Bảng 3.1.2.2.4 Thống kê các mức độ đánh giá “Giảng viên sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại” (Trang 57)
Bảng 3.1.2.2.5 Thống kê các mức độ đánh giá “Giảng viên đảm bảo kế hoạch giảng dạy theo lịch trình” - Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP
Bảng 3.1.2.2.5 Thống kê các mức độ đánh giá “Giảng viên đảm bảo kế hoạch giảng dạy theo lịch trình” (Trang 58)
Bảng 3.1.2.2 Thống kê mức độ tán thành của các ý kiến về Phương pháp giảng dạy của giảng viên - Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP
Bảng 3.1.2.2 Thống kê mức độ tán thành của các ý kiến về Phương pháp giảng dạy của giảng viên (Trang 59)
Bảng 3.1.2.3.1 Thống kê các mức độ đánh giá “Giảng dạy kết hợp cho sinh viên làm việc nhóm, thuyết trình” - Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP
Bảng 3.1.2.3.1 Thống kê các mức độ đánh giá “Giảng dạy kết hợp cho sinh viên làm việc nhóm, thuyết trình” (Trang 61)
Bảng 3.1.2.3.2 Thống kê các mức độ đánh giá “Sinh viên được biết về hình thức học tập trước khi học” - Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP
Bảng 3.1.2.3.2 Thống kê các mức độ đánh giá “Sinh viên được biết về hình thức học tập trước khi học” (Trang 62)
Bảng 3.1.2.3.3 Thống kê các mức độ đánh giá “Khi giảng bài, giảng viên chỉ đọc nội dung trong giáo trình” - Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP
Bảng 3.1.2.3.3 Thống kê các mức độ đánh giá “Khi giảng bài, giảng viên chỉ đọc nội dung trong giáo trình” (Trang 63)
HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT - Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP
HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT (Trang 65)
Bảng 3.1.2.4.1 Thống kê các mức độ đánh giá “Giảng viên có thái độ tôn trọng và ứng xử đúng mực với sinh viên” - Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP
Bảng 3.1.2.4.1 Thống kê các mức độ đánh giá “Giảng viên có thái độ tôn trọng và ứng xử đúng mực với sinh viên” (Trang 66)
Bảng 3.1.2.4 Thống kê mức độ tán thành của các ý kiến về Thái độ của giảng viên - Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP
Bảng 3.1.2.4 Thống kê mức độ tán thành của các ý kiến về Thái độ của giảng viên (Trang 70)
Bảng 3.1.2.5.2 Tỷ lệ các mức độ đánh giá “Giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên” - Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP
Bảng 3.1.2.5.2 Tỷ lệ các mức độ đánh giá “Giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên” (Trang 72)
Bảng 3.1.2.5.2 Thống kê các mức độ đánh giá “Giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên” - Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP
Bảng 3.1.2.5.2 Thống kê các mức độ đánh giá “Giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên” (Trang 72)
Bảng 3.1.2.5 Thống kê mức độ tán thành của các ý kiến về Năng lực của giảng viên - Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP
Bảng 3.1.2.5 Thống kê mức độ tán thành của các ý kiến về Năng lực của giảng viên (Trang 74)
Bảng 3.1.2.6.1 Thống kê các mức độ đánh giá “Sinh viên tìm hiểu, chuẩn bị bài trước khi lên lớp” - Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP
Bảng 3.1.2.6.1 Thống kê các mức độ đánh giá “Sinh viên tìm hiểu, chuẩn bị bài trước khi lên lớp” (Trang 75)
Bảng 3.1.2.6.2 Thống kê các mức độ đánh giá “Sinh viên thường xuyên chú ý, tập trung nghe giảng” - Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP
Bảng 3.1.2.6.2 Thống kê các mức độ đánh giá “Sinh viên thường xuyên chú ý, tập trung nghe giảng” (Trang 77)
Bảng 3.1.2.6.3 Thống kê các mức đánh giá “Sinh viên sử dụng phương tiện hỗ trợ học tập” - Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP
Bảng 3.1.2.6.3 Thống kê các mức đánh giá “Sinh viên sử dụng phương tiện hỗ trợ học tập” (Trang 78)
Bảng 3.1.2.6.4 Thống kê các mức đánh giá “Sinh viên tích cực tham gia xây dựng bài, trao đổi với giảng viên” - Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP
Bảng 3.1.2.6.4 Thống kê các mức đánh giá “Sinh viên tích cực tham gia xây dựng bài, trao đổi với giảng viên” (Trang 79)
Bảng 3.1.2.6 Thống kê mức độ tán thành của các ý kiến về Phương pháp học của sinh viên - Khảo sát thực trạng dạy và học ở một số lớp học Trường ĐHSP
Bảng 3.1.2.6 Thống kê mức độ tán thành của các ý kiến về Phương pháp học của sinh viên (Trang 83)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w