1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý vật tư chủ yếu tại công ty cổ phần than hà lầm vinacomin

153 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 749,36 KB

Nội dung

Ngành công nghiệp sản xuất kinh doanh khoáng sản nói chung và khai thácthan nói riêng chiếm một vị trí khá quan trọng trong ngành công nghiệp, vừa lànguyên liệu đầu vào, vừa tiêu thụ sản

Trang 2

Ngành công nghiệp sản xuất kinh doanh khoáng sản nói chung và khai thácthan nói riêng chiếm một vị trí khá quan trọng trong ngành công nghiệp, vừa lànguyên liệu đầu vào, vừa tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các ngành kinh doanh khác,

vì vậy nó là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển Nền kinh tế pháttriển, nhu cầu năng lượng nói chung và nhu cầu than nói riêng ngày càng gia tăngcàng thể hiện vị thế của ngành Trong một số năm gần đây sản lượng khai thác vàtiêu thụ của ngành than ngày một tăng Điều này khẳng định sự trưởng thành củangành và các doanh nghiệp trong ngành

Tuy nhiên, than là tài nguyên không tái tạo, do đó việc khai thác và sử dụngcần phải đảm bảo cả hiệu quả kinh tế trước mắt và phát triển bền vững trong tươnglai Trong sự chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang cơ chếthị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa việc xâydựng kế hoạch kinh tế xã hội nói chung là cần thiết và quan trọng

Sau quá trình học tập tại trường, và tìm hiểu thực tế sản xuất kinh doanh tạiCông ty Cổ phần than Hà Lầm - Vinacomin, được sự cho phép của bộ môn chủquản, tác giả tiến hành viết luận văn tốt nghiệp Luận văn được trình bày gồm 3chương:

Chương 1: Tình hình chung và những điều kiện sản xuất chủ yếu của Công ty Cổ phần than Hà Lầm Vinacomin

Chương 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần than Hà Lầm Vinacomin

Chương 3: Hoàn thiện công tác quản lý vật tư chủ yếu tại Công ty Cổ phần than Hà Lầm - Vinacomin

Những nội dung được giải quyết trong luận văn này được hoàn thành ngoài sự

nỗ lực của bản thân, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướngdẫn TS Nguyễn Thị Kim Ngân, các thầy cô giáo trong Khoa và các cán bộ côngnhân viên Công ty Cổ phần than Hà Lầm Vinacomin

Tác giả xin chân thành cám ơn cô giáo hướng dẫn TS Nguyễn Thị Kim Ngân,các thầy cô giáo trong khoa kinh tế - QTKD, lãnh đạo các phòng ban Công ty Cổphần than Hà Lầm Vinacomin đã giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này.Tác giả đề nghị được bảo vệ luận văn tốt nghiệp trước hội đồng chấm thi tốtnghiệp chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2015

Sinh viên thực hiện

Bùi Thanh Vân

Trang 3

TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN

HÀ LẦM - VINACOMIN

Trang 4

Công ty Cổ phần than Hà Lầm tiền thân là mỏ than Hà Lầm được thành lậpvào ngày 1/08/1960 Mỏ được tách ra từ xí nghiệp quốc doanh than Hòn Gai tiếpquản từ thời Pháp để lại Mỏ được thành lập dựa vào các văn bản pháp lý thành lập

mỏ, văn bản thỏa thuận cấp đất và tài nguyên đã được các cơ quan có thẩm quyềnphê duyệt, bao gồm:

- Quyết định số 59/ĐT - KTCB ngày 21/6/1973 phê duyệt, thiết kế sơ bộ hạtầng - 50 công trường 28 thuộc mỏ Hà Lầm có công suất là 200.000 tấn/năm

- Quyết định của Bộ năng lượng số 246 /XDCB ngày 28/4/1989 phê duyệtLCKT - KT cải tạo mỏ Hà Lầm Đưa công suất khu vực Lò Đông từ 100.000 lên200.000 tấn/năm và duy trì công suất này

- Quyết định của Bộ năng lượng số 57/XDCB quyết định ngày 8/9/1990 vềviệc phê duyệt LCKTKT khai thác khu Hữu Nghị mỏ Hà Lầm bằng phương pháp

Lộ thiên với tên công trường khai thác Lộ thiên Hữu Nghị mỏ Hà Lầm công suất100.000 150.000 tấn/ năm

Như vậy từ tháng 9/1990 mỏ tồn tại 2 phương pháp khai thác song song, Lộthiên và Hầm lò

Quyết định số 402 NL/TCCBLĐ ngày 30/6/1993 của bộ năng lượng “ về việcthành lập mỏ Hà Lầm trực thuộc Công ty than Hòn Gai” và chính thức đăng ký kinhdoanh số 303931 ngày 18/3/1994 với ngành nghề

+ Khai thác, chế biến, tiêu thụ than

+ Thi công công trình xây dựng cơ bản

+ Sửa chữa thiết kế mỏ

+ Quản lý kinh doanh Cảng

Theo sự phát triển chung và đòi hỏi của nền kinh tế thị trường ngày29/12/1997 Bộ trưởng BCN quyết định số 25/1997 QĐ BCN về việc “V/v Chuyển

mỏ than Hà Lầm trực thuộc Công ty than Hòn Gai thành doanh nghiệp thành viênhạch toán độc lập của Tổng Công ty than Việt Nam”

Căn cứ vào quyết định số 405/QĐ HĐQT ngày 01/10/2001 của hội đồngquản trị Tổng Công ty than Việt Nam V/v “ Đổi tên mỏ Hà Lầm thành Công tythan Hà Lầm doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty thanViệt Nam”

Đến ngày 01 tháng 02 năm 2009 Công ty chính thức chuyển sang Công ty Cổphần

Trang 5

Khoáng sản Việt Nam.

Trụ sở: Số 1 Phố Tân Lập Phường Hà Lầm Thành phố Hạ Long TỉnhQuảng Ninh

1.1.2 Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cổ phần than Hà Lầm

Nghành nghề chính là khai thác và thu gom than cứng Bên cạnh đó công tycũng kinh doanh các nghành nghề khác như:

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng khác

- Lắp đặt hệ thống điện

- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác

- Sửa chữa thiết bị điện

- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp

Trang 6

Phía Đông: giáp mỏ Hà Tu

Phía Tây: giáp phường Cao Thắng - thành phố Hạ Long

Phía Nam: giáp đường 18B

Phía Bắc: giáp mỏ Bình Minh Thành Công

Khai trường nằm trong tọa độ:

X = 10500 ÷ 21000

Y = 407500 ÷ 408800

Chiều dài chạy từ Đông sang Tây của khai trường là 3,2 km

Chiều dài chạy từ Bắc đến Nam của khai trường là 3,8 km

Diện tích của khai trường là 12,16 km2

b Địa Hình.

Địa hình khu Mỏ tương đối phức tạp, chủ yếu là đồi núi Đồi núi ở đây hầu hết làvừa và thấp với độ dốc từ 15° ÷ 40º Địa hình của Mỏ cao dần về phía Bắc và phía Tây,với đỉnh núi cao nhất là 110 m, thung lũng sâu nhất là 30 m so với mặt nước biển.Hiện tại trong khu mỏ có hai dạng địa hình: Địa hình nguyên thuỷ và địa hìnhkhai thác Địa hình nguyên thuỷ nằm ở phía Nam và Tây Nam khu mỏ, nhiều chỗ

đã bị đào bới do khai thác ở đầu các lộ vỉa Địa hình khai thác nằm ở trung tâm khu

mỏ phát triển về phía Đông và phía Bắc, bao gồm các moong khai thác lộ thiên vàmột phần đất đá đổ thải

Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Trong mùa này khí hậulạnh, khô và ít mưa Mùa khô nhiệt độ thay đổi từ 9º - 28o, trung bình 15o, lạnh nhất

có năm xuống đến 5º - 8o Hướng gió chủ yếu là hướng Bắc và Đông Bắc Mùa khôthường có sương mù nên ảnh hưởng đến tiến độ công tác của Công ty Vì khí hậumang đặc điểm vùng biển, trong không khí hơi nước mang nhiều muối nên các thiết

bị máy móc thường khó bảo quản Mặt khác do lượng mưa lớn nên lượng nước mưa

Trang 7

d Giao thông vận tải.

Mỏ có đường quốc lộ 18A đi qua, nối liền với các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng,

Hà Nội là tuyến đường giao thông quan trọng Ngoài ra còn có đường giao thông18B vận tải than từ khai trường tới nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng và kho vận.Điều kiện giao thông hết sức thuận tiện và được hoàn thiện từ lâu, đáp ứng rất tốtcho công tác khai thác mỏ

e Đặc điểm địa chất thuỷ văn.

Khu vực mỏ Hà Lầm chịu ảnh hưởng chủ yếu của các tầng nước ngầm, nước ởkhu vực này chủ yếu vận động theo các khe nứt của các lớp sạn kết, cái kết, là loạinước có áp lực chủ yếu, hệ số thẩm thấu nhỏ, do vậy mà lượng nước thấm chảy vàocác mỏ không lớn, cho nên việc khai thác than hầm lò không bị cản trở nhiều bởiloại nước này

Nước mặt là loại nước mềm tạo bởi vùng đồi núi bị chia cắt bởi các thunglũng và khe suối Hà Lầm chảy về phía Tây, lưu lượng nước mùa khô là 0,2 l/s vàmùa mưa là 114,5 l/s

Mỏ Hà Lầm có mặt trầm tích của các giới cổ sinh, trung sinh và cổ tân sinh,đới phá hủy hẹp không cắt qua công trình mỏ

f Hệ thống các vỉa than.

Mỏ có 11 vỉa than: 14B, 14, 13, 11, 10, 9, 7, 6, 5, 4, 3, trong đó có 9 vỉa có giátrị công nghiệp: 14, 13, 11, 10, 9, 7, 6, 5, 4, hai vỉa không có giá trị công nghiệp là14B, 3

Hệ thống các vỉa than thuộc công ty CP than Hà Lầm được xếp vào loại vỉathan dày và trung bình, chịu ảnh hưởng của các chuyển động kiến tạo, chuyển độngngang sườn trong giới hạn mỏ, làm xuất hiện nhiều phay phá chia vỉa thành nhiềukhối riêng biệt dẫn đến hiện tượng biến dạng của các vì chống, tụt nóc khá nguyhiểm Vỉa 7, vỉa 11 là những vỉa tương đối ổn định, hầu hết các vỉa còn lại là không

ổn định, có cấu tạo tương đối đơn giản Nhìn chung, về chiều dày vỉa than khu vực

mỏ thay đổi rất phức tạp Độ tro trung bình của than là 16,25%, hàm lượng phốt pho

và lưu huỳnh không đáng kể Hệ thống các vỉa than của Công ty được thống kê vàobảng sau:

Trang 8

TT Tên

vỉa

Chiều dàyvỉa (m)

Loạithan

Diệntíchvỉa(Km2)

Độ tro

TB củathan(%)

Cấu tạo Khu vực

phân bổ

1 Vỉa 4 0,46 ÷7,06 Antraxit 18,43 Phức tạp Lò Đông

2 Vỉa 5 0,46 ÷ 8,0 Antraxit 2,0 21,58 Đơn giản Lò Đông

3 Vỉa 6 0,2 ÷ 5,6 Antraxit 6,3 12,01 Đơn giản Lò Đông

42,89 Antraxit 7,5 11,83 Đơn giản Lò Đông

7 Vỉa 11 0,08 ÷ 8,11 Antraxit 6,3 16,18 Đơn giản Lò Đông

8 Vỉa 13 0,16 ÷

19,34 Antraxit 2,5 16,61 Phức tạp Hữu nghị

9 Vỉa 14 0,73 ÷

53,62 Antraxit 3,25 14,58 Đơn giản Hữu nghị

g Chất lượng than và thành phần hoá học của than.

Qua thực hiện các kết quả phân tích cho thấy chất lượng than của Công ty Cổphần than Hà Lầm thuộc loại than Antraxit có nhiệt lượng cao Công ty đã, đang vàsẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu xuất khẩu, tiêu thụ trong và ngoài nước Qua quátrình xem xét trên cơ sở các báo cáo địa chất của hai khu vực khai thác chính là khuvực Lò Đông và khu vực Hữu Nghị, cùng với kết quả thực tế sản xuất những nămqua Tổng hợp chất lượng và thành phần hoá học của than ở các vỉa như sau:

Thống kê chất lượng than của Công ty Cổ phần than Hà Lầm.

h Vị trí vai trò của doanh nghiệp.

Trang 9

tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng tại ngân hàng và được sử dụng con dấu riêngcho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Cổ phần nhà nước do Tập đoàn Côngnghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nắm giữ là 8.869.768 cổ phần chiếm 57,46%vốn điều lệ Mặc dù, chỉ là đơn vị nhỏ trong Tập đoàn thế nhưng hàng năm Công ty

đã đóng góp một phần không nhỏ lợi nhuận cho Tập đoàn, giải quyết công ăn việclàm để đảm bảo thu nhập cho hàng nghìn người lao động

1.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội.

Những ngày đầu mới thành lập, Công ty gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vậtchất kỹ thuật và lao động, song được sự quan tâm của Tập đoàn Công nghiệp Than -Khoáng sản Việt Nam, Công ty đã dần ổn định sản xuất và đang phát triển về mọimặt Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh, ngoài việc khai thác và chế biến than,Công ty không ngừng mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh khác Công ty có quan

hệ hợp tác làm ăn với các hộ kinh doanh nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu đầy đủ

và kịp thời cho các hộ, điện, xi măng, giấy, các hộ bán lẻ trong nước, Công ty tuyểnthan Hòn Gai và giao cho Công ty Kho vận để bán sang thị trường Trung Quốc.Như vậy, Công ty Cổ phần than Hà Lầm có một vị trí, vai trò quan trọng đối vớiTập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nói riêng và đối với sự pháttriển của Việt Nam nói chung

a Giao thông vận tải

- Công ty CP Than Hà Lầm là nơi có hạ tầng cơ sở khá hoàn chỉnh phục vụ

cho ngành khai thác mỏ, có vị trí thuận lợi gần đường quốc lộ 18A nối liền với cáctỉnh, Thành phố Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng là một tuyến đường giao thôngquan trọng, ngoài ra còn có đường mỏ để vận tải than từ khai trường tới nhà máytuyển than Nam Cầu Trắng và các cảng, đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất vàtiêu thụ than

- Địa thế gần một số cảng biển, dễ tiếp xúc với các nguồn tiêu thụ

b Đời sống văn hóa chính trị.

- Điều kiện dân cư trong vùng hầu hết thuần túy là cán bộ công nhân viêntrong công ty nên trật tự an ninh tốt

Đời sống vật chất trong vùng ngày một phát triển, dân trí ngày càng đượcnâng cao

1.3 Công nghệ sản xuất và trang thiết bị chủ yếu của Công ty Cổ phần than

Hà Lầm – Vinacomin.

1.3.1 Công nghệ sản xuất Hầm Lò

a Hệ thống mở vỉa.

Trang 10

xuất nên công ty đã tiến hành khai thác bằng cả hai phương pháp hầm lò và lộ thiên,nhưng khai thác hầm lò là chủ yếu Mặt bằng công nghiệp của mỏ đã được mở tạikhai trường.

Mặt bằng công nghiệp mỏ đã được mở tại khai trường khu vực Lò Đông, thiết

kế mở ra để khai thác vỉa 10 và vỉa 11 Giai đoạn một mở ra để khai thác từ mức+79 ÷ -50 Phương pháp mở vỉa là lò bằng kết hợp với giếng nghiêng Lò bằngđược mở từ sân công nghiệp mức +28 xuyên vỉa 10 và Vỉa 11 Giếng nghiêng cũng

mở từ sân công nghiệp mức +28 gồm giếng chính và giếng phụ với độ dốc 24°,chiều dài 200 m

Để khai thác khu vực lò thượng mức +28 ÷ +72, công ty sử dụng lò thông gió

và lò vận chuyển vật liệu từ mức +79 xuyên vỉa tầng qua vỉa 10 thông tới lò thượngnối với lò bằng +28

Để khai thác khu vực lò hạ, mở lò nghiêng thông gió và lò vận chuyển vậtliệu, gặp vỉa than ở mức +20, sau đó đi các lò xuyên vỉa tầng và lò hạ nối giếngnghiêng ở mức - 50

Hệ thống mở vỉa ở khu vực khai thác lộ thiên: Mở các hào bám vách, hệ thống

mở vỉa có một bờ công tác và dùng bãi thải ngoài

+ Công nghệ khấu than ở lò chợ: Chủ yếu áp dụng phương pháp khoan nổ mìnkết hợp với thủ công

+ Công nghệ chống giữ: Hiện nay Công ty áp dụng giá thuỷ lực di động, cộtthuỷ lực đơn, vì chống ma sát thay thế cho chống bằng gỗ trước đây

+ Vận chuyển than ở lò chợ bằng máng cào là chủ yếu, với độ dốc lớn thìCông ty áp dụng máng trượt để vận chuyển

c Công nghệ chống lò chuẩn bị.

Công nghệ chống lò có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động, an toànlao động Các năm qua Công ty đã có cải tiến trong công tác chống lò đó là ápdụng công nghệ chống lò bằng vì chống sắt Việc đưa vào áp dụng vì chống sắt, đãgóp phần đẩy mạnh công tác khai thác, nâng cao năng suất lao động và nâng caocông tác an toàn, cho công nhân khai thác than Ngoài ý nghĩa đó, việc áp dụng vì

Trang 11

d Công nghệ đào lò chuẩn bị.

Công tác đào lò, chống lò chuẩn bị chiếm một vị trí quan trọng trong công táckhai thác than Do đó, Công ty luôn đầu tư thoả đáng cho việc đào lò chuẩn bị ởgương lò đá, dùng máy khoan khí ép tạo lỗ mìn để nổ mìn, đất đá nổ mìn ra đượcbốc xúc bằng máy ∃ΠΜ - 2 của Liên Xô hoặc bằng thủ công, đất đá bốc xúc đượcvận tải bằng thủ công hay tàu điện ắc quy, chống lò bằng vì chống sắt hay vì neo.Với gương lò than cũng đào lò bằng phương pháp khoan nổ mìn, xúc bốc thủcông và vận tải bằng goòng tự lật hay bằng máy

Hình 1-1: Sơ đồ hệ thống khai thác lộ thiên

- Khoan nổ mìn: Công ty đang thuê ngoài

- Xúc bốc: Sử dụng máy xúc các loại để xúc đất đá, xúc than

- Vận tải: Sử dụng ô tô để vận chuyển than và đất

Máng trượtMáng cào

Tàu điệnBăng tải

Băng tải

Mặt bằng +28Mặt bằng +70

Trang 12

Hình 1-2: Sơ đồ công nghệ khai thác than hầm lò

Theo sơ đồ, sau khi khoan nổ mìn than được xúc bốc thủ công lên các thiết bịvận tải như máng cào, máng trượt rồi qua băng tải, tàu điện ra ngoài mặt bằng +28,mặt bằng +70 Qua sàng tuyển, than được chở đến NMT và kho Vận để tiêu thụ,còn đất đá được đưa đến nơi quy định (bãi thải +34, bãi thải moong +32)

f Vận tải than.

* Khai thác than hầm lò được vận chuyển như sau:

- Với khu vực lò thượng: Than khai thác ra được máng cào hay máng trượtđưa ra chân lò chợ, được vận tải về thượng trung tâm tháo xuống goòng kéo rangoài bằng tàu điện

- Với khu vực lò hạ: Than khai thác ra tập trung về sân ga giếng nghiêng, đượckéo lên mặt bằng công nghiệp bằng băng tải và được đưa thẳng về nhà sàng

* Than lộ thiên khai thác được bốc xúc bằng thủ công và bằng máy xúc thuỷlực gầu ngược lên ô tô vận chuyển về nhà sàng

g Công nghệ sàng tuyển.

Theo yêu cầu của thị trường và yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm tiêuthụ, tăng doanh thu, Công ty đã xây dựng phân xưởng sàng tuyển với công nghệ cơgiới hoá kết hợp với thủ công, sử dụng các loại máy như sàng rung, băng tải, tờiđiện và các máy nghiền tự chế Nhìn chung, năng lực của khâu sàng tuyển đã đượccông ty đầu tư và mở rộng để sản xuất nhiều loại than có chất lượng cao đáp ứngmọi nhu cầu tiêu thụ của thị trường

1.3.2 Trang thiết bị kỹ thuật.

Tình trạng máy móc thiết bị của Công ty trong dây chuyền sản xuất được trang

bị hiện đại và có giá trị lớn Phần lớn máy móc thiết bị, trang bị cho sản xuất vàphục vụ chủ yếu là máy móc thiết bị chuyên dùng cho công tác khai thác than hoặcquặng của các nước công nghiệp tiên tiến, có đặc tính kỹ thuật phù hợp với điềukiện của nước ta

Trong khai thác than Công ty đã trang bị và đưa những vì chống có độ an toàn

cao như: giá thủy lực di động, giá khung GK…vào sử dụng

Khâu vận tải than được cơ giới hoàn toàn, thiết bị vận tải được trang bị đó là:máng cào, ô tô, băng tải,…

Tiêu thụthan

Bãi thảiđất đá

Trang 13

và tiêu thụ được trang bị theo dây chuyền công nghệ hiện đại.

Hệ thống sàng tuyển huyền phù tự sinh và tuyển huyền phù manhetit đã đượcCông ty áp dụng và đưa vào sử dụng có hiệu quả rất cao

Hệ thống thông gió của Công ty được trang bị hoàn toàn bằng trạm quạtchính, có công suất lớn, đảm bảo lưu lượng gió cần thiết ở các đường lò vận chuyển

và lò chợ Trong các gương lò chuẩn bị và lò kiến thiết cơ bản việc cung cấp gióđược thực hiện bằng hệ thống quạt gió cục bộ, lấy gió từ đường lò vận chuyển đảmbảo sản xuất tốt

Hệ thống thoát nước ở Lộ thiên cùng với hệ thống bơm tại trại bơm mức 51 vàmức - 150 có một hệ thống bơm dự phòng đảm bảo thoát nước cho toàn bộ khu vực -

150 kể cả khi có mưa bão dài ngày cũng có thể sản xuất một cách bình thường

Cung cấp điện: bằng lưới điện chính có điện áp 35 KV thông qua trạm biến áptrung tâm công suất 1800 KVA – 35/6 KV, nguồn điện xuống các khu vực dùngbiến áp 400 KVA – 6/0,4 KV lấy điện từ trạm biến áp trung tâm, phục vụ các thiết

bị hoạt động an toàn Để chủ động hơn trong sản xuất, Công ty còn xây dựng mộttuyến đường dây độc lập dài 2 km để lấy điện từ máy phát Diezen khi có sự cố mấtđiện lưới đảm bảo cho sản xuất được liên tục Tình trạng máy móc thiết bị của Công

ty được thống kê ở bảng sau:

Bảng thống kê máy móc thiết bị dùng trong sản xuất.

Bảng 1-3 ST

Trang 14

III xuất, phục vụ 24

Trang 15

a Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty.

Công ty Cổ phần than Hà Lầm là một doanh nghiệp thành viên hạch toán độclập của Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam, tự chịu trách nhiệm vềquá trình khai thác và tiêu thụ sản phẩm Vì vậy, Công ty muốn hoạt động sản xuấtkinh doanh có hiệu quả thì trước hết Công ty phải có bộ máy quản lý tốt

Công ty thực hiện công tác quản lý theo mô hình “trực tuyến - chức năng”.Theo hình thức quản lý này, người lãnh đạo có trách nhiệm về mọi mặt công việc vàtoàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp Việc truyền mệnh lệnh theotuyến đã quy định Người lãnh đạo ở các bộ phận chức năng không ra mệnh lệnhtrực tiếp cho những người thừa hành ở các bộ phận sản xuất Hình thức quản lý này

có nhược điểm là người lãnh đạo doanh nghiệp phải giải quyết thường xuyên mốiquan hệ giữa bộ phận trực tuyến với bộ phận chức năng.Tuy nhiên, hình thức này

có ưu điểm phù hợp với công nghệ khai thác, đồng thời phát huy hết trình độchuyên môn của cán bộ nhân viên toàn Công ty Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lýsản xuất Công ty CP than Hà Lầm như sau:

- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, baogồm các cổ đông có quyền biểu quyết Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết địnhcác vấn đề lớn về tổ chức hoạt động, sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển…củaCông ty theo quy định của điều lệ Đại hội đồng cổ đông bầu ra hội đồng quản trị vàban kiểm soát là cơ quan thay mặt đại hội đồng cổ đông quản lý Công ty giữa hai kỳđại hội

- Hội đồng quản trị có nhiệm vụ chính là giám sát, chỉ đạo Giám đốc điềuhành và các cán bộ quản lý khác trong việc điều hành sản xuất kinh doanh của Công

ty, bao gồm 5 thành viên

- Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông

để thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty trong việc quản lý điềuhành Công ty, kiểm soát tình hình hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạtđộng kinh doanh của Công ty và thực hiện các công việc khác theo quy định củaluật doanh nghiệp và điều lệ Công ty Ban kiểm soát gồm 3 thành viên:

- Ban Giám đốc do hội đồng quản trị Công ty bổ nhiệm, Giám đốc là ngườiđại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh của Công ty

Trang 16

đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công và uỷ quyền thực hiện.

- Kế toán trưởng giúp Giám đốc quản lý, chỉ đạo và thực hiện công tác kế toánthống kế tài chính, có quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật

- Khối kỹ thuật gồm 9 phòng chức năng: Phòng Kỹ thuật mỏ; phòng Trắc địa,phòng Địa chất; phòng Cơ điện; Phòng Vận tải; phòng XDMT; phòng Thông giómỏ; phòng An toàn mỏ; Ban Quản lý dự án Khối Kỹ thuật có nhiệm vụ chính làquản lý về các lĩnh vực kỹ thuật theo từng chuyên ngành: Lập; kiểm tra; giám sátthực hiện các biện pháp kỹ thuật; thi công; nghiệm thu thực hiện

- Khối điều hành sản xuất gồm bốn phòng chức năng: Phòng Điều khiển sảnxuất; Phòng KCS; Phòng Bảo vệ quân sự; Phòng kho Khối Điều hành sản xuất cónhiệm vụ giúp việc cho lãnh đạo Công ty điều hành sản xuất hàng ngày, tổ chứcnghiệm thu số lượng, chất lượng than sản xuất và tiêu thụ, bảo vệ tài sản của Công

ty và cấp phát vật tư hàng hoá phục vụ sản xuất

- Khối hành chính gồm ba phòng chức năng: Phòng Thi đua văn thể, Phòng Y

tế, Văn phòng Khối hành chính có nhiệm vụ giúp cho lãnh đạo Công ty quản lý cáclĩnh vực về thi đua khen thưởng, văn hoá thể thao, công tác xã hội Theo dõi chămsóc sức khoẻ ban đầu cho Cán bộ công nhân viên

Các phòng ban kỹ thuật nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc Giámđốc, các phó Giám đốc quản lý và điều hành mọi hoạt động của Công ty

- Các Trưởng phòng trong Công ty được Giám đốc bổ nhiệm và có nhân viêntham mưu, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công việc mà mình đượcquản lý

- Các Quản đốc công trường, phân xưởng là người trực tiếp quản lý và chỉ đạo

để công trường, phân xưởng của mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

- Các phòng quản lý có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Công tyquản lý từng lĩnh vực chuyên môn, là phòng trực thuộc Công ty Các phòng quản lýbao gồm các phòng khối Kỹ thuật và khối Nghiệp vụ

Khối kỹ thuật gồm 7 phòng chức năng: Phòng Kỹ thuật mỏ; phòng Trắc địa Địa chất; phòng Cơ điện - Vận tải; phòng Đầu tư XDCB; phòng Thông gió mỏ;phòng An toàn mỏ; phòng Quản lý dự án Khối Kỹ thuật có nhiệm vụ chính là quản

-lý về các lĩnh vực kỹ thuật theo từng chuyên ngành: Lập; kiểm tra; giám sát thựchiện các biện pháp kỹ thuật; thi công; nghiệm thu thực hiện

Trang 18

- Khối điều hành sản xuất gồm 3 phòng chức năng: Phòng Điều khiển sảnxuất; Phòng KCS; Phòng Bảo vệ quân sự Khối Điều hành sản xuất có nhiệm vụgiúp việc cho lãnh đạo Công ty điều hành sản xuất hàng ngày, tổ chức nghiệm thu

số lượng, chất lượng than sản xuất và tiêu thụ, bảo vệ tài sản của Công ty và cấpphát vật tư hàng hoá phục vụ sản xuất

- Khối hành chính gồm 2 phòng chức năng: Phòng Y tế, Phòng Hành chính.Khối hành chính có nhiệm vụ giúp cho lãnh đạo Công ty quản lý các lĩnh vực về thiđua khen thưởng, văn hoá thể thao, công tác xã hội Theo dõi chăm sóc sức khoẻban đầu cho Cán bộ công nhân viên

Các phòng ban kỹ thuật nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc Giámđốc, các phó Giám đốc quản lý và điều hành mọi hoạt động của Công ty

- Các Trưởng phòng trong Công ty được Giám đốc bổ nhiệm, tham mưu vàchịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công việc mà mình được quản lý

- Các Quản đốc công trường, phân xưởng là người trực tiếp quản lý và chỉ đạo

để công trường, phân xưởng của mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

b Tổ chức quản lý trong các phân xưởng của Công ty.

Cơ cấu tổ chức quản lý phân xưởng được kết hợp với tổ chức sản xuất theo ca

và theo chức năng, trách nhiệm quản lý, chỉ đạo sản xuất phân định theo từng ca củatừng phó quản đốc trực ca, song lại có sự phối hợp tạo điều kiện giữa các ca thôngqua lệnh sản xuất của Quản Đốc

Tổ chức sản xuất ở các phân xưởng sản xuất chính là hình thức tổ đội sản suấttheo ca do đó giữa các tổ có sự phấn đấu cố gắng nâng cao năng suất lao động của

tổ mình dẫn đến sản lượng của toàn phân xưởng tăng lên

Nguyên tắc kết cấu các đơn vị phân xưởng sản xuất phục vụ sản xuất củaCông ty được chia thành hai khối chính và một phân xưởng lớn:

- Khối sản xuất chính có nhiệm vụ sản xuất than và chuẩn bị sản xuất

- Khối phục vụ, phụ trợ trực tiếp phục vụ sản xuất

- Phân xưởng sàng tuyển, chế biến chuyên làm nhiệm vụ sàng tuyển thannguyên khai của toàn mỏ và chế biến than tiêu thụ theo nhu cầu của thị trường.Nguyên tắc kết cấu trên tương đối hợp lý, đảm bảo tình hình tập trung hóa,chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất trong ngành và trong nội bộ Công ty

Trang 19

Hình 1- 4: Sơ đồ tổ chức quản lý sản xuất ở các phân xưởng của Công ty

Cổ phần than Hà Lầm – Vinacomin.

1.4.2 Chế độ làm việc của Công ty

Công ty Cổ phần than Hà Lầm thực hiện chế độ làm việc gián đoạn Ngàycông chế độ của Công ty áp dụng theo bộ luật lao động làm việc không quá 8tiếng/ngày, 6 ngày/tuần

- Khối trực tiếp sản xuất: Là các công trường, phân xưởng, tổ đội sản xuấtthực hiện chế độ làm việc gián đoạn (nghỉ ngày chủ nhật), làm việc theo ca hoặc làtheo kíp Ngày là việc 3 ca, mỗi ca 8 tiếng, lịch đảo ca nghịch, hai ca sản xuất, một

ca sửa chữa và chuẩn bị Theo kíp, ngày làm việc 4 kíp mỗi kíp 6 tiếng Đối vớicông nhân sản xuất chính thông thường nghỉ ngày chủ nhật, công nhân vận tải tốithiểu phải làm việc 20 công/tháng, thợ lò đá tối thiểu phải làm việc 17 công/tháng

- Khối phòng ban hành chính làm việc theo giờ hành chính, sáng làm việc từ7h đến 11h30', chiều làm việc từ 1h đến 4h30'

- Ngoài những ngày nghỉ theo quy định của nhà nước, cán bộ công nhân viêncủa công ty còn được nghỉ vào ngày thành lập ngành than

Quản đốc phân xưởng

PQĐ ca 1 PQĐ ca 2 PQĐ ca 3 PQĐ cơ điện Nhân viên KT

ca 2

Tổ, độisản xuất

ca 3

Trang 20

Hình 1- 5: Sơ đồ đảo ca của công nhân khai thác than ở lò chợ

Sơ đồ đảo ca của công nhân khai thác than ở lò chợ tuần làm việc 6 buổi,nghỉ ngày chủ nhật, áp dụng chế độ đảo ca nghịch

1.4.3 Tình hình sử dụng lao động trong Công ty.

a Chế độ làm việc của doanh nghiệp.

Viên chức và người lao động làm trong công ty, tùy theo từng ngành nghề và yêucầu sản xuất, có bộ phận chỉ làm việc 1 ca hoặc 2 ca, có bộ phận làm việc 3 ca/ngày và

4 kíp/ ngày Giờ làm việc trong ca là 8 giờ, giờ làm việc trong kíp là 6 giờ, số ngày làmviệc trong tuần là 6 ngày Riêng công nhân làm việc trong môi trường đặc biệt nặngnhọc, độc hại, nguy hiểm ( theo thông tư 16 do bộ LĐTBXH- Y tế ban hành) do đặcthù của tổ chức sản xuất của công ty, bố trí làm việc 5 ngày trong tuần và thực hiệnnghỉ luân phiên để sản xuất trong tuần vẫn là 6 ngày, thời gian làm việc của cán bộ,nhân viên phòng ban làm việc tại nhà điều hành sản xuất của công ty là 5 ngày/ tuần( nghỉ thứ bảy và chủ nhật), nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành các công việc được giao.Trong điều kiện tiêu thụ khó khăn hoặc thuận lợi thì công ty có thể giảm hoặc tăng sốngày làm việc để phù hợp cho từng thời gian nhất định

b Cơ cấu lao động.

Lao động là một yếu tố đầu vào của sản xuất, nó là yếu tố đặc biệt tạo ranguồn giá trị thặng dư cho công ty Khi các yếu tố lao động được sử dụng tốt thì giátrị mà nó sẽ nhân lên rất cao Năm 2014 Công ty CP than Hà Lầm có 4.233 cán bộcông nhân viên, đội ngũ lao động kỹ thuật, quản lý hầu hết đã qua đào tạo, có trình

độ cao và có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc và có thể hoàn thành côngviệc mà công ty giao cho

Trang 21

Bảng cơ cấu lao động của công ty

Bảng 1-4

STT Chỉ tiêu

Số lượng (người)

Kết cấu (%)

Số lượng (người)

Lao động trong công ty bao gồm: cán bộ quản lý, nhân viên hành chính, kinh

tế, nghiệp vụ, nhân viên phục vụ và công nhân Trong công nhân chiếm tỷ trọng caonhất trong công ty Cán bộ quản lý, nhân viên kinh tế, hành chính và nhân viên phụcchiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số lao động của công ty

Năm 2014 số công nhân giảm so với năm 2013, nguyên nhân là do đặc thù củangành là độc hại và nguy hiểm lên dẫn tới tình trạng công nhân bỏ việc nhiều, thứhai đó là thu nhập, tiền lương của công nhân phụ thuộc vào doanh thu khai thácthan, sản lượng than ngày một ít đi dẫn tới ảnh hưởng tới thu nhập của người laođộng Đây là một bài toán khó cho các nhà quản trị nhân lực, làm thế nào để có thểgiữ chân được người lao động và tạo động lực làm việc cho người lao động

1.4.4 Thu nhập của người lao động.

Thu nhập bình quân của lao động trong công ty năm 2014 là 9.689.000đồng/thángtăng 566.000 đồng/tháng so với năm 2013 và vượt mức mức kế hoạch đã đề ra là 4,66%( kế hoạch tiền lương bình quân năm 2014 là 9.258.000 đồng/tháng) Đây là một mức

Trang 22

lương có thể đảm bảo cho cuộc sống của người lao động trong điều kiện nền kinh tếthị trường đang gặp khó khăn Để thúc đẩy và nâng cao năng suất lao động công ty

đã có rất nhiều chính sách như tính lương lũy tiến, trả thưởng cho những công nhânxuất sắc trong quá trình lao động, thưởng những cá nhân có sáng kiến hay cho công

ty, thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua lập thành tích trong các đơn vị vàtừng cá nhân nhằm phát huy khả năng sáng tạo…chính những điều này có tác dụngkhông nhỏ trong việc góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty

1.5 Phương hướng phát triển của Công ty trong tương lai.

Thực hiện theo chiến lược phát triển ngành than đến năm 2015, định hướngđến năm 2025 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Hiệnnay, dự án “ Đầu tư khai thác hầm lò xuống sâu dưới mức -35 khu Lộ Trí đangđược Công ty than Hà Lầm –Vinacomin tập trung triển khai, mục tiêu là chinh phụcxuống mức -140 với tổng trữ lượng công nghiệp gần 6 triệu tấn, chiếm 27% trữlượng toàn khu vực

Triển khai đầu tư lắp đặt hệ thống tời trục ZTK -6 ở giếng chính mức +41nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phục vụ, hỗ trợ công nhân đi lại trong mỏ

và vận chuyển vật liệu xuống mức -35 và -140 khu trung tâm Lộ Trí

Xây dựng 3 hầm chứa nước tạm với lượng chứa 250 - 300m3, Công ty còn đầu

tư lắp đặt 3 trạm bơm tạm gồm 11 máy bơm các loại, công suất mỗi máy bơm từ

100 – 400 m3/giờ và 3 tuyến đường ống Inox cỡ F250 mm, bơm thoát nước mức-140 lên thẳng mặt bằng +25

Công ty đang từng bước hướng tới mục tiêu đạt công suất mỏ 2 triệu tấn/năm.Tăng sản lượng, khai thác an toàn là những gì mà cán bộ công nhân viên công tythan Hà Lầm –Vinacomin đang nỗ lực thực hiện để đạt được

Trang 23

Trữ lượng công nghiệp theo đánh giá lớn, duy trì tuổi thọ của mỏ đến khoảng

40 năm nữa vì vậy nguồn tài nguyên sản xuất luôn sẵn có

Công ty CP than Hà Lầm là nơi có hạ tầng cơ sở khá hoàn chỉnh phục vụ chongành khai thác mỏ, có vị trí thuận lợi gần đường quốc lộ 18A, ngoài ra còn cóđường mỏ để vận tải than từ khai trường tới nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng vàcác cảng, đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ than

Điều kiện khai trường mỏ gần khu vực dân cư, thuận tiện cho CBCNV củaCông ty trong quá trình làm việc

- Điều kiện dân cư trong vùng hầu hết thuần tuý là cán bộ công nhân viêntrong Công ty nên trật tự an ninh tốt

- Địa thế gần một số cảng biển, dễ tiếp xúc với các nguồn tiêu thụ

- Chất lượng than trong khoáng sản Công ty Cổ phần than Hà Lầm thuộc vàoloại tốt, hàm lượng than cục cao, than trong vỉa chủ yếu là Antraxit có nhiệt lượngcao, rất có giá trị trong công nghiệp

- Lực lượng lao động của Công ty đông đảo, có trình độ, sức khoẻ tốt lại nhiệthuyết gắn bó với nghề, đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu đòi hỏi của công việc Độingũ cán bộ quản lý của Công ty được đào tạo cơ bản, giàu kinh nghiệm và đội ngũcán bộ công nhân viên ngày càng được trẻ hoá, năng động, được nâng cao trình độứng với điều kiện hiện nay Bên cạnh đó còn thêm truyền thống lao động anh hùngcủa công nhân vùng mỏ trở thành yếu tố cơ bản quyết định sự phát triển ổn định lâudài của Công ty

- Công tác quản lý đã đi vào nề nếp, đã có các quy định, quy chế chặt chẽ đốivới từng lĩnh vực hoạt động Công tác quản lý đã phát huy được hiệu quả của nó,đưa Công ty ngày càng đi lên

- Công ty luôn chú trọng cải tiến và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuấtkhai thác nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thị trường cạnh tranh để đemlại lợi nhuận cao

 Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, Công ty cũng gặp phải một số khó khăn sau:

Trang 24

- Do cấu tạo địa chất phức tạp, lớp vỉa không ổn định dẫn đến than đạt chấtlượng thấp Do vậy, công ty cần phải nâng cao hơn chất lượng làm việc của khâusàng tuyển.

- Sự biến động của thị trường làm cho giá cả yếu tố đầu vào tăng nhanh, trongkhi đó giá than tiêu thụ tăng chậm làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp

- Diện tích sản xuất của Công ty ngày càng thu hẹp, khai thác ngày càngxuống sâu gây khó khăn cho quá trình thoát nước, thông gió, xúc bốc, vận tải, làmcho chi phí sản xuất cao và giá thành tăng lên

- Điều kiện của các đường lò và gương lò chợ phức tạp, ảnh hưởng đến năngsuất lao động

- Máy móc thiết bị sử dụng đã lâu cho nên tỷ lệ hao mòn cao, cộng với máymóc không đồng bộ, nhiều chủng loại nên việc tìm kiếm phụ tùng thay thế là khókhăn và nhiều khi là không có

Nhìn chung, ngoài những khó khăn do nguyên nhân khách quan gây nên, vềmặt chủ quan Công ty cũng đã có nhiều cố gắng trong công tác sản xuất và tiêu thụ,hoàn thành nhiệm vụ Tổng công ty giao, sản xuất có lãi và không ngừng nâng caođời sống cán bộ công nhân viên Những thuận lợi và khó khăn sẽ ảnh hưởng trựctiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm tới Quá trình phântích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần than Hà Lầm trong năm

2014 sẽ được đánh giá một cách đầy đủ, tương đối chính xác và tìm ra phươnghướng giải quyết

Trang 25

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ

LẦM – VINACOMIN NĂM 2014

Trang 26

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình nghiêncứu một cách toàn diện và có căn cứ khoa học về tình hình hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, bằng các phương pháp phân tích khác nhau trên cơ sở các

số liệu thống kê có liên quan đến điều kiện sản xuất kinh doanh nhằm đưa ra nhữngkết luận về thực trạng sản xuất kinh doanh Chỉ ra những tiềm năng còn có thể khaithác và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

2.1 Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần than

Hà Lầm

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần than Hà Lầm trong năm

2014 được đánh giá chung qua các chỉ tiêu được tập hợp trong bảng 2-1

Nhìn vào bảng số liệu, cho thấy trong năm 2014 Công ty đã gặp một số khókhăn song hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn đạt hiệu quả thể hiện quaphân tích cụ thể từng chỉ tiêu:

Về chỉ tiêu sản lượng: Sản lượng than nguyên khai sản xuất thực hiện năm

2014 đạt 1.736.915 tấn vượt so với kế hoạch 36.915 tấn tương đương với tăng2,17% và tăng 134.112 tấn tương đương tăng 8,37% so với cùng kì năm 2013 Sảnlượng than sạch năm 2014 đạt 1.626.175 tấn tăng so với kế hoạch 45.675 tấn tươngđương tăng 2,89% và tăng 204.670 tấn tương ứng 14,4% so với cùng kì năm 2013 Giá thành một đơn vị sản phẩm giảm 163.257( đồng/tấn) tương ứng giảm14,27% so với năm 2013 và giảm so với kế hoạch là 59.559 đồng/tấn tức giảm5,73% Giá thành giảm là do trong năm 2014 công ty đã thực hiện giải pháp tiếtgiảm chi phí tốt, huy động tối đa công suất thiết bị, quản lý chặt chẽ đầu vào, tránhthất thoát hư hỏng, một số vật tư được tái sử dụng ( chống lò, máng cào, băng tải ) Sản lượng than năm 2014 tăng, giá bán than năm 2014 tăng so với năm 2013dẫn đến tổng doanh thu năm 2014 tăng , tăng 11,51% so với kế hoạch và tăng cao

so với năm cùng kì 2013, tăng 17,45% Sản lượng than tiêu thụ năm 2014 đạt1.672.994 tấn tăng 4,89% và 11,45% so với kế hoạch 2014 và thực hiện 2013 Tổng số CNV bình quân giảm 37 người so với năm 2013, nguyên nhân do tái

cơ cấu của nhà nước Tổng số CNV bình quân giảm 73 người so với kế hoạch, sốlượng công nhân trực tiếp tham gia sản xuất tăng lên so với năm 2013 là 230 ngườitương ứng với tăng 7,31% và tăng so với kế hoạch đề ra 6 người tương ứng với0,18% Năng suất lao động tính theo hiện vật đối với công nhân sản xuất than nóiriêng và đối với công nhân viên trong Công ty nói chung đều tăng so với năm trước

và so với kế hoạch đề ra Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho lượng thannguyên khai sản xuất tăng trong năm 2014

Trang 27

Phân tích chỉ tiêu chủ yếu của Công ty Cổ phần than Hà Lầm năm 2014 Bảng: 2-1

2013

Kế hoạch

2.169.03

9 Năng suất lao động bình quân

11 Tiền lương bình quân toàn Cty Đ/ng-th 9 133000 9 258000 9 689000 556 000

0

1.040.02

2 980.463 -163.257

Trang 28

Tiền lương bình quân của mỗi công nhân tương đối ổn định năm sau cao hơnnăm trước và tăng so với kế hoạch Cụ thể năm 2013 tiền lương bình quân của côngnhân của mỗi công nhân viên là 9.133.000 đồng/người - tháng nhưng đến năm 2014tăng lên đạt 9.689.000 đồng/người - tháng tương ứng với tăng 4,66% so với kếhoạch đề ra 9.258.000 đồng/người - tháng Ngoài lương cơ bản công ty còn có chế

độ khen thưởng công nhân viên suất sắc, thưởng những ngày lễ tết, thưởng làmthêm giờ,…làm cho thu nhập bình quân của mỗi công nhân tăng lên Năm 2014Công ty đã đảm bảo nguồn thu nhập cho người lao động

Được sự chỉ đạo Tập đoàn cũng như lãnh đạo Công ty toàn thể CBCNV trongCông ty đã thực hiện tốt việc tiết giảm chi phí đến mức có thể nhằm hạ giá thànhsản phẩm, mặc dù điều kiện khai thác ngày càng phức tạp đòi hỏi phải đầu tư côngnghệ máy móc thiết bị hiện đại, nhưng máy móc thiết bị sử dụng trong Công ty hầuhết đã có thời gian sử dụng trong nhiều năm, làm tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn vàtốn kém chi phí sửa chữa, điều kiện sản xuất khó khăn, giá cả các yếu tố đầu vàonhư vật tư, nhiên liệu…đều tăng dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao, tuy nhiên trongthực tế công ty đã phát huy tối đa các giải pháp thực hiện tối đa các giải pháp thựchiện tiết kiệm để đảm bảo cho việc giảm giá thành trong sản xuất và tiêu thụ, nhưngviệc giảm giá thành là một vấn đề khó khăn đối với Công ty

Việc giá thành sản xuất ngày càng tăng cao, đồng thời giá bán than trên thịtrường nội địa lại chịu sự điều tiết của Nhà nước, đặc biệt là giá bán than được đặtthấp và chặt chẽ hơn từ khi Tổng Công ty than Việt Nam chuyển đổi sang mô hìnhTập đoàn Công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam, các Công ty thành viên chịutrách nhiệm trực tiếp về kết quả quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

Công tác chuẩn bị cho sản xuất trong năm nhìn chung Công ty đã làm rất tốt.Lượng đất đá bóc năm 2014 tăng 38.311m3 tương đương với tăng 0,96% so với năm

2013 và giảm 1.709.854 m3 tương đương với giảm 29,737% so với kế hoạch Sốmét đào lò tăng 283 m tương đương với tăng 1,73% so với năm 2013 và giảm 1m sovới 2013 tương đương với giảm 0,06 m so với kế hoạch Đây là thành công rất lớncủa Công ty trong năm 2014 đã làm rất tốt việc chuẩn bị diện khai thác cho các nămtiếp theo khi điều kiện tiêu thụ được cải thiện thì Công ty sẵn sàng khai thác đượcsản lượng cao đáp ứng yêu cầu của các hộ tiêu thụ Hệ số bóc đất đá năm nay đãgiảm 2 m3/tấn tương đương giảm 21,422% so với năm 2013, Công ty đã đạt đượckết quả tốt Bên cạnh đó hệ số đào lò còn cao, Công ty đã phải cố gắng rất nhiềumới đạt được kết quả sản xuất như vậy

Thuế TNDN hiện hành tăng 8,628 % so với cùng kì 2013 Điều này cũng dễhiểu bởi năm 2014 công ty đã chưa thực hiện nộp ngân sách nhà nước đầy đủ, năm

2014 công ty có thể nợ một khoản thuế vừa đủ phù hợp để thực hiện các mục đích,chiến lược

Trang 29

Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2014 đạt 68.934 triệu đồng tăng so vớinăm 2013 là 141,15% và tăng 17,44% so với kế hoạch năm 2014 Cho thấy trongnăm Công ty đã nỗ lực phấn đấu vượt mọi khó khăn và tổ chức sản xuất kinh doanhhợp lý dẫn đến sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả Nguyên nhân là do trong năm

2014 Công ty đã áp dụng hạn mức chi phí vật tư đến từng công trường, phân xưởng

và đến tận người lao động

Qua hệ thống chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu năm 2014, cho thấy Công ty Cổphần than Hà Lầm đã hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh Song để đẩymạnh quy mô sản xuất, phát triển bền vững hơn thì Công ty cần quan tâm đến vấn

đề tăng năng suất lao động, và chất lượng sản phẩm hơn nữa Trên đây mới chỉ làmột số đánh giá tổng quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Để đánhgiá chính xác và cụ thể hơn, năm rõ và hiểu hơn về tình hình sản xuất kinh doanhcủa công ty ta đi phân tích cụ thể các nội dung sau:

2 2 Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

2 2 1 Phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu giá trị sản lượng

Tình hình thực hiện các chỉ tiêu giá trị sản lượng

Bảng 2-2

STT Các chỉ

Năm 2013

Trang 30

Từ kết quả được tập hợp từ bảng 2-2 có thể nhận thấy tất cả các chỉ tiêu giá trịsản lượng thực hiện năm 2014 đều hoàn thành mức đề ra so với kế hoạch Doanhthu than chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu trên 82,56% cả năm 2014 cho thấydoanh nghiệp vẫn tập trung vào sản xuất và kinh doanh than là chủ yếu Công ty tậptrung vào lĩnh vực kinh doanh chính và đã đầu tư máy móc thiết bị nâng cao chấtlượng than, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, không

có sản phẩm bị trả lại nên không có các khoản giảm trừ doanh thu, điều đó thể hiện

là tổng doanh thu bằng doanh thu thuần

Mặc dù trong điều kiện khó khăn chung của toàn Vinacomin nhưng tiền lươngcủa Công ty tăng cao hơn so với năm 2013 Cụ thể tiền lương năm 2014 tăng 5,22%

so với năm 2013 và tăng 0,6% so với kế hoạch

Ngoài ra còn do các loại chi phí đầu vào, thuế, các khoản trích theo lươngtăng cùng với các nguyên nhân khác dẫn đến doanh thu than năm 2014 tăng227.706 triệu đồng so với năm 2013

Giá trị gia tăng là chỉ tiêu phản ánh giá trị Doanh nghiệp sản xuất thực sự tăngthêm trong kỳ Trong năm 2014, do các yếu tố tiền lương tăng vì vậy giá trị gia tăngnăm 2014 chỉ đạt 100,60% so với kế hoạch

Các khoản thuế nộp ngân sách nhà nước và bảo hiểm không ngừng tăng trongnăm 2014 cho thấy nguồn đóng góp vào ngân sách nhà nước của Công ty tăng lên Qua số liệu được tổng kết trong bảng cho thấy hầu hết các chỉ tiêu giá trị trongnăm 2014 đều tăng so với năm 2013 Như vậy, đứng trước những điều kiện khókhăn mà Công ty đang gặp phải về điều kiện khai thác, tình hình biến động kinh tếtrong nước và thế giới Công ty vẫn không ngừng cố gắng, nỗ lực vượt qua khó khăn

để khẳng định mình

2.2.2 Phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất bằng hiện vật theo mặt hàng, nguồn sản lượng, theo đơn vị sản xuất và phương pháp công nghệ.

a Phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất bằng hiện vật theo mặt hàng

Phân tích sản lượng sản xuất theo mặt hàng cho thấy được tỷ trọng các mặthàng trong tổng sản lượng hàng hoá, từ đó đưa ra cơ cấu tối ưu Cơ cấu mặt hàngthan sản xuất năm 2014 của Công ty Cổ phần than Hà Lầm-Vinacomin được thểhiện ở trong bảng 2-3:

Bảng phân tích cho thấy trong năm 2014 sản lượng than các loại của Công tyđều tăng so với năm 2013 đó là do sản lượng than năm 2014 tăng so với sản lượngnăm 2013, trong năm 2014 than cục 6c tăng mạnh làm cho sản lượng than cục tăng29.760 tấn tương ứng tăng 1523,5% nhưng than cục 7b lại giảm mạnh, vì vậy tổngthan cục của năm 2014 cũng chỉ tăng 947 tấn tương ứng với mức tăng 1,32% Trongkhi đó sản lượng than cám cũng tăng so với năm 2013 là 203.723 tấn tương ứngmức tăng 15,09%, cụ thể tăng nhiều nhất là than cám 4a, cám 6a và 6b lần lượt là

Trang 31

20.049 tấn (149,2%), 20.636 tấn (152,83%), 25.505 tấn (213,94%) so với năm

2013 Nguyên nhân chủ yếu của việc này là do năm 2014 Công ty đã tăng sản lượng

kế hoạch, công tác tiêu thụ sản phẩm dần đi vào ổn định, việc tuyển nâng cao chấtlượng than cám vẫn được Công ty duy trì Đồng thời tiếp tục cải tiến công nghệkhai thác ngày càng phù hợp kết hợp với điều kiện thực tế ngày càng khó khăn hơn.Công ty đã đầu tư 11 tỷ đồng cho công nghệ sàng tuyển huyền phù có nhiều ưuđiểm hơn so với công nghệ tuyển than bằng máy rửa kết hợp với sàng rửa thủ côngtrước đây Công nghệ sàng tuyển huyền phù làm giảm bớt lượng than ron xô cótrong than cục và giảm bớt than cục bị vỡ vụn, đây cũng là một yêu cầu quan trọngtrong nền kinh tế thị trường

lượng(tấn)

Kết cấu(%)

Sảnlượng(tấn)

Kếtcấu

Trang 33

b Phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất bằng hiện vật theo nguồn sản lượng

Khối lượng sản phẩm sản xuất theo nguồn sản lượng

Bảng 2-4 ĐVT:1000T

%

TH

Cơ cấu,

%

Than

hầm lò 1.200 74,91 1.200 70,59 1.236 71,20 36 103,00 36 103,00Than

lộ

thiên

Tổng 1.602 100,00 1.700 100,00 1.736 100,00 134 108,36 36 102,12Qua bảng 2-4 ta thấy nguồn than chủ yếu của Công ty Cổ phần than Hà Lầm –Vinacomin năm 2014 là từ khai thác than hầm lò Sản lượng than khai thác hầm lònăm 2014 chiếm 71,20% tổng lượng than khai thác được Than hầm lò chiếm tỷtrọng lớn, điều này là hợp với xu thế quy hoạch phát triển của ngành than chuyểndần sang khai thác hầm lò Do đó, Công ty cần có kế hoạch chuẩn bị khai thác vàkhai hợp lý

Nhìn vào kết cấu nguồn sản lượng thì trong 2 năm qua tỷ trọng nguồn sảnlượng khai thác hầm lò và tỷ trọng nguồn sản lượng khai thác lộ thiên có sự thayđổi, nhưng thay đổi không đáng kể

Trang 34

c Phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất bằng hiện vật theo đơn vị sản xuất

Phân tích tình hình sản xuất của các đơn vị

Bảng 2-5 ĐVT: Tấn

STT Đơn vị

sản xuất

2014/2013Sản lượng Kết

cấu

Sảnlượng

100,0

0 134.112 108,37

Trang 35

Công ty CP than Hà Lầm - Vinacomin có 08 đơn vị lò chợ, 6 đơn vị đào lò và

01 đơn vị khai thác lộ thiên

Dựa vào kết quả thực hiện năm 2014 và kế hoạch sản lượng năm 2014 do Tậpđoàn giao, Công ty đã lập kế hoạch sản xuất cho các công trường

Công trường KTCB1, KTCB2, KTCB3, KTCB4, KTCB5, KTCB6 nhiệm vụchính là đào lò XDCB và CBSX tuy vậy sản lượng than thu được trong năm 2014tương đối cao, như công trường KTCB5, KTCB6

Hầu hết các phân xưởng khai thác than hầm lò có sản lượng than sản xuất năm

2014 tăng so với năm 2013 chỉ có công trường KT1, KT2, KT3 và KT8 là giảm sovới năm 2013 do điều kiện khai thác, điều chuyển lao động giữa các công trườngcủa Công ty Còn các công trường khác do áp dụng phương pháp công nghệ mới xét

về kết cấu sản lượng than nguyên khai sản xuất giữa các phân xưởng, đáng chú ýnhất là đối với công trường KT6, KT10 sản lượng than nguyên khai sản xuất chiếmmột tỷ trọng lớn nhất trong tổng số than sản xuất hầm lò Do các công trường nàyđược bổ sung nhiều lực lượng lao động trẻ có tay nghề cao, diện sản xuất ổn định,điều kiện địa chất thuận lợi cho việc áp dụng những công nghệ khai thác tiên tiếntiêu biểu nhất của Công ty đó là giá thủy lực XDY, giá khung GK và giá thủy lựcliên kết xích

2.2.3 Phân tích chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm đóng vai trò quyết định đến lượng sản phẩm tiêu thụ,giá bán, doanh thu và kết quả kinh doanh của mỗi Doanh nghiệp Nhận thức đượcvai trò của chất lượng sản phẩm, Công ty Cổ phần than Hà Lầm-Vinacomin đãkhông ngừng chú trọng đến công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm với mục đíchđảm bảo có nhiều loại than có chất lượng cao phục vụ một cách tốt nhất nhu cầucủa thị trường Công ty thành lập một phòng KCS chuyên làm nhiệm vụ kiểm trachất lượng sản phẩm: Độ tro (AK), độ ẩm (W), nhiệt lượng (Q), hàm lượng lưuhuỳnh đối với từng loại than Phòng tiêu thụ phối hợp chặt chẽ với phòng KCS vàcác phòng ban chức năng để đảm bảo than tiêu thụ đảm bảo tốt theo yêu cầu củakhách hàng, giữ được uy tín chất lượng sản phẩm của Công ty

Than của Công ty được đánh giá là một trong những loại than tốt, đáp ứngđúng các yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước Như vậy, các năm tiếp theoCông ty vẫn cần chú trọng đến việc quản lý tốt hơn công tác chất lượng, góp phầnnâng cao hiệu quả kinh tế

Trang 36

Bảng chất lượng sản phẩm than Công ty Cổ phần than Hà Lầm

Q K Min

Trang 37

2.2.4 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, làđiều kiện để doanh nghiệp thu hồi lại các chi phí sản xuất và có lợi nhuận, từ đó làmnghĩa vụ với xã hội, tái sản xuất cũng như đảm bảo thu nhập cho người lao động

Mục tiêu của việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm là để tìm ra nhữngnguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tiêu thụ, các thếmạnh của Công ty trên thị trường cũng như nhược điểm còn tồn tại và đề ra nhữngbiện pháp cụ thể để đẩy mạnh quá trình tiêu thụ

Để phân tích tình hình tiêu thụ của Công ty, tác giả đi sâu phân tích nhữngnội dung sau:

2.2.4.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thời gian

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thời gian

Bảng 2-7 Thán

là do năm 2014 là năm kinh tế đã dần đi vào ổn định, thị trường tiêu thụ than trong

Trang 38

và ngoài nước đã dần được khắc phục, nhu cầu tiêu thụ than dần được cải thiện dẫnđến hàng tồn kho cũng được giảm so với năm 2013 Đây là một trong những bướckhởi sắc của ngành than nói chung và của Công ty nói riêng

2.2.4.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng

a Phân tích tình hình tiêu thụ theo khách hàng về mặt hiện vật:

Phân tích tình hình tiêu thụ theo khách hàng về mặt hiện vật là nghiên cứu sựphân bố sản lượng tiêu thụ theo loại khách hàng, từ đó làm cơ sở cho việc địnhhướng tới khách hàng của Công ty Số liệu phân tích được thống kê trong bảng 2-8

Phân tích tình hình tiêu thụ theo khách hàng về mặt sản lượng

77,81

Nhìn chung, khách hàng tiêu thụ sản phẩm của Công ty là Công ty tuyển

than Hòn Gai trong năm 2014 chiếm 66% sản lượng than tiêu thụ toàn Công ty.Ngoài ra, sản phẩm của Công ty còn giao cho Kho Vận để bán cho khách hàngtrong nước như: Công ty Cổ phần nhiệt điện Cẩm Phả, Công ty vật tư vận tải Ximăng, Công ty Cổ phần than Sông Hồng… Đây cũng là hộ tiêu thụ lớn của công ty

Trong năm 2014, sản lượng than giao cho các hộ khách hàng đều tăng so vớinăm 2013 và tăng so với kế hoạch đề ra Nguyên nhân của sự việc này là do nhu cầuthan của thị trường năm 2014 đã được khôi phục, Tập đoàn VINACOMIN đã có sựchỉ đạo điều hành tăng sản lượng dẫn đến việc tiêu thụ đạt so với kế hoạch đề ra

Trang 39

Qua đây cho thấy công ty vẫn cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữathông qua việc đổi mới công nghệ, tiết giảm chi phí và hợp lý hóa sản xuất để đápứng được sự đòi hỏi khắt khe của thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu để cóthể đẩy mạnh được xuất khẩu các mặt hàng than chất lượng cao và giá thành rẻ Như vậy, trong năm qua công tác tiêu thụ của Công ty đã có nhiều cố gắngtrong công tác tiêu thụ than cho các hộ khách hàng Trong năm tới, Công ty phải cóđịnh hướng đúng đắn hơn về việc nâng cao công tác tiêu thụ như: mở các cuộc hộinghị khách hàng, có chính sách ưu tiêu với khách hàng, chú ý tới thời gian phục vụ,

số lượng, chất lượng, thái độ và dịch vụ sau khi bán hàng Qua đó nhằm giữ mốilàm ăn tốt với khách hàng truyền thống, thu hút các khách hàng mới để mở rộng thịphần của Công ty Điều này là vô cùng quan trọng vì theo dự báo năm 2014 chưaphải là đáy của suy thoái kinh tế và của nghành than, để giữ được việc làm và thunhập của người lao động thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn Công tycùng đồng lòng phấn đấu vì truyền thống người thợ mỏ Hà Lầm anh hùng

b Phân tích tình hình tiêu thụ theo khách hàng về mặt giá trị:

Tương tự như việc phân tích tình hình tiêu thụ theo khách hàng về mặt hiệnvật, việc phân tích tình hình tiêu thụ theo khách hàng về mặt giá trị được thể hiện tạibảng 2-9:

Trong năm 2014 tình hình tiêu thụ theo khách hàng của Công ty về mặt hiệnvật đạt so với kế hoạch đề ra dẫn đến tiêu thụ về mặt giá trị cũng tăng theo, cụ thể

về sản lượng giao cho công ty tuyển than Hòn Gai tăng 311.336 tấn tăng 39,3% sovới năm 2013 và tương ứng giá trị tăng 28,4% nhưng sản lượng tiêu thụ cho Công

ty Kho Vận lại giảm 100.064 tấn tương ứng với mức giảm 15%, mức giảm này thấphơn so với mức tăng của Công ty tuyển than Hòn Gai (39,3%) nên tổng sản lượngvẫn cao hơn so với năm 2013, còn so với kế hoạch thì đều tăng Như vậy có thể kếtluận được rằng giá trị tiêu thụ than thực hiện năm 2014 tăng so với năm 2013 là dosản lượng tăng so với năm 2013 Giá trị tiêu thụ than năm 2014 tăng so với kếhoạch là do sản lượng tăng nhiều so với kế hoạch

Trang 40

Phân tích tiêu thụ theo khách hàng về mặt giá trị

Bảng 2-9

T

T Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2013

Để phân tích tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất và tiêu thụ, kỳ phân tích

sẽ được phân thành các kỳ nhỏ theo từng tháng và xét mức độ thực hiện nhiệm vụsản xuất của tháng đó Các số liệu phân tích được tập hợp trong bảng 2-10

Ngày đăng: 29/11/2016, 22:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w