1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị

121 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Trong tiếng Việt tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật là loại tính từ đặc biệt, biểu thị những thuộc tính của sự vật, hiện tượng được con người tri nhận và phân chia, vừa mang đặc đi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS BÙI MINH TOÁN

SƠN LA, NĂM 2015

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công trình nào

Tác giả Luận văn

Trần Thị Phước Thủy

Trang 3

Lời cảm ơn

Trong tiếng Việt, tính từ chỉ lượng là một nhóm từ có số lượng lớn và hoạt động hết sức phức tạp Hiện đã có một số công trình nghiên cứu tiếng Việt đề cập đến, tuy nhiên sự nghiên cứu về tính từ chỉ lượng còn sơ lược, nhiều điểm chưa thống nhất và còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết một cách triệt để Được sự động viên khuyến khích của các thầy cô giáo, thời gian

vừa qua chúng tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật: đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị” Về đề tài này

chúng tôi muốn khám phá cái hay, cái đẹp của tính từ chỉ lượng với tư cách là một tín hiệu thẩm mỹ Để thực hiện đề tài này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của

bản thân, tôi được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của GS.TS Bùi Minh Toán

cùng sự góp ý chân thành, nhiệt tình của các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Ngôn ngữ Việt Nam khóa 2 - Đại học Tây Bắc và sự động viên khích lệ của gia đình cũng như bạn bè đồng nhiệp

Nhân dịp này chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này

Lai Châu, ngày tháng năm 2015

Tác giả

Trần Thị Phước Thủy

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 9

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9

5 Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu 10

6 Đóng góp của luận văn 11

7 Cấu trúc của luận văn 11

NỘI DUNG 12

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 12

1.1 Cơ sở triết học, vật lý 12

1.1.1 Khái niệm Lượng 12

1.1.2 Cơ sở triết học, vật lý về lượng 13

1.2 Cơ sở ngôn ngữ học 14

1.2.1 Nghĩa của từ và Trường từ vựng ngữ nghĩa 14

1.2.2 Cấu tạo của từ tiếng Việt 28

1.2.3 Hệ thống từ loại tiếng Việt 30

1.2.4 Kết trị, sự thay đổi kết trị 36

Tiểu kết chương 1 41

Chương 2: TÍNH TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM VỀ LƯỢNG XÉT THEO CẤU TẠO, THEO NGHĨA GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM KẾT HỢP 42

2.1 Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm tính từ chỉ lượng của sự vật 42

2.1.1 Những tính từ cơ bản chỉ đặc điểm về lượng của sự vật 43

2.1.2 Các tính từ được sản sinh theo hai phương thức láy và ghép ( thường kèm theo sự thay đổi nghĩa và kết trị ) so với từ đơn 59

2.1.3 Phạm vi biểu vật của tính từ chỉ lượng 60

2.1.4 Phạm vi biểu thái của tính từ chỉ lượng 61

Trang 5

2.2 Đặc điểm kết trị của nhóm tính từ chỉ lượng 65

2.2.1 Mô hình kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng 65

2.2.2 Các kết tố của tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật 67

Tiểu kết chương 2 76

Chương 3: SỰ CHUYỂN NGHĨA, CHUYỂN TRƯỜNG VÀ THAY ĐỔI KẾT TRỊ CỦA TÍNH TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM VỀ LƯỢNG 77

3.1 Sự chuyển nghĩa của nhóm tính từ chỉ lượng 77

3.1.1 Chuyển sang thể hiện cảm xúc, tình cảm, ý chí con người 78

3.1.2 Chuyển sang thể hiện số phận, tính cách của con người 82

3.1.3 Chuyển sang thể hiện các tầng lớp người trong xã hội 85

3.1.4 Chuyển sang thể hiện cuộc sống trong cảm nhận con người 88

3.2 Sự thay đổi kết trị của tính từ chỉ lượng 94

3.2.1 Sự thay đổi của kết tố chỉ chủ thể 94

3.2.2 Kết tố chỉ mức độ, lượng và kết tố chỉ sự so sánh 96

Tiểu kết chương 3 98

KẾT LUẬN 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Vào những năm 20-30 của thế kỷ XX với sự xuất hiện của khái

niệm Trường từ vựng, Ngôn ngữ đã mở ra hướng nghiên cứu mới Trường từ

vựng đã giúp các nhà nghiên cứu ngôn ngữ khám phá ra nhiều vấn đề trong ngữ nghĩa học như: tính hệ thống về ngữ nghĩa, hiện tượng nhiều nghĩa, hiện tượng trái nghĩa, đồng nghĩa… Bởi vậy việc khám phá, nghiên cứu từ vựng theo các trường đến nay được mọi người lựa chọn và đánh giá là hướng nghiên cứu khả dụng Vào năm 40 của thế kỷ XX trong Ngôn ngữ học, thuật ngữ kết trị được sử dụng rộng rãi, để chỉ khả năng kết hợp của các lớp từ hoặc các từ loại trong ngôn ngữ nói chung Theo các nhà nghiên cứu trong mối quan hệ mật thiết giữa ý nghĩa và thuộc tính kết trị của từ thì ý nghĩa có vai trò quyết định đến khả năng kết hợp từ, bởi vậy khi miêu tả hay định nghĩa các từ loại, tiểu loại, đặc điểm ý nghĩa thường được nêu gắn với đặc điểm ngữ pháp, đó là khả năng khả năng kết hợp và chức năng cú pháp

1.2 Trong tiếng Việt tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật là loại tính từ đặc biệt, biểu thị những thuộc tính của sự vật, hiện tượng được con người tri nhận và phân chia, vừa mang đặc điểm chung vừa thể hiện đặc điểm riêng về cách tri nhận, về văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc Đi sâu nghiên cứu nhóm tính từ này sẽ làm sáng tỏ cách thức, cơ chế mà người Việt tri nhận và ý niệm hoá các thực thể không gian, cách định vị, xác định kích thước, kiểu loại, sự phân cắt sự vật thế giới khách quan Hướng nghiên cứu của đề tài phù hợp với những yêu cầu, hướng tiếp cận của ngôn ngữ học ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung vào địa hạt lí luận cũng như ứng dụng của ngôn ngữ học

1.3 Cuộc sống là một bức tranh được con người nhận thức, tái tạo lại thông qua ngôn ngữ và bằng ngôn ngữ Tư duy, văn hóa của các dân tộc nói

Trang 7

những thứ tiếng khác nhau được ánh xạ vào ngôn ngữ Trong mỗi ngôn ngữ đều tồn tại một sự quy ước hóa giữa những người bản ngữ để diễn đạt tư tưởng, tình cảm theo một cách thức nhất định Nói theo ngôn ngữ học tri nhận, trong các cấu trúc và quá trình tri nhận, bên cạnh cái phổ quát, cái đồng nhất còn có cái tương đối, cái đặc thù phản ánh một cách thức phân cắt riêng của cộng đồng bản ngữ về các sự vật và sự tình của thế giới hiện thực, phản ánh những giới hạn và ràng buộc của văn hóa đối với cách thức tri nhận Qua khảo sát và đối chiếu, luận văn sẽ tìm ra những sự tương đồng và khác biệt này trong cách thức cấu trúc hóa các quan hệ và thuộc tính không gian nói chung và kích thước nói riêng

Ngày nay, yêu cầu dạy học mang tính chuyên sâu, đòi hỏi phải có những nghiên cứu toàn diện và cặn kẽ các trường từ vựng, trong đó có tiểu trường từ vựng chỉ đặc điểm về lượng của sự vật Các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào việc dạy học tiếng Việt có hiệu quả hơn

Ở nhiều nước trên thế giới đã có sự đào sâu, nghiên cứu sự chi phối của nhân tố nghĩa đối với thuộc tính kết hợp nói riêng và hoạt động ngữ pháp nói chung của từ nhưng ở Việt Nam là một hướng mới và còn rất ít công trình

nghiên cứu Đây là lí do chúng tôi chọn “Nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật: đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị” làm đề tài nghiên cứu Với

đề tài này, tôi mong muốn góp phần làm rõ mối quan hệ giữa ý nghĩa và thuộc tính kết hợp của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong Tiếng Việt - một nhóm từ có số lượng tương đối lớn, có vị trí quan trọng trong kho

từ vựng dân tộc và được sử dụng rộng rãi trong Tiếng Việt

2 Lịch sử nghiên cứu

2.1 Lịch sử nghiên cứu trường từ vựng

Vào những năm 20-30 của thế kỷ XX từ lý thuyết ngôn ngữ của F Saussure, Jos Trier đã nghiên cứu và đưa ra khái niệm Trường Tiếp theo đó

Trang 8

nhiều tác giả đã đưa ra các quan niệm về Trường Từ đây lý thuyết trường từ vựng dần được hình thành và được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ nhanh chóng tiếp nhận, quan tâm

Ở Việt Nam: Từ và vốn tiếng Việt hiện đại (1976) - Nguyễn Văn Tu;

Từ vựng Tiếng Việt (1981), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng (1986) - Đỗ Hữu

Châu được coi là những công trình nghiên cứu đầu tiên có vai trò nền tảng về Trường từ vựng Các tác giả đã đưa ra những khái niệm có chức năng định hướng cho việc nghiên cứu ngôn ngữ theo các Trường từ vựng: Khái niệm, các tiêu chí, phân loại các trường từ vựng

Ngoài những công trình nghiên cứu trình bày lý thuyết về những vấn đề

cơ bản của Trường từ vựng của Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, còn có những luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đã khám phá áp dụng lý thuyết Trường từ vựng để nghiên cứu các trường nghĩa cụ thể

Có công trình khai thác nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật trong các tác

phẩm thơ, văn của một số tác giả như: “ Trường từ vựng chỉ người trong thơ

Chế Lan Viên” (Nguyễn Chí Trung, LVThS, 2004); “Đặc điểm ngôn ngữ của

nữ giới qua hành vi hỏi (Trên cứ liệu lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao trước 1945) ( Nguyễn Lê Lơng, LVThS, 2006); “ Khảo sát việc sử dụng từ địa phương trong thơ Tố Hữu” ( Phạm Thị Thùy Dương, LVThS,

2008); “ Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động hỏi của nhân vật nữ trong

truyện ngắn sau 1975 trên cứ liệu lời thoại nhân vật trong truyện ngắn sau

1975 ” ( Văn Thị Nga, LVThS, 2009);“ Trường từ vựng ngữ nghĩa thực vật với hai mùa xuân hạ trong thơ nôm Đường luật thế kỷ XV-XVII” ( Hà Thị Mai

Thanh, LVThS, 2010); “Trường từ vựng ngữ nghĩa thực vật với hai mùa Thu

- Đông trong thơ nôm Đường luật thế kỷ XV-XVII” ( Nguyễn Thị Tuyết,

LVThS, 2010)…

Lại có những công trình khai thác nghiên cứu ngôn ngữ sinh hoạt hàng

Trang 9

ngày của người Việt Nam chúng ta: “Hiện tượng nhiều nghĩa trong trường từ

vựng chỉ người” ( Phạm Thị Hòa, LATS, 2000); “ Trường từ vựng ngữ nghĩa các từ biểu thị thời gian của tiếng Việt trong sự so sánh với tiếng Đức” (Lê

Thị Thanh, LATS, 2001); “ Trường nghĩa mùi vị và các hình thức biểu hiện

trong Tiếng Việt” (Hoàng Ái Vân, LVThS, 2008); “ Đặc điểm tri nhận của người Việt qua trường từ vựng thức ăn” (Đinh Phương Thảo, LVThS, 2010);

“ Đặc điểm tri nhận của người Việt qua trường ngữ nghĩa côn trùng” (Dương

Thị Mỹ Dung, LVThS, 2010); “Đặc điểm ngữ nghĩa của những từ ngữ biểu

thị phong tục cưới xin của người Việt (So sánh với người Anh)” (Vũ Linh

Chi, LVThS, 2010); “ Nghĩa biểu trưng của nhóm danh từ chỉ động vật trong

biểu thức khen chê” (Bạch Thanh Thanh, LVThS, 2012)…

Qua một số công trình kể trên, chúng ta thấy nghiên cứu về Trường từ vựng giúp khám phá được đặc điểm về văn hóa, tư duy của các dân tộc, đặc trưng phong cách của tác giả, giai đoạn văn học… Có thể nói Trường từ vựng

là mảnh đất khơi gợi được sự hấp dẫn, đam mê nghiên cứu, khám phá

2.2 Lịch sử nghiên cứu nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng

Trong lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam ta có nhiều từ ngữ để chỉ đặc điểm về lượng của sự vật, hiện tượng rất phong phú, giàu có, nhưng theo tìm hiểu của tôi thì kho tàng quý báu đó của dân tộc vẫn chưa được khai thác, nghiên cứu thấu đáo Đã có một số công

trình nghiên cứu về trường từ ngữ chỉ đặc điểm về lượng như: “Đặc trưng

ngữ pháp và ngữ nghĩa của phụ từ chỉ lượng trong Tiếng Việt” (Võ Thị

Thắm, LVThS), “ Đặc trưng ngữ nghĩa nhóm tính từ chỉ kích thước” ( Trên

ngữ liệu tiếng Nga và Tiếng Việt) … song mới chỉ dừng lại ở việc đề cập đến

một số đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của chúng, chỉ ra được một số đặc trưng trong cách tri nhận về phạm trù chỉ lượng của người Việt Nam; tầm quan trọng của khái niệm không gian trong hệ thống ngôn ngữ cũng như các

Trang 10

đặc điểm ngữ nghĩa các tính từ chỉ kích thước trong tiếng Nga và tiếng Việt,

và góp phần phát hiện những nét đặc trưng tư duy và văn hóa của người Nga

và người Việt được phản ánh qua nhóm từ này Đối tượng nghiên cứu của các công trình là cả hệ thống từ ngữ chỉ lượng trong Tiếng Việt, còn luận văn của chúng tôi chỉ tập trung vào nhóm Tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật Trong các công trình trên, chưa có công trình nào đặt ra mục đích nghiên cứu

là tìm hiểu mối quan hệ giữa ý nghĩa và đặc điểm kết trị của nhóm từ ngữ chỉ lượng Vì vậy, đây là khoảng trống mà chúng tôi muốn khám phá, tìm hiểu

2.3 Lịch sử nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết kết trị trong ngôn ngữ học

2.3.1 Trên thế giới

Vào cuối những năm 40 của thế kỷ XX, thuật ngữ kết trị được dùng nhiều trong ngôn ngữ học với mục đích chỉ khả năng kết hợp của các lớp từ hoặc các từ loại trong ngôn ngữ nói chung

Thuật ngữ kết trị - tiếng Pháp: Valence- ban đầu được hiểu là thuộc tính kết hợp của động từ Một trong những người sáng lập lý thuyết kết trị, nhà ngôn ngữ học người Pháp L Tesnière quan niệm: “ Động từ có vai trò mà ngữ pháp truyền thống gọi là vị ngữ thực chất là thành tố hạt nhân, là cái nút chính của câu Với vai trò hạt nhân, động từ quy định số lượng và đặc tính của các thành tố có quan hệ với nó Các thành tố này, xét theo mức độ gắn bó với động từ được chia thành thành tố bắt buộc - tương ứng với chủ ngữ và bổ ngữ truyền thống và thành tố tự do tương ứng với trạng ngữ truyền thống” L Tesnière gọi thành tố bắt buộc là tham tố, thành tố tự do là chu tố

S.D Kasnelson - nhà ngôn ngữ học của Liên Xô cũng có quan niệm về kết trị giống L Tesnière Theo S.D Kasnelson “ kết trị là thuộc tính của lớp

từ nhất định kết hợp vào mình những từ khác” S.D Kasnelson phân biệt kết trị với khả năng tham gia vào những mối quan hệ ngữ pháp nói chung của từ

Về nguyên tắc từ nào cũng có khả năng kết hợp với từ khác, song không có

Trang 11

nghĩa mọi từ đều là kết trị Từ có kết trị là những từ có khả năng tạo ra các khoảng trống yêu cầu được bổ sung trong các phát ngôn Để xác định được số lượng kết trị của từ phải căn cứ vào số lượng các vị trí mở ( khoảng trống) bao quanh từ Theo S.D Kasnelson: Chủ thể, đối thể trực tiếp, đối thể gián tiếp của hành động và những yếu tố “ bổ sung” hay bổ ngữ của động từ là các yếu tố làm đầy các vị trí mở xung quanh động từ và có ý nghĩa phụ thuộc vào

ý nghĩa của động từ Dựa vào số lượng các vị trí mở xung quanh động từ, S.D Kasnelson chia động từ tiếng Nga thành: Động từ 1 vị trí, Động từ 2 vị trí …Phân biệt kết trị thành kết trị nội dung ( thể hiện mối quan hệ về nghĩa, gắn với mặt nghĩa của từ) và kết trị hình thức (thể hiện mối quan hệ về mặt hình thức giữa cá từ, gắn với mặt hình thái của từ)

Như vậy, so với L Tesnière, S.D Kasnelson đưa ra định nghĩa kết trị chặt chẽ hơn ( kết trị là khả năng của động từ tạo ra xung quanh mình các vị trí mở đòi hỏi phải được lấp đầy trong các phát ngôn, chứ không phả là khả năng kết hợp chung chung và Phân biệt kết trị thành kết trị nội dung và kết trị hình thức)

Bên cạnh L Tesnière, S.D Kasnelson còn có công trình nghiên cứu về kết trị của N.I.Tjapkina N.I.Tjapkina quan niệm: kết trị của động từ được xác định dựa vào toàn bộ các mối quan hệ cú pháp có thể có đối với nó và phân biệt kết trị chung ( kết trị được xác định dựa vào toàn bộ các quan hệ cú pháp có thể có đối với động từ) và kết trị hạt nhân ( kết trị được xác định dựa vào mối quan hệ của động từ với các thành tố chủ thể và đối thể của hoạt động) khi phân loại các kiểu kết trị của động từ Kết trị hạt nhân là cơ sở có thể dựa vào đó để tiến hành phân tích và phân loại câu động từ Như vậy, so với L Tesnière, S.D Kasnelson, quan niệm về kết trị của N.I.Tjapkina rộng hơn và đồng nhất kết trị với khả năng tham gia vào các mối quan hệ ngữ pháp nói chung của từ

Qua các quan niệm về kết trị trình bày trên, cho thấy kết trị là thuộc tính cú pháp của từ Tuy nhiên, một số nhà khoa học đã nghiên cứu, khám phá

Trang 12

và mở rộng khái niệm kết trị sang cấp độ và bình diện khác của ngôn ngữ Trong “Lý thuyết kết trị và việc phân tích kết trị”, M.D.Stepanova quan niệm:

“ kết trị là khả năng kết hợp của các đơn vị ngôn ngữ cùng cấp độ… kết trị đồng thời vừa là sự kiện của ngôn ngữ, vừa là sự kiện của lời nói” Như vậy kết trị không phải chỉ là thuộc tính kết hợp của cấp độ từ mà còn là thuộc tính của cấp độ ngôn ngữ khác Kết trị cũng không phải chỉ là thuộc tính về bình diện cú pháp, ngoài kết trị cú pháp ( kết trị hình thức) còn kết trị ngữ nghĩa ( kết trị nội dung) và kết trị logic ( khả năng kết hợp từ vựng của từ)

Qua những nội dung trình bày trên, chúng tôi thấy việc phát triển lý thuyết kết trị là sự mở rộng khái niệm kết trị từ cấp độ từ, mà ban đầu là động

từ sang cấp độ khác của ngôn ngữ ( cấp độ hình vị, âm vị…), mở rộng từ bình diện cú pháp sang bình diện logic – ngữ nghĩa Kết trị không chỉ là thuộc tính của cấp độ từ, cũng không phải là thuộc tính riêng của động từ mà là thuộc tính của các cấp độ ngôn ngữ khác Trong quá trình nghiên cứu, để áp dụng lý

thuyết kết trị, cần phải làm rõ các nội dung: Thứ nhất những đơn vị ngôn ngữ nào là đơn vị có kết trị; thứ hai những thuộc tính nào là thuộc tính có kết trị

Để giải quyết được hai nội dung này cần phải có những công trình chuyên sâu

về kết trị Hiện nay, khái niệm kết trị đã được mở rộng đến các cấp độ khác nhau của ngôn ngữ, song việc nghiên cứu kết trị của từ vẫn là một mảnh đất hấp dẫn thu hút các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ

2.3.2 Ở Việt Nam

Hiện nay ở nước ta, lý thuyết kết trị vẫn chưa được đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường Đại học, song rất nhiều nhà nghiên cứu say mê tìm hiểu, vận dụng lý thuyết kết trị vào các công trình nghiên cứu Đầu tiên,

có công trình Kết trị của động từ tiếng Việt ( 1995) của tác giả Nguyễn Văn

Lộc Công trình này đã khái quát về lý thuyết kết trị trong ngôn ngữ, đưa ra định nghĩa, các nguyên tắc, thủ pháp hình thức trong xác định, phân loại kết

Trang 13

trị của động từ, phân tích kết tố chủ thể và kết tố đối thể của động từ tiếng Việt Đến năm 2010, tác giả Đinh Văn Đức đã giới thiệu và thảo luận về lý

thuyết kết trị của L Tesnière trong công trình Các bài giảng từ pháp học

tiếng Việt ( Từ loại nhìn từ bình diện chức năng) Đinh Văn Đức cho rằng:

Kết trị là loại giá trị ngữ pháp thường xuyên, biểu đạt những khía cạnh cốt lõi của một từ loại Do tính thường trực, kết trị dường như trở thành đặc trưng tổng quát cho từ loại

Ngoài ra lý thuyết kết trị thu hút không ít sinh viên, học viên vận dụng

nó vào các công trình nghiên cứu về những nhóm từ cụ thể Dưới đây chúng

tôi liệt kê một vài công trình, cụ thể: So sánh đối chiếu kết trị của động từ

trong hai hệ thống ngôn ngữ Pháp- Việt và những ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng Pháp ngoại ngữ cho người Việt ( Phạm Quang Trường, Vũ Thị

Ngân, Nguyễn Quang Thuấn ( 2004), đề tài nghiên cứu khoa học, khoa Ngôn

ngữ - văn hóa Pháp, trường Đại học ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội); Sự

chi phối của ý nghĩa đối với kết trị và sự hiện thực hóa kết trị của động từ (

Nguyễn Mạnh Tiến, (2013), tạp chí khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội,

Khoa học xã hội và Nhân văn, tập 29, số 1, trang 35-43); Nhóm tính từ chỉ

mùi vị trong tiếng Việt: đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị ( Nguyễn Quỳnh Thu (

2013), LVThS, Đại học Sư phạm Hà Nội); Nhóm tính từ chỉ màu sắc trong

tiếng Việt: đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị ( Trần Ái Chin ( 2014), LVThS, Đại

học Sư phạm Hà Nội)…

Các công trình nghiên cứu trên đã áp dụng lý thuyết kết trị xét đến mối liên hệ giữa bình diện ngữ nghĩa với đặc điểm kết trị của nhóm từ và thu được những kết quả có giá trị Tuy nhiên còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên

cứu, trong đó nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng: Đặc điểm ngữ nghĩa và kết

trị - Đối tượng nghiên cứu trong luận văn của chúng tôi, là một trong những

vấn đề đó

Trang 14

3 Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật, hiện tượng trong tiếng Việt ở các phương diện: cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa, đặc điểm kết hợp (kết trị), đó là nhóm từ gồm những từ như cao - thấp, sâu - nông, dày - mỏng, dài - ngắn, rộng - hẹp, to - nhỏ, nặng nhẹ, thâm thấp, mỏng dính, nhẹ tênh, rộng rãi …

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Nguồn tư liệu được sử dụng trong luận văn là ngữ liệu được rút ra từ các từ điển Tiếng Việt, các tác phẩm văn học nghệ thuật và trong ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày, các giáo trình, sách giáo khoa, các công trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ

Cụ thể, một số ngữ liệu bước đầu phục vụ đề tài được sưu tầm, tổng hợp từ các nguồn sau:

- Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê ( chủ biên), 2008, NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học Vietlex

- Từ điển chính tả, Hoàng Phê ( chủ biên), 1995, NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học

- Truyện Kiều - Nguyễn Du, 2006, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin

- Tập Thơ “ Ra trận” - Tố Hữu, 2012, NXB Văn học, Hà Nội

- Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt nam, Vũ Ngọc Phan, 1998, NXB Khoa học xã hội

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn hướng đến các mục đích:

- Vận dụng lý thuyết về Trường từ vựng - ngữ nghĩa và lý thuyết kết trị vào nghiên cứu một hiện tượng ngôn ngữ cụ thể của Tiếng Việt - nhóm tính

từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật, hiện tượng trong tiếng Việt

Trang 15

- Góp phần làm rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa và đặc điểm kết hợp của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật, hiện tượng trong tiếng Việt, đặc biệt là phát hiện những nghĩa, nét nghĩa chưa có trong từ điển, hoặc chưa được làm sáng tỏ, hay còn mang tính khái quát cần được miêu tả cụ thể hơn

- Ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn dạy và học tiếng Việt

4.2 Nhiệm vụ của đề tài

Đề tài thực hiện các nhiệm vụ chính sau:

- Tìm hiểu những khái niệm cơ bản về trường từ vựng và lý thuyết kết trị có liên quan quan đến đề tài Những khái niệm cơ bản của triết học, vật lý học liên quan đến việc nhận thức đặc điểm về lượng của sự vật của con người

để làm cơ sở lý thuyết cho việc triển khai đề tài

- Tập hợp và phân loại nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật

- Phân tích và Miêu tả đặc điểm cấu tạo theo từng nhóm: đơn, ghép, láy

- Miêu tả, phân tích ngữ nghĩa của các tính từ đặc điểm về lượng của sự vật, hiện tượng trong tiếng Việt, làm rõ mối quan hệ có tính hệ thống giữa từ

và ngữ nghĩa của chúng, sự chuyển nghĩa của chúng trong sử dụng

- Phân tích đặc điểm kết hợp khi tính từ được dùng theo nghĩa gốc và nghĩa chuyển

5 Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp cơ bản sau:

5.1 Phương pháp phân tích và miêu tả

Luận văn tiến hành phân tích đặc điểm cấu tạo, đặc điểm nghĩa, đặc điểm kết hợp của các từ, các nhóm từ thuộc trường tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật, hiện tượng trong tiếng Việt, miêu tả chúng theo các đặc điểm trên

Trang 16

5.2 Phương pháp so sánh: So sánh các tính từ, các nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng để thấy điểm đồng nhất và khác biệt của chúng

5.3 Thủ pháp thống kê phân loại

Khảo sát, thống kê những tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật, hiện tượng trong tiếng Việt và những biểu thức ngôn ngữ có chứa tính từ chỉ lượng, phân chúng thành nhóm để thực hiện nghiên cứu

6 Đóng góp của luận văn

* Về lí luận

Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần làm sáng tỏ những lí luận chung về trường từ vựng ngữ nghĩa, về lý thuyết kết trị của từ thông qua ngữ nghĩa và kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong Tiếng Việt Đồng thời luận văn cũng góp phần làm sâu sắc hơn những hiểu biết về tính từ tiếng Việt, về ngữ nghĩa và sự chuyển nghĩa, sự thay đổi kết trị của chúng khi tham gia hoạt động giao tiếp

* Về thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu dạy học tiếng Việt trong nhà trường, góp phần vào việc xác định những chuẩn mực sử dụng

từ ngữ trong tiếng Việt

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục và các công trình nghiên cứu liên quan, luận án có ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Tính từ chỉ đặc điểm về lượng xét về cấu tạo, về nghĩa gốc

và đặc điểm kết hợp

Chương 3: Sự chuyển nghĩa, chuyển trường và thay đổi kết trị của tính

từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật

Trang 17

NỘI DUNG

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Cơ sở triết học, vật lý

1.1.1 Khái niệm Lượng

Lượng là một thuộc tính của các vật thể vật chất mà con người có thể nhận biết bằng giác quan Theo Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên),

2004, NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học Hà Nội - Đà Nẵng, từ Lượng có các cách hiểu và vận dụng trong cuộc sống:

(1) Mức độ ít nhiều, có thể xác định bằng con số cụ thể Ví dụ: Lượng

mưa hàng năm; lượng vận chuyển hàng hóa

(2) Tính toán, cân nhắc điều kiện chủ quan và khách quan để quyết định hành động cho phù hợp, cho có thể đạt kết quả mong muốn Ví dụ:

Lượng sức không làm nổi; Biết lượng thế giặc mà đánh

(3) Lạng ( thường dùng nói về khối lượng của vàng bạc)

(4) Lòng bao dung, sẵn sàng tha thứ đối với kẻ có sai lầm, tội lỗi Ví

dụ: Rộng lượng; Hưởng lượng khoan hồng

(5) Lượng còn dùng trong các môn khoa học (Lượng giác học; Lượng tử), trong đời sống tình cảm của con người (Lượng thứ, Lượng tình)

Trong luận văn này, đặc điểm về lượng của sự vật được quan niệm là những đặc điểm có thể xác định theo một số lượng chính xác hay có thể lượng hóa thành con số Do đó tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật khi dùng theo nghĩa gốc thì có khả năng kết hợp với số từ, tổ hợp số từ chỉ lượng cụ thể

Ví dụ: Cây cao năm mét Đường rộng tám mét Xe đạp nặng 20 kg Tuy

nhiên, những tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật khi cấu tạo thành từ ghép hay từ láy, hoặc khi chuyển nghĩa thì mất khả năng kết hợp với số từ So

Trang 18

sánh: Căn phòng rộng rãi Ý nghĩa sâu xa của tác phẩm Ông ấy có hiểu biết

sâu rộng… Như vậy, trong luận văn này từ lượng được hiểu theo nghĩa thứ

nhất trong các nghĩa mà từ điển Hoàng Phê nêu ra ở trên

1.1.2 Cơ sở triết học, vật lý về lượng

Lượng là phạm trù triết học chỉ tính quy định vốn có của sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật

Lượng là cái vốn có của sự vật, song lượng chưa làm cho sự vật là nó, chưa làm cho nó khác với những cái khác Lượng tồn tại cùng với chất của sự vật và cũng có tính khách quan như chất của sự vật

Lượng của sự vật là tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng, chỉ rõ

về mặt quy mô, tốc độ, trình độ phát triển của sự vật, hiện tượng Nói đến lượng sự vật tức là sự vật đó lớn hay bé, tốc độ phát triển nhanh hay chậm, trình độ cao hay thấp, kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm Trong thực tế lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơn vị đo lường cụ thể như vận tốc của ánh sáng là 300.000 km trong một giây, một phân tử nước bao gồm hai nguyên tử hyđrô liên kết với một nguyên tử ôxy, một cái bàn có chiều cao 80 phân, một nước có 50 triệu dân bên cạnh đó có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như trình độ tri thức khoa học của một người, ý thức trách nhiệm cao hay thấp của một công dân, trong những trường hợp đó lượng và chất có sự hòa kết với nhau và chúng ta chỉ có thể nhận thức được lượng của sự vật bằng con đường trừu tượng và khái quát hóa Có những lượng biểu thị yếu tố quy định kết cấu bên trong của

sự vật (số lượng nguyên tử hợp thành nguyên tố hóa học, số lượng lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội), có những lượng vạch ra yếu tố quy định bên ngoài của sự vật (chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sự vật) Sự phân biệt chất và

Trang 19

lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối Có những tính quy định trong mối quan hệ này là chất của sự vật, song trong mối quan hệ khác lại biểu thị lượng của sự vật và ngược lại Chẳng hạn, số lượng sinh viên học giỏi nhất định của một lớp sẽ nói lên chất lượng học tập của lớp đó Điều này cũng có nghĩa là

dù số lượng cụ thể quy định thuần túy về lượng, song số lượng ấy cũng có

- Một quan điểm rất phố biến: Quan điểm đồng nhất nghĩa của từ với khái niệm logic hay biểu tượng tâm lý có liên hệ với từ ấy Những người theo quan điểm nay cho rằng: Nghĩa của từ trong ngôn ngữ nào đó là tư tưởng của người nói thứ tiếng ấy của loài người”

Trong giáo trình “ Ngữ nghĩa học từ bình diện hệ thống đến hoạt động”

- Nhà xuất bản Đại học sư phạm của tác giả Đỗ Việt Hùng đã tiếp thu thành

tự của các nhà nghiên cứu đi trước và quan niệm rằng: “ Nghĩa của từ là toàn

bộ nội dung tinh thần xuất hiện trong suy nghĩ của một người bản ngữ khi người đó tiếp xúc (tạo lập hoặc lĩnh hội) với một hình thức âm thanh ngôn ngữ nhất định” Vì vậy tác giả chủ trương quan niệm rộng về nghĩa của từ - không chỉ bao gồm phần nội dung ổn định, chung cho cộng đồng ( gọi là phần nghĩa hạt nhân) mà còn là phần nội dung xuất hiện trong suy nghĩ của người

sử dụng hoặc người tiếp nhận ( phần nghĩa liên hội)

Trang 20

b Các nhân tố tạo nên nghĩa của từ định danh

Từ định danh là từ có chức năng gọi tên những sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái…Đó thường là các danh từ, động từ, tính từ, trạng từ… Đối lập lại là các từ phi định danh (hư từ) Trong khuân khổ phạm vi luận văn, chúng tôi chỉ nói đến ý nghĩa của các từ định danh, bởi tính từ chỉ lượng là loại từ định danh

- Các nhân tố ngoài ngôn ngữ: từ tam giác ngữ nghĩa của Ogden và Richard, có thể thấy hai nhân tố cơ bản ngoài ngôn ngữ góp phần làm nên nghĩa của từ là: Sự vật, hiện tượng thuộc thế giới bên ngoài; Hiểu biết về sự vật, hiện tượng

- Các nhân tố nội bộ ngôn ngữ: yếu tố trong ngôn ngữ là toàn bộ hệ thống ngôn ngữ

- Tổng hợp về các nhân tố ảnh hưởng đến nghĩa của từ định danh: Phát triển quan điểm về các nhân tố ảnh hưởng đến nghĩa của từ, tác giả Đỗ Hữu Châu sử dụng hình tháp ngữ nghĩa:

người dùng

tư duy

sự vật

chức năng tín hiệu hocjhọc

từ - trừu tượng

Hệ thống ngôn ngữ

Trang 21

Theo đó, nghĩa của từ được tạo thành trong mối quan hệ với hàng loại các yếu tố: sự vật, tư duy, người dùng, chức năng tín hiệu học, hệ thống ngôn ngữ … Số lượng các đỉnh ở đáy có thể thay đổi tăng lên tùy thuộc vào những nhân tố có thể sẽ được phát hiện:

+ Từ mối quan hệ giữa từ với sự vật sẽ hình thành ý nghĩa biểu vật + Từ mối quan hệ giữa từ với tư duy sẽ hình thành ý nghĩa biểu niệm + Từ mối quan hệ giữa từ với người dùng sẽ hình thành ý nghĩa phong cách, liên hội

+ Từ mối quan hệ giữa từ với chức năng tín hiệu học sẽ hình thành ý nghĩa giá trị chức năng

+ Từ mối quan hệ giữa từ với hệ thống ngôn ngữ sẽ hình thành ý nghĩa cấu trúc ( cấu tạo từ, ngữ pháp)

Trên đây là những yếu tố cơ bản tạo nên nghĩa của từ Trên thực tế còn

có các yếu tố khác như: Lịch sử, xã hội, thời đại, tập thể xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo, địa phương… cũng ảnh hưởng đến nghĩa của từ

c Các thành phần nghĩa của từ định danh

Trong từ định danh có hai loại ý nghĩa lớn: ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp Tuy nhiên xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu trong luận văn chúng tôi chỉ đề cập tới ý nghĩa từ vựng

Ý nghĩa từ vựng là ý nghĩa của riêng từng từ

Các thành phần ý nghĩa từ vựng của từ định danh:

Ý nghĩa biểu vật là thành phần của từ liên quan đến sự vật hoặc phạm vi

sự vật trong thế giới mà từ gợi ra khi ta tiếp xúc với nó ( sản sinh và tiếp nhận)

Ý nghĩa biểu vật thể hiện cách nhìn của cộng đồng ngôn ngữ về thế giới Nó liên quan đến các sự vật trong thế giới bên ngoài Sự tồn tại trong thế giới ở những dạng khác nhau, trong đó dạng cơ bản là vật chất, trong khi đó ý nghĩa biểu vật của từ thuộc về phạm trù tinh thần của ngôn ngữ, mặt khác sự

Trang 22

chia cắt thế giới thành các “ mẫu- sự vật” ứng với nghĩa của từ ở các dân tộc khác nhau là khác nhau Từ đó cho thấy ý nghĩa biểu vật của từ mang tính dân tộc, đặc trưng cho tư duy- văn hóa của cộng đồng ngôn ngữ Cụ thể:

- Có sự vật ở ngôn ngữ này được biểu thị bằng một từ, nhưng ở ngôn

ngữ khác biểu thị bằng nhiều từ Ví dụ: Trong tiếng Anh chỉ có một từ rice để chỉ chung cho cho lúa, gạo, thóc, cơm của tiếng Việt

- Không chỉ các ngôn ngữ khác nhau mới có sự khác nhau về phạm trù biểu vật, ngay trong một ngôn ngữ với các vùng phương ngữ khác nhau cũng cho thấy sự khác biệt phạm trù biểu vật Ví dụ: Người miền Nam chỉ có một

từ lúa để chỉ chung cả lúa và thóc theo cách gọi của người miền Bắc

Ý nghĩa biểu vật và hành động chiếu vật: Ý nghĩa biểu vật của từ là cơ sở chiếu vật của mình khi ngôn ngữ thực hiện hoạt động hành chức, khi các từ ngữ được sử dụng để phục vụ cho giao tiếp Hành động chiếu vật là hành động mà người nói sử dụng các từ ngữ để đưa sự vật, hiện tượng từ thế giới bên ngoài vào trong diễn ngôn, còn người nghe lại từ các hình thức ngôn ngữ tiếp nhận được

mà suy ra sự vật, hiện tượng trong thế giới bên ngoài được nói đến

Trong luận văn nghĩa gốc của các tính từ chỉ lượng tương ứng với lượng trong hiện thực khách quan chính là nghĩa biểu vật của chúng

Ý nghĩa biểu niệm là phần nghĩa của từ liên quan đến hiểu biết về ý

nghĩa biểu vật, tức về cách dùng từ

Ý nghĩa biểu niệm có cấu trúc gồm một số thành tố được sắp xếp với nhau theo một trình tự nhất định Các thành tố được phân xuất trên cơ sở phân tích thành tố nghĩa Chúng là đơn vị một mặt nhỏ nhất ở phương diện nội dung (cái được biểu hiện) của tín hiệu ngôn ngữ và được gọi là nét nghĩa Nét nghĩa được phân xuất trên cơ sở phân tích thành tố nghĩa Trong cấu trúc nghĩa của từ, mối nét nghĩa có hai đặc trưng: Đặc trưng bản chất và đặc trưng vị trí

Đặc trưng bản chất tương ứng với thuộc tính của sự vật, hiện tượng

Trang 23

khách quan hoặc ứng với sự hạn chế biểu vật, hoặc thái độ, tình cảm cách đánh giá cần lưu ý khi sử dụng từ V.G Gak cho rằng: “ mỗi nét nghĩa là sự thể hiện trong nhận thức của người bản ngữ những đặc điểm khác nhau tồn tại khách quan cho sự vật hoặc được hoặc được được môi trường ngôn ngữ gán cho nó và, do đó là khách quan với người dùng” [trang 64] Song sự vật lại tồn tại ở nhiều đặc điểm khác nhau Đặc điểm nào được coi là nét nghĩa, đặc điểm nào không phải là nét nghĩa Định nghĩa của V.G Gak khó có thể trả lời

và khó giúp ta xác định được nét nghĩa Đỗ Hữu Châu, trong các công trình nghiên cứu về từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt khảng định: “ Chỉ những thuộc tính nào tạo nên sự đồng nhất và sự đối lập về mặt ngữ nghĩa giữa các từ thì thuộc tính đó mới trở thành nét nghĩa của ý nghĩa biểu niệm Do đó, để phát hiện ra các nét nghĩa cần phải tìm ra những nét nghĩa chung, đồng nhất trong nhiều từ rồi lại đối lập những từ có nét nghĩa chung đó với nhau để tìm ra nét nghĩa cụ thể hơn, cứ như vậy cho đến khi chúng ta gặp những nét nghĩa chỉ có riêng trong một từ” Theo đó chúng ta dễ dàng tìm được nét nghĩa của một từ

Ví dụ: Từ bà so sánh với thực vật, ta phân xuất được nét nghĩa [động vật], đem so sánh với động vật, phân xuất được nét nghĩa [Người], so sánh với

người, phân xuất được nét nghĩa [ tuổi cao], so sánh ông với phân xuất được

nét nghĩa [giới tính nữ] Hoặc tính từ chỉ đặc điểm về lượng “cao” có hệ thống

nét nghĩa như sau: (đặc điểm kích thước),( của người hay vật),(theo chiều

thẳng đứng), ( hướng từ dưới lên), (có độ đo được coi là lớn) … Song hạn chế

của các bước này là tính “ ngẫu hứng” Hậu quả của nó đưa đến cho chúng ta hai băn khoăn: 1) đã nhận biết được hết các nét nghĩa chưa? 2) Các nét nghĩa nhận được có tương thích không?

Quan niệm về tính đồng nhất và đối lập của Đỗ Hữu Châu đã gợi đến việc so sánh các nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa của một từ với mô hình phân loại nghĩa từ vựng trong một ngôn ngữ theo chủ đề Như vậy, nét nghĩa là

Trang 24

những thành phần nghĩa thể hiện thuộc tính sự vật mà từ biểu thị, dựa vào đó

mà từ có thể thuộc vào một trong các nhóm từ vựng- ngữ nghĩa được phân chia theo chủ đề [66] Theo đó, từ “ lưu giữ” trong nghĩa của mình những thong tin các nhóm từ vựng - ngữ nghĩa ở các cấp độ khác nhau mà nó thuộc vào Trong đó thông tin về mỗi nhóm là một nét nghĩa Lí tưởng nhất là số lượng nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu niệm của một từ bằng đúng số nhóm từ vựng - ngữ nghĩa mà nó thuộc vào Ví dụ: Cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ “ bánh Chưng” là: (sự vật) (thực phẩm) (dùng để ăn) (một loại bánh) (làm từ gạo, đỗ, thịt) (làm ra nhờ bàn tay con người)

Về đặc trưng vị trí của nét nghĩa: Đặc trưng này chiếm vị trí nhất định trong cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ Mỗi nét nghĩa phải chiếm một vị trí xác định trong cấu trúc biểu niệm của từ Trật tự các nét nghĩa thay đổi có thể làm thay đổi nghĩa của các từ Vị trí của các nét nghĩa trong cấu trúc biểu niệm quy định giá trị, tính chất của nét nghĩa Đặc tính vị trí của các nét nghĩa phản ánh các giá trị hệ thống và chức năng của chúng

Giá trị hệ thống là chỉ số về lực tạo hệ thống, lực liên kết của nét nghĩa đối với các từ khác nhau Nét nghĩa có vị trí càng cao thì giá trị hệ thống càng lớn

Giá trị chức năng là chỉ số về lực khu biệt, phân biệt nghĩa giữa các từ khác nhau Nét nghĩa có giá trị càng thấp, càng cụ thể thì giá trị chức năng càng lớn Ví dụ: từ “ giáo viên” có cấu trúc biểu niệm được đánh số như sau: ( 1- người) ( 2- có trình độ từ trung cấp trở lên) ( 3- ngành giáo dục) ( 4- làm nghề dạy học) Giá trị hệ thống của các nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ “ giáo viên” được sắp xếp từ cao xuống thấp như sau: 1-2-3-4 Giá trị chức năng thì thứ tự là: 4-3-2-1

Ý nghĩa biểu thái là thành phần nghĩa liên quan đến thái độ, cảm xúc,

cách đánh giá

Ý nghĩa biểu thái có vai trò quan trọng trong hướng dẫn cách dùng từ

Trang 25

Ví dụ: “Mời xơi cơm” và “ ăn cơm đi” là hai từ có ý nghĩa biểu thái khác nhau: “Mời xơi cơm” thể hiện thái độ tôn trọng, “ăn cơm đi” thể hiện thái độ

bình thường, dân dã Hoặc hai từ đồng nhất về nghĩa biểu vật và biểu niệm ( chỉ đặc điểm kích thước theo chiều thẳng đứng, hướng từ dưới lên, độ đo nhỏ

…) nhưng khác nhau về nghĩa biểu thái, chẳng hạn: thấp/ lùn tịt Ví dụ: “Hoa

đứng đầu hàng vì Hoa thấp nhất nhóm” ( Lời giải thích, mang tính trung hòa)

và “ Cái Hoa lùn tịt” ( Nhận xét mang thái độ chê bai) Bởi vậy ý nghĩa biểu

thái là một nét nghĩa trong cấu trúc biểu niệm của từ

Ý nghĩa liên hội là thành phần nghĩa không ổn định nhưng lại có vai

trò quan trọng trong giao tiếp, trong việc sử dụng từ Những từ gây ra những ý nghĩa không đẹp, không tốt không nên dùng ở những chỗ không phù hợp Ví

dụ: Trong sinh hoạt của dân tộc ta rất kị nghe những từ phân, gio… trong khi

ăn uống cũng là biểu hiện của việc cần phải biết ý nghĩa liên hội của từ để dùng từ cho phù hợp

Ý nghĩa liên hội của từ còn phản ánh những suy nghĩ, tính biểu trưng, đặc điểm của điển dạng trong các thời kỳ khác nhau Ý nghĩa liên hội cũng có tính cá nhân, do điều kiện song và kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân quyết

định Ví dụ: với từ Xe có người sẽ hình dung ra “xe đạp, xe máy”, có người

hình dung ra “xe ô tô”, rồi “siêu xe” và cũng có thể đó là “mục đích, điểm phấn đấu” của cá nhân nào đó…

Việc nắm bắt và phân tích được các ý nghĩa liên hội góp phần tìm ra các đặc trưng nhận thức của thời đại, của cộng đồng ngôn ngữ và của cá nhân các nhà sáng tác - các nhà nghệ thuật ngôn ngữ

đ Hiện tƣợng nhiều nghĩa

Đặc điểm của tín hiệu ngôn ngữ có tính đa trị Biểu hiện quan trọng của tính đa trị là một cái biểu đạt (một hình thức tín hiệu) có thể có nhiều cái được biểu đạt (ứng với nhiều nội dung) Đó là hiện tượng nhiều nghĩa và hiện

Trang 26

tượng đồng âm Hiện tượng nhiều nghĩa là hiện tượng một từ có nhiều nghĩa;

hiện tượng đồng âm là hiện tượng các từ khác nhau có hình thức âm thanh

trùng nhau một cách ngẫu nhiên

Hiện tượng nhiều nghĩa của từ là kết quả của sự chuyển biến ý nghĩa của từ Động lực chính là do nhu cầu giao tiếp như: nhu cầu gọi tên sự vật, hiện tượng, tính chất….mới và sự ảnh hưởng của yếu tố tâm lý xã hội do các nguyên nhân kiêng kị, nói giảm nói tránh để đảm bảo phương châm lịch sự Đồng thời còn phụ thuộc vào tư tưởng phổ biến trong mỗi giai đoạn lịch sử xã hội và cách nhìn nhận, nhận thức của cộng đồng, hoặc các cá nhân đối với sự vật, hiện tượng trong thế giới

Hiện tượng nhiều nghĩa được chia ra: Hiện tượng nhiều nghĩa ngôn ngữ

và Hiện tượng nhiều nghĩa lời nói

Về phương thức chuyển nghĩa: phương thức mà dựa vào đó có thể thực hiện sự chuyển biến ý nghĩa và tăng thêm nghĩa mới cho từ Ẩn dụ và Hoán

dụ là hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến nhất

Về quá trình chuyển nghĩa: Sự chuyển biến ý nghĩa của từ diễn ra theo nhiều phương thức khác nhau:

- Sau quá trình chuyển nghĩa, nghĩa ban đầu của từ không còn Ví dụ:

Từ “đểu” và “cáng” nghĩa ban đầu chỉ phu khiêng kiệu, sau quá trình chuyển nghĩa “ đểu cáng” được dùng để chỉ một tính không tốt của con người

- Sau quá trình chuyển nghĩa, nghĩa sau trái ngược hẳn với ý nghĩa

trước (trở thành đồng nghĩa với từ vốn trái nghĩa với nó) Ví dụ: Chị công

nhân đứng 20 máy = chị công nhân chạy 20 máy

- Sau quá trình chuyển nghĩa, nghĩa mới có thể được mở rộng hơn, có thể bị thu hẹp hơn so với nghĩa gốc Ví dụ: “Chiến tranh lạnh” có nghĩa rộng nhưng “tôi đang chiến tranh lạnh với bà xã” (mâu thuẫn gia đình) Hoặc

“Chúng em đang kế hoạch” (kế hoạch = chưa vội sinh con)

- Trong quá trình chuyển nghĩa, ý nghĩa biểu thái cũng có thể bị thay

Trang 27

đổi Ví dụ: Khi sử dụng từ “ong”, “bướm” trong: “Mùa con ong đi kiếm

mật”, “Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm” và “Thân sao bướm chán, ong chường bấy thân” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) (chỉ khách làng chơi)

“Tường đông ong bướm đi về mặc ai” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) (chỉ nam

nhân đang muốn tìm người yêu) thì ý nghĩa biểu thái của từ cũng thay đổi

Về phân loại nghĩa trong từ nhiều nghĩa: căn cứ vào quá trình chuyển nghĩa, ta có nghĩa gốc (còn gọi: nghĩa chính, nghĩa đen) và nghĩa chuyển ( còn gọi: nghĩa phụ, nghĩa bóng) Nghĩa gốc là nghĩa cơ sở để xuất hiện nghĩa mới, nghĩa chuyển là nghĩa xuất hiện trên cơ sở một nghĩa đã có Nghĩa gốc có thể là nghĩa đầu tiên của từ, nhưng cũng có thể không phải là nghĩa đầu tiên

Ví dụ: Từ “ mũi” có các nghĩa S1, S2, S3, S4 như sau:

S1: Một bộ phận cơ thể, phần nhô ra: Cái mũi

S2: Chỉ phần nhô ra của đất: Mũi đất

S3: Một phần của trận đánh: Trận đánh chia làm 5 mũi

S4: Cảnh ngoài đời ( nói hài hước): Nàng đã trúng mũi tên tình ái Quá trình chuyển nghĩa của các nghĩa trên như sau:

S1-> S2

-> S3 -> S4

Trong các nghĩa đó S1 được coi là nghĩa gốc của từ, các nghĩa S2, S3, S4 là các nghĩa chuyển Song nếu xét riêng từng trường hợp chuyển nghĩa, ta thấy S3 là nghĩa chuyển của nghĩa gốc S1, nhưng đồng thời cũng là nghĩa gốc

để xuất hiện nghĩa S4 Như vậy ta có thể căn cứ mức độ phụ thuộc vào ngữ cảnh để phân biệt hai loại nghĩa trên của từ, thường thì nghĩa chính là nghĩa

mà người sử dụng ngôn ngữ có thể nói ra ngay mà không cần phải có ngữ cảnh, còn nghĩa chuyển là những nghĩa cần có ngữ cảnh mới xác định được

Ví dụ: “Đong đầy, bán vơi” ta nghĩ ngay đến nghĩa chính: Hoạt động của con

người “đong”,“bán” mà không cần một ngữ cảnh nào cả Còn các nghĩa

Trang 28

chuyển của nó cần phải đặt vào ngữ cảnh mới xác định được ( Ví dụ: “ Nó chỉ

là loại “Đong đầy, bán vơi” - thái độ coi thường một con người làm ăn buôn

bán gian dối; hoặc: “Tôi ấy à ? Tôi chỉ “Đong đầy, bán vơi” thôi - Thái độ

khiêm nhường) Ngoài ra căn cứ vào phạm vi sử dụng, các nghĩa của từ có thể chia thành: Nghĩa phổ thông, nghĩa thuật ngữ, nghĩa lóng, nghĩa văn chương Đồng thời căn cứ vào tính chất lịch sử, các nghĩa của từ có thể chia thành: Nghĩa hiện dùng, nghĩa cố, nghĩa lịch sử…

1.2.1.2 Trường từ vựng ngữ nghĩa

a Khái niệm

Các đơn vị từ vựng đồng nhất với nhau về một hay nhiều nét nghĩa tạo nên Trường từ vựng ngữ nghĩa ( hay là trường từ vựng hoặc Trường nghĩa) Trường từ vựng ngữ nghĩa bắt nguồn từ những tiền đề duy tâm của trường phái W Humboldt và phần nào tư tưởng về tính cấu trúc ngôn ngữ của F Saussure Sau đó là các tên tuổi như M Pokrovxkij, J Trer ( 1934), L Weisgerber, W Poig… ở nước ta Trường từ vựng ngữ nghĩa thu hút sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học như Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Đức Dân, Bùi Minh Toán…

b Các loại trường nghĩa

Trong giáo trình “ Ngôn ngữ học đại cương” F Saussure đã chỉ ra hai mối quan hệ cơ bản giữa các đơn vị đồng loại của ngôn ngữ, đó là quan hệ ngang (quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ đoạn ) và quan hệ dọc (quan hệ trực tuyến, quan hệ hệ hình) Cũng theo quan hệ này, trường từ vựng ngữ nghĩa phân loại thành các trường từ vựng ngữ nghĩa theo quan hệ ngang (Trường tuyến tính) và trường từ vựng ngữ nghĩa theo quan hệ dọc (Trường nghĩa biểu vật và Trường nghĩa biểu niệm) Ngoài hai trường nghĩa

cơ bản trên, ngôn ngữ còn tồn tại trường nghĩa liên tưởng

Về Trường nghĩa ngang: Là tập hợp các đơn vị từ vựng có khả năng

Trang 29

kết hợp với một từ trung tâm nào đó trên trục tuyến tính Để xác lập nên các trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ

có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ Ví dụ: Trường tuyến tính của từ “ Mũi” là: lõ, hếch, tẹt,

to, nhỏ, dọc dừa …Từ “lùn”: người, xe máy, lúa … Các từ trong một trường tuyến tính là những từ thường xuất hiện với các từ trung tâm trong các loại ngôn bản Phân tích ý nghĩa của chúng, chúng ta có thể phát hiện những nội dung ngữ nghĩa của các quan hệ cú pháp và tính chất của các quan hệ đó

Về Trường nghĩa dọc: Gồm Trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa

biểu niệm

Trường nghĩa biểu vật: Là tập hợp các từ có quan hệ đồng nhất về

phạm vi biểu vật Để xác lập trường nghĩa biểu vật, chọn một danh từ biểu thị

sự vật làm gốc, rồi trên cơ sở đó thu thập các từ ngữ có cùng phạm vi biểu vật với danh từ được chọn làm gốc đó Tùy theo mục đích của việc huy động vốn

mà ta có thể lựa chọn số lượng các tiêu chí để xác lập trường nghĩa Ví dụ: Để

xác lập trường nghĩa lượng trong tiếng Việt, ta chọn từ lượng làm gốc, thu thập các từ ngữ có cùng phạm vi biểu vật với lượng như:

- Hành động tạo ra lượng: cân, đong, đo, đếm…

Lưu ý, trong Trường nghĩa biểu vật số lượng từ ngữ không đồng đều nhau giữa các trường Có những trường có nhiều từ biểu thị, có những trường

có ít từ biểu thị Số lượng từ ngữ cũng không đồng đều nhau giữa các miền trong các trường biểu vật của các ngôn ngữ Có những miền trong ngôn ngữ

Trang 30

này có từ biểu thị, nhưng trong ngôn ngữ kia không có từ biểu thị Do từ có hiện tượng nhiều nghĩa nên mỗi từ có thể nằm trong nhiều trường khác nhau tạo nên hiện tượng giao trường Mỗi trường thường có một nhóm từ trung tâm

có tác dụng quy định đặc trưng ngữ nghĩa của trường

Trường nghĩa biểu niệm: Là tập hợp các đơn vị từ vựng có cùng cấu

trúc biểu niệm Để xác lập trường nghĩa biểu niệm, chọn một cấu trúc biểu niệm làm gốc, rồi trên cơ sở đó thu thập các từ ngữ có cùng cấu trúc biểu niệm gốc đó Ví dụ: chọn cấu trúc biểu niệm: (hoạt động) (A tác động vào B) (B thay đổi trở thành sản phẩm), ta có thể thu được các từ ngữ có cùng trường

biểu niệm như: Khâu, may, vá, thêu, đan, lát, nặn, vẽ, nhào… Tùy theo mục

đích xác lập trường nghĩa biểu niệm, ta có bổ sung thêm nét nghĩa (bằng dụng

cụ có mũi), ta thu được các từ: Khâu, may, vá, thêu, đan Số lượng các nét

nghĩa trong cấu trúc biểu niệm được chọn làm gốc tỷ lệ nghịch với số lượng

từ ngữ thu thập được

Các từ cùng một trường nghĩa biểu niệm có thể khác nhau về trường nghĩa biểu vật Ví dụ: gào, hót có chung cấu trúc nghĩa biểu niệm (hoạt động) (phát ra âm thanh), song chúng thuộc về trường nghĩa biểu vật khác nhau:

Gào (trường nghĩa biểu vật người), hót ( trường nghĩa biểu vật Chim)

Cũng như trường biểu vật, trường biểu niệm có thể được phân thành nhiều miền nhỏ, với mật độ từ ngữ khác nhau Vì cũng có hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm nên một từ có thể được nằm trong nhiều trường biểu niệm khác nhau tạo nên hiện tượng giao trường Trường biểu niệm có quan hệ với khái niệm nhưng không đồng nhất với tập hợp các khái niệm về thực tế khách quan tồn tại trong tư duy

Trường nghĩa liên tưởng Là tập hợp các từ biểu thị các sự vật, hiện

tượng , hoạt động, tính chất … có quan hệ liên tưởng với nhau Ch.Bally –

Trang 31

Nhà ngôn ngữ học người Pháp, tác giả đầu tiên của khái niệm Trường liên tưởng cho rằng: mỗi từ có thể là trung tâm của một trường liên tưởng các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện thực hóa, cố định hóa bằng các nghĩa

liên hội có thể có của từ trung tâm đó Ví dụ: thuộc trường liên tưởng uống có thể có các từ: Bia, rượu, nước, mồ hôi, nước mắt, tình yêu, thù hận…

Trường liên tưởng có tính chủ quan cao, phụ thuộc vào điều kiện, môi trường sống, thời đại sống, kinh nghiệm sống… mỗi cá nhân Có những liên tưởng có ở người này nhưng không tồn tại hoặc xa lạ với người khác và ngược lại Tuy nhiên ở mỗi thời đại, mỗi ngành nghề, mỗi địa phương lại có một điểm liên tưởng chung, ví dụ: Cùng sự việc “ăn mặc”, những người nông dân, công nhân thì gọn gàng, thuận lợi, với giáo viên cẩn thận, kín đáo, đảm bảo tính sư phạm, giới nghệ sĩ gợi cảm, hấp dẫn, phô diễn hình thể…

Nói chung, phạm vi liên tưởng rất rộng Có những liên tưởng phổ biến nhưng cũng có những liên tưởng mang tính cá nhân, điều đó lệ thuộc vào giai cấp, trình độ lứa tuổi, thời đại của người sử dụng ngôn ngữ Trường liên tưởng tự do chấp cánh cho nhà văn sáng tạo, bay cao trong vùng trời văn học nắm được những điểm chung trong liên tưởng cho mỗi thời đại, mỗi nhóm xã hội… là điều kiện cần thiết để lý giải những hiện tượng “ ý tại ngôn ngoại”

hay các biểu tượng, biểu trưng văn học

c Hiện tượng chuyển trường nghĩa

Hiện tượng chuyển trường nghĩa là hiện tượng một từ vốn thuộc trường

từ vựng ngữ nghĩa này nhưng trong quá trình sử dụng lại chuyển sang trường

từ vựng ngữ nghĩa khác Hiện tượng chuyển trường nghĩa có cơ sở từ hiện tượng chuyển nghĩa của từ Các đơn vị ngôn ngữ khi chuyển sang một nghĩa khác thì cũng thường chuyển sang một nghĩa mới

Ví dụ: Xét các phát ngôn sau:

Trang 32

- “ Ngoài cửa ô tàu đói những vầng trăng” ( Chế Lan Viên)

- Tôi chỉ có một ham muốn là làm sao nước ta được độc lập ( Hồ Chí Minh)

- Tao muốn làm người lương thiện ( Nam Cao, Chí Phèo)

Các từ đói, ham muốn, muốn vốn thuộc trường nghĩa chỉ cảm giác sinh

lý, biểu thị nhu cầu của con người đòi hỏi được cung cấp thức ăn nhưng chưa được cung cấp hoặc cung cấp chưa đầy đủ Nhưng ở các phát ngôn trên, các từ này chuyển sang trường chỉ trạng thái tâm lí, biểu thị sự mong chờ, khát khao

của chủ thể đối với những điều được đề cập trong phát ngôn Hoặc Tính từ lùn

có thể chuyển sang thể hiện trình độ thấp về hiểu biết, trí tuệ: văn hóa lùn!

Các từ được sử dụng chuyển trường nghĩa ngoài giá trị biểu đạt xuất hiện mới, còn giữ được những ấn tượng ngữ nghĩa vốn có ở trường nghĩa cũ làm cho giá trị diễn đạt vượt hơn hẳn giá trị diễn đạt của các kết hợp giữa các

từ cùng trường nghĩa Ví dụ: Các từ chảy, bay, đi, về đều có khả năng thể hiện

sự dịch chuyển, rời chỗ trong không gian Song đi, về trong câu thơ: “ Nước

đi đi mãi không về cùng non” của Tản Đà đã làm cho nước được nhân hóa, trở

thành chủ thể có tâm hồn, chủ động trong sự “ chia ly”

Hiện tượng sử dụng các từ ngữ chuyển trường nghĩa có tính hệ thống Một từ khi được dùng chuyển trường nghĩa thường kéo theo sự chuyển trường nghĩa của các từ ngữ khác tạo nên hiện tượng cộng hưởng ngữ nghĩa

Ví dụ: “ Đã thấy xuân về với gió đông,

Với trên màu má gái chưa chồng

Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm

Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong” ( Nguyễn Bính - Xuân về)

Mùa xuân về được so sánh với hình ảnh thiếu nữ thì các từ ngữ khác

cùng trường như: màu má gái chưa chồng, cô hàng xóm, đôi mắt trong cũng

được chuyển trường để biểu thị hình ảnh tươi trẻ, đầy sức sống, tươi vui của mùa xuân

Trang 33

Việc chuyển trường nghĩa của các từ ngữ có giá trị diễn đạt rất lớn, vừa thích ứng với giá trị biểu đạt của các từ ngữ thuộc trường nghĩa mới, vừa mang sắc thái biểu đạt vốn có ở trường nghĩa cũ Khi nghiên cứu sự chuyển trường của một nhóm từ ngữ, cần xem xét sự chuyển trường của từng thành viên trong nhóm cũng như xu hướng biến đổi chung của chúng

1.2.2 Cấu tạo của từ tiếng Việt

1.2.2.1 Về cấu tạo từ tiếng Việt

a Đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt

Từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ và là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh, được dùng để cấu thành nên câu Từ có thể làm tên gọi của sự vật (danh từ), chỉ các hoạt động (động từ), trạng thái, tính chất (tính từ) Từ là công cụ biểu thị khái niệm của con người đối với hiện thực Trong ngôn ngữ học, từ là đối tượng nghiên cứu của nhiều cấp độ khác nhau: cấu tạo từ, hình thái học, ngữ âm học, phong cách học, cú pháp học

Từ được tạo ra nhờ một hoặc một số hình vị kết hợp với nhau theo nguyên tắc nhất định Hình vị trong tiếng Việt với đặc điểm là một ngôn ngữ không biến hình, chỉ thực hiện chức năng cấu tạo từ Ranh giới các hình vị trong tiếng Việt trong phần lớn trường hợp trùng với ranh giới của âm tiết Tiếng Việt tồn tại những hình vị đa âm tiết, ví dụ các hình vị mượn từ ngôn

ngữ Châu Âu: cà phê, ghi đông, gác đờ xen… và các hình vị thuần việt: đu

đủ, bồ hóng, tắc kè

b Các phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt

Từ trong các ngôn ngữ được cấu tạo bằng một số phương thức khác nhau Nói khác đi, người ta có những cách khác nhau trong khi sử dụng các hình vị để tạo từ Tiếng Việt sử dụng các phương thức cấu tạo:

Phương thức từ hoá hình vị: Dùng một hình vị tạo thành một từ Phương thức này thực chất là người ta cấp cho một hình vị cái tư cách đầy đủ

Trang 34

của một từ, Ví dụ các từ: nhà, người, đẹp, ngon, viết, ngủ,… của tiếng Việt; các từ: đây, tức, phle, kôn,… của tiếng Khmer, các từ: in, of, with, and,… của

tiếng Anh là những từ được cấu tạo theo phương thức này

Phương thức Ghép hình vị: Phương thức này cũng gọi là phương thức hợp thành Ví dụ: trong tiếng Anh: homeland, newspaper, inkpot… trong tiếng Việt: đường sắt, cá vàng, sân bay… Ở đây không phải chỉ kể những trường hợp ghép các hình vị thực gốc từ, mà còn kể cả trường hợp ghép các

hình vị vốn hiện diện là những từ hư, những "từ ngữ pháp" như bởi vì, cho

nên… trong tiếng Việt

Phương thức láy hình vị: Thực chất của phương thức này là lặp lại toàn

bộ một phần của từ, hình vị ban đầu trong một số lần nào đó theo quy tắc cho

phép, để cho một từ mới Ví dụ: co ro, lúng túng, giỏi giang, vành vạnh

1.2.2.2 Các kiểu cấu tạo từ

Tiếng Việt có các kiểu từ được phân loại theo cấu tạo như sau:

Từ đơn: là những từ được cấu tạo theo phương thức từ hóa hình vị, từ

đơn bao gồm một hình vị Vì có hình vị một âm tiết và hình vị nhiều âm tiết nên cũng có các từ đơn một âm tiết ( từ đơn đơn âm) và từ đơn nhiều âm tiết (

từ đơn đa âm) Xét về mặt lịch sử, hầu hết từ đơn là những từ đã có từ lâu đời Một số từ có nguồn gốc thuần Việt, một số từ vay mượn từ các ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Hán, tiếng Pháp, Anh, Nga,… Xét về mặt ý nghĩa , từ đơn biểu thị những khái niệm cơ bản trong sinh hoạt của đời sống hàng ngày của người Việt, biểu thị các hiện tượng thiên nhiên, các quan hệ gia đình, xã hội , các số đếm,… Xét về mặt số lượng, tuy không nhiều bằng từ ghép và từ láy (Theo thống kê của A.Derode, từ đơn chiếm khoảng 25% trong tổng số từ tiếng Việt) nhưng là những từ cơ bản nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong việc biểu thị các khái niệm có liên quan đến đời sống và cấu tạo từ mới cho tiếng Việt

Từ ghép: Từ được tạo ra theo phương thức ghép hình vị dựa vào

Trang 35

quan hệ ngữ pháp giữa các hình vị, có thể phân từ ghép ra làm 2 loại chính:

Từ ghép đẳng lập (từ ghép có các hình vị bình đẳng với nhau về ngữ pháp,

không có hình vị chính, không có hình vị phụ); Từ ghép chính phụ (từ ghép

có các hình vị không bình đẳng với nhau về ngữ pháp, có hình vị chính, có hình vị phụ)

Từ láy: là những từ được tạo ra theo phương thức láy hình vị, tức là tác

động vào một hình vị gốc về mặt âm thanh để tạo ra hình vị ( một số hình vị) láy và kết hợp chúng lại với nhau để tạo thành từ Dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa hình vị gốc và hình vị láy, chia ra: Láy toàn bộ ( từ láy có các hình vị giống nhau toàn bộ, hoặc khác nhau về thanh điệu, hoặc khác nhau về phụ âm cuối: p- m, t- n, c- ng, ch- nh và thanh điệu) và Láy bộ phận ( từ láy

có các hình vị giống nhau ở phụ âm đầu và phần vần)

1.2.3 Hệ thống từ loại tiếng Việt

Vốn từ vựng của một ngôn ngữ có số lượng vô cùng lớn, các lớp từ lại

đa dạng về nghĩa nhưng không thuần nhất, do đó người ta phải tiến hành phân loại chúng Tuỳ theo mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu mà có những cách phân loại từ loại khác nhau: phân loại của những nhà biên soạn từ điển, phân loại của những nhà từ vựng - ngữ nghĩa học… Chỉ có sự phân loại theo bản chất ngữ pháp của từ mới được gọi là từ loại

Để phân chia từ loại, các nhà ngữ pháp học thường dựa vào ý nghĩa khái quát của lớp từ và đặc điểm hoạt động ngữ pháp của chúng Hai tiêu chí này có khi lại được tách thành ba: ý nghĩa, khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp (Đinh Văn Đức); ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức năng cú pháp (Diệp Quang Ban), ý nghĩa khái quát của từ, khả năng kết hợp của từ, khả năng làm thành phần câu (Đỗ Thị Kim Liên) Mục đích của sự phân loại là nhằm phát hiện bản chất ngữ pháp, tính quy tắc trong hoạt động ngữ pháp và

sự hành chức của các lớp từ trong quá trình thực hiện các chức năng cơ bản của ngôn ngữ làm công cụ để giao tiếp, để tư duy

Trang 36

Như vậy, từ loại là lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia dựa theo ý nghĩa phạm trù, theo khả năng kết hợp trong cụm từ và trong câu, thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định

Dựa vào các căn cứ nói trên, các nhà ngữ pháp học đã tiến hành phân loại vốn từ tiếng Việt qua nhiều bước, từ phạm trù từ loại đến thực từ và hư

từ, rồi đến các tiểu loại trong mỗi từ loại

Sơ đồ về hệ thống từ loại tiếng Việt của các nhà ngữ pháp học có khác nhau chút ít Sau đây là sơ đồ hệ thống phân loại mà chúng tôi sử dụng làm căn cứ trong đề tài này:

(Theo Đỗ Thị Kim Liên - Ngữ pháp tiếng Việt - NXB Giáo dục - 2002)

1.2.3.1 Tính từ chỉ lượng trong hệ thống từ loại tiếng Việt

Trang 37

chung Tính từ là một trong những đơn vị ngôn ngữ có tần số xuất hiện thường xuyên trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của con người Đặc biệt, tính từ là đơn vị không thể thiếu khi con người sử dụng để đánh giá, nhận xét, bình phẩm về hình thức bề ngoài cũng như nội dung các hoạt động của con người, vật và sự vật

+ Về chức năng định danh, tính từ có chức năng định danh tính chất, định danh sự vật quan trọng sau danh từ và động từ Đỗ Hữu Châu đã khẳng định: “Không phải chỉ danh từ mới có chức năng định danh Động từ, tính từ, trạng từ cũng là những tên gọi của các thuộc tính, các quá trình và các biểu hiện của thuộc tính và quá trình… nhờ các tính từ chỉ kích thước mà các đối tượng được phân biệt với nhau về mặt kích thước trong tư duy”…[16, tr 187]

+ Về mặt ý nghĩa ngữ pháp, tính từ là từ loại chỉ đặc trưng nói chung, gồm những đặc trưng hình thành theo nhận thức chủ quan của con người trong quan hệ với đối tượng, quan hệ của trạng thái tình cảm và những liên hệ trừu tượng Ngoài tính chất chỉ đặc trưng chung, tất nhiên, tính từ còn có ý nghĩa chỉ về tính chất, đặc điểm, màu sắc

+ Về vị trí của tính từ trong câu cũng có sự khác nhau giữa các ngôn ngữ ở các ngôn ngữ có loại hình trật tự SVO thì tính từ thường đứng sau Khác với tiếng Việt khi tính từ mô tả sự vật được biểu thị ở danh từ trong các ngôn ngữ Ấn - Âu thì vị trí của tính từ là đứng trước danh từ

+ Về mối quan hệ giữa tính từ và trạng từ, trong nhiều ngôn ngữ, có một lớp trạng từ miêu tả tính chất của các hoạt động có nhiều nét giống theo cách mà tính từ miêu tả tính chất của các sự vật Về mặt hình thái, phần lớn các trạng từ được cấu tạo từ những tính từ

+ Xét về chức năng cú pháp: Trong tiếng Việt, theo Đinh Văn Đức, tính

từ tiếng Việt có hai chức năng: vị ngữ và định ngữ, ngoài ra có thể đóng vai trò chủ ngữ trong câu, ví dụ, đẹp thì cho ra đẹp [31, tr 23] Tuy vậy, chức

Trang 38

năng này của tính từ trong tiếng Việt là hạn chế và có thể nói mang tính chủ

đề hơn là chủ ngữ

- Nghĩa của tính từ: Các nhà ngôn ngữ học cho rằng các ý nghĩa ngữ pháp của tính từ tiếng Việt cũng tương tự như ở các ngôn ngữ khác, nhưng chúng không có hình thái cấu tạo riêng Các ý nghĩa này được biểu đạt bằng phương tiện cú pháp, tức là khả năng kết hợp trong cụm từ và chức năng thành phần câu Tuy vậy, tính từ tiếng Việt cũng có những nét đặc trưng riêng Tiếng Việt không có tính từ chỉ quan hệ và sở thuộc, chúng được diễn đạt bằng các phương tiện từ vựng [38, tr 15]

Tính từ, ngoài nghĩa miêu tả như đã đề cập trên, còn một nghĩa nữa đặc biệt quan trọng, đó là nghĩa dụng học Nghĩa miêu tả kết hợp với nghĩa dụng học thì mới tổ hợp thành một ý nghĩa biểu hiện hoàn chỉnh của tính từ [16, tr 35-50] Đề cập tới ý nghĩa dụng học của tính từ tức là tính đến yếu tố con người, mối quan hệ giữa đơn vị ngôn ngữ - tính từ - với người sử dụng Việc nghiên cứu cấu trúc ngữ nghĩa của tính từ ở bình diện dụng học, một mặt cho chúng ta thấy “ toàn cảnh” cấu trúc phức tạp về mặt ý nghĩa của tính từ, mặt khác giúp chúng ta phân loại tính từ một cách khu biệt, rạch ròi và thuyết phục hơn Trên cơ sở bình diện nghĩa dụng học của tính từ, Đỗ Hữu Châu phân loại tính từ tiếng Việt thành các nhóm như sau

+ Các tính từ có tính chất vật lý, độ đo theo các chiều không gian: cao,

thấp, to, nhỏ, rộng, hẹp, nông, sâu…

+ Các tính từ có tính chất vật lý, dạng hình học trong không gian:

vuông, tròn, méo, cong …

+ Các tính từ có tính chất vật lý, có tư thế: xiên, ngang, ngay …

+ Các tính từ có tính chất vật lý, có cảm giác xúc giác: nóng, ấm, lạnh… + Các tính từ có tích chất vật lý, có cảm giác vị giác: ngọt, bùi, đắng, cay,

Trang 39

+ Các tính từ có tính chất vật lý có cảm giác khứu giác: thơm, khét, nồng + Các tính từ có tính chất vật lý có cảm giác thị giác về màu sắc: xanh,

đỏ, tím, vàng…

b Hệ thống từ ngữ chỉ lƣợng trong tiếng Việt

Trong hệ thống từ loại tiếng Việt, có lớp từ định danh, gọi tên sự vật;

có lớp từ chỉ đặc điểm, tính chất sự vật; có lớp từ chỉ hoạt động, trạng thái của

sự vật Và có lớp từ chỉ số lượng của các sự vật và biểu thị ý nghĩa về lượng của các đặc điểm, tính chất, hoạt động của các sự vật đó Trong tiếng Việt,

để biểu đạt nội dung ý nghĩa về lượng, có thể có nhiều nhóm, nhiều từ loại tham gia thể hiện ở những mức độ chuyên dụng hay phù trợ khác nhau: số từ, phụ từ, tính từ, đại từ, danh từ, động từ…

Trong đó, số từ là từ loại chuyên dụng, gồm những từ biểu thị ý nghĩa

số (Ý nghĩa số vừa có tính chất thực - gắn với khái niệm thực thể, vừa có tính chất hư - không tồn tại như những thực thể hay quá trình)…

Tuy nhiên, trong tiếng Việt còn rất nhiều các từ loại khác biểu đạt ý

nghĩa số lượng Đó là các đại từ chỉ khối lượng, tổng thể: cả, tất cả, tất thảy,

hết thảy bao nhiêu bấy nhiêu; các tính từ: ít, nhiều, nặng nhẹ ; các danh từ: mét, tạ, tấn, và các phụ từ: những, các, mọi, từng, mấy Chẳng hạn:

Ta muốn ôm cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

(Xuân Diệu)

Hôm nay trời nhẹ lên cao

Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn

(Xuân Diệu)

Trong số những từ chỉ lượng đó, chúng ta thấy số từ, đại từ, tính từ và phụ từ có khả năng biểu đạt ý nghĩa về lượng rõ ràng hơn cả Số từ là từ loại chuyên biệt dùng để chỉ số trong tiếng Việt Đại từ và tính từ là những thực

từ Đại từ dùng để chỉ trỏ, thay thế Tính từ dùng để chỉ đặc điểm, tính chất,

Trang 40

trạng thái của sự vật, hiện tượng Các từ loại này cũng tham gia biểu thị về lượng nhưng không chuyên dụng như số từ, phụ từ chỉ lượng

Đối với các ngôn ngữ biến hình như tiếng Nga, tiếng Anh, để biểu đạt ý nghĩa về số, các ngôn ngữ này dùng phương thức kết hợp: số từ + danh từ Ví

dụ: 3 students, 100 dolars (giống tiếng Việt) Nhưng cũng có thể dùng phương thức biến hình: thêm phụ tố (số lượng) vào căn tố Ví dụ: books, boys

(những cuốn sách, những đứa trẻ); hay đùng phương thức biến đổi căn tố Ví

dụ: man/men (một người đàn ông/ nhiều người đàn ông)…Điều này khác với

tiếng Việt Tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình, từ không biến đổi hình thái Vậy, để biểu đạt nội dung, ý nghĩa một cách phong phú, đa dạng và tinh

tế, chính xác, tiếng Việt rất cần đến trật tự từ và hư từ Các hư từ, trong đó có phụ từ, mặc dù không có ý nghĩa thực nhưng lại có ý nghĩa quan trọng, không thể thiếu trong cách diễn đạt của người Việt, trong đó có phương thức biểu đạt ý nghĩa chỉ lượng

Cũng như vậy, trong biểu đạt nội dung số lượng của tiếng Việt, sự có mặt

của những: " Những, các, từng, mọi, mấy, mỗi " có ý nghĩa vô cùng quan trọng

c Tính từ chỉ lƣợng

Tính từ chỉ lượng cũng có những đặc điểm hình thái, cú pháp và ngữ nghĩa như những tính từ khác Tuy nhiên, tính từ chỉ lượng tự thân chúng là loại tính từ tính chất đặc biệt mà có thể gọi là những tính từ phẩm chất - đánh giá chỉ những thuộc tính tương đối của sự vật được con người phân chia trong quá trình định vị đánh giá

Tính từ chỉ lượng thường ở thế đối lập từng cặp về nghĩa Việc sử dụng các tính từ phần lớn phụ thuộc vào danh từ chỉ sự vật, hiện tượng có những tính chất tương ứng được biểu thị Tính từ chỉ lượng thường là những tính từ

đa nghĩa và có cấu trúc mở với một số lượng ý nghĩa nhất định Sự khác nhau giữa các nghĩa của các tính từ đa nghĩa chủ yếu là sự khác nhau về khả năng kết hợp từ vựng của chúng với những danh từ nhất định

Ngày đăng: 29/11/2016, 16:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban (2008), Ngữ pháp Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp Tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
2. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp Tiếng Việt, NXB đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp Tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: NXB đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1975
3. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
4. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
5. Mai Ngọc Chừ ( Chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán (2007), Nhập môn ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn ngôn ngữ học
Tác giả: Mai Ngọc Chừ ( Chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
6. Nguyễn Thiện Giáp (2010), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
7. Nguyễn Thiện Giáp (2012), Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2012
8. Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng (2003), Phân tích phong cách ngôn trong tác phẩm văn học ( Ngôn ngữ, tác giả, hình tượng), NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích phong cách ngôn trong tác phẩm văn học ( Ngôn ngữ, tác giả, hình tượng)
Tác giả: Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2003
9. Hoàng Phê ( 2004), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học Vietlex Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
12. Tập Thơ “ Ra trận” - Tố Hữu, 2012, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ra trận
Nhà XB: NXB Văn học
14. Diệp Quang Ban- Hoàng Văn Thung, (2002)Ngữ pháp tiếng việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng việt
Nhà XB: NXB Giáo dục
15. Diệp Quang Ban, (2004) Giáo trình ngữ pháp tiếng việt, Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ngữ pháp tiếng việt
16. Nguyễn Nhã Bản, (2004) Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Nhà XB: NXB Nghệ An
17. Nguyễn Nhã Bản, (2004) Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Nhà XB: NXB Nghệ An
18. Lê Biên, (1998) Từ loại tiếng Việt hiện đại, NXB giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ loại tiếng Việt hiện đại
Nhà XB: NXB giáo dục
19. Phan Mậu Cảnh,(2002) Ngôn ngữ học văn bản.Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học văn bản
20. Nguyễn Tài Cẩn, (2004) Ngữ pháp tiếng việt, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng việt
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
21. Lê Cẩn, (2004) Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
22. Đỗ Hữu Châu- Bùi Minh Toán, (1993) Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
57. Nguồn:http://cadao.org/index.php?option=com_content&view=article&id=841:cac-kiu-cu-to-t-ting-vit&catid=63:th-ng&Itemid=91( cấu tạo tư đơn, láy, ghép Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w