1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giao dịch tư lợi và kiểm soát giao dịch tư lợi

26 372 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 46,14 KB

Nội dung

Trên thế giới, kiểm soát giao dịch tư lợi không còn là mới mẻ, nhưng pháp luật Việt Nam chưa có sự quan tâm thích đáng đến vấn đề này trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Mặc dù, Luật Doanh nghiệp 1999 đã tạo bước khởi đầu cho việc xác lập cơ chế kiểm soát giao dịch có khả năng tư lợi và cơ chế này được cải thiện hơn ở Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Doanh nghiệp 2014. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của các hoạt động kinh doanh vốn đã đa dạng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tiêu cực thì việc hoàn thiện pháp luật nhằm kiểm soát các giao dịch có khả năng tư lợi là rất cần thiết và cấp bách.

Trang 1

có khả năng tư lợi là rất cần thiết và cấp bách.

Bên cạnh đó, với đặc điểm là hình thức công ty đối vốn điển hình, công ty

cổ phần là một sân chơi công bằng và bình đẳng của những người tham gia (những cổ đông) Khi góp vốn vào công ty, các cổ đông đã tự nguyện cam kết vào một khế ước chung (hợp đồng thành lập hoặc điều lệ công ty) là cùng hưởng lợi

và cùng chịu rủi ro theo tỷ lệ vốn góp của mình trong công ty Đây cũng là nguyên tắc được ghi nhận trong luật công ty của hầu hết các nước trên thế giới Tính bình đẳng của “cuộc chơi” thể hiện ở chỗ cổ đông góp vốn nhiều thì hưởng lợi nhiều, thành viên góp vốn ít thì hưởng lợi ít Mục đích của các cổ đông khi góp vốn để thành lập công ty là thông qua hoạt động kinh doanh của công ty họ sẽ sử dụng một cách hiệu quả nhất số vốn của mình Họ sở hữu và được hưởng lợi công ty tương ứng với phần vốn góp của mình trong công ty, và được phân chia lợi nhuận cũng như chịu nghĩa vụ về tài sản tương ứng với phần vốn đó Thế nhưng, nếu xảy

ra giao dịch tư lợi, tài sản của công ty bị chảy dần vào túi một hoặc một nhóm cổ đông có vốn góp chi phối, thậm chí chảy vào túi của người không góp vốn vào công ty thì những người góp vốn khác trong công ty không những bị giảm sút về mặt lợi tức mà còn bị chia sẻ về mặt quyền và lợi ích, họ góp vốn đầu tư mà để người khác chiếm hưởng Điều này còn ảnh hưởng trầm trọng hơn đối với các cổ đông thiểu số Mặc dù cổ đông thiểu số luôn gắn liền với số vốn ít ỏi, và nếu như

họ chỉ đầu tư một mình thì vai trò của họ dường như là khá mờ nhạt, nhưng trên

Trang 2

thực tế, cổ đông thiểu số lại chiếm đại đa số trong các nhà đầu tư Chính số đông

đã tạo ra vai trò quan trọng của các cổ đông thiểu số trong việc tạo ra nguồn vốn cho nền kinh tế

Vì vậy , việc hạn chế và kiểm soát các giao dịch có khả năng tư lợi đóng vai trò càng quan trọng trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số những người thấp cổ bé họng trong công ty cổ phần và tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Trang 3

B. PHẦN NỘI DUNG

1. Khái quát chung

1.1. Giao dịch tư lợi và kiểm soát giao dịch tư lợi

1.1.1. Khái niệm giao dịch tư lợi và kiểm soát giao dịch tư lợi

- Giao dịch tư lợi

Có rất nhiều cách hiểu và quan niệm khác nhau về giao dịch có khả năng tư lợi (Hay còn gọi tắt là giao dịch tư lợi)

Khoa học pháp lý gọi giao dịch tư lợi là các giao dịch mà trong đó có thể sẽ chứa đựng khả năng xung đột về quyền lợi (xung đột giữa quyền lợi của công ty

và quyền lợi của cá nhân người đại diện) Thực chất, mục đích các giao dịch của công ty là hướng tới quyền lợi của công ty, ý chí trong các giao dịch này là ý chí của công ty Tuy nhiên nếu một hoặc một nhóm thành viên không có chung quyền lợi với doanh nghiệp thì giao dịch đó rất dễ bị biến đổi về bản chất, xảy ra tiêu cực Việc trục lợi cá nhân của họ làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại về quyền lợi, tài sản cho công ty

Theo Bộ quy tắc của OECD về Quản trị công ty, giao dịch có khả năng tư lợi được hiểu thông qua những quy định về giao dịch nội gián (insider trading) và hành vi lạm dụng kinh doanh để tư lợi (abusive self-dealing), hành vi này xảy ra khi các cá nhân có quan hệ thân thiết với công ty, bao gồm cả cổ đông nắm quyền kiểm soát, lợi dụng các quan hệ đó gây tổn hại cho công ty và nhà đầu tư

Từ những quan điểm trên có thể hiểu: Giao dịch tư lợi là những giao dịch

có sự tham gia của công ty mà những giao dịch này có nguy cơ bị trục lợi bởi một hoặc một nhóm thành viên hay cổ đông của công ty.

- Kiểm soát giao dịch tư lợi

Kiểm soát giao dịch tư lợi có thể hiểu là hoạt động nhằm kiểm tra, giám sát, quản lý những giao dịch có khả năng sẽ gây thiệt hại về tài sản, quyền lợi cho công ty do người có quyền lạm dụng vị thế của mình để thực hiện các giao dịch để thu lợi riêng nhằm phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn, xửlý các giao dịch tư lợi trong công ty

Trang 4

1.1.2. Các giao dịch là đối tượng bị kiểm soát

Qua thực tiễn hoạt động của các công ty cổ phần cho thấy nhóm các giao dịch thường có nguy cơ phát sinh tư lợi gồm:

-Các giao dịch có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty,

- Giao dịch giữa công ty và người quản lý công ty;

-Giao dịch giữa công ty và bố, mẹ, anh, chị em ruột của những người quản

lý công ty; giao dịch giữa công ty và cổ đông lớn của công ty;

-Giao dịch giữa các công ty con của cùng một công ty mẹ;

-Giao dịch giữa công ty và các công ty khác, trong đó người quản lý công ty

là cổ đông đa số hoặc bố, mẹ, anh chị em ruột của họ là cổ đông lớn hay thành viên đa số trong công ty đó

Cần nhấn mạnh rằng bản thân các giao dịch này được thực hiện một cách trung thực vì lợi ích của công ty thì vẫn được xem là hợp pháp Chúng chỉ bị coi

là các giao dịch bất hợp pháp khi người xác lập giao dịch đó có ý đồ tước đi lợi ích của công ty làm lợi ích riêng của mình

1.2. Khái niệm cổ đông thiểu số

Khái niệm “cổ đông thiểu số” không được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014 cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan

Luật Chứng khoán 2006 sửa đổi, bổ sung 2010 thì lại có riêng một tiêu chí xác định cổ đông lớn, theo đó “Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành” (khoản

9, Điều 6)

Xem xét từ những vấn đề trên thì khi xác định một cổ đông là cổ đông thiểu

số phải xem xét ở hai khía cạnh:

-Tổng số cổ phần mà họ sở hữu trong vốn điều lệ công ty phải dưới 5%;

Trang 5

- Tổng số cổ phần mà cổ đông sở hữu không có khả năng áp đặt quan điểm,

ý chí, đường lối, sách lược của mình trong công ty khi các cổ đông thực hiện các quyền của mình

Với cách tiếp cận từ vị trí yếu thế của cổ đông thiểu số trong các giao dịch

tư lợi, nhóm cho rằng: muốn các giao dịch trong công ty cổ phần không trở thành giao dịch tư lợi thì những nhóm lợi ích thao túng công ty phải được kiểm soát, còn những cổ đông thiểu số cần phải bảo đảm được quyền và lợi ích của mình Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với cổ đông thiểu số mà còn có ý nghĩa lớn với nền kinh tế quốc dân

1.2. Ảnh hưởng của giao dịch tư lợi.

Thứ nhất, xâm phạm lợi ích công ty

- Thiệt hại về tài sản hữu hình: giao dịch tư lợi làm thiệt hại về mặt vật chất của

công ty, nó làm hạn chế thậm chí triệt tiêu nguồn vốn dùng để tái đầu tư của công

ty Những lợi ích mà các tài sản đó đem lại đáng nhẽ “chảy” vào quỹ của công ty thì qua các giao dịch tư lợi nó “chảy” vào túi của cá nhân

- Thiệt hại về tài sản vô hình: giao dịch tư lợi làm tài sản của công ty bị thất thoát,

uy tín của công ty cũng vì thế mà bị giảm sút, thương hiệu của công ty bị ảnh hưởng Giao dịch tư lợi “rút ruột” công ty dẫn đến tình trạng kinh doanh yếu kém, khiến nhiều nhà đầu tư không muốn bỏ vốn đầu tư, khách hàng không ký hợp đồng, hàng hóa khó bán… những cơ hội kinh doanh của công ty bị mất đi

Thứ hai, xâm phạm đến các cổ đông của công ty

Khi tài sản của công ty chảy dần vào túi của một hoặc một số nhóm thành viện khác thì lợi ích của họ bị chia cho người khác, họ góp vốn đầu tư để người khác hưởng lợi Về hình thức thì công ty bị xâm phạm quyền sở hữu nhưng về thực chất thì những thành viên của công ty mới là người bị xâm hại quyền sở hữu đối với tài sản của công ty tương ứng với phần vốn góp của mình Giao dịch tư lợi xâm hại đến tài sản của công ty, cũng đồng nghĩa với khả năng xâm hại đến quyền

Trang 6

lợi của các cổ đông trong công ty, đặc biệt là các CĐTS Bởi lẽ, CĐTS là những người không có khả năng kiểm soát công ty, họ không thể trực tiếp kiểm soát được các giao dịch tư lợi của người quản lý, và với số vốn ít ỏi của mình thì thiệt hại tài sản của công ty ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn của họ khi lợi tức vốn được hưởng lại bị chia cho người khác Hơn nữa, khi những cổ đông lớn thực hiện giao dịch tư lợi, thì đối với các vấn đề cần được thông qua bằng biểu quyết, các cổ đông này có thể thông đồng với nhau để phục vụ cho mục đích của mình Như vậy, sẽ làm ảnh hưởng đến quyền biểu quyết của các CĐTS vì họ chỉ chiếm tỷ lệ phiếu bầu tương ứng với cổ phần ít ỏi của mình nên không thể tác động đến các vấn đề này

Thứ ba, những nguy cơ ảnh hưởng xấu đến người có quyền và lợi ích liên quan

Các khách hàng và đối tác của công ty là những người phải chịu ảnh hưởng không nhỏ do các giao dịch tư lợi Khi công ty bị cuốn vào các giao dịch tư lợi, giả sử đối tượng của các giao dịch hướng tới là hàng hóa kém chất lượng thì người bị tác động đến đầu tiên là những khách hàng tiêu dùng hàng hóa đó Không chỉ vậy, những đối tác làm ăn với công ty (trừ chủ thể tham giao giao dịch)

bị mất hợp đồng, mất cơ hội kinh doanh… gây ra thiệt hại cho chính bản thân các đối tác của công ty

Thứ tư, những nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế - xã hội

Khi giao dịch tư lợi xảy ra sẽ đe doạ đến môi trường kinh doanh lành mạnh, tác động đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế, làm cạn kiệt ngân sách Từ

đó làm cho các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư nước ngoài sẽ ngần ngại đầu tư vào Việt Nam Do đó thị trường đầu tư của Việt Nam sẽ không phát triển, không phát huy được nội lực, không thể thực hiện được công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

2.Kiểm soát giao dịch tư lợi và bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số

Trang 7

2.1. Những quy định của pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi góp phần bảo vệ

quyền lợi cổ đông thiểu số

Vần đề giao dịch tư lợi tuy không được Luật doanh nghiệp quy định một cách rõ ràng cụ thể tại một điều luật Nhưng Luật doanh nghiệp đã có những quy định nhằm hướng tới kiểm soát các giao dịch tư lợi trong công ty cổ phần

2.1.1. Những quy định về đối tượng bị kiểm soát

- Các giao dịch liên quan đến tài sản có giá trị lớn của doanh nghiệp

Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2 điều 162 Luật Doanh nghiệp 2014

“những giao dịch có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác phải được Đại hội đồng cổ đông, thông qua (Khoản 3 điều 162 Luật Doanh nghiệp 2014) Đối với các giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác phải được Hội đồng quản trị chấp thuận”

Những tài sản có giá trị lớn ảnh hưởng rất lớn đến việc tồn tại của một công

ty, do đó Luật doanh nghiệp quy định những giao dịch này phải được ĐHĐCĐ hay HĐQT quyết định mà không phải trao quyền cho người đại diện của công ty quyết định Việc quy định này nhằm ngăn chặn người đại diện hợp pháp có thể nảy sinh ý đồ tư lợi, san sẻ lợi ích của công ty vào túi riêng của họ gây thiệt hại lớn về tài sản cho công ty và chủ nợ, thành viên khác của công ty Cơ chế trên, nếu được sử dụng hợp lý, sẽ buộc cổ đông lớn phải tính đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của cổ đông thiểu số, giúp cổ đông thiểu số có cơ hội ảnh hưởng đến các quyết định của công ty; qua đó, cân bằng được mối quan hệ lợi ích với cổ đông lớn, bảo vệ hợp lý các quyền và lợi ích của cổ đông thiểu số

- Các giao dịch giữa công ty với những người có liên quan

Theo quy định tại khoản 1 điều 162 Luật Doanh nghiệp 2014 thì “Hợp đồng giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Đại hồi đồng cổ đông

Trang 8

hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận: Cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông

sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ; Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ; Doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 159 Luật này”

Như vậy nếu cơ chế trên được tuân thủ một cách đúng đắn, sẽ buộc cổ đông lớn phải tính đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của cổ đông thiểu số, lợi ích chung của cả công ty; kiểm soát các cổ đông này lợi dụng quyền hạn của mình để hòng trục lợi; góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích của cổ đông thiểu số

2.1.2. Những quy định về điều kiện và tiêu chuẩn của người tham gia quản lý doanh

nghiệp

Người tham gia quản lý doanh nghiệp là những người điều phối các hoạt động của doanh nghiệp, cũng chính là người trực tiếp hoặc gián tiếp có quyền trong việc thiết lập các giao dịch của doanh nghiệp với các chủ thể khác Vì yếu tố lợi ích trong các giao dịch, xuất phát từ ý chí chủ quan của người quản lý công ty tham gia giao dịch, bằng thẩm quyền của mình những người này có thể lạm dụng

để tư lợi cho mình, áp đặt ý chí cá nhân vào ý chí của pháp nhân

Từ nguy cơ này, Luật doanh nghiệp đã đưa ra các điều kiện và tiêu chuẩn

cơ bản để trở thành người quản lý của công ty và được quy định tại các Điều 65, Điều 151 LDN 2014

Chẳng hạn như, đối với thành viên độc lập Hội đồng quản trị theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 134 của Luật này phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

- Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó

- Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định;

Trang 9

- Không phải là người có vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;

- Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty;

- Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó

Hay điều kiện đối với Giám đốc (Tổng giám đốc) thì đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệGiám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi,

mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó

Ngoài ra người quản lý công ty còn phải tuân theo quy định tại khoản 2 điều 18 LDN“tổ chức cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam”

2.1.3 Quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý của người quản lý công

ty

Khi ở vị trí quản lý trong công ty, người quản lý đã được hưởng nhiều lợi ích: lợi ích kinh tế; lợi ích chính trị, tinh thần… Với những lợi ích nhận được cũng như những quyền hạn được trao thì người quản lý phải có trách nhiệm thực hiện các công việc vì lợi ích của công ty Ràng buộc trách nhiệm là một công cụ để cổ đông kiểm soát vốn đầu tư của họ nên pháp luật đặc biệt chú trọng điều này Bởi nhà đầu tư thường không trực tiếp đứng ra quản lý sử dụng vốn đầu tư của mình đặc biệt là những nhà đầu tư nhỏ lẻ mà nó được trao cho một số người quản lý thay mặt họ nắm quyền quản lý Nhằm kiểm soát những giao dịch của công ty do người quản lý thực hiện tránh nguy cơ trục lợi từ người quản lý, Luật Doanh

Trang 10

nghiệp 2014 đã có những quy định về trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của người quản lý

- Nghĩa vụ cẩn trọng và trung thành

Nghĩa vụ này được quy định cụ thể tạiĐiều 160 về trách nhiệm của người quản lý công ty, theo đó thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có trách nhiệm sau đây:

• Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo đúng quy định của Luật này, pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

• Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty;

• Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không sử dụng thông tin, bí quyết,

cơ hội kinh doanh của công ty, địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

• Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có phần vốn góp, cổ phần chi phối; thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty

- Công khai các lợi ích liên quan

Tại Khoản 2, Điều 159 Luật Doanh nghiệp 2014 cũng đã có quy định vềcông khai các lợi ích liên quan Cụ thể, trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác chặt chẽ hơn, việc công khai hóa lợi ích và người có liên quan của công ty thực hiện theo quy định sau đây:

Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty phải kê khai các lợi ích liên quan của họ với công

ty, bao gồm:

• Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà họ có sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần; tỷ lệ và thời điểm sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần đó;

Trang 11

• Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà những người có liên quan củahọ cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng phần vốn góp hoặc cổ phần trên 10% vốn điều lệ;

-Trách nhiệm giải trình

Để hạn chế những xung đột, mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân, và lợi ích công

ty có thể xảy ra khi người quản lý thực hiện các giao dịch, Luật Doanh nghiệp có quy định tại Điều 159 khoản 5 như sau:Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để thực hiện công việc dưới mọi hình thức trong phạm vi công việc kinh doanh của công ty đều phải giải trình bản chất, nội dung của công việc đó trước Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và chỉ được thực hiện khi được đa số thành viên còn lại của Hội đồng quản trị chấp thuận; nếu thực hiện mà không khai báo hoặc không được sự chấp thuận của Hội đồng quản trị thì tất cả thu nhập có được từ hoạt động đó thuộc về công ty

2.1.4. Quy định về kiểm soát nội bộ công ty

Để kiểm soát hiệu quả các giao dịch tư lợi, pháp luật doanh nghiệp cũng có những quy định về tổ chức quản lý công ty theo hướng có sự phân công các nhiệm

vụ, chức năng cho từng cơ quan khác nhau, đặc biệt là việc xây dựng cơ chế kiểm soát nội bộ công ty Việc kiểm soát này được thực hiện thông qua Ban kiểm soát của công ty (nếu công ty lựa chọn mô hình có BKS) hay quy định ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội

bộ trực thuộc Hội đồng quản trị( đối với mô hình công ty không có BKS) Luật Doanh nghiệp 2014 đã có những quy định cụ thể về hoạt động của BKS từ Điều

163 đến Điều 169

Có thể nói những quy định về quyền, nghĩa vụ của BKS, điều kiện tiêu chuẩn thành viên BKS, thù lao của thành viên BKS…hay quy định về thành viên độc lập trong HĐQT đều có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế và phát hiện kịp thời các giao dịch tư lợi trong công ty cổ phần

2.1.5.Quy định về công khai hóa thông tin

Trang 12

Pháp luật đã có quy định chặt chẽ chế độ công khai hóa thông tin của công

ty, cho phép mọi người trong đó có các thành viên, cổ đông đều có quyền được biết về những thông tin liên quan đến công ty Vấn đề này được quy định tại Điều 171 LDN về công khai thông tin công ty cổ phần, cụ thể:

- Công ty cổ phần phải gửi báo cáo tài chính hằng năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật về kế toán và pháp luật có liên quan

- Công ty cổ phần công bố trên trang thông tin điện tử (nếu có) của mình các thông tin sau đây:Điều lệ công ty;Sơ yếu lý lịch, trình độ học vấn và kinh nghiệm nghề nghiệp của các thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty;Báo cáo tài chính hằng năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua;Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động hằng năm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát

- Công ty cổ phần không phải là công ty niêm yết phải thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty có trụ sở chính chậm nhất 03 ngày sau khi

có thông tin hoặc có thay đổi các thông tin về họ, tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ thường trú, số cổ phần và loại cổ phần của cổ đông là cá nhân nước ngoài; tên,

mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số cổ phần và loại cổ phần và họ, tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ thường trú người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài

- Công ty cổ phần đại chúng thực hiện công bố, công khai thông tin theo quy định của pháp luật về chứng khoán Công ty cổ phần mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ công bố, công khai thông tin theo quy định tại Điều 108 và Điều 109 của Luật này

2.1.6. Những quy định về xử lý vi phạm trong các giao dịch vì mục đích tư lợi

Để kiểm soát hiệu quả các giao dịch có khả năng tư lợi, không thể không nói đến cơ chế xử lý vi phạm trong giao kết và thực hiện giao dịch tư lợi Rất đơn giản để hiểu điều này, bởi một hành vi sai trái nếu không có chế tài xử lý thì nó có

Trang 13

thể sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai Đồng thời, nếu chế tài xử lý không thích đáng, phù hợp sẽ không có tính răn đe, đôi khi còn phản tác dụng Đối với các giao dịch có khả năng tư lợi cũng vậy Pháp luật đưa ra các chế tài để xử lý hành

vi vi phạm trong giao kết và thực hiện các giao dịch có khả năng tư lợi Cụ thể là tại khoản 4 điều 162 Luật doanh nghiệp 2014:

“Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật khi được ký kết hoặc thực hiện mà chưa được chấp thuận theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 162, gây thiệt hại cho công ty; người ký kết hợp đồng, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có liên quan phải liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó”

Với những quy định trên đây, có thể nói Luật doanh nghiệp đã xác lập được

cơ chế để kiểm soát các giao dịch tư lợi trong công ty Nếu kiểm soát tốt các giao dịch tư lợi thì sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi của các cổ đông, thành viên trong công ty đặc biệt là cổ đông thiểu số Bởi lẻ cổ đông thiểu số là những người yếu thế trong công ty, là những “ông chủ thấp cổ bé họng”, không trực tiếp giám sát các hoạt động của công ty Hơn nữa với đặc điểm là hình thức công ty đối vốn điển hình, công ty cổ phần là một chơi công bằng và bình đẳng của những người tham gia (những cổ đông) Khi góp vốn vào công ty, các cổ đông cùng hưởng lợi

và cùng chịu rủi ro theo tỷ lệ vốn góp của mình trong công ty Tính bình đẳng của

“cuộc chơi” thể hiện ở chỗ cổ đông góp vốn nhiều thì hưởng lợi nhiều, thành viên góp vốn ít thì hưởng lợi ít Mục đích của các cổ đông khi góp vốn để thành lập công ty là thông qua hoạt động kinh doanh của công ty họ sẽ sử dụng một cách hiệu quả nhất số vốn của mình Họ sở hữu và được hưởng lợi công ty tương ứng với phần vốn góp của mình trong công ty, và được phân chia lợi nhuận cũng như chịu nghĩa vụ về tài sản tương ứng với phần vốn đó Thế nhưng, nếu xảy ra giao dịch tư lợi, tài sản của công ty bị chảy dần vào túi một hoặc một nhóm cổ đông có vốn góp chi phối, có địa vị (cổ đông lớn) thậm chí chảy vào túi của người không

Ngày đăng: 29/11/2016, 15:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w