1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Slide tổng quan về rủi ro tài chính (bài giảng quản trị rủi ro tài chính)

44 764 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 416,72 KB

Nội dung

- Không thích rủi ro risk taker: đặc tính của một nhà đầu tư không ưa thích rủi ro và không chấp nhận nhiều rủi ro hơn nếu không nhận thêm một tỷ suất sinh lợi bổ sung phần bù rủi ro 17

Trang 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1

Trang 2

Nội dung

• Khái niệm rủi ro

• Phân loại rủi ro

• Quản trị rủi ro

• Các thuật ngữ quan trọng

Trang 4

Khái niệm rủi ro

Theo Wikipedia.org:

- Truyền thống: rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.

- Hiện đại: rủi ro (risk) là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực Rủi ro có thể mang đến

Trang 5

Khái niệm rủi ro

5

ISO 31000:2009

Rủi ro là những tác động (effect) của những điều không chắc chắn (uncertainty) đến việc đạt được những mục tiêu (objectives) của tổ chức

Trang 6

Phân loại rủi ro

đi vay

RR người phát hành công cụ nợ

Trang 7

Rủi ro thị trường

• Rủi ro giá chứng khoán

• Rủi ro lãi suất

• Rủi ro tỷ giá

• Rủi ro giá hàng hóa

7

Trang 8

Rủi ro giá chứng khoán

Trang 9

Rủi ro lãi suất

9

Trang 10

Rủi ro tỷ giá

Trang 11

Rủi ro giá hàng hóa

11

Trang 12

Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là khả năng không chi trả được nợ của người đi vay đối với người cho vay khi đến hạn phải thanh toán Luôn là người cho vay phải chịu rủi ro khi chấp nhận một hợp đồng cho vay tín dụng

Trang 13

Rủi ro tác nghiệp

- Theo Basel II:

Rủi ro tác nghiệp là rủi ro xảy ra tổn thất trực tiếp hay gián tiếp do các quy trình, con người và hệ thống nội bộ không đạt yêu cầu hoặc thất bại hay do các sự kiện bên ngoài Rủi ro tác nghiệp bao gồm cả rủi ro pháp lý nhưng loại trừ rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín.

13

Trang 14

Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản là rủi ro xảy ra khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, không đáp ứng được tiền mua hàng hóa, không thanh toán được các chi phí cần thiết cho doanh nghiệp

Trang 15

Rủi ro uy tín

Rủi ro uy tín là rủi ro mà công ty phải đối mặt trong trường hợp bị mất uy tín, lòng tin, mức độ tín nhiệm của nhà đầu tư và khách hàng vào công ty bị giảm sút do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan

15

Trang 16

Rủi ro danh tiếng

Rủi ro danh tiếng là rủi ro tổn thất xảy ra liên quan đến danh tiếng của công ty, từ thương hiệu cho đến hình ảnh chung của công ty

Trang 17

Khẩu vị rủi ro (Risk appetite)

- Không quan tâm rủi ro (risk neutral): chỉ đặc tính nhà đầu tư

không quan tâm đến đầu tư

- Thích rủi ro (risk averse): Sẵn sàng chấp nhận rủi ro với kỳ vọng

là sự biến động sẽ theo chiều hướng có lợi

- Không thích rủi ro (risk taker): đặc tính của một nhà đầu tư

không ưa thích rủi ro và không chấp nhận nhiều rủi ro hơn nếu không nhận thêm một tỷ suất sinh lợi bổ sung (phần bù rủi ro)

17

Quản trị rủi ro

Trang 19

Quản trị rủi ro

19

Trang 20

Quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là nỗ lực nhằm xác định, đo lường, theo dõi, giám sát và quản lý mức độ rủi ro mà công ty mong muốn, nhận diện mức độ rủi ro hiện nay mà công ty phải gánh chịu, theo đó sử dụng các công cụ phái sinh và công cụ tài chính để điều chỉnh mức độ rủi ro cho phù hợp với mục tiêu đầu tư

Trang 21

Quản trị rủi ro

Công tác quản trị rủi ro của một tổ chức:

 Không chỉ thuộc trách nhiệm của riêng bộ phận Quản lý rủi ro

 Liên quan đến toàn bộ hoạt động của tổ chức đó: quản trị điều hành (overall governance), xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch (strategy and planning), quản lý (management), quy trình báo cáo (reporting processes), các chính sách (policies), các giá trị (values) và văn hóa (culture)

21

Trang 22

Chức năng của quản trị rủi ro

• Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro và khẩu vị rủi ro;

• Xác định các rủi ro hiện hành, rủi ro chưa phát hiện và các rủi ro mới;

• Xây dựng chính sách, quy chế, quy trình, thủ tục, hạn mức và cơ chế kiểm soát rủi ro;

• Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý, hệ thống đo

Trang 23

Chức năng của quản trị rủi ro

• Giám sát đảm bảo việc tuân thủ quy định và hạn mức đặt ra;

• Đào tạo nhân viên, cập nhật về quản lý rủi ro và tự đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro;

• Báo cáo kết quả giám sát rủi ro

23

Trang 24

Nguyên tắc của quản trị rủi ro

• Quản trị rủi ro được gắn với hoạt động quản trị tổng thể, thường xuyên, liên tục và xuyên suốt trong toàn hệ thống

• Quản trị rủi ro phải theo thông lệ quốc tế và được chuẩn hóa

• Quản trị rủi ro đối với tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, không loại bỏ bất kỳ lĩnh vực nào

Trang 25

Nguyên tắc của quản trị rủi ro

• Mục tiêu của quản trị rủi ro không phải là để giảm thiểu rủi ro

về mức bằng không mà là tối ưu hóa quan hệ đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi; rủi ro phải được quản lý, không phải loại bỏ rủi ro; rủi ro đến do sự lựa chọn chứ không phải tình cờ

25

Trang 26

Quy trình quản trị rủi ro

Nhận biết

Đo lường Kiểm soát và xử lý

Trang 27

Đo lường rủi ro

Độ lớn của rủi ro = Mức độ biến đổi tỷ suất lợi nhuận

= Biên độ dao động tỷ suất lợi nhuận

27

Trang 28

Đo lường rủi ro

- Xác suất: là khả năng xảy ra (probability) một biến cố nào đó

đã được dự tính

- Xác suất là tần suất xảy ra/xuất hiện biến cố đó

- Ví dụ: khi chúng ta đầu tư vào một cổ phiếu nào đó thì kết quả đầu tư của chúng ta có khả năng xảy ra các trường hợp sau: lãi, lỗ, hòa vốn

Trong trường hợp này:

Trang 29

Đo lường rủi ro

- Phân phối xác suất: là một danh mục các biến cố có thể xảy

ra và khả năng xảy ra mỗi biến cố

Trang 30

Độ lớn rủi ro

Các bước đo lường rủi ro:

 Tính tỷ suất lợi nhuận (suất lời) bình quân hay suất lời kỳ vọng

 Tính phương sai: tổng bình phương các sai lệch giữa suất lời trong mẫu với suất lời kỳ vọng

 Tính độ lệch chuẩn: căn bậc hai của phương sai

 Tính hệ số biến thiên: tỉ số giữa độ lệch chuẩn và suất lời kỳ vọng

Trang 31

Tỷ suất lợi nhuận bình quân

31

Tỷ suất lợi nhuận bình quân là suất sinh lời trung bình có thể đạt được từ hoạt động đầu tư, nói khác đi, nó là giá trị trung bình trọng số của những kết quả có thể xảy ra

Trang 34

Hệ số biến thiên CV

(Coefficient of Variation)

• Là tỷ số giữa độ lệch chuẩn với suất sinh lời kỳ vọng

• Số đo rủi ro về mặt tương đối

Trang 35

Ví dụ:

Hai dự án A và B có lợi nhuận kỳ vọng được trong bảng sau:

Xác định: độ lệch chuẩn, phương sai và hệ số biến thiên của hai dự án trên? Dự án nào có mức độ rủi ro cao hơn? 35

Trang 36

Thị trường phái sinh

Thị trường tiền mặt (cash market) hoặc thị trường giao ngay (spot market) là nơi việc mua và bán đòi hỏi hàng hóa hoặc chứng

khoán phải được giao nhận hoặc là ngay lập tức hoặc chỉ ít lâu sau

đó Việc thanh toán cũng thường được thực hiện tức thời

Thị trường các công cụ phái sinh (Derivative) là các thị trường

dành cho các công cụ mang tính hợp đồng mà thành quả của chúng được xác định trên một công cụ hoặc một tài sản khác (tài sản cơ

Trang 37

Thị trường phái sinh

Các sản phẩm phái sinh (Derivative Securities) là những công cụ

được phát hành trên cơ sở những tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu, và hàng hóa (gọi là tài sản cơ sở - Underlying Assets.), nhằm mục đích phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận

37

Trang 38

Thị trường phái sinh

Vai trò:

- Hạn chế rủi ro ( Hedge risks)

- Dự báo thị trường (speculate)

- Tìm kiếm lợi nhuận

Trang 39

Thị trường phái sinh

Trang 41

Các thuật ngữ quan trọng

- Tài sản cơ sở (underlying asset) là tài sản mà giá của các sản

phẩm phái sinh phụ thuộc vào Tài sản cơ sở có thể là: hàng hoá, cổ phiếu phổ thông và các chỉ số chứng khoán, các loại chứng khoán có thu nhập cố định, ngoại tệ, các sản phẩm phái sinh

41

Trang 42

Tài sản cơ sở (underlying asset)

Trang 43

Các thuật ngữ quan trọng

Bán khống (short sale hoặc shorting)

- Bán khống là bán cổ phiếu nhưng không thực sự nắm giữ cổ phiếu Bên bán có thể vay cổ phiếu từ người môi giới

- Người bán khống làm như thế để đề phòng giá giảm, vào lúc mà người bán khống mua lại cổ phiếu với giá thấp hơn, thu được lợi nhuận và hoàn trả cổ phiếu lại cho người môi giới

43

Trang 44

Bán khống (short sale hoặc shorting)

- Việc thiết lập một vị thế bán sẽ tạo ra một khoản nợ Người bán khống có nghĩa vụ phải mua lại cổ phiếu vào một ngày nào

đó và hoàn trả lại cho người môi giới

- Không giống như một khoảng vay thông thường, trong đó người đi vay biết chính xác số tiền phải trả cho người cho vay, người bán khống không biết chính xác được là họ phải trả bao nhiêu tiền để mua lại cổ phiếu Điều này đã tạo ra một loại rủi ro

Ngày đăng: 29/11/2016, 14:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w