1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng và giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nam Việt chi nhánh Huế

100 257 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 830,28 KB

Nội dung

Kết cấu của đề tài được mô tả tổng quan như sau: - Phần I: Đặt vấn đề - Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu gồm có 3 chương Chương 1: Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hoạt động t

Trang 1

cảm ơn quý Thầy Cô giáo trường Đại học Kinh Tế Huế đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo PGS.TS Trịnh Văn Sơn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Đồng thời, em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành của mình đến các anh chị phòng Quan hệ khách hàng và tập thể cán bộ Ngân hàng Thương Mại cổ phần Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ nhiệt tình, trao đổi và truyền đạt cho em nhiều kinh nghiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập.

Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm bản thân cũng như kiến thức chuyên môn nên đề tài không tránh khỏi có những thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự thông cảm, chỉ bảo và đóng góp ý kiến của quý thầy cô, cơ quan và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Kiều Linh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ix

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Cấu trúc đề tài 2

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 4

1.1 Lý luận cơ bản về tín dụng 4

1.1.1 Tín dụng ngân hàng và vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng 4

1.1.1.1 Khái niệm và bản chất của tín dụng NH 4

1.1.1.2 Phân loại tín dụng NH 4

1.1.1.3 Vai trò của tín dụng NH 5

1.1.1.4 Quy trình tín dụng 6

1.1.2 Rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng 8

1.1.2.1 Khái niệm về rủi ro và rủi ro tín dụng ngân hàng 8

1.1.2.2 Đặc điểm rủi ro tín dụng ngân hàng 9

1.1.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng 9

1.1.2.4 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng Ngân hàng 10

1.1.2.5 Những thiệt hại gây ra từ rủi ro tín dụng Ngân hàng 12

1.1.2.6 Dấu hiệu nhận biết rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng 13

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

1.2.1 Khái quát về HTKSNB 16

1.2.1.1 Khái niệm HTKSNB 16

1.2.1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của HTKSNB 16

1.2.1.3 Các bộ phận cấu thành HTKSNB 17

1.2.1.4 Sự cần thiết của HTKSNB đối với hoạt động tín dụng 19

1.2.1.5 Những hạn chế của HTKSNB 20

1.2.2 Kiểm soát nội bộ trong quy trình tín dụng 21

1.2.2.1 Khái niệm về Hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng 21

1.2.2.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng 21

1.2.2.3 Các hoạt động kiểm soát 21

1.2.2.4 Nội dung kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng 24

1.2.3 Các yếu tố đánh giá chất lượng công tác kiểm soát hoạt động tín dụng 24

1.2.3.1 Khả năng nhận biết, đánh giá, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 24

1.2.3.2 Mức độ thường xuyên, liên tục của hoạt động kiểm soát 25

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác kiểm soát hoạt động tín dụng 25

1.2.4.1 Các yếu tố từ phía khách hàng 25

1.2.4.2 Những yếu tố từ phía ngân hàng 26

CHƯƠNG II: KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NAM VIỆT CHI NHÁNH HUẾ 28

2.1 Giới thiệu chung về NH TMCP Nam Việt 28

2.1.1 Sự ra đời và phát triển của NH TMCP Nam Việt 28

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NH TMCP Nam Việt 29

2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy 29

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 30

2.1.3 Tình hình lao động 31

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Nam Việt 31

2.2 Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng 34

2.2.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn 34

2.2.2 Tình hình huy động vốn 37 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

2.2.5 Các sản phẩm tín dụng của NH 41

2.2.5.1 Sản phẩm tín dụng cho Khách hàng cá nhân 41

2.2.5.2 Sản phẩm tín dụng cho khách hàng DN 42

2.3 Thực trạng công tác Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng ngân hàng Nam Việt 42

2.3.1 Các quy định nội bộ trong hoạt động tín dụng 42

2.3.1.1 Phân cấp phân quyền phê duyệt hạn mức tín dụng 42

2.3.1.2 Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng 43

2.3.1.3 Quy định về bảo đảm tiền vay 44

2.3.1.4 Quy trình tín dụng 45

2.3.1.5 Quy định về nguyên tắc xác định hạn mức tín dụng cấp cho khách hàng 51

2.3.2 Kiểm soát nội bộ trong quy trình tín dụng 51

2.3.2.1 Mục tiêu của Kiểm soát hoạt động tín dụng 51

2.3.2.2 Yêu cầu kiểm soát 52

2.3.2.3 Phạm vi kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng 52

2.3.2.4 Phương pháp kiểm soát hoạt động tín dụng 52

2.3.2.5 Nội dung kiểm soát hoạt động tín dụng 52

2.3.2.6 Kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng.58 2.3.2.7 Những ưu điểm và tồn tại của Hệ thống KSNB hoạt động tín dụng trong NH Nam Việt 60

2.3.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH Nam Việt 65

2.3.3.1 Tình hình nợ quá hạn 65

2.3.3.2 Những tồn tại và hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại NH Nam Việt chi nhánh Huế 65

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN HTKSNB VÀ NGĂN NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH NAM VIỆT 77

3.1 Sự cần thiết phải tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NH Nam Việt 77 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

3.1.2 Định hướng chiến lược phát triển trung và dài hạn 77

3.2 Đánh giá những kết quả và hạn chế trong công tác KSNB tín dụng tại Ngân Hàng 78

3.3 Giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng và ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại NH Nam Việt chi nhánh Huế 79

3.3.1 Nhóm các giải pháp vĩ mô 79

3.3.1.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng NH 79

3.3.1.2 Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng và các rủi ro ngân hàng của bộ máy thanh tra Ngân hàng Nhà nước 79

3.3.1.3 Hoàn thiện công tác cung cấp thông tin 80

3.3.2 Các giải pháp đối với ngân hàng 80

3.3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát 80

3.3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc ngăn ngừa, kiểm soát, quản lý rủi ro tín dụng 81

3.3.2.3 Không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 84

3.3.2.4 Nâng cao chất lượng tín dụng 85

3.3.2.5 Nhóm giải pháp hạn chế tổn thất khi xảy ra rủi ro tín dụng 85

3.3.3 Các giải pháp đối với doanh nghiệp 86

3.3.3.1 Chú trọng công tác lập BCTC 86

3.3.3.2 Nâng cao trình độ, kiến thức quản lý và điều hành 86

3.3.3.3 Ngăn ngừa các hành vi lừa đảo của khách hàng 87

3.3.3.4 Có biện pháp phạt lãi suất nặng đối với khách hàng thường xuyên trễ hạn thanh toán lãi 87

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88

1 Kết luận 88

2 Kiến nghị 89

2.1 Đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt 89

2.2 Đối với Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt tại Huế 89

2.3 Đối với những đề tài nghiên cứu tiếp theo 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

 SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Phân loại rủi ro tín dụng 10

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy 29

Sơ đồ 2.2 Quy trình cho vay của Ngân hàng Nam Việt 50

 SƠ ĐỒ

Đồ thị 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua các năm 34

Đồ thị 2.2 Tình hình tài sản nguồn vốn qua các năm 36

Đồ thị 2.3 Tình hình tổng dư nợ và nợ quá hạn qua các năm 40

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

Bảng 2.1 Quy mô và Cơ cấu lao động của ngân hàng 31

Bảng 2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2010-2012 32

Bảng 2.3 Tình hình Tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012 35

Bảng 2.4 Kết quả huy động vốn qua 3 năm (2010- 2012) 37

Bảng 2.5 Phân tích tình hình dư nợ theo thời gian 39

Bảng 2.6 Phân tích các chỉ số nợ 40

Bảng 2.7 Thẩm quyền phê duyệt tờ trình thẩm định TSBĐ 43

Bảng 2.8 Quy đổi mức điểm xếp hạng tín dụng khách hàng 44

Bảng 2.9 Bảng xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp rút gọn 75

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

TỪ VIẾT TẮT NỘI DỤNG

Trang 9

Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động kinhdoanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán, liên quan đến toàn bộ nên kinh tế vìvậy có rất nhiều rủi ro Đồng thời rủi ro trong hoạt động ngân hàng lại có xu hướngtập trung vào danh mục các khoản cho vay Tình trạng khó khăn về tài chính của ngânhàng thường phát sinh từ những khoản cho vay khó đòi, từ đó dẫn đến khả năng mấtthanh toán của ngân hàng do không thu hồi được vốn cho vay để thanh toán các khoảnhuy động đầu vào Trước những rủi ro và thách thức có liên quan chặt chẽ tới chấtlượng kiểm soát nội bộ, các NHTM không thể né tránh được mà phải đối mặt và tựtìm cho mình những giải pháp thiết thực phù hợp để nâng cao chất lượng kiểm soátnội bộ hoạt động tín dụng, hạn chế những rủi ro, tăng quy mô và chất lượng tín dụng,đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả Do đó, việc thiết kế một hệ thống kiểmsoát nội bộ hữu hiệu đối với hoạt động cho vay là vấn đề cấp thiết, góp phần quantrọng trong việc hạn chế thất thoát vốn tín dụng của ngân hàng Nhận thấy được vaitrò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động ngânhàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài

“Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng và giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Ngânhàng Nam Việt chi nhánh Huế” để làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình

Kết cấu của đề tài được mô tả tổng quan như sau:

- Phần I: Đặt vấn đề

- Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu (gồm có 3 chương)

Chương 1: Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng, rủi ro tíndụng, hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát hoạt động tín dụng nói riêng.Chương 2: Sơ lược về quá trình hình thành, phương hướng hoạt động của ngânhàng Nam Việt cũng như quá trình hình thành, phát triển của ngân hàng Nam Việt Chinhánh Huế Qua quá trình tìm hiểu thực tế, trình bày những vấn đề cơ bản của quytrình cho đồng thời nhận dạng các rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay, từ đó đisâu phân tích các hoạt động kiểm soát cơ bản đang áp dụng tại Chi nhánh

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện và tăng cường kiểm soát hoạtđộng cho vay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nam Việt Chi nhánh Huế

- Phần III: Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt là với các quốcgia đang phát triển như Việt Nam, Ngân hàng đã và đang trở thành khâu then chốttrong hệ thống kinh tế Việt Nam, bên cạnh những ưu điểm đạt được còn không ít hạnchế liên quan đến hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ Do vậy, đề tài này nhằm tìmhiểu cách thức kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng từ đó đưa ra biện pháp ngăn ngừarủi ro tín dụng

Như chúng ta đã biết, tín dụng là một trong những hoạt động chủ yếu đem lạinguồn thu chính cho Ngân hàng, nhưng đó cũng là loại hình nghiệp vụ phức tạp, tiềm

ẩn nhiều rủi ro, gian lận và nếu không có những biện pháp kiểm soát kịp thời sẽ gây ranhững tổn thất lớn, điều này đòi hỏi Ngân hàng phải hoàn thiện cho mình một cơ chếcho vay hợp lý gắn liền với các hoạt động kiểm soát thích hợp Hệ thống KSNB hữuhiệu sẽ bảo đảm tài sản của các NHTM được sử dụng một cách hợp lý, duy trì mức độtin cậy của thông tin tài chính và sự tuân thủ luật lệ, quy định, qua đó tạo niềm tin chokhách hàng, cổ đông, đối tác Tuy nhiên, trên thực tế, công tác kiểm soát nội bộ hoạtđộng tín dụng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế

Thêm vào đó, sự xuất hiện ngày càng nhiều các Ngân hàng nước ngoài và cácNgân hàng TMCP trong nước càng làm gia tăng sự cạnh tranh trên thị trường, điều đóđòi hỏi phải có những chính sách kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng chặt chẽ.Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống KSNB là rất cần thiết để hạn chế rủi rotrong kinh doanh, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác KSNB đặc biệt đối với hoạt độngtín dụng Ngân hàng cùng với kiến thức đã được trang bị trong gần 4 năm học tại nhà

trường, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng và

giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nam Việt chi nhánh Huế” làm

đề tài khóa luận tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tổng hợp và hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ

và rủi ro tín dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

- Tìm hiểu thực trạng việc kiểm soát hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NH NamViệt (sau đây viết tắt là NAVIBANK Huế) kết hợp với kiến thức học được để cónhững sự phân tích, so sánh, với thực tiễn hoạt động tại NH.

- Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực trạng để tìm ra những ưu điểm,nhược điểm, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểmsoát nội bộ và ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại NAVIBANK HUẾ

3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu công tác KSNB hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụngtại NH Nam Việt chi nhánh Huế

- Về nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu hệ thống KSNB hoạt động tín dụng và

các hoạt động kiểm soát chủ yếu nhằm hạn chế tối đa các rủi ro phát sinh đối với hoạtđộng tín dụng tại Chi nhánh

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp

lý luận và lý thuyết cơ bản làm cơ sở cho việc tìm hiểu thực trạng về HTKSNB hoạtđộng tín dụng từ đó đánh giá hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ hoạt động này

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn những nhân viên của Ngân hàng để tìmhiểu cách thức cũng như quy trình làm việc của họ, đồng thời kết hợp phương phápquan sát để tìm ra những hạn chế tồn tại trong thực tế

- Phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp này được sử dụng để tiến hànhphân tích, so sánh, xử lý số liệu, tổng hợp thông tin từ những tài liệu thô thu thập được

để đánh giá công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

Trang 12

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro tín dụng đối vớihoạt động tín dụng Ngân hàng

Chương 2: Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nam Việt

chi nhánh Huế

Chương 3: Giải pháp góp phần hoàn thiện KSNB và ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại

NH Nam Việt

Phần III: Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT

NỘI BỘ VÀ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

1.1 Lý luận cơ bản về tín dụng

1.1.1 Tín dụng ngân hàng và vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng

1.1.1.1 Khái niệm và bản chất của tín dụng NH

“Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hànghóa Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội Quan hệ tín dụngđược phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã Khi chế độ

tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, cũng là đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổi hànghóa Thời kỳ này, tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật -hàng hóa Về sau, tín dụng đã chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ.”

(wikipedia- http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ADn_d%E1%BB%A5ng#Kh.C3.A1i_ni.E1.BB.87m_t.C3.ADn_d.E1.BB.A5ng_ng.C3.A2n_h.C3.A0ng)

- Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng sử dụng vốn từ ngân hàng chokhách hàng trong 1 thời hạn nhất định với một chi phí nhất định (Nguyễn Minh Kiều,2008)

- Đặc điểm của tín dụng ngân hàng:

 Huy động vốn và cho vay vốn đều thực hiện dưới hình thức tiền tệ;

 Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay;

 Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phùhợp với quy mô phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa;

 Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn giữa các chủthể trong nền kinh tế

Trang 14

 Căn cứ vào thời hạn cho vay: Tín dụng ngắn hạn; Tín dụng trung hạn; Tíndụng dài hạn.

 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng gồm: Tín dụng không đảmbảo; Tín dụng có đảm bảo (Đối với các khách hàng không có uy tín cao đối với ngânhàng, khi vay vốn đòi hỏi phải có bảo đảm Sự đảm bảo này là căn cứ pháp lý để ngânhàng có thêm một nguồn thứ 2, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn)

 Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng: Tín dụng bằng tiền; Tín dụng bằngtài sản

 Căn cứ vào phương pháp hoàn trả gồm: Tín dụng trả góp; Tín dụng phi trảgóp; Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu (áp dụng kỹ thuật giải ngân sử dụng tài khoảnvãng lai)

 Căn cứ vào xuất xứ tín dụng gồm: Tín dụng trực tiếp; Tín dụng gián tiếp

 Tín dụng bằng chữ ký có các loại sau đây: Tín dụng chấp nhận; Tín dụngchứng từ

1.1.1.3 Vai trò của tín dụng NH

Nền kinh tế luôn tồn tại những chủ thể thừa vốn và chủ thể thiếu vốn Vì vậy,ngân hàng xuất hiện để giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng giữa các chủ thể trongnền kinh tế Ngân hàng đứng ra đi vay các chủ thể thừa vốn và cho vay lại các chủ thểthiếu vốn, gọi là tín dụng ngân hàng Có thể kể đến vai trò của tín dụng ngân hàngdưới các góc độ sau:

- Đối với nền kinh tế:

Tín dụng ngân hàng là kênh dẫn vốn quan trọng cho các chủ thể trong nền kinh

tế Thông qua đó, các nguồn lực trong xã hội được phân bổ sử dụng một cách hợp lý

và có hiệu quả, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển góp phần vào tăngtrưởng kinh tế nói chung

Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, từ đó kích thích quá trìnhtiết kiệm và gia tăng vốn đầu tư phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội

Tín dụng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa và luân chuyển tiền tệ Hoạtđộng tín dụng luôn chịu sự chi phối trực tiếp của chính sách phát triển kinh tế củaTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

chính phủ, vì vậy đã góp phần đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ trong nền kinh

tế thị trường, hạn chế thấp nhất sự ứ đọng vốn trong sản xuất kinh doanh, đẩy nhanhvòng quay vốn

- Đối với ngân hàng

Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính, chiếm tỉ trọng lớn nhất trongtổng tài sản có của ngân hàng và tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng thông qua thulãi vay Hơn nữa, hoạt động tín dụng càng lớn, ngân hàng càng có nhiều mối quan hệvới khách hàng, do vậy các sản phẩm của ngân hàng sẽ có khả năng phát triển hơn

Khi ngân hàng trung ương chỉ thị mở rộng đầu tư vốn vào một thành phần kinh tếhay một lĩnh vực, ngành nghề nào đó thì NH thương mại thông qua hoạt động tín dụng

để nới lỏng điều kiện cho vay đối với thành phần kinh tế đó Ta có thể nói, thông quahoạt động tín dụng này, Ngân hàng thương mại đã thực hiện chính sách tiền tệ màngân hàng trung ương chỉ thị

- Đối với khách hàng: thông qua tín dụng ngân hàng, các khách hàng có thể bổsung nguồn vốn thiếu hụt

Một quy trình tín dụng căn bản gồm các bước sau:

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn

Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng Nhìnchung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:

- Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng

- Khả năng sử dụng vốn vay

- Khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

Bước 3: Ra quyết định tín dụng

Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối vớimột hồ sơ vay vốn của khách hàng

Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:

- Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt

- Từ chối cho vay với một khách hàng tốt

Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầmthứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng

Bước 4: Giải ngân

Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tíndụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng

Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóahoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng

và đảm bảo khả năng thu nợ Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gâyphiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng

Bước 5: Giám sát tín dụng

Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế củakhách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng, để đảmbảo khả năng thu nợ

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng

(Theo giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - TS Nguyễn Minh Kiều)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

1.1.2 Rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng

1.1.2.1 Khái niệm về rủi ro và rủi ro tín dụng ngân hàng

Theo trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổnthất mất mát, nguy hiểm Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực

tế so với lợi nhuận dự kiến Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy

ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại

và phát triển của một doanh nghiệp

Theo trường phái hiện đại, rủi ro (risk) là sự bất trắc có thể đo lường được, vừamang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mấtmát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội

(Nguồn Wikipedia:http://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BB%A7i_ro )

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh doanh đemlại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng nhưng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro rất lớn.Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro, theo đuổi lợi nhuận với rủi ro chấp nhậnđược là bản chất ngân hàng Rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếugây tổn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh ngân hàng

Có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng:

Theo Timothy W.Koch: Một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi ro xảy rakhi khách hàng sai hẹn - có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc và lãi theothỏa thuận Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốnxuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn

Theo Thomas P.Fitch: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay khôngthanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ.Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạtđộng cho vay của ngân hàng

Còn theo Henie Van Greuning - Sonja B rajovic Bratanovic: Rủi ro tín dụngđược định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc hoàn trảvốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng, đây là thuộc tính vốn cócủa hoạt động ngân hàng Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn

là không chi trả được toàn bộ điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ vàảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

Một trong những hoạt động chính của ngân hàng thương mại là hoạt động chovay nên rủi ro tín dụng là một nhân tố hết sức quan trọng, đòi hỏi các ngân hàng phải

có khả năng phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro hiệu quả vì nếu ngân hàng chấp nhậnnhiều khoản cho vay có rủi ro tín dụng cao thì ngân hàng có khả năng phải đối mặt vớitình trạng thiếu vốn hay tính thanh khoản thấp Điều này có thể làm giảm hoạt độngkinh doanh thu lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí phá sản

1.1.2.2 Đặc điểm rủi ro tín dụng ngân hàng

– Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, ngân hàngchuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng Rủi ro tín dụng xảy ra khi kháchhàng gặp những tổn thất và thất bại trong quá trình sử dụng vốn; hay nói cách khácnhững rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng là nguyên nhân chủ yếu gâynên rủi ro tín dụng của ngân hàng

– Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: Đặc điểm này biểu hiện ở sự

đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả của rủi ro tín dụng do đặctrưng ngân hàng là trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ Do đó khi phòng ngừa và

xử lý rủi ro tín dụng phải chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro, xuất phát từ nguyên nhân bảnchất và hậu quả do rủi ro tín dụng đem lại để có biện pháp phòng ngừa phù hợp

– Rủi ro tín dụng có tính tất yếu tức luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tíndụng của ngân hàng thương mại: Tình trạng thông tin bất cân xứng đã làm cho ngânhàng không thể nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ,điều này làm cho bất cứ khoản vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng Kinhdoanh ngân hàng thực chất là kinh doanh rủi ro ở mức phù hợp và đạt được lợinhuận tương ứng

1.1.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng

Tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu mà có cách phân loại rủi ro tín dụngphù hợp:

a) Căn cứ vào tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro:

- Rủi ro khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, ngườivay chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốn vay trongkhi người vay đã thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính sách

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

- Rủi ro chủ quan do nguyên nhân chủ quan của người đi vay và người cho vay vì

vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác

b) Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro:

Sơ đồ 1.1 Phân loại rủi ro tín dụng

Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là

do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng.Rủi ro giao dịch bao gồm: Rủi ro lựa chọn; Rủi ro bảo đảm; Rủi ro nghiệp vụ

Rủi ro danh mục là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạnchế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành: Rủi ro nội tại;Rủi ro tập trung

Ngoài ra, còn có nhiều hình thức phân loại khác nhau như phân loại căn cứ theo

cơ cấu các loại hình rủi ro, theo nguồn gốc hình thành, đối tượng sử dụng vốn vay…

1.1.2.4 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng Ngân hàng

Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro hay nói cách khác hoạt động ngânhàng luôn phải đối diện với rủi ro Vì vậy, nhận diện những nguyên nhân gây ra rủi rotín dụng giúp ngân hàng có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, giảm thiệt hại Có 3 nhómnguyên nhân cơ bản sau đây:

1.1.2.4.1 Nguyên nhân khách quan:

– Do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn…

– Tình hình an ninh, trong nước, trong khu vực bất ổn

Rủi rogiao dịch

Rủi rotín dụng

Rủi rodanh mục

Rủi ro

lựa chọn

Rủi robảo đảm

Rủi ronghiệp vụ

Rủi ronội tại

Rủi rotập trung

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

– Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất thăng bằng cán cânthanh toán quốc tế, tỉ giá hối đoái biến động bất thường.

– Môi trường pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô

1.1.2.4.2 Nguyên nhân chủ quan:

a) Về phía khách hàng:

– Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý

– Sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả

– Do kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu thụ được

– Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản

– Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo

– Do mất đoàn kết trong nội bộ Hội đồng quản trị, ban điều hành

b) Về phía ngân hàng:

– Chính sách tín dụng không hợp lý, quá nhấn mạnh vào mục tiêu lợi nhuận dẫnđến cho vay đầu tư quá liều lĩnh, tập trung nguồn vốn cho vay quá nhiều vào mộtdoanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế nào đó

– Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin khôngđầy đủ dẫn đến cho vay và đầu tư không hợp lý

– Do cạnh tranh của các ngân hàng mong muốn có tỷ trọng, thị phần cao hơncác ngân hàng khác

– Cán bộ tín dụng (CBTD) không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấphành đúng quy trình cho vay CBTD yếu kém về trình độ nghiệp vụ; cán bộ tín dụng viphạm đạo đức kinh doanh

– Định giá tài sản không chính xác; không thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lýcần thiết; hoặc không đảm bảo các nguyên tắc của tài sản đảm bảo là dễ định giá; dễchuyển nhượng quyền sở hữu; dễ tiêu thụ

Tóm lại, các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng rất đa dạng, có những nguyênnhân khách quan và những nguyên nhân do chủ thể tham gia quan hệ tín dụng Nhữngnguyên nhân chủ quan, do các chủ thể có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng vàngân hàng có thể kiểm soát được nếu có những biện pháp thích hợp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

1.1.2.5 Những thiệt hại gây ra từ rủi ro tín dụng Ngân hàng

– Đối với ngân hàng bị rủi ro do không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các loại phí)làm cho nguồn vốn ngân hàng bị thất thoát, trong khi ngân hàng vẫn phải chi trả tiềnlãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút, thậm chí nếu trầm trọnghơn thì có thể bị phá sản

– Đối với hệ thống ngân hàng:

Hoạt động của một ngân hàng trong một quốc gia có liên quan đến hệ thống ngânhàng và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế Do vậy nếu một ngânhàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫn đến mất khả năng thanh toán và phá sảnthì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu các ngân hàng và các bộ phậnkinh tế khác Nếu không có sự can thiệp kịp thời của NHNN và Chính phủ thì tâm lý

sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại cácNHTM làm cho các ngân hàng khác vô hình chung cũng rơi vào tình trạng mất khảnăng thanh toán

– Đối với nền kinh tế:

Ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu hút và bơm tiền chonền kinh tế, vì vậy rủi ro tín dụng gây nên sự phá sản một ngân hàng sẽ làm cho nền kinh

tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất ổn định và ngưng trệ, mất bình ổn về quan hệ cungcầu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng, tình hình an ninh chính trị bất ổn…

– Trong quan hệ kinh tế đối ngoại:

Làm ảnh hưởng đến vị thế và hình ảnh của hệ thống ngân hàng - tài chính quốcgia cũng như toàn bộ nền kinh tế của quốc gia đó

Tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở các mức

độ khác nhau: Nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi phải trích lập dự phòng,không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn gốc vàlãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn Nếu tình trạngnày kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêmtrọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng Chính vì vậy đòi hỏicác nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợpnhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

1.1.2.6 Dấu hiệu nhận biết rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng

Nhận diện rủi ro qua đó có những giải pháp tối ưu giúp ngân hàng ngăn ngừa và

xử lý các khoản tín dụng có vấn đề là khâu quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng.Sau khi khoản vay phát sinh và được phân loại, cán bộ tín dụng luôn phải theo dõi,giám sát khoản vay để nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo sau:

a) Nhóm các dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía khách hàng

Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng:

+ Có những dấu hiệu không muốn công khai tình hình tài chính cho ngân hànghoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính mà không đưa ra được nguyên nhân thuyếtphục Hoặc không thực hiện đầy đủ các qui định, vi phạm pháp luật trong quá trìnhquan hệ tín dụng

+ Thường xuyên phải xin ngân hàng gia hạn hoặc có dự giảm sút bất thường củatài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng hoặc thường xuyên gia tăng mức độ vay, yêu cầucác khoản vay quá nhu cầu dự kiến

+ Chậm thanh toán các khoản trả lãi khi đến hạn; thanh toán các nợ gốc khôngđầy đủ, đúng hạn

+ Đánh giá quá cao và không quản lí hợp lí tài sản thế chấp, hoặc không đánh giáđược giá trị thực của nó

+ Có dấu hiệu cho thấy khách hàng trông chờ các nguồn thu nhập bất thườngkhác, không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính

+ Khách hàng có dấu hiệu vay tại nhiều tổ chức khác nhau để đáp ứng nhu cầucủa mình, đặc biệt từ các đối thủ cạnh tranh của ngân hàng

+ Khách hàng chấp nhận vay với một lãi suất cao

Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính vàhoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng:

+ Có sự chênh lệch giữa doanh thu và lợi nhuận thực tế so với dự kiến mà không

có lí do hợp lí Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độhoạt động của khách hàng

+ Doanh nghiệp thay đổi thường xuyên ban điều hành, cơ cấu tổ chức

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

+ Có dấu hiệu cho thấy việc sử dụng vốn không đúng mục đích Hoặc phát hiệnviệc sử dụng vốn không thực sự hiệu quả như khảo sát ban đầu hay có dấu hiệu doanhnghiệp gặp khó khăn trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới.

+ Những thay đổi trong chính sách của nhà nước, của chính phủ tác động tớichính sách thuế, xuất nhập khẩu

+ Đối với khách hàng là tư nhân cá thể, có dấu hiệu người vay bị bệnh kéo dàihoặc chết

b) Nhóm các dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của ngân hàng:

Nhóm dấu hiệu này yêu cầu Ngân hàng phải thực hiện tốt công tác kiểm tra,kiểm soát nội bộ, cụ thể bao gồm:

+ Trong quá trình đánh giá khách hàng, Ngân hàng đã đánh giá không đúng vềmức độ rủi ro, khả năng tài chính của khách hàng

+ Cho vay mới với giá trị cao hơn nhưng không có thêm tài sản thế chấp

+ Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểmsoát cũng như nguồn vốn của Ngân hàng

+ Cán bộ thực hiện khoản vay một cách không hợp lí, bỏ qua các bước cần thiếttrong quy trình tín dụng, dựa phần nhiều giữa quan hệ khách hàng với mình

+ Chính sách tín dụng quá cứng nhắc hay lỏng lẻo để kẽ hở cho khách hàng lợi dụng.+ Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ cácquy định hiện hành về phê duyệt tín dụng

+ Có khuynh hướng cạnh tranh thái quá: giảm thấp lãi suất cho vay, phí dịch vụhay thực hiện chiến lược “giữ chân” khách hàng bằng các khoản tín dụng mới để họkhông quan hệ với các TCTD khác mặc dù biết rõ các khoản tín dụng sẽ cấp tiềm ẩnrủi ro cao

1.1.2.7 Căn cứ chủ yếu xác định mức độ rủi ro tín dụng

- Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không đượcphép và không đủ tiêu chuẩn để được gia hạn nợ

Hệ số nợ quá hạn =

Dư nợ quá hạn

x 100%

Tổng dư nợTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

- Phân loại nợ:

Theo điều 4 thông tư số 15/2010/TT-NHNN ngày 16/06/2010 của NHVN quyđịnh về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạtđộng của tổ chức tài chính quy mô nhỏ:

“Căn cứ vào thực trạng tài chính của khách hàng và/hoặc thời hạn thanh toán nợgốc và lãi vay, tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện phân loại nợ theo năm (05)nhóm như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thờihạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trảlãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theothời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợđược cơ cấu lại lần thứ hai;

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạnhoặc đã quá hạn.

Kiểm soát nội bộ theo định nghĩa của COSO: Là một quy trình chịu ảnh hưởngbởi Hội đồng quản trị, các nhà quản lý và các nhân viên khác của một tổ chức, đượcthiết kế để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý trong việc thực hiện các mục tiêu sau:

- Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động

- Tính chất đáng tin cậy của báo cáo tài chính

- Sự tuân thủ các luật lệ và quy định hiện hành

Còn theo Liên đoàn kế toán Quốc tế (IFAC), hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệthống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu sau: bảo vệ tàisản của đơn vị; bảo đảm độ tin cậy của các thông tin; bảo đảm việc thực hiện các chế

độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả của hoạt động

1.2.1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của HTKSNB

a) Mục tiêu:

 Mục tiêu kết quả hoạt động: Hiệu quả và hiệu năng hoạt động

- Sử dụng có hiệu quả các tài sản và các nguồn lực khác

- Hạn chế rủi ro

- Đảm bảo sự phối hợp, cùng làm việc của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp

để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp với hiệu năng và sự nhất quán

- Tránh được các chi phí không đáng có

 Mục tiêu thông tin: Độ tin cậy, tính hoàn thiện và cập nhật thông tin tài chính

Trang 26

- Thông tin gửi đến Ban TGĐ, HĐQT, các cổ đông và các cơ quan giám sát phải

có đủ chất lượng và tính nhất quán

- BCTC và các báo cáo quản lý khác được trình bày một cách hợp lý và dựa trêncác nguyên tắc kế toán đã được xác định rõ ràng

 Mục tiêu tuân thủ: Sự tuân thủ pháp luật và quy định Đảm bảo mọi hoạt động

của doanh nghiệp đều tuân thủ

- Các luật và quy định

- Các yêu cầu về giám sát

- Các chính sách và quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp

b) Nhiệm vụ:

- Ngăn ngừa các sai phạm trong hệ thống xử lý nghiệp vụ

- Phát hiện kịp thời các sai phạm trong quá trình xử lý nghiệp vụ

- Bảo vệ đơn vị trước những thất thoát có thể tránh

- Đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh doanh

1.2.1.3 Các bộ phận cấu thành HTKSNB

Dù có sự khác biệt đáng kể về tổ chức HTKSNB giữa các đơn vị vì phụ thuộcvào nhiều yếu tố như quy mô, tính chất, hoạt động, mục tiêu… nhưng bất kỳ HTKSNBnào cũng bao gồm 5 yếu tố sau: (cách phân chia do COSO đưa ra năm 1992 và đượcthừa nhận ở nhiều nơi như IFAC, AICPA…)

a) Môi trường kiểm soát:

Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một đơn vị, nó chi phối ý thứckiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị và là nền tảng đối với các bộ phận khác củaKSNB Các nhân tố chính thuộc về môi trường kiểm soát:

 Tính chính trực và giá trị đạo đức

 Đảm bảo về năng lực

 Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán

 Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý

Trang 27

b) Đánh giá rủi ro

Tất cả các hoạt động đang diễn ra trong đơn vị đều có thể phát sinh những rủi ro

và khó có thể kiểm soát hết tất cả những rủi ro đó Vì vậy, các nhà quản lý phải thậntrọng khi xác định và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro làm cho nhữngmục tiêu có thể không thực hiện được, và phải cố gắng kiểm soát những rủi ro này.Những nguyên nhân làm xuất hiện những rủi ro là:

- Những thay đổi trong cơ chế của tổ chức hoặc môi trường hoạt động.

- Sự thay đổi nhân sự

- Việc tiến hành nghiên cứu mới hoặc sửa đổi hệ thống thông tin.

- Sự tăng trưởng nhanh chóng của đơn vị.

- Sự sắp xếp lại tổ chức mới của đơn vị.

- Những thay đổi về kỹ thuật ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sản phẩm hoặc hệ

thống thông tin của đơn vị

- Những chương trình giới thiệu về lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, hoặc quá

trình sản xuất mới

- Mở rộng hoặc thanh lý hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị ở nước ngoài.

- Áp dụng nguyên tắc kế toán mới.

Ngoài việc nhận định những nguyên tắc như trên, các nhà quản lý nhất thiết phảiđánh giá những rủi ro trong phạm vi hoạt động kinh doanh của đơn vị, vì trong nhữngvấn đề kế toán tài chính và lập báo cáo có sự khác biệt rất lớn giữa các ngành (côngnghiệp, ngân hàng, bảo hiểm…), cũng như giữa các đơn vị cùng ngành

c) Hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm soát là những chính sách và thủ tục để đảm bảo cho các chỉ thịcủa nhà quản lý được thực hiện Các chính sách và thủ tục này giúp thực thi nhữnghành động với mục đích chính là giúp kiểm soát các rủi ro mà đơn vị đang hay có thểgặp phải Có nhiều loại hoạt động kiểm soát khác nhau có thể được thực hiện Nhữnghoạt động kiểm soát chủ yếu trong đơn vị gồm:

 Phân chia trách nhiệm đầy đủ

 Kiểm soát quá trình xử lý thông tin và các nghiệp vụ

 Kiểm soát hiện vật

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

 Kiểm tra độc lập việc thực hiện

 Soát xét lại việc thực hiện

d) Thông tin và truyền thông

Thông tin và truyền thông có nghĩa là các kế hoạch, môi trường kiểm soát, rủi ro,các hoạt động kiểm soát và các việc thực hiện chúng phải được báo cáo lên cấp trên,chuyển từ trên xuống dưới, ngang hàng, ngang cấp trong một DN

Thông tin và truyền thông gồm hai thành phần gắn kết với nhau Đó là hệthống thu nhận, xử lý, ghi chép thông tin và hệ thống báo cáo thông tin trong nội bộ

và bên ngoài

e) Hệ thống giám sát

Giám sát là bộ phận cuối cùng của KSNB, là một quá trình đánh giá chất lượngcủa hệ thống KSNB trong suốt thời kì hoạt động để có các điều chỉnh và cải tiến thíchhợp Giám sát có một vai trò quan trọng, nó giúp KSNB luôn duy trì sự hữu hiệu quacác thời kì khác nhau Quá trình giám sát được thực hiện bởi những người có tráchnhiệm nhằm đánh giá việc thiết lập và thực hiện các thủ tục kiểm soát Giám sát đượcthực hiện ở mọi hoạt động trong DN và theo hai cách: Giám sát thường xuyên và giámsát định kì

1.2.1.4 Sự cần thiết của HTKSNB đối với hoạt động tín dụng

Tín dụng là nghiệp vụ tạo ra thu nhập cho NHTM, nhưng đồng thời cũng là lĩnhvực chứa đựng nhiều rủi ro xuyên suốt từ lúc nhận hồ sơ cho đến khi cấp tín dụng và

cả khi tiến hành thanh lý chúng Một sai sót trong nghiệp vụ tín dụng có thể dẫn đếnnhững thiệt hại đáng kể cho ngân hàng Bên cạnh đó, CBTD có năng lực chuyên mônkém, không tuân thủ các quy trình và chính sách tín dụng cũng là nguyên nhân gây rarủi ro cho NH Thêm vào đó là sự xuất hiện những sản phẩm mới để giúp tăng tínhcạnh tranh và thu nhập cho NH cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro Rủi ro tín dụng sẽ kéo theonhững rủi ro khác, đặc biệt là những rủi ro về thanh khoản Khi một khoản vay bị thấtthoát sẽ kéo theo khả năng chi trả các khoản tiền gửi của khách hàng bị ảnh hưởng, đedọa đến tính an toàn và ổn định của toàn hệ thống cũng như đối với nền kinh tế và xãhội Chính vì vậy, việc thiết lập và vận hành thông suốt một hệ thống KSNB hoạt độngtín dụng là hết sức cần thiết

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

Một hệ thống KSNB vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như: Giảmbớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong sản xuất kinh doanh, chẳng hạn như sai sót vô tìnhgây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng giá thành, giảm chất lượng sảnphẩm Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộmcắp Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính Đảm bảomọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của tổ chức cũng nhưcác quy định của luật pháp Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu cácnguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông vàgây dựng lòng tin đối với họ trong các Công ty Cổ phần.

1.2.1.5 Những hạn chế của HTKSNB

Theo Th.S Lâm Thị Hồng Hoa (2002), một hệ thống KSNB hữu hiệu chỉ có thểhạn chế tối đa các sai phạm chứ không thể đảm bảo rủi ro, gian lận và sai sót khôngxảy ra Những hạn chế vốn có của hệ thống KSNB bao gồm:

- Ban Giám đốc thường xuyên yêu cầu chi phí của một thủ tục kiểm tra khôngvượt quá những lợi ích mà kiểm tra đó mang lại

- Phần lớn các KSNB thường tác động đến những nghiệp vụ lặp đi lặp lại màkhông có tác động đến những giao dịch bất thường

- Gian lận cũng có thể xảy ra do sự thông đồng giữa các nhân viên trong tổ chứcvới nhau hoặc với bên ngoài

- KSNB khó ngăn cản được gian lận và sai sót của người quản lý cấp cao Cácthủ tục kiểm soát là do người quản lý đặt ra, nó chỉ kiểm tra việc gian lận và sai sótcủa nhân viên Khi người quản lý cấp cao cố tình gian lận, họ có thể tìm cách bỏ quacác thủ tục kiểm soát cần thiết

- Bất kì một hoạt động kiểm soát trực tiếp nào của KSNB cũng phụ thuộc vàoyếu tố con người Con người là nhân tố gây ra sai sót từ những hạn chế xuất phát từbản thân như: vô ý, bất cẩn, sao lãng, đánh giá hay ước lượng sai, hiểu sai chỉ dẫn củacấp trên hoặc các báo cáo của cấp dưới

- Nhà quản lý lạm quyền: Nhà quản lý bỏ qua các quy định kiểm soát trong quátrình thực hiện nghiệp vụ có thể dẫn đến việc không kiểm soát được các rủi ro và làmcho môi trường kiểm soát trở nên yếu kém

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

- Những thay đổi của tổ chức, thay đổi quan điểm quản lý và điều kiện hoạt động

có thể dẫn đến những thủ tục kiểm soát không còn phù hợp

1.2.2 Kiểm soát nội bộ trong quy trình tín dụng

1.2.2.1 Khái niệm về Hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

Hệ thống KSNB hoạt động tín dụng là toàn bộ những chính sách, thủ tục, quychế KSNB do Ban giám đốc Ngân hàng thiết lập để đảm bảo rằng các nghiệp vụ tíndụng được thực hiện đúng đắn, hợp lý dựa trên nguyên tắc an toàn và hiệu quả, thựchiện các chính sách tín dụng, các định hướng của Ngân hàng trong từng thời kỳ, nhằmđạt được các mục tiêu như: ngăn ngừa những thiếu sót trong hệ thống xử lý nghiệp vụ,bảo vệ NH trước những thất thoát tài sản có thể tránh, đảm bảo việc thực hiện các kếhoạch kinh doanh

1.2.2.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

- Mục tiêu:

+ Chu trình xét duyệt tín dụng, giám sát tín dụng được thực hiện đầy đủ, kịp thời,

có hiệu quả, ngăn ngừa kịp thời những thiếu sót trong hệ thống xử lý

+ Rủi ro tín dụng được quản lý chặt chẽ nhằm ngăn ngừa thất thoát tài sản và có

dự phòng rủi ro hợp lý

+ Tài liệu, hồ sơ, các tài sản có liên quan đến nghiệp vụ được bảo đảm an toàn.+ Các dữ liệu cần thiết được thu thập, chuyển giao và xử lý một cách đầy đủ,chính xác, kịp thời giúp cho việc ra quyết định có chất lượng cao

- Nhiệm vụ:

+ Ngăn ngừa thiếu sót trong hệ thống xử lý nghiệp vụ

+ Bảo vệ NH trước những thất thoát tài sản có thể tránh được

+ Đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh doanh

1.2.2.3 Các hoạt động kiểm soát

a) Phê duyệt:

Cơ chế phê duyệt được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quy trình cho vay vàtất cả các đối tượng được quyền phê duyệt phải giữ 1 vị trí tương xứng với bản chất và

ý nghĩa của nghiệp vụ kinh tế đó

Trước tiên là phê duyệt chung: ví dụ như phê duyệt về lãi suất áp dụng trong ngày.Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

Phê duyệt cụ thể liên quan đến việc 1 cá nhân xét duyệt cụ thể cho từng nghiệp

vụ, bắt đầu từ lúc nhận giấy tờ đề nghị vay vốn của KH thì cần có sự xét duyệt về việcnhận hồ sơ đề nghị hay không, sau đó là phê duyệt về báo cáo đề xuất tín dụng

Qua giai đoạn thẩm định cho vay, phải có sự phê duyệt của cán bộ có thẩm quyềnviệc cho vay mới được tiến hành Việc giải ngân do đó cũng chỉ được tiến hành khi đã

có đủ chữ ký của người có thẩm quyền tương ứng, mỗi lần khách hàng rút vốn cần cóchữ ký của trưởng phòng tín dụng vào khế ước rút vốn Hoạt động phê duyệt nàynhằm giảm rủi ro cho các nghiệp vụ không được phép vẫn được thực hiện

b) Sử dụng các mục tiêu:

Sử dụng mục tiêu là đề ra các mục tiêu cụ thể để làm căn cứ thực hiện và kiểmtra việc thực hiện công việc Nếu có sự khác biệt với mục tiêu đã được thiết lập vớithực tế thì cần tìm hiểu nguyên nhân Sự khác biệt đó có thể là dấu hiệu của những saiphạm hay biểu hiện của kinh doanh kém hiệu quả Ngoài ra, nó còn khuyến khích nângcao hiệu quả công việc

 Chỉ thực hiện giải ngân khi việc cho vay đã được duyệt

 Kiểm tra đối chiếu trước khi giải ngân

 Kiểm tra việc sử dụng vốn vay sau khi giải ngân

 Quy định cụ thể việc bảo quản, sử dụng tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản vayTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

e) Đối chiếu:

 Đối chiếu nhu cầu vay với hạn mức tín dụng của khách hàng

 Đối chiếu sự khớp đúng của hồ sơ, chứng từ trước khi ghi sổ, nhập liệu

 Đối chiếu sự khớp đúng của thông tin trên hồ sơ chứng từ và người vay để giảingân đúng đối tượng

Đối chiếu TSBĐ khách hàng khai nhận với thực tế hiện có về hiện trạng, giá trị,quyền sở hữu

f) Hệ thống chứng từ sổ sách:

Chứng từ là bằng chứng chứng minh nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh đồng thờicũng là biểu hiện của quy trình nghiệp vụ thông qua chữ ký, số liên đã phát hành từquá trình luân chuyển qua các cá nhân, bộ phận liên quan Do đó, cần quan tâm đếncác vấn đề kiểm soát chứng từ sổ sách

g) Kiểm soát quá trình xử lý thông tin:

Kiểm soát đối tượng sử dụng:

- Đối tượng bên ngoài: Cá nhân không có trách nhiệm tiếp cận với phần mềm đềukhông có quyền truy cập vào hệ thống nếu không có sự chấp thuận và chỉ dẫn củangười quản lý hệ thống

- Đối tượng bên trong: Mỗi nhân viên được quyền tiếp xúc với phần mềm đều cómật khẩu truy cập riêng Phân quyền truy cập cho các đối tượng sử dụng hệ thống

Kiểm soát dữ liệu: Đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục; Dữ liệu gốc được lậpbởi người quản trị hệ thống; Giảm khoảng cách giữa thời gian phát sinh nghiệp vụ vàcập nhật ghi chép nghiệp vụ

h) Kiểm tra theo dõi:

Hoạt động kiểm tra theo dõi được thực hiện trong suốt quy trình cho vay, từ kiểmtra hồ sơ khách hàng về điều kiện vay, năng lực tài chính đến việc giải ngân dùng nhưcam kết trong hợp đồng tín dụng

Định kỳ phải tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình vốn vay, trả nợ vay cho NH,đôn đúc KH trả nợ khi đến hạn, quá hạn trả tiền gốc và lãi Kiểm tra, theo dõi việcthanh lý hợp đồng vay, chuyển nợ quá hạn, giải chấp TSBĐ…

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

1.2.2.4 Nội dung kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

Hoạt động kiểm soát được thực hiện qua 3 bước chủ yếu sau:

Một là, thiết lập các chính sách, quy trình cho những mục tiêu kiểm soát phảiđảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, đáp ứng được yêu cầu quản lý nhằm:giảm thiểu rủi ro, chống gian lận đem lại an toàn hiệu quả cho hoạt động tín dụng Cácchính sách, quy trình kiểm soát phải gắn kết với hoạt động tín dụng hàng ngày, vàtrong quy trình đó đã được cài đặt các chốt kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấpnhất từ việc chấp hành các văn bản pháp quy đến việc ban hành các chính sách, quychế, quy trình nội bộ phù hợp

Hai là, thực hiện các thủ tục kiểm soát tương ứng với các chính sách đã đề ra.Trong đó, vấn đề cần được coi trọng nhất là: Mọi thành viên trong NH cần phải nhậnthức được tầm quan trọng của KSNB, ý thức trách nhiệm của mình trong vai trò kiểmsoát viên để tuân thủ tuyệt đối những quy định của pháp luật, của những chính sáchnội bộ đã đề ra

Ba là, Xác minh đánh giá việc thực hiện các chính sách này có được tuân thủkhông, đồng thời đánh giá sự phù hợp, hiệu quả của các chính sách đó có cần bổ sung

chỉnh sửa hay không

1.2.3 Các yếu tố đánh giá chất lượng công tác kiểm soát hoạt động tín dụng

1.2.3.1 Khả năng nhận biết, đánh giá, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

Đây là tiêu thức quan trọng nhất để đánh giá chất lượng hoạt động kiểm soát tíndụng Một hoạt động kiểm soát tín dụng chỉ có chất lượng cao khi giúp ngân hàngnhận biết rủi ro tín dụng càng sớm càng tốt

Tác dụng của hoạt động kiểm soát là ở chỗ nó đo lường được mức độ rủi ro củatừng khoản vay và của cả danh mục tín dụng, từ đó giúp ngân hàng đưa ra các biệnpháp, hành động ứng xử kịp thời, thích hợp Vì thế, hoạt động kiểm soát tín dụng cóchất lượng hay không thể hiện ở việc nó có góp phần hạn chế và ngăn ngừa rủi ro tíndụng hay không

Mặc dù rủi ro tín dụng rất khó định lượng nhưng điều đó không có nghĩa là các ngânhàng thờ ơ hay bỏ qua việc này Bởi kiểm soát tín dụng tốt sẽ giúp quá trình quản trị rủi rotín dụng tốt Điều đó sẽ làm cho chính sách tín dụng của NH trở nên an toàn hơn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

 Thẩm định tín dụng trước khi cho vay: Trên cơ sở hồ sơ vay vốn nhận được từkhách hàng (doanh nghiệp), ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn về nănglực pháp lý, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính; thẩm định dự án đầu tư; cácbiện pháp đảm bảo tiền vay… Ngân hàng chỉ chấp nhận cho vay khi đánh giá được kháchhàng có khả năng trả nợ Điều này đã góp phần làm giảm thiểu rủi ro tín dụng.

 Xếp hạng tín dụng khách hàng: Hệ thống định hạng tín nhiệm thực hiện xếphạng khách hàng dựa trên cơ sở chấm điểm các chỉ tiêu, bao gồm chỉ tiêu định tính vàđịnh lượng được phân bổ trong hai phần: phần tài chính và phần phi tài chính với cáctrọng số cho từng nhóm chỉ tiêu phù hợp với ngành, quy mô và lĩnh vực hoạt động củakhách hàng Ngoài chức năng xếp hạng và phân loại nợ, định hạng những rủi ro có thểđối với khoản vay, hệ thống này còn bổ sung chức năng hỗ trợ ra quyết định cho vay, chophép trích lập dự phòng trực tiếp và chiết xuất ra được các báo cáo theo yêu cầu quản trị.Rủi ro phải được đánh giá trong suốt quá trình cho vay và xếp hạng vào thời điểm màkhoản vay đó được thực hiện và sau đó phải thường xuyên kiểm tra, rà soát trong suốtquá trình giải ngân hoặc khi có những thay đổi đáng kể trong chất lượng tín dụng

1.2.3.2 Mức độ thường xuyên, liên tục của hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm soát tín dụng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục vàxuyên suốt trong quá trình cho vay nhằm kịp thời nhận biết, thu thập thông tin, ngănngừa và loại bỏ những nguy cơ dẫn đến rủi ro sớm nhất có thể

Kiểm soát tín dụng phải được thực hiện có phương pháp và theo một quy trìnhđược ngân hàng chuẩn hoá Các kết quả kiểm tra cần phải đi liền với các biện phápkhắc phục, phòng ngừa Tương ứng với mức độ rủi ro sẽ có mức theo dõi, kiểm soátphù hợp Những khoản vay bị xếp hạng trong những hạng mục thấp trong hệ thốngxếp hạng rủi ro sẽ làm thành “danh mục cần theo dõi đặc biệt” để ngăn ngừa nhữngtổn thất trong tương lai và tập trung tìm hướng thu hồi những khoản nợ này

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác kiểm soát hoạt động tín dụng

Trang 35

kiểm soát chỉ có thể đạt chất lượng cao khi khách hàng có thiện chí hợp tác với ngânhàng trong việc cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin.

- Quy mô, sự phức tạp của khách hàng: Tổng tài sản, doanh thu, số lượng chinhánh và các công ty con, số ngành nghề kinh doanh, bản chất của ngành nghề kinhdoanh, số lượng khách hàng, địa bàn hoạt động của khách hàng…Khách hàng cànglớn, hoạt động càng phức tạp thì số tiền vay sẽ càng lớn, hệ thống sổ sách kế toánnhiều, phức tạp, khách hàng có thể vay ở nhiều ngân hàng…Do đó mức độ kiểm soátcàng khó khăn hơn Khối lượng thông tin cần thu thập càng lớn nên chi phí, thời gianthu thập thông tin càng nhiều

- Thời gian quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng: Nếu khách hàng đã có quan

hệ lâu dài với ngân hàng thì ngân hàng đã có sẵn thông tin và phương thức kiểm soáttrước đó Vì thế sẽ giảm được chi phí kiểm soát

- Khả năng của khách hàng trong việc quản lý, sử dụng vốn vay: Có nhiều yếu tốbảo đảm cho việc sử dụng vốn vay của khách hàng đạt hiệu quả cao trong đó có một

số nhân tố giữ vai trò quyết định, như là: vị thế, năng lực của doanh nghiệp; năng lựccông nghệ của doanh nghiệp; đội ngũ nhân sự; năng lực quản lý của doanh nghiệp; đạođức, thiện chí của khách hàng Khi khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, quản

lý vốn vay tốt thì công tác kiểm soát tín dụng của ngân hàng cũng được dễ dàng hơn

- Độ rủi ro của khoản vay: Những khoản tín dụng có độ rủi ro cao thì đòi hỏi NHphải kiểm soát chặt chẽ hơn những khoản tín dụng có độ rủi ro thấp

1.2.4.2 Những yếu tố từ phía ngân hàng

- Văn hoá tín dụng: phụ thuộc vào cán bộ tín dụng Trên thực tế, các nhà quản lýngân hàng coi cán bộ tín dụng là “đội ngũ đầu tiên” chống lại những vấn đề rủi ro tíndụng Việc thẩm định tín dụng trước khi cho vay, cũng như việc kiểm tra sau khi chovay phụ thuộc vào văn hoá tín dụng vì cán bộ tín dụng là người có những thông tin bímật về năng lực tài chính của người vay, và họ cũng là những người đầu tiên trongngân hàng biết về những thay đổi trong chất lượng tín dụng

Văn hoá tín dụng cần phải khắc phục được những bất cập này bằng cách hìnhthành môi trường mà trong đó thể hiện rõ ràng là cán bộ tín dụng được tin tưởng theodõi chất lượng tín dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

- Năng lực của cán bộ tín dụng:

Ngoài khả năng chuyên môn trong việc dự báo, phân tích ngành, phân tích tàichính, kiến thức pháp luật, hoạt động kiểm soát tín dụng đòi hỏi cán bộ tín dụng cómột số kĩ năng sau: Kỹ năng thu thập thông tin; Kỹ năng và khả năng phân tích, tổnghợp vấn đề; Nhạy bén trong việc phát hiện các dấu hiệu cảnh báo cũng như phải tỉnhtáo trước bất kỳ cơ hội kinh doanh nào; Kỹ năng thương lượng với khách hàng, tínhchủ động trong cho vay và sau khi cho vay; Kỹ năng xử lý nợ xấu, mối quan hệ và hợptác với các cơ quan có thẩm quyền (chính quyền địa phương, toà án…)

- Hệ thống xếp hạng tín dụng:

Là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc lượng hoá mức độ rủi

ro của từng khoản vay của cả danh mục tín dụng Tuy nhiên, các hệ thống xếp hạngtín dụng không phải là hoàn hảo và chứa đựng những yếu tố khách quan và chủ quan.Các yếu tố chủ quan làm cho kết quả của việc đánh giá không tránh khỏi việc thiếuthống nhất

- Công nghệ trong ngân hàng

Công nghệ ngân hàng và trang thiết bị kỹ thuật cũng là một trong những nhân tốtác động đến hoạt động kiểm soát tín dụng của các ngân hàng nhất là trong thời đạikhoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão hiện nay Một ngân hàng sử dụng côngnghệ hiện đại, được trang bị các phương tiện kỹ thuật cao sẽ tạo điều kiện đơn giảnhoá các thủ tục, rút ngắn thời gian thẩm định đối với từng khách hàng và từ đó, tiếtkiệm được rất nhiều thời gian dành cho công tác kiểm soát tín dụng Sự hỗ trợ của cácphương tiện kỹ thuật hiện đại còn giúp cho việc thu thập thông tin nhanh chóng, chínhxác, làm tiền đề cho hoạt động kiểm soát đạt hiệu quả cao hơn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

CHƯƠNG II: KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NAM VIỆT CHI NHÁNH HUẾ

2.1 Giới thiệu chung về NH TMCP Nam Việt

2.1.1 Sự ra đời và phát triển của NH TMCP Nam Việt

NH TMCP Nam Việt được thành lập từ năm 1995, trải qua hơn 18 năm hoạtđộng, Ngân hàng TMCP Nam Việt (NAVIBANK) đã khẳng định được vị trí của mìnhtrên thị trường tài chính - tiền tệ thể hiện qua sự tăng trưởng nhanh chóng và ổn định

cả về quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ lẫn hiệu quả kinh doanh Trong môi trường cạnhtranh như hiện nay, để đón đầu xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, NAVIBANK xác địnhmũi nhọn chiến lược là nâng cao năng lực kinh doanh của mình thông qua năng lực tàichính, công nghệ thông tin và thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro Bên cạnh đó, NHcũng chú trọng vào việc tập trung đầu tư nghiên cứu phát triển, ứng dụng triệt để côngnghệ thông tin vào việc nâng cao tính tiện ích cho các sản phẩm dịch vụ tài chính

Trong dài hạn, để đối phó với sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt, Navibank xácđịnh kim chỉ nam hành động là luôn kiên định với mục tiêu trở thành NHTM bán lẻchuẩn mực, hiện đại và hàng đầu Việt Nam Để hoàn thành mục tiêu đó, Navibank nỗlực tập trung vào những yếu tố cốt lõi của 1 DN là nâng cao năng lực tài chính, hoànthiện hệ thống công nghệ thông tin và tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực Qua đó,toàn bộ mọi hoạt động của Navibank sẽ dần được chuẩn hoá theo chuẩn mực quốc tế.Phương thức hoạt động: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa tàichính đang diễn ra mạnh mẽ, Navibank hướng đến hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

để nhanh chóng tiếp cận và phát triển các dịch vụ ngân hàng thương mại hiện đại-đanăng, tăng cường công tác quản lý rủi ro nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hệ số

an toàn tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh Nhữngnăm vừa qua, Navibank đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc cơ cấu lại tổ chức vàhoạt động đi đôi với việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Đôi nét về ngân hàng TMCP Nam Việt - chi nhánh Huế:

Sáng ngày 10/08/2009, Ngân hàng TMCP Nam Việt (NAVIBANK) chính thứckhai trương hoạt động Chi nhánh Thừa Thiên Huế - NAVIBANK THỪA THIÊNTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

HUẾ tại địa chỉ số 44 Đống Đa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế - Điện thoại:(054) 3840 999, Fax: (054) 3840 998.

Với mục tiêu trở thành điểm tựa về tài chính cho khách hàng, NAVIBANKTHỪA THIÊN HUẾ cung cấp đầy đủ các dịch vụ nhận tiền gửi, cho vay (sản xuấtkinh doanh, tiêu dùng), thanh toán trong và ngoài nước,… với tính chính xác, an toàn

và bảo mật cao nhất Điều đặc biệt là với sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin,NAVIBANK THỪA THIÊN HUẾ được kết nối trực tuyến với tất cả các điểm giaodịch khác trong hệ thống để theo đó, khách hàng có thể giao dịch tại bất kỳ điểm giao

dịch nào của NAVIBANK trên phạm vi cả nước

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NH TMCP Nam Việt

2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

– Phòng quan hệ khách hàng: Thiết lập, khai thác và phát triển quan hệ toàn diện vớinhóm khách hàng tương ứng để cung ứng tất cả các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng

– Phòng quan hệ định chế tài chính và kinh doanh tiền tệ: Thiết lập, khai thác vàphát triển quan hệ toàn diện với các định chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàngtrong và ngoài nước

– Phòng phân tích tín dụng - đầu tư:

 Phân tích, thẩm định dự án vay vốn, dự án đầu tư phục vụ công tác tín dụng,đầu tư của ngân hàng

 Phân tích, thẩm định, đánh giá hiệu quả khả năng sinh lời các dự án đầu tư,phương án kinh doanh

– Phòng tài chính - kế toán: có chức năng thực hiện công tác quản lý tài chính vàcông tác kế toán của ngân hàng

– Phòng quản lý rủi ro:

 Quản lý các rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

 Xây dựng cơ chế, chính sách, quy trình; thiết lập hệ thống các giới hạn, hạnmức, định mức, tỷ lệ… để quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn cho các hoạt động kinhdoanh của ngân hàng

 Nhận diện, phân tích, định lượng, đánh giá các rủi ro; giám sát việc tuân thủcác giới hạn, hạn mức để đảm bảo các rủi ro

– Phòng kiểm soát nội bộ: Thực hiện công tác kiểm soát nội bộ bao gồm giámsát hoạt động và kiểm tra trực tiếp các hoạt động của ngân hàng

– Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân: Xử lý các nghiệp vụ ngân hàng phát sinhtrong quá trình cung cấp các dịch vụ cho ngân hàng dành cho nhóm khách hàng

– Phòng dịch vụ khách hàng tổ chức: Xử lý các nghiệp vụ ngân hàng phát sinhtrong quá trình cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho 2 nhóm khách hàng là doanhnghiệp và định chế tài chính

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

Số lượng (người)

%

Số lượng (người)

(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng - Ngân hàng Nam Việt Chi nhánh Huế)

Tình hình lao động của NH Nam Việt chi nhánh Huế có xu hướng tăng, năm

2010 tổng số lao động là 45 người, nhưng đến năm 2012 tổng số lao động của chinhánh tăng lên 57 người với tỷ lệ nam và nữ khá đồng đều Cụ thể, năm 2012 số lượnglao động nam là 27 người, chiếm 47% nữ là 30 người tương ứng với 53% Nhân viêncủa chi nhánh chủ yếu có trình độ đại học và trên đại học với tỷ lệ là 70% trong năm

2012 Tuy nhiên, số nhân viên có trình độ dưới đại học vẫn chiếm một tỷ lệ tương đốicao trong tổng số lao động của chi nhánh, đây cũng là 1 vấn đề cần lưu ý cho BGĐ

NH trong việc phân công nhiệm vụ cũng như việc cần tăng cường hơn nữa công tácđào tạo trình độ cho nhân viên Một khó khăn nữa là do Navibank chi nhánh Huế mớiđược thành lập năm 2009 nên số lượng nhân viên công tác dưới 3 năm chiếm tỷ lệ khálớn, nên kinh nghiệm làm việc của các nhân viên chưa cao, từ đó tiềm ẩn nhiều rủi rotrong việc thực hiện nghiệp vụ phát sinh

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Nam Việt

Với trụ sở chính được đặt tại 343 Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP HCM cùng với hệthống 91 điểm giao dịch trên phạm vi cả nước, trải qua hơn 6 năm hoạt động, Navibankluôn duy trì được sự tăng trưởng ổn định, an toàn và bền vững qua các năm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 28/11/2016, 22:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w