Quy mô ban đầu của Công ty chỉ là một văn phòng nhỏ, hơn 20 cán bộ công nhân viên, với số vốn ít ỏi, bất chấp khó khăn, gian khổ, làm việc trong điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn đủ
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế thế giới đã biến Việt Nam từ một nước nghèo, trước kia phải nhận viện trợ lương thực thì nay đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới Từ năm 1995 Việt Nam đã bình thường mối quan hệ với Mỹ, rồi sau đó gia nhập ASEAN năm 1997 Đặc biệt, việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đã mở đường cho Việt Nam phát triển
và hội nhập sâu rộng hơn nữa
Trong khuôn khổ Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và WTO trong vài năm tới nước ta sẽ dần dần cắt giảm thuế nhập khẩu, mở cửa cho các hàng hóa vào Việt Nam Hiện nay nước ta chỉ nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước không sản xuất hoặc sản xuất còn yếu kém và những nguyên vật liệu, máy móc để phục vụ cho sản xuất
Hơn nữa, hiện nay cuộc sống của người dân đang ngày càng nâng cao nên nhu cầu về hàng hóa cao cấp ngày càng tăng Cộng thêm với việc du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển Hàng năm có tới 4 triệu lượt khách vào Việt Nam Nhập khẩu cá hồi không phải là hàng hóa được khuyến khích nhưng cũng thông thoáng hơn trước Thêm vào đó, vài năm trở lại đây người Việt rất chuộng mua cá hồi để sử dụng và biếu tặng như một loại thực phẩm dinh dưỡng cao cấp, chính vì vậy công ty cổ phần xuất nhập khẩu NAVIAN SEAFOOD đã mạnh dạn quyết định nhập khẩu cá hồi từ Nauy để phục vụ cho khách nước ngoài và người dân có thu nhập cao
Để hoạt động nhập khẩu được thực hiện có hiệu quả, chúng ta phải lập được phương án kinh doanh khả thi vì nó là một bước quan trọng, là cơ sở cho việc ra quyết định xem doanh nghiệp có nên nhập khẩu hay không Và sau đây là phương án nhập khẩu cá hồi từ Nauy của công ty.
Trang 3Chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô Phạm Thị Phương Mai để chúng em có thể hoàn thành được đồ án môn học này.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
NAVIAN SEAFOOD
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu NAVIAN SEAFOOD thành lập ngày 15/1/2005 Quy mô ban đầu của Công ty chỉ là một văn phòng nhỏ, hơn 20 cán bộ công nhân viên, với số vốn ít ỏi, bất chấp khó khăn, gian khổ, làm việc trong điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn đủ đường, lãnh đạo công ty cùng với cán bộ công nhân viên đã “khởi nghiệp” từ những dự án xuất nhập khẩu nhỏ lẻ, mặc dù trước mắt chưa đem lại lợi nhuận cao nhưng công ty vẫn quyết tâm thực hiện, trước hết là vì mục tiêu mang lại những sản phẩm chất lượng nhất đến tay người tiêu dùng và sau đó là khẳng định uy tín và thương hiệu của mình.
Trong suốt quá trình hoạt động, không thể kể hết những khó khăn chồng chất cũng như những trở ngại không lường mà tập thể cán bộ công nhân viên công ty phải vượt qua từ những ngày tháng khởi nghiệp, đổi lại đến nay công ty đã khẳng định được uy tín, vị thế, thương hiệu của mình trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và chế biến thủy hải sản Để tồn tại trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường cũng như những đòi hỏi mà người tiêu dùng đưa ra, Công
ty đã xây dựng chiến lược cho riêng mình, trong đó trọng tâm là đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và khảo sát kĩ lưỡng thị hiếu của thị trường trong nước cũng như trên thế giới; Công ty không ngừng đổi mới
Trang 4công nghệ, trang bị máy móc, dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế Qua đó, đã tạo được uy tín với các chủ đầu tư, đồng thời tạo được nền móng vững chắc để công ty phát triển trong điều kiện mới.
Xã hội phát triển, Công ty cũng không ngừng đón nhận những cơ hội mới, năm 2009 là thời điểm đánh dấu bước phát triển đột phá của Công ty NAVIAN SEAFOOD trên một tầm cao mới, một vị thế mới Ngày 11/4/2009, Công ty đã ký kết được hợp đồng xuất khẩu tôm đông lạnh sang Mỹ- một trong những thị trường khắt khe về việc quản lý chất lượng Cũng từ năm
2009, công ty bắt đầu đầu tư những dây chuyền sản xuất phục vụ việc chế biến thủy hải sản nhằm mở rộng độ phong phú của các mặt hàng với nguyên liệu đảm bảo được nhập từ các nước uy tín như Nhật Bản, EU,
Năm 2010, Công ty là một trong 200 doanh nghiệp và thương nhân được trao giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc năm 2010” (2010 Business Excellence Awards) do Ủy Ban Quốc Gia Về Hợp Tác Kinh Tế Quốc Tế trao tặng Giải thưởng là kết quả của việc Công ty có giải pháp thị trường xuất nhập khẩu tốt nhất sang thị trường các nước và khu vực.
Năm 2013 Công ty là một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam,
và là một trong 100 doanh nghiệp xuất nhập khẩu đạt chất lượng và uy tín của Việt Nam.
10 năm hoạt động cũng là một quá trình Công ty Hải Phòng không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý, lực lượng lao động, đến nay Công ty đã có hơn 1.000 cán bộ, chuyên gia, công nhân viên và công nhân lao động có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm Công ty đã thực hiện được nhiều dự án trong và ngoài nước và đều đạt được những mục tiêu do mình đề ra.
Có được những kết quả trên, không chỉ có sự nỗ lực cố gắng của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty mà còn là sự quan tâm, tạo điều kiện của các Bộ, ban, ngành Trung ương, của thành phố, HĐND,
Trang 5phương trong thành phố Nhờ đó Công ty có thêm nhiều cơ hội khẳng định vị thế của mình, không ngừng lớn mạnh, vươn cao, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp có uy tín, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế và các hoạt động xuất nhập khẩu- chế biến thủy hải sản của thành phố Hải Phòng Đây cũng chính là động lực để Lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Công ty tiếp tục vươn lên, gặt hái được nhiều thành tích cao hơn nữa trong thời gian tới.
Đất nước chuyển mình bước sang thời kỳ đổi mới đặt ra trước mắt Công ty nhiều hơn cơ hội cũng như vô vàn thách thức, đòi hỏi Công ty phải nhanh chóng thay đổi công tác quản lý, tổ chức sản xuất theo hướng gọn nhẹ, năng động để thích nghi, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt; Thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp, đầu tư tập trung, có trọng điểm và khẳng năng thu về vốn, tiến hành phân kỳ đầu tư, đảm bảo dự
án đầu tư hiệu quả, ổn định công ăn việc làm cho người lao động Dù có thể sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trước mắt, song Lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần NAVIAN SEAFOOD sẽ không ngừng phấn đấu vươn lên để có thể trở thành là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trên cả nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và chế biến thủy hải sản trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty
- Tên gọi công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu NAVIAN SEAFOOD
- Tên giao dịch: NAVIAN SEAFOOD IMPORT EXPORT JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: NASEAFOOD CO., JSC
- Vốn điều lệ: 90.000.000.000 VNĐ (Chín mươi tỷ đồng Việt Nam)
Tương ứng với : 9.000.000 cổ phiếu phổ thông
- Địa chỉ: 11 Lê Thánh Tông, Ngô Quyền, Hải Phòng,
- Điện thoại: +84 4 3767 3963 Fax: +84 4 3767 5952
Trang 6- Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh được cấp phép bao gồm:
Sau 5 năm nghiên cứu thị trường Việt Nam, NAVIAN SEAFOOD bắt đầu tham gia cung cấp Cá Hồi Na Uy vào cuối năm 2010, NAVIAN SEAFOOD là một trong những công ty phân phối độc quyền cá Hồi NaUy (Norwegian Salmon) của Công ty Seaborn AS Na Uy tại Việt Nam, với sản phẩm cá Hồi có chất lượng tốt nhất trên thế giới.Các sản phẩm khác của Công ty là:
Trang 7• Sản phẩm xuất khẩu:
Để đáp ứng nhu cầu của bạn hàng quốc tế, Công ty đang thúc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng như cá hố, bạch tuộc, cá đuối, ghẹ, tôm, cua, cá cơm khô…
Hiện nay Công ty cũng đang mở rộng các kênh phân phối các sản phẩm trên dưới hình thức bán buôn và bán lẻ trên toàn quốc Với phương châm lấy chất lượng sản phẩm làm thước đo cho sự phát triển bền vững, các sản phẩm của Công ty trên thị trường đều được chứng nhận kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ vệ sinh an toàn thực phẩm cấp.
Không chỉ thâm nhập vào nhiều lĩnh vực kinh doanh mà Công ty Hải Phòng vẫn đang từng ngày khẳng định với người tiêu dùng và các bạn hàng quốc tế về uy tín sản phẩm của mình cũng như nâng cao thương hiệu không chỉ trong nước mà còn trên thế giới.
Không chỉ nhằm phục vụ cho thị trường trong nước mà Công ty còn cố gắng thâm nhập vào các thị trường trên thế giới như thị trường EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc.
1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty Cổ phần NAVIAN SEAFOOD có bộ máy quản lý tổ chức theo mô hình Công ty cổ phần bao gồm:
Đại hội đồng cổ đông: Đại hội cổ đông cơ quan có quyền lực cao nhất của Công ty và tất cảcác cổ đông có quyền bỏ phiếu đều được tham dự Đại hội đồng cổ đông có các nhiệm vụchính sau:
- Thông qua sửa đổi bổ sung điều lệ.
Trang 8- Thông qua kế hoạch phát triển của Công ty, thông qua báo cáo tài chính
hàng năm, báo cáo của Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát và của các kiểm
toán viên.
- Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng Quản trị.
- Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm
soát và phê chuẩn việc Hội đồng Quản trị bổ nhiệm Tổng Giám đốc.
- Và các nhiệm vụ khác theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty.
Hội đồng Quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quản trị Công ty
giữa hai kỳ Đại hội Các thành viên Hội đồng Quản trị được cổ đông bầu Hội đồng Quản trị đại diện cho các cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Số thành viên của Hội đồng quản trị không ít hơn 5 người và không nhiều hơn 11 người Hiện tại Hội đồng quản trị của Công ty có 5 thành viên và có nhiệm kỳ là 5 năm.
Ban Kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng
cổ đông bầu ra Hiện tại Ban kiểm soát Công ty gồm 3 thành viên và có nhiệm
kỳ là 5 năm Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty Ban Kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc.
Trang 9Tổng Giám đốc: là người điều hành và quyết định cao nhất về tất cả
các vấn đề liên quan hoạt động hàng ngày của Công ty Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước HĐQT và Đại hội đồng cổ đông về quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Nhiệm
kỳ của Tổng Giám đốc là 5 năm.
Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh: Là người chịu trách nhiệm và sự chỉ
đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh do HĐQT bổ nhiệm và có nhiệm vụ phụ trách điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty như xác định chiến lược kinh doanh, kiểm tra, đánh giá hiệu quả của chiến lược kinh doanh Đồng thời theo ủy quyền hoặc phân công của Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh có chức năng phê duyệt các kế hoạch đặt hàng và giao hàng để nhà máy sản xuất thực hiện, quản lý thực hiện dự án mới của Công ty.
Phó Tổng Giám đốc Điều hành: Là người chịu trách nhiệm và sự chỉ
đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc Điều hành do HĐQT bổ nhiệm và có trách nhiệm phối hợp, điều hòa kế hoạch sản xuất – kinh doanh, hướng dẫn kiểm tra kỹ thuật, quy trình công nghệ các mặt hàng theo hợp đồng Công ty đã ký với khách hàng Ngoài ra, Phó Tổng Giám đốc Điều hành còn có chịu trách nhiệm về công tác nhân sự toàn Công ty, thực hiện chế độ, chính sách tiền lương và công tác đời sống cho nhân viên, quản trị xây dựng
cơ bản.
Các phòng ban: là những bộ phận trực tiếp điều hành công việc của
Công ty theo chức năng chuyên môn và nhận sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Tổng Giám đốc Công ty có các phòng ban sau: Ban Quản lý dự án, Phòng Kinh doanh, Phòng Công nghệ, Phòng Kỹ thuật, Phòng Kế toán, Phòng Tổ chức, Ban Điều hành sản xuất, Ban Thu mua Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban được quy định như sau:
Trang 10- Ban quản lý dự án: có chức năng quản lý toàn bộ máy móc thiết bị, các công trình xây dựng cơ bản, nghiên cứu chế tạo các thiết bị quy mô nhỏ phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phòng Kinh doanh: được tổ chức với 03 bộ phận chức năng là Bộ
phận Marketing, Bộ phận chứng từ và Bộ phận IT.
• Bộ phận Marketing có chức năng thực hiện công tác chào hàng, tiếp nhận đơn đặt hàng và giao hàng, đồng thời có chức năng tìm hiểu, đánh giá thông tin thị trường, thông tin khách hàng, tiếp xúc khách hàng để nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng.
• Bộ phận chứng từ: có chức năng hoàn thành các thủ tục hồ sơ (lập tờ khai hải quan, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hóa đơn ) để khách hàng có thể nhận hàng đúng theo hợp đồng đã ký kết.
• Bộ phận IT: Quản lý mạng máy tính, website, tìm thông tin trên mạng internet, tham gia thiết kế mẫu bao bì mới
- Phòng Công nghệ: được tổ chức với 03 bộ phận chức năng là Bộ
phận QC, bộ phận Kiểm nghiệm và Bộ phận ISO, HACCP.
• Bộ phận QC: có chức năng giám sát công nghệ chế biến trên dây chuyền sản xuất và an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất, báo cáo và thiết lập các biện pháp sửa chữa khi phát hiện sai sót nhằm tạo
ra sản phẩm an toàn chất lượng và hợp vệ sinh.
• Bộ phận Kiểm nghiệm: có chức năng lấy mẫu kiểm vi sinh trên dây chuyền sản xuất, xác định mức độ an toàn vệ sinh trên các công đoạn của quá trình chế biến, phối hợp với bộ phận KCS/QC và bộ phận ISO, HACCP phân tích nguyên nhân và thiết lập biện pháp khắc phục khi mức độ nhiễm bẩn vượt quá mức độ cho phép.
Trang 11• Bộ phận ISO, HACCP: chịu trách nhiệm hướng dẫn, vận hành hoạt động quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn qui định, tiến hành các biện pháp sửa chữa khi có sự sai lệch về công đoạn hay quy trình, phối hợp với các bộ phận khác lên kế hoạch kiểm tra, bảo trì nhà xưởng và thẩm tra tất cả các hồ sơ quản lý chất lượng, báo cáo hoạt động quản lý chất lượng cho Ban Tổng Giám đốc theo định kỳ Ngoài ra, bộ phận này còn
có chức năng kết hợp với các bộ phận có liên quan để tổ chức đào tạo
và đào tạo lại cho cán bộ công nhân viên những kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Phòng Kỹ Thuật: được tổ chức với 03 tổ chức năng là Tổ Vận hành,
Tổ Nước cấp, nước thảivà Tổ Cơ khí, sửa chữa.
• Tổ Vận hành: có chức năng theo dõi, vận hành hệ thống lạnh, hệ thống điện trong toàn nhà máy và xử lý kỹ thuật khi xảy ra sự cố về máy móc trong sản xuất.
• Tổ Nước cấp, nước thải: chịu trách nhiệm về nước cấp cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt trong toàn nhà máy và vận hành hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa ra bên ngoài nhằm trách tình trạng ô nhiễm môi trường.
• Tổ Cơ khí, sửa chữa: có chức năng bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị nhà xưởng, theo định kỳ hàng tuần có nhiệm vụ làm vệ sinh xưởng, kiểm tra, bảo quản thiết bị sản xuất.
- Phòng Kế toán: có chức năng quản lý tài chính của Công ty, thực hiện
nhiệm vụ về kế toán và thủ quỹ, thống kê, báo cáo thuế, nghiệp vụ Ngân hàng, lập các báo cáo quyết toán quý, năm.
Trang 12- Phòng Tổ Chức: có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về
công tác quản lý, bố trí nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty, thực hiện các chế độ về tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, bãi miễn, kỷ luật, khen thưởng, nghỉ hưu Đồng thời Phòng Tổ chức có chức năng quản lý lao đông, tiền lương, thưởng, các hoạt động hành chính và các công tác bảo
vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy của Công ty và các đơn vị trực thuộc.
- Ban điều hành sản xuất: có chức năng tham mưu cho Ban Tổng
Giám đốc về điều hành và quản lý hoạt động của xưởng, quản lý chất lượng,
số lượng nguyên liệu và thành phẩm, thực hiện kế hoạch sản xuất và giao hàng theo yêu cầu của Phòng Kinh doanh, báo cáo định kỳ và kịp thời tình hình sản xuất cho Phòng Kinh doanh và Ban Tổng Giám đốc Ngoài ra, Ban điều hành còn có trách nhiệm nghiên cứu và góp ý với Ban Tổng Giám đốc về mặt kỹ thuật sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm của Cty
- Ban thu mua: có chức năng lên kế hoạch thu mua nguyên liệu, vận
chuyển và điều phối nguyên liệu đầu vào.
Trang 13Chỉ tiêu Mã số Năm 2015 Năm 2014
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 713.203.347.632 598.218.216.625 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 9.362.398.242 4.336.406.864 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
Giá vốn hàng hóa 11 564.149.442.145 459.704.922.961 Lợi nhận gộp về bán hàng và cung cấp
Doanh thu từ hoạt động tài chính 21 2.078.831.598 1886.496.589
Chi phí tài chính 22 43.210.632.003 43.631.789.789 Trong đó: lãi vay phải trả 23 37.127.594.553 42.404.191.074 Chi phí bán hàng 24 71.182.311.926 55.194.648.283 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 14.352.140.871 17.964.010.762
Trang 14Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 13.025.254.043 19.272.934.555
1.4 Kết quả kinh doanh.
Việc lập phương án kinh doanh là khâu có ý nghĩa rất quan trong
trong việc thực hiện các hoạt động nhập khẩu của mỗi doanh nghiệp Thông
qua việc nghiên cứu thị trường dựa trên các cơ sở pháp lý của nhà nước và
tình hình kinh doanh cũng như kế hoạch kinh doanh dự kiến của mình, doanh
nghiệp tiến hành lập một kế hoạch kinh doanh nhập khẩu một mặt hàng cụ
thể Đây là căn cứ quan trọng để trình lên các cấp, ngành, các bộ phận có liên
quan nghiên cứu xem xét có tính khả thi, hợp lý của phương án, từ đó ra
quyết định phương án có được thực hiện hay không Việc lập phương án
kinh doanh nhập khẩu cho phép công ty có thể tính toán một cách hợp lý nhất
Trang 15các chỉ tiêu nhằm thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là cao nhất Đồng thời , việc lập phương án còn nhằm:
- Đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh của công ty, nguồn cung ứng và nguyên liệu ngày càng phong phú, phát triển mở rộng
- Củng cố và mở rộng thị trường trong nước từng bước phát triển với phương châm : “Đa dạng hóa chức năng đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường”.
- Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng của sản xuất, tiêu dùng trong
xã hội trên cơ sở chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
- Nâng cao doanh số, chất lượng sản phẩm, đảm bảo chi phí hợp lý, giữ vững uy tín hình ảnh của công ty trong thị trường nội địa và quốc tế.
2.1.2 Ý nghĩa
Lập phương án kinh doanh là việc lập kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu xác định trong kinh doanh Nếu việc lập phương án kinh doanh không được tiến hành hay tiến hành không chặt chẽ, chính xác trong việc tính sẽ gây khó khăn trong việc nhập khẩu có thể dẫn tới thiệt hại trong công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Phương án kinh doanh là cơ sở để xin giấp phép các cơ quan ban ngành có liên quan cho phép thực hiện và cấp giấy phép kinh doanh Không phải tất cả các mặt hàng đều được phép nhập khẩu , nó phải phù hợp với các quy định của nhà nước, hợp lý và có khả năng thúc đẩy kinh tế phát triển thì mới được cấp giấy phép kinh doanh.
Ngoài ra, phương án kinh doanh còn là cơ sở để xin cấp giấp phép kinh doanh Một dự án muốn thực hiện được thì phải có đủ nguồn vốn nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng để thực hiên một hợp đồng nhập khẩu do đó hầu hết các hợp đồng phải vay vốn ngân hàng để thực hiện Chính vì vậy một phương án muốn thực hiện được tốt thì phải có đủ sức
Trang 16thuyết phục đối với nhà đầu tư, phải có khả năng thực hiện và tạo ra lợi nhuận, có như vậy ngân hàng mới chấp nhận cho vay vốn.
2.3 Cơ sở pháp lý để lập phương án nhập khẩu
Để lập phương án nhập khẩu cá hồi từ Nauy, căn cứ vào những điều kiện sau:
a. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Luật thương mại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong đó quy định trách nhiệm và quyền hạn pháp lý về kinh doanh thương mại quốc tế được thông qua cuộc họp thứ 7 Quốc hội khóa XI ngày 14/06/2005
*Theo điều 28 Luật thương mại quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa:
1) Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
2) Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
3) Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép.
*Theo điều 3 quy định về quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu:
Trang 171) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thương mại hoặc các
Bộ quản lý chuyên ngành.
2) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan
về kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn, chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan.
3) Các hàng hóa khác không thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, chỉ phải làm thủ tục thông quan tại Hải quan cửa khẩu.
- Căn cứ và các quy định khác của chính phủ có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động XNK hàng hóa nói chung và mặt hàng thuỷ sản nói riêng.
- Căn cứ Điều 33 Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc nhập khẩu thuỷ sản sống dùng làm thực phẩm như sau:
- Thương nhân nhập khẩu các loài thủy sản không có tên trong Danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này dùng làm thực phẩm phải được Tổng cục Thủy sản thực hiện đánh giá rủi ro (áp dụng đối với lô hàng nhập khẩu lần đầu), xem xét cấp phép và phê duyệt Kế hoạch quản lý, giám sát lô hàng nhập khẩu.”
Vì vậy, khi nhập khẩu Công ty phải đối chiếu mặt hàng nhập với với Danh mục thủy sản sống dùng làm thực phẩm được phép nhập khẩu thông thường tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư trên Nếu mặt hàng không có trong Danh mục, Công ty phải liên hệ Tổng cục Thủy sản để xin Giấy phép nhập khẩu.
- Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ quy định kiểm tra thực phẩm nhập khẩu:
Trang 18“Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định, trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này.”
- Căn cứ khoản 3 Điều 14 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ quy định: “Bộ Y tế có trách nhiệm kiểm tra và cấp thông báo kết quả kiểm tra cho lô hàng nhập khẩu nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra và cấp thông báo kết quả kiểm tra cho lô hàng nhập khẩu nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên, trong đó có thực phẩm tươi sống.”
Trường hợp, Công ty nhập khẩu mặt hàng Cá hồi phải kiểm tra vệ sinh an toàn Tuy nhiên mặt hàng Cá (làm thực phẩm) khi nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch thuỷ sản tại Cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y và Chi cục Thú y cấp tỉnh được Cục Thú y ủy quyền (sau đây gọi là cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y) thực hiện kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản khi nhập khẩu nên không phải đăng ký kiểm tra Vệ sinh an toàn thực phẩm Do đó, đề nghị Công ty đăng ký kiểm dịch thủy sản lô hàng khi làm thủ tục nhập khẩu.
- Căn cứ Điều 3 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ quy định Kiểm tra thực phẩm nhập khẩu quy định:
“Công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
1 Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm (sau
Trang 19hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
2 Sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực.”
- Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ quy định: “Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức quản lý công tác tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, bao gồm: thực phẩm chức năng; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; các sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.”
2.3.1 Các order (offer) của khách hàng
NAVIAN SEAFOOD CO., JSC Address: 11 Le Thanh Tong, Hai Phong, Vietnam The sales manager
Trang 20We have read an article on the Internet about your Norwegian salmon.
We are a major distributor of Norwegian salmon in Vietnam and are looking for a supplier of salmon.
Please send us your current price lists and samples, quoting your prices of FOB Haiphong port, Incoterms 2010, Vietnam if possible We should be
grateful if you would enclose more detailes information about this goods.
We look forward to hearing from you as we should like to make a decision as soon as possible.
Your faithfully,
Minh Nguyen
Sales manager
Trang 21SEABORN AS CO., LTD Address: Sandviksboder 66 N.5035 Bergen, Norway NAVIAN SEAFOOD CO., JSC
Address: 11 Le Thanh Tong, Hai Phong, Vietnam
The sales manager
OFFER
10th March, 2016 Dear Sir,
Thank you for your enquiry of 1st March about our Norwegian salmon.
We enclose our latest price list together with samples with this letter All prices are quoted FOB Haiphong port, Incoterms 2010, Vietnam as you
required.
Our Norwegian salmon live a good life, clean water, the best feed, plenty of room in the cages and good hygiene at all stages ensure excellent fish health without the use of medication We assure you that our Norwegian salmon are fresh, safe, delicious, healthy and reasonable in price will be popular in the world.
We look forward to your early order.
Yours sincerely
John Smith
Salesmanager
Trang 22NAVIAN SEAFOOD CO., JSC
Address: 11 Le Thanh Tong, Hai Phong, Vietnam
Thank you for your letter dated 1 March and we are pleased to order
Norwegian salmon with the specification and prices as follows:
1. Commodity: Norwegian salmon
2. Quantity: 10 MT (more or less 5%)
3. Quality: as per sample you sent us
4. Unit price: USD 15.000/MT CIF Haiphong port, Vietnam, Incoterm 2010
Trang 23Ha Dao
Purchasing manager
2.3.2 Kết quả nghiên cứu thị trường
2.3.2.1 Thị trường nội địa
a Nguồn cung trong nước
Ở Việt Nam, cá hồi thường được nuôi tại các huyện biên giới phía Bắc như Sapa, Điện Biên, Sơn La, hoặc ở Đà Lạt
Theo khảo sát tại các điểm bán cá hồi ở TP HCM và Hà Nội, bao gồm cả các siêu thị gia đình và hệ thống siêu thị lớn, cá hồi Na Uy hoặc Nhật Bản là lựa chọn của đa số khách hàng và người bán Một lượng nhỏ còn lại là dành cho sản phẩm cá hồi Chile, trong khi cá Việt Nam hoàn toàn mất dấu.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu thủy sản nước lạnh tại huyện Sìn Hồ, Sapa cho biết, mỗi năm, sản lượng cá hồi nuôi trong nước đạt xấp xỉ 1.000 tấn Giá bán cá hồi "made in Vietnam" nguyên con là 400.000 đồng/kg, tức là đắt hơn so với cá nhập khẩu từ 5.000 đồng tới 200.000 đồng/kg.
“Năm 2020, sản lượng cá hồi nuôi đáp ứng 70-80% nhu cầu tiêu dùng”, Đây là mục tiêu đặt ra tại Quyết định 3195/QĐ-BNN-TCTS do Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ban hành.
b. Cầu nội địa