Khi đương sự là một bạn gái 16 tuổi ( tên là A ) là nạn nhân bạo lực gia đình do hành vi của bố dượng gây ra. A muốn được chung sống hoặc kết hôn với bạn trai của mình để không phải sống trong gia đình cùng bố dượng nữa. Hiện tại A đang mang thai được 4 tháng. Nếu sinh con, A muốn hỏi về việc đăng ký khai sinh cho con
Trang 1A- M Đ U Ở ĐẦU ẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triền của xã hội những mối quan hệ cũng như những vấn đề về tâm sinh lí con người ngày càng trở nên phức tạp Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ hôn nhân gia đình, trong đó có việc kết hôn giữa hai bên Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp kết hôn khi tuổi đời còn rất trẻ gây ra không ít những ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, đến lối sống và đạo đức xã hội Kết hôn sớm vẫn tồn tại khá phổ biến như một hiện tượng xã hội, kéo theo rất nhiều các hệ lụy Bên cạnh đó, vấn
đề bạo lực gia đình cũng xảy ra không phải ít trong các gia đình hiện nay Nhưng nạn nhân trong các vụ bạo lực gia đình đó thường vẫn chưa hiểu biết hết pháp luật để bảo vệ được các quyền và lợi ích của mình Hai vấn đề này đã và đang là những vấn đề nhiều người gặp phải trong đời sống ngày nay Do vậy, việc tư vấn cho công dân để họ nắm được pháp luật và bảo vệ được các quyền lợi của mình và có những lựa chọn sáng suốt là rất cần thiết Vì vậy, bài tập nhóm này chúng em xin được lựa chọn tư vấn cho tình huống số 5
“ Khi đương sự là một bạn gái 16 tuổi ( tên là A ) là nạn nhân bạo lực gia đình do hành vi của bố dượng gây ra A muốn được chung sống hoặc kết hôn với bạn trai của mình để không phải sống trong gia đình cùng bố dượng nữa Hiện tại A đang mang thai được 4 tháng Nếu sinh con, A muốn hỏi về việc đăng ký khai sinh cho con.”
B- N I DUNG ỘI DUNG
I. Khái quát chung v t v n trong lĩnh v c hôn nhân và gia đình: ề tư vấn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình: ư vấn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình: ấn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình: ực hôn nhân và gia đình:
1 Đ nh nghĩa: ịnh nghĩa:
Kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gai đình là khả năng của người thực hiện tư vấn vận dụng kiến thức pháp luật, đạo đức xã hội và kinh nghiệm cuộc sống để hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc hôn nhân gia đình nhằm giúp cho người được tư vấn biết cách xử sự hoặc giải quyết những vấn đề vướng mắc pháp luật của mình phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
2 Đ c đi m: ặc điểm: ểm:
Trang 2Tư vấn pháp luật về Hôn nhân và gia đình không tách rời với tư vấn về tâm
lý tình cảm Mục tiêu tư vấn có thể không rõ ràng, khách hàng có thể chỉ có nhu cầu chia sẻ Ngoài ra, khách hàng đến yêu cầu tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình thường mang nặng suy nghĩ chủ quan và bảo thủ, họ thường yêu cầu tư vấn để đạt được ý định của mình hoặc được lợi, bất chấp lợi ích của chủ thể đối lập
Tư vấn pháp luật có mối liên hệ tự nhiên và gắn bó chặt chẽ với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Người tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cần phải hiểu biết pháp luật, trung thực, kiên nhẫn, giàu kinh nghiệm sống, kiến thức tâm lý sâu, phản ứng nhanh với các tình huống
II Các kỹ năng t v n áp d ng trong các tình hu ng: ư vấn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình: ấn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình: ụng trong các tình huống: ống:
1 Kỹ năng ti p xúc khách hàng: ếp xúc khách hàng:
Trước khi đi vào chi tiết phân tích kỹ năng tiếp xúc và tìm hiểu yêu cầu tư vấn khách hàng ta phải hiểu được thế nào là kỹ năng nói chung và kỹ năng tiếp xúc là gì? Bời vì có hiểu rõ được những khái niệm này ta mới có thể biết được bản chất của công việc cần mình làm là những gì, từ đó mới có phương pháp rèn luyện, cách thức thực hiện các kỹ năng này tốt được
Có thể nói, kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân
về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống, kỹ năng của cá nhân gần như thuộc
về cái gọi phản xạ có điều kiện, là kỹ năng được hình thành từ khi một cá nhân
sinh ra trưởng thành và tham gia hoạt động thực tế cuộc sống Còn “Kỹ năng
tiếp xúc khách hàng” là một trong những kỹ năng cần thiết trong hoạt động tư
vấn pháp luật Tổ chức buổi tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận yêu cầu tư vấn pháp luật thành công, được khách hàng tín nhiệm lựa chọn là bước khởi đầu không dễ dàng trong tư vấn pháp luật Có được kỹ năng tiếp xúc khách hàng tốt là một trong những đòi hỏi quan trọng đặt ra cho tư vấn viên trong hoạt động tư vấn
a Các kỹ năng tiếp xúc khách hàng
Tư vấn viên cần chú trọng, thường xuyên rèn luyện các kỹ năng : lắng nghe; giao tiếp; ghi chép; diễn giải và tổng hợp vấn đề ; đặt câu hỏi và tìm hiểu
Trang 3vấn đề Những kỹ năng này ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng về sự tôn trọng của Tư vấn viên với những thông tin khách hàng cung cấp
b Phương thức làm việc đối với khách hàng
Thực tế hiện nay có hai hình thức tư vấn là tư vấn trực tiếp bằng miệng và
tư vấn bằng văn bản
*Tư vấn trực tiếp bằng miệng:
Qua thực tiễn hoạt động tư vấn pháp luật cho thất hình thức tư vấn này là hình thức phổ biến Khi tư vấn trực tiếp cho khách hàng thì cẩn phải tôn trọng
và thực hiện các nguyên tắc sau:
- Nghe khách hàng trình bày để nắm bắt toàn bộ sự việc, bất luận vấn đề
tư vấn là vấn đề gì cũng cần phải lắng nghe khách hàng trình bày và ghi chép đầy đủ, nội dung chính, ý chính, trên cơ sở đó đặt câu hỏi để làm
rõ thêm Khi cần thiết, có thể gợi ý những vấn đề để khách hàng trình bày đúng bản chất của vụ việc
- Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc cần tư vấn để việc tư vấn được chính các, nếu khách hàng không cung cấp thì không thể thực hiện được việc tư vấn Trong trường hợp, sau khi nghe khách hàng trình bày và nghiên cứu các tài liệu do khách hàng cung cấp mà thấy không thể trả lời ngay được, phải thông báo điều đó cho khách hàng và hẹn khách hàng gặp một ngày khác
- Xem xét vấn đề, xác định luật điều chỉnh, tham khảo các tài liệu liên quan để chắc chắn xác định giải quyết sự việc của khách hàng theo hướng chính xác nhất Việc dùng các quy định của pháp luật để làm cơ
sở cho các kết luận của mình là điều bắt buộc
- Đưa ra những giải pháp và định hướng cho khách hàng Thực chất là việc đưa ra giải pháp bằng miệng cho khách hàng để trả lời các vấn đề
Trang 4*Tư vấn bằng văn bản:
Việc tư vấn bằng văn bản thông thường được tiến hành với những lý do sau:
- Khách hàng ở xa, không trực tiếp đến gặp luật sư
- Khách hàng là người nước ngoài muốn khẳng định độ tin cậy của giải pháp thông qua việc đề ra các câu hỏi để luật sư tư vấn trả lời bằng văn bản
- Kết quả tư vấn bằng văn bản có thể được khách hàng sử dựng để phực
vụ cho mục đích của họ
Theo yêu cầu của khách hàng việc tư vấn văn bản có thể được thực hiện theo hai hình thức: khách hàng viết đơn, thư, chuyển fax và khách hàng trực tiếp đến gặp tư vấn và đề nghị tư vấn bằng văn bản
So với tư vấn miệng, tư vấn bằng văn bản được xem xét hồ sơ kỹ và chính xác hoen, có thời gian đưa ra giải pháp chính xác hơn Ngược lại, tư vấn bằng văn bản thì cần phải viện dẫn văn bản có độ chính xác cao vì tất cả các vấn đề được
tư vấn đều thể hiện bằng văn bản Tương tự như tư vấn miệng thì tư vaans văn bản cũng phải thực hiện các nguyên tắc nêu trên
2 Kỹ năng đ t câu h i: ặc điểm: ỏi:
Mỗi khách hàng đến làm việc với người tư vấn đều mang theo tình huống tư vấn riêng gắn liền với yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý của họ Tình huống tư vấn của khách hàng cũng có thể là việc kể lại những mốc ghi nhớ quan trọng của một cuộc hôn nhân không có kết cục tốt đẹp và cũng có thể là những tranh chấp trong muôn mặt của đời sống xã hội Khách hàng đến với người tư vấn thường mong muốn chia sẻ về câu chuyện của họ và sau đó là mong nhận được các ý kiến tư vấn Việc nói ra câu chuyện của họ là nhu cầu cần thiết đối với người tư vấn, nhưng rất nhiều khách hàng thường nhắc đi nhắc lại nhiều lần câu chuyện của họ, nhiều khi khách hàng cũng có thể cung cấp những thông tin gây nhầm lẫn; thậm chí còn mâu thuẫn với chính thông tin mình vừa nói trước đó ít
Trang 5phút Vì vậy, để có thể kiểm soát buổi tư vấn và khai thác thông tin từ khách hàng có hiệu quả nhất thì người tư vấn cần đặt ra những câu hỏi
Kỹ năng đặt câu hỏi được xem là một bước quan trọng khi tư vấn cho khách hàng Gắn liền với những thông tin khách hàng cung cấp và yêu cầu đề nghị cung cấp dịch vụ pháp lý của khách hàng là những dạng câu hỏi để người
tư vấn khai thác những thông tin cần và đủ cho quá trình tư vấn tiếp theo Việc chuẩn bị bảng hỏi sẽ giúp người tư vấn thu được những thông tin thực sự hữu ích, có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ việc giúp người tư vấn tránh những câu hỏi dài dòng, khó hiểu, không liên quan nhiều đến vụ việc
3 Kỹ năng phân tích hồ sơ
Phân tích hồ sơ là việc làm của các nhà tư vấn trong việc đánh giá, xác định vấn đề cần quan tâm, lựa chọn những tình tiết có điểm nhấn để xoáy sâu vào bản chất của vấn đề, từ đó nhìn nhận ra hướng giải quyết có lợi nhất cho đương
sự của mình Cũng giống như đa số các vụ việc khác, khi nghiên cứu hồ sơ vụ việc của A, người tư vấn cần phải thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Đọc sơ bộ, đọc lướt
- Bước 2: Sắp xếp hồ sơ, tài liệu: có thể sắp xếp hồ sơ, tài liệu mà khách hàng cung cấp theo từng phần cụ thể
- Bước 3: Đọc chi tiết: khi đọc tài liệu, người tư vấn cần xác định loại tài liệu nào ưu tiên đọc trước, khi đọc cần tìm ra những điểm mấu chốt, quan trọng, có liên quan mật thiết đến việc giải quyết yêu cầu của khách hàng
- Bước 4: Sau khi đọc chi tiết tài liệu, người tư vấn cần tóm lược lại vụ việc nhằm khái quát hóa vụ việc của khách hàng
4 Kỹ năng tìm các quy định pháp luật áp dụng
- Bước 1: Xác định các văn bản pháp luật thuộc phạm vi tra cứu và khoanh vùng các văn bản có chứa các văn bản quy phạm pháp luật cần tra cứu.Sau khi đã xác định được vấn đề pháp lý của vụ việc, cần tiến hành tìm kiếm nguồn luật để giải quyết
Trang 6- Bước 2: Kiểm tra, rà soát các văn bản trong nhóm văn bản đã tập hợp
để xác định quy phạm, nhóm quy phạm pháp luật để điều chỉnh quan hệ khách hàng đang có vướng mắc
- Bước 3: Tập hợp, phân tích, nghiên cứu, xác định định hướng viện dẫn,
sử dụng các quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc của khách hàng theo các hướng có lợi nhất
5 Kỹ năng xác định phương án tư vấn
Mô tả phương án: Sau khi tiến hành phân tích vụ việc, đối chiếu với các quy định của pháp luật, tư vấn viên đã nhìn thấy được các phương án có thể áp dụng cho trường hợp của khách hàng Khi tìm kiếm phương án, điều quan trọng nhất
là phải đánh giá các khả năng khác nhau có thể xảy ra trên cơ sở xem xét chúng dưới góc độ logic pháp lý và thực tiễn, bằng cách dự đoán những hậu quả ngắn hạn và dài hạn của từng phương án, đối chiếu với mong muốn khách hàng Định hướng cho khách hàng: Sau khi đã xác định được các giải pháp, nhiệm
vụ tiếp theo của tư vấn viên là định hướng và thuyết phục khách hàng lựa chọn giải pháp tức là tìm cách đàm phán, thuyết phục khách hàng
Đối với những trường hợp kết luận chưa chắc chắn, ví dụ như liên quan đến một vụ việc mà sự thắng thua phụ thuộc phần nhiều vào chứng cứ sẽ tìm được trong tương lai, tư vấn viên cần cố gắng trình bày sự việc thật sáng tỏ và giải thích cho khách hàng những yếu tố khiến cho câu trả lời không dứt khoát Tránh tình trạng trả lời theo kiểu: " về điểm này, tôi không biết" vì cách nói này
có thể làm cho khách hàng hiểu lầm rằng tư vấn viên thiếu hiểu biết, hoặc chưa nghiên cứu kĩ hồ sơ của họ Kinh nghiệm xử lý câu trả lời không chắc chắn là tư vấn viên nên phân tích các khả năng khác nhau có thể xảy ra, hậu quả pháp lý của từng khả năng đó, các phương án có thể sử dụng để thay đổi tình thế hay những cơ may thành công và rủi ro có thể gặp phải đối với từng phương án Lựa chọn chiến thuật: Cuối cùng sau khi lựa chọn được giải pháp thì cũng cần phải làm rõ với khách hàng cách thức tiến hành phương án đó, các chiến thuật có thể được áp dụng
III Tình hu ng c th : ống: ụng trong các tình huống: ểm:
1 Vấn đề của sự việc và yêu cầu của khách hàng.
Vụ việc này xuất phát từ sự mâu thuẫn giữa bố dượng và A khi A liên tục là nạn nhân của bạo lực gia đình do hành vi của bố dượng gây ra Với tâm lý muốn
Trang 7tránh xa bố dượng với những trận bạo hành, A rất mong muốn được chuyển ra sống hoặc kết hôn cùng với bạn trai Đối với A, mong muốn này như một sự giải thoát với cuộc đời của chính mình
Lúc này, A đang mang thai 4 tháng Theo quy định của pháp luật và theo quan niệm của đạo đức xã hội, việc A mang thai khi chưa lập gia đình và ở độ tuổi vị thành niên là một việc làm hoàn toàn trái đạo đức và gây khó khăn cho
sự phát triển của xã hội
A mong muốn khi con mình được sinh ra, con của A có thể được làm giấy khai sinh và muốn con mình có một cuộc sống như bao đứa trẻ bình thường khác
2 Lập kế hoạch tư vấn:
a Những vấn đề cần chú ý.
- Thời điểm A đến tư vấn:
Khi đến tư vấn, A chỉ mới 16 tuổi, nhận thức về pháp luật cũng như hiểu biết
về cuộc sống không nhiều
A là nạn nhân của bạo lực gia đình do hành vi bạo lực của bố dượng gây ra khiến A bị tổn thương cả về thể xác và tinh thần một cách sâu sắc
A đang mang thai 4 tháng ở độ tuổi vị thành niên, nhận thức về cuộc sống hôn nhân và gia đình đều rất sơ khai, sức khỏe và tinh thần chưa thực sự sẵn sàng để làm mẹ
- Mục tiêu đề ra
Tư vấn cho A hiểu quyền lợi của mình là được sống một cuộc sống không có bạo lực, không có sự hành hạ về thể xác cũng như về tinh thần Giúp A định hướng được những cách sử xự tốt nhất đối với bố dượng của mình
Tư vấn cho A hiểu việc sống chung như vợ chồng ở độ tuổi này mang nhiều bất cập như thế nào, quyền và nghĩa vụ của A cũng như bạn trai của A khi hai người thực sự có ý định sống chung như vợ chồng với nhau
Giúp A hiểu được rằng quy định của pháp luật là không cho phép A kết hôn khi A chưa đủ 18 tuổi Tuy nhiên, phải giải thích rằng, A hoàn toàn có quyền kết hôn với bạn trai của mình khi 2 người đã đủ điều kiện để tiến hành kết hôn
Trang 8Tư vấn về vấn đề A đang mang thai, quyền lợi và nghĩa vụ của A, cũng như con của A khi chào đời và việc đăng ký giấy khai sinh cho con của A phải tiến hành như thế nào, bao gồm những thủ tục gì
b Lập danh sách các câu hỏi đối với chị A:
* Thứ nhất, về vấn đề chị A là nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình do bố
dựng gây ra, để làm rõ hơn vấn đề này thì cần phải có một số câu hỏi cho chị A như sau:
1 Bố dượng và mẹ chị kết hôn với nhau từ khi nào? Họ có đi đăng ký kết hôn không hay chỉ là sống chung với nhau không đăng ký kết hôn?
2 Từ khi nào mà bố dượng của chị có hành vi bạo lực gia đình với chị?
VÀ hành vi này có thường liên tục hay không?
3 Mẹ chị có biết chuyện chị bị bạo lực gia đình do bố dương gây ra chưa? Ngoài mẹ chị ra biết ra còn có ai biết việc này hay không?Mẹ chị có thái độ như thế nào khi thấy ông ấy có hành vi bạo lực gia đình với chị? Mẹ chị có làm gì để giúp đỡ chị không?
4 Thái độ của bố dượng chị trước và sau khi có hành vi bạo lực gia đình với chị như thế nào?
5 Mỗi lần bố dượng có hành vi bạo lực gia đình với chị, chị đã làm gì để bảo vệ bản thân mình?
6 Có bao giờ chị tố giác hành vi bạo lực của bố dượng trước cơ quan chức năng như công an xã, UBND xã không?
* Thứ hai, về vấn đề sống chung và kết hôn với bạn trai cần có những câu
hỏi sau:
1 Chị mang thai từ khi nào? Trước khi tròn 16 tuổi hay qua tuổi 16 rồi?
Trang 92 Hiện tại chị đã mang thai 4 tháng, việc mang thai đã có dự liệu trước hay
do không thực hiện các biện pháp tránh thai?
3 Gia đình chị có biết việc chị mang thai đứa bé hay không?
4 Bạn trai chị và gia đình của anh ấy tỏ thái độ như thế nào khi biết chị đang mang thai?
* Thứ ba, về vấn đề khai sinh cho con cần có những câu hỏi sau:
1 Bạn trai của chị có mong muốn được ghi tên vào Giấy khai sinh với tư cách là cha của đứa bé không?
2 Bạn trai chị bao nhiêu tuổi ?
3 Bạn trai chị có muốn nhận con hay không ?
3 T v n c th ư vấn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình: ấn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình: ụng trong các tình huống: ểm:
Chào chị! với mong muốn được chung sống hoặc kết hôn với bạn trai của mình để không phải sống chung trong gia đình với bố dượng nữa của chị chúng tôi tư vấn cho chị như sau:
Thứ nhất, về việc chị là nạn nhân của việc bạo lực gia đình do hành vi
bố dượng chị gây ra.
Điều đầu tiên là chị nên mạnh dạn nói rõ chuyện bố dượng đã có hành vi bạo lực gia đình với chị cho mẹ chị biết để mẹ đưa ra hướng giải quyết để bảo
vệ quyền lợi của chị cũng như đưa ra phương án tốt nhất để chị không sống cảnh bị bạo lực triền miên ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của chị Vì chỉ có mẹ mới hiểu rõ hoàn cảnh gia đình và tình trạng của chị ngay lúc này và
là người thân yêu của chị sẽ không bỏ mặc chị và làm những gì tốt đẹp đối với chị Nếu chị cả mẹ chị không thể khuyên giải được bố dượng chị chấm dứt hành
vi bạo lực này thì chị có thể đến sống với ông bà hoặc họ hàng khác để tránh xa
bố dượng Đây cách giải quyết tốt nhất, tránh phải đưa vụ việc ra cơ quan nhà
Trang 10nước để giải quyết gây tổn thương đến đời sống tinh thần của nạn nhân bạo lực gia đình, tốn thời gian trong việc thực hiện thủ tục pháp lý liên quan
Trong trường hợp, chị không muốn đi ở sang nhà ông bà hay họ hàng khác
mà vẫn cùng với bố dượng nhưng không thể hòa giải được mối quan hệ này và tình trạng bạo lực ngày càng trầm trọng ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của chị thì chị có thể yêu cầu Uỷ ban Nhân dân hoặc Toà án nơi chị cư trú áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc đối với bố dượng Hành vi dùng bạo lực gia đình của bố dượng của A còn tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình và bồi thường theo quy định của pháp luật Ngoài ra nếu hành vi có dấu hiệu hiệu hình sự, bố dượng của A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Thứ 2, về việc chị kết hôn với bạn trai Theo Điều 8 Luật Hôn nhân và
Gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
- Nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại các điểm a,b,c,d và khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân hiện hành
Như vậy, về phía bạn trai của chị chúng tôi chưa xét có đủ điều kiện kết hôn hay không nhưng hiện tại chị chưa đủ điều kiện đăng ký kết hôn, không thể tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền vì chị mới 16 tuổi Như vậy có nghĩa là hiện tại theo quy định của pháp luật để có một hôn nhân hợp pháp được pháp luật thừa nhận thì chị chưa đủ tuổi để kết hôn
Thứ ba, về việc chung sống với bạn trai Chúng tôi tư vấn cho chị như
sau:Nếu chị thực sự không thể sống trong gia đình cùng bố dượng được nữa và vẫn muốn sống chung với bạn trai của mình mặc dù chưa đủ tuổi kết hôn thì trường hợp này là sống chung như vợ chồng.Sống chung như vợ chồng là việc