1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá chế định xác định cha, mẹ, con theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

16 6,4K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 45,83 KB

Nội dung

Hiện nay, việc quan tâm, chăm sóc và bảo vệ trẻ em được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước ta. Trẻ em sẽ được phát triển một cách tốt nhất cả về mặt vật chất và tinh thần trong một môi trường gia đình tốt, có đầy đủ cha, mẹ. Quyền làm cha, làm mẹ và quyền làm con là những quyền thiêng liêng, vì vậy mà việc xác định cha, mẹ, con nhằm xác định thân phận và quan hệ huyết thống giữa các chủ thể là việc làm hết sức quan trọng, góp phần ổn định các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Tuy nhiên, trong đời sống xã hội hiện nay, do sự hội nhập kinh tế và văn hóa toàn cầu, nên đã nảy sinh nhiều mặt trái của xã hội, trong đó có hiện tượng nam nữ quan hệ tình dục trước hôn nhân, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng hay “sống thử” , dẫn đến các trường hợp trẻ em được sinh ra nhưng không biết cha, mẹ đẻ là ai, hoặc bị chính cha, mẹ đẻ chối bỏ, không công nhận. Do vậy nhóm em xin được chọn đề tài “Đánh giá chế định xác định cha, mẹ, con theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014” cho bài tập nhóm.

Trang 1

MỤC LỤC

A- ĐẶT VẤN ĐỀ 1

B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1

I- Khái quát về chế định xác định cha, mẹ, con 1

II- Đánh giá chế định xác định cha, mẹ, con theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 1

1 Căn cứ xác định 1

1.1 Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con tự nhiên 2

a Xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp cha mẹ là vợ chồng (con trong giá thú) 2

b Xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp cha, mẹ không phải là vợ chồng (con ngoài giá thú) 5

1.2 Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp mang thai bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản 7

1.3 Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 9

2 Thủ tục xác định cha, mẹ, con 12

3 Hậu quả pháp lí của việc xác định cha, mẹ, con 14

C- KẾT THÚC VẤN ĐỀ 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

A- ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang 2

Hiện nay, việc quan tâm, chăm sóc và bảo vệ trẻ em được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước ta Trẻ em sẽ được phát triển một cách tốt nhất cả về mặt vật chất và tinh thần trong một môi trường gia đình tốt, có đầy đủ cha, mẹ Quyền làm cha, làm mẹ và quyền làm con là những quyền thiêng liêng, vì vậy mà việc xác định cha, mẹ, con nhằm xác định thân phận

và quan hệ huyết thống giữa các chủ thể là việc làm hết sức quan trọng, góp phần

ổn định các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội Tuy nhiên, trong đời sống

xã hội hiện nay, do sự hội nhập kinh tế và văn hóa toàn cầu, nên đã nảy sinh nhiều mặt trái của xã hội, trong đó có hiện tượng nam nữ quan hệ tình dục trước hôn nhân, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng hay “sống thử” , dẫn đến các trường hợp trẻ em được sinh ra nhưng không biết cha, mẹ đẻ là ai, hoặc bị chính cha, mẹ đẻ chối bỏ, không công nhận Do vậy nhóm em xin được chọn đề tài

“Đánh giá chế định xác định cha, mẹ, con theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014” cho bài tập nhóm.

B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I- Khái quát về chế định xác định cha, mẹ, con

Dưới góc độ sinh học – xã hội: Xác định cha, mẹ cho con là việc nghiên cứu, tìm kiếm, nhận diện mối quan hệ huyết thống giữa hai thế hệ kế tiếp nhau thông qua sự kiện sinh đẻ

Dưới góc độ pháp lý: Xác định cha, mẹ, con là một chế định pháp lý bao gồm các quy phạm pháp luật, quy định về căn cứ pháp lý, thủ tục pháp lý xác định cha, mẹ, con, cơ sở để hình thành ở các chủ thể quyền và nghĩa vụ theo luật định

+ Con trong giá thú: Là con mà cha mẹ chúng có quan hệ hôn nhân hợp pháp

+ Con ngoài giá thú: Là đứa trẻ có thể có cả cha, mẹ nhưng quan hệ giữa cha, mẹ chúng không được pháp luật thừa nhận Hay nói cách khác đây là đứa con sinh ra ngoài hôn nhân do nhà nước công nhận

+ Con chung: Là con chung của vợ chồng, cặp vợ chồng đó có thể có quan

hệ vợ chồng hợp pháp hoặc quan hệ vowcj chồng đó không được pháp luật thừa nhận

II- Đánh giá chế định xác định cha, mẹ, con theo Luật hôn nhân và gia đình

năm 2014

1 Căn cứ xác định

Quan hệ giữa cha, mẹ, con là một mối liên hệ huyết thống tự nhiên theo quy luật sinh học Nó không phụ thuộc vào hôn nhân của cha, mẹ có là hợp pháp hay không Cũng như bất kì một quan hệ xã hội nào khác, quan hệ giữa cha, mẹ, con cũng được phát sinh dựa trên những căn cứ nhất định Mối quan hệ này phát sinh dựa trên hai căn cứ , đó là : sự kiện sinh đẻ (huyết thống) và sự kiện nhận nuôi con

Trang 3

nuôi Trong đó, sự kiện sinh đẻ làm phát sinh mối quan hệ này lại chính là căn cứ

để xác định cha, mẹ, con trong chế định xác định cha, mẹ, con theo Luật hôn nhân

và gia đình năm 2014 Dựa vào sự kiện sinh đẻ, việc xác định cha, mẹ, con được phân thành từng trường hợp cụ thể :

Thứ nhất, xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con tự nhiên Bao gồm: việc xác định cha, mẹ cho con khi cha mẹ là vợ chồng và xác định cha, mẹ cho con khi cha, mẹ không phải là vợ chồng

Thứ hai, xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con ra bằng phương pháp

hỗ trợ sinh sản

1.1 Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con tự nhiên

Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con tự nhiên : con được sinh ra trong trường hợp này có thể là sinh ra do cha, mẹ là vợ chồng hợp pháp, cũng có thể không

a Xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp cha mẹ là vợ chồng (con trong giá thú)

Việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp cha, mẹ là vợ chồng là dựa theo nguyên tắc suy đoán pháp lý được quy định ở Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Cũng giống như Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, các nhà làm luật

đã quy định nội dung nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 khác với pháp luật dưới chế độ cũ Các nhà làm luật dưới chế độ cũ đã quy định về « thời kỳ thụ thai pháp định » là cơ sở cho

việc suy đoán quan hệ cha-con, mẹ-con, với nội dung cụ thể : « Đứa trẻ thành thai

trong thời kỳ giá thú có cha là chồng người mẹ Được coi là thụ thai trong thời kỳ giá thú trẻ nào sinh quá 180 ngày kể từ khi kết hôn hoặc không quá 300 ngày sau khi hôn thú đoạn tiêu » Còn Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, trên cơ sở kế

thừa quy định tại Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và có sự sửa đổi,

bổ sung thêm Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014quy định :

« 1 Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng kí kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng

2 Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định »

Theo đó, khác với Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật mới này đã dự liệu được về nội dung của nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con trong giá thú cũng như con ngoài giá thú Như vậy, việc xác định cha, mẹ, con khi cha

mẹ là vợ chồng có thể đặt ra các trường hợp :

Trang 4

Thứ nhất, con do người vợ sinh ra trước ngày đăng kí kết hôn và được cha

mẹ thừa nhận

Thứ hai, con do người vợ có thai trước thời kỳ hôn nhân và sinh ra trong thời kì hôn nhân

Thứ ba, con do người vợ thụ thai và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân

Thứ tư, con do người vợ thụ thai trong thời kỳ hôn nhân và sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ khi hôn nhân chấm dứt

Thứ năm, con do người vợ thụ thai trước thời kỳ hôn nhân và sinh ra trong thời hạn

300 ngày kể từ khi hôn nhân chấm dứt

Trước hết, xuất phát từ thực tiễn khách quan, ngày nay nam nữ được tự do yêu đương, tìm hiểu nhau trước khi kết hôn Có nhiều trường hợp chưa đăng ký kết hôn nhưng hai bên nam nữ đã có quan hệ sinh lý với nhau, người phụ nữ đã thụ thai và đứa trẻ được sinh ra trước khi hai người là vợ chồng Dù sinh ra trước thời điểm đăng kí kết hôn nhưng đứa trẻ được cha mẹ thừa nhận thì vẫn được suy đoán

là con chung của vợ chồng Đây là một quy định mở, công nhận người con sinh ra trong trường hợp này là con chung của hai vợ chồng với điều kiện là cha mẹ tự nguyện thừa nhận đứa trẻ là con chung, nhằm đảm bảo quyền lợi của đứa trẻ và người mẹ trong gia đình

Thêm đó, khi hai bên nam nữ kết hôn với nhau, bắt đầu thời kỳ hôn nhân của

vợ chồng_là khoảng thời gian tính từ thời điểm hai bên nam nữ kết hôn cho đến khi hôn nhân chấm dứt trước pháp luật (do người chồng chết hoặc vợ chồng ly hôn, tính từ khi phán quyết ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật), hay khoảng thời gian quan hệ vợ chồng tồn tại Đứa trẻ mà được sinh ra trong thời kỳ này có thể là do người vợ đã có thai từ trước thời kì hôn nhân, cũng có thể là khoảng thời gian người vợ có thai và sinh con đều trong khoảng thời gian của thời kỳ hôn nhân

Về nguyên tắc, đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ này sẽ được xác định là con

chung của vợ chồng : « Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân … là con chung của vợ

chồng », dù cho đứa trẻ do người vợ đã có quan hệ với người chồng mà có thai

hoặc do người vợ có quan hệ với người đàn ông khác mà có thai và sinh ra Đồng nghĩa rằng, với đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ này thì người chồng của mẹ đứa trẻ sẽ được xác định là cha của đứa trẻ đó Quy định này kế thừa quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Nhiều ý kiến cho rằng, việc quy định như vậy với những trường hợp người vợ do có quan hệ ngoại tình với người khác rồi có thai và đứa trẻ được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân, đứa trẻ được suy đoán là con của người chồng của mẹ đứa trẻ thì mặc nhiên đã phủ định quyền làm cha đứa trẻ của người đàn ông mà người mẹ đã có quan hệ sinh lý nhưng không phải chồng người

mẹ Ngược lại, người chồng hợp pháp của người mẹ lại phải gánh những nghĩa vụ pháp lý với người mà thực tế không phải là con ruột của mình, mà đáng nhẽ ra, nghĩa vụ đó phải thuộc về người đàn ông đã có quan hệ thông gian, ngoại tình với người vợ của người chồng đó

Trang 5

Trên thực tế còn có những trường hợp người vợ sau khi đã chấm dứt hôn nhân với người chồng rồi mới sinh con Do đó, trên cơ sở Điều 63 Luật Hôn nhân

và gia đình năm 2000, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có sự sửa đổi, bổ sung

thêm quy định : « Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm

dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân »

Theo đó, đứa trẻ được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm hôn nhân chấm dứt cũng được xác định là con chung của hai vợ chồng, người chồng của mẹ đứa trẻ đã chết, hoặc đã ly hôn được suy đoán là cha của đứa trẻ đó Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung trong giá thú của hai vợ chồng Quy định này đảm bảo ổn định quan hệ cha mẹ và con, đồng thời giúp cho người phụ nữa yên tâm thực hiện thiên chức làm mẹ của mình

Tuy nhiên, có những trường hợp quan hệ hôn nhân chấm dứt trước pháp luật, người vợ không đợi sau hạn 300 ngày đã kết hôn với người khác, với những trường hợp này, nếu sau này người vợ sinh con thì đứa con đó sẽ được xác định là

« con chung của vợ chồng », tức là con của người chồng lấy sau theo đúng nguyên tắc suy đoán pháp lý « con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng », chứ người chồng đã chết hoặc đã ly hôn trước đó không được suy đoán là cha của đứa trẻ Cũng theo nguyên tắc này, pháp luật coi sự có mặt của người chồng khi đăng kí khai sinh cho đứa trẻ do vợ mình sinh ra, tại cơ quan hộ tịch là

sự mặc nhiên công nhận đứa trẻ đó là con chung của hai vợ chồng

Ngoài ra, thực tế còn có những trường hợp người chồng nghi ngờ người vợ không chung thủy, đã có hành vi thông gian, ngoại tình với người khác , sau khi người vợ sinh con, người chồng đã không thừa nhận đứa trẻ đó là con của mình Với trường hợp này, Luật quy định :

« Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải

được Tòa án xác định » (Khoản 2 Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).

Thực tiễn đời sống, sau khi người vợ sinh con, hai vợ chồng làm giấy khai sinh cho đứa trẻ, đứa trẻ được đặt tên theo họ tên của cha hoặc mẹ Thậm chí, đứa trẻ đó về mặt sinh học không phải là con của người chồng nhưng về nguyên tắc, trước hết người chồng vẫn được xác định là cha của đứa trẻ, sự im lặng của người chồng được coi là sự mặc nhiên thừa nhận mối quan hệ cha, con Pháp luật không can thiệp sâu vào mối quan hệ này Miễn rằng đứa trẻ được sống trong bầu không khí gia đình yêu thương, có cha, có mẹ…

Còn với trường hợp, người chồng nghi ngờ người vợ, không thừa nhận đứa trẻ là con mình đã yêu cầu xác định lại quan hệ cha, mẹ, con Trong trường hợp này, người chồng phải chứng minh được đứa trẻ do vợ mình sinh ra không phải là con của mình Người chồng có quyền đưa ra bất kỳ chứng cứ nào chứng tỏ đứa trẻ

đó không phải là con mình Người chồng có thể chứng minh thông qua sự thừa nhận của người vợ là người đã có thai với người khác từ trước khi kết hôn, cũng có

Trang 6

thể người chồng chứng minh mình đã đi công tác xa trong khoảng thời gian người

vợ có khả năng thụ thai đứa con đó, hoặc có trường hợp người chồng mặc bệnh vô sinh, bị bất lực về sinh lý, cũng có thể trưng cầu giám định về gen…… nếu người chồng có đầy đủ bằng chứng để chứng minh đứa trẻ do người vợ sinh ra không phải con mình thì có quyền không thừa nhận đứa trẻ đó là con Cũng có trường hợp người mẹ không thừa nhận đứa trẻ là con mình vì nghi ngờ đứa trẻ đã bị tráo đổi, thì người vợ cũng phải đưa ra được những chứng cứ xác thực để chứng minh điều

đó Ngược lại, nếu chỉ vì nghi ngờ, người chồng hoặc người vợ không chứng minh được thì Tòa án vẫn buộc họ phải thừa nhận đứa trẻ mà người vợ đã sinh ra là con chung của hai vợ chồng Và Tòa án phải hết sức thận trọng trong việc điều tra, đánh giá chính xác trước khi có kết luận để giải quyết các trường hợp này

Với quy định tại Khoản 2 này đã lí giải cho sự thắc mắc của một số ý kiến khi nói đến quyền và nghĩa vụ của người chồng được xác định là cha của đứa trẻ

do người vợ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân

Ngoài ra, với người con, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có những quy định đảm bảo quyền lợi cho họ trong việc được nhận cha, mẹ của mình Điều 90 quy định :

«1 Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.

2.Con đã thành niên nhận cha không cần phải có sự đồng ý của mẹ ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha »

b Xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp cha, mẹ không phải là vợ chồng (con ngoài giá thú)

Con ngoài giá thú là con mà cha, mẹ không phải là vợ chồng hợp pháp, hoặc tuy cha, mẹ ăn ở, chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng Bao gồm các trường hợp sau:

+ Người mẹ không có chồng mà sinh con ;

+ Người mẹ có chồng nhưng ngoại tình có con với người khác ;

+ Hai bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, trong thời gian chung sống, giừa hai người có con chung với nhau nhưng cha mẹ không có đăng kí kết hôn(kể

cả trường hợp hai vợ chồng đã li hôn, phán quyết li hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, sau đó họ lại tái hợp cùng sống với nhua nhưng không đăng kí kết hôn lại Nếu người mẹ sinh con trong thời kì kết hôn lại trong thời kì này thì con đó là con chung ngoài giá thú)

Vấn đề xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú trong thực tế rất phức tạp khi

có yêu cầu Vì giữa cha, mẹ của người con không có hôn nhân hợp pháp, tức không có thời kì hôn nhân Việc xác định con ngoài giá thú phải dựa vào mối quan

hệ thực tế, không thể suy đoán theo nguyên tắc Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình được

Trường hợp người mẹ sinh con ngoài giá thú mà người đàn ông có quan hệ sinh lý hoặc sống chung với người mẹ đó không nhận con, khi có yêu cầu(theo quy định

Trang 7

tại điều 89, 90, 91) thì Toà án nhân dân phải căn cứ vào những chứng cứ là người

mẹ đó đã có thai với ai để xác định cha cho con ngoài giá thú Lưu ý: có thể nảy sinh trường hợp người mẹ sau khi sinh con ngoài giá thú, vì lý do nào đó đã bỏ con, người khác đã nhận nuôi đứa trẻ đó, sau này người mẹ sinh con ngoài giá thú mới xin nhận lại con thì có nghĩa vụ phải chứng minh chính mình đã sinh ra đứa trẻ đó; cũng có thể có trường hợp người con ngoài giá thú đã thành niên có yêu cầu Toà án xác định cha, mẹ của mình hoặc theo Luật định, một người có yêu cầu Toà

án xác định một người đã chết là cha, mẹ, con của mình

Đối với trường hợp yêu cầu Toà án xác định cha cho con ngoài giá thú, trước đây theo Thông tư số 15/DS ngày 27/9/1974 của toà án nhân dân tối cao hướng dẫn, có thể dựa vào những căn cứ sau:

+ Trong thời gian có thể thụ thai đứa con, người đàn ông được khai là cha của đứa trẻ và người mẹ đứa trẻ đã công nhiên chung sống với nhau như vợ chồng;

+ Hai người đã yêu thương nhau hứa hẹn kết hôn với nhau và trong thời gian có thể thụ thai đứa con đã ăn nằm với nhau như vợ chồng, rồi sau khi có con, bỏ không cưới hỏi gì nữa;

+ Người mẹ đã bị người này hiếp dâm, cưỡng dâm trong thời gian có thể thụ thai đứa con;

+ Sau khi sinh đứa con, người này đã thăm nom, chăm sóc đứa con như là con của mình;

+ Có những thư từ mà người này viết xác nhận đứa con do người phụ nữ đó sinh ra

là con của họ

Với các chứng cứ nêu trên cho thấy, hiện nay luật chủ yếu chỉ căn cứ vào thời gian người phụ nữ có thể thụ thai, người phụ nữ đó có quan hệ với người đàn ông

bị nghi vấn là cha của đứa trẻ hay không Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chưa có điều luật nào quy định cụ thể việc xác định cha mẹ cho con khi cha mẹ đứa trẻ không phải vợ chồng Vì vậy, có thể quy định thêm các biện pháp y học cần thiết, điều này sẽ làm tăng độ chính xác trong việc xác định quan hệ cha mẹ và con nói chung, đặc biệt là xác định quan hệ cha con đối với con ngoài giá thú Thực tế giải quyết các tranh chấp về xác định cha, mẹ và con ngoài giá thú rất phức tạp, gặp nhiều khó khăn, vướng mắc Người thẩm phán giải quyết vụ việc đòi hỏi phải

là người có trình độ pháp luật, vốn sống, kinh nghiệm thực tế, am hiểu và nắm được các đặc tính về tâm lý của đương sự Đồng thời trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ, cần kết hợp với các biện pháp khác như giám định y học: thử máu, khả năng sinh lý và đặc biệt là giám định về gen khi có yêu cầu…

1.2 Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp mang thai bằng kĩ thuật hỗ trợ

sinh sản

Các cặp vợ chồng hiếm muộn ngày nay, thay vì xin con nuôi, có xu hướng nhờ

y học hỗ trợ sinh con Điều này phát sinh những vấn đề pháp lý gây tranh cãi, như việc xác định cha mẹ cho con, giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp

Trang 8

đồng mang thai hộ Xuất phát từ thực tế và kế thừa Luật hôn nhân và gia đình năm

2000, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có những thay đổi và tiến bộ khi đã thừa nhận cũng như quy định cụ thể về việc xác định cha mẹ cho con trong trường hợp sinh sản bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản

Theo quy định tại Điều 93 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

“1 Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này.

2 Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra.

3 Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha,

mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra.

4 Việc xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được áp dụng theo quy định tại Điều 94 của Luật này.”

Cũng theo quy định tại Điều 3 Nghị định Số: 10/2015/NĐ-CP Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ mục đích nhân đạo thì:

“1 Cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ

tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; cặp vợ chồng vô sinh

có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

2 Vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.

3 Việc thụ tinh trong ống nghiệm, cho và nhận noãn, cho và nhận tinh trùng, cho

và nhận phôi, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện trên nguyên tắc

tự nguyện.

4 Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc

vô danh giữa người cho và người nhận; tinh trùng, phôi của người cho phải được

mã hóa để bảo đảm bí mật nhưng vẫn phải ghi rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc.

5 Việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải tuân theo quy trình kỹ thuật; quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.”

Như vậy, theo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP thì đã quy định rõ điều kiện để

áp dụng các biện pháp sinh sản bằng kĩ thuật sinh sản Việc sinh con bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản sẽ phát sinh một số vấn đề sau:

Đối với trường hợp vợ chồng sử dụng noãn và tinh trùng của hai người để thực hiện việc sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, thì đứa trẻ sinh ra sẽ chính là con của họ

Trang 9

Đối với trường hợp, vợ chồng thực hiện việc sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản mà phải sử dụng noãn hoặc tinh trùng hoặc phôi của người khác, thì việc xác định cha mẹ của đứa trẻ như sau: Trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân Người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân sinh ra đứa trẻ do thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản được xác định là mẹ của đứa con được sinh ra

Như vậy, trường hợp hai vợ chồng (nhận tinh trùng, hoặc nhận noãn) để thực hiện sinh con bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản, thì đứa trẻ phải được sinh được xác định là con của họ (pháp luật không công nhận người cho tinh trùng, hoặc cho noãn là cha, mẹ của đứa trẻ)

Khác với trường hợp sinh con trong trường hợp sinh đẻ tự nhiên thì đứa con sinh ra trong trường hợp sinh con bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản có thể không cùng huyết thống với cha mẹ nó Việc sinh con theo phương pháp khoa học không chỉ áp dụng trong nội bộ cặp vợ chồng vô sinh mà còn liên quan đến người thứ ba Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định cha, mẹ, con Việc thực hiện các

kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có sự tham gia của các yếu tố sinh học bên ngoài chỉ được thực hiện khi không thực hiện sinh sản được bằng các hỗ trợ thông thường, do vậy đứa con sinh ra có thể mang mã gen của bố hoặc mẹ hoặc của cả hai người Đây là một vấn đề hất sức phức tạp vì vậy thủ tục phải thật rõ ràng

Đối với các bệnh nhân tự nguyện yêu cầu thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm với trứng người cho thì phải thực hiện đầy đủ các cam kết, đó là hợp đồng giữa hai vợ chồng người xin, hợp đồng cam kết giữa hai vợ chồng người cho, hợp đồng giữa người nhận, người cho và đơn xin bệnh viện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm với trứng của hai vợ chồng người xin trứng Phương pháp này phải dựa trên nguyên tắc bí mật nhằm đảm bảo sự ổn định trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái sau này, không ảnh hưởng tới những người cho trứng, cho phôi

và noãn Mặt khác dễ dàng trong việc xác định người cho và người mẹ nhận tinh trùng, noãn và phôi chắc chắn là cha mẹ của đứa trẻ trong tương lai

Có thể nhận thấy một điều mới của việc sinh con theo phương pháp khoa học

là pháp luật cho phép người phụ nữ độc thân được áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản Đây là một quyền lợi chính đáng của người phụ nữ khi họ muốn hoặc không muốn có cơ hội kết hôn mà vẫn thực hiện được thiên chức của mình Nếu như trước đây khi chưa có cơ sở pháp lý về vấn đè này thì gười phụ nữ độc thân vẫn có thể thực hiện thiên chức của mình nhưng điều đó ảnh hưởng đến hạnh phúc của một gia đình khác thì hiện nay nếu áp dụng hỗ trợ sinh sản thì họ vẫn có thể thực hiện thiên chức mà không ảnh hưởng đến người khác Tuy nhiên trong trường hợp này chỉ có mẹ con duy nhất người con không biết cha mình là ai thì đây là khó khăn mà người mẹ phải nuôi con một mình, mặt khác đây là sự đảm bảo sự tự nguyện của người phụ nữ độc thân vì họ muốn có đứa con cho riêng mình

Trang 10

1.3 Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Một số nước đã quy định cho phép việc mang thai hộ với những điều kiện ít hoặc nhiều khó khăn khác nhau như Nam Phi, Anh, Argentina, Úc (phần lớn lãnh thổ), Brazil, Canada, Mỹ (10 bang), Georgia, Hy Lạp, Israel, Romania, Nga, Ukraine Hai nước Pháp và Đức cấm triệt để mang thai hộ trong khi có nhiều nước không cấm như Bỉ, Đan Mạch, Hungary, Ba Lan, Ireland, Ấn Độ, Luxembourg, Hà Lan Lần đầu tiên thông qua những quy định cụ thể, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 của nước ta đã bổ sung về vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

đã góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ,

ấm no hạnh phúc ở Việt Nam, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là quyền của phụ nữ và trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình đã chính thức thừa nhận và cho phép mang thai

hộ với mục đích nhân đạo (cụ thể từ Điều 93 đến Điều 98), song phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản

Luật được thông qua dựa trên nguyên tắc “người mang thai hộ phải là người

thân thích cùng hàng để ngăn ngừa tình trạng thương mại hóa việc mang thai hộ” Theo Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì người được nhờ

mang thai hộ phải có đủ điều kiện sau:

“1 Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.

2 Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

b) Vợ chồng đang không có con chung;

c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

3 Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

4 Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

5 Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Song, trong thực tế có nhiều vấn đề cần phải bàn luận đối với người được nhờ mang thai hộ nhằm bảo đảm cho việc nhờ mang thai hộ có tính khả thi và đi vào cuộc sống thì cần phân tích đối với điều kiện của người được nhờ mang thai hộ

Ngày đăng: 28/11/2016, 19:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w