1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN kinh nghiệm sử dụng powerpoint và một số phần mềm hỗ trợ để thiết kế bài giảng điện tử

50 448 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 12,78 MB

Nội dung

Trang 1

PHỊNG GD&ĐT THANH OAI CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRUONG THCS THANH CAO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

DE TAI SANG KIEN KINH NGHIEM Nam hoc 2009 - 2010

A SO YEU LY LICH - Ho va tén: Nguyén Thanh Tang

- Ngay, thang, nam sinh: 17/4/1974 - Năm vào ngành: 1995

- Chức vụ: Phĩ hiệu trưởng - Chủ tịch Cơng đồn trường

- Don vị cơng tác : Irường THCS Thanh Cao - Thanh Oai - Hà Tây

- Trinh độ chuyên mơn: CĐSP Tốn (chính quy); Đại học Tốn - Tin (tai

chức); Đại học Quản lý giáo dục (từ xa) - Bộ mơn giảng dạy: Tin học

- Trình độ ngoại ngữ: C

- Trình độ chính trị: Sơ cấp

- Khen thưởng: Nhiều năm liền là CSTĐ cơ sở - Các đề tài đã được cơng nhận:

+ Cấp tỉnh, thành phố:

"Kinh nghiệm triển khai mơn Tin học trong trường THCS"; "Phương trình nghiệm nguyên";

" Kinh nghiệm xây dựng bài giảng điện tử"; + Cấp huyện:

"Ứng dụng Cơng nghệ thơng tin trong cơng tác Quản lý ở trường phổ thơng";

"Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh yếu, kém mơn Tốn":

"Các phương pháp chứng mỉnh bất đẳng thức trong Đại số lớp 8"; "Bồi dưỡng HSG lớp 9",

Trang 2

B NỘI DUNG ĐỀ TÀI

I TÊN ĐỀ TÀI:

"KINH NGHIỆM SỬ DỤNG POWERPOINT VÀ MỘT SỐ

PHẦN MỀM HỖ TRỢ ĐỀ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ"

II LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Sự phát triển của xã hội được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống Từ lĩnh vực Kinh tế - Chính trị - Văn hố, Khảo cổ học, và đặc biệt là

linh vực Cơng nghệ thơng tin - Một lĩnh vực mà hiện nay đang thâm nhập và

cĩ ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của hầu hết các lĩnh vực khác

Cụm từ "Cơng nghệ Thơng fin" xuất hiện trong lịch sử cách đây khơng lâu nhưng nĩ đã nhanh chĩng quen thuộc và cần thiết đối với mọi người

Đánh giá được tầm quan trọng của lĩnh vực Cơng nghệ Thơng tin trong

cơng cuộc cơng nghiệp hố - Hiện đại hố đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã

đặt ra mục tiêu cho sự phát triển về chính trị là "Xáảy dựng một chính phú điện tử" Trong chế độ của chính phủ điện tử, người ta cĩ thể ngồi ở nhà mà

vẫn gửi (hoặc nhận) được cơng văn, báo cáo, quyết định lên cấp trên hoặc xuống cấp dưới, cĩ thể tham gia một lớp học hoặc một cuộc họp, thậm chí cĩ

thể phát biểu, tranh luận trong cuộc họp mà mỗi đại biểu ở cách xa nhau hàng

trăm, hàng ngàn cây số

Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong sự nghiệp cơng nghiệp hố và hiện đại hố đã chỉ rõ: "Ung dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát

triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt, đĩn đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước '"

Quyết định 331/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương

trình phát triển nguồn nhân lực về CNTT đến năm 2010 đã đề ra: "Phổ cáp

các kiến thức và kỹ năng sử dụng rmáy tính và Internet đến 100% cán bộ,

cơng chức và viên chức, 100% sinh viên đại học và cao đẳng, 100% học sinh trung học chuyên nghiệp, trung học nghề và THPT, 50% HS THCS va

một bộ phận dán cư cĩ nhu cầu "

Trang 3

Với tỉnh thần đĩ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chọn năm học 2008 - 2009 là năm học "Đẩy mạnh ứng dụng CNTT" Ngành Giáo dục Việt Nam nĩi

chung, ngành Giáo dục - Đào tạo Hà Nội nĩi riêng, đã cĩ nhiều lớp bồi dưỡng

giáo viên về xây dựng bài giảng điện tử, sử đụng các phần mềm hỗ trợ để thiết

kế bài giảng điện tử Và đặc biệt là ngành Giáo dục- Đào tạo Hà Nội đã tổ chức "Wgày hội CNTT" hết sức quy mơ và hồnh tráng nhằm thúc đẩy mức độ ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, trong đĩ đặc biệt lưu ý việc tổ chức thi "Xây dựng Bài giảng điện tử và phần mém gido duc"

Mặc dù chủ đề của năm học 2009 - 2010 1a "Doi méi céng tác quan lý và nâng cao chất lượng giáo dục ”' nhưng Bộ giáo dục và Đào tạo vẫn hết sức chú trọng đến việc tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào trong

trường học Tháng 3/2009 Bộ đã phát động cuộc thi ”T7ết kế bài giảng điện

tứ E-learning” và ngày 14-15 tháng 4/2010 vừa qua Cục Cơng nghệ Thơng

tin đã tổ chức tập huấn cho hơn 400 giáo viên cốt cán thuộc tất cả các quận

huyện trong tồn thành phố về hai phần mềm để thiết kế bài giảng E-learning

d6 la: Adobe Presenter va Lecture Maker

Được đào tạo chuyên ngành Tốn - Tin ứng dụng, đã nhiều năm sử dụng Bài giảng điện tử Năm học 2008 - 2009 tơi đã viết một sáng kiến kinh nghiệm về sử dụng PowerPoiní( để xây dựng bài giảng điện tử và được xếp loại ở cấp thành phố Trong năm học 2009 - 2010, tơi vẫn tiếp tục nghiên cứu

sâu thêm về đề tài đã viết đồng thời bổ sung thêm những kinh nghiệm mới về

cách sử dụng hai phần mềm đã được Cục Cơng nghệ thơng tin tập huấn là

Adobe Presenter va Lecture Maker véi mong muốn chia sẻ những kinh

nghiệm nhỏ trong quá trình giảng dạy với những đồng nghiệp của mình, nhất

là những đồng chí chưa cĩ điều kiện thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử Vì vậy tơi quyết định chọn đề tài:

"KINH NGHIEM SU DUNG POWERPOINT VA MOT SO

PHAN MEM HO TRO DE THIET KE BAI GIANG ĐIỆN TỬ"

Trang 4

II PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN DE TÀI

Trên cơ sở những kinh nghiệm đã tích luỹ được viết trong bản sáng kiến

kinh nghiệm năm học 2008 - 20009, đề tài của tơi tiếp tục nghiên cứu cách sử

dụng một số phần mềm cĩ thể hỗ tro PowerPoint trong quá trình thiết kế bài

giảng đồng thời nghiên cứu cách sử dụng hai phân mềm Adobe Presenfer và

Lecture Maker để thấy rõ ưu, nhược điểm của hai phần mềm này và cách phối

hợp chúng với PowerPoin để cĩ hiệu quả cao trong giảng dạy

Đề tài được thực hiện với tại trường THCS Thanh Cao - huyện Thanh

Oai - TP Hà Nội trong thời gian 1 nam hoc (Nam hoc 2009 - 2010)

Trang 5

C NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

I KHẢO SÁT THỰC TẾ

Trường THCS Thanh Cao cĩ 16 lớp với hơn 50 cán bộ giáo viên, nhân viên và đã được cơng nhận là trường chuẩn quốc gia từ năm học 2001-2002

Cĩ thể nĩi độ tuổi trung bình của đội ngũ giáo viên vào loại trẻ so với mặt

bằng chung của huyện Thanh Oai Từ năm học 2001-2002, được sự nhất trí cua Phong GD&DT Thanh Oai và Sở GD&ĐÐT Hà Tây (cũ), trường đã đưa mơn Tin học vào giảng dạy với tư cách là mơn học tự chọn Song song với việc dạy Tin học cho học sinh thì chúng tơi cũng thường xuyên tổ chức lớp học phổ cập Tin học cho đội ngũ cán bộ xã và giáo viên trong trường do chúng tơi trực tiếp giảng dạy Tuy nhiên với cơ sở vật chất cịn khiêm tốn nên cũng gặp khơng ít khĩ khăn

Cho đến những năm học gần đây thì nhà trường hầu như đã hồn thành việc phổ cập Tin học Văn phịng cho giáo viên, đang tiến tiếp tục triển khai tổ

chức các lớp học thiết kế bài giảng điện tử và sử dụng máy chiếu cho giáo viên Bản thân tơi và một số giáo viên trong nhĩm Tin của trường đã sử dụng

Bài giảng điện tử từ năm học 2004-2005 Khi đĩ, khái niệm Bài giảng điện tử đối với chúng tơi vẫn cịn mới lạ, thường thường giáo viên chỉ biết sử dụng

máy chiếu hắt để nâng cao hiệu quả giờ dạy Chúng tơi chưa ý thức được rõ ràng và vì vậy chưa cĩ kinh nghiệm trong việc thiết kế bài giảng điện tử, nhất

là việc ứng dụng các phần mềm hỗ trợ để tạo Bài giảng điện tử Những năm

học gần đây, việc ứng dụng Cơng nghệ Thơng tin trong day va hoc duoc day

mạnh, Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội đã tổ chức một số chuyên đề về việc sử dung PowerPoint va céc phan mém hỗ trợ thiết kế bài giảng điện tử như

Flash, Violet, ŒGSP, và năm học 2008-2009 đã được Bộ giáo dục chọn là năm học đẩy mạnh ứng dụng Cơng nghệ thơng tin Chính điều đĩ đã thúc đầy

chúng tơi - Những người đã biết sử dụng thành thạo máy vi tính nỗ lực hơn

nữa trong việc thiết kế Bài giảng điện tử

Trang 6

Sau khi được tham dự ngày hội cơng nghệ thơng tin do Sở giáo dục và

đào tạo Hà Nội tổ chức, chúng tơi như được mở rộng thêm tầm mắt, tơi càng thấy rõ hơn vai trị to lớn, sự cần thiết của việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin

trong giảng dạy và đặc biệt là sự nỗ lực tự học trong quá trình giảng dạy của

các đồng nghiệp mình trên tồn thành phố

Từ trước đến nay, giáo viên và học sinh đã quá quen với phương pháp giảng dạy truyền thống, tức là sử dụng bảng, phấn, đồ dùng trực quan, mơ hình, vật thật, tranh vẽ, Hơn nữa, rất nhiều giáo viên chưa cĩ kỹ năng và kinh nghiệm trong việc thiết kế bài giảng điện tử cho nên họ khĩ chấp nhận

ngay hình thức dạy học này như là một hình thức dạy học chủ yếu

Một lý do nữa cũng khơng kém phần quan trọng là phần lớn giáo viên

ở các vùng nơng thơn chưa cĩ điều kiện để mua máy vi tính, để hồ mạng

Internet, thậm chí một số giáo viên cịn khĩ khăn khơng cĩ đủ điều kiện thời

gian để học chương trình vi tính văn phịng một cách bài bản Do đĩ giáo viên sẽ rất ngại thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử

Qua thực tế đĩ, tơi mong muốn nêu lên được những kinh nghiệm thiết

kế bài giảng cơ bản, dễ hiểu, dễ làm để cho mọi giáo viên đọc xong đều cĩ

khả năng độc lập làm được cho dù trình độ Tin học thực tế cịn chưa đạt yêu

cầu thậm chí chỉ cần gõ được Tiếng Việt Bên cạnh đĩ tơi cũng nêu lên những

kinh nghiệm sử dụng các phần mềm hỗ trợ khác để tăng hiệu quả bài giảng nhằm chia sẻ với những đồng nghiệp đã thành thạo trong việc sử dụng PowerPoint

II SO LIEU DIEU TRA TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Vào đầu năm học 2009-2010 trường THCS Thanh Cao cĩ khoảng 20/46 giáo viên cĩ thể thiết kế được Bài giảng điện tử ở các mơn học khác nhau và khoảng 36/46 giáo viên cĩ thể sử dụng bài giảng điện tử trong các tiết dạy

Tơi là phĩ hiệu trưởng phụ trách chuyên mơn, trực tiếp giảng dạy mơn Tin học ở lớp 9A3, khảo sát chất lượng (trường ra đề) mơn Tin đầu năm học 2009 - 2010 ở lớp 9A3 cĩ kết quả cụ thể như sau:

Lớp 9A3 - sĩ số: 34

Trang 7

G1ỏ1 % Khá % TB % Yếu % Kém | % Tỉ lệ trên TB 5 15% 12 35% 15 44% 2 6% 0 | 0% 94%

Qua việc phát phiếu thăm dị phiếu thăm dị và qua các tiết dạy thực tế

trên lớp, tơi thâý cĩ nhiều em học yếu và khơng mấy hứng thú với bộ mơn Tin - một trong những mơn khoa học tự nhiên địi hỏi khả năng tư duy cao

Trước thực trạng đĩ, tơi đã chỉ đạo cho các tổ trưởng chuyên mơn triển

khai rộng rãi ở cả hai tổ chuyên đề sử dụng Bài giảng điện tử, yêu cầu tất cả

các giáo viên đều phải tham gia, Ngồi các giờ thao giảng (GV bắt buộc phải

sử dụng bài giảng điện tử) phải thiết kế và giảng dạy ít nhất là 2 giờ bằng Bài

giảng điện tử trong một tháng Đĩ là một chuyên đề mới, cĩ thể nĩi là hiện

vẫn cịn rất nhiều ý kiến chưa đồng nhất về việc sử dụng Bài giảng điện tử

trong giảng dạy như thế nào là phù hợp Bản thân tơi thường xuyên thiết kế và sử dụng Bài giảng điện tử ở lớp 9A3

Trang 8

HI CÁC BIỆN PHAP THUC HIEN (Noi dung chủ yếu của Đề tài)

Tương tự như giáo án điện tử, bài giảng điện tử là bài giảng của giáo viên được đưa vào máy tính - Bài giảng được lưu trữ ở dạng điện tử

Nếu coi giáo án như là kịch bản thì bài giảng được coi như vở kịch đã

được cơng diễn Như vậy, bài giảng là việc giáo viên thực hiện giáo án trên lớp cùng với học sinh, phương tiện, thiết bị dạy học Bài giảng điện tử thường đi cùng với việc phát huy những thế mạnh, ưu điểm của cơng nghệ thơng tin trong việc thực hiện giáo án trên lớp của giáo viên

Bài giảng điện tử cũng cĩ thể chia làm hai loại: Bài giảng điện tử thiết kế trên PowerPoim (phải cĩ giáo viên trực tiếp sử dụng dạy học) và Bài giảng E-leaning (hoc sinh cĩ thể học ma khơng cần cĩ thầy cơ trực tiếp giảng bài)

Trước hết người viết xin đề cập đến bài giảng điện tử được thiết kế bằng

PowerPoint

Với trình độ Tin học cịn nhiều han chế và trình độ tiếng Anh cũng chưa đáp ứng được nhu cầu, đa số các giáo viên rất ngại thiết kế bài giảng điện tử vì

cứ cho rằng khơng giỏi Tin học và ngoại ngữ thì rất khĩ cĩ thể làm được

Thực tế khơng phải như vậy, mặc dù trình độ và tốc thiết kế bài giảng phụ

thuộc hai yếu tố đĩ song nếu biết cách học theo kiểu "ì ăn liên" thì đẫu cĩ

những hạn chế nhất định, họ vẫn cĩ thể độc lập làm được Những kinh nghiệm của tơi chia sẻ ở đây mong muốn đáp ứng được điều đĩ

Quy trình thiết kế một bài giảng điện tử nĩi chung cĩ thể tĩm tắt những bước như sau:

* Xác định mục tiêu bài học (kiến thức, kỹ năng, thái độ)

* Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản của bài

* Xây dựng kịch bản dạy học (chương trình hố tiến trình dạy học)

Đây là phần quan trọng nhất, người thiết kế phải xây dựng câú trúc của

kịch bản, chi tiết hố cấu trúc đĩ; xác định các bước của quá trình dạy học;

xác định quá trình tương tác giữa thầy, trị và các đối tượng khác(phim, ảnh,

Trang 9

văn bản, .) hoạt động của thầy, trị và cơng cụ hỗ trợ; xác định câu hỏi và

phán đốn các thơng tin phản hồi

* Xác định các tư liệu sẽ sử dụng cho từng hoạt động

Trong đĩ, giáo viên phải tìm kiếm tư liệu, xử lý tư liệu, phân phối tư liệu cho mỗi hoạt động

* Lựa chọn phần mềm hỗ trợ, nếu máy tính chưa các phần mềm đĩ thì

giáo viên phải cài đặt chúng

* Tạo các hiệu ứng tương tác

* Chạy thử, chỉnh sửa và hồn thiện(chiếu thử, sốt lỗi, chỉnh sửa, hồn

thiện, đĩng gĩi)

Việc thiết kế Bài giảng điện tử cĩ thể ở rất nhiều mức độ khác nhau, tuỳ

thuộc vào mục tiêu bài học, đặc trưng của bộ mơn và ý tưởng của kịch bản,

tuỳ thuộc vào phần mềm hỗ trợ mà người thiết kế sử dụng Ở đây, người viết xin nêu kinh nghiệm thiết kế bài giảng điện tử ở mức độ đơn giản đến phức

tạp với hy vọng và sẽ giúp cho những đồng nghiệp chưa cĩ điều kiện tiếp xúc, thiết kế bài giảng điện tử với trình độ Tin học cịn hạn chế cũng cĩ thể tự thiết kế được bài giảng điện tử cho mình sau khi đọc bài viết này

Để xây dựng được một bài giảng điện tử, nhất thiết giáo viên phải biết

soạn thảo văn bản và sử dụng một số cơng cụ đơn giản của phần mềm

Microsoft Office (phan mém vi tinh van phong) Trong Microsoft Office cĩ một trình ứng dụng để thiết kế và trình chiếu bài giảng điện tử, đĩ là Microsoft PowerPoint Ngồi ra, tuỳ theo đặc điểm của bộ mơn giảng dạy, tùy theo ý tưởng của người thiếtg kế, tuỳ theo yêu cầu của về kỹ năng, kỹ xảo

trong thiết kế giáo viên cần biết sử dụng một số phần mềm ứng dụng khác

như: phần mềm soạn thảo cơng thức Todn - Ly - Hod (MathTypet), phan mém

thi nghiệm ảo Vật lý, hố học, phần mềm cắt nối File, phần mềm tách hoặc

ghép âm thanh và hình ảnh, và để nâng cao hiệu quả của bài giảng, giáo

viên cĩ thể sử dụng một số phần mềm ứng dụng hỗ trợ thiết kế bài giảng như:

Flash, Violet, Geometer’s Sketchpad (GSP), 6 day ngudi viét xin trình

Trang 10

bày một số kỹ năng cần thiết với các thao tác cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ để cĩ thể thiết kế một Bài giảng điện tử

1) Tạo bố cục bài giảng dién tu trong PowerPoint

Ban than ngudi stt dung PowerPoint, trudéc khi bắt đầu xây dựng một bài giảng điện tử phải xây dựng bố cục của nĩ, cĩ thể coi đây như là kịch bản của một bộ phim Trong bố cục, ta phải hình dung cụ thể là Bài giảng điện tử này gồm bao nhiéu Slides (trang trinh chiếu), trên mỗi Sfides bao gồm những đối tượng nào Mỗi đối tượng ở đây cĩ thể là một đơn vị kiến thức ở dạng văn bản, ở dạng hình vẽ, ở dạng phim, ảnh,

Hiện nay cĩ hai phiên ban ctta PowerPoint duoc sử dụng phổ biến là 2003 và 2007 Phiên bản 2007 được hỗ trợ đồ hoạ và âm thanh tốt hơn 2003 rất nhiều nhưng chưa được sử dụng rộng rãi nhất là với những giáo viên mới

sử dụng máy tính nên ở đây tơi xin trình bày những kinh nghiệm của mình

trên nén PowerPoint 2003

Trên mỗi Slides c6 thể cĩ cách bố trí các đối tượng khác nhau Thơng

thường người sử dụng nên chọn một trong các bố cục Slides duoc thiét lap san của PowerPoinf để tiết kiệm thời gian Muốn thực hiện việc đĩ, từ màn hình

"-

nền của PowerPoiní ta nháy chuột vào nú nằm trên thanh định dạng của PowerPoint, sé xuat hién m6t bang chon cdc Slides mau (Text layouts, ngudi su dung chi việc chọn một trong các bố cục phù hợp với các đối tượng trên Slides mình định tạo (hình 1) Lưu ý rằng ta cĩ thể áp dụng bố cục cua Slides mau cho mét Slides hién tai hoac cho tat ca cdc Slides cua bai giảng đĩ

Trang 11

Text Layouts Wy 2.5 #:72|Ìz7? [= Elec ae a J Ef kÈ = Text and Content Layouts an Hinh 1

Nếu khơng muốn sử dụng các Slides mau thi ngudi sit dung cĩ thể chèn một Slides trống nhanh nhất bằng cách nhấp chuột phải vào vùng trống bên

du6éi Slides hién tai, chon New Slides Néu chon nhém Slides m4u hoac chén

nhầm mot Slides vao sai vi tri can chén ngudi st dung cé thể xố bỏ bằng

cách chọn Slides đĩ rồi thực hiện lénh Edit/Delete Slides hoac nha&p chudt

phai vao Slides d6, chon Delete Slides

Tiếp đĩ người sử dụng lần lượt tao các d6i tuong trén Slides Cac doi

tượng cĩ thể là đoạn văn bản, hình vẽ, tranh, hình ảnh, âm thanh, phim, 2 Tạo các đối tượng trên một Slides

Như trên đã nĩi, nỗi đối tượng trên một Slides c6 thé là một đoạn văn

bản, một hình vẽ, một hình ảnh hoặc một đoạn phim, Mục tiêu chung khi

Trang 12

trình chiếu các đối tượng này là để truyền tải những thơng tin, những đơn vị

kiến thức đã được chia nhỏ đến học sinh a) Đối tượng là ruột đoạn văn bản

Khi khởi động Powerpoint, trên Slides đầu tiên xuất hiện hai khung cĩ thể nhập văn bản:

Khung c6 dong chit Click to add Title (kich vao day để nhập tiêu để) cĩ

thể nhập tiêu đề của phần văn bản sẽ nhập phía dưới, chẳng hạn tên đề bài, để mục,

Khung c6 dong chit Click to add Subtitle (kich vao day để nhập tiêu đề phụ) cĩ thể nhập tiêu đề phụ hoặc nội dung đoạn văn bản

Như vậy, trên méi Slides mac dinh c6 2 khung 6 dang Text box dé cĩ

thể nhập nội dung Tuy nhiên người sử dụng cĩ thể tạo thêm một hoặc nhiều

Text box như vật bằng cách coppy những Text box đĩ

Thơng thường các máy tính của giáo viên đều sử dụng bộ font chữ Vietkey và gõ ở chế độ bảng mã TCVN3 để gõ font chit VnTime Do dé khi ta nhấp chuột vào khung Cfick to add Title hoac Click to add Subtitle để gõ

đoạn văn bản thì sẽ khơng gõ được tiếng việt cĩ dấu mà phải chọn lại Font chữ

trên thanh định dạng

Nếu muốn gõ tiếng Việt ngay sau khi khởi động PowerPoint thì ta phải chuyển chế độ của bộ gõ Vietkey sang chuẩn UỨnicode bằng cách nhấp chuột

phải vào biểu tượng của Vietkey ở phía dưới, gĩc phải màn hình (Zh, xuất hiện một bảng chọn, người sử dụng nhấp chuột trái vào dịng cĩ chữ Unicode

(hình 2) Máy tính mặc định font chữ Arial của chuẩn Unicode, nếu muốn sử dụng font chữ cĩ chân giống như Vntime ta cĩ thể chuyển sang font chữ

Times New Roman Ca bang ma TCVN3 va chuén Unicode déu c6 thể sử

dung cach g6 Telex nhu nhau Chi cĩ điểm khác biệt là trong chuẩn Unicode

thì muốn gõ chữ in hoa cĩ dấu ta chỉ việc bật phím Caps Lock và gõ như gõ chữ 1n thường

Người sử dụng phải lưu ý rằng, hai chuẩn nĩi trên đều cĩ thể gõ được

chữ tiếng Việt cĩ dấu nhưng chỉ cĩ chuẩn Ứnicođe là chuẩn được quy định

Trang 13

dùng chung và đã được Việt Nam đăng ký làm chuẩn giao dịch quốc tế Trên

thực tế thì giáo viên đã nhiều năm quen với bảng mã TCVN3, nhất là giáo viên ở các tỉnh miền Bắc nước ta Chính vì vậy mà trong đợt thi xây dựng Bài

giảng điện tử năm học 2008 - 2009, ở cấp cụm và cấp phịng, rất nhiều bài giảng thiết kế khá cơng phu nhưng khơng được chấm vì khơng phù hợp với

tiêu chuẩn quy định

Sửa dẫu nhanh [VÌ Ehn phép of tắt Bắn lỗi trả lại tiếng &nh Bảng mã NI Bảng mã II Bang ma TC¥N3 &) Ga ting Việt 4 Go tiếng ảnh Hình 2

Vậy nếu đã lỡ soạn thảo văn bản với font Vnfửne trong chuẩn TCVN3

thì cĩ cách nào để chuyển sang chuẩn Umicode hay khơng ? Câu hỏi này đã làm đau đầu rất nhiều giáo viên và nhân viên văn phịng trong các trường học Xin thưa rằng cĩ ! Chính người viết cũng đã từng chuyển rất nhiều văn bản giữa hai định dạng chuẩn nĩi trên Chỉ cần sử dụng một phần mềm mã nguồn mở (miễn phí- khơng bản quyền) là Unikey

Sau khi cài đặt bộ gõ Unikey, người sử dụng nhấn tổ hợp phím Cứữi + Shift + F6 lam xuất hiện cửa số chuyển mã của Ứnikey (hình 3) Trong cửa số này tồn là tiếng Việt nên các đồng nghiệp cứ thoải mái lựa chọn các thơng số sau đĩ nhấp vào mục "chuyển rã" để kết thúc Nếu chỉ chuyển mã một đoạn

văn bản trong một tệp nào đĩ thì trước hết người sử dụng phải bơi đen đoạn

văn bản đĩ

Trang 14

UniKey Toolkit Băng mã Lựa chụn nuuơn — IPƯNNNNNNNNNNNNEEVI ÍLlsemgehữhes L_] Sang chữ thường [_] Leai bé dau — m L_]Khơng dùng rich text TJ Dao bang mã ee | Dung bo font toi thiếu [_] Chuyén ma clipboard Dich [TCvN3 (ABC) v File File nguồn File đích Chỉ hỗ trợ file tex† và file Rich Text Format (RTF) Hình 3

Người sử dụng đang quen với font chữ và cỡ chữ sử dụng trong chương trình soạn thảo văn bản Word, khi bắt đầu v6i PowerPoint hau hết khơng hình

dung được sử dụng cỡ chữ nào là vừa phải Qua thực tế thiết kế trình chiếu rất nhiều lần tơi thấy trong các đoạn văn bản, nên sử dụng cỡ chữ từ 20-24 với

kiều chữ in thường là phù hợp, các đề mục của bài nên sử dụng kiểu chữ in

hoa đậm với cỡ chữ từ 22-26, riêng đầu bài cĩ thể sử dụng chữ in hoa cỡ lớn hoặc dùng chữ nghệ thuật (WordAr?)

Ở đây người viết cũng xin nêu một kinh nghiệm đã rút ra được trong quá trình dự giờ và giúp đỡ, chia sẻ với đồng nghiệp Tình huống mà tơi rút ra

kinh nghiệm này cĩ lẽ đã rất nhiều đồng nghiệp gặp phải, đĩ là khi thiết kế(hoặc nhờ thiết kế) bài giảng điện tử đã kiểm tra, chạy thử đều ổn về font chữ nhưng khi cắm vào máy khác để thi hoặc dạy thử thì rất nhiều đoạn văn

bản khơng thể hiện đúng Font chữ cho nên bản thân giáo viên, học sinh và

người đự đều khơng thể đọc được Vậy lỗi đĩ do đâu, cách khắc phục thế nào? Xin thưa! Lỗi đĩ là do bộ font chữ mà hai máy tính sử dụng khơng giống nhau Để khắc phục tình huống này, hay nĩi cách khác để bài trình chiếu của

mình cĩ thể chạy ở tất cả các máy tính khác (tất nhiên là phải cĩ phiên bản của PowerPòinf khơng thấp hơn máy đã thiết kế bài giảng) thì ta khi kết thúc việc thiết kế bài giảng ta cần thực hiện một thao tác gọi là : ”iw font chữ" Khi soạn thảo xong, trên menu File cua PowerPoint chon Save as, tai hop

Trang 15

thoai Save as, chon Tool, chon Save option H6p thoai méi mở ra và phía duéi cing cé lua chon Embed Truetype fonts, sau khi lựa chon 6 nay ta tiếp tục lựa chọn một trong hai ơ phía dưới:

Embeb characters in use only : Lưu các font cần thiết để hiển thị Slide cho bạn nhưng người dùng khơng soạn thảo, thay đổi các chữ cĩ sử dụng các font đặc biệt này được, lựa chọn này cho kích thước file nhỏ gọn

Embeb All characters : Luu các font cần thiết để hiển thị Slide cho bạn và người dùng cĩ thể soạn thảo, thay đổi các chữ cĩ sử dụng các font đặc biệt

này, lựa chọn này làm cho kích thước file lớn lên khá nhiều b) Đối tượng là hình vẽ

Trong bài giảng, rất ít khi ta sử dụng một hình vẽ đơn nhất như một

đoạn thẳng, một hình trịn, mà thường là phải sử dụng một hình vẽ bao gồm

nhiều hình vẽ khác Do đĩ khi thiết kế ta phải tạo từng hình vẽ chỉ tiết

Ngay trên màn hình giao diện của PowerPoir đã cĩ một thanh đồ hoạ với các nút cơng cụ sử dụng hồn tồn tương tự như trong Word và Excel (hình 3)

j pyan x [Ly ||autashapeex `, `», —] =1 4Í Œ¡ l3] j| »- 4: À- =zzzÍủ øÊ

Hình 4

Muốn vẽ đối tượng nào, người sử dụng chỉ việc dùng chuột lựa chọn nút cơng cụ tương ứng trên thanh Drzw rồi vẽ tương tự như trong Word Cĩ một

lưu ý nhỏ là nếu muốn vẽ hình Vuơng hoặc hình trịn thì ta lựa chọn cơng cụ

vẽ hình chữ nhật hoặc hình elip rồi nhấn phim Shift trong khi vẽ

Hình vẽ cĩ thể gồm nhiều nhĩm chỉ tiết mà người thiết kế muốn chúng

xuất hiện từng nhĩm một khi trình chiếu Chẳng hạn, tơi muốn một tam giác xuất hiện trước, sau đĩ cả ba đường cao của chúng cùng xuất hiện Trong

trường hợp đĩ người thiết kế phải nhĩm các đối tượng muốn cùng xuất hiện (trong trường hợp này là ba đường cao) với nhau bằng cách:

- Chọn (nháy chuột trong khi giit phim Shift) các đối tượng cần nhĩm - Chọn Draw/Group (hình 4)

Trang 16

TH Group | T1 Order P Rotate or Flip } Change AutoShape >»

- Khi các đối tượng đã được nhĩm với nhau thì khơng thé hiệu chỉnh

được một đối tượng nào trong nhĩm Muốn hiệu chỉnh một đối tượng nào trong nhĩm, ta phải r nhĩm bằng cách chọn nhĩm đĩ rồi thực hiện lệnh Draw/Ungroup

Trong các phiên bản của PowerPoint hién nay thi chi c6 phién ban

2007 là hỗ trợ rất cao đối với đồ hoạ, giúp cho người sử dụng cĩ thể vẽ tương đối chính xác các chi tiết nhỏ Nhưng phiên bản này lại chưa phổ biến, khĩ sử

dụng và yêu cầu cấu hình máy tính phải cao Trong các phiên bản cịn lại, đơi

khi ta muốn vẽ các chi tiết nhỏ, ở gần nhau thì độ chính xác khơng cao Chẳng hạn như vẽ các ký hiệu gĩc vuơng trong tam giác hoặc đánh dấu các gĩc bằng

nhau, Khĩ khăn đĩ cĩ thể giải quyết một cách dễ dàng nếu giáo viên nào biết sử dụng chương trình đồ hoạ Corel Draw hoặc các phần mềm hỗ trợ vẽ

hinh khéc nhu Macromedia Flash Ta cĩ thể vẽ các đối tượng đĩ rồi copy sang PowerPoint

Néu su dung Corel Draw thi c6 thé vẽ tam giác bằng cách chọn cơng

cụ vẽ đường gấp khúc (Hình 4) sau đĩ người sử dụng chỉ cần nhấp chuột vào

những điểm định đặt đỉnh của tam giác, sau khi đã chọn 3 đỉnh của tam giác

¬ ` ý ` na z + ` ¿ ~ Z na Lad 2

rồi thì nhấp vào cơng cụ khép kín hình ( 3) ta sẽ cĩ một tam giác, sử dụng ngay cơng cụ vẽ đường gấp khúc để vẽ gĩc vuơng

Trang 17

> ||| me | lÌ | Z OF OUR xX b 30 lé*Z#®% A ¿sĩ Bezier Tool & a 250 hn a da 151 et g Voges BDO 200 Hinh 6

Độ đậm hay mảnh của nét vẽ cũng là một điểm cần lưu ý, thường thì

máy tính mặc định nét vẽ rất mảnh, chỉ 0,75p nên khi chiếu lên học sinh nhìn sẽ khơng rõ Tuỳ từng trường hợp mà giáo viên cĩ thể chỉnh độ mảnh của nét từ 1,5 đến 2,5pí là vừa Nếu hình vẽ được thực hiện trong Coreli Draw_ thì người sử dụng nên hiệu chỉnh luơn nét vẽ trong mơi trường này trước khi nhĩm các đối tượng với nhau Muốn nhĩm các đối tượng thành một khối, sau

khi chọn các đối tượng chỉ cần nhấn tổ hợp phím Cirl + G

Trong PowerPoin( Muốn hiệu chỉnh độ đậm mảnh của nét ta nhấp

chuột phải vào đối tượng sau đĩ chọn lệnh Forrmaf Aufo Shape và nhập độ rộng của nét vào mục Wøighí rồi chọn ĨK

c) Đối tượng là hình anh

Trong các bài giảng điện tử, nhất là các mơn khoa học xã hội, thường là giáo viên muốn đưa một số hình ảnh vào để cho bài giảng thêm sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh và và hỗ trợ tư duy trừu tượng của trẻ Nguồn hình

ảnh ở đây rất nhiều, cĩ thể là hình ảnh trong sách giáo khoa, trong tài liệu

tham khảo, trong thư viện tư liệu điện tử được bán bản quyền, trên mạng

Iniernet hoặc cĩ thể là ảnh giáo viên tự chụp bằng máy ảnh, ở đây tơi chỉ nêu một số trường hợp thường gặp

Trang 18

* Nếu là hình ảnh trong sách giáo khoa hoặc tài liệu tham khảo mà giáo viên muốn đưa vào bài giảng thì việc đầu tiên là phải dùng máy Scan (máy quét ảnh) dé Scan các ảnh đĩ đưới dạng file ảnh sau đĩ copy trực tiếp hoặc tạo

duong link dén bai giảng

* Néu 1a hinh anh 6 trén mang Internet thi ta cĩ thể vào trang

http/www/google.com.vn dé tim va Download xuong Khi lấy hình ảnh trên

mạng xuống ta cần xem kích thước của ảnh, nếu kích thước của ảnh quá nhỏ,

khi đưa vào bài ta điều chỉnh kích thước lên thì cĩ thể ảnh bị vỡ, khơng sắc nét

Điểm lưu ý chung khi đưa ảnh vào bài giảng là các ảnh nên để ở định

đạng *./pg đảm bảo cho các ảnh vẫn cĩ độ nét mà dung lượng file lại khơng

lớn Trong trường hợp ảnh muốn dùng nằm trong một ảnh lơn hơn bao gồm nhiều đối tượng, giáo viên chỉ muốn đưa ảnh của một đối tượng lên thì cĩ thể dùng chương trình Paint dé cat phan thiva (néu phan cần lấy cĩ dạng hình chữ nhật), cĩ thể dùng chương trình photosop hoac Corel để cắt nếu đường cắt cĩ dạng đường gấp khúc hoặc zic zắc

Thao tác để chèn một ảnh vào Slides là: Để chỏ chuột vào nơi cần chèn

Thuc hién lénh(nhay chuot trai): Insert/Piture/From Flie

Xuất hiện một hộp thoại, người sử dụng tìm, chọn tranh, ảnh cần chèn

rồi nháy chuột vao nut Insert.(hinh 5) Insert | Format Tools SlideShow Window Help Si = New Slice Neu Slide E tri+ M la : ot J i - ; i : a ca Slide Number == | — -— Fe = |

Date and Time ị = ¬

| Picture » |G) clip art

tai | Diagram ig) rom File |

SJ Text Box tá AutoShapes

Movies and Sounds b Al WordArt:

Trang 19

Ảnh sau khi chèn cĩ thể thay đổi kích thước nhờ vào 8 nút điều khiển

bao quanh ảnh khi ta nhấp chọn ảnh đĩ, cĩ thể thay đổi độ sáng, độ tương

phản,

Néu 14 tranh Clip Art thi cing làm tương tự nhưng chọn lệnh: Insert/Piture/Clip Art

Thực tế khi thiết kế ta cĩ thể đặt nhiều ảnh chồng lên nhau nếu theo kịch bản, khi trình chiếu các ảnh sẽ xuất hiện lần lượt

d) Đối tượng là âm thanh hoặc video

Thực tế, đã cĩ một số giáo viên khi đi dự thi Bài giảng điện tử đã gặp phải tình huống dở khĩc dở cười Đĩ là, khi đồng nghiệp thiết kế hộ bài giảng xong, trình chiếu thử ở nhà, thậm chí dạy thử thì khơng mắc lỗi gì nhưng khi

vào thi thì những đối tượng là âm thanh và video đều khơng chạy Giáo viên

chỉ cịn biết xin lỗi Ban giám khảo

Sở dĩ gặp phải tình huống trên là người thiết kế và dự thi đã khơng lường trước các tình huống xem bài giảng của mình cĩ tương thích (chạy) với máy tính khác khơng

Cụ thể, việc đầu tiên là người thiết kế phải xét xem đối tượng âm thanh

hoặc hình ảnh mình muốn sử dụng trong bài giảng thuộc định dạng nào (nhấp

chuột phải vào đối tượng, chọn Properfies để xem định dạng của đối tượng) Nếu đối tượng là một đoạn âm thanh thì cũng cĩ thể ở nhiều định dạng khác nhau như: MP3, AMR, Audio, .Nếu đối tượng là một đoạn video thì cũng cĩ

thể ở các định dạng như: Media, MPEG-4, 3GP, ASF, AVI,

Ở các máy tính thơng thường chỉ sử dụng Windows Media Piayer, đĩ là một trình ứng dụng của Windows XP, nĩ chỉ đọc được một số định dạng như: MP3, Media, MPEG, *.Dat, Muốn máy tính đọc được các định dạng khác thì ta phải cài bổ sung các phần mềm tương ứng Tốt nhất là người sử dụng

nên cài một trong những phần mềm đa dụng, cĩ thể đọc được hầu hết các định

dạng(chẳng hạn nhu Media Player Classic) hoặc cài một phần mềm

Converter cĩ thể chuyển đổi các định dạng như: Cheefah Audio Trong

trường hợp phải chạy Bài giảng đĩ trên máy khác thì người thiết kế, khi đĩng

Trang 20

gĩi bài giảng phải gĩi cả các phần mềm cần thiết để cĩ thé đọc đây đủ được

bài giảng đĩ

Trong một số trường hợp, người sử dụng muốn tạo ra một số tư liệu ở

dạng từ những tư liệu đã cĩ để phù hợp với mục đích và thời lượng của bài giảng Muốn vậy, cần sử dụng một số phần mềm xử lý phim ảnh như:

GŒoldwve (Chính sửa tách nhạc và lời) Filesplit (Cắt - nối file)

Ulead VideoStudio (phan mém cat dựng cảnh)

Tiếp đĩ, người sử dụng cần lưu ý đến cách đưa đối tượng vào Bài giảng Thơng thường, các hình ảnh được đưa vào bài giảng bằng cách copy, các đoạn video được đưa vào bằng cách tạo các đường link (đường dẫn) đến đối tượng Tại Slides muốn chèn đoạn video ta thực hién lén Insert/Movies and sounds/Movie From File (nếu la File hình), Inser/Movies and soundsiSound Frorn File (nếu là file tiếng) Xuất hiện một hộp thoại, người sử dụng chọn tệp muốn đưa vao bai va chon OK (hinh 8) Khi đĩ trên Slides sẽ

xuất hiện biểu tượng hoặc hình ảnh tượng trưng của tệp đĩ Cũng cĩ thể tạo

một siêu liên kết (Hyperiink) đến các đối tượng bằng cách thực chọn: Insert/Hyperlink Nếu sử dụng cách tạo siêu liên kết thì ta cĩ thể đưa các tư liệu trên một trang Web nào đĩ vào bài giảng mà khơng cần phải copy hay

Download xuống Cần chú ý rằng, khi ta đưa bài giảng đĩ sang một máy

khác, nếu khơng được đĩng gĩi đúng cách thì đường fink đĩ cĩ thể khơng cồn đúng nữa, do đĩ vẫn cịn hình ảnh, biểu tượng của đối tượng trên Slides, nhưng khi trình chiếu thì khơng cĩ nội dung Chính vì vậy cần phải đĩng gĩi bài giảng sau khi hồn thành

Trang 21

Insert | Format Tools Slide Show Window Help

‘J New Slide Ctrl+M i f | wt ~ : oil Eo Lh

Slide Number = SS | i= | A A | 2= t=

Date and Time

Picture }

23) Diagram

Ady) Text Box

| Movies and Sounds k | Movie from Clip Organizer

wa Chart | Movie from File |

CHỈ: Table Sound from Clip Organizer

=} perm Cirl4 Sound from File

ý | š

Hình §

Hiện nay, trên thị trường đã cĩ những phần mềm cĩ khả năng đĩng gĩi và xuất bài giảng (thực hiện trong PowerPoint) đã hồn thành trở thành một Eile cĩ định dạng *.exe tức là cĩ thể chạy độc lập trên các máy khác mà

khơng cần máy tính đĩ phải cĩ phần mềm này Tuy nhiên, những phần mềm đĩ hầu như đều sử dụng tư liệu điện tử đi kèm, nằm luơn bên trong phần mềm

do đĩ dù cĩ phong phú thì vẫn khơng đủ cho giáo viên sử dụng Mặt khác, các

phân mềm đĩ đều là những phần mềm cĩ bản quyền, rẻ nhất thì cũng 650.000

- 700.000đ, khơng phải giáo viên nào cũng cĩ thể mua

Hầu như tất cả các giáo trình dạy PowerPoint hiện nay đều đưa ra cách

chèn một File video vào bài giảng như tơi đã nêu ở trên nhưng qua kinh nghiệm thực tế thì ở rất nhiều máy tính, cách làm đĩ khơng cho kết quả Sở đĩ

như vậy vì ở mỗi máy tính phần mềm hỗ trợ đọc File video trong PowerPoint

cĩ thể khác nhau Tơi đã giải quyết tình huống này bằng một cách khác, đảm bao tat ca cdc file da doc duoc 6 Windows Media Player cia may tinh dé déu

cĩ thể chạy được khi đưa vào bài giảng Cách làm như sau

Từ cửa số của PowerPoint , chọn Slide cần chèn file video, vào menu

Insert chon Object xudt hién ctta s6 Insert Object, chon Windows Media Player / OK, xuất hiện cửa số của Windows Media Player ngay trên Slide đĩ

Tiếp theo, nháy chuột phải vào cửa số của Windows Media Player , chon Properties, xudt hién cửa số Properfies, nháy vào Cusform rồi nháy vào

Trang 22

= i

|

biểu tượng :“ làm xuất hiện cửa số Windows Media Player Properties

Nháy vào Browse để chọn file cần chèn, kết thúc nháy vào OK

Cách làm này cịn cĩ ưu điểm là người sử dụng bài giảng cĩ thể điều khiển bài giảng khi chạy File video như điều khiển chương trình Windows

Media Player khi chay độc lập Cĩ thể đừng, tắt hoặc nhảy đến điểm bất kỳ

của file

* Cách cắt một đoạn từ file âm thanh hoặc video để sử dụng

Như trên đã nĩi, cĩ thể dùng nhiều phần mềm để cắt một đoạn từ file

âm thanh hoặc video, ở đây tơi chỉ đưa ra một hai cơng cụ rất thơng dụng để thực hiện thao tác đĩ

Cơng cụ thứ nhất la phan mém Herosoft (c6 thé ding phién ban 2000,

2001 hoac 3000)

Từ cửa số cua Herosoft, ta mo File can cắt lấy một đoạn Khi chương trình đang đọc Eile đĩ, ta nhấp chuột trái vào nút cơng cụ để bắt đầu thực hiện

việc cắt Khi đĩ chương trình vẫn tiếp tục đọc File, ta nháy chuột vào nút cơng cụ để chọn điểm bắt đầu và kết thúc của đoạn cần lấy Lưu đoạn đã cắt vào

Trang 23

Nếu chỉ là File tiếng, ví dụ dang MP3 thi chi can khdi dong HeroAudio

và thực hiện cơng việc cắt tương tự, giao điện sẽ cĩ dạng như hình đưới đây (hình 10) Bật cơng cụ cắt file Chọn điểm bắt đầu Chọn điểm kết thúc s» HeroAuo‡o al — ¬ Ji Hình 10

Cơng cụ thứ hai là Windows Movie Maker

Thực chất đây là một cơng cụ cĩ sẵn của Windows chứ khơng phải là một phần mềm riêng biệt nhưng rất ít người thường xuyên sử dụng Trước tiên

ta khởi déng Windows Movie Maker (Start/programs/ Windows Movie Maker) va mé File can cat lady mét doan (Nhdy chuét yao muc Import video

để chọn File cần mở rồi nhấn nút ©) dé chay File)

Giao diện sẽ cĩ dạng như hình vẽ dưới đây (hình 11) Trong ví dụ này

tơi đang cắt một đoạn trong bài hát "Chiếc khăn giĩ ấm

Trang 24

%` Untitled - Windows Movie Maker Slee

File Edit View Tools Clip Play Help

: ơ >>

Lỡ đ bị K2 - = Tasks | (? Collections #8 Collections v |

—mm“m.“.—%8&& J =

= Collection: Collecti

—— Drag a cắp and drop on the

f See reas ee a aa storyboard below

1 Capture Video (A)

Capture from video device Import video

Import pictures Import audio or music

2 Edit Movie (v) Chiec-Khan-Gio-Am 3 Finish Movie (w) ae 00:0004 25 7 0000:17.71 tơ | Movie Making Tips |“) (1) @w9@®@) (on) @) vw he ne PF 2 t@) (1Ì) ar Show Timeline Split the clip into two dips é Nháy chuột vào đây ! Drag media tothe storyboardto begin making a movie < | Hinh 11 >

Ta nháy chuột trái vào cơng cụ chia cắt File (cĩ thể dùng tổ hợp phím tắt Ctrl + L) tại điểm cần kết thúc đoạn cần lấy (mặc định điểm bắt đầu là đầu

File) Giao diện sẽ cĩ dạng như hình dưới đây (hình 12) File "chiếc khăn giĩ

ấm 1" là File cũ chưa cắt (cịn nguyên File gốc); File "Chiếc khăn giĩ ấm" chính là đoạn vừa được cắt ra

Sử dụng cơng cụ cắt cĩ sẵn trong Wimdows này tương đối đơn giản nhưng nếu muốn lấy một đoạn ở giữa của File gốc thì cần phải thực hiện hai

lần (nhiều thao tác hơn so với Herosft)

Trang 25

%` Untitled - Windows Movie Maker

View Tools Clip Play Help > (3 Tasks | Collections | 4 Collections v Collection: Collecti Drag a clip and drop st on the storyboard below

1 Capture Video (A) = wy 5

Capture from video device

Capture from video device Chiec-Khan-Gio-Am Import video Import pictures Import audio or music 2 Edit Movie (v) 3 Finish Movie (@ ¬ 00:00:04.24 / 00:04:1262 sự Movie Making Tips (4) Cu) 8) 06) (0) (0)@œ) „ TINChrc-Kian-Cm-Am (1) A - t@) (OD) TH Show Timeline Drag media to the story board to he gin makinga movie ‹ > Ready Hinh 12

d) Su dung mau sac va font nén cho cdc Slides

Sau khi tạo được các đối tượng theo kịch bản đã định thì việc chọn màu

sắc cho các đối tượng và phơng nền cho các Siiđes cũng là một việc hết sức

quan trọng, nĩ gĩp phần quyết định hiệu quả của việc trình chiếu Bài giảng

* Nén cua Slides

Trong PowerPoint da lap sẵn rất nhiều phơng nền mẫu, người sử dụng cĩ thể tuỳ ý lựa chọn phơng nền phù hợp với đặc thù bộ mơn, phù hợp với các đối tượng trên Slides, phù hợp với kịch bản của mình

Từ vùng trống của Slides hiện thời, người sử dụng nhấn chuột phải,

chon Slides Design, xuat hién một danh sách các phơng nền cĩ sắn, chỉ cần dùng chuột trái để chọn mẫu phù hợp Máy tính sẽ mặc định ở chế d6 Apply to All Slides (&p dụng cho tất cả các Slides) nhưng người sử dụng cĩ thể chon lai các chế độ khác như : Áppiy ío All Master (chỉ áp dụng cho trang chi); Apply to All Selected Slide (chi áp dụng cho Slides đã chọn), trong Menu chuột phải khi nhấp vào mẫu đã chọn (Hình 13)

Trang 26

Thường thì nên chọn các phơng nền cĩ màu sắc dịu, khơng chĩi, cũng khơng quá loé loet

Apply a design template:

Usedin This Presentation “ l1 td

oODYy

Paste

Save Background Apply to Master

Ruler Apply to All Slides

Apply to Selected Slides Grid and Guides - Slide Design Show Large Previews Slide Layout Background Slide Transition

* Màu của các đối tượng

Màu sắc của các đối tượng (trừ ảnh và video) trên các Slides phụ thuộc

nhiều vào phơng nền của Slides d6 Nguyén tac chung 1a mau sac cua doi

tượng phải tương phản với màu sắc của phơng nền để học sinh dễ đàng quan

sát Ví dụ nếu nền màu xanh tím thì đối tượng cĩ màu vàng tươi, nền cĩ màu

vàng nhạt thì đối tượng cĩ màu xanh cơban, xanh tím hoặc đỏ sậm,

3 Thiết lập chế độ trình chiếu

Cĩ thể thiết lập chế độ tự động trình chiếu hoặc trình chiếu cĩ điều khiển

+ Trình chiếu tự động: Các đối tượng tự động xuất hiện sau thời gian đã định sẵn Cách trình chiếu này rất ít khi dùng trong cả bài giảng vì khi dạy, cĩ

Trang 27

thể cịn xuất hiện nhiều tình huống sư phạm mà giáo viên khĩ cĩ thể dự đốn

trước một cách chính xác Do đĩ cách trình chiếu này nếu sử dụng thì chỉ sử dụng trong một phần nào đĩ

+ Trình chiếu cĩ điều khiển: Loại trình chiếu này do người dạy thực

hiện bằng cách nhấp chuột hoặc ấn phím mũi tên, phím Page Up, Page Down

trên nhĩm phím điều khiển của bàn phím Chế độ này thiết lập khá đơn giản

Theo kịch bản đã định, trên mỗi Slides, người sử dụng lần lượt thiết lập thứ tự

trình chiếu và hiệu ứng cho mỗi đối tượng

Thứ tự trình chiếu và hiệu ứng được thiết lập gồm các thao tác sau:

+ Chọn đối tượng (nhấp chuột vào đối tượng)

+ Nhấp chuột vào Slide Show, chon Custom Animation Xuat hién bang chon Custom Animation, nhay chu6dt vao muc Add Effect, xuat hién cdc kiểu nhĩm hiệu ứng, ta dùng chuột chọn thứ tự trình chiếu của đối tượng trong mỗi kiểu hiệu ứng đĩ Người sử dụng cần chú ý đến tốc độ trình chiếu đối tượng ở mục Speeđ (hình 14)

Cĩ một hiệu ứng mà giáo viên thường cảm thấy khĩ nhất khi tạo nĩ, đĩ là hiệu ứng cho đối tượng chạy theo một quỹ đạo bất kỳ do người thiết kế vẽ ra Khi tạo hiệu ứng này giáo viên lưu ý là phải tạo đối tượng trước, chọn đối tượng, thực hiện lénh: Slide Show/ Custom Animation Xuat hién bang chon Custom Animation, nhay chudt vao muc Add Effect, chon Motion Paths va chọn cơng cụ vẽ quỹ đạo tương ứng (hình 15) Khi vẽ xong, đối tượng sẽ tự chạy theo đúng qũy đạo đã vẽ

Trang 28

View Show FS Entrance P fe effec Set Up Show anita ify effect hasi ! Rehearse Timings Emonasis È Exit beerty; [ —= Motion Paths k |1; Record Narration Action Buttons } Action Settings 3% Animation Schemes |) Custom Animation Slide Transition Hide Slide Custom Shows (Hinh 14) |zz Add Effect Mi |: Remove | Entrance > lify: Custom Path Emphasis bf ⁄ồ On Click * Exit r | | Unlocked v li Motion Paths > | 1 Diagonal Down Right Ir EB Diagonal Up Right £ Jug » Down Left In lực Right on Up Draw Custom Path r More Motion Paths Hinh 15

Khi muốn huỷ bỏ chế độ trình chiếu của các đối tượng thì ta chọn đối tượng đĩ rồi nháy chudt vao muc Remover cua bang chon Custom

Animation

Trang 29

Ta cũng cĩ thể tạo một Slides chi (Smaster) dé diéu khién tat ca cdc

Slides khác bằng cách nháy chu6t va chon: View/Master/Slides Master

4 Trinh chiéu Bai giang

Để trình chiếu tồn bộ bài giảng từ Siiđes đầu ta sử dụng phím F5 hoặc nháy chuột vào nút [Sl ở phía dưới, gĩc trái của màn hình Khi đĩ, đối tượng đầu tiên sẽ xuất hiện trên màn chiếu, nhấn phím mũi tên hoặc nhấn chuột để các đối tượng khác lần lượt xuất hiện Muốn thốt khỏi việc trình chiếu, ấn phim ESC, muốn trở về đối tượng phía trước nhấn phím mũi tên T

Để trình chiếu từ một Slide bất kỳ, ta chọn Slides đĩ rồi nhấn tổ hợp

phim Shift + FS

Dé nhảy céc giita cdc Slides ta ta 4n s6 Slides + Enter

5 Sử dụng một số phần mềm hỗ trợ khác

Để tạo được một bài giảng điện tử, tùy thuộc vào đặc thù của bộ mơn và

đặc điểm của tiết dạy, cĩ thể phải sử dụng hoặc khơng phải sử dụng phần mềm hỗ trợ Hiện cĩ rất nhiều phần mềm hỗ trợ để tạo bài giảng điện tử song

trong khuơn khổ của sáng kiến kinh nghiệm nhỏ này, tơi chỉ xin giới thiệu

kinh nghiệm sử dụng một vài phần mềm thơng dụng nhất a) Phần mêm MathTypet

Phan mém MathTypet 1a phần mềm dùng để soạn thảo cơng tức Tốn - Lý - Hố Hiện nay thơng dụng là các phiên bản 5.1, 5.2, 6.0 Nếu khơng sử

dụng phần mềm này thì dù cĩ sử dụng tính năng chèn cơng thức tốn học

Equation Editor cing khơng thể tạo được một số ký hiệu tốn hoc Ví dụ như ký hiệu gĩc, ký hiệu cung,

Phần mềm này tương thích tốt với các phiên bản Microsoft Office 2003 trở xuống, nĩ tích hợp luơn vào tính năng Equation Editor Riêng với phiên bản Microsofft Office 2007 thì phần mềm này khơng tích hợp được vào tính nang Equation Editor, do dé ta phải dùng độc lập

Khi sử dụng phần mềm này giáo viên cần lưu y 1a trong PowerPoint ta

khơng thể trực tiếp thay đổi màu sắc của các đối tượng được tạo ra nhờ

Trang 30

MaíhTypef (mặc định là màu đen) trong khi trên các Slides thì màu đen thường ít khi sử dụng cho các font chữ do nĩ tương phản khơng tốt với màu nền (thường là màu dịu) Cĩ hai cách để các giáo viên Tốn cĩ thể khắc phục tình huống này một cách nhanh chĩng

Cách thứ nhất là thay đổi màu sắc của các đối tượng đĩ ngay trong cửa số của chuong trinh MathTypet r6i m6i dua sang PowerPoint Lam cach nay đảm bảo được về màu sắc trong bài giảng nhưng mất khá nhiều thời gian

Cách thứ hai là ta soạn thảo đoạn văn bản đĩ trong Word, sau đĩ sẽ đưa tồn bộ đoạn văn bản đĩ sang PowerPoinf dưới dạng hình ảnh nhờ chương

trình Paint Làm cách này thì rất nhanh nhưng nền của những đoạn văn bản đĩ

thường phải để màu trắng để tương phản với màu đen của chữ

b) Phan mém Violet

Violef là cơng cụ giúp cho giáo viên cĩ thể tự xây dựng được phần mềm hỗ trợ dạy học theo ý tưởng của mình một cách nhanh chĩng So với các cơng cụ khác thì nĩ chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng cĩ âm thanh, hình

ảnh, chuyển động và tương tác

Violet cĩ đầy đủ chức năng dùng để tạo các trang nội dung bài giảng

như nhập dữ liệu văn bản, cơng thức tốn, phim, ảnh, âm thanh, sau đĩ lắp

ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình hảnh, tạo ra các chuyển động

và hiệu ứng, xử lý các tương tác với người dùng Riêng với việc xử lý dữ liệu multimedia thi Violet to ra manh hon han PowerPoint Nĩ cĩ thể nhập trực

tiếp các file Flash hoặc điêu khiển quá trình chạy của đoạn phim trong khi

PowerPoinf thì khơng làm được việc đĩ

Violet cung cấp nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong SGK như các bài tập trắc nghiệm, các bài tập ơ chữ,

Khi soạn xong bài, Violet cho phép xuất bài giảng ra thành một

file.EXE hoac file HTML chạy độc lập được trên máy tính khác hoặc đưa lên

máy chủ thành bài giảng trực tuyến

Trang 31

Violet cĩ rất nhiều tính năng ưu việt, việc sử dụng tất cả các tính năng của Violet là cả một chuyên đề lớn Ở đây người viết chỉ xin nêu một kinh nghiệm nhỏ trong việc sử dụng Viofef để tạo bài tập dang 6 chit

Khi tạo loại bài này, người soạn thảo phải biết trước về ơ chữ cột đọc và các câu trả lời hàng ngang Các thao tác cĩ thể nêu tĩm tắt như sau:

- Vào menu: Nội dung Thêm đề mục Nhập tên chủ đề, tên mục,

chọn loại màn hình hiển thị là "Bài tập ơ chữ" rồi nhấn nút "Tiếp fục" Màn hình nhập đữ liệu hiện ra, ta nhập các tham số Trong đĩ:

+ "Tw tra loi" la đáp án đúng của câu hỏi

+ "Từ trên ơ chữ" là tập hợp các chữ cái sẽ được hiện lên ơ chữ, vì vậy

thường là chữ hoa và khơng cĩ dấu cách

+ “VỊ trí chữ" là vị trí của chữ cái trong "7T frên ơ chữ" mà sẽ thuộc vào ơ hàng đọc

- Ta lần lượt nhập 5 câu hỏi và 5 câu trả lời tương ứng trong đề bài Sau đĩ, căn cứ vào ơ chữ cột dọc cần lấy ở mỗi dịng hàng nøang, ta sẽ xác định

duoc "Vi tri chit"

- Ta cĩ thể bỏ qua phần "Tw trén 6 chit" để nhập cho nhanh, khi đĩ

máy sẽ tự động sinh ta từ "Tử frđ lời" vào ơ đĩ

- Khi nhập liệu xong, ta nhấn ”Đồng ý" ta sẽ thu được một trang bài tập

ơ chữ Khi giải ơ chữ ta nhấp chuột vào câu hỏi, rồi gõ câu trả lời tương ứng

vào hội, gõ Enfer cĩ kết quả trên ơ chữ

c) Phan mém Geometer's Sketchpad

Phần mềm Geometer's Sketchpad 1a phan mềm vẽ hình động nhằm tạo

điều kiện thuận lợi cho HS đặt và kiểm chứng các giả thuyết tốn Nĩ cho phép người sử dụng vẽ một hình, thay đổi nĩ và những tính chất hình học của nĩ sẽ được thiết lập do vậy nĩ cho phép khám phá được sự tổng quát của một loạt các hình được dựng Sử dụng phương tiện trực quan trong quá trình dạy học là một yêu cầu tất yếu đối với giáo viên dạy Tốn vì trực quan đĩng vai trị đặc biệt quan trọng Trực quan nếu được sử dụng đúng thì gĩp phần vào

việc phát triển tư duy trờu tượng

Trang 32

Khi sử dụng phần mềm này giáo viên cần luu y rang Geometer's

Sketchpad thực hiện cơng việc, đĩ là xác nhận các tính chất hình học, nĩ tao

cho người sử dụng cơ hội thấy được tính chất đĩ nghiệm đúng cho hàng loạt

trường hợp một cách thuận lợi bởi sự đi chuyển liên tục Sự xác nhận như vậy cĩ vẻ thuyết phục hơn chứng minh nhưng việc vẽ hình thì hồn tồn khác với chứng minh Vẽ hình là để hình dung cịn chứng minh là để suy diễn

6 Sử dụng các cơng cụ hỗ trợ khác

Để nâng cao tính hiệu quả của Bài giảng điện tử khi thực hiện trên lớp

thì việc sử dụng một số cơng cụ để hỗ trợ là việc làm thiết yếu Chẳng hạn, để

nhanh chĩng kiểm tra hoạt động nhĩm học sinh được thực hiện trên giấy (trước đây Gv sử dụng máy chiếu hắt với giấy trong nhưng nay việc đĩ khơng

phù hợp vì như vậy phải dùng 2 máy chiếu) Giáo viên cĩ thể sử dụng Camera

được tích hợp ngay trên máy xách tay hoặc sử dụng Máy chiếu vật thể kết nối với máy xách tay hoặc cĩ thể sử dụng máy chiếu đa năng cĩ tích hợp tính

năng chiếu hắt

- Nếu sử dụng Camera được tích hợp ngay trên máy xách tay thì địi hỏi

giáo viên phải thao tác máy tính rất nhanh và chính xác vì khi đĩ ta phải luân

chuyển giữa 2 cửa sổ chương trình (thường là giáo viên phải bật sẵn Camera

trước khi dạy) Vả lại, dùng cách này thì độ nét của chữ khơng cao và hình ảnh bị rung, khĩ quan sát

- Nếu sử dụng Máy chiếu vật thể kết nối với máy tính thì hiệu quả cao hơn nhiều, hình ảnh cĩ thể điều chỉnh độ lớn và độ nét lại cĩ thể chiếu được cả

những vật cĩ dạng hình khối rất rõ nét Giá bán của máy chiếu vật thể hiện

nay giao động từ 600USD đến 1.800USD, ở huyện Thanh Oai hiện chỉ cĩ 2 trường cấp 2 cĩ thiết bị này là Thanh Thuỳ và Kim Thư

- Nếu sử dụng máy chiếu đa năng cĩ tích hợp tính năng chiếu hắt thì rất thuận lợi trong việc thao tác của giáo viên nhưng cũng cĩ một hạn chế nhỏ đĩ

là khơng chiếu được các vật thể dạng hình khối

Trong quá trình thực hiện bài giảng giáo viên khơng nên sử dụng thước, đù chỉ là que nhỏ chỉ lên phơng hình mà nên dùng một đèn /2ssez nhỏ (loại bằng ngĩn tay trẻ em) để chỉ các đối tượng trên phơng hình Như vậy, đứng từ

dưới lớp cũng cĩ thể chỉ chính xác từng chi tiết

Trang 33

Mặc dù cĩ rất nhiều ưu điểm mạnh mẽ nhưng PowerPoinf vẫn tơn tại một số hạn chế mà chỉ cĩ bài giảng điện tử E-learning mới cĩ thể khắc phục

được, đĩ là: khả năng tạo nhanh các bài trắc nghiệm; khả năng đồng bộ hố giữa âm thanh, video với nội dung bài giảng: khả năng xuất File

thành những định dạng chuẩn quốc tế để cĩ thể dùng chung

Cĩ nhiều phân mềm để tạo bài giang E-learning nhưng thơng dụng

hơn ca 14 hai phan mém Adobe Presenter va Lucture Maker Qua thuc té str

dụng hai phần mềm này, trong khuơn khổ của dé tai này người viết xin giới thiệu một vài kinh nghiệm sử dụng phần mềm Adobe Presenter va Lucture Maker

Phần mềm 4đøbe Presenfer cĩ khả năng tạo rất nhanh những bài tập

trắc nghiệm mà khơng phải nhúng từ các phần mềm khác như Violet Đĩ là một trong những khả năng vượt trội của phần mềm này so véi PowerPoint

Hiện nay, giáo viên đã rất quen với bài trình chiếu bằng PowerPoint nên

nếu muốn chuyển qua cơng nghệ E-learning thì chỉ cần cài thêm một phần

mềm cĩ tén 14 Adobe Presenter

Adobe Presenter sé giúp chuyển đổi các bai trinh chiéu PowerPoint

sang dang tuong téc Multimedia, c6 thể cĩ lời thuyết minh, cĩ thể câu hỏi

tương tác và khảo sát và tạo mơ phỏng một cách chuyên nghiệp tương thích

với chuẩn quốc tế về E-learning là AICC, SCORM 1.2, and SCORM 2004

Adobe Presenter 43 bién Powerpoinf thành cơng cụ soạn bài giảng E- Learning, co thé tao bai giang dé học sinh tự học, cĩ thé ghi lại lời giảng, hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, cĩ thê đưa bài giảng lên giảng trực tuyến

Dé tao bai tap trac nghiém tty Adobe Presenter ta lam nhu sau:

Sau khi cài đặt phần mém Adobe Presenter thi giao dién cua

PowerPoint2003 sé cĩ dạng như hình dưới đây (hình 16)

Trang 34

_ Calla E5 ðffceOnline *® Connect to Microsoft Office Online

: © Get the latest news about using

đe tr tr ercrr thrrr nen chen che chen nem xe re cee cm tre crree PowerPoint

Fee nee Sie dee * Automatically update this list

: : From the web More Search for: js Example: "Print more than one copy" Click to add notes English (LI 5.) Slide 1 of 1 Default Desian Hinh 16

Thao tác đầu tiên cần làm là phải lưu File mới này mặc dù chưa cĩ nội

dung Giả sử tơi lưu file là ngoc bách.ppt, khi đĩ trên thanh tiêu đề của cửa sổ xuất hiện tên của File vừa đặt Microsoft PowerPoint [ngoc bach esenter Help Adabe POF ~~ | (Ma 4 38% C3 Gifice Online * Connect to Microsoft Office Online : : © Get the latest news about using Ni Ki ni ni Họ ni Ki Ki Ki ni mi ni mi Hi Ki ni ni mi in ni mi Hi in ni mi me e : PowerPoint

i FN rà Thy 0g 122 c0 GB aR * Automatically update this list

Trang 35

Để tạo các bài tập trắc nghiệm người dùng thực hiện lệnh: AdobePresenter/Quiz Manager (hình 15) Publish Slide Manager Presentation Settings Record Audio Import Audio Syne Audio Edit Audio Capture Video Import ¥ideo Edit Video Insert Flash (sw) Manage Flash (swf) Quiz Manager Import Quiz Add New Quiz Office Online Connect to Microsoft Office Online Get the latest news abouk using PowerPoint

Automatically update this list From the web More for: "Print more than one copy" Preferences Help to add notes ngoc bach ppt x %-,4/-+ ÀA~ Slide 1 of 1 Default Design English (U.S.} Hinh 18

Trang 36

Xuất hiện cửa số một hộp thoại, người sử dụng nháy chuột vào nút Create Graded Question lam xuất hiện một hộp thoại mới Người sử dụng nhập các thơng số như: Tên bài tập, Nội dung câu hỏi, các phương án trả lời, đánh dấu vào đáp án đúng (sau mỗi phương án trả lời phải nháy chuột vào nút Ađd) rồi nhấp chuột vào OK/OK để kết thúc (hình 20, 21)

Adobe Presenter - New multiple choice question Question

Design a multiple choice question by writing 4 question, writing 4 list of possible answers, and choosing a numbering option,

Question | Options | Reporting |

“Question

Marne; Phan nảy nhãn tên

Trang 37

Adobe Presenter - New multiple choice question Question

choosing 4 numbering option

Design a multiple choice question by writing a question, vuriting a list of possible answers, and Question | Options | Reporting | ~ Question Name: Trắc nghiệm Question: | Thù đơ của nước ta nằm ử đâu ? Score: j0 +} Answers ® Select correct answer here [ Shuffle Answers a) | Miền Bắc © B) | Mign Nam EE Mién Trung Advanced | Type: [Single Response xi Numbering: ARCH: @ Help

Hinh 21 we] coca |

Khi đĩ cửa số của PowerPoint cĩ đạng như hình 22

E Microsoft PowerPoint - [aeypterypewrhewher pp#] Thủ đơ của nước ta nằm ở đâu ? * A) Mién Bac » B) Mién Nam » C)Mién Trung Eoirect - Click anywhere to | | lncorred - Click anywhere to | cont Your answer: You didnotanswerthis Ì

You must arswer the question | Sami

before continuing Clea a 7 7

Trang 38

Để sử dụng được bài tập này cần phải thực hiện một thao tác nữa là thao

tác "xudt ban" bằng cách thực hiện lệnh Publish (hinh 23) Lưu ý rằng tất cả

các File đã được tạo ra tt’ PowerPoint khi chua cai dat Adobe Presenter đều cĩ thể chạy được bình thường Nĩi cách khác Adobe Presenfer đã mở tộng, bổ sung tính năng cho PowerPoint

Adobe Presenter | Window Hi

tạ Publish

a Slide Manager

se Presentation Settings

&, Record Audio _ Import Audio Mã Sync Audie Be Edit Audio 2 Capture video , Import ¥ideo RỂ Edit Video 7 Tet Flash (sw) gE eg et Ey _ 4 Manage Flash (swh) Sel Quiz Manager

ses Import Quiz

ddd New Quiz

| Preferences

Help }

Hình 23

Phần mềm Lưucfure Maker cũng cĩ những tính năng mạnh mẽ hơn

PowerPoinf, ngồi việc cĩ thể tạo một bài trình chiếu hồn chỉnh như

PowerPoint thi n6 cé thé sử dung ngay cdc bai PowerPoint ma gido viên đã thiết kế, đặc biệt là khả năng đồng bộ hố rất cao Ở đây người viết xin nêu thao tác và những kinh nghiệm sử dụng ngay các File PowerPoint c6 san va

tạo sự đồng bộ hố

Từ cửa số của Lucture Maker ngudi sử dụng nháy chuột vào mục Design trên bảng chọn để làm xuất hiện danh mục Template (các mẫu nền cĩ sắn), nháy chuột chọn một trong các mẫu của Template Khi đĩ giao diện của Lucture Maker sẽ cĩ dạng như hình 24

Trang 39

Ayes [E4iT4WllG “[NG TiE _ mw

Home Insert Control | Design View Format @ x

Slide Setup Slide Property m- a n S = = Slide Setup Design Layout Template SlideM aster DefaultDesign (Body Masters FF TextBox @ TextBox BF videol) @® Layout Object @ [Play Button @ Video Control[Play] @® [Pause]Button @ Video Control[Pause] @® [Stop ]Button @W Video Control[Stop] @® [Mute]Button @ video Control[Mute] @® Button @ Button @® Button @® Button @ Button @ Button @ Button Nhay chuột vào đây | @ Button _ Title Master EF Body Master bo @ Button Hinh 24

Muốn sử dụng file PowerPoint cĩ sẵn, người sử dụng nháy chuột vào biểu tượng của PowerPoint ở giữa khung hình, ta chọn File cần sử dụng (hình 25)

© Ayes LectureMaker = [No Titlet *]

Home I insert Control Design View Format

Slide Setup Slide Property =

= Look in: I8 Desktop | @ & 2 i=

Slide Setup 3 i

—— = ” (ry Documents =

Slide đà q9 My Computer FC Slidz2

8: My Recent my Network Places TextBox

1 = Documents jy Adobe Presenter Sample ; TextBox = i (CƠHn5n Ly 1 PB videod (3 (Sy intro_LectureMaker_vi qT @ Bees Desktop 2 3 'Cðtu lieu

: si (axic-1.0.1 bai 23 Mach dien xaay chieu 3 pha.ppt

dace Sa \chinh luu dong dien xoay chieu ppt may phat dien- dong co dien.ppt Se Erevan eat mts etn tural NC afl f<lnte atom) ea

My Documents |

My Computer

File name: may phat dien xoay chieu-bai giang hay.ppt |

Trang 40

Cửa số Import PowerPoinf File xuất hiện, người sử dụng lựa chọn các Slide sẽ đưa vào hoặc tất cả các Siđe Nếu muốn giữ nguyên các hiệu ứng

cua File PowerPoint thi tai muc Type trong 6 Insert chon As PowerPoint Document con néu chi muon lay noi dung thì ban chon As Image (hinh 26)

Import PowerPoint File

PowerPoint File Info

File Name: ssm moet.ppt File Size : 1040 x 720 No of Slide: 24a Kieu insert ~ Insert As Image Type! ¥ | ImageFormat: PNG w Size: | Already Fixedsize Width ;) 64 2 Height ; | 44¢ > Position : x 28 y 120 QUAN L¥ THONG Tas

2, Nội dung trình bây 3 Slide 3 "han th

one tewee, heo, QGUNHL* LH NG DIN cS TESENG,

DUAN REP GUAM LL © PG MG MPLA LCS

5 1.2 Phan mem qua Pian 7 Thực trang xây dụ » Slide & P2 os 5 &, 1,3 Phần mềm quả 7 8 Yor Deg (rhe OD ‘* §XrISSA | Import scene | Import all slides | [ Cancel | Hình 26

Sau khi kích vào nút Import, Lecture Maker sẽ tự động tạo ra số Slide tương ứng với số Slide đã được chọn, đồng thời đặt nội dung các Slide vào

đúng vị trí ơ thể hiện nội dung trên bài giảng Ta cĩ thể xem trước bài giảng

của mình bằng cách vao menu View, chon Run All Slide

Đồng bộ hố là gì ? và tạo sự đồng bộ hố trong Lecture Maker nhu thế nào ?

Déng b6 hod trong Lecture Maker chinh 1a khả năng đồng thời thể hiện việc trình chiếu hình anh trong cdc Slide véi thé hién cdc File video mét cách

lơgíc theo kịch bản Điều đĩ khơng thé thuc hién duoc trong PowerPoint

Ngày đăng: 28/11/2016, 07:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w