KHOA SU PHAM VA NGOAI NGU BAO CAO KHOA LUAN TOT NGHIEP TEN DE TAI:
SU DUNG PHAN MEM LECTORA THIET KE BAI HOC CHUONG 4, MON CONG NGHE 10 THEO
PHUONG PHAP DAY HOC CHUONG TRINH HOA DE REN LUYEN KY NANG TY HOC CHO HOC SINH
Người hướng dẫn : ThS Nguyễn Tất Thang
Người thực hiện : Hoàng Thị Duyên - SPKT 50
Địa điểm thực hiện đề tài: Trường THPT Cao Bá Quát Gia Lâm - Hà Nội
HÀ NỘI, 5/2009
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, Thạc sỹ Nguyễn Tất Thắng, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực
hiện đề tài này.Nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy em đã hoàn thành tối khoá luận tốt nghiệp của mình
Em xin gửi lời cảm ơn trân thành đến ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo trong khoa Sự phạm và Ngoại ngữ trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Tâm lý và Phương pháp giáo đục; Thay giáo Nguyên Văn Hiển khoa Sinh - KTNN và cô Phạm Thị Lan khoa
CNTT trường Đại Học Sự Phạm Hà Nội, cơ Dương Thị Hồn ŒW Sinh —
CN10 trường THPT Nguyễn Gia Thiểu - Hà Nội, các thầy cô giáo cùng các em học sinh lớp 1043, 10A2 của tường THPT Cao Bá Quái — Gia Lam — Ha
Nội và THPT Phụ Dực - huyện Quỳnh Phụ - Thái Bình đã tạo mọi điêu kiện
giúp đỡ, cộng tác để em hoàn thành tốt đê tài của mình
Trang 3MỤC LỤC LOD CAM OM 1 Mục lục - - - -L LG c9 v54 il Danh mục các chữ viết tắt - Ăn n1 23898851113 851 1311355818111 se 1V Danh mục các bảng - - - - S991 vn ng ng 10 0x kh Vv Damh muc ac d6 thi ccccccccccccscsscsscsscsscsecsscscescssccscsccsecsecseescesscaseacsceeseeecaeens V 50.08090597 08 1 1 Ly do chon dé tai .cccccccccscscscscsscscsscscssssscscsessestsvsvssacscsccsesvevavscessseaeeeas 1 2 Mục đích nghiÊn CỨU - - - (c3 0111011111191 1 118800 1011111 1k kh 3 3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu - - 2 + kekck ke 3 4 Giả thuyết khoa hỌc - + - se xxx E11 51111 5 1111k ng ng ri 3 h9 (004/8 :)0 2c 0 4 3 6 Phương pháp nghiên CỨU .- - - Ă S1 1313011311351 8 118880 111111111 1 ra 3
PHAN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU -:©5+5c+2+sztzrtsrtsrrterrerrered 5
Chương 1: TÔNG QUAN TÀI LIỆU - 22 2 22 E+S£E£E£s£zEz£eEzezke 5
1.1 Tình hình sử dụng phần mềm tin học nói chung và phần mêm Lectora nói si 01 5 1.2 Lịch sử nghiên cứu về dạy học chương trình hóa - 2-2-5 2 s2 7
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐÈ TÀI 10 2.1 Cơ sở lý luận của để tài <1 SH H11 g1 110 01g11 ru 10
2.1.1 Ty hoc va k¥ nding tit hoe 0 10
2.1.2 Phương pháp dạy học chương trình hóa - 5 5< s2 £sxsssssesss 15 2.1.3 Phần mền ]eCfOra 2-2 ©e£££++E£©EE+EEEEEEEEEEEESEEE21E1771322732212e 31 2.1.4 Quy trinh xAy (00a e 37
2.2 Cơ sở thực tiễn của GE tai eeceesessecsessecseesesseeecesnecneeneeeceetenteneeseeees 40
2.2.1 Tình hình sử dụng phần mềm dạy học để thiết kế bài giảng ở trường
Trang 42.2.2 Tình hình học tập môn CN10 của HS 555 ccsessssessrsrrsrree 42
Chương 3: KẾT QUÁ VÀ THẢO LUẬN . - 5-5-5 c2 ceeerreed 45
3.1 Đặc điểm cấu trúc, nội dung chương 4, môn CN10, THPT 45 3.2 Sử dụng phần mềm Lectora thiết kế bài học chương 4 — Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, CN10, THÍPT -. -cc << ccs2 46 3.2.1 Thiết kế bài học bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Tiết 1) bằng phần mềm Lectora theo phương pháp dạy học 4s10951505610108:10;00001ĐP8 47 3.2.2 Thiết kế bài học bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Tiết 2) bằng phan mém Lectora theo phương pháp dạy học M01010915058919108:172000775 60
3.2.3 Thiết kế bài học bài 51: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh bằng phần mềm
Lectora theo phương pháp dạy học chương trình hóa 5-5 =5 63 3.3 Ý kiến đánh giá của giáo viên, chuyên gia về các bài học chưng 4, môn CNI0 thiết kế bằng phần mềm L.ectora - + 55s £2E+E+Eze+e£e£zcd 66
Trang 5DANH MUC CAC CHU VIET TAT STT | Kihiéu viét tat Doc la 1 CN 10 Công nghệ 10 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 CTH Chương trình hóa 4 GV Giáo viên 5 HS Học sinh 7 PPDH Phương pháp dạy học
8 PPDH CTH Phương pháp dạy học chương trình hóa
9 PTDH Phương tiện dạy học
10 THPT Trung học phô thông
11 TNKQ -MCQ Trắc nghiệm khách quan đa phương án 12 SGK Sách giáo khoa
Trang 6
DANH MUC CAC BANG
Bang 2.1: Bang so sanh DH CTH v6i cac hinh thie ba hoc trén sach và bài học trên máy 27 Bảng 2.2: Thực trạng sử dụng các PT trong giảng dạy ở một số trường THPT 41
Bảng2.3: Thái độ của HS đối với môn CN10 - ¿+ 5< eEEExcxrxrreerkeree 42
Bảng 2.4: Tình hình học tập môn CN10 của HS HH ng gu 43
Bảng 3.1: Bảng thống kê các câu hỏi xây dựng các bài theo PPDH CTH 47
DANH MỤC CÁC ĐỎ THỊ
Hình 2.1: Mối quan hệ giữa dạy - tự hỌC -cSSSSSSnSS SH x12 12 Hình 2.2: Sơ đồ tích cực hóa động cơ (Lý luận dạy học đại học - TS Nguyễn Văn Cường, NXBHN năm 2005) - - (10111111 vn re, 17 Hình 2.3: Sử dụng bài dạy theo PPDH CTH 2S **ssss2 22 Hình 2.4: Sơ đồ câu trúc nội dung bài học CTÌH << <<<<<<<s+2 23
Hình 2 6: Màn hình tạo câu hỏI - - - - CS S1 SY 2113 115 1 152 34
Hình 2.8: Màn hình nhập số phương án lựa chọn . - + 2 +ss+<+ce2 35
Hình 2.9: Màn hình nhập câu trả lời 55 S S23 3+3 555555%2 35
Hình2 10: Màn hình liên kết câu hỏi - ¿c5 srssrerrrrerrrved 36
Hình 2.11: Sơ đô quy trình sử dụng phần mêm Lectora để thiết kế bài học 0190009001117 £ 39
Trang 7PHẢN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật với sự phát triền mạnh mẽ của công
nghệ thông tin hiện nay đã và đang tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời
sống xã hội, mở ra một thời kỳ phát triển mới khi nhân loại bước vào thế kỷ
XXI Dé tién kip va hoa nhập với nền giáo dục trên thế giới, đồng thời phục vụ kịp thời cho sự chuyển đổi nền kinh tế của đất nước từ quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường và mở cửa với sự quản lý của nhà nước từ nhiều năm nay, cả nước đang tiến hành công cuộc đổi mới nên giáo dục trên các lĩnh
vực: “Phải xác định lại mục tiêu thiết kế lại chương trình, nội dung, phương
pháp giáo dục và đào tạo”[12] Thông qua đó nhằm tạo ra “Những con người thích ứng với nền kinh tế thị trường cạnh tranh và hợp tác, có năng lực giải quyết được những vẫn dé thường gặp, tự tìm được việc làm” [106] và có những đóng góp có ích cho đất nước
Nghị quyết hội nghị lần thứ 4-Ban chấp hành (BCH) Trung ương Đảng khóa VII chỉ rõ “Đổi mới phương pháp ở tất cả các cấp hoc và bậc học, kết
hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm với nghiên
cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội Áp dụng những phương pháp giảng dạy hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh những năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vẫn đề”[12]
Đề thực hiện mục tiêu chung của giáo dục là phải đào tạo con người “Tự chủ, năng động, sáng tạo” và nâng cao hiệu quả của việc đôi mới phương pháp dạy học thì một trong những tiếp cận hiện đại phù hợp với xu thế chung của thế giới là ứng dụng những thành tựu của tin học vào trong giáo dục Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTTT) trong dạy học khơng hồn tồn giống với các lĩnh vực khác, nó có những nét đặc thù riêng bởi lẽ đôi tượng tác động của nó chính là con người Ứng dụng CNTT không chỉ đơn
Trang 8thuần là sự hỗ trợ mang tính kỹ thuật, mà quan trọng hơn là ứng dụng để dạy cho học sinh (HS) cách tư duy, suy luận logic và cách học để bồi dưỡng năng lực tự học, tự tìm ra tri thức và làm chủ tri thức trong điều kiện “bùng no thông tin tri thức” như hiện nay thì không còn đòi hỏi gì cấp bách hơn là mỗi HS phải được trang bỊ, được tiến hành cách học, PP tự học hữu hiệu Tự học, tự đào tạo để có thể học tập thường xuyên, học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu của thời đại mới Đúng như nguyên tông bí thư Đáng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười đã nói “Tự học, tự đào tạo là con đường phát triển suốt đời của mỗi con người trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay và mai sau Đó là truyền thông quý báu của người Việt Nam hiện nay và dân tộc Việt Nam”
Ở phổ thông hiện nay, chương trình SGK đã được thiết kế lại với tỉnh thân đổi mới PPDH theo hướng tăng cường hoạt động của HS, đơn giản về nội dung để có một bước tiến bộ về PP, tăng cường sử dụng các biện pháp tích cực như: Xây dựng tình huống có vấn đề, dùng phiếu học tập để tô chức hoạt động nhóm nhằm phát huy tính tích cực của HS Tuy nhiên việc dạy học nhiều nội dung khó trong SGK vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều kiến thức trừu tượng về cơ chế, các quy trình chưa được giải thích cụ thể Đặc biệt môn CN10 là môn học gồm nhiều kiến thức sâu rộng mang tính ứng dụng cao, nội dung kiến thức chương 4 “Doanh nghiệp và lựa chọn kinh doanh” trình bày rất khái quát và xúc tích, nếu giáo viên không có PTDH và PPDH phù hợp dé
tổ chức hoạt động học tập thì học sinh khó tiếp thu được bài học Vì vậy ŒV
cần đối mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS Việc đổi mới được thực hiện theo hướng sử dụng phương pháp tự học có hướng dẫn Một trong những phương pháp khả thi là dạy học chương trình hóa (DHCTH)
Xuất phát từ các lý do trên cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo
Ths.Nguyễn Tất Thắng, chúng tôi đã lựa chọn dé tai: “Si dung phan mém
Lectora thiết kế bài học chương 4 môn CNI0 theo phương pháp dạy hoc chương trình hóa để rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh”
Trang 92 Mục đích nghiên cứu
Sử dụng phần mềm lectora thiết kế bài giảng chương 4 môn CN10 nhằm rèn luyện khả năng tự học của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và ứng dụng rộng rãi phân mềm tin học trong dạy học
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Quy trình xây dựng bài học chương 4 CN10 theo PPDH CTH bằng phần mềm Lectora để rèn luyện kĩ năng tự học cho HS
3.2 Khách thể nghiên cứu:
- Giáo viên dạy lớp 10 và HS lớp 10 THPT
- Chuyên gia đã nghiên cứu và sử dụng phần mềm Lectora 4 Giả thuyết khoa học
Sử dụng phần mềm Lectora thiết kế bài giảng chương 4 môn CN10 sẽ nâng cao kết quả học tập, rèn luyện kỹ năng tự học và phát huy tính tự học của học sinh
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng phần mềm Lectora trong dạy học chương trình hóa, cơ sở lý thuyết về tự học
- Tim hiéu thực trạng việc sử dụng phần mềm tin học nói chung và phân mềm Lectora nói riêng trong dạy học môn CN10 ở trường THPT
- Phân tích câu trúc nội dung chương 4, môn CN10 và sử dụng phần mềm Lectora để thiết kế các bài trong chương 4, môn CNI10 theo PPDH chương trình hóa
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu lý thuyết về tự học và khả năng tự học, các tài liệu liên
quan đến PPDHCTH, phân mềm Lectora
Trang 10- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, nhà nước, các chỉ thị của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về đổi mới PPDH, PTDH
- Nghiên cứu chương trình, SGK môn CNI10, các tài liệu chuyên môn có liên quan đến chương 4: Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh 6.2 Phương pháp điều tra
- Thiết kế và sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu tình hình sử dụng phan mềm tin học trong dạy học môn CN10 ở trường THPT
6.3 Phương pháp tham van chuyên gia
- Xin ý kiến chuyên gia nhận xét, đánh giá bài học chương 4, môn CNI0 thiết kế bằng phần mềm Lectora từ đó chỉnh sửa nhằm nâng cao hiệu quả cho bài học
6.4 Phương pháp xử lý số liệu
- Qua phân tích ý kiến giáo viên về tình hình sử dụng phần mềm dạy học nói chung và trong thiết kế bài học chương 4, môn CN10 nói riêng
- Qua phân tích điều tra HS để điều tra tình hình học tập môn CN10 của HS - Tính tần số số người cùng lựa chọn 1 phương án qua công thức:
n
F =—*100(% x*100(%)
Trong đó:
+F : Là tần số (%)
+N_ : Là tông số phiếu điều tra
+n : Là số người cùng lựa chọn 1 phương án
Trang 11PHAN NOI DUNG NGHIEN CUU Chuong 1: TONG QUAN TAI LIEU
1.1 Tinh hinh sir dung phan mém tin hoc néi chung va phan mém Lectora nói riêng
Sự ra đời của máy tính điện tử đã mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên con người sáng tạo công cụ tự động thay thế cho những hoạt động trí óc của bán thân mình Đó là một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của xã hội loài người
Trong những năm gân đây, máy tính điện tử đã trở thành công cụ đắc lực trong phát triển kinh tế, nghiên cứu khoa học Nhiều nước phát triển như Anh, Đức, Nhật, đã xác định được việc ứng dụng CNTT trong nhà trường là một phần rất quan trọng trong giáo dục Vì vậy họ đã xây dựng các trung
tâm máy tính điện tử cho các trường học, các thư viện, Việc sử dụng tin học
vào các trường phô thông trên thế giới hiện nay đang hình thành theo hai xu hướng: Đưa tin học vào nội dung dạy học; Sử dụng máy vi tính như PTDH Trong đó hướng thứ 2 được chú ý hơn ở nhiều nước trên thế giới
Tại HungarI, Bộ giáo dục và Đào tạo đã đưa tin học vào nhà trường từ năm 1981 với tư cách là môn học mới và triên khai nghiên cứu làm PTDH
Tại Úc, tô chức NSCU (National Software Cordination Umt) đã thành lập từ năm 1985 cung cấp chương trình giáo dục máy tính điện tử vào các trường trung học Các phần mén dạy học đã được sử dụng gồm: g1ả1 tốn, mơ phỏng, trị chơi, chuẩn đốn, thơng báo, đô thị, kiêm tra, .Một số môn học đã có phần mềm dạy học như ngoại ngữ, nghệ thuật, thương mại, kinh tế, địa
lý, toán,
Ở Việt Nam, trong khoảng 30 năm trở lại đây chúng ta đã bắt đầu sử
dụng máy tính điện tử thê hiện ở chỗ Chính phủ đã ra Nghị quyết số 173-CP
Trang 12(1975) và 245-CP(1976) về tăng cường ứng dụng toán học và máy tính điện
tử trong cả nước Viện Công nghệ tin học được thành lập và có những đề án nghiên cứu ứng dụng CNTT đưa vào nhà trường và khi tin học trở thành một môn học bắt buộc trong nhà trường thì mục tiêu “Ứng dụng máy tính điện tử làm công cụ dạy học” là không thê thiếu Hướng nghiên cứu “Sử dụng máy tính điện tử làm công cụ trợ giúp quá trình dạy học” gắn liên với việc nghiên cứu và thiết kế các hệ phần mêm dạy học có nội dung sát hợp với chương trình các môn học ở phổ thông, dễ sử dụng đồng thời kích thích trí thông minh và gây hứng thú học tập Đó cũng là các vẫn đề khó khăn với hoàn cảnh
Việt Nam Tuy vậy đến nay đã có một số đề tài được thực hiện ở một số
trường đại học, các ngành sư phạm, nhiều hội thảo về ứng dụng CNTT nói chung và phần mềm Lectora nói riêng vào dạy học đã được tô chức Có thê kê đến các công trình nghiên cứu của các thây cô giáo trong ngành sư phạm như:
- Mai Văn Trinh (2001): “Nâng cao hiệu quả dạy học vật lý ở trường
THPT nhờ việc sử dụng máy vi tính và các PTDH hiện đại”, Luận án tiễn sĩ
- Tạ Thị Thảo (2006): “Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học
phan II “Sinh hoc tế bào”-Sinh học 10 THPT”, Luận văn thạc sỹ Khoa học
giáo dục
- Ths Nguyễn Văn Hiền và CN Hoàng Thị Ngọc Hà (2005): Sử dụng
phần mền Lectora thiết kế một số bài học sinh học theo phương pháp dạy học chương trình hóa (DHSP Hà Nội)
- Nguyễn Thị Mai Lan (2006): Tài liệu xây dựng và triển khai đào tạo
trực tuyến - hướng dẫn sử dụng Lectora Bộ GD & ĐT, Hà Nội
Mỗi phần mềm có tính năng ưu việt riêng nhưng mục đích cuối cùng
vẫn là hoàn thiện quá trình dạy học Sau một thời gian nghiên cứu và tìm
hiểu, chúng tôi thấy phần mềm Trivantis Lectora của Tim “The Milk Man”
Loudermilk (www.Lectora.com) là phù hợp trong hỗ trợ tổ chức DHCTH
Lectora do Trivantis cung cấp, đây là một gói phần mêm cho phép một cá nhân hay một nhóm có thê dê dàng tạo ra các nội dung, các tác động lần
Trang 13nhau và được phát triển như là một website hoặc là ứng dụng chạy độc lập từ CD-ROM Lectora hỗ trợ một cách rộng rãi những kiểu phương tiện (media) thông dụng như là văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim, hoạt hình Ngoài ra có cả những công nghệ được ưa chuộng trên Internet như là: Shockwave, Flash, HTML, Java, Java Script, ASP.NET, ,tạo tài liệu hỗ trợ E — learning, tạo E — book, thiết kế các bài trình bày giống Power Point Lectora giúp thiết kế nhanh chóng các chương trình học tập tương tác với những phương tiện trợ giúp theo từng bước Tất cả các dạng tài liệu trên đều hỗ trợ khả năng thiết lập được các loại bài tập Đặc biệt khả năng tạo liên kết giữa các câu hỏi trong DHCTH là những tính năng không có ở những phần mềm hiện đang được sử dụng trong giảng dạy ở các trường
Lectora làm cho việc xây dựng và xuất bản các chủ đề một cách dễ dàng Bạn có thê tập trung vào việc tô chức nội dung và sáng tạo nội dung bài học Trong khi phần mềm sẽ tự động hoàn thiện những phần soạn chương trình phức tạp và những nhiệm vụ xuất bản cho những chức năng và sự định hướng trong chủ dé của bạn
Sử dụng Lectora để xây dựng chủ đề hiệu quả công việc của bạn sẽ rất lớn và tiết kiệm thời gian, kinh phí Với việc sử dụng lectora thì bạn sẽ vượt qua được giới hạn về kinh phí và việc thiết kế trước đó, cho phép bạn ngày càng hứng thú với việc phát triên nội dung
Như vậy chúng ta cé thé thay rang, CNTT đang có xu hướng được sử dụng vào dạy học một cách phố biến nhưng thực tế phân mềm Lectora là một phan mém tin học khá mới và sự ứng dụng phân Lectora vào dạy học là chưa nhiều mà chỉ dừng lại ở bước thiết kế giáo án dạy học Vì vậy chưa phát huy hết khả năng tư duy, tự học của HS
1.2 Lịch sử nghiên cứu về dạy học chương trình hóa
PPDH CTH được nhà tâm lý học người Mỹ là Clauder và SkInner đưa ra đầu tiên trong những năm 50 của thế kỷ XX Đã có nhiễu tranh cãi khi
Trang 14đưa ra phương pháp này vì lúc đó PPDH phố biến là phương pháp truyền thống dựa trên ngôn ngữ nói và viết Đó là việc dạy học mang tính truyền thụ trong đó thầy giáo không những là người tô chức chỉ đạo mà còn là nguồn gốc cơ bản và tin cậy của kiến thức Phương pháp này xuất hiện đã đánh một đòn mạnh mẽ vào lý luận dạy học lúc bấy giờ bởi vì phương pháp này biết áp dụng rộng rãi các phương tiện nghe nhìn hiện đại Như vậy ở đây nảy sinh rất nhiều quan điểm về DHCTH, tuy nhiên quan điểm DHCTH là phương pháp tổ chức dạy học với phương tiện dạy học hiện đại đã được các nhà tâm lý học và lý luận dạy học công nhận Vì theo quan điểm này DHCTH bao gồm các cách thức làm việc của GV và HS, trong đó GV là người soạn thảo chương tình, còn HS là người được điều và tự điều khiển bản thân để lĩnh hội kiến thức dưới sự hỗ trợ của công nghệ dạy học (W Okon, 1971, trang 178)
Vào những năm 60 tiếp bước quan điểm và ý tưởng của Clauder và
Skinner, một số nhà lý luận dạy học Tây Au va Dong Au da nghiên cứu vấn
đề này Chính trong thời gian đó DHCTH đã công phá mạnh mẽ vào lý luận dạy học và nó được đánh giá cao trong giới khoa học Điều này đã day nhanh sự phát triên của DHCTH trước hết là mặt lý luận Nhưng cũng có thời gian đài phương pháp DHCTH không được áp dụng thậm trí còn bị bỏ quên Có thê kể ra một vài nguyên nhân chính sau đây:
- Thứ nhất: Việc xây dựng các bài chương trình là việc mất nhiều công
sức và thực chất là do một vài nhóm thực hiện
- Thứ hai: Các máy dạy học (phương tiện dạy học) hỗ trợ một số bài giảng ở gia1 đoạn này còn thử nghiệm
- Thứ ba: Phương tiện máy tính, một công cụ thực sự hữu dụng trong
việc xây dựng chương trình, không được phô biến
Tuy nhiên đến những năm 80 của thế kỷ XX cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các trường từ đại học đến tiểu học ở Mỹ, Tây Âu và các nước Đông Âu đã áp dụng DHCTH với sự hỗ trợ của máy tính điện tử, máy dạy học và các phương tiện nghe nhìn khác
Trang 15Trải qua một quá trình phát triển lâu dài về lý luận cũng như thực tiễn
dạy học Ngày nay PPDH này ngày càng được hoàn thiện Đứng trước những
tiên bộ về PPDH cũng như khoa học kỹ thuật thì nền giáo dục Việt Nam đã kế
thừa và áp dụng phù hợp với tình hình giáo dục cũng như nên kinh tế đất nước PPDH tích cực nói chung và phương pháp DHCTH nói riêng được đề cập ở Việt Nam vào những năm 70 của thế kỷ XX Lúc đó phương pháp DHCTH được biết nhiều trên phương diện lý luận Nhưng vào những năm đầu của thế kỷ XXI được áp dụng khá phô biến (về lý luận cũng như thực
tiễn) ở một số cấp học Có rất nhiều nghiên cứu về PPDH này trong dạy học
như: DHCTH với sự hỗ tro cua phan mén Specket thong qua môn toán; DHCTH dưới sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft PowerPoint thông qua môn tập đọc,
Trang 16Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN CỦA ĐÈ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Tự học và Kỹ năng tự học
Học là cỗ chiếm lĩnh lấy những kiến thức và kỹ năng mà loài người đã biết (Quá trình dạy - tự học, nhà xuất bản giao duc, tr84)
Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (Quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, ) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ), cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó khăn, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biết biến khó khăn thành thuận lợi, .) để chiếm lĩnh một lĩnh
vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình
(Quá trình dạy - tự học, nhà xuất bản giáo dục, tr59)
Như vậy, quá trình tự học là “một sự biến đổi bản thân mình, trở nên có thêm giá trị, bằng nỗ lực của chính mình để chiếm lĩnh những giá trị mới lẫy từ bên ngoài”, là “một hành trình nội tại, được cắm mốc bởi kiến thức, phương pháp tư duy và sự thực hiện tự phê bình để tự hiểu bản thân mình”
Có thé nói tự học của bản thân mình là chìa khóa cho cánh cửa thành công
trong mọi hoạt động của con người Một người muốn thành công trong cuộc sống thì điều quan trọng nhất là phải tự nhận biết được những giá trị của bản thân (năng lực và thái độ, kĩ năng, kiến thức), xác định được những giá trị cần thiết cho hoạt động của mình, biết cách chiếm lĩnh những giá trị đó, tức là biết cách tự học
Một sự thực hiển nhiên là bất cứ một trường học nào cũng không cung cấp cho học sinh đủ tri thức để có thê sông và hoạt động suốt cuộc đời Để thực hiện một hoạt động đạt hiệu quả, không phải lúc nào cũng chỉ có tái hiển
Trang 17tri thức sẵn có, sử dụng những kĩ năng sẵn có, mà còn cần những tri thức mới,
kĩ năng mới, phẩm chất mới Điều này đòi hỏi HS phải chiếm lĩnh những nội
dung mới đó, phải tiến hành hoạt động tự học
Quá trình sống và hoạt động của con người là quá trình con người dân dần bước lên những bậc thang mới của sự hiểu biết Bước đi này dễ hay khó,
cao hay thấp phụ thuộc vào khả năng tự học của mỗi con người Khả năng này
có thể và cần được rèn luyện ngay khi ngồi trên ghế nhà trường phố thông Muốn vậy, quá trình dạy học phải bao hàm cả dạy tự học, phải biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo
Tự học là “tự động học tập” Tự học khi có thầy và cả khi không có
thầy bên cạnh (học với sách) Người học phải biết tự xác định mục, tự lập kế
hoạch, tự đánh giá việc học tập của bản thân mình
Trước sự phát triên không ngừng của xã hội, một kỹ năng không thê thiểu của người lao động là kỹ năng tự học Chỉ có nỗ lực học tập và rèn luyện không ngừng mới có thể giúp con người thích ứng được với thay đổi nhanh chóng của xã hội Phương pháp dạy học tích cực col trọng việc rèn luyện phương pháp tự học cho HS như một mục tiêu dạy học Khi HS có thói quen tự học các em sẽ chủ động tìm hiểu, khám phá những điều mình chưa biết trong cuộc sống bằng cách vận dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm của mình một cách linh hoạt trong tình huống thực tế Những gì các em phát hiện ra trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu sẽ kích thích lòng ham học, khơi dậy
hứng thú học tập của bản thân Như thế ngay cả khi không có sự hướng dẫn,
tổ chức của GV, HS cũng có thể tự phát hiện và tìm cách giải quyết vấn đề
bằng năng lực của mình Vì vẫy mà PPDH tích cực nhẫn mạnh đến việc dạy
phơng pháp học đề có thể phát triển khả năng tự học của HS trong những tiết
học có GV hướng dẫn và cả những lúc không có GV hướng dẫn
Giữa dạy và tự học tồn tại mỗi quan hệ biện chứng thể hiện:
- Thay day để trò tự học: thầy dạy nhằm mục tiêu giup cho trò tự học,
Trang 18biết tự học suốt đời, có năng lực tự học sáng tạo “Dạy và tự học” có mối quan hệ về mục tiêu giao dục
- Thay dạy và trò: Cũng như thầy thuốc là vì sức khỏe của người bệnh, lí do tồn tại của thầy học vì việc học và tự học của người học Thành công của học sinh trong tự học là mục tiêu cuỗi cùng của nhà giáo: “Tất cả vì năng lực tự học sáng tạo của học sinh thân yêu”!
- Thầy dạy cho trò tự học: thây dạy thế nào cho trò biết cách tự học và phát triển năng lực tự học; tác động dạy bên ngoài của thầy vật chất hóa hoạt động tự học bên trong của trò; Dạy và tự học có mối quan hệ về phương pháp dạy và học, về ngoại lực và nội lực
- Thầy dạy thành trò tự học: Tức là “biến quá trình dạy thành quá trình tự học”, “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” Dạy và tự học là một quá trình thống nhất, đó là quá trình dạy - tự học
Trang 19Theo quy luật phát triển của sự vật, ngoại lực dù là quan trọng đến đâu, lợi hại đến may cũng chỉ là nhân tô hỗ trợ, thúc đây, tạo điều kiện Nội lực mới là nhân tố quyết định phát triển bản thân sự vật Sự phát triển đó đạt trình độ cao nhất khi nội lực và ngoại lực cộng hưởng được với nhau
Áp dụng quy luật trên vào dạy - học vì sự phát triển của người học: Tác
động “dạy” của thầy dù là quan trọng đến may van là ngoại lực hỗ trợ tự học,
tự phát triển và trưởng thành Tác động của môi trường dù quan trọng đến mức nào đi nữa thì vẫn là ngoại lực giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho người học Sự tự học hay năng lực tự học của trò dù là còn đang phát triển vẫn là nội lực quyết định sự phát triển bản thân người học Chất lượng giáo dục đạt trình độ cao nhất khi tác động dạy của thầy - ngoại lực cộng hưởng với năng lực tự học của trò - nội lực Nói một cách khác là kết hợp quá trình dạy với quá trình tự học làm cho dạy cộng hưởng với tự học tạo ra chất lượng và hiệu quả cao
Học - cốt lõi là tự học trong đó hoạt động của HS có thê diễn ra dưới sự điều khiến trực tiếp của GV hoặc không có sự điều khiển trực tiếp của GV Tuy nhiên, ở khía cạnh hẹp ta có thể coi tự học không có sự điều khiên trực tiếp của ŒV Khi đó căn cứ theo phương tiện học tập thì có một số hình thức
tự học như: tự học với tài liệu, tự học qua tivi, tự học với sách điện tử, tự học
qua 1nternet, trong đó tự học với tài liệu là hình thức phô biến nhất
Từ xưa đến nay khi nói đến học tập là nói đến sách, tức là nói đến tài
liệu học Ngày nay sự phát triển của khoa học công nghệ đã dẫn tới sự ra đời của một loại sách mới không phải được làm từ giấy, mà đó là sách điện tử Tuy nhiên phạm vi ứng dụng của nó còn hạn chế
HS tự học với tài liệu khi không có thầy cô có nhược điểm là khi người
học không hiểu thì không có thầy bên cạnh đề hỏi Hoạt động tự học diễn ra độc lập, không có sự sôi nỗi sinh động, không có sự trao đôi, thảo luận với bạn, với thầy như khi học “giáp mặt” với thầy Tuy nhiên không có phương pháp nào là tuyệt đôi, bên cạnh nhược điêm trên thì việc tự học với tài liệu có
Trang 20những ưu điểm nổi trội như: không cần phải đến trường, lớp mà người học có thé hoc ở mọi nơi, mọi lúc phù hợp với quỹ thời gian của bản thân Đặc biệt hình thức tự học này sẽ phát huy cao độ tính độc lập của người học, phát triển khả năng tự học, năng lực làm việc độc lập với sách — đây là năng lực cần
thiết cho mọi người để có thê học tập suốt đời
Tóm lại, trong hoạt động tự học của HS khong thể thiếu hình thức tự
học với tài liệu Dé rèn luyện và phát trién khả năng tự học của HS thì quá
trình dạy học cần đảm bảo điều kiện và thời gian tự học với tài liệu của HS DHCTH sẽ là một biện pháp đê đảm bảo các yêu cầu đó
a Khái niệm kĩ năng tự học
Kĩ năng: là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận được trong một
lĩnh vực nào đó vào thực tiễn
Kĩ năng tự học: là phương thức hành động trên cơ sở học và vận dụng
những tri thức, kinh nghiệm đã có đề thực hiện có kết quả mục tiêu học tập đã đặt ra phù hợp với những điều kiện cho phép
Có 3 nhóm kĩ năng tự học cơ bản sau:
- Kĩ năng kế hoạch hóa hoạt động tự học: Nhóm này bao gồm các kĩ năng phân tích để xác định mục tiêu tự học, nội dung tự học, xác định thứ tự các công việc cần làm, phân phối, sắp xếp thời gian cho từng công việc một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện, phương tiện vật chất hiện có
- Kĩ năng tô chức thực hiện kế hoạch: Nhóm này bao gồm những kĩ năng như kĩ năng đọc sách, kĩ năng ghi chép, kĩ năng giải các bài tập nhận
thức, kĩ năng thức hiện các thao tác trí tuệ (như hệ thống hóa, khái quát hóa,
trừu tượng hóa, )
- Kĩ năng tự kiểm tra, tự đánh giá: Gồm những kĩ năng xây dựng các độ chuẩn để tự kiểm tra, tự đánh giá, chọn cách thức thực hiện hành động tự kiêm tra, tự đánh giá, sử dụng các thao tác tự kiêm tra, tự đánh giá như so
sánh, đôi chiêu,
Trang 21b Ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng tự học cho HS
Trong hoạt động tự học, kĩ năng tự học là yếu tố cần thiết giúp cho
người học hoàn thành được nhiệm vụ học tập Hoạt động tự học là hoạt động
tự tim toi, kham pha dé chiếm lĩnh tri thức Hoạt động tự học khi hướng vào mục đích nhất định sẽ bao gồm nhiều hành động liên tục, kế tiếp nhau Do đó, để có thê tiễn hành tự học thì người học phải biết xác định mục tiêu, biết phân biệt những điều kiện, phương tiện đã có để có cách thức hành động phù hợp, nhằm đạt được mục tiêu học tập đã đề ra
Kĩ năng tự học được biêu hiện ở mặt kĩ thuật của hành động tự học và năng lực tự học của mỗi cá nhân Hay nói cách khác, năng lực tự học được
biểu hiện ở kĩ năng tự học Để tự học có kết quả cao, HS phải có những kĩ năng, năng lực tự học tương ứng như: kĩ năng ghi chép bài, kĩ năng đọc sách, kĩ năng tự nghiên cứu và hệ thống hóa bài học, Việc huy động các kĩ năng tự hoc dé thức hiện các mục tiêu tương ứng là một trong những yếu tố rất quan trọng đề giúp HS có động cơ tự học đúng đắn
Các kĩ năng tự học có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau, bố sung cho nhau, có ý nghĩa quyết định đến kết quả tự học Bởi vậy, trong quá trình tự học, người học phải biết vận dụng, kết hợp các kĩ năng để tự điều khiến, tự tác động nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập đạt kết quả tối ưu
2.1.2 Phương phúp dạy học chương trình hóa a Khái niệm phương pháp dạy học
Việc lựa chọn và sử dụng PPDH là một vẫn đề quan trọng trong quá
trình DH và có tính quyết định đỗi với việc thực hiện mục tiêu DH.PPDH có
nhiều quan niệm khác nhau như:
- Theo Iu.K.Babanxki, 1983 cho rằng: “PPDH là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình day hoc”
-Theo V.A.Têturep định nghĩa thì: “phương pháp như là cách thức làm
Trang 22việc của GV và HS được dùng nhằm mục đích để cho HS nắm vững kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo”, ngoài ra tác giả còn chỉ ra rằng các phương pháp dạy học có những chức năng rèn luyện thế giới quan cho học sinh, phát triển năng lực, hứng thú v.v của các em
-Theo Nguyễn Đức Thành thì: “PPDH là cách thức hoạt động của GV,
tạo ra được cách thức hoạt động tương ứng của HS nhằm đạt được mục đích DH” (2000)
- Trong khi đó tác giả Nguyễn Kỳ lại cho rằng: “PPDH là một hệ thông
tác động liên tục của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh để học sinh lĩnh hội vững chắc các thành phần của nội dung giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã định”
Tóm lại, có rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau về PPDH song dù đứng ở góc độ nào đi nữa thì phương pháp dạy học có mục đích vũ trang cho học
sinh những tri thức vững chắc, dễ hiểu về những cơ sở của các khoa học,
những kỹ năng vận dụng các tri thức đó trong thực tiễn và đồng thời giúp phát triển toàn diện cho học sinh, rèn luyện cho các em tính tích cực và tính độc lập, thế giới quan và hành vi cộng sản chủ nghĩa
b Phương pháp dạy học tích cực * Khái niệm
PPDH tích cực giúp người học có phương pháp tự học và lòng ham học, kích thích, gợi mở cho người học tìm tòi, nghiên cứu sao cho giải quyết được những vẫn đề đang đặt ra
Trong thực tiễn dạy và học hiện nay, vẫn đê đổi mới có thê tiễn hành ở
nhiều khía cạnh như đổi mới chương trình dạy học, đôi mởi PTDH, PPDH
Đề cập đến đổi mới PPDH cụ thê là sử dụng PPDH tích cực nhằm “tích cực
hóa hoạt động, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của của học sinh”, như chỉ thị 15/1999/CT/GDĐT của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo chỉ rõ
PPDH tích cực là thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ
Trang 23một nhóm các PPDH, giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học nhằm đào tạo con người năng động, góp phần phát triển cộng đồng Có thể xem tính tích cực như là một điều kiện đồng thời là một kết quả của sự phát triển nhân cách trong quá trình
giáo dục Tính tích cực trong hoạt động học tập là tính tích cực nhận thức, đặc
trưng ở khát vọng hiểu biết, có gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình
chiếm lĩnh tri thức Tính tích cực nhận thức trong học tập liên quan đến động
cơ học tập, có thê mô tả sự liên hệ đó: Động cơ Hứng thú Tự giác Sáng tạo Tích cực Độc lập
Hình 2.2: Sơ đô tích cực hóa động cơ (Lý luận dạy học đại học — TS Nguyễn Văn Cường, NXBHN năm 2005)
* Các đặc trưng cơ bản của hệ PPDH tích cực
- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
PPDH tích cực, người học là đối tượng của hoạt động “Dạy”, đồng
thời là chủ thể của hoạt động “Học”- được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tô chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình
Trang 24chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt
HS được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vẫn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình từ đó năm được kiến thức, kỹ năng mới Vừa nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức, kỹ năng đố, không rập theo những khuôn
mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo Như vậy GV không
chỉ đơn giản truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động - Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
PPDH tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho HŠ chứ không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả DH mà còn là một mục tiêu DH
Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh với sự bùng no thong tin, khoa hoc,
kỹ thuật công nghệ phát triển như vũ bão thì không thê nhồi nhét vào đầu HS
khối lượng kiến thức ngày càng nhiều Phải quan tâm dạy cho HS phải tự học ngay từ bậc tiêu học và càng lên bậc học cao càng phải được chú trọng
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học
thi sé tao cho HS long ham học, khơi dậy nội lực von có trong mỗi con người,
kết quả hoc tập sẽ được nhân lên gấp bội Vì vậy ngày nay người ta nhân mạnh mặt hoạt động học tập trong quá trình DH, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vẫn đề phát triển tự học ngay trong trường phô thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học
trong tiết học có sự hướng dẫn của GV
- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp học tập với hợp tác
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng PPDH tích cực buộc phải chấp nhận sự
phân hóa về cường độ, tiễn bộ hoàn thành nhiệm vụ học tập nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập
Áp dụng PPDH tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hóa càng lớn, việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp
Trang 25ứng yêu cầu cá thể hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi HS Tuy nhiên, trong học tập không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hành động độc lập cá nhân Lớp học là môi trường giao tiếp thầy- trò, trò- trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nôi dung học tập Thông qua thảo luận nhóm, tranh luận của tập thể, y kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới Bài học vận dụng được vốn
hiểu biết và kinh nghiệm sống của người thầy Học tập hợp tác làm tăng hiệu
qua học tập
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò là đặc trưng không
thê thiếu trong PPDH tích cực
Trong quả trình tự học, tự nghiên cứu, người học tự mình tìm ra kiến
thức, tạo ra sản phẩm học ban đầu có thê là chưa chính xác, chưa khoa học Sau khi trao đổi hợp tác với các bạn, người học đã tự điều chỉnh sản phẩm ban đầu của mình cho khách quan hơn Với sự kết luận cuối cùng của thầy, sản phẩm đó mới được diễn đạt một cách thực sự khách quan, khoa học Căn cứ vào kết luận của thay, người học tự kiểm tra, đánh giá lại các sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa chữa những saI sót, tự rút kinh nghiệm về cách học, cách xử lý tình huống, cách giải quyết vẫn đề của mình, và tự điều chỉnh, tự hoàn thiện thành một sản phẩm tiến bộ hơn sản phẩm ban đâu
Người học có sai sót đó là điều tất nhiên, song biết nhận ra sai sót của mình và tự mình biết cách sửa sai, đó là người biết tự học, biết cách học cần
được thầy đánh giá tốt
*Ý nghĩa của PPDH tích cực
Theo Trần Bá Hoành (2001), PPDH tích cực có ý nghĩa như sau:
- PPDH tích cực tạo cơ hội cho người học phát triển được trí tuệ, tư
duy, óc thông minh của mình Chính phương pháp này đã khơi gợi, kích thích, đòi hỏi người học suy nghĩ, tìm tòi và phát huy đến mức cao nhất, moi móc trong con người mình, thậm chí trong tiêm thức của mình cái gì đó có thê
Trang 26giải quyết được vấn đề đặt ra Như vậy PPDH tích cực giúp cho người học nhận thức được mình, phát hiện ra những sở trường, những khả năng tiềm ấn
trong bản thân mỗi người
- PPDH tích cực còn tạo cơ hội để phát huy trí tuệ tập thê một cách rộng lớn, sâu xa, có thê nói là vô cùng Vì nó giúp cho người học đào sâu suy nghĩ, phát huy khả năng của học sinh và hợp tác với bạn đề giải quyết tốt vẫn đề, các tình huống học
- PPDH tích cực bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học Đó là cái quý nhất
a Khái niệm dạy học chương trình hóa
Dạy học chương trình hóa — đó là một hình thức được điều khiển và có
kiêm tra đặc biệt công tác tự lập của học sinh với một tài liệu giáo khoa được biên soạn riêng và có sử dụng những phương tiện dạy học mới là các sách giáo khoa chương trình hóa và (hay là) các máy dạy học (Những cơ sở của lý
luận dạy học, nhà xuất bản giáo dục, 1971)
b Bản chất của dạy học chương trình hóa
DHCTH là một trong những kiểu dạy mới, tiến hành theo một chương
trình dạy học được cài sẵn từ trước, nhờ sử đụng cuốn SGK chương trình hóa
hoặc máy dạy học Trong dạy học chương trình hóa tài liệu được phân nhỏ ra thành từng phần, hoạt động của người học cũng được chia ra từng bước học tập đều được kiểm tra Việc chuyên sang giai đoạn học tiếp theo phụ thuộc vào chất lượng lĩnh hội của giai đoạn trước Vì vậy cần phải xác định cần thận tính chất và khối lượng của thông báo khoa học mà học sinh cần lĩnh hội; nghiên cứu cấu trúc lôgic của thông báo đó và vạch rõ trình tự làm việc của HS Khi đó cần phải phân nhỏ quá trình học tập thành ra những phần độc lập không lớn quá - tức là thành những “đoạn”, những “bước”, vạch ra những cách thức và tiến hành làm việc đối với những phân đó, chú ý đến cả việc HS thu nhận kiên thức mới cũng như việc suy nghĩ và củng cô kiên thức, việc
Trang 27luyện tập áp dụng và việc tự kiểm tra Cuối cùng cần đảm bảo việc GV thu được thông báo ngược lại về chất lượng của sự lĩnh hội kiến thức, hoặc kỹ năng của HS (kiêm tra)
Trong DHCTH nhiều chức năng dạy học đã được trao cho một chương trình dạy chắng hạn như: nêu vấn dé, truyền thụ kiến thức, củng cố, ôn tap, kiểm tra, Những chức năng này đều ghi thành những ý, những câu hỏi, những lời giải thích và được sắp xếp trong chương trình dạy GV không can
thiệp trực tiếp vào hoạt động học tập của HŠ mà chính Hồ tự lực làm việc
theo sự hướng dẫn của chương trình dạy đó
Như vậy trong phương pháp DHCTH, GV là người xây dựng chương trình học, HS là người tự lực tương tác với kiến thức theo chương trình do
GV biên soạn và phương tiện dạy học là SGK, tài liệu tham khảo, máy tính
c Đặc điểm của dạy học chương trình hóa
Như chúng ta đã biết việc nghiên cứu một khối lượng thông tin học tập gôm 3 quá trình cơ bản sau: Đưa thông tin đến học sinh; học sinh tự suy nghĩ, tự ôn tập, tìm hiểu, ghi nhớ; kiêm tra khối lượng thông tin đó Tất cả các quá trình đó đều do GV điều khiến Quá trình đưa thông tin đến cho học sinh đã được nghiên cứu khá kĩ ở tất cả các loại trường và DHCTH cũng tuân theo quy trình này Nhưng ở hầu hết quá trình đưa thông tin như trên, việc rèn luyện khả năng tự học cho Hồ lại chưa được chú ý nhiều DHCTH đã giải quyết được nhược điểm này và việc sử dụng bai day theo PPDH CTH cé thé được thực hiện theo sơ đồ sau:
Trang 28Lắp chương trính Bai giang tt học trên tây 5 Tự họciôn tập, é j | HS F— tự kiểm tra Tự hức với tai Hiếu học
Hình 2.3: Sử dụng bài dạy theo PPDH CTH
Nhờ sự chia nhỏ tài liệu học tập thành những mục thông tin, ŒV có khả
năng tổ chức bài học theo hướng rèn khả năng tự học cho HS Chương trình của bài học nêu ra những câu hỏi kiêm tra cho từng mục thông tin đó Nếu HS chưa lĩnh hội được kiến thức thông tin trước thì sẽ không được chuyên qua nội dung phân sau Chương trình phải đặt ra những câu hỏi phụ đề phát triển ý
của câu hỏi chính Nếu HS vẫn đưa ra đáp án sai ở các câu hỏi bố sung thì sẽ
được cung cấp thông tin, kiến thức cân thiết đề lĩnh hội được nội dung đó, thể hiện thông qua sơ đô câu trúc sau:
Trang 29Tr1 thức của bài được mã hóa thành các đơn vị kiên thức Tý trọng điểm giảm dần
_ | Câuhỏi | S | Cauhdibd | S | Câuhỏibổ | S | Thông báo
chính số 1 sung 1 sung 2 kiên thức l
D
dD D
Cauhoi | * | Câuhỏibổ sS | Câuhỏibổ | S | Thông báo
chính số 2 sung Ì sung 2 kiến thức 2
Ð Đ
D A
Câu hỏi Câu hỏi bổ | Š | Câu hỏi bổ | 3 | Thông báo
chính số 3 sung 1 sung 2 kiên thức 3
Vv
| | Câuhỏi |S | Câuhỏibổ | S | Câuhỏibổ | S | Thông báo
chính sô n sung Í sung 2 kiến thức n
Đ
Đ A 5
Danh gia,
phản hồi
Hình 2.4: Sơ đồ cấu trúc nội dung bai hoc CTH
Như vậy với hình thức này, HŠ sẽ phải hoàn toàn tự lực làm việc Trong quá trình làm việc cá thể như thế việc học tập nhanh hay chậm là hoàn toàn lệ thuộc vào năng lực lĩnh hội, tư duy kiến thức của mỗi HS Một chương trình như thế chính là hành động cho HS trong quá trình tự học và như vậy là
Trang 30đã xây dựng được những cơ sở để tô chức tự học DHCTH luôn can hệ thống các câu hỏi chính và câu hỏi bỗ sung
- Đặc điểm câu hỏi chính: Căn bản nhưng mang tính chất khái quát cao, đòi hỏi HS phải vận dụng kiến thức một cách sáng tạo, tư duy logic để trả lời
- Các câu hỏi bố sung: Mang tính chất đơn giản hơn câu hỏi chính, là câu hỏi gợi ý đề tìm ra đáp án đúng cho câu trả lời trước nó
- Câu hỏi bố sung nhưng chi đến câu thứ 2 vì tránh đươc sự phức tạp hóa van để cần hỏi, hay làm cho yêu cầu của câu hỏi chính bị lan man, gây nản chí với HS Tóm lại DHCTH có các đặc điểm sau :
+ Điều khiển chặt chế hoạt động học tập trên từng đơn vị dạy học nhỏ + Tính độc lập cao của hoạt động học tập
+ Bảo đảm thường xuyên các mối liên hệ ngược
+ Cá biệt hóa việc dạy học
Cũng giống như bất cứ một PPDH nào khác, DHCTH cũng có những
ưu và nhược điểm của nó * Uu điểm
- Đảm bảo thường xuyên các mối liên hệ ngược trong và ngoài nhằm điều chỉnh quá trình DH
- DHCTH có ưu điểm nỗi bật là cá nhân hóa việc lĩnh hội tri thức, kiểm tra
thường xuyên quá trình lĩnh hội
- Điều khiển hợp lý và nhanh chóng quá trình lĩnh hội tri thức
* Nhược điểm
- Vận dụng DHCTH đòi hỏi thời gian lớn hơn so với phương pháp giảng minh họa, phức tạp hóa hoạt động dạy học (soạn thảo chương trình dạy, hướng dẫn, tô chức thực hiện chương trình, )
- Hạn chế tính giáo dục của bài học, HS hoàn thành thao tác một cách máy móc
- Dễ hạ thấp vai trò chủ đạo của GV, hạn chế tính tập thé của HS cũng như mối quan hệ thầy - trò trong quá trình dạy học
Trang 31d Các quy tắc của DH CTH
* Sự khái quát hóa: Một số chức năng của hoạt động dạy học được giao cho chương trình đảm nhiệm, không có sự can thiệp trực tiếp với ý định chủ quan của GV Tài liệu được phân tích tỉ mỉ và sắp xếp nó theo một trình tự hợp lý, các thao tác dạy học được cài đặt sẵn trong máy dạy học
* Sự điều khiến: Quá trình lĩnh hội của GV diễn ra theo đúng algôrit (trật tự sắp xếp hợp lý, nghiêm ngặt, đơn vị) được ghi trong chương trình dạy và do
GV điều khiến
* Sự cá thể hóa việc dạy học: Chương trình dạy học được biên soạn sao cho
phù hợp với trình độ nhận thức của từng loại HS và với cả nhịp điệu học
(nhanh, chậm) của từng HS
Như vậy, DHCTH góp phần tổ chức công tác tự lập của học sinh nhờ đảm bảo khâu tự kiêm tra về sự lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo, phát hiện được những sai lầm và chỗ hồng và cách khắc phục chúng, cung cấp tài liệu để củng có Thực chất của việc củng cô này là ở chỗ sau khi HS trả lời các câu hỏi, sau khi họ hoàn thành các bài luyện tập, giải bài toán thì họ nhận được những bài làm mới mà việc hoàn thành chúng sẽ khắc phục được những sai lâm và tạo cảm giác hài lòng về những hành động đúng DHCTH cho phép
cá thể hóa sự học tap cua HS vé mat nhịp điệu và khả năng hoàn thành những
bài làm có mức độ khó tăng dân
e Phương tiện của dạy học chương trình hóa
Vấn đề trang bị cho nhà trường những phương tiện kỹ thuật dạy học sở
đĩ có tính chất thời sự bởi vì trong đời sống xã hội khối lượng những kiến thức
cần thiết trong bất cứ lĩnh vực nào cũng ngày càng tăng, nhưng thời gian để dạy kiến thức đó lại có hạn Tình hình đó đòi hỏi phải tăng nhanh nhịp điệu dạy học, vũ trang cho HS những kỹ năng và thói quen làm việc độc lập hiệu quả để tiếp tục tự học được một cách có kết quả Chính những phương tiện của dạy học chương trình hóa ra đời nhằm phục vụ nhiệm vụ đó Có việc dạy học chương trình hóa dùng máy và việc dạy học chương trình hóa không dùng máy
Trang 32Phương tiện DHCTH không dùng máy về cơ bản được thực hiện nhờ những SGK chương trình hóa được soạn thảo một cách đặc biệt Người ta đề ra những bài toán, những câu hỏi và tài liệu khác để luyện tập và áp dụng các kiến thức vào công tác thực hành; người ta sẽ ghi những câu trả lời —“chìa khóa” để giúp HS có thê tự kiểm tra xem mình hành động có đúng hay khơng Nếu HS khơng hồn thành được bài làm hoặc mắc sai lầm thì sách giáo khoa sẽ chỉ cho họ con đường cần tiến hành công việc, bắt đầu từ chỗ vừa sức với họ Tài liệu trong sách này được phân phối thành những đoạn không dài lắm, dựa trên việc tính toán để cho học sinh hoàn thành được khối lượng công việc
và có thể tự kiểm tra được một cách kịp thời, đồng thời các bài sẽ dần dần
được phức tạp lên
Bên cạnh đó, có nhiều máy có cầu tạo khác nhau dùng cho các mục đích sư phạm khác nhau Khó có thê phân loại chúng một cách chỉ tiết, những rõ nét nhất thì có thể xác định 3 loại máy day học: 1) máy cung cấp thông báo và kiểm tra sự lĩnh hội thông báo đó, như: máy đọc những bản viết trên 1 tờ giấy, máy dịch được một ngoại ngữ, máy thông báo những công thức, ;2) máy “luyện tập”(tương tự như máy phụ đạo) có loại dùng để ra và kiểm tra cả bài tập đơn giản Máy “phụ đạo” báo cho biết những sai lầm mà HS mắc phải khi làm các bài tập đó, nó giúp HS năm được những hành động đúng và sau đó chuyển sang bước tiếp theo của việc dạy học; 3) máy “sát hạch” dùng đề kiêm
tra sự lĩnh hội Ngồi ra, hiện nay phơ biến nhất chính là máy vi tính (có thê kết
hợp 3 chức năng trên), trên màn hình xuất hiện những câu hỏi và các phương án trả lời Lựa chọn phương án đúng lập tức chương trình cho phép HS chuyển sang nội dung tiếp theo Lựa chọn phương án sai sẽ xuất hiện câu hỏi phụ, bắt buộc phải trả lời câu hỏi này HS mới được chuyên sang nội dung mới
Như vậy có thể phân biệt tiện ích và hạn chế của hai hình thức này qua bảng sau:
Trang 33Bảng 2.1: Bảng so sánh DH CTH voi các hình thức bà học trên sách và bài học trên máy Tiêu chí Bài học trên sách Bài học trên máy
Sử dụng phức tạp, phụ |Sử dụng đơn giản, không phụ Kỹ năng | thuộc hoàn toàn vào sự tuân | thuộc vào ý chí chấp hành nguyên
sửdụng | thủ nguyên tắc học tập của tắc học tập của người học hay người học khơng ƯỊ |Thông tin nhiêu thì Thông tin nhiêu nhưng file chạy Tính chât ` `
sách dày, công kênh nhỏ gọn
Thông tin nhiêu nhưng file | Tích hợp được âm thanh, hình ảnh Thông tin |
chay nho gon gây lôi cuôn, hứng thú học tập Quá trình tự đánh giá lâu, | Quá trình tự đánh giá hoàn toàn tự Đánh giá
phức tạp động
Sự so sánh trên chính là lí do giúp chúng tôi quyết định lựa chọn hình
thức xây dựng bài học trên may vi tinh
Trong việc DHCTH tài liệu của chương trình được đề ra nhằm vào HS, nó vạch ra trước lôgic của công việc cho HS, nó được sắp xếp sao cho HS tuần tự từng bước theo một trình tự lôgic xác định thu nhận được lượng thông tin cần thiết, thực hiện được việc tự kiểm tra sự lĩnh hội kiến thức đó, và để thể hiện nội dung bài học CTH có nhiều cách khác nhau: Dưới dạng bài tập, các câu lệnh, các diễn giải cho thấy lôgic của các bước hoặc sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, Chúng tôi đã lựa chọn hình thức thể hiện bài học CTH bang cau hoi TNKQ với những lí do chính sau:
- Học sinh có thể ôn tập, lĩnh hội kiến thức trong thời gian ngắn - Có khả năng thể hiện nội dung bài học đa dạng
- Là hình thức đang có hướng được sử dụng rộng rãi trong các ki thi - Thuận lợi cho việc đánh giá kết quả
Trang 34a.Bản chất loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan
TNKQ là một trong những công cụ đo lường tâm lý, đo lường giáo dục nhằm đánh giá kết quả học tập Tuy không phải là công cụ đo lường duy nhất song TNKQ ngày càng tỏ rõ hiệu năng và trở nên đắc dụng trên thế giới TNKQ gồm có 7 loại câu hỏi:
1 Câu điền khuyết (Fill in the Bank)
2 Cau “dung — sai” hoặc “có — khong” (True / False)
3 Câu hỏi nhiều lựa chọn (Multiple choice)
4 Câu hỏi ghép đôi (Matching) 5 Câu trả lời ngăn (Short Answer) 6 Câu hỏi tìm vi tri ( Hot Spot ) 7 Loại câu sap xép ( Ranking )
b Sử dụng câu hỏi TNKQ —- MCQ trong DHCTH
TNKQ cho phép trong một thời gian ngăn có thể tiến hành bài giảng
một cách thuận tiện, đi vào những khía cạnh khác nhau của một kiến thức
Phạm vi kiến thức của một bài là khá rộng nên nêu dạy theo cách cô truyền chỉ nêu được vài ba câu hỏi trong một thời gian thích hợp thì với việc dùng câu hỏi TNKQ có thê nêu số lượng câu hỏi nhiều gấp 5 đến 6 lần
Loại câu hỏi nhiều lựa chọn (MCQ) là một dạng câu hỏi đặt ra cho học
sinh trả lời bằng cách lựa chọn 1 trong nhiều giải pháp cho trước Câu trả lời đúng hay sai sẽ được người ra đề đánh giá một cách độc lập
Loại câu hỏi MCQ bao gồm một phần phát biểu chính (còn gọi là câu dẫn) và có từ 4 đến 5 phương án trả lời để HS lựa chọn phương án trả lời đúng nhất, hợp lý nhất Ngoài ra, các phương án gây “nhiễu” phải có vẻ hợp
lý, hấp dẫn với HS
Đối với DHCTH chúng tôi sử dụng loại câu hỏi TNKQ - MCQ vì những lý do sau đây:
- Đây là loại câu hỏi được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, kích thích suy nghĩ nhiêu hơn loại câu hỏi đúng — sai, han ché băng cách loại suy
Trang 35- Đo được nhiều mức độ nhận thức khác nhau của HS như: khả năng
nhớ, vận dụng, hiêu, suy diễn, tông quát hóa rất hữu hiệu
- Giúp Hồ rèn luyện khả năng nhớ, tư duy sâu, xử lý thông tin nhanh nhẹn tự kiêm tra, đánh giá kiến thức và kỹ năng bản thân
- Phù hợp với xu thế áp dụng hình thức sử dụng câu hỏi TNKQ trong thi cử hiện nay
- Không tạo ra những tình huống ngoài dự kiến của đáp án như câu điền
khuyết
- Nếu soạn đúng kỹ thuật sẽ tạo ra độ phân cách khá lớn với các đôi tượng HS khi hoàn thành bai tap
c Các bước cơ bản đề xây dựng câu hỏi MCQ * Xác định mục đích, yêu cầu
- Xác định xem câu hỏi xây dựng ra dùng để làm gi? Do đạc gì? Đánh giá ai? Đánh giá phần nào của môn học, đánh giá từng phần hay toàn bộ chương trình?
- Lập kế hoạch, xây dựng kế hoạch và thử nghiệm, kiêm định gia tri cau hỏi Mục đích xây dựng kế hoạch cho nội dung cần trắc nghiệm là đạt được mức độ cao nhất về mặt nội dung tức là phải đo được cái cần đo Số lượng câu hỏi phải tương xứng thời lượng phân bố cho từng nội dung
- Câu hỏi cần đo đúng mức độ mà nó phải đo như: nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá, Phải phân tích kĩ lưỡng toàn bộ chương trình, tìm ra các mục tiêu cụ thể cần đạt được trong giảng dạy và học tập Sau đó xác định tầm quan trọng của từng nội dung, thời gian phân bố nội dung đó, định ra các thông số cụ thể theo thứ tự từ nội dung tổng quát đến nội dung chỉ tiết
* Thiết kế dàn bài trắc nghiệm theo PPDH CTH
Thiết kế dàn bài trắc nghiệm là dự kiến phân bố hợp lý các phần tử của bài trắc nghiệm cao cho nó có thể đo lường chính xác các kiến thức, kỹ năng
mà ta muốn đo lường Để làm công việc này một cách hữu hiệu GV cân phải đưa ra một số quyết định trước khi đặt bút viết câu hỏi trắc nghiệm
Trang 36- Cần phải khảo sát gì ở HS?
- Đặt tầm quan trọng vào những phần nào của môn học và mục tiêu nào? - Cần phải trình bày các câu hỏi dưới hình thức nào cho có hiệu quả nhất?
- Mức độ khó hay dễ của bài học
d Quy tắc xây dựng câu hỏi theo dạng MCQ * Số phương án lựa chon
Thông thường là từ 4 đến 5 Câu hỏi trắc nghiệm có số phương án lựa chọn càng nhiêu thì tỉ lệ làm đúng theo kiểu may rủi sàng ít.Tuy nhiên nếu quá nhiều lựa chọn (>5) thì câu trắc nghiệm sẽ trở nên rườm rà, khó nhớ, khó đối chiếu các lựa chọn với nhau Điều này gây khó khăn cho HS trong quá trình cân nhắc đề chọn lựa
* Dap an dung
Được đặt ở vị trí hoàn toàn ngẫu nhiên Các lựa chọn còn lại có vẻ như đúng mà kì thực là chưa chính xác, được gọi là “phương án nhiễu” hay “môi nhử”
* Môi nhứ (phương án nhiễu)
Phải có sức hấp dẫn ngang nhau Nghĩa là thoạt nhìn nó có vẻ như đúng
và những HS chưa hiểu bài hoặc chưa học bài kĩ sẽ bị đánh lừa
Muốn như vậy phải chọn mỗi nhử từ những sai lầm khách quan của HS
chứ không phải những sai lầm do GV nghĩ ra
* Vi tri cau dap an dung
VỊ trí câu đáp án đúng phải được xác định một cách hoàn toàn ngẫu nhiên Có thể sử dụng phần mềm trộn câu hỏi hoặc dùng con xúc xắc hoặc ghi các mẫu a, b, c, d, lần lượt trên những mẫu giấy bằng nhau và giống nhau
trộn lên bốc trúng mẫu nào thì đặt đáp án ở mẫu tự ấy Cứ lần lượt làm cho
từng câu
* Các lựa chọn phải ngan gon va dong nhất về cầu trúc ngữ pháp
Tránh dùng những từ có ý nghĩa tuyệt đối như “Chắc chắn rằng”, “Mọi người đều”, “Nhất thiết phải”, “Tất cả”, “Không một ai”, “Không bao giờ”, thường là những câu sai “Thường thường”, “Đôi khi”, “Một số
Trang 37người”, bộc lộ một sự dễ dàng đặt ở những câu đúng, HS có nhiều kinh
nghiệm về từ ngữ có thể trả lời được chính xác mà không cần hiểu bài
Tránh vô tình tiết lộ đáp án đúng bằng cách để cho câu đáp án đúng có
độ dài dài hơn mỗi nhử
* Mỗi câu MCQ có một đáp án đúng và chỉ có một mà thôi
Tránh những câu trắc nghiệm có hơn 1 đáp án đúng hoặc không có đáp án đúng nào cả
Ví dụ: tránh câu có đáp án không rõ ràng:
Qui mô kinh doanh hộ gia đình nhỏ có uu điểm:
a Dễ phân công và quản lí lao động b Dễ chỉ đạo và quản lí lao động c Dễ quán lí và tổ chức lao động d Dễ phân công và tô chức lao động
2.1.3 Phin mén lectora
Vào những năm đâu của thế ki XXI cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin nên việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học tốt
hơn Sự phát triển mạnh mẽ đó đòi hỏi phải có những phần mềm dạy học tốt
hơn và hiệu quả hơn
Hiện nay có nhiêu phần mềm dạy học khác nhau như: phần mềm PowerPoint, phan mém Flash, phan mém Frontpage, phan mềm Violet, phan mém Lectora, nhung méi phan mém déu có ưu và nhược điểm của nó, biết
khai thác tốt sẽ tạo ra việc dạy học thông minh Dạy học thông minh được sự
trợ giúp của máy tính thường tập trung theo 3 yêu cầu cơ bản sau:
+ Xây dựng phần mềm hỗ trợ dạy học như phần mềm làm việc với nội dung mới; phần mềm ôn tập; phần mềm kiểm tra đánh giá
+ Thiết lập chương trình giảng dạy đối với các bài học lập trình
+ Chuyên những chương trình dạy học đã được thiết kế thành những phan mém
Trang 38Ở nước ta việc sử dụng những ứng dụng tiễn bộ của công nghệ thông tin luôn luôn được đề cao và phố biến rộng rãi trong toàn quốc ở các cấp, các ngành khác nhau Với tính chất ứng dụng rộng rãi và mang lại kết quả như vậy thì việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa hàng đầu để thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ của dạy học Thời gian gần đây ở nước ta có khá nhiều phần mềm cài đặt với giao diện đẹp, dễ sử dụng, nhiều tính năng giúp ích rất nhiều trong việc giảng dạy và học tập
Ngoài ra, việc sử dụng máy vi tính như một công cụ dạy học vì:
Thứ nhất: Kĩ thuật đồ họa được nâng cao tạo điều kiện mô phỏng các quá trình, hiện tượng tự nhiên và xã hội mà các phương tiện khác không thể hiện được Việc mô phỏng các thí nghiệm có thể tránh phải thực hiện các thì nghiệm nguy hiểm, những thí nghiệm vượt quá không gian và thời gian
Thứ hai: Công nghệ Multimedia kết hợp với những hình ảnh đèn chiếu,
băng video, camera, với âm thanh, văn bản, biêu đồ, được trình bày qua máy tính theo một chương trình đã định sẵn giúp cho người học đạt hiệu quả tối đa trong quá trình học tập
Thứ ba: Phát triển những phân mềm chuyên dụng được ứng dụng vào nhiều ngành khác nhau như: phần mềm xử lí văn bản (Window), phần mềm quản trị dữ liệu (Access), phần mềm hỗ trợ tính toán (Excel), phần mềm trình
diễn (PowerPoint),
Đặc biệt đối với DHCTH thì máy tính là công cụ đắc lực phải sử dụng để trợ giúp cho GV trong quá trình giảng dạy Có thể nói phương pháp và phương tiện là song song Nếu không sử dụng máy tính thì phương pháp DH CTH sẽ không có hiệu quả
Phần mềm Lectora của Trivantis phù hợp trong hỗ trợ tổ chức DH
CTH Lectora cho phép nhập một lượng lớn thông tin đa dạng bao gồm cả kênh chữ, kênh hình, kêng tiéng, tao tài liệu hỗ trợ E — learning, tao E —
Trang 39book, thiết kế các bài trình bày Tất cả các dạng tài liệu trên đều hỗ trợ khả
năng thiết lập được các bài kiêm tra Đặc biệt khả năng tạo liên kết giữa các ý trả lời, cho phép đặt tỉ trọng điểm của mỗi loại câu hỏi, đặt giờ cho bài kiểm tra là những đặc điểm phù hợp cho xây dựng bài học CTH và cũng là tính năng hiếm có ở phần mềm khác
a Màn hình của Lectora (Hình 5)
Màn hình của Lectora cũng tương tự như các màn hình của chương trình ứng dụng khác Nó gồm các thanh menu và các thanh công cụ Thanh menu của Lectora có 9 nhóm, mỗi nhóm hiển thị một danh sách các lệnh có liên quan Giống như menu, các thanh công cụ cũng chứa các lệnh có liên quan giúp bạn dễ dàng thực hiện các thao tác như lập trình, chèn phim, chèn tranh ảnh, âm thanh, thay đôi kiểu mẫu nên, vẽ, phông chữ,
& Lectora Enterprise Edition
File Edit Add Layout Tools Mode Publish ‘View Help
sea eee Relate = a Bai 50 ees iad Go To 4ction 5G Back Button ge Ges Home Button fe GS Next Button Be-"T Title Text me Page 1 =i [#] Page Z ¬ NẾU Go To ñtctic |< | & [Si 4 rH BOCAS O HK tr C62 2 À5 đ n6 tế @, b Ready
(4 Ss +2, Lectora Enterp TỆ hoang duyén 1 i Lectora Enterp 2) Lectora Enterp a Jñ:s :5# P1
Đê tạo câu hỏi cho bài học có thê là như sau:
Click chuột vào nút Add Question trên thanh Standard Hộp thoại
Question Properties sé xuất hiện Chọn loại câu hỏi MCQ trong muc Type va
chọn tỷ trọng điểm của câu hdi trong muc Question Weight Chon Next dé nhập nội dung câu hỏi
Trang 40
lowe A842 “ - er
R88 $0 O09 TANNA @REGRBE & oo
| JP Ser] õ eel g + Ten cau hai Tw tos en om ms — Chon loai ` ` ni T = cầu hỏi = Page a Astocised varisble nama: a big To Artic
aera lane i Croat pagoda pct Ty tong 9 “5 TƯỜNG
F Add standsed navigntion butona tothe page hem của Fakes taka aoe tania padi cau hoi & Them Ne› | Conc | Mep | cau hoi
Hinh 2 6: Màn hình tạo câu hỏi
Sau đó xuất hiện hộp thoại Question (Hình 7) Trong ô Question có thê nhập nội dung câu hỏi:
F3 Lectora Enterprise Edition - Bai 50.awt
File Edit Add bayout Tools Mode Publish View Help
Do l| see ol |S) eller ee | se | |e *|
La 8 @®6nE ® mịì T mã H ¿i4 ca ¡:BHNHBE wa
VnTine ||) +||E=— wesw%g x|| n 7 u |= =š Ss =|:Z:= :=š := |@ — |7 AE e+ mae EI ~~ lb Bai SO ` sooo pias GO To Action ; ~~ BG Back Button a ~~ Ge Home Button &’ Question ~~ BGS Next Button -'T Title Text oo [E] Page 1 Question lene: Page 2 = : mem is GO TO Actic 5
I Show image with question
Image Ỉ None =| Import | Edit | Align image fic the night ot x] the question