1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH

105 4,2K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 2,58 MB

Nội dung

Đề tài: SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH

Trang 1

-BÁO CÁO KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:

SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ

ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH

Người hướng dẫn : ThS Nguyễn Tất Thắng

Người thực hiện : Hoàng Thị Duyên - SPKT 50

Địa điểm thực hiện đề tài: Trường THPT Cao Bá Quát

Gia Lâm - Hà Nội

HÀ NỘI, 5/2009

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, Thạc sỹ Nguyễn Tất Thắng, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.Nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy em đã hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp của mình.

Em xin gửi lời cảm ơn trân thành đến ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo trong khoa Sư phạm và Ngoại ngữ trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Tâm lý và Phương pháp giáo dục; Thầy giáo Nguyễn Văn Hiền khoa Sinh – KTNN và cô Phạm Thị Lan khoa CNTT trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, cô Dương Thị Hoàn GV Sinh – CN10 trường THPT Nguyễn Gia Thiều – Hà Nội, các thầy cô giáo cùng các

em học sinh lớp 10A3, 10A2 của trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm – Hà Nội và THPT Phụ Dực - huyện Quỳnh Phụ - Thái Bình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, cộng tác để em hoàn thành tốt đề tài của mình.

Đồng thời em xin gửi lời biết ơn tới gia đình, người thân, và bạn bè, những người đã luôn động viên, giúp đỡ em trong quá trình làm khoá luận tốt nghiệp này.

Em xin trân thành cảm ơn!

Hà nội, tháng 5 năm 2009

Sinh viên

Hoàng Thị Duyên

Trang 3

MỤC LỤC

Lời cảm ơn i

Mục lục ii

Danh mục các chữ viết tắt iv

Danh mục các bảng v

Danh mục các đồ thị v

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1 Tình hình sử dụng phần mềm tin học nói chung và phần mềm Lectora nói riêng 5

1.2 Lịch sử nghiên cứu về dạy học chương trình hóa 7

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 10

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 10

2.1.1 Tự học và kỹ năng tự học 10

2.1.2 Phương pháp dạy học chương trình hóa 15

2.1.3 Phần mền lectora 31

2.1.4 Quy trình xây dựng bài học 37

2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 40

2.2.1 Tình hình sử dụng phần mềm dạy học để thiết kế bài giảng ở trường THPT 40

Trang 4

2.2.2 Tình hình học tập môn CN10 của HS 42

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 45

3.1 Đặc điểm cấu trúc, nội dung chương 4, môn CN10, THPT 45

3.2 Sử dụng phần mềm Lectora thiết kế bài học chương 4 – Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, CN10, THPT 46

3.2.1 Thiết kế bài học bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Tiết 1) bằng phần mềm Lectora theo phương pháp dạy học chương trình hóa 47

3.2.2 Thiết kế bài học bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Tiết 2) bằng phần mềm Lectora theo phương pháp dạy học chương trình hóa 60

3.2.3 Thiết kế bài học bài 51: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh bằng phần mềm Lectora theo phương pháp dạy học chương trình hóa 63

3.3 Ý kiến đánh giá của giáo viên, chuyên gia về các bài học chưng 4, môn CN10 thiết kế bằng phần mềm Lectora 66

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67

1 Kết luận 67

2 Kiến nghị 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

PHỤ LỤC 70

Trang 5

8 PPDH CTH Phương pháp dạy học chương trình hóa

11 TNKQ - MCQ Trắc nghiệm khách quan đa phương án

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Bảng so sánh DH CTH với các hình thức bà học trên sách và bài học trên máy 27

Bảng 2.2: Thực trạng sử dụng các PT trong giảng dạy ở một số trường THPT 41

Bảng2.3: Thái độ của HS đối với môn CN10 42

Bảng 2.4: Tình hình học tập môn CN10 của HS 43

Bảng 3.1: Bảng thống kê các câu hỏi xây dựng các bài theo PPDH CTH 47

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Hình 2.1: Mối quan hệ giữa dạy - tự học 12

Hình 2.2: Sơ đồ tích cực hóa động cơ (Lý luận dạy học đại học – TS Nguyễn Văn Cường, NXBHN năm 2005) 17

Hình 2.3: Sử dụng bài dạy theo PPDH CTH 22

Hình 2.4: Sơ đồ cấu trúc nội dung bài học CTH 23

Hình 2 6: Màn hình tạo câu hỏi 34

Hình 2.8: Màn hình nhập số phương án lựa chọn 35

Hình 2.9: Màn hình nhập câu trả lời 35

Hình2 10: Màn hình liên kết câu hỏi 36

Hình 2.11: Sơ đồ quy trình sử dụng phần mềm Lectora để thiết kế bài học theo PPDH CTH 39

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật với sự phát triển mạnh mẽ của côngnghệ thông tin hiện nay đã và đang tác động trực tiếp đến mọi mặt của đờisống xã hội, mở ra một thời kỳ phát triển mới khi nhân loại bước vào thế kỷXXI Để tiến kịp và hòa nhập với nền giáo dục trên thế giới, đồng thời phục

vụ kịp thời cho sự chuyển đổi nền kinh tế của đất nước từ quan liêu bao cấpsang cơ chế thị trường và mở cửa với sự quản lý của nhà nước từ nhiều nămnay, cả nước đang tiến hành công cuộc đổi mới nền giáo dục trên các lĩnhvực: “Phải xác định lại mục tiêu,thiết kế lại chương trình, nội dung, phươngpháp giáo dục và đào tạo”[12] Thông qua đó nhằm tạo ra “Những con ngườithích ứng với nền kinh tế thị trường cạnh tranh và hợp tác, có năng lực giảiquyết được những vấn đề thường gặp, tự tìm được việc làm”[106] và cónhững đóng góp có ích cho đất nước

Nghị quyết hội nghị lần thứ 4-Ban chấp hành (BCH) Trung ương Đảngkhóa VII chỉ rõ “Đổi mới phương pháp ở tất cả các cấp học và bậc học, kếthợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm với nghiêncứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội Áp dụng những phương pháp giảngdạy hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh những năng lực tư duy sáng tạo, nănglực giải quyết vấn đề”[12]

Để thực hiện mục tiêu chung của giáo dục là phải đào tạo con người

“Tự chủ, năng động, sáng tạo” và nâng cao hiệu quả của việc đổi mới phươngpháp dạy học thì một trong những tiếp cận hiện đại phù hợp với xu thế chungcủa thế giới là ứng dụng những thành tựu của tin học vào trong giáo dục Tuynhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học không hoàntoàn giống với các lĩnh vực khác, nó có những nét đặc thù riêng bởi lẽ đốitượng tác động của nó chính là con người Ứng dụng CNTT không chỉ đơn

Trang 8

thuần là sự hỗ trợ mang tính kỹ thuật, mà quan trọng hơn là ứng dụng để dạycho học sinh (HS) cách tư duy, suy luận logic và cách học để bồi dưỡng nănglực tự học, tự tìm ra tri thức và làm chủ tri thức trong điều kiện “bùng nổthông tin tri thức” như hiện nay thì không còn đòi hỏi gì cấp bách hơn là mỗi

HS phải được trang bị, được tiến hành cách học, PP tự học hữu hiệu Tự học,

tự đào tạo để có thể học tập thường xuyên, học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầucủa thời đại mới Đúng như nguyên tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam ĐỗMười đã nói “Tự học, tự đào tạo là con đường phát triển suốt đời của mỗi conngười trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay và mai sau Đó là truyền thốngquý báu của người Việt Nam hiện nay và dân tộc Việt Nam”

Ở phổ thông hiện nay, chương trình SGK đã được thiết kế lại với tinhthần đổi mới PPDH theo hướng tăng cường hoạt động của HS, đơn giản vềnội dung để có một bước tiến bộ về PP, tăng cường sử dụng các biện pháptích cực như: Xây dựng tình huống có vấn đề, dùng phiếu học tập để tổ chứchoạt động nhóm…nhằm phát huy tính tích cực của HS Tuy nhiên việc dạyhọc nhiều nội dung khó trong SGK vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều kiến thứctrừu tượng về cơ chế, các quy trình chưa được giải thích cụ thể Đặc biệt mônCN10 là môn học gồm nhiều kiến thức sâu rộng mang tính ứng dụng cao, nộidung kiến thức chương 4 “Doanh nghiệp và lựa chọn kinh doanh” trình bàyrất khái quát và xúc tích, nếu giáo viên không có PTDH và PPDH phù hợp để

tổ chức hoạt động học tập thì học sinh khó tiếp thu được bài học Vì vậy GVcần đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS Việcđổi mới được thực hiện theo hướng sử dụng phương pháp tự học có hướngdẫn Một trong những phương pháp khả thi là dạy học chương trình hóa(DHCTH)

Xuất phát từ các lý do trên cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo

Ths.Nguyễn Tất Thắng, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Sử dụng phần mềm

Lectora thiết kế bài học chương 4 môn CN10 theo phương pháp dạy học chương trình hóa để rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh”.

Trang 9

2 Mục đích nghiên cứu

Sử dụng phần mềm lectora thiết kế bài giảng chương 4 môn CN10nhằm rèn luyện khả năng tự học của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạyhọc và ứng dụng rộng rãi phần mềm tin học trong dạy học

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Quy trình xây dựng bài học chương 4 CN10 theo PPDH CTH bằngphần mềm Lectora để rèn luyện kĩ năng tự học cho HS

3.2 Khách thể nghiên cứu:

- Giáo viên dạy lớp 10 và HS lớp 10 THPT

- Chuyên gia đã nghiên cứu và sử dụng phần mềm Lectora

4 Giả thuyết khoa học

Sử dụng phần mềm Lectora thiết kế bài giảng chương 4 môn CN10 sẽnâng cao kết quả học tập, rèn luyện kỹ năng tự học và phát huy tính tự họccủa học sinh

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng phần mềm Lectora trongdạy học chương trình hóa, cơ sở lý thuyết về tự học

- Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phần mềm tin học nói chung và phầnmềm Lectora nói riêng trong dạy học môn CN10 ở trường THPT

- Phân tích cấu trúc nội dung chương 4, môn CN10 và sử dụng phầnmềm Lectora để thiết kế các bài trong chương 4, môn CN10 theo PPDHchương trình hóa

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Nghiên cứu lý thuyết về tự học và khả năng tự học, các tài liệu liênquan đến PPDHCTH, phần mềm Lectora

Trang 10

- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, nhà nước, các chỉ thị của Bộ Giáodục và Đào tạo về đổi mới PPDH, PTDH.

- Nghiên cứu chương trình, SGK môn CN10, các tài liệu chuyên môn

có liên quan đến chương 4: Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh

6.2 Phương pháp điều tra

- Thiết kế và sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu tình hình sử dụng phầnmềm tin học trong dạy học môn CN10 ở trường THPT

6.3 Phương pháp tham vấn chuyên gia

- Xin ý kiến chuyên gia nhận xét, đánh giá bài học chương 4, mônCN10 thiết kế bằng phần mềm Lectora từ đó chỉnh sửa nhằm nâng cao hiệuquả cho bài học

6.4 Phương pháp xử lý số liệu

- Qua phân tích ý kiến giáo viên về tình hình sử dụng phần mềm dạyhọc nói chung và trong thiết kế bài học chương 4, môn CN10 nói riêng

- Qua phân tích điều tra HS để điều tra tình hình học tập môn CN10 của HS

- Tính tần số số người cùng lựa chọn 1 phương án qua công thức:

+ N : Là tổng số phiếu điều tra

+ n : Là số người cùng lựa chọn 1 phương án

Trang 11

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tình hình sử dụng phần mềm tin học nói chung và phần mềm Lectora nói riêng

Sự ra đời của máy tính điện tử đã mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷnguyên con người sáng tạo công cụ tự động thay thế cho những hoạt động trí

óc của bản thân mình Đó là một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của xãhội loài người

Trong những năm gần đây, máy tính điện tử đã trở thành công cụ đắclực trong phát triển kinh tế, nghiên cứu khoa học Nhiều nước phát triển nhưAnh, Đức, Nhật,… đã xác định được việc ứng dụng CNTT trong nhà trường

là một phần rất quan trọng trong giáo dục Vì vậy họ đã xây dựng các trungtâm máy tính điện tử cho các trường học, các thư viện,…Việc sử dụng tin họcvào các trường phổ thông trên thế giới hiện nay đang hình thành theo hai xuhướng: Đưa tin học vào nội dung dạy học; Sử dụng máy vi tính như PTDH.Trong đó hướng thứ 2 được chú ý hơn ở nhiều nước trên thế giới

Tại Hungari, Bộ giáo dục và Đào tạo đã đưa tin học vào nhà trường từnăm 1981 với tư cách là môn học mới và triển khai nghiên cứu làm PTDH

Tại Úc, tổ chức NSCU (National Software Cordination Unit) đã thànhlập từ năm 1985 cung cấp chương trình giáo dục máy tính điện tử vào cáctrường trung học Các phần mền dạy học đã được sử dụng gồm: giải toán, môphỏng, trò chơi, chuẩn đoán, thông báo, đô thị, kiểm tra, …Một số môn học

đã có phần mềm dạy học như ngoại ngữ, nghệ thuật, thương mại, kinh tế, địa

lý, toán,

Ở Việt Nam, trong khoảng 30 năm trở lại đây chúng ta đã bắt đầu sửdụng máy tính điện tử thể hiện ở chỗ Chính phủ đã ra Nghị quyết số 173-CP

Trang 12

(1975) và 245-CP(1976) về tăng cường ứng dụng toán học và máy tính điện

tử trong cả nước Viện Công nghệ tin học được thành lập và có những đề ánnghiên cứu ứng dụng CNTT đưa vào nhà trường và khi tin học trở thành mộtmôn học bắt buộc trong nhà trường thì mục tiêu “Ứng dụng máy tính điện tửlàm công cụ dạy học” là không thể thiếu Hướng nghiên cứu “Sử dụng máytính điện tử làm công cụ trợ giúp quá trình dạy học” gắn liền với việc nghiêncứu và thiết kế các hệ phần mềm dạy học có nội dung sát hợp với chươngtrình các môn học ở phổ thông, dễ sử dụng đồng thời kích thích trí thôngminh và gây hứng thú học tập Đó cũng là các vấn đề khó khăn với hoàn cảnhViệt Nam Tuy vậy đến nay đã có một số đề tài được thực hiện ở một sốtrường đại học, các ngành sư phạm, nhiều hội thảo về ứng dụng CNTT nóichung và phần mềm Lectora nói riêng vào dạy học đã được tổ chức Có thể kểđến các công trình nghiên cứu của các thầy cô giáo trong ngành sư phạm như:

- Mai Văn Trinh (2001): “Nâng cao hiệu quả dạy học vật lý ở trườngTHPT nhờ việc sử dụng máy vi tính và các PTDH hiện đại”, Luận án tiến sĩ

- Tạ Thị Thảo (2006): “Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ dạy họcphấn II “Sinh học tế bào”-Sinh học 10 THPT”, Luận văn thạc sỹ Khoa họcgiáo dục

- Ths Nguyễn Văn Hiền và CN Hoàng Thị Ngọc Hà (2005): Sử dụngphần mền Lectora thiết kế một số bài học sinh học theo phương pháp dạy họcchương trình hóa (ĐHSP Hà Nội)

- Nguyễn Thị Mai Lan (2006): Tài liệu xây dựng và triển khai đào tạotrực tuyến - hướng dẫn sử dụng Lectora Bộ GD & ĐT, Hà Nội

Mỗi phần mềm có tính năng ưu việt riêng nhưng mục đích cuối cùngvẫn là hoàn thiện quá trình dạy học Sau một thời gian nghiên cứu và tìmhiểu, chúng tôi thấy phần mềm Trivantis Lectora của Tim “The Milk Man”Loudermilk (www.Lectora.com) là phù hợp trong hỗ trợ tổ chức DHCTH

Lectora do Trivantis cung cấp, đây là một gói phần mềm cho phép một

cá nhân hay một nhóm có thể dễ dàng tạo ra các nội dung, các tác động lẫn

Trang 13

nhau và được phát triển như là một website hoặc là ứng dụng chạy độc lập từCD-ROM Lectora hỗ trợ một cách rộng rãi những kiểu phương tiện (media)thông dụng như là văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim, hoạt hình Ngoài ra có

cả những công nghệ được ưa chuộng trên internet như là: Shockwave, Flash,HTML, Java, Java Script, ASP.NET, ,tạo tài liệu hỗ trợ E – learning, tạo E –book, thiết kế các bài trình bày giống Power Point Lectora giúp thiết kếnhanh chóng các chương trình học tập tương tác với những phương tiện trợgiúp theo từng bước Tất cả các dạng tài liệu trên đều hỗ trợ khả năng thiết lậpđược các loại bài tập Đặc biệt khả năng tạo liên kết giữa các câu hỏi trongDHCTH là những tính năng không có ở những phần mềm hiện đang được sửdụng trong giảng dạy ở các trường

Lectora làm cho việc xây dựng và xuất bản các chủ đề một cách dễdàng Bạn có thể tập trung vào việc tổ chức nội dung và sáng tạo nội dung bàihọc Trong khi phần mềm sẽ tự động hoàn thiện những phần soạn chươngtrình phức tạp và những nhiệm vụ xuất bản cho những chức năng và sự địnhhướng trong chủ đề của bạn

Sử dụng Lectora để xây dựng chủ đề hiệu quả công việc của bạn sẽ rấtlớn và tiết kiệm thời gian, kinh phí Với việc sử dụng lectora thì bạn sẽ vượtqua được giới hạn về kinh phí và việc thiết kế trước đó, cho phép bạn ngàycàng hứng thú với việc phát triển nội dung

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, CNTT đang có xu hướng được sửdụng vào dạy học một cách phổ biến nhưng thực tế phần mềm Lectora là mộtphần mềm tin học khá mới và sự ứng dụng phần Lectora vào dạy học là chưanhiều mà chỉ dừng lại ở bước thiết kế giáo án dạy học Vì vậy chưa phát huyhết khả năng tư duy, tự học của HS

1.2 Lịch sử nghiên cứu về dạy học chương trình hóa

PPDH CTH được nhà tâm lý học người Mỹ là Clauder và Skinnerđưa ra đầu tiên trong những năm 50 của thế kỷ XX Đã có nhiều tranh cãi khi

Trang 14

đưa ra phương pháp này vì lúc đó PPDH phổ biến là phương pháp truyềnthống dựa trên ngôn ngữ nói và viết Đó là việc dạy học mang tính truyền thụtrong đó thầy giáo không những là người tổ chức chỉ đạo mà còn là nguồn gốc

cơ bản và tin cậy của kiến thức Phương pháp này xuất hiện đã đánh một đònmạnh mẽ vào lý luận dạy học lúc bấy giờ bởi vì phương pháp này biết ápdụng rộng rãi các phương tiện nghe nhìn hiện đại Như vậy ở đây nảy sinh rấtnhiều quan điểm về DHCTH, tuy nhiên quan điểm DHCTH là phương pháp

tổ chức dạy học với phương tiện dạy học hiện đại đã được các nhà tâm lý học

và lý luận dạy học công nhận Vì theo quan điểm này DHCTH bao gồm cáccách thức làm việc của GV và HS, trong đó GV là người soạn thảo chươngtình, còn HS là người được điều và tự điều khiển bản thân để lĩnh hội kiếnthức dưới sự hỗ trợ của công nghệ dạy học (W Okon, 1971, trang 178)

Vào những năm 60 tiếp bước quan điểm và ý tưởng của Clauder vàSkinner, một số nhà lý luận dạy học Tây Âu và Đông Âu đã nghiên cứu vấn

đề này Chính trong thời gian đó DHCTH đã công phá mạnh mẽ vào lý luậndạy học và nó được đánh giá cao trong giới khoa học Điều này đã đẩy nhanh

sự phát triển của DHCTH trước hết là mặt lý luận Nhưng cũng có thời giandài phương pháp DHCTH không được áp dụng thậm trí còn bị bỏ quên Cóthể kể ra một vài nguyên nhân chính sau đây:

- Thứ nhất: Việc xây dựng các bài chương trình là việc mất nhiều côngsức và thực chất là do một vài nhóm thực hiện

- Thứ hai: Các máy dạy học (phương tiện dạy học) hỗ trợ một số bàigiảng ở giai đoạn này còn thử nghiệm

- Thứ ba: Phương tiện máy tính, một công cụ thực sự hữu dụng trongviệc xây dựng chương trình, không được phổ biến

Tuy nhiên đến những năm 80 của thế kỷ XX cùng với sự phát triển củakhoa học kỹ thuật, các trường từ đại học đến tiểu học ở Mỹ, Tây Âu và cácnước Đông Âu đã áp dụng DHCTH với sự hỗ trợ của máy tính điện tử, máydạy học và các phương tiện nghe nhìn khác

Trang 15

Trải qua một quá trình phát triển lâu dài về lý luận cũng như thực tiễndạy học Ngày nay PPDH này ngày càng được hoàn thiện Đứng trước nhữngtiến bộ về PPDH cũng như khoa học kỹ thuật thì nền giáo dục Việt Nam đã kếthừa và áp dụng phù hợp với tình hình giáo dục cũng như nền kinh tế đấtnước PPDH tích cực nói chung và phương pháp DHCTH nói riêng được đềcập ở Việt Nam vào những năm 70 của thế kỷ XX Lúc đó phương phápDHCTH được biết nhiều trên phương diện lý luận Nhưng vào những nămđầu của thế kỷ XXI được áp dụng khá phổ biến (về lý luận cũng như thựctiễn) ở một số cấp học Có rất nhiều nghiên cứu về PPDH này trong dạy họcnhư: DHCTH với sự hỗ trợ của phần mền Specket thông qua môn toán;DHCTH dưới sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft PowerPoint thông qua môntập đọc,…

Trang 16

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài

Như vậy, quá trình tự học là “một sự biến đổi bản thân mình, trở nên cóthêm giá trị, bằng nỗ lực của chính mình để chiếm lĩnh những giá trị mới lấy

từ bên ngoài”, là “một hành trình nội tại, được cắm mốc bởi kiến thức,phương pháp tư duy và sự thực hiện tự phê bình để tự hiểu bản thân mình”

Có thể nói tự học của bản thân mình là chìa khóa cho cánh cửa thành côngtrong mọi hoạt động của con người Một người muốn thành công trong cuộcsống thì điều quan trọng nhất là phải tự nhận biết được những giá trị của bảnthân (năng lực và thái độ, kĩ năng, kiến thức), xác định được những giá trị cầnthiết cho hoạt động của mình, biết cách chiếm lĩnh những giá trị đó, tức là biếtcách tự học

Một sự thực hiển nhiên là bất cứ một trường học nào cũng không cungcấp cho học sinh đủ tri thức để có thể sống và hoạt động suốt cuộc đời Đểthực hiện một hoạt động đạt hiệu quả, không phải lúc nào cũng chỉ có tái hiển

Trang 17

tri thức sẵn có, sử dụng những kĩ năng sẵn có, mà còn cần những tri thức mới,

kĩ năng mới, phẩm chất mới Điều này đòi hỏi HS phải chiếm lĩnh những nộidung mới đó, phải tiến hành hoạt động tự học

Quá trình sống và hoạt động của con người là quá trình con người dầndần bước lên những bậc thang mới của sự hiểu biết Bước đi này dễ hay khó,cao hay thấp phụ thuộc vào khả năng tự học của mỗi con người Khả năng này

có thể và cần được rèn luyện ngay khi ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.Muốn vậy, quá trình dạy học phải bao hàm cả dạy tự học, phải biến quá trìnhdạy học thành quá trình tự học, quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo

2.1.1.2 Vai trò của tự học với HS

Tự học là “tự động học tập” Tự học khi có thầy và cả khi không cóthầy bên cạnh (học với sách) Người học phải biết tự xác định mục, tự lập kếhoạch, tự đánh giá việc học tập của bản thân mình

Trước sự phát triển không ngừng của xã hội, một kỹ năng không thểthiếu của người lao động là kỹ năng tự học Chỉ có nỗ lực học tập và rènluyện không ngừng mới có thể giúp con người thích ứng được với thay đổinhanh chóng của xã hội Phương pháp dạy học tích cực coi trọng việc rènluyện phương pháp tự học cho HS như một mục tiêu dạy học Khi HS có thóiquen tự học các em sẽ chủ động tìm hiểu, khám phá những điều mình chưabiết trong cuộc sống bằng cách vận dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm củamình một cách linh hoạt trong tình huống thực tế Những gì các em phát hiện

ra trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu sẽ kích thích lòng ham học, khơi dậyhứng thú học tập của bản thân Như thế ngay cả khi không có sự hướng dẫn,

tổ chức của GV, HS cũng có thể tự phát hiện và tìm cách giải quyết vấn đềbằng năng lực của mình Vì vấy mà PPDH tích cực nhấn mạnh đến việc dạyphơng pháp học để có thể phát triển khả năng tự học của HS trong những tiếthọc có GV hướng dẫn và cả những lúc không có GV hướng dẫn

2.1.1.3 Mối quan hệ giữa dạy và tự học

Giữa dạy và tự học tồn tại mối quan hệ biện chứng thể hiện:

- Thầy dạy để trò tự học: thầy dạy nhằm mục tiêu giúp cho trò tự học,

Trang 18

biết tự học suốt đời, có năng lực tự học sáng tạo “Dạy và tự học” có mốiquan hệ về mục tiêu giáo dục.

- Thầy dạy và trò: Cũng như thầy thuốc là vì sức khỏe của người bệnh,

lí do tồn tại của thầy học vì việc học và tự học của người học Thành công củahọc sinh trong tự học là mục tiêu cuối cùng của nhà giáo: “Tất cả vì năng lực

tự học sáng tạo của học sinh thân yêu”!

- Thầy dạy cho trò tự học: thầy dạy thế nào cho trò biết cách tự học vàphát triển năng lực tự học; tác động dạy bên ngoài của thầy vật chất hóa hoạtđộng tự học bên trong của trò; Dạy và tự học có mối quan hệ về phương phápdạy và học, về ngoại lực và nội lực

- Thầy dạy thành trò tự học: Tức là “biến quá trình dạy thành quá trình

tự học”, “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” Dạy và tự học làmột quá trình thống nhất, đó là quá trình dạy - tự học

Trò tự học: năng lực tự học là nội lực phát triển của bản thân người học.Thầy dạy: tác động dạy của thầy là ngoại lực đối với sự phát triển bảnthân người học Môi trường xã hội như: cộng đồng lớp học, gia đình, xãhội, có tác dụng giáo dục người học cũng là ngoại lực Mối quan hệ giữadạy - tự học về bản chất là mối quan hệ giữa ngoại lực và nội lực

Hình 2.1: Mối quan hệ giữa dạy - tự học

Tù häcNéi lùc

Dạy (ngoại lực)

Dạy(ngoại lực)

Dạy(ngoại lực)

Dạy(ngoại lực)

Trang 19

Theo quy luật phát triển của sự vật, ngoại lực dù là quan trọng đến đâu,lợi hại đến mấy cũng chỉ là nhân tố hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện Nội lựcmới là nhân tố quyết định phát triển bản thân sự vật Sự phát triển đó đạt trình

độ cao nhất khi nội lực và ngoại lực cộng hưởng được với nhau

Áp dụng quy luật trên vào dạy - học vì sự phát triển của người học: Tácđộng “dạy” của thầy dù là quan trọng đến mấy vẫn là ngoại lực hỗ trợ tự học,

tự phát triển và trưởng thành Tác động của môi trường dù quan trọng đếnmức nào đi nữa thì vẫn là ngoại lực giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngườihọc Sự tự học hay năng lực tự học của trò dù là còn đang phát triển vẫn là nộilực quyết định sự phát triển bản thân người học Chất lượng giáo dục đạt trình

độ cao nhất khi tác động dạy của thầy - ngoại lực cộng hưởng với năng lực tựhọc của trò - nội lực Nói một cách khác là kết hợp quá trình dạy với quá trình

tự học làm cho dạy cộng hưởng với tự học tạo ra chất lượng và hiệu quả cao

2.1.1.4 Tự học với tài liệu

Học - cốt lõi là tự học trong đó hoạt động của HS có thể diễn ra dưới sựđiều khiển trực tiếp của GV hoặc không có sự điều khiển trực tiếp của GV.Tuy nhiên, ở khía cạnh hẹp ta có thể coi tự học không có sự điều khiển trựctiếp của GV Khi đó căn cứ theo phương tiện học tập thì có một số hình thức

tự học như: tự học với tài liệu, tự học qua tivi, tự học với sách điện tử, tự họcqua internet, trong đó tự học với tài liệu là hình thức phổ biến nhất

Từ xưa đến nay khi nói đến học tập là nói đến sách, tức là nói đến tàiliệu học Ngày nay sự phát triển của khoa học công nghệ đã dẫn tới sự ra đờicủa một loại sách mới không phải được làm từ giấy, mà đó là sách điện tử.Tuy nhiên phạm vi ứng dụng của nó còn hạn chế

HS tự học với tài liệu khi không có thầy cô có nhược điểm là khi ngườihọc không hiểu thì không có thầy bên cạnh để hỏi Hoạt động tự học diễn rađộc lập, không có sự sôi nổi sinh động, không có sự trao đổi, thảo luận vớibạn, với thầy như khi học “giáp mặt” với thầy Tuy nhiên không có phươngpháp nào là tuyệt đối, bên cạnh nhược điểm trên thì việc tự học với tài liệu có

Trang 20

những ưu điểm nổi trội như: không cần phải đến trường, lớp mà người học cóthể học ở mọi nơi, mọi lúc phù hợp với quỹ thời gian của bản thân Đặc biệthình thức tự học này sẽ phát huy cao độ tính độc lập của người học, phát triểnkhả năng tự học, năng lực làm việc độc lập với sách – đây là năng lực cầnthiết cho mọi người để có thể học tập suốt đời.

Tóm lại, trong hoạt động tự học của HS không thể thiếu hình thức tựhọc với tài liệu Để rèn luyện và phát triển khả năng tự học của HS thì quátrình dạy học cần đảm bảo điều kiện và thời gian tự học với tài liệu của HS.DHCTH sẽ là một biện pháp để đảm bảo các yêu cầu đó

2.1.1.5 Kĩ năng tự học

a Khái niệm kĩ năng tự học

Kĩ năng: là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận được trong mộtlĩnh vực nào đó vào thực tiễn

Kĩ năng tự học: là phương thức hành động trên cơ sở học và vận dụngnhững tri thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện có kết quả mục tiêu học tập đãđặt ra phù hợp với những điều kiện cho phép

Có 3 nhóm kĩ năng tự học cơ bản sau:

- Kĩ năng kế hoạch hóa hoạt động tự học: Nhóm này bao gồm các kĩnăng phân tích để xác định mục tiêu tự học, nội dung tự học, xác định thứ tựcác công việc cần làm, phân phối, sắp xếp thời gian cho từng công việc mộtcách hợp lý, phù hợp với điều kiện, phương tiện vật chất hiện có

- Kĩ năng tổ chức thực hiện kế hoạch: Nhóm này bao gồm những kĩnăng như kĩ năng đọc sách, kĩ năng ghi chép, kĩ năng giải các bài tập nhậnthức, kĩ năng thức hiện các thao tác trí tuệ (như hệ thống hóa, khái quát hóa,trừu tượng hóa, )

- Kĩ năng tự kiểm tra, tự đánh giá: Gồm những kĩ năng xây dựng các độchuẩn để tự kiểm tra, tự đánh giá, chọn cách thức thực hiện hành động tựkiểm tra, tự đánh giá, sử dụng các thao tác tự kiểm tra, tự đánh giá như sosánh, đối chiếu,

Trang 21

b Ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng tự học cho HS

Trong hoạt động tự học, kĩ năng tự học là yếu tố cần thiết giúp chongười học hoàn thành được nhiệm vụ học tập Hoạt động tự học là hoạt động

tự tìm tòi, khám phá để chiếm lĩnh tri thức Hoạt động tự học khi hướng vàomục đích nhất định sẽ bao gồm nhiều hành động liên tục, kế tiếp nhau Do đó,

để có thể tiến hành tự học thì người học phải biết xác định mục tiêu, biết phânbiệt những điều kiện, phương tiện đã có để có cách thức hành động phù hợp,nhằm đạt được mục tiêu học tập đã đề ra

Kĩ năng tự học được biểu hiện ở mặt kĩ thuật của hành động tự học vànăng lực tự học của mỗi cá nhân Hay nói cách khác, năng lực tự học đượcbiểu hiện ở kĩ năng tự học Để tự học có kết quả cao, HS phải có những kĩnăng, năng lực tự học tương ứng như: kĩ năng ghi chép bài, kĩ năng đọc sách,

kĩ năng tự nghiên cứu và hệ thống hóa bài học, Việc huy động các kĩ năng tựhọc để thức hiện các mục tiêu tương ứng là một trong những yếu tố rất quantrọng để giúp HS có động cơ tự học đúng đắn

Các kĩ năng tự học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung chonhau, có ý nghĩa quyết định đến kết quả tự học Bởi vậy, trong quá trình tựhọc, người học phải biết vận dụng, kết hợp các kĩ năng để tự điều khiển, tựtác động nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập đạt kết quả tối ưu

2.1.2 Phương pháp dạy học chương trình hóa

2.1.2.1 Khái niệm về phương pháp dạy học, phương pháp dạy học tích cực

a Khái niệm phương pháp dạy học

Việc lựa chọn và sử dụng PPDH là một vấn đề quan trọng trong quátrình DH và có tính quyết định đối với việc thực hiện mục tiêu DH.PPDH cónhiều quan niệm khác nhau như:

- Theo Iu.K.Babanxki, 1983 cho rằng: “PPDH là cách thức tương tácgiữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và pháttriển trong quá trình dạy học”

-Theo V.A.Têtiurep định nghĩa thì: “phương pháp như là cách thức làm

Trang 22

việc của GV và HS được dùng nhằm mục đích để cho HS nắm vững kiếnthức, kỹ năng và kỹ xảo”, ngoài ra tác giả còn chỉ ra rằng các phương phápdạy học có những chức năng rèn luyện thế giới quan cho học sinh, phát triểnnăng lực, hứng thú v.v…của các em.

-Theo Nguyễn Đức Thành thì: “PPDH là cách thức hoạt động của GV,tạo ra được cách thức hoạt động tương ứng của HS nhằm đạt được mục đíchDH” (2000)

- Trong khi đó tác giả Nguyễn Kỳ lại cho rằng: “PPDH là một hệ thốngtác động liên tục của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thựchành của học sinh để học sinh lĩnh hội vững chắc các thành phần của nội dunggiáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã định”

Tóm lại, có rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau về PPDH song dù đứng

ở góc độ nào đi nữa thì phương pháp dạy học có mục đích vũ trang cho họcsinh những tri thức vững chắc, dễ hiểu về những cơ sở của các khoa học,những kỹ năng vận dụng các tri thức đó trong thực tiễn và đồng thời giúp pháttriển toàn diện cho học sinh, rèn luyện cho các em tính tích cực và tính độclập, thế giới quan và hành vi cộng sản chủ nghĩa

b Phương pháp dạy học tích cực

* Khái niệm

PPDH tích cực giúp người học có phương pháp tự học và lòng hamhọc, kích thích, gợi mở cho người học tìm tòi, nghiên cứu sao cho giải quyếtđược những vấn đề đang đặt ra

Trong thực tiễn dạy và học hiện nay, vấn đề đổi mới có thể tiến hành ởnhiều khía cạnh như đổi mới chương trình dạy học, đổi mởi PTDH, PPDH

Đề cập đến đổi mới PPDH cụ thể là sử dụng PPDH tích cực nhằm “tích cựchóa hoạt động, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và năng lực tự học,

tự nghiên cứu của của học sinh”, như chỉ thị 15/1999/CT/GDĐT của Bộtrưởng bộ giáo dục và đào tạo chỉ rõ

PPDH tích cực là thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ

Trang 23

một nhóm các PPDH, giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,sáng tạo của người học PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tíchcực hóa hoạt động nhận thức của người học nhằm đào tạo con người năngđộng, góp phần phát triển cộng đồng Có thể xem tính tích cực như là mộtđiều kiện đồng thời là một kết quả của sự phát triển nhân cách trong quá trìnhgiáo dục Tính tích cực trong hoạt động học tập là tính tích cực nhận thức, đặctrưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trìnhchiếm lĩnh tri thức Tính tích cực nhận thức trong học tập liên quan đến động

cơ học tập, có thể mô tả sự liên hệ đó:

Hình 2.2: Sơ đồ tích cực hóa động cơ (Lý luận dạy học đại học – TS

Nguyễn Văn Cường, NXBHN năm 2005)

* Các đặc trưng cơ bản của hệ PPDH tích cực

- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh PPDH tích cực, người học là đối tượng của hoạt động “Dạy”, đồngthời là chủ thể của hoạt động “Học”- được cuốn hút vào các hoạt động học tập

do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình

Động cơ

Hứng thú

Trang 24

chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt.

HS được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếpquan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suynghĩ của mình từ đó nắm được kiến thức, kỹ năng mới Vừa nắm đượcphương pháp “làm ra” kiến thức, kỹ năng đố, không rập theo những khuônmẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo Như vậy GV khôngchỉ đơn giản truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động

- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

PPDH tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS chứkhông chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả DH mà còn là một mục tiêu DH.Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh vởi sự bùng nổ thông tin, khoa học,

kỹ thuật công nghệ phát triển như vũ bão thì không thể nhồi nhét vào đầu HSkhối lượng kiến thức ngày càng nhiều Phải quan tâm dạy cho HS phải tự họcngay từ bậc tiểu học và càng lên bậc học cao càng phải được chú trọng

Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học Nếu rènluyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự họcthì sẽ tạo cho HS lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người,kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội Vì vậy ngày nay người ta nhấnmạnh mặt hoạt động học tập trong quá trình DH, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến

từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngaytrong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự họctrong tiết học có sự hướng dẫn của GV

- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp học tập với hợp tác

Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh khôngđồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng PPDH tích cực buộc phải chấp nhận sựphân hóa về cường độ, tiến bộ hoàn thành nhiệm vụ học tập nhất là khi bàihọc được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập

Áp dụng PPDH tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hóa càng lớn,việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp

Trang 25

ứng yêu cầu cá thể hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi HS.Tuy nhiên, trong học tập không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đều đượchình thành bằng những hành động độc lập cá nhân Lớp học là môi trườnggiao tiếp thầy- trò, trò- trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trêncon đường chiếm lĩnh nôi dung học tập Thông qua thảo luận nhóm, tranhluận của tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua

đó người học nâng mình lên một trình độ mới Bài học vận dụng được vốnhiểu biết và kinh nghiệm sống của người thầy Học tập hợp tác làm tăng hiệuqua học tập

- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò là đặc trưng khôngthể thiếu trong PPDH tích cực

Trong quá trình tự học, tự nghiên cứu, người học tự mình tìm ra kiếnthức, tạo ra sản phẩm học ban đầu có thể là chưa chính xác, chưa khoa học.Sau khi trao đổi hợp tác với các bạn, người học đã tự điều chỉnh sản phẩmban đầu của mình cho khách quan hơn Với sự kết luận cuối cùng của thầy,sản phẩm đó mới được diễn đạt một cách thực sự khách quan, khoa học Căn

cứ vào kết luận của thầy, người học tự kiểm tra, đánh giá lại các sản phẩmban đầu của mình, tự sửa chữa những sai sót, tự rút kinh nghiệm về cách học,cách xử lý tình huống, cách giải quyết vấn đề của mình, và tự điều chỉnh, tựhoàn thiện thành một sản phẩm tiến bộ hơn sản phẩm ban đầu

Người học có sai sót đó là điều tất nhiên, song biết nhận ra sai sót củamình và tự mình biết cách sửa sai, đó là người biết tự học, biết cách học cầnđược thầy đánh giá tốt

*Ý nghĩa của PPDH tích cực

Theo Trần Bá Hoành (2001), PPDH tích cực có ý nghĩa như sau:

- PPDH tích cực tạo cơ hội cho người học phát triển được trí tuệ, tưduy, óc thông minh của mình Chính phương pháp này đã khơi gợi, kíchthích, đòi hỏi người học suy nghĩ, tìm tòi và phát huy đến mức cao nhất, moimóc trong con người mình, thậm chí trong tiềm thức của mình cái gì đó có thể

Trang 26

giải quyết được vấn đề đặt ra Như vậy PPDH tích cực giúp cho người họcnhận thức được mình, phát hiện ra những sở trường, những khả năng tiềm ẩntrong bản thân mỗi người.

- PPDH tích cực còn tạo cơ hội để phát huy trí tuệ tập thể một cáchrộng lớn, sâu xa, có thể nói là vô cùng Vì nó giúp cho người học đào sâu suynghĩ, phát huy khả năng của học sinh và hợp tác với bạn để giải quyết tốt vấn

đề, các tình huống học

- PPDH tích cực bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học Đó là cáiquý nhất

2.1.2.2 Phương pháp dạy học chương trình hóa

a Khái niệm dạy học chương trình hóa

Dạy học chương trình hóa – đó là một hình thức được điều khiển và cókiểm tra đặc biệt công tác tự lập của học sinh với một tài liệu giáo khoa đượcbiên soạn riêng và có sử dụng những phương tiện dạy học mới là các sáchgiáo khoa chương trình hóa và (hay là) các máy dạy học (Những cơ sở của lýluận dạy học, nhà xuất bản giáo dục, 1971)

b Bản chất của dạy học chương trình hóa

DHCTH là một trong những kiểu dạy mới, tiến hành theo một chươngtrình dạy học được cài sẵn từ trước, nhờ sử dụng cuốn SGK chương trình hóahoặc máy dạy học Trong dạy học chương trình hóa tài liệu được phân nhỏ rathành từng phần, hoạt động của người học cũng được chia ra từng bước họctập đều được kiểm tra Việc chuyển sang giai đoạn học tiếp theo phụ thuộcvào chất lượng lĩnh hội của giai đoạn trước Vì vậy cần phải xác định cẩn thậntính chất và khối lượng của thông báo khoa học mà học sinh cần lĩnh hội;nghiên cứu cấu trúc lôgic của thông báo đó và vạch rõ trình tự làm việc của

HS Khi đó cần phải phân nhỏ quá trình học tập thành ra những phần độc lậpkhông lớn quá - tức là thành những “đoạn”, những “bước”, vạch ra nhữngcách thức và tiến hành làm việc đối với những phần đó, chú ý đến cả việc HSthu nhận kiến thức mới cũng như việc suy nghĩ và củng cố kiến thức, việc

Trang 27

luyện tập áp dụng và việc tự kiểm tra Cuối cùng cần đảm bảo việc GV thuđược thông báo ngược lại về chất lượng của sự lĩnh hội kiến thức, hoặc kỹnăng của HS (kiểm tra).

Trong DHCTH nhiều chức năng dạy học đã được trao cho một chươngtrình dạy chẳng hạn như: nêu vấn đề, truyền thụ kiến thức, củng cố, ôn tập,kiểm tra,…Những chức năng này đều ghi thành những ý, những câu hỏi,những lời giải thích và được sắp xếp trong chương trình dạy GV không canthiệp trực tiếp vào hoạt động học tập của HS mà chính HS tự lực làm việctheo sự hướng dẫn của chương trình dạy đó

Như vậy trong phương pháp DHCTH, GV là người xây dựng chươngtrình học, HS là người tự lực tương tác với kiến thức theo chương trình do

GV biên soạn và phương tiện dạy học là SGK, tài liệu tham khảo, máy tính

c Đặc điểm của dạy học chương trình hóa

Như chúng ta đã biết việc nghiên cứu một khối lượng thông tin học tậpgồm 3 quá trình cơ bản sau: Đưa thông tin đến học sinh; học sinh tự suy nghĩ,

tự ôn tập, tìm hiểu, ghi nhớ; kiểm tra khối lượng thông tin đó Tất cả các quátrình đó đều do GV điều khiển Quá trình đưa thông tin đến cho học sinh đãđược nghiên cứu khá kĩ ở tất cả các loại trường và DHCTH cũng tuân theoquy trình này Nhưng ở hầu hết quá trình đưa thông tin như trên, việc rènluyện khả năng tự học cho HS lại chưa được chú ý nhiều DHCTH đã giảiquyết được nhược điểm này và việc sử dụng bài dạy theo PPDH CTH có thểđược thực hiện theo sơ đồ sau:

Trang 28

Hình 2.3: Sử dụng bài dạy theo PPDH CTH

Nhờ sự chia nhỏ tài liệu học tập thành những mục thông tin, GV có khảnăng tổ chức bài học theo hướng rèn khả năng tự học cho HS Chương trìnhcủa bài học nêu ra những câu hỏi kiểm tra cho từng mục thông tin đó Nếu HSchưa lĩnh hội được kiến thức thông tin trước thì sẽ không được chuyển quanội dung phần sau Chương trình phải đặt ra những câu hỏi phụ để phát triển ýcủa câu hỏi chính Nếu HS vẫn đưa ra đáp án sai ở các câu hỏi bổ sung thì sẽđược cung cấp thông tin, kiến thức cần thiết để lĩnh hội được nội dung đó, thểhiện thông qua sơ đồ cấu trúc sau:

Trang 29

Hình 2.4: Sơ đồ cấu trúc nội dung bài học CTH

Như vậy với hình thức này, HS sẽ phải hoàn toàn tự lực làm việc.Trong quá trình làm việc cá thể như thế việc học tập nhanh hay chậm là hoàntoàn lệ thuộc vào năng lực lĩnh hội, tư duy kiến thức của mỗi HS Một chươngtrình như thế chính là hành động cho HS trong quá trình tự học và như vậy là

S

Thông báo kiến thức 1

Câu hỏi bổ sung 2

Thông báo kiến thức 2

Câu hỏi bổ sung 2

Câu hỏi bổ sung 2

Câu hỏi bổ sung 2

Câu hỏi bổ sung 1

Câu hỏi bổ sung 1

Câu hỏi bổ sung 1

Thông báo kiến thức 3

Thông báo kiến thức n

Trang 30

đã xây dựng được những cơ sở để tổ chức tự học DHCTH luôn cần hệ thốngcác câu hỏi chính và câu hỏi bổ sung.

- Đặc điểm câu hỏi chính: Căn bản nhưng mang tính chất khái quát cao,đòi hỏi HS phải vận dụng kiến thức một cách sáng tạo, tư duy logic để trả lời

- Các câu hỏi bổ sung: Mang tính chất đơn giản hơn câu hỏi chính, làcâu hỏi gợi ý để tìm ra đáp án đúng cho câu trả lời trước nó

- Câu hỏi bổ sung nhưng chỉ đến câu thứ 2 vì tránh đươc sự phức tạphóa vấn đề cần hỏi, hay làm cho yêu cầu của câu hỏi chính bị lan man, gâynản chí với HS Tóm lại DHCTH có các đặc điểm sau :

+ Điều khiển chặt chẽ hoạt động học tập trên từng đơn vị dạy học nhỏ+ Tính độc lập cao của hoạt động học tập

+ Bảo đảm thường xuyên các mối liên hệ ngược

+ Cá biệt hóa việc dạy học

Cũng giống như bất cứ một PPDH nào khác, DHCTH cũng có những

ưu và nhược điểm của nó

Trang 31

d Các quy tắc của DH CTH

* Sự khái quát hóa: Một số chức năng của hoạt động dạy học được giao cho

chương trình đảm nhiệm, không có sự can thiệp trực tiếp với ý định chủ quancủa GV Tài liệu được phân tích tỉ mỉ và sắp xếp nó theo một trình tự hợp lý,các thao tác dạy học được cài đặt sẵn trong máy dạy học

* Sự điều khiển: Quá trình lĩnh hội của GV diễn ra theo đúng algôrit (trật tự

sắp xếp hợp lý, nghiêm ngặt, đơn vị) được ghi trong chương trình dạy và do

GV điều khiển

* Sự cá thể hóa việc dạy học: Chương trình dạy học được biên soạn sao cho

phù hợp với trình độ nhận thức của từng loại HS và với cả nhịp điệu học(nhanh, chậm) của từng HS

Như vậy, DHCTH góp phần tổ chức công tác tự lập của học sinh nhờđảm bảo khâu tự kiểm tra về sự lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo, pháthiện được những sai lầm và chỗ hổng và cách khắc phục chúng, cung cấp tàiliệu để củng cố Thực chất của việc củng cố này là ở chỗ sau khi HS trả lờicác câu hỏi, sau khi họ hoàn thành các bài luyện tập, giải bài toán thì họ nhậnđược những bài làm mới mà việc hoàn thành chúng sẽ khắc phục được nhữngsai lầm và tạo cảm giác hài lòng về những hành động đúng DHCTH cho phép

cá thể hóa sự học tập của HS về mặt nhịp điệu và khả năng hoàn thành nhữngbài làm có mức độ khó tăng dần

e Phương tiện của dạy học chương trình hóa

Vấn đề trang bị cho nhà trường những phương tiện kỹ thuật dạy học sở

dĩ có tính chất thời sự bởi vì trong đời sống xã hội khối lượng những kiến thứccần thiết trong bất cứ lĩnh vực nào cũng ngày càng tăng, nhưng thời gian đểdạy kiến thức đó lại có hạn Tình hình đó đòi hỏi phải tăng nhanh nhịp điệu dạyhọc, vũ trang cho HS những kỹ năng và thói quen làm việc độc lập hiệu quả đểtiếp tục tự học được một cách có kết quả Chính những phương tiện của dạyhọc chương trình hóa ra đời nhằm phục vụ nhiệm vụ đó Có việc dạy họcchương trình hóa dùng máy và việc dạy học chương trình hóa không dùng máy

Trang 32

Phương tiện DHCTH không dùng máy về cơ bản được thực hiện nhờnhững SGK chương trình hóa được soạn thảo một cách đặc biệt Người ta đề

ra những bài toán, những câu hỏi và tài liệu khác để luyện tập và áp dụng cáckiến thức vào công tác thực hành; người ta sẽ ghi những câu trả lời –“chìakhóa” để giúp HS có thể tự kiểm tra xem mình hành động có đúng hay không.Nếu HS không hoàn thành được bài làm hoặc mắc sai lầm thì sách giáo khoa

sẽ chỉ cho họ con đường cần tiến hành công việc, bắt đầu từ chỗ vừa sức với

họ Tài liệu trong sách này được phân phối thành những đoạn không dài lắm,dựa trên việc tính toán để cho học sinh hoàn thành được khối lượng công việc

và có thể tự kiểm tra được một cách kịp thời, đồng thời các bài sẽ dần dầnđược phức tạp lên

Bên cạnh đó, có nhiều máy có cấu tạo khác nhau dùng cho các mục đích

sư phạm khác nhau Khó có thể phân loại chúng một cách chi tiết, những rõ nétnhất thì có thể xác định 3 loại máy day học: 1) máy cung cấp thông báo vàkiểm tra sự lĩnh hội thông báo đó, như: máy đọc những bản viết trên 1 tờ giấy,máy dịch được một ngoại ngữ, máy thông báo những công thức, ;2) máy

“luyện tập”(tương tự như máy phụ đạo) có loại dùng để ra và kiểm tra cả bàitập đơn giản Máy “phụ đạo” báo cho biết những sai lầm mà HS mắc phải khilàm các bài tập đó, nó giúp HS nắm được những hành động đúng và sau đóchuyển sang bước tiếp theo của việc dạy học; 3) máy “sát hạch” dùng để kiểmtra sự lĩnh hội Ngoài ra, hiện nay phổ biến nhất chính là máy vi tính (có thể kếthợp 3 chức năng trên), trên màn hình xuất hiện những câu hỏi và các phương

án trả lời Lựa chọn phương án đúng lập tức chương trình cho phép HS chuyểnsang nội dung tiếp theo Lựa chọn phương án sai sẽ xuất hiện câu hỏi phụ, bắtbuộc phải trả lời câu hỏi này HS mới được chuyển sang nội dung mới

Như vậy có thể phân biệt tiện ích và hạn chế của hai hình thức này quabảng sau:

Trang 33

Bảng 2.1: Bảng so sánh DH CTH với các hình thức bà học trên sách và

bài học trên máy

Tiêu chí Bài học trên sách Bài học trên máy

Kỹ năng

sử dụng

Sử dụng phức tạp, phụthuộc hoàn toàn vào sự tuânthủ nguyên tắc học tập củangười học

Sử dụng đơn giản, không phụ thuộcvào ý chí chấp hành nguyên tắc họctập của người học hay không

Tính chất Thông tin nhiều thì

2.1.2.3 Cách thể hiện nội dung bài học trong dạy học chương trình hóa

Trong việc DHCTH tài liệu của chương trình được đề ra nhằm vào HS,

nó vạch ra trước lôgic của công việc cho HS, nó được sắp xếp sao cho HStuần tự từng bước theo một trình tự lôgic xác định thu nhận được lượng thôngtin cần thiết, thực hiện được việc tự kiểm tra sự lĩnh hội kiến thức đó, và đểthể hiện nội dung bài học CTH có nhiều cách khác nhau: Dưới dạng bài tập,các câu lệnh, các diễn giải cho thấy lôgic của các bước hoặc sử dụng hệ thốngcâu hỏi trắc nghiệm khách quan,… Chúng tôi đã lựa chọn hình thức thể hiệnbài học CTH bằng câu hỏi TNKQ với những lí do chính sau:

- Học sinh có thể ôn tập, lĩnh hội kiến thức trong thời gian ngắn

- Có khả năng thể hiện nội dung bài học đa dạng

- Là hình thức đang có hướng được sử dụng rộng rãi trong các kì thi

- Thuận lợi cho việc đánh giá kết quả

a.Bản chất loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Trang 34

TNKQ là một trong những công cụ đo lường tâm lý, đo lường giáo dụcnhằm đánh giá kết quả học tập Tuy không phải là công cụ đo lường duy nhấtsong TNKQ ngày càng tỏ rõ hiệu năng và trở nên đắc dụng trên thế giới.TNKQ gồm có 7 loại câu hỏi:

1 Câu điền khuyết (Fill in the Bank)

2 Câu “đúng – sai” hoặc “có – không” (True / False)

3 Câu hỏi nhiều lựa chọn (Multiple choice)

4 Câu hỏi ghép đôi (Matching)

5 Câu trả lời ngắn (Short Answer)

6 Câu hỏi tìm vị trí ( Hot Spot )

7 Loại câu sắp xếp ( Ranking )

b Sử dụng câu hỏi TNKQ – MCQ trong DHCTH

TNKQ cho phép trong một thời gian ngắn có thể tiến hành bài giảngmột cách thuận tiện, đi vào những khía cạnh khác nhau của một kiến thức.Phạm vi kiến thức của một bài là khá rộng nên nếu dạy theo cách cổ truyềnchỉ nêu được vài ba câu hỏi trong một thời gian thích hợp thì với việc dùngcâu hỏi TNKQ có thể nêu số lượng câu hỏi nhiều gấp 5 đến 6 lần

Loại câu hỏi nhiều lựa chọn (MCQ) là một dạng câu hỏi đặt ra cho họcsinh trả lời bằng cách lựa chọn 1 trong nhiều giải pháp cho trước Câu trả lờiđúng hay sai sẽ được người ra đề đánh giá một cách độc lập

Loại câu hỏi MCQ bao gồm một phần phát biểu chính (còn gọi là câudẫn) và có từ 4 đến 5 phương án trả lời để HS lựa chọn phương án trả lờiđúng nhất, hợp lý nhất Ngoài ra, các phương án gây “nhiễu” phải có vẻ hợp

Trang 35

nhớ, vận dụng, hiểu, suy diễn, tổng quát hóa… rất hữu hiệu.

- Giúp HS rèn luyện khả năng nhớ, tư duy sâu, xử lý thông tin nhanhnhẹn… tự kiểm tra, đánh giá kiến thức và kỹ năng bản thân

- Phù hợp với xu thế áp dụng hình thức sử dụng câu hỏi TNKQ trongthi cử hiện nay

- Không tạo ra những tình huống ngoài dự kiến của đáp án như câuđiền khuyết

- Nếu soạn đúng kỹ thuật sẽ tạo ra độ phân cách khá lớn với các đốitượng HS khi hoàn thành bài tập

c Các bước cơ bản để xây dựng câu hỏi MCQ

* Xác định mục đích, yêu cầu

- Xác định xem câu hỏi xây dựng ra dùng để làm gì? Đo đạc gì? Đánhgiá ai? Đánh giá phần nào của môn học, đánh giá từng phần hay toàn bộchương trình?

- Lập kế hoạch, xây dựng kế hoạch và thử nghiệm, kiểm định giá trị câuhỏi Mục đích xây dựng kế hoạch cho nội dung cần trắc nghiệm là đạt đượcmức độ cao nhất về mặt nội dung tức là phải đo được cái cần đo Số lượngcâu hỏi phải tương xứng thời lượng phân bố cho từng nội dung

- Câu hỏi cần đo đúng mức độ mà nó phải đo như: nhớ, hiểu, vận dụng,phân tích, đánh giá,…Phải phân tích kĩ lưỡng toàn bộ chương trình, tìm ra cácmục tiêu cụ thể cần đạt được trong giảng dạy và học tập Sau đó xác định tầmquan trọng của từng nội dung, thời gian phân bố nội dung đó, định ra cácthông số cụ thể theo thứ tự từ nội dung tổng quát đến nội dung chi tiết

* Thiết kế dàn bài trắc nghiệm theo PPDH CTH

Thiết kế dàn bài trắc nghiệm là dự kiến phân bố hợp lý các phần tử củabài trắc nghiệm cao cho nó có thể đo lường chính xác các kiến thức, kỹ năng

mà ta muốn đo lường Để làm công việc này một cách hữu hiệu GV cần phảiđưa ra một số quyết định trước khi đặt bút viết câu hỏi trắc nghiệm

- Cần phải khảo sát gì ở HS?

Trang 36

- Đặt tầm quan trọng vào những phần nào của môn học và mục tiêu nào?

- Cần phải trình bày các câu hỏi dưới hình thức nào cho có hiệu quả nhất?

- Mức độ khó hay dễ của bài học

d Quy tắc xây dựng câu hỏi theo dạng MCQ

* Số phương án lựa chọn

Thông thường là từ 4 đến 5 Câu hỏi trắc nghiệm có số phương án lựachọn càng nhiều thì tỉ lệ làm đúng theo kiểu may rủi sàng ít.Tuy nhiên nếuquá nhiều lựa chọn (>5) thì câu trắc nghiệm sẽ trở nên rườm rà, khó nhớ, khóđối chiếu các lựa chọn với nhau Điều này gây khó khăn cho HS trong quátrình cân nhắc để chọn lựa

* Đáp án đúng

Được đặt ở vị trí hoàn toàn ngẫu nhiên Các lựa chọn còn lại có vẻ nhưđúng mà kì thực là chưa chính xác, được gọi là “phương án nhiễu” hay “mồinhử”

* Mồi nhử (phương án nhiễu)

Phải có sức hấp dẫn ngang nhau Nghĩa là thoạt nhìn nó có vẻ như đúng

và những HS chưa hiểu bài hoặc chưa học bài kĩ sẽ bị đánh lừa

Muốn như vậy phải chọn mồi nhử từ những sai lầm khách quan của HSchứ không phải những sai lầm do GV nghĩ ra

* Vị trí câu đáp án đúng

Vị trí câu đáp án đúng phải được xác định một cách hoàn toàn ngẫunhiên Có thể sử dụng phần mềm trộn câu hỏi hoặc dùng con xúc xắc hoặc ghicác mẫu a, b, c, d,…lần lượt trên những mẩu giấy bằng nhau và giống nhautrộn lên bốc trúng mẫu nào thì đặt đáp án ở mẫu tự ấy Cứ lần lượt làm chotừng câu

* Các lựa chọn phải ngắn gọn và đồng nhất về cấu trúc ngữ pháp

Tránh dùng những từ có ý nghĩa tuyệt đối như “Chắc chắn rằng”, “Mọingười đều”, “Nhất thiết phải”, “Tất cả”, “Không một ai”, “Không bao giờ”,…thường là những câu sai “Thường thường”, “Đôi khi”, “Một số người”,…bộc

lộ một sự dễ dàng đặt ở những câu đúng, HS có nhiều kinh nghiệm về từ ngữ

Trang 37

có thể trả lời được chính xác mà không cần hiểu bài.

Tránh vô tình tiết lộ đáp án đúng bằng cách để cho câu đáp án đúng có

độ dài dài hơn mồi nhử

* Mỗi câu MCQ có một đáp án đúng và chỉ có một mà thôi

Tránh những câu trắc nghiệm có hơn 1 đáp án đúng hoặc không có đáp

án đúng nào cả

Ví dụ: tránh câu có đáp án không rõ ràng:

Qui mô kinh doanh hộ gia đình nhỏ có ưu điểm:

a Dễ phân công và quản lí lao động

b Dễ chỉ đạo và quản lí lao động

c Dễ quản lí và tổ chức lao động

d Dễ phân công và tổ chức lao động

2.1.3 Phần mền lectora

2.1.3.1 Dạy học với sự hỗ trợ của máy tính

Vào những năm đầu của thế kỉ XXI cùng với sự phát triển như vũ bãocủa công nghệ thông tin nên việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học tốthơn Sự phát triển mạnh mẽ đó đòi hỏi phải có những phần mềm dạy học tốthơn và hiệu quả hơn

Hiện nay có nhiều phần mềm dạy học khác nhau như: phần mềmPowerPoint, phần mềm Flash, phần mềm Frontpage, phần mềm Violet, phầnmềm Lectora, nhưng mỗi phần mềm đều có ưu và nhược điểm của nó, biếtkhai thác tốt sẽ tạo ra việc dạy học thông minh Dạy học thông minh được sựtrợ giúp của máy tính thường tập trung theo 3 yêu cầu cơ bản sau:

+ Xây dựng phần mềm hỗ trợ dạy học như phần mềm làm việc với nộidung mới; phần mềm ôn tập; phần mềm kiểm tra đánh giá

+ Thiết lập chương trình giảng dạy đối với các bài học lập trình

+ Chuyển những chương trình dạy học đã được thiết kế thành nhữngphần mềm

Ở nước ta việc sử dụng những ứng dụng tiến bộ của công nghệ thông

Trang 38

tin luôn luôn được đề cao và phổ biến rộng rãi trong toàn quốc ở các cấp, cácngành khác nhau Với tính chất ứng dụng rộng rãi và mang lại kết quả nhưvậy thì việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học là vô cùng quan trọng,

có ý nghĩa hàng đầu để thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ của dạy học.Thời gian gần đây ở nước ta có khá nhiều phần mềm cài đặt với giao diệnđẹp, dễ sử dụng, nhiều tính năng giúp ích rất nhiều trong việc giảng dạy vàhọc tập

Ngoài ra, việc sử dụng máy vi tính như một công cụ dạy học vì:

Thứ nhất: Kĩ thuật đồ họa được nâng cao tạo điều kiện mô phỏng cácquá trình, hiện tượng tự nhiên và xã hội mà các phương tiện khác không thểhiện được Việc mô phỏng các thí nghiệm có thể tránh phải thực hiện các thìnghiệm nguy hiểm, những thí nghiệm vượt quá không gian và thời gian

Thứ hai: Công nghệ Multimedia kết hợp với những hình ảnh đèn chiếu,băng video, camera, với âm thanh, văn bản, biểu đồ, được trình bày quamáy tính theo một chương trình đã định sẵn giúp cho người học đạt hiệu quảtối đa trong quá trình học tập

Thứ ba: Phát triển những phần mềm chuyên dụng được ứng dụng vàonhiều ngành khác nhau như: phần mềm xử lí văn bản (Window), phần mềmquản trị dữ liệu (Access), phần mềm hỗ trợ tính toán (Excel), phần mềm trìnhdiễn (PowerPoint),

Đặc biệt đối với DHCTH thì máy tính là công cụ đắc lực phải sử dụng

để trợ giúp cho GV trong quá trình giảng dạy Có thể nói phương pháp vàphương tiện là song song Nếu không sử dụng máy tính thì phương pháp DHCTH sẽ không có hiệu quả

2.1.4.3 Khả năng của phần mềm Lectora

Phần mềm Lectora của Trivantis phù hợp trong hỗ trợ tổ chức DHCTH Lectora cho phép nhập một lượng lớn thông tin đa dạng bao gồm cảkênh chữ, kênh hình, kêng tiếng, tạo tài liệu hỗ trợ E – learning, tạo E –book, thiết kế các bài trình bày Tất cả các dạng tài liệu trên đều hỗ trợ khả

Trang 39

năng thiết lập được các bài kiểm tra Đặc biệt khả năng tạo liên kết giữa các ýtrả lời, cho phép đặt tỉ trọng điểm của mỗi loại câu hỏi, đặt giờ cho bài kiểmtra là những đặc điểm phù hợp cho xây dựng bài học CTH và cũng là tínhnăng hiếm có ở phần mềm khác.

a Màn hình của Lectora (Hình 5)

Màn hình của Lectora cũng tương tự như các màn hình của chươngtrình ứng dụng khác Nó gồm các thanh menu và các thanh công cụ Thanhmenu của Lectora có 9 nhóm, mỗi nhóm hiển thị một danh sách các lệnh cóliên quan Giống như menu, các thanh công cụ cũng chứa các lệnh có liênquan giúp bạn dễ dàng thực hiện các thao tác như lập trình, chèn phim, chèntranh ảnh, âm thanh, thay đổi kiểu mẫu nền, vẽ, phông chữ,

H×nh2 5: Mµn h×nh Lectora

b Tạo câu hỏi cho bài học (Hình 6)

Để tạo câu hỏi cho bài học có thể là như sau:

Click chuột vào nút Add Question trên thanh Standard Hộp thoạiQuestion Properties sẽ xuất hiện Chọn loại câu hỏi MCQ trong mục Type vàchọn tỷ trọng điểm của câu hỏi trong mục Question Weight Chọn Next đểnhập nội dung câu hỏi

Trang 40

Hình 2 6: Màn hình tạo câu hỏi

Sau đó xuất hiện hộp thoại Question (Hình 7) Trong ô Question có thểnhập nội dung câu hỏi:

Hình 2.7: Màn hình nhập nội dung câu hỏi

Sau đó click nút next, xuất hiện hộp thoại Choices Trong ô Number ofchoices nhập số phương án lựa chọn cho câu hỏi:

Ngày đăng: 10/04/2013, 14:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2003), Lý luận dạy học sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học sinh học
Tác giả: Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
2. Bộ chính trị - Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 – BCH TW khóa VIII, NXB chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 – BCH TW khóa VIII
Tác giả: Bộ chính trị - Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1993), Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam khóa VII về giáo dục và đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 1993
5. Phạm Văn Đồng (1973), Nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục phổ thông và trình độ mọi mặt của đội ngũ GV, Nghiên cứu giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục phổ thông và trình độ mọi mặt của đội ngũ GV
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Năm: 1973
6. TS. Trần Văn Đức – Ths. Lương Xuân Chính (2006), Giáo trình kinh tế học vi mô, NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế học vi mô
Tác giả: TS. Trần Văn Đức – Ths. Lương Xuân Chính
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2006
7. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học chương trình hóa và sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học chương trình hóa và sách giáo khoa
Tác giả: Trần Bá Hoành
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2006
8. Ths Nguyễn Văn Hiền và CN Hoàng Thị Ngọc Hà (2005), Sử dụng phần mền Lectora thiết kế một số bài học sinh học theo phương pháp dạy học chương trình hóa, Khóa luận tốt nghiệp khoa Sinh – KTNN, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng phần mền Lectora thiết kế một số bài học sinh học theo phương pháp dạy học chương trình hóa
Tác giả: Ths Nguyễn Văn Hiền và CN Hoàng Thị Ngọc Hà
Năm: 2005
10. Nguyễn Kỳ (1995), PP Giáo dục tích cực, lấy người học làm trung tâm, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: PP Giáo dục tích cực, lấy người học làm trung tâm
Tác giả: Nguyễn Kỳ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1995
12. Vũ Văn Tảo, Trần Văn Hà (1996), Dạy học giải quyết vấn đề - một hướng đổi mới trong công tác giáo dục đào tạo và rèn luyện, Trường cán bộ quản lý Giáo dục và đào tạo TW1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học giải quyết vấn đề - một hướng đổi mới trong công tác giáo dục đào tạo và rèn luyện
Tác giả: Vũ Văn Tảo, Trần Văn Hà
Năm: 1996
14. Tạ Thị Thảo (2006): “Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học phấn II “Sinh học tế bào”-Sinh học 10 THPT”, Luận văn thạc sỹ Khoa học giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học phấn II “Sinh học tế bào”-Sinh học 10 THPT
Tác giả: Tạ Thị Thảo
Năm: 2006
15. Nguyễn Tất Thắng (2007), Phương pháp dạy học KTNN – CN10 ở trường THPT, khoa Sư Phạm và Ngoại Ngữ, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học KTNN – CN10 ở trường THPT
Tác giả: Nguyễn Tất Thắng
Năm: 2007
16. Nguyễn Thị Ngọc Thuý (2004), Bài giảng Giáo dục học đại cương, khoa Sư Phạm và Ngoại Ngữ, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội 17. Nguyễn Cảnh Toàn, Tuyển tập tác phẩm: tự giáo dục, tự học, tự nghiêncứu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Giáo dục học đại cương", khoa Sư Phạm và Ngoại Ngữ, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội17. Nguyễn Cảnh Toàn, Tuyển tập tác phẩm": tự giáo dục, tự học, tự nghiên
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Thuý
Năm: 2004
18. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Nguyễn Kỳ - Vũ Văn Tảo - Bùi Tường, Quá trình dạy - tự học, NXB giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình dạy - tự học
Tác giả: Nguyễn Cảnh Toàn
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 1997
19. Nguyễn Công Ước (2006), Bài giảng đại cương về phương pháp dạy học KTNN ở trường THPT, khoa Sư Phạm và Ngoại Ngữ, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng đại cương về phương pháp dạy học KTNN ở trường THPT
Tác giả: Nguyễn Công Ước
Năm: 2006
4. Phan Huy Bính, Nguyễn Thế Trường dịch (1971), Những cơ sở của lý luận dạy học, NXB giáo dục, Hà Nội Khác
11. Nguyễn Thị Mai Lan (2006): Tài liệu xây dựng và triển khai đào tạo trực tuyến - hướng dẫn sử dụng Lectora. Bộ GD & ĐT, Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Mối quan hệ giữa dạ y- tự học - SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ  BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
Hình 2.1 Mối quan hệ giữa dạ y- tự học (Trang 19)
Hình 2.1: Mối quan hệ giữa dạy - tự học - SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ  BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
Hình 2.1 Mối quan hệ giữa dạy - tự học (Trang 19)
Hình 2.2: Sơ đồ tích cực hóa động cơ (Lý luận dạy học đại học – TS Nguyễn Văn Cường, NXBHN năm 2005) - SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ  BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
Hình 2.2 Sơ đồ tích cực hóa động cơ (Lý luận dạy học đại học – TS Nguyễn Văn Cường, NXBHN năm 2005) (Trang 24)
Hình 2.2: Sơ đồ tích cực hóa động cơ (Lý luận dạy học đại học – TS Nguyễn  Văn Cường, NXBHN năm 2005) - SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ  BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
Hình 2.2 Sơ đồ tích cực hóa động cơ (Lý luận dạy học đại học – TS Nguyễn Văn Cường, NXBHN năm 2005) (Trang 24)
Hình 2.3: Sử dụng bài dạy theo PPDHCTH - SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ  BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
Hình 2.3 Sử dụng bài dạy theo PPDHCTH (Trang 29)
Hình 2.3: Sử dụng bài dạy theo PPDH CTH - SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ  BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
Hình 2.3 Sử dụng bài dạy theo PPDH CTH (Trang 29)
Hình 2.4: Sơ đồ cấu trúc nội dung bài học CTH - SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ  BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
Hình 2.4 Sơ đồ cấu trúc nội dung bài học CTH (Trang 30)
Hình 2.4: Sơ đồ cấu trúc nội dung bài học CTH - SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ  BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
Hình 2.4 Sơ đồ cấu trúc nội dung bài học CTH (Trang 30)
Bảng 2.1: Bảng so sánh DHCTH với các hình thức bà học trên sách và bài học trên máy - SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ  BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
Bảng 2.1 Bảng so sánh DHCTH với các hình thức bà học trên sách và bài học trên máy (Trang 34)
Bảng 2.1:  Bảng so sánh DH CTH với các hình thức bà học trên sách  và  bài học trên máy - SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ  BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
Bảng 2.1 Bảng so sánh DH CTH với các hình thức bà học trên sách và bài học trên máy (Trang 34)
a. Màn hình của Lectora (Hình 5) - SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ  BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
a. Màn hình của Lectora (Hình 5) (Trang 40)
Hình2. 6: Màn hình tạo câu hỏi - SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ  BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
Hình 2. 6: Màn hình tạo câu hỏi (Trang 41)
Sau đó xuất hiện hộp thoại Question (Hình 7). Tron gô Question có thể nhập nội dung câu hỏi: - SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ  BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
au đó xuất hiện hộp thoại Question (Hình 7). Tron gô Question có thể nhập nội dung câu hỏi: (Trang 41)
Hình 2. 6: Màn hình tạo câu hỏi - SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ  BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
Hình 2. 6: Màn hình tạo câu hỏi (Trang 41)
Hình 2.7: Màn hình nhập nội dung câu hỏi - SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ  BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
Hình 2.7 Màn hình nhập nội dung câu hỏi (Trang 41)
Hình 2.8: Màn hình nhập số phương án lựa chọn - SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ  BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
Hình 2.8 Màn hình nhập số phương án lựa chọn (Trang 42)
Hình 2.8: Màn hình nhập số phương án lựa chọn - SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ  BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
Hình 2.8 Màn hình nhập số phương án lựa chọn (Trang 42)
Hình2. 10: Màn hình liên kết câu hỏi - SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ  BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
Hình 2. 10: Màn hình liên kết câu hỏi (Trang 43)
Hình 2.11: Sơ đồ quy trình sử dụng phần mềm Lectora để thiết kế bài học theo PPDH CTH. - SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ  BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
Hình 2.11 Sơ đồ quy trình sử dụng phần mềm Lectora để thiết kế bài học theo PPDH CTH (Trang 46)
Hình 2.11: Sơ đồ quy trình sử dụng phần mềm Lectora để thiết kế bài học  theo PPDH CTH. - SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ  BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
Hình 2.11 Sơ đồ quy trình sử dụng phần mềm Lectora để thiết kế bài học theo PPDH CTH (Trang 46)
Bảng 2.2: Thực trạng sử dụng các PT trong giảng dạy ở một số trường THPT - SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ  BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
Bảng 2.2 Thực trạng sử dụng các PT trong giảng dạy ở một số trường THPT (Trang 48)
Bảng 2.2: Thực trạng sử dụng các PT trong giảng dạy ở một số trường  THPT - SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ  BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
Bảng 2.2 Thực trạng sử dụng các PT trong giảng dạy ở một số trường THPT (Trang 48)
Từ bảng kết quả trên ta thấy nguyên nhân HS học môn CN10 không phải do hứng thú, tò mò, muốn được hiểu biết thêm mà do nghĩa vụ phải học,  học để có đủ điểm và điểm tổng kết cao - SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ  BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
b ảng kết quả trên ta thấy nguyên nhân HS học môn CN10 không phải do hứng thú, tò mò, muốn được hiểu biết thêm mà do nghĩa vụ phải học, học để có đủ điểm và điểm tổng kết cao (Trang 50)
- Hình thành ý thức làm việc có cơ sở khoa học trong hoạt động kinh tế. - SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ  BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
Hình th ành ý thức làm việc có cơ sở khoa học trong hoạt động kinh tế (Trang 86)
Mẫu vật (mô hình, vật thật) Tranh vẽ, ảnh - SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ  BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
u vật (mô hình, vật thật) Tranh vẽ, ảnh (Trang 103)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w