BÀI ỨNG XỬ TRẺ EM TRONG ĐIỀU TRỊ NHA KHOA Mục tiêu 1.1 Trình bày được những phương pháp bản xử lý trẻ em nha khoa Trình bày được những bược quyết định điều trị NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CĂN BẢN XỬ LÝ TRẺ EM TRONG NHA KHOA Dạo chơi nha khoa trước điều tri Trước điều trị nên cho trẻ đến phòng để trẻ tập làm quen và quan sát Bé làm quen và có ý thức về điều trị Không nên điều trị lần hẹn này nếu không quá cần thiết Trẻ sẽ gặp người bệnh, trợ thủ và nha sĩ.Nếu thuận lợi, cho trẻ làm quen dần với một số dụng cụ nha khoa, giải thích các dụng cụ và quá trình khám bệnh một cách dễ hiểu và gần gũi với bé Kỹ thuật này khác với cuộc hẹn quan sát, để trẻ nhìn cha mẹ hoặc người khác điều trị.Trong cuộc hẹn quan sát, cần chú ý lựa chọn bệnh nhân rất hợp tác với điều trị, đặc biệt là những bệnh nhân có cùng độ tuổi với trẻ.Tuy nhiên, cuộc hẹn quan sát có thể có tác dụng ngược lại nếu trẻ thấy điều gì đó làm nó sợ hại Nói chung, cuộc hẹn đầu tiên càng đơn giản, càng dễ chịu càng tốt Trong cuộc hẹn này không làm bất kỳ điều gì khiến trẻ đau và sợ hãi 1.2 Nói, trình diễn, làm (tell, show, do) Đây là phương pháp chính việc giáo dục để chuẩn bị một bệnh nhân nha khoa trẻ em ngoan ngoãn, chấp nhận điều trị Kỹ thuật này thường đơn giản va có kết quả Trước bắt đầu công việc (trừ việc gây tê tại chỗ và các thủ thuật phức tạp khác khó khăn giải thích điều trị tủy) nói cho trẻ biết việc sẽ làm Sử dụng từ ngữ rất quan trọng kỹ thuật “nói, trình diễn, làm”.Khi thực hiện, nha sĩ cần phải dùng một số từ ngữ thích hợp, dễ hiểu để trẻ có thể hiểu và chấp nhận thủ thuật Hình 6.1: Kỹ thuật nói-trình diễn-làm Phần lớn trẻ em tuổi có tình trạng cảm xúc và xã hội bình thường có thể đáp ứng tố với kỹ thuật “nói, trình diễn, làm” 1.3 Kiểm soát giọng (voice control) Đòi hỏi nha sĩ phải chứng tỏ uy quyền giao tiếp với trẻ.Âm điệu giọng nói rất quan trọng.Giọng nói phải chứng tỏ mình là người có trách nhiệm tại phòng nha.Biểu hiện vẻ mặt của nha sĩ cũng phản ánh thái độ tự tin này Phương pháp này rất thích hợp để xử trí cho những trẻ em trước tuổi đến trường (3 – tuổi).Nó rất hiệu quả để ngăn chặn những phản ứng bất lợi chúng bắt đầu xảy và đạt mức trung bình trẻ đã phản ứng 1.4 Kỹ thuật tay che miệng Nha sĩ đặt tay lên miệng trẻ la khóc hay kích động Kỹ thuật này dùng để chặn lại những giận dữ Nó phải đôi với biện pháp đổi giọng.Có hiệu quả với nhiều dạng nhân cách trẻ em khác Kỹ thuật này không có ý làm cho trẻ sợ hãi mà gây cho trẻ sự chú ý và yên lặng nghe nha sĩ giải thích Kỹ thuật này có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.Tuy nhiên, vẫn được dùng nhiều vì nó đơn giản và có hiệu quả.Là biện pháp thay thế cho việc xử trí bằng thuốc, nhập viện hoặc đợi sự trưởng thành về mặt tâm lý và xã hội để có thể chấp nhận được điều trị Hình 6.2: Kỹ thuật tay che miệng trẻ 1.5 Kìm giư Dùng để áp chế những cử động không thích hợp của trẻ lúc thực hiện những thủ thuật nha khoa.Kỹ thuật này có thể áp dụng với dây lưng, tấm trải giường hoặc trợ thủ và bố mẹ phối hợp giữu Chỉ dành cho những trẻ không thể xử trí thông thường được Thường áp dụng cho trẻ nhỏ (dưới 30 tháng) cần điều trị cấp cứu một chấn thương hoặc cần tháo trống một biến chứng cuống cấp hoặc những trẻ em chậm phát triển tâm thần Sự khen ngợi và giao tiếp 1.6 Mọi người kể cả người lớn và trẻ em đều thích được khen ngợi Hơn nữa việc giao tiếp tốt giữa nha sĩ và trẻ em sẽ làm cho việc điều trị nha khoa cho trẻ diễn thuận lợi và ngược lại Sự khen ngợi và giao tiếp có hiệu quả kết hợp với “nói, trình bày, làm” sẽ giúp cho điều trị nha khoa có hiệu quả ở hầu hết trẻ em tuổi Các phương pháp khác 1.7 Một số phương pháp xử trí khác: - Làm giảm sự lo âu của người mẹ Cho một trẻ sợ hãi kèm một trẻ can đảm Kỹ thuật thư giãn và miên: Dùng nitrous oxide phối hợp với oxygen được sử dụng rộng rãi tại Mỹ để xử trí trẻ em ghế nha khoa Kỹ thuật này rất hữu dụng để xử lý một số trẻ, đối với những trẻ có hành vi không tốt, thì - không có tác dụng, còn làm kích động hành vi của trẻ thêm Một số loại thuốc được dùng để tạo thư giãn và êm dịu cho trẻ Tuy nhiên, điều quan trọng là thuốc càng hữu dụng để xử lý những trẻ hành vi không tốt thì càng nguy hiểm vì tác dụng phụ của chúng và trẻ càng nhỏ thì nguy quá liều càng - cao Gây mê: Kỹ thuật này hiệu quả đắt tiền và cũng có nguy tử vong NHỮNG BƯỚC QUYẾT ĐỊNH TRONG ĐIỀU TRỊ 2.1 Cách ly khỏi cha me Không phải lúc nào cũng cần phải cách lý trẻ khỏi cha mẹ.Dưới 36 – 40 tháng, trẻ thường cư xử tốt có mặt cha mẹ.Trẻ thêm tuổi phần lớn không cần cha mẹ kèm Với trẻ tuổi, nên cho cha mẹ rời khỏi phòng điều trị nếu trẻ có phản ứng bất lợi Cha mẹ, nha sĩ và trẻ thỏa thuận về điều này trước trẻ lên ghế 2.2 Lên ghế nha Điều này đơn giản có một số trẻ khó mà đưa được lên ghế nha, điều này có thể sự sợ hãi tự nhiên Một vài trẻ cần được đỡ lên ghế.Tuy nhiên, những bệnh nhân trẻ em ngoan thường tự lên ghế.Đây là dịp tốt để khen ngợi trẻ ngoan 2.3 Nha sĩ ngồi vào ghế Nha sĩ ngồi vào ghế chứng tỏ việc điều trị sắp bắt đầu Trẻ được chuẩn bị tốt sẽ nhận điều này Trẻ sẽ trả lời tên, trả lời các câu hỏi, chấp nhận và đáp lại lời khen ngợi Nha sĩ cũng tượng trưng cho nhân vật uy quyền nhất phòng nha, bệnh nhân trẻ em ngoan sẽ nhận rằng cần phải thi hành mệnh lệnh của nha sĩ và trẻ sẽ nhanh chóng thực hiện mệnh lệnh 2.4 Mũi tiêm Là một thủ thuật đáng sợ nhất nha khoa trẻ em, nhiên nó không phải là trở ngại chính với hầu hết trẻ.Phần lớn trẻ em không có phản ứng gì với việc tiêm.Thường dùng thuốc tê tại chỗ có vị dễ chịu, không chỉ định cho trẻ có phản ứng kích động rõ rệt vì có thể làm cho trẻ phản ứng xấu Một số trẻ biết được rằng chúng sẽ bị tiêm vầ nghe những môt tả đáng sợ về kim tiêm trước đó từ cha mẹ, anh em, bạn bè, chúng chờ đợi sự đau đơn Tuy nhiên nhiều trẻ vẫn chấp nhận thủ thuật với vài giọt nước mắt và hầu không né tránh.Những trẻ này sẽ thấy rằng tiêm không đau lắm, và chỉ “nhói”.Nếu trẻ hỏi tiêm có đau không, thì phải trả lời là “bé sẽ cảm thấy nhói kiên đốt thôi” Nếu trẻ bắt đầu có thái độ né tránh, cần phải dùng giọng nói kiên quyết Việc hoãn tiêm sẽ không làm cho trẻ cư xử tốt Trẻ có thể khóc và giãy giụa, cần kìm giữ tay chân lúc tiêm Tuy vây, chúng vẫn là những đứa trẻ ngoan Thực tế cho thấy trẻ sẽ hết la khóc, giãy giụa rút kim Đối với trẻ giãy giụa, việc sử dụng kim phải hết sức thận trọng 2.5 Thủ thuật nha khoa Đa số thủ thuật nha khoa là điều trị phục hồi hoặc nhổ So với thủ thuật tiêm, thì các thủ thuật khác đơn giản hơn.Với các bệnh nhân trẻ em ngoan, trẻ thường chấp nhận dễ dàng thủ thuật điều trị chính 2.6 Kết thúc điều tri Một bệnh nhân trẻ em ngoan sẽ kết thúc điều trị một cách tốt đẹp Bé hăm hở về và được khen ngợi bởi thái độ tốt ghế 2.7 Trở lại với cha me Một vài trẻ sẽ muốn cha mẹ chúng cảm thấy tội lỗi vì đã bắt chúng phải đến nha sĩ.Vì vậy, chúng sẽ mô tả các thủ thuật nha khoa một cực hình và chúng một nạn nhân, điều này sễ không xảy nếu có mặt nha sĩ hoặc trợ thủ.Bệnh nhân trẻ em ngoan sẽ trở lại niềm kiêu hãnh với cha mẹ.Chúng biết mình đã làm tốt và làm cha mẹ vui lòng.Đây là dịp để nha sĩ khen ngợi chúng với cha mẹ Tóm lại, đa số trẻ em là bệnh nhân nha khoa ngoan.Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ, và những ngoại lệ này phải được hiểu biết rõ ràng NHỮNG TRƯỜNG HỢP CÁ BIỆT Có một số trẻ em không chịu đựng được với những kích thích và những thủ thuật nha khoa, bao gồm những dạng sau: 3.1 Trẻ tổn thương tình cảm Biểu hiện rõ ràng về tình trạng rồi loạn cảm xúc là sự lo âu Khi sự lo âu của tình trạng này kết hợp với nỗi lo của một cuộc hẹn điều trị thì thường gây bột phát giận dữ đột ngột Trẻ em bị tổn thương tình cảm nói chung thường là những bệnh nhân nha khoa khó chịu Trong hoàn cảnh điều trị tốt nhât, chúng vẫn không thấy vui Vấn đề của những bệnh nhân này thường không có chẩn đoán xác định.Ngay cả cha mẹ chúng cũng không thấy có sự bất thường Ho đã bỏ qua những cư xử bất thường của trẻ và thường giair thích các hành động đó theo ý họ Việc xác định những rối loạn này càng sớm thì việc điều trị càng có hiệu quả Rối loạn cảm xúc thường gặp ở những trẻ có gia đình đổ vỡ hoặc những trẻ có tình trạng gia đình kém may mắn khác: bố mẹ thường xuyên cãi vã, đánh nhau… Trẻ em nghèo, thiếu thốn… có thể chịu đựng những tổn thương tình cảm tốt những trẻ em ở tầng lớp cao Những trẻ bị bỏ bê, lạm dụng thường bị tổn thương tình cảm cao Cần phải dành cho trẻ sự chăm sóc tốt nhất 3.2 Trẻ khép kín, nhút nhát Trẻ nhút nhát sẽ bị căng thẳng thần kinh về việc điều trị nha khoa.Căng thẳng thần kinh sẽ khiến trẻ có thái độ né tránh khóc, hiếm trẻ bột phát giận dữ.Trẻ nhút nhát thường khó thích ứng với những đòi hỏi của một cuộc hẹn điều trị nha khoa.Đầu tiên, nha sĩ phải thiết lập mối quan hệ tin cậy đối với trẻ, cần phải hết sức kiên nhẫn Kỹ thuật nói chuyện với trẻ ở trình độ của chúng và áp dụng phương pháp “tell, show, do” nhiều lần sẽ ngấm từ từ vào nhân cách chúng và phá vỡ vỏ bộc quanh chúng Khi trẻ chấp nhận, chúng sẽ trở thành những bệnh nhân rất hợp tác Cuộc hẹn nha khoa có ý nghĩa với chúng về mặt xã hội, ở đó chúng thấy mình được quan tâm, được coi trọng, được mọi người biết tên chúng và nói chuyện với chúng 3.3 Trẻ sợ hãi Là một khó khăn lớn đối với nha sĩ điều trị trẻ em Sự sợ hãi có thể là sợ đau, sợ chảy máu… cũng có thể là một nỗi sợ hãi chung chung không biết rõ Vấn đề là làm thế nào để biết trẻ phản ứng không thuận lợi điều kiện nha khoa là nỗi sợ hay còn một nguyên nhân nào khác Tuy nhiên, việc thu thập thông tin cần thiết và cùng với kinh nghiệm sẽ giúp nha sĩ xác định được điều gì khiến trẻ không hợp tác Một số lý có thể giúp nha sĩ xác định được trẻ sợ nha khoa là: - Ngay cả được giải thích bởi cha mẹ và nha sĩ, trẻ vẫn không ngừng sợ cuộc hẹn nha khoa Điều này có thể trẻ còn quá nhỏ (dưới tuổi) hoặc chậm phát - triển tâm thần Trẻ có những phản ứng quá độ với sợ hãi những xáo trộn về tình cảm khác - (cha mẹ sắp bỏ nhau, trẻ bị lạm dụng, trẻ ốm) Trẻ bị làm cho sợ bởi người thân Trẻ không được điều trị thích ứng ở các lần điều trị trước, vì vậy đã để lại một - ấn tượng xấu tâm trí trẻ Trẻ bị rối loạn cảm xúc Nếu phản ứng không tốt là sự sợ hãi quá độ, bắt buộc cha mẹ và nha sĩ không được làm cho trẻ sợ hãi thêm Có thể hoãn lại cuộc điều trị nha khoa để làm cho trẻ bớt căng thẳng hoặc điều trị nha khoa dưới tác dụng của khí gây thư giãn hoặc gây mê Có thể nhận dạng trẻ sợ hãi trước bắt đầu điều trị nha khoa.Chỉ có trường hượp trẻ bị rối loạn cam rxucs là khó xác định nhất Nếu có nghi ngờ (không người nào xác định được tại trẻ lại sợ vậy) nên đưa trẻ khám chuyên khoa tâm lý Trẻ không thích uy quyền 3.4 Đây là những trẻ khó chịu vì chúng không tuân theo mệnh lệnh của người lơn Chúng được xem là những trẻ hư, ngỗ nghịch, bướng bỉnh và không thể sửa đổi được Chúng có thể có những dạng sau: - Cố gây chú ý: để thỏa mãn cảm giác tự tôn của mình, trẻ cố thực hiện các động tác để cha mẹ phải chú ý đến chúng bất kể nào chúng muốn và chúng muốn - được chú ý quá mức cần thiết biểu hiện: quấy phá, chọc tức, trêu ghẹo, đạp phá Đối đầu: trẻ tìm cách biểu lộ sự đối đầu với cha mẹ để được chú ý: chúng tìm cách tranh cãi, làm ngược điều được chỉ dẫn, giận dữ đột ngột, làm cho người - khác tức giận Phản ứng quyết liệt mang tính bạo: trẻ sẽ tìm cách gây khó chịu với cha mẹ nếu không thảo mãn đòi hỏi của chúng Tình chất của hành vi: tính bạo, nói những điều tổn thương người khác, theo đuổi sự trả thù - Không thích nghi: để thỏa mãn cảm giác tự tôn mạnh mẽ, trẻ tự cho mình tính cách xấu nhất: hoàn toàn không thể trưởng thành, không thể thành đạt được Trẻ không muốn làm gì cho chính mình, cho cha mẹ và cho mọi người Tính chất của thái độ: dễ dàng từ bỏ, thụ động, biểu lộ sự không thích nghi Với các dạng thể hiện ta thấy: - Trẻ muốn được chú ý có thể nhận được ấn tượng tốt về nha khoa Nhóm đối đầu có thái độ du côn và có lẽ không ngần ngại cãi và thách thức - nha sĩ Trẻ kích động tiềm ẩn sự nguy hiểm, trẻ có thể cắn Trẻ này không nhiệt tình, - không vui vẻ và có thể không đáp ứng với lời khen ngợi Trẻ không thích nghi tự nghĩ mình có cá tính thất bại, không thích ứng sẽ biểu lộ sự không hợp tác Tuy nhiên hầu hết trẻ này sẽ bỏ được sai lầm lớn lên Kết luận: các dạng trẻ em cá biệt có ảnh hưởng tương đối đến người điều trị nha khoa và thường có sự trộn lẫn của bốn loại nhân cách với Hiểu rõ các loại trẻ sẽ giúp nha sĩ có những biện pháp phù hợp để giải quyết đối với trẻ TỰ LƯỢNG GIÁ Điền từ cụm từ thích hợp vào chỗ trống các câu hỏi sau: Kể tên những phương pháp bản xử trí trẻ em nha khoa: ……………………………………………………………………… Phương pháp đổi giọng rất thích hợp để xử trí cho những trẻ em ở độ tuổi………………… Nó rất hiệu quả để ngăn chặn những phản ứng bất lợi chúng bắt đầu xảy và đạt mức trung bình trẻ đã phản ứng Kỹ thuật “tay che miệng” dùng để chặn lại……………………… Nó phải đôi với biện pháp……………………………… Có hiệu quả với nhiều dạng nhân cách trẻ em khác Biện pháp …………………………thường áp dụng cho trẻ nhỏ (dưới 30 tháng) hoặc những trẻ em chậm phát triển tâm thần điều trị một cấp cứu miệng Kể tê một số biện pháp xử trí khác áp dụng nha khoa trẻ em: ………………………………………… TÀI LIỆU THAM KHẢO Pinkham J.R (1999), Pediatric dentistry: infancy through Adolescence, 3th edition, Mosby Ralph E McDonald Nonpharmacologic Management of Children’s Behaviors; pp 34 – 50 Trần Thúy Nga, Phan Thị Thanh Yên, Phạm Ái Hùng, Đặng Thị Nhân Hòa Nha khoa trẻ em (2001) NXB Y học, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh Richard R Welbury, Monty S Duggal, Marie Thé rè se Hosey, rd editon, Dentistry for child and Adolescent (2004): OXford Paediatric Dentistry (2005): *eriodontal disease in children; pp 231 – 256 10