Câu 1: Vận dụng kiến thức lĩnh hội của môn học, hãy giải thích và cho ví dụ minh họa để làm sáng tỏa nhận định dưới đây: Tại sao trong các tổ chức có rất nhiều kỹ sư giỏi, nhiều nhân sự
Trang 1Câu 1: Vận dụng kiến thức lĩnh hội của môn học, hãy giải thích và cho ví dụ minh họa để làm sáng tỏa nhận định dưới đây:
Tại sao trong các tổ chức có rất nhiều kỹ sư giỏi, nhiều nhân sự chuyên sâu, các chuyên gia phân tích đẳng cấp,… nhưng vẫn không thể tạo ra hiệu quả cao trong công việc?
Trong một các tổ chức dù cho có nhiều kỹ sư giỏi, nhiều nhân sự chuyên sâu, các chuyên gia phân tích đẳng cấp,… nhưng vẫn không thể tạo ra hiệu quả trong công việc nếu họ không gắn kết với nhau Sức mạnh tập thể rất to lớn, có những việc một cá nhân giỏi không thể làm được nhưng khi có sự góp sức của nhiều cá nhân thì hiệu quả đạt được sẽ rất cao
Bên cạnh đó, khi làm việc tập thể, các cá nhân có thể trau dồi kiến thức và học hỏi lẫn nhau, cùng nhau phát triển Hiệu quả trong công việc sẽ cao hơn, phát triển hơn Ngoài tin thần đoàn kết, hợp tác trong công việc Các cá nhân cũng cần phải được thỏa mãn trong công việc Cần phải tạo động lực cho nhân viên để cho năng động, vui vẻ với công việc và làm việc có hiệu quả hơn Có nhiều phương pháp để tạo động lực cho nhân viên:
- Giúp cho nhân viên thấy được họ đang làm những việc có ích
- Tin tưởng và bộc lộ sự tin tưởng
- Lắng nghe và tôn trọng yêu cầu của nhân viên
- Đãi ngộ công bằng
- Khuyến khích làm việc nhóm
- Quản lý nhưng không quá sát sao
- Thay đổi cách quản lí với mỗi nhân viên khác nhau
- Cho nhân viên cơ hội phát triển bản thân
Ví dụ: Trong công ty may mặc, khi ban lãnh đạo đưa ra kế hoạch về mẫu thiết kế sản phẩm mới Các thành viên được giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch đó, ngoài việc hoàn thành công việc của riêng mình ra, còn phải dùng kĩ năng làm việc theo nhóm để giúp cho kế hoạch hoàn thành tốt trong thời gian ngắn nhất và đạt hiệu quả cao nhất.Các thành viên trong nhóm ai cũng có cũng giải và có chuyên môn, nên tự làm riêng bảng kế hoạch của riêng mình mà không cần tham khảo ý kiến của các thành viên trong nhóm Tuy nhiệm vụ hoàn thành trong thời gian ngắn nhưng hiệu quả không đạt được vì không thống nhất được ý kiến Ban lãnh đạo đã mở ra cuộc họp để tìm hiểu nguyên nhân, lắng nghe tâm tư ý kiến của mỗi người và đưa ra quyết định thống nhất ý kiến Yêu cầu nhóm
Trang 2lấy lợi ích chung đặt lên hàng đầu Sau cuộc họp nhờ thống nhất và đoàn kết của nhóm
mà kế hoạch đã hoàn thành xuất sắc trong thời gian ngắn
Câu 2: Anh/ chị hãy nêu rõ những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trong quá trình giao tiếp và làm việc nhóm? Cho một ví dụ thực tế về trường hợp đã vận dụng
và phát huy thế mạnh của bản thân trong quá trình làm việc nhóm hiệu quả trong thời gian gần đây?
Trong giao tiếp
- Điểm mạnh: vui vẻ, nhã nhặn, chịu lắng nghe, biết kiềm chế cảm xúc
- Điểm yếu: truyền đạt sẽ kém hiệu quả khi gặp đám đông, rụt rè
Trong làm việc nhóm:
- Điểm mạnh: hòa đồng, vui vẻ, hoạt bát, năng động
- Điểm yếu: phụ thuộc vào một thành viên khác trong nhóm
Ví dụ: Trong một lần làm bài tập nhóm, vì cần có kết quả tốt trong thời gian ngắn nên nhóm có phần áp lực và căng thẳng làm cho tiến độ chậm đi và hiệu quả không cao, đôi khi có những lần bất đồng về ý kiến Nhưng tôi đã tạo không khí cho nhóm bằng một vài mẫu chuyện vui mà mình siêu tầm được Khi căng thẳng chúng tôi bắt đầu đống góp ý kiến và chịu khó lắng nghe và thống nhất ý kiến Thành quả của nhóm đạt được rất tốt
Câu 3: Hãy mô tả quá trình tham gia nhóm của Anh/ chị?
- Mục đích Anh/Chị tham gia nhóm là gì?
- Liệt kê những thuận lợi và khó khăn khi Anh/Chị tham gia nhóm?
- Anh/ chị đã thu được những lợi ích gì từ việc tham gia nhóm?
Mục đích: Để hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao trong học tập và cùng nhau trau dồi kiến thức để cùng nhau tiến bộ
Thuận lợi khi làm việc nhóm:
- Chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm, kiến thức trong học tập
- Hỗ trợ nhau để giải quyết các vấn đề khó khăn của từng cá nhân, giúp từng cá nhân phát triển đồng thời đạt tới các mục tiêu chung của nhóm
- Thái độ, cảm xúc, hành vi của cá nhân có thể thay đổi theo chiều hướng tốt do mỗi
cá nhân tự hoàn thiện mình hơn Ví dụ: Cá nhân phát biểu trước đám đông không còn run như trước đây
- Môi trường hoạt động của nhóm là yếu tố tạo nên động lực cho từng thành viên
Khó khăn khi làm việc nhóm:
Trang 3- Nhóm cần có sự tổ chức chặt chẽ nên cá nhân thường cảm thấy bị ràng buộc
- Đôi khi cá nhân phải bỏ qua những lợi ích của riêng mình vì lợi ích chung của tập thể
- Sẽ bị thụt lùi khi nhóm trưởng thiếu quan tâm
- Trong hoạt động nhóm, nếu không khéo quản lý thường dễ phát sinh chia bè phái
Lợi ích khi tham gia nhóm:
- Đạt được kết quả tốt trong các nhiệm vụ tập thể, những công việc mà một cá nhân không làm được
- Thay đổi thái độ, hành vi của cá nhân theo chiều hướng tốt
- Tích lũy được nhiều kinh nghiệm khi làm việc nhóm
- Cải thiện được kỹ năng giao tiếp
Câu 4: Anh/ chị hãy mô tả quá trình quản lý cá nhân mà Anh/ chị đã thực hiện để hòa nhập nhóm?
Khi làm việc nhóm sẽ không tránh khỏi những ý kiến trái chiều, những mâu thuẫn khiến nhóm dễ tan vỡ Vì vậy bản thân cần phải luyện cho mình những kỹ năng làm việc nhóm cần thiết để xây dựng nhóm hoàn thiện, gắn kết hơn trong bất kỳ hoàn cảnh nào
- Lắng nghe còn giúp bản thân và các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn, biết được điểm yếu của nhau để cùng góp ý sửa chữa
- Biết cách tổ chức công việc Khi được giao việc bản thân là một thành viên trong nhóm cần phải biết cách tiến hành công việc thế nào cho khoa học, không để tiến trình công việc quá chậm so với những thành viên khác, đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ và thời gian
- Phải tôn trọng các thành viên khác Không nên nghĩ rằng mình giỏi hơn người khác, tự đề cao mình và xem thường các thành viên khác
- Gắn kết các thành viên trong nhóm lại với nhau
- Cần phải có thái độ vui vẻ, hòa đồng với các thành viên trong nhóm
Câu 5: Anh/ chị đã gật hái được những gì ( kiến thức, kỹ năng, thái độ) sau khi kết thúc chuyên đề “Kỹ năng làm việc nhóm”?
- Về kiến thức: Hiểu được khái niệm, vai trò của giao tiếp và làm việc nhóm trong đời sống và học tập
Trang 4- Về kỹ năng: có khả năng phân tích, lựa chọn, thực hành các kỹ năng cơ bản thường được vận dụng trong làm việc nhóm, như lắng nghe tích cực, xử lý tình huống giải quyết mâu thuẫn trong nhóm, phương pháp hợp tác và hỗ trợ trong nhóm
- Về thái độ: tích cực học tập trong môn học và thực hành trong quá trình học tập