1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Bài thu hoạch Kỹ năng làm việc nhóm

6 7,4K 118

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 59,5 KB

Nội dung

Trả lời: Trong cuộc sống có trường hợp nhiều người thân thiết với nhau từ lần gặp gỡ đầu tiên, nhưng cũng có những trường hợp dù đã làm việc với nhau rất lâu nhưng họ không hề thân thiết

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Quang Khôi, người đã dành nhiều thời gian quý báo của mình để hướng dẫn cũng như giảng dạy chúng em trong suốt thời gian qua

Lời cảm ơn tiếp theo em xin gởi đến Ban Giám Hiệu nhà trường và những thầy cô đã tạo điều kiện cũng như sắp xếp cho chúng em có được những tiết học thật bổ ích

Qua đó em cũng xin gởi lời cảm ơn đến các bạn cùng lớp và các bạn lớp Đại học Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế 8 đã giúp đỡ em hoàn thành bài thu hoạch cuối chuyên đề này

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Duy Linh

Câu hỏi cuối chuyên đề:

Câu 1: Vận dụng kiến thức lĩnh hội của môn học, hãy giải thích và cho ví dụ minh

họa để làm sáng tỏ nhận định dưới đây: " Tại sao trong các tổ chức có rất nhiều kỹ sư giỏi, nhiều nhân sự kỹ thuật chuyên sâu, các chuyên gia phân tích đẳng cấp, Nhưng không thể tạo ra hiệu quả cao trong công việc?

Câu 2: Anh/chị hãy nêu những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trong quá trình

giao tiếp và làm việc nhóm? Cho một ví dụ thực tế về trường hợp đã tận dụng và phát huy thế mạnh của bản thân trong quá trình làm việc nhóm hiệu quả trong thời gian gần đây?

Câu 3: Hãy mô tả quá trình tham gia nhóm của Anh/chị?

- Mục đích Anh/chị tham gia nhóm là gì?

- Liệt kê những thuận lợi và khó khăn Anh/chị tham gia nhóm?

- Anh/chị đã thu được những lợi ích gì từ việc tham gia nhóm?

Trang 2

Câu 4: Anh/chị hãy mô tả quá trình quản lý cá nhân mà Anh/chị đã thực hiện để hòa

nhập nhóm?

Câu 5: Anh/chị đã gặt hái được những gì (kiến thức, kỹ năng, thái độ) sau khi kết

thúc chuyên đề "Kỹ năng làm việc nhóm"?

Câu 1: Vận dụng kiến thức lĩnh hội của môn học, hãy giải thích và cho ví dụ minh

họa để làm sáng tỏ nhận định dưới đây: " Tại sao trong các tổ chức có rất nhiều kỹ sư giỏi, nhiều nhân sự kỹ thuật chuyên sâu, các chuyên gia phân tích đẳng cấp, Nhưng không thể tạo ra hiệu quả cao trong công việc?

Trả lời: Trong cuộc sống có trường hợp nhiều người thân thiết với nhau từ lần gặp gỡ

đầu tiên, nhưng cũng có những trường hợp dù đã làm việc với nhau rất lâu nhưng họ không hề thân thiết với nhau, không biết được tính cách, sở thích hay thói quen của người đồng nghiệp thậm chí còn ganh tỵ, ghen ghét nhau nữa

Cũng chính vì lý do trên mà trong các tổ chức có rất nhiều kỹ sư giỏi, nhiều nhân sự

kỹ thuật chuyên sâu, các chuyên gia phân tích đẳng cấp, Nhưng không thể tạo ra hiệu quả cao trong công việc là do họ không biết phối hợp, làm việc với nhau ai cũng có cái tôi của mình quá lớn, cứ nghĩ mình là tài giỏi nhất Mỗi người chỉ biết điểm mạnh mà không biết điểm yếu của mình là gì

Hoặc họ có làm việc cùng nhau nhưng chỉ là do tính chất của công việc bắt buộc, khi làm việc cùng nhau thì họ không hỗ trợ nhau, không cùng nhau tìm ra hướng giải quyết vấn đề mà mỗi người đều làm theo ý riêng của mình, cứ cho ý kiến của mình là đúng hay nói cách khác là cái tôi của mỗi người quá lớn Khi làm việc cùng nhau mà không có sự gắn kết với nhau thì sẽ không bao giờ mang lại hiệu quả cao trong công việc

Ví dụ một kỹ sư điện tử giỏi, một nhân sự có kỹ thuật chuyên sâu và một nhà phân tích đẳng cấp được phân công làm việc cùng nhau để đưa ra hướng phát triển cho một sản mới trong thời gian sắp tới Nhưng thực sự họ không hỗ trợ nhau trong công việc, kỹ sư chỉ mài mò nghiên cứu cho sản phẩm sắp đưa ra thị trường mà chẳng hề cung cấp thông tin sản phẩm cho nhà phân tích và nhà phân tích cũng không hỗ trợ nhân sự có kỹ thuật chuyên sâu Họ chỉ làm việc theo hướng riêng của họ, không quan tâm, hỗ trợ đồng

Trang 3

nghiệp của mình từ đó sản phẩm đưa ra thị trường sẽ có chất lượng kém hoặc không có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác Vì vậy trong quá trình làm việc mỗi cá nhân phải hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau tìm ra hướng giải quyết vấn đề thì mới mang lại kết quả như mong muốn

Câu 2: Anh/chị hãy nêu những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trong quá trình

giao tiếp và làm việc nhóm? Cho một ví dụ thực tế về trường hợp đã tận dụng và phát huy thế mạnh của bản thân trong quá trình làm việc nhóm hiệu quả trong thời gian gần đây?

Trả lời: Những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trong quá trình giao tiếp và làm

việc nhóm

* Điểm mạnh:

- Gần gũi, hòa đồng nên rất dễ làm quen

- Thật thà, có điều gì không hài lòng sẽ nói ra

- Giữ đúng chữ tín, luôn có tin thần trách nhiệm cao

- Rất năng động, hoàn thành tốt công việc được giao đúng thời hạn

- Có khuôn mặt ưa nhìn nên tạo cảm giác dễ chịu cho người khác trong cuộc giao tiếp

* Điểm yếu:

- Còn nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp với người lạ

- Khả năng truyền đạt cho người khác còn yếu

- Không có kinh nghiệm lãnh đạo cũng như giải quyết vấn đề ngoài ý muốn

Ví dụ thực tế về trường hợp đã tận dụng và phát huy thế mạnh của bản thân trong quá trình làm việc nhóm hiệu quả trong thời gian gần đây:

Trong một lần được thầy phân công làm việc nhóm để hoàn thành đồ án cuối môn học Tôi đã được phân công làm việc chung với ba bạn khác trong lớp, bốn người chúng tôi trong lớp cũng không thân thiết cho lắm nhưng vì phải hoàn thành đồ án được phân công nên đành phải làm việc chung với nhau

Qua nhiều tuần làm việc với nhau thì mới hiểu được tính cách của nhau Do trong

Trang 4

nhóm có bạn lớp trưởng và bạn ấy có kinh nghiệm lãnh đạo nên chúng tôi đã bầu cử cho bạn ấy làm nhóm trưởng Kiến thức của bốn người chúng tôi cũng như nhau vì vậy nhóm trưởng phân công việc cho từng người cũng như nhau, nhưng trong quá trình làm việc thì các thành viên nói xấu lẫn nhau và các bạn khác thì hay đi trễ hoặc vắng không có lý do trong các buổi họp nhóm Do tôi là người đề cao trách nhiệm và có tính thật thà nên tôi đã khuyên các bạn không nên nói xấu lẫn nhau và nên đúng giờ trong các buổi họp nhóm, nếu vắng phải có lý do chính đáng Từ đó trở đi bốn người chúng tôi không còn ai nói xấu

ai cả và cũng kể từ các bạn cũng đã có trách nhiệm hơn, đi họp đúng giờ và hoàn thành công việc đúng thời hạn Sau lần làm việc nhóm đò trở về sau, khi có phân chia nhóm để làm báo cáo thì bốn người chúng tôi thường hay bắt nhóm với nhau và kể từ đó chúng tôi trở nên thân thiết nhau hơn

Câu 3: Hãy mô tả quá trình tham gia nhóm của Anh/chị?

- Mục đích Anh/chị tham gia nhóm là gì?

- Liệt kê những thuận lợi và khó khăn Anh/chị tham gia nhóm?

- Anh/chị đã thu được những lợi ích gì từ việc tham gia nhóm?

Trả lời: Tôi tham gia nhóm dự trên sự sắp đặt của người khác hoặc chúng tôi tự bắt nhóm

để làm việc chung với nhau, đôi khi tôi cũng tham gia vào nhóm để tham gia giải trí, vui chơi sau những lúc học tập căng thẳng

*Mục đích tôi tham gia nhóm:

Tham gia làm việc nhóm để mang lại hiệu quả cao trong công việc Tôi tham gia nhóm có rất nhiều mục đích:

-Học hỏi những kiến thức mà mình còn thiếu từ các bạn thành viên trong nhóm

-Chia sẻ kiến thức của mình cho các bạn trong nhóm

-Hiểu rõ hơn về tính cách cũng như thói quen, sở thích của các bạn

-Học hỏi khả năng, kinh nghiệm lãnh đạo của trưởng nhóm

-Vui chơi, giải trí sau những lúc học tập căng thẳng

* Những thuận lợi và khó khăn khi tôi tham gia nhóm:

+ Thuận lợi:

Trang 5

- Gần gũi, hòa đồng nên rất dễ làm quen.

- Có kiến thức tương đối nên dễ dàng vào nhóm

- Giữ đúng chữ tín, luôn có tin thần trách nhiệm cao

- Rất năng động, hoàn thành tốt công việc được giao đúng thời hạn

Từ những ưu điểm trên nên tôi dễ dang tham gia nhóm

+ Khó khăn:

- Chán nản khi có tranh chấp giữa các thành viên

- Còn hạn chế về ngoại ngữ nên khả năng dịch thuật tài liệu còn thấp

- Chưa hòa nhập được với các thành viên, do tính cách của tôi hơi khó khăn

* Những lợi ích thu được từ việc tham gia nhóm:

-Học hỏi những kiến thức mà mình còn thiếu từ các bạn thành viên trong nhóm

-Hiểu rõ hơn về tính cách cũng như thói quen, sở thích của các bạn

-Học hỏi khả năng, kinh nghiệm lãnh đạo của trưởng nhóm

-Vui chơi, giải trí sau những lúc học tập căng thẳng

Câu 4: Anh/chị hãy mô tả quá trình quản lý cá nhân mà Anh/chị đã thực hiện để hòa

nhập nhóm?

Trả lời: Lúc mới tham gia làm việc nhóm, tôi không thể nào hòa nhập được với

nhóm, tôi cảm thấy các thành viên trong nhóm dường như có khoảng cách rất xa với nhau, các thành viên trong nhóm không thể nào gắn kết được với nhau Lúc đầu tôi không hiểu lý do tại vì sao và đã có lúc tôi có suy nghĩ sẽ rời khỏi nhóm để làm việc độc lập Nhưng sau một thời gian làm việc tôi đã hiểu được lý do tại sao các thành viên không thể nào gắn kết được với nhau và tôi dần dần tiến hành khắc phục những nguyên nhân đó Đầu tiên, tôi đã tìm hiểu và hiểu rõ về tính cách, thói quen, sở thích của mỗi thành viên trong nhóm để từ đó có những cách cư xử phù hợp với mỗi thành viên

Tiếp theo, tôi đã kiềm chế bản thân mình, không được nóng nảy khi nhóm xảy ra xung đột, phải biết cư xử và giải quết phù hợp cho mỗi tình huống

Lấy chữ tín và trách nhiệm đặt lên hàng đầu, để làm gương cũng như khuyến khích động viên mỗi thành viên trong nhóm

Trang 6

Phải nhận định được cái nào đúng, cái nào sai, không phải ý kiến nào cũng là đúng hoặc cho rằng ý kiến nào cũng sai

Từ việc quản lý những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân mà tôi đã có thể hòa nhập và làm việc thật tốt với các thành viên trong nhóm và từ đó nhóm tôi làm việc có hiệu quả hơn

Câu 5: Anh/chị đã gặt hái được những gì (kiến thức, kỹ năng, thái độ) sau khi kết

thúc chuyên đề "Kỹ năng làm việc nhóm"?

Trả lời: Sau khi kết thúc chuyên đề "Kỹ năng làm việc nhóm" tôi đã thu được cho

mình những kiến thức, kỹ năng và đánh giá thái độ của tôi về chuyên đề này như sau:

 Về kiến thức:

 Thấu hiểu những khó khăn, thuận lợi khi làm việc nhóm

 Quản lý cá nhân để điều hòa nhóm

 Hiểu các công việc cần chuẩn bị cho buổi họp nhóm

 Hiểu được vai trò, trách nhiệm và kỹ năng của người điểu khiển nhóm

 Về kỹ năng:

 Nắm rõ cách thức ra quyết định và giải quyết mâu thuẩn, xung đột trong nhóm

 Nắm rõ các kỹ năng đưa và nhận thông tin phản hồi

 Nắm vững các phong cách lãnh đạo nhóm

 Biết được kỹ năng làm việc nhóm với nhiều người khác nhau

 Nắm rõ kỹ năng xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm

 Về thái độ: Tuy thời gian không nhiều nhưng sau khi kết thúc chuyên đề Kỹ năng làm việc nhóm tôi đã cảm thấy rất vui vì đã thu thập thêm rất nhiều kiến thúc và những kỹ năng bổ ích cho tôi và nó sẽ giúp ích cho tôi trong thời gian tới Hy vọng những khóa sau cũng sẽ có những tiết học về "Kỹ năng làm việc nhóm" như thế này để trang bị thêm kiến thức cũng như kỹ năng làm việc nhóm cho các bạn sinh viên các khóa sau

Ngày đăng: 11/11/2016, 15:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w