1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khai thác hệ thống phanh trên xe du lịch 7 chỗ ngồi

75 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 3,47 MB

Nội dung

* Theo kết cấu của cơ cấu phanh - Cơ cấu phanh tang trống - Cơ cấu phanh đĩa - Cơ cấu phanh dải * Theo mức độ hoàn thiện của hệ thống phanh Hệ thống phanh được hoàn thiện theo hướng nân

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG PHANH 4

1.1 Công dụng 4

1.2 Phân loại 4

1.3 Yêu cầu kết cấu 5

1.4 Cấu tạo chung của hệ thống phanh 5

1.5 Cơ cấu phanh 6

1.5.1 Cơ cấu phanh tang trống 6

1.5.2 Cơ cấu phanh đĩa 16

1.6 Phanh tay 20

1.6.1 Phanh trên trục truyền 21

1.6.2 Phanh tay có cơ cấu phanh ở các bánh xe sau 22

1.7 Dẫn động điều khiển phanh chân bằng thủy lực 22

1.8 Dẫn động điều khiển phanh chân bằng khí nén 24

1.9 Dẫn động điều khiển phanh bằng khí nén kết hợp thủy lực 25

1.10 Hệ thống phanh có khả năng tự động điều chỉnh lực phanh 26

1.10.1 Bộ điều chỉnh lực phanh 26

1.10.2 Bộ chống hãm cứng bánh xe ABS 27

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG PHANH XE TOYOTA G 2011 28

2.1 Các thông số của ô tô 28

2.1.1 Các thông số kỹ thuật xe của ô tô 28

2.1.2 Thông số cơ cấu phanh trước ( phanh đĩa) 28

2.1.3 Thông số cơ cấu phanh sau (phanh tang trống) 29

2.2 Tính toán kiểm nghiệm hệ thống phanh 29

2.2.1 Kiểm nghiệm hiện tượng tự xiết 29

2.2.2 Công ma sát riêng 30

2.2.3 Áp suất lên bề mặt má phanh 31

2.2.4 Kiểm tra nhiệt độ tang trống 32

2.2.5 Tính bền đường ống dẫn động phanh 33

2.2.6 Tính bền guốc phanh 33

2.2.7 Tính bền trống phanh 39

Trang 2

CHƯƠNG 3: CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA KỸ THUẬT HỆ

THỐNG PHANH XE TOYOTA TOYOTA G 2011 41

3.1.Chuẩn đoán các hư hỏng của hệ thống phanh 41

3.1.1 Đặc điểm kết cấu và các thông số chẩn đoán, một số tiêu chuẩn cơ bản trong kiểm tra hiệu quả phanh 41

3.1.2 Phương pháp và thiết bị chẩn đoán 43

3.1.3 Chuẩn đoán cơ cấu phanh 48

3.2 Các hư hỏng thường gặp trong hệ thống phanh 50

3.2.1 Các thông số sửa chữa và mômen xiết tiêu chuẩn của hệ thống phanh .50 3.2.2 Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống phanh 53

3.3.Quy trình tháo lắp 55

3.3.1 Bàn đạp phanh 55

3.3.2 Bộ trợ lực và xilanh chính 59

3.3.3 Phanh trước 63

3.3.4 Phanh sau 68

3.3.5 Phanh tay 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây nền công nghiệp ôtô đã có sự phát triển mạnh mẽ, hòanhịp với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp ôtô thế giới Việc ViệtNam gia nhập WTO, cũng như mở cửa hợp tác mạnh mẽ với các quốc gia có nền côngnghiệp ôtô phát triển hàng đầu thế giới như Đức, Mỹ, Nhật Bản,…đã tạo điều kiện chonền công nghiệp ôtô Việt Nam phát triển với việc tiếp thu các dây truyền công nghệ,ứng dụng các phát minh thiết kế vào sản xuất, lắp ráp cũng như giải quyết các vấn đề

về sửa chữa bảo dưỡng và nâng cấp… ôtô tại Việt Nam, đóng góp không nhỏ vào thunhập quốc dân của đất nước

Sau một quá trình học tập tại trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, em đãđược tìm hiểu về hết các hệ thống trên ôtô Trong các hệ thống trên ôtô thì hệ thốngphanh là một hệ thống rất quan trọng trên ôtô với vai trò đảm bảo tính an toàn chuyểnđộng của ôtô, giúp giảm thiểu đáng kể các tai nạn trên các tuyến đường giao thông.Với các lý do như vậy em đã quyết định chọn hệ thống phanh để tìm hiểu và nghiêncứu khi làm đồ án tốt nghiệp, em đi sâu vào tìm hiểu hệ thống phanh xe con với đề tài

tốt nghiệp là: “ Khai thác hệ thống phanh trên xe du lịch 7 chỗ ngồi ’’ Trong quá

trình thực hiện đề tài em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Chu Văn Huỳnh, đồng thời tham khảo và trao đổi với các bạn trong lớp trong qua trình làm đồ

án Mặc dù đã cố gắng nhưng do kiến thức có hạn, nên không tránh khỏi những sai sótkính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy để em hoàn thiện đề tài hơntrong tương lai

Qua đây, cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Chu Văn Huỳnh Em xin gửi lời cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong Bộ Môn Ôtô và cùng

toàn thể các bạn sinh viên Ôtô đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này

Hà nội, ngày 07 tháng 09 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Trần Công Huy

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG PHANH

1.1 Công dụng

- Hệ thống phanh ô tô có công dụng giảm vận tốc của xe tới một tốc độ nào đóhoặc dừng hẳn

- Giữ xe lâu dài trên đường, đặc biệt là trên đường dốc

- Trên máy kéo hoặc trên một số xe chuyên dụng hệ thống phanh còn được kếthợp với hệ thống lái dùng để quay vòng xe

1.2 Phân loại

* Theo đặc điểm điều khiển

- Phanh chính (phanh chân), dùng để giảm tốc độ khi xe chuyển động, hoặc dừnghẳn xe

- Phanh phụ (phanh tay), dùng để đỗ xe khi người lái rời khỏi buồng lái và dùnglàm phanh dự phòng

- Phanh bổ trợ (phanh bằng động cơ, thủy lực hoặc điện từ), dùng để tiêu hao bớtmột phần động năng của ôtô khi cần tiến hành phanh lâu dài (phanh trên dốc dài, …)

* Theo kết cấu của cơ cấu phanh

- Cơ cấu phanh tang trống

- Cơ cấu phanh đĩa

- Cơ cấu phanh dải

* Theo mức độ hoàn thiện của hệ thống phanh

Hệ thống phanh được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng điều khiển ôtôkhi phanh, do vậy trang bị thêm các bộ điều chỉnh lực phanh:

- Bộ điều chỉnh lực phanh (bộ điều hòa lực phanh)

- Bộ chống hãm cứng bánh xe (hệ thống phanh có ABS)

Trang 5

Trên hệ thống phanh có ABS còn có thể bố trí các liên hợp điều chỉnh: hạn chếtrượt quay, ổn định động học ô tô… nhằm hoàn thiện khả năng cơ động, ổn định của ô

tô khi không điều khiển phanh

1.3 Yêu cầu kết cấu

Hệ thống phanh trên ô tô cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

- Có hiệu quả phanh cao nhất ở tất cả các bánh xe, nghĩa là đảm bảo quãngđường phanh ngắn nhất, khi phanh đột ngột trong trường hợp nguy hiểm

- Điều khiển nhẹ nhàng và thuận lợi: lực tác dụng lên bàn đạp hay cần kéo điềukhiển phù hợp với khả năng thực hiện liên tục của con người

- Đảm bảo sự ổn định của ô tô và phanh êm dịu trong mọi trường hợp

- Dẫn động phanh phải có độ nhạy cao, đảm bảo mối tương quan giữa lực bànđạp với sự phanh của ô tô trong quá trình thực hiện phanh

- Cơ cấu phanh thoát nhiệt tốt, duy trì ổn định hệ số ma sát trong cơ cấu phanhtrong mọi điều kiện sử dụng

- Hạn chế tối đa hiện tượng trượt lết bánh xe khi phanh với các cường độ lực bànđạp khác nhau

- Có khả năng giữ ô tô đứng yên trong thời gian dài, kể cả trên nền đường dốc

- Đảm bảo độ tin cậy của hệ thống trong khi thực hiện phanh trong mọi trườnghợp sử dụng, kể cả khi một phần dẫn động điều khiển có hư hỏng

1.4 Cấu tạo chung của hệ thống phanh

Hình 1.1 Cấu tạo chung hệ thống phanh

Hệ thống phanh trên ô tô gồm có các bộ phận chính: cơ cấu phanh, dẫn độngphanh Ngày nay trên cơ sở các bộ phận kể trên, hệ thống phanh còn được bố trí thêmcác thiết bị nâng cao hiệu quả phanh

Trang 6

- Cơ cấu phanh: được bố trí ở gần bánh xe, thực hiện chức năng của các cơ cấu

ma sát nhằm tạo ra mômen hãm trên các bánh xe của ô tô khi phanh

- Dẫn động phanh: bao gồm các bộ phận liên kết từ cơ cấu điều khiển (bàn đạpphanh, cần kéo phanh) tới các chi tiết điều khiển sự hoạt động của cơ cấu phanh Dẫnđộng phanh dùng để truyền và khuếch đại lực điều khiển từ cơ cấu điều khiển phanhđến các chi tiết điều khiển hoạt động của cơ cấu phanh

1.5 Cơ cấu phanh

1.5.1 Cơ cấu phanh tang trống

Cơ cấu được dùng khá phổ biến trên ô tô Trong cơ cấu dạng tang trống sử dụngcác guốc phanh cố định và được phanh với mặt trụ của tang trống quay cùng bánh xe.Như vậy quá trình phanh được thực hiện nhờ ma sát bề mặt tang trống và các máphanh

Cơ cấu phanh tang trống được phân loại theo phương pháp bố trí và điều khiểncác guốc phanh thành các dạng với các tên gọi:

- Guốc phanh đặt đối xứng qua đường tâm trục (a)

- Guốc phanh đặt đối xứng với tâm quay (b)

- Guốc phanh đặt bơi (c)

- Guốc phanh tự cường hóa một chiều quay (d)

- Guốc phanh tự cường hóa hai chiều quay (e)

Các dạng này còn có thể phân biệt được thành các cơ cấu sử dụng với các lựcđiều khiển guốc phanh từ hệ thống dẫn động khí nén (a), thủy lực (a, b, c, d, e) hoặc

cơ khí (a, d)

Hình 1.2 Cơ cấu phanh tang trống

a Đối xứng qua trục; b Đối xứng qua tâm; c Dạng hơi; d,e Tự cường hóa a) Cơ cấu phanh tang trống đối xứng qua trục

Cơ cấu phanh tang trống đối xứng qua trục gồm hai guốc phanh bố trí đối xứngqua đường trục, được sử dụng trên dẫn động phanh thủy lực và khí nén

* Cơ cấu phanh đối xứng qua trục với dẫn động phanh thủy lực

Trang 7

Cơ cấu phanh đối xứng qua trục với xilanh dẫn động phanh thủy lực trên hình1.3 Cơ cấu phanh được bố trí trên cầu sau ô tô con và tải nhỏ, có xilanh thủy lực 11điều khiển ép guốc phanh vào trống phanh.

Hình 1.3 Cơ cấu phanh đối xứng qua trục với dẫn động phanh thủy lực

Cấu tạo cơ bản bao gồm:

Phần quay của cơ cấu phanh là tang trống được bắt với moay ơ bánh xe

Phần cố định là mâm phanh được bắt trên dầm cầu Các tấm ma sát được tánhoặc dán với guốc phanh Trên mâm phanh bố trí 2 chốt cố định để lắp ráp với lỗ tựaquay của guốc phanh.Chốt có bạc lệch tâm để thay đổi vị trí điểm tựa guốc phanh và là

cơ cấu điều chỉnh khe hở phía dưới giữa má phanh và trống phanh Đầu trên của haiguốc phanh được kéo bởi lò xo hồi vị guốc phanh, tách má phanh khỏi tang trống và

ép pit tông trong xilanh bánh xe về vị trí không phanh

Khe hở phía trên của má phanh và trống phanh được điều chỉnh bằng 2 cam lệchtâm Hai guốc phanh được đặt đối xứng qua đường trục đi qua tâm bánh xe

Xilanh bánh xe là xilanh kép có thân chung và hai pit tông bố trí đối xứng.Xilanh được bắt chặt với mâm phanh, pit tông bên trong tựa vào đầu guốc phanh nhờchốt tựa Pit tông nằm trong xilanh được bao kín bởi vành cao su 10 và tạo nên khônggian chứa dầu phanh Dầu phanh có áp suất được cấp vào thông qua đai ốc dẫn dầu.Trên xilanh bố trí ốc xả khí nhằm xả không khí lọt vào hệ thống thủy lực khi cần.Nguyên lý làm việc của cơ cấu phanh tang trống đối xứng qua trục được mô tảqua 3 trạng thái: không phanh, phanh, nhả phanh

Ở trạng thái không phanh, dưới tác dụng của lò xo hồi vị, má phanh và tang trốngtồn tại khe hở nhỏ 0,3 ÷ 0,4 mm, đảm bảo tách hai phần quay và cố định của cơ cấuphanh, các bánh xe được quay trơn

Trang 8

Khi phanh, dầu có áp suất sẽ được đưa đến xilanh bánh xe (xilanh thủy lực) Khi

áp lực dầu trong xilanh lớn hơn lực kéo của lò xo hồi vị, đẩy đầu trên của các guốcphanh về hai phía Các guốc phanh chuyển động quay quanh điểm tựa dưới (chốtphanh), ép má phanh sát vào trống phanh, phát sinh ma sát giữa hai phần: quay (tangtrống) và cố định (guốc phanh), tốc độ tang trống giảm dần, hình thành sự phanh ô tôtrên đường

Khi xe tiến, chiều quay của tang trống ngược chiều kim đồng hồ, guốc phanh bêntrái đặt các lực đẩy của xilanh bánh xe cùng chiều quay được gọi là “guốc siết”, ngượclại, guốc phanh bên phải là “guốc nhả” Má phanh bên guốc siết chịu áp lực lớn hơnbên guốc nhả, do vậy được chế tạo dài hơn, nhằm mục đích tạo nên sự hao mòn hai máphanh như nhau trong quá trình sử dụng

Khi nhả phanh, áp suất dầu trong xilanh giảm, lò xo hồi vị kéo các guốc phanh épvào pit tông, guốc phanh và má phanh tách khỏi trống phanh Lực ma sát không tồntại, bánh xe lại được lăn trơn

Trong quá trình phanh, tang trống và má phanh bị nóng lên bởi lực ma sát, gâyhao mòn các tấm ma sát và bề mặt trụ của tang trống Sự nóng lên quá mức có thể dẫntới suy giảm hệ số ma sát và làm giảm hiệu quả phanh lâu dài, biến dạng các chi tiếtbao kín bằng cao su, do vậy cơ cấu phanh cần thiết được thoát nhiệt tốt Sự mòn tấm

ma sát và tang trống dẫn tới tăng khe hở má phanh, tang trống, khi phanh có thể làmtăng độ trễ tác dụng Do vậy, các cơ cấu phanh đều bố trí các kết cấu điều chỉnh khe

hở trên guốc phanh Công việc điều chỉnh lại khe hở trong cơ cấu phanh cần tiến hànhtheo định kỳ

* Cơ cấu phanh đối xứng qua trục với dẫn động phanh khí nén

Hình 1.4 Cơ cấu phanh đối xứng qua trục với dẫn động phanh khí nén

Trang 9

Cơ cấu phanh được bố trí trên cầu trước ô tô tải vừa và nặng, với dẫn động phanh

bằng khí nén, có xilanh khí nén điều khiển cam xoay ép guốc phanh vào trống phanh.Phần quay của cơ cấu phanh là tang trống Phần cố định bao gồm mâm phanh được bắt

má phanh sát vào tang trống Khe hở ban đầu phía trên của má phanh và trống phanhđược thiết lập bằng vị trí của cam Cấu trúc hai guốc phanh được bố trí đối xứng quatrục đối xứng của cơ cấu phanh

Khi phanh, xilanh khí nén đẩy đòn quay, dẫn động quay trục và cam quay ngượcchiều kim đồng hồ Con lăn tựa lên biên dạng cam đẩy guốc phanh về hai phía, ép máphanh sát vào trống phanh để thực hiện quá trình phanh

Khi nhả phanh, đòn trục cam sẽ xoay cam trở về vị trí ban đầu, dưới tác dụng của

lò xo hồi vị, kéo các guốc phanh ép chặt vào cam, tách má phanh ra khỏi trống phanh

Sự tác động của cam lên các guốc phanh với các chuyển vị như nhau, má phanh bịmòn gần như đều nhau, do vậy các má phanh trên cả hai guốc phanh của cơ cấu cókích thước bằng nhau

Cơ cấu phanh bố trí đối xứng qua trục được bố trí phổ biến trên cơ cấu phanh củacầu trước và cầu sau cho ô tô con, ô tô tải với hệ thống phanh thủy lực và khí nén

b) Cơ cấu phanh tang trống đối xứng qua tâm

Hình 1.5 Cơ cấu phanh tang trống đối xứng qua tâm

Trang 10

Trên một số ô tô con, ô tô tải và ô tô buýt nhỏ bố trí cơ cấu phanh đối xứng quatâm trục quay bánh xe Sự đối xứng qua tâm ở đây được thể hiện trên mâm phanh bốtrí hai chốt guốc phanh, hai xilanh bánh xe, hai guốc phanh hoàn toàn giống nhau vàđối xứng với nhau qua tâm.

Mỗi guốc phanh được lắp trên một chốt cố định ở mâm phanh và có bạc lệch tâm

để điều chỉnh khe hở phía dưới của má phanh với trống phanh Đầu còn lại của guốcphanh luôn tỳ vào pit tông của xilanh bánh xe nhờ lò xo guốc phanh Khe hở phía trêngiữa má phanh và trống phanh được điều chỉnh bởi cam

Khi phanh, dầu có áp suất sẽ được đưa đến các xilanh bánh xe qua ốc 4, áp lựcdầu tác động lên các pit tông thắng lực kéo của lò xo hồi vị sẽ đẩy pit tông cùng vớiđầu trên của guốc phanh, ép các má phanh vào trống phanh thực hiện quá trình phanh.Khi nhả phanh, áp suất dầu trong xilanh giảm, lò xo hồi vị guốc phanh kéo các guốc épchặt vào pit tông, tách má phanh ra khỏi trống phanh

Cơ cấu phanh loại đối xứng qua tâm chỉ dùng với xilanh thủy lực và được bố trí

ở cầu trước của ô tô con hoặc tải nhỏ Kết cấu bố trí sao cho với chuyển động tiến, cảhai guốc phanh đều là guốc siết, khi lùi trở thành hai guốc nhả Như vậy hiệu quảphanh khi tiến lớn, còn khi lùi nhỏ Tuy nhiên thời gian lùi ô tô rất ít và tốc độ rấtchậm nên không cần hiệu quả phanh cao

c) Cơ cấu phanh tang trống dạng bơi

Cơ cấu phanh tang trống dạng bơi có cả hai đầu các guốc phanh đều chịu tác động trực

tiếp của lực điều khiển và có thể di trượt Cơ cấu phanh bố trí phía cầu sau ô tô tải có

trọng lượng đặt lên một cầu lớn, các xilanh bánh xe bố trí 2 pit tông, đồng thời tácđộng vào cả đầu trên, dưới của các guốc phanh

dạng bơi

trí của pit tông được thiết lập tương đối đối với xilanh khi xoay vành răng điều chỉnh

Trang 11

Vành răng được cố định nhờ thanh lò xo lá, đảm bảo không bị xoay khi hoạt động Hai

lò xo hồi vị guốc phanh bố trí kéo hồi vị cả hai đầu guốc phanh

Khi làm việc guốc phanh được đẩy ra ép sát vào trống phanh ở cả hai đầu guốcphanh nên thời gian khắc phục khe hở giữa má phanh và trống phanh nhỏ (giảm độchậm tác dụng), hiệu quả phanh cao hơn loại guốc phanh cố định một đầu Sự liên kếtlực điều khiển P thông qua các xilanh thủy lực, cho phép các pit tông trong xilanh vàđiểm tỳ của guốc phanh có khả năng dịch chuyển nhỏ (kết cấu bơi), đảm bảo đồng đềulực điều khiển kể cả khi tiến và lùi Đặc điểm khác biệt của guốc phanh kết cấu bơi ởbiên dạng điểm tỳ guốc phanh dạng tự lựa, khi làm việc giúp các má phanh mài mònđều theo chiều dài guốc phanh

Lò xo hồi vị có độ cứng lớn, đảm bảo khả năng cố định guốc phanh khi khôngphanh

Việc kiểm tra khe hở giữa má phanh và tang trống, được thực hiện bằng thước lá.Khe hở ban đầu giữa má phanh và trống phanh thường khoảng 0,12 mm

d) Cơ cấu phanh dạng tự cường hóa

Trên một số cơ cấu phanh tang trống sử dụng kết cấu với tác dụng tự cường hóa 1chiều quay hay tác dụng tự cường hóa hai chiều quay Các dạng tự cường hóa đượchiểu theo khả năng gia tăng hiệu quả tạo nên mômen phanh dưới tác dụng của lực điềukhiển P

Ở dạng tự cường hóa (a), khi lực điều khiển P cùng chiều với chiều quay ω củatang trống, xuất hiện lực đẩy guốc phanh Q ở điểm nối liên kết hai guốc phanh Lực Qhình thành bởi cộng tác dụng của P và mômen ma sát giữa tang trống và má phanh.Trên guốc phanh có điểm tựa cố định, lực tác dụng được cường hóa và thực hiệndịch chuyển ép má phanh với tang trống Hiệu quả như vậy xảy ra theo một chiều quaynhất định, nếu theo chiều ngược lại hiệu quả phanh sẽ thấp hơn

Ở dạng tự cường hóa (e) có bố trí thêm gối tựa cố định với tác dụng lực điềukhiển cả hai phía Khi tang trống quay theo chiều ω, một guốc phanh được tỳ lên điểmtựa, hiệu quả phanh giống như trường hợp tự cường hóa (d) khi tang trống quay theochiều ngược lại, tác dụng đảo chiều Như vậy ở dạng tự cường hóa này, hiệu quảphanh hai chiều đều được cường hóa và hiệu quả như nhau

Hiện tượng tự cường hóa trên kèm theo sự biến đổi nhanh mômen phanh khi giatăng lực điều khiển, do vậy tính chất ổn định mômen kém Các kết cấu ngày nay chỉ sửdụng kết cấu tự cường hóa khi cần thiết.Trên ô tô sử dụng phổ biến hơn cả với cácdạng không cường hóa để đảm bảo khả năng ổn định điều khiển mômen phanh

e) Các chi tiết cơ bản của cơ cấu phanh tang trống

Trang 12

Cơ cấu phanh tang trống có số lượng chi tiết nhiều trọng lượng lớn và thườngđược bố trí trong lòng bánh xe ô tô Một số chi tiết quan trọng trong cơ cấu phanh tangtrống gồm: tang trống, guốc phanh và má phanh, xilanh bánh xe, cùng với các cụmđiều chỉnh khe hở má phanh tang trống.

* Tang trống phanh

Tang trống phanh là một chi tiết luôn quay cùng bánh xe, chịu lực ép của cácguốc phanh từ trong ra, bởi vậy tang trống phải có bề mặt ma sát với má phanh, độ bềncao, ít bị biến dạng, cân bằng tốt, dễ truyền nhiệt Vật liệu chế tạo tang trống thườngđược chế tạo từ gang, trên ô tô con có thể được chế tạo từ hai vật liệu cơ bản: hợp kimnhôm với ống lót bằng gang Tang trống có chiều dày khá lớn, bề mặt bên trong tạonên hình trụ tròn xoay có độ bóng đảm bảo khả năng tạo ma sát cao Tang trống liênkết trên moay ơ nhờ các bu lông ghép chắc hoặc vít định vị đồng tâm với trục quaybánh xe

Hình 1.7 Tang trống phanh

* Guốc phanh và má phanh

Guốc phanh và má phanh liên kết với nhau nhờ dán hoặc tán Má phanh được chếtạo từ vật liệu chịu mài mòn, có hệ số ma sát ổn định trước sự biến động nhiệt độ của

má phanh, hệ số ma sát giữa má phanh với gang có thể đạt được đến 0,4 Guốc phanhđúc được chế tạo cho cơ cấu phanh ô tô tải vừa và lớn.Cấu trúc tiết diện thường gặp là

dạng chữ T Các guốc phanh yêu cầu độ cứng vững cao có tiết diện chữ П.

Guốc phanh dạng hàn, chế tạo từ các lá thép dày từ 3 ÷ 5 mm, có cấu trúc gồm:

bề mặt

Trang 13

Hình 1.8 Guốc phanh

a Guốc hàn, má phanh tán; b Guốc đúc, đinh tán đặc; c.Guốc hàn má phanh dán

cong tròn và xương tăng cứng Guốc phanh dạng hàn được dùng cho ô tô con Trên ô

tô tải, guốc phanh liên kết với má phanh bằng đinh tán hợp kim nhôm mềm Đinh táncần nằm sâu cách xa bề mặt ma sát của má phanh Khi má phanh bị mòn, đinh tánkhông được cọ sát vào bề mặt trụ của tang trống Trên ô tô con, má phanh dán vớiguốc phanh bằng chất keo dính đặc biệt, có khả năng bám chắc trên bề mặt guốc phanhkhi chịu lực

* Xilanh bánh xe

Hình 1.9 Xylanh bánh xe

a Xy lanh kép đối xứng; b Xi lanh đơn; c Xy lanh kép dạng bậc

Xilanh bánh xe nằm trong cơ cấu phanh tang trống với dẫn động phanh thủy lực.Xilanh bánh xe là cơ cấu thừa hành của hệ thống dẫn động điều khiển Khi phanh áplực chất lỏng (dầu phanh) tại xilanh tác dụng lên pit tông, đẩy pit tông và guốc phanhdịch chuyển, thực hiện quá trình phanh tang trống

Xilanh có các dạng chính: đơn và kép Dạng xilanh đơn sử dụng với cơ cấuphanh đối xứng qua tâm trục với một pit tông: lực điều khiển từ hệ thống dẫn động tácdụng riêng biệt lên một guốc phanh Như vậy mỗi cơ cấu phanh bố trí hai xilanh chohai guốc phanh

Trang 14

Xilanh kép có thể là dạng trụ đối xứng hoặc dạng trụ có bậc Xilanh kép có haipit tông làm việc đối xứng với đường dầu dẫn vào giữa hai đỉnh pit tông và một đường

xả không khí khi cần thiết Hai pit tông luôn được cách nhau để tạo không gian dẫndầu vào khi phanh Không gian này có thể hình thành bởi kết cấu đỉnh pit tông hoặc lò

xo ngăn cách Trong xilanh bố trí các pit tông Bao kín giữa pit tông với xilanh nhờphớt tròn kín hay phớt vành khăn, nằm trong rãnh pit tông

Để tạo nên lực điều khiển lên các guốc phanh khác nhau trên một số cơ cấuphanh sử dụng xilanh kép dạng trụ có bậc.Với guốc siết sử dụng đường kính trụ nhỏ,nhằm san đều lực điều khiển và giảm sự sai lệch độ mòn của các má phanh cùng kíchthước Cặp xilanh pit tông cần làm việc với độ kín khít cao, do vậy bề mặt của xilanh

và pit tông được gia công trơn bóng và được làm sạch cẩn thận trước khi lắp Trênxilanh bố trí ốc xả không khí.Ốc xả không khí chỉ mở, khi cần xả không khí có lẫntrong hệ thống thủy lực điều khiển, còn lại ốc thường xuyên được siết chặt tránh rò rỉdầu phanh Xilanh thường được chế tạo từ gang, pit tông được chế tạo từ hợp kimnhôm Lực điều khiển tác dụng lên đầu guốc phanh được thực hiện thông qua chốt trụ

* Cam quay

Cam quay nằm trong cơ cấu phanh tang trống với dẫn động phanh khí nén Khiphanh, áp lực khí nén nhờ bầu phanh đẩy cam quay, guốc phanh dịch chuyển, thựchiện quá trình phanh tang trống Ở trạng thái lắp ráp, cam và guốc phanh ép sát nhau,khe hở má phanh và tang trống lớn hơn quy định

Khi chưa phanh, vị trí ban đầu của cam được điều chỉnh cho bánh xe lăn trơn,guốc phanh tựa lên bề mặt cam có khoảng cách nhỏ nhất định giữa má phanh và tangtrống Ở trạng thái phanh, cam được điều khiển quay tiếp với khoảng dịch chuyển Δcủa đầu guốc phanh, và khắc phục hết khe hở má phanh và tang trống Cam tựa lênguốc với các lực tác dụng P Hai lực P đặt cách nhau một khoảng 2d, bằng đường kínhvòng tròn cơ sở của biên dạng cam

Biên dạng cam Acsimet chế tạo đơn giản, nhưng khoảng cách 2d lớn và ảnhhưởng tới hiệu quả phanh, nhờ vít điều chỉnh thông qua cơ cấu điều chỉnh

f) Điều chỉnh khe hở má phanh và trống phanh

Khe hở ban đầu Δ giữa má phanh và trống phanh giúp cho bánh xe có thể lăntrơn, khi khe hở quá lớn sẽ ảnh hưởng đến độ chậm tác dụng, gia tăng quãng đườngphanh Khe hở Δ trong sử dụng luôn tăng do mòn, do vậy cần tiến hành điều chỉnh lại.Kết cấu điều chỉnh khá đa dạng và phụ thuộc vào cấu trúc từng hệ thống phanh Đểđiều chỉnh khe hở Δ, kết cấu có thể cho phép thực hiện định kỳ bằng tay hoặc tự động

Trang 15

Nguyên tắc của việc điều chỉnh của các kết cấu được thực hiện tại hai vị trí của guốcphanh: vùng phía trên và vùng phía dưới của guốc.

* Điều chỉnh bằng tay với hệ thống phanh thủy lực

+ Điều chỉnh thông qua cơ cấu cam

Khe hở phía trên giữa má phanh và trống phanh được điều chỉnh bởi cam lệchtâm, biên dạng cam luôn tỳ vào mặt cong của guốc phanh Khi quay ốc xoay cam,guốc phanh dịch chuyển theo, thay đổi khe hở trên Khe hở phía dưới được điều chỉnhnhờ bạc lệch tâm bố trí trên chốt Bạc lệch tâm được ăn khớp trong bằng mặt vát vớichốt và quay cùng chốt khi điều chỉnh Khi quay chốt, bạc lệch tâm quay theo và mangphần dưới guốc phanh dịch chuyển làm thay đổi khe hở dưới giữa má phanh và trốngphanh Một cơ cấu phanh khí nén cũng sử dụng cam lệch tâm điều chỉnh khe hở phíadưới guốc phanh

+ Điều chỉnh vị trí chốt đẩy giữa xilanh và guốc phanh

Kết cấu này thường được sử dụng cho cơ cấu phanh dạng bơi, tự cường hóa.Chốt đẩy có tác dụng liên kết giữa một đầu guốc phanh và pit tông trong xilanh bánh

xe Liên kết giữa pit tông và chốt đẩy bằng ren Trên pit tông bố trí một vành răng, khixoay vành răng, pit tông quay theo, liên kết ren giúp cho chốt bị dịch chuyển, thay đổi

vị trí giữa chốt và pit tông Rãnh ăn khớp của đầu chốt với guốc phanh giữ chốt khôngxoay Trên mâm phanh có cửa sổ nhỏ, đủ tỳ tuốc nơ vít bẩy vành răng xoay trong quátrình điều chỉnh Lò xo lá, kẹp chặt trên xilanh và tỳ đàn hồi với vành răng, có tácdụng giữ nguyên trạng thái đã điều chỉnh đúng

* Tự động điều chỉnh khe hở trong hệ thống phanh thủy lực

Để điều chỉnh kịp thời khe hở của má phanh với tang trống khi má phanh quámòn, trên nhiều ô tô sử dụng cơ cấu tự động điều chỉnh khe hở Các dạng cơ cấu tựđộng điều chỉnh khe hở thường gặp như sau:

+ Sử dụng lẫy gạt tự động điều chỉnh khi phanh bằng phanh chân

+ Sử dụng đòn chốn hai guốc phanh

+ Sử dụng kẹp ma sát

1.5.2 Cơ cấu phanh đĩa

Cơ cấu phanh đĩa (phanh đĩa) được dùng phổ biến trên ô tô con, có thể ở cả cầutrước và cầu sau, do có những ưu điểm chính:

+ Cơ cấu phanh đĩa cho phép mômen phanh ổn định khi hệ số ma sát thay đổi,điều này giúp cho bánh xe bị phanh làm việc ổn định, nhất là ở nhiệt độ cao

+ Thoảt nhiệt tốt, khối lượng các chi tiết nhỏ, kết cấu gọn

Trang 16

+ Dễ dàng trong sửa chữa và thay thế tấm ma sát

+ Dễ dàng bố trí cơ cấu tự động điều chỉnh khe hở của má phanh và đĩa phanh.Nhược điểm của phanh đĩa:

+ Bụi bẩn dễ bám vào má phanh và đĩa phanh, nhất là khi xe đi vào chỗ bùn lầy

và làm giảm ma sát giữa má phanh và đĩa phanh và dẫn đến là làm giảm hiệu quảphanh

+ Mòn nhanh

+ Má phanh phải chịu được ma sát và nhiệt độ lớn hơn

Cấu tạo của cơ cấu phanh đĩa được chia thành hai loại: có giá đỡ xilanh cố định

và có giá đỡ xilanh di động Các bộ phận chính của cơ cấu phanh đĩa gồm:

+ Đĩa phanh được lắp và quay cùng với moay ơ của bánh xe

+ Giá đỡ xilanh, đồng thời là xilanh điều khiển, trên đó bố trí các đường dẫn dầu

áp suất cao và ốc xả khí, bên trong xilanh có các pit tông

+ Hai má phanh phẳng, đặt ở hai bên đĩa phanh và được tiếp nhận lực điều khiểnbởi các pit tông trong xilanh bánh xe

Cơ cấu phanh đĩa có giá di động có kết cấu gọn, thuận lợi cho việc bố trí hệthống treo hiện đại nên được sử dụng nhiều ở ô tô con ngày nay Ngoài ra trên một số

xe chuyên dụng, sử dụng phanh chính nhiều đĩa làm việc trong dầu

a) Phanh đĩa có giá đỡ cố định

Hình 1.10 Phanh đĩa có giá đỡ cố định

Giá đỡ được bắt cố định với giá đỡ đứng yên của trục bánh xe Trên giá đỡ bố tríhai xilanh bánh xe ở hai phía của đĩa phanh Trong xilanh có pit tông, một phía của pittông tỳ sát vào các má phanh, một phía chịu áp lực dầu khi phanh Dầu từ hệ thống dẫnđộng điều khiển được cấp đến cả hai xilanh bánh xe nhờ các đường dẫn Các pit tông

Trang 17

sử dụng phớt bao kín dạng vành khăn dày để bao kín khoang chịu áp suất cao, và phớtchắn bụi che bụi từ ngoài vào bề mặt làm việc.

Khi đạp phanh, dầu áp suất cao (60 ÷ 120 bar) qua ống dẫn đồng thời đến cácxilanh bánh xe, đẩy các pit tông ép các má phanh theo hai chiều ngược nhau vào đĩaphanh, thực hiện phanh Khi thôi phanh dầu từ xilanh bánh xe hồi trở về, áp suất dầuđiều khiển không tồn tại, kết thúc quá trình phanh

b) Phanh đĩa có giá đỡ di động

Hình 1.11 Phanh đĩa có giá đỡ di động

Giá đỡ xilanh có thể di trượt ngang được theo chốt trượt bắt cố định với giá cốđịnh Trong giá di động khoét lỗ tạo thành xilanh và bố trí pit tông Pit tông tỳ trực tiếpvào một má phanh Má phanh ở phía đối diện được lắp trực tiếp trên giá đỡ diđộng.Các má phanh được định vị nhờ các rãnh định vị trên giá di động, hoặc nhờ chốttrượt và các lò xo giữ Giá cố định được bắt với giá đỡ trục quay bánh xe, và là nơitiếp nhận các phản lực sinh ra khi phanh

Khi chưa phanh, do giá đỡ có thể di động tự lựa dọc trục quay trên chốt trượt,nên khe hở giữa má phanh với đĩa phanh hai bên là như nhau Khi phanh, dầu theo ốngdẫn vào xilanh Ban đầu pit tông sẽ dịch chuyển để đẩy má phanh bên phải ép vào đĩaphanh, đồng thời đẩy giá di động về phía phải, ép má phanh bên trái vào đĩa Khi tiếptục tăng áp suất dầu, các má phanh được ép sát, thực hiện quá trình phanh Các lực ép

từ hai phía có tác dụng tương tự với loại có hai pit tông (giá cố định) Giá di độngđược dịch chuyển và dẫn hướng trên chốt trượt do tác dụng của dầu có áp suất trongkhoang kín Như vậy đĩa được ép bởi cả hai má phanh, thực hiện quá trình phanh bánhxe

Khi nhả phanh, áp suất dầu điều khiển giảm nhỏ, các phớt bao kín có khả năngđàn hồi kéo pit tông trở về vị trí ban đầu, đồng thời các đĩa phanh quay trơn với độ đảo

Trang 18

rất nhỏ, tách má phanh với đĩa Do bề mặt ma sát phẳng nên khe hở ban đầu của mộtcặp má phanh và đĩa phanh rất nhỏ (0,03 ÷ 0,1mm), điều này giúp cho cơ cấu phanhđĩa có khe hở ban đầu rất nhỏ, tăng độ nhạy của cơ cấu khi phanh Giá trị mômenphanh sinh ra trên cơ cấu phanh phụ thuộc vào giá trị lực điều khiển P Trên các cơ cấuphanh cần mômen phanh lớn có thể dùng 2, 3 pit tông, được điều khiển đồng thời.

c) Các chi tiết cơ bản của cơ cấu phanh đĩa

* Đĩa phanh

Đĩa phanh được bắt chặt với moay ơ bánh xe, đĩa phanh có hai bề mặt làm việcđược mài phẳng với độ bóng cao Tiết diện của đĩa có dạng gấp nhằm tạo nên đườngtruyền nhiệt gẫy khúc, tránh làm hỏng mỡ bôi trơn ổ bi moay ơ do nhiệt độ Phần lớncác đĩa phanh được chế tạo có rãnh rỗng giữa giúp nâng cao khả năng dẫn nhiệt rangoài môi trường không khí xung quanh

* Tự động điều chỉnh khe hở má phanh, đĩa phanh

Trang 19

Cơ cấu phanh đĩa phổ biến dùng các cơ cấu tự động điều chỉnh khe hở má phanh

và đĩa phanh Kết cấu thường sử dụng là lợi dụng biến dạng của phớt bao kín (vànhkhăn) để hồi vị pit tông lực trong xilanh Phớt bao kín nằm trong rãnh của xilanh làmnhiệm vụ bao kín khoang dầu có áp suất khi phanh Phớt được lắp trên pit tông Dướitác dụng của áp suất dầu pit tông bị đẩy dịch chuyển Lực ma sát của pit tông kéo phớtbiến dạng theo chiều mũi tên

Hình 1.14 Tự động điều chỉnh khe hở

Khi nhả phanh, áp lực dầu giảm, phớt hồi vị kéo pit tông trở lại vị trí ban đầu.Khi phanh nếu khe hở má phanh và đĩa phanh lớn, lực đẩy của dầu tác dụng lên pittông lớn hơn lực ma sát, đẩy pit tông trượt trên phớt Khi nhả phanh, pit tông chỉ hồi vịbằng đúng biến dạng của phớt và tạo nên vị trí mới của má phanh với đĩa phanh Phớtvới kích thước tiết diện vuôn hay chữ nhật đủ khả năng biến dạng với khe hở 0,6 mm,tương ứng với tổng khe hở hai bên của má phanh với đĩa trong cơ cấu phanh Để tăngbiến dạng của phớt, một số tiết diện chứa vành khăn có dạng hình thang vuông có gócvát nhỏ (5 ÷ 100) cho phép vành khăn biến dạng tới 1,2mm

1.6 Phanh tay

Phanh trên ô tô được dùng để:

+ Đỗ xe trên đường, kể cả đường bằng hay trên dốc

+ Thực hiện chức năng phanh dự phòng, khi phần dẫn động phanh chính bị sự cố

Hệ thống phanh trên ô tô tối thiểu phải có: phanh chính và phanh dự phòng, hai

hệ thống này cần được điều khiển riêng biệt Yêu cầu này đảm bảo ô tô có thể dừng xe

kể cả khi phanh chính bị sự cố Với nhiệm vụ dừng xe trên dốc, phanh tay được chếtạo với khả năng đỗ xe tối đa trên dốc 18% (180 ÷ 200) Phanh tay được tập hợp bởi hai

bộ phận chính: cơ cấu phanh, dẫn động phanh có cơ cấu điều khiển từ khu vực thuậnlợi xung quanh người lái

Trang 20

Cơ cấu phanh có thể được bố trí kết hợp với cơ cấu phanh của các bánh xe phíasau hoặc bố trí riêng đặt trên trục ra của hộp số Dẫn động phanh của phanh tay hoạtđộng độc lập với dẫn động phanh chính và được điều khiển bằng tay, phổ biến là dẫnđộng cơ khí với độ tin cậy cao Một số ô tô tải dùng cơ cấu phanh bố trí chung vớiphanh chính có dạng điều khiển phanh tay bằng lò xo tích năng, bố trí trong bầuphanh.

1.6.1 Phanh trên trục truyền

Phanh tay lắp trên trục thứ cấp hộp số

Hình 1.15 Phanh trên trục truyền

1 Nút ấn; 2 Tay điều khiển; 3.Đĩa tĩnh; 4.Cốt;

5.Lò xo; 6 Tang trống; 7 Vít điều khiển; 8 Guốc phanh

Đĩa tĩnh (3) của phanh được bắt chặt vào cacte hộp số Trên đĩa tĩnh lắp hai guốcphanh (8) đối xứng nhau sao cho má phanh gần sát mặt tang trống phanh (6), lắp trêntrục thứ cấp của hộp số Đầu dưới của má phanh tỳ lên đầu hình côn của chốt điềuchỉnh (7), đầu trên tỳ vào mặt một cụm đẩy guốc phanh gồm một chốt (4) và hai viên

bi cầu Chốt đẩy guốc phanh thông qua hệ thống tay đòn được nối với tay điều khiển(2)

Nguyên lý hoạt động.

Muốn hãm xe chỉ cần kéo tay điều khiển (2) về phía sau qua hệ thống tay đònkéo chốt (4) ra phía sau đẩy đầu trên của guốc phanh hãm cứng trục truyền động Vị tríhãm của tay điều khiển được khóa chặt nhờ cơ cấu con cóc chèn vào vành răng của bộkhóa Muốn nhả phanh tay chỉ cần ấn ngón tay vào nút (1) để nhả cơ cấu con cóc rồiđẩy tay điều khiển (2) về phía trước Lò xo (5) sẽ kéo guốc phanh trở lại vị trí ban đầu.Vít điều chỉnh dùng để điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống

1.6.2 Phanh tay có cơ cấu phanh ở các bánh xe sau

Trang 21

Hình 1.16 Phanh tay tại cơ cấu phanh bánh sau

1 Guốc phanh; 2 Vành răng; 3 Đòn quay; 4 Thanh chống

Cơ cấu phanh được bố trí thêm các đòn quay 3 và thanh chống 4 nối giữa cáp kéo

và guốc phanh 2 Khi kéo phanh tay, cáp dẫn chuyển động theo chiều mũi tên Lúc đầuđòn quay 3 quay quanh điểm D, dịch chuyển thanh chống 4, ép guốc phanh trái vàotang trống, tạo thành điểm tựa cố định Đầu nối B tiếp tục di chuyển, điểm D quay và

ép guốc phanh phải vào tang trống Do đó, hai guốc phanh ép sát vào tang trống thựchiện phanh bánh xe Trên các cơ cấu phanh đĩa bố trí ở cầu sau, sử dụng các kết cấuđẩy khóa pit tông trong xilanh bánh xe Các dạng kết cấu liên hợp giữa phanh tay vàphanh chân hiện nay rất đa dạng

1.7 Dẫn động điều khiển phanh chân bằng thủy lực

Hệ thống phanh sử dụng phương pháp truyền năng lượng thủy tĩnh với áp suấtlớn nhất trong khoảng 60 ÷ 120 bar Áp suất được hình thành khi người lái đạp bànđạp phanh, thực hiện tạo áp suất trong xilanh chính Chất lỏng (dầu phanh) được dẫntheo các đường ống tới các xilanh bánh xe nằm trong cơ cấu phanh Với áp suất dầu,các pit tông trong xilanh thực hiện tạo lực ép má phanh vào tang trống hoặc đĩa phanh,thực hiện sự phanh tại các cơ cấu phanh bánh xe

Dẫn động phanh thủy lực có ưu điểm: phanh êm dịu, dễ bố trí, độ nhạy cao dodầu không bị nén Nhược điểm của nó là: tỉ số truyền của dẫn động không lớn, nênkhông thể tăng lực điều khiển trên cơ cấu phanh Vì vậy hệ thống dẫn động phanh thủylực thường được sử dung trên ô tô con hoặc ô tô tải nhỏ

Dẫn động một dòng sử dụng xilanh chính một buồng dẫn dầu đến tất cả cácxilanh bánh xe Vì một lý do bất kỳ nào đó, nếu một đường ống dẫn dầu bị hở, dầutrong hệ thống bị mất áp suất, tất cả các bánh xe đều bị mất phanh Dẫn động một

Trang 22

dòng có kết cấu đơn giản, nhưng độ an toàn không cao, vì vậy ngày nay, hệ thốngphanh trên ô tô bố trí với tối thiểu hai dòng phanh dẫn động độc lập.

Hình 1.17 Dẫn động một dòng

Dẫn động hai dòng được mô tả ở hình dưới.Sự tách dòng được thực hiện tạixilanh chính Như vậy, bàn đạp tác động vào xilanh chính (hai buồng nối tiếp) tạo rahai dòng cung cấp chất lỏng tới bánh xe Nếu bị hở dầu ở một dòng nào đó, dòng cònlại vẫn có thể phanh được xe

Hình 1.18 Dẫn động hai dòng

1.8 Dẫn động điều khiển phanh chân bằng khí nén

Cấu tạo chung của dẫn động phanh khí nén cơ bản bao gồm các phần chính:nguồn cung cấp khí nén, van phân phối khí, bầu phanh và đường ống dẫn khí Độ bền

và độ tin cậy của dẫn động phanh khí nén phụ thuộc vào chất lượng khí nén Do vậykhí nén phải đảm bảo sạch khô, có áp suất ở mức an toàn khi làm việc

Lực điều khiển trên bàn đạp chủ yếu là điều khiển van phân phối, lực tác dụnglên cơ cấu phanh do áp suất khí nén tác dụng lên bầu phanh Cấu tạo đơn giản, lắp ráp

dễ dàng nhưng độ an toàn thấp, độ tin cậy không cao Độ nhạy của hệ thống khôngcao, do vậy thời gian chậm tác dụng lớn Các cụm chi tiết khá nhiều, kích thước vàtrọng lượng lớn nên thường dùng trên xe tải

Trang 23

Hình 1.19 Dẫn động khí nén

1 Máy nén khí; 2 Bộ điều chỉnh áp suất; 3 Bình khí nén;

4 Lò xo hồi vị; 5.Bầu phanh; 6.Tổng van phanh.

Khi người điều khiển tác dụng vào bàn đạp phanh một lực thì tổng van 6 sẽ được

mở, khí có áp suất cao từ bình khí nén đi vào các đường ống dẫn đến các bầu phanh 5

Áp suất khí nén tác động lên màng bầu phanh 5, đẩy cần đẩy làm xoay cam của cơ cấuphanh Do đó ép má phanh vào trống phanh Bộ điều chỉnh áp suất 2 hạn chế áp suấtcủa hệ thống trong giới hạn xác định

Khi nhả bàn đạp phanh, tổng van phanh ngắt mối quan hệ giữa bình chứa khí vớiđường ống dẫn để ống dẫn mở thông với khí quyển.Khí nén từ các bầu phanh đượcthoát ra và guốc phanh tách khỏi trống phanh, kết thúc phanh

1.9 Dẫn động điều khiển phanh bằng khí nén kết hợp thủy lực

Dẫn động bằng thủy lực có ưu điểm độ nhạy cao nhưng lực điều khiển trên bànđạp cần lớn.Ngược lại đối với dẫn động bằng khí nén có ưu điểm là lực điều khiển trênbàn đạp nhỏ nhưng độ nhạy kém (thời gian chậm tác dụng lớn do khí bị nén do chịu ápsuất) Do đó để tận dụng ưu điểm của hai loại dẫn động trên người ta sử dụng hệ thốngdẫn động phối hợp giữa thủy lực và khí nén trên các ô tô tải, ô tô buýt trung bình vàlớn Dẫn động khí nén đảm bảo tính năng điều khiển của hệ thống dẫn động, còn dẫnđộng thuỷ lực đảm nhận chức năng bộ phận chấp hành

Máy nén khí 7 qua bình lọc 8 sẽ cung cấp khí đến bình chứa khí 9, khi tác dụnglên bàn đạp 1 van sẽ mở để khí nén từ bình chứa đến xi lanh lực sinh lực ép trên pistoncủa xi lanh chính 2, đầu dưới áp lực cao sẽ truyền đến ống dẫn 3 đến xi lanh 4 do đó sẽdaanx động má phanh và tiến hành quá trình đạp phanh

Trang 24

Hình 1.20 Dẫn động liên hợp

1 Bàn đạp phanh; 2 Xy lanh phanh chính; 3 Ống dẫn dầu ;

4,6 Xy lanh bánh xe; 5 Cơ cấu phanh; 7 Máy nén khí;

8 Bình lắng đọng chất lỏng ; 9 Bình chứa khí

* Ưu điểm:

Đảm bảo độ nhạy cao, phanh đồng thời được tất cả các bánh xe, điều khiển nhẹ nhàng, đồng thời đảm bảo được khả năng tuỳ động và khả năng điều khiển phanh rơmooc

- Khi sử dụng hệ thống phanh liên hợp thì giá thành rất cao và có nhiều cụm chi tiết đắt tiền

1.10 Hệ thống phanh có khả năng tự động điều chỉnh lực phanh

Quá trình phanh tiến hành tốt nhất khi lực phanh gần xấp xỉ bằng với lực bám,tức là mômen phanh sinh ra trong cơ cấu phanh cần tương ứng với mômen bám củabánh xe Quy luật đã chỉ ra: khi càng tăng cường độ phanh, tải trọng thẳng đứng đặt

Trang 25

trên cầu trước càng tăng cao, còn tải trọng thẳng đứng trên cầu sau càng giảm Do vậy,cầu sau có nhiều khả năng dẫn đến bị trượt lết bánh xe.

1.10.1 Bộ điều chỉnh lực phanh

Trong hệ thống phanh thủy lực cũng như hệ thống phanh khí nén, áp suất thủylực hoặc khí nén dẫn ra các bánh xe của cầu trước và cầu sau có thể bằng nhau hoặckhác nhau

Một số hệ thống sử dụng van phân phối (phanh khí nén) hoặc xilanh chính haidòng có áp suất khí nén, thủy lực ra các dòng khác nhau Mức độ thay đổi áp suất giữacác dòng phanh phụ thuộc vào lực bàn đạp, không phụ thuộc vào lực thẳng đứng trêncầu xe Mặc dù chất lượng phanh trong trường hợp này có cải thiện hơn, nhưng chỉthích hợp trong một số ít các tình trạng thực tế khi phanh trên đường

Ngày nay hệ thống phanh trên ô tô dùng van phân phối hoặc xilanh chính haidòng có áp suất ra các dòng như nhau với bộ điều hòa lực phanh (bộ tự động điềuchỉnh áp suất ra cầu sau) Bộ điều hòa lực phanh có nhiều dạng cấu trúc, điển hình là:+ Loại điều hòa lực phanh bằng van hạn chế áp suất, làm việc trên cơ sở của sựthay đổi áp suất sau xilanh chính (còn gọi là bộ điều hòa tĩnh)

+ Loại điều hòa lực phanh bằng van hạn chế áp suất, làm việc trên cơ sở của sự thayđổi áp suất sau xilanh chính và tải trọng tác dụng trên các bánh xe của các cầu (bộ điềuhòa hai thông số)

Hình 1.21 Đường đặc tính của bộ điều hòa lực phanh hai thông số

Bộ điều hòa tĩnh chỉ có khả năng điều chỉnh áp lực dầu theo áp suất sau xilanhchính, bởi vậy khi tải trọng trên các bánh xe sau thay đổi lớn, áp suất dầu không thay

Trang 26

đổi theo Ngày nay, thường dùng bộ điều hòa hai thông số do khả năng làm việc thíchhợp hơn bộ điều hòa tĩnh.

Hình trên thể hiện đặc tính của bộ điều hòa lực phanh Đường nét đứt thể hiệnmối

hòa Đường cong liền thể hiện mối quan hệ giữa áp suất trong xilanh bánh xe trước vàsau ở điều kiện lý tưởng Đường liền gãy khúc thể hiện mối quan hệ giữa áp suất trongxilanh bánh xe trước và sau khi có bộ điều hòa lực phanh Đường này đã bám sátđường lý tưởng nên đã cải thiện được chất lượng phanh

Để hoàn thiện chất lượng phanh, trên ô tô bố trí các hệ thống điện tử điều khiển

sự quay của các bánh xe độc lập hoặc chung một số bánh xe sao cho trong quá trìnhphanh, mômen phanh được điều khiển đảm bảo độ trượt nằm trong giới hạn 15 ÷ 30%.Quá trình điều khiển mômen phanh được thực hiện theo :

- Vận tốc chuyển động của ô tô,

Trang 27

- Gia tốc góc quay bánh xe,

- Độ trượt giới hạn yêu cầu

ABS trong hệ thống phanh thủy lực là một bộ tự động điều chỉnh áp suất dầuphanh đưa vào các xilanh bánh xe sao cho phù hợp với chế độ lăn của bánh xe, nhằmnâng cao hiệu quả điều khiển phanh Mô tả cấu trúc các cụm bố trí trên xe và sơ đồ hệthống phanh ABS thủy lực cơ bản được trình bày ở hình dưới đây

Hình 1.23 Thành phần cơ bản của bộ ABS

Ngoài các cụm của hệ thống phanh thủy lực thông thường, hệ thống phanh cóABS còn thêm: các cảm biến tốc độ bánh xe, bộ điều khiển trung tâm ECU-ABS, cácvan điều chỉnh

áp suất bố trí trước xilanh bánh xe

Chức năng của các bộ phận chính như sau:

+ Cảm biến tốc độ bánh xe nhằm xác định tốc độ góc của bánh xe và chuyểnthành tín hiệu điện gửi đến bộ ECU-ABS

+ Bộ điều khiển trung tâm ECU-ABS theo dõi sự thay đổi tốc độ góc quay bánh

xe khi phanh, xác định tốc độ góc ô tô, gia tốc góc của bánh xe, cấp tín hiệu điều khiểntới các van điều chỉnh áp suất trong block thủy lực

+ Cụm van điều chỉnh (block thủy lực) hoạt động theo tín hiệu điều khiển từECU, điều chỉnh áp suất dầu để đảm bảo độ trượt tối ưu 15 ÷ 30%

Trang 28

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG

PHANH TRÊN XE TOYOTA INNOVA G

2.1 Các thông số của ô tô

2.1.1 Các thông số kỹ thuật xe của ô tô

Trang 29

- Bán kính tiếp xúc của má phanh: 1

2.2 Tính toán kiểm nghiệm hệ thống phanh

2.2.1 Kiểm nghiệm hiện tượng tự xiết

Khi thiết kế và tính toán cơ cấu phanh cần phải tránh hiện tượng tự xiết Hiệntượng tự xiết xảy ra khi má phanh bị ép sát vào trống phanh chỉ bằng lực ma sát màkhông cần tác động lực P của dẫn động lên guốc phanh Nếu hiện tượng này xảy ra thìkhi người lái thôi phanh nhưng xe vẫn bị phanhdo vậy đây là hiện tượng cần tránh đốivới hệ thống phanh ta thấy hiện tương tự xiết sẽ không xảy ra khi phương của lực R điqua phía trên tâm quay của guốc phanh Khi thôi phanh (tức là khi đó thôi tác động củalực P), phản lực R từ trống phanh vào guốc phanh sẽ đưa má phanh vào vị trí ban đầu(vị trí không phanh) Ngược lại nếu phương của lực R đi qua tâm hoặc dưới tâm quaycủa guốc phanh (mà điều này chỉ xảy ra đối với guốc phanh bên trái) thì bản thân lực

R cũng làm cho guốc phanh quay sang trái Khi đó momen phanh sẽ tăng lên vô hạn

và nếu người lái nhả phanh thì xe vẫn bị phanh Guốc phanh bên phải (tức guốc phanhphía sau theo chiều tiến của xe) không bao giờ có hiện tượng tự xiết

- Ta có công thức tính momen phanh đối với guốc sau:

Trang 30

- Đối với guốc trước:

' ' '

Biểu thức trên cho thấy, nếu c(cosδ’ + μsinδ’) – μρ’ = 0 thì M’P → ∞ Điều này

có nghĩa là mômen phanh trên guốc phanh phía trước sẽ trở nên vô cùng lớn, đây chính là hiện tượng tự xiết Với điều kiện để xảy ra hiện tượng tự xiết là:

μ C.cosδ

ρ - C.sinδ

Trong đó:

C: Khoảng cách từ tâm bánh xe đến tâm chốt Chọn C = 100 mm

Theo tính toán ở trên ta có:

' t

2

m.v l

2.F

Trong đó: m : Khối lượng toàn bộ của ôtô khi đầy tải có m = G/g

v : Tốc độ của ôtô khi bắt đầu phanh v = 60 km/h = 16,67 (m/s)

g : Gia tốc trọng trường g = 9,81 (m/s2)

*Với cơ cấu phanh cầu sau

FΣ1 : Tổng diện tích các má phanh cơ cấu phanh sau (4 má phanh)

Trang 31

FΣ1 = 4.F = 4.0,01465 = 0,05861 m2

*Với cơ cấu phanh cầu trước

FΣ2: Tổng diện tích các má phanh cơ cấu phanh cầu trước

2 2

2 2 1

2.2.3 Áp suất lên bề mặt má phanh

*Với cơ cấu phanh cầu sau

Áp suất trên bề mặt má phanh được giới hạn bởi sức bền của vật liệu do mỗi loạivật liệu chỉ chịu được một áp lực nhất định Áp suất trên bề mặt má phanh được tínhnhư sau:

Trong đó: μ : Hệ số ma sát giữa má phanh và trống phanh, μ = 0,3

FΣ : Diện tích má phanh tại nơi có MP

Kết luận: Vậy áp suất trên bề mặt cơ cấu phanh sau nằm trong giới hạn cho phép.

*Với cơ cấu phanh trước

Áp suất trên bề mặt ma sát chính bằng lực ép ép má phanh vào đĩa phanh chiacho diện tích má phanh

Lực ép má phanh là:

Trang 32

Kết luận: Vậy áp suất trên bề mặt cơ cấu phanh trước nằm trong giới hạn cho phép.

2.2.4 Kiểm tra nhiệt độ tang trống

Trong quá trình phanh, động năng của ôtô chuyển thành nhiệt năng ở trốngphanh và một phần thoát ra môi trường không khí, phương trình cân bằng năng lượnglà:

t : Độ gia tăng nhiệt độ

G: Trọng lượng toàn bộ của ôtô khi đầy tải G = 21700 (N)

g: Gia tốc trọng trường g = 9,81 m/s2

C : Nhiệt rung riêng của trống phanh làm bằng gang, C = 500 J/kg.độ

mt: Khối lượng trống phanh; mt = 4m0 = 4γVV

γV: Khối lượng riêng của gang, γV = 7,2 g/cm3

Trang 33

Ứng suất được tính như sau:

t

pRσ

s

Trong đó:

p: áp suất dầu trong đường ống p = 7.106 (N/m2)

R: bán kính bên trong đường ống dẫn

Trang 34

2.2.6 Tính bền guốc phanh

a) Tính kích thước đến trọng tâm G

Guốc phanh thường được làm theo hình chữ T Ta tính bền cho guốc phanh chịumomen lớn nhất theo tính toán ở trên ta có guốc trước cơ cấu phanh sau chịu momenlớn hơn

Hình 2.2 Sơ đồ tính bền guốc phanh

1 2

Y FY

F F

Trong đó:

Y2: kích thước chế tạo guốc phanh Y2 d b 23

' '

F FR

Trang 35

R'2: bán kính trọng tâm của phần diện tích dưới, tính đến tâm tangtrống: R'2= 105 (mm)

b) Kiểm tra bền guốc phanh

Ta áp dụng phương pháp tính gần đúng vì tính toán chính xác guốc phanh rấtphức tạp Để xác định tiết diện nguy hiểm của guốc phanh ta phải vẽ được biểu đồ nộilực Đặt các giá trị lực P, U', R' vào guốc phanh Tại điểm đặt lực tổng hợp R’ ta phântích thành hai thành phần lực N' và T' Coi lực phân bố đều trên guốc phanh ta tínhđược các lực NX, TX đặt tại góc /2 Tại chốt quay của chốt phanh ta cũng phân tíchlực lực tổng hợp U1 ra hai thành phần lực UY1 và UX1 sau đó tại điểm đặt lực R1 ta cắtguốc phanh thành hai nửa thay vào mặt cắt đó lực hướng tâm NZ1 và QY1, MU1 ở nửadưới là các lực NZ2và QY2, MU2 ngược với các thành phần lực và mômen ở phần trên.Xét sự cân bằng đoạn trên ta có:

Trang 36

Bảng thông số tính bền nửa trên guốc phanh

Trang 37

Căn cứ vào biểu đồ momen ta đi tính bền tại 3 điểm:

Hình 2.6 Các điểm cần tính mô men

Ứng suất do QY2 và MU gây ra được tính theo công thức

Trong đó: F: Diện tích của tiết diện tính toán

Rth: Bán kính đường trung hoà

Ri: Bán kính tại điểm đang xét

Ứng suất tại điểm 1:

Ngày đăng: 23/11/2016, 23:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. GS.TSKH. Nguyễn Hữu Cẩn, (2005), Lý thuyết ôtô máy kéo, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết ôtô máy kéo
Tác giả: GS.TSKH. Nguyễn Hữu Cẩn
Nhà XB: Nhà xuất bản khoahọc và kỹ thuật
Năm: 2005
[2]. PGS.TS.Trịnh Chất, TS. Lê Văn Uyển, (1993), Tính toán và thiết kế hệ dẫn động cơ khí, Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính toán và thiết kế hệ dẫn độngcơ khí
Tác giả: PGS.TS.Trịnh Chất, TS. Lê Văn Uyển
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 1993
[3]. PGS.TS. Nguyễn Khắc Trai, (2010), Kết cấu ô tô, Nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết cấu ô tô
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Khắc Trai
Nhà XB: Nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội
Năm: 2010
[4]. PGS.TS Nguyễn Trọng Hoan, (2011), Tập bài giảng thiết kế tính toán ô tô, Đại Học Bách Khoae Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng thiết kế tính toán ô tô
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Trọng Hoan
Năm: 2011
[5]. PGS.TS. Nguyễn Khắc Trai, (2005), Kỹ thuật chuẩn đoán ôtô, Nhà xuất bản GTVT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật chuẩn đoán ôtô
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Khắc Trai
Nhà XB: Nhà xuất bản GTVT Hà Nội
Năm: 2005
[6]. TS. Hoàng Đình Long , (2009), Giáo trình kỹ thuật sữa chữa ôtô, Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kỹ thuật sữa chữa ôtô
Tác giả: TS. Hoàng Đình Long
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w