1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỒ án THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG KHÔ CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU

30 2,5K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 469,63 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG KHÔ CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU.......................................................................................................................................................................

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Tại VIỆT NAM bánh lương khô đã có mặt vào những năm của thập kỷ 60 nhưng phần lớn chủ yếu cung cấp cho kháng chiến Lúc bây giờ, lương khô ở nước ta chủ yếu nhập từnước ngoài ( Liên Xô, Trung Quốc)

Bánh lương khô có thể cung cấp cho con người một lượng dinh dưởng rất cao, đồng thời

có thể sử dụng trong sinh họat và giải trí của chúng ta Ngoài ra bánh lương khô còn giải quyết những vướng về lương thực

Chính vì những yếu tố trên ta nhận thấy bánh lương khô có một ý nghĩa rất quan trọng và

là một dạng mặt hàng không thể thiếu được trên thị trường thực phẩm nói riêng và cuộc sống của con người nói chung

Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu là một trong những Công ty sản xuất bánh kẹo lâu năm và có uy tín trên thị trường Sản phẩm lương khô của Hải Châu là sản phẩm truyền thống, thế mạnh của công ty, đây là sản phẩm luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản lượng tiêu thụ của công ty, từ lâu được ưa chuộng hầu hết trên các miền đất nước và ngàycàng được người tiêu dùng tín nhiệm vì chất lượng luôn đảm bảo, chủng loại phong phú, giá cả hợp lý, bao bì mẫu mã thường xuyên được đổi mới ngày càng tốt hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng

Trang 2

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

1 Khái niệm quản trị tác nghiệp:

Sản xuất hoặc tác nghiệp bao gồm các hoạt động mua, dữ trữ, biến đổi đầu vào thành đầu

ra cũng như các hoạt động bảo dưỡng; bảo trì máy móc thiết bị của hệ thống sản xuất Trong đó, hoạt động chế biến là hoạt động cốt lõi của mọi hệ thống sản xuất Thực chất quá trình chế biến là quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra

Quản trị sản xuât/tác nghiep là quá trình hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm tra, kiếmsoat hệ thống sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu sản xuât đề ra

Dưới nhãn quan hệ thống, sản xuất bao gồm nhiều yếu tố cấu thành, có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau Toàn bộ phân hệ sản xuât được thể hiện qua hình 1.1

Hình 1.1 Sơ đồ hệ thống sản xuât/tác nghiệp

Bộ phận trung tâm của hệ thống sản xuất là quá trình biến đổi Đó là quá trình chế

biến,chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành đầu ra gồm hàng hóa hoặc dịch vụ, đáp ứng nhu cầu xã hội Vì được xác định là bộ phận hạt nhân của hệ thống sản xuất, do đó kết

Trang 3

quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc thiết kế, tổ chức và quản trị quá trình biến đổi này.

Các yếu tố đầu vào rất đa dạng bao gồm nguồn tài nguyên thiên nhiên, con người, công nghệ, thông tin khách hàng,… Chúng là những nguồn lực cần thiết cho bất kỳ quá trình sản xuât nào Muốn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiep có hiệu quả đòi hỏi phải khai thác và sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hợp lý, tiết kiệm nhất

Đầu ra thường bao gồm hai loại là sản phẩm và dịch vụ Đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ, đầu ra được thể hiện dưới nhiều dangkhó nhận biết một cách cụ thể như của hoạtđộng sản xuất.Ngoài những sản phẩm hoặc dịch vụ được tạo ra sau mỗi quá trình sản xuất/cung ứng dịch vụ còn có một số phụ phẩm khác có ích hoặc không có ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đôi khi đòi hỏi phải có chi phí lớn cho việc xử lý, giải phóng chúng, nhất là trong yêu cầu phát triển bền vững ngày nay, chẳng hạn phế phẩm, chất thảicác loại…

Thông tin ngược lại là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống sản xuất của doanh nghiep Những thông tin này cho biết tình hình thực tế diễn ra như thế nào? Từ đó sẽ giúpnhà quản trị có những điều chỉnh hợp lý trong quản trị

Các đột biến ngẫu nhiên ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ hệ thống sản xuất, đôi khi làm cho sản xuất không thực hiện được mục tiêu như mong muốn Chẳng hạn như thiên tai, lũ lụt, chiến tranh, hỏa hoạn, sự thanh đổi về chính sách, thị hiếu của khách hàng thayđổi…

Nhiệm vụ của quản trị sản xuất/tác nghiệp là thiết kế và tổ chức hệ thống sản xuất nhằm biến đổi đầu vào thành đầu ra sau mỗi quá trình biến đổi, nhưng với một lượng lớn hơn đầu tư ban đầu Đó chính là phải tạo ra giá trị gia tăng cho doanh ngiệp Giá trị gia tăng làyếu tố quan trọng tạo ra động cơ phấn đấu của mỗi doanh nghiệp Với xã hỗi tạo ra ngày cang nhiều giá trị gia tăng sẽ góp phần tăng thu nhập quốc dân, tăng tích lũy của cải cho một xã hội ngày càng giàu có và phat triển

Trang 4

2 Mục tiêu của quản trị sản xuất/ tác nghiệp:

Quản trị sản xuất/ tác nghiệp có những mục tiêu cụ thể sau:

- Bảo đảm chất lượng sản phẩm/dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng trên cơ sở khảnăng của doanh nghiệp;

- Bảo đảm đúng dung lượng mong muốn của thị trường;

- Giảm chi phí sản xuất tới mức thấp nhất có thể khi tạo ra một đơn vị đầu ra;

- Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ;

- Đảm bảo cung ứng đúng thời điểm, đúng địa điểm, đúng số lượng và đúng khách hàng

- Xây dựng hệ thống sản xuất năng động, linh hoạt;

- Bảo đảm mối quan hệ qua lại tốt với khách hàng và nhà cung ứng;

- Xây dựng hệ thống và các phương pháp quản trị gọn nhẹ và không có lỗi với khách hàng

3 Vai trò và mối quan hệ của quản trị sản xuất/tác nghiệp với các chức năng trị khác:

Doanh nghiệp là một hệ thống nhât bao gồm phân hệ cơ bản là sản xuât/tác nghiệp, marketing và tài chính Trong những phân hệ đó, hoạt động sản xuất/tác nghiep được coi

là khâu quyết định tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới là nguon gốc của mọi sản phẩm/dịch vụ được tạo ra trong doanh nghiệp Khẳng định vai trò quan trọng quyết định sản xuât/tác nghiệp trong việc tạo ra và cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho xã hội không có nghĩa là xem xét nó một cách biệt lập với các chức năng quản trị khác trong doanh nghiệp

Khi nghiên cứu quản trị sản xuất/tác nghiệp cần quán triệt tư tương lớn xuât phát từ tiếp cận hệ thông Bảng 1.2 sẽ thể hiện rõ điều đó

Trang 5

Kết quả của quản trị sản xuất là tạo ra và làm tăng nguồn bảo đảm thực hiện các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp đã đề ra.

Thống nhât là cơ bản , tuy nhiên giữa các phân hệ trên luôn tiềm ẩn những mâu thuẫn vớinhau Chẳng hạn, chức năng sản xuất và marketing có những mục tiêu mâu thuẫn với nhau về thời gian, về chất lượng và giá cả Trong khi bộ phận marketing đòi hỏi sản phẩm.dịch vụ chat lượng cao, giá thành hạ và thời gian giao hàng nhanh chóng thì quá trình sản xuât/tác nghiệp lại có những giới hạn về công nghệ, chu kì sản xuất, khả năng tiêt kiệm chi phí nhâtđịnh Cũng từ những giới hạn trên mà không phải lúc nào sản xuất cũng thực hiện đung các mục tiêu tài chính đặt ra và ngược lại, cũng có khi những nhu cầu về đầu tư đổi mới công nghệ hoặc thiết kế, sắp xếp lại hệ thống sản xuất lại không được bộ phận tài chính thỏa mãn như mong muốn

Trang 6

Những mâu thuẫn đôi khi là do khách quan mang lại, song cũng có khi là do yếu tố chủ quan gây ra Từ đó vấn đề cơ bản là đòi hỏi phải có sự phân công và hiệp tác tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong doanh nghiệp để cung nhau thực hiện mục tiêu chung.

4 Vai trò của nhà quản trị trong quản trị tác nghiệp:

Các nhà quản trị sản xuât/ tác nghiệp tùy theo vị trí của họ trong doanh nghiệp sẽ có những chức năng nhiệm vụ khác nhau Sự phân công và hiệp tác trong quá trình ra quyết định cũng cần được vận dụng hợp lý Sự phân chia trách nhiệm trong lĩnh vực quản trị tácnghiệp và được thể hiện ở hình 1.5

Trong doanh nghiệp vị trí cao nhất quản lý về quản trị sản xuất/ tác nghiệp thường là một Phó tong giám đốc hoặc Phó giám đốc Bộ phận chức năng tham mưu cho lãnh đạo cấp cao thường là Phòng sản xuất hoặc điều độ sản xuất

Với vị trí cao nhât về quản trị sản xuất/tác nghiệp thường thực hiện một số hoạt động chủyếu sau:

1) Lựa chọn sản phẩm, các quá trình và nguồn nhân lực;

2) Thiết kế sản phẩm, quá trình, nhiệm vụ, phương pháp và hệ thông kế hoạch hóa và kiểm tra;

3) Nắm và kiểm tra lại toàn bộ hệ thống sản xuât/tác nghiệp trước những thay đổi của nhu cầu, công ngệ, môi trường và cách thức cạnh tranh;

4) Hoạch định để thực hiện dự báo, quyết định mức sản xuất, thực hiện điều độ cũng như việc mua và sử dụng các nguồn lực;

5) Kiểm tra và đánh giá khoảng cách giữa mong muốn đã kế hoạch hóa và thực tế đã đạt được để có những cải tiến kịp thời

Hình 1.5 Phân công nhiệm vụ quản trị sản xuất/tác nghiệp

Trang 7

Trong các loại hoạt động trên 3 loại đầu được coi là những nhiệm vụ theo thời kỳ, còn lạicác hoạt động sau được xem là các hoạt động kế tiếp theo nhưng hoạt động trên.

Với các vị trí cán bộ quản lý cấp trung hoặc tác nghiệp như quản đốc hoặc tổ trươngsản xuất có những trách nhiệm như sau:

1) Đối với công việc

- Đạt được mục tiêu chung

2) Đối với cá nhân

- Hỗ trợ và khuyến khích mỗi cá nhân trong tổ sản xuất

- Phân công công việc phù hợp cho mỗi nhân viên

- Giai thích rõ vai trò của từng cá nhân đối với công việc chung của tổ

- Đánh giá cách thực hiện công việc của từng cá nhân

3)Đối với tổ sản xuất

Trang 8

- Đại diện cho tổ sản xuất trước lãnh đạo

- Đại diện cho lãnh đạo trước tổ sản xuất

- Phối hợp giữa tổ sản xuất với các bộ phận khác

Người tổ trương sản xuât có thể coi là thủ lĩnh bộ phận quản trị sản xuất, các công việc

đó thể hiện như sau:

- Chấp hành những chỉ thị mệnh lệnh của lãnh đạo

- Xây dựng và hướng dẫn nhân viên thực hiện đúng qui trình và định mức lao động

- Tạo động lực làm việc cho nhân viên

- Quản lý năng suât lao động và áp dụng các biện pháp tăng năng suất

- Phân tích công việc và hướng dẫn công việc

- Thực hiện và hướng dẫn nhân viên thực hiện tốt việc ghi chép ban đầu

- Xây dưng kế hoạch tiến độ sản xuất và phân công công việc cho nhân viên

- Quản lý máy móc thiết bị, nguyên vật liệu

- Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên và tổ chức cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên

5 Các quyết định trong quản trị sản xuất/tác nghiệp:

Nếu xem xét theo các loại quyết định theo cấp độ thì quản trị sản xuất/tác nghiệp sẽ bao gồm 3 loại, đó là các quyết định chiến lược, chiến thuật và loại quyết định điêù hành Hình 1.6 khái quát thể hiện rõ điều đó

Quyết định chiến lược thuộc về các nhà quản trị cấp cao và thường bao gồm: thiết kế sản phẩm và quá trình , công suất, tổ chức và phương pháp, công nghệ, định vị và bố trí mặt bằng sản xuất

Đối với cấp độ thứ hai là những quyết định chiến thuật do các nhà quản trị bậc trung gianthực hiện nội dung bao trùm là quản trị, kế hoạch hóa và kiểm soát với những mặt trị quản trị cụ thể như: quản trị cung ứng, quản trị dự trữ, quản trị chất lượng, quản trị dự án,quản trị bảo trì, kế hoạch hóa tổng hợp, chi tiết, MRP

Trang 9

Hình 1.6 Các loại quyết định trong quản trị tác nghiệp

Loại quyết định cuối cùng là những quyết định tác nghiệp thuộc về các nhà quản trị cấp

cơ sở Những quyết định này liên quan đến quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra với những nội dung như phân công, bố trí, hướng dẫn, kiểm tra, điều chỉnh…

6 Nội dung chủ yếu của quản trị sản xuất:

6.1 Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm

- Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm là nội dung quan trọng đầu tiên, là xuất phát điểmcủa quản trị sản xuất Để đáp ứng nhu cầu thị trường mọi hoạt động thiết kế, hoạch định

và tổ chức điều hành hệ thống sản xuất đều phải căn cứ và kết quả dự báo nhu cầu sảnxuất

- Nghiên cứu tình hình thị trường, dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm nhằm trả lời câuhỏi cần sản xuất sản phẩm gì? Số lượng bao nhiêu? Vào thời gian nào? Những đặc điểmkinh tế kỹ thuật cần có của sản phẩm là gì?

Trang 10

- Kết quả dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm chính là cơ sở để xây dựng kế hoạch sảnxuất kinh doanh và kế hoạch các nguồn lực sản xuất cần có Đây là căn cứ để xác định cónên sản xuất hay không nên sản xuất? Nếu tiến hành sản xuất thì cần thiết kế hệ thốngsản xuất như thế nào để đảm bảo thoả mãn được nhu cầu đã dự báo một cách tốt nhất.

6.2 Thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ

- Thiết kế và đưa sản phẩm mới ra thị trường 1 cách nhanh chóng là một thách thức đốivới mọi doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt

- Thiết kế sản phẩm nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thịtrường và phù hợp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp

- Mỗi loại sản phẩm đòi hỏi phương pháp và quy trình công nghệ sản xuất tương ứng.Thiết kế quy trình công nghệ là việc xác định những yếu tố đầu vào cần thiết như máymóc, thiết bị, trình tự các bước công việc và những yêu cầu kỹ thuật để có khả năng tạo

ra những đặc điểm sản phẩm đã thiết kế

- Tổ chức hoạt động nghiên cứu thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ

6.3 Quản trị năng lực sản xuất của doanh nghiệp

- Xác định đúng năng lực sản xuất làm cho doanh nghiệp vừa có khả năng đáp ứngđược những nhu cầu hiện tại, vừa có khả năng nắm bắt những cơ hội kinh doanh mới trênthị trường để phát triển sản xuất

- Xác định năng lực sản xuất không hợp lý sẽ gây lãng phí rất lớn, tốn kém vốn đầu tưhoặc có thể cản trở quá trình sản xuất sau này

- Quy mô sản xuất phụ thuộc vào nhu cầu, đồng thời là nhân tố tác động trực tiếp đếnloại hình sản xuất, cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của các doanh nghiệp

6.4 Xác định vị trí đặt doanh nghiệp (Định vị doanh nghiệp)

- Định vị doanh nghiệp là quá trình lựa chọn vùng và địa điểm bố trí doanh nghiệp,nhằm đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã lựachọn

- Định vị doanh nghiệp được đặt ra đối với những doanh nghiệp mới xây dựng hoặctrong những trường hợp mở rộng quy mô sản xuất hiện có, cần mở thêm những chinhánh, bộ phận sản xuất mới (điểm giao dịch, phát triển các nút mạng mới )

Trang 11

- Định vị doanh nghiệp là một hoạt động có ý nghĩa chiến lược trong phát triển sảnxuất kinh doanh, có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cả về những yếu tố vô hình

và hữu hình

6.5 Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp (Bố trí mặt bằng sản xuất)

Bố trí sản xuất là xác định phương án bố trí nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, máymóc thiết bị một cách hợp lý, nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đồng thời phải tínhđến các yếu tố tâm sinh lý và các yếu tố xã hội

6.6 Lập kế hoạch các nguồn lực

Lập kế hoạch các nguồn lực bao gồm việc xác định kế hoạch tổng hợp về nhu cầu sảnxuất, trên cơ sở đó lập kế hoạch về nguồn lực sản xuất nói chung và kế hoạch về bố trí lao động, sử dụng máy móc thiết bị, kế hoạch chi tiết về mua sắm nguyên vật liệu nhằmđảm bảo sản xuất diễn ra liên tục, với chi phí thấp nhất

6.7 Điều độ sản xuất

Điều độ sản xuất là bước tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất đã đặt ra, là toàn bộcác hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối phân giao các công việc cho từngngười, nhóm người, từng máy và sắp xếp thứ tự các công việc ở từng nơi làm việc nhằmđảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã xác định trong lịch trình sản xuất trên cơ sở sử dụng

có hiệu quả khả năng sản xuất hiện có của doanh nghiệp

6.8 Kiểm soát hệ thống sản xuất

Trong chức năng kiểm soát hệ thống sản xuất có hai nội dung quan trọng nhất là kiểmtra kiểm soát chất lượng và quản trị hàng tồn kho

- Hàng dự trữ tồn kho luôn là một trong những yếu tố chiếm tỷ trọng chi phí khá lớntrong giá thành sản phẩm Quản trị hàng dự trữ, tồn kho phải đảm bảo cả về mặthiện vật và giá trị nhằm đảm bảo tối ưu, không tách rời nhau hai luồng chuyểnđộng giá trị và hiện vật Những phương pháp quản trị giá trị và hiện vật sẽ chophép kiểm soát chặt chẽ lượng dự trữ tồn kho trong từng thời kỳ

- Quản lý chất lượng trong sản xuất là một yếu tố mang ý nghĩa chiến lược tronggiai đoạn ngày nay Để sản xuất sản phẩm ra với chi phí sản xuất thấp, chất lượngcao đáp ứng được những mong đợi của khách hàng thì hệ thống sản xuất của các

Trang 12

doanh nghiệp phải có chất lượng cao và thường xuyên được kiểm soát Quản lýchất lượng chính là nâng cao chất lượng của công tác quản lý các yếu tố, bộ phậntoàn bộ quá trình sản xuất của mỗi doanh nghiệp

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG KHÔ CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU

PHẦN I : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU

1.Thông tin chung về công ty bánh kẹo Hải Châu

- Tên công ty: Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu

Tên giao dịch quốc tế: hai chau confectionery joint stock company

Tên viết tắt: hachaco.jsc

-Trụ sở: 15 Mạc Thị Bưởi - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

Điện thoại: (04) 8624826 Fax: 04 8621520

Căn cứ quyết định số 3656/QĐ/BNN-TCCB ngày 22/10/2004 của Bộ trưởng BộNN&PTNT về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần Ngày30/12/2004 Công ty Bánh kẹo Hải Châu đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông sáng lập thốngnhất đổi tên công ty Bánh kẹo Hải Châu thành Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu

Trang 13

- Diện tích mặt bằng hiện nay: 55.000m2

Trongđó: - Khu A: 18.000 m2, gồm:

+Khu nhà điều hành của công ty+XN Bánh quy kem xốp

+XN Kẹo+XN gia vị thực phẩm+Hệ thống kho

- Khu B: 15.000 m2, bao gồm:

+XN Bánh cao cấp+Hệ thống kho

- Khu vực mở rộng: 20.000 m2

- Khu tập thể 4 tầng: 2.000 m2

- Ngoài ra, khu vực đất chưa sử dụng: 7.600 m2

-Chức năng, nhiệm vụ của Công ty bánh kẹo Hải Châu, bao gồm:

+ Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo các loại

+ Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bột gia vị các loại

+ Kinh doanh vật tư nguyên liệu bao bì ngành công nghiệp thực phẩm

+ Xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng Công ty được phép kinh doanh như vật tưnguyên liệu của ngành bột mỳ, sữa, mỳ chính không qua uỷ thác xuất khẩu và liên doanhliên kết với các thành phần kinh tế khác

2 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty được thành lập trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển công ty ngày càng xâydựng được uy tín và thương hiệu vững chắc trên thị trường đạt nhiều mục tiêu to lớn chodoanh nghiệp góp phần lớn vào lợi ích xã hội

Căn cứ vào luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc Hội nước CHXHCN ViệtNam thông qua ngày 29/11/2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh Nghiệp.Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt nam

Doanh nghiệp thuộc loại hình công ty cổ phần

Trang 14

Về hình thức công ty thuộc hình thức công ty cổ phần , hoạt động theo luật doanh nghiệp

và các quy định hiện hành khác của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3 Chức năng và nhiệm vụ

Sản xuất bánh kẹo, sôcôla, gia vị, mỳ ăn liền và chế biến các loại thực phẩm khác;

- Sản xuất nước uống có cồn, không cồn;

- Sản xuất in ấn các loại bao bì thực phẩm;

- Kinh doanh các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của Công ty;

- Dịch vụ thương mại tổng hợp;

- Cho thuê văn phòng nhà xưởng;

- Kinh doanh, môi giới bất động sản, đầu tư xây dựng;

- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi;

- Mua bán vật liệu xây dựng;

- Kinh doanh khách sạn nhà hàng; Kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, quán bar,

vũ trường);

- Dịch vụ vận chuyển hành khách, vận tải hàng hoá;

- Mua bán vật tư, máy móc, thiết bị công nghiệp, nông nghiệp (không bao gồm thuốc bảo

vệ thực vật), ngành điện, nước, hầm mỏ;

- Đại lý kinh doanh xăng dầu, dầu mỡ động cơ;

- Mua bán hàng nông, lâm, thuỷ, hải sản (Trừ loại lâm sản Nhà nước cấm), hàng thủ công

mỹ nghệ, hàng may mặc, giày dép, đồ gia dụng;

- Mua bán hàng điện tử, hàng điện lạnh, phần mềm máy tính, thiết bị tin học, viễn thông;

- Mua bán hoá chất (Trừ hoá chất Nhà nước cấm);

- Tư vấn chuyển giao công nghệ ngành chế biến thực phẩm;

- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá;

- Chế biến và kinh doanh các sản phẩm làm từ gỗ (Trừ loại gỗ Nhà nước cấm);

- Dịch vụ uỷ thác nhập khẩu;

- Mua bán các mặt hàng bánh kẹo, sôcôla, gia vị, bột ngọt, đường, sữa, nha, dầu ăn, rượu,bia, nước giải khát và các loại thực phẩm chế biến khác

Trang 15

- Thực hiện các hoạt động kinh doanh khác do Hội đồng Quản trị quyết định trong từng thời kỳ.

- Các ngành nghề khác phù hợp với năng lực của Công ty, phù hợp với quy định của phápluật

4 Tổ chức bộ máy

-Công ty có đại hội đồng cổ đông , hội đồng quản trị và giám đốc Trong trường hợp công ty có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số

cổ phần của công ty thì phải có ban kiểm soát

- Người đại diện theo pháp luật của công ty :

Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại điều lệcông ty Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam, trườnghợp vắng mặt trên 30 ngày ở Việt Nam thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người kháctheo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của người đại diệntheo pháp luật của công ty

- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu

Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Phòng tổ

chức hành

chính

Phòng nghiệp vụ kinh doanh

Phòng xây dựng cơ bản

Ban Giám Đốc

Phòng Kế toán

Ngày đăng: 23/11/2016, 09:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w