1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quan hệ malaysia việt nam từ năm 2000 đến năm 2014

107 470 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc giaĐông Nam Á ASEAN, quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực, trong đó có quan hệ với Liên bang Malaysia càng có cơ hội

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 2

NGHỆ AN - 2015

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS PHẠM NGỌC TÂN

Trang 4

NGHỆ AN - 2015

Trang 5

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, ngoài sự nổ lực của bản thân, đề tài

“Quan hệ Malaysia - Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2014” được hoàn thành

nhờ sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của PGS.TS Phạm Ngọc Tân, khoa Lịch

sử, Trường Đại học Vinh

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa Lịch sử, PhòngSau đại học, Bộ môn Lịch sử thế giới Trường Đại học Vinh, Viện nghiên cứuĐông Nam Á, Trung tâm Thông tấn xã Việt Nam, Thư viện Quốc gia, Thưviện Trường Đại học Vinh, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thư viện TrườngĐại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình thựchiện đề tài này

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong giađình, bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quátrình thực hiện luận văn

Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn tư liệu và khả năng nghiên cứu của bảnthân cho nên Luận văn này sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết cầnđược góp ý, sửa chữa

Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn đểluận văn này được hoàn chỉnh hơn

Xin chân thành cảm ơn !

Vinh, tháng 9 năm 2015

Tác giả

Phạm Thị Ngọc Anh

Trang 6

A MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 7

6 Đóng góp của luận văn 8

7 Bố cục luận văn 8

B NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ MALAYSIA - VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2014 9

1.1 Tình hình quốc tế và khu vực 9

1.1.1 Tình hình quốc tế 9

1.1.2 Tình hình khu vực Đông Nam Á 11

1.2 Nhân tố địa - chính trị, địa - văn hóa và lịch sử 14

1.3 Tình hình kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại của Malaysia và Việt Nam trong những năm 2000 - 2014 16

1.3.1 Tình hình kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại của Malaysia 16

1.3.2 Tình hình kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại của Việt Nam .20

1.4 Quan hệ Malaysia - Việt Nam trước năm 2000 22

Tiểu kết chương 1 30

CHƯƠNG 2 CÁC LĨNH VỰC HỢP TÁC MALAYSIA - VIỆT NAM TRONG 15 NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI 33

Trang 7

2.1 Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng 33

Trang 8

2.1.2 Về an ninh - quốc phòng 40

2.2 Hợp tác kinh tế 44

2.2.1 Thương mại 45

2.2.1 Đầu tư 49

2.3 Hợp tác trên một số lĩnh vực khác 54

2.3.1 Về lĩnh vực giáo dục đào tạo 54

2.3.2 Lĩnh vực văn hoá - thông tin 55

2.3.3 Lĩnh vực du lịch, thể dục - thể thao 61

2.3.4 Hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu lao động 65

Tiểu kết chương 2 66

CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ MALAYSIA - VIỆT NAM TRONG 15 NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI 68

3.1 Thành tựu và hạn chế 68

3.1.1 Thành tựu chính 68

3.1.2 Hạn chế 70

3.2 Một số bài học rút ra về quan hệ Malaysia - Việt Nam giai đoạn 2000 - 2014 71

3.3 Triển vọng quan hệ Malaysia - Việt Nam 72

C KẾT LUẬN 77

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

E PHỤ LỤC 87

Trang 9

Viết tắt Nghĩa

AC Cộng đồng ASEAN

AEC Cộng đồng Kinh tế ASEAN

AIPO Liên minh nghị viện ASEAN

APEC Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình dươngAFTA Khu vực Thương mại tự do ASEAN

AMM Retreat Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEM Diễn đàn hợp tác Á - Âu

ARF Diễn đàn an ninh khu vực

CNTB Chủ nghĩa tư bản

CNXH Chủ nghĩa xã hội

CTQG Chính trị quốc gia

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

ĐNA Đông Nam Á

EU Liên minh châu Âu

GDP Tổng thu nhập quốc nội

KHXH Khoa học xã hội

MOU Bản ghi nhớ

NAM Phong trào Không liên kết

NEP Chính sách kinh tế mới

NICs Các nước công nghiệp mới

USD Đồng Đô la Mỹ

WTO Tổ chức Thương mại thế giới

Trang 10

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Malaysia 46Biểu 2.1: Biểu đồ xuất nhập khẩu Việt Nam và Malaysia từ 2007 đến 2009 51

Trang 11

A MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Đông Nam Á là khu vực địa lý, văn hóa, lịch sử đặc biệt là khu vựcnằm án ngự trên đường hàng hải nối liến giữa Ấn Độ Dương và Thái BìnhDương, từ lâu được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Ávới Địa Trung Hải Thậm chí một số nhà nghiên cứu vẫn còn gọi đây là “ ốngthông gió” Đặc biệt cư dân Đông Nam Á có những nét chung thống nhất về vănhóa, đó là lấy phương thức sản xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thứchoạt động kinh tế chính, được coi là “cái nôi” của cây lúa nước Hai nướcMalaysia và Việt Nam là hai quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, cónhững điểm gần gũi về địa lý và tương đồng về lịch sử, văn hóa

Ngày 30/3/1973, Malaysia và Việt Nam tuyên bố thiết lập quan hệngoại giao chính thức trên cơ sở cùng tồn tại hòa bình, tôn trọng độc lập chủquyền, toàn vẹn và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp táchai bên cùng có lợi, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau Việc thiết lập quan hệngoại giao với Việt Nam tạo cơ hội cho Malaysia và Việt Nam tăng cườnghợp tác trên tất cả các lĩnh vực

Năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc giaĐông Nam Á (ASEAN, quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực, trong

đó có quan hệ với Liên bang Malaysia càng có cơ hội để phát triển,

1.2 Sau khi dành độc lập (1957), Malaysia với chính sách đúng đắn đãthúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển hướng tới xây dựng và phát triểnthành một nước công nghiệp mới (NIC) Chính vì thế, Malaysia đã nhanhchóng chiếm vị trí quan trọng trong khu vực Đông Nam Á

Việc nghiên cứu Malaysia nằm trong khu vực Đông Nam Á là điều cầnthiết Bởi lẽ, không chỉ hiểu thêm về quá trình phát triển của Malaysia mà

Trang 12

quan trọng là tìm ra cách thức phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị ViệtNam - Malysia.

Malaysia là một trong những thành viên sáng lập tổ chức ASEAN,trong khi Việt Nam đến năm 1995 mới là thành viên chính thức, nhưng hainước cùng phấn đấu vì lợi ích chung của hai nước và của cộng đồng ASEAN.Hiện nay, Malaysia, Việt Nam và các nước thành viên khác của tổ chứcASEAN đang tham gia vào lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN

Tháng 8/2015, Việt Nam - Malaysia trở thành đối tác chiến lược Do đónghiên cứu về Malaysia và mối quan hệ giữa Việt Nam với đất nước này làviệc là có ý nghĩa thời sự và bài học sâu sắc, là điều kiện thuận lợi để ViệtNam và Malaysia xích lại gần nhau hơn để tăng cường hiểu biết và hợp táctrên nhiều lĩnh vực Điều này không những giúp cho chúng ta hiểu thêm vềlịch sử quan hệ Malaysia - Việt Nam mà còn giúp chúng ta rút kinh nghiệmtrong quan hệ hợp tác với các nước khác trong khu vực và thế giới Là nhữngngười đang học tập và nghiên cứu lịch sử, chúng tôi cho rằng việc nghiên cứuquan hệ giữa các nước Đông Nam Á trong đó có quan hệ Malaysia - ViệtNam trong một giai đoạn 15 năm đầu của thế kỉ XXI, tăng thêm hiểu biết chobản thân, phục vụ cho công tác chuyên môn ở nhà trường phổ thông là điềurất cần thiết

Vì những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Quan hệ Malaysia - Việt

Nam từ năm 2000 đến năm 2014” làm đề tài luận văn thạc sĩ Lịch sử

của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Quan hệ Malaysia - Việt Nam là một vấn đề có ý nghĩa khoa học vàthực tiễn sâu sắc Do vậy, từ trước đến nay có không ít tác giả trong và ngoàinước nghiên cứu về vấn đề này dưới nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên trongđiều kiện cho phép, chúng tôi chủ yếu tiếp cận được các bài viết, các công

Trang 13

trình nghiên cứu của các tác giả trong nước Nguồn tư liệu tiếp cận được gồmcác dạng sách tham khảo, sách chuyên khảo, luận văn, các bài viết đăng trêncác tạp chí (Nghiên cứu quốc tế, Nghiên cứu Đông Nam Á, Châu Á - TháiBình Dương ), tư liệu Thông tấn xã Việt Nam.

Sau đây là một số nghiên cứu liên quan đến quan hệ Malaysia - ViệtNam của các tác giả tư liệu mà chúng tôi đã tiếp cận được

- Những bài viết về Malaysia và tổ chức Hiệp hội các quốc gia ĐôngNam Á (ASEAN):

Loạt bài viết của tác giả Nguyễn Văn Hà trên Tạp chí Nghiên cứu

Đông Nam Á như Những điều chỉnh chính sách của Malaysia từ giữa thập kỷ

90 đến nay (số 3/2001, trang 31-38); Malaysia và tiến trình hợp tác ASEAN+3 (số 6/2006, trang 15-22); Những yếu tố tác động đến phát triển xã hội dân sự ở Malaysia từ 1981 đến nay (số 18/2008, trang 29-38); Công bằng xã hội trong kế hoạch cho tương lai lần thứ ba ở Malaysia (OPP3, 2001 - 2010) (số 1/2008, trang 26-34); Điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế của Malaysia sau khủng hoảng 2008 (số 5/2012, trang 18 - 24).

Cũng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số5/ 2001, trang 64 - 69),

Nguyễn Thuý Anh có bài Tìm hiểu những tương đồng văn hoá qua sự tương

ứng về từ vựng giữa Việt Nam và Malaysia; Trần Thị Lan Hương với Điều chỉnh chính sách đầu tư nước ngoài của Malaysia", (số 3/2009), Phạm Ngọc

Tân và Trần Thị Lan Hương với "Kinh nghiệm độc lập tự chủ trong hội nhập

kinh tế của Malaysia" (số 3/2010).

Trần Thị Lan Hương trên tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới (số

3/2003, trang 52-58) có bài Điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại ở Malaysia

sau khủng hoảng, Tạp chí Kiến thức quốc phòng hiện đại (số 2/2010) đăng bài

của tác giả Hoàng Mai với nhan đề "Ngoại giao chiến lược của Malaysia giai

đoạn 2009 - 2015" , bài "Về tiến trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang Malaysia" của tác giả Trần Duy Linh (số 9/2013, trang 88-92)

Trang 14

Những bài viết này điểm qua những nét chính về đất nước, con người vàcác lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng cũng nhưđường lối dối ngoại của Liên bang Malaysia trong quá khứ cũng như hiện tại.

- Những bài viết về quan hệ Malaysia - Việt Nam:

Bài viết: “Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Malaysia và triển vọng”

(Nghiên cứu Quốc tế số 2/2003, trang 10-18) của tác giả Phạm Thị Miên đãđiểm qua những nét chính về quan hệ giữa hai nước và những thành tựu đạtđược trong 30 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, đồng thờicũng đưa ra một vài nhận xét, kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hợptác, phát triển quan hệ giữa hai nước

Bài viết: “Quan hệ Việt Nam - Malaysia nhiều tiềm năng phát triển" (Thông tấn xã Việt Nam, ngày 11/12/2013) của tác giả Nguyễn Hồng Thao -

Đại sứ Việt Nam tại Malaysia nhân kỷ niệm 40 năm hợp tác và phát triển giữahai nước đã đánh giá quá trình hợp tác phát triển của hai nước qua từng giaiđoạn, đặc biệt tác giả đã đánh giá về sự chuyển biến về chất trong mối quan

hệ hợp tác giữa hai nước từ thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay trên tất cảcác lĩnh vực Bài viết còn chỉ rõ về triển vọng hợp tác của hai nước không chỉtrong khuôn khổ song phương mà còn hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn khu

vực và quốc tế Tạp chí Thế giới & Việt Nam có bài "Quan hệ Việt Nam

-Malaysia ngày càng tốt hơn", số 13, ngày 28/3- 3/4/2013 Tác giả Trịnh Thị

Hoa có bài "Quan hệ Việt Nam - Malaysia hướng tới hợp tác toàn diện và hiệu

quả trong thế kỷ XXI", Tạp chí Cộng sản điện tử, số 270, ngày 29/3/2013 Báo

Nhân dân số ra ngày 5/1/2014 đăng Tuyên bố chung Việt Nam - Malaysia

nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Malaysia cùng một số bài viết

Tác giả Phạm Thị Hồng Xuân viết " Ứng dụng nghiên cứu nhân học

trong tìm hiểu lối sống nơi nhập khẩu lao động Việt Nam", Tạp chí Dân tộc

Trang 15

học số 3/2004, trang 38-42, trong đó có đề cập đến lao động xuất khẩu ngườiViệt Nam tại Liên bang Malaysia

Ngoài ra, đề tài về Malaysia và quan hệ Việt Nam - Malaysia còn đượcmột số học viên cao học chọn làm luận văn tốt nghiệp, như Trần Anh Đức

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội Malaysia (1970 - 2000) Luận văn thạc sĩ

Đại học Vinh 2002; Cao Thị Kim Thoa Quan hệ Việt Nam - Malaysia trong

giai đoạn 1973 - 2003 Luận văn thạc sĩ Đại học Vinh 2004,

Rất nhiều tài liệu từ Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), như: Malaysia:

Hội thảo về tình hình kinh tế và cơ hội đầu tư ở Việt Nam, ngày 14/1/2001; Malaysia: Việt Nam là nơi đầu tư chiến lược, ngày 18/3/2002; Quan hệ hợp tác kinh tế Malaysia - Việt Nam, ngày 25/12/2002; Quan hệ hữu nghị và hợp tác Malaysia - Việt Nam không ngừng phát triển, ngày 26/3/2003; Hoạt động của Thủ tướng Phan Văn Khải tại Malaysia, ngày 23/4/2004; Malaysia: ba chiến lược chính của kế hoạch ngân sách 2009, ngày 1/9/2008; Công đoàn Việt Nam - Malaysia hợp tác bảo vệ lao động Việt Nam, ngày 16/3/2015.

Nhận xét về các nguồn tư liệu đã khảo sát về quan hệ Malaysia -Việt Nam:

- Đề tài nghiên cứu về mối quan hệ Malaysia - Việt Nam từ lâu, nhất làđầu thế kỉ XXI đã thu hút sụ chú ý quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Tuynhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào thật hoàn chỉnh nghiên cứu vềquan hệ giữa hai nước dưới góc độ sử học mà mới chỉ có đánh giá về mốiquan hệ giữa hai nước qua từng giai đoạn

- Các tài liệu đã dẫn ít nhiều đề cập đến quan hệ giữa hai nướcMalaysia - Việt Nam Tuy nhiên chỉ phản ánh được một phần hoặc một giaiđoạn cụ thể của mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Tuy nhiên trên cơ sở tiếpcân được thì chưa có tác giả nào nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai nướctrong 15 năm đầu thế kỉ XXI

Những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và các bài viết củacác tác giả đăng trên các tạp chí, báo…đã được chúng tôi tiếp thu có chon lọc

và kế thừa khi thực hiện luận văn này

Trang 16

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích:

Phác thảo khách quan toàn diện về mối quan hệ hợp tác giữa Malaysia

và Việt Nam trong 15 năm đầu thế kỉ XXI ( 2000- 2014) Từ việc cung cấpnhững tư liệu cơ bản về mối quan hệ giữa hai nước, chúng tôi nêu lên nhữngthành tựu, hạn chế, đồng thời rút ra những nhận xét về quan hệ hợp tác giữaMalaysia - Việt Nam và triển vọng hợp tác trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ.

Quan hệ Malasia - Việt nam là một trong những yếu tố quan trọng thúcđẩy sự phát triển của Việt Nam cũng như của Malaysia Do vậy, việc nghiêncứu quan hệ Malaysia - Việt Nam trong lịch sử, trong đó có giai đoạn từ2000- 2014 là nhiệm vụ cần thiết góp phần tăng thêm hiểu biết về lịch sửquan hệ của hai nước Trên cơ sở đó, chúng tôi có gắng giải quyết nhữngnhiệm vụ chính sau đây:

- Trình bày những nhân tố cơ bản tác động đến mối quan hệ Malaysia-Việt Nam trước năm 2000

- Hệ thống hóa những thành tựu chủ yếu trong quan hệ ngoại giao, anninh - quốc phòng, hợp tác Malaysia - Việt Nam trên một số lĩnh vực: Chínhtrị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, du lịch, lao động…trong giai đoạn từ 15 nămgần đây (2000 - 2014), từ đó rút ra những nhận xét về mối quan hệ này

- Từ thực tế quan hệ giữa hai nước, chúng tôi rút ra một số bài họctrong quan hệ hợp tác giữa hai nước, bước đầu đưa ra một số giải pháp nhằmgóp phần tăng cường quan hệ giữa hai nước Malaysia - Việt Nam cũng nhưtrong quan hệ giữa Việt nam với các nước ASEAN khác

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu mà luận văn xác định là mối quan hệ hợp

tác chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hóa, giáo dục…giữa Malaysia và Việt Nam từ năm 2000 đến 2014

Trang 17

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn chủ yếu đề cập đến mối quan hệ Malaysia - Việt Nam trongkhung thời gian 15 năm: từ năm 2000 đến năm 2014 Tuy nhiên, một số nộidung liên quan ở thời kì trước năm 2000 (cụ thể là từ năm 1973 - 2003) cũngđược chúng tôi đề cập đến nhằm làm rõ hơn sự phát triển của mối quan hệMalaysia - Việt Nam trong tiến trình lịch sử một cách cụ thể và có hệ thống

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tài liệu.

- Một số văn bản các cuộc Hội thảo, tài liệu về các cuộc viếng thăm lẫnnhau của lãnh đạo các cấp của mỗi nước

- Các tư liệu về lịch sử Malaysia, lịch sử Đông Nam Á, các loại tài liệuliên quan đến quan hệ Việt Nam - Malaysia lưu trữ ở Thư viện Đại học Vinh,Thư viện quốc gia Việt Nam, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á…

- Các bài viết đăng trên báo, tạp chí: Nghiên cứu quốc tế, Nghiên cứuĐông Nam Á, Nghiên cứu kinh tế thế giới, kinh tế châu Á- Thái BìnhDương và các thông tin cập nhật từ mạng internet

5.2 Phương pháp nghiên cứu.

Trên cơ sở nguồn tài liệu thu thập được, với những yêu cầu mà đề tàđặt ra, chúng tôi vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, cácphương pháp nghiên cứu lịch sử vào quá trình nghiên cứu Đây là công cụ cơbản giúp chúng tôi định hướng trong quá trình nghiên cứu đề tài, xác địnhtrọng tâm vấn đề để xử lý nguồn tài liệu một cách khoa học, chân thực vàkhách quan

Đề tài được nghiên cứu chủ yếu bằng phương pháp lịch sử và phươngpháp logic Đề tài còn sử dụng tích hợp một số phương pháp khác như: Địnhlượng, thống kê, đối chiếu, so sánh để giải quyết những vấn đề mà luận vănđặt ra

Trang 18

6 Đóng góp của luận văn

- Trên cơ sở tập hợp và hệ thống hóa các nguồn tư liệu và những kếtquả nghiên cứu về quan hệ Malaysia - Việt Nam trong 15 năm đầu thế kỉ XXItrên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hóa giáo dục, du lịch và hợp tácchuyên ngành…, luận văn giúp chúng ta có một cách nhìn tổng thể và sâu sắchơn về mối quan hệ giữa hai nước

- Luận văn đã xác định được những nhân tố tác động đến sự phát triểncủa mối quan hệ giữa hai nước trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, đồng thờiluận văn cũng đưa ra một số nội dung chính của mối quan hệ Malaysia - ViệtNam trong 15 năm năm đầu thế kỉ XXI (2000 - 2014) Nội dung quan hệMalaysia - Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2014 là phần chủ yếu của luậnvăn, thông qua đó luận văn phần nào làm rõ tác động của mối quan hệMalaysia - Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước và sựđóng góp của Việt Nam trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN

- Là một đề tài nghiên cứu lịch sử theo hướng chuyên đề cho nên luậnvăn trước hết là để phục vụ cho việc giảng dạy và biên soạn, sau nữa là mộtnguồn tư liệu quan trọng nhằm tìm hiểu về lịch sử quan hệ Malaysia - Việt Nam

7 Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của luậnvăn được thể hiện qua 3 chương:

Chương 1 Những nhân tố tác động đến quan hệ Malaysia - Việt Nam

từ năm 2000 đến năm 2014

Chương 2 Các lĩnh vực hợp tác Malaysia - Việt Nam trong 15 năm

đầu thế kỉ XXI

Chương 3 Nhận xét về quan hệ Malaysia - Việt Nam trong 15 năm

đầu thế kỉ XXI

Trang 19

B NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ MALAYSIA - VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2014

1.1 Tình hình quốc tế và khu vực

Tình hình quốc tế và khu vực là nhân tố tác động thường xuyên đếnlịch sử quan hệ Việt Nam - Malaysia Đây là nhân tố tác động có tính chất haichiều Điều đó có nghĩa là khi môi trường quốc tế và khu vực thuận lợi, nó sẽtrở thành nhân tố tác động tích cực Ngược lại khi môi trường quốc tế, khuvực xấu đi, nó trở thành nhân tố tác động tiêu cực

1.1.1 Tình hình quốc tế

Chiến tranh lạnh kết thúc vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, cụcdiện thế giới đã có những chuyển hoá cơ bản Trật tự thế giới hai cực khôngcòn nhưng một trật tự thế giới mới vẫn chưa chính thức hình thành Thế giớitiếp tục chứng kiến những biến chuyển lớn trong đời sống chính trị thế giớinói chung và trong quan hệ quốc tế nói riêng Bước vào thập niên đầu của thếkỷ XXI, quan hệ quốc tế có những bước phát triển mới, thay đổi cả hình thức

và tính chất Môi trường thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc và rộng khắp từĐông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và diễn ra trên mọi phương diện Giờ đây,

sự khác biệt về ý thức hệ không còn trở ngại giữa các nước có chế độ chính trịkhác nhau, mà thay vào đó, việc phát triển kinh tế trở thành ưu tiên hàng đầutrong chiến lược phát triển của mọi quốc gia Kinh tế trở thành nhân tố có ýnghĩa trong quan hệ quốc tế Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, nhất làcuộc cách mạng về thông tin đã mở ra những triển vọng phát triển kinh tế tolớn cho tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển ởmọi châu lục trên thế giới Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá nhất là trong lĩnh

Trang 20

vực kinh tế có những bước phát triển mạnh và càng gia tăng, điều đó đã tácđộng tới mọi mặt trong quan hệ quốc tế Các nước dù lớn hay nhỏ, phát triểnhay đang phát triển đều phải điều chỉnh chính sách đối ngoại sao cho phù hợpvới tình hình mới Quan hệ giữa các nước lớn có những biến chuyển mạnh,chuyển dần từ đối đầu hoặc liên kết với nước này chống lại nước kia sang vừahợp tác vừa đấu tranh cùng tồn tại hoà bình Trước bối cảnh tình hình thế giớithay đổi, các nước đều đặt ưu tiên cao cho phát triển kinh tế, đẩy mạnh đadạng hoá, đa phương hoá các mối quan hệ đối ngoại để tạo cho mình một thếđứng trên trường quốc tế và một vị thế đảm bảo cho an ninh quốc gia và pháttriển đất nước Kinh tế trở thành tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá thực lực và

vị thế của mỗi quốc gia

Trong 15 năm đầu tiên của thế kỷ XXI là giai đoạn thế giới đầy biếnđộng với hàng loạt sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội nổi bật Cụ thể như: Vụkhủng bố 11/9/ không chỉ tác động toàn diện đến nước Mỹ mà còn ảnh hưởngsâu sắc đến đời sống quốc tế

Cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế 2008 - 2009 được đánh giá là tồi

tệ nhất sau cuộc đại khủng hoảng 1929 - 1933 Bắt nguồn từ sự bùng nổ củabong bóng bất động sản ở Mỹ, cuộc khủng hoảng tài chính đã nhanh chónglan ra toàn cầu, dẫn tới sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng của nhiều nước.Cuộc khủng hoảng đã cuốn phăng 14 500 tỷ USD chỉ riêng ở Mỹ và châu

Âu Bên cạnh đó hàng nghìn tỷ USD khác đã được chính phủ các nước bỏ ravới hy vọng phục hồi nền kinh tế cũng không đạt được mong muốn

Ngoài ra, sự phát triển và lớn mạnh của Trung Quốc cũng để lại những

mặt trái của nó Khởi nguồn từ các nước phương Tây, “thuyết về mối đe dọa từ

Trung Quốc” cũng bắt đầu nảy sinh và thịnh hành ở một số quốc gia xung

quanh Trung Quốc (kể cả nước lớn và nước nhỏ) Điều này làm cho các nướcgiữ tâm lí hoài nghi, lo lắng, cảnh giác đối với Trung Quốc Mặt khác, vấn đềtranh chấp biên giới lãnh thổ và biển đảo với các nước láng giềng cũng làm cho

Trang 21

“mối đe dọa từ Trung Quốc” trở thành một thực tế hiện hữu đối với các nước

láng giềng với Trung Quốc, trong đó có Việt Nam và Malaysia

Rõ ràng thế giới đang biến động mạnh mẽ và tác động sâu rộng tớiquan hệ toàn cầu Mỗi quốc gia, khu vực đều cần hòa mình vào dòng chảychung đó,tăng cường hợp tác để có thể đứng vững và phát triển Tình hìnhphức tạp nói trên tác động trực tiếp tới khu vực Đông Nam Á, trong đó cóViệt Nam và Malaysia Do vậy, Việt Nam và Malaysia cũng cần có nhữngchính sách phù hợp để tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế Chính điều này đãtác động tích cực đến quan hệ Việt Nam và các nước trong khu vực nói chung

và quan hệ Việt Nam với Malaysia nói riêng

1.1.2 Tình hình khu vực Đông Nam Á

Là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng trên thế giới, nên trongChiến tranh lạnh, Đông Nam Á luôn là địa bàn tranh giành ảnh hưởng khốcliệt của các siêu cường Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế đối đầu hai cực trênthế giới cũng chấm dứt đã mở ra cho Đông Nam Á cơ hội có một nền hoàbình, ổn định để hợp tác và phát triển Những hình thức hợp tác trong khu vựctrở nên phong phú, đa dạng, cởi mở và thực chất hơn rất nhiều, nhằm đảm bảocho sự phát triển và an ninh toàn diện cho mỗi nước và cho cả khu vực Hợptác trên mọi lĩnh vực giữa các quốc gia cũng được thúc đẩy dưới hình thứcsong phương, đa phương

Ở thập niên 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế của các nước ASEAN pháttriển và có những thảnh tựu nhất định Tuy nhiên, sự phát triển này khôngđồng đều giữa các nước do quá trình dành độc lập và phát triển đất nước củacác nước không tương đồng về thời gian Mặt khác, các nước trong khu vứcvẫn chưa gia nhập hoàn toàn vào khối ASEAN, đây cũng là trở ngại khôngnhỏ trong quá trình phát triển kinh tế của khu vực

Trang 22

Bước sang thập niên 90, với kinh nghiệm kinh doanh và chính sáchphát triển kinh tế của mỗi nước, nền kinh tế của các nước trong khu vực đã cónhững khởi sắc nhất định Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệchâu Á ( 1997- 1999) bùng nổ đầu tiên ở Thái Lan đã gây tổn hại nghiêmtrọng đến nền kinh tế của các nước ASEAN.

Từ năm 2000, nền kinh tế được phục hồi và phát triển Đông Nam Átiếp tục là khu vực phát triển với tốc độ tương đối cao của thế giới

Việc hợp tác giữa các nước Đông Nam Á ngày càng phát triển, đặc biệt

là khi khu vực AFTA thực hiện trong 6 nước thành viên ban đầu của ASEAN(2003), sau đó lần lượt các nước tham gia, Việt Nam( 2006), Lào, Campuchia

và Mian ma (2008) Từ đó Đông Nam Á đã hình thành thị trường chung củatrao đổi hàng hóa

ASEAN tăng cường hợp tác với bên ngoài theo mô thức ASEAN+3,ASEAN +1 Sự hoạt động khu vực mậu dịc tự do ASEAN -Trung Quốc(2010), ASEAN kí kết với Hàn Quốc, đang xúc tiến đàm phán kí kết hệp địnhđối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương ( TPP) Hình thức hợp tác này khôngchỉ nhằm tăng cường quan hệ kinh tế mà con nhằm giải quyết những vấn đềnảy sinh trong khu vực Thông qua diễn đàn ARS, các nước ASEAN tăngcường hợp tác về chính trị - an ninh với các nước bên ngoài trong đó có cáccường quốc Mĩ, Nga, các nước Tây Âu Mặt khác các nước ASEAN đóng vaitrò hạt nhân trong hợp tác các nước Đông Á, tổ chức thành công các hội nghịcấp cao các nước Đông Nam Á

Đến năm 2014, ASEAN là tổ chức duy nhất thiết lập được cơ chế đốithoại với tất cả các nước lớn và các trung tâm kinh tế - tài chính trên thế giới.ASEAN cũng đóng vai trò quan trọng trong APEC, ASEM Trong chiến lượccủa các nước lớn đối với khu vực, ASEAN ngày càng được coi trọng

Trong những năm gần đây, hòa bình an ninh thế giới đứng trước sự bất

ổn do sự xuất hiện vấn đề biển Đông, có 6 nước và vùng lãnh thổ trong đó có

Trang 23

4 nước ASEAN tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông Đặc biệt là những hoạtđộng của Trung Quốc trong việc cải tạo, bồi đắp các bãi đá thành các đảonhân tạo`và hành động thiếu thiện chí của Trung quốc trong vấn đề BiểnĐông đã gây lo ngại cho các nước ASEAN Bản thân các nước ASEAN đang

bị chia rẽ và không thống nhất qua điểm trong việc giải quyết vấn đề BiểnĐông Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khối đoàn kết của tổ chức ASEAN,

mà còn gây ra sự mất ổn định Đông nam Á đứng trước nguy cơ xảy ra xungđột cục bộ

Bối cảnh khu vực, cùng với những thách thức và cơ hội cho thấy không

có con đường nào khác để cho các nước trong khu vực bước tiếp tốt hơn làcon đường cùng nhau phấn đấu cho một Đông Nam Á thật sự hoà bình, độclập, hữu nghị, hợp tác và phát triển Điều này đòi hỏi các nước Đông Nam Áphải tăng cường sự liên kết và hợp tác toàn diện nhằm tạo ra sự ràng buộc lẫnnhau giữa các nước trong khu vực Có như vậy mới góp phần đảm bảo anninh và phát triển cho tất cả các nước ở Đông Nam Á Đây là nền móng vững

chắc cho “ngôi nhà chung” của đại gia đình ASEAN đứng vững trước mọi

sóng gió, thử thách của thời cuộc; là chìa khóa của sức mạnh và là thành côngcủa ASEAN trong nhiều thập kỷ qua Đó cũng chính là một nguyên tắc quantrọng mà Việt Nam đã thực hiện và góp phần tạo nên thành công của nămChủ tịch ASEAN 2010

Vai trò của tổ chức ASEAN ngày càng được đề cao, đặc biệt khiASEAN bước vào thời kì hợp tác mới theo Hiến chương ASEAN và xây dụngcộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột chính là chính trị - an ninh, kinh tế,văn hóa - xã hội, tăng cường hợp tác với các đối tác theo chiều sâu Tuy nhiênĐông Nam Á cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức Trước hết là nhữngvấn đề mang tính toàn cầu mà tất cả các nước phải đối mặt như dịch bệnh,thiên tai đến các vấn đề nóng của khu vực như những tranh chấp trên biểnĐông trong những năm gần đây

Trang 24

1.2 Nhân tố địa - chính trị, địa - văn hóa và lịch sử

Malaysia và Việt Nam là hai nước nằm trong khu vực Đông Nam Á,đây là một khu vực có vị trí và ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt đối với thế

giới Bởi vì đây là một "ngã tư đường", là "hành lang", "cầu nối" giữa phương

Đông và phương Tây, một khu vực lịch sử - văn hoá Hiện nay đang là khuvực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới

Giữa Việt Nam và Malaysia có những điểm tương đồng về đặc điểm tựnhiên và môi trường sinh thái Cả hai nước đều có mạng lưới sông ngòi dàyđặc, trữ lượng nước dồi dào, dòng chảy trên mặt có lưu lượng lớn Sông ở đây

có nước quanh năm, có giá trị giao thông, thuỷ điện và bồi đắp phù sa Hainước cũng nằm trong khu vực giàu tài nguyên khoáng sản, bao gồm kim loạiđen, màu quý hiếm là một bộ phận của vành đai khoáng sản Thái Bình Dươngtrong đó trữ lượng nhiều loại chiếm tỷ lệ cao như thiếc, đồng, chì, quặng sắt,dầu mỏ, măngan, cao lanh, niken, thuỷ ngân Với những tài nguyên giàu có

đó là điều kiện tự nhiên để hai nước phát triển kinh tế

Malaysia là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xích đạo có haimùa rõ rệt, là thiên đường cho sự phát triển của rừng nhiệt đới với nhiều loàiđộng vật, thực vật, côn trùng phong phú

Đối với Việt Nam, sự ưu đãi của thiên nhiên thể hiện ở vị trí địa lý

thuận lợi: Việt Nam nằm ở trung tâm Đông Nam Á, "bao lơn" trên biển Thái

Bình Dương, thông thương thuận lợi với các nước trong khu vực và trên thếgiới bằng hệ thống đường biển, đường bộ và hàng không Việt Nam cũng lànước thuộc vành đai nhiệt đới gió mùa, nên động vật, thực vật ở đây cũng kháphong phú và đa dạng

Như vậy, Việt Nam và Malaysia có điều kiện tự nhiên thuận lợi để mởrộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực nhất là lĩnh vực kinh tế Tuy nhiêncũng cần phải nói rằng: có tiềm năng không có nghĩa là có tất cả mà điều

Trang 25

quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay và sau này là hai nước phải có chiếnlược phát triển kinh tế đúng đắn, có cơ chế quản lý, đường lối, chính sách hợptác cụ thể Muốn vậy mỗi nước phải biết phát huy nội lực của mình để thấy rõđâu là thế mạnh, đâu là điểm yếu, từ đó tranh thủ tận dụng sức mạnh ngoạilực một cách hiệu quả thì mới tạo ra cơ hội cho quan hệ hợp tác hữu nghị giữahai nước ngày càng phát triển hơn

Từ sự gần gũi về vị trí địa lý, trong quá trình hình thành và phát triểnViệt Nam - Malaysia còn có nhiều điểm tương đồng về văn hoá và lịch sử

Việt Nam và Malaysia đều là những nước được coi là nơi đã từngchứng kiến những bước đi đầu tiên của loài người Đặc biệt, cư dân của hainước Việt Nam - Malaysia đều là cư dân của nền văn minh nông nghiệp trồnglúa nước, cho nên về phương diện kiếm sống ngay từ xa xưa họ đã có điểmtương đồng như sống chủ yếu dựa vào nghề nông trồng lúa, chăn nuôi gia súc,gia cầm, trồng dâu, nuôi tằm Họ còn có đời sống văn hoá, tinh thần phongphú và đa dạng Cách ăn, ở sinh hoạt, nhiều phong tục tập quán trong cướixin, ma chay, thờ cúng thần linh, ông bà tổ tiên là những nét đẹp văn hoátruyền thống lâu đời của cư dân hai nước Nhiều di chỉ khảo cổ còn cho thấyMalaysia và Việt Nam có nền văn minh nông nghiệp khá phát triển với nhữngnền văn hoá có những nét tương đồng như di chỉ hang Kepah, đồi Chuping,núi Cheroh, hang Madu ở Malaysia hay di chỉ ở Núi Đọ, Hoà Bình, Bắc Sơn,Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Đông Sơn ở Việt Nam

Ngoài sự tương đồng của yếu tố văn hoá, hai nước còn có sự tươngđồng về lịch sử Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, ViệtNam và Malaysia đã từng trải qua cuộc đấu tranh lâu dài gay go, quyết liệtchống chủ nghĩa thực dân để giành độc lập dân tộc Với cuộc Cách mạngtháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã giành độc lập, còn Malaysia đếnnăm 1957 cũng buộc thực dân Anh phải công nhận nền độc lập của dân tộc

Trang 26

mình Có lẽ từ những nét tương đồng về vận mệnh lịch sử giữa hai quốc gia

đã tạo cho Việt Nam và Malaysia có sự tương đồng về quan điểm và mụcđích: bảo vệ độc lập dân tộc, an ninh của mỗi nước gắn liền với an ninh khuvực và xây dựng hoà bình thế giới Chính sự tương đồng về lịch sử văn hoá làđiều kiện tốt để tăng thêm về sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam vàMalaysia [45, trang 17]

Từ đó, có thể thấy rằng, sự gần gũi về địa lý, sự tương đồng về lịch sử vănhoá là một nhân tố tác động tích cực góp phần thúc đẩy hợp tác giữa hai nướcngày càng phát triển, tạo cơ sở cho hai nước ngày càng xích lại gần nhau hơn

1.3 Tình hình kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại của Malaysia

và Việt Nam trong những năm 2000 - 2014

1.3.1 Tình hình kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại của Malaysia

1.3.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội của Malaysia trong những năm 2000- 2014

Nằm ở Đông Nam Á, từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, saukhi giành được độc lập vào năm 1957, Malasia đã từng bước vươn lên Nhờthực hiện chính sách phát triển kinh tế trung, dài và ngắn hạn trong đó ưu tiênphát triển từng ngành kinh tế cho từng giai đoạn, Malaysia đã trở thành mộttrong những nền kinh tế năng động ở khu vực Tốc độ tăng trưởng GDP củaMalaysia trong giai đoạn từ 1970-1996 liên tục tăng và ở mức cao bình quân6,7%/năm, cao nhất là năm 1990 là 9,8 % Sau thời kỳ kinh tế suy thoái (1997-1998), nền kinh tế Malaysia đã phục hồi khá nhanh

Malaysia là nước có thu nhập trung bình, nền kinh tế đã được chuyểnđổi từ những năm 70 của thế kỷ XX từ sản xuất các nguyên vật liệu thô thànhnền kinh tế đa ngành nghề Sau khi nhậm chức, Thủ tướng Abdullah cố gắngthúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế bằng cách hướng nguồn đầu tư vào khuvực công nghệ cao, công nghệ y tế Những nỗ lực này của ông đã được Thủ

Trang 27

tướng Najip tiếp tục thực hiện Ông cũng tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh tếtrong nước, từ bỏ thói quen dựa dẫm vào xuất khẩu Tuy nhiên, xuất khẩu củaMalaysia, đặc biệt trong ngành điện tử vẫn đóng vai trò quan trọng trong sựphát triển kinh tế.

Malaysia tiếp tục thu được nhiều lợi nhuận từ việc xuất khẩu dầu, khíđốt do giá năng lượng trên thế giới tăng cao Tuy nhiên, do giá gas và khí đốttrong nước cũng tăng, kết hợp với tài chính thắt chặt, đã buộc các tập đoànNhà nước phải giảm thiểu sự hỗ trợ từ Chính phủ Chính phủ cũng bớt phụthuộc vào nhà cung cấp khí đốt là Petronas, công ty đóng góp hơn 40% trongtổng thu nhập quốc dân Ngân hàng Trung ương vẫn duy trì được tỷ giá ngoại

tệ và cơ chế điều hành cũng được thực hiện tốt đã hạn chế những rủi ro tàichính của Malaysia trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

Mặt khác, nhu cầu về hàng tiêu dùng trên thế giới giảm mạnh đã ảnhhưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của Malaysia và tốc độ phát triển kinh tếcủa nước này trong năm 2009 với tăng trưởng GDP chỉ đạt -1.6%

Năm 2010, Chính phủ Malaysia đã thành công trong việc chuyển hướngthị trường xuất khẩu từ các nước truyền thống như Liên minh châu Âu (EU),Bắc Mỹ sang các thị trường khác ở châu Á, Trung Đông Nhờ đó, kinh tếMalaysia đã hồi phục và đạt tăng trưởng cao Năm 2010 và 2011, kinh tếMalaysia hồi phục với mức tăng GDP lần lượt đạt 7.2% và 5.2% Trong đó, năm

2012, kinh tế Malaysia vẫn duy trì mức tăng trưởng chắc chắn, GDP đạt 5,1%

Bên cạnh sự phát triển kinh tế Malaysia đã từng bước phấn đấu thựchiện công bằng và hợp lý chế độ phúc lợi xã hội Chính phủ Malaysia nỗ lựcnâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, không chỉ thông qua việc pháttriển giáo dục, y tế mà còn thông qua thể thao, phát triển cộng đồng, dịch vụthư viện, thông tin, phát thanh truyền hình và văn hoá

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, Malaysia cũng vấp phải một sốkhó khăn không thể một sớm một chiều giải quyết được như tình trạng đói

Trang 28

nghèo tuy có giảm đi nhưng vẫn là một tồn tại đòi hỏi phải giải quyết, sự ônhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng như cờ bạc, nghiệnhút, mại dâm, bạo lực, tham nhũng v.v Mặc dù còn gặp nhiều khó khănnhưng Malaysia đang tích cực hoàn thành quá trình công nghiệp hoá đất nước

để chuẩn bị bước vào một giai đoạn phát triển mới, gia nhập vào hàng ngũ cácnước công nghiệp mới (NICs).[33, trang 538- 542]

1.3.1.2 Chính sách đối ngoại của Malaysia trong những năm 2000 - 2014

Tháng 7/1981 khi Mahathir Mohamed trở thànhThủ tướng thì chínhsách ngoại giao của Malaysia đã được đặt nền móng cơ bản Vị thế trêntrường quốc tế của Malaysia được khẳng định và nước này đã cơ bản thoátkhỏi khó khăn về kinh tế Trong giai đoạn này, Malaysia đã đề ra chính sách

"hướng về phương Đông" xây dựng một Malaysia thống nhất và trở thành nước

công nghiệp mới Từ năm 1990, Malaysia đã đề ra thêm chính sách "hướng về

phương Nam" nhằm tăng cường quan hệ với các nước đang phát triển phía

Nam Thái Bình Dương

Nhìn chung, quan hệ đối ngoại của Malaysia hiện nay có một số vấn đềnhư sau:

Từ sau Chiến tranh lạnh, Malaysia tích cực tham gia vào các vấn đề quốc

tế như ủng hộ việc cải tổ bộ máy Liên Hợp quốc, mở rộng Hội đồng Bảo an LiênHợp quốc, đề nghị bãi bỏ chế độ phủ quyết của các uỷ viên thường trực Hộiđồng Bảo an Liên hợp quốc

Malaysia là một trong những nước ủng hộ phong trào giải phóngPalextin tích cực phối hợp hoạt động với các nước Ả rập Malaysia tiếp tụctheo đuổi các mối quan hệ song phương với các nước châu Á, châu Phi,Trung Đông và Mỹ latinh mà không lơ là với các đối tác kinh tế truyền thống

ở châu Âu, Mỹ và Nhật Bản,

Trong quan hệ với các nước lớn, đặc biệt quan tâm tới quan hệ với Mỹ

và Trung Quốc, Malaysia thực hiện chính sách 2 mặt Một mặt, đối với Mỹ,Malaysia công khai bất đồng quan điểm trong vấn đề xây dựng Đông Nam Á

Trang 29

thành khu vực phi hạt nhân và vấn đề tự do hoá của Diễn đàn hợp tác kinh tếchâu Á - Thái Bình Dương (APEC), lên án việc Mỹ ép Nhật Bản không đượcphép tham gia Diễn đàn kinh tế Á Đông (EAEC) Nhưng mặt khác lại muốnduy trì sự có mặt Mỹ ở Đông Nam Á để giữ cân bằng trong quan hệ quốc tế ởkhu vực.

Đối với Trung Quốc, Malaysia có thái độ mềm dẻo trong vấn đề tranhchấp ở Biển Đông Mặc dù lo ngại về việc tăng cường ảnh hưởng của TrungQuốc, nhưng Malaysia cũng không đứng về một nước thành viên nào có tranhchấp với Trung Quốc

Ở cấp độ đa phương, Malaysia đã và sẽ tiếp tục hoạt động tích cựctrong Khối Thịnh vượng chung, Phong trào Không liên kết (NAM) và LiênHợp quốc (UN) Các diễn đàn này luôn khuyến khích sự hợp tác giữa cácnước thành viên, tìm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu, đề ra các quy tắcchung cho tiến trình hoà bình trong mối quan hệ quốc tế Malaysia sử dụngcương lĩnh chính trị của mình để lên tiếng về những vấn đề toàn cầu như nhânquyền, ô nhiễm môi trường, chủ nghĩa khủng bố, vấn đề người tị nạn, dân chủ

và sự cải cách Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc - Malaysia luôn đề nghị LiênHợp quốc sẽ giải quyết hiệu quả các vấn đề như phát triển toàn cầu, hoà bình

và an ninh, các hoạt động nhân đạo, khủng bố quốc tế và các trường hợp viphạm Hiến chương Liên Hợp quốc và Luật quốc tế với một thái độ thẳng thắn

và công bằng

Ở cấp độ khu vực, Malaysia tăng cường hoạt động để củng cố ASEANvới tư cách là tổ chức khu vực Trong đó Malaysia ủng hộ những hợp tác ởcấp độ dưới khu vực như sự hợp tác phát triển lưu vực sông Mekong

Hiện nay, nhiều tổ chức kinh tế khu vực xuất hiện cạnh tranh nhau vàdẫn đến sự bất ổn đối với môi trường an ninh khu vực, nên Malaysia tin rằngmột ASEAN thành công và vững chắc không những là yêu cầu đảm bảo cho

sự phát triển kinh tế mà còn là chiến lược hướng tới để có một ASEAN thịnh

Trang 30

vượng, đoàn kết, ổn định trong hoà bình cùng với các nước láng giềng kề cận.Điều này mang lại sự đảm bảo tốt nhất cho nền an ninh của toàn bộ khu vựcĐông Á và Đông Nam Á nói riêng.

Đáng chú ý, thực hiện chính sách đối ngoại hợp tác hữu nghị với cácnước trong khu vực, Malaysia mong muốn và đóng góp tích cực vào việc xâydựng, thiết lập môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực; bảo đảm phát huylợi ích kinh tế của đất nước thông qua việc thắt chặt quan hệ trực tiếp với cácnước khác, hoặc thông qua các diễn đàn đa phương, tăng cường hợp tác kinh

tế với các nước đang phát triển thông qua sự ủng hộ mạnh mẽ và thúc đâyquan hệ Nam - Nam

Ngoài ra, Malaysia mong muốn thúc đẩy sự giao lưu giữa nhân dân cácnước ASEAN nhằm tăng cường sự kết nối và thịnh vượng của khối Các ưutiên khác bao gồm thúc đẩy hòa bình và an ninh khu vực, tăng cường vị thếcủa ASEAN trên trường quốc tế và để làm được điều này, ASEAN sẽ tiếp tụckhẳng định vai trò trung lập và chủ động trong giải quyết các vấn đề quốc tế

1.3.2 Tình hình kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại của Việt Nam

1.3.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm 2000 - 2014

Chiến tranh lạnh kết thúc, nhất là bước vào thế kỷ XXI, cũng mở racho Việt Nam những cơ hội mới Cơ hội lớn mà Việt Nam có được là thế vàlực đất nước đang lớn mạnh lên nhiều Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tếđược tăng cường Đất nước còn nhiều tiềm năng lớn về tài nguyên, lao động.Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định

Việt Nam là một thị trường đầy hứa hẹn, sẽ là thị trường thu hút đầu tưhấp dẫn trong tương lai Thêm vào đó, Việt Nam đã đạt được những thành tựukinh tế đáng khích lệ kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới đến nay: là giảiquyết vững chắc vấn đề lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đưaViệt Nam từ nước thiếu lương thực trỏ thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai

Trang 31

thế giới liên tịc từ năm 1989 đến nay Với phương châm Việt Nam muốn làmbạn và đối tác tin cậy với tất cả các nước, tính đến 7/ 2000 Việt Nam kí hiệpđịnh thương mại với 61 nước trong đó có Mỹ, đưa tổng số nước có quan hệngoại thương với Việt Nam từ 50 nước năm 1990 lên 170 nước năm

2000 Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và pháttriển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.Việt Nam cũng đã trở thành thành viên thứ 100 của Tổ chức Thương mại thếgiới (WTO) vào năm 2007, là minh chứng rõ nhất cho sự hội nhập kinh tếquốc tế của quốc gia này Chính sách chủ động hội nhập và hợp tác kinh tế

quốc tế đã giúp nền kinh tế Việt Nam có những định hướng đúng: “Chủ động

hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”, đây là nội dung chính trong chính sách hội

nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là sẽđạt được nhiều thành công hơn trong giai đoạn tới và được xem là đối táckinh tế tiềm năng ngày càng được nhiều nước, trong đó có Malaysia coi trọng

Việt Nam có môi trường chính trị - xã hội khá ổn định Chính điềunày đã nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong các tổ chức khu vực vàthế giới

1.3.2.2 Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong những năm 2000 - 2014

Đảng và Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh chính sách đối ngoại cho hợp lý,nhằm phục vụ mục tiêu tại Đại hội VI (12/1986), Việt Nam chủ trương ra sứckết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, thúc đẩy quá trình bìnhthường hoá quan hệ với Trung Quốc và cải thiện mối quan hệ với các nước

trong khu vực Đại hội VII (6/1991) nêu lên khẩu hiệu “Việt Nam muốn làm

bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”

Trang 32

Đặc biệt tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011), một lần nữa

khẳng định chính sách đối ngoại của Việt Nam là: “Thực hiện nhất quán

đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”.

Như vậy, để thực hiện phương châm đối ngoại đó, Đảng và Nhà nước

ta đã chú trọng các mối quan hệ hợp tác, cùng phát triển với các nước trongkhu vực và trên thế giới nhằm thực hiện công cuộc phát triển kinh tế - xã hộiđất nước đồng thời nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Với những phương châm đối ngoại trên, Việt Nam nhận thấy Malaysia

là một trong những đối tác quan trọng có nhiều tiềm năng để Việt Nam mởrộng quan hệ trên nhiều lĩnh vực Việt Nam coi Malaysia là đối tác hợp táchàng đầu và sự hợp tác với Malaysia mang lại những lợi ích vô cùng to lớncho Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nhữngthành công của Malaysia trong những thập kỉ gần đây rất hấp dẫn Việt Nam

và là tấm gương sáng và gần gũi cho Việt Nam học tập

Qua đây chúng ta thấy trong khi thực hiện đường lối đối ngoại, ViệtNam hướng trọng tâm vào hai vấn đề: Một là, tăng cường quan hệ hợp tác vớicác nước láng giềng trong khu vực Hai là, tạo những chuyển biến cơ bảntrong quan hệ với các nước công nghiệp phát triển Điều quan trọng hơn cả làViệt Nam nhận thức được vai trò quan trọng của Đông Nam Á đối với sự pháttriển của Việt Nam nên chính phủ Việt Nam chủ trương tăng cường hội nhậpvào khu vực

1.4 Quan hệ Malaysia - Việt Nam trước năm 2000

Trước khi thiết lập quan hệ ngoại giao (1973), giữa Việt Nam vớiMalaysia đã có những mối quan hệ truyền thống lâu đời thông qua việc traođổi buôn bán giữa các thương nhân Malaysia với các thương nhân Việt Nam

Trang 33

Cuối những năm 60, đầu những năm 70 ở khu vực Đông Nam Á đãdiễn những chuyển biến có ý nghĩa chiến lược, trong đó quan trọng nhất là sựthất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam buộc các nước ASEAN thay đổichiến lược của mình Một trong những biểu hiện đầu tiên trong quá trình điềuchỉnh chiến lược này là việc Thủ tướng Malaysia đưa ra khái niệm trung lậphóa Đông Nam Á ( Tháng 2/1969).

Năm 1972, Malaysia bắt đầu thăm dò khả năng phát triển quan hệngoại giao với Việt Nam Tuy nhiên, quan hệ giữa hai bên vẫn chưa có sựphát triển đáng kể vì lúc này Việt Nam vẫn còn nghi ngờ thái độ của Malaysiacũng như các nước ASEAN khác trong các hoạt động của họ nhằm hỗ trợ cho

sự tồn tại của chính quyền Sai Gòn

Từ năm 1973 đến những năm 90, quan hệ giữa Malaysia - Việt Nam

có những chuyển biến tích cực

Ngày 30/3/1973, Việt Nam và Malaysia tuyên bố thiết lập quan hệngoại giao chính thức trên cơ sở cùng tồn tại hoà bình, tôn trọng độc lập chủquyền, toàn vẹn lãnh thổ và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,hợp tác hai bên cùng có lợi, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau

Năm 1976, được đánh dấu cho sự khởi đầu tốt đẹp của mối quan hệgiữa Malaysia - Việt Nam thông qua các cuộc gặp gỡ và viếng thăm giữa Thứtrưởng Bộ Ngoại giao Phan Hiền và Thủ tướng Malaysia Hut- xen -On tạiCuala Lămpơ, thủ đô Malaysia

Tháng 1/1978, mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hainước bằng chuyến thăm chính thức Malaysia của Bộ trưởng ngoại giao nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Duy Trinh tại thủ đô CualaLămpơ và cuộc đi thăm chính thức của Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam Phạm Văn Đồng (10/1978) tại năm nước Đông Nam Á, trong

đó có Malaysia Đây là bằng chứng thành công trong việc theo đuổi chính

Trang 34

sách ngoại giao đúng đắn của Việt Nam là bình thường hóa phát triển quan hệnhiều mặt với các nước trong khu vực

Tuy nhiên, từ năm 1979 các nước ASEAN đã đưa ra“vấn đề Cămpuchia”

để chống lại sự có mặt của quân tình nguyện Việt Nam tai Cămpuchia, điều nàylàm cho quan hệ Việt Nam - ASEAN xấu đi và quan hệ song phương Malaysia -Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất Nhưng từ sau khi quân tình nguyện ViệtNam rút khỏi Cămpuchia thì mối quan hệ Việt Nam - ASEAN nói chung và ViệtNam - Malaysia nói riêng đã trở lại bình thường

Bước vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, quan hệ Việt Nam Malaysia có nhiều bước tiến triển mới

-Mở đầu cho hoạt động ngoại giao giữa hai nước là chuyến thăm chínhthức Malaysia của Thủ tướng Võ Văn Kiệt (tháng 1/1992) trong khuôn khổchuyến thăm các nước ASEAN Tháng 7/1992, diễn ra chuyến thăm và làmviệc ở Malaysia lần thứ hai của Thủ tướng Võ Văn Kiệt Qua hai chuyến thămnày, Việt Nam và Malaysia đã trao đổi với nhau nhiều vấn đề mà hai bêncùng quan tâm Trong đó đáng chú ý là vấn đề xây dựng và phát triển đấtnước trong tình hình mới của khu vực và thế giới Đồng thời, hai bên bàn một

số biện pháp thúc đẩy quan hệ giữa hai nước

Về phía Malaysia, tháng 4/1992 đã diễn ra chuyến thăm chính thứcViệt Nam của Thủ tướng Mahathir Mohamed Trong chuyến thăm này haibên cũng đã trao đổi nhiều vấn đề có liên quan nhằm tăng cường hiểu biết vàthông cảm lẫn nhau để cùng hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao,kinh tế, thương mại trên cơ sở hai bên cùng có lợi và sự cần thiết của quan hệhợp tác hai nước trong điều kiện hội nhập quốc tế Kết quả hợp tác giữa ViệtNam và Malaysia là trong năm 1992 hai nước đã ký kết được 5 hiệp định hợptác trên nhiều lĩnh vực: Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (21/1/1992);Hiệp định hàng hải (31/3/1992); Hiệp định về hợp tác kinh tế, khoa học kỹ

Trang 35

thuật (20/4/1992); Hiệp định hợp tác bưu điện và viễn thông (20/4/1992);Hiệp định thương mại (11/8/1992).

Ngoài ra hai nước còn ký các bản ghi nhớ (MOU) về việc Malaysiaviện trợ cho Việt Nam 1,72 triệu RM (tương đương 700.000 USD) để pháttriển ngành cao su, đồng thời Việt Nam và Malaysia thoả thuận sẽ thăm dòkhai thác dầu khí ở những vùng chồng lấn giữa hai nước trong năm 1992

Trong những năm 1993 - 1995 đã đánh dấu bước phát triển mới trongquan hệ song phương giữa hai nước với các chuyến thăm và làm việc của cácđoàn cấp cao Quan hệ Malaysia Việt Nam đã phát triển không chỉ bề rộng

mà cả về bề sâu, đặc biệt là quan hệ giữa hai đảng cầm quyền Trong chuyếnthăm chính thức Malaysia tháng 3/1994 của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản ViệtNam Đỗ Mười, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thiết lập quan hệ với Đảng Mặttrận Dân tộc thống nhất Mã Lai - UMNO - đảng cầm quyền Malaysia Trongchuyến thăm này hai bên đã trao đổi những kinh nghiệm, đồng thời bàn bạcmột số vấn đề nhằm phát huy hơn nữa khả năng và thực tiễn nhiều hoạt độnghợp tác giữa hai đảng của hai nước Thủ tướng Malaysia vui mừng bày tỏ sựủng hộ Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN Thủ tướng Mahathir coi việc ViệtNam trở thành thành viên chính thức của tổ chức ASEAN là cơ hội tốt để hainước tăng cường hợp tác song phương cũng như hợp tác vì hoà bình, ổn định

và phát triển ở Đông Nam Á

Trong tháng 11 và tháng 12/1994, đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng và BộNội vụ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đoàn Khuê và Bộ trưởng BộNội vụ Bùi Thiện Ngộ dẫn đầu đã sang thăm chính thức Malaysia

Về phía Malaysia, có chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng12/1995 của Quốc vương Sultan Salahuddin Abdul Aziz, chuyến thăm củaTổng thư ký Đảng Măt trận dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO) vào tháng7/1995 và chuyến thăm của Thủ tướng Bộ Nội vụ Malaysia vào tháng12/1995

Trang 36

Chính việc trao đổi trong các chuyến thăm giữa các đoàn của hai nước

đã tạo điều kiện cho sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực mà hai bên cùng quantâm Việc hợp tác giữa 2 nhóm nước (ASEAN - Đông Dương) trong khu vựcđặc biệt là Việt Nam với ASEAN (trong đó có Việt Nam với Malaysia) đượccoi là yếu tố cần thiết để duy trì hoà bình ổn định ở khu vực này Phía ViệtNam cũng rất mong muốn tham gia vào nhiều hoạt động của tổ chức ASEAN.Các nước ASEAN cũng đã bày tỏ sự ủng hộ Việt Nam từng bước gia nhậpASEAN Trong quá trình Việt Nam từng bước gia nhập tổ chức ASEAN,Malaysia là một trong những nước tích cực ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi

để Việt Nam sớm hoà nhập vào tổ chức này Với tinh thần đó, Malaysia luôntích cực ủng hộ Việt Nam tham gia các chương trình hoạt động của ASEAN.Các Thủ tướng Malaysia còn nhiều lần nhấn mạnh rằng: Sự khác biệt về chế

độ chính trị không phải là trở ngại cho Việt Nam gia nhập ASEAN

Bên cạnh đó, các cơ chế thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nướccũng được thiết lập Tháng 2/1994, Hội nghị Hữu nghị Việt Nam - Malaysia

và Malaysia - Việt Nam đã được thành lập ở mỗi nước đã có nhiều hoạt độngtích cực góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ tốt đẹp sẵn có giữa hai nước.Hai nước đã lập Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Malaysia vào tháng 9/1995 vàUỷ ban này đã họp phiên họp đầu tiên tại Cuala Lămpơ nhằm tìm ra cách thứctăng cường hơn nữa sự hợp tác trong thương mại, đầu tư, văn hoá, khoa họccông nghệ, lao động, du lịch và các lĩnh vực khác

Quan hệ hợp tác giữa Malaysia và Việt Nam từ năm 1993 đến năm

1995 đã dẫn đến việc ký kết một số hiệp định hợp tác giữa hai nước: Hiệpđịnh thanh toán song phương giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngânhàng quốc gia Malaysia (3/1993); Hiệp định hợp tác khoa học, công nghệ vàmôi trường (12/1993); Hiệp định về hợp tác du lịch (13/4/1994); Hiệp địnhhợp tác văn hoá (31/3/1995); Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (9/1995)

Trang 37

Đồng thời hai bên còn ký kết các bản ghi nhớ MOU về hồi hương người tịnạn (1/1945) và hợp tác thông tin (7/1995).

Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổchức ASEAN (7/1995), quan hệ Việt Nam - Malaysia càng trở nên gần gũihơn với tư cách là quan hệ giữa hai nước thành viên trong tổ chức ASEAN.Hai nước tiếp tục trao đổi các đoàn cao cấp, trên nhiều lĩnh vực, nhiều diễnđàn để cùng liên kết các hoạt động song phương cũng như liên kết hoạt độngtrong tổ chức khu vực Mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Malaysia lại tăng cườngphát triển lên một bước, thông qua nhiều chuyến thăm Việt Nam của các đoàn đạibiểu Malaysia và chuyến thăm Malaysia của các đoàn đại biểu Việt Nam trongnăm 1996

Vào tháng 3/1996, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin Trần Hoàn dựhội nghị Uỷ ban hỗn hợp hai nước về thông tin lần thứ nhất tại Malaysia.Cùng thời gian này, nhận lời mời của Chính phủ Việt Nam, Thủ tướngMalaysia Mahathir Mohamed đã sang thăm và làm việc tại Việt Nam lần thứhai (3/1996) Dự buổi lễ đón tiếp Thủ tướng Mahathir, phía Việt Nam có Chủtịch nước Lê Đức Anh, Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh, Thủ tướng Chínhphủ Võ Văn Kiệt và một số cán bộ cao cấp của Văn phòng Chính phủ Trongchuyến thăm này, kết quả lớn nhất của cuộc hội đàm giữa Thủ tướngMahathir và Chủ tịch nước Lê Đức Anh là đã trao đổi một số vấn đề về tìnhhình phát triển kinh tế - xã hội; chính sách đối ngoại của mỗi nước và một sốvấn đề của khu vực Đông Nam Á Thủ tướng Malaysia đã vui mừng trướcnhững khởi sắc của Việt Nam và đánh giá rằng: "Đất nước và con người ViệtNam là một dân tộc anh hùng, kiên cường, khiêm tốn" 2, ngày 10/03/1996.

Tháng 5/1996, nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Đảng Mặt trậnDân tộc thống nhất Malaysia (UMNO), Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản ViệtNam đứng đầu là ông Hồng Hà Bí thư trung ương Đảng đã sang thăm

Trang 38

Malaysia Tháng 6/1996 Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Malaysia cũngthăm và làm việc tại Việt Nam.

Tháng 7/1996 tại Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam,lần đầu tiên Tổng thư ký UMNO là quan chức cấp cao nhất của Đảng cầmquyền các nước ASEAN đã sang Việt Nam tham dự Đảng Cộng sản ViệtNam đã cử nhiều đoàn sang Malaysia để nghiên cứu chính sách đoàn kết dântộc và giải quyết vấn đề tôn giáo ở một nước đa dân tộc và tôn giáo nhưMalaysia, học hỏi công tác thông tin tuyên truyền của Đảng cầm quyềnMalaysia

Nhằm tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa Quốc hội hai nước tháng9/1996, Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh thăm và làm việc tại Malaysia.Trong chuyến thăm này Việt Nam và Malaysia đã trao đổi nhiều biện phápxung quanh vấn đề xây dựng Quốc hội mỗi nước ngày càng phát triển Đồngthời hai bên cũng bàn bạc một số vấn đề nhằm phát huy hơn nữa khả năng vàthực tiễn nhiều hoạt động hợp tác giữa hai Quốc hội hai nước

Trên đà phát triển của quan hệ Việt Nam - Malaysia trong lĩnh vựcchính trị qua các năm 1995, 1996, từ năm 1997 mối quan hệ giữa hai nước cóbước phát triển mới Tháng 9/1997, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp kiêm Chủ tịchHội hữu nghị Việt Nam - Malaysia Đặng Vũ Chư thăm và làm việc tạiMalaysia Tháng 12/1997, Thủ tướng Phan Văn Khải đã dẫn đầu đoàn Đạibiểu Chính phủ Việt Nam tham dự cuộc họp cấp cao không chính thức củacác nước ASEAN tổ chức tại Kuala Lumpur - Thủ đô Malaysia Trongchuyến thăm này, các nhà lãnh đạo Việt Nam và Malaysia đã khẳng địnhcùng quyết tâm thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hoà bình hữunghị và hợp tác; trao đổi một số vấn đề cụ thể về phát triển kinh tế - thươngmại, bảo vệ môi trường cảnh quan trong quá trình công nghiệp hoá đất nước,tăng cường hơn nữa mối quan hệ đoàn kết giữa hai nước

Trang 39

Do tác động và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệtrong khu vực, có thể nói năm 1998 là một năm thực sự khó khăn đối vớiMalaysia Nền kinh tế của nước này rơi vào tình trạng suy thoái Vượt quakhó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực đem lại, quan hệ Malaysia -Việt Nam đã có bước tiến triển mới trong năm 1998 Hai bên đã có nhữngcuộc viếng thăm lẫn nhau của các phái đoàn cấp cao thuộc nhiều lĩnh vực.Trong đó đặc biệt là chuyến thăm Malaysia của Chủ tịch Trần Đức Lương(tháng 3/1998), Thủ tướng Phan Văn Khải đến Thủ đô Kuala Lumpur để tham

dự cuộc gặp thượng đỉnh của Diễn đàn APEC (tháng 11/1998)

Về phía Malaysia, vào tháng 12/1998, Thủ tướng Mahathir sang HàNội dự cuộc họp cấp cao ASEAN VI Phía Việt Nam đã tổ chức tiếp đón rấtlong trọng Thủ tướng Malaysia tại Phủ Chủ tịch Tại buổi tiếp đón và nóichuyện thân mật này, hai bên bàn các biện pháp tăng cường hợp tác trên nhiềulĩnh vực, đặc biệt là trong quan hệ kinh tế - thương mại, trao đổi các vấn đềkhu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm; khẳng định chính sách nhấtquán của mình là luôn coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị với Malaysia trên

cơ sở song phương giữa hai nước và đa phương trong khuôn khổ ASEAN.Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Malaysia Mahathir tháng 12/1998 là

sự kiện nổi bật đánh dấu bước phát triển mới của mối quan hệ láng giềng hữunghị giữa hai nước Việt Nam - Malaysia

Hội nghị cấp cao ASEAN VI tại Hà Nội đã khép lại một năm hoạt độngngoại giao năng động và sôi nổi của Việt Nam Không khí hồ hởi, sự đón tiếpnồng nhiệt cùng tấm lòng hiếu khách của nhân dân Thủ đô Hà Nội đã để lạinhững ấn tượng sâu đậm cho các vị nguyên thủ và các đại biểu của các nướcASEAN tới dự Hội nghị, trong đó có đoàn cấp cao của đất nước Malaysia

Sang năm 1999, mối quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam vàMalaysia cũng được tăng cường vì lợi ích của nhân dân hai nước Có thể nóirằng năm 1999, quan hệ chính trị ngoại giao giữa Việt Nam và Malaysia gặt

Trang 40

hái nhiều thành công Hai bên đã có những cuộc viếng thăm lẫn nhau của cácphái đoàn cấp cao thuộc nhiều lĩnh vực.

Tháng 3/1999, Đoàn đại biểu Quốc hội Malaysia sang dự Hội nghị tưvấn AIPO tổ chức tại Việt Nam do Ngài Tun Mohamed Zaja, Chủ tịch Hạviện Malaysia, dẫn đầu

Từ ngày 18 đến ngày 20/6/1999, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản ViệtNam do ông Hà Học Hợi, Phó trưởng ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ươnglàm trưởng đoàn đã có chuyến thăm sang Kuala Lumpur, Thủ đô Malaysia đểtham dự đại hội lần thứ 53 của Đảng UMNO Trong thời gian dự đại hội,đoàn đã có các buổi gặp mặt, tiếp xúc với Phó Chủ tịch thứ nhất UMNO kiêmPhó thủ tướng A Badawi; Tổng thư ký UMNO K Jacov; và Trưởng banQuốc tế UMNO và Bộ trưởng Ngoại giao H.Alba 46, 27

Chính quan hệ chính trị Việt Nam - Malaysia điễn ra tốt đẹp giai đoạntrước năm 2000 đã mở đường cho các quan hệ trên các lĩnh vực kinh tế, vănhóa xã hội trong giai đoạn này và tạo tiền đề cho sự phát triển nhảy vọt ở giaiđoạn sau

sự chung sống hoà bình ổn định để cùng phát triển là xu thế chủ đạo Bối cảnhquốc tế đã tác động chung đến tình hình khu vực, khiến cho các nước ASEAN

có những điều chỉnh mang tính chiến lược trong quan hệ giữa các nước thuộc

Ngày đăng: 23/11/2016, 09:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bộ Ngoại giao Việt Nam, Vụ ASEAN (1998), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp hội các quốc giaĐông Nam Á
Tác giả: Bộ Ngoại giao Việt Nam, Vụ ASEAN
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1998
4. Bộ Ngoại giao Việt Nam, Vụ châu Á 2, (2002), Tài liệu cơ bản vềMalaysia và quan hệ Việt Nam - Malaysia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu cơ bản về
Tác giả: Bộ Ngoại giao Việt Nam, Vụ châu Á 2
Năm: 2002
8. Phạm Hồng Điệp (2001), Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động - góp phần tích luỹ vốn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 2, trang 8 - 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu laođộng - góp phần tích luỹ vốn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Phạm Hồng Điệp
Năm: 2001
10. Nguyễn Văn Hà (2001), Nhà nước và các hoạt động kinh tế ởMalaysia, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, trang 40 - 48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà nước và các hoạt động kinh tế ở"Malaysia
Tác giả: Nguyễn Văn Hà
Năm: 2001
11. Nguyễn Văn Hà (2001), Những điều chỉnh chính sách của Malaysia từ giữa thập ky 90 đến nay, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3, trang 31- 38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điều chỉnh chính sách của Malaysia từ giữathập ky 90 đến nay
Tác giả: Nguyễn Văn Hà
Năm: 2001
12. Nguyễn Văn Hà (2006), Malaysia và tiến trình hợp tác ASEAN+3, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 6, trang 15- 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Malaysia và tiến trình hợp tác ASEAN+3
Tác giả: Nguyễn Văn Hà
Năm: 2006
13. Nguyễn Văn Hà (2008), Những yếu tố tác động đến phát triển xa hội dân sự ở Malaysia từ 1981 đến nay, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 18, trang 29 - 38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những yếu tố tác động đến phát triển xa hộidân sự ở Malaysia từ 1981 đến nay
Tác giả: Nguyễn Văn Hà
Năm: 2008
14. Nguyễn Văn Hà (2008), Công bằng xa hội trong kế hoạch cho tương lai lần thứ ba ở Malaysia (OPP3, 2001 - 2010), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 1, trang 26 - 34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công bằng xa hội trong kế hoạch cho tươnglai lần thứ ba ở Malaysia (OPP3, 2001 - 2010)
Tác giả: Nguyễn Văn Hà
Năm: 2008
15. Nguyễn Văn Hà (2012), Điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế của Malaysia sau khủng hoảng 2008, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 5, trang 18 - 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế củaMalaysia sau khủng hoảng 2008
Tác giả: Nguyễn Văn Hà
Năm: 2012
16. Hoàng Lan Hoa (2000), 5 năm hoạt động hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN, Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 3, trang 48 - 49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 5 năm hoạt động hợp tác kinh tế Việt Nam -ASEAN
Tác giả: Hoàng Lan Hoa
Năm: 2000
17. Trịnh Thị Hoa (2013), Quan hệ Việt Nam - Malaysia: Hướng tới hợp tác toàn diện và hiệu quả trong thế ky XXI. Tạp chí Cộng sản điện tử số 270, ngày 29/3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ Việt Nam - Malaysia: Hướng tới hợptác toàn diện và hiệu quả trong thế ky XXI
Tác giả: Trịnh Thị Hoa
Năm: 2013
18. Nguyễn Hồng Thao (2013) 40 năm hợp tác và phát triển, Thế giới và Vieẹt Nam, số 13, ngày 28/3 đến 3/4 /2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 40 năm hợp tác và phát triển
20. Trần Lan Hương (2003), Điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại ởMalaysia sau khủng hoảng, Những vấn đề kinh tế thế giới, số 3, trang 52-58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại ở"Malaysia sau khủng hoảng
Tác giả: Trần Lan Hương
Năm: 2003
21. Trần Lan Hương (2009), Điều chỉnh chính sách đầu tư nước ngoài của Malaysia, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3, trang 46-55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều chỉnh chính sách đầu tư nước ngoài củaMalaysia
Tác giả: Trần Lan Hương
Năm: 2009
22. Nguyễn Hường (2014), Việt Nam - Malaysia: AEC là cú huých thúc đẩy hợp tác đầu tư, Báo Công Thương ngày 25/09 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam - Malaysia: AEC là cú huých thúcđẩy hợp tác đầu tư
Tác giả: Nguyễn Hường
Năm: 2014
23. Nguyễn Kim Lân (2000), Hợp tác chính trị, an ninh Việt Nam - ASEAN trong 5 năm qua và các nhân tố chi phối, Nghiên cứu ĐNA số 4, trang 11-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tác chính trị, an ninh Việt Nam - ASEAN trong5 năm qua và các nhân tố chi phối
Tác giả: Nguyễn Kim Lân
Năm: 2000
24. Trần Duy Linh (2013), Về tiến trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang Malaysia, Kiến thức Quốc phòng hiện đại, số 9, trang 88-92 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tiến trình hiện đại hóa lực lượng vũ trangMalaysia
Tác giả: Trần Duy Linh
Năm: 2013
25. Võ Đại Lược (2000), Một số vấn đề ngoại giao của nước ta trong những thập ky đầu thế ky XXI, Kinh tế châu Á Thái Bình Dương, số 3, trang 3-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề ngoại giao của nước ta trongnhững thập ky đầu thế ky XXI
Tác giả: Võ Đại Lược
Năm: 2000
26. Hoàng Mai (2010), Kế hoạch ngoại giao chiến lược của Malaysia giai đoạn 2009 - 2015, Kiến thức quốc phòng hiện đại số 2, trang 25 - 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch ngoại giao chiến lược của Malaysia giaiđoạn 2009 - 2015
Tác giả: Hoàng Mai
Năm: 2010
27. Đào Lê Minh - Trần Lan Hương (2001), Kinh tế Malaysia, NXB Khoa học - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Malaysia
Tác giả: Đào Lê Minh - Trần Lan Hương
Nhà XB: NXB Khoahọc - Xã hội
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w