MỤC LỤC
Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 1. Nguồn tài liệu
Đóng góp của luận văn
Bố cục luận văn
Trước bối cảnh tình hình thế giới thay đổi, các nước đều đặt ưu tiên cao cho phát triển kinh tế, đẩy mạnh đa dạng hoá, đa phương hoá các mối quan hệ đối ngoại để tạo cho mình một thế đứng trên trường quốc tế và một vị thế đảm bảo cho an ninh quốc gia và phát triển đất nước. Vai trò của tổ chức ASEAN ngày càng được đề cao, đặc biệt khi ASEAN bước vào thời kì hợp tác mới theo Hiến chương ASEAN và xây dụng cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột chính là chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội, tăng cường hợp tác với các đối tác theo chiều sâu.
Đặc biệt, cư dân của hai nước Việt Nam - Malaysia đều là cư dân của nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, cho nên về phương diện kiếm sống ngay từ xa xưa họ đã có điểm tương đồng như sống chủ yếu dựa vào nghề nông trồng lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng dâu, nuôi tằm. Nhiều di chỉ khảo cổ còn cho thấy Malaysia và Việt Nam có nền văn minh nông nghiệp khá phát triển với những nền văn hoá có những nét tương đồng như di chỉ hang Kepah, đồi Chuping, núi Cheroh, hang Madu ở Malaysia hay di chỉ ở Núi Đọ, Hoà Bình, Bắc Sơn, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Đông Sơn ở Việt Nam.
Malaysia sử dụng cương lĩnh chính trị của mình để lên tiếng về những vấn đề toàn cầu như nhân quyền, ô nhiễm môi trường, chủ nghĩa khủng bố, vấn đề người tị nạn, dân chủ và sự cải cách Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc - Malaysia luôn đề nghị Liên Hợp quốc sẽ giải quyết hiệu quả các vấn đề như phát triển toàn cầu, hoà bình và an ninh, các hoạt động nhân đạo, khủng bố quốc tế và các trường hợp vi phạm Hiến chương Liên Hợp quốc và Luật quốc tế với một thái độ thẳng thắn và công bằng. Đáng chú ý, thực hiện chính sách đối ngoại hợp tác hữu nghị với các nước trong khu vực, Malaysia mong muốn và đóng góp tích cực vào việc xây dựng, thiết lập môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực; bảo đảm phát huy lợi ích kinh tế của đất nước thông qua việc thắt chặt quan hệ trực tiếp với các nước khác, hoặc thông qua các diễn đàn đa phương, tăng cường hợp tác kinh tế với các nước đang phát triển thông qua sự ủng hộ mạnh mẽ và thúc đây quan hệ Nam - Nam.
Tại buổi tiếp đón và nói chuyện thân mật này, hai bên bàn các biện pháp tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong quan hệ kinh tế - thương mại, trao đổi các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm; khẳng định chính sách nhất quán của mình là luôn coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị với Malaysia trên cơ sở song phương giữa hai nước và đa phương trong khuôn khổ ASEAN. Ngay sau lễ khai mạc Đại hội, Chủ tịch UMNO, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamed, đã thân mật tiếp đoàn Đại biểu Đảng ta, Chủ tịch gửi lời cảm ơn Đảng Cộng sản Việt Nam đã cử đoàn dự đại hội lần thứ 55 của UMNO, coi việc hai Đảng cử đoàn dự đại hội của nhau là công việc tốt đẹp góp phần tăng cường sự hiểu biết giữa hai Đảng, củng cố và thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Malaysia - Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Doan chuyển lời chào của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta tới Chủ tịch Mahathir và các vị lãnh đạo UMNO, cảm ơn Chủ tịch Mahathir và Hội đồng tối cao UMNO đã mời Đảng ta dự Đại hội lần thứ 55 của UMNO và dành cho Đoàn sự đón tiếp trọng thị, chu đáo, đồng chí chúc Đại hội thành công tốt đẹp, tin tưởng rằng UMNO sẽ thực hiện có kết quả Nghị quyết của Đại hội, đưa đất nước Malaysia tiếp tục vững bước phát triển phồn vinh.
Trong hai ngày diễn ra hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến chống chủ nghĩa cực đoan ở cấp chiến lược, hoạt động khủng bố và các nhóm mục tiêu có nguy cơ cao… Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Malaysia, hội thảo được tổ chức trong bối cảnh Malaysia đảm đương chức Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và là một phần trong cam kết của quốc gia này đối với Kế hoạch hành động Hà Nội thực hiện Tuyên bố Tầm nhìn ARF.
Còn lại, nhìn chung khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam có hạn chế do chất lượng không đồng đều, thiếu đầu tư máy móc bảo quản và chế biến sau thu hoạch, bao bì kém hấp dẫn, không bảo đảm nguồn cung cấp ổn định, uy tín bạn hàng thấp, giá cước vận tải cao, tiếp thị kém, ít tham dự hội chợ quốc tế… Phần lớn người dân Malaysia có thu nhập trung bình và thấp có thói quen tiêu thụ các loại hàng hóa cấp trung bình xuất xứ từ Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia do giá cả rất cạnh tranh. Để tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại với Malaysia, gần đây Đại sứ quán Việt Nam đã phối hợp với Phòng Công nghiệp và Thương mại Malaysia, tổ chức một số cuộc hội thảo về cơ hội hợp tác giao thương giữa hai nước trong ngành thực phẩm Halal (thực phẩm sản xuất theo luật Hồi giáo), tổ chức các hội chợ, triển lãm và giao lưu giữa doanh nghiệp hai nước để biết thêm về nhu cầu và thị trường của nhau để có thể khai thác thị trường Malaysia một cách hiệu quả.
Về hoạt động trao đổi truyền thông và công nghệ viễn thông: Sau khi ký kết MOU về hợp tác thông tin viễn thông (năm 2008), hai bên đã trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, tiếp xúc và tìm kiếm các cơ hội hợp tác trong sản xuất, cung cấp thiết bị và dịch vụ viễn thông. Sau đó hai năm, tại SEA Games 22 (tổ chức ở Việt Nam năm 2003) khi Việt Nam nhận trọng trách tổ chức Sea Games 22 do Malaysia trao lại Việt Nam hầu như chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc tổ chức kỳ Đại hội thể thao lớn của khu vực nhưng nhờ có sự hợp tác, giúp đỡ, và trao đổi kinh nghiệm của Malaysia, Việt Nam đã tổ chức Sea Games 22 thành công tốt đẹp.
Với ASEAN, quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Malaysia không chỉ là tài sản quý giá của hai nước, mà còn góp phần xây dựng lòng tin ở khu vực, tăng cường đoàn kết, thống nhất và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề chiến lược của khu vực. Bên cạnh đó, giữa hai nước có sự chênh lệch rất lớn về trình độ phát triển kinh tế ,Malaysia đã đứng trước ngưỡng cửa trở thành nước công nghiệp mới với thu nhập bình quân tính theo đầu người gần 5.000 USD/năm, còn Việt Nam vẫn đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nên sự hợp tác ít nhiều gặp khó khăn.
Bởi vậy, Malaysia - Việt Nam cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn trong những thỏa thuận chung về xuất khẩu hàng hóa, chẳng hạn cần có sự thống nhất về giá cả các mặt hàng chủ yếu của hai nước như: Cà phê, cao su..nhằm tránh cạnh tranh để đảm bảo sự ổn định của thị trường. Đến nay , hàng hóa xuất khẩu của hai nước trong trao đổi thương mại cơ bản giống nhau để đẩy mạnh giá trị xuất nhập khẩu, hai nước cần thay đổi cơ câqu hàng hóa tiến tới 2020 đạt tỷ trọng 15 tỷ USD.
Các nhà lãnh đạo đều nhấn mạnh sự cần thiết của việc các bên liên quan thực hiện đầy đủ Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), kiềm chế và không có những hành động làm gia tăng căng thẳng thêm tình hình khu vực, trong đó có việc cưỡng ép hoặc sử dụng vũ lực để đơn phương thay đổi nguyên trạng, nhất trí cần cấp thiết xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), các tranh chấp cần giải quyết thông qua. Nhiều nhà lãnh đạo Malaysia và Việt Nam đều nhấn mạnh: Với thực tế đáng ghi nhận đó, dựa trên mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước được củng cố thêm với sự ra đời của AEC, hoàn toàn tin tưởng rằng, trao đổi thương mại giữa Việt Nam- Malaysia hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu 11 tỷ USD mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Najib Tun Razak thống nhất từ tháng 4 năm 2013.