Kinh Đại Bát Niết Bàn Tập VII

245 265 0
Kinh Đại Bát Niết Bàn Tập VII

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KINH ĐẠI BÁT NIẾT-BÀN 大般涅槃經 TẬP VII (QUYỂ N 37 - QUYỂ N 42) 北涼天竺三藏曇無讖奉詔譯 BẮC LƯƠNG THIÊN TRÚC TAM TẠNG ĐÀM VÔ SẤM PHỤNG CHIẾU DỊCH ĐOÀN TRUNG CÒN - NGUYỄN MINH TIẾN Việt dịch giải NGUYỄN MINH HIỂN hiệu đính NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO 願 解 如 來 真 實 義 我 今 見 聞 得 受 持  百 千 萬 劫 難 遭 遇 無 上 甚 深 微 妙 法  NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT Kinh Phật dạy rằng: “Thấy kinh thấy Phật.” Kinh điển Đại thừa nơi đây, tức mười phương chư Phật hữu nơi đây, chư Bồ Tát hộ pháp tụ hội quanh Người đọc kinh muốn hiểu ý nghóa nhiệm mầu sâu xa văn kinh, trước hết phải có lòng tin sâu vậy, sau nên chí thành phát lời nguyện rằng: “Chánh pháp Như Lai nhiệm mầu sâu xa không được, dù trải qua trăm ngàn muôn kiếp tìm cầu không dễ gặp Nay nhận Kinh điển Đại thừa Đại Bát Niết-bàn để tu tập hành trì, nguyện khai mở trí tuệ để thấu hiểu nghóa lý sâu xa chân thật lời thuyết giảng đức Như Lai.” Nam-mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật KINH ĐẠI BÁT NIẾT-BÀN QUYỂN BA MƯƠI BẢY PHẨM BỒ TÁT CA-DIẾP Phẩm thứ mười hai – Phần năm B Tát Ca-diếp bạch Phật: “Thế Tôn! Thế sắc [ấm] phiền não khởi sanh?” Phật dạy: “Thiện nam tử! Có ba loại phiền não dục lậu, hữu lậu vô minh lậu Người có trí nên quán xét sai lầm tai hại ba loại phiền não Vì vậy? Vì biết sai lầm tai hại chúng rồi, lìa xa Ví vị lương y, trước phải chẩn mạch biết bệnh đâu, sau kê đơn thuốc để trị “Thiện nam tử! Ví có người đưa người mù vào rừng gai góc, bỏ mà Người mù sau khó thoát khỏi nơi Ví có khỏi được, thân thể phải thương tổn nặng nề Kẻ phàm phu gian [như người mù kia] vậy, thấy biết tội lỗi nguy hại ba loại phiền não, nên chạy theo chúng Nếu thấy rõ được, lìa xa Khi rõ biết sai lầm tai hại [của phiền não] rồi, có chịu báo [quả báo] nhẹ 66 PHẨM BỒ TÁT CA-DIẾP “Thiện nam tử! Có bốn hạng người: Hạng thứ tạo nghiệp nặng, lúc chịu báo nhẹ; hạng thứ hai tạo nghiệp nhẹ, chịu báo nặng; hạng thứ ba tạo nghiệp nặng, chịu báo nặng; hạng thứ tư tạo nghiệp nhẹ, chịu báo nhẹ “Thiện nam tử! Như biết quán xét sai lầm tai hại phiền não tạo nghiệp chịu báo nhẹ “Thiện nam tử! Người có trí suy xét rằng: ‘Ta nên lìa xa phiền não Ta không nên tạo nghiệp xấu xa độc ác Vì sao? Vì ta chưa thoát khỏi báo cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, trời, người Nếu tu học đạo, ta nhờ sức tu tập mà phá trừ nỗi khổ.’ “Người quán xét rồi, [những tâm niệm] tham dục, sân khuể, ngu si liền trở nên yếu ớt Khi thấy [những tâm niệm] tham, sân, si yếu ớt rồi, lòng người hoan hỷ Người lại quán xét rằng: ‘Nay ta nhờ sức nhân duyên tu tập Chánh đạo, giúp ta lìa xa pháp bất thiện, gần gũi pháp lành Cho nên, ta gặp Chánh đạo, phải chuyên cần gắng sức để tu tập.’ “Người nhờ sức chuyên cần tu tập nên lìa xa vô lượng phiền não lìa xa báo nơi cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, cõi trời, cõi người “Cho nên, kinh ta có dạy rằng: ‘Nên quán xét tất phiền não [hữu lậu] nguyên nhân phiền não [hữu lậu] Vì vậy? Người có trí quán xét 67 KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN phiền não mà không quán xét nguyên nhân phiền não đoạn trừ Vì vậy? Người có trí quán xét rằng: ‘Phiền não nguyên nhân mà sanh, ta trừ dứt nguyên nhân phiền não không sanh khởi.’ “Thiện nam tử! Như vị lương y, trừ nguyên nhân gây bệnh từ trước bệnh không sanh Người trí vậy, trước tiên phải trừ dứt nguyên nhân phiền não “Người có trí trước nên quán xét nhân, sau quán xét quả; nhờ rõ biết rằng: nhân lành sanh lành, nhân xấu ác sanh xấu ác Quán xét báo rồi, liền lìa xa nhân xấu ác “Sau quán xét báo, lại nên quán xét đến phiền não nhẹ nặng Quán xét rõ [các phiền não] nhẹ nặng rồi, trước tiên phải lìa xa phiền não sâu nặng Lìa xa phiền não sâu nặng rồi, phiền não nhẹ tự nhiên dứt “Thiện nam tử! Nếu người có trí rõ biết phiền não như: nguyên nhân sanh phiền não, báo phiền não, [phân biệt được] phiền não nhẹ nặng, tinh chuyên cần tu tập, không ngưng nghỉ, không chán ngán, thường gần gũi bạn lành, hết lòng nghe pháp Đó muốn trừ diệt phiền não “Thiện nam tử! Ví người bệnh, tự biết bệnh nhẹ khỏi Tuy gặp thuốc đắng uống vào không ngán Người trí vậy, siêng tu tập Thánh đạo, hoan hỷ không buồn, không ngưng nghỉ, không hối tiếc “Thiện nam tử! Nếu rõ biết phiền não như: nguyên nhân sanh phiền não, báo phiền não, 68 PHẨM BỒ TÁT CA-DIẾP [phân biệt được] phiền não nhẹ nặng, người muốn dứt trừ phiền não liền siêng tu tập Thánh đạo Người không nương theo phiền não mà khởi sanh sắc [ấm] Đối với [các ấm] thọ, tưởng, hành, thức “Nếu không rõ biết phiền não như: nguyên nhân sanh phiền não, báo phiền não, [không phân biệt được] phiền não nhẹ nặng, người không siêng tu tập, liền nương theo phiền não mà khởi sanh sắc [ấm] Đối với [các ấm] thọ, tưởng, hành, thức “Thiện nam tử! [Người nào] rõ biết [những điều] phiền não như: nguyên nhân sanh phiền não, báo phiền não, [phân biệt được] phiền não nhẹ nặng, dứt trừ phiền não nên tu hành đạo, [người] Như Lai Vì nhân duyên ấy, sắc [ấm] Như Lai thường tồn, thức [ấm] thường tồn.1 “Thiện nam tử! [Người nào] không rõ biết [những điều] phiền não như: nguyên nhân sanh phiền não, báo phiền não, [không phân biệt được] phiền não nhẹ nặng, tu tập đạo, [người] phàm phu Cho nên sắc [ấm] phàm phu vô thường, [các ấm] thọ, tưởng, hành, thức vô thường “Thiện nam tử! Người có trí gian tất thánh nhân, Bồ Tát, chư Phật nói hai nghóa ấy.2 Ta nói hai nghóa Cho nên ta nói Như Lai không Câu nói tóm ý từ sắc thức, tức gồm năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành thức Tức hai nghóa thường vô thường 69 KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN tranh [biện] với hàng trí giả gian, Như Lai không bị pháp tục làm nhiễm ô.” Bồ Tát Ca-diếp bạch Phật: “Thế Tôn! Như Phật vừa dạy ba thứ [phiền não] lậu [hoặc], dục lậu, hữu lậu vô minh lậu?” Phật dạy: “Thiện nam tử! Dục lậu, tư tưởng xấu ác tâm, từ thô thiển đến tinh tế.1 Do nơi duyên bên mà sanh dục lậu “Cho nên lúc trước thành Vương Xá ta có bảo A-nan rằng: ‘A-nan! Nay ông thọ nhận kệ tụng người phụ nữ nói ra, mà kệ vốn thật chư Phật khứ tuyên thuyết.’2 “Cho nên, tư tưởng xấu ác tâm [khởi lên do] nhân duyên bên gọi dục Đó dục lậu “Hữu lậu chung tất pháp xấu ác tâm nhân duyên bên Sắc giới Vô sắc giới, trừ Nguyên Hán văn dùng giác quán (覺觀), cách dịch cũ tầm tứ (尋 伺), chung tất tư tưởng thô (tầm) vi tế (tứ) Vì dịch rõ nghóa thay để nguyên từ giác quán trước Theo Đại Bát Niết-bàn kinh sớ kệ nhắc đến Xuất diệu kinh (出曜經), thuộc Đại tạng kinh (bản Đại chánh tạng) 4, kinh số 212, chưa tìm kệ nguyên Nay tạm dẫn theo sớ giải kệ có xuất xứ sau: “Một hôm đức Phật ngài A-nan đường gặp phụ nữ bế lấy nước Người phụ nữ nhìn thấy người đàn ông liền khởi tâm ham muốn, nhìn ngắm không Khi đến giếng lấy nước, cúi nhìn xuống mặt nước giếng thấy hình đứa ra, cô liền hồi tâm, đọc kệ tự trách nhắc nhở rằng: Dục, dục! 欲,欲。 Này, này, ham muốn, Ngã tri nhữ bổn, 我知汝根本, Ta rõ cội nguồn, Ý dó tư tưởng sanh 意以思想生。 Đều từ tư tưởng sanh, Ngã bất tư tưởng nhữ, 我不思想汝, Nếu ta không nghó đến, Tắc nhữ bất đắc sanh 則汝不得生。 Ngươi đừng hòng sanh (Bản Việt dịch chúng tôi) 70 PHẨM BỒ TÁT CA-DIẾP những tư tưởng xấu ác bên nhân duyên bên Dục giới Đó hữu lậu “Vô minh lậu [sự si mê] không rõ biết thật ngã ngã sở, không phân biệt [các pháp] bên bên Đó vô minh lậu “Thiện nam tử! Vô minh cội nguồn tất phiền não Vì vậy? Tất chúng sanh nhân vô minh, duyên với [năm] ấm, [mười hai] nhập, [mười tám] giới mà sanh [mọi sự] nhớ nghó suy tưởng, nên gọi chúng sanh Đó gọi điên đảo tư tưởng, điên đảo tâm ý, điên đảo thấy biết Vì nhân duyên mà sanh tất phiền não “Cho nên, Mười hai kinh Phật có dạy: ‘Vô minh nguyên nhân tham lam, nguyên nhân sân hận nguyên nhân si mê.’” Bồ Tát Ca-diếp lại thưa hỏi: “Bạch Thế Tôn! Lúc trước, Mười hai kinh Như Lai có dạy rằng: ‘Những tư tưởng bất thiện nhân duyên sanh tham dục, sân hận si mê.’ Nay duyên cớ lại nói [nhân duyên ấy] vô minh?” Phật dạy: “Thiện nam tử! Hai pháp nhân, cho nhau, làm tăng trưởng lẫn Những tư tưởng bất thiện sanh vô minh; vô minh lại nhân duyên sanh tư tưởng bất thiện “Thiện nam tử! Những làm khởi sanh phát triển phiền não gọi chung nhân duyên phiền não Gần gũi với nhân duyên phiền não gọi vô minh Những tư tưởng bất thiện ví hạt giống sanh 71 KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN mầm Hạt giống nguyên nhân trực tiếp, yếu tố vật chất [như bốn đại] nguyên nhân gián tiếp [Vô minh sanh ra] phiền não giống vậy.” Bồ Tát Ca-diếp lại thưa hỏi: “Bạch Thế Tôn! Như Phật dạy: ‘Vô minh lậu hoặc.’ Tại lại dạy rằng: ‘Nhân nơi vô minh mà sanh lậu hoặc?’” Phật dạy: “Thiện nam tử! Như ta nói vô minh lậu, vô minh tâm, [vô minh lậu hoặc] [Còn] nhân nơi vô minh sanh [phiền não] lậu hoặc, nhân bên bên “Nếu nói vô minh lậu hoặc, [chỉ đến sự] điên đảo lòng, không nhận thức lẽ vô thường, khổ, không, vô ngã Nếu nói [vô minh là] tất nhân duyên phiền não, [chỉ đến trường hợp] không rõ biết bên ngã ngã sở “Nếu nói vô minh lậu, [nói si mê có từ] vô thủy đến vô chung [Còn nói vô minh sanh lậu ý nghóa] từ nơi vô minh mà sanh [các] ấm, nhập, giới [hợp thành chúng sanh]” Bồ Tát Ca-diếp bạch Phật: “Thế Tôn! Như lời Phật dạy: ‘Người có trí rõ biết nguyên nhân phiền não.’ Sao gọi rõ biết nguyên nhân phiền não?” Phật dạy: “Thiện nam tử! Người có trí nên quán xét: ‘Do nhân duyên sanh phiền não vậy? Tạo tác hành vi sanh phiền não? Vào thời điểm sanh phiền não? Sống chung với sanh phiền não? Bám chấp vào nơi sanh phiền não? Quán xét việc sanh phiền não? Thọ nhận 72 PHẨM BỒ TÁT CA-DIẾP chỗ ở, chỗ nằm ngồi, y phục, thuốc men sanh phiền não? Do nhân duyên [có thể từ] bậc thấp chuyển lên bậc trung bình, từ bậc trung bình chuyển lên bậc cao quý; [có thể từ] nghiệp thấp trở thành nghiệp trung bình, từ nghiệp trung bình trở thành nghiệp cao thượng?’ “Khi Bồ Tát ma-ha-tát quán xét liền lìa xa nhân duyên sanh phiền não Khi quán xét liền ngăn chặn phiền não chưa sanh, khiến cho sanh khởi; phiền não sanh khởi liền dứt trừ Vì thế, Khế kinh ta dạy rằng: ‘Người có trí nên quán xét nhân duyên sanh phiền não.’” Bồ Tát Ca-diếp bạch Phật: “Thế Tôn! Trong thân chúng sanh sanh khởi đủ thứ phiền não?” Phật dạy: “Thiện nam tử! Như vật chứa có đủ thứ hạt giống, tưới nước có mưa, thứ [hạt giống ấy] tự sanh Chúng sanh thế, vật chứa [là thân], nhân duyên dục nên sanh trưởng thứ phiền não.” Bồ Tát Ca-diếp lại thưa hỏi: “Bạch Thế Tôn! Người có trí quán xét báo nào?” Phật dạy: “Thiện nam tử! Người có trí nên quán xét rằng: ‘Do nhân duyên phiền não sanh vào cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh Do nhân duyên phiền não sanh làm thân người, thân chư thiên, vô thường, khổ, không, vô ngã Thân vật chứa, bên có 73 KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN - PHẦN CUỐI Trước đó, nhân dân thành thuê thợ khéo làm tám bình vàng tám tòa sư tử, trang trí bảy báu Mỗi bình quý chứa hộc, đặt tòa sư tử làm bảy báu Mỗi tòa sư tử quý có ba mươi hai vị lực só, trang sức chuỗi ngọc bảy báu, màu sắc rực rỡ xen lẫn thân, nhấc bổng tòa sư tử lên Trên tòa sư tử lại có tám cô thể nữ trang sức chuỗi ngọc thất bảo, nhiều màu rực rỡ xen lẫn, nâng bình quý; lại có tám cô thể nữ trang sức chuỗi ngọc, cầm lọng bảy báu che bình quý; lại có tám cô thể nữ trang sức chuỗi ngọc, tay cầm gươm bảy báu đứng bảo vệ bình quý; lại có tám cô thể nữ trang sức chuỗi ngọc, cầm cờ lông tró cắm bốn phía bình quý Mỗi tòa sư tử quý có vô số người cầm loại nhạc khí vi diệu, cờ phướn, lọng quý, hoa, hương, chuỗi ngọc vây quanh cúng dường; lại có vô số người cầm cung tên, giáo mác, dây trói, lưỡi câu dài thứ chiến cụ vây quanh Từ thành Câu-thi-na, họ vây quanh tòa sư tử với bình báu ấy, tiến nơi trà-tỳ [thân Như Lai] Khi tám tòa sư tử bảy báu khỏi thành rồi, người thành liền mang theo vô số hương bột nhão, hương nước, sau lực só mà dọn dẹp, san lấp đất đai, làm cho đường trở nên mềm ướt, mát mẻ, thơm tho, rộng rãi, nghiêm trang, kéo dài tận nơi trà-tỳ Hai bên đường lại có vô số cờ quý, phướn lọng, hương, hoa, chuỗi ngọc trai quý, đủ màu sắc rực rỡ xen lẫn, [lại trỗi lên loại] âm nhạc huyền ca, tô điểm cho 622 PHẨM PHÂN CHIA XÁ-LI đường xá, chờ rước xá-lợi Đại Thánh Thế Tôn qua Mọi người vây quanh lực só khiêng tám tòa sư tử thất bảo mà đến nơi trà-tỳ Đến nơi, họ khóc lóc thảm thiết, kêu la khản tiếng, chấn động cõi [thế giới] đại thiên Họ lại mang theo phẩm vật, hết lòng chí thành dâng lên cúng dường [xá-lợi Như Lai] Bấy giờ, sức đại bi Thế Tôn nên thân kim cang Phật tự nhiên tan nát thành [vô số] hạt xá-lợi nhỏ, lại [nguyên vẹn xá-lợi của] bốn hư hoại Lúc ấy, đại chúng nhìn thấy xá-lợi [Như Lai] thêm bi thương đau đớn, liền mang thêm phẩm vật đến, rơi lệ chua xót dâng lên cúng dường Khi ấy, ngài A-na-luật người thành, nước mắt lưng tròng, thâu nhặt lấy xá-lợi [Phật] cho vào tám bình quý làm bảy báu tòa sư tử Khi nhặt hết xá-lợi vừa đầy tám bình quý Bấy giờ, tất đại chúng, chư thiên người nhìn thấy xá-lợi Phật đưa hết vào bình quý rồi, lại thêm bi thương đau đớn; họ rơi lệ, lại dùng phẩm vật mang theo chí thành dâng lên cúng dường [xá-lợi Như Lai] Lúc ấy, lực só nhân dân nam nữ thành Câu-thi-na sửa mang bình quý chứa xá-lợi Phật vào thành Đại chúng thêm bi thương, dùng phẩm vật mang theo dâng lên cúng dường 623 KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN - PHẦN CUỐI Bấy giờ, đại lực só vây quanh theo họ dân thành, thảy bi thương đau xót, nghẹn ngào rơi lệ, khiêng tám tòa sư tử bảy báu theo đường rưới nước thơm sửa dọn để thành Câu-thi-na Lúc ấy, tất đại chúng, chư thiên người thêm bi đau đớn, [kêu khóc] chấn động giới; họ mang phẩm vật theo sau xá-lợi [Phật], khóc than thảm thiết mà cúng dường Khi xá-lợi Như Lai đưa vào thành rồi, người liền đặt yên ngã tư đường Bấy giờ, nhân dân thành Câu-thi-na liền bố trí đủ bốn đạo binh,1 vô số binh lính, thân mang áo giáp, tay cầm vũ khí, tuần quanh thành Câu-thi-na Khắp bốn phía thành chung quanh thành có vô số binh lính xếp thành nhiều vòng, phòng bị nghiêm mật, e có người từ nơi khác kéo đến cướp đoạt [xá-lợi Phật] Tuy chuẩn bị đầy đủ hình thức phòng bị vậy, họ thật lòng muốn gây chiến Lại có năm trăm vị thầy thuật giỏi trấn giữ bốn cửa thành để ngăn ngừa tai ách Lại dùng vô số cờ báu, phướn lọng trang nghiêm vi diệu, cờ lớn lông chim tró, cắm bốn góc thành, nghiêm trang cúng dường, muốn phù hợp với nghi thức Khi ấy, tất nhân dân nam nữ thành với đại chúng, chư thiên người khác thêm bi thương oán, mang thêm phẩm vật hết lòng chí thành dâng lên cúng dường [xá-lợi Phật] Bốn đạo binh: gồm binh dùng voi, binh dùng ngựa, binh dùng xe binh Quân đội thời thường có đủ bốn đạo binh 624 PHẨM PHÂN CHIA XÁ-LI Các bình quý đựng xá-lợi [Phật] đặt tòa sư tử trải qua bảy ngày Trong bảy ngày ấy, tất đại chúng than khóc ngày đêm, tiếng bi thương không ngớt Mọi người dùng phẩm vật mang đến để hết lòng thành kính dâng lên cúng dường [xá-lợi Phật] Tám tòa sư tử làm bảy báu có năm trăm vị thầy thuật giỏi [thường xuyên] canh giữ, đề phòng có hạng trời, rồng, dạ-xoa, thần, quỷ đến lấy [xá-lợi Phật] Trải qua bảy ngày rồi, quyến thuộc dòng họ Phật sanh ra, [tức là] quốc vương thành Ca-tỳ-la người họ Thích-ca, biết Phật nhập Niếtbàn Do oai lực Phật nên trước dù Phật nhập Niết-bàn đến ba tuần lễ họ không hay biết Bấy giờ, quốc vương Ca-tỳ-la với người họ Thích-ca than khóc bi thảm, thật nhanh đến thành Câu-thi-na Đến nơi, họ thấy vô số binh lính bao quanh canh gác bên thành Họ lại nhìn thấy [khắp nơi đầy] cờ báu, phướn lọng giăng bày, khắp bốn góc thành, che khuất cõi nước; lại có vị thầy thuật giỏi canh giữ nơi bốn cửa thành Quốc vương [Ca-tỳ-la] người dòng họ Thích-ca liền hỏi thầy thuật: “Phật nhập Niết-bàn sao?” Các thầy đáp: “Phật nhập Niết-bàn đến bốn tuần rồi.1 Lễ trà-tỳ xong, sửa phân chia xá-lợi.” Đoạn không thấy nói rõ, hiểu người dòng họ Thích-ca phải tuần đến thành Câu-thi-na Vì sau ba tuần họ biết tin đến nơi bốn tuần 625 KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN - PHẦN CUỐI Quốc vương [Ca-tỳ-la] nói: “Chúng quyến thuộc dòng họ Phật đản sanh Oai lực Phật khiến cho [trong suốt ba tuần] không hay biết Như Lai vào Niết-bàn Nay muốn thấy xá-lợi Như Lai, ông mở đường cho vào.” Nghe rồi, thầy thuật binh lính [canh gác] liền quốc vương [Ca-tỳ-la] người họ Thích-ca vào thành Khi vào thành rồi, vua người họ Thích-ca nhìn thấy xá-lợi Phật tòa sư tử đau đớn nghẹn ngào, nước mắt ràn rụa, nhiễu quanh [các tòa sư tử] bảy vòng theo chiều bên phải Nhiễu quanh bảy vòng rồi, họ nuốt lệ, nói rằng: “Chúng muốn thỉnh phần xá-lợi Như Lai đem cúng dường.” Đại chúng đáp rằng: “Tuy biết vị quyến thuộc dòng họ Thích-ca, Phật Thế Tôn trước có dạy việc phân chia xá-lợi, dặn chia phần cho vị Xá-lợi có người thỉnh, vị có được? Xin thôi!” Bấy giờ, quốc vương [Ca-tỳ-la] người họ Thíchca thỉnh cầu không được, tất buồn khổ than khóc bi thương, ngã xuống đất hôn mê, hồi lâu tỉnh lại Họ không nén lòng đau thương, liền nói với người thành rằng: “Như Lai Thế Tôn thuộc dòng họ Thích-ca chúng tôi, thương xót ông nên nhập Niếtbàn Vì ông lại khinh thường, không chịu chia cho phần xá-lợi?” 626 PHẨM PHÂN CHIA XÁ-LI Nói rồi, tất lễ bái xá-lợi, nhiễu quanh bảy vòng bên phải, khóc lóc thảm thiết, nước mắt ràn rụa, sanh lòng tức giận đau xót Bấy giờ, [nhắc lại chuyện trước đây,] vua nước Ma-kiệtđà1 A-xà-thế sau giết hại cha [là vua Tần-bà-sala], sanh lòng hối hận vô cùng, người phát sanh ghẻ độc [đau đớn cực] Nhờ đức Thế Tôn [từ bi nhập tammuội] Nguyệt phóng hào quang chiếu lên thân ông, bệnh ghẻ độc nơi thân liền khỏi hẳn.2 Vua liền tìm đến chỗ Phật, bi thương khẩn thiết cầu xin sám hối Đức Thế Tôn đại bi liền dùng nước thuốc cam lộ nhiệm mầu Chánh pháp để rửa ghẻ độc [tội lỗi tâm vua].3 Tội lỗi nặng vua liền dứt trừ, vua trở cung, không hay biết việc Như Lai [sắp] nhập Niết-bàn Ngay đêm Phật nhập Niết-bàn, vua A-xà-thế nằm mộng thấy mặt trăng rơi xuống; mặt trời từ đất mọc lên, tinh tú mây mưa rơi rớt tán loạn; lại thấy khói đất xông lên, thấy bảy chổi trời Vua lại mộng thấy trời có đám lửa lớn, ửng đỏ khắp hư không, lúc rơi xuống đất Ngay vừa tỉnh mộng, vua cảm thấy lòng kinh sợ, run rẩy; liền triệu tập quần thần, kể lại giấc mộng hỏi: “Đó điềm vậy?” Nước Ma-kiệt-đà (摩竭陀), phiên âm từ Phạn ngữ Magadha, tên nước vua Tần-bà-sa-la cai trị, sau bị trai A-xà-thế giết chết để cướp Nguyên Hán văn dùng Ma-già-đà, cách phiên âm khác không quen thuộc với nhiều người Tên nước phiên âm Ma-ha-đà (摩訶陀),Ma-kiệt-đề (摩竭提) Xem lại chi tiết chuyện 19, thuộc Tập kinh Nguyên Hán văn viết: “dó cam lộ pháp dược tẩy đãng thân sang” nhầm, không với chi tiết kể rõ 19 Chúng ngờ chữ thân (身) phải chữ tâm (心) hợp nghóa 627 KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN - PHẦN CUỐI Các quan tâu rằng: “Đó điềm chẳng lành, Phật nhập Niết-bàn Sau Phật diệt độ, phiền não khởi sanh mạnh mẽ chúng sanh Ba cõi, Sáu đường, bệ hạ thấy lửa lớn ra, từ không trung rơi xuống đất “Phật diệt độ rồi, hào quang từ bi [của tam-muội] Nguyệt mây lành trí tuệ che khắp [chúng sanh] thảy dứt mất, nên vua mộng thấy mặt trăng rớt xuống, tinh tú rụng rơi [Đó điềm báo] sau Phật nhập Niết-bàn, tám mươi ngàn điều luật nghi tất phép tắc giới hạnh bị chúng sanh phạm vào; họ không y theo lời Phật dạy, làm theo tà pháp nên phải đọa xuống địa ngục “Mặt trời từ đất mọc lên, điềm sau Phật nhập Niết-bàn khổ não ba đường ác tích tụ [rất nhiều, giống như] ánh mặt trời xuất gian “[Vì việc trên] nên vua cảm ứng thấy giấc mộng vậy.” Vua nghe lời tâu rồi, đêm liền quan lên đường hướng đến thành Câu-thi-na Đến nơi, vua nhìn thấy vô số binh lính phòng vệ hành Câu-thi-na Vua lại thấy cửa thành có thầy thuật giỏi để phòng ngừa tai biến đến từ bên Thấy rồi, vua liền hỏi thầy thuật: “Phật nhập Niết-bàn sao?” Các thầy thuật đáp: “Phật nhập Niết-bàn đến trải qua bốn tuần Hiện đại chúng phân chia xá-lợi Phật.” Vua nói: “Phật nhập Niết-bàn không hay biết chi 628 PHẨM PHÂN CHIA XÁ-LI Đến nằm mộng thấy chẳng lành liền đem hỏi quan, biết Như Lai nhập Đại Niếtbàn Nay muốn vào thành lễ bái xá-lợi kim cang Như Lai, xin vị mở đường cho vào.” Các thầy thuật liền vua vào Vua vào thành, đến ngã tư đường, nhìn thấy bình quý đựng xá-lợi [Như Lai] đặt tòa sư tử, lại thấy đại chúng bi thương đau xót cúng dường Vua liền quan tùy tùng đồng thời lễ bái, đau đớn khóc lóc, nước mắt ràn rụa, nhiễu quanh [xá-lợi Phật] bảy vòng phía bên phải, bi thương thảm thiết [dâng phẩm vật] cúng dường Sau đó, vua thưa với đại chúng xin thỉnh phần xálợi Như Lai để đem nước [xây tháp] cúng dường Đại chúng đáp rằng: “Sao ngài đến muộn thế? Phật trước có dạy cách phân chia xá-lợi, tất có người thỉnh rồi, phần ngài Vậy ngài nên trở thôi!” Thỉnh cầu không toại nguyện, vua A-xà-thế sầu khổ không vui, liền lễ bái xá-lợi [lần nữa] buồn bực Lúc ấy, Phật nhập Niết-bàn ba tuần, vị vua tiếng nước ngoại đạo Tỳ-ly1 hay biết, liền dẫn theo Nước Tỳ-ly, phiên âm từ Phạn ngữ Vṛji, thường đọc Tỳ-ly-tử, mười sáu nước lớn vào thời đức Phật, có nhiều cách phiên âm khác Bạt-kỳ, Bạt-xà, Tỳ-lê-kỳ, Việt-kỳ, Phất-lật-thị Thời Phật thế, vua A-xàthế có lần muốn mang quân đánh nước này, sai đại thần Vũ Xá (Varṣakāra) đến thỉnh ý Phật Phật đưa bảy điều để khuyên vua không nên đánh Vua A-xà-thế nghe lời bãi binh Theo Đại Đường Tây vực ký, 7, nước có chu vi bốn ngàn dặm, nằm vị trí cao, đất đai cối xanh tốt, khí hậu lạnh, người dân đa phần tin theo ngoại đạo, người tin Phật pháp, chư tăng 629 KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN - PHẦN CUỐI quan vội vã nhanh đến thành Câu-thi-na Đến nơi, vua nhìn thấy vô số binh lính bốn đạo binh phòng vệ thành Câu-thi-na, vây quanh nhiều vòng Bấy giờ, Phật nhập Niết-bàn ba tuần, vua xứ A-lặcgià-la hay biết, liền dẫn theo quan vội vã đến thành Câu-thi-na Đến nơi, vua nhìn thấy vô số binh lính bốn đạo binh phòng vệ thành Câu-thi-na, vây quanh nhiều vòng Lúc ấy, Phật nhập Niết-bàn ba tuần, vua Bất Úy nước Tỳ-nậu hay biết Lại có vua nước Già-la-ca-la, Phật nhập Niết-bàn ba tuần hay biết Lại có vua nước Sư-già-na, Phật nhập Niết-bàn ba tuần hay biết Bấy giờ, Phật nhập Niết-bàn ba tuần, vị vua tiếng nước ngoại đạo Ba-kiên-la hay biết, liền dẫn theo quan, vội vã đến thành Câu-thi-na Đến nơi, vua nhìn thấy vô số binh lính bốn đạo binh phòng vệ thành Câu-thi-na, vây quanh nhiều vòng Vua lại thấy cửa thành có thầy thuật giỏi, để phòng ngừa tai biến đến từ bên Vua liền hỏi thầy thuật rằng: “Phật nhập Niết-bàn sao?” Các thầy thuật đáp: “Phật nhập Niết-bàn đến bốn tuần rồi, đại chúng phân chia xá-lợi.” theo học Đại thừa lẫn Tiểu thừa Trong kinh gọi nước ngoại đạo, chứng tỏ vào thời đức Phật dân nước tin theo ngoại đạo nhiều theo Phật 630 PHẨM PHÂN CHIA XÁ-LI Vua liền bảo thầy thuật: “Phật nhập Niếtbàn không hay biết nên đến muộn Nay muốn vào thành lễ bái, cúng dường xá-lợi Như Lai, xin ông mở đường cho.” Các thầy thuật nghe liền vua vào Đi tới ngã tư đường, vua nhìn thấy tòa sư tử trang nghiêm bảy báu, có đặt xá-lợi Phật đựng bình quý làm bảy báu Vua lại thấy đại chúng bi thương đau xót cúng dường Vua với quan tùy tùng liền đồng thời lễ bái, bi thương đau đớn rơi lệ, quanh [xá-lợi Phật] bảy vòng theo chiều bên phải, dâng lễ vật, bi thương thảm thiết cúng dường Vua lại bảo đại chúng rằng: “Phật nhập Niết-bàn không hay biết Đau đớn thay! Tôi chẳng nhìn thấy Phật [lần cuối] Xin đại chúng chia cho phần xá-lợi để mang nước cúng dường.” Đại chúng đáp rằng: “Sao ngài đến muộn thế? Phật trước có dạy cách phân chia xá-lợi, tất có người thỉnh rồi, phần ngài Vậy ngài nên trở thôi.” Thỉnh cầu không được, vua quan lấy làm buồn rầu, lễ bái xá-lợi [lần nữa] bi thương luyến tiếc quay Bấy giờ, vua quần thần bảy nước Ca-tỳ-la, [Ma-kiệt-đà, A-lặc-già-la] thỉnh cầu không toại nguyện nên sanh lòng bi thương, giận dỗi, bực tức quay mà lòng chưa yên [Vì thế,] nước vị sai sứ thần đến thành Câu-thi-na để thỉnh cầu xá-lợi 631 KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN - PHẦN CUỐI lần Người thành Câu-thi-na trả lời rằng: “Đức Từ phụ Thế Tôn nhập Niết-bàn đất nước chúng tôi, toàn thân xá-lợi ngài phải lưu giữ muôn đời để cúng dường Chúng không phân chia cho người nước.” [Vua] nước liền nói rằng: “Nếu chịu phân chia tốt, không chịu phân chia, dùng sức mạnh mà đoạt lấy.” Người thành đáp lại: “Nếu [các ngài] dùng đánh [để giành lấy] [xá-lợi Phật] Vua A-xà-thế lại sai đại thần Vũ Hành1 đem binh đến thỉnh phần [xá-lợi], bảo người thành Câuthi-na rằng: “Nếu chịu phân chia [xá-lợi] tốt, không chịu phân chia, chia tăng thêm binh lực, dùng sức mạnh mà đoạt lấy cho được.” Người thành đáp: “Xin tùy ý mà làm.” Liền đó, thành Câu-thi-na có tráng só, [cho đến] nhân dân nam nữ, thảy phòng vệ cung tên, tất kéo [ngoài thành], bốn binh tề chỉnh, chuẩn bị giao chiến với quân nước khác Khi ấy, nước Tỳ-ly, người họ Lê-xa, chiêu tập đủ bốn đạo binh, kéo đến [ngoài] thành Câu-thi-na, đóng giữ phía Nước A-lặc-già-la, người dòng Sát-đế-lợi, Vũ Hành, dịch từ Phạn ngữ Varṣakāra, phiên âm Bà-lợi-ca Bà-lợi-saca-la, dịch nghóa Vũ Xá, Vũ Thế, Hành Vũ người trước Đề-bà-đạt-đa xúi giục vua làm chuyện ác hại cha Sau vua A-xà-thế lên ngôi, Vũ Hành trở thành đại thần nắm giữ binh quyền, vua tin cậy 632 PHẨM PHÂN CHIA XÁ-LI tập trung đủ bốn đạo binh, kéo đến [ngoài thành Câu-thina], đóng giữ phía Nước Tỳ-nậu, người dòng bà-la-môn, tập trung đủ bốn đạo binh, kéo đến [ngoài thành Câu-thi-na], đóng giữ phía Nước Già-la-ca-la, người dòng họ Thích-ca, tập trung đủ bốn đạo binh, kéo đến [ngoài thành Câu-thina], đóng giữ phía Nước Sư-già-na, người Câu-lâu-la, tập trung đủ bốn đạo binh, kéo đến [ngoài thành Câu-thi-na], đóng giữ phía Nước Ba-kiên-la, người lực só, tập trung đủ bốn đạo binh, kéo đến [ngoài thành Câu-thi-na], đóng giữ phía.1 Lúc ấy, thành Câu-thi-na bị quân bảy nước vây quanh, tất sửa [tiến vào thành để] đoạt lấy xá-lợi Phật Đoạn nguyên Hán văn e có nhiều nhầm lẫn, chẳng hạn người họ Thích-ca (Śākya) thuộc nước Ca-duy-la-vệ (Kapilavastu) mà gọi Ca-tỳ-la, không thuộc nước Già-la-ca-la Chúng tham khảo thêm Du hành kinh Trường A-hàm, (Đại chánh tạng 1, kinh số 01), xin dẫn nước đến cầu xá-lợi Phật để độc giả tiện tham khảo: Nước Già-la-ba (Amalakapa), dân tộc Bạt-la (Bulaya); Nước Lama-ca (Rāmagrāma), dân tộc Câu-lợi (Kaulya); Nước Tỳ-lưu-đề (Veṭhadipa), người dòng Bà-la-môn; Nước Ca-duy-la-vệ (Kapilavastu), dòng họ Thích-ca (Śākya); Nước Tỳ-xá-ly (Vaiśāli), dòng họ Ly-xa (Licchavī); Nước Ma-kiệtđà (Magadha) vua A-xà-thế (Ajātaśatru) Nước Tỳ-ly (Vṛji) hay Tỳ-ly-tử; tất tranh chấp với người thành Câu-thi-na (Kuśinagara) Có chi tiết nêu Trường A-hàm người nước Già-laca-la (hay Già-la-phả-la) viện cớ đức Thế Tôn xưa thuộc dòng Sát-đế-lợi (kinh gọi Võ só tộc), giống họ, nên họ có quyền thỉnh phần xá-lợi Phật Phải chi tiết mà có nhầm lẫn họ Thích-ca thuộc nước Già-la-ca-la? 633 KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN - PHẦN CUỐI Bấy giờ, đại chúng có vị bà-la-môn Tánh Yên1 quân binh nước mà cất tiếng nói lớn rằng: “Các vị đứng đầu lực só thành Câu-thi-na, xin nghe đây! Trong vô số kiếp, đức Phật tích chứa điều lành, tu hạnh nhẫn nhục Các vị thường nghe [Thế Tôn] ngợi khen pháp nhẫn nhục Nay có lẽ sau Phật vừa diệt độ, vị xá-lợi Phật mà khởi binh tranh đoạt? Các vị nên biết, kính thờ xá-lợi! Nay [tôi đề nghị] nên chia xá-lợi thành tám phần, [không nên tranh giành nhau].” Các lực só [trong thành Câu-thi-na] nói: “Chúng xin cung kính theo lời ngài.” Lúc ấy, Bà-la-môn Tánh Yên liền phân chia xá-lợi làm tám phần [bằng nhau] nói rằng: “Thưa tất vị! Những bình rỗng chứa xá-lợi, xin cho nhận Tôi mang xứ Đầu-na-la xây Tháp Bình dâng hoa, hương, phướn, lọng, âm nhạc để cúng dường.” Mọi người đáp rằng: “Chúng chấp thuận thỉnh cầu ngài.” Bấy giờ, có vị cư só bà-la-môn tên Tất-ba-diên-na lớn tiếng thưa rằng: “Các vị đứng đầu lực só thành Tánh Yên: tên vị dịch từ Phạn ngữ Dhūma, trước dịch “Bà-la-môn họ Yên” Tham khảo Trường A-hàm (Đại chánh tạng 1, kinh số 01), Du hành kinh, đoạn kể lại việc giống vị Hương Tánh Bà-la-môn, sắc vua A-xà-thế đến thành Câu-thina đòi chia xá-lợi Phật, người thành không chịu nghe theo Sau vị đứng giảng hòa xung đột Tánh Yên Hương Tánh dịch từ Phạn ngữ Dhūma, từ có nghóa hương, khói nên người mà Kinh Đại Bát Niết-bàn thuộc Trường A-hàm ngài Pháp Hiển dịch (Đại chánh tạng 1, kinh số 07) có nhắc đến vị bà-la-môn với tên phiên âm Đồ-lô-na (徒盧那) kể lại việc giảng hòa tương tự, lại nói vị người thành Câu-thi-na 634 PHẨM PHÂN CHIA XÁ-LI Câu-thi-na, xin nghe đây! [Tất cả] tro tàn nơi trà-tỳ Phật, xin cho nhận Tôi đem nước xây Tháp Tro, cúng dường hoa, hương, âm nhạc.” Mọi người đáp rằng: “Chúng chấp thuận thỉnh cầu ngài.” Lúc ấy, người thành Câu-thi-na nhận phần xá-lợi Phật thứ nhất, liền xây tháp nước, dùng hoa, hương, âm nhạc thứ để cúng dường Người nước Ba-kiên-la nhận phần xá-lợi Phật thứ nhì, mang nước xây tháp, dùng thứ [phẩm vật] để cúng dường Những người Câu-lâu-la nước Sư-già-na nhận phần xá-lợi Phật thứ ba, liền trở xây tháp, dâng thứ [phẩm vật] để cúng dường Những người Sát-đế-lợi nước A-lặc-già-la nhận phần xá-lợi Phật thứ tư, liền trở nước xây tháp cúng dường Những người Bà-la-môn nước Tỳ-nậu nhận phần xá-lợi Phật thứ năm, liền trở nước xây tháp, dùng thứ [phẩm vật] để cúng dường Những người Lê-xa nước Tỳ-ly nhận phần xá-lợi Phật thứ sáu, trở nước xây tháp, cúng dường thứ [phẩm vật] Những người họ Thích-ca1 nước Già-la-ca-la nhận phần xá-lợi Phật thứ bảy, trở nước xây tháp, dâng hoa, hương cúng dường Theo Du hành kinh thuộc Trường A-hàm phải dân tộc Bạt-la (Bulaya) họ Thích-ca 635 KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN - PHẦN CUỐI Vua A-xà-thế nước Ma-kiệt-đà nhận phần xálợi Phật thứ tám, trở thành Vương Xá xây tháp, dâng hoa, hương, âm nhạc thứ cúng dường Bà-la-môn Tánh Yên nhận bình dùng đựng xá-lợi Phật, trở xứ Đầu-na-la xây tháp, dâng hoa, hương cúng dường Vị cư só bà-la-môn Tất-ba-diên-na nhận [tất cả] tro tàn [còn lại nơi trà-tỳ Như Lai], liền mang tro nước xây tháp cúng dường [Như vậy, vào] lúc khắp cõi Diêm-phù-đề có tám tháp thờ xá-lợi Phật, tháp thứ chín thờ bình [đựng xá-lợi], tháp thứ mười thờ tro tàn [ở nơi trà-tỳ Như Lai].1 Việc phân chia xá-lợi hoàn tất Lúc ấy, vị Bồ Tát chúng Thanh văn, chư thiên, loài người, loài rồng, loài quỷ, vị quốc vương, trưởng giả, đại thần, nhân dân [cho đến] tất đại chúng bi thương đau đớn, đấm ngực than khóc lớn tiếng ngã lăn đất Sau đó, tất lễ bái [xá-lợi Phật] KINH ĐẠI BÁT NIẾT-BÀN HẾT QUYỂN BỐN MƯƠI HAI Trong Trường A-hàm kể thêm tháp thứ mười thờ tóc Phật lúc 636

Ngày đăng: 14/11/2016, 12:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan