1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

liên hệ tư tưởng ren luyen dao duc sinh vien hien nay

6 354 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 23,73 KB

Nội dung

II Liên hệ quá trình rèn luyện đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay.Nhận thức được tầm quan trọng của việc tu dưỡng đạo đức cá nhân, học tập từ lời dạy của Bác: “ muốn thành tài thì phải

Trang 1

II Liên hệ quá trình rèn luyện đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc tu dưỡng đạo đức cá nhân, học tập từ lời dạy của Bác: “ muốn thành tài thì phải thành nhân, cái đức là gốc của cái tài” sinh viên hiện nay đã và đang phấn đấu rèn luyện đạo đức, cốt cách bản thân cho thật tốt

Ở thời điểm hiện nay, trong quá trình rèn luyện những chuẩn mực đạo đức cách mạng mà chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra, đông đảo sinh viên đã thực hiện khá tốt và mang lại kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn nhiều bộ phận sinh viên chưa nỗ lực hoàn thiện, tu dưỡng nhân cách bản thân và cần sửa đổi nhanh chóng

 Về trung với nước, hiếu với dân

Điểm tích cực sinh viên đã làm được:

+Đại đa số sinh viên đã thực hiện nghĩa vụ trung thành với nhà nước xã hội chủ nghĩa, trung thành với lý tưởng của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh, không tham gia bạo động chính trị chia rẽ Đảng với dân, không tuyên truyền, phát ngôn mang tính chất công kích và chống phá nhà nước, chính phủ gây mất niềm tin cho nhân dân về Đảng và nhà nước xã hội chủ nghĩa

+ Thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ công dân: tham gia ngày toàn dân Bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu HĐND( ngày 22/5), tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước

+ Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, phát minh tiên tiến đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ môi trường trên tất cả các lĩnh vực… Ví dụ sinh viên Việt Nam lần thứ 5 vô địch cuộc thi robocon Châu Á Thái Bình Dương,sinh viên đại học Lạc Hồng giải nhất sáng chế xe tiết kiệm nhiên liệu châu Á, sinh viên Bách Khoa chế tạo máy làm giá sạch, bóng đèn tích điện sang bằng nhúng vào nước, sinh viên chế tạo máy thu gom rác, xích lô chạy bằng năng lượng mặt trời, nhà thong minh chống lũ…

+ Sinh viên rèn luyện được lòng yêu nước, nhận thức giá trị cao cả của việc bảo

vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trên vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã và đang thu hút sự chú ý, quan tâm đặc biệt của nhân dân cả nước, trong

đó có các bạn trẻ Dù ở trong nước hay đang sinh sống, học tập ở nước ngoài, thanh niên Việt Nam luôn hướng về Biển Đông Bằng sự sáng tạo của mình, tuổi trẻ Việt Nam đã có rất nhiều hình thức, phương pháp để thể hiện lòng yêu nước và tinh thần dân tộc Các diễn đàn đấu tranh của tuổi trẻ phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam đã tạo tiếng vang dư luận trong nước và quốc

tế Điều đó cho chúng ta thấy sự nhiệt huyết, tình yêu nước luôn cháy bỏng của tuổi trẻ, của thế hệ sinh viên

Trang 2

+ Sinh viên có lòng yêu thương, gần gũi, sống hòa hợp với người dân Sinh viên biết tôn trọng, lắng nghe, học hỏi người dân xung quanh, cải thiện dân trí Các chương trình tình nguyện: sinh viên giúp đỡ người dân thành phố Hồ Chí Minh trong cơn lũ lịch sử 26/9/2016( sinh viên tìm xe, dọn trường học, dọn đường giúp dân…), sinh viên dạy chữ cho trẻ em vùng cao, chương trình “ cặp sách cho em”,

“đèn đom đóm”…

Sinh viên chưa làm được:

+ Hiện tượng “chảy máu chất xám”, sinh viên đi du học, có kiến thức tốt được đào tạo ở nước ngoài nhưng sau đó không về là giàu cho quê hương, cống hiến cho đất nước mà lại làm việc và ứng tuyển ngay vào doanh nghiệp nước ngoài

+ Một bộ phận sinh viên chưa có ý thức,chưa suy nghĩ thấu đáo về vấn đề nhạy cảm chính trị, tham gia tuyên truyền, vận động, phát ngôn bừa bãi trên các trang mạng xã hội Tham gia các hoạt động “quá khích” chống phá, chia rẽ nhân dân với nhà nước ví dụ tham gia vào vụ công kích Việt Tân ở Sài Gòn, tham gia đánh phá đại sứ quán Trung Quốc trong vụ giàn khoan Hải Dương…

+ Bộ phận sinh viên có lối sống vô cảm, đèn nhà ai người nấy rạng, không giúp đỡ người dân khi họ gặp khó khăn: ví dụ thấy người bị tai nạn thì mặc kệ bỏ đi…Một

bộ phận sinh viên có lời ăn tiếng nói chưa tôn trọng người lớn tuổi, chửi tục chửi bậy với các em nhỏ…

 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Sinh viên đã làm được

+ Một bộ phận sinh viên xác định rõ mục tiêu phấn đấu trong học tập: học tập để

có tương lai tốt hơn, học tập vì bản thân, vì gia đình, vì đất nước từ đó cần cù, siêng năng, vượt qua khó khăn để học tập tốt nhất Sinh viên vừa học vừa làm thêm san sẻ với bố mẹ, sinh viên cố gắng ngoài học tập còn tham gia các hoạt động ngoại khóa, giao lưu với bạn bè

+ Sinh viên biết sắp xếp kế hoạch và sáng tạo trong các hoạt động để thu được hiệu quả cao trong thời gian nhanh nhất Sinh viên biết tiết kiệm thời gian vừa học vừa làm Sinh viên biết sử dụng tiết kiệm tiền bạc, sử dụng hợp lí tiền của bố mẹ, không xa hoa lãng phí, đua đòi, phô trương hình thức, không liên hoan tiệc tùng xa xỉ…

+Sinh viên có chí cầu tiến để phấn đấu( ví dụ ứng tuyển vào cán sự lớp để phát triển khả năng lãnh đạo, quản trị, tổ chức nhóm…) tuy nhiên không có nghĩa là ham địa vị, danh tiếng

+ Bộ phận sinh viên sống thẳng thắn, chính trực, biết phân biệt phải trái, biết bày

tỏ quan điểm của mình Sống có trách nhiệm với lời nói và hành động của bản thân Ví dụ biết tố cáo kẻ móc túi, kẻ biến thái trên xe buýt…

Trang 3

+ Một bộ phận sinh viên có thái độ công bằng, công tâm, đặt lợi ích cộng đồng lên lợi ích cá nhân: ví dụ khi tắc đường sinh viên không chen lấn, bon chen mà chờ theo thứ tự, theo chỉ dẫn của sinh viên tình nguyện, của công an giao thông để không ùn tắc giao thông Hay sinh viên biết giữ của công chung trong trường học, nhà vệ sinh chung…

Sinh viên chưa làm được

+ Do sống xa gia đình nên bộ phận sinh viên có lối sống quá buông thả, quá tự do, quan niệm: “ trẻ không chơi, già hối hận” Sinh viên hình thành nên thói quen hưởng thụ, chơi nhiều học ít

+ Sinh viên ham sống ảo, sống thực dụng, sống dựa dẫm bố mẹ, xa vời thực tiễn Giành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội, “anh hùng bàn phím” mà thiếu trải nghiệm thực tế

+ Sinh viên sử dụng phung phí tiền trợ cấp của bố mẹ, chơi game, ăn chơi đua đòi chạy theo mốt, uống rượu bia, tiệc tùng, sinh viên đi bar, sử dụng thuốc kích thích:

đá, ma túy…sa vào các tệ nạn xã hội: nghiện hút, trộm cướp, đánh nhau thậm chí giết người…ví dụ vụ việc sinh viên Trần Nhật Duy giết người chặt xác ở quận Gò Vấp – HCM

+ Sinh viên còn gian lận trong thi cử, chạy điểm, chạy bằng…sinh viên đề cao chủ nghĩa cá nhân, ham nịnh nọt, bao che, ba phải, nói xấu người khác, không bày tỏ trực tiếp quan điểm của mình để bảo vệ chân lý vì sợ “ dính họa vào thân”

+ Các hoạt động nhóm của sinh viên còn chưa thực sự hiệu quả, còn mang tính chất đối phó, chưa tự giác nỗ lực vì lợi ích chung Ví dụ các thành viên ỷ lại cho nhóm trưởng, làm bài mang tính chất đối phó, chưa cố gắng làm hiệu quả nhiệm vụ được giao

+Tinh thần tự phê bình và phê bình, “phải nghiêm khắc với chính mình” của sinh viên chưa cao, tệ nạn “nói dối, giấu dốt” còn là vấn đề khó khắc phục

Thương yêu con người, sống có tình nghĩa

Sinh viên đã làm được:

+ Sinh viên là thế hệ trẻ, vì vậy cuộc sống khá cởi mở và hòa đồng với mọi người Sinh viên đã rèn luyện được lòng đồng cảm với mọi người, dành tình yêu thương cho những người có số phận tàn tật, mồ côi

Tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện thiết thực vì cộng đồng như: hiến máu tình nguyện, tấm áo cho em, tiếp sức mùa thi, an toàn giao thông, hành trình biển xanh…Trong đó hoạt động hiến máu tình nguyện là nghĩa cử vô cùng cao đẹp

để cứu sống cho nhiều người, hoạt động tình nguyện quyên góp quần áo, sách cũ cho trẻ em vùng núi, cho người tàn tật tình nguyện phát cháo miễn phí trong bệnh

Trang 4

viện, phát bánh, chăn cho người vô gia cư là hành động mang tính nhân văn sâu sắc của sinh viên

+ Sinh viên phải biết kính trên nhường dưới, lễ phép với người thân trong gia đình, tôn trọng mọi người trong xã hội Có lối sống thân thiện, hòa đồng, biết quan tâm nhiều tới mọi người Biết giúp đỡ người khác khi thấy họ gặp hoạn nạn, khó khăn: Sinh viên cứu người bị tai nạn giao thông, giúp đỡ đồng bào gặp lũ…

+ Sinh viên quét dọn nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm, thăm hỏi mẹ Việt Nam anh hung, thăm hỏi các bác cựu chiến binh ngày 22/12 …

+ Sinh viên nhiệt tình giúp bạn bè trong học tập để cùng tiến bộ, giúp bạn đi học (30 sinh viên tình nguyện trường ĐH KTKTCN thay nhau cõng bạn bị tật ở chân

đi học suốt 4 năm đại học), giúp bạn vượt qua bệnh tật( sinh viên Phan Ngọc Quý ĐHBKHN chạy xe ôm thâu đêm kiếm tiền cho bạn chữa ung thư)…

Sinh viên chưa làm được

+ Lối sống vô cảm trong sinh viên vẫn tồn tại, một số sinh viên ích kỉ, sống chỉ vì lợi ích bản thân, “ thân ai người ấy lo” không hòa hợp với xã hội

+ Lối sống miệt thị, kết bạn theo tầng lớp, theo điều kiện kinh tế làm mất đi tinh thần đoàn kết, cởi mở trong lớp học và xã hội

 Tinh thần quốc tế trong sáng

Sinh viên đã làm được:

+Sinh viên các trường, các ngành đã học hỏi, giao lưu trao đổi kiến thức chuyên ngành và văn hóa với nhau không chỉ quy mô trong nước mà còn mở rộng giao lưu với bạn bè quốc tế Ví dụ : sinh viên Việt Nam tham gia Olympic toán, lý , hóa, tin học quốc tế và giành nhiều huy chương vàng, sinh viên Việt Nam tham gia “sáng tạo Châu Á” giành được giải vàng , các cuộc thi thể dục thể thao, tài năng thế giới,

+ Hội sinh viên Việt Nam du học ở nước ngoài,vừa học tập và gắn kết hữu nghị các nước ví dụ sinh viên du học việt nam ở Nga, Mỹ, Anh, Singapore, Nhật… + Sinh viên Việt Nam tham gia nhiều diễn đàn quốc tế về mọi lĩnh vực khoa học, văn hóa, y tế, kinh tế,…và tiếp thu được nhiều kiến thức tiến bộ

Sinh viên chưa làm được

+ Mối liên hệ sinh viên Việt Nam và thế giới chưa được mở rộng nhiều và chưa thực sự khăng khít vì bất cập về ngôn ngữ cũng như cơ hội còn hạn chế

+ Sinh viên tiếp thu chưa có chọn lọc nền văn hóa nước ngoài, nhiều nền văn hóa không phù hợp thuần phong mỹ tục nước ta: lối sống thử, sống ảo…

Về các đạo đức mới

 Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

Liên hệ với sinh viên hiện nay:

Trang 5

Với sinh viên hiện nay, nói phải đi đôi với làm đồng nghĩa với việc học phải đi đôi với hành Đại bộ phận sinh viên hiện nay rất năng động, ngoài học tập trên lớp còn thực hành ngoại khóa để nâng cao kiến thức của mình như đi picnic, tham quan, tham gia các hoạt động ngoại khóa như tình nguyện, hiến máu… , thực tập ở các nhà máy, cơ quan,…

Không được “ nói nhiều làm ít, nói mà không làm”:

Ngoài những sinh viên chăm chỉ, biết vận dụng việc học tập vào thực tế thì còn có nhiều sinh viên lười biếng, học rồi để đấy, không năng động, tự giác trong học tập Việc đó sẽ không có lợi khi đi thực hành, họ sẽ không có nhiều kinh nghiệm như những bạn sinh viên biết vận dụng vào thực tế Ví dụ sau khi sinh viên công nghệ thực phẩm đi làm thực tế sản xuất ngô ngọt , đi nhà máy bia thì sinh viên thấy trực tiếp máy móc, hiểu được nguyên lý làm việc như thế nào, phong cách của người làm việc trong nhà máy ra sao… nó có ích nhiều hơn việc chỉ nhìn thấy máy móc trên hình ảnh sách vở

Không được hứa mà không làm

Lời hứa chỉ có giá trị khi đi liền với việc làm cụ thể “Làm” ở đây chính là hành động, là hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh yêu cầu đã nói thì phải làm, “Nói ít, bắt đầu bằng hành động”; “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”

Nhiều sinh viên không giữ lời hứa học tập chăm chỉ với bố mẹ, không giữ lời hứa làm bài tập với giáo viên, không giữ lời hứa làm đòa viên gương mẫu với tổ chức đoàn

Phải nêu cao tấm gương về đạo đức:

+ Những sinh viên đứng đầu trong một tập thể, một câu lạc bộ hoặc một tổ chức nào đó cần phải gương mẫu, làm trước để mọi người noi theo Không được ỉ lại hay có thái độ thờ ơ với công việc được giao Đồng thời phải năng động, hăng hái trong các hoạt động tập thể thì mới nhận được sự tôn trọng của mọi người

VD: Lớp trưởng là người được mọi người tín nhiệm nên cần phải năng động, hoạt bát, có hiểu biết Nếu có công việc gì thì phải hoàn thành trước nhất để làm gương cho mọi người

Tinh thần kiểm điểm, tự kiểm điểm, biết sai biết sửa trong sinh viên phải được rèn luyện thêm

 Xây đi đôi với chống

Điểm tích cực sinh viên làm được:

Ngoài việc tự rèn luyện tu dưỡng đạo đức bản thân để trở thành con người tốt( xây dựng đạo đức) thì sinh viên cũng đã tham gia chống lại các hành vi, việc làm xấu

Trang 6

làm tha hóa đạo đức xã hội( chống vô đạo đức) Sinh viên tham gia hợp tác cùng công an truy bắt tội phạm trộm cướp, sinh viên tố cáo hành vi dụ giỗ của bọn đa cấp, sinh viên tố cáo đường dây cho vay nặng lãi, buôn bán ma túy… ở những tụ điểm mình phát hiện Sinh viên tố cáo quan lại tham ô, lợi dụng chức vụ áp bức nhân dân…giúp cho xã hội trong sạch, hạn chế đi những tệ nạn

Điểm chưa làm được: Việc kết hợp giữa xây và chống đạo đức của sinh viên chưa

được kết hợp nhuần nhuyễn, sự tự giác đổi mới và xây dựng đạo đức của cá nhân còn chưa thực hiện hiệu quả Vì nỗi lo sợ “bị vạ lây, sợ bị trả thù” mà lòng dũng cảm giám đứng lên tố cáo tội ác cho sinh viên cũng chưa cao

 Tu dưỡng đạo đức suốt đời

Sinh viên vẫn là thế hệ trẻ tiếp tục được giáo dục về trí thức và cả đạo đức, tuy nhiên sinh viên sống xa gia đình vì vậy việc tự tu dưỡng nhân phẩm cho bản thân

là quan trọng nhất Đạo đức cần phải tích lũy hàng ngày, phát huy lối sống tốt đẹp đồng thời loại bỏ tệ nạn xấu, đó là quá trình cần có nghị lực và lòng kiên trì lớn lao mới tu dưỡng, hoàn thiện được Chính vì vậy để làm người có đạo đức tốt sinh viên phải nhớ kĩ lời dạy của Bác: “ Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”

Ngày đăng: 13/11/2016, 15:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w