NỘI DUNG CHƯƠNG I KHÁI NIỆM THẨM MỸ VÀ CÔNG NĂNG 1.1 Thẩm mỹ: 1.1.1 Khái niệm Thẩm mỹ là hiểu biết và thưởng thức cái đẹp. Một hệ thống lí thuyết về giáo dục cái đẹp và nghệ thuật. Lựa chọn con đường tốt nhất để đưa toàn bộ những gì thuộc về nghệ thuật và cái đẹp đến với từng loại đối tượng khác nhau, giúp cho họ đồng hóa được những giá trị đó. Thẩm mỹ Là khoa học về bản chất của ý thức và hoạt động của con người, nhằm khám phá, phát minh ra những giá trị trên cơ sở quy luật của cái đẹp, trong đó có nghệ thuật là giá trị cao nhất. Nói đến thẩm mỹ không thể không nói đến khái niệm cái đẹp. Nhưng đó là một câu hỏi làm đau đầu biết bao nhiêu nhà triết học thuộc đủ mọi quốc gia, sống ở mọi thời đại trong lịch sử. Có thể nói: cái đẹp bao hàm hai cực: sự phóng khoáng và sự tinh tế. Ở đây may ra có thể có sự phân biệt giữa phương Đông và phương Tây. Phương Tây thường tìm tới cái đẹp trong sự phóng khoáng, hùng vĩ, còn phương Đông trong sự tinh tế, tỉ mỉ. Cái đẹp là sự kết hợp của các quan niệm cả khách quan lẫn chủ quan. Có thể nói trí tuệ của nhân loại hiện nay chưa đủ để xây đựng được tiêu chuẩn về cái.đẹp. Có những lúc, như trong thời kỳ chiến tranh chẳng hạn, người ta xem những người anh hùng là vẻ đẹp. Từ thời La Mã cổ đại người ta đã tôn sùng vẻ đẹp của người anh hùng. Người ta đem đối lập họ với những kẻ tiểu nhân. Nhưng con người thông thường thì nhiều mà người anh hùng thì ít. Con người đã bắt đầu thay đổi lý tưởng của mình về vẻ đẹp. Người ta không còn nhìn vào sự hùng vĩ, không còn nhìn vào quá khứ nữa, mà bắt đầu nhìn vào nhau với tư cách là các đối tượng. Vẻ đẹp bây giờ là vẻ đẹp dân sự. Tiêu chuẩn trước tiên của thẩm mỹ về con người ở thời kỳ hiện đại chính là khả năng hợp tác. Con người thường khâm phục những ai sống được với tất cả mọi người. Những ai có ích cho tất cả mọi người, đó là những người đẹp nhất. Tiếp đó là năng lực tiếp nhận. Chúng ta thường nói người này thông minh, người kia sáng dạ. Đấy chính là một vẻ đẹp, vẻ đẹp của năng lực tiếp nhận cởi mở. Tiêu chuẩn thứ ba của vẻ đẹp con người hiện đại là sự hài hoà giữa đời sống tâm hồn và đời sống vật chất. Nói đến vẻ đẹp của con người thì không phải là nói về một sự nghiệp, mà trước hết là nói đến tiêu chuẩn đời sống hàng ngày. Cuối cùng, một con người muốn đẹp thì phải là con người có giáo dục, trong sự giáo dục đó có giáo dục về cái đẹp. Giáo dục góp phần nâng cao khiếu thẩm mỹ của con người, giúp họ có khả năng nhận ra cái đẹp và sau đó là khả năng làm mình đẹp lên. Cái đẹp sự cân đối cả trong đời sống vật chất lẫn tinh thần. Nhưng trước khi nói đến thẩm mỹ của con người cần đề cập đến thẩm mỹ về con người, tức cái đẹp của con người. Con người cần có cả sự phóng khoáng lẫn sự tinh tế, hơn nữa, cần sự kết hợp hai cực khác nhau ấy cả vĩ mô lẫn vi mô, trong đời sống của mình. Con người không phóng khoáng thì không tạo ra được sự hùng vĩ về mặt nhân cách. Sự hùng vĩ thể hiện trong nghệ thuật như trường ca, như những bức tranh hoành tráng. Con người cũng phải xây dựng cái đẹp của mình trong sự hùng vĩ của cá nhân. Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội. 1.1.2 Chuẩn mực thẩm mỹ Chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ là bộ phận quan trọng trong đời sống văn hoá xã hội. Gương mặt tinh thần của loài người, của mỗi quốc gia, dân tộc trong mỗi thời đại luôn được hiện lên thông qua sự sáng tạo và thẩm định các giá trị mà con người đã đạt được trên con đường vươn tới Chân Thiện Mỹ. Sự sáng tạo và thẩm định đó bao giờ cũng chịu sự quy định khách quan bởi hệ thống các chuẩn mực đánh giá. Trong hệ thống các chuẩn mực giá trị xã hội nói chung, chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ tồn tại với tư cách là phương tiện, thước đo đánh giá các giá trị văn hoá thẩm mỹ. Là nhân tố cấu thành văn hoá thẩm mỹ, chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ đóng vai trò định hướng cho tất cả các hoạt động và quan hệ xã hội ở mọi lĩnh vực của cuộc sống theo quy chuẩn của những quan niệm tiên tiến, nhân văn của xã hội và thời đại về cái đẹp Nó tạo cơ sở cho hoạt động đánh giá, giúp con người khám phá, khẳng định, sáng tạo các giá trị thẩm mỹ, làm phong phú, phát triển đời sống văn hoá thẩm mỹ xã hội, đồng thời biết nhận diện, sàng lọc và loại bỏ những cái xấu, cái phản giá trị thẩm mỹ vì sự trong sạch và lành mạnh của môi trường văn hoá xã hội. Chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ cũng có vị trí đặc biệt trong vấn đề giáo dục giá trị, định hướng giá trị đối với nhân cách, góp phần đưa đến sự phát triển hài hoà, toàn vẹn, phong phú nhân cách của các cá nhân nhằm đáp ứng yêu cầu và mục tiêu của sự phát triển xã hội. Chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ không phải là hoạt động đánh giá mang tính lý tính thuần túy mà bao giờ cũng phải thông qua tình cảm đối với cái toàn vẹn, hài hòa, hoàn thiện thẩm mỹ của khách thể hiện thực. 1.1.3 Hài hóa thẩm mỹ Hài hoà thẩm mỹ là một trong những tiêu chí đánh giá giá trị thẩm mỹ, bộc lộ trong nó sự thống nhất biện chứng giữa cái khách quan và cái chủ quan. Hài hoà là thuộc tính giá trị không chỉ phụ thuộc vào những phẩm chất vốn có của khách thể, mà còn phụ thuộc nhiều vào những nhân tố chủ quan của con người. Đánh giá thẩm mỹ từ tiêu chí hài hoà không thể tách rời nội dung lịch sử xã hội, sự phản ánh về mặt thẩm mỹ những quan hệ kinh tế xã hội, giai cấp hay dân tộc nhất định. Những nội dung đó thường biểu hiện trực tiếp qua hệ thống nhu cầu thực tiễn và tinh thần của con người và xã hội. Trong đời sống hiện thực, sự hài hòa thẩm mỹ mang ý nghĩa xã hội cao nhất là sự hài hoà giữa cá nhân và xã hội, giữa con người và tự nhiên, là sự hài hoà giữa các giá trị văn hoá tinh thần có ý nghĩa chuẩn mực. Cái đẹp đích thực là cái đẹp phải đạt tới tính đúng đắn, chân thực của cuộc sống, tính nhân bản, nhân văn tốt đẹp và tính chỉnh thể, toàn vẹn, biểu cảm, hoàn thiện thẩm mỹ. Theo đó, sự hài hòa Chân Thiện Mỹ luôn được coi là hệ tiêu chí tổng hợp để đánh giá cái đẹp. 1.1.4 Mối liên hệ giữa chuẩn mực thẩm mỹ và hài hòa thẩm mỹ Mối quan hệ giữa hài hòa thẩm mỹ và hoàn thiện thẩm mỹ là mối quan hệ biện chứng. Hài hoà là tiền đề, điều kiện của hoàn thiện. Ngược lại, hoàn thiện là sự biểu hiện của hài hoà đạt tới mức cao và mang ý nghĩa thẩm mỹ tích cực nhất. Cùng với tiêu chí về sự hài hòa, hoàn thiện thẩm mỹ, tiêu chí về tính biểu cảm và tính hình tượng là tiêu chí chuẩn mực đặc thù để đánh giá giá trị thẩm mỹ. 1.2 Công năng 1.2.1 Khái niệm Công năng là sự đòi hỏi sự thích dụng trong hoạt động của con người, đảm bảo sự tiện ích tối đa nhất, tạo ra cảm giác thoải mái, tiện dụng cho con người. Các yếu tố của công năng: Mục đích sử dụng Yêu cầu tiện ích Thuận tiện, thoải mái Hiệu quả cao
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cuộc sống của con người trong xã hội đang rất phát triển, để tạo ra được một sản phẩm phù hợp với con người đã khó, và càng khó hơn khi thời buổi ngày nay lại cần những sản phẩm không chỉ phù hợp mà còn phải có tính thẩm mỹ cao và công dụng phải là tốt nhất Vậy chúng ta đã làm được những sản phẩm như vậy để phục vụ cho chính bản thân chúng ta chưa? Khi cuộc sống của con người càng trở nên phức tạp thì những yếu tố về thẩm mỹ và công năng càng trở nên cấp thiết và gắn liền với đời sống và nó rất quan trọng với chúng ta
Thời buổi ngày nay mỗi sản phẩm đều yêu cầu sự tiện ích, thuận tiện, thoải mái, hiệu quả phải cao và tính thẩm mỹ phải hoàn hảo Thì trong cái xã hội đang phát triển như vậy con người đã nghĩ, đã làm ra rất nhiều những sản phẩm, đồ dùng có thể đáp ứng được những yêu cầu đó Trong những sản phẩm đó có một sản phẩm nổi bật lên trên thị trường thời gian gần đây đó là chiếc điện thoại Iphone 7 và 7 Plus, nó đáp ứng được mọi yêu cầu của một chiếc di động bây giờ nên em đã chọn sản phẩm này
để làm đề tài nghiên cứu cũng như tìm hiểu để làm bài tiểu luận của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Qua tìm hiểu, phân tích những khái niệm và sản phẩm Iphone 7 vs 7 Plus để cho mọi người thấy rằng trong xã hội đang phát triển ngày nay với mỗi sản phẩm làm
ra nó đều phải có hai yêu tố cần và đủ để kết hợp với nhau là thẩm mỹ và công năng, mới có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của con người ngày nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Thẩm mỹ và công năng của chiếc điện thoại Iphone 7 và 7 Plus Phạm vi nghiên cứu: Thẩm mỹ và công năng trong thiết kế điện thoại của Apple với cặp đôi Iphone 7 và 7 Plus
4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 2Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu điều tra thực tế
Phương pháp nghiên cứu phân tích
Phương pháp nghiên cứu so sánh
5 Kết cấu của tiểu luận
Gồm 3 phần:
Mở đầu
Nội dung: Chia làm 2 chương lớn:
Chương I Khái niệm thẩm mỹ và công năng
Chương II Thẩm mỹ và công năng trong sản phẩm Iphone 7 và 7 Plus
Kết luận
Trang 3NỘI DUNG CHƯƠNG I KHÁI NIỆM THẨM MỸ VÀ CÔNG NĂNG 1.1 Thẩm mỹ:
1.1.1 Khái niệm
Thẩm mỹ là hiểu biết và thưởng thức cái đẹp Một hệ thống lí thuyết về giáo dục cái đẹp và nghệ thuật Lựa chọn con đường tốt nhất để đưa toàn bộ những gì thuộc về nghệ thuật và cái đẹp đến với từng loại đối tượng khác nhau, giúp cho họ đồng hóa được những giá trị đó
Thẩm mỹ Là khoa học về bản chất của ý thức và hoạt động của con người, nhằm khám phá, phát minh ra những giá trị trên cơ sở quy luật của cái đẹp, trong đó
có nghệ thuật là giá trị cao nhất
Nói đến thẩm mỹ không thể không nói đến khái niệm cái đẹp Nhưng đó
là một câu hỏi làm đau đầu biết bao nhiêu nhà triết học thuộc đủ mọi quốc gia, sống ở mọi thời đại trong lịch sử Có thể nói: cái đẹp bao hàm hai cực: sự phóng khoáng và sự tinh tế Ở đây may ra có thể có sự phân biệt giữa phương Đông và phương Tây Phương Tây thường tìm tới cái đẹp trong sự phóng khoáng, hùng
vĩ, còn phương Đông - trong sự tinh tế, tỉ mỉ
Cái đẹp là sự kết hợp của các quan niệm cả khách quan lẫn chủ quan Có thể nói trí tuệ của nhân loại hiện nay chưa đủ để xây đựng được tiêu chuẩn về
cái.đẹp Có những lúc, như trong thời kỳ chiến tranh chẳng hạn, người ta xem
những người anh hùng là vẻ đẹp Từ thời La Mã cổ đại người ta đã tôn sùng vẻ đẹp của người anh hùng Người ta đem đối lập họ với những kẻ tiểu nhân
Nhưng con người thông thường thì nhiều mà người anh hùng thì ít Con người
đã bắt đầu thay đổi lý tưởng của mình về vẻ đẹp Người ta không còn nhìn vào
sự hùng vĩ, không còn nhìn vào quá khứ nữa, mà bắt đầu nhìn vào nhau với tư cách là các đối tượng Vẻ đẹp bây giờ là vẻ đẹp dân sự
Trang 4Tiêu chuẩn trước tiên của thẩm mỹ về con người ở thời kỳ hiện đại chính
là khả năng hợp tác Con người thường khâm phục những ai sống được với tất
cả mọi người Những ai có ích cho tất cả mọi người, đó là những người đẹp
nhất Tiếp đó là năng lực tiếp nhận Chúng ta thường nói người này thông minh, người kia sáng dạ Đấy chính là một vẻ đẹp, vẻ đẹp của năng lực tiếp nhận cởi
mở Tiêu chuẩn thứ ba của vẻ đẹp con người hiện đại là sự hài hoà giữa đời
sống tâm hồn và đời sống vật chất Nói đến vẻ đẹp của con người thì không phải
là nói về một sự nghiệp, mà trước hết là nói đến tiêu chuẩn đời sống hàng ngày Cuối cùng, một con người muốn đẹp thì phải là con người có giáo dục, trong sự giáo dục đó có giáo dục về cái đẹp Giáo dục góp phần nâng cao khiếu thẩm mỹ của con người, giúp họ có khả năng nhận ra cái đẹp và sau đó là khả năng làm
mình đẹp lên
Cái đẹp sự cân đối cả trong đời sống vật chất lẫn tinh thần Nhưng trước
khi nói đến thẩm mỹ của con người cần đề cập đến thẩm mỹ về con người, tức
cái đẹp của con người Con người cần có cả sự phóng khoáng lẫn sự tinh tế, hơn nữa, cần sự kết hợp hai cực khác nhau ấy cả vĩ mô lẫn vi mô, trong đời sống của mình Con người không phóng khoáng thì không tạo ra được sự hùng vĩ về mặt nhân cách Sự hùng vĩ thể hiện trong nghệ thuật như trường ca, như những bức
tranh hoành tráng Con người cũng phải xây dựng cái đẹp của mình trong sự
hùng vĩ của cá nhân
Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội
1.1.2 Chuẩn mực thẩm mỹ
Trang 5Chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ là bộ phận quan trọng trong đời sống văn hoá xã hội Gương mặt tinh thần của loài người, của mỗi quốc gia, dân tộc trong mỗi thời đại luôn được hiện lên thông qua sự sáng tạo và thẩm định các giá trị mà con người đã đạt được trên con đường vươn tới Chân - Thiện -Mỹ Sự sáng tạo và thẩm định đó bao giờ cũng chịu sự quy định khách quan bởi hệ thống các chuẩn mực đánh giá Trong hệ thống các chuẩn mực giá trị xã hội nói chung, chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ tồn tại với tư cách là phương tiện, thước đo đánh giá các giá trị văn hoá thẩm mỹ
Là nhân tố cấu thành văn hoá thẩm mỹ, chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ đóng vai trò định hướng cho tất cả các hoạt động và quan hệ xã hội ở mọi lĩnh vực của cuộc sống theo quy chuẩn của những quan niệm tiên tiến, nhân văn của xã hội và thời đại
về cái đẹp Nó tạo cơ sở cho hoạt động đánh giá, giúp con người khám phá, khẳng định, sáng tạo các giá trị thẩm mỹ, làm phong phú, phát triển đời sống văn hoá thẩm
mỹ xã hội, đồng thời biết nhận diện, sàng lọc và loại bỏ những cái xấu, cái phản giá trị thẩm mỹ vì sự trong sạch và lành mạnh của môi trường văn hoá xã hội Chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ cũng có vị trí đặc biệt trong vấn đề giáo dục giá trị, định hướng giá trị đối với nhân cách, góp phần đưa đến sự phát triển hài hoà, toàn vẹn, phong phú nhân cách của các cá nhân nhằm đáp ứng yêu cầu và mục tiêu của sự phát triển xã hội
Chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ không phải là hoạt động đánh giá mang tính lý tính thuần túy mà bao giờ cũng phải thông qua tình cảm đối với cái toàn vẹn, hài hòa, hoàn thiện thẩm mỹ của khách thể hiện thực
1.1.3 Hài hóa thẩm mỹ
Hài hoà thẩm mỹ là một trong những tiêu chí đánh giá giá trị thẩm mỹ, bộc lộ trong nó sự thống nhất biện chứng giữa cái khách quan và cái chủ quan Hài hoà là thuộc tính giá trị không chỉ phụ thuộc vào những phẩm chất vốn có của khách thể, mà còn phụ thuộc nhiều vào những nhân tố chủ quan của con người Đánh giá thẩm mỹ
từ tiêu chí hài hoà không thể tách rời nội dung lịch sử - xã hội, sự phản ánh về mặt
Trang 6thẩm mỹ những quan hệ kinh tế - xã hội, giai cấp hay dân tộc nhất định Những nội dung đó thường biểu hiện trực tiếp qua hệ thống nhu cầu thực tiễn và tinh thần của con người và xã hội
Trong đời sống hiện thực, sự hài hòa thẩm mỹ mang ý nghĩa xã hội cao nhất là
sự hài hoà giữa cá nhân và xã hội, giữa con người và tự nhiên, là sự hài hoà giữa các giá trị văn hoá tinh thần có ý nghĩa chuẩn mực Cái đẹp đích thực là cái đẹp phải đạt tới tính đúng đắn, chân thực của cuộc sống, tính nhân bản, nhân văn tốt đẹp và tính chỉnh thể, toàn vẹn, biểu cảm, hoàn thiện thẩm mỹ Theo đó, sự hài hòa Chân - Thiện
- Mỹ luôn được coi là hệ tiêu chí tổng hợp để đánh giá cái đẹp
1.1.4 Mối liên hệ giữa chuẩn mực thẩm mỹ và hài hòa thẩm mỹ
Mối quan hệ giữa hài hòa thẩm mỹ và hoàn thiện thẩm mỹ là mối quan hệ biện chứng Hài hoà là tiền đề, điều kiện của hoàn thiện Ngược lại, hoàn thiện là sự biểu hiện của hài hoà đạt tới mức cao và mang ý nghĩa thẩm mỹ tích cực nhất
Cùng với tiêu chí về sự hài hòa, hoàn thiện thẩm mỹ, tiêu chí về tính biểu cảm
và tính hình tượng là tiêu chí chuẩn mực đặc thù để đánh giá giá trị thẩm mỹ
1.2 Công năng
1.2.1 Khái niệm
Công năng là sự đòi hỏi sự thích dụng trong hoạt động của con người, đảm bảo
sự tiện ích tối đa nhất, tạo ra cảm giác thoải mái, tiện dụng cho con người
Các yếu tố của công năng:
- Mục đích sử dụng
- Yêu cầu tiện ích
- Thuận tiện, thoải mái
- Hiệu quả cao
1.2.2 Ảnh hưởng của công năng đến người tiêu dùng
Trang 7Mỗi sản phẩm có công năng khác nhau để phục vụ cho đời sống con người: nhà ở có công năng phục vụ hoạt động sống của con người, trường học phục vụ việc giảng dạy, các tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho việc làm đẹp cho cuộc sống xã hội,
…Vì vậy nó có tầm ảnh hưởng rất lớn đến từng hoạt động sống của người tiêu dùng
Thiết kế một sản phẩm đẹp nhưng lại không đúng với nội dung mà nhãn
hàng muốn thể hiện thì chúng ta sẽ có một kết quả tồi Điều đó giải thích tại sao, các nhà thiết kế không nên mù quáng đi theo một xu hướng nhất thời, hoặc
chiều theo ý khách hàng một cách thái quá Bạn nên suy nghĩ là mình không chỉ tạo ra một sản phẩm nhìn đẹp, mà còn phải thích hợp với nội dung mà nhãn
hàng muốn truyền tải
1.2.3 Giá trị của công năng trong sự phát triển xã hội
Ngày nay với sự phát triển của xã hội, những đồ dùng của con người có những công năng nhất định phù hợp với từng công việc, sinh hoạt của con người nó có giá trị tất yếu đến sự phát triển ngày nay
Công năng góp phần thúc đẩy sự sáng tạo, cách tư duy và thúc đẩy đời sống con người càng ngày càng phát triển với những giá trị của công năng trong từng sản phẩm để phục vụ cho con người nói riêng và sự phát triển xã hội nói chung
1.3 Mối liên hệ giữa thẩm mỹ và công năng
Nếu như trước đây, vấn đề hình thức sản phẩm được nâng thành tác phẩm nghệ thuật để chứng tỏ tài ba và sự khéo léo của bàn tay con người, công năng sản phẩm được xếp hàng thứ yếu và được coi như một phần của chính hình thức sản phẩm Thì Ngày nay xu thế phát triển công nghiệp hóa đã được khẳng định thì vấn đề Công năng trở thành vấn đề cấp thiết, đòi hỏi có những quan niệm thẩm mỹ công nghiệp hiện đại tương thích phương thức sản xuất công nghiệp, xu hướng tạo dáng công nghiệp mới dựa trên nền tảng lấy công năng của sản phẩm làm gốc và hình thức phải tuân theo công năng
Trang 8Mỗi sản phẩm phát minh ra đều có đủ 2 yếu tố kết hợp với nhau đó là thẩm mỹ
và công năng Thiếu công năng sẽ vô dụng, thiếu thẩm mỹ thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu ngày một cao của con người hiện nay Có thể thấy cùng với công năng, thẩm
mỹ được ra đời sau nhưng ngày càng được coi trọng
Tiểu kết chương I
Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người Như vậy, các giá trị thẩm mỹ không thể hiện trong một lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội mà trong mọi hoạt động xã hội của con người Nó tham gia cấu tạo nên môi trường văn hoá của con người và có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống con người
Công năng đòi hỏi sự thích dụng trong hoạt động của con người, đảm bảo sự tiện ích tối đa nhất, tạo ra cảm giác thoải mái, tiện dụng cho con người Mỗi sản phẩm tạo ra phải có một công năng nhất định và phù hợp với mục đích của nó kèm theo đó là phải có tính thẩm mỹ
Trang 9CHƯƠNG II THẨM MỸ VÀ CÔNG NĂNG TRONG SẢN PHẨM IPHONE 7
VÀ 7 PLUS
2.1 Những yêu tố chủ đạo về thiết kế bên ngoài
2.1.1 Hình dáng
Hình dáng bên ngoài của Iphone 7 và 7 Plus vẫn rất thanh lịch, gọn nhẹ và dễ cầm, nhưng thiết kế vẫn rất quen thuộc
Cụm camera trên iPhone 7 và 7 Plus được thiết kế lồi lên mềm mại với phần nhôm bao xung quanh tạo cảm giác phẳng
Hình 1: Cụm camera của iPhone 7 và 7 Plus ( phần phụ lục )
Dải ăng ten của iPhone 7 và 7 Plus được thiết kế bo tròn chạy xung quanh khu vực đường cong trên đỉnh và đuôi máy khiến cho chiếc điẹn thoại trở nên đẹp đẽ mà
ko có những thứ thừa thãi, không cần thiết
Hình 2 : Dải ăng ten ( Phần phụ lục )
Một bước ngoặt mới mà Apple đã thiết kế cho Iphone 7 và 7 Plus, chính thức loại bỏ jack cắm tài nghe 3,5 mm mà được thay bằng dải loa thứ ba
Hình 3: Dải loa thứ ba ( Phần phụ lục )
2.1.2 Màu sắc
iPhone 7 Plus có 5 lựa chọn màu: đen bóng, đen nhám, bạc, vàng và vàng hồng
Hình 4: Màu săc của iphone 7 Plú ( phần phụ lục )
Nổi bật lên đó là thiết kế phiên bản đen bóng là sử dụng thiết kế mặt lưng kính
và thân nhôm, còn các bản còn lại vẫn duy trì thiết kế thân nhôm nguyên khối như trước
2.2 Công năng vượt trội của Iphone 7 và 7 Plus
2.2.1 Hiệu năng với vi sử lý mạnh mẽ
Trang 10Bộ đôi Iphone được trang bị vi xử lý A10 Fusion mới với 4 lõi xử lý (hai nhân hiệu năng cao và hai nhân tiết kiệm năng lượng).và có tới 3,3 tỷ bóng bán dẫn trên chip Trong số 4 lõi CPU của A10 Fusion, có 2 lõi hiệu năng cao và hai lõi hiệu năng thấp để xử lý các hoạt động nhẹ nhằm tiết kiệm pin Vi xử lý đồ hoạ tích hợp trong A10 Fusion có tốc độ xử lý nhanh hơn 50% so với nhân đồ hoạ trong A9 trên iPhone 6S Plus
IPhone 7 và 7 Plus sẽ nhanh hơn iPhone đời đầu tới 140 lần Vẫn biết rằng những con số này sẽ chỉ mang tính lý thuyết nhưng với việc iOS luôn được tối ưu cho phần cứng của iPhone, hiệu năng của iPhone 7 và 7 Plus sẽ thực sự tuyệt vời
Bên cạnh đó, những ai mê chơi game trên di động cũng sẽ phải lòng iPhone 7
và 7 Plus khi có chip xử lý đồ họa được nâng cấp giúp tốc độ xử lý nhanh hơn chíp A8 50% (Chip A8 trong iphne 6)
2.2.2 Khả năng chống nước
Nếu như tính năng chống nước, bụi đến nay đã được cập nhật trên cả các dòng máy Android tầm trung thì phải tới iPhone 7 và 7 Plus nó mới được đưa vào Cụ thể, những chiếc điện thoại mới của Apple sẽ được trang bị tiêu chuẩn IP67, đồng nghĩa với việc người dùng có thể ngâm nước thiết bị trong tối đa 30 phút ở độ sâu 1 mét Với tín đồ của Apple thì bây giờ họ sẽ không phải lo ngại về vấn đề chẳng may điện thoại của họ bị rơi xuống nước hay đi trong mưa nữa rồi
Hình 5: Khả năng chống thấm nước ( phần phụ lục )
2.2.3 Âm thanh tuyệt vời với loa kép
Trải nghiệm âm thanh trên iPhone chưa bao giờ là một thế mạnh của Apple, nhất là khi đặt cạnh các đơn vị có thể mạnh này như HTC chẳng hạn Tuy nhiên, điều này đã được thay đổi trên iPhone 7 và iPhone 7 Plus khi hai siêu phẩm này được trang bị hệ thống linh kiện khuếch đại âm thanh thứ hai của nhà cung cấp Cirrus Logic trên iPhone 7 Điều này đồng nghĩa với việc Iphone 7 và 7 Puls sẽ có hệ thống loa kép và các lỗ loa mới sẽ được đặt ở khu vực hiện nay là jack cắm tai nghe 3,5 mm