1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận thẩm mỹ công nghiệp tính thẩm mỹ và kinh tế trong thiết kế sản phẩm Xe máy Honda Air Blade 125

38 3,1K 40

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

bài làm thi học phần và được 8.5 điểm .. Tiểu luận thẩm mỹ công nghiệp đề tài :tính thẩm mỹ và kinh tế trong thiết kế sản phẩm Xe máy Honda Air Blade 125 NỘI DUNG CHƯƠNG I Thẩm mỹ và kinh tế . 1.1 : Thẩm mỹ 1.1.1 : Khái niệm thẩm mỹ Thẩm mỹ là hiểu biết và thưởng thức cái đẹp. Một hệ thống lí thuyết về giáo dục cái đẹp và nghệ thuật. Lựa chọn con đường tốt nhất để đưa toàn bộ những gì thuộc về nghệ thuật và cái đẹp đến với từng loại đối tượng khác nhau, giúp cho họ đồng hóa được những giá trị đó. Nói đến thẩm mỹ không thể không nói đến khái niệm cái đẹp. Nhưng đó là một câu hỏi làm đau đầu biết bao nhiêu nhà triết học thuộc đủ mọi quốc gia, sống ở mọi thời đại trong lịch sử. Có thể nói: cái đẹp bao hàm hai cực: sự phóng khoáng và sự tinh tế. Ở đây may ra có thể có sự phân biệt giữa phương Đông và phương Tây. Phương Tây thường tìm tới cái đẹp trong sự phóng khoáng, hùng vĩ, còn phương Đông trong sự tinh tế, tỉ mỉ. Cái đẹp là sự hài hoà, sự cân đối cả trong đời sống vật chất lẫn tinh thần. Nhưng trước khi nói đến thẩm mỹ của con người cần đề cập đến thẩm mỹ về con người, tức cái đẹp của con người. Con người cần có cả sự phóng khoáng lẫn sự tinh tế, hơn nữa, cần sự kết hợp hai cực khác nhau ấy cả vĩ mô lẫn vi mô, trong đời sống của mình. Con người không phóng khoáng thì không tạo ra được sự hùng vĩ về mặt nhân cách. Sự hùng vĩ thể hiện trong nghệ thuật như trường ca, như những bức tranh hoành tráng. Con người cũng phải xây dựng cái đẹp của mình trong sự hùng vĩ của cá nhân. Nhưng con người sống với nhau, hàng ngày va chạm, còn cần có sự tế nhị, sự tinh tế. Sự tinh tế cần phải được kết hợp với sự hùng vĩ của tâm hồn để tạo ra vẻ đẹp. Nếu con người chỉ nghĩ đến cái đẹp bên ngoài bản thân thì không đủ. Người ta nhận ra giá trị thẩm mỹ của con người chủ yếu là thông qua chính nó. Sự tinh tế không chỉ bổ sung, mà còn duy trì cảm xúc của con người về đối tượng. Tất nhiên, con người còn lệ thuộc vào phương tiện, vì thế phương tiện cũng phải đẹp. Vẻ đẹp của tiện nghi là phương tiện bổ sung, giúp cho người ta nhận ra cái vẻ đẹp thật của con người. Hiện nay, khi nghiên cứu mỹ họe, người ta thường chỉ nghiên cứu vẻ đẹp nghệ thuật, vẻ đẹp kiến trúc, vẻ đẹp sản phẩm... Nghiên cứu mỹ học, theo tôi, trước hết cần phải bắt đầu bằng nghiên cứu tiêu chuẩn của vẻ đẹp con người. Cái đẹp là sự kết hợp của các quan niệm cả khách quan lẫn chủ quan. Có thể nói trí tuệ của nhân loại hiện nay chưa đủ để xây đựng được tiêu chuẩn về cái.đẹp. Có những lúc, như trong thời kỳ chiến tranh chẳng hạn, người ta xem những người anh hùng là vẻ đẹp. Từ thời La Mã cổ đại người ta đã tôn sùng vẻ đẹp của người anh hùng. Người ta đem đối lập họ với những kẻ tiểu nhân. Nhưng con người thông thường thì nhiều mà người anh hùng thì ít. Con người đã bắt đầu thay đổi lý tưởng của mình về vẻ đẹp. Người ta không còn nhìn vào sự hùng vĩ, không còn nhìn vào quá khứ nữa, mà bắt đầu nhìn vào nhau với tư cách là các đối tượng. Vẻ đẹp bây giờ là vẻ đẹp dân sự. Tiêu chuẩn trước tiên của thẩm mỹ về con người ở thời kỳ hiện đại chính là khả năng hợp tác. Con người thường khâm phục những ai sống được với tất cả mọi người. Những ai có ích cho tất cả mọi người, đó là những người đẹp nhất. Tiếp đó là năng lực tiếp nhận. Chúng ta thường nói người này thông minh, người kia sáng dạ. Đấy chính là một vẻ đẹp, vẻ đẹp của năng lực tiếp nhận cởi mở. Tiêu chuẩn thứ ba của vẻ đẹp con người hiện đại là sự hài hoà giữa đời sống tâm hồn và đời sống vật chất. Nói đến vẻ đẹp của con người thì không phải là nói về một sự nghiệp, mà trước hết là nói đến tiêu chuẩn đời sống hàng ngày. Cuối cùng, một con người muốn đẹp thì phải là con người có giáo dục, trong sự giáo dục đó có giáo dục về cái đẹp. Giáo dục góp phần nâng cao khiếu thẩm mỹ của con người, giúp họ có khả năng nhận ra cái đẹp và sau đó là khả năng làm mình đẹp lên. 1.1.2 : Vai trò của thẩm mỹ Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.Những thước đo này liên quan chặt chẽ với nhau và liên quan với trình độ dân trí, truyền thống, mức độ giao lưu quốc tế và nhiều yếu tố khác. Hoạt động thẩm mỹ: Là các hoạt động của nhà sáng tạo làm ra các giá trị thẩm mỹ. Như trên đã nói, thẩm mỹ thực ra bao trùm cả đạo đức lẫn nghệ thuật, vì thế nhà sáng tạo phải được hiểu theo nghĩa rộng. Đó không chỉ là các nhà văn, nhà thơ nhà điêu khắc... mà cả những con người bình thường đang hàng ngày hàng giờ tạo ra những vẻ đẹp thường ngày cho cuộc sống chúng ta. Các giá tri thẩm mỹ: Các giá trị thẩm mỹ thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó có thể là những tác phẩm nghệ thuật (như văn học, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc...), có thể là những phong cách ứng xử, giao tiếp..., nhưng cũng có thể dưới dạng những công nghệ, kỹ thuật và cơ chế quản lý sản xuất... hay thông qua luật pháp. 1.1.3 : Ý thức của thẩm mỹ

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 : Lý do chọn đề tài

Cuộc sống của con người và xã hội loài người là một quá trình hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tình thần của mình , đồng thời lại tiếp tục nảy sinh những nhu cầu mới ở cấp độ cao hơn Vì con người cần được thỏa mãn nhu cầu về vật chất để giúp cho sự tồn tại của thể các và con người cũng cần được thỏamãn nhu cầu thẩm mỹ để tồn tại đời sống tinh thần Nếu sự tồn tại của con người chỉ dừng lại ở việc thỏa mãn nhu cầu sinh tồn , nhu cầu vật chất thì cuộc sống sẽ như thế nào ? Vì vậy trong hệ thống nhu cầu giúp cho sự tồn tại của con người , thẩm mỹ có vai trò rất quan trọng

Trước đây, khi điều kiện kinh tế xã hội của nước ta còn thấp , việc thỏa mãn nhu cầu về thẩm mỹ vẫn còn là mục đích của xa xôi Nhưng hiện nay khi nền kinh

tế xã hội đã phát triển mạnh mẽ , đời sống vật chất của người dân được nâng cao , con người có điều kiện để quan tâm tới yếu tố thẩm mỹ trong từng sản phẩm nhằmphục vụ đời sống của mình hơn thì việc thiết kế ra một sản phẩm vừa mang tính thẩm mỹ cao lại vừa đáp ứng được mục đích sử dụng mà giá thành lại phù hợp với từng đối tượng kinh tế là một vấn đề quan trọng trong thiết kế Xe máy Honda Air Blade 125 là một sản phẩm đáp ứng được những nhu cầu mà xã hội hiện giờ đang hướng tới nên em đã mạnh dạn chọn sản phẩm này để làm đề tài nghiên cứu tiểu luận của mình

2 : Mục đích nghiên cứu của đề tài

Qua sản phẩm Xe máy Honda Air Blade 125 giúp cho người đọc thấy được mối liên hệ giữa thẩm mỹ và kinh tế, hai khái niệm tưởng chừng không hề liên quan đến nhau nhưng thực tế lại liên quan mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau trong thiết kế sản phẩm công nghiệp

Trang 2

3 : Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của để tài là tính thẩm mỹ và kinh tế trong thiết kế sản phẩm Xe máy Honda Air Blade 125

Phạm vi nghiên cứu về tính thẩm mỹ và kinh tế trong thiết kế nói chung đối với mọi sản phẩm cùng với tính thẩm mỹ và kinh tế trong thiết kế của hãng

HONDA với sản phẩm Xe máy Honda Air Blade 125

4 : Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp nghiên cứu điều tra, thực tế

- Phương pháp nghiên cứu phân tích

- Phương pháp nghiên cứu so sánh

5 : Kết cấu của Tiểu luận

Trang 3

NỘI DUNG CHƯƠNG I Thẩm mỹ và kinh tế

1.1 : Thẩm mỹ

1.1.1 : Khái niệm thẩm mỹ

Thẩm mỹ là hiểu biết và thưởng thức cái đẹp Một hệ thống lí thuyết về giáodục cái đẹp và nghệ thuật Lựa chọn con đường tốt nhất để đưa toàn bộ những gì thuộc về nghệ thuật và cái đẹp đến với từng loại đối tượng khác nhau, giúp cho họ đồng hóa được những giá trị đó

Nói đến thẩm mỹ không thể không nói đến khái niệm cái đẹp Nhưng đó là một câu hỏi làm đau đầu biết bao nhiêu nhà triết học thuộc đủ mọi quốc gia, sống

ở mọi thời đại trong lịch sử Có thể nói: cái đẹp bao hàm hai cực: sự phóng khoáng

và sự tinh tế Ở đây may ra có thể có sự phân biệt giữa phương Đông và phương Tây Phương Tây thường tìm tới cái đẹp trong sự phóng khoáng, hùng vĩ, còn phương Đông - trong sự tinh tế, tỉ mỉ

Cái đẹp là sự hài hoà, sự cân đối cả trong đời sống vật chất lẫn tinh thần Nhưng trước khi nói đến thẩm mỹ của con người cần đề cập đến thẩm mỹ về con người, tức cái đẹp của con người Con người cần có cả sự phóng khoáng lẫn sự tinh tế, hơn nữa, cần sự kết hợp hai cực khác nhau ấy cả vĩ mô lẫn vi mô, trong đờisống của mình Con người không phóng khoáng thì không tạo ra được sự hùng vĩ

về mặt nhân cách Sự hùng vĩ thể hiện trong nghệ thuật như trường ca, như những bức tranh hoành tráng Con người cũng phải xây dựng cái đẹp của mình trong sự hùng vĩ của cá nhân

Trang 4

Nhưng con người sống với nhau, hàng ngày va chạm, còn cần có sự tế nhị,

sự tinh tế Sự tinh tế cần phải được kết hợp với sự hùng vĩ của tâm hồn để tạo ra vẻđẹp Nếu con người chỉ nghĩ đến cái đẹp bên ngoài bản thân thì không đủ Người

ta nhận ra giá trị thẩm mỹ của con người chủ yếu là thông qua chính nó Sự tinh tế không chỉ bổ sung, mà còn duy trì cảm xúc của con người về đối tượng

Tất nhiên, con người còn lệ thuộc vào phương tiện, vì thế phương tiện cũng phải đẹp Vẻ đẹp của tiện nghi là phương tiện bổ sung, giúp cho người ta nhận ra cái vẻ đẹp thật của con người Hiện nay, khi nghiên cứu mỹ họe, người ta thường chỉ nghiên cứu vẻ đẹp nghệ thuật, vẻ đẹp kiến trúc, vẻ đẹp sản phẩm Nghiên cứu

mỹ học, theo tôi, trước hết cần phải bắt đầu bằng nghiên cứu tiêu chuẩn của vẻ đẹpcon người

Cái đẹp là sự kết hợp của các quan niệm cả khách quan lẫn chủ quan Có thểnói trí tuệ của nhân loại hiện nay chưa đủ để xây đựng được tiêu chuẩn về cái.đẹp

Có những lúc, như trong thời kỳ chiến tranh chẳng hạn, người ta xem những ngườianh hùng là vẻ đẹp Từ thời La Mã cổ đại người ta đã tôn sùng vẻ đẹp của người anh hùng Người ta đem đối lập họ với những kẻ tiểu nhân Nhưng con người thông thường thì nhiều mà người anh hùng thì ít Con người đã bắt đầu thay đổi lý tưởng của mình về vẻ đẹp Người ta không còn nhìn vào sự hùng vĩ, không còn nhìn vào quá khứ nữa, mà bắt đầu nhìn vào nhau với tư cách là các đối tượng Vẻ đẹp bây giờ là vẻ đẹp dân sự

Tiêu chuẩn trước tiên của thẩm mỹ về con người ở thời kỳ hiện đại chính là khả năng hợp tác Con người thường khâm phục những ai sống được với tất cả mọingười Những ai có ích cho tất cả mọi người, đó là những người đẹp nhất Tiếp đó

là năng lực tiếp nhận Chúng ta thường nói người này thông minh, người kia sáng

dạ Đấy chính là một vẻ đẹp, vẻ đẹp của năng lực tiếp nhận cởi mở Tiêu chuẩn thứ

ba của vẻ đẹp con người hiện đại là sự hài hoà giữa đời sống tâm hồn và đời sống vật chất Nói đến vẻ đẹp của con người thì không phải là nói về một sự nghiệp, mà

Trang 5

trước hết là nói đến tiêu chuẩn đời sống hàng ngày Cuối cùng, một con người muốn đẹp thì phải là con người có giáo dục, trong sự giáo dục đó có giáo dục về cái đẹp Giáo dục góp phần nâng cao khiếu thẩm mỹ của con người, giúp họ có khả năng nhận ra cái đẹp và sau đó là khả năng làm mình đẹp lên.

tố khác

Hoạt động thẩm mỹ: Là các hoạt động của nhà sáng tạo làm ra các giá trị thẩm mỹ Như trên đã nói, thẩm mỹ thực ra bao trùm cả đạo đức lẫn nghệ thuật, vì thế nhà sáng tạo phải được hiểu theo nghĩa rộng Đó không chỉ là các nhà văn, nhà thơ nhà điêu khắc mà cả những con người bình thường đang hàng ngày hàng giờ tạo ra những vẻ đẹp thường ngày cho cuộc sống chúng ta

Các giá tri thẩm mỹ: Các giá trị thẩm mỹ thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau Đó có thể là những tác phẩm nghệ thuật (như văn học, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc ), có thể là những phong cách ứng xử, giao tiếp , nhưng cũng có thể dưới dạng những công nghệ, kỹ thuật và cơ chế quản lý sản xuất hay thông qua luật pháp

1.1.3 : Ý thức của thẩm mỹ

Là một hình thái ý thức xã hội, ý thức thẩm mĩ cũng giống như bất kỳ một hìnhthái ý thức thức nào khác Mọi nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử được vận

Trang 6

dụng cho các hình thức ý thức nói chung đều được vận dụng cho ý thức thẩm mĩ Như mọi hiện tượng ý thức khác, ý thức thẩm mĩ nảy sinh, hình thành và phát triểntrên cơ sở thực tiễn đời sống xã hội.

Ý thức thẩm mĩ của con người nảy sinh trong lao động và phát triển trong sựgắn bó với lao động Trong quá trình hoạt động lao động sản xuất, con người cải tạo tự nhiên trên cơ sở nhận thức thế giới trong tính thống nhất của bản chất và biểu hiện của nó Con người tạo ra sản phẩm lao động dựa trên cơ sở vận dụng tiêuchuẩn vì tính hoàn thiện của sản phẩm Các sản phẩm làm ra làm con người hài lòng vì nó thỏa mãn nhu cầu vật chất Ðồng thời, nó thể hiện tài nghệ của mình Con người nhận được niềm vui, khoái cảm bởi tính hoàn thiện và hài hòa của sự vật, sản phẩm lao động Con người nhìn thấy được chính mình trong sản phẩm lao động của mình Ðó là niềm vui tinh thần cao quý Niềm vui đó lại kích thích con người sáng tạo Hoạt động thẩm mĩ, đó vừa là phương tiện để đạt được mục đích, vừa là mục đích tự thân (xét trên một ý nghĩa nào đó)

Như vậy, sự phát triển sản xuất, đời sống xã hội, thực tiễn khoa học kỹ thuật

và nghệ thuật tạo ra khả năng ngày càng lớn cho hoạt động thẩm mĩ Tuy nhiên, sựphát triển thẩm mĩ và tính tích cực thẩm mĩ đạt đến đâu là do điều kiện xã hội quy định Nếu con người bị bao vây bởi lợi ích tiêu dùng thuần túy, bởi tính thực dụng thô thiển, bởi lao động cưỡng bách thì không thể nói phát triển khả năng thẩm mĩ được C.Mác đã từng nói: Ðối với con người sắp chết đói thì không có hình thức người của thực phẩm mà chỉ có sự tồn tại trừu tượng của nó với tính cách là thực phẩm: thực phẩm có thể có một hình thức thô lỗ nhất và không thể nói việc ăn uống như thế khác với việc động vật ăn uống ở chỗ nào Con người cùng khổ bị những nỗi lo lắng dày vò không có cảm giác ngay cả đối với vở kịch tuyệt tác

Ý thức xã hội là phản ánh tồ tại xã hội, ý thức thẩm mĩ cũng nằm trong quy luật chung đó.  Nghệ thuật nhân loại từ xưa đến nay luôn bám sát đời sống Từ thờinguyên thủy người ta đã vẽ lại các hoạt động lao động sản xuất của mình: hình vẽ

Trang 7

những con thú trên đá (đối tượng lao động) bị trúng tên máu chảy đầm đìa; những lời ca, điệu múa, điệu nhảy ăn mừng chiến thắng; những lời hò đưa đò, chèo

thuyền

Ý thức xã hội không chỉ phản ánh thế giới mà còn cải tạo thế giới, ý thức thẩm mĩ cũng nằm trong quy luật đó Những hoạt động thẩm mĩ từ thời nguyên thủy đều mang ý nghĩa thực tiễn: trao truyền kinh nghiệm (như các bức tranh, các điệu nhảy, các bài ca dao, tục ngữ ) Ngày nay ý thức thẩm mĩ vẫn gắn bó với sảnxuất với lao động như trước, nó vẫn và càng phát huy vai trò cải tạo thế giới của mình Ý thức thẩm mĩ xuất hiện như là một nhu cầu, một đòi hỏi về chất lượng sảnphẩm và là người kiểm tra khắt khe về chất lượng sản phẩm Ý thức thẩm mĩ khi xuất hiện dưới dạng lí tưởng thẩm mĩ thì nó là mục đích phấn đấu của con người nhằm cải biến bản thân và đời sống để chúng ngày càng tốt đẹp và hoàn hảo hơn

Ý thức thẩm mĩ giữ vai trò trợ tác cho việc cải tạo và biến đổi xã hội Nó vẽ trước mắt con người mục tiêu cần đi đến, cần đạt được Nó khích lệ, động viên con người; nó tăng cường nghị lực, ý chí và tình cảm cho người trong quá trình lao động biến cải hiện thực

Ý thức thẩm mĩ có hình thức tư duy đặc thù, đó là tư duy hình tượng Ý thứcthẩm mĩ nảy sinh, hình thành và phát triển trên cơ sở thực tiễn đời sống xã hội Trong quá trình hoạt động thực tiễn, con người cần thiết phải nắm vững các quy luật và bản chất của sự vật và hiện tượng Con người có hai cách để nắm được điềuđó: trừu tượng hóa đối tượng để giữ lại cái quy luật, bản chất của sự vật; và hình tượng hóa một cách toàn vẹn, cụ thể, sinh động về đối tượng C Mác viết: Con nhện làm những động tác tương tự như động tác của người thợ dệt, và con ong làmcho lắm nhà kiến trúc khéo léo phải ngạc nhiên về cách kiến trúc các ổ bằng sáp của nó Nhưng sự khác nhau trước hết giữa nhà kiến trúc tồi nhất với con ong khéoléo nhất là ở chỗ con người thì phải xây dựng cái tổ đó trong óc mình trước khi xây dựng tổ ong Cái kết quả mà con người lao động đạt được, đã có trước bằng ý niệm trong trí tưởng tượng của người lao động Con người không phải chỉ làm cái

Trang 8

việc thay đổi hình thức các vật chất tự nhiên, đồng thời bằng việc đó, con người còn thực hiện mục đích của chính mình mà mình đã có sẵn trong ý thức.

Chỉ có con người có ý thức mới hình dung trước trong óc mình về mục đích cũng như kết quả của mỗi quá trình lao động Việc hình dung, tưởng tượng trước mục đích và kết quả (tức vật phẩm) lao động của mình là phẩm chất quan trọng của tư duy- ý thức xã hội Lênin đã từng khẳng định: Thật là ngu xuẩn khi nghĩ rằng tưởng tượng chỉ cần cho các nhà thơ, ngay cả trong toán học, phép tính vi phân và tích phân cũng cần đến trí tưởng tượng Việc hình dung trước sản phẩm lao động là sự phác họa trước, thiết kế trước, là mô hình hóa trước sẽ thúc đẩy, cổ

vũ và điều chỉnh hoạt động của con người và làm cho lao động có hiệu quả và năng suất Ðấy cũng là một dạng tư duy của con người tư duy hình tượng tư duy phát hiện bản chất và quy luật của đối tượng nhưng vẫn giữ được tính sinh

động,  cụ thể của đối tượng

1.1.4 : Thị hiếu của thẩm mỹ

Thị hiếu là sở thích trong mọi lĩnh vực đời sống của các nhân và tập thể Sở thích của con người rất phong phú, nhiều lĩnh vực: đời sống, đạo đức, tâm hồn

Sở thích gần như là thói quen của từng người trong sinh hoạt Thị hiếu thẩm mĩ là

sở thích của con người về phương diện thẩm mĩ Ðó là thái độ tình cảm trước cái đẹp, cái xấu, cái cao cả, cái thấp hèn, cái bi, cái hài

Sự phản ứng mau lẹ gần như bản năng của chủ thể trước các hiện tượng thẩm mĩ Do kinh nghiệm, do tôi luyện, do hun đúc kinh nghiệm mĩ cảm đã trở thành ổn định, và trở thành giá trị thẩm mĩ thường trực chi phối sự đánh giá tức thời của chủ thể thẩm mĩ Vì vậy mà, trước một hiện tượng thẩm mĩ, chủ thể phản ứng thích hay không thích ngay lập tức, cơ hồ như không hề có sự suy xét nào

1.2 : Thẩm mỹ trong thiết kế

Trang 9

Yếu tố thẩm mỹ trong thiết kế nói chung là tạo ra một tác phẩm nhìn vào thểhiện đúng qui luật, qui tắc mỹ thuật, bố cục Điều này có nghĩa, người thiết kế không phải chỉ là việc tạo ra một mẫu thiết kế nhìn bắt mắt, đẹp, mà nó phải được trình bày nội dung và có các yếu tố thiết kế phù hợp, các thiết kế khác nhau thì truyền tải những thông điệp khác nhau cho người sử dụng sản phẩm mà bạn tạo ra.

Do đó, mẫu thiết kế phải trình bày được thông điệp mà nhãn hàng muốn sản phẩm của mình hướng tới

Thiết kế một sản phẩm đẹp nhưng lại không đúng với nội dung mà nhãn hàng muốn thể hiện thì chúng ta sẽ có một kết quả tồi Điều đó giải thích tại sao, các nhà thiết kế không nên mù quáng đi theo một xu hướng nhất thời, hoặc chiều theo ý khách hàng một cách thái quá Bạn nên suy nghĩ là mình không chỉ tạo ra một sản phẩm nhìn đẹp, mà còn phải thích hợp với nội dung mà nhãn hàng muốn truyền tải

Các quy luật về thẩm mỹ trong lĩnh vực đồ họa nói chung và ngành thiết

kế hiện đại nói riêng đều giống nhau Các quy tắc bố cục, các qui luật thị giác, luật

xa gần, luật phối cảnh, các yếu tố chính phụ, sự tương phản, tính cân bằng…

Trong thiết kế  đều cần phải được đảm bảo nhằm tạo ra được một sản phẩm

có tính thẩm mỹ cao nhất Sản phẩm đẹp sẽ thu hút người xem, tao sự hấp dẫn và cuốn hút về mặt hình thức sẽ dẫn dắt người tiêu dùng mua sản phẩm và tạo nên sự thành công cho nhãn hàng

1.2 : Kinh tế

1.2.1 : Khái niệm kinh tế

Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sảnphẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn

Trang 10

Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất , các điều kiện sống của con người , các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất  xã hội Nói đến kinh tế suycho cùng là nói đến vấn đề sở hữu  và lợi ích .

Ngày nay trên các phương tiện truyền thông ta thấy hai từ “kinh tế” được sử dụng rất thường xuyên, và dường như ý nghĩa của từ này rất rộng Nói đến kinh tế

ta thường nghĩ đến “chứng khoán”, “lạm phát”, rồi “đầu tư”, “tín dụng” v.v… Vậy đâu mới là bản chất ý nghĩa của từ này ?

Theo ngôn ngữ Hán – Việt, kinh tế được hiểu theo nghĩa “Kinh bang tế thế”,kinh bang có nghĩa là trị nước và tế thế có nghĩa là cứu đời Hay còn có thể hiểu theo nghĩa đó là công việc mà một vị vua phảm đảm nhiệm, đó là: chăm lo đời sống vật chất của bề tôi, chăm lo đời sống tinh thần của những người dân đen con đỏ

Theo ông Adam Smith, cha đẻ của môn kinh tế, định nghĩa từ “kinh tế” trong cuốn sách nổi tiếng “Sự giàu có của các quốc gia” (Wealth of Nations) của ông là: Khoa học học gắn liền với những quy luật về sản xuất, phân phối và trao đổi Ông cho rằng “sự giàu có” chỉ xuất hiện khi con người có thể sản xuất nhiều hơn với nguồn lực lượng lao động và tài nguyên sẵn có Về định nghĩa từ kinh tế, xét theo bản chất, làm kinh tế là con người cố gắng thực hiện những công việc để

sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có của mình như: tiền, sức khỏe, tài năng thiên bẩm và nhiều tài nguyên khác, để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu nhân loại Từ đó tạo ra của cải vật chất cho chính mình Hoạt động kinh tế là bất kìhoạt động nào mà sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có của mình để tạo ra nhữngsản phẩm hàng hóa và dịch vụ, đem trao đổi và thu được một giá trị lớn hơn cái màmình đã bỏ ra Như vậy, định nghĩa “kinh tế” vào thời mới khai sinh của môn khoahọc này đơn giản là: “nghiên cứu về sự giàu có”

Tuy nhiên, như trong bài viết về “Kinh tế tri thức ở Việt Nam”, của GS Hồ

Tú Bảo, tạp chí Tia sáng đăng ngày 20-07-2010 có đưa ra quan điểm: “Theo một

Trang 11

định nghĩa được thừa nhận rộng rãi, kinh tế là toàn bộ các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của một cộng đồng hay một quốc gia”.

Trong xã hội hiện nay, khái niệm kinh tế vẫn chưa có một cách nhìn thống nhất, hay là một chuẩn mực nhất định Có thể hiểu một cách cơ bản rằng, kinh tế làtổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có hạn

Khái niệm kinh tế đề cập đến các hoạt động của con người có liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ Nói cách khác, kinh

tế có nghĩa là: “Dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có và hạn hẹp,con người và xã hội loài người tìm cách trả lời 3 câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào?Sản xuất cho ai?”

1.2.2 : Kinh tế trong thiết kế

Khi nhắc đến kinh tế và thiết kế , chắc hẳn các bạn sẽ nghĩ 2 từ này chả có liên quan gì tới nhau cả , nhưng trên thực tế chúng lại có mối quan hệ mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau

Một sản phẩm thiết kế có tính thẩm mĩ cao thì giá thành cũng cao và ngược lại

Mỗi sản phẩm thiết kế đều hướng tới nhu cầu của 1 tầng lớp điều kiện kinh

tế nhất định

+ Với những người có điều kiện kinh tế cao thì một sản phẩm thiết kế phải

có tính thẩm mĩ cao và giá thành có cao thì nó cũng là tương xứng cho một thiết kếđẹp

Trang 12

+ Với những người có điều kiện kinh tế thấp thì một sản phẩm thiết kế không cần có tính thẩm mĩ quá cao nhưng giá thành phải rẻ

Đó là lý do vì sao lại có sự khác nhau giữa thiết kế của các loại sản phẩm trong cùng 1 mặt hàng của một nhãn hàng

Thiết kế có tính thẩm mĩ cao theo thơi gian chỉ giảm giá trị về kinh tế chứ không hề bị đào thải vd : ip4 chỉ bị hạ giá thành từ khi mới ra các dòng ip mới nhưng lại vẫn đk ng tiêu dùng rất ưa chuộng

1.3 : Mối liên hệ giữa thẩm mỹ và kinh tế trong thiết kế.

Ảnh hưởng trực tiếp với nhau tác động xoay vòng chi phối và ảnh hưởng tớinhau

Thẩm mỹ bị chi phối bởi kinh tế Thẩm mỹ được đánh giá qua thị hiếu của nhiều người sẽ có nhiều ý kiến thích hoặc không thích nên Nói thẩm mỹ bị chi phối bởi kinh tế là do, 1 sản phẩm được thiết kế ra mức độ được tiếp nhận và tin dùng như một phiếu đánh giá chất lượng và độ đáng tin cậy của sản phẩm.Hay nói ngược lại chính là kinh tế chi phối thẩm mỹ bằng mức độ tiêu thụ của sản phẩm

Kinh tế bị chi phối bởi thẩm mĩ Tính thẩm mỹ phải tương xứng với giá trị kinh tế theo thời gian để phù hợp với điều kiện kinh tế ng tiêu dùng

Trang 13

Tiểu kết chương I

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn

là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người Như vậy, các giá trị thẩm

mỹ không thể hiện trong một lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội mà trong mọi hoạt động xã hội của con người Nó tham gia cấu tạo nên môi trường văn hoá của con người và có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống con người Kinh tế đề cập đến lợi ích các hoạt động của con người có liên quan đến sảnxuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ Thẩm mỹ và kinh tế tưởng chừng như không liên quan đến nhau nhưng lại có mối quan hệ tác động xoay vòng, chi phối và ảnh hưởng lẫn nhau, tương tác thúc đẩy nhau cùng phát triển

Trang 14

CHƯƠNG II Thẩm mỹ và kinh tế trong thiết kế sản phẩm Xe máy Honda Air Blade 125.

2.1 Lịch sử ra đời và phát triển của HONDA

Thị trường xe máy càng ngày càng phát triển, nhiều dòng xe mới ra đời, bêncạnh đó các hãng sản xuất xe cũng mọc lênh rất nhiều, nhưng đối với xe máy tại Việt Nam thì mỗi khi nhắc đến xe máy người ta sẽ nghĩ đến Honda, Yamaha, Suzuki, SYM … Nhưng trong số đó Honda vẫn đứng đầu và giữ được cho mình một vị thế nhất định

Tên tuổi Honda không chỉ quen thuộc với người Việt Nam mà còn là một thương hiệu nổi tiếng trên khắp thế giới bởi đây là một hãng xe Nhật Bản có lịch

sử hình thành – phát triển đầy thăng trầm và đáng nể

Nhãn hiệu xe máy Honda gắn liền với tên tuổi và cuộc đời của một người đàn ông đầy đam mê và nhiệt huyết, ông chính là Soichiro Honda Từ ước mơ và

sự thành công của mình ông đã có những đóng góp to lớn trong việc “đưa những phương tiện di chuyển của con người lên một tầm cao mới”

Đầu những năm 1940, hãng Honda được thành lập nhưng chưa phải là một tên tuổi lớn Lúc này hãng chỉ đơn thuần là một công ty kinh doanh motor máy Thử thách đầu tiên mà ông Soichiro Honda gặp phải chính là làm sao để tiêu thụ một số lượng lớn những động cơ hai thì dư thừa sau thế chiến thứ II – do chính phủ đề nghị Đây thật sự là một bài toán khó vì loại động cơ này vào thời đó khá hiện đại và đắt tiền, sử dụng lại rất hao tốn nhiên liệu trong khi sự tàn phá của chiến tranh làm cho nguồn cung nhiên liệu cho người dân rất hạn chế Sau nhiều đêm suy nghĩ, cuối cùng ông Soichiro Honda đã có một quyết định táo bạo Ông đem những động cơ kia cải tiến lại để gắn vào những chiếc xe đạp, như thế giá thành sẽ hạ và dễ tiêu thụ hơn Bắt tay vào kế hoạch, đến tháng 10 năm 1946,

Trang 15

xưởng sản xuất ở Hamamatsu đã hoàn thiện sản phẩm “mô tô đầu tiên” có cả pedal

và bàn đạp nổ Riêng để đối phó với tình trạng khan hiếm nhiên liệu, những chiếc

xe này được ông Soichiro thiết kế lại để chạy bằng dung dịch chiết xuất từ nhựa thông (loại nhiên liệu này thời bấy giờ được sản xuất nhiều và cung cấp trong cả nước) **Tuy nhiên, nhựa thông dẫu sao cũng không phải là một giải pháp hay chonhững chiếc động cơ 2 thì, bởi nó yêu cầu người sử dụng đạp pedal liên tục để làmnóng động cơ trước khi khởi động Mức độ tạo khói bụi thì không thể tồi hơn

Ảnh 1 :Chiếc xe A-Type hay còn gọi nó với cái tên ấn tượng: The Stove – Bếp Lò ( Phần phụ lục )

Bài toán đầu tiên đã được giải, sau khi số động cơ thừa được tiêu thụ hết, ông Soichiro quyết định bắt đầu sản xuất những chiếc xe riêng của chính mình Sử dụng nguyên mẫu là những chiếc động cơ 2 kì còn thừa trước đây, ông đã xây dựng một bản thiết kế mới cho một loại động cơ 50cc với vị trí lắp động cơ không thay đổi so với những chiếc xe đạp trước Mùa đông năm 1947, chiếc A-Type được sản xuất với công suất 0,5 mã lực Vẫn sử dụng dung dịch nhựa thông, chiếc

xe hoạt động cùng với vô số khói và mùi khó chịu, có lẽ vậy mà người ta vẫn quengọi nó với cái tên ấn tượng: The Stove – Bếp Lò

Từ ước mơ đến hiện thực May mắn đã mỉm cười với ông Soichiro Honda khi ông chính thức thành lập Honda Motor vào năm 1948 ở tuổi 41 dưới sự giúp

đỡ về tài chính của ngài Takeo Fujisawa (người mà sau này trở thành phó chủ tịch của Honda Motor) Họ nhanh chóng xây dựng nên một kỷ nguyên xe gắn máy của riêng họ Dự án đầu tiên chính là sản xuất một phiên bản động cơ nâng cấp của A-Type với tên gọi B-Type có dung tích xy-lanh 90cc Giai đoạn này cũng chính là giai đoạn kết thúc chiến tranh gần 5 năm, kinh tế Nhật đang dần phục hồi sau thời gian khó khăn nhất, điều này đã góp phần làm hãng Honda nghĩ tới việc sản xuất những chiếc xe máy hoàn chỉnh chứ không phải loại xe đạp máy như A-type

(nhưng vẫn phải đảm bảo tiêu chí phù hợp với túi tiền của người dân) Vì vậy, 1

Trang 16

năm sau, năm 1949, Honda cho ra đời mẫu D-Type, chính Soichiro Honda tự tay quản lí tất cả các công đoạn sản xuất, gia công đến khi hoàn thiện sản phẩm Đó cũng là chiếc xe đầu tiên do công ty Honda hoàn toàn sản xuất, một công việc hoàn thiện, có quy trình và phức tạp hơn nhiều so với việc chỉ lắp động cơ lên một thân xe đạp như trước đây Ông Soichiro Honda đã gọi nó là “The Dream” bởi lúc này giấc mơ của ông về việc tự sản xuất một chiếc xe gắn máy hoàn thiện đã thành

sự thật

Ảnh 2 : Chiếc xe E-Type Dream ( Phần phụ lục )

Năm 1950 – 1951 Honda tiếp tục phát triển phiên bản cải tiến của D-type, đây là một động cơ có dung tích 146cc, loại OHV (Over Head Valve) 4 kì được đặt tên là E-Type Dream Động cơ mới này hết sức mạnh mẽ vào thời đó với công suất 5,5 mã lực và có thể đạt tốc độ 50mph ( khoảng 80km/h) Chiếc xe có khung thép vững chắc và đầy đủ cả hai bộ phận giảm xóc trước và sau Vào tháng 10 năm

1951, chiếc E-Dream đạt được sản tốc độ sản xuất 130 chiếc 1 ngày Bên cạnh những chiếc xe mô tô đua “đúng nghĩa” Honda vẫn không quên thị trường xe giá

rẻ Năm 1952, họ sản xuất chiếc “Cub” F-Type đầu tiên, chiếc xe với động cơ hai

kì có dung tích 50cc đạt sức mạnh 0.5 mã lực Chiếc xe bình dân này đã bán được với số lượng cực lớn, vượt cả mong đợi Chưa đầy một năm sau, sản lượng “Cub”

đã đạt tới 6500 chiếc/tháng, chiếm 70% thị phần xe hai bánh ở Nhật Năm 1953, Honda sản xuất chiếc xe 90cc J-Type, một sản phẩm được ứng dụng nhiều công nghệ phức tạp, được biết đến với cái tên Benly (trong tiếng Nhật nghĩa là: sự tiện nghi) Với hộp số 3 cấp, công suất 3.8 mã lực và thậm chí giảm xóc trước còn dùng dạng ống lồng, Honda đã bán được với mức 1000 xe/tháng Đến năm 1954, chiếc scooter 200cc Juno (xe ga Honda đầu tiên) được sản xuất để cạnh tranh với những chiếc Vespa của Piaggio – mẫu xe thời gian đó đã bắt đầu xuất hiện ở Nhật.Honda cũng cải tiến chiếc Dream và Benly để cạnh tranh với nhiều hãng khác, đặc biệt là về dung tích xy-lanh và sức mạnh động cơ

Trang 17

cơ 125cc và đạt vận tốc đến 100km/h **Sự phát triển liên tục của Honda được đánh dấu bằng danh hiệu nhà sản xuất xe gắn máy thành công nhất tại Nhật Lấn sân vào thị trường xe Phân Khối Lớn – Chuyện phải làm Sau sự khởi đầu thành công với xe gắn máy giá rẻ, Honda tiếp tục sự phát triển của họ bằng những bước tiến đầu tiên vào thị trường nước ngoài với dòng xe phân khối lớn Năm 1959 Honda đặt chân vào thị trường Mĩ, đây là một mảnh đất thật sự màu mỡ cho hãng Honda khi họ có những mẫu xe có doanh số bán chạy nhất Những chiếc xe cua Honda hoàn thiện đến nỗi mà sau 25 năm, những chiếc như C50, C70 và C90s cũng chỉ cần thay thiết kế để chúng có dáng hiện đại hơn còn phần động cơ thì gầnnhư vẫn giữ nguyên vẹn

Trong cùng năm 1959, Honda giới thiệu chiếc C72 Dream 250cc tại

Amsterdam Đó là chiếc xe Nhật đầu tiên được trình diễn tại thị trường châu Âu Chiếc xe đã làm bất ngờ khách tham quan bởi những chi tiết mới lạ: khung thép gia cường, giảm xóc kép phía trước, động cơ nhôm OHC với hệ thống khởi động điện Vào thời điểm đó ở Anh, người ta bị giới hạn không được lái xe có dung tích quá 250cc, vì thế những tay mê xe vẫn muốn được lái những chiếc xe nhanh nhất trong tầm dung tích được cho phép Và C72 là một chiếc xe như thế, nó dễ dàng đạt tốc độ 80mph (130km/h) mà chỉ tiêu thụ 4lít nhiên liệu cho 100km Ngay từ ngày mới thành lập, Soichiro Honda đã muốn thương hiệu Honda tham gia vào những cuộc đua và họ đã có mặt tại hơn 100 giải đua xe trên khắp thế giới Những bài học từ việc tạo ra những cỗ máy có hiệu năng cao chính là tiền đề để phát triển những cải tiến cho dòng xe thương mại sau này

Trang 18

Năm 1962, Studio Hondells đã ghi âm bản nhạc với tựa đề “Little Honda”, đây là sự đánh dấu cho việc Honda chính thức đi vào nền văn hóa âm nhạc cũng như đời sống Mĩ Cũng thời điểm đó đứa con tốc độ C77 305cc ra đời như một món quà kỉ niệm Đây là bản cải tiến tiếp theo, một chiếc xe thể thao thực sự với công suất tới 28,5 mã lực Năm 1965, với khao khát luôn muốn chinh phục những thị trường mới Honda đã chính thức bước chân vào vào thị trường xe phân khối lớn với sản phẩm đầu tiên là chiếc CB450 với 43 mã lực Chiếc xe được gắn động

cơ twin, cam đôi DOHC và hệ thống “torsion bar valve springs“ – hệ thống dây trợlực giúp van đóng mở tốc độ nhanh Những cải tiến đó đã giúp chiếc xe dễ dàng đạt vận tốc 167 km/h * Tuy nhiên, dù có những thay đổi đáng kể, lượng xe CB450bán ra trên thị trường vẫn khá thấp

Ảnh 4 : Xe Honda CB72 Dream 1967 ( Phần phụ lục )

Ảnh 5 : Xe Honda CB350 1968 ( Phần phụ lục)

Rút ra những kinh nghiệm nhất định sau 3 năm kinh doanh, đến năm 1968 thì Honda chính thức dừng sản xuất dòng xe CB72 và CB77 mà thay vào đó là mộtthế hệ xe mới: chiếc CB250 và CB350 có vận tốc lên đến 170km/h Riêng tại thị trường Tokyo Show năm 1968, sau nhiều tháng chuẩn bị, Honda cho ra đời một chiếc concept mà từ đó về sau, đã thay đổi hoàn toàn thế giới xe thể thao Đó là chiếc xe với động cơ 4 xy-lanh 750cc, với sự xuất hiện lần đầu của phanh đĩa Và

dĩ nhiên đứa con mang tên CB750K đã ra đời và cũng chính là chiếc xe lớn nhất ở Nhật Bản khi ấy

Ảnh 6 : Xe Honda CB750K ( Phần phụ lục )

Tháng 4 năm 1969, Honda thỏa lòng người hâm mộ bằng việc chính thức sản xuất chiếc CB750F Với tính năng vận hành hoàn hảo, chiếc xe đã đạt được vận tốc 192km/h và là tốc độ cao nhất mà một chiếc xe có thể đạt được trên đườngvào thời điểm đó

Trang 19

Giữa thập kỉ 70, Honda sản xuất loại moped hai kì với tên Amigo Việc sản xuất động cơ hai kì loại nhỏ tốn chi phí ít hơn nhiều so với động cơ 4 kì, vì thế, chiếc Amigo đã mở ra một giai đoạn mới cho những chiếc xe hai kì.

Ảnh 7 : Honda Amigo ( Phần chú thích trang )

Có thể nói từ những năm 60 70 đến nay những chiếc  xe Honda đã gần như hoàn thiện về mặt cấu trúc động cơ Những phiên bản sau này hay những mẫu xe mới chủ yếu là cải thiện về thiết kế bên ngoài và những tính năng kỹ thuật hiện đại, còn sức mạnh động cơ hầu như đều dựa trên những cấu trúc động cơ ban đầu

mà Honda đã hoàn thiện trước đó Ông Soichiro Honda đã thật sự tạo nên một huyền thoại từ ước mơ của mình

Tháng 2/1970, chiếc ATC90 Off-road 3 bánh được ra đời, Honda đã nghiên

cứu một công nghệ mới áp dụng cho các dòng xe 3 bánh gọi là ATC (All Terrain Vehicle – xe vượt mọi địa hình)

Ảnh 8 : Honda ATC ( Phần chú thích trang )

Giữa thập kỉ 70 cũng là giai đoạn mà Honda liên tục nâng cấp động cơ: động cơ 500cc-four được cải tiến thành 550cc, 350cc được nâng lên 360cc Xe vậnhàng bằng động cơ 250cc và 350cc cũng được cải tiến thường xuyên về kiểu dáng

Năm 1976, họ cho ra mắt hộp số tự động đầu tiên cho chiếc CB750A và động cơ V-twin 3 van cải tiến trên những chiếc môtô cross CR 250

Cuối thập kỉ 70, Honda giới thiệu mẫu SL 250 đường dài GL 1000 đã được coi là chuẩn mực về sự thoái mái, tiện nghi, được trang bị hệ thống dẫn động trục cùng phanh đĩa và bình xăng gọn gàng 4.8 gallon (so với bình xăng chuẩn 6 galloncủa xe Harley)

Ảnh 9 : GL 1000 Gold Wing ( Phần chú thích trang )

Ngày đăng: 12/11/2016, 20:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w