1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỀ TÀI: SỰ KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ XU HƯỚNG QUẢN LÝ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ.

10 145 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 35,75 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG …o0o… TIỂU LUẬN: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỀ TÀI: SỰ KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ XU HƯỚNG QUẢN LÝ CÁC NGÂN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

…o0o…

TIỂU LUẬN: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

ĐỀ TÀI: SỰ KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ XU HƯỚNG QUẢN LÝ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG VÀ SAU KHỦNG

HOẢNG KINH TẾ.

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS LÊ THỊ HÀ THU SINH VIÊN THỰC HIỆN : TẠ THU HƯƠNG

Trang 2

MỤC LỤC

Chương I Kiểm soát chặt chẽ trong hoạt động của ngân hàng thương mại 1

1 Tại sao các ngân hàng thương mại lại bị kiểm soát chặt chẽ? 1

2 Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro 1

Chương II Xu hướng quản lý các Ngân hàng thương mại trong và sau khủng hoảng kinh tế 4

1 Xu hướng quản lý 4

2 Những tác động từ cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế Việt Nam 5

3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 6

Chương III Kết luận 7

Chương IV Nguồn tài liệu tham khảo 8

Trang 3

CHƯƠNG I KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI

1 Tại sao các ngân hàng thương mại lại bị kiểm soát chặt chẽ?

Chương II Thứ nhất, ngân hàng là nơi tích trữ tiết kiệm hàng đầu của công chúng

– đặc biệt là tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình Trong khi hầu hết tiết kiệm của công chúng nằm dưới dạng tiền gửi kỳ hạn tương đối ngắn với tính thanh khoản cao, ngân hàng cũng nắm giữ một lượng lớn tiết kiệm dài hạn trong tài khoản hưu trí – Individual Retirement Accounts Việc thất thoát các khoản vốn này trong trường hợp ngân hàng phá sản sẽ trở thành thảm hoạ cho rất nhiều cá nhân và gia đình Nhưng hầu hết người gửi tiền tiết kiêhm lại thiếu kiến thức chuyên môn về tài chính và thiếu thông tin cần thiết để đánh giá chính xác mức độ rủi ro của ngân hàng

Chương III Vì vậy, các cơ quan quản lý phải có trách nhiệm tập hợp và đánh giá

những thông tin cần thiết để xác định tình hình tài chính thực sự của ngân hàng nhằm bảo vệ người gửi tiền

Chương IV Thứ hai, các ngân hàng được quản lý chặt chẽ bởi khả năng tạo tiền từ

những khoản tiền gửi thông qua hoạt động cho vay và đầu tư Sự thay đổi trong khối lượng tiền tệ do ngân hàng tạo ra liên quan chặt chẽ tới tình hình kinh tế, đặc biệt là mức tăng trưởng của việc làm, tình trạng lạm phát

Chương V Tuy nhiên, việc ngân hàng tạo ra tiền, ảnh hưởng đến sức sống của

nền kinh tế không phải là một nguyên nhân duy nhất cho sự kiểm soát này Chỉ cần Ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát mức tăng trưởng trong lượng tiền cung ứng của quốc gia thì lượng tiền mà từng ngân hàng tạo ra không phải là mối quan tâm lớn cho các cơ quan quản lý

và công chúng

2 Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro

Chương VI Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng đem lại nguồn

thu chủ yếu của các ngân hàng thương mai Tuy nhiên, vấn đề mà các ngân hàng thương mại đang phải đối mặt là rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng gây ra tổn thất về tài chính, giảm giá trị thị trường của vốn ngân hàng, trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ, thậm chí là phá sản Các biện

Trang 4

pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần được nghiên cứu đưa

ra phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng

Chương VII Rủi ro tín dụng và những hệ quả

- Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh do khách hàng vay không thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả

nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay, gây ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Chương VIII Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng:

- Nguyên nhân từ phía ngân hàng: Rủi ro của mỗi ngân hàng phản ánh thái độ với việc chấp nhận rủi ro ở giới hạn, mức độ nhất định Trong giới hạn đó, ngân hàng có khả năng và sẵn sàng để hứng chịu, khắc phục và vượt qua các rủi ro Đây là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro tín dụng

- Nguyên nhân từ phía khách hàng: Nhiều khoản vay của khách hàng với mục đích đầu tư vào các danh mục đầu tư nhạy cảm với những biến động của thị trường, khách hàng cố tình lừa đảo để chiếm dụng vốn ngân hàng

- Một nguyên nhân các dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng thương mại là một

số công ty, tổng công ty đứng ra bảo lãnh hoặc uỷ quyền cho các chi nhánh trực thuộc thực hiện vay vốn của ngân hàng thương mại để tránh sự kiểm tra giám sát của ngân hàng cho vay chính Khi đơn vị vay vốn mất khả năng thanh toán, bên bảo lãnh và uỷ quyền không chịu thực hiện việc trả nợ thay

Chương IX Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến nhiều hệ quả:

- Đối với bản thân ngân hàng: rủi ro tín dụng sẽ làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại đối với các nguồn tiền gửi

- Đối với nền kinh tế: Một khi rủi ro tín dụng xảy ra, uy tín và khả năng thanh toán của ngân hàng ảnh hưởng đầu tiên Tiếp đó, người dân và các tổ chức đang

có tiền gửi tại ngân hàng kéo đến ồ ạt đến rút tiền và chấm dứt quan hệ

Chương X Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng

- Nợ quá hạn: là chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng Nợ quá hạn sẽ phát sinh khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết, người vay không có khả năng trả được nợ một phần hay toàn bộ khoản vay cho người vay

- Nếu ngân hàng có chỉ tiêu nợ quá hạn và số khách hàng có nợ quá hạn lớn thì ngân hàng đo đang có mức rủi ro cao và ngược lại

- Nợ xấu: là các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ do con nợ làm ăn thua lỗ liên tục, tuyên bố

2

Trang 5

phá sản hoặc đã mất khả năng thanh toán Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét chất lượng tín dụng của ngân hàng

- Dự phòng rủi ro tín dụng: dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Chương XI Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng

Chương XII Thứ nhất, thiết lập chính sách tín dụng phù hợp Xây dựng chính sách

tín dụng phù hợp giúp tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro, và nâng cao khả năng sinh lời

Chương XIII Thứ hai, phân tích tín dụng và thẩm định sự án đầu tư Việc này nhằm

đánh giá tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh và dự án đầu

tư mà khách hàng xin vay vốn

Chương XIV Thứ ba, xếp hạng tín dụng Hệ thống xếp hạng tín dụng phải được xây

dựng cho từng đối tượng khách hàng làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng

Chương XV Thứ tư, bảo đảm tín dụng Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tín

dụng bằng tài sản nhằm phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay

Chương XVI Thứ năm, mua bảo hiểm tín dụng Đây cũng là một biện pháp phòng

ngừa rủi ro tín dụng khá phù hợp với điều kiện ở Việt Nam hiện nay Nếu khách hàng không may rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có thu nhập để trả nợ thì công ty bảo hiểm sẽ chi trả

Chương XVII Thứ sáu, thiết lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng Tất cả các ngân hàng

thương mại đều phải lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng nhằm khắc phục các rủi ro nếu có các tình huống xấu xảy ra

Chương XVIII

Trang 6

CHƯƠNG XIX XU HƯỚNG QUẢN LÝ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

TRONG VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ.

Chương XX Khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu đã có tác động lan toả rất lớn

đến nền kinh tế các quốc gia, tuỳ theo mức độ hội nhập của mỗi quốc gia đối với nền kinh tế toàn cầu, mà mức độ ảnh hưởng khác nhau Đến thời điểm hiện nay, nhiều nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản vẫn đang tiếp tục chịu tác động ảnh hưởng trực tiếp của tăng trưởng kinh tế âm, sản xuất kinh doanh thu hẹp, đình trệ hoặc phá sản Trong điều kiện đó, thị trường tài chính, chứng khoán của các nước liên tục giảm điểm, tạo ra tâm lý không tích cực đối với nền kinh tế thị trường Trong quá trình này, đối với nền kinh tế nước ta nói chung và hệ thống tài chính nói riêng cũng chịu tác động ảnh hưởng không nhỏ Đã có nhiều những đánh giá, phân tích và nhận định về những tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với nền kinh tế và thị trường tài chính nước ta

1 Xu hướng quản lý

Chương XXI Hiện nay thị trường tài chính – tiền tệ và hoạt động ngân hàng đã và

đang phát triển ổn định Mặc dù còn có những khó khăn và chịu tác động ảnh hưởng nhất định, tuy nhiên mức độ tác động chủ yếu mang tính gián tiếp trong mối quan hệ ngân hàng – khách hàng Song các gói kích cầu của Chính phủ thông qua cấp bù lãi suất đã và đang phát huy tác động tích cực và là điều kiện thuận lợi để ngân hàng thương mại mở rộng và tăng trưởng tín dụng hiệu quả Chính vì lẽ đó mà trước mắt các ngân hàng thương mại tiếp tục triển khai và thực hiện tốt chương trình tín dụng này nhằm thực hiện hiệu quả giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế và duy trì ổn định nền kinh tế của Chính phủ Đồng thời duy trì sự tăng trưởng và phát triển của các ngân hàng thương mại

- Tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, khai thác và sử dụng nguồn vốn hợp

lý, đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn cho doanh nghiệp và khách hàng

- Tăng cường các giải pháp tín dụng, đảm bảo kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh, để duy trì tốc độ tăng trưởng và phát triển tiếp tục duy trì kết quả kinh doanh lãi Đây là yếu tố cơ bản để các ngân hàng thương mại thực hiện tốt các chủ trương chính sách hiện nay của Chính phủ của Ngân hàng trung ương trong điều kiện khủng hoảng

4

Trang 7

Chương XXII Đối với thị trường chứng khoán: tác động đến thị trường là trực tiếp

do tác động khối nhà đầu tư nước ngoài và diễn biến thị trường chứng khoán thế giới, cũng như diễn biển khủng hoảng kinh tế thế giới Khó khăn đối với thị trường chứng khoán đối với các công ty chứng khoán trong thời điểm này là không nhỏ Đây cũng là điều kiện, là cơ hội để các công ty chứng khoán, nhà đầu tư nhận thức đầy đủ về thị trường

và đặc điểm của kênh đầu tư Đồng thời đây cũng là thời điểm để các công ty chứng khoán cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, điều chỉnh quy

mô hoạt động và chuẩn bị cho chiến lược dài hơn khi thị trường phục hồi

- Tạo cung hoàng hoá cho thị trường thông qua các nghiệp vụ tư vấn, làm thủ tục đăng ký giao dịch và bảo lãnh phát hành

- Tạo cầu hàng hoá cho thị trường thông qua các nghiệp vụ môi giới, quản lý danh mục đầu tư và tự doanh

- Phát triển các công ty quản lý đầu tư chứng khoán về cả quy mô và chất lượng hoạt động

2 Những tác động từ cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế Việt Nam

Chương XXIII Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã để lại hệ quả cho nhiều quốc gia

trên thế giới, đặc biệt là những nước tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài có nền kinh tế mở như Việt Nam Do đó, nền kinh tế và cả hệ thống tài chính Việt Nam khó có thể tránh khỏi những chấn động trong khủng hoảng tài chính và sự suy thoái kinh tế toàn cầu

Chương XXIV Lạm phát và rủi ro tài chính tăng cao

- Từ năm 2008 đến nay, Việt Nam chứng kiến nhiều sự xáo trộn mạnh mẽ về kinh tế vĩ mô, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái thế giới

Cụ thể, nền kinh tế Việt Nam không chỉ suy giảm về tốc độ tăng trưởng kinh tế kinh tế mà còn bộc lộ rõ những yếu kém và bất ổn Lạm phát tăng đến mức kỷ lục trong năm 2008, đồng thời với đó là rủi ro tài chính tăng cao Mặc dù, chính sách tài chính thắt chặt để đối phó với lạm phát cao đã được thực hiện ngay trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra Tiếp theo đó là các gói kích thích kinh tế được đưa ra vào đầu năm 2009 nhằm giải cứu các doanh nghiệp khỏi bờ vực phá sản, duy trì sản xuất và giải quyết việc làm Tuy nhiên,

hệ luỵ của các gói kích cầu đã khiến nền kinh tế rơi vào trạng thái tái lạm phát, thâm hụt ngân sách, thị trường ngoại hội, thị trường bất động sản xáo trộn

Chương XXV Số lượng doanh nghiệp phá sản và cầm chừng tăng cao

Trang 8

- Khủng hoảng kinh tế đã làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, một phần bị từ chối hợp đồng, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho ngày càng nhiều Phần thị chịu ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế tăng trưởng tín dụng ngân hàng làm lãi suất cho vay cao, vượt

xa khả năng của doanh nghiệp Nợ xấu ngân hàng ngày càng có xu hướng gia tăng Sự suy yếu của môi trường kinh doanh đi liền với sự đóng băng tín dụng

đã buộc rất nhiều doanh nghiệp rời khỏi thị trường

Chương XXVI

Chương XXVII

3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chương XXVIII Những hệ quả mà cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 đã để

lại cho ta thấy tầm quan trọng của việc ổn định và lành mạnh hoá chính sách kinh tế vĩ mô Duy trì tăng trưởng kinh tế là một điều kiện cần thiết nhưng lại phải đi đôi và gắn chặt với ổn định kinh tế vĩ mô Tập trung nguồn lực nhằm đạt tăng trưởng bằng mọi giá có thể để lại những nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế xã hội trong dài hạn

Chương XXIX Khủng hoảng và suy thoái kinh tế tuy là thách thức nhưng cũng là cơ

hội để nâng cao khả năng cạnh tranh và tính thích nghi của các doanh nghiệp Việt Nam Các vấn đề về quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, tái cấu trúc hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như đầu tư vào công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh, năng suất lao động, đào tạo kỹ năng cho lao động cần được các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc thì mới có hiệu quả

Chương XXX Là một nước đang phát triển, tích cực tham gia vào tiến trình hội nhập

kinh tế quốc tế, Việt Nam cần chủ động lựa chọn giải pháp và tận dụng những cơ hội để đối phó với những thách thức của cuộc khủng hoảng

Chương XXXI Các nhóm giải pháp cụ thể trước mắt và giải pháp lầ dài cần tập

trung là:

- Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô trong điều kiện mới

- Tạo nền tảng cho phát triển bền vững

- Đề phòng nguy cơ lạm phát trên toàn cầu do thâm hụt ngân sách nhà nước từ các gói kích thích kinh tế khổng lồ trên thế giới

- Tăng cường vai trò và năng lực quản lý, giám sát của Nhà nước đối với nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng

6

Trang 9

- Chính sách thương mại cần hướng vào phát triển thị trường trong nước, tăng tiêu dùng và đầu tư nội địa, quan tâm hơn đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho thị trường nội địa Mặt khác, cần tiếp tục đẩy mạnh và khuyến khích xuất khẩu thông qua cơ chế thuế, lãi suất, tỷ giá, xúc tiến thương mại, thủ tục hải quan Từ

đó, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời cần hướng xuất khẩu vào việc khai thác các thị trường tiềm năng, mở rộng thị trường và tăng thị phần vào các thị trường truyền thống

Chương XXXII

Chương XXXIII

Chương XXXIV

Chương XXXV

Chương XXXVI

Trang 10

CHƯƠNG XXXVII KẾT LUẬN

Chương XXXVIII Sự khủng hoảng xảy ra trên thế giới với quy mô toàn cầu Nó khiến

nhiều quốc gia đứng bên bờ vực phá sản và làm cho bao nhiêu doanh nghiệp điêu đứng Việt Nam, mặc dù cũng bị ảnh hưởng khủng hoảng khá nặng nề, nhưng con thuyền kinh tế Việt Nam đã nỗ lực vượt qua cơn nguy kịch và dần đi vào ổn định phát triển, cho dù đến nay dư âm của cuộc khủng hoảng vẫn chưa dứt

Chương XXXIX Trong bối cảnh ngày càng hội nhập sâu rộng, để nâng cao hơn nữa sức

đề kháng của nền kinh tế, Việt Nam cần phải xác định hướng phát triển dài hạn, từ đó có được sự lựa chọn thứ tự ưu tiên các mục tiêu phù hợp với điều kiện, kinh tế, xã hội, môi trường trong từng giai đoạn nhất định

Chương XL

8

Ngày đăng: 17/05/2020, 14:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w