1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển chăn nuôi lợn thịt ở Tỉnh Thừa Thiên Huế

151 470 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: - Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn thịt hiệu quả và bền vững ở tỉnh ThừaThiên Huế nhằm khai thác có hiệu quả cá

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

-BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT

Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

-BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT

Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Trang 3

DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

1 Ths Nguyễn Bá Tường, Chuyên viên Phòng TCHC

2 Ths Nguyễn Mạnh Hùng, Chuyên viên Phòng TCHC

3 Ths Lê Thị Kim Tuyến, Chuyên viên Khoa KT & PT

II ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

1 Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế

2 Sở Nông nghiêp & PTNT tỉnh, Chi cục Thú Y tỉnh Thừa Thiên Huế và các trạmchăn nuôi thú y các huyện của tỉnh TT Huế

3 Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi tỉnh TT Huế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦNI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 13

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 19

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT 19

1.1 Cơ sở lý luận 20

1.1.1 Lý luận cơ bản về chăn nuôi lợn thịt 20

1.1.1.1 Vai trò của ngành chăn nuôi lợn trong nền kinh tế quốc dân 20

1.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong chăn nuôi lợn 21

1.1.1.3 Các hình thức tổ chức chăn nuôi lợn 23

1.1.2 Lý luận về phát triển chăn nuôi lợn thịt 24

1.1.2.1 Phát triển 24

1.1.2.2.Phát triển bền vững 26

1.1.2.3 Phát triển chăn nuôi lợn thịt 27

1.1.2.4 Nội dung phát triểnchăn nuôi lợn thịt 30

1.1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi lợn 32

1.2 Cở sở thực tiễn 36

1.2.1 Chăn nuôi lợn trên thế giới 36

1.2.1.1 Tình hình sản xuất và thương mại thịt lợn trên thế giới 36

1.2.1.2 Tình hình chăn nuôi lợn ở một số nước trên thế giới 38

1.2.2 Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam 40

1.2.2.1 Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam 40

CHƯƠNG 2 PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THỜI KỲ 2005-2012 45

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế 46

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 46

2.1.1.1 Vị trí địa lý 46

2.1.1.2 Một số đặc điểm khí hậu, thuỷ văn 46

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 48

2.1.2.1 Dân số và lao động 48

2.1.2.2 Tình hình sử dụng đất đai 49

2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng 51

2.1.2.4 Phát triển kinh tế - xã hội 51

2.2 Phát triển chăn nuôi lợn của tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2005 – 2012 52

2.3 Tình hình chăn nuôi lợn thịt ở các đối tượng điều tra 60

2.3.1 Điều kiện sản xuất và nguồn lực của các cơ sở điều tra 60

2.3.2 Phân loại các cơ sở chăn nuôi lợn thịt được điều tra 62

2.3.3 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra 63

2.3.3.1 Quy mô đàn lợn của các cơ sở điều tra 63

2.3.3.2 Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đàn lợn thịt của các cơ sở điều tra 65

2.3.3.3 Chi phí đầu tư chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra 67

2.3.3.4 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra 70

2.3.3.5 Phân tích hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt 75

2.3.5 Ảnh hưởng của chăn nuôi lợn thịt đối với phát triển kinh tế - xã hội – môi trường tại tỉnh Thừa Thiên Huế 83

2.3.5.1 Về kinh tế 83

2.3.5.2 Về xã hội 84

2.3.5.3 Về môi trường 86

2.3.6 Tình hình dịch bệnh và xử lý dịch bệnh của các cơ sở điều tra 89

2.4 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế 91

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊTỞ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 94

3.1 Các quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển bền vững chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế 94

3.1.1 Quan điểm 94

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

3.1.2 Định hướng 95

3.1.3 Mục tiêu 96

3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế 97

3.2.1 Nhóm giải pháp về quy hoạch 97

3.2.1.1 Quy hoạch cơ sở sản xuất giống, vùng giống nhân dân 97

3.2.1.2 Quy hoạch chăn nuôi lợn trang trại tập trung 98

3.2.1.3 Quy hoạch chăn nuôi gia trại, nông hộ 98

3.3.2 Nhóm giải pháp về kỹ thuật 98

3.3.2.1 Giải pháp về giống 98

3.3.2.2 Giải pháp về chuồng trại 100

3.3.2.3 Giải pháp về thức ăn 100

2.3.2.4 Giải pháp về hỗ trợ kỹ thuật, khuyến nông và thông tin tuyên truyền 100

2.3.2.5 Giải pháp về thú y và môi trường 101

3.3.3 Nhóm giải pháp về giết mổ, chế biến và thị trường tiêu thụ 103

3.3.3.1 Giải pháp về giết mổ, chế biến 103

3.3.3.2 Tổ chức thị trường tiêu thụ 103

3.3.4 Nhóm giải pháp về chính sách 104

3.3.4.1 Chính sách phát triển nguồn nhân lực 104

3.3.4.2 Chính sách về đất đai 105

3.3.4.4 Chính sách về đầu tư và tín dụng 105

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 107

1 Kết luận 107

2 Kiến nghị 108

2.1 Đối với nhà nước và chính quyền địa phương 108

2.2 Đối với các cơ sở chăn nuôi 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

PHỤ LỤC 115

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 Số lượng mẫu điều tra 5

Bảng 1.1 Tốc độ phát triển số lượng lợn và sản lượng thịt lợn ở nước ta giai đoạn 2001 – 2012 40

Bảng 2.1 Dân số, lao động tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2005 và 2012 49

Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2005 và 2012 50

Bảng 2.3 Giá trị và cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 – 2012 53

Bảng 2.4 Số lượng và sản lượng sản phẩm chăn nuôi gia súc gia cầm tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2012 54

Bảng 2.5 Số lượng và chất lượng đàn lợn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2012 56

Bảng 2.6 Số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi lợn tỉnh Thừa Thiên Huếnăm 2012 57

Bảng 2.7 Số lượng các cơ sở dịch vụ chăn nuôi năm 2012 58

Bảng 2.8 Tình hình cơ bản của các cơ sở điều tra 61

Bảng 2.9 Phân loại cơ sở chăn nuôi điều tra theo phương thức và quy mô 62

Bảng 2.10 Quy mô đàn lợn của các cơ sở điều tra 64

Bảng 2.11 Nguồn cung giống lợn thương phẩm để nuôi thịt của các cơ sở điều tra 65

Bảng 2.12 Một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đàn lợn thịt của các cơ sở điều tra phân theo quy mô 66

Bảng 2.13 Một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đàn lợn thịt của các cơ sở điều tra phântheo phương thức chăn nuôi 67

Bảng2.14 Tình hình đầu tư chi phí chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra 68

Bảng 2.15 Tình hình đầu tư chi phí chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra phân theo phương thức 69

Bảng 2.16 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra phân theo quy mô chăn nuôi 71

Bảng 2.17 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra phân theo phương thức chăn nuôi 72

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

Bảng 2.18 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra phân theo

loại hình chăn nuôi 73Bảng 2.19 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra phân theo

giống lợn 74Bảng 2.20 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra phân theo

quy mô và phương thức chăn nuôi 74Bảng 2.21 Kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE hàm sản xuất biên Cobb-

Douglas và hàm phi hiệu quả kỹ thuật 77Bảng 2.22 Phân tổ mức hiệu quả kỹ thuật của các cơ sở chăn nuôi lợn thịt 78Bảng 2.23 Đóng góp của ngành chăn nuôi lợn trong phát triển kinh tế

của tỉnh Thừa Thiên Huế 83Bảng 2.24 Tình hình thu nhập và cơ cấu thu nhập của các cơ sở điều tra 84Bảng 2.25 Tình hình giảm nghèo ở tỉnh Thừa Thiên Huế 85Bảng 2.26 Quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại các cơ sở điều traphân theo quy mô

chăn nuôi 87Bảng 2.27 Tình hình sử dụng chất thải trong chăn nuôi lợn của cáccơ sở điều tra 88Bảng 2.28 Đánh giá của người dân về ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn

tại tỉnh Thừa Thiên Huế 89Bảng 2.29 Ma trận SWOT 91Bảng 3.1 Dự kiến chỉ tiêu phát triển chăn nuôi lợn của Thừa Thiên Huế đến năm 2020 96

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 2.1 Tình hình xử lý và sử dụng chất thải chăn nuôi lợn tại các cơ sở điều tra 87

Biểu 1.1 Sản xuất và tiêu thụ thịt lợn trên thế giới năm 2008 – 2012 36

Biểu 1.2 Sản lượng thịt lợn trên thế giới năm 1993-2011 37

Biểu 1.3 Các nước đứng đầu trong sản xuất thịt lợn trên thế giới 37

Biểu 1.4 Thị phần các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu thịt lợn chínhtrên thế giới năm 2012 38

Biểu 2.1 Biến động số lượng và sản lượng lợn hơi tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 – 2012 55

Biểu 2.2 Đội ngũ cán bộ thu ý tỉnh Thừa thiên Huế năm 2012 59

Biểu 2.3 Phân phối tần suất chỉ số hiệu quả kỹ thuật 79

Biểu 2.4 Số lượng công trình Biogas tỉnh Thừa thiên Huế đến năm 2012 86

Biểu 2.5 Ý kiến đánh giá về mức độ xuất hiện và thiệt hại củacác loại dịch bệnh ở lợn 90

Hình 1.1: Mô hình phát triển bền vững của ngân hàng thế giới 27

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Thông tin chung:

- Tên đề tài: Phát triển chăn nuôi lợn thịt ở Tỉnh Thừa Thiên Huế

- Mã số: DHH 2012-06-16

- Chủ nhiệm đề tài: Ths Nguyễn Thanh Hùng

Tel: 0914.024.989 E-mail: thanhhung@hce.edu.vn

- Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế

- Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện:

+ Cơ quan: 1 Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế

2 Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh, Chi cục Thú Y tỉnh Thừa ThiênHuế và các trạm chăn nuôi thú y các huyện của tỉnh TT Huế

3 Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi tỉnh TT Huế+ Cá nhân: 1 Ths Nguyễn Bá Tường, Chuyên viên Phòng TCHC

2 Ths Nguyễn Mạnh Hùng, Chuyên viên Phòng TCHC

3 Ths Lê Thị Kim Tuyến, Chuyên viên Khoa KT & PT

- Thời gian thực hiện: 01/01/2012 đến 31/12/2013

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu bảo đảm phát triển hiệu quả và bền vữngchăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới

Trang 12

4 Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá và mô tả chi tiết về bức tranh phát triểnchăn nuôi lợn thịt ở Thừa Thiên Huế trên cả phương diện vĩ mô lẫn vi mô Trên cơ sở

đó, đề tài đề xuất các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi lợnthịt của tỉnh trong thời gian tới Kết quả nghiên cứu của đề tài là luận cứ khoa học đểxây dựng các chính sách phát triển chăn nuôi lợn thịt hiệu quả và bền vững

5 Sản phẩm

- Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học

- 01 bài báo đăng trên tạp chí Đại học Huế

6 Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:

- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn thịt hiệu quả và bền vững ở tỉnh ThừaThiên Huế nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tạo việc làm, nâng cao thu nhậpcho người chăn nuôi, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đặc biệt là cơ cấungành chăn nuôi theo hướng tiến tiến, hiện đại

- Tài liệu cho các cơ quan hoạch định chính sách của địa phương, học viên vàsinh viên nghiên cứu, tham khảo

- Địa chỉ ứng dụng: Các cơ quan liên quan và các cơ sở chăn nuôi lợn thịt ởTỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 13

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1 General information

- Project title:Developing pig rearing in Thua Thien Hue province

- Code number: DHH 2012-06-16

- Coordinator: MSc Nguyễn Thanh Hùng

Tel: 0914.024.989 E-mail: thanhhung@hce.edu.vn

- Implementing institution: College of Economics – Hue University

- Collaborative organizations and individuals:

+ Organizations: 1 Statistics Office of Thua Thien Hue

2 Thua Thien Hue Department of Agriculture and Rural

Development, Thua Thien Hue Veterinary Division,and Veterinary and Animal Husbandry Stations in thedistricts of Thua Thien Hue

3 Thua Thien Hue Seeds Centre+ Individuals: 1 MSc Nguyễn Bá Tường, Office of Personnel and

- Suggest solutions for effective and sustainable development of pig rearing inThua Thien Hue province

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

3 Creativeness and innovativeness

The research project introduced a new view of pig rearing development Pigrearing development was studied on the basis of the development requirement basing

on social, economic and environmental aspects The research project also identifiedthe factors affecting the development of pig rearing, and analyzed the strengths andweaknesses of pig rearing development

4 Research results

The study described, analyzed and evaluated the general picture of pig rearingdevelopment in Thua Thien Hue province at both micro and macro levels Based onthis, the study recommended solution groups for effective development of pig rearing

in Thua Thien Hue province The results of the study can serve as scientific bases forbuilding policies for effective and sustainable pig rearing development

5 Products

- A final report of the study

- 01 article published in Journal of Science, Hue University

6 Effectiveness, transfer alternatives of research results and applicability

- Promoting effective and sustainable pig rearing development in Thua ThienHue province in order to effectively explore the available resources, create jobs andenhance income for farmers, thus contributing to transformation of agriculturalstructure, especially husbandry structure in an advanced and modern way

- For whom? The study report can be used as a reference document for localpolicy planning agencies, undergraduate and postgraduate students

- Where? Stakeholders and pig rearing farms in Thua Thien Hue province

Trang 15

PHẦN I MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nền nông nghiệp Việt Nam đã được hình thành từ lâu đời với 2 ngành sản xuấtchính là trồng trọt và chăn nuôi Hai ngành này luôn gắn bó mật thiết với nhau, cùngthúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển Để có một nền nông nghiệp tiên tiến, hiệnđại cần phát triển đồng thời cả 2 ngành cân đối và bền vững Trong cơ cấu ngành nôngnghiệp Việt Nam, giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm trên 21,9% và tăng trưởng bìnhquân hàng năm 6-7% năm giai đoạn 2001-2011 [8] Trong ngành chăn nuôi, chăn nuôilợn chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên 75% tổng khối lượng sản phẩm

Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển chănnuôi một cách toàn diện Đó là nguồn nguyên liệu tại chỗ để chế biến thức ăn gia súcnhư gạo, ngô, khoai, sắn và sản phẩm thuỷ sản rất lớn và đa dạng Sản lượng lươngthực có hạt hàng năm đạt trên 30 vạn tấn, sản lượng cây có củ lấy bột trên 15vạn tấn.Sản lượng lương thực tăng đã góp phần giải quyết nhu cầu lương thực của người dân,đồng thời góp phần quan trọng trong việc phát triển chăn nuôi của tỉnh Theo quyhoạch tổng thể phát triển chăn nuôi của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 giá trị sảnphẩm ngành chăn nuôi đạt 40% giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp, tổng số đàn lợnđạt 405.200 con, tổng sản lượng thịt hơi đạt 43.758 tấn [44] Việc đẩy mạnh phát triển

cả về số lượng cũng như chất lượng đàn lợn là vô cùng quan trọng, vì thịt lợn chiếm80-85% sản lượng thịt hơi hàng năm của tỉnh

Tuy vậy, sản xuất chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng trên địa bàntỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn như: qui mô sản xuất còn nhỏ

lẻ, trình độ thâm canh chăn nuôi còn thấp; nguồn lực đầu tư, chất lượng sản phẩm vàhiệu quả chăn nuôi còn hạn chế; thị trường đầu vào và đầu ra cho chăn nuôi không ổnđịnh; sản xuất gặp nhiều rủi ro;nguy cơ dịch bệnh đang tiềm ẩn; vấn đề ô nhiễm môitrường,… dẫn đến thu nhập của người chăn nuôi lợn thịt chưa cao và không ổn định,thiếu tính bền vững

Trước bối cảnh đó, nhiều vấn đề được đặt ra đối với tỉnh Thừa Thiên Huế:

- Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt ở Thừa Thiên Huế như thế nào?

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

- Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển chăn nuôi lợnthịt là gì?

- Để bảo đảm cho việc phát triển hiệu quả và bền vững ngành chăn nuôi lợn thịt

ở tỉnh Thừa Thiên Huế cần thực hiện những giải pháp nào?

Vì thế, vấn đề này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các cơ quan hoạchđịnh chính sách, các nhà khoa học Nhưng các kết quả nghiên cứu liên quan đã đượccông bố chỉ đề cập từng khía cạnh, tập trung nhiều là các nghiên cứu về mặt kỹ thuậtchăn nuôi, chưa có một nghiên cứu toàn diện và hệ thống về phát triển chăn nuôi lợnthịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Xuất phát từ đó, tôi chọn đề tài ‘‘Phát triển chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế’’để nghiên cứu.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu bảo đảm phát triển hiệu quả và bền vữngchăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thựctiễn và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế

- Đối tượng điều tra: các trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi lợn thịt; các đơn vị (tổchức, cá nhân) liên quan đến đầu vào và đầu ra của các cơ sở chăn nuôi lợn thịt trênđịa bàn nghiên cứu;

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

Phân tích, đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn thịt trong giai đoạn 2005-2012 và

đề xuất giải pháp phát triển đến năm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm:

4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Thừa Thiên Huế là tỉnh có ngành chăn nuôi lợn phát triển nhất trong các loạihình chăn nuôi đa dạng Đề tài sẽ căn cứ vào tình hình phát triển chăn nuôi lợn củatỉnh để lựa chọn các khu vực tập trung nghiên cứu nhằm tiếp cận được toàn diện cácloại hình, quy mô và phương thức chăn nuôi trên địa bàn Vì vậy để phản ánh đúngthực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt của tỉnh, chúng tôi tiến hành chọn 03 huyện đạidiện cho 3 vùng sinh thái: đó là vùng đồi núi, vùng đồng bằng trung du và vùng đầmphá ven biển, mỗi vùng sinh thái này đều có những điều kiện thuận lợi và hạn chế khácnhau đối với hoạt động chăn nuôi lợn thịt Vì vậy, khi chọn huyện nghiên cứu chúngtôi dựa theo các tiêu chí sau:

- Đại diện về quy mô, hình thức, loại hình chăn nuôi lợn

- Đại diện về vùng sinh thái (vùng đồi núi, đồng bằng trung du, đầm phá ven biển)

- Đại diện về vị trí địa lý so với Thành phố Huế

Trong mỗi huyện chúng tôi chọn 03 xã, mỗi xã chọn ra 30 cơ sở chăn nuôi đạidiện để thu thập số liệu thực tế về tình hình chăn nuôi lợn thịt Các cơ sở này đượcchọn ngẫu nhiên từ nhóm cơ sở chăn nuôi với các loại hình, quy mô và phương thứcchăn nuôi khác nhau

Cụ thể:

a Huyện Nam Đông

Tỉnh Thừa Thiên Huế có 2 huyện vùng đồi núi là Nam Đông và A Lưới, hoạt độngchăn nuôi lợn ở hai huyện này phát triển tương đương nhau, năm 2012 số lượng đàn lợn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

của huyện Nam Đông là 8.119 con và huyện A Lưới là 9.018 con, chiếm tương ứng là3,52 và 3,92% tổng đàn lợn của cả tỉnh [12] Trong hai huyện này chúng tôi chọn huyệnNam Đông để khảo sát vì vừa đại diện cho huyện có số lượng đàn lợn ít và có đầy đủ cácquy mô chăn nuôi khác nhau, mặt khác giao thông đi lại thuận lợi hơn.Trong huyện NamĐông chúng tôi cho 3 xã đại diện là Hương Phú, Hương Hoà và Thượng Long.

b Thị xã Hương Thuỷ

Vùng đồng bằng trung du của tỉnh gồm các huyện, thị xã: Phong Điền, HươngTrà, Hương Thuỷ, Phú Lộc và Thành phố Huế Trong đó Hương Thuỷ là một trongnhững địa bàn có hoạt động chăn nuôi lợn phát triển với đầy đủ loại hình, quy mô và

số lượng trong các huyện đồng bằng trung du của tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2012 đànlợn của huyện là 33.596 con, chiếm 14,6% trong tổng đàn lợn của tỉnh [12] Trong Thị

xã Hương Thuỷ chúng tôi chọn 3 xã Thủy Vân, Thủy Phù và Thủy Phương đại diệncho những địa phương dẫn đầu về phát triển chăn nuôi lợn trong những năm vừa qua

để điều tra các hộ chăn nuôi lợn thịt quy mô trang trại, gia trại và hộ chăn nuôi nhỏ

c Huyện Quảng Điền

Vùng đầm phá, ven biển của tỉnh bao gồm 2 huyện là Quảng Điền và PhúVang Số lượng đàn lợn ở hai huyện này có sự khác nhau đáng kể, năm 2012 đàn lợncủa huyện Quảng Điền đứng thứ hai của tỉnh, ít hơn khoảng 12 ngàn con so với so vớihuyện Phú Vang nhưng có đầy đủ trang trại lợn nái, lợn thịt và đại diện cho huyệnnằm ở phía Đông Bắc của Thành phố Huế Ở huyện Quảng Điền hoạt động chăn nuôilợn chỉ phát triển ở một số xã có đất đai rộng lớn, mật độ dân cư thấp như xã QuảngVinh, Quảng Thái và Quảng Lợi, vì thế 3 xã này đã được lựa chọn để khảo sát

4.2 Phương pháp thu thập số liệu

- Đối với thông tin thứ cấp: Thu thập từ các cơ quan có liên quan đến lĩnh vực

và địa bàn đã nghiên cứu như: UBND tỉnh, Cục thống kê, Cục chăn nuôi, Sở NN vàPTNTtỉnh, Chi cục thú y tỉnh, Phòng NN và PTNT của các huyện, các công báo củachính phủ, sách báo tài liệu có liên quan,

- Đối với thông tin sơ cấp: Dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (xác suất)

để xác định các huyện, xã, các cơ sở chăn nuôi đại diện cho 3 vùng Tổng số mẫuchúng tôi tiến hành khảo sát là 270 mẫu, trong đó mỗi huyện điều tra 90 mẫu, mỗi xãđiều tra 30 mẫu Thu thập thông tin bằng việc phỏng vấn trực tiếp đối tượng điều tratheo bảng câu hỏi đã được lập sẵn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

Bảng 1 Số lượng mẫu điều tra

Huyện

Số hộ nuôi (*)

Số hộ điều tra

Số hộ nuôi (*)

Số hộ điều tra

Số hộ nuôi (**)

Số hộ điều tra

Sau khi thu thập số liệu, chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá và điều tra bổsung, thay thế một số phiếu điều tra không đạt yêu cầu Số liệu điều tra được nhập vàomáy tính (phần mềm Excel) để xử lý theo nội dung đã được xác định Trong đó,cáctiêu chí phân tổ căn cứ vào quy mô chăn nuôi, phương thức chăn nuôi, Mục đíchcủa phân tổ nhằm đánh giá tác động của các nhân tố đến phát triển chăn nuôi lợn thịt

4.5 Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích thống kê, hồi quy, tương quan,

hàm sản xuất, kiểm định Anova,

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyết đối, số tương đối,

số bình quân, dãy số thời gian,… kết hợp với việc so sánh giữa các nhóm để phân tích,nêu lên mức độ của hiện tượng (quy mô, cơ cấu đàn lợn, năng suất sản phẩm,…), tình hìnhbiến động của hiện tượng và mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng

- Phương pháp hạch toán để đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt

- Phương pháp toán kinh tế: Sử dụng mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiênSFPF (Stochastic Frontier Production Function) để đo lường hiệu quả kỹ thuật

Phát triển chăn nuôi lợn thịt là phát triển theo hướng bền vững, trong đó bềnvững về kinh tế có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển Điều này đòi hỏi các cơ sở

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

chăn nuôi lợn thịt phải có các kỹ năng thực hành tốt (best practice) nhằm đạt được kếtquả sản xuất lớn nhất Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả dựatrên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, Đề tài đã phản ánh kết quả và hiệu quả đầu

tư chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ Tuy nhiên, các chỉ tiêu đánh giá này chưa phảnánh chiều hướng tác động hay mức độ đóng góp của từng yếu tố đầu vào làm tăng kếtquả chăn nuôi Hơn thế nữa, năng lực thực hành của các chủ cơ sở chăn nuôi là mộtkhái niệm tương đối rộng, vừa phản ánh trình độ sử dụng đầu tư các yếu tố đầu vàotrong chăn nuôi lợn thịt vừa phụ thuộc vào nhiều yếu tố thuộc về đặc điểm chủ hộ vàđiều kiện kinh tế - xã hội Chính vì vậy, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, trong phầnnày tác giả vận dụng lý thuyết hiệu quả kỹ thuật nhằm phản ánh đầy đủ hơn về nănglực thực hành của các cơ sở chăn nuôi lợn thịt

Khái niệm hiệu quả kỹ thuật (TE-Technical Efficiency) được Farrell đưa ra vàonăm 1957 Theo ông, hiệu quả kỹ thuật phản ánh khả năng của một cơ sở sản xuất cóthể tối đa hóa sản lượng đầu ra với một lượng đầu vào và công nghệ nhất định[53].Như vậy, hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ sử dụng yếu tố đầu vào trong quá trìnhsản xuất Theo cách định nghĩa này, hiệu quả kỹ thuật cho biết một cơ sở sản xuất(hãng, hộ, ) có thể tiết kiệm bao nhiêu phần trăm chi phí đầu vào cho một mức sảnlượng nhất định

Hiện nay, có 2 hướng tiếp cận để đo lường hiệu quả kỹ thuật, bao gồm: (1)hướng tiếp cận phi tham số (non – ParametricApproach) và (2) tiếp cận thamsố(Parametric Approach)[50] Theo hướng tiếp cận phi tham số, các nghiên cứu gầnđây đã sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA (Data EnvelopmentAnalysis) Trong khi đó, theo hướng tiếp cận tham số, mô hình hàm sản xuất biên ngẫunhiên SFPF (Stochastic FrontierProduction Function) được sử dụng để đo lường hiệuquả kỹ thuật Mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau Ưu điểmcủa phương pháp DEA là người nghiên cứu không cần xác định dạng hàm cụ thể, do

đó ít mắc các sai lầm trong kết quả phân tích từ việc định dạng sai mô hình gây nên.Tuy nhiên, để sử dụng phương pháp DEA, các số liệu được đưa vào mô hình khôngđược phép chứa các sai số ngẫu nhiên do phép đo lường Điều đó có nghĩa là các thôngtin về sản lượng đầu ra được ghi chép và sử dụng hoàn toàn chính xác Trong một sốngành sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ như hiện nay,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

việc ghi chép các thông tin chính xác về sản lượng và đầu vào thường không được chútrọng Điều này đồng nghĩa rằng, hầu như chúng ta không có thông tin chính xác vềsản lượng, do đó phương pháp DEA trở nên không phù hợp Trong phạm vi nghiêncứu này, chúng tôi sử dụng mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên để phân tích hiệuquả kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt vì nó có một số tính chất ưu việt nhất định.

a Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên

Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên được đề xuất độc lập bởi các tác giả Aigner, Lovell

và Schmidt (1977) và Meeusen và Van den Broeck (1977) Hàm số này có dạng:

Y i = f(x i ; β) exp(V i - U i ), i=1,2, N (1)Trong đó: Yilà kết quả đầu ra (năng suất hoặc sản lượng) của quan sát thứ i; xi

là ma trận yếu tố sản xuất đầu vào của quan sát thứ i; là tham số cần ước lượng Hàm

số này khác với hàm sản xuất truyền thống (hàm sản xuất xác định) ở chỗ là sai sốngẫu nhiên ở trong hàm sản xuất biên ngẫu nhiên được chia làm hai thành phần: (1)thành phần Vi, đại diện sai số thống kê do tác động bởi các yếu tố ngẫu nhiên và đượcgiả định có phân phối chuẩn (iid) (v ~ N(0,σv2)) và độc lập với Ui; (2) thành phần Ui,đại diện cho tình trạng phi hiệu quả kỹ thuật (không đạt được mức sản lượng tối đa do

sử dụng đầu vào không hiệu quả) được giả định lớn hơn hoặc bằng 0 (non-negative) và

có phân phối nữa chuẩn (u ~|( N (0, u2)|) Nếu U=0, hoạt động sản xuất của hộ nằm

trên đường sản xuất biên (frontier), tức đạt mức năng suất hoặc sản lượng tối đadựa trên các yếu tố sản xuất và kỹ thuật hiện có Nếu U > 0, hoạt động sản xuất của hộnằm dưới đường sản xuất biên (frontier), tức là kết quả đầu ra thực tế (Yi) thấp hơnkết quả đầu ra có thể đạt ở mức tối đa (Yi*) và hiệu số giữa Yi* và Yi là phần phi hiệuquả kỹ thuật và hiệu số này càng lớn, hiệu quả kỹ thuật càng thấp

Hiệu quả kỹ thuật (TE) là tỷ số giữa kết quả đầu ra thực và kết quả đầu ra có thểđạt được ở mức tối đa TE được ước lượng như sau:

Trang 22

cận biên giảm dần, quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng Trong đó, quy luật năng suấtcận biên giảm dần là quy luật kinh tế cơ bản nhất trong sản xuất của các đơn vị kinh tế; (2)tính đơn giản, dễ ước lượng và giải thích được kết quả là yêu cầu đầu tiên khi chọn dạnghàm; (3) kết quả dự đoán càng gần giá trị thực tế càng tốt; (4) các tham số ước lượng cóthể kiểm định được Đặc biệt, đối với phương pháp hàm sản xuất biên ngẫu nhiên, yêu cầuđối với việc chọn dạng hàm càng trở nên quan trọng.

Theo các nhà nghiên cứu, hàm sản xuất Cobb-Douglas hoặc Translog là rất phùhợp để sử dụng trong phân tích hàm sản xuất biên ngẫu nhiên [48], [62] Tuy nhiên, sovới dạng hàm Translog, hàm sản xuất Cobb-Douglas thường được sử dụng phổ biếnhơn để đánh giá năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và các ngành kinh tế thôngqua chỉ số hiệu quả kỹ thuật [48], [63]

Đối với lĩnh vực chăn nuôi lợn, nhiều nghiên cứu gần đây đã sử dụng mô hìnhhàm sản xuất biên ngẫu nhiên với dạng hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích hiệuquả kỹ thuật, có thể kể đến như:

- Nghiên cứu của Khem R Sharma, PingSun Leung, và Halina M Zaleski

(1996), “Hiệu quả chăn nuôi lợn công nghiệp ở Hawaii, Hoa Kỳ”[56] Nghiên cứu

này đã sử dụng đồng thời phương pháp DEA và hàm sản xuất biên ngẫu nhiễn để phântích hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi lợn Kết quả ước lượng hàm SFPF cho thấy, các biếnthức ăn, lao động và các chi phí cố định khác đều có ảnh hưởng tích cực đến trọnglượng thịt xuất bán Ngoài ra, các biến kinh nghiệm chăn nuôi và trình độ học vấn đềukhông ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật

- Năm 2003, các tác giả S Akter, M.A Jabbar and S.K Ehui đã thực hiện

nghiên cứu ở Việt Nam với đề tài, “Cạnh tranh và hiệu quả chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi lợn ở Việt Nam” [64] Mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên gồm có các biến: giống; số ngày công lao động; số kg thức ăn; chi phí thú y; phương thức nuôi;

loại giống; tỷ lệ thức ăn thô; loại hình trang trại chăn nuôi (chăn nuôi tổng hợp); vùngsinh thái (Tây Bắc, Đông Bắc, và trung du miền núi phía bắc…) Kết quả nghiên cứucho thấy, ngoại trừ biến số tỷ lệ thức ăn thô, tất cả các yếu tố kể trên đều làm tăng lợinhuận của các cơ sở chăn nuôi lợn thịt Các yếu tố: độ tuổi, tỷ lệ sử dụng đầu vào doChính phủ hỗ trợ đều làm giảm hiệu quả

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

- Một nghiên cứu khác của M O Adetunji và K E Adeyemo (2012) với tiêu

đề “Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn ở bang Oyo, Nigeria: Tiếp cận từ hàm sản xuất biên ngẫu nhiên”[61] Kết quả nghiên cứu cho thấy, chi phí giống, thức ăn và lao động

có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả sản xuất Theo kết quả ước lượng hàm phi hiệuquả, hệ số gamma (γ) bằng 0,780 với độ tin cậy 99% phản ánh mô hình tồn tại phi hiệuquả kỹ thuật Các nhân tố như giới tính, độ tuổi và quy mô hộ có tác động ngược chiềuđến phi hiệu quả kỹ thuật, hay nói cách khác là các yếu tố này làm tăng hiệu quả kỹthuật của các hộ chăn nuôi lợn

- Một nghiên cứu gần đây được công bố trong năm 2013 của các tác giả Liborio

S Cabanilla, U-Primo E Rodriguez, Antonio Jesus A Quillóy (2013) với đề tài “Tăng trưởng chăn nuôi lợn và gia cầm theo hướng công nghiệp ở Philippine” [57] Kết quả

ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên cho thấy, các yếu tố sản xuất như công laođộng, chi phí giống, và thức ăn có ảnh hưởng tích cực đến trọng lượng thịt lợn sống(live weight) Ngược lại, yếu tố nguồn vốn tác động tiêu cực đến kết quả chăn nuôi lợnthịt Các biến số thuộc về đặc điểm người chăn nuôi và điều kiện kinh tế - xã hội như:tiếp cận tín dụng, tập huấn, có người thu mua thường xuyên, tiếp cận dịch vụ thú y vàtrình độ văn hóa của chủ cơ sở chăn nuôi đều ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật và làmtăng hiệu quả kỹ thuật

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu trước đây, đồng thời dựa vào đặcđiểm số liệu trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất mô hình hàm sản xuất biên ngẫunhiên với dạng hàm sản xuất Cobb-Douglas Mô hình có dạng như sau:

) ( 5 4 3 2 1

5 4 3 2

i AX X X X X e

(3)Logarit tự nhiên hai vế của mô hình (3), ta có:

i i j

ji j

 5 1

0

(4)

- Trong đó:

Yi- tổng trọng lượng thịt lợn hơi xuất chuồng trong năm của hộ thứ i (tạ/hộ)

X1i- chi phí giống của hộ thứ i (triệu đồng/hộ)

X2i- chi phí thức ăn của hộ thứ i (triệu đồng/hộ)

X3i– công lao động của hộ thứ i (công/hộ)

X4i– chi phí thú y của hộ thứ i (triệu đồng/hộ)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

X5i– quy mô đàn lợn thịt trong năm của hộ thứ i (con/hộ)

βjlà các tham số cần ước lượng

- Các giả định về phân phối của Uivà Vi:

Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên có yêu cầu chặt chẽ về phân phối của sai số ngẫunhiên Uivà Vinhư sau [49], [50], [55]:

+ Vicó phân phối chuẩn đối xứng với kỳ vọng bằng 0 và phương sai không đổi

exp(

2

1 )

2

u s

U U

exp(

2

1 )

2

v s

V V

số là không đáng kể, và ta có thể kết luận là không có phi hiệu quả kỹ thuật [50], [54],[55]

+ Nếu γ ≈ 1, có nghĩa là phần phi hiệu quả kỹ thuật thắng thế trong tổng sai số ngẫunhiên, và tồn tại tình trạng phi hiệu quả kỹ thuật [50], [54], [55]

a Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật

Uit trong công thức (4) là hàm phi hiệu quả kỹ thuật (technical inefficiencyfunction), hàm này được sử dụng để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹthuật hay ngược lại là hiệu quả kỹ thuật Hàm phi hiệu quả kỹ thuật có dạng sau:

i ji j i

Trang 25

Trong đó: TIEi là hệ số phi hiệu quả kỹ thuật của hộ i; Zj(j = 1, 2, …, 6) là cácyếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật hoặc ngược lại là hiệu quả kỹ thuật, baogồm:

Z1: Tuổi của chủ hộ (năm)

Z2: Trình độ văn hoá của chủ hộ (số năm đến trường)

Z3: Kinh nghiệm nuôi lợn thịt của chủ hộ (năm)

Z4: Số lượng lao động gia đình

Z5: Tập huấn

Z5= 1 nếu hộ có tham gia tập huấn

Z5= 0 nếu hộ chưa tham gia tập huấn

Z6: Tín dụng

Z6= 1 nếu hộ có vay vốn

Z6= 0 nếu hộ không vay vốn

Số liệu được đưa vào phân tích trong mô hình hàm sản xuất là dạng dữ liệu chéo(cross-sectional data) Bộ số liệu này là kết quả điều tra từ 262 cơ sở chăn nuôi lợn thịt,trong đó có 212 hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và 50 hộ chăn nuôi theo quy mô gia trại Sựkhác nhau về quy mô và tính chất công nghệ nuôi giữa 2 nhóm cơ sở chăn nuôi sẽ dẫn đếnkết quả ước lượng sai lệch (bias estimation) nếu chúng ta xây dựng cùng một hàm sảnxuất biên ngẫu nhiên cho 2 nhóm hộ kể trên Chính vì vậy, mô hình hàm sản xuất biênngẫu nhiên trong nghiên cứu này được thiết lập cho từng nhóm cơ sở chăn nuôi Đối vớicác trang trại chăn nuôi lợn thịt, do số mẫu điều tra không đảm bảo phân phối chuẩn (chỉ

có 8 trang trại), do đó chúng tôi không đưa vào phân tích

Hàm sản xuất và hàm phi hiệu quả kỹ thuật được ước lượng một bước (one-stageestimation) bằng phương pháp ước lượng hợp lý tối đa MLE (Maximum LikelihoodEstimations) với sự hỗ trợ Chương trình frontier 4.1 của Tim Coelli (2007)

4.6 Phương pháp ma trận phân tích SWOT

Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểmyếu, đánh giá những cơ hội và thách thức đối với phát triển chăn nuôi lợnthịt ở tỉnhThừa Thiên Huế, để từ đó làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm đảm bảophát triển hiệu quả và bền vững chăn nuôi lợn thịt trong những năm tới

4.7 Phương pháp dự báo:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

Được vận dụng nhằm đề xuất định hướng, mục tiêu và các giải pháp phát triểnchăn nuôi lợn thịt ở Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và các nội dung có liên quan khác.

4.8 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển chăn nuôi lợn thịt

4.8.1 Các chỉ tiêu thể hiện quy mô, cơ cấu, tính biến động chăn nuôi lợn thịt

Tổngsố đầu con; tổng trọng lượng xuất chuồng; tốc độ phát triển,…

4.8.2 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt

Thời gian nuôi đến khi xuất chuồng; trọng lượng bình quân 1 con xuất chuồng;mức tăng trọng bình quân/ngày, trọng lượng giống nhập chuồng,…

4.8.3 Các chỉ tiêu thể hiện tình hình đầu tư chi phí chăn nuôi lợn thịt

- Chi phí trung gian: Chi phí giống, thức ăn, thú y, nhiên liệu, chi khác

- Chi phí khấu hao tài sản cố định

- Chi phí công lao động thuê ngoài

- Lãi vay ngân hàng

4.8.4 Các chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả chăn nuôi

* Các chỉ tiêu thể hiện kết quả [33]

+ Giá trị sản xuất (GO)

MI = VA –(W+T+FF+D)Trong đó: MI là thu nhập hỗn hợp, VA là giá trị gia tăng, W là chi phí thuê laođộng, T là thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước, FF là chi phí khác về tài chính,D

là khấu hao tài sản cố định

* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả [33]:

+ Hiệu suất chi phí trung gian theo giá trị sản xuất (GO/IC): Chỉ tiêu này cho

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

biết, cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất

- Hiệu suất chi phí trung gian theo giá trị tăng thêm (VA/IC): Chỉ tiêu này chobiết, cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng giá trị tăngthêm Đây là chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất trong giới hạnnguồn lực chi phí

- Hiệu suất chi phí trung gian theo thu nhập hỗn hợp (MI/IC): Chỉ tiêu này cho biết,

cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp

4.8.5 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội và môi trường.

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội như: số việc làm được tạo ra, thu nhậpcủa lao động chăn nuôi lợn, tỷ lệ hộ nghèo đói, đóng góp của chăn nuôi lợn trong tổngthu nhập của hộ gia đình

Các chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi của chất lượng môi trường như: số lượngcông trình biogas, mức độ ô nhiểm môi trường, xử lý chất thải, hệ thống cấp nước vàthoát nước dùng trong chăn nuôi lợn

5 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Có rất nhiều các nghiên cứu liên quan đến ngành chăn nuôi lợn đã được tiếnhành trên quy mô toàn quốc hoặc trong phạm vi nhỏ hơn Các nghiên cứu đã làm rõthực trạng ngành chăn nuôi Việt Nam về sản xuất, tiêu thụ và cũng đã đưa ra nhữnggiải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi lợn ở nước ta Có thể kể

ra một số công trình tiêu biểu sau:

- Phạm Vân Đình, Bùi Văn Trịnh (2005), “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thịt lợn ở Cần Thơ”

Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng tình hình chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt trênđịa bàn, xác định kênh phân phối sản phẩm lợn thịt, mạng lưới đầu vào và đầu ra củangười chăn nuôi, của người thương lái, của lò mổ, của người bán lẻ; đánh giá hiệu quảcủa các tác nhân tham gia vào kênh phân phối lợn thịt; đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lợn thịt [15]

- Ngô Thị Thuận, Vũ Đình Tôn, Nguyễn Tuấn Sơn và Cộng sự (2005),“Thương mại hóa sản phẩm lợn vùng đồng bằng Sông Hồng” Công trình đã tập trung nghiên

cứu ở một số tỉnh chăn nuôi nhiều lợn thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, đi sâu vàolĩnh vực tiêu thụ, kể cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu [37]

- Năm 2006, các tác giả Nguyễn Thuỳ Minh, Tomoyuki YUTAKA, Susumu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

FUKUDA thuộc Đại học Kyushu, Nhật Bản đã thực hiện đề tài nghiên cứu “The Pork Consumption and Distribution in Urban Areas of Vietnam before WTO Accession - Phân phối và tiêu thụ thịt lợn tại các vùng đô thị ở Việt Nam trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO” Đề tài đã tập trung phân tích kênh phân phối sản

phẩm thịt lợn tại các vùng đô thị ở Việt Nam trước khi gia nhập WTO, đồng thờilượng hoá những tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động chăn nuôi lợn vànhập khẩu thịt lợn [24]

- Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Quang Minh, Trần Thị Minh Hoàng, Bùi Minh Hạnh (2006), “Nghiên cứu xác định mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc có hiệu quả kinh tế cao trong nông hộ khu cực đồng bằng Sông Hồng”

Nghiên cứu nhằm xác định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn theo quy môgia trại và trang trại; xác định một số yếu tố chi phí đầu tư ảnh hưởng đến hiệu quảkinh tế trong chăn nuôi lợn theo quy mô gia trại và trang trại bằng phương pháp phântích hồi quy tương quan giữa một số thông số chi phí với tỷ suất lợi nhuận/chi phí; đềxuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn ở khu vực này [7]

- Phùng Thăng Long, Hoàng Mạnh Quân, Lê Đình Phùng (2007), “Hiện trạng

và giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi lợn thịt tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình”

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng chăn nuôi lợn thịt ở những hộ được chuyển giaotiến bộ kỹ thuật ở huyện Quảng Trạch (quy mô chăn nuôi, cơ cấu đàn, giống, khả năngsinh trưởng, hiệu quả chăn nuôi lợn thịt), xác định yếu tố hạn chế đến năng suất, hiệuquả chăn nuôi lợn thịt là do chế độ dinh dưỡng chưa thực sự phù hợp với nhu cầu củacon vật và đề xuất giải pháp khắc phục [22]

- Năm 2007, các tác giả Phạm Thị Mai Hương, Marcus Mergenthaler, BrigitteKaufmann, Anne Valle-Zárat thuộc Trường Đại học Hohenheim, Cộng hoà Liên Bang

Đức đã có công trình nghiên cứu về “Production and Marketing of Indigenous Pig Breeds in the Uplands of Vietnam – Sản xuất và tiêu thụ lợn bản địa ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam” Các tác giả đã nghiên cứu các kênh tiêu thụ lợn Bản và lượng

hoá lợi nhuận biên ròng của các tác nhân tham gia trong chuỗi cung lợn Bản; phân tíchhoạt động chăn nuôi các giống lợn Bản về khía cạnh kinh tế, đồng thời xác định vai tròcủa các giống lợn Bản và các mối quan hệ thương mại đối với hoạt động chăn nuôi lợn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

và thu nhập của nông hộ [18].

- Bùi Văn Trịnh (2007) đã nghiên cứu đề tài“Xác định và hoàn thiện kênh tiêu

thụ sản phẩm lợn thịt trên địa bàn tỉnh Cần Thơ”

Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng kênh tiêu thụ sản phẩm lợn thịt từngười nông dân chăn nuôi qua các thành viên trung gian tiêu thụ để đến người tiêudùng, sử dụng cách tiếp cận cấu trúc, điều hành và thực hiện để phân tích kênh phânphối lợn thịt ở tỉnh Cần thơ, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiệnkênh tiêu thụ sản phẩm lợn thịt ở Cần Thơ [40]

- Vũ Đình Tôn, Nguyễn Thị Thu Huyền và cộng sự (2007), “Lợi thế so sánh của sản phẩm thịt lợn tại vùng đồng bằng sông Hồng”.

Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp hạch toán, so sánh và phân tích lợi thế sosánh (thông qua các chỉ số DRC, DRC/SER, lợi nhuận thực tế và lợi nhuận xã hội,…).Lợi thế so sánh của chăn nuôi lợn xuất khẩu được xác định thông qua chỉ tiêu chi phícác nguồn lực trong nước DRC Lợi thế so sánh của sản xuất thịt lợn xuất khẩu đượcxem xét thông qua tỷ số DRC/SER Trên cơ sở phân tích lợi thế so sánh của ngànhhàng lợn xuất khẩu, nghiên cứu đã đưa ra ba kịch bản: Giá FOB của sản phẩm xuấtkhẩu giảm 5%-15%; nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi giảm 5%-15%; Giá thànhsản xuất giảm 5% - 15% so với ban đầu nhờ tăng năng suất Kết quả cho thấy, với mỗikịch bản độc lập, sản phẩm thịt lợn vẫn có lợi thế so sánh [38]

- Lê Ngọc Hướng (2007), “Sử dụng hàm Logit trong nghiên cứu các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định nuôi lợn của hộ nông dân huyện Vân Giang, tỉnh Hưng Yên”.

Nghiên cứu nhằm xác định những yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến quyết định nuôilợn của hộ, cũng như mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố, từ đó có những giải pháp để thúcđẩy phát triển chăn nuôi lợn ở Văn Giang Nghiên cứu đã chạy hàm logit bằng phần mềmLIMDEP 7.0 Kết quả nghiên cứu cho thấy hộ quyết định có nuôi lợn hay không phụ thuộcvào rất nhiều yếu tố Trong các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của hộ, mức độ tự tin về

kỹ thuật có ảnh hưởng lớn nhất, tiếp đến là thu nhập ngoài chăn nuôi lợn [19]

- Nguyễn Tuấn Sơn và cộng sự (2009), “Nghiên cứu các hình thức trong chăn nuôi lợn ở miền Bắc Việt Nam”.

Nghiên cứu đã đưa ra kết luận ở miền Bắc Việt Nam tồn tại 3 hình thức chínhtrong hợp tác chăn nuôi lợn: hợp đồng chính thống, hợp đồng không chính thống và

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

hộ không có liên kết và liên kết với HTX lại càng có ưu thế hơn Chăn nuôi lợn ngoại chỉphù hợp với các hộ có quy mô chăn nuôi từ trung bình trở lên [30].

- Nguyễn Thị Minh Hoà (2010), đã nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chuỗi cung

thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, Đề tài cấp Đại học Huế.

Nội dung nghiên cứu tập trung phân tích chuỗi cung thịt lợn ở tỉnh Nghệ Annhằm đưa ra giải pháp giúp người chăn nuôi nâng cao thu nhập, cụ thể là nghiên cứucấu trúc chuỗi cung lợn thịt, nghiên cứu chi phí, doanh thu và lợi nhuận của các tácnhân tham gia trong chuỗi cung thịt lợn, các mối quan hệ qua lại giữa các tác nhântrong chuỗi cung thịt lợn, đề xuất những giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng thịt lợn ởtỉnh Nghệ An [16]

- Trịnh Quang Tuyên và cộng sự (2010), “Một số giải pháp xử lý phân và nước thải nhằm giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn trang trại tập trung”.

Nghiên cứu đã xác định được phương pháp xử lý phân lợn và nước thải phù hợptrong chăn nuôi lợn trang trại tập trung ở Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình, Ninh Bình nhằm giảmthiểu ô nhiễm môi trường Xây dựng được các mô hình chăn nuôi lợn trang trại áp dụngphương pháp xử lý phân và nước thải góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường [42]

- Đinh Xuân Tùng và công sự (2010),“Đánh giá lợi thế so sánh của chăn nuôi lợn ở nước ta”

Nghiên cứu tập trung đánh giá lợi thế so sánh chăn nuôi lợn thịt của các cơ sởchăn nuôi lợn ở 3 miền Bắc – Trung – Nam Xác định và so sánh hiệu quả kinh tế giữacác quy mô chăn nuôi, giữa các loại hình chăn nuôi, giữa các giống nuôi và giữa cácvùng Kết quả chăn nuôi quy mô lớn có hiệu quả kinh tế cao hơn chăn nuôi quy môvừa và nhỏ ở hầu hết các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế Sử dụng ma trận chính sách (PAM)nhằm đánh giá lợi thế so sánh của việc sản xuất lợn thịt và tác động của chính sách Đềxuất một số kiến nghị nhằm nâng cao tính cạnh tranh trong chăn nuôi lợn [43]

- Công trình nghiên cứu của Marina Petrovska (năm 2011), Bộ môn Kinh tế ,

Đại học Khoa học Nông nghiệp Swedish, Thụy Điển với đề tài: “Efficiency of pig farm production in the Republic of Macedonia - Hiệu quả sản xuất của các trang trại chăn nuôi lợn ở Cộng hòa Macedonia” Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích

DEA theo hai mô hình DEACRS và DEAVRS Kết quả phân tích đã tính được hiệu quả

kỹ thuật trung bình TECRS = 0,75 và TEVRS = 0,9 Ngoài ra, có sự khác nhau về hiệu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

quả kỹ thuật giữa các trang trại quy mô nhỏ và quy mô lớn [59].

- Trần Đình Thao, Nguyễn Thị Minh Thu (2012), “Rủi ro trong ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam”

Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro trong ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam xuấthiện khá đa dạng cả về hình thức và mức độ thiệt hại Có hai loại rủi ro trọng yếu đã vàđang ảnh hưởng đến toàn bộ ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam đó là rủi ro bệnh dịch và rủi

ro thị trường Đây là hai loại rủi ro hệ thống, mang tính tương quan và ảnh hưởng đếntoàn bộ chuỗi giá trị chăn nuôi lợn Các biện pháp quản lý rủi ro hiện thời đều là các chiếnlược phi chính thống, tập trung chủ yếu vào khắc phục rủi ro thay vì phòng chống rủi ro

Vì vậy để có thể thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam, rất cần sựcan thiệp của Chính phủ nhằm giảm thiểu rủi ro cho toàn chuỗi giá trị Can thiệp củaChính phủ cần tập trung ưu tiên cho quản lý rủi ro bệnh dịch và rủi ro thị trường [32]

- Lê Ngọc Hướng, Nguyễn Duy Linh (2012),“Nghiên cứu nhằm định dạng các loại rủi ro và các chính sách quản lý rủi ro”.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng rủi ro dịch bệnh và rủi ro thị trường là những loại rủi

ro nghiên trọng nhất mà người chăn nuôi đang gặp phải ở tất cả các quy mô chăn nuôi.Kết quả phân tích chính sách quản lý rủi ro trong ngành chăn nuôi lợn cũng cho thấytrong số 62 văn bản pháp quy, có tới 53 văn bản được xếp vào nhóm phòng chống rủi

ro Tuy nhiên hệ thống văn bản này vẫn còn bộc lộ hai yếu điểm lớn là việc ban hànhchính sách còn chậm; hệ thống chính sách còn thiếu và chưa đồng bộ [20]

- Nguyễn Thị Hồng, Phạm Khắc Liệu (2012),“Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng hầm Biogas quy mô hộ gia đình ở Thừa Thiên Huế”.

Nghiên cứu tập trung phân tích chất lượng nước thải đầu vào, đầu ra của 9 hầmBiogas quy mô hộ gia đình, định lượng hiệu quả xử lý các thông số môi trường cơ bản củanước thải chăn nuôi lợn Kết quả cho thấy việc sử dụng hầm bioga để xử lý nước thải chănnuôi lợn đã làm giảm đáng kể nồng độ các chất ô nhiễm Tuy nhiên, nồng độ các chất ônhiễm trong nước thải đầu ra vẫn còn khá cao, vượt tiêu chuẩn cho phép [17]

- Nguyễn Quốc Nghị, Trần Quế Anh, Nguyễn Đình Yến Oanh và Võ Văn

Phong (2013), “Xây dựng mô hình liên kết giảm thiểu rủi ro trong sản xuất của hộ chăn nuôi heo ở Thành phố Cần Thơ”

Kết quả phần chỉ ra rằng nông hộ chăn nuôi heo phải đối mặt với nhiều rủi ro

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

về sản xuất, thị trường và tài chính Trong đó nhóm rủi ro sản xuất và rủi ro thị trường

có tác động rõ rệt nhất Mặt khác, phản ứng của hộ chăn nuôi đối với các loại rủi rocòn nhiều hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm chủ quan Từ đó, nhóm nghiêncứu đã xây dựng mô hình liên kết các tác nhân trong ngành chăn nuôi heo như Nhànước, nhà khoa học, nhà cung ứng, nhà thu mua, tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm và

hộ chăn nuôi nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả sản xuất cho hộ chăn nuôiheo, góp phần phát triển ngành chăn nuôi heo ở thành phố Cần Thơ [25]

- Phạm Thị Tân, Phạm Văn Hùng (2013), “Nghiên cứu các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.

Nghiên cứu đi sâu tìm hiểu các tác nhân tham gia vào kênh tiêu thụ thịt lợn ởtỉnh Nghệ An; Trong các tác nhân này, hộ chăn nuôi tạo ra giá trị gia tăng nhỏ nhất vàcũng chịu nhiều rủi ro, bất lợi nhất so với các tác nhân khác Phân phối VA, thu nhậpthực tế giữa các tác nhân chưa thực sự hợp lý, người bán lẻ và lò mổ thu được lợi íchcao hơn các tác nhân khác Phân tích tài chính cho thấy, hộ nuôi lợn thịt đang bị thuthiệt do phải sử dụng yếu tố đầu vào cao hơn giá xã hội Để kênh tiêu thụ thịt lợn ởNghệ An phát triển tỉnh Nghệ An cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhất là các giảipháp kinh tế [31]

- Đỗ Trường Lâm và cộng sự (2013), “Analysis of factors affecting demanjd of pork consumption in Vinh city, Nghe An province” (Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu thịt lợn ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An).

Nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng và phân tích ANOVA để phân tíchcác yếu tố ảnh hưởng đến cầu thịt lợn của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.Các yếu tố như giá thịt lợn, giá cả, giá gà, thu nhập của gia đình có ảnh hưởng đến cầuthịt lợn Các yếu tố không ảnh hưởng đến cầu thịt lợn như giá thịt bò, nghề nghiệp củangười có thu nhập chính, tuổi của người đi chợ, giới tính của người đi chợ và nơi sinhsống của hộ gia đình Để ổn định thị trường thịt lợn cần thực hiện một số giải phápnhư: kiểm soát nguồn cung thịt lợn, phát triển hệ thống bán lẻ thịt lợn và quy hoạchchăn nuôi lợn thịt gắn với chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi cá [21]

Tóm lại, trong thời gian qua đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lĩnhvực chăn nuôi lợn Tuy nhiên, phần lớn các công trình này đều giải quyết các khíacạnh về hiệu quả, thị trường, marketing, rủi ro lợn thịt Chưa có một công trình nào

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về khía cạnh phát triển chăn nuôi lợnthịt để trả lời những vấn đề mà trong phần mở đầu đã nêu lên Vì thế đề tài mà tôi lựachọn nghiên cứu là công trình độc lập, chưa được ai công bố ở bất kỳ đâu.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

CHĂN NUÔI LỢN THỊT

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Lý luận cơ bản về chăn nuôi lợn thịt

1.1.1.1 Vai trò của ngành chăn nuôi lợn trong nền kinh tế quốc dân

Chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp cùngvới lúa nước là hai hợp phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản xuất nôngnghiệp ở Việt Nam Nhìn chung chăn nuôi lợn có một số vai trò nổi bật sau:

- Chăn nuôi lợn tạo ra sản phẩm thịt lợn cho con người, là nguồn cung cấp thựcphẩm dinh dưỡng cho đời sống con người Các sản phẩm từ thịt lợn đều là sản phẩm

có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein cao và giá trị sinh vật học của protenincao hơn các thức ăn có nguồn gốc thực vật Theo kết quả nghiên cứu của Harris vàcộng sự (1956) cho biết, cứ 100g thịt lợn nạc có 376 kcal, 22g protein [14] Vì vậy,thực phẩm từ thịt lợn luôn là các sản phẩm quý trong dinh dưỡng con người Năm

2012, tổng sản lượng thịt lợn sản xuất trên thế giới đạt 104,36 triệu tấn, tăng 2,33% sovới năm 2011 Việt Nam đứng thứ 6 thế giới với 3,1 triệu tấn với mức tiêu thụ thịt lợnbình quân đầu người là 35,59 kg hơi/người/năm (Tương đương 24,8 kg thịtxẻ/người/năm) [1]

- Chăn nuôi lợn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chếbiến Hiện nay, thịt lợn là nguyên liệu chính cho các ngành công nghiệp thịt xông khói(bacon), xúc xích, thịt hộp, thịt lợn xay, các món ăn truyền thống của người Việt Namnhư giò nạc, giò mỡ,… cũng đều được làm từ thịt lợn

- Chăn nuôi lợn là nguồn cung cấp phân bón cho cây trồng và thức ăn cho nuôitrồng thủy sản Trong sản xuất nông nghiệp hướng tới canh tác bền vững không thểkhông kể đến vai trò của phân bón hữu cơ từ lợn, phân lợn là một nguồn phân hữu cơtốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt là đất nông nghiệp Một con lợnthịt trong một ngày đêm có thể thải 2,5 – 4kg phân Ngoài ra còn có hàm lượng nướctiểu chứa photpho và nitơ cao [23]

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

- Chăn nuôi lợn có thể giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi vàcon người Trong nghiên cứu môi trường nông nghiệp, lợn là loài vật quan trọng và làmột thành phần quan trọng không thể thiếu được của hệ sinh thái nông nghiệp.

- Chăn nuôi lợn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong công nghệ sinhhọc, lợn đã được nhân bản gen để phục vụ cho mục đích nâng cao sức khỏe con người

- Chăn nuôi lợn là ngành sản xuất đem lại lợi nhuận cao do có chu kỳ sản xuấtngắn, giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi cao Bên cạnh đó chăn nuôi lợn còn tận dụngđược các phụ phế phẩm của gia đình, của ngành trồng trọt, ngành công nghiệp thựcphẩm để tạo ra sản phẩm có giá thành hạ, góp phần nâng cao đời sống và tăng thunhập quốc dân

- Chăn nuôi lợn còn khai thác tối đa sử dụng các nguồn lực như vốn, lao động,đất đai, nhất là nguồn lao động nhàn rỗi trong nông thôn, hạn chế được tính thời vụtrong nông nghiệp

- Chăn nuôi lợn làm tăng tính an ninh cho các gia đình nông dân trong các hoạtđộng xã hội và chi tiêu trong gia đình Đồng thời, thông qua chăn nuôi lợn, người nôngdân có thể an tâm đầu tư cho con cái học hành và các hoạt động văn hóa khác nhưcưới, hỏi, ma chay, đình đám

Xét về tầm vĩ mô phát triển chăn nuôi lợn góp phần thúc đẩy sản xuất nôngnghiệp phát triển toàn diện và vững chắc Trên thực tế, các vùng sản xuất nông nghiệp

có điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế thuận lợi, nếu chỉ chú ý đến phát triển trồngtrọt mà không quan tâm đến chăn nuôi thì tốc độ phát triển nông nghiệp ở địa phương

đó sẽ bị mất cân đối trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp Bên cạnh đó sự lãng phí trongviệc sử dụng các nguồn lực đất đai, lao động, vốn, không được sử dụng triệt để Dovậy, việc phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn càng phải được chú trọng và quantâm hơn nữa trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo nên sự cân đối và phát triển ngànhnông nghiệp toàn diện và vững chắc

1.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong chăn nuôi lợn

Trong ngành chăn nuôi nói chung thì chăn nuôi lợn là ngành kinh tế quan trọng

và nó có những đặc điểm riêng so với các loại vật nuôi khác

- Con giống: trước đây các giống lợn được sử dụng ở nước ta hầu hết là giốnglợn nội như: Móng cái, Ỉ, Lang Hồng,… Hiện nay, nhiều giống lợn đã được nhập khẩu

để nhân giống và lai giống phục vụ chăn nuôi thương phẩm Các giống ngoại được sửdụng chủ yếu là Landrace, Yorkshire, Đại Bạch, các giống này cũng thường được sử

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

dụng làm đực giống lai với các giống nội để cho ra con lai F1 hoặc lai với nái F1 để racon lai ¾ máu ngoại [23].

- Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn: năng lượng được coi là thành phầndinh dưỡng quan trọng nhất và chiếm chi phí cao nhất trong tổng chi phí thức ăn cungcấp cho lợn Protein là thành phần rất quan trọng trong khẩu phần thức ăn cho lợn, nó

có vai trò quan trọng, nó là thành phần cần thiết trước tiên cho mọi hoạt động trao đổichất trong cơ thể, tham gia vào cấu tạo nên các mô trong cơ thể cũng như tạo sản phẩmthịt, tiết sữa, bào thai,… Chất khoáng và vitamin là những thành phần dinh dưỡngchiếm tỷ lệ rất thấp, khoáng 3% trong cơ thể nhưng có vai trò đặc biệt quan trọngtrong quá trình phát triển của lợn Ngoài ra, nước cũng là thành phần quan trọng trongnhiều hoạt động bên trong của cơ thể lợn cũng như hỗ trợ khâu cho ăn, vệ sinh [34]

- Chuồng trại và cách chăm sóc đàn lợn:Chuồng trại cho lợn phát triển tốt làphải thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh gió lùa; thích hợp với sinh lý,sinh trưởng và sinh sản của từng loại lợn; có tường ngăn vững chắc, nền chuồng khôngquá nhẵn nhưng cũng không quá nhám để vừa dễ cọ rửa, vừa không làm cho lợn trượtngã, độ dốc 2%; có hệ thống máng ăn, vòi uống đầy đủ; có hệ thống làm mát bằng vòiphun nước hoặc quạt thông gió về mùa hè, ổ úm với đèn sưởi về mùa đông cho lợncon mới sinh; số lợn trong một ngăn chuồng và diện tích mỗi ô chuồng không nênvượt quá tiêu chuẩn

- Công tác thú y cũng có vai trò quan trọng trong quá trình chăn nuôi lợn Dovậy, trong chăn nuôi hiện nay cần thực hiện một số nguyên tắc: vệ sinh hàng ngày vàtẩy chuồng sau mỗi lần xuất lợn; tiêm vacxin cho lợn, nhất là những bệnh như dịch tả,

tụ huyết trùng, đóng dấu, thương hàn và những bệnh đã và đang xảy ra gần khu vựcnuôi; hạn chế cho người ngoài ra vào khu vực chăn nuôi, cách ly và thông báo cho cán

bộ thú y khi có dịch

- Tổ chức sản xuất chăn nuôi lợn theo các phương thức chăn nuôi với quy môchăn nuôi khác nhau tuỳ theo năng lực của loại hình sản xuất Phát triển chăn nuôi lợnphải hài hoà giữa quy mô với năng lực chăn nuôi, giữa quy mô với nhu cầu thị trường.Chọn lựa phương thức chăn nuôi lợn với quy mô chăn nuôi phù hợp sẽ phát huy hiệuquả các tiềm năng, làm cho chăn nuôi lợn phát triển ổn định

- Sản phẩm trong chăn nuôi lợn là trọng lượng thịt lợn hơi thu được trong một chu

kỳ sản xuất, là trọng lượng thịt tăng do kết quả của quá trình chăm sóc nuôi dưỡng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

1.1.1.3 Các hình thức tổ chức chăn nuôi lợn

* Theo phương thức chăn nuôi:

+ Phương thức chăn nuôi truyền thống (TT): là phương thức chăn nuôi khá phổbiến nhất là ở những vùng kinh tế khó khăn, ít có điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật,chủ yếu tập trung vào những hộ có thu nhập thấp, họ ít đầu tư vào chăn nuôi nên yêucầu chuồng trại đơn giản, nguồn thức ăn chủ yếu tận dụng thức ăn dư thừa hoặc cácphế, phụ phẩm của ngành trồng trọt và chế biến thực phẩm là chính, thức ăn côngnghiệp chỉ được sử dụng một tỷ lệ rất ít, khoảng dưới 10% để phối trộn với các loạithức ăn sẵn có khác Các giống lợn được nuôi theo phương thức này là các lợn F1, khảnăng tăng trọng thấp, thời gian nuôi dài, tỷ lệ mỡ cao,…

+ Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp(BCN):là phương thức chăn nuôi kếthợp giữa kinh nghiệm nuôi tuyền thống với áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến, chủyếu tập trung vào các gia trại Sử dụng nguồn thức ăn sẵn có như cám gạo, ngô, khoai,sắn, hèm bia,… kết hợp thức ăn công nghiệp đậm đặc với tỷ lệ khoảng 50,%, đồngthời sử dụng thức ăn công nghiệp dạng hỗn hợp khoảng dưới 10% nhằm đảm bảo chế

độ dinh dưỡng cho lợn trong từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển

+ Phương thức chăn nuôi công nghiệp (CN): chủ yếu tập trung vào các cơ sởchăn nuôi lớn như trang trại và một số gia trại, đây là phương thức chăn nuôi dựa trên

cơ sở thâm canh tăng năng suất sản phẩm, sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệpdạng hỗn hợp, tỷ lệ sử dụng thức ăn 100%, thức ăn khi mua về không phải qua chếbiến mà cho ăn trực tiếp, các giống lợn thường được sử dụng trong phương thức chănnuôi cho chất lượng sản phẩm thịt tốt như các giống lợn lai F2, ngoại, chuồng trại đảmbảo yêu cầu kỹ thuật, công tác thú y phải thường xuyên đảm bảo

* Theo quy mô chăn nuôi: Khác với trước đây, mỗi hộ nông dân thường chỉ

nuôi 1-2 con lợn với mục đích chủ yếu là tận dụng phế phụ phẩm của ngành trồng trọt

và lấy phân bón ruộng Hiện nay, khi nền kinh tế đã có sự thay đổi, cùng với sự tiến bộcủa khoa học – công nghệ, chăn nuôi theo hướng hàng hóa đã phát triển mạnh Tùytheo điều kiện của các cơ sở chăn nuôi (vốn, lao động, đất đai, mục đích kinhdoanh, ) khác nhau mà quy mô chăn nuôi cũng rất khác nhau

- Quy mô nhỏ (QMN) là quy mô chăn nuôi thường gắn liền với phương thứcchăn nuôi truyền thống của hộ gia đình nông dân Đó là các hộ có quy mô chăn nuôi

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

lợn nái thường xuyên có dưới 10 con hoặc thường xuyên có dưới 25 con lợn thịt Đây

là hình thức chăn nuôi khá phổ biến và chiếm tỷ lệ cao hiện nay

- Quy mô lớn (QML) là quy mô chăn nuôi gắn liền với sự đầu tư lớn về chuồngtrại, lao động, vốn, và chủ cơ sở chăn nuôi lợn là những người năng động, số lợn náithường xuyên có từ 20 con trở lên hoặc số lợn thịt thường xuyên có từ 100 con trở lên(không kể lợn sữa) [35], [36] Những cơ sở chăn nuôi quy mô lớn này chủ yếu là cáctrang trại chăn nuôi lợn, đây là hình thức chăn nuôi chưa được phổ biến nhiều nhưngđang được nhà nước khuyến khích phát triển

- Quy mô vừa (QMV) là cơ sở có quy mô chăn nuôi lợn nái có thường xuyên từ 10con đến dưới 20 con hoặc số lợn thịt thường xuyên có từ 25 con đến dưới 100 con hoặcchăn nuôi hỗn hợp có số con quy đổi tương ứng được coi là quy mô vừa Đây là quy môchăn nuôi gia trại và đang có xu hướng phát triển nhanh trong giai đoạn hiện nay

* Theo loại hình chăn nuôi

- Chăn nuôi lợn thịt: là những cơ sở chuyên chăn nuôi lợn thịt, sản phẩm của nó

là trọng lượng thịt hơi xuất chuồng được đem bán cho lò mổ, công ty chế biến, chủbuôn lợn hơi hoặc các đối tượng khác

- Chăn nuôi lợn nái: là những cơ cở chuyên chăn nuôi lợn nái sinh sản, sảnphẩm của quá trình chăn nuôi là trọng lượng lợn con bán cho người chăn nuôi sử dụnglàm giống hoặc bán cho lái buôn, cơ sở chế biến lợn sữa đông lạnh xuất khẩu, tùythuộc vào điều kiện chăn nuôi và thị trường tiêu thụ ở từng địa phương

- Chăn nuôi lợn hỗn hợp: là loại hình chăn nuôi mà trong đó hộ chăn nuôi theođuổi 2 hướng chăn nuôi trở lên

Tùy theo từng điều kiện tự nhiên, kinh tế và tập quán sản xuất của mỗi vùng,mỗi địa phương mà hình thức chăn nuôi lợn cụ thể khác nhau Tuy nhiên phươnghướng chung trong phát triển chăn nuôi lợn là chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi theohướng giảm dần tỷ trọng phương thức chăn nuôi truyền thống với quy mô nhỏ, manhmún, kỹ thuật lạc hậu, tăng dần tỷ trọng phương thức chăn nuôi bán công nghiệp vàcông nghiệp với quy mô phù hợp

1.1.2 Lý luận về phát triển chăn nuôi lợn thịt

Trang 39

trưởng đóng vai trò thiết yếu định hình mức độ phát triển Để phản ánh sự tiến bộ củamột quốc gia hay nền kinh tế trong một giai đoạn, người ta thường sử dụng thuật ngữtăng trưởng và phát triển.

Tăng trưởng chỉ sự biến đổi về lượng theo chiều hướng tăng lên, đi lên Tăng

trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô hoặc tốc độ gia tăng sản lượng, có nghĩa làtăng thêm về kết quả các hoạt động sản xuất vật chất và dịch vụ của nền kinh tế haymột tổ chức trong một thời kỳ nhất định Nói một cách tổng quát, tăng trưởng kinh tế

là sự gia tăng thu nhập trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) Sựgia tăng thể hiện ở quy mô và tốc độ Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiềuhay ít, còn tốc độ tăng trưởng thường được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối vàphản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ [26]

Phát triển, là nói về sự chuyển biến từ trạng thái thấp lên trạng thái cao hơn, với

trình độ và chất lượng cao hơn Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến vềmọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, bao gồm cả sự tăng thêm vềlượng và sự thay đổi tiến bộ về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoànthiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia [26]

Để phản ánh mức độ phát triển kinh tế trong từng thời kỳ người ta thường dùnghai nhóm chỉ tiêu:

- Các chỉ tiêu số lượng thể hiện sự phát triển với một nền kinh tế là sự gia tăngcủa cải vật chất và dịch vụ (gồm tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP), sản lượng vàgiá trị sản lượng sản phẩm sản xuất ra, giá trị sản xuất các ngành kinh tế quốc dân,mức tăng đầu tư, năng suất lao động), là sự cải biến tiến bộ về cơ cấu kinh tế Sự pháttriển của ngành sản xuất về số lượng là quy mô sản xuất, sự tăng trưởng về số lượng

và giá trị sản lượng sản xuất ra, cơ cấu sản xuất nội bộ ngành và với các ngành khác,…

- Các chỉ tiêu chất lượng thể hiện sự phát triển của một nền kinh tế là sự tiến bộ vềđời sống vật chất, giáo dục, sức khoẻ và môi trường Với một ngành sản xuất chỉ tiêu chấtlượng thể hiện sự phát triển là việc phát huy và khai thác có hiệu quả các tiềm năng cho sảnxuất, nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất ra, tổ chức hợp lý quy trình sản xuất,…

Kinh tế phát triển nhanh hay chậm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan vàkhách quan, những yếu tố có thể coi là chủ yếu như: Vốn sản xuất nhiều hay ít; sốlượng và chất lương lao động; các nguồn tài nguyên thiên nhiên; trình độ khoa học kỹ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

thuật và công nghệ; hình thức tổ chức sản xuất và phương thức quản lý; môi trườngkinh tế và xã hội liên quan.

Bởi vậy, mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương muốn đẩy nhanh nhịp độphát triển kinh tế của mình cần phải nghiên cứu đánh giá một cách đúng đắn các nhân

tố đó, cần xem xét cái nào đã có, cái nào chưa có, cái nào mạnh, cái nào yếu,… từ đó

có biện pháp phù hợp phát huy thế mạnh và hạn chế những mặt yếu kém để nền kinh

Năm 1992, Hội nghị thế giới Môi trường và phát triển tại Rio de Janeiro (Braxin)gồm 179 nước tham gia đã thông qua Chương trình nghị sự về Phát triển bền vững toàncầu thế kỷ 21 (gọi tắt là Agenda 21) Nội dung chính của Agenda 21 đòi hỏi các Chínhphủ phải có trách nhiệm xây dựng các chiến lược, kế hoạch, chính sách và chương trìnhhành động quốc gia để đảm bảo lồng ghép tăng tưởng kinh tế với công bằng xã hội và bảo

vệ môi trường

Tuyên ngôn Rio de Janeiro (1992) đưa ra quan niệm “Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh dựa trên việc sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường nhắm đáp ứng nhu cầu của thế hệ con người hiện nay và không ảnh hưởng bất lợi đôi với các thế hệ tương lai trong việc thảo mãn những nhu cầu của họ” [dt 5].

Từ khái niệm phát triển bền vững, tiếp cận quan điểm hệ thống và tổng hợp, cácchuyên gia của ngân hàng thế giới (1993) đã trình bày mối quan hệ biện chứng giữaphát triển và môi trường trong hình dưới đây [6]

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 12/11/2016, 13:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. AgroMonitor (2013), Báo cáo thường niên, Ngành thịt và thực phẩm năm 2012 và triển vọng năm 2013, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành thịt và thực phẩm năm 2012và triển vọng năm 2013
Tác giả: AgroMonitor
Năm: 2013
3. Bộ NN&PTNT (2009), Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn2011 - 2020
Tác giả: Bộ NN&PTNT
Năm: 2009
4. Bộ NN&PTNT (2007), Đề án đổi mới chăn nuôi lợn giai đoạn 2007 – 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án đổi mới chăn nuôi lợn giai đoạn 2007 – 2020
Tác giả: Bộ NN&PTNT
Năm: 2007
6. Nguyễn Thế Chinh (2003), 'Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường', NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường'
Tác giả: Nguyễn Thế Chinh
Nhà XB: NXBThống kê
Năm: 2003
9. Cục Chăn nuôi, Chiến lược phát triển chăn nuôi Việt Nam đến 2020 10. Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2006), Niên giám Thống kê năm 2005, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển chăn nuôi Việt Nam đến 2020"10. Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2006),"Niên giám Thống kê năm 2005
Tác giả: Cục Chăn nuôi, Chiến lược phát triển chăn nuôi Việt Nam đến 2020 10. Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế
Năm: 2006
14. Hoàng Nghĩa Duyệt (2008), Bài giảng chăn nuôi lợn, Trường Đại học Nông lâm – Đại học Huế, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng chăn nuôi lợn
Tác giả: Hoàng Nghĩa Duyệt
Năm: 2008
16. Nguyễn Thị Minh Hoà (2010) Đề tài “Nghiên cứu chuỗi cung thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chuỗi cung thịt lợn trên địabàn tỉnh Nghệ An
17. Nguyễn Thị Hồng, Phạm Khắc Liệu (2012), Đánh giá hiệu quả xử lý nước thảiĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng, Phạm Khắc Liệu
Năm: 2012
5. Bộ KH-ĐT –UNDP (2005), Thông tư 01/2005/TT-BKH ngày 09/3/2005 của Bộ Kế hoạch đầu tư về Thực hiện Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam Khác
7. Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Quang Minh, Trần Thị Minh Hoàng, Bùi Minh Hạnh (2006), Nghiên cứu xác định mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc có hiệu quả kinh tế cao trong nông hộ khu cực đồng bằng Sông Hồng Khác
8. Cục chăn nuôi, Báo cáo sản xuất chăn nuôi giai đoạn 2010-2012, phương hướng kế hoạch phát triển giai đoạn 2013-2015 Khác
11. Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2009), Niên giám Thống kê năm 2008, Huế Khác
12. Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2013), Niên giám Thống kê năm 2012, Huế Khác
13. Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2012), Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn và thủy sản năm 2011 của Thừa Thiên Huế Khác
15. Phạm Vân Đình, Bùi Văn Trịnh (2005), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất và tiêu thụ sản phẩm thịt lợn ở Cần Thơ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w