I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Đất nước ta đang bước vào thời kì hội nhập, cùng với các ngành kinh tế và xã hội, ngành Giáo dục đang có những bước chuyển mình theo nhịp bước của thời đại. Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết và quan trọng. Một trong những biện pháp tối ưu trong quá trình giảng dạy là phương pháp dạy học tích cực và dạy theo chuẩn kiến thức , kỹ năng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả giáo dục ở bộ môn Ngữ văn trong nhà trường hiện nay, giáo viên phải dạy theo phương pháp đổi mới. Mục tiêu của giáo dục hiện nay là đào tạo con người toàn diện. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, ta thấy các môn thuộc lĩnh vực xã hội – đặc biệt là môn Ngữ văn, thường bị học sinh xem nhẹ. Mặc dù kiến thức của các bộ môn này rất quan trọng. Cho nên, muốn được sự đồng tình, quan tâm của mọi người đối với bộ môn Ngữ văn, chúng ta không chỉ tuyên truyền mà còn phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học văn, khơi lại hứng thú học tập văn của học sinh và hình thành cho các em phương pháp học hiệu quả nhất. Theo phương pháp dạy học tích cực, giáo viên không những cung cấp cho học sinh những kiến thức mà còn tổ chức và chỉ đạo các hoạt động để học sinh tự lực khám khá, tìm tòi kiến thức tạo cho mình sự hứng thú, say mê học tốt. Để việc dạy – học đạt kết quả tốt, việc ứng dụng công nghệ thông tin ( CNTT) là hết sức cần thiết. Bởi vì nó tác động trực tiếp đến nhận thức của học sinh, tạo cho các em hưng phấn, thoải mái: chơi mà học, học mà chơi; giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn, nhớ kỹ hơn, hiểu sâu sắc hơn những vấn đề giáo dục mà bài học yêu cầu. Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tôi thấy đây là vấn đề bức thiết quan trọng. Cho nên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một vài ứng dụng CNTT để phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học môn ngữ văn 7” để vận dụng vào giảng dạy và phát huy hiệu quả giáo dục. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận: Đại văn hào Nga M.Gorki từng nói:Văn học là nhân học. Thế mà một thực trạng đáng lo ngại là học sinh bây giờ đã giảm sút lòng yêu thích học văn. Thực trạng này lâu nay đã được báo động. Ban đầu chỉ đơn thuần là những lời than thở với nhau của những giáo viên dạy văn và nay đã trở thành vấn đề của báo chí và dư luận. Một số học sinh yếu đến lớp chủ yếu ngồi nghe giảng, ghi chép kiến thức mà giáo viên truyền đạt một cách thụ động; các em không tự giác học bài, soạn bài trước khi đến lớp như yêu cầu của giáo viên bộ môn. Do đặc thù bộ môn văn, chủ yếu sử dụng ngôn ngữ và đồ dùng dạy học trực quan ít , cho nên ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Mặt khác, tôi luôn tâm niệm: “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo”. Nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn, nhất là phần văn bản phải giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Qua đó, các em cảm nhận được thông điệp nhà văn muốn nhắn gửi. Bên cạnh đó, thông qua việc học văn , giáo viên rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự khám phá, cảm thụ một tác phẩm văn học, giúp các em có khả năng giao tiếp đạt hiệu quả. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh khẳng định: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng. Hơn thế, văn chương còn góp phần sáng tạo ra sự sống, gây dựng cho con người những tình cảm không có và luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt. ( Hoài Thanh, những lời bình về ý nghĩa văn chương). Văn chương bắt nguồn từ đời sống. Vì thế, văn học rất gần gũi với mọi người. Những kiệt tác không chỉ lay động bao trái tim người đọc, giúp chúng ta khám phá bao nhiêu điều bổ ích, kì diệu của cuộc sống mà còn làm cho tinh thần chúng ta thoải mái sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. Muốn tiết học đạt hiệu quả cao, giáo viên cần có sự kết hợp nhiều phương pháp tích cực một cách thích hợp nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh. Căn cứ vào mục tiêu và những kỹ năng cần của bài học, giáo viên sẽ lựa chọn một số phương pháp dạy – học cho học sinh áp dụng: đọc diễn cảm, đàm thoại vấn đáp, dụng cụ trực quan ( tranh , ảnh), diễn giảng, thuyết trình dưới các hình thức hoạt động cá thể hoặc hoạt động nhóm . Dù lựa chọn phương pháp nào chăng nữa thì sự hỗ trợ của CNTT trong giảng – dạy, giáo viên sẽ khắc sâu kiến thức, giúp các em nhớ bài sâu hơn, yêu thích học môn văn hơn. Dần dần, kết quả học tập của các em sẽ ngày một nâng cao hơn. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: 2.1. Đối với giáo viên: Để giảng dạy tốt môn Ngữ văn 7 trong nhà trường, ngành Giáo dục đang từng bước cải tiến về phương pháp giáo dục, giáo viên đã biết vận dụng một cách linh hoạt, khéo léo giữa các phương pháp dạy học. Những năm gần đây, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đã phát huy được tính ưu việt, nổi trội so với những phương tiện khác. Công nghệ thông tin góp phần nâng cao tiềm lực của giáo viên bằng việc cung cấp những phương tiện dạy học hiện đại: khai thác thông tin, bổ sung và tự làm giàu vốn tri thức của người dạy. Cho nên, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Ngữ Văn ngày càng được nhiều giáo viên áp dụng. 2.1.1. Chuẩn bị giáo án có ứng dụng CNTT Phông chữ: cần có sự thống nhất ( kiểu, cỡ ), không nên đưa quá nhiều ( hoặc quá ít ) chữ trong một slide ; số lượng dòng trong các slide nên tương đối đồng đều, hợp lí, khoa học. Tránh sử dụng các đoạn văn nguyên vẹn, nên tóm gọn các ý chính yếu nhất và trình bày dưới dạng gạch đầu dòng. Màu sắc: Sử dụng màu chữ sao cho tương phản với màu nền ( chữ sáng trên nền tối hoặc chữ đậm trên nền nhạt). Không sử dụng nền, hình ảnh có nhiều hoa văn phản cảm. Đồ họa và âm thanh: Giới hạn từ 1 đến 3 ảnh trên một slide. Tránh sử dụng các hoạt ảnh nhấp nháy và có tiếng động và chỉ sử dụng âm thanh khi cần thiết để minh họa cho nội dung. Hiệu ứng: Chọn một loại hiệu ứng chuyển tiếp slide để giúp người xem tập trung; không nên lạm dụng hiệu ứng vì nó làm cho học sinh không chú ý vào bài học và nhanh mệt mỏi. Lưu ý: Khi thực hiện các slide trình chiếu, giáo viên cần tránh những trường hợp sau: Khổ chữ quá nhỏ, nhiều kiểu chữ, kiểu chữ cầu kỳ, dùng nhiều chữ in hoa... Khoảng cách giữa các dòng, giữa chữ và hình phải phù hợp, quá nhiều thông tin trên một slide. Quá nhiều màu sắc, thiếu sự tương phản giữa màu nền và màu chữ . Lạm dụng các hiệu ứng và âm thanh . 2.1.2. Sử dụng CNTT trong giảng dạy. a. Dùng hình ảnh trực quan: Với các văn bản: Những tranh minh họa trong sách giáo khoa hoặc giáo viên sưu tầm để phục vụ cho giờ học một cách hợp lý sẽ giúp các em khắc sâu kiến thức hơn và qua đó phát huy được tính tích cực , tư duy sáng tạo của học sinh. Giáo viên có thể sử dụng trong nhiều tiết học và trong nhiều phần của bài học; có thể sử dụng ở phần giới thiệu bài, phần giới thiệu chung về tác giả – tác phẩm, phần phân tích nội dung trọng tâm văn bản hoặc liên hệ mở rộng . Cụ thể: Ví dụ 1: khi dạy văn bản “ Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng” Ngữ văn 7 tập 1, giáo viên có thể đưa tranh minh họa về Bác để giới thiệu bài:
NĂM HỌC: 2014 - 2015 “MỘT VÀI ỨNG DỤNG CNTT ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC MÔN NGỮ VĂN 7” I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Đất nước ta bước vào thời kì hội nhập, cùng với các ngành kinh tế và xã hội, ngành Giáo dục có những bước chuyển mình theo nhịp bước của thời đại Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết và quan trọng Một những biện pháp tối ưu quá trình giảng dạy là phương pháp dạy học tích cực và dạy theo chuẩn kiến thức , kỹ Vì vậy, để nâng cao hiệu quả giáo dục ở bộ môn Ngữ văn nhà trường hiện nay, giáo viên phải dạy theo phương pháp đổi mới Mục tiêu của giáo dục hiện là đào tạo người toàn diện Tuy nhiên, thực tế hiện nay, ta thấy các môn thuộc lĩnh vực xã hội – đặc biệt là môn Ngữ văn, thường bị học sinh xem nhẹ Mặc dù kiến thức của các bộ môn này rất quan trọng Cho nên, muốn được sự đồng tình, quan tâm của mọi người đối với bộ môn Ngữ văn, chúng ta không chỉ tuyên truyền mà còn phải tích cực đổi mới phương pháp dạy - học văn, khơi lại hứng thú học tập văn của học sinh và hình thành cho các em phương pháp học hiệu quả nhất Theo phương pháp dạy học tích cực, giáo viên không những cung cấp cho học sinh những kiến thức mà còn tổ chức và chỉ đạo các hoạt động để học sinh tự lực khám khá, tìm tòi kiến thức tạo cho mình sự hứng thú, say mê học tốt Để việc dạy – học đạt kết quả tốt, việc ứng dụng công nghệ thông tin ( CNTT) là hết sức cần thiết Bởi vì nó tác động trực tiếp đến nhận thức của học sinh, tạo cho các em hưng phấn, thoải mái: chơi mà học, học mà chơi; giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn, nhớ kỹ hơn, hiểu sâu sắc những vấn đề giáo dục mà bài học yêu cầu Xuất phát từ những nguyên nhân trên, thấy là vấn đề bức thiết quan trọng Cho nên, mạnh dạn chọn đề tài “Một vài ứng dụng CNTT để phát huy tính tích cực của học sinh giờ học môn ngữ văn 7” để vận dụng vào giảng dạy và phát huy hiệu quả giáo dục II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Cơ sở lý luận: Đại văn hào Nga M.Gorki từng nói:"Văn học là nhân học" Thế mà một thực trạng đáng lo ngại là học sinh bây giờ đã giảm sút lòng yêu thích học văn Thực trạng này lâu đã được báo động Ban đầu chỉ đơn thuần là những lời than thở với của những giáo viên dạy văn và đã trở thành vấn đề của báo chí và dư luận Một số học sinh yếu đến lớp chủ yếu ngồi nghe giảng, ghi chép kiến thức mà giáo viên truyền đạt một cách thụ động; các em không tự giác học bài, soạn bài trước đến lớp yêu cầu của giáo viên bộ môn Do đặc thù bộ môn văn, chủ yếu sử dụng ngôn ngữ và đồ dùng dạy học trực quan ít , ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học Mặt khác, tâm niệm: “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo” Nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn, nhất là phần văn bản phải giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Qua đó, các em cảm nhận được thông điệp nhà văn muốn nhắn gửi Bên cạnh đó, thông qua việc học văn , giáo viên rèn luyện cho học sinh kĩ tự khám phá, cảm thụ một tác phẩm văn học, giúp các em có khả giao tiếp đạt hiệu quả Nhà phê bình văn học Hoài Thanh khẳng định: Nguồn gốc cốt yếu văn chương là tình cảm, là lòng vị tha Văn chương là gương phản ánh sống muôn hình vạn trạng Hơn thế, văn chương cịn góp phần sáng tạo sống, gây dựng cho người tình cảm khơng có và luyện tình cảm sẵn có Đời sống tinh thần nhân loại thiếu văn chương thì nghèo nàn, tẻ nhạt ( Hoài Thanh, lời bình về ý nghĩa văn chương) Văn chương bắt nguồn từ đời sống Vì thế, văn học rất gần gũi với mọi người Những kiệt tác không chỉ lay động bao trái tim người đọc, giúp chúng ta khám phá điều bổ ích, kì diệu của cuộc sống mà còn làm cho tinh thần chúng ta thoải mái sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi Muốn tiết học đạt hiệu quả cao, giáo viên cần có sự kết hợp nhiều phương pháp tích cực một cách thích hợp nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh Căn cứ vào mục tiêu và những kỹ cần của bài học, giáo viên sẽ lựa chọn một số phương pháp dạy – học cho học sinh áp dụng: đọc diễn cảm, đàm thoại - vấn đáp, dụng cụ trực quan ( tranh , ảnh), diễn giảng, thuyết trình dưới các hình thức hoạt động cá thể hoặc hoạt động nhóm Dù lựa chọn phương pháp nào nữa thì sự hỗ trợ của CNTT giảng – dạy, giáo viên sẽ khắc sâu kiến thức, giúp các em nhớ bài sâu hơn, yêu thích học môn văn Dần dần, kết quả học tập của các em sẽ ngày một nâng cao Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: 2.1 Đối với giáo viên: - Để giảng dạy tốt môn Ngữ văn nhà trường, ngành Giáo dục từng bước cải tiến về phương pháp giáo dục, giáo viên đã biết vận dụng một cách linh hoạt, khéo léo giữa các phương pháp dạy học Những năm gần đây, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đã phát huy được tính ưu việt, nổi trội so với những phương tiện khác - Công nghệ thông tin góp phần nâng cao tiềm lực của giáo viên bằng việc cung cấp những phương tiện dạy - học hiện đại: khai thác thông tin, bổ sung và tự làm giàu vốn tri thức của người dạy Cho nên, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Ngữ Văn ngày càng được nhiều giáo viên áp dụng 2.1.1 Chuẩn bị giáo án có ứng dụng CNTT - Phông chữ: cần có sự thống nhất ( kiểu, cỡ ), không nên đưa quá nhiều ( hoặc quá ít ) chữ một slide ; số lượng dòng các slide nên tương đối đồng đều, hợp lí, khoa học Tránh sử dụng các đoạn văn nguyên vẹn, nên tóm gọn các y chính yếu nhất và trình bày dưới dạng gạch đầu dòng - Màu sắc: Sử dụng màu chữ cho tương phản với màu nền ( chữ sáng nền tối hoặc chữ đậm nền nhạt) Không sử dụng nền, hình ảnh có nhiều hoa văn phản cảm - Đồ họa và âm thanh: Giới hạn từ đến ảnh một slide Tránh sử dụng các hoạt ảnh nhấp nháy và có tiếng động và chỉ sử dụng âm cần thiết để minh họa cho nội dung - Hiệu ứng: Chọn một loại hiệu ứng chuyển tiếp slide để giúp người xem tập trung; không nên lạm dụng hiệu ứng vì nó làm cho học sinh không chú y vào bài học và nhanh mệt mỏi * Lưu y: Khi thực hiện các slide trình chiếu, giáo viên cần tránh những trường hợp sau: - Khổ chữ quá nhỏ, nhiều kiểu chữ, kiểu chữ cầu kỳ, dùng nhiều chữ in hoa - Khoảng cách giữa các dòng, giữa chữ và hình phải phù hợp, quá nhiều thông tin một slide - Quá nhiều màu sắc, thiếu sự tương phản giữa màu nền và màu chữ - Lạm dụng các hiệu ứng và âm 2.1.2 Sử dụng CNTT giảng dạy a Dùng hình ảnh trực quan: * Với các văn bản: - Những tranh minh họa sách giáo khoa hoặc giáo viên sưu tầm để phục vụ cho giờ học một cách hợp ly sẽ giúp các em khắc sâu kiến thức và qua đó phát huy được tính tích cực , tư sáng tạo của học sinh - Giáo viên có thể sử dụng nhiều tiết học và nhiều phần của bài học; có thể sử dụng ở phần giới thiệu bài, phần giới thiệu chung về tác giả – tác phẩm, phần phân tích nội dung trọng tâm văn bản hoặc liên hệ mở rộng Cụ thể: Ví dụ 1: dạy văn bản “ Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng” Ngữ văn tập 1, giáo viên có thể đưa tranh minh họa về Bác để giới thiệu bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn là một tâm hồn nghệ sĩ, dù Người từng viết: Ngâm thơ ta vốn không ham Hồi đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, ở chiến khu Việt Bắc, bận trăm công ngàn việc, có khi, giữa đôi phút nghỉ đêm khuya vắng, nơi rừng sâu núi thẳm, tình cờ gặp một cảnh đẹp, vẳng nghe một tiếng hát, dõi theo một mảnh trăng xa, Người lại làm thơ Hai bài thơ Cảnh khuya , Rằm tháng giêng chúng ta sẽ tìm hiểu tiết học hôm chính là hai trường hợp hiếm hoi thế Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “Tiếng gà trưa” Ngữ văn tập GV cho học sinh xem chân dung Xuân Quỳnh và giới thiệu chân dung tác giả - Xuân quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc nhất của nền thơ ca hiện đại Việt Nam, nổi tiếng với những bài thơ chữ, có một số bài thơ đã được phổ nhạc : Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa đông, Sóng - Thơ Xuân Quỳnh giản dị, tinh tế mà sâu sắc, thường viết về những tình cảm gần gũi , bình dị đời sống gia đình, biểu lộ những rung cảm chân thành, những khát vọng cao đẹp Ví dụ 3: Văn bản“ Sống chết mặc bay” Sách giáo khoa Ngữ văn tập 2, giảng về nhân vật quan phụ mẫu, giáo viên cho HS quan sát hình ảnh: H: Qua bức tranh này, em hãy miêu tả tư thế của quan phụ mẫu ? H: Qua tìm hiểu tính cách nhân vật quan phụ mẫu, em rút bài học gì cho bản thân cuộc sống? ( Phải biết quan tâm đến những người sống quanh chúng ta, phải có y thức với công việc chung, nhất là tinh thần trách nhiệm.) Ví dụ 4: Khi dạy bài “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất”, Sách giáo khoa Ngữ văn tập 2, HS quan sát một số hình ảnh rồi tìm câu tục ngữ tương ứng Từ đó, giáo viên liên hệ về thời tiết hiện ( Có minh họa hình ảnh đợng) Ráng mỡ gà có nhà thì giữ Mau thì nắng, vắng thì mưa *Với phần Tiếng Việt : - Ở phần Tiếng Việt, ly thuyết thường khô khan nên giáo viên cần đưa vào bài học những hình ảnh trực quan giúp học sinh linh động hơn, giúp các em dễ hiểu - Giáo viên có thể sử dụng nhiều tiết học và nhiều phần của bài học; có thể sử dụng ở phần nêu khái niệm, phần luyện tập Cụ thể: Ví dụ : Với bài “Từ đồng âm” Sách giáo khoa Ngữ văn tập 1, tìm hiểu khái niệm từ đồng âm, giáo viên có thể cho học sinh đọc ví dụ, tìm các từ được viết giống Con ngựa đứng lồng lên Mua được chim bạn nhốt vào lồng - Giáo viên có thể cho học sinh quan sát tranh và giải thích nghĩa từ lồng ví dụ (lồng 1) (lồng 2) Lồng (1): Hoạt động của vật đứng im nhảy dựng lên rất khó kìm giữ (động từ) Lồng (2): Chỉ đồ vật làm bằng tre, kim loại dùng để nhốt vật nuôi (danh từ) H: Từ lồng hai câu có gì giống và khác nhau? Giống: phát âm giống Khác: nghĩa khác , không liên quan đến -> Giáo viên hướng dẫn học sinh rút kết luận về từ đồng âm => Sau dạy khái niệm từ đồng âm” Sách giáo khoa Ngữ văn tập 1, Gv có thể đưa câu đố để HS trả lời, từ đó tìm từ đồng âm Ví dụ 2: Khi dạy bài “Thành ngữ”, Sách giáo khoa Ngữ văn tập 1, học sinh quan sát một số hình ảnh rồi tìm thành ngữ tương ứng và giải thích ( có minh họa hình ảnh động) Ăn cháo đá bát -> Sự bội bạc, phản bội, vong ơn Lá lành đùm lá rách -> tạo phép đối, nhấn mạnh sự đùm bọc yêu thương giúp đỡ lẫn người với người Ví dụ : Khi dạy bài “Thành ngữ”, Sách giáo khoa Ngữ văn tập 1, ở phần luyện tập, học sinh quan sát một số hình ảnh, kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ: Con Rồng cháu Tiên, Ếch ngồi đấy giếng, Thầy bói xem voi Ví dụ : Khi dạy bài “Liệt kê”, SGK Ngữ văn tập 2, sau tìm hiểu thế nào là liệt kê, GV có thể chiếu tranh minh họa, HS quan sát và trả lời: H: Bức tranh minh họa cho câu chuyện gì? ( Cây bút thần) H: HS quan sát tranh và đặt câu có sử dụng phép liệt kê? c Với phần Tập làm văn Gồm phần: ly thuyết và thực hành Phần ly thuyết giờ Tập làm văn thường khô khan, trừu tượng, khó hiểu Do đó, giáo viên cần sử dụng CNTT, đưa vào một số tranh ảnh để học sinh dễ dàng cảm thụ Giáo viên có thể sử dụng nhiều tiết học và nhiều phần của bài học; có thể sử dụng ở phần ly thuyết và thực hành Ví dụ : Khi học bài “Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học”, Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập Khi tìm hiểu thế nào là phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học, cụ thể: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya, giáo viên có thể đưa hình ảnh H: Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài thơ bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó Hãy chỉ các yếu tố đó bài văn? Như một họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ trước mắt chúng ta vẻ đẹp lạ kì của một đêm trăng rừng: Tiếng suối tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa H: Để phát biểu cảm nghĩ về bài thơ, chúng ta cần làm gì? Phân tích nội dung, nghệ thuật của bài thơ để nói lên cảm xúc, suy nghĩ của mình về bài thơ đó -> Giáo viên hướng dẫn học sinh rút kết luận về phát biểu cảm nghĩ về tác phẩn văn học Ví dụ 2: Khi trả bài viết số với đề bài “ Loài em yêu”, giáo viên có thể đưa hình ảnh minh họa, từ đó học sinh dễ dàng quan sát và kiểm tra bài làm của mình Ví dụ : Khi dạy bài “lập luận giải thích”, giáo viên có thể đưa hình ảnh để học sinh quan sát và giải thích câu tục ngữ “Nắng tháng tám rám trái bưởi” Trong quá trình dạy: GV cần kết hợp các hoạt động Tháng một cách nhuần nhuyễn giữa trình chiếu, ghi bảng với lời giảng và các tổ chức hoạt động khác của học sinh Người dạy cần tránh hiện tượng mãi bấm máy chiếu mà quên ghi bảng ; chiếu nội dung mà quên lời giảng, lời bình phân tích hoặc mải viết bảng hoặc mãi bấm máy trình chiếu; say sưa giảng, chiếu mà quên cho học sinh thảo luận; hay nội dung chiếu lên phông không trùng khớp với nội dung giáo viên giảng giải hoặc sử dụng hiệu ứng động không phù hợp làm học sinh không chú tâm vào nội dung bài học b Lồng ghép những đoạn phim, clip, bài hát vào vào slide bài giảng Để tạo sự hứng thú, say mê cho các em, bên cạnh dùng hình ảnh trực quan, giáo viên còn có thể cho học sinh nghe một số giai điệu của bài hát, điệu hò, hoặc xem một đoạn phim Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Cảnh khuya”- SGK Ngữ văn tập 1, giảng câu thơ đầu giáo viên có thể cho học sinh nghe một đoạn âm H: Đó là âm gì? - Tiếng suối chảy H: Âm đó gợi cho em liên tưởng điều gì? - Tiếng suối thành tiếng hát, thành giọng người Gợi lên cảnh đẹp, gợi cảm, êm dịu Giáo viên bình: Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ đường hành quân xa xôi mệt mỏi Chẳng những vậy, tiếng suối là “trong tiếng hát xa” “Tiếng hát xa” là thứ âm rất đặc biệt Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa người vẫn có thể cảm nhận được Đó cũng là tiếng hát vang lên thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm phức tạp của sự sống, liệu từ xa, người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị câu thơ của Bác Hồ là một âm của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của người Điều đó thể hiện cảm hứng nhân văn sâu sắc những vần thơ của Bác Cảnh đêm khuya hẳn trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy Ví dụ 2: Khi dạy bài “ Ca Huế sông Hương”- SGK Ngữ văn tập 2, giáo viên có thể cho học sinh nghe một vài điệu hò giảng nội dung bài mới H: Ca Huế được hình thành từ đâu? Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc HS quan sát đoạn phim về nhạc cung đình, nhã nhạc GV giảng: - Nhạc dân gian: là các điệu dân ca, những điệu hò, … thường sôi nổi, lạc quan, tươi vui - Nhạc cung đình, nhã nhạc: là nhạc dùng những buổi tôn nghiêm cung đình của vua chúa, nơi tôn miếu của triều đình phong kiến, thường có sắc thái trang trọng, uy nghi Giáo viên liên hệ giáo dục cho học sinh: Nhã nhạc cung đình Huế, dân ca quan họ Bắc Ninh được thế giới công nhận là di sản văn hóa tinh thần Ví dụ 3: Khi dạy văn bản chèo “ Quan âm Thị Kính”, trích Nỗi oan hại chồng - SGK Ngữ văn tập 2, giáo viên có thể cho học sinh xem một đoạn chèo phần giới thiệu bài, tạo tâm thế thoải mái trước vào tìm hiểu nội dung bài mới Ví dụ 4: Khi dạy bài “Từ trái nghĩa”- SGK Ngữ văn tập 1, sau tìm hiểu lí thuyết ở từng phần, giáo viên có thể cho học sinh tìm từ trái nghĩa bằng cách nghe một đoạn bài hát (Biết ơn Võ Thị Sáu – cùng anh tiến quân đường dài) Như vậy, việc vận dụng các phương pháp giảng dạy, nhất là việc ứng dụng CNTT một cách hợp lí sẽ đem lại hiệu quả khả quan Tuy nhiên, nếu chúng ta sử dụng CNTT không phù hợp hoặc lạm dụng CNTT sẽ có tác dụng phản lại, giáo viên sẽ biến giờ học thành giờ trình chiếu, những hình ảnh qua kiến thức không đọng lại các em Chúng ta cần lưu y sử dụng một cách linh hoạt, hợp lí nhằm đạt hiệu quả cao nhất 2.2 Đối với học sinh Theo phương pháp đổi mới dạy – học, học sinh phải biết tự học, tự tìm tòi là chính Muốn có một giờ học văn đạt kết quả cao, giáo viên cần định hướng cho học sinh : Trong phần văn bản: học sinh cần chuẩn bị bài, đọc tác phẩm, xem chú thích, trả lời các câu hỏi bài, đồng thời trả lời một số câu hỏi giáo viên đưa ra, sưu tầm thêm một số kiến thức liên quan làm phong phú cho nhận thức của mình *Ví dụ 1: Trước dạy bài Qua Đèo Ngang, giáo viên dặn học sinh tìm hiểu thể thơ thất ngôn bát cú đường luật về niêm, luật, vận , đối… Sưu tầm những bài thơ thuộc thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật của Huyện Thanh Quan và một số nhà thơ khác Sưu tầm những tranh ảnh liên quan đến bài học * Ví dụ 2: Trước dạy – học bài thơ Cảnh Khuya, giáo viên dặn học sinh cần sưu tầm một số bài thơ của Bác viết về trăng, những bài thơ, lời bình về thơ và người Bác Trong phần Tiếng Việt, học sinh đọc trước ví dụ, trả lời các câu hỏi, áp dụng làm bài tập; ở mức độ cao học sinh có thể viết đoạn văn ngắn liên quan đến nội dung bài học Học sinh biêt ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách sưu tầm, chuẩn bị trước một số tranh ảnh, một số bài hát, đoạn video… liên quan đến nội dung bài học III HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI - Sau một thời gian giảng dạy, đã suy nghĩ, tìm tòi và mạnh dạn ứng dụng CNTT để phát huy tính tích cực của học sinh giảng dạy môn Ngữ văn Qua một thời gian thực hiện chuyên đề, nhận thấy các em mạnh dạn hơn, phát biểu sôi nổi hơn, say sưa hơn, đa số các em yêu thích học môn văn - Chất lượng bộ môn hai lớp 7/8, 7/9 sau: Số lượng HS giỏi, khá , trung bình có tăng ; HS yếu giảm đáng kể Quá trình đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện người dạy đóng vai trò chủ đạo, học sinh chủ động IV ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Tóm lại, muốn thực hiện được một tiết dạy văn có hiệu quả, giáo viên cần phải nắm vững đặc trưng của bộ môn, phải chuẩn bị chu đáo kết hợp nhiều phương pháp linh hoạt và học sinh cần nâng cao tinh thần tích cực, tự giác học tập Trên là một số kinh nghiệm đã rút thực tế quá trình giảng dạy Tuy nhiên, knh nghiệm này mới chỉ dừng lại ở quan điểm cá nhân, rất mong nhận được sự đóng góp y kiến của quy thầy cô để việc giảng dạy của bản thân ngày một tiến bộ V TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo khoa Ngữ văn tập - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 2011 Sách giáo khoa Ngữ văn tập - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 2011 Sách giáo viên Ngữ văn tập - Nhà xuất bản giáo dục 2008 Sách giáo viên Ngữ văn tập - Nhà xuất bản giáo dục 2008 Phương pháp dạy học tích cực Tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức và kĩ Một số hình ảnh, đoạn phim sưu tầm mạng