MỞ ĐẦU Báo chí nằm ở vị trí trung tâm trong mạng lưới các phương tiện thông tin đại chúng. Báo chí có thể truyền tải thông tin bằng ngôn ngữ hoặc chữ viết, nhưng ngôn báo chí trước hết và chủ yếu được xem xét ở lĩnh vực ngôn ngữ học xã hội. Vấn đề sử dụng ngôn ngữ có tác động trực tiếp và quyết định nhất tới hiệu quả của thông tin báo chí. Do vậy, cần phải quan tâm tới đặc điểm của ngôn ngữ báo chí. Có nhiều ý kiến cho rằng báo chí ngoài chức năng cung cấp thông tin và định hướng dư luận xã hội còn góp phần định hình ngôn ngữ cho độc giả. Báo chí xuất hiện do nhu cầu trao đổi thông tin của xã hội loài người, trong đó ngôn ngữ là thông điệp chính và cơ bản nhất. Như vậy, có thể thấy ngôn ngữ báo chí cũng là một bộ phận trong dòng chảy quy luật phát triển của ngôn ngữ nói chung. Vì vậy, nắm rõ những đặc điểm của ngôn ngữ báo chí nhằm tạo ra một tác phẩm báo chí hấp dẫn mà còn góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Trước đây người ta thường nghĩ đơn giản là báo chí chủ yếu thực hiện chức năng thông tin, nhằm thỏa mãn sự hiếu kỳ, khát khao thông tin của công chúng bằng cách đưa tin thông thường. Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, muốn thu hút công chúng báo chí phải tự tạo cho mình một sức hấp dẫn cần thiết. Nếu chỉ nhằm mục đích thông tin thuần túy thì đương nhiên báo chí dễ dàng đánh mất độc giả. Vì vậy, để tạo hiệu quả thẩm mỹ, tạo ấn tượng và khảm sâu vào trí nhớ của độc giả những thông tin nóng hổi nhà báo phải nắm chắc đặc điểm của ngôn ngữ báo chí để vận dụng một cách sáng tạo trong tác phẩm của mình. Với ý nghĩa đó em xin chọn đề tài “Những đặc điểm của ngôn ngữ báo chí”. Do kiến thức của bản thân còn hạn chế nên nội dung tiểu luận còn có những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đánh gia, nhận xét của các thầy, cô giáo để tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.
Trang 1MỞ ĐẦU
Báo chí nằm ở vị trí trung tâm trong mạng lưới các phương tiện thông tin đại chúng Báo chí có thể truyền tải thông tin bằng ngôn ngữ hoặc chữ viết, nhưng ngôn báo chí trước hết và chủ yếu được xem xét ở lĩnh vực ngôn ngữ học
- xã hội Vấn đề sử dụng ngôn ngữ có tác động trực tiếp và quyết định nhất tới hiệu quả của thông tin báo chí Do vậy, cần phải quan tâm tới đặc điểm của ngôn ngữ báo chí Có nhiều ý kiến cho rằng báo chí ngoài chức năng cung cấp thông tin và định hướng dư luận xã hội còn góp phần định hình ngôn ngữ cho độc giả Báo chí xuất hiện do nhu cầu trao đổi thông tin của xã hội loài người, trong đó ngôn ngữ là thông điệp chính và cơ bản nhất Như vậy, có thể thấy ngôn ngữ báo chí cũng là một bộ phận trong dòng chảy quy luật phát triển của ngôn ngữ nói chung Vì vậy, nắm rõ những đặc điểm của ngôn ngữ báo chí nhằm tạo ra một tác phẩm báo chí hấp dẫn mà còn góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Trước đây người ta thường nghĩ đơn giản là báo chí chủ yếu thực hiện chức năng thông tin, nhằm thỏa mãn sự hiếu kỳ, khát khao thông tin của công chúng bằng cách đưa tin thông thường Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, muốn thu hút công chúng báo chí phải tự tạo cho mình một sức hấp dẫn cần thiết Nếu chỉ nhằm mục đích thông tin thuần túy thì đương nhiên báo chí dễ dàng đánh mất độc giả Vì vậy, để tạo hiệu quả thẩm mỹ, tạo ấn tượng
và khảm sâu vào trí nhớ của độc giả những thông tin nóng hổi nhà báo phải nắm chắc đặc điểm của ngôn ngữ báo chí để vận dụng một cách sáng tạo trong tác
phẩm của mình Với ý nghĩa đó em xin chọn đề tài “Những đặc điểm của ngôn ngữ báo chí”.
Do kiến thức của bản thân còn hạn chế nên nội dung tiểu luận còn có những thiếu sót Em rất mong nhận được sự đánh gia, nhận xét của các thầy, cô giáo để tiểu luận được hoàn chỉnh hơn
Em xin trân trọng cảm ơn!
Trang 2ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
1 Các khái niệm liên quan
Phong cách ngôn ngữ: là những khuôn mẫu trong hoạt động lời nói, là toàn bộ các biện pháp sử dụng ngôn ngữ Trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, ngôn ngữ đều thể hiện khả năng nào đó, và mỗi chức năng lại gắn liền với một
hệ thống các đặc điểm riêng về sử dụng ngôn từ Đây là cơ sở để trên mức độ khái quát nhất người ta chia ra các hệ thống như vậy thành các phong cách chức năng
Vậy phong cách chức năng là gì? Đó là dạng ngôn ngữ được sử dụng trong những yêu cầu chức năng điển hình nào đó và khác các dạng khác về mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp Nói cách khác, đó là toàn bộ các hệ thống nhỏ của ngôn ngữ), nó bao gồm: Phong cách hành chính - công vụ; phong cách khoa học; phong cách báo chí - công luận; phong cách chính luận và phong cách sinh hoạt hàng ngày
Phong cách báo chí - công luận là gì? là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo chí - công luận Nói cụ thể hơn đó là vai của nhà báo, người đưa tin, người cổ động, người quảng cáo, bạn đọc (phát biểu)… tất cả những ai tham gia vào hoạt động thông tin của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự
Vậy đâu là nét đặc thù của phong cách báo chí? Xung quanh vấn đề này đã
có nhiều ý kiến khác nhau, như GS Đinh Trọng Lạc thì khái quát đặc trưng của phong cách báo chí là tính chiến đấu, tính thời sự, tính hấp dẫn; nhà nghiên cứu Hữu Đạt thì khái quát 8 đặc điểm ngôn ngữ phong cách báo chí, đó là: Chức năng thông báo, chức năng hướng dẫn dư luận, chức năng tập hợp và tổ chức quần chúng, tính chiến đấu mạnh mẽ, tính thẩm mỹ và giáo dục, tính hấp dẫn và thuyết phục, tính ngắn gọn và biểu cảm, đặc điểm về cách dùng từ ngữ…
Trang 3Tuy nhiên xét ở góc độ nào đó, cả hai nhà nghiên cứu này tuy đều xuất phát từ góc độ chức năng của nó, nhưng họ mới chỉ ra các đặc trưng của phong cách báo chí ở một vài thể loại báo chí cụ thể, hoặc chưa có sự phân định rõ ràng giữa các đặc điểm về chức năng thông tin báo chí và các đặc điểm về ngôn ngữ như là phương tiện để chuyển tải thông tin ấy Chính vì thế, chúng chưa đủ tầm khái quát để có thể khắc hoạ diện mạo của một phong cách ngôn ngữ trong
sự đối sánh với các phong cách ngôn ngữ khác
2 Những đặc điểm của ngôn ngữ báo chí
Như chúng ta đều biết, chức năng cơ bản, có quan trọng hàng đầu của báo chí là thông tin Báo chí phản ánh hiện thực thông qua việc đề cập các sự kiện Không có sự kiện thì không có thể có tin tức báo chí Báo chí phản ánh hiện thực thông qua việc đề cập các sự kiện nóng hổi, những vấn đề bức xúc
có thực của ngày hôm nay đang được đông đảo công chúng quan tâm, chờ đợi Nhà báo tiếp cận thực tiễn bằng cách khảo sát những cái chung, cái phổ biến của các nhóm người, thậm chí của các giai tầng xã hội có liên quan rồi trên cơ sở ấy khám phá bản chất của sự vật, hiện tượng
Đặc trưng bao trùm của ngôn ngữ báo chí chính là tính sự kiện Sự kiện đã tạo nên đặc điểm của ngôn ngữ báo chí với những tính chất cụ thể,
đó là:
2.1 - Tính chính xác
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các phương tiện truyền thông hiện đại đang là công cụ tốt nhất để giúp báo chí truyền tải một lượng thông tin khổng lồ tới công chúng Đây vừa là thuận lợi, nhưng cũng là thách thức đối với mỗi nhà báo trong giai đoạn hiện nay Nhà báo luôn cần sự nhạy cảm trong tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội Một thông tin nhanh nhạy, chính xác có sức lan tỏa nhanh sẽ nhận được sự đồng tình của dư luận xã hội Chính điều đó quy định phong cách ngôn ngữ báo chí nói riêng và phong cách ngôn ngữ khác phải đảm bảo tính chính xác Với ngôn ngữ báo chí, tính chất này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì báo chí có chức năng định hướng dư luận xã hội
Trang 4Báo chí giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội, góp phần định hướng dư luận theo chiều hướng tiến bộ Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong
sử dụng ngôn từ cũng có thể làm cho độc giả khó hiểu hoặc hiểu sai lệch thông tin, nghĩa là gây hậu quả không lường hết, đặc biệt là đối với những thông tin chính trị, đối ngoại, văn hóa, nông nghiệp, y học…
Một số bài báo gần đây đưa tin một cách giật gân với tựa đề Xác chết
bí hiểm trên ngọn cây khiến cho độc giả tò mò, hiếu kỳ nhưng thực ra chẳng
có gì ghê ghớm cả bởi đó là một vụ tai nạn điện giật do một người trèo lên cây cau hái quá không may chạm vào dây điện bị điện giật chết Hoặc gần
đây trên một trang báo mạng đưa tin thất thiệt bố chồng dính nàng dâu gây
xôn xao dư luận, đây thực sự là dư luận xấu làm ảnh hưởng chuẩn mực đạo đức dân tộc, gây hoang mang trong nhân dân
Năm 2007, một số báo đã dịch và giật tít khá giật gân, như “ Phụ nữ sẽ
bị ung thư vú vì ăn bưởi?” hay “Phụ nữ ăn bưởi có nguy cơ bị ung thư”…
Chỉ vài ngày sau khi bản tin được truyền đi, giá bưởi giảm từ 8.000-10.000 đồng/kg xuống còn 1.000 đồng/kg, và gây thiệt hại không ít cho nhiều nông dân sản xuất và doanh nghiệp phân phối bưởi Bộ Thông tin và Truyền thông sau này cũng vào cuộc, xử phạt hành chính các báo Khuyến học, Dân trí, Thanh Niên… nhưng hậu quả thì đã rồi người nông dân vẫn phải gánh chịu!
Tháng 10-2007, bệnh tiêu chảy và tả bùng phát ở một số tỉnh phía Bắc Các quan chức y tế “phán” ngay rằng, qua nghiên cứu họ đã đi đến kết luận rằng mắm tôm là nguyên nhân của sự bộc phát bệnh Tuy nhiên, “nghiên cứu” mà các quan chức tuyên bố thật ra chưa bao giờ được công bố trên một tập san có bình duyệt trước khi họ thông báo với báo chí Nhưng nhiều tờ báo vẫn đồng loạt đăng tải “kể tội” mắm tôm Trong thực tế, mắm tôm được xác định không phải là nguyên nhân của nạn dịch tiêu chảy Đó là một cách làm việc thiếu tính khoa học, do một số báo hám lợi adua, chạy theo sự kiện giật gân, tạo dư luận không chính xác
Trang 5Sự thiếu chính xác, cẩu thả trong việc sử dụng ngôn từ khi đưa tin; trong
bài “Người tài đang khởi xướng xu hướng từ bỏ công sở” đăng tải trên tờ báo
mạng VNExpress ngày 30-1-2008 đã viết: “Không ngạc nhiên với hiện tượng
công chức giỏi rũ áo ra đi, đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Đào cảnh báo, nhà nước cần xem lại chính sách tiền lương và môi trường làm việc Nhiều người tài nhưng không đủ can đảm đánh mất phẩm giá, "xin" chức vụ…”
“Can đảm” được định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt là "mạnh bạo,
không sợ khó khăn, gian khổ," nói chung là dùng theo nghĩa khen ngợi ai đó.
Từ "can đảm" dùng trong trường hợp này là không phù hợp Câu này nói cho đúng là người tài không chịu/không để/không chấp nhận đánh mất phẩm giá, không thèm xin chức vụ!
Tạp chí Du Lịch số tháng 5-2007 trong bài “Regina, cà phê Ý cùng du khách làm từ thiện” có câu: "Cà phê Regina không những tươi mà còn
nguyên chất, không pha thêm bất cứ nhiên liệu nào khác như rượu, bơ…”,.
Cà phê tươi đã khó hiểu, nhưng nói rượu, bơ là nhiên liệu lại càng khó hiểu
và thiếu chính xác!
Một tác phẩm báo chí độc đáo, mới mẻ, hoàn chỉnh và được xã hội thừa nhận bao giờ cũng chứa đựng một lượng thông tin có giá trị nhất, đó là lượng thông tin chính xác nhất, tin cậy nhất, hấp dẫn nhất, kịp thời nhất, có hiệu quả và hiệu ứng xã hội cao nhất Đây là cái hay trong một tác phẩm báo chí và
đó đòi hỏi mỗi nhà nhà báo phải sử dụng ngôn ngữ một cách chuẩn xác, am hiểu tiếng mẹ đẻ, (nắm vững ngữ pháp, có vốn từ vựng rộng, chắc; thành thạo về ngữ
âm, hiểu biết về phong cách) Đồng thời nhà báo phải bám sát vào sự kiện có thực để phản ánh, và giúp cho công chúng hiểu biết về sự kiện đố Hai yêu cầu trên có quan hệ mật thiết, hữu cơ, gắn bó với nhau
2.2 - Tính đại chúng
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng Công chúng là người tiếp nhận các tác phẩm báo chí Một sản phẩm báo chí không phải chỉ thỏa mãn nhu cầu thông tin của một người mà là của nhiều người tùy theo cấp độ thông
Trang 6tin và tính chất xã hội của nó Một tác phẩm báo chí càng hay bao nhiêu thì sức lan tỏa của nó càng lớn Muốn đạt được điều đó thì ngôn ngữ báo chí phải là ngôn ngữ toàn dân, dành cho tất cả mọi người, có tính phổ cập rộng rãi Tránh dùng ngôn ngữ báo chí những thuật ngữ chuyên ngành hẹp, từ địa phương, tiếng lóng, và các từ ngữ vay mượn của nước ngoài
Hồ Chí Minh là một nhà báo vĩ đại, Người đã truyền lại cho các thế
hệ nhà báo sau này: “Kinh nghiệm của tôi là thế này : mỗi khi viết một bài
báo, thì tự đặt câu hỏi : Viết cho ai xem ? Viết để làm gì? Viết như thế nào cho phổ thông, dễ hiểu, ngắn gọn, dễ đọc?” Trong sử dụng ngôn ngữ,
Người đặc biệt quan tâm đến việc học hỏi lời ăn tiếng nói của quần chúng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, không ngừng làm phong phú thêm tiếng Việt và chính Người gương mẫu thực hiện điều đó Trong hai tác
phẩm “Tuyên ngôn độc lập” và “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” mà
trong hơn 2.500 bài báo của Bác chúng ta đều bắt gặp ngôn ngữ giản dị, đại chúng, gần gũi và dễ hiểu, mấy chục năm đã qua mà văn phong, ngôn từ vẫn không bị lạc hậu, “cổ”, hay khó hiểu
Trong những năm chống Mỹ, Bác đã thay thế từ “nữ dân quân” bằng từ
“dân quân gái”; từ “phi công” bằng “người lái”; phong trào thi đua “Ba đảm nhiệm” bằng phong trào thi đua “Ba đảm đang” , đó là những ngôn ngữ thuần
Việt, gần gũi và dễ tiếp nhận với đông đảo quần chúng
Nhà nghiên cứu ngôn ngữ báo chí nổi tiếng của Nga V.G Kostomarov đã
nói: “Ngôn ngữ báo chí phải thích ứng với mọi tầng lớp công chúng sao cho một
nhà bác học với kiến thức uyên thâm nhất cũng không cảm thấy chán và một em
bé có trình độ còn non nớt cũng không thấy khó hiểu” Thật vậy, bản chất của
báo chí là phương tiện thông tin đại chúng Tất cả mọi người trong xã hội đều là đối tượng phục vụ của báo chí Báo chí là nơi họ tiếp nhận thông tin và cũng là nơi họ quần chúng bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình Một trong những chức
Trang 7năng của báo chí chính là định hướng dư luận xã hội, nếu ngôn ngữ báo chí không đại chúng thì có nghĩa là báo chí khó có thể thực hiện chức năng này
Báo chí ta ngày nay có phần lạm dụng tiếng nước ngoài và từ gốc ngoại Như một cái mốt lan tràn, người ta thích dùng tử vong hơn chết, mất, qua đời; thai phụ thay người đàn bà mang bầu; hồi gia chứ không trở về nhà; di lý xuất hiện nhiều hơn giải, áp giải, lao động bán thời gian chứ không làm việc ngày một buổi, nửa thời gian…vv, cái “mốt” này vô hình dung làm nghèo tiếng mẹ đẻ, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt
2.3 - Tính ngắn gọn
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc lựa chọn tiếp nhận nguồn thông tin nào đối với độc giả cũng thật là khó khăn Trong xã hội hiện đại con người đang bị “bội thực” thông tin, để không làm mất quy thời gian ít ỏi của độc giả ngôn ngữ báo chí cần phải ngắn gọn, súc tích Sinh thời Bác Hồ vẫn căn
dặn các nhà báo, vấn đề là không phải viết dài hay viết ngắn “dài nhưng mỗi
câu, mỗi chữ có một ý nghĩa, có một mục đích, không phải là rỗng tuếch” Bài
báo chỉ dài dòng “dây cà ra dây muống”, ngôn ngữ màu mè, thiếu trong sáng khi
nó không mang thông tin cần thiết đến cho người đọc.Trong tác phẩm Tuyên
ngôn độc lập chỉ cần một câu viết rất ngắn gọn tác giả đã nói lên đầy đủ cục diện
chính trị của đất nước Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị Hay trong một viết nhà báo Hữu Thọ chỉ rút một cái tít là Chạy thật hàm xúc mà đắt giá.
Một số các tiểu phẩm của nhà báo Hữu Thọ rất ngắn nhưng đầy chiêm nghiệm, đúc kết, nhưng cũng thực tiễn, có tính chiến đấu cao Khi thì ông đề cập đến
chuyện "Lại quả", "Mua tàu biển được tặng ô tô" chả khác gì thời đi học, trẻ con
"mua vở được tặng ruốc", vở xấu cũng mua, vì tiền bố mẹ chứ đâu phải tiền
mình Kết quả chỉ Nhà nước thiệt, còn cá nhân lợi lớn ("Gói ruốc và chiếc ô tô").
Ngôn ngữ báo chí cần súc tích, ngắn gọn Sự dài dòng có thể làm loãng thông tin, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc, người nghe Thêm vào đó, trong xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay, viết dài không phù hợp vì
Trang 8nó làm tốn thời gian, hạn chế dung lượng tiếp nhận thông tin của công chúng,
đó là chưa kể viết dài còn dễ mắc lỗi về ngôn ngữ (chính tả, văn phong…)
2.4- Tính cụ thể
Một tác phẩm báo chí dù có dung lượng dài hay ngắn cũng cố gắng truyền tải được lượng thông tin nhiều nhất, những câu hỏi cơ bản trong thông tin nói chung gồm:
- Chuyện gì đã xảy ra? (What?)
- Chuyện đó xảy ra ở đâu? (Where?)
- Chuyện đó xảy ra khi nào? (When?)
- Ai là người có liên qua (Who)
- Chuyện đó xảy ra như thế nào? (How?)
- Tại sao chuyện đó xảy ra? (Why?)
Những câu hỏi trên có nhiệm vụ làm sáng tỏ sự kiện, vấn đề, tình huống, con người… ở nhiều góc độ khác nhau Điều này làm cụ thể hóa thông tin mà tác giả cần truyền đạt và nó quy định tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí
Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí trước hết thể hiện ở chỗ cái mảng hiện thực được nhà báo phản ánh, tường thuật phải cụ thể, cặn kẽ đến từng chi tiết nhỏ Có như vậy người đọc, người nghe mới cảm giác là mình là người trong cuộc Bên cạnh đó, tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí còn nằm ở việc tạo ra sự xác định cho đối tượng được phản ánh
Thực tế cho thấy, mỗi sự kiện được phản ánh đều phải gắn liền với một không gian xác định, với những con người xác định Đây chính là những yếu tố tạo nên sự thuyết phục của thông tin, do đó trong báo chí người ta hạn chế đến mức tối đa việc dùng các từ ngữ, cấu trúc không xác định hay mơ hồ Việc cụ thể hóa thông tin không chỉ giúp người đọc hiểu đúng thông tin tiếp nhận và kiểm tra
độ chính xác của thông tin
Trang 9Trong phóng sự “Người hùng cắm bản”, tác giả Đỗ Doãn Hoàng đã viết
và tả về nỗi kinh hoàng của con vắt trên đường từ huyện lỵ Mường Nhé vào xã
ngã ba biên giới Sín Thầu; đọc xong, ai chưa từng lên đó cũng rùng mình như vừa trải qua một “cơn mưa” vắt kinh hoàng Anh đã viết như sau: “…Bởi, con đường từ huyện lỵ vào Sín Thầu thật đáng sợ Vắt ở những cánh rừng nguyên sinh này nó độc địa hơn bất cứ nơi nào khác Bởi nó có đủ vắt xanh, vắt đỏ, vắt vàng, con nào cũng ương bướng và dữ dội Trời lắc rắc mưa, vắt bắt đầu thức dậy, nó bám chi chít dọc cây lá ven đường như đám rễ tre Hễ có hơi người đi qua, chúng nhảy như nong tằm tấn công tanh tách, liu chiu! Mỗi con vắt mang một thứ màu ma quái, con nào ra đời sau bao giờ cũng quái đản hơn con ra đời trước Chúng như một thứ động vật biến đổi gen với các khả năng “phá huỷ thế giới” khủng khiếp trong phim viễn tưởng Cách duy nhất chống vắt bấu là chạy; chạy ra đến bờ suối thì dầm chân dưới nước (vắt không ở suối) cầm gói vôi bột với thuốc lào mà nện vào chân mình Nện một cái vắt buông mình rơi ra, thoắt cái mà người nó đã no tròn như cái bẹ cau con Vắt ta thoả chí buông mình xuống suối không quên bỏ lại trên chân người đi rừng những vệt máu không tài nào đông được, giống như một sự trả thù, như một tiếng cười mỉa…”
2.5 - Tính định lượng
Tính định lượng của báo chí là sự quy định về số lượng, dung lượng chữ nhất định trong một tác phẩm Các tác phẩm báo chí có tính định lượng về ngôn
từ vì chúng thường bị giới hạn trong một khoảng thời gian hay diện tích nhất định Vì thế, việc lựa chọn và sắp xếp các thành tố ngôn ngữ cần kỹ lưỡng, hợp
lý để phản ánh được đầy đủ sự kiện mà không vượt qua khung cho phép về không gian và thời gian
Hiện tại không ít cơ quan báo yêu cầu phóng viên, cộng tác viên viết tin, bài không được vượt quá một lượng chữ nhất định, nếu ai có “quá tay” thì biên tập viên có quyền “cắt, gọt” cho phù hợp với diện tích và cơ cấu một chương trình Báo Lao Động chẳng hạn, với một phóng sự, toà soạn yêu cầu viết không
Trang 10quá 1.500 từ (trừ những bài 2 kỳ), kèm theo 3 ảnh Đài Truyền hình Việt Nam, qui định các tin (trừ tin tường thuật), không quá 40 giây…vv
Tuy nhiên, do đặc thù của từng tờ báo, tính định lượng này có thể “co giãn” theo từng số tạp san cuối tuần, số đặc biệt thì có dung lượng lớn hơn; ví như tờ An ninh Thế giới, nếu viết phóng sự có độ dài dưới 2.000 từ thường bị chê là ngắn, không xứng “tầm” (tất nhiên còn phụ thuộc vào đề tài, sự kiện nhà báo cần phản ánh)!?
Tính định lượng của ngôn ngữ báo chí giúp cho nhà báo rèn luyện được thói quen chủ động trong việc sáng tạo tác phẩm
2.6 - Tính bình giá
Tính bình giá thể hiện quan điểm của tác giả về vấn đề được đua ra Các tác phẩm báo chí không chỉ đưa thông tin về các sự kiện, mà còn thể hiện công khai thái độ của tác giả đối với sự kiện thông qua sự bình giá Có lẽ trong các thể loại báo chí, chỉ có tin vắn, tin ngắn là ít hoặc không có tính bình giá mà thôi Sự bình giá này có thể là tích cực mà cũng có thể tiêu cực, song trong bất kỳ tình huống nào nó cũng được biểu đạt trực tiếp qua ngôn từ Những câu văn mang sắc thái bình giá của người viết chúng ta thường gặp trên trong các thể loại: phóng
sự, bình luận, xã luận, phóng sự, ghi chép… Nhiều bài báo đã bộc lộ thái độ, cảm xúc của của tác giả ngay ở tít bài, ví dụ: Bộc lộ thái độ phê phán một số vấn
đề nổi cộm như: “Sân Vinh nơi trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “Trong nhà
đã khổ, ngoài ngõ cũng phiền”, “Giáo dục Điện Biên: Cuộc hành quân tiến về… phía sau!?”;; “Chuyện buồn ở bản Vọng phu”; “Khóc vì… xe máy"; ‘Thuỷ điện nhỏ nhưng nguy hiểm lớn”; “Bệnh thành tích và tính mạng con người”…
2.7 - Tính biểu cảm
Tính biểu cảm của ngôn ngữ báo chí gắn liền với việc sử dụng các từ ngữ, lối nói mới lạ, giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân và do đó nó tạo ra sự sinh động hấp dẫn và gây ấn tượng đối với độc giả
Ngôn ngữ báo chí nếu không có tính biểu cảm thì những thông tin khô khan mà nó chuyển tải khó có thể được công chúng tiếp nhận như mong