Bình Thuận còn là vùng đất đặc biệt, là nơi hội tụ của rất nhiều dân cư từ khắp các tỉnh thành trên cả nước về sinh sống, là nơi có nhiều dân tộc sinh sống có nền văn hóa khá độc đáo như
Trang 2NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS LÊ TRUNG HOA
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Địa danh học là một ngành khoa học còn non trẻ ở Việt Nam Những vấn đề lý luận của nó còn nhiều ý kiến tranh luận khác nhau Tuy vậy, những thành tựu nghiên cứu về địa danh học bước đầu cũng rất đáng trân trọng Với niềm đam mê nghiên cứu một ngành học mới mẻ và niềm mong ước được khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn vùng đất nơi tôi sinh ra và lớn lên dưới góc nhìn ngôn ngữ học nên tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu là “Nghiên cứu địa danh tỉnh Bình Thuận”
Trong quá trình thực hiện luận văn tôi đã đón nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ, động viên, khuyến khích
Qua đây, tôi xin gởi lời cám ơn chân thành đến PGS TS Lê Trung Hoa
- giảng viên khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tâm chỉ bảo, góp ý, cung cấp nhiều tài liệu khoa học quý báu để tôi hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giảng dạy chuyên ngành Ngôn ngữ học cho lớp Cao học Lý luận ngôn ngữ khóa 19, trường ĐHSP tp Hồ Chí Minh đã trực tiếp truyền đạt cho tôi những kiến thức khoa học sâu sắc về Ngôn ngữ học và hướng dẫn, giảng giải cho tôi cách thức thực hiện luận văn tốt nghiệp một cách tận tình, chu đáo
Cảm ơn Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Bình Thuận, Ban giám hiệu trường Trung học phổ thông Đức Linh và quý thầy, cô giáo trong tổ Ngữ văn, trong trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Cảm ơn Thư viện tỉnh Bình Thuận, Ban Tuyên giáo các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, ông Lâm Tấn Bình - Giám đốc Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm tại huyện Bắc Bình, Bình Thuận; các anh Qua Đình Lang, Kinh Duy Trịnh (Tuy Phong) - là những người nghiên cứu tiếng Chăm đã góp ý, giúp đỡ tôi trong việc tìm kiếm những tư liệu cần thiết để hoàn thành nội dung luận văn
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đối với gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Luận văn còn nhiều thiếu sót, hạn chế, kính mong quý thầy cô tiếp tục chỉ dẫn để luận văn đạt kết quả tốt hơn Xin chân thành cảm ơn!
Bình Th uận, ngày 25 tháng 2 năm
2012
Nguyễn Văn Phụng
Trang 4M ỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
2.1 Tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam 2
2.2 Nghiên cứu địa danh ở Bình Thuận 4
3 Đối tượng nghiên cứu 4
4 Mục đích nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
5.1 Phương pháp thu thập, xử lý tư liệu 5
5.2 Phương pháp thống kê, phân loại 6
5.3 Phương pháp điền dã 7
5.4 Phương pháp so sánh, đối chiếu 7
5.4.1 So sánh, đối chiếu đồng đại 7
5.4.2 So sánh, đối chiếu lịch đại 7
5.5 Phương pháp khảo sát bản đồ 7
6 Giới hạn của đề tài 8
7 Bố cục của luận văn 8
Chương 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 9
1.1 Những tiền đề lý luận 9
1.1.1 Định nghĩa địa danh 9
1.1.2 Đối tượng nghiên cứu của địa danh học 13
1.1.3 Phân loại địa danh 14
1.2 Những tiền đề thực tiễn 19
1.2.1 Vài nét về lịch sử và địa giới hành chính tỉnh Bình Thuận 19
1.2.2 Tổng quan về địa lí, kinh tế, xã hội 24
1.2.3 Đặc điểm dân cư 29
1.2.4 Đặc điểm ngôn ngữ 33
1.2.5 Kết quả thu thập và phân loại địa hình ở tỉnh Bình Thuận 34
1.3 Tiểu kết 37
Chương 2 :ĐỊA DANH TỈNH BÌNH THUẬN 40
2.1 Phương thức định danh 40
Trang 52.1.1 Phương thức tự tạo 41
2.1.2 Phương thức chuyển hóa 48
2.2 Cấu tạo địa danh 52
2.2.1 Danh từ chung và tên riêng 53
2.2.2 Thành tố chung 56
2.2.3 Giải thích một vài danh từ chung và thành tố chung trong địa danh ở tỉnh Bình Thuận 60
2.2.4 Cấu tạo địa danh Bình Thuận 62
2.3 Một số nguyên nhân làm biến đổi địa danh 68
2.3.1 Nguyên nhân bên ngoài địa danh 69
2.3.2 Nguyên nhân bên trong địa danh 75
2.4 Đặc điểm chuyển biến của địa danh chỉ địa hình 78
2.4.1 Về nguồn gốc 79
2.4.2 Đặc điểm chuyển biến của địa danh chỉ địa hình 79
2.5 Đặc điểm chuyển biến của địa danh hành chính 82
2.5.1 Về nguồn gốc ngôn ngữ 82
2.5.2 Đặc điểm về quá trình chuyển biến địa danh hành chính 84
2.6 Đặc điểm chuyển biến của địa danh chỉ công trình xây dựng 88
2.6.1 Về nguồn gốc ngôn ngữ 89
2.6.2 Về quá trình chuyển biến của tên đường phố 90
2.7 Tiểu kết 91
Chương 3: NGUỒN GỐC - Ý NGHĨA CỦA MỘT SỐ ĐỊA DANH Ở BÌNH THUẬN VÀ GIÁ TRỊ PHẢN ÁNH HIỆN THỰC 93
3.1 Nguồn gốc ý nghĩa của một số địa danh ở Bình Thuận 93
3.1.1 Một số địa danh có nguồn gốc rõ ràng 93
3.1.2 Một số địa danh có nguồn gốc, ý nghĩa đang còn tranh cãi 97
3.2 Giá trị phản ánh hiện thực 102
3.2.1 Phản ánh lịch sử 103
3.2.2 Phản ánh về địa lí 105
3.2.3 Phản ánh kinh tế 106
3.2.4 Phản ánh về dân tộc học 107
3.2.5 Phản ánh về tín ngưỡng, tôn giáo 108
3.2.6 Phản ánh về văn học 109
3.2.7 Phản ánh về ngôn ngữ 109
3.2.8 Phản ánh về văn hóa 111
Trang 63.2.9 Phản ánh về giao thông 113
3.3 Tiểu kết 113
KẾT LUẬN 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
Trang 7BẢNG QUY ĐỊNH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
2 Quy ước cách viết tắt
Trang 8- Tp : thành phố
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Địa danh học là một ngành của ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu nguồn gốc, ý nghĩa, cấu tạo, các phương thức đặt địa danh và những biến đổi của địa danh Tác giả Lê Trung Hoa cho rằng “Địa danh là những từ hoặc ngữ, được dùng làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chánh, các vùng lãnh thổ và các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều” [48, tr 18]
Vì địa danh có quan hệ đến nhiều nhiều lĩnh vực (như sử học, địa lý học, địa lý lịch sử, dân tộc học, khảo cổ học, lịch sử ngôn ngữ, phương ngữ học …)
và có số lượng lớn trong môn từ vựng học nên việc nghiên cứu khá phức tạp
Thực tế, khảo sát các địa danh từ hai phương diện đồng đại và lịch đại giúp chúng ta khám phá ra nhiều thông tin khác nhau, ẩn chứa nhiều tầng văn hoá độc đáo Tác giả A.V.Superanxkaja viết : “Địa danh như đài kỷ niệm ngôn ngữ độc đáo và bảo giữ những thông tin về văn hoá (từ được sử dụng với tư cách là cơ sở tên gọi, căn cứ vào cách gọi tên, mối quan hệ của tên gọi với giá trị lịch sử - văn hoá của đối tượng) Nhiều địa danh cũng giống các tượng đài kiến trúc bất hủ, mặt vật chất, đặc thù của mình - là vật chất ngôn ngữ để từ đó xây dựng nên tên gọi Nhiều nhà nghiên cứu còn gọi địa danh là những “hoá thạch”,
những “trầm tích” để ta lần mở lại quá khứ Có thể coi địa danh học là mảnh đất
màu mỡ luôn hứa hẹn cho người nghiên cứu những phát hiện bất ngờ, thú vị Nghiên cứu địa danh chẳng những giúp ta hiểu biết các bức tranh toàn cảnh về
sự ra đời của một tộc người, một vùng đất, một dân tộc, về sự giao thoa tiếp xúc văn hóa, sự bảo lưu các giá trị văn hóa, lịch sử của một địa bàn trong những thời
kỳ lịch sử khác nhau mà còn phản ánh những biểu hiện của sự biến đổi và phát triển ngôn ngữ của dân tộc đó
Bình Thuận là địa danh chung chỉ vùng đất Nam Trung Bộ thời các đời chúa Nguyễn cho mở mang khai khẩn Những tên gọi Thuận Thành Trấn
Trang 10(1693), phủ Bình Thuận (1697), tỉnh Bắc Bình và tỉnh Bình Thuận (1967), tỉnh Bình Tuy (1968), tỉnh Thuận Hải (1975), tỉnh Bình Thuận (1991) … nói đến
sự biến đổi về địa danh trong sự hình thành và phát triển của vùng đất có địa hình đa dạng : vừa có địa hình miền núi, trung du, đồng bằng và vùng biển này
Bình Thuận còn là vùng đất đặc biệt, là nơi hội tụ của rất nhiều dân cư từ
khắp các tỉnh thành trên cả nước về sinh sống, là nơi có nhiều dân tộc sinh sống
có nền văn hóa khá độc đáo như Chăm, Raglai, Cơ Ho, Nùng, Mạ, Châu Ro, Tày, Hoa … Việc “gánh tên làng, tên xã trong những chuyến di dân”1
và nhiều địa danh mang dấu ấn các dân tộc Chăm, Cơ Ho … rất lý thú (Đa Kai, Tà Pứa, Phan Rí …) là những điểm khác biệt so với nhiều địa danh trong cả nước
Nghiên cứu địa danh tỉnh Bình Thuận cho tôi hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa, địa hình, những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử … của quê hương
Vì những vấn đề được đề cập ở trên, tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên
c ứu địa danh tỉnh Bình Thuận” cho luận văn thạc sĩ của mình
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
Trước năm 60 của thế kỷ XX, việc nghiên cứu địa danh chủ yếu là ghi chép, giải thích địa danh ở góc độ lịch sử - địa lý hay đơn thuần ở một góc độ nào đó Có thể kể ra một số tác phẩm tiêu biểu của dạng nghiên cứu địa danh phôi thai này là Dư địa chí (1435) của Nguyễn Trãi, Đại Việt sử ký toàn thư (thế
kỷ XV) của Ngô Sĩ Liên, Ô châu cận lục (1553) của Dương Văn An, Phủ biên
tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn, Lịch triều hiến chương loại chí (1809-1819) của
Phan Huy Chú, Gia Định thành thông chí (1820) của Trịnh Hoài Đức, Đại Nam nhất thống chí (1882) của Quốc sử quán triều Nguyễn, Từ vựng làng xã ở Bắc
Kỳ (1928) do Ngô Vi Liễn biên soạn…
1 Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm
Trang 11Từ những năm 60 (thế kỷ XX) địa danh học bắt đầu hình thành và có những tác phẩm đi sâu nghiên cứu địa danh dưới các góc độ văn hóa, ngôn ngữ,
địa lý, lịch sử Một số tác phẩm nổi bật là Đất Việt trời Nam (1960) của Thái Văn Kiểm, Đất nước Việt Nam qua các thời đại (1964) của Đào Duy Anh, Mối
liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông (1964) của
Hoàng Thị Châu, Thử bàn về địa danh Việt Nam của Trần Thanh Tâm và Một số
vấn đề về địa danh của Nguyễn Văn Âu…
Sự xuất hiện của các tác giả Lê Trung Hoa và Nguyễn Kiên Trường ghi lại những cái mốc quan trọng cho sự khẳng định một ngành khoa học hứa hẹn
nhiều triển vọng trong tương lai Các công trình Những đặc điểm chính của địa
danh ở thành phố Hồ Chí Minh (sau này in thành sách là Địa danh thành phố
Hồ Chí Minh, 1991; Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh, 2002) và Địa danh Việt Nam, 2006 của Lê Trung Hoa và công trình Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng của Nguyễn Kiên Trường là những công trình
nghiên cứu sâu sắc và bề thế nhất về địa danh hiện nay
Mấy năm trở lại đây một số luận án tiến sĩ, thạc sĩ nghiên cứu về địa danh
học được đánh giá cao là Nghiên cứu địa danh Quảng Trị (2003) của Từ Thu
Mai, Những đặc điểm chính của địa danh Đăk Lăk (2005) của Trần Văn Dũng, Văn hóa qua địa danh Việt ở tỉnh Đồng Nai (2006) của Võ Nữ Hạnh Trang, Những đặc điểm chính của địa danh ở Vĩnh Long (2008) của Nguyễn Tấn Anh
và Nghiên cứu địa danh tỉnh Đồng Nai (2009) của Nguyễn Thái Liên Chi
Ngoài ra còn có một số công trình về từ điển địa danh đáng chú ý như Sổ
tay địa danh Việt Nam (1995) của Đinh Xuân Vịnh, Sổ tay địa danh Việt Nam
(1998) của Nguyễn Dược - Trung Hải, Từ điển bách khoa địa danh Hải Phòng (1998) do Ngô Đăng Lợi chủ biên hay Từ điển địa danh thành phố Sài Gòn - Hồ
Chí Minh (2003) do Lê Trung Hoa chủ biên
Các công trình nghiên cứu trên đây khẳng định ta đã xác lập được những
cơ sở lý luận, đối tượng và các phương pháp nghiên cứu địa danh làm tiền đề để tiến hành nghiên cứu chuyên sâu hơn về ngành học mới mẻ và hấp dẫn này
Trang 122.2 Nghiên cứu địa danh ở Bình Thuận
Cho đến nay các công trình nghiên cứu về địa danh ở Bình Thuận còn rất
sơ lược Có thể kể một số công trình như Địa bạ triều Nguyễn - phần Bình
Thuận (1996) của Nguyễn Đình Đầu, Địa danh ở tỉnh Bình Thuận, (2005, Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Sở) của nhà văn Phan Minh Đạo, Bản sắc truyền thống
Bình Thuận qua các địa danh hành chính - lịch sử - cách mạng - kháng chiến - dân gian trên địa bàn thành phố Phan Thiết (2005) do nhóm tác giả Lâm Quang
Hiền, Phan Minh Đạo, Đỗ Quang Vinh biên soạn, Huyền thoại xứ biển - đất
phương nam Bình Thuận của Phan Chính, Lịch sử truyền thống các địa phương trong tỉnh do các huyện, thị xã, thành phố biên soạn phục vụ công tác giáo dục
truyền thống
Như thế, đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu địa danh tỉnh Bình Thuận một cách hệ thống về khía cạnh ngôn ngữ Do đó, việc tiến hành nghiên cứu địa danh Bình Thuận về mặt ngôn ngữ là cần thiết và hữu ích
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ hệ thống địa danh tỉnh Bình Thuận Đó là, địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên hay còn gọi là địa danh địa hình (như tên núi, đồi, sông, lạch, gò, bãi …), địa danh là các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều (như tên cầu, cống, chợ, đường phố, công viên…), địa danh chỉ các đơn vị hành chính (như tên ấp, xã, phường, huyện …), địa danh chỉ các vùng lãnh thổ không có ranh giới rõ ràng (như vùng cổng Chữ
Y, khu Lê Hồng Phong, xóm Đạo, chiến khu Lê …)
4 Mục đích nghiên cứu
Luận văn này là sự thể nghiệm lần đầu trong nghiên cứu địa danh ở Bình Thuận Trên kết quả khảo sát, thống kê, phân tích hệ thống địa danh chúng tôi tập trung tìm hiểu đặc điểm về cấu tạo và phương thức định danh, những chuyển biến về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, cũng như ý nghĩa, nguồn gốc của địa danh tỉnh
Trang 13Bình Thuận Địa danh học là một khoa học còn trẻ ở nước ta, nội dung luận văn
mô tả những địa danh thuần Việt, Hán Việt, địa danh một số dân tộc thiểu số … nhằm minh họa thêm một số vấn đề lý luận của địa danh học Mặt khác, luận văn còn làm rõ các giá trị phản ánh hiện thực, mối quan hệ giữa địa danh với các ngành khoa học khác như địa lý, khảo cổ, văn hóa, nhân chủng, xã hội, dân tộc học
5 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở các nguyên tắc là phải am hiểu địa bàn, địa hình nghiên cứu, tìm các hình thức cổ của địa danh, thận trọng trong việc vận dụng các phương pháp ngôn ngữ học khi phân tích địa danh, trong luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
5.1 Phương pháp thu thập, xử lý tư liệu
Đây là bước đầu tiên trong nghiên cứu địa danh của chúng tôi Chúng tôi tiến hành thu thập, xử lý địa danh trên các nguồn tư liệu khác nhau như sau :
5.1.1 Các nguồn tư liệu lưu trữ hành chính từ xưa đến nay của các địa phương có liên quan đến địa danh tỉnh Bình Thuận Phần lớn các tư liệu này lưu giữ trong niên giám, hồ sơ lưu trữ của cơ quan hành chính nhà nước, tác phẩm biên khảo đánh máy hoặc viết tay Đây đều là những tài liệu có tính pháp lý, tính chính xác cao giúp người thu thập tư liệu hiểu được ngọn nguồn sự ra đời, mất
đi của các địa danh, đặc biệt là địa danh hành chính
5.1.2 Các loại bản đồ về địa hình, hành chính, kinh tế, quân sự giúp chúng tôi rất nhiều trong việc xác định tọa độ, vị trí, địa điểm các địa danh, hiểu
rõ hơn sự xuất hiện, phân bố địa danh trên các địa bàn và từ đó xác định các yếu
tố chung của các nhóm địa danh trong tỉnh Các loại bản đồ theo từng thời kỳ khi tiến hành so sánh, đối chiếu cho chúng ta thấy được sự ra đời, chuyển biến, mất đi, xuất hiện mới của các địa danh cả về mặt ngữ âm và ngữ nghĩa
5.1.3 Các loại sách báo, tác phẩm văn học viết về địa phương là những tư liệu quý giá giúp chúng tôi hiểu được nguồn gốc, ý nghĩa của các địa danh Các
Trang 14sách lịch sử địa phương, biên khảo về địa phương do chính người trong tỉnh biên soạn, sáng tác gắn liền với cuộc sống của họ nên độ chính xác và sâu sắc rất cao Đọc các tác phẩm của Phan Minh Đạo, Võ Nguyên, Lê Nguyên Ngữ, Nguyễn Hiệp, Phan Chính … chúng tôi tìm thấy trong đó nhiều nội dung bàn về địa danh
lý thú, mới mẻ và độc đáo
5.1.4 Tư liệu điền dã được thu thập và xử lý thông qua các lần đi thực tế Chúng tôi đã có nhiều chuyến đi điền dã về với vùng thôn quê của huyện Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân, La Gi, Tánh Linh và Đức Linh Các già làng, trưởng bản mà chúng tôi gặp thưa chuyện, phỏng vấn đều trả lời khá đấy đủ các chi tiết về sự hình thành, chuyển biến của một số địa danh mà nếu chỉ dựa tư liệu sách vở thật khó lòng biết hết ý nghĩa, nguồn gốc của chúng
5.1.5 Sách lý luận chuyên đề về địa danh học, từ vựng học liên quan đến địa danh và các loại từ điển khác nhau là những tài liệu hết sức quan trọng giúp chúng tôi có cơ sở lý luận vững chắc, xác định đúng hướng nghiên cứu, thu hẹp thời gian trong công việc nghiên cứu và giải thích được nguồn gốc, ý nghĩa của từng địa danh cần tìm
5.2 Phương pháp thống kê, phân loại
Trên cơ sở các nguồn tư liệu đã thu thập và xử lý bước đầu, chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại và miêu tả các địa danh Để có nhận định chính xác nhất chúng tôi thống kê 3022 địa danh các loại Từ việc phân ra từng loại địa danh, chúng tôi rút ra đặc điểm riêng của từng loại và đặc điểm mang tính khái quát chung cho địa danh của toàn tỉnh Địa danh từng loại được phân ra cụ thể là địa danh chỉ địa hình, địa danh hành chính, địa danh thuần Việt, địa danh Hán Việt, địa danh có nguồn gốc các dân tộc thiểu số… Từ đây, các đặc điểm về cấu tạo địa danh, phương thức định danh, những chuyển biến của địa danh được
người viết miêu tả, kết luận có cơ sở khoa học
Trang 155.3 Phương pháp điền dã
Là phương pháp thu thập thông tin định tính rất có giá trị trong nghiên cứu địa danh Chúng tôi đã về với vùng dân tộc Chăm, Raglai ở Bắc Bình, Tuy Phong, với bà con dân tộc Cơ Ho, Châu Ro tại Tánh Linh, Đức Linh và đến với
bà con dân tộc Kinh trên các vùng quê khác nhau để khảo sát, điều tra tên một
số địa danh ban đầu Các chuyến đi đạt hiệu quả cao trong việc xác định thời gian, các lý do đặt tên cho các địa danh Đặc biệt các địa danh có nguồn gốc dân tộc Chăm, Cơ Ho, phương pháp điền dã giúp cho người nghiên cứu tìm ra được nguồn gốc, ý nghĩa mang tính thực tiễn và tính khoa học cao
5.4 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Muốn thấy được các điểm tương đồng và dị biệt trong đặc điểm địa danh
ta phải sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu Phương pháp này có hai nội dung là so sánh, đối chiếu đồng đại và so sánh, đối chiếu lịch đại
5.4.1 So sánh, đối chiếu đồng đại
Đây là phương pháp tìm ra nét tương đồng và dị biệt của địa danh vùng
này so với vùng khác trong thời điểm hiện tại Ví dụ: yếu tố Đa (Đạ) xuất hiện
nhiều trong địa danh Bình Thuận và Đồng Nai bởi có các cộng đồng dân tộc Cơ
Ho, Châu Ro sinh sống (các huyện giáp ranh), nhưng các yếu tố gốc Chăm như
Phan, Cà trong các địa danh Bình Thuận thì ít được tìm thấy trong các địa danh tỉnh Đồng Nai
5.4.2 So sánh, đối chiếu lịch đại
Đây là phương pháp dùng để xác định nguồn gốc và ý nghĩa ban đầu của địa danh Nó nghiên cứu sự biến chuyển ngữ âm của tiếng Việt và các quy luật biến đổi ngữ âm của địa danh ấy trong lịch sử phát triển của xã hội Luận văn này có sử dụng phương pháp này ở mức độ hạn chế, trong các trường hợp cụ thể
5.5 Phương pháp khảo sát bản đồ
Trang 16Do đặc điểm cấu tạo địa danh ở Bình Thuận là có nhiều địa danh Chăm,
Cơ Ho và có gốc Chăm, Cơ Ho … nên chúng tôi sử dụng phương pháp khảo sát bản đồ để so sánh, đối chiếu theo diện đồng đại nhằm tìm ra những loại địa danh
có tần số xuất hiện nhiều ở một địa bàn để tập trung tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của từng nhóm địa danh Ở Bình Thuận các địa danh mang yếu tố Tà, Phan, Hàm, Cà, Đa (Đạ) đứng trước (Tà Pao, Phan Thiết, Hàm Tân, Cà Ná, Ma ó…)
… xuất hiện nhiều tại các vùng có đồng bào dân tộc Chăm và Cơ Ho sinh sống Phương pháp này cũng có thể khảo sát, đối chiếu các bản đồ theo lịch đại để nhận ra các địa danh cũ đã biến mất, một số địa danh mới xuất hiện, những thay đổi về ngữ âm, chữ viết rất lý thú
Địa danh học liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau như ngôn ngữ học, địa lý học, dân tộc học, xã hội học, văn hóa học, lịch sử học … Do đó, việc nghiên cứu địa danh phải vận dụng phương pháp tổng hợp, liên ngành và đa ngành Nếu chỉ dừng lại ở một vài phương pháp đơn thuần chúng ta sẽ gặp không ít khó khăn khi kết luận tính khoa học, chính xác, tính rõ ràng của vấn đề
6 Gi ới hạn của đề tài
Luận văn tập trung mô tả, khảo sát, thống kê, phân tích, tìm hiểu hệ thống địa danh về mặt ngôn ngữ trên diện đồng đại và sơ khởi tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa địa danh thuộc vùng dân tộc thiểu số khá độc đáo, lý thú như Chăm,
Raglai, Cơ Ho trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính gồm có ba chương:
Chương 1 : Những tiền đề lý luận và thực tiễn
Chương 2 : Cấu tạo và đặc điểm về mặt chuyển biến địa danh tỉnh Bình Thuận
Chương 3 : Nguồn gốc, ý nghĩa của một số địa danh ở Bình Thuận và giá trị phản ánh hiện thực
Trang 17Chương 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Những tiền đề lý luận
1.1.1 Định nghĩa địa danh
Địa danh là vấn đề hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận khác nhau Địa danh cùng với tộc danh (ethnonymie) và nhân danh (anthroponmie) là ba bộ phận của danh học Từ địa danh học Toponymie xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ (tức là môn tìm hiểu tên gọi các địa phương hay tên gọi địa lý) Địa danh lại có thể chia thành các ngành như : địa danh địa lý, địa danh lịch sử, địa danh văn hóa Vậy địa danh là gì? Dưới đây chúng tôi điểm lại các định nghĩa về địa danh của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước
Các tác giả Dương Thị The, Phạm Thị Thoa [10, tr 11] khẳng định “Địa danh của một vùng hay của một nước là tổng thể các tên riêng đặt ra để gọi các đơn vị địa lý tự nhiên hay nhân văn của vùng ấy hay nước ấy”
Theo tác giả A V Superanskaja “Địa danh là tên gọi các địa điểm được biểu thị bằng những từ riêng Đó là các tên gọi địa lý, địa danh hay toponymia”… “Những địa điểm, mục tiêu địa lý đó là những vật thể tự nhiên hay nhân tạo với sự định vị xác định trên bề mặt trái đất, từ những vật thể lớn nhất (các lục địa và đại dương) cho đến những vật thể nhỏ nhất (những ngôi nhà, vườn cây đứng riêng lẻ) đều có tên gọi [117, tr 1 và 13]
Từ điển Bách khoa toàn thư Encyclopoedia Britannica [136] định nghĩa
“Địa danh là từ hoặc cụm từ được dùng để chỉ hoặc xác định một vị trí địa lý như thị trấn, sông ngòi, núi non Việc phân loại địa danh cần phải dựa vào từ nguyên, dựa trên sự nghiên cứu lịch sử, thông tin địa lý Địa danh học chia địa danh ra làm hai nhánh : tên gọi các khu vực cư trú (habitation names) và tên gọi những điểm đặc trưng (feature names) Tên gọi các khu vực cư trú được dùng để
chỉ một địa điểm mà con người sinh sống, sinh hoạt (như các khu dân cư, đơn vị hành chính, các công trình xây dựng…) Còn tên gọi những điểm đặc trưng là tên gọi chỉ các thực thể địa lý (như ao, hồ, sông, núi, đồng ruộng …)
Trang 18Còn G M Kert lại viết : “Địa danh là tên gọi được đặt cho các đối tượng địa lý, ra đời trong khu vực có người sinh sống, được tạo ra bởi một cộng đồng dân cư, một tộc người Chúng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày và các hoạt động chính trị - xã hội ở nơi đó [cf 69, tr.16]
Nhìn tổng thể các tác giả nước ngoài quan niệm địa danh là tên gọi các đối tượng địa lý, tức là chỉ nhìn địa danh ở nét khái quát nhất, cái nhìn thấy bên ngoài rõ nhất trong nội hàm của khái niệm thuật ngữ này theo hướng tiếp cận riêng của mỗi người
Một số nhà nghiên cứu Việt Nam cũng thể hiện quan điểm của riêng mình
về khái niệm địa danh
Trên cơ sở cách hiểu của A V Superanskaja - nhà nghiên cứu địa danh nổi tiếng của Xô-viết, nhà nghiên cứu Từ Thu Mai cho rằng : “Địa danh là những từ ngữ chỉ tên riêng của các đối tượng địa lý có vị trí xác định trên bề mặt trái đất Mặc dù nằm trong hệ thống những loại hình khác nhau nhưng các đối tượng địa lý bao giờ cũng xuất hiện trong thực tế với những cá thể độc lập” [127, tr 19]
Theo Nguyễn Kiên Trường “Địa danh là tên riêng chỉ các đối tượng địa lý
tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất” [63, tr 16]
Trần Văn Dũng viết “Địa danh là tên gọi những đối tượng địa lý tự nhiên
và địa lý do con người kiến tạo” … “Các đối tượng do con người kiến tạo (có thể gọi là địa lý nhân văn) bao gồm : địa lý nơi cư trú, địa lý chỉ các công trình xây dựng” [126, tr.15]
Nhà nghiên cứu ngôn ngữ Hoàng Thị Châu khẳng định “Địa danh hay là tên địa lý (toponym, geographical name) là tên vùng, tên sông, tên núi, là tên gọi các đối tượng địa hình khác nhau, tên nơi cư trú, tên hành chính, … được con người đặt ra” [145]
Bùi Đức Tịnh cho rằng “Địa danh là một danh từ có nghĩa tổng quát để chỉ tên gọi các loại vật thể tự nhiên được phân biệt về phương diện địa lý, các vị
Trang 19trí cần phân biệt trong sinh hoạt xã hội và các đơn vị được xác định trong các tổ chức hành chính hay quân sự” [2, tr 10]
Trong cuốn Một số vấn đề về địa danh Việt Nam (2008), tác giả Nguyễn
Văn Âu viết : “Địa danh học (Toponymie) là một môn khoa học chuyên nghiên cứu về tên địa lý các địa phương Địa danh chính là tên gọi địa lý các địa phương” [74, tr 5]
Một số tác giả thường định nghĩa địa danh bằng cách chiết tự “địa danh”
có nghĩa là tên đất Đào Duy Anh trong Hán - Việt từ điển cho rằng địa danh là
“tên các miền đất” (nom de terre) [14, tr.268] Còn nhà ngôn ngữ học Hoàng Phê lại cho rằng “Địa danh là tên đất, tên địa phương” [22, tr 314] Các tác giả
của Từ điển Bách khoa Việt Nam thì cho rằng “Địa danh là tên gọi các lãnh thổ,
các điểm quần cư (làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố), các quốc gia, các châu lục, các núi, đèo, cao nguyên, thung lũng, đồng bằng, châu thổ, sông, hồ, vũng, vịnh, biển, eo biển, đại dương có tọa độ địa lý nhất định ghi lại trên bản đồ Địa danh
có thể phản ánh quá trình hình thành, đặc điểm của các yếu tố tự nhiên và lịch sử với những nét đặc sắc về kinh tế, xã hội của các lãnh thổ” [98, tr 780]
Kết hợp với quan điểm địa lý, lịch sử và ngôn ngữ học, tác giả Hoàng Văn
Ma xem địa danh là “tên gọi địa hình, địa vật, địa điểm cư tụ dân cư … trong một khu vực, một lãnh thổ nhất định được cộng đồng người nói thừa nhận và được chuẩn hóa và cần được chuẩn hóa” [26, tr 202]
Trong bài Địa danh học và việc nghiên cứu địa danh các tỉnh Trung Trung Bộ, tác gải Hoàng Tất Thắng viết : “Địa danh là tên gọi của địa hình thiên
nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ nào đó” [23]
Người có nhiều công trình nghiên cứu về địa danh hiện nay - PGS TS Lê Trung Hoa thì cho rằng “Địa danh là những từ hoặc ngữ, được dùng làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ và các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều Trước địa danh ta có thể
Trang 20đặt một danh từ chung chỉ tiểu loại địa danh đó : sông Hương, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), vùng Ba Vì, thành phố Cần Thơ, đường Nguyễn Du …” [48, tr 18]
Địa danh là một khái niệm rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khoa học khác nhau Ví như chỉ nói đến địa danh địa lý thôi thì nó đã nghiên cứu các hiện tượng địa lý tự nhiên, các đối tượng địa lý kinh tế rồi, huống hồ còn các ngành nhỏ như địa danh lịch sử, địa danh văn hóa nữa… cho nên các quan điểm về địa danh trên đây tuy đã có cái nhìn khá sát với bản chất của vấn đề song chưa nói hết được nội hàm của khái niệm Các từ điển trong và ngoài nước đều định nghĩa địa danh ở tầm quá khái quát, chỉ thấy địa danh liên quan và dùng cho đất mà chưa thấy địa danh còn dùng để gọi tên các vùng lãnh thổ, các công trình xây dựng… Có định nghĩa đi sâu vào cái cụ thể mà không
khái quát được vấn đề nên thiếu nội dung quan trọng (Từ điển Bách khoa Việt
Nam, thiếu các đơn vị hành chính, kinh tế, một số tên địa hình thiên nhiên, lại thừa vì kể ra hàng loạt tên các đơn vị hành chính, kinh tế, một số tên địa hình thiên nhiên nhưng chưa đủ …) Quan điểm của các tác giả Nguyễn Kiên Trường
và Trần Văn Dũng có nhiều nét tương đồng Trong định nghĩa của Từ Mai Thu
và A V Superanskaja cụm từ “đối tượng địa lý” để chỉ các địa danh do con người kiến tạo cho ta thấy chưa thật sự chính xác Riêng định nghĩa của Hoàng Thị Châu tính khái quát không cao chỉ thiên về cái khả năng định danh trong ngôn ngữ của địa danh Còn Nguyễn Văn Âu tập trung nhiều đến các đối tượng thiên nhiên mà ít chú ý đến địa danh nhân tạo cho nên định nghĩa ấy thật chưa khái quát hóa vấn đề
Để định nghĩa địa danh theo chúng tôi cần phải làm sáng tỏ khía cạnh định danh của nó và diễn đạt chính xác nội hàm của khái niệm Tức, địa danh là dùng để gọi tên các đối tượng nhằm để phân biệt đối tượng này với đối tượng,
sự vật khác và tính khoa học của khái niệm thể hiện như thế nào
Địa danh liên quan đến nhiều lĩnh vực như địa lý học, sử học, dân tộc học,
xã hội học, khảo cổ học, lịch sử ngôn ngữ, nó là một bộ phận của danh học - một
Trang 21bộ phận của ngôn ngữ học nhưng nó cũng rất thiết thân với đời sống con người,
do con người đặt ra nên các định nghĩa trên đây chưa lột tả hết nội hàm của khái niệm, còn máy móc, rập khuôn
Chúng tôi nhận thấy định nghĩa địa danh của tác giả Lê Trung Hoa dựa theo tiêu chí loại hình là xác đáng hơn cả : “Địa danh là những từ hoặc ngữ được dùng để đặt tên riêng của địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ và các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều” [48, tr 18] Đây cũng là tiền đề, nội dung lý luận làm cơ sở cho nội dung ngiên cứu của luận văn này
1.1.2 Đối tượng nghiên cứu của địa danh học
Khi muốn tìm hiểu một ngành khoa học nào đó ta phải xác định được đối tượng của ngành khoa học đó Xác định đúng đối tượng giúp cho việc nghiên cứu đúng mục tiêu, tiết kiệm thời gian Mới nhìn ta nghĩ đơn giản đối tượng của địa danh học là địa danh Nhưng thực tế đối tượng của địa danh rất phong phú, thậm chí phức tạp nữa Đối tượng của địa danh bao gồm các đối tượng tự nhiên
và các đối tượng nhân tạo Vậy những tên gọi của đình, chùa, miếu, miễu, nhà
thờ, nhà hát, công ty, trường học, cơ quan, bệnh viện, viện, khách sạn, nhà hàng
… chúng có phải là những địa danh không?
Đọc một số công trình nghiên cứu như Từ điển bách khoa địa danh Hải
Phòng, Từ điển Hà Nội - Địa danh, các tác giả này cho rằng các công trình thiên
về không gian ba chiều như tên đình, chùa, miếu, miễu, nhà thờ, nhà hát, công
ty, trường học, cơ quan, bệnh viện, viện, khách sạn, nhà hàng … là những địa
danh Các quan điểm này không được phần lớn giới nghiên cứu đồng tình Như chúng ta đã biết, địa danh xét về mặt bản chất cấu tạo là một đơn vị từ ngữ,
có chức năng định danh sự vật, do đó, địa danh là một bộ phận của từ vựng Mà ngành từ vựng học có một ngành nhỏ là danh xưng học (onomasiologie) chuyên nghiên cứu tên riêng chia làm ba nhánh nhỏ là nhân danh học, hiệu danh học và địa danh học Nhân danh học thì nghiên cứu tên riêng của người (gồm họ, tên đệm, tên chính, tự, hiệu, bút danh …), hiệu danh học nghiên cứu tên các thiên
Trang 22thể, nhãn hiệu, biển hiệu … và địa danh học cũng nghiên cứu tên riêng nhưng liên quan đến một vùng lãnh thổ nhất định và có tính bền vững Như vậy, địa danh học chuyên nghiên cứu về nguồn gốc, ý nghĩa và những chuyển biến của địa danh Tức là, đối tượng nghiên cứu của địa danh học là những từ ngữ được dùng để đặt tên riêng của địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chính, các công trình xây dựng, các vùng lãnh thổ thiên về không gian hai chiều Cũng có nghĩa
là địa danh học và hiệu danh học có đối tượng nghiên cứu không giống nhau Từ
đây chúng ta dễ hiểu vì sao các tên gọi của đình, chùa, miếu, miễu, nhà thờ, nhà
hát, công ty, trường học, cơ quan, bệnh viện, viện, khách sạn, nhà hàng … nhiều
nhà nghiên cứu không cho là những địa danh Chúng tôi thống nhất với cách lý giải rất thuyết phục với tiêu chí rõ ràng của tác giả Lê Trung Hoa rằng “Tên các công trình thiên về không gian hai chiều là địa danh, còn tên các công trình thiên về không gian ba chiều là hiệu danh” [48, tr 14-15]
1.1 3 Phân loại địa danh
Phân loại địa danh là việc phân chia địa danh thành các kiểu nhóm khác nhau, dựa trên những đặc tính cơ bản của chúng Mục đích của việc phân loại địa danh ra các kiểu, các nhóm khác nhau là để tiến hành phân tích, đánh giá trong nghiên cứu được nhanh chóng, thuận lợi, đạt hiệu quả cao hơn Việc phân loại địa danh cho đến nay vẫn còn là vấn đề khá phức tạp và chưa có cách phân loại nào thống nhất giữa các nhà nghiên cứu trong nước
Dựa vào hai tiêu chí ngữ nguyên và đối tượng mà địa danh phản ánh các nhà nghiên cứu địa danh phương Tây và Xô-viết có những cách phân chia địa danh khác nhau Theo Lê Trung Hoa, nhà địa danh học người Pháp A Dauzat,
trong cuốn La toponymie Fracaise mặc dù không lập bảng phân loại cụ thể nhưng trong nội dung nghiên cứu tác giả đã chia địa danh ra làm bốn phần là : i)
Vấn đề những cơ sở tiền Ấn - Âu; ii) Các danh từ tiền Latinh về nước trong thủy danh học; iii) Các từ nguyên Gô-Loa - La-mã; iv) Địa danh học Gô-loa - La-mã của vùng Auvergne và Valay [48, tr.49] Cũng theo Lê Trung Hoa, trong cuốn Les noms de lieux tác giả Charles Rostaing chia cuốn sách ra 11 chương để
Trang 23nghiên cứu địa danh Đó là : i) Những cơ sở tiền Ấn-Âu; ii) Các lớp tiền
Xên-tich; iii) Lớp Gô-loa; iv) Những phạm vi Gô-loa - La-mã; v) Các sự hình thành La- mã; vi) Những đóng góp của tiếng Giéc-manh; vii) Các hình thức của thời phong kiến; viii) Những danh từ có nguồn gốc tôn giáo; ix) Những hình thái hiện đại; x) Các địa danh và tên đường phố; xi) Tên sông và núi
A.V Superanskaja trong cuốn Chto takoe toponimika chia địa danh ra làm
7 loại : i) Phương danh; ii) Thủy danh; iii) Sơn danh; iv) Phố danh; v) Viên
danh (tên các quảng trường, công viên); vi) Lộ danh (tên các đường phố); vii) Đạo danh (tên các đường giao thông trên đất, dưới đất, trên nước, trên không)
Trên đây là các quan điểm về phân loại địa danh của các nhà nghiên cứu địa danh nước ngoài Nhìn chung họ xác định tiêu chí phân loại chưa rõ ràng nên cách phân loại mang tính khái quát không cao, đôi khi gây rắc rối Vậy các tác giả trong nước phân loại địa danh như thế nào?
Đặng Xuân Bảng (1828 – 1910) là người đầu tiên đưa ra vấn đề phân loại
địa danh trong cuốn Sử học bị khảo, phần Địa lý khảo [16, tr 44-47] Tiếp đến
là Hoàng Thị Châu với quan điểm phân loại địa danh ra hai hệ thống tiểu địa danh (tên thôn xóm, gò đồi, khe suối, đầm hồ …) và đại địa danh (tên lục địa, đại dương, nước, vùng, thủ đô, thành phố, sông, biển, …) [145]
Trần Thanh Tâm trong “Thử bàn về địa danh Việt Nam” [121, tr 60-73]
thì chia địa danh Việt Nam ra làm sáu loại gồm : i) Loại đặt theo địa hình và đặc
điểm; ii) Loại đặt theo vị trí không gian và thời gian; iii) Loại đặt theo tín ngưỡng, tôn giáo; iv) Loại đặt theo hình thái, đất đai, khí hậu; v) Loại đặt theo
Trang 24đặc sản, nghề nghiệp và tổ chức kinh tế; vi) Loại đặt theo sinh hoạt xã hội Nhà
nghiên cứu Nguyễn Văn Âu lại phân loại địa danh theo ba cấp : loại, kiểu và dạng Trong đó có hai loại (tự nhiên và kinh tế-xã hội), 7 kiểu địa danh là thủy danh, sơn danh, lâm danh, làng xã, huyện thị, tỉnh, thành phố và quốc gia và 12 dạng địa danh là sông ngòi, hồ đầm, đồi núi, hải đảo, rừng rú, truông, trảng, làng, xã, huyện, quận, thị trấn, tỉnh, thành phố và quốc gia [74, tr 5-6]
Tác giả Trần Văn Dũng chia địa danh Đăk Lăk thành hai nhóm : nhóm địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên và nhóm địa danh chỉ các đối tượng do con người tạo nên (địa danh nơi cư trú và công trình xây dựng) Dựa vào tiêu chí
ngữ nguyên tác giả phân loại địa danh thành năm loại : i) Loại địa danh gốc bản
địa (đặt theo cách và tiếng nói dân tộc thiểu số, những người dân bản địa); ii) Loại địa danh thuần Việt; iii) Loại địa danh Hán Việt; iv) Loại địa danh gốc khác; v) Loại địa danh chưa xác định được nguồn gốc Căn cứ vào ý nghĩa của
địa danh tác giả lại chia địa danh ra làm hai loại là loại địa danh có ý nghĩa rõ ràng và địa danh mang tính võ đoán hoặc còn nhiều ý kiến chưa thống nhất [126,
tr 21-22]
Nguyễn Kiên Trường khi nghiên cứu địa danh Hải Phòng đã dựa vào ba tiêu chí : tiêu chí loại hình, tiêu chí nguồn gốc ngữ nguyên và tiêu chí chức năng giao tiếp Với tiêu chí loại hình tác giả chia làm hai nhóm là : địa danh chỉ đối tượng địa lý tự nhiên và địa danh chỉ đối tượng địa lý nhân văn Trong đó, nhóm
địa danh chỉ đối tượng địa lý nhân văn gồm các tiểu nhóm : i) Nhóm địa danh cư
trú - hành chính và các địa dnah gắn với hoạt động của con người, do con người tạo nên; ii) Nhóm địa danh đường phố và địa danh chỉ công trình xây
dựng Với tiêu chí nguồn gốc ngữ nguyên, tác giả phân chia địa danh thành các
tiểu loại : i) Địa danh Hán – Việt; ii) Địa danh Thuần - Việt; iii) Địa danh có
nguồn gốc tiếng Pháp; iv) Địa danh có nguồn gốc từ phương ngữ Quảng Đông; v) Địa danh có nguồn gốc khác như Tày-Thái, Việt-Mường…; vi) Địa danh có nguồn gốc hỗn hợp; vii) Địa danh chưa xác định được nguồn gốc [63, tr 41-45]
Trang 25Đáng chú ý hơn cả là quan điểm phân loại dựa vào các tiêu chí theo đối tượng (tự nhiên/không tự nhiên) và tiêu chí ngữ nguyên của tác giả Lê Trung Hoa [48, tr 15-17] Theo đó, dựa vào tiêu chí đối tượng địa danh được chia thành hai nhóm : i) Địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên (địa danh chỉ địa hình); ii) Địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo gồm ba tiểu loại là địa danh chỉ các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều, địa danh hành chính và địa danh vùng (chưa có ranh giới rõ ràng) Theo tiêu chí ngữ nguyên địa danh chia thành : i) Địa danh thuần Việt; ii) Địa danh Hán Việt; iii) Địa danh bằng các ngôn ngữ dân tộc thiểu số (Chăm, Khmer, Ba Na, Ê Đê, Gia Rai, Tày, Thái, Mường…); iv) Địa danh ngoại ngữ (chủ yếu là địa danh gốc Pháp, ngoài ra còn
có gốc Indonesia, Malaysia)
Từ việc liệt kê các quan điểm phân loại địa danh của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi có mấy nhận xét như sau:
Cách phân loại của Đặng Xuân Bảng còn rất sơ lược Các tác giả Hoàng
Thị Châu và Trần Thanh Tâm xác định phương thức đặt địa danh và cách phân loại chưa cụ thể, thiếu rõ ràng Nguyễn Văn Âu phân loại dựa vào đặc điểm địa
lý - xã hội nhưng cách phân loại không lôgich, trùng lặp và rối rắm Ví như cách gọi “địa danh tự nhiên” và “địa danh kinh tế - xã hội” chưa ổn, mà chỉ chia địa
danh ra làm hai loại thì trên thì một số địa danh thuộc vùng như miền Đông Nam
Bộ, khu Văn Thánh, miệt Cao Lãnh … hoặc địa danh chỉ các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều như cầu Lê Hồng Phong, đường Nguyễn Tất Thành, công viên Lê Thị Riêng không biết chia ở loại nào…Trần Văn Dũng không dùng tên địa danh hành chính trong khi phân loại và tác giả cho rằng các đơn vị dưới phường, xã, thị trấn như thôn, buôn, ấp … đều không phải là đơn vị
hành chính Cũng theo Trần Văn Dũng, tên gọi và cách đặt tên gọi các điểm dân
cư (dù là đơn vị hành chính hay không, dù là tên dân gian hay tên do chính quyền đặt) đều có những đặc điểm cơ bản giống nhau Điều này chưa chính xác
Vì là chúng có điểm khác nhau : địa danh do dân gian đặt thì không xác định được ranh giới, diện tích và dân số, còn địa danh do nhà nước đặt có ranh giới rõ
Trang 26ràng, có thể xác định được diện tích, dân số… Nguyễn Kiên Trường và Lê Trung Hoa phân loại địa danh khá hợp lý vì có tiêu chí rõ ràng, tính khái quát cao, có thể áp dụng vào nghiên cứu địa danh và phân loại mọi vùng địa danh
Dựa vào cách phân loại của Lê Trung Hoa, chúng tôi phân loại địa danh Bình Thuận như sau:
Thứ nhất, căn cứ vào tiêu chí tự nhiên/không tự nhiên chúng tôi chia địa
danh thành hai nhóm : i) Địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên; ii) Địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo Ở nhóm ii) chúng tôi lại chia thành ba loại nhỏ là : địa
danh chỉ các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều; địa danh chỉ các vùng lãnh thổ không có ranh giới rõ ràng và địa danh chỉ các đơn vị hành chính Xin xem sơ đồ phân loại địa danh theo tiêu chí đối tượng (h.1) dưới đây:
Thứ hai, căn cứ vào tiêu chí ngữ nguyên chúng tôi chia địa danh thành hai
loại : i) Địa danh thuần Việt; ii) Địa danh không thuần Việt Trong loại địa danh
không thuần Việt chúng tôi chia nhỏ thành các loại nhỏ : 1) Địa danh có nguồn gốc Hán Việt; 2) Địa danh có nguồn gốc từ tiếng dân tộc thiểu số (Chăm, Cơ
Ho, Raglai, Châu Ro, Ê Đê …); 3) Địa danh bằng các ngoại ngữ (địa danh gốc Pháp, gốc Mã Lai) Xin hình dung qua sơ đồ theo tiêu chí ngữ nguyên (h.2) dưới đây :
ĐỊA DANH
Địa danh chỉ địa
hình
Địa danh hành chính
Địa danh vùng
Địa danh chỉ công trình xây dựng
Trang 27
Ngoài việc dựa trên hai tiêu chí trên đây, trong quá trình nghiên cứu, phân loại chúng tôi xem xét cả các địa danh dân gian và các địa danh mang tính chính thức trong văn bản hành chính nhà nước Nhiều địa danh dân gian trước đây chỉ được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày của người dân nay trở thành địa danh chính thức trên các văn bản hành chính Ngoài ra, một số địa danh, nhất là tên đường phố còn có cả tên cũ, tên mới hoặc địa danh địa hình, địa danh công trình xây dựng (không gian hai chiều), địa danh vùng có tên cổ và tên hiện nay
Ðời Gia Long vẫn giữ Bình Thuận dinh, đến Minh Mạng đổi lại Bình Thuận phủ Năm 1827, Minh Mạng đặt ra hai phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận
ĐỊA DANH Ở BÌNH THUẬN
Địa danh thuần việt
Địa danh
Hán Việt ngôn ngữ dân tộc thiểu số Địa danh các ngoại ngữ Địa danh
Địa danh không thuần Việt
Trang 28và hai huyện Tuy Phong và Tuy Ðịnh Bình Thuận được đặt thành tỉnh và giao cho quan Tuần phủ Thuận Khánh kiêm nhiệm luôn tỉnh Khánh Hòa Năm 1888, Ðồng Khánh chuyển phủ Ninh Thuận vào Khánh Hòa Năm 1900, vua Thành Thái đặt huyện Tuy Lý và lấy huyện Tánh Linh trước thuộc Ðồng Nai Thượng sát nhập vào Bình Thuận Năm 1905, phủ Di Linh cũng được trích thuộc về Bình Thuận
Thời Pháp thuộc, năm 1904, khi cuốn Lưu Cầu huyết lệ tân thư của anh
hùng Phan Bội Châu chấn động cả nước, nêu cao tinh thần duy tân tự cường để cứu nước, thì tại các tỉnh miền Trung phần, những người có lòng với quê hương tìm cách phát động phong trào mở mang dân trí, phục hồi dân khí Hai anh chí sĩ Phan Chu Trinh và Trần Quý Cáp vào Phan Thiết, mở thư xã, diễn thuyết nhiều lần kêu gọi đồng bào ý thức tự cường, truyền bá tinh thần canh tân, phát triển công thương nghiệp Phong trào Duy Tân khởi sự tại Bình Thuận sớm hơn mọi nơi Trước năm 1975, tỉnh Bình Thuận có các quận Hàm Thuận, Phú Quý, Thiện Giáo, Hải Long, Hải Ninh, Hòa Ða, Tuy Phong và Phan Lý Chàm Năm 1976, Bình Thuận sáp nhập với Bình Tuy và Ninh Thuận thành tỉnh Thuận Hải Đến tháng 4 năm 1992, Thuận Hải lại chia ra thành hai tỉnh riêng: Bình Thuận và Ninh Thuận, quyết định chia tách ghi ngày 26 tháng 12 năm 1991 Bình Thuận bây giờ vẫn bao hàm cả Bình Tuy (huyện Hàm Tân bây giờ)
1.2.1.2 Địa giới hành chính
a Thời kỳ từ năm 1884 trở về trước
Năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu mở mang đất đai xuống phía Nam, chiếm được phần cuối cùng của vua Chăm Pa từ phía tây sông Phan Rang đến biên giới xứ Chân Lạp Lúc đầu đặt tên là Thuận Phủ, năm 1693 đổi là Thuận Thành trấn, đến năm 1867 lập thành phủ Bình Thuận, cắt đất Phan Rang, Phan
Rí trở về phía Tây đặt làm hai huyện An Phước và Hòa Đa trực thuộc phủ Địa giới Bình Thuận lúc bấy giờ giáp huyện Vĩnh Xương (Khánh Hòa) và một phần lớn đất huyện Hoa Châu của phủ Diên Ninh Sau đó đặt lại là dinh Bình Thuận gồm 4 đạo: Phan Rang, Phan Thiết, Phố Hài và Ma Ly
Trang 29Thời Tây Sơn gọi là phủ (1773), thời Nguyễn Ánh chiếm lại gọi là dinh (1793) Năm 1808 (Gia Long năm thứ 7) đổi dinh thành trấn Năm 1823 (Minh Mạng thứ 4) đổi trấn thành phủ và phủ Bình Thuận có thêm huyện An Phước nên bỏ đạo Phan Rang Năm 1825, đặt lỵ sở của phủ Bình Thuận ở Phan Thiết kiêm lý huyện Hòa Đa, bỏ luôn ba đạo Phan Thiết, Phố Hài và Ma Ly
Năm 1832, trấn Thuận Thành - đơn vị hành chính của các dân tộc thiểu
số, được bãi bỏ vì nhân dân tự nguyện không theo chế độ thổ quan như lâu nay
Và từ đây Bình Thuận được xếp vào cấp tỉnh Bình Thuận bấy giờ có hai phủ là Ninh Thuận và Bình Thuận, bốn huyện gồm An Phước, Tuy Phong, Hòa Đa và Tuy Tịnh Địa giới của tỉnh lúc ấy là : phía Bắc giáp Khánh Hòa và Động Man (vùng núi có dân tộc thiểu số cư trú ở Nam Tây Nguyên), phía Đông và Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Biên Hòa Như vậy, địa phận tỉnh Bình Thuận năm 1823 bao trùm các tỉnh Ninh Thuận, Lâm Đồng và cả phần phía Nam tỉnh Dăk Lăk ngày nay
b Thời kỳ từ 1884 đến 1945
Năm 1884, sau hiệp ước Patenôtre, Việt Nam bị chia cắt thành ba kỳ, Trung Kỳ đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp Năm 1888, triều đình Huế cắt 7 xã của huyện Tuy Phong và 2 tổng của người dân tộc thuộc huyện Hòa Đa cùng với huyện An Phước, cho sáp nhập vào tỉnh Khánh Hòa Bình Thuận còn một phủ Hàm Thuận với 4 huyện : Tuy Phong, Hòa Đa, Hòa Đa Thổ (lập năm 1886, sau đổi là Phan Lý Chàm) và Tuy Lý
Năm 1889, lại trích một phần đất của tỉnh Bình Thuận để lập tỉnh Đồng Nai Thượng, trích thêm hai tổng Cam Thắng và Ngân Chữ của huyện Tuy Lý (Bình Thuận) làm huyện Tánh Linh thuộc Đồng Nai Thượng (đến 1905 thì Đồng Nai Thượng bãi bỏ vì sáp nhập vào tỉnh Bình Thuận) Bình Thuận lúc này
có phủ Hàm Thuận gồm 5 huyện là Tuy Lý, Tánh Linh, Hòa Đa, Hòa Đa Thổ và Tuy Phong; phủ thổ Di Linh (sau này là Di Linh) với 20 sách người dân tộc miền núi
Trang 30Năm 1920, tỉnh Đồng Nai Thượng được tái lập (gồm 3 quận là Djiring (Di Linh), B’Lao (Bảo Lộc) và Dran (Đơn Dương) nên địa giới Bình Thuận được phân định lại : phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai Thượng, phía Đông giáp đạo Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Biên Hòa và phía Nam giáp biển Đông
Năm 1898, Phan Thiết được công nhận là thị xã là tỉnh lỵ của Bình Thuận Năm 1910, phủ Hàm Thuận là cấp huyện gồm 2 tổng Đức Thắng và Lai
An, Hòa Đa nâng lên thành cấp phủ kiêm cả huyện Phan Lý Chàm Năm 1916, phần đất của Tuy Lý cũ thành lập huyện Hàm Tân Từ đó đến hết thời kỳ Pháp thuộc (8/1945) tỉnh Bình Thuận bao gồm các đơn vị hành chính : 2 phủ Hàm Thuận và Hòa Đa, 4 huyện là Tuy Phong, Phan Lý Chàm, Hàm Tân và Tánh Linh, thị xã tỉnh lỵ là Phan Thiết
c Thời kỳ từ 1945 đến 1954
Từ sau Cách mạng tháng 8/1945 chính quyền cách mạng thực hiện thống nhất chính quyền ba cấp là tỉnh, huyện, xã và không còn cấp phủ, tổng như trước Lúc này Bình Thuận có một thị xã và sáu huyện
Tháng 4/1951, lập huyện Bắc Bình gồm ba huyện phía bắc tỉnh là Tuy Phong, Hòa Đa và Phan Lý Chàm (hai năm sau Phan Lý Chàm được tách ra) Năm 1952, một phần đất của huyện Hòa Đa được tách ra cùng với huyện Hàm Thuận để lập ra huyện căn cứ Lê Hồng Phong gồm 12 xã Cùng thời gian này, huyện Di Linh của Lâm Đồng được giao cho Bình Thuận
d Thời kỳ từ 1954 đến 1975
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, chính quyền Sài Gòn được quyền quản lý các lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 trở vào nhưng các lực lượng cách mạng vẫn tiếp tục hoạt động
Chính quyền Sài Gòn có nhiều sự thay đổi về các đơn vị hành chính : thành lập quận Hoài Đức trên cơ sở các khu dinh điền ở vùng Tây Bắc Tánh Linh, cắt một phần đất Long Khánh (Biên Hòa) và một phần đất Tây Nam Lâm Đồng (1957); thành lập tỉnh Bình Tuy gồm ba quận Hoài Đức, Tánh Linh và
Trang 31Hàm Tân Trước đó, quận Hải Ninh được lập trên phần đất Tây Bắc quận Hòa
Đa (1955), lập quận Hải Long ở Đông quận Hàm Thuận (1958); lập đảo Phú Quý thành một quận (sau đổi thành nha phái viên hành chính trực thuộc quận Hàm Thuận), năm 1961 lập thêm một quận nữa từ Hàm Thuận là Thiện Giáo Trong kháng chiến về phía cách mạng cũng có phân chia các đơn vị hành chính
và không trùng khớp với các đơn vị hành chính của chế độ cũ
Đ Thời kỳ từ 1975 đến nay
Tháng 11/1975, trên địa bàn khu VI thành lập tỉnh Thuận Lâm gồm bốn tỉnh : Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng và Tuyên Đức (Đà Lạt nâng lên thành thành phố trực thuộc trung ương, Bình Tuy giao về cho khu VII để thành lập tỉnh Đồng Nai) Hai tháng sau trung ương tách thành 2 tỉnh mới là Lâm Đồng (gồm Lâm Đồng cũ và Tuyên Đức), ba tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và Bình Tuy sáp nhập thành tỉnh Thuận Hải
Năm 1976, tỉnh Thuận Hải gồm có : thị xã Phan Thiết và bảy huyện An Sơn, Ninh Hải, Bắc Bình, Hàm Thuận, Hàm Tân, Đức Linh và Phú Quý Ngày 26/4/1983, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định tổ chức các đơn vị hành chính của tỉnh Thuận Hải như sau: phía Bắc tỉnh có thị xã Phan Rang - Tháp Chàm và các huyện Ninh Phước, Ninh Sơn, Ninh Hải; phía Nam tỉnh có thị xã Phan Thiết và các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh và Phú Quý Ngày 26/10/1991, Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 10 có quyết nghị chia tỉnh Thuận Hải ra thành hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận Ngày 5/9/2005,Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 114/2005 /NĐ-CP thành lập thị xã La Gi trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hàm Tân Hiện nay Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính bao gồm:
1 Thành phố Phan Thiết gồm 14 phường và 4 xã
2 Thị xã La Gi gồm 5 phường và 4 xã
3 Huyện Tuy Phong gồm 2 thị trấn và 11 xã
Trang 3210 Huyện đảo Phú Quý gồm 3 xã
1.2.2 Tổng quan về địa lí, kinh tế, xã hội
Bình Thuận là một tỉnh thuộc vùng cực Nam Trung bộ (Nay được xếp vào các tỉnh miền Đông Nam bộ), ở tọa độ địa lý từ 10033’42’’ đến 11033’18’’ vĩ độ bắc, từ 107023’41’’ đến 108052’42’’ kinh độ đông
Bình Thuận có tổng diện tích đất tự nhiên là 764.860 ha Nơi xa nhất tỉnh : ở phía Bắc là xã Phan Dũng (Tuy Phong); phía Nam là xã Tân Thắng (Hàm Tân); phía Đông là xã Vĩnh Hảo (Tuy Phong) và phía Tây là xã Trà Tân (Đức Linh) Bờ biển của tỉnh (từ Mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná - Ninh Thuận đến bãi Bình Châu - Bà Rịa Vũng Tàu) dài 192 km với một vùng lãnh hải rộng chừng 52.000
km2.2
Vị trí địa lý : về phía Đông Bắc và Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông
Tỉnh lỵ Bình Thuận là thành phố Phan Thiết, cách Thủ đô Hà Nội 1.532
km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 198 km về phía Nam
1.2.2.1 Là một dải đất hẹp nằm dọc cuối dãy Trường Sơn và duyên hải miền Trung, Bình Thuận có sự phân hóa rõ nét về địa hình theo lãnh thổ và theo hình thái Địa hình Bình Thuận bao gồm 4 dạng cơ bản: núi thấp, gò đồi, đồng
2 Nguồn trích : Niên giám thống kê Bình Thuận năm 2005
Trang 33bằng, đồi cát và cồn cát ven biển Ngoài khơi có một số đảo, trong đó có 10 đảo của huyện đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết 120 km
Về lãnh thổ : Theo chiều Bắc - Nam, Bình Thuận chia thành ba khu vực
Từ biên giới phía Bắc đến các đồng bằng đồi Bắc Bình là khu vực khối nâng địa lũy bị kẹp giữa các đứt gãy theo phương Tây Bắc - Đông Nam với biên độ nâng
hạ 1.000m Ở giữa, từ Bắc Bình đến Phan Thiết chủ yếu là đồng bằng đồi, độ cao tuyệt đối không quá 500m ngăn cách với biển bởi các cao nguyên đất đỏ hình bán nguyệt Phía Nam, phần lãnh thổ còn lại của tỉnh, địa hình có nét gần giống với miền Đông Nam bộ, chủ yếu là đồng bằng bào mòn và đồi thoải, có một số đồi, núi còn sót lại có độ cao trên 500m Theo chiều Đông - Tây, vuông góc với biển, sự hóa địa hình theo quy luật nâng bậc Từ vùng giáp ranh tỉnh Lâm Đồng xuống biển theo bậc thấp dần từ 1.600 xuống dưới 2m Tuy nhiên, các khối đá đỏ Phan Thiết và vùng trũng giữa núi Tánh Linh không tuân thủ sự nâng bậc này
Về hình thái : Vùng núi chiếm 40.7% diện tích tự nhiên, phần lớn là núi
có độ cao trung bình (từ 750 - 1.400m) và núi thấp (dưới 750m) Núi thấp chiếm diện tích khá lớn nằm rải rác trong tỉnh, phân bố ở các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc và Phan Thiết Núi của Bình Thuận có đặc điểm là đỉnh thường rộng, sườn dốc, địa hình xói mòn Vùng gò đồi chiếm 33.66% diện tích
tự nhiên, gồm địa hình có độ cao từ 200 - 500m, phân bố rải rác trong tỉnh Vùng đồng bằng chiếm 9.43% diện tích tự nhiên Đồng bằng Phan Thiết - Hàm Thuận có diện tích lớn nhất tỉnh Đồng bằng Tuy Phong nhỏ hẹp hơn Đồng bằng thung lũng sông La Ngà (Tánh Linh) rộng và tương đối bằng phẳng Vùng đồi và cồn cát ven biển chiếm 15.22% diện tích tự nhiên, phân bố từ Tuy Phong đến Hàm Tân Địa hình vùng này không được bằng phẳng, phần lớn là đồi lượn sóng, đặc biệt một số nơi có đồi cát di động do gió tạo nên Một số nhánh mũi chạy ra sát biển tạo nên các mũi La Gàn, Khe Gà, Mũi Né, Hòn Rơm và Mũi Nhỏ
Trang 341.2.2.2 Đất đai của tỉnh Bình Thuận rất đa dạng, gồm nhiều loại Có thể
kể các nhóm chính là : i) Nhóm cồn cát và đất cát biển; ii) Nhóm đất mặn; iii)
Nhóm đất phù sa; iv) Nhóm đất xám và xám bạc màu; v) Nhóm đất đỏ và xám nâu trên vùng bán khô hạn; vi) Nhóm đất đen; vii) Nhóm đất đỏ vàng
1.2.2.3 Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa (cận xích đạo) rõ rệt: mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình: 27°C, lượng mưa trung bình: 1.024
mm, độ ẩm tương đối: 79% và tổng số giờ nắng: 2.459 giờ Lãnh thổ Bình Thuận có thể phân thành ba vùng khí hậu và biệt khu khí hậu đảo Phú Quý Cụ
thể là : i) Vùng khí hậu Tây Nam Bình Thuận; ii) Vùng Đông Nam và Tây Bình
Thuận; iii) Vùng ven biển phía Bắc Bình Thuận; iv) Biệt khu đảo Phú Quý
Khí hậu của Bình Thuận mang sắc thái của chế độ khí hậu miền duyên hải Trung Bộ ở phần phía Bắc và chế độ khí hậu Đông Nam Bộ và Nam Tây
Nguyên ở phần phía Nam Hình thái khí hậu đó là tài nguyên thiên nhiên quý giá cho sự phát triển toàn diện một nền kinh tế nông - lâm - ngư - công nghiệp của tỉnh
1.2.2.4 Bình Thuận có nhiều tích tụ khoáng sản đa dạng về chủng loại: vàng, wolfram, chì, kẽm, nước khoáng và các phi khoáng khác Trong đó, nước khoáng, sét, đá xây dựng có giá trị thương mại và công nghiệp Trữ lượng sa khoáng ilmenít là 1,08 triệu tấn, zicon 193.000 tấn, đi cùng với zicon còn có nhiều loại và đất hiếm Nguồn khoáng sản rất lớn của Bình Thuận là thuỷ tinh với tổng trữ lượng 496 triệu m3cấp P2, hàm lượng SiO2 Nó có thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất thuỷ tinh cao cấp và kính dân dụng hoặc sản xuất nguyên liệu Khoáng vật liệu xây dựng có cát kết vôi 3,9 triệu m3cấp P2 phân bố ở Vĩnh Hảo và Phước Thế, đá vôi san hô (Tuy Phong), sét gạch ngói phân bố ở nhiều nơi; đá xây dựng và trang trí ở Tà Cú trữ lượng 45 triệu m3
, núi Nhọn (Hàm Tân) trữ lượng cấp P là 30 triệu m3
Trang 35
Dầu khí đang được xem là thế mạnh kinh tế mới của tỉnh Bình Thuận, với nhiều mỏ dầu có trữ lượng lớn đã được phát hiện cách đất liền 60 km; có 3 mỏ dầu Rạng Đông, Sư Tử Đen và Rubi đang khai thác
1.2.2.5 Bình Thuận có 7 con sông chính với tổng diện tích lưu vực các sông là 9.880 km2 với chiều dài 663 km Sông, suối Bình Thuận hầu hết đều ngắn, có độ dốc cao, nước chảy xiết trong mùa mưa và mùa nắng lại khô cạn Tình hình sông ngòi như vậy vừa không thuận lợi để mở giao thông đường thủy vừa ảnh hưởng không thuận lợi cho công việc sản xuất nông nghiệp và khó khăn trong cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân
1.2.2.6 Kết quả kiểm kê hiện trạng rừng của Bình Thuận năm 1999, diện tích đất có rừng của tỉnh là 368.319 ha (năm 1992 là 391.815 ha - giảm 23.496 ha), trữ lượng gỗ 19,508 triệu m3 gỗ (giảm 4,47 triệu m3) và 95,6 triệu cây tre nứa (tăng 70 triệu cây) Diện tích rừng tự nhiên hiện có 344.385 ha, giảm 37.084
ha so với năm 1992 (381.469 ha) Kiểu rừng gỗ lá rộng, kiểu rừng rụng lá, kiểu rừng hỗn giao lá kim chiếm ưu thế; kiểu rừng hỗn giao và tre nứa thuần loại
1.2.2.7 Tỉnh Bình Thuận nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc - Nam, hiện có ba tuyến quốc lộ chạy qua, tất cả đều đã được nâng cấp, mở rộng hoàn toàn Quốc lộ 1A xuyên Việt (chiều dài đi qua tỉnh là 178 km), quốc lộ 55 đi Bà Rịa - Vũng Tàu và quốc lộ 28 từ thành phố Phan Thiết đi huyện Di Linh của tỉnh Lâm Đồng
Đường sắt Bắc - Nam qua tỉnh với chiều dài 190 km và qua 11 ga, quan trọng nhất là ga Mương Mán (nay là ga Bình Thuận)
Đường biển: Là một tỉnh duyên hải có vùng biển rộng, bờ biển dài 192
km, có hải đảo và nằm cạnh đường hàng hải quốc tế Hiện tại, cảng biển Phú Quý đã xây dựng xong, tiếp nhận tàu 10.000 tấn ra vào Cảng Phan Thiết đang được xây dựng tiếp nhận tàu 2.000 tấn Dọc bờ biển có bốn vịnh lõm vào là Cà
Ná, Vĩnh Hảo, La Gàn, PhanThiết giúp cho tàu thuyền neo đậu tránh bão Ven biển có chín cửa biển trong đó có ba cửa do các mũi tạo nên là La Gàn, Duồng,
Trang 36Mũi Né và sáu cửa do các sông tạo nên là Liên Hương, Phan Rí, Phú Hài, Cồn Chà, Tân Hải, La Gi Ngoài khơi còn có hai cửa biển tại đảo Phú Quý là Tam Thanh và Long Hải
Đường hàng không: Để phục vụ nhu cầu đi lại, nhất là đối với khách du lịch, nhà đầu tư ngày càng nhiều, tỉnh Bình Thuận đang kêu gọi đầu tư để khôi phục lại sân bay Phan Thiết
1.2.2.8 Bình Thuận là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía nam Thiên nhiên đã ưu đãi cho Bình Thuận nguồn tài nguyên tương đối phong phú và đa dạng để phát triển ngành kinh tế biển, nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, khai thác và đặc biệt là dịch vụ du lịch
Tiềm năng du lịch: Là một tỉnh ven biển khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch đẹp, cảnh quan tự nhiên thơ mộng, giao thông thuận lợi Nhiều khu vực ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư, xây dựng phát triển du lịch ở các lĩnh vực như du lịch thể thao, nghỉ dưỡng biển, du thuyền, câu cá, sân golf, chữa bệnh… và các hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn khác Bên cạnh đó Bình Thuận còn có rất nhiều di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác như Trường Dục Thanh, Mũi Điện - Khe Gà, Núi
Tà Cú, KDL hồ Hàm Thuận - Đa Mi, Tháp Chăm Pô Sah Inư, dinh Thầy Thím, chùa Hang v.v Theo thống kê đến hết năm 2007 có 131 cơ sở lưu trú, với trên 4.575 phòng nghỉ, trong đó có 77 cơ sở/3.157 phòng nghỉ được xếp hạng từ 1 - 4 sao Năm 2007, Bình Thuận đón trên 1,80 triệu lượt khách (trong đó 10% khách quốc tế) Doanh thu du lịch đạt 1.060 tỷ đồng, đạt 106,06% kế hoạch năm, tăng 31.99% so với năm 2006
Tiềm năng thuỷ sản: Bình Thuận có ngư trường rộng 52.000 km2, biển Bình Thuận là một trong những ngư trường lớn của cả nước, trữ lượng hải sản từ
220 đến 240 ngàn tấn, phong phú về chủng loại với nhiều loại hải sản đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao như tôm, điệp, sò lông, dòm, bàn mai v.v
Trang 37Nông - lâm nghiệp Bình Thuận phát triển đa dạng, toàn tỉnh có hơn 200 ngàn ha đất nông nghiệp, với các loại cây trồng chính là lương thực, điều, cao
su, thanh long… trong đó thanh long là sản phẩm nổi tiếng, sản lượng hàng năm khoảng 140 ngàn tấn
Công nghiệp Bình Thuận phát triển khá ổn định, tăng trưởng khoảng 16 - 17% hằng năm; công nghiệp chế biến xuất khẩu sử dụng nguyên liệu lợi thế của địa phương có xu hướng phát triển nhanh Một số sản phẩm tăng khá như thuỷ sản chế biến, may mặc, vật liệu xây dựng, nước khoáng, hàng thủ công mỹ nghệ
1.2.2.9 Bình Thuận có bề dày lịch sử, văn hoá đáng kể, nhất là văn hóa Chăm pa với nhóm di tích Tháp Po Sah Inư, đền thờ Po Klong Mơhnai và hơn
100 bảo vật hoàng tộc Chăm nguyên gốc quý hiếm được bà Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ vua Chăm lưu giữ
1.2.3 Đặc điểm dân cư
Mảnh đất Bình Thuận tụ hội nhiều cộng đồng dân cư có nguồn gốc khác nhau với thời điểm đến định cư khác nhau Ngoài người Việt (người Kinh) chiếm đa số, còn có nhiều thành phần dân tộc khác, trong đó có những cộng đồng đã định cư lâu đời, được coi như là cư dân bản địa, cũng có một bộ phận di
cư đến trong vài ba thế kỷ trở lại đây
Tính đến ngày 01/4/2009, toàn tỉnh có 1.169.450 người Trong đó nam chiếm 50.5%, nữ chiếm 49.5%; cơ cấu dân số của tỉnh khá đồng đều (không có
sự chênh lệch cao giữa nam và nữ Sau 10 năm, dân số tỉnh tăng 136.457 người, bình quân mỗi năm tăng 13.646 người, tốc độ tăng bình quân là 1.24%/năm Dân số thành thị chiếm 39.4% và dân số nông thôn chiếm 60.6%
Mật độ dân số tăng lên, từ 131 người/km2 năm 1999 đã tăng lên 148 người/km2 năm 2009 Toàn tỉnh có 31 dân tộc (tăng 04 dân tộc so với năm 1999); người Kinh chiếm 92.66%, người Chăm chiếm 2.99%, người Raglai
chiếm 1.33%, người Cơ Ho chiếm 0.9%, người Hoa chiếm 0.87% Qua 10
Trang 38năm, người Khơ Me tại tỉnh tăng 4 lần (từ 183 lên 672 người), người Mường tăng gần 2,5 lần (346 lên 728), người GiaRai tăng 2 lần (374 lên 657) …
1.2.3.1 Cộng đồng người Việt (Kinh)
Không phải là có mặt sớm nhất trên mảnh đất Bình Thuận nhưng cộng đồng người Việt luôn đóng vai trò quan trọng nhất trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng quê hương Lịch sử ghi nhận vào cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, lớp cư dân người Việt từ miền Bắc, miền Trung không chịu nổi cuộc sống cơ cực hoặc
bị truy đuổi đã ly tán vào Nam lập nghiệp, lấy vùng đất Bình Thuận làm quê hương Đó là thời kỳ sau khi chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) mở đất đến sông Phan Lang (hoặc cũng có ý kiến cho rằng thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497), khi Chiêm Thành thực hiện chế độ nạp cống cho vua Đại Việt thì
đã có cư dân người Việt sinh sống ở Bình Thuận nhưng còn rải rác Đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725) thì người Việt đến sống ở Bình Thuận đã khá đông Địa bàn sinh sống của cư dân người bắt đầu là ở An Phước - Phan Rang (nay thuộc Ninh Thuận), các vùng Phan Rí - Chợ Lầu, vùng Phan Thiết - Mũi Né Ngoài ra vào thế kỷ XVII một số cư dân đã đến sinh sống tại đảo Phú Quý Người Việt đến Bình Thuận lúc đầu khai khẩn đất hoang, trồng trọt, chăn nuôi, một bộ phận dân cư sống bằng nghề đánh bắt cá
1.2.3.2 Cộng đồng người Chăm
Người Chăm là một dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất Bình Thuận
Về nguồn gốc còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng các nhà khảo cổ đã phát hiện được nhiều di chỉ thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh từ giai đoạn sớm đến giai đoạn muộn như Mỹ Tường, Hòn Đỏ (nay thuộc Ninh Thuận), Bàu Hòa, Bà Què, Bàu
Mỹ, Động Sa Ra, Động Láng, Phú Trường …Người Chăm có mặt hầu hết các địa phương trong tỉnh nhưng nhiều hơn cả tập trung ở các địa phương xưa như Hòa Đa, phủ Phan Lý, huyện Tuy Lý, nay là Bắc Bình với hơn 16.000 người, Tuy Phong trên 4.000 dân, Hàm Thuận Bắc số dân trên 3.500 người, Hàm Tân (Tân Thắng) trên 1.000 người, Tánh Linh (Lạc Tánh) có trên 1.000 người Theo
Trang 39số liệu thống kê vào năm 1999, toàn tỉnh Bình Thuận có hơn 4.000 hộ người Chăm với trên 29.321 người, chiếm 2,8 % dân số toàn tỉnh Người Chăm chủ yếu sống bằng nghề nông Ngoài ra họ còn nổi tiếng với một số nghề thủ công như dệt vải, làm gốm, đóng thuyền, đóng xe trâu, xe bò, chạm vàng … mà ngày nay đã mai một chỉ còn nghề dệt vải và làm gốm còn được lưu giữ Dân tộc Chăm là dân tộc mà mọi thành viên đều có tôn giáo Người Chăm Bình Thuận theo hai tôn giáo chính là Bà La Môn và Bà Ni
1.2.3.3 Cộng đồng các dân tộc thiểu số miền núi
Cư dân xưa nhất, lâu đời nhất của Bình Thuận chính là các dân tộc thiểu
số sống trong các vùng rừng núi đoạn cuối của khối núi Trường Sơn Nam tiếp giáp với vùng đồi núi của miền Đông Nam bộ Các tài liệu của triều đình nhà Nguyễn gọi họ là “Man”, người Kinh gọi họ là người “Thượng” (ở trên cao) Có hai nhóm dân cư đông nhất sử dụng ngôn ngữ Môn Khơme và Malayo - Pôlinêdi
3022 Các nhóm tộc người Môn Khơme
Thuộc nhóm ngôn ngữ này là các thành phần dân tộc như Cơ Ho, Mạ, Châu Ro …
Cơ Ho có nghĩa là “người ở trên vùng đất cao”, là một tộc người được hình thành do “sự cố kết, hòa hợp” [81, tr 116] của một số nhóm dân tộc khác nhau Các nhóm người Srê, Tố La, Nộp, Lạt, một bộ phận nhóm Chil cũng là dân tộc Cơ Ho nhưng cư trú chủ yếu ở Lâm Đồng Ở Bình Thuận hiện người Cơ
Ho sống chủ yếu ở các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh, Đức Linh
Số dân hiện nay thống kê được ở địa bàn tỉnh Bình Thuận như sau : Phan Sơn (Bắc Bình) 400 hộ, 2.000 nhân khẩu; Đông Tiến (Hàm Thuận Bắc) nhóm Nộp
100 hộ , gần 300 dân; Thuận Hòa (Hàm Thuận Bắc) 1.000 người, Đông Giang (Hàm Thuận Bắc) nhóm Cơ Dòn có 300 hộ, 1.500 dân; La Ngâu (Tánh Linh) trên 1.000 dân…
Trang 40Người Châu Ro (còn gọi là Chrau hoặc Chơro) ở huyện Đức Linh (Đức Hạnh, Trà Tân), Tánh Linh (Gia Huynh) cũng nói tiếng Môn - Khơme; ở xã Mê
Pu của huyện Đức Linh có một nhóm người tương tự lúc thì gọi là Chau Mạ (Mạ), lúc thì gọi là Cơ Ho (Chau hay Chrau có nghĩa là người) Kinh tế của nhóm người Cơ Ho là làm rẫy theo lối du canh, du cư, săn bắn, hái lượm
Cả hai nhóm Môn Khơme và Malayo - Pôlinêdi đều dựa trên nền tảng chế
độ mẫu hệ nhưng ngày nay đã có nhiều sự thay đổi khi tiếp xúc với người Việt
và văn hóa hiện đại Trước đây đồng bào các dân tộc thiểu số không theo một tôn giáo nào nhưng ngày nay một số người theo đạo Thiên Chúa, Tin Lành Đời sống tín ngưỡng của họ là thờ vạn vật hữu linh
1.2.3.4 Cộng đồng người Hoa
Người Hoa ở Bình Thuận theo thống kê hiện nay có trên 11.020 người là người gốc Hán hoặc Hán hóa ở các địa phương thuộc vùng Hoa Nam Trung Quốc, nhất là các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Phước Kiến Hiện người Hoa ở Bắc Bình 8.687 người, Phan Thiết 990 người, Tuy Phong 645 người, Hàm Tân
298 người, Hàm Thuận Nam 149 người, Hàm Thuận Bắc 188 người …Từ thời