1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án tiến sĩ: nghiên cứu địa danh tỉnh quảng bình

25 644 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 668,67 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN ĐÌNH HÙNG N N G G H H I I Ê Ê N N C C Ứ Ứ U U Đ Đ Ị Ị A A D D A A N N H H T T Ỉ Ỉ N N H H Q Q U U Ả Ả N N G G B B Ì Ì N N H H Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ Mã số: 62220101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2014 Công trình được hoàn thành tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Trí Dõi Phản biện 1: ………………………………………. Phản biện 2: ………………………………………. Phản biện 3: ………………………………………. Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo họp tại Trƣờng Đại học KHXH&NV Thành phố Hồ Chí Minh vào hồi….giờ….tháng….năm… Có thể tìm luận án tại: Thư viện Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Địa danh học là một bộ phận đặc biệt của từ vựng học, chuyên nghiên cứu nguồn gốc, ý nghĩa và đặc điểm cấu tạo các tên gọi chỉ các đối tƣợng địa lý tự nhiên và nhân văn. Nghiên cứu địa danh có thể chỉ ra các phƣơng thức, nguyên tắc tạo địa danh đặc thù gắn với mỗi vùng phƣơng ngữ và các khu vực địa - văn hóa khác nhau. 1.2. Quảng Bình là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng của đất nƣớc, nơi giao thoa tiếp biến của nhiều nền văn hóa. Từ thế kỷ thứ 10, vùng đất này từng bƣớc hội nhập vào nền văn hóa Đại Việt. Chính vì thế, địa danh - một chứng tích ngôn ngữ học - sẽ phản ánh những biến đổi văn hóa ở vùng đất mở đầu cho sự thống nhất văn hóa Việt Nam nhƣ ngày nay. 1.3. Luận án hƣớng đến một nguyện vọng thiết thực: góp phần nghiên cứu những đặc trƣng ngôn ngữ - văn hóa Quảng Bình bằng việc khảo sát hệ thống địa danh trên địa bàn, đóng góp cho việc nghiên cứu vùng lãnh thổ, một cách tiếp cận đang đƣợc ƣa chuộng hiện nay trong các khoa học xã hội và nhân văn. 2. Lịch sử vấn đề Trên thế giới, việc nghiên cứu địa danh đã có từ rất lâu. Sách lịch sử, địa lý Trung Quốc ghi chép địa danh, chỉ ra cách đọc, ý nghĩa, vị trí, diễn biến quy luật của tên gọi. Đầu thời Đông Hán (32-92 SCN), Ban Cố đã ghi chép hơn 4000 địa danh. Thời Bắc Ngụy (380-535), Lịch Đạo Nguyên viết Thuỷ kinh chú sớ, ghi chép và miêu tả hơn hai vạn địa danh. - Địa danh học xuất hiện ở phƣơng Tây vào cuối thế kỷ XIX với việc thành lập các cơ quan nghiên cứu địa danh, xuất bản những tác phẩm chú trọng về khảo chứng nguồn gốc ngôn ngữ và ghi chép địa danh: Địa danh học (1872) của Eggli, Địa danh học (1903) của Nagh. Bắt đầu từ thế kỷ XX, J.Gilliéron (1854 - 1926) đã viết Atlat ngôn ngữ Pháp, nghiên cứu địa danh theo hƣớng phát triển địa lý học. A.Dauzat với tác phẩm Nguồn gốc và sự phát triển của địa danh, đề xuất phƣơng pháp địa lý học để nghiên cứu niên đại của địa danh. - Đi tiên phong trong việc xây dựng hệ thống lý thuyết về địa danh học là các nhà địa danh học Xô Viết: N.I.Niconov với Các khuynh hướng nghiên cứu địa danh (1964); A.I.Popov nêu ra Những nguyên tắc cơ bản của công tác nghiên cứu địa danh (1964) Đáng chú ý nhất là tác phẩm Địa danh học là gì? của A.V.Superanskaja (1985), công trình mang tính tổng hợp, trình bày toàn diện những kết quả nghiên cứu, làm cơ sở vững chắc cho nghiên cứu địa danh trong những năm tiếp theo. - Ở châu Âu, châu Mỹ cũng có những công trình nghiên cứu về nguồn gốc ý nghĩa của địa danh. Tiêu biểu là Toponymy - the Lore, Laws and Language of Geographical Names của Naftali Kadmon, đã đƣa ra hệ thống lí luận nghiên cứu địa danh về cả lý thuyết lẫn thực tiễn, đƣợc xem nhƣ cẩm nang về nguyên tắc và ngôn ngữ đặt tên cho các đối tƣợng địa lý, có giá trị về mặt phƣơng pháp luận đối với nghiên cứu địa danh hiện nay. Ở nước ta, địa danh cũng đã đƣợc đề cập nhiều trong các công trình về lịch sử, địa lý, địa chí nhƣ Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821), Việt sử thông giám cương mục (1878), Đại Nam nhất thống 2 chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, Việt sử xứ Đàng Trong của Phan Khoang, Đại Việt địa dư toàn biên của Phƣơng Đình Nguyễn Văn Siêu v.v. - Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam đƣợc đặt ra từ thế kỷ trƣớc. Những công trình tiêu biểu gần đây là: Địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh (1991) và Địa danh học Việt Nam (2006) của Lê Trung Hoa, Sổ tay địa danh Việt Nam của Đinh Xuân Vịnh, Việt Nam - những thay đổi địa danh và địa giới hành chính 1945 - 1997 của Nguyễn Quang Ân, Một số vấn đề địa danh học Việt Nam của Nguyễn Văn Âu, Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX thuộc các tỉnh từ Nghệ An trở ra của Dƣơng Thị The và Phạm Thị Thoa. Tiếp sau đó là các luận án khảo sát địa danh của Nguyễn Kiên Trƣờng, Từ Thu Mai, Phan Xuân Đạm - Gần đây, tác giả Hoàng Thị Châu, Trần Trí Dõi, Lê Trung Hoa với những công trình về địa danh theo hƣớng nghiên cứu so sánh lịch sử, ngôn ngữ-văn hóa, đã có những đóng góp sâu sắc khi tiếp cận vấn đề địa danh dƣới góc nhìn ngôn ngữ học, cung cấp một cách khá toàn diện về phƣơng pháp nghiên cứu địa danh theo hƣớng khoa học liên ngành. Liên quan đến địa danh ở Quảng Bình có Ô Châu cận lục của Dƣơng Văn An, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định (1806), Đồng Khánh dư địa chí (1885) của Quốc sử quán triều Nguyễn, Quảng Bình thắng-tích-lục của Trần Kinh và Nguyễn Kinh Chi (1998) Những tác phẩm đó đã giới thiệu về địa danh làng xã, mô tả cảnh quan vùng đất, đề cập đến địa danh ở Quảng Bình dƣới góc độ văn hóa, địa lý, lịch sử và du lịch. - Tuy nhiên, vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách qui mô, toàn diện về địa danh tỉnh Quảng Bình dƣới góc độ ngôn ngữ học. Chính vì thế, luận án Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình là một công trình bù đắp cho tình trạng đó. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Mục đích: - Luận án sẽ góp phần nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa xã hội của vùng đất, cung cấp dữ liệu cho việc nghiên cứu lý thuyết về địa danh cả nƣớc. - Từ những cứ liệu đƣợc thu thập, tiếp tục đi sâu nghiên cứu xây dựng từ điển từ nguyên địa danh tỉnh Quảng Bình. Luận án có 4 nhiệm vụ giải quyết: - Trình bày cơ sở lí luận và tổng quan nghiên cứu địa danh, về địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp tiếp cận địa danh tỉnh Quảng Bình. - Khảo sát điền dã địa danh trong phạm vi tỉnh Quảng Bình, kể cả những vùng rừng núi có dân tộc thiểu số sinh sống. - Nhận diện đặc điểm cấu trúc địa danh tỉnh Quảng Bình qua thống kê miêu tả thành tố chung và tên riêng địa danh tỉnh Quảng Bình. - Nhận diện đặc điểm định danh địa danh tỉnh Quảng Bình ở các khía cạnh phƣơng thức định danh, đặc điểm ý nghĩa. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án là những vấn đề về cấu tạo và ý nghĩa của địa danh tự nhiên và xã hội tỉnh Quảng Bình. 4. Đóng góp mới của luận án - Luận án cho thấy địa danh ở Quảng Bình vừa là sự phản ánh chung địa danh của ngƣời Việt, vừa mang dấu ấn đặc thù của cƣ dân đã cƣ trú ở vùng đất này từ thời xa xƣa. 3 - Theo đó, địa danh Quảng Bình có đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa, phƣơng thức định danh và đặc trƣng ngôn ngữ - văn hóa riêng mang đặc trƣng của tiếng địa phƣơng Quảng Bình. 5. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu Nguồn tư liệu: - Tƣ liệu lƣu trữ hành chính ở tỉnh, huyện, xã; trên các loại bản đồ. - Tƣ liệu điều tra điền dã trực tiếp ở các địa phƣơng Quảng Bình. Các phương pháp nghiên cứu: - Phƣơng pháp nghiên cứu điền dã của ngôn ngữ học; phƣơng pháp miêu tả phân tích. -Thủ pháp thống kê, so sánh; trong đó có so sánh lịch đại để nghiên cứu nguồn gốc và nhận diện giá trị văn hóa địa danh tỉnh Quảng Bình. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận án có cấu trúc 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về địa danh và những vấn đề hữu quan về địa danh tỉnh Quảng Bình. Chương 2: Những đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của địa danh tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Một vài đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của địa danh tỉnh Quảng Bình. Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ HỮU QUAN VỀ ĐỊA DANH TỈNH QUẢNG BÌNH 1.1. Cơ sở lý thuyết về địa danh Những nội dung của luận án đƣợc giải quyết trên cơ sở kế thừa, vận dụng một cách hợp lý lý thuyết về địa danh, địa danh học của các tác giả trong và ngoài nƣớc. 1.1.1. Về khái niệm địa danh Hiện vẫn chƣa có một định nghĩa thống nhất về địa danh. Do đó, khái niệm đƣợc chúng tôi sử dụng: Địa danh là những từ, cụm từ dùng làm tên riêng cho các đối tượng địa lý khác nhau, có vị trí xác định thiên về không gian hai chiều trên bề mặt trái đất. 1.1.2. Vấn đề phân loại địa danh Luận án đã giới thiệu cách phân loại địa danh của các tác giả trong và ngoài nƣớc: G.P.Xmolixkaja, A.V.Superanskaja, A.Dauzat, Ch.Rostaing, Nguyễn Văn Âu, Trần Thanh Tâm, Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên Trƣờng, Từ Thu Mai, Phan Xuân Đạm. Mỗi tác giả tùy theo mục đích và phƣơng pháp nghiên cứu riêng mà đƣa ra những tiêu chí phân loại khác nhau. Căn cứ vào mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và tình hình thu thập cứ liệu địa danh ở tỉnh Quảng Bình, luận án phân loại địa danh tỉnh Quảng Bình theo 2 tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên và nguồn gốc ngôn ngữ. Theo tiêu chí thứ nhất, địa danh ở Quảng Bình đƣợc chia thành: địa danh chỉ địa hình tự nhiên gồm những đối tƣợng địa lý nổi trên bề mặt (rú/núi, đồi, cồn, đôộng, bại ) và những đối tƣợng lõm so với bề mặt quả đất (sông, hồ, đầm, phá, hói, khe ); địa danh không tự nhiên gồm: địa danh cư trú-hành chính và địa danh công trình xây dựng. Theo tiêu chí thứ hai, địa danh tỉnh Quảng Bình đƣợc phân chia thành: địa danh Hán Việt, địa danh thuần 4 Việt (tiếng Việt phổ thông và tiếng địa phƣơng Quảng Bình), địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ các dân tộc thiểu số. 1.1.3. Về chức năng của địa danh Địa danh có ba chức năng cơ bản: Chức năng cá thể hóa đối tƣợng; chức năng phản ánh hiện thực; chức năng bảo tồn. 1.1.4. Vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học Luận án đã mô hình hóa vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học theo quan điểm tán đồng với sơ đồ vị trí địa danh của Lê Trung Hoa. 1.1.5. Hướng tiếp cận khi nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình Hƣớng tiếp cận địa danh dƣới góc độ ngôn ngữ - văn hóa là vấn đề thời sự hiện nay; nó phân tích xem địa danh đã phản ánh những đặc điểm văn hóa, thực tiễn cuộc sống nhƣ thế nào, và ngƣợc lại, văn hóa đƣợc phản ánh qua địa danh ra sao. Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình trong sự tìm hiểu khả năng tương tác giữa địa danh và các thành tố văn hóa là điểm đến của luận án với mong muốn góp phần bổ sung cho sự nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa trong từng vùng lãnh thổ. 1.2. Những vấn đề có liên quan đến địa danh tỉnh Quảng Bình Luận án đã trình bày những đặc điểm chính về văn hóa, lịch sử, địa lý, địa giới hành chính, nguồn gốc dân cƣ, tiếng địa phƣơng Quảng Bình. - Lịch sử Quảng Bình là lịch sử đầy biến động vì sự nghiệp mở mang bờ cõi của dân tộc. - Văn hóa Quảng Bình là kết quả của sự giao thoa tiếp biến, phân chia và hội tụ của nhiều luồng văn hóa, là ga trung chuyển các giá trị văn hóa truyền thống từ Bắc vào Nam và ngƣợc lại. Cùng với tầng văn hóa vỏ ốc, văn hóa Bàu tró, văn hóa Chăm v.v. nơi đây là một tiểu vùng văn hóa riêng, và tất yếu còn lƣu lại trong địa danh. - Tiếng địa phƣơng Quảng Bình còn lƣu giữ những đảo thổ ngữ, thể hiện một quá trình tiếp xúc ngôn ngữ riêng ở địa bàn. 1.3. Kết quả thu thập và phân loại địa danh tỉnh Quảng Bình Luận án đã thu thập đƣợc 7009 địa danh, các địa danh này đƣợc xác định trên sự phân bố theo không gian trên địa bàn toàn tỉnh. TT Loại hình địa danh Số lượng Tỷ lệ % 1 Các đối tƣợng địa lý tự nhiên 2742 39,12 2 Các đối tƣợng địa lý cƣ trú-hành chính 2985 42,59 3 Các công trình xây dựng 1282 18,29 Cộng 7009 100 1.3.1. Địa danh tỉnh Quảng Bình theo tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên Tiêu chí Phân loại dịa danh Số lượng Tỷ lệ % Tự nhiên Loại hình địa danh tự nhiên 2742 39,12 Không tự nhiên Địa danh cƣ trú hành chính Tên gọi dân gian 1136 2985 16,21 42,59 Tên hành chính cũ 487 6,95 Tên gọi hành chính hiện nay 1362 19,43 Công trình xây dựng Liên quan đến đời sống vật chất 1145 1282 16,34 18,29 Liên quan đến đời sống tinh thần 137 1,66 Cộng 7009 7009 100 100 5 1.3.2. Địa danh tỉnh Quảng Bình theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ Địa danh có nguồn gốc thuần Việt xuất hiện ở 2804 trƣờng hợp, chiếm 40%. Trong đó các địa danh tự nhiên là 1437 trƣờng hợp (20,50%); địa danh cƣ trú hành chính có 895 trƣờng hợp (12,77%); địa danh công trình xây dựng là 472 trƣờng hợp (6,73%). Ví dụ: đồng Bàu, đồng Côi… Địa danh có nguồn gốc Hán Việt là 3612 trƣờng hợp, chiếm 51,53%. Trong đó, địa danh tự nhiên có 1131 trƣờng hợp (16,13%); địa danh cƣ trú hành chính gồm 1905 trƣờng hợp (27,18%); địa danh công trình xây dựng có 576 trƣờng hợp (8,22%). Ví dụ: làng Thuận Bài, làng Thổ Ngọa, xã Quang Phú, xã Bảo Ninh. Địa danh có nguồn gốc hỗn hợp gồm 425 trƣờng hợp, chiếm 6,06%, địa danh tiếng dân tộc thiểu số 96 trƣờng hợp (1,37%). Một số địa danh tạm thời chƣa xác định nguồn gốc: động Chấn, xóm Dum, xóm Đồm, Chày Lập, Hà Lời, Trằm Mé, bản Lòm, bản Rì Rị, bản Ón, Ta Leng, Rôông, Noòng 1.4. Tiểu kết 1. Luận án đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh lí luận về vấn đề địa danh học và tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam, xác định cách tiếp cận hợp lý để nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình, góp phần khẳng định vai trò và giá trị của phƣơng pháp miêu tả nội dung địa danh trên cơ sở vận dụng tri thức của nhiều ngành khoa học nhƣ: văn hóa, lịch sử, địa lí và ngôn ngữ. 2. Quảng Bình là vùng đất có nhiều đặc điểm riêng về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ. Là vùng đất cổ, với sự có mặt của con ngƣời từ rất xa xƣa, nhiều lần thay đổi địa giới hành chính và địa danh. Từ lớp ngƣời Chăm, ngƣời Việt cổ thời sơ sử, Quảng Bình là nơi tụ cƣ của nhiều lớp cƣ dân Đại Việt. Đến nay, đại đa số cƣ dân Quảng Bình là ngƣời Kinh với một nền văn hóa đặc sắc, tích hợp từ văn hóa Việt, văn hóa Hán, mang dấu ấn văn hóa của các dân tộc thiểu số, văn hóa Chăm, tạo nên một tiểu vùng văn hóa riêng. 3. Khảo sát địa danh tỉnh Quảng Bình theo tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên đã chỉ ra các đặc trƣng phong phú về địa hình (đầy đủ các loại hình đồi núi, sông suối, đồng bằng và biển), về các vùng đất cƣ trú hành chính. 4. Kết quả thống kê địa danh Quảng Bình theo nguồn gốc ngôn ngữ cho thấy ở Quảng Bình có một tỷ lệ lớn các địa danh có nguồn gốc thuần Việt (tiếng Việt phổ thông và tiếng địa phƣơng Quảng Bình), phản ánh việc bảo lƣu đƣợc tiếng Việt địa phƣơng, tiếng Việt cổ. Nhƣng quá trình “Hán Việt hóa” cũng đã diễn ra khá sâu sắc. Tần số hoạt động của các yếu tố Hán Việt là cao nhất, yếu tố có nguồn gốc ngôn ngữ các dân tộc thiểu số không đáng kể. Chương 2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ CẤU TẠO VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỊA DANH TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Giới thuyết chung về cấu tạo địa danh và phương thức định danh - Về bản chất, phƣơng thức định danh là nhằm trả lời câu hỏi dựa vào đâu và bằng cách nào để định danh (đặt tên cho đối tƣợng). - Thao tác định danh gồm: xác định những đặc tính chung để phân nhóm, tức là lựa chọn thành tố chung (danh từ chung) và những đặc tính riêng (nét riêng) để xác lập tên riêng (địa danh) cho đối tƣợng. 6 - Phƣơng thức định danh, cấu tạo và ý nghĩa của địa danh luôn có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó. Cấu tạo của một địa danh liên quan đến hai yếu tố: cấu trúc nội bộ và nguyên tắc đặt tên. Cấu trúc nội bộ là đặc điểm về cấu tạo (hình thức), nguyên tắc đặt tên là đặc điểm về ý nghĩa (nội dung). 2.2. Cấu tạo địa danh tỉnh Quảng Bình 2.2.1. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh Khi xem xét mô hình cấu trúc của một phức thể địa danh, quan điểm của luận án là một địa danh, hay một phức thể địa danh luôn gồm 2 thành tố: thành tố chung chỉ loại và tên riêng cụ thể hóa loại hình địa danh. Cả hai thành tố đều có vai trò và chức năng khác nhau trong việc tạo lập một phức thể địa danh. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh ở Quảng Bình nhƣ sau: Thành tố chung (A) (loại hình địa danh) Tên riêng (B) (địa danh - đối tƣợng khu biệt) Số lƣợng âm tiết tối đa Số lƣợng âm tiết tối đa 1 2 3 4 1 2 3 4 5 6 7 Nghĩa trang liệt sỹ Thị Trấn Nông Trƣờng Việt Trung Trận địa Đại Đội Nữ Pháo Binh Ngƣ Thủy 2.2.2. Thành tố chung 2.2.2.1. Khái niệm thành tố chung Theo chúng tôi: thành tố chung trong phức thể địa danh là những danh từ (hay danh ngữ) dùng để chỉ một lớp sự vật, đối tượng cùng loại hình và cùng thuộc tính bản chất. Ví dụ: làng (trong làng Thổ Ngọa) 2.2.2.2. Cấu tạo của thành tố chung trong địa danh tỉnh Quảng Bình Dựa vào các nguồn tƣ liệu, luận án đã thu thập 7009 địa danh ghi bằng tiếng Việt với 149 thành tố chung. Kết quả thống kê cấu tạo: TT Số lượng âm tiết Số lượng thành tố chung Tỷ lệ% 1 Một âm tiết 113 75,8 2 Hai âm tiết 28 18,8 3 Ba âm tiết 7 4,7 4 Bốn âm tiết 1 0,7 Cộng 149 100 - Kết quả thống kê tần số xuất hiện của các địa danh đi kèm với các loại thành tố chung: TT Số lượng âm tiết Tần số xuất hiện Tỷ lệ % Ví dụ 1 Một âm tiết 6344 90,51 Làng Thuận Bài 2 Hai âm tiết 455 6,49 Di chỉ Cồn Nền 3 Ba âm tiết 123 1,76 Khu kinh tế Hòn La 4 Bốn âm tiết 87 1.24 Nghĩa trang liệt sỹ Ba Dốc Cộng 7009 100 7 2.2.2.3. Chức năng của thành tố chung - Chức năng phân biệt các loại hình đối tƣợng địa lí - Chức năng hạn định cho tên riêng - Chức năng chuyển hoá Kết quả về sự chuyển hóa của thành tố chung vào tên riêng địa danh: Loại địa danh chia theo thành tố chung Tổng hợp sự chuyển hoá Thành tên riêng Vào một vị trí (VT) của B Cộng VT1 VT 2 trở đi Địa danh địa hình thiên nhiên 68 237 51 356 Địa danh cƣ trú hành chính 27 61 39 127 Địa danh công trình liên quan đến đời sống vật chất 21 41 25 87 Địa danh công trình liên quan đến đời sống tinh thần 17 25 19 61 Tổng cộng 133 364 134 631 2.2.3. Tên riêng Trong một phức thể địa danh, tên riêng là thành tố thứ hai luôn đứng sau danh từ chung (thành tố A), có chức năng cụ thể hóa các đối tƣợng địa lí mà thành tố chung đã khái quát. 2.2.3.1. Về số lượng các âm tiết trong tên riêng Trong tổng số 7009 địa danh thu thập, số lƣợng các âm tiết trong tên riêng là khác nhau, tên riêng dài nhất có 7 âm tiết. Dƣới đây là bảng thống kê tên riêng địa danh theo số lƣợng âm tiết: TT Số lượng âm tiết Loại hình địa danh Tổng cộng Tỷ lệ % Địa danh địa hình Địa danh cư trú hành chính Địa danh công trình 1 Một âm tiết 1143 584 278 2005 28,60 2 Hai âm tiết 1506 2087 764 4357 62,08 3 Ba âm tiết 81 276 116 473 6,75 4 Bốn âm tiết 12 34 53 99 1,41 5 Năm âm tiết 0 3 46 49 0,72 6 Sáu âm tiết 0 1 24 25 0,42 7 Bảy âm tiết 0 0 1 1 0,02 Cộng 2742 2985 1282 7009 100 8 2.2.3.2. Các kiểu cấu tạo tên riêng Tên riêng trong địa danh Quảng Bình có hai kiểu cấu tạo: cấu tạo đơn và cấu tạo phức. Căn cứ vào số lƣợng các loại hình địa danh thu thập đƣợc, có thể lập bảng thông kê địa danh theo kiểu cấu tạo nhƣ sau: Loại hình địa danh Số lượng địa danh theo kiểu cấu tạo Cộng Cấu tạo đơn Cấu tạo phức SL TL % CP ĐL C - V Địa danh tự nhiên 1143 1389 171 39 2742 39,12 Địa danh cƣ trú hành chính 584 1586 792 23 2985 42,59 Địa danh công trình 278 726 266 12 1282 18,29 Tổng cộng SL 2005 3701 1229 74 7009 100% TL % 28,60 52,80 17,54 1,06 2.3. Phương thức định danh Địa danh ở Quảng Bình đƣợc luận án miêu tả theo hai phƣơng thức: tự tạo và chuyển hóa. Kết quả khảo sát tƣ liệu địa danh cho thấy phần lớn địa danh tỉnh Quảng Bình đƣợc hình thành theo phƣơng thức tự tạo (hơn 70% trong tổng số hơn 7000 địa danh), số còn lại đƣợc tạo ra theo phƣơng thức chuyển hóa. Chỉ có một vài địa danh đƣợc đặt theo tiếng nƣớc ngoài do các khám phá khoa học đối với các đối tƣợng địa lý mới nhƣ: hang Over, hang Pygmy (tiếng Anh) ở vƣờn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. 2.3.1. Phương thức tự tạo Là phƣơng thức mà ngƣời định danh sử dụng các yếu tố ngôn ngữ có sẵn để tạo ra một tên gọi địa danh theo cách của mình. Sau đây là một số cách thức cụ thể: - Đặt tên dựa vào hình dáng của đối tƣợng: núi Răng Lược, rú Mồng Gà, vực Tròn, cầu Bánh Tét, cầu Bôộng, chợ Ống - Dựa vào tính chất, đặc điểm chính của đối tƣợng: vụng Lành, khe Gát, rào Đá, suối Nước Mọoc, xóm Mới, cống Phóng Thủy - Dựa vào thời gian hoạt động của đối tƣợng nhƣ: chợ Hôm, chợ Mai, chợ Rằm Tháng Ba - Gọi tên theo tính chất hoạt động của đối tƣợng nhƣ: chợ Đón, chợ Chạy, chợ Nấp, chợ Bến - Dựa vào sản vật đặc trƣng mua bán tại địa phƣơng: chợ Tru (Trâu), chợ Chè, chợ Cá, chợ Củi (chất đốt), chợ Gộ (gỗ) - Dựa vào hoạt động đặc thù của đối tƣợng trong một hoàn cảnh và giai đoạn cụ thể: đường Gùi, đường Xe Đạp Thồ, đường Kín, đường Hở - Dựa vào kích thƣớc của đối tƣợng: cầu Ngắn, cầu Dài, đôộng Nậy (lớn), đôồng Mén (nhỏ), roọng Mọn (bé) - Đặt tên gắn với màu sắc đối tƣợng: sông Son (màu phù sa), bản Đất Đỏ, sông Vàng (Hoàng Giang), Lục Sơn, Hồng Giang, Lục Giang [...]... LUẬN Từ thực tế khảo sát, mô tả và phân tích các địa danh ở Quảng Bình, chúng tôi đi đến những kết luận chính: 1 Luận án đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh lí luận về vấn đề địa danh học, tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam và ở địa phƣơng Quảng Bình, xác định cách tiếp cận hợp lý để nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình, góp phần khẳng định vai trò và giá trị của phƣơng pháp miêu tả nội dung địa. .. các địa danh Quảng Bình một cách rõ nét Luận án chỉ ra một số đặc điểm về nguồn gốc hình thành và nguyên nhân biến đổi địa danh ở Quảng Bình, nhiều từ cổ, từ địa phƣơng Quảng Bình hoặc biến âm của từ phổ thông đƣợc giải thích cặn kẽ, đồng thời phân tích những biểu hiện về ngữ âm lịch sử tiếng Việt thông qua hệ thống địa danh, gợi ý cho những nghiên cứu tiếp về vấn đề này Khảo sát địa danh ở tỉnh Quảng. .. định danh phổ biến: phương thức tự tạo, phương thức chuyển hoá Phƣơng thức tự tạo đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra phần lớn các địa danh ở Quảng Bình 2 Mô hình cấu trúc phức thể địa danh Quảng Bình thể hiện đặc trƣng chung của địa danh trên cả nƣớc Mỗi địa danh luôn có hai thành tố: thành tố chung và tên riêng Các thành tố chung trong địa danh tỉnh Quảng Bình đã khái quát đƣợc các loại hình địa danh. .. tƣợng đƣợc định danh cũng không còn hiện diện Một số địa danh tiếng địa phƣơng Quảng Bình và nhiều địa danh thuộc ngôn ngữ các dân tộc thiểu số thƣờng không rõ ràng về nghĩa Những trƣờng hợp này cần tiếp tục nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số đầy đủ hơn nữa mới có thể nhận biết đƣợc 2.4.3.3 Vấn đề phân loại ý nghĩa địa danh tỉnh Quảng Bình a) Về tiêu chí phân loại ý nghĩa địa danh Luận án sử dụng... phía trƣớc phủ lỵ Quảng Ninh thời nhà Nguyễn - Địa danh ước vọng thể hiện cách định danh trên cơ sở lí do chủ quan xuất phát từ tình cảm, mong muốn của chủ thể định danh Ví dụ: thôn Hòa Bình, thôn Hưng Lộc (ƣớc vọng sự bình yên, giàu có, phát triển) b) Các nhóm ý nghĩa trong địa danh tỉnh Quảng Bình Căn cứ vào tƣ liệu thu thập, luận án phân chia địa danh ở Quảng Bình thành: b.1 Nhóm địa danh không có nghĩa... thiểu số ở Quảng Bình, điều chỉnh lại các địa danh bị sai lạc về âm và chữ viết để nhận diện chính xác về các giá trị phản ánh hiện thực của chúng Thứ ba, trên cơ sở kết quả của luận án, căn cứ vào tƣ liệu địa danh thu thập, xây dựng Từ điển Từ nguyên địa danh tỉnh Quảng Bình 5 Nghiên cứu địa danh từ sự tiếp cận ngôn ngữ - văn hóa là tìm hiểu những đặc trƣng văn hóa thể hiện trong từng địa danh cụ thể,... hóa trong địa danh qua ngữ nghĩa và giá trị phản ánh hiện thực 3.3 Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa trong địa danh tỉnh Quảng Bình 3.3.1 Thành tố chung trong phức thể địa danh phản ánh đặc trưng địa - văn hóa của vùng đất Với 149 thành tố chung đƣợc thống kê và phân chia theo các loại hình địa danh và nguồn gốc ngôn ngữ, chúng ta có đƣợc bức tranh địa danh sinh động, phản ánh đặc trƣng địa hình địa vật của... (2014), Nghiên cứu địa danh trên bình diện ngông ngữ - văn hóa” (Trƣờng hợp địa danh ở Quảng Bình) , Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, Trƣờng Đại học Hà Nội, số 38, 03-2014, tr.115-126 4 Nguyễn Đình Hùng (2014), “Phƣơng thức định danh cho các đối tƣợng địa lý ở tỉnh Quảng Bình , Tạp chí Khoa học, Trƣờng Đại học Trà Vinh, số 15, 09-2014, tr.48-52 5 Nguyễn Đình Hùng (2013), Địa danh Quảng Bình với sự phản ánh... phƣơng pháp miêu tả nội dung địa danh trên cơ sở vận dụng tri thức của nhiều ngành khoa học nhƣ: văn hóa, lịch sử, địa lí và ngôn ngữ Địa danh tỉnh Quảng Bình là sự phản ánh chung địa danh của ngƣời Việt, vừa là sự phản ánh nét kế thừa của cƣ dân ở vùng đất này thời xa xƣa Lần đầu tiên, toàn bộ địa danh tỉnh Quảng Bình đƣợc thống kê, mô tả và khái quát một cách toàn diện .Quảng Bình, vùng đất cổ của Đại Việt,... dụng) Bất cứ địa danh có nghĩa nào cũng có ý nghĩa mô tả (ý nghĩa từ vựng) và nghĩa ngữ pháp (từ loại), nhƣng không phải địa danh nào cũng có ý nghĩa liên tƣởng Một số địa danh kí hiệu ở Quảng Bình có ý nghĩa liên tƣởng, có tính lí do (đặc điểm riêng trong cách định danh ở địa danh tỉnh Quảng Bình) Địa danh có nguồn gốc tiếng dân tộc thiểu số thƣờng rõ ràng về nghĩa đối với ngƣời bản địa, nhƣng lại . lí luận và tổng quan nghiên cứu địa danh, về địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp tiếp cận địa danh tỉnh Quảng Bình. - Khảo sát điền dã địa danh trong phạm vi tỉnh Quảng Bình, kể cả những vùng. diện đặc điểm cấu trúc địa danh tỉnh Quảng Bình qua thống kê miêu tả thành tố chung và tên riêng địa danh tỉnh Quảng Bình. - Nhận diện đặc điểm định danh địa danh tỉnh Quảng Bình ở các khía cạnh. trong địa danh tỉnh Quảng Bình Căn cứ vào tƣ liệu thu thập, luận án phân chia địa danh ở Quảng Bình thành: b.1. Nhóm địa danh không có nghĩa từ vựng Các địa danh bằng số, chữ cái (địa danh

Ngày đăng: 12/06/2015, 23:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w