1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế bảo vệ môi trường tại công ty Xăng Dầu Thừa Thiên Huế

83 411 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Trong các chính sách thuế thì thuế GTGT và thuế bảo vệ môi trường là loại thuế có ý nghĩa quan trọng đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh mặt hàng xăng dầu và lànguồn đóng góp lớn của

Trang 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Lý do chọn đề tài

Tình hình giá cả của mặt hàng xăng dầu luôn biến động thất thường – là mộttrong những biến động lớn đến nền kinh tế và đặc biệt ảnh hưởng đến nguồn thu ngânsách Nhà nước Do giá xăng dầu thế giới giảm mạnh từ cuối năm 2014, giá xăng dầu

trong nước cũng phải điều chỉnh theo Tuy nhiên, đánh giá của Bộ KH-ĐT cho thấy,năm 2015, mức giá trong nước đã giảm 24,77%, trong khi giá dầu thô trên thế giới

giảm hơn 50% Theo thống kê của Chính phủ, giá xăng dầu thế giới giảm 1USD kéotheo nguồn ngân sách nhà nước giảm gần 1000 tỷ đồng Mặt khác, thu ngân sách từmặt hàng xăng dầu chiếm gần 10% tổng thu ngân sách của nhà nước Qua đó có thểthấy được tầm quan trọng của biến động xăng dầu ảnh hưởng rất lớn đến tổng nguồnthu ngân sách Nhà nước

Trong các chính sách thuế thì thuế GTGT và thuế bảo vệ môi trường là loại thuế

có ý nghĩa quan trọng đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh mặt hàng xăng dầu và lànguồn đóng góp lớn của các doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước Vì vậy, biến độnggiá cả xăng dầu sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn thu từ thuế GTGT và thuế BVMT

Nguồn thu từ thuế là một trong những nguồn thu chính của nhà nước luôn chiếm80-90% tỷ trọng ngân sách nhà nước Từ khi luật thuế GTGT được ban hành đầu tiên

và chính thức có hiệu lực thi hành, cho đến nay luật thuế GTGT đã phát huy nhiều tácdụng tích cực Số thu từ ngân sách không ngừng tăng lên, khuyến khích các doanhnghiệp thực hiện tốt chế độ hóa chứng từ

Trách nhiệm của nhân viên kế toán thuế trong công ty ngày càng có vai trò hếtsức quan trọng, nếu có vấn đề gì xảy ra thì người đại diện hợp pháp trong công ty phảichịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật Vì vậy kế toán thuế cần phải hiểu và thựchiện đúng theo luật, các chuẩn mực kế toán, để trách tình trạng thất thu nguồn ngânsách và ảnh hưởng đến sự uy tín của doanh nghiệp

Công Ty Xăng Dầu Thừa Thiên Huế là Công ty thương mại, hoạt động trong lĩnh

vực liên quan đến các sản phẩm hóa dầu, có các nghiệp vụ bán hàng và mua hàng xảy

ra thường xuyên, điều này đồng nghĩa với việc các nghiệp vụ liên quan đến thuế giá trịgia tăng và thuế bảo vệ môi trường diễn ra hàng ngày

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

Nhận thức được tầm quan trọng sau quá trình thực tập tại công ty Xăng DầuThừa Thiên Huế, được tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại công ty, đi sâu nghiên cứucông tác kế toán thuế mà cụ thể là thuế GTGT và thuế BVMT nên em quyết định chọn

đề tài “Kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế bảo vệ môi trường tại công ty Xăng Dầu Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu kế toán thuế GTGT và thuếBVMT trong các doanh nghiệp

- Tìm hiểu tình trạng kế toán thuế GTGT và thuế BVMT tại công ty xăng dầuThừa Thiên Huế

- Đề xuất một số biện pháp cải thiện kế toán GTGT và thuế BVMT tại công ty

xăng dầu Thừa Thiên Huế

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn về kế

toán thuế GTGT, thuế BVMT tại công ty Xăng Dầu Thừa Thiên Huế

1.4 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Phòng Kế toán tài chính – Công ty Xăng Dầu Thừa Thiên Huế

Địa chỉ: 48 Hùng Vương, Phường Phú Nhuận, Tp Huế, Thừa Thiên Huế

- Phạm vi thời gian: Trong quý 4 năm 2015 và quý 1 năm 2016

- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình hoạt động và tổ chức côngtác kế toán thuế của công ty, trọng tâm nghiên cứu công tác kế toán thuế GTGT vàthuế BVMT

1.5 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu nhập thông tin:

- Phương pháp quan sát phỏng vấn: Tiến hành trao đổi trực tiếp với các nhân

viên phòng kế toán, phòng kinh doanh nhằm tìm hiểu và thu thập các thông tin liên

quan đến đề tài, đặc biệt là quy trình công tác kế toán thuế GTGT, thuế BVMT nhưquan sát hóa đơn chứng từ, quan sát cách thức thu thập và lập hóa đơn chứng từ của

nhân viên kế toán

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

- Phương pháp thu thập số liệu: Tìm kiếm số liệu liên quan đến đề tài bằng cách

viết tay hay photo lại các hóa đơn chứng từ, các mẫu sổ cái tài khoản cấp 1 và sổ cáichi tiết đã sử dụng trong công tác kế toán thuế TNDN

- Phương pháp nghiên cứu, tham khảo tài liệu: tham khảo tài liệu trên thư viện

trường, các quy định của pháp luật về thuế GTGT và thuế BVMT, bài viết liên quan

trên các website nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về thuế GTGT, thuế BVMT và kếtoán thuế GTGT, kế toán thuế BVMT cũng như có cơ sở để thu thập các tài liệu cầnthiết theo hướng đi của đề tài

 Phương pháp xử lí thông tin:

- Phương pháp phân tích, so sánh: Nhằm phân tích tình hình hoạt động của công

ty trong thời gian qua thông qua phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn, tình hình kếtquả hoạt động kinh doanh, tình hình lao động của doanh nghiệp và tình hình nộp ngân

sách nhà nước của công ty qua ba năm 2013-2015 để có thể nhận thấy được mức độtăng, giảm và xu hướng biến động của các chỉ tiêu tài chính

- Phương pháp phân tích, đánh giá: Từ những số liệu đã được thu thập chúng ta

tiến hành phân tích chúng, và từ việc tìm hiểu tình hình hoạt động của công tác kế toánthuế GTGT, thuế BVMT chúng ta đưa ra những đánh giá về ưu, nhược điểm của hệthống kế toán nói chung và hệ thống kế toán thuế GTGT và thuế BVMT nói riêng để

từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán thuế GTGT vàthuế BVMT tại công ty

1.6 Kết cấu của đề tài

Nội dung của đề tài được thực hiện trong 3 phần:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế và kế toán thuế GTGT, thuế BVMT

Chương này tập trung vào một số khái niệm có nội dung liên quan đến thuế

GTGT, thuế BVMT, các nguyên tắc, nội dung và phương pháp hạch toán của tàikhoản 1331, 1332,33311,33381

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT, thuế BVMT tại công tyXăng Dầu Thừa Thiên Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ, nguồn lựchoạt động kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý và công tác kế toán Tìm hiểu công tác

kế toán thuế GTGT, thuế BVMT thông qua việc tìm hiểu về hệ thống chứng từ, trình

tự luân chuyển chứng từ, phương pháp hạch toán vè sổ sách kế toán tại đơn vị

Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và

thuế BVMT tại công ty Xăng Dầu Thừa Thiên Huế

Chương này đưa ra nhận xét về ưu điểm, nhược điểm và đề xuất một số biện

pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán thuế nói chung và kế toán thuế GTGT,thuế BVMT nói riêng tại công ty

1.7 Tính mới của đề tài

Các đề tài trước đây đã có đề tài về kế toán thuế GTGT và BVMT cụ thể là đề tài

của chị Võ Thị Bích Đào lớp K45B Kiểm toán làm về thuế GTGT và thuế BVMT Đề

tài đó đã phần nào làm rõ được công tác kế toán thuế GTGT và thuế BVMT nhưng vẫn

còn một số tồn tại như sau:

 Sơ đồ quy trình hạch toán thuế GTGT đầu ra còn lan man

 Tình hình tài sản – nguồn vốn, tình hình kết quả hoạt động kinh doanh, tình hìnhnộp thuế vào ngân sách nhà nước năm 2014 số liệu chưa bám sát vào tình hìnhthực tế của công ty Mặc khác phân tích còn sơ sài

 Chưa mô tả quy trình làm việc của kế toán thuế GTGT

 Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu vào vẫn chưa làm rõ về thao tác trên phầnmềm kế toán

 Phần nộp thuế và hoàn thuế vẫn còn chưa bám sát và thiếu sót

Đề tài của em đã khắc phục những tồn tại này, ngoài ra đề tài của em đã tuân

theo những quy định, luật định của văn bản thông tư vừa mới ban hành gần đây nhấtnhằm bám sát với tình hình thực tế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ, KẾ TOÁN THUẾ GTGT

VÀ THUẾ BVMT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Chương 1 trình bày hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề kế toán thuế GTGT và thuế BVMT Chương này tập trung vào cách hạch toán, các quy định pháp luật liên quan đến thuế và kế toán thuế GTGT và thuế BVMT.

1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế

1.1.1 Khái niệm

“Thuế ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của nhà nước Thuế là

một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và các pháp nhân cho nhà nước theomức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng”(Nguyễn Thị Liên, 2009)

1.1.2 Đặc điểm về thuế

- Thứ nhất, thuế là một khoản thu mang tính chất bắt buộc: thuế được thu để tạoquỹ ngân sách cho nhà nước chi dùng cho việc chung, mọi công dân đủ điều kiện điềuphải đóng thuế, để đảm bảo tập trung thuế trên phạm vi toàn xã hội Chính phủ phải sửdụng hệ thống pháp luật để ban hành các sắc thuế, vì vậy thuế thường được quy định

dưới dạng văn bản luật hay pháp lệnh Cho nên, trốn thuế hay gian lận thuế đều bị coi

là những hành vi phạm pháp và phải chịu xử phạt về hành chính hoặc hình sự

- Thứ hai, thuế mang tính không hoàn trả trực tiếp, là một khoản thu khôngbồi hoàn: Công dân nộp thuế khi đủ điều kiện và họ không nhận bất cứ lợi íchtrực tiếp gì từ việc nộp thuế, tuy nhiên có sự hoàn trả gián tiếp thông qua việc nhà

nước sử dụng thuế cho các nhu cầu chung của xã hội Nộp thuế là một nghĩa vụ cơ

bản nhất của công dân

- Thứ ba, thuế mang tính pháp lý, do Quốc hội lập ra dưới một hình thức đạo luật,

là hình thức văn bản có tính pháp lý cao nhất do cơ quan quyền lực cao nhất, cơ quanlập pháp đặt ra được thể hiện thông qua các quy định cần thiết về phạm vi, hình thức,thủ tục và quy trình pháp lý liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

1.1.3 Vai trò của thuế đối với Nhà nước, xã hội và nền kinh tế quốc dân

- Là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực tài chính cho nền kinh tế quốc dân, ở

nước ta thuế là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất chiếm từ 80-90% tổng thu ngânsách nhà nước

- Là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế phù hợp với sự phát triển từng thời kỳ của

đất nước

- Là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối

- Là công cụ thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh

1.2.2 Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế GTGT

1.2.2.1 Đối tượng chịu thuế GTGT

Hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (baogồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượngkhông chịu thuế GTGT quy định khác của Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12

1.2.2.2 Đối tượng không chịu thuế GTGT

Bao gồm 25 nhóm HHDV được quy định tại điều 5 Luật thuế GTGT31/2013/QH13 và được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 71/2014/QH13 và gần đây nhất

theo Thông tư 26/2015/TT-BTC bắt đầu áp dụng từ ngày 27/02/2015 Các đối tượngnày thường là:

- Những sản phẩm thuộc hoạt động kinh doanh trong nông nghiệp, những hoạt

động kinh doanh được Nhà nước khuyến khích đầu tư

- Các dịch vụ không mang tính chất kinh doanh vì lợi nhuận như dịch vụ côngcộng, dịch vụ y tế, giáo dục – đào tạo, văn hóa, thể thao, giải trí truyền hình,

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

- Hàng nhập khẩu trong các trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại;quà biếu tặng cho tổ chức cá nhân Việt Nam, chuyển giao công nghệ,

Theo Thông tư 26/2015/TT-BTC mới ban hành ngày 27/2/2015 có bổ sung thêm

các mặt hàng sau:

- Phân bón là các loại phân hữu cơ và phân vô cơ

- Thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và các thức ăn cho vật nuôi, bao gồm cácsản phẩm đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến

- Tàu đánh bắt xa bờ là tài có công suất máy chính từ 90CV trở lên làm nghề khaithác hải sản hoặc dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản

- Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

1.2.2.3 Đối tượng nộp thuế GTGT

Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch

vụ chiu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinhdoanh và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế

GTGT (Theo điều 3 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12)

1.2.3 Căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT

Theo điều 8 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 được sửa đổi bổ sung theo Luật

thuế số 31/2013/QH13 và theo Thông tư 26/2015/TT-BTC mới ban hành, hiện nay có

3 mức thuế suất thuế GTGT, đó là mức thuế suất 0%, 5% và 10%

 Mức thuế suất 0%:

 Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt côngtrình của doanh nghiệp chế xuất; hàng bán cho cửa hàng bán hàng miễn thuế; vậntải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các

trường hợp chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượngvốn, dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông; sản phẩm xuấtkhẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến.

 Không áp dụng mức thuế suất 0% đối với thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuấtkhẩu Thuốc là, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phảitính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào

 Mức thuế suất 5%:

 Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;

 Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích

thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;

 Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;

 Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp;nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sảnphẩm nông nghiệp;

 Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy

định tại khoản 1 Điều 5 của Luật thuế GTGT;

 Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá;

 Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy

định tại khoản 1 Điều 5 của Luật thuế GTGT;

 Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;

 Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sảnphẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơchế; giấy in báo;

 Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm máycày, máy bừa, máy cấy, máy gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt, máy gặt đập liênhợp, máy thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, máy hoặc bình bơm thuốc trừ sâu;

 Thiết bị, dụng cụ y tế; bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm

hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

 Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng,phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy,nghiên cứu, thí nghiệm khoa học;

 Hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuấtphim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;

 Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5 của Luật

thuế GTGT;

 Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ

 Vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế áp dụng thuế suất 5%

“theo xác nhận của Bộ Y tế.”

 Mức thuế suất 10%:

 Áp dụng đối cho tất cả các hàng hóa, dịch vụ thông thường và các hàng hóa, dịch

vụ không thiết yếu, không nằm trong diện chịu các mức thuế suất 0% hoặc 5%

1.2.3.1.2 Giá tính thu ế

Căn cứ theo điều 7 của Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 và được sửa đổi bổ

sung theo Thông tư 26/2015/TT-BTC thì:

Giá tính thuế là giá chưa có thuế GTGT

(1) Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa

có thuế GTGT Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã cóthuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ

môi trường là giá bán đã có thuế BVMT nhưng chưa có thuế GTGT Đối với hàng hóa

chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế BVMT nhưng chưa có thuế GTGT

(2) Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập lại tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu(nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) Giá nhập lại tại cửa khẩu đc xác đinh

theo quy đinh về giá tính thuế hàng nhập khẩu

(3) Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho, trả

thay lương cho người lao động, là giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ cùng loại

hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

(4) Đối với hoạt động cho thuê tài sản như cho thuê nhà, văn phòng, xưởng, khotàng, bến, bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị là số tiền cho thuê chưa cóthuế GTGT.

(5) Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trảmột lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, trả chậm.(6) Đối với gia công hàng hóa là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có thuếGTGT, bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phíkhác phục vụ cho việc gia công hàng hoá

(7) Đối với xây dựng, lắp đặt, là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phầncông việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT Trường hợp xây dựng, lắp đặt cóbao thầu nguyên vật liệu là giá xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu

chưa có thuế GTGT Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu thì

giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, chưa cóthuế GTGT

(8) Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản và chuyển nhượng bất động sản:

 Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức,

cá nhân theo quy định của pháp luật thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị giatăng là giá ghi trong hợp đồng góp vốn Trường hợp giá chuyển nhượng quyền sử

dụng đất thấp hơn giá đất nhận góp vốn thì chỉ được trừ giá đất theo giá chuyển

theo phương án do cơ quan chức năng phê duyệt.

(9) Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ, ủy thác xuấtnhập khẩu hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền công, tiền hoahồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT

(10) Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán

là giá đã có thuế GTGT thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

Giá chưa có thuế GTGT =

 Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam Trường hợp người nộp thuế có

doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bìnhquân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời

điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế

1.2.3.1.3 Th ời điểm xác định giá tính thuế

- Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụnghàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền

- Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặcthời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưathu được tiền

- Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụtrên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền

- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựngnhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện

dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinhdoanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ

- Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàngiao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, khôngphân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền

- Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan

1.2.3.2 Phương pháp tính thuế GTGT

1.2.3.2.1 Phương pháp khấu trừ thuế

Đối tượng áp dụng: Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh

thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế

toán, hóa đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, trừ cácđối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT

Theo sửa đổi bổ sung điều 14 của Thông tư 26/2015/TT-BTC mới ban hành thì

cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không

Giá thanh toán

1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ

tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tínhnộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanhthu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được

Phương pháp này được quy định tại điều 10 Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13như sau:

 Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế GTGT đầu

ra trừ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ;

Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi

trên hóa đơn GTGT; thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn bằng

GTGT bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế GTGTcủa hàng hóa, dịch vụ đó

Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuếGTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ giá tính thuế GTGT được xácđịnh theo quy định khác của luật thuế GTGT

 Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơnGTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu và

đáp ứng điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào

1.2.3.2.2 Phương pháp trực tiếp trên GTGT

Căn cứ theo điều 11 của Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 thì:

 Đối tượng áp dụng:

 Cá nhân, hộ kinh doanh không trực tiếp hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế

toán, hóa đơn, chứng từ theo quy đinh của pháp luật

 Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư và các tổ chứckhác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn,chứng từ theo quy định của pháp luật

 Hoạt động kinh doanh mua bán, vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ

 Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT được quy định như sau:

 Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng GTGTnhân với thuế suất thuê GTGT áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng,bạc, đá quý

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

 GTGT của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc,

đá quý bán ra trừ giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng

 Số thuế gtgt phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ

lệ % nhân với doanh thu

 Phương pháp xác đinh GTGT của hàng hóa, dịch vụ làm căn cứ tính thuế GTGT

phải nộp đối với từng cơ sở kinh doanh như sau:

 Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có đầy đủ hóa đơn của hàng hóa,

dịch vụ bán ra theo chế độ quy định hoặc có đủ điều kiện xác định được đúng doanhthu bán hàng hóa, dịch vụ như hợp đồng và chứng từ thanh toán nhưng không có đủ

hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào thì GTGT được xác định bằng doanh thu nhân

với tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu

Tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu làm căn cứ xác định GTGT được quy định

như sau:

 Thương mại (phân phối, cung cấp hàng hóa): 1%;

 Dịch vụ, xây dựng (trừ xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu): 5%;

 Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên

vật liệu: 3%;

 Hoạt động kinh doanh khác: 2%

 Hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặcthực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luậtthì nộp thuế theo tỷ lệ (%) GTGT do Bộ Tài chính quy định

1.2.4 Kê khai, nộp thuế, hoàn thuế

Quy định về kê khai thuế và hoàn thuế được quy định tại khoản 3 điều 10 củaThông tư 156/2013/TT-BTC

Quy định về hoàn thuế được quy định tại điều 11 của Luật thuế GTGT số

31/2013/QH13

1.2.4.1 Kê khai thu ế

Các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế gtgt phải có trách nhiệm lập

và gửi cho cơ quan thuế tờ khai tính thuế gtgt từng tháng hoặc từng quý Thời hạn nộp

tờ khai thuế cho cơ quan thuế theo tháng, chậm nhất là ngày 20 của đầu tháng tiếptheo Trong trường hợp không phát sinh thuế đầu vào, đầu ra thì cơ sở kinh doanh vẫnphải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế Cơ sở kinh doanh phải kê khai đầy đủ,

đúng mẫu tờ khai và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

1.2.4.2 Th ời hạn nộp thuế

 Người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào ngân sách Nhà nước

 Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối

cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

 Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời

hạn ghi trên hợp đồng của cơ quan thuế

từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT

- Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế gtgt theo phương pháp khấutrừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế GTGT của hàng hóa,dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ

300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT

- Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nếu số thuế

GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT

theo tháng, quý

- Cơ sở kinh doanh nộp thuế gtgt theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuếGTGT khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sát nhập, hợp nhất, chia, tách,giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT

đầu vào chưa được khấu trừ hết

- Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của phápluật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng

được hoàn số thuế GTGT đã ghi trên hóa đơn GTGT hoặc trên chứng từ thanh toán ghigiá thanh toán đã có thuế GTGT

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

- Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền

theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế mà

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

- Cơ sở kinh doanh trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh

doanh nhưng phải giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động chưa phát sinh thuế giá

trị gia tăng đầu ra của hoạt động kinh doanh chính theo dự án đầu tư thì chưa phải điềuchỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đã kê khai, khấu trừ hoặc đã được hoàn Cơ sở kinhdoanh phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc giải thể, phá sản,chấm dứt hoạt động theo quy định

- Trường hợp cơ sở kinh doanh sau khi làm đầy đủ thủ tục theo quy định của phápluật về giải thể, phá sản thì đối với số thuế GTGT đã được hoàn thực hiện theo quy

định của pháp luật về giải thể, phá sản và quản lý thuế; đối với số thuế GTGT chưađược hoàn thì không được giải quyết hoàn thuế

- Trường hợp cơ sở kinh doanh chấm dứt hoạt động và không phát sinh thuế GTGT đầu

ra của hoạt động kinh doanh chính thì phải nộp lại số thuế đã được hoàn vào ngân sách nhà

nước Trường hợp có phát sinh bán tài sản chịu thuế giá trị gia tăng thì không phải điều

chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng của tài sản bán ra

1.3 Kế toán thuế GTGT

1.3.1 Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

1.3.1.1 K ế toán thuế GTGT đầu vào

 Chứng từ sử dụng

- Hóa đơn GTGT (mẫu 01/GTKT 3LL)

- Hóa đơn chứng từ đặc thù

- Bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV mua vào (mẫu 01-2/GTGT)

- Bảng phân bổ khấu trừ thuế GTGT tháng (mẫu 01-4A/GTGT)

- Chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu

- Chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài

- Sổ theo dõi thuế GTGT

- Sổ cái TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

- Chứng từ gốc liên quan đến thuế GTGT

- Giấy thu chi tiền mặt

- Giấy báo nợ và giấy báo có của ngân hàng

- Phiếu gắn trừ công nợ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

 Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

 Nội dung kết cấu tài khoản:

- Thuế GTGT đầu vào phát sinh - Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ

- Thuế GTGT đầu vào không được khấutrừ

- Thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại

- Thuế GTGT hàng mua trả lại

SD bên Nợ: Thuế GTGT còn được

khấu trừ, hoàn lại cuối kỳ

 Phương pháp hoạch toán:

Sơ đồ 1.1: Quy trình hoạch toán thuế GTGT đầu vào theo phương pháp khấu trừ

Mua TSCĐ không nhập kho 156,152,211

621,627,641…

111,112Thuế GTGT được hoàn

3331Khấu trừ thuế GTGT

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

1.3.1.2 K ế toán thuế GTGT đầu ra

 Chứng từ sử dụng

- Hóa đơn GTGT (mẫu 01/GTKT 3LL)

- Bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV bán ra (mẫu 01-1/GTGT)

- Sổ theo dõi thuế GTGT

- Phiếu xuất kho

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

- Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý

- Bảng kê số thuế GTGT đã nộp của kinh doanh xây dựng lắp đặt, bán hàng, vãng

lai ngoại tỉnh (mẫu 01-5/GTGT)

 Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 33311- Thuế GTGT đầu ra

 Nội dung kết cấu của tài khoản như sau:

Trang 18

 Phương pháp hoạch toán:

Sơ đồ 1.2: Quy trình hoạch toán thuế GTGT đầu ra theo phương pháp khấu trừ

(1): bán hàng trả tiền ngay; (2): bán hàng qua đại lý; (3): bán hàng trả góp, trả chậm

1.3.2 Kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

 Nguyên tắc xác định thuế giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ mua vào:

- Khi mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định phản ánh giá mua là tổng giá

thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào)

- Thuế GTGT đầu vào không theo dõi trên tài khoản 133 mà tính vào giá vật tư

hàng hóa mua vào

- Không được khấu trừ hay hoàn thuế đối với đối tượng nộp thuế GTGT theo

Trang 19

Sơ đồ 1.3: Quy trình hạch toán Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

1.4 Thuế bảo vệ môi trường

1.4.1 Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế

Đối tượng nộp thuế BVMT được quy định tại điều 3 và điều 5 của Luật thuế

BVMT số 57/2010/QH12

1.4 1.1 Đối tượng chịu thuế

 Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:

chế phẩm sinh học (như etanol, dầu thực phẩm, mỡ động vật )

Đối với nhiên liệu hỗn hợp chứa nhiên liệu sinh học và xăng dầu gốc hóa thạch

thì chỉ tính thue thuế bảo vệ môi trường đối với phần xăng dầu gốc hóa thạch

Trang 20

- Than an – tra – xít (antraxit);

- Than mỡ

- Than đá khác

 Dung dịch hydro – chloro – fluoro – carbon (HCFC)

 Túi ni lông thuộc diện chịu thuế

 Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng

 Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng

 Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng

 Thuốc khử trùng thuộc loại hạn chế sử dụng

1.4 1.2 Đối tượng nộp thuế

 Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập

khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế

 Người nộp BVMT trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:

- Trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa thì người nhận ủy thác nhập khẩu là

1.4.2 Căn cứ và phương pháp tính thuế BVMT

Phương pháp tính thuế và căn cứ tính thuế BVMT được quy định tại điều 4 củathông tư 152/2011/TT-BTC

1.4 2.1 Phương pháp tính thuế BVMT

Thuế BVMT phải nộp được tính theo công thức sau:

1.4 2.2 Căn cứ tính thuế BVMT

Căn cứ tính thuế BVMT là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối

 Số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau:

Trang 21

- Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượnghàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mãi, quảng cáo.

- Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóanhập khẩu

- Đối với hàng hóa là nhiên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch

và nhiên liệu sinh học thì số lượng hàng hóa tính thuế trong kỳ là số lượng xăng, dầu,

mỡ nhờn gốc hóa thạch có trong số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu hoặc sản xuất

bán ra, trao đổi, tặng cho, đưa vào tiêu dùng nội bộ được quy đổi ra đơn vị đo lườngquy định tính thuế của hàng hóa tương ứng

- Đối với trường hợp số lượng hàng hóa chịu thuế BVMT xuất, bán và nhập khẩutính bằng đơn vị đo lường khác đơn vị quy định tính thuế tại biểu mức thuế BVMT do

Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành thì phải quy đổi ra đơn vị đo lường quy định tại

biểu mức thuế BVMT để tính thuế

Cách xác định như sau:

thạch tính thuế bán ra, tiêu dung, trao đổi, thạch có trong nhiên liệu

Căn cứ tiêu chuẩn kỹ thuật chế biến nhiên liệu hỗn hợp được cơ quan có thẩm

quyền phê duyệt (kể cả trường hợp có thay đổi tỷ lệ phần tram (%) xăng, dầu, mỡnhờn gốc hóa thạch có trong nhiên liệu hỗn hợp), người nộp thuế tự tính toán, kê khai,nộp thuế bảo vệ môi trường đối với số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch; Đồngthời có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế về tỷ lệ phần tram (%) xăng, dầu, mỡnhờn có gốc hóa thạch chứa trong nhiên liệu hỗn hợp và nộp cùng với tờ khai thuế củatháng tiếp theo tháng bắt đầu có bán (hoặc có thay đổi tỷ lệ) nhiên liệu hỗn hợp

 Mức thuế tuyệt đối làm căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường được quy định tạo

biểu khung dưới đây:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

1.4.3 Kê khai, nộp thuế

1.4.3.1 H ồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường:

- Tờ khai theo mẫu số 01/TBVMT

- Và các tài liệu liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế.

1.4.3.2 Kê khai, n ộp thuế BVMT đối với công ty xăng dầu:

Quy định về việc kê khai nộp thuế BVMT đối với công ty xăng dầu được quyđịnh tại điểm 2.2 khoản 2 điều 7 thông tư 152/2011/TT_BTC và được bổ sung theothông tư 159/2012/TT_BTC

Đối với xăng, dầu, mỡ nhờn (sau đây gọi chung là xăng dầu)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

 Các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế

bảo vệ môi trường vào ngân sách nhà nước tại cơ quan thuế địa phương nơi kê khai,nộp thuế giá trị gia tang, cụ thể:

- Các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối trực tiếp nhập khẩu, sản xuất, chếbiến xăng dầu (gọi chung là các đơn vị đầu mối) thực hiện kê khai, nộp thuế tại địa

phương nơi các đơn bị đầu mối đóng trụ sở chính đối với lượng xăng dầu do các đơn

vị này trực tiếp xuất, bán bao gồm xuất để tiêu dùng nội bộ, xuất để trao đổi sản phẩmhàng hóa khác, xuất trả hàng nhập khẩu ủy thác, bán cho tổ chức, cá nhân khác ngoài

hệ thống của đơn vị đầu mối (kể cả các doanh nghiệp mà đơn vị đầu mối có cổ phần từ50% trở xuống), trừ lượng xăng dầu xuất bán và nhập khẩu ủy thác cho công ty kinh

doanh xăng dầu đầu mối khác

- Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc đơn vị đầu mối; các Chinhánh trực thuộc đơn vị đầu mối; các Công ty cổ phần do đơn vị đầu mối nắm cổ phầnchi phối (trên 50% cổ phần) hoặc các Chi nhánh trực thuộc các đơn vị thành viên, cácChi nhánh trực thuộc các Công ty cổ phần nêu trên (gọi chung là các đơn vị thànhviên) thực hiện kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi các đơn vị thành viên đóng trụ sởchính đối với lượng xăng dầu do các đơn vị thành viên xuất, bán cho tổ chức, cá nhânkhác ngoài hệ thống

- Tổ chức khác trưc tiếp nhập khẩu, sản xuất, chế biến xăng dầu (trong Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng dầu) thực hiện kê khai,nộp thuế tại cơ quan thuế địa phương nơi kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng khi xuất,

bán xăng dầu

- Đối với các trường hợp xăng dầu dùng làm nguyên liệu pha chế xăng sinh học

mà chưa kê khai nộp thuế bảo vệ môi trường thì khi xuất bán xăng sinh học đơn vị bánxăng sinh học phải kê khai nộp thuế bảo vệ môi trường theo quy định

 Trường hợp xăng dầu nhập khẩu về sử dụng cho mục đích khác không phải để

kinh doanh xăng dầu (trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không có đăng ký

kinh doanh xăng dầu); dầu nhờn, mỡ nhờn được đóng gói riêng khi nhập khẩu kèm với

vật tư, phụ tùng cho máy bay hoặc kèm với máy móc thiết bị thì người nộp thuế kêkhai, nộp thuế bảo vệ môi trường với cơ quan hải quan

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

 Xăng dầu được xuất, bán ra theo sản lượng ghi trên hóa đơn, chứng từ xuất, bán

thì người nộp thuế phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường theo sản lượng ghi trên

hóa đơn, chứng từ xuất, bán đó

1.5 Kế toán thuế BVMT

1.5.1 Nguyên tắc kế toán:

- Tài khoản này sử dụng cho người nộp thuế bảo vệ môi trường theo quy định củapháp luật Trong giao dịch nhập khẩu ủy thác, tài khoản này chỉ sử dụng cho bên giao

ủy thác, không áo dụng cho bên nhận ủy thác

- Các doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường ghi nhậndoanh thu không bao gồm số thuế bảo vệ môi trường phải nộp Trường hợp không tách

ngay được số thuế phải nộp tại thời điểm phát sinh thì được ghi nhận doanh thu bao

gồm cả thuế bảo vệ môi trường nhưng định kỳ phải ghi giảm doanh thu đối với số thuếbảo vệ môi trường phải nộp

- Các doanh nghiệp nhập khẩu hoặc mua trong nội địa hàng hóa thuộc diện chịuthuế bảo vệ môi trường được ghi nhận số thuế bảo vệ môi trường phải nộp vào giá gốchàng nhập kho

1.5.2 Tài khoản sử dụng:

- Tài khoản 33381 - Thuế bảo vệ môi trường

 Nội dung kết cấu tài khoản:

1.5.3 Phương pháp hạch toán:

 Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trườngđồng thời chịu thuế GTGT, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

không bao gồm thuế bảo vệ môi trường và không có thuế GTGT, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá bán không

có thuế BVMT và thuế GTGT).

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường

Số dư: Số thuế còn phải nộp vào

NSNN

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

- Trường hợp không xác định được ngay số thuế phải nộp tại thời điểm giao dịch

phát sinh, doanh thu được ghi nhận bao gồm cả thuế nhưng định kỳ khi xác định số

thuế phải nộp thì phải ghi giảm doanh thu:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 33381 – Thuế và các khoản phải nộp (chi tiết từng thể loại).

 Khi nhập khẩu hàng hóa chịu đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường, kế toán căn cứvào hóa đơn mua hàng nhập khẩu và thông báo nộp thuế về số thuế bảo vệ môi trường phải

nộp, xác định số thuế bảo vệ môi trường phải nộp của hàng nhập khẩu, ghi:

Nợ các TK 152, 156, 211, 611,…

Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường

- Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bảo vệ môi trường để tiêudùng nội bộ, cho, biếu, tặng, khuyến mãi, quảng cáo không thu tiền, ghi:

Nợ các TK 641, 642

Có các TK 152, 154, 155

Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường

 Trường hợp doanh nghiệp là bên nhận ủy thác nhập khẩu phải nộp thuế bảo vệmôi trường hộ bên giao ủy thác nhập khẩu, khi xác định số thuế bảo vệ môi trường

phải nộp, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác

Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường

- Khi nộp tiền thuế bảo vệ môi trường vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường

Có các TK 111, 112,…

 Kế toán hoàn thuế bảo vệ môi trường đã nộp ở khâu nhập khẩu

- Thuế BVMT đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn khi tái xuất hàng hóa, ghi:

Nợ TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu xuất hàng để bán)

Có các TK 152, 153, 156 (nếu xuất hàng trả lại)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

- Thuế BVMT đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn khi tái xuất TSCĐ, ghi:

Nợ TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường

Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (nếu xuất trả lại TSCĐ)

về số thuế ở khâu bán được giảm, được hoàn, ghi:

Nợ TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường

Có TK 711 – Thu nhập khác

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT

THUẾ BVMT TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU THỪA THIÊN HUẾ

2.1 Tổng quan về công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tên giao dịch đối ngoại: Petrolimex Hue Co.,Ltd

Điện thoại: 054.3822204, 054.3822454

Fax: 054.3825110

Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế tiền thân là Công ty Vật tư Tổng hợp Bình Trị

Thiên trực thuộc Bộ Vật tư (nay Bộ Công thương) được thành lập vào ngày

27/02/1976 Năm 1990, nhà nước quyết định tách tỉnh Bình Trị Thiên thành ba tỉnh:

Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, từ đó công ty Vật tư Tổng hợp Bình TrịThiên cũng được tách thành: Công ty vật tư tổng hợp Quảng Bình, Công ty vật tư tổnghợp Quảng Trị, Công ty vật tư tổng hợp Thừa Thiên Huế

Trước tháng 03/1994, Công ty chủ yếu thực hiện nhiệm vụ cung ứng vật tư tổng

hợp theo chỉ tiêu pháp lệnh của Ủy ban kế hoạch tỉnh và thông qua các cửa hàng vật tưtổng hợp và 5 cửa hàng bán lẻ xăng dầu với hệ thống bơm rót thô sơ

Ngày 19/04/1994 Bộ thương mại có quyết định số 403/TM – TCCB chuyển giaocông ty Vật tư tổng hợp Thừa Thiên Huế về trực thuộc tổng công ty Xăng Dầu ViệtNam quản lý

Hơn 39 năm xây dựng và phát triển công ty luôn không ngừng đẩy mạnh đầu tư,

phát triển hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng “Quy mô, hiện đại, an toàn vàthân thiện với môi trường” Hiện tại công ty có 33 cửa hàng xăng bán lẻ và nhiều đại

lý bán lẻ khác được trang bị cơ sở vật chất hiện đại góp phần phục vụ tốt khách hàng,thân thiện với môi trường và hệ thống thông tin kết nối với trụ sở nhằm cung cấpthông tin kịp thời và chính xác nhất về văn phòng công ty

Đơn vị đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương lao động hạng ba

vì đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ 5 năm (1995-1999), Huân

chương lao động Hạng Nhì vì đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụSXKD năm 2001-2005 Mỗi một cán bộ công nhân viên công ty luôn luôn nêu cao

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

tinh thần trách nhiệm, chủ động sáng tạo trong công tác và chấp hành nghiêm kỷ luật

lao động để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực xây dựng Công ty

phát triển bền vững

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

2.1.2.1 Ch ức năng

Công ty Xăng Dầu Thừa Thiên Huế là đơn bị trực thuộc Tập Đoàn Xăng Dầu

Việt Nam có chức năng phân phối các sản phẩm về xăng dầu, hóa dầu và các sản phẩmvật tư khác cho khách hàng trong và ngoài tỉnh

2.1.2.2 Nhi ệm vụ

- Đảm bảo về sự bình ổn về an ninh năng lượng của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng

và đất nước nói chung

- Lập ra kế hoạch và tổ chức thực hiện kinh doanh các sản phẩm đã được đăng ký

đồng thời thực hiện kế hoạch kinh doanh theo chỉ đạo của Tổng công ty và chính sách

của Nhà nước

- Thực hiện tốt các chính sách, các quyết định về tổ chức quản lý cán bộ, an toàn

lao động, bảo vệ môi trường, an ninh chính trị tốt, chấp hành nghiêm chỉnh các quyđịnh của pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh

- Cung ứng đồng bộ, đầy đủ, kịp thời cả về số lượng và chất lượng cơ cấu mặt hàngkinh doanh với phương thức cung ứng nhanh chóng và thuận tiện nhất cho khách hàng

- Chăm lo và cải tiến đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động đồng thờikhông ngừng tổ chức đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân viên để

đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của công ty

- Đào tạo công nhân viên đáp ứng yêu cầu công ty, thực hiện đầy đủ hợp lý chínhsách chế độ tiền lương, an toàn lao động cho nhân viên

- Kiện toàn tổ chức, quản lý chỉ đạo công ty theo cơ chế Nhà nước hiện hành

2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Xăng Dầu Thừa Thiên Huế

2.1.3.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

- Công ty Xăng Dầu Thừa Thiên Huế là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Xăng DầuViệt Nam thực hiện kinh doanh hàng hóa điều chỉnh theo mức giá của Tổng công ty đề

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

ra để phù hợp với tình hình biến động của thị trường trong nước và thế giới và những

chính sách kinh tế của Nhà nước

- Hàng hóa kinh doanh của công ty chủ yếu là các sản phẩm liên quan đến hóadầu: xăng RON 95, xăng RON 92, gas công nghiệp, gas dân dụng, dầu nhờn dân dụng,dầu nhờn công nghiệp, dầu hỏa, DO 0.05S, DO 0.25S Ngoài ra công ty còn cung cấpdịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ và Flexicard và một số hàng hóa khác

- Khách hàng chủ yếu của công ty là khách hàng trong tỉnh và một số vùng lân cậnthông qua hình thức bán buôn, bán lẻ, bán Tổng đại lý và Bán đại lý Doanh thu bán lẻluôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu bán hàng của công ty

2.1.3.2 T ổ chức bộ máy quản lý của công ty

 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Phòng Kinhdoanh vật tư

Kho cảng xăngdầu Thuận An

Các cửa hàngGas - DMN

Phó Giám Đốc

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:

- Giám đốc công ty: Là người có quyền lực cao nhất do Tổng công ty bổ nhiệm,

đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước cơ quan quản lý nhà nước

Là người có quyền quyết định và điều hành quá trình kinh doanh của công ty, đề ra

những chính sách, chiến lược và sắp xếp tổ chức công ty trên những cơ sở định hướng

của Công ty

- Phó Giám Đốc: Là người giúp cho Giám Đốc thực hiện các chiến lược phát

triển kinh doanh của Công ty và đại diện ủy quyền chịu trách nhiệm về công tác kinh

doanh và quản lý của công ty khi Giám đốc đi vắng

- Phòng Kế toán – Tài chính: Là bộ phận tham mưu cho Ban Giám Đốc về công

tác tài chính, kế toán, quản lý tài sản, kiểm soát các chi phí hoạt động của công ty

Đồng thời tiến hành lập các báo cáo tài chính theo yêu cầu của nhà nước và Tổng công

ty, lập và tổ chức lưu trữ sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, chứng từ kế toán và các tài

liệu liên quan do pháp luật quy định

- Phòng Kinh doanh: Đây là bộ phận chịu trách nhiệm kinh doanh về các mặt

hàng xăng dầu của công ty Có nhiệm vụ trong việc đảm bảo về mọi mặt hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Đây là bộ phận cung cấp thông tin và thammưu với các bộ phận khác đảm bảo cho quá trình kinh doanh được liên tục và

thuận lời Tham mưu góp ý kiến cho Ban Giám đốc trong việc ra quyết định và

thực hiện các chiến lược có tầm ngắn hạn và dài hạn Lập kế hoạch kinh doanh và

tiêu thụ, cùng với Ban Giám đốc theo dõi tình hình kinh doanh Tham mưu cho

Giám đốc về các hợp đồng kinh tế, tiến hành tổ chức, phân phối hàng hóa, định

giá cũng như việc xác định lượng hàng tồn kho, dự trữ để giúp Ban Giám đốc điều

hành tốt công tác kinh doanh

- Phòng quản lý kỹ thuật: Có trách nhiệm bảo hành, bảo trì, sửa chữa máy móc,

thiết bị,

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty

2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức kế toán tại công ty

2.1.4.2 Ch ức năng, nhiệm vụ

- Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng kế toán, có quyền hạng và nghĩa vụ

điều hành toàn bộ công tác chuyên môn đối với kế toán viên trong công ty, chịu trách

nhiệm trước công ty về công tác tổ chức và điều hành bộ máy kế toán trong công ty

- Phó phòng kế toán công nợ: tiến hành giám sát vả quản lý nhân viên kế toán kho,công nợ Đồng thời cũng quản lý kho và theo dõi tình hình công nợ của công ty, tránhcác tình trạng thất thoát hàng hóa và nợ xấu của công ty

- Phó phòng kế toán tổng hợp: Phụ trách tổng hợp các số liệu ở các bộ phận, tiếnhành kiểm tra, đối chiếu các số liệu và lập các báo cáo quyết toán cho công ty định kỳ

theo quy định

Kế toán trưởng

Phó phòng kế toántổng hợp

Phó phòng kế toán

công nợ

Kế toántiền

Nhân viên kế toán tại các cửa hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

- Thủ quỹ: Phụ trách công tác thu, chi và quản lý tiền của công ty Hàng ngày phảitiến hành kiểm kê quỹ, đối chiếu với số liệu kế toán để báo lên kế toán trưởng và ban

giám đốc công ty

- Kế toán kho, công nợ: Tiến hành lập các chứng từ nhập xuất hàng hóa, các báocáo nhập, xuất, tồn kho theo quy định và kiểm tra đối chiếu số liệu với thủ kho Theodõi tình hình công nợ của công ty, và tiến hành thu hồi nợ cho công ty

- Kế toán vốn bằng tiền: theo dõi dòng tiền vào, ra của công ty, tiến hành lập phiếu

thu, chi và các báo cáo liên quan đến dòng tiền trong công ty Đối chiếu số liệu với thủ

quỹ để đảm bảo tình hình tồn tiền thực tế với sổ sách và theo dõi tình hình nộp tiền ởcác cửa hàng

- Kế toán TSCĐ, CCDC: Theo dõi phản ánh toàn bộ TSCĐ, CCDC hiện có và biến

động TSCĐ, CCDC Phân tích tình hình trang bị, bảo quản và sử dụng TSCĐ, CCDC

và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, CCDC Tính khấuhao TSCĐ theo kỳ kế toán, tính thuế vốn cố định khấu hao TSCĐ phải nộp cho ngân

sách, phân bố khấu hao cho các đối tượng chịu chi phí

- Tổ tin học: Quản lý, sữa chữa hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp đảmbảo cho hệ thống luôn được vận hành tốt

2.1.4.3 Ch ế độ, chính sách kế toán áp dụng tại công ty

 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty

- Niên độ kế toán: từ ngày 01/01 đến ngày 31/12

- Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

- Kế toán khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng (VNĐ)

- Công ty áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam được Bộ tài chính ban hành theo

thông tư 200/2014/TT-BTC

- Hệ thông báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt độngsản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Ngoài ra để phục vụ công tácquản trị, kế toán còn lập thêm các báo cáo quản trị như: Báo cáo chi tiết kết quảhoạt động kinh doanh, Báo cáo giá thành sản phẩm dịch vụ, Báo cáo tiêu thụ,báo cáo tiêu thụ nội bộ tập đoàn,

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

 Hình thức ghi sổ kế toán:

Hiện nay công ty Xăng Dầu Thừa Thiên Huế đang áp dụng hình thức kế toánchứng từ ghi sổ, đây là một hình thức phù hợp với các công ty vừa và có các nghiệp vụkinh tế phát sinh lớn Hầu hết các nghiệp vụ đều được kế toán trong công ty xử lý tự

động hóa bằng phần mềm kế toán SAP ERP, một trong những phần mềm quản trị

doanh nghiệp tốt nhất hiện nay

 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính theo hình thức chứng từ ghi sổ tại

công ty:

Số liệu nhập hàng ngày

In, sổ báo cáo cuối tháng, cuối năm

Đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ trên máy tính

 Trình tự ghi sổ kế toán:

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kếtoán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi

Nợ, Có nhập dữ liệu vào phần mềm máy tính Phần mềm sẽ tự động nhập số liệu vào

sổ kế toán tổng hợp, các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan

Cuối tháng kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ, cộng sổ để tiến hành lập bảngtổng hợp chi tiết theo từng tài khoản và đối chiếu với số liệu trên sổ Cái có liên quan,

kế toán tổng hợp sẽ căn cứ vào số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết để lập

Báo cáo tài chính định kỳ

Chứng từ kế toán

Bảng tổng hợp chứng

từ kế toán cùng loại

PHẦN MỀM MÁY TÍNH

Sổ kế toán:

- Sổ tổng hợp

- Sổ chi tiết

- Báo cáo tài chính

- Báo cáo kế toánquản trị

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

Việc sử dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán đã giúp cho công việccủa kế toán viên thực hiện nhanh chóng, và chính xác hơn đảm bảo tiết kiệm thời gian

và hiệu quả trong công việc

2.1.4.4 T ổng quan phần mềm kế toán mà công ty đang sử dụng

Ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp giúp cho công tác điều hành

và quản lý đạt hiệu quả tốt hơn giúp tiết kiệm được chi phí công việc đồng thời cungcấp kịp thời và chính xác những thông tin mà doanh nghiệp cần Hiện nay công ty

Xăng Dầu Thừa Thiên Huế đang sử dụng phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp

SAP ERP – một trong những phần mềm tân tiến nhất hiện nay được các doanh nghiệp

sử dụng

Phần mềm SAP ERP là phần mềm dùng để quản lý mọi hoạt động của doanhnghiệp, thực hiện quy trình xử lý một cách tự động hóa để giúp doanh nghiệp thựchiện hoạt động then chốt: kế toán, phân tích tài chính, quản lý mua hàng, quản lý hàngtồn kho, hoạch định hoạt động sản xuất, quản lý nhân sự, quản lý khách hàng,

 Tính năng của phẩn mềm:

- Quản lý bán hàng: Quy trình bán hàng được theo dõi chặt chẽ, cho phép phântích doanh thu, dự báo lợi nhuận, phát hiện cơ hội thông qua các báo cáo và các bảngchỉ số Dịch vụ - Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng cho phép quản trị các phản hồi

từ khách hàng, các hợp đồng dịch vụ, quản lý các cuộc gọi và mọi hoạt động tương tácvới khách hàng

- Quản lý mua hàng: Quản lý và duy trì quan hệ với các nhà cung cấp thông quaviệc quản lý các đơn đặt hàng, số lượng hàng, mức lợi nhuận, nợ tồn, quá trình thanhtoán và khả năng tính toán giá trị nhập kho

- Quản lý kho: Hệ thông quản lý kho cho phép quản lý hàng tồn kho, chính sách

về giá, nhập xuất kho, đồng thời kết hợp chặt chẽ với việc đặt hàng và bán hàng Sảnxuất – Quản lý yêu cầu về nguyên vật liệu và công cụ tự động qua 5 bước đơn giảntheo từng ngữ cảnh do nhiều người định nghĩa Có thể dự đoán nhu cầu thông qua cácchỉ số dự báo có sẵn

- Quản lý tài chính: Cho phép quản lý các hoạt động tài chính kế toán như kếtoán tổng hợp, các bút toán, ngân sách với những công cụ nhanh chóng, tiện lợi Đồngthời, cung cấp các báo cáo từ các hoạt động trên

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

 Sự hỗ trợ của phần mềm kế toán SAP đến công tác thuế GTGT và thuế BVMT:

- Phần mềm hỗ trợ tự động lập bảng kê mua vào và bán ra trong một tháng khichúng ta ghi nhận nghiệp vụ liên quan đến thuế GTGT

- Phần mềm sẽ lập bảng tổng hợp xuất bán theo phương thức ghi rõ số lượng bántrong một tháng để kế toán làm căn cứ để ghi nhận số thuế BVMT cần phải nộptrong tháng

2.1.5 Tình hình cơ bản của công ty qua 3 năm 2013-2015

2.1.5.1 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2013 – 2015

Lao động là yếu tố đầu vào then chốt và giữ vai trò rất quan trọng trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hiểu được tầm quan trọng của người laođộng đối với sự phát triển của công ty trong những năm gần đây công ty luôn không

ngừng đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động

Qua bảng tình hình lao động của Công ty qua ba năm 2013 – 2015 cho ta thấy:

 Nhìn chung số lượng lao động của công ty qua ba năm có tăng nhưng không tăng

nhiều Cụ thể năm 2014 số lượng lao động 265 người tăng 2,71% tương ứng tăng 7

người so với năm 2013 Năm 2015 số lượng lao động là 280 người tăng 5,66% tươngứng tăng 15 người so với năm 2014

 Xét về giới tính: do điều kiện hoạt động kinh doanh của công ty trong lĩnh vựcđòi hỏi an toàn và độ độc hại cao nên đa số lao động tổng công ty chủ yếu là nam

chiếm khoảng 70% và khoảng 30% là nữ

 Xét theo tính chất công việc: Lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn

trong công ty khoảng 80% điều này là phù hợp với công ty thương mại như công ty

Xăng Dầu Thừa Thiên Huế

 Xét theo trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn lao động của công ty được

cải thiện rõ rệt, lao động có trình độ đại học tăng lên qua các năm, năm 2014 tăng

6,06% tương ứng tăng 4 người so với năm 2013, đến năm 2015 tăng 11,43% tươngứng với tăng 8 người so với năm 2014 Lao động có trình độ trung cấp cũng tăng lênqua các năm và trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật vẫn giữ nguyên 103 người để

phù hợp với nhu cấu phát triển ngày càng hiện đại của công ty

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty qua ba năm 2013 – 2015

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Công ty Xăng Dầu Thừa Thiên Huế)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

SVTH: Trần Khánh Ly – Lớp K46A Kế toán Kiểm toán Trang 37

thu

23.336.094.141 16,94 14.229.060.145 11,59 11.029.481.198 8,84 (3.199.578.947) -22,49 (9.107.033.996) -39,03 3.HTK 4.273.545.904 3,10 4.269.875.155 3,48 4.880.317.711 3,91 610.442.556 14,30 (3.670.749) -0,094.TSNH khác 100.370.400 0,07 2.678.251.488 2,18 0 0 (2.678.251.488) -100,0 2.577.881.088 25,68

II VCSH 42.724.753.329 31,01 48.791.314.546 39,73 47.719.784.089 33,43 (1.071.530.457) -14,49 6.066.561.217 14,20

1.VCSH 42.724.753.329 31,01 48.791.314.546 39,73 47.719.784.089 33,43 (1.071.530.457) -14,49 6.066.561.217 14,20

(Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính Công ty Xăng Dầu Thừa Thiên Huế)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

 Qua việc phân tích cơ cấu tài sản và sự biến động chênh lệch tài sản qua các năm

giúp cho các nhà quản lý nắm được tình hình đầu tư số vốn đã huy động có phù hợpvới lĩnh vực kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của doanhnghiệp hay không đồng thời cho biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu tàisản của doanh nghiệp

Qua bảng tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty cho ta thấy:

 Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn, trong 3 năm đều chiếm hơn 75% trong tổng

số tài sản của công ty, tuy nhiên có sự chênh lệch qua các năm Tài sản dài hạn năm

2014 giảm 7.603.018.602 đồng so với năm 2013 tương ứng tốc độ giảm 7,13%,nguyên nhân chủ yếu là do TSCĐ giảm mạnh cụ thể là giảm 12.591.691.247 đồng

tương ứng tốc độ giảm 15,90% Do năm 2014 công ty tiến hành tăng khoản dự phòng

giảm giá đầu tư dài hạn để giảm rủi ro về tài chính cho khoản đầu tư này Đến năm

2015, TSDH tăng 6.010.800.981 đồng tương ứng tốc độ tăng 6,07%, nguyên nhân là

do công ty đầu tư mua sắm mới máy móc, thiết bị phục vụ cho như cầu đang phát triển

của công ty và bên cạnh đó công ty đã giảm các khoản đầu tư tài chính dài hạn

 Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ không lớn trong tổng số tài sản, chiếm dưới 25%tổng tài sản, chiếm chủ yếu trong cơ cấu tài sản ngắn hạn vẫn là các khoản phải thungắn hạn và hàng tồn kho So với năm 2013, năm 2014 TSNH giảm 7.380.221.351

đồng, tương ứng tốc độ giảm 23,69%, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự giảm mạnh của

các khoản phải thu ngắn hạn, giảm 9.107.033.996 đồng, tương ứng tốc độ giảm 39,03%

Đây là dấu hiệu tốt của công ty chứng tỏ công ty đã thu hồi được phần nào số vốn bị khách

hàng chiếm dụng Đến năm 2015, TSNH tiếp tục giảm 4.016.362.433 đồng tương ứng tốc

độ giảm 16,89%, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do khoản phải thu tiếp tục giảm3.199.578.947 đồng tương ứng tốc độ giảm 22,49% Bên canh đó khoản mục tiền và tươngđương tiền tăng mạnh 1.251.025.446 đồng, tương ứng tốc độ tăng 48,16% cho thấy khảnăng thanh toán của công ty được cải thiện rõ rệt hơn so với năm 2014

 Qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn và sự chênh lệch biến động nguồn vốn quacác năm giúp nhà quản lý nắm được cơ cấu vốn huy động, biết được trách nhiệm của

doanh nghiệp với các nhà cho vay, nhà cung cấp, người lao động, ngân sách về số tàisản tài trợ bằng nguồn vốn của họ Đồng thời giúp cho các nhà quản lý nắm được mức

độ độc lập về tài chính cũng như xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

Qua bảng tình hình tài sản – nguồn vốn qua ba năm 2013 – 2015 cho ta thấy:

 Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn, chiếm trên 60% nguồnvốn của doanh nghiệp, đây cũng là một điều hợp lý đối với công ty thương mại So với

2013, năm 2014 giảm mạnh 21.049.801.170 đồng, tương ứng tốc độ giảm 22,14%,

nguyên nhân là do nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều giảm, nợ ngắn hạn giảm mạnh

17.798.656.512 đồng tương ứng tốc độ giảm 25,64% Điều này cho thấy khả năng tự

chủ về tài chính của công ty tăng Đây là một xu hướng tích cực của công ty Đến năm

2015, nợ phải trả tăng nhẹ 3.065.969.005 đồng, tương ứng tốc độ tăng 4,14%, nguyên

nhân là do nợ ngắn hạn tăng 5.703.853.826 đồng, chứng tỏ công ty chiếm dụng ít vốn

của các đối tượng kinh doanh khác, bên cạnh đó các khoản phải trả người bán, phải trả

người lao động, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước đều tăng

 Vốn của công ty chủ yếu là nguồn vốn của Nhà nước đầu tư vào công ty Trong

năm 2014 vốn đầu tư của Nhà nước vào công ty tăng hơn so với năm 2013, cụ thể tăng6.066.561.217 đồng tương ứng tốc độ tăng 14,20%; chứng tỏ tình hình công ty được

cải thiện hơn rất nhiều so với năm 2013; nhìn vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

phản ánh rất rõ điều này; năm 2013 mang dấu âm nhưng đến năm 2014 là

1.673.464.888 đồng Đến năm 2015, vốn chủ sở hữu giảm 1.071.530.457 đồng tươngứng tốc độ giảm 14,49%, nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế chưa phân

phối giảm

2.1.5.3 Tình hình k ết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2013 – 2015

 Sự tồn tại và phát triển của Công ty gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh

Thông qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta có thể nắm được hiệu quả

sử dụng vốn, trình độ quản lý cũng như khả năng tồn tại và phát triển của công ty Từ

kết quả hoạt động đó mới biết được quá trình kinh doanh diễn ra như thế nào, thu được

những kết quả gì, thuận lợi và khó khăn gặp phải để từ đó có phương hướng giải

quyết, điều chỉnh kịp thời nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng cho hoạt động kinh doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

SVTH: Trần Khánh Ly – Lớp K46A Kế toán Kiểm toán Trang 40

Bảng 2.3: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2013 - 2015

(Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính Công ty Xăng Dầu Thừa Thiên Huế)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 09/11/2016, 22:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ tài chính (2016), Chế độ kế toán doanh nghiệp (ban hành thông tư 53/2016/TT- BTC, ngày 21/03/2016 của Bộ trưởng Bộ tài chính) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độkếtoán doanh nghiệp
Tác giả: Bộ tài chính
Năm: 2016
3. Nguyễn Thị Huyền (2005), “Một số vấn đề về phân tích báo cáo tài chính của các công ty cổ phần ”, Tạp chí kế toán, Hiệp hội kế toán Việt Nam, số 12/2005, tr.15-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một sốvấn đềvềphân tích báo cáo tài chính của các côngty cổphần
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
Năm: 2005
4. Nguyễn Thị Liên (2009), Giáo trình thuế, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn ThịLiên (2009), "Giáo trình thuế
Tác giả: Nguyễn Thị Liên
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2009
5. Quốc hội (2008), Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 (được Quốc Hội khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03 tháng 06 năm 2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2008
6. Quốc hội (2010), Luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 (được Quốc Hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật thuế bảo vệ môi trường số57/2010/QH12
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2010
7. Võ Văn Nhị (2005), Nguyên lý kế toán, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý kếtoán
Tác giả: Võ Văn Nhị
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2005
2. Bộ tài chính (2013), Hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng 13/2008/QH12, Luật sửa đổi bổ sung 31/2013/QH13 và Nghị định 209/2013/NĐ-CP Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w