LỜI CAM ĐOAN Sau một thời gian học tập, nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ khoa học lịch sử với đề tài: "Đảng bộ Hà Nội thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng giai đ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐÀO THÀNH CƯƠNG
Đảng bộ Hà Nội thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị tư
tưởng giai đoạn 1986 – 2000
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng
Mã số: 5 03 16
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Trần Dương
HÀ NỘI - 2005
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ khoa học lịch sử với đề tài: "Đảng bộ Hà Nội thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng giai đoạn 1986 - 2000"
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của tôi không trùng lặp, sao chép của bất cứ một công trình khoa học, luận văn, luận án nào khác
Hà nội, ngày 25 tháng 04 năm 2005
Tác giả
Đào Thành Cương
Trang 3
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Trang 4MỤC LỤC
Tr
Chương 1: Đảng bộ Hà Nội bước đầu thực hiện nhiệm vụ
giáo dục chính trị tư tưởng của thời kì đổi mới (1986 -1990)
10 1.1 - Tầm quan trọng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong
cách mạng XHCN
10
1.2 - Tình hình chính trị tư tưởng trong Đảng bộ Hà Nội và
1.3 - Đảng bộ Hà Nội thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị tư
tưởng của Đảng bộ Hà Nội trong 5 năm đầu của thời kì đổi mới
1.4 Những chuyển biến về chính trị tư tưởng của Đảng bộ Hà
Nội sau 5 năm bước vào thời kì đổi mới 31
Chương 2: Đảng bộ Hà Nội đẩy mạnh đổi mới nội dung và
phương thức giáo dục chính trị tư tưởng giữ vững định hướng
2.1- Những nhân tố mới tác động tới tư tưởng chính trị ở Hà
2.2 - Đảng bộ Hà Nội thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị tư
2.3 - Thành công và tồn tại trong công tác giáo dục chính trị tư
tưởng của Đảng bộ Hà Nội giai đoạn 1991 - 1995 63
Chương 3: Đảng bộ Hà Nội tiếp tục nâng cao chất lượng
công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đẩy mạnh công nghiệp hoá -
hiện đại hoá thủ đô và hội nhập quốc tế (1996 - 2000)
74 3.1- Đại hội XII (5 - 1996) của Đảng bộ Hà Nội đưa cuộc vận
động đổi mới và chỉnh đốn Đảng vào chiều sâu nhằm thực hiện tốt
nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng 74
Trang 53.2 - Đảng bộ Hà Nội không ngừng nâng cao chất lượng công
tác giáo dục chính trị tư tưởng đáp ứng nhiệm vụ công nghiệp hóa,
hiện đại hoá và hội nhập quốc tế ( 1996 - 2000) 81 3.3 Những chuyển biến mới của Đảng bộ Hà Nội trên mặt trận
tư tưởng chính trị giai đoạn 1996 - 2000
102
1 Hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng bộ
Thành phố Hà Nội trong 15 năm đầu của thời kì đổi mới 114
2 Những tồn tại của Đảng bộ Hà Nội trong thực hiện nhiệm vụ
3 Những bài học, kinh nghiệm về công tác giáo dục chính trị tư
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Giai đoạn 1986 - 2000 là mười lăm năm cuối của thế kỉ XX với nhiều biến động trong lịch sử nhân loại, cũng là 15 năm đầu của thời kì đổi mới ở Việt Nam Do vậy, công tác giáo dục chính trị tư tưởng có vị trí đặc biệt quan trọng trong công việc tạo dựng nguồn lực con người cho công cuộc xây dựng và bảo
vệ tổ quốc trong điều kiện mới Công tác giáo dục chính trị tư tưởng không chỉ chăm lo củng cố đội ngũ cán bộ đảng viên mà còn vận động quần chúng nhân dân, những người làm nên lịch sử, trang bị cho quần chúng cách mạng thế giới quan, phương pháp luận Mác - Lênin Đây là một phương thức lãnh đạo của Đảng, là nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc xác lập hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân, thực hiện tốt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng trong công cuộc đổi mới Nhận thức tầm quan trọng đặc biệt đó, Đảng bộ Hà Nội đã có nhiều chủ trương, biện pháp giáo dục nhằm tạo ra môi trường chính trị bền vững cho sự phát triển của Thủ đô theo định hướng XHCN
Trong thời kì đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đặc biệt, đầu tư
ưu tiên phát triển Thủ đô Do đó, Hà Nội đã có những chuyển biến rõ nét về mọi mặt Song, kết quả đạt được còn chưa tương xứng với sự đầu tư của Nhà nước, với tiềm năng và vị thế Thủ đô
Hà Nội với vị thế là Thủ đô của cả nước, trung tâm đầu não chính trị, một trung tâm kinh tế lớn, văn hóa, khoa học, một đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng của cả nước, trình độ dân trí Hà Nội được đánh giá là cao nhất cả nước, là nơi tập trung mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần xã hội; nhưng cũng là nơi các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá về mọi mặt
Trong khi công tác tư tưởng vừa có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị, thì vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, nhận thức của một số cấp ủy còn chưa đúng mức, nội dung, hình thức giáo dục chính trị tư tưởng còn chậm được đổi mới
Trang 7Những tiêu cực mới nảy sinh của kinh tế thị trường: sự phân hóa giàu nghèo giữa dân cư thành thị với nông thôn, giữa nhân dân và cán bộ công chức; các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực xã hội gia tăng đang tác động lớn đến tình hình
tư tưởng của cán bộ đảng viên; các thế lực thù địch ra sức khoét sâu vào những thiếu sót, khó khăn đó nhằm gây chia rẽ nhân dân với Đảng và chính quyền; gây hoài nghi đối với những thành công của sự nghiệp đổi mới, lung lạc niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng,
Một trong những giải pháp hạn chế sự phá hoại của các thế lực thù địch là phải phát huy mạnh mẽ nguồn lực con người, bằng biện pháp đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng trong Đảng bộ và nhân dân Thủ đô
Trong tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp và đất nước còn nhiều khó khăn, việc nghiên cứu quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng là hết sức cần thiết để đưa Hà Nội bước vào thế kỉ XXI Với
việc chọn đề tài “Đảng bộ Hà Nội thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng giai đoạn 1986 - 2000" làm Luận văn thạc sỹ khoa học lịch sử, tôi hy
vọng được góp một phần vào việc tổng kết một số công việc và bài học kinh nghiệm mà Đảng bộ Hà Nội đã trải qua trên trận địa tư tưởng trong chặng đầu của thời kì đổi mới
2 Tình hình nghiên cứu công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng
bộ Hà Nội
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng là phạm trù về hoạt động thực tiễn trên lĩnh vực của một Đảng chính trị C.Mác và VI.Lênin đã từng đề cập đến lĩnh vực chính trị tư tưởng trong các tác phẩm của mình Hồ Chí Minh cũng đã bàn tới “chiến tranh tư tưởng” Đảng ta cũng đã có nhiều hội nghị chuyên đề về công tác giáo dục chính trị tư tưởng
Đảng bộ Thành phố Hà Nội, Ban Tuyên giáo với nhiệm vụ là tham mưu trên lĩnh vực công tác chính trị tư tưởng, đã nghiên cứu và công bố các công trình khoa học tập trung vào những bài học kinh nghiệm trong giáo dục chính trị
tư tưởng của Thành ủy như “Những bài học kinh nghiệm 50 năm công tác tư
Trang 8tưởng của Thành ủy” Thành ủy Hà Nội với “Báo cáo Sơ kết 7 năm thực hiện
Nghị quyết TW3, Khoá VII về Nhiệm vụ quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc
gia, chống diễn biến hoà bình của địch" ở Thủ đô Hà Nội”, “50 năm hoạt động
và trưởng thành” Đây là một trong những thuận lợi lớn trong quá trình thực hiện luận văn của tôi
3 Mục tiêu của Luận văn
3.1 Mục tiêu:
Trên cơ sở khái quát đặc điểm chính trị, kinh tế và xã hội; thực trạng tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô, Luận văn tập trung phân tích các quan điểm của Đảng bộ Thành phố Hà Nội trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng và hiệu quả của nó trong giai đoạn 1986- 2000 để từ đó rút ra những nhận xét, một số bài học kinh nghiệm góp phần phục vụ cho công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng bộ Hà Nội nói riêng và toàn quốc nói chung
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu sự biến động chính trị của thế giới trong 15 năm cuối thế kỉ
XX, trong đó cuộc khủng hoảng của CNXH, nghiên cứu những đặc điểm kinh tế
- xã hội trong 15 năm đổi mới đã tác động vào tư tưởng cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Quán triệt những quan điểm của Đảng về giáo dục chính trị
tư tưởng và hoạt động thực tiễn của Đảng bộ Hà Nội
- Nghiên cứu chủ trương, nhiệm vụ và hiệu quả của công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong việc xây dựng thủ đô Hà Nội theo định hướng XHCN
- Những bài học về công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong giai đoạn
1986 - 2000
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu dựa trên quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục chính trị tư tưởng Đề tài khoa học lịch sử sử dụng các phép biện chứng duy vật và duy vật lịch sử để phân tích lí giải những vấn đề cụ thể Luận văn cũng chú trọng việc sử dụng các phương
Trang 9pháp nghiên cứu như lịch sử và lôgíc, thống kê, so sánh và kết hợp một số phương pháp khác
5 Nguồn tài liệu nghiên cứu
Để thực hiện tốt Luận văn của mình, tôi đã sưu tầm, đọc kết hợp ghi chép, nghiên cứu các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, chỉ thị - nghị quyết Bộ chính trị, Ban Bí thư các khoá trong giai đoạn 1986 - 2000 Các văn kiện đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội các khóa VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII Các nguồn tư liệu khác nói về công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng bộ thành phố, các công trình nghiên cứu trong nước của các tác giả nghiên cứu về lĩnh vực chính trị tư tưởng Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng
6 Giới hạn nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung, phương pháp và các hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố Hà Nội đối với việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1986 - 2000
7 Đóng góp của Luận văn
(1) Hệ thống hoá công tác giáo dục chính trị tư tưởng;
(2) Làm rõ những đóng góp của Đảng bộ Hà Nội trong 15 năm đầu của thời kì đổi mới của đất nước, giúp người đọc nhìn nhận những phương pháp tích cực trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng bộ thành phố Hà Nội
(3) Nêu một số bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn giáo dục chính trị
tư tưởng
(4) Cung cấp một nguồn tài liệu khoa học tin cậy để sử dụng trong nghiên cứu khoa học
8 Kết cấu của luận văn:
Ngoài lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Đảng bộ Hà Nội bước đầu thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng của thời kì đổi mới (1986 -1990)
Chương 2: Đảng bộ Hà Nội đẩy mạnh đổi mới nội dung và phương thức giáo dục chính trị tư tưởng giữ vững định hướng XHCN (1991 - 1995)
Trang 10Chương 3: Đảng bộ Hà Nội tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và hội nhập quốc tế (1996 - 2000)
Trong thời gian học tập, dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy giáo trong Khoa Lịch sử - Trường Đại học KHXH&NV, tôi đã tích lũy thêm cho mình một lượng kiến thức không nhỏ về Lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyên ngành mà tôi theo học
Để có được bản luận văn kết thúc khoá học này, tôi xin chân thành cảm
ơn các thầy cô trong quý Khoa Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo, PGS - TS Đinh Trần Dương, người hướng dẫn khoa học, chỉ bảo
và giúp đỡ tận tình cho tôi trong một thời gian dài, để hôm nay tôi có được bản luận văn này
Có thể nói, không chỉ có được sự hướng dẫn của các thầy, cô giáo trong Khoa, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các học viên cùng khoá với tôi Tôi xin được chân thành cảm ơn các bạn
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn toàn thể cán bộ, công nhân viên Phòng Văn thư Lưu trữ - Thành ủy Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi tiếp xúc, nghiên cứu, ghi chép những tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung luận văn của tôi
Tuy đã cố gắng nhiều trong việc tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thành được luận văn của mình, song đối với tôi luận văn này là một đề tài khó, do vậy không tránh khỏi những thiếu sót, sơ xuất Tôi rất mong được sự góp ý của các nhà khoa học, các thầy và các bạn đồng nghiệp để bản luận văn của tôi hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 11TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ban Bí thư TW Đảng (1977): Chỉ thị số 14/CT - TW, Hà Nội
2 Ban Dân vận Thành ủy, ngày 21/11/1987 - Báo cáo về công tác quần chúng
của Đảng bộ Hà Nội trong 3 năm 1985 - 1987
3 Ban Tuyên huấn trung ương- Vụ thông tin khoa học (1984): Về hiệu quả
công tác tư tưởng, NXB sự thật, Hà Nội
4 Ban tuyên giáo Thành ủy (1987) - Báo cáo thực hiện Nghị quyết lần thứ 7
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, Hà Nội
5 Ban Tuyên giáo Thành ủy - Báo cáo tình hình chính trị tư tưởng năm 1994
6 Ban Tuyên giáo Thành ủy (1995)- Tổng kết công tác tư tưởng, tuyên giáo 5
năm 1991 - 1995; phương hướng công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo 5 năm 1996 - 2000, Hà Nội
7 Ban Tuyên giáo Thành ủy (1995): Đề cương giới thiệu NQ Bộ chính trị về
"Một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay", Hà Nội
8 Ban Tuyên giáo Thành ủy - Báo cáo tổng kết công tác tuyên giáo và tình hình
tư tưởng năm 1995, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 1996
9 Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (1999): 50 năm hoạt động và trưởng thành,
Hà Nội
10 Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (1999): Đề tài khoa học " Đấu tranh chống
chiến lược Diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng văn hóa ở địa bàn Hà Nội" Nội dung và giải pháp, Hà Nội
11 Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (2000): Báo cáo kết quả điều tra xã hội
học, Hà Nội
12 Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương: Tài liệu nghiên cứu Văn kiện Đại hội
VIII của Đảng (Dành cho báo cáo viên), NXB CTQG, Hà Nội - 1996
13 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV,
NXB Sự thật, Hà Nội- 1977
Trang 1214 Đảng Cộng sản Việt Nam (1982): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ V, NXB Sự thật, Hà Nội
15 Đảng Cộng sản Việt Nam (1987): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội
16 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội
17 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991): Văn kiện Hội nghị Lần thứ hai BCH Trung
ương khoá VII, Hà Nội
18 Đảng Cộng sản Việt Nam (1994): Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa
nhiệm kì của Đảng khoá VII, NXB Sự thật, Hà Nội
19 Đảng Cộng sản Việt Nam (1995): Một số định hướng lớn trong công tác tư
tưởng hiện nay, NXB CTQG, Hà Nội
20 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, NXB CTQG, Hà Nội
21 Đào Duy Tùng (1999): Một số vấn đề về công tác tư tưởng, NXB CTQG, Hà
Nội
22 Giáo trình xây dựng Đảng (1999), NXB CTQG, Hà Nội
23 Hoàng Tùng (1986): Công tác tư tưởng, NXB Sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà
Nội
24 Tô Hoài - Nguyễn Vinh Phúc (2000): Hỏi đáp 1000 năm Thăng Long- Hà
Nội, NXB Trẻ
25 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện báo chí và tuyên truyền
(1999): Nguyên lý công tác tư tưởng, NXB CTQG, Hà Nội
26 Hồ Chí Minh Toàn tập - Tập 2 (1995), NXB CTQG, Hà Nội
27 Hồ Chí Minh Toàn tập - Tập 7 (1996), NXB CTQG, Hà Nội
28 Hồ Chí Minh (2000): Về công tác tư tưởng văn hóa NXB CTQG, Hà Nội
29 Vũ Hiển - Trần Quang Nhiếp (2000): Báo chí trong đấu tranh chống "diễn
biến hoà bình", NXB CTQG, Hà Nội